Đề tài Điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

MỤC LỤC I - NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ TỶ GIÁ – CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ 1. Khái niệm tỷ giá. 2. Chế độ tỷ giá. 3. Chính sách tỷ giá. II- ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC 1. Sơ lược về đồng Nhân dân tệ. 2. Quá trình điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc. 2.1 Chính sách tỷ giá của Trung Quốc trước năm 1979: Cơ chế tỷ giá cố định và đa tỷ giá. 2.2 Chính sách tỷ giá của Trung Quốc giai đoạn 1979- 1993: Thời kì chuyển từ cơ chế tỷ giá cố định sang thả nổi có điều tiết. 2.3 Chính sách tỷ giá của Trung Quốc giai đoạn 1994-1997: Thời kỳ phá giá mạnh đồng NDT và thống nhất 2 tỷ giá hướng tới một đồng NDT có khả năng chuyển đổi. 2.4 Chính sách tỷ giá của Trung Quốc từ năm 1997 tới nay: Chính sách duy trì đồng Nhân dân tệ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế và giảm những cú số từ bên ngoài. 3. Tác động của chính sách đồng Nhân dân tệ yếu tới kinh tế Trung Quốc và thương mại toàn cầu. 3.1 Tác động tới nền kinh tế Trung Quốc 3.2 Tác động tới thương mại toàn cầu -Tác động đối với Mỹ -Tác động đối với khu vực EU -Tác động đối với khu vực ASIAN -Tác động đối với Việt Nam IV, MỐI LIÊN HỆ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 1. Vấn đề phá giá nội tệ và cán cân thương mại đối với Việt Nam 2. Những bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc đối với điều hành chính sách tỷ giá ở VN hiện nay

doc21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3790 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Ngày 29 tháng 9 năm 2011 MỤC LỤC I - NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ TỶ GIÁ – CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Khái niệm tỷ giá. Chế độ tỷ giá. Chính sách tỷ giá. II- ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC Sơ lược về đồng Nhân dân tệ. Quá trình điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc trước năm 1979: Cơ chế tỷ giá cố định và đa tỷ giá. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc giai đoạn 1979- 1993: Thời kì chuyển từ cơ chế tỷ giá cố định sang thả nổi có điều tiết. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc giai đoạn 1994-1997: Thời kỳ phá giá mạnh đồng NDT và thống nhất 2 tỷ giá hướng tới một đồng NDT có khả năng chuyển đổi. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc từ năm 1997 tới nay: Chính sách duy trì đồng Nhân dân tệ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế và giảm những cú số từ bên ngoài. Tác động của chính sách đồng Nhân dân tệ yếu tới kinh tế Trung Quốc và thương mại toàn cầu. 3.1 Tác động tới nền kinh tế Trung Quốc 3.2 Tác động tới thương mại toàn cầu -Tác động đối với Mỹ -Tác động đối với khu vực EU -Tác động đối với khu vực ASIAN -Tác động đối với Việt Nam IV, MỐI LIÊN HỆ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Vấn đề phá giá nội tệ và cán cân thương mại đối với Việt Nam Những bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc đối với điều hành chính sách tỷ giá ở VN hiện nay LỜI NÓI ĐẦU Chính sách tỷ giá là một bộ phận trong chính sách tiền tệ của mỗi Quốc gia, nó có vai trò đặc biệt quan trọng quá trình phát triển kinh tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi xu thế toàn cầu hoá ngày càng rõ nét và có tác động sâu rộng tới tất cả các Quốc gia trên thế giới. Trong những năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế, Trung Quốc đã vượt mặt 3 trụ cột kinh tế là Mỹ, Nhật Bản và châu Âu về tốc độ tăng trưởng. Vai trò của Trung Quốc trên thế giới ngày càng quan trọng, đặc biệt trong thương mại quốc tế. Có được điều đó là nhờ vào chính sách phát triển kinh tế hợp lí và đồng bộ của Trung Quốc, trong đó đặc biệt quan trọng là chính sách tỷ giá. Chính chính sách tỷ giá đã góp phần quan trọng nâng tầm nền kinh tế của Trung Quốc trên trường Quốc tế. Bên cạnh đó thì trong thời gian gần đây vấn đề điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam đang bộc lộ những mặt yếu kém về mặt chính sách và cơ chế quản lý. Nền kinh tế Việt Nam hiện đang đối mặt với lạm phát cao, tăng trưởng thấp; sự kém hiệu quả trong hoạt động của thị trường tín dụng và thị trường ngoại tệ và thâm hụt cán cân thương mại đang trở thành những vấn đề được mọi người quan tâm. Trong đó, chính sách điều hành tỷ giá được xem như là một công cụ hữu hiệu và cần thiết để Chính phủ thực hiện tốt công tác điều hành chính sách tiền tệ, tạo hiệu ứng tích cực đến nền kinh tế. Nghiên cứu vấn đề về “ Điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về khía cạnh những phương pháp điều hành tỷ giá Trung Quốc, hiệu quả của các chính sách đó ra sao, nó có tác động gì tới nền kinh tế của Trung Quốc và trên thế giới. Từ đó sẽ cho ta cái nhìn khách quan hơn để liên hệ tới thực tiễn tại Việt Nam và những bài học mà Việt Nam cần rút ra từ kinh nghiệm điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc. NỘI DUNG I – NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ TỶ GIÁ – CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ 1. Khái niệm tỷ giá Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện bằng một số lượng đơn vị của một đồng tiền khác. 2. Chế độ tỷ giá Chế độ tỷ giá là tập hợp các quy tắc, cơ chế xác định và điều tiết tỷ giá của một quốc gia. 2.1 Chế độ tỷ giá cố định. Chế độ tỷ giá cố định là chế độ tỷ giá, trong đó , NHTW công bố và cam kết can thiệp để duy trì tỷ giá cố định(gọi là tỷ giá trung tâm – Central Rate) trong một biên độ hẹp đã được xác định trước. Đặc điểm: tỷ giá được NHTW cam kết cố định trong một biên độ hẹp (thường từ 2%-5%), không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Do mỗi đồng tiền quốc gia đều có tỷ giá với các đồng tiền khác, do đó, tỷ giá của một đồng tiền có thể thả nổi với đồng tiền này nhưng lại được cố định với đồng tiền khác. Vai trò của NHTW: trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW buộc phải mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì cố định tỷ giá trung tâm và duy trì sự biến động của nó trong một biên độ hẹp đã định trước. Để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi NHTW phải có sẵn sàng nguồn dự trữ ngoại hối nhất định 2.2 Chế độ tỷ giá thả nổi. Chế độ tỷ giá thả nổi là chế độ tỷ giá , trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trương ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của NHTW. Đặc điểm: Trong chế độ tỷ giá thả nổi, sự biến động của tỷ giá không có giới hạn và luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Vai trò của NHTW: NHTW tham gia thị trường ngoại hối với tư cách là một thành viên bình thường, nghĩa là NHTW có thể mua hay bán một đồng tiền nhất định để phục vụ cho mục đích can thiệp lên tỷ giá hay để cố định tỷ giá. 2.3 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là chế độ tỷ giá, trong đó, NHTW tiến hành can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định. Đặc điểm: NHTW không cam kết duy trì cố định tỷ giá hay một biên độ giao động hẹp xung quanh tỷ giá cố định. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết được xem như chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa chế độ tỷ giá cố định và chế độ tỷ giá thả nổi. Vai trò của NHTW: tích cực và chủ động can thiệp nên tỷ giá. 3. Chính sách tỷ giá 3.1 Khái niệm về chính sách tỷ giá Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ thông qua một chế độ tỷ giá nhất định (hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia. 3.2 Mục tiêu của chính sách tỷ giá. Chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách kinh tế, nên mục tiêu của chính sách tỷ giá theo nghĩa rộng phải phù hợp với mục tiêu của chính sách kinh tế. Tùy theo mỗi quốc gia, mà mục tiêu chính sách kinh tế có thể khác nhau nhưng nhìn chung nó bao gồm: Ổn định giá cả Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm Cân bằng cán cân vãng lai Về mục tiêu ổn định giá cả: Với các yếu tố khác không thay đổi, khi phá giá nội tệ, làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng. Giá hàng hóa nhập khẩu tăng làm cho mặt bằng giá chung của nền kinh tế tăng, tức gây lạm phát. Tỷ giá tăng càng mạnh và tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu càng lớn thì tỷ lệ lạm phát càng cao. Ngược lại, khi nâng giá nội tệ, làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng nội tệ giảm, tạo áp lực giảm lạm phát. Chính sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công cụ hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu ổn định giá cả. Với các yếu tố khác không đổi, muốn kiềm chế lạm phát gia tăng, NHTW có thể sử dụng chính sách nâng giá nội tệ ; muốn kích thích lạm phát gia tăng NHTW có thể sử dụng chính sách phá giá đồng nội tệ; muốn duy trì giá cả ổn định, NHTW phải sử dụng chính sách tỷ giá ổn định và cân bằng. Về mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm: Khi các yếu tố khác không đổi, thì với chính sách phá giá đồng nội tệ sẽ làm cho: Kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, trực tiếp làm tăng thu nhập quốc dân và tạo công ăn việc làm. Phá giá đồng nội tệ làm cho những ngành sản xuất không sử dụng (hoặc sử dụng ít) đầu vào là hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng được lợi thế cạnh tranh về giá so với các hàng hóa nhập khẩu, từ đó mở rộng được sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm công ăn việc làm mới. Ngược lại, khi các yếu tố khác không đổi, khi nâng giá đồng nội tệ, sẽ tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế và gia tăng thất nghiệp. Chính sách tỷ giá có thể được sử dụng như một công cụ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Với các yếu tố khác không đổi, muốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần áp dụng chính sách phá giá nội tệ; ngược lại muốn kiềm chế và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế thì áp dụng chính sách nâng giá nội tệ. Về mục tiêu cân bằng cán cân vãng lai: Chính sách tỷ giá có ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân vãng lai: Với chính sách tỷ giá định giá thấp nội tệ sẽ có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, giúp cải thiện cán cân vãng lai từ trạng thái thâm hụt trở về trạng thái cân bằng hay thặng dư. Với chính sách tỷ giá định giá cao đồng nội tệ sẽ có tác dụng kìm hãm xuất khẩu và kích thích nhập khẩu, giúp điều chính cán cân vãng lai từ trạng thái thặng dư về trạng thái cân bằng hay thâm hụt Với chính sách tỷ giá cân bằng sẽ có tác dụng làm cân bằng xuất khẩu và nhập khẩu, giúp cán cân vãng lai tự động cân bằng. 3.3 Các công cụ của chính sách tỷ giá Nhóm các công cụ trực tiếp: Thông thường, đó là hoạt động của NHTW trên thị trường ngoại hối thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định (trong chế độ tỷ giá cố định) hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra (trong chế độ tỷ giá thả nổi). Để tiến hành can thiệp, buộc NHTW phải có một lượng dự trữ ngoại hối đủ mạnh. Ngoài ra, thuộc nhóm công cụ trực tiếp còn phải kể đến các biện pháp can thiệp hành chính của chính phủ có thể áp dụng là: Biện pháp kết hối: là việc chính phủ quy định với các thể nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời gian nhất định cho các tổ chức được kinh doanh ngoại hối. Mục đích của biện pháp này là nhằm tăng cung ngoại tệ tức thời để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phá giá đồng nội tệ. Quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục đích sử dụng ngoại tệ, quy định số lượng mua bán ngoại tệ, quy định hạn chế thời điểm được mua ngoại tệ. Tất cả các biện pháp này đều nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và tác động giữ cho tỷ giá ổn định. Nhóm các công cụ gián tiếp: Bao gồm các công cụ như: lãi suất tái chiết khấu, thuế quan, hạn ngạch, giá cả…. Trong số các công cụ gián tiếp thì công cụ lãi suất tái chiết khấu thường được sử dụng nhiều nhất và tỏ ra hiệu quả nhất. Lãi suất tái chiết khấu: với các yếu tố khác không thay đổi, khi NHTW tăng lãi suất tái chiết khấu, sẽ có tác tác động làm tăng mặt bằng lãi suất thị trường; lãi suất thị trương thay tăng hấp dẫn các luồng vốn ngoại tệ chạy vào làm cho nội tệ lên giá. Khi lãi suất tái chiết khấu giảm sẽ có tác dụng ngược chiều. Thuế quan:thuế quan cao có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu; nhập khẩu giảm làm cho cầu ngoại tệ giảm; kết quả là làm cho nội tệ lên giá. Khi thế quan thấp sẽ có tác dụng ngược lại. Hạn ngạch: hạn ngạch có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan cao. Dỡ bỏ hạn ngạch có tác dụng làm tăng nhập khẩu, do đó có tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan thấp. Giá cả: thông qua hệ thống giá cả, chính phủ có thể trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất. Trợ giá xuất khẩu làm cho khối lượng xuất tăng, làm tăng cung ngoại tệ, khiến cho nội tệ lên giá. Chính phủ cũng có thể bù giá cho một mặt hàng nhập khẩu thiết yếu; bù giá làm tăng nhập khẩu, kết quả là làm cho nội tệ giảm giá Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM:khi ngoại tệ khan hiếm trên thị trường ngoại hối, NHTW có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với vôn huy động bằng ngoại tệ của NHTM, làm cho chi phí sử dụng vốn ngoại tệ tăng; để kinh doanh có lãi buộc các NHTM phải hạ lãi suất huy động ngoại tệ, kết quả là việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn hơn so với nắm giữ nội tệ, khiến cho người sở hữu ngoại tệ phải bán ngoại tệ đi để lấy nội tệ, làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ Quy định trạng thái ngoại tệ đối với NHTM ngoài mục đích chính là phòng ngừa rủi ro tỷ giá, còn có tác dụng hạn chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp lực lên tỷ giá khi cung cầu mất cân đối. II- ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC 1, Sơ lược về đồng Nhân dân tệ Nhân dân tệ (viết tắt theo quy ước quốc tế là RMB) là tên gọi chính thức của đơn vị tiền tệ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (nhưng không sử dụng chính thức ở Hongkong và Macau). Trên mặt tờ tiền được in chân dung chủ tịch Mao Trạch Đông . Theo tiêu chuẩn ISO-4217, viết tắt chính thức của Nhân dân tệ là CNY, tuy nhiên thường được ký hiệu là RMB, biểu tượng là ¥ Nhân dân tệ do Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa phát hành. Năm 1948, một năm trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa , nhân dân tệ đã được phát hành chính thức. Tuy nhiên, đến năm 1955, loạt mới được phát hành thay cho loạt thứ nhất. Năm 1962, loạt thứ hai lại được thay thế bằng loạt mới. Loạt thứ tư được phát hành trong thời gian từ năm 1987 đến năm 1997. Loạt đang dùng hiện nay là loạt thứ năm phát hành từ năm 1999, bao gồm các loại 1 phân, 2 phân, 5 phân, 1 giác, 5 giác, 1 nguyên, 5 nguyên, 10 nguyên, 20 nguyên, 50 nguyên và 100 nguyên. 2, Quá trình điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc Kể từ năm 1949 tới nay là cả một quá trình nền kinh tế Trung Quốc trải qua các chuyển biến lớn về cơ cấu kinh tế, chính trị-xã hội; bên cạnh đó Trung Quốc còn chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài như khủng hoảng tài chính khu vực 1997. Vì vậy, chính sách tỷ giá đối với đồng Nhân dân tệ cũng đã nhiều lần được chính phủ TQ thay đổi nhằm đáp ứng điều kiện kinh tế từng thời kì, tiến tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế; giảm các cú sốc từ bên ngoài. Dựa trên cơ sở những biến động đặc trưng của từng giai đoạn ta có thể tiếp cận vấn đề tỷ giá của Trung Quốc theo 4 thời kì đặc trưng sau: 2.1, Chính sách tỷ giá của Trung Quốc trước năm 1979: Cơ chế tỷ giá cố định và đa tỷ giá. Trước năm 1979 nền kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mang tính bao cấp; chính phủ thống nhất và tập trung quản lý các hoạt động ngoại hối. Trung quốc thực hiện chế độ tỷ giá cố định, ngân hàng nhân dân Trung quốc là cơ quan duy nhất công bố tỷ giá mua bán ngoại tệ của cả nền kinh tế. Việc thực hiện cơ chế tỷ giá cố định đã làm cho giá trị đồng NDT luôn được gán cao hơn giá trị thực. Điều này làm cho hàng hóa trong nước trở nên đắt đỏ, tác động tiêu cực đến xuất khẩu, gây mất cân đối trong nền kinh tế. Ngân sách nhà nước hàng năm phải bù lỗ cho sản xuất và tiêu dùng, năm 1979 mức bù lỗ là 76,3 tỷ NDT tương đương với 29% thu nhập tài chính. Vào lúc này con số nợ của TQ lên tới 47 tỷ USD trong khi dự trữ ngoại hối cạn kiệt, lạm phát tăng cao. Mặt khác, cơ chế kế hoạch hóa tập trung làm cho các doanh nghiệp mất đi quyền chủ động trong kinh doanh, không gắn kết lợi ích kinh tế với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp không chú ý đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tính ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước, chính điều này đã làm cho Trung Quốc rơi vào suy thoái , khủng hoảng kinh tế sâu sắc. Nhận ra sự yếu kém của cơ chế quản lý kinh tế theo kế hoạch, từ năm 1979 Trung Quốc đã thực hiện cải cách kinh tế, thực hiện chuyển đổi nền kinh tế. Chính sách tỷ giá cũng được cải cách cho phù hợp với những chuyển đổi của nền kinh tế. 2.2, Chính sách tỷ giá của Trung Quốc giai đoạn 1979- 1993: Thời kì chuyển từ cơ chế tỷ giá cố định sang thả nổi có điều tiết. Ngay từ đầu những năm 80, Trung Quốc đã cho phép thực hiện cơ chế điều chỉnh tỷ giá giảm dần để phản ảnh đúng sức mua của đồng NDT trên thị trường. Năm 1980, tỷ giá đồng NDT so với USD là 1,53 NDT/USD, đến năm 1990 là 5,22 NDT/USD. Chính sách tỷ giá này đã giúp Trung Quốc cải thiện được cán cân thương mại (CCTM), giảm thâm hụt thương mại và cán cân thanh toán (CCTT), đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Đến năm 1990 Trung Quốc chính thức công bố áp dụng tỷ giá thả nổi có điều tiết và duy trì chế độ 2 tỷ giá. Trong giai đoạn này đồng NDT thường xuyên dao động và hầu như là hạ giá. Sau khi tỷ giá được điều chỉnh sát với biến đổi của thị trường và sức mua thực tế của đồng NDT thì tỷ giá NDT/USD dao động ở mức tương đối ổn định từ 5,2- 5,8 NDT/USD. Việc thực hiện cơ chế tỷ giá theo hướng tương đối ổn định lại làm cho lạm phát tiếp tục gia tăng, hạn chế xuất khẩu và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế. Tỷ lệ lạm phát của Trung Quốc từ năm 1990 đến năm 1993 lần lượt là: 3,06%, 3,54%, 6,34% và 14,58%. Trong khi đó, lạm phát của Mỹ có xu hướng giảm xuống, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, năm 1993 lạm phát của Mỹ là 2,4%, do đó đồng NDT lại bị đánh giá cao so với sức mua thực tế. Duy trì chế độ 2 tỷ giá: Bên cạnh tỷ giá chính thức do ngân hàng nhân dân Trung quốc công bố, sử dụng để hạch toán, tính thuế xuất nhập khẩu, Trung quốc còn cho phép một loại tỷ giá thứ hai được tồn tại, sử dụng để mua bán, giao dịch trên thị trường ngoại tệ. Do tỷ giá thị trường biến động mạnh đã tạo ra khoảng cách giữa hai loại tỷ giá. Đến năm 1993, thị trường giao dịch hối đoái giữa các doanh nghiệp phát triển, làm cho chênh lệch giữa hai loại tỷ giá càng gia tăng. Trong thời gian này các doanh nghiệp được phép giữ lại một phần ngoại tệ để sử dụng. Kết quả là ngoại tệ tập trung vào nhà nước ít hơn so với khu vực dân cư nắm giữ, Trung quốc gặp khó khăn trong việc cân đối ngoại tệ. 2.3, Chính sách tỷ giá của Trung Quốc giai đoạn 1994-1997: Thời kỳ phá giá mạnh đồng NDT và thống nhất 2 tỷ giá hướng tới một đồng NDT có khả năng chuyển đổi. Ngày 1/1/1994, Trung Quốc chính thức công bố điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng NDT từ 5,8 NDT/USD xuống 8,7 NDT/USD, tỷ lệ điều chỉnh (thực chất là phá giá đồng NDT) lên tới 50%. Đồng thời đưa tỷ giá chính thức ngang bằng với tỷ giá thị thường, thống nhất 2 tỷ giá về một tỷ giá. Mục tiêu nhằm kiềm chế lạm phát, kích thích xuất khẩu, khôi phục sản xuất trong nước; khắc phục tình trạng 2 tỷ giá chênh lệch quá lớn, hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, thao túng tỷ giá làm cho thị trường ngoại hối bất ổn. Để chính sách điều chỉnh tỷ giá giữ được ổn định, không bị giới đầu cơ thao túng, Trung Quốc cũng đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối nhằm mục đích tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo cung cầu ngoại tệ thông suốt. Từ năm 1994 đến năm 1996, Trung Quốc thực hiện “chính sách kết hối ngoại tệ” bắt buộc theo quy định tại Sắc lệnh số 91 ngày 25/12/1993 của Chính phủ và quy định về cải cách cơ chế quản lý ngoại hối ngày 28/12/1993 của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc. “Theo đó, các nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội (trừ các doanh nghiệp FDI) phải kịp thời chuyển về nước và bán hết cho các ngân hàng được ủy quyền. Khi có nhu cầu sử dụng các doanh nghiệp và tổ chức xã hội được mua ngoại tệ của các ngân hàng ủy quyền. Đối với các công ty nước ngoài yêu cầu phải có bảng cân đối ngoại tệ hàng năm. Đối với các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài phải có giấy phép đổi ngoại tệ mạnh sang đồng NDT”. Đồng thời, các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu được mua ngoại tệ tại các ngân hàng. Riêng các giao dịch phi thương mại không được phép mua ngoại tệ của các ngân hàng. Trung quốc cho phép thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với trung tâm chính tại Thượng Hải và một số chi nhánh tại các thành phố lớn để thực hiện các giao dịch giao ngay trên thị trường. Cho đến cuối năm 1997, khi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 139,89 tỷ USD, Trung Quốc mới nới lỏng chính sách kết hối ngoại tệ. Ngày 15/10/1997, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc ban hành Chỉ thị số 402 cho phép một số doanh nghiệp (Công ty xuất nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu) được giữ lại một phần ngoại tệ trên tài khoản với mức tối đa không quá 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm. Năm 1994 1995 1996 1997 Lạm phát(%) 24,2 16,9 8,3 8,3 FDI (tỷ USD) 33,79 35,84 40,18 44,23 Cán cân XNK (tỷ USD) +5,3 +19,7 +12,3 +40,7 Số liệu nền KT Trung Quốc từ 1994 – 1997 (Nguồn: imf.org) 2.4, Chính sách tỷ giá của Trung Quốc từ năm 1997 tới nay: Chính sách duy trì đồng Nhân dân tệ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế và giảm những cú sốc từ bên ngoài. Chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong giai đoạn này liên tục được thay đổi, đồng NDT liên tục được neo giá cố định rồi lại chuyển sang thả nổi. Tuy nhiên, nhìn chung trong giai đoạn này Trung Quốc luôn duy trì ở chính sách đồng NDT yếu – được định giá thấp hơn thực tế (mặc dù đã được điều chỉnh tăng nhiều lần) nhằm hướng tới mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, kích thích SX trong nước nhằm phục hồi nền KT sau khủng hoảng và giảm các cú sốc từ các nền KT khác. Đồng Nhân dân tệ thời kì khủng hoảng tài chính Châu Á Tháng 7/1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu từ Thái Lan sau đó đã lan rộng ra toàn khu vực và trên thế giới. Trong đó, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các nước Thái Lan, Hàn Quốc, Indonesia sau đó là Malaysia, Lào, HongKong và Philippines. Mặc dù cuộc khủng hoảng này tác động không mạnh tới Trung Quốc nhưng ít nhiều nó cũng đã làm ảnh hưởng tới nền kinh tế Trung Quốc thông qua hoạt động xuất khẩu và đầu tư nước ngoài . Nhu cầu đối với hàng xuất khẩu giảm, vấn đề sản xuất dư thừa ngày càng trở nên trầm trọng đối với nền công nghiệp chế biến tại Trung Quốc, giá thị trường liên tục giảm xuống và dần có dấu hiệu giảm phát. Khác với Thái Lan giai đoạn trước năm 1997 khi tỷ giá đồng Baht được neo cố định ở mức quá cao thì Trung Quốc lại định giá đồng NDT ở mức thấp nên vẫn duy trì thặng dư thương mại. Cuộc khủng hoảng năm 1997 cũng đã gây sức ép phá giá lên đồng Nhân dân tệ rất nhiều, tuy nhiên nhờ sức mạnh sẵn có của nền kinh tế cộng với một lượng ngoại tệ dữ trữ tương đối lớn (gần 150 tỷ đôla) mà Trung Quốc đã thành công trong việc duy trì chính sách tỷ giá của mình ở mức 8,3 NDT/USD cho tới năm 2005. Đây là thành công trong việc ổn định tỷ giá của Trung Quốc khi mà các nền kinh tế khác trong khu vực đã phải chấp nhận phá giá đồng nội tệ dẫn đến lạm phát. Điều này cũng đã giúp Trung Quốc không bị chìm sâu vào khủng hoảng. Tham khảo: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là do Thái Lan và các nước trong khu vực đã quá vội vã trong việc tự do hóa tài khoản vốn và áp dụng cơ chế cố định tỷ giá khi mà nền kinh tế chưa thực sự ổn định. Tài khoản vốn được tự do hóa cộng với kỳ vọng quá lớn của các nhà đầu tư và sự lỏng lẻo trong việc kiểm soát các khoản nợ vay đã làm cho dòng vốn ồ ạt chảy vào. Chỉ trong 10 năm từ 1987-1996, đã có đến 100 tỷ đôla được đổ vào Thái Lan. Nghiêm trọng hơn, trên 70% số tiền này là vốn vay với hơn nửa là vay ngắn hạn. Thêm vào đó, với tỷ giá được giữ gần như cố định ở mức 25 Baht ăn 1 đôla quá lâu khi mà thâm hụt thương mại kéo dài đã làm cho áp lực giảm giá đồng Baht ngày càng gia tăng. Áp lực của những khoản nợ đến hạn, áp lực của thâm hụt ngoại thương liên tục đã vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế, nhu cầu ngoại tệ gia tăng đột biến. Mặc dù đã bán ra gần 15 tỷ đôla trong gần 40 tỷ dự trữ ngoại hối, nhưng Thái Lan đã không đủ sức giữ được tỷ giá. Đồng Baht bị phá giá và khủng hoảng xảy ra với những hậu quả khôn lường. Tháng 7/2005, nâng giá đồng NDT, Trung Quốc công bố rổ tiền tệ. Tháng 7/2005, Trung Quốc ngưng việc neo đồng NDT so với đồng USD đã kéo dài suốt một thập kỷ trước đó, với lý do đang hoàn thiện cơ chế tỷ giá mà thực chất là do chịu sức ép từ những chỉ trích của các nước phương Tây. Nhiều nước tố cáo Trung Quốc đang cố tình ngăn không cho đồng NDT tăng giá bất chấp nền kinh tế của nước này đang đi lên. Tính đến tháng 7/2008 thì giá trị đồng NDT đã được nâng lên 21% so với đồng USD. Trong năm 2005, Ngân hàng Trung ương (NHTW) Trung Quốc đã công bố thay đổi chế độ tỷ giá. Tỷ giá sẽ được xác định dựa trên một rổ các đồng tiền (Basket), đồng thời NHTW Trung Quốc cho phép biên độ dao động hàng ngày của các tỷ giá song phương là 0,3%. Ngày 9/8/2005, Thống đốc NHTW Trung Quốc ZhouXia Chuan đã công bố 11 đồng tiền trong rổ, trong đó các đồng tiền chính là đôla Mỹ, Euro, Yên Nhật và đồng Won Hàn Quốc, ngoài ra các đồng Bảng Anh, Ruble Nga và Baht Thái… cũng có mặt trong rổ tiền tệ nhưng có tỷ trọng nhỏ hơn nhiều. Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu thực tế của tỷ giá đa phương danh nghĩa NDT, Guonan và McCauley đã cho rằng tỷ giá này đã dao động với biên độ 2%/ năm (B – Band) và mức độ thay đổi theo ngày là 0,06% (C – Crawl). Nhằm tránh khỏi áp lực nặng nề từ các buộc của Mỹ và các nước nước phương Tây cho rằng Trung Quốc đang thực hiện hành vi thao túng đồng nhân dân tệ, Trung Quốc cần phải đưa tỷ giá hối đoái trở nên linh động hơn. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại không muốn đồng nội tệ của mình bị dao động quá lớn, điều đó sẽ ảnh hưởng lớn tới thương mại nước này. Vì vậy có thể thấy, Trung Quốc đang thực hiện 1 chế độ tỷ giá mà theo cách Singapore đã từng thành công – đó là một dạng của “chế độ tỷ giá BBC” (Basket, Band and Crawl Regime) – là chế độ tỷ giá dựa vào rổ tiền tệ với biên độ dao động rộng được điều chỉnh định kì. So với lý thuyết thì biên độ dao động của tỷ giá (B-band) là khá nhỏ chỉ là 2%/ năm. Mặc dù tỷ giá song phương NDT/USD giảm nhưng tỷ giá đa phương danh nghĩa của NDT lại có xu hướng tăng dần. Như vậy, Trung Quốc vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế so với các quốc gia bạn hàng. Do đó, đã góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế và thặng dư của cán cân thương mại của Trung Quốc. Tháng 7/2008, Trung Quốc trở lại neo tỷ giá cố định vào đồng USD Cuối năm 2007, nền kinh tế thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra tại Mỹ nhưng tầm ảnh hưởng của nó đã lan rộng ra hầu hết tất cả các quốc gia trên toàn TG. Chịu ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu, thặng dư thương mại của TQ giảm đáng kể do đồng USD suy yếu, nhu cầu hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc của người tiêu dùng Mỹ cũng như các quốc giá khác thuộc khu vực châu Âu giảm. Tính đến tháng 7/2008, Trung Quốc lại quay trở lại neo tỷ giá cố định đồng NDT/USD = 6,8 nhằm mục tiêu kích thích tăng trưởng xuất khẩu, khôi phục lại nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, việc Trung Quốc kéo dài chính sách đồng tiền yếu trong khi nền KT thế giới đang phục hồi chậm chạp lại tác động tiêu cực tới sự mất cân đối cán cân thương mại toàn cầu. Trong khi nền kinh tế Trung Quốc đạt thặng dư thương mại cao thì các nước khác bao gồm Mỹ, Đức, Nhật.. lại phải chịu thâm hụt đối với Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng trong nước suy giảm. Tháng 6/2010, Trung Quốc chính thức công bố áp dụng tỷ giá linh hoạt Tháng 6/2010, trước thềm hội nghị thượng đỉnh G20 Trung Quốc đã chính thức công bố chấm dứt chính sách tỷ giá áp dụng trong thời kì khủng hoảng khi nền kinh tế hồi phục trở lại và áp lực lạm phát tăng lên. Đây được cho là biện pháp mà NHTW Trung quốc đưa ra nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát cao, kích cầu, bước đi mới cho việc chuyển hướng từ xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa. Tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc tháng 5/2010 leo lên mức 3,1%, cao nhất trong 19 tháng và vượt mức mục tiêu của chính phủ. Tỷ lệ lãi suất cơ bản ở mức 5,31%. Tỷ lệ thất nghiệp 4,2%. Như vậy sau khi đồng NDT được điều chỉnh linh hoạt, đồng nhân dân tệ đã tăng 1,8% lên mức 6,7081 nhân dân tệ/USD từ mức 6,8202 nhân dân tệ/USD sau 23 tháng tỷ giá neo cố định. Tính đến ngày 11/8/2011, tỷ giá NDT/USD đã tăng lên 6,39. Đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 6/2010. Một ngày trước đó, Fed cam kết giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0 – 0,25% đến giữa năm 2013. Số liệu công bố ngày 10/8 cũng cho thấy thặng dư thương mại tại Trung Quốc tháng 7/2011 lên mức cao nhất trong 2 năm. Tháng 7/2011, chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước, mức độ cao nhất trong 3 năm. Việc Trung Quốc cho phép đồng NDT của mình tăng giá so với các đồng tiền khác phần nào đã làm giảm áp lực đối với Trung Quốc từ phía các nước phương Tây, tuy nhiên theo các chuyên gia đánh giá thì đồng NDT vẫn đang ở mức thấp hơn so với thực tế tới 30-40%. Chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối: Quy định về hạn chế cho vay ngoại tệ trong nước: Từ năm 1994 đến năm 2002, các ngân hàng thương mại Trung Quốc không được phép cho các doanh nghiệp trong nước vay ngoại tệ. Đến ngày 6/12/2002 Cục Quản lý ngoại hối mới có văn bản (Chỉ thị số 125 về cải cách cơ chế cho vay ngoại tệ trong nước) cho phép các ngân hàng thương mại cho các tổ chức kinh tế trong nước vay ngoại tệ. Chính sách kết hối ngoại tệ: Cuối năm 1997, khi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 139,89 tỷ USD, Trung Quốc mới nới lỏng chính sách kết hối ngoại tệ. Ngày 15/10/1997, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc ban hành Chỉ thị số 402 cho phép một số doanh nghiệp (Công ty xuất nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu) được giữ lại một phần ngoại tệ trên tài khoản với mức tối đa không quá 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm. Năm 2002, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên 286,4 tỷ USD, chính sách kết hối ngoại tệ tiếp tục được nới lỏng. Tại Chỉ thị số 87 của Cục Quản lý ngoại hối Trung Quốc ban hành ngày 9/9/2002 quy định các công ty và doanh nghiệp được giữ ngoại tệ trên tài khoản, mức tối đa không quá 20% tổng nguồn thu ngoại tệ từ giao dịch vãng lai. àTháng 8/2007, Trung Quốc chính thức xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ Đến năm 2007, Dự trữ ngoại hối Trung Quốc đã tăng lên tới 1.528,249 tỷ USD. Ngày 13/8/2007 Cục Quản lý ngoại hối ban hành Chỉ thị số 48 cho phép các tổ chức kinh tế căn cứ nhu cầu sử dụng ngoại tệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh được quyền giữ lại số ngoại tệ từ giao dịch vãng lai trên tài khoản. Như vậy, sau 13 năm Trung Quốc mới xóa bỏ chính sách kết hối ngoại tệ, chính sách này được xóa bỏ khi nền kinh tế nhiều năm tăng trưởng mạnh, tỷ lệ lạm phát thấp, CCTT, CCTM dư thừa lớn, dự trữ ngoại hối cao. Duy trì mức dự trữ ngoại hối cao: Tính đến thời điểm tháng 8/2011, dự trữ ngoại hối của Trung quốc đã lên tới con số trên 3000 tỷ USD, đồng nghĩa với việc Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Nắm giữ lượng ngoại tệ lớn tạo thuận lợi cho Trung Quốc trong việc thực hiện hành vi kiểm soát tỷ giá, duy trì đồng nội tệ yếu thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ ra thị trường, tuy nhiên con số quá lớn này lại tạo ra hiệu ứng tiêu cực đến giá trị của khoản nợ khổng lồ của Mỹ mà Trung quốc đang nắm giữ. Kinh tế Mỹ đang lâm vào suy thoái, làn sóng bán tháo USD làm cho đồng USD trở nên suy yếu trầm trọng cũng đồng nghĩa với việc lượng USD mà Trung Quốc nắm giữ đang bốc hơi hàng ngày. 3, Tác động của chính sách đồng Nhân dân tệ yếu tới kinh tế Trung Quốc và thương mại toàn cầu. 3.1 Tác động từ chính sách đồng NDT yếu tới nền kinh tế Trung Quốc Việc duy trì chính sách đồng Nhân dân tệ yếu trong thời gian dài bên cạnh việc phối hợp đồng bộ với các công cụ tỷ giá, các chính sách tiền tệ đã giúp nền kinh tế Trung Quốc có những lợi thế nhất định về mặt thương mại quốc tế, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang phải hứng chịu những hệ lụy từ chính sách tỷ giá của mình. Tác động tích cực: - Tạo ưu thế cạnh tranh thương mại cho các hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trên trường Quốc tế, kích thích sản xuất trong nước. - Chính sách duy trì đồng NDT yếu được xem như là một biện pháp bảo hộ của Trung Quốc đối trong thương mại quốc tế: một mặt vừa kích thích xuất khẩu, mặt khác lại hạn chế nhập khẩu. ( Hàng hóa XK của TQ trở nên rẻ đi đối với nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu vào TQ trở nên đắt đỏ hơn) à Đạt thặng dư thương mại liên tiếp nhiều năm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới. Năm 2007 2008 2009 2010 Xuất khẩu 1.218,85 1.428,55 1.201,67 1.577,93 Nhập khẩu 956,19 1.133,08 1.005,6 1.394,83 CCTM 262,66 295,47 196,07 183,1 Cán cân XNK của Trung Quốc từ 2007-2010 (Đơn vị: tỷ USD) Tác động tiêu cực: - Làm cho nền kinh tế Trung Quốc chịu sự phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài; không kích thích tiêu dùng nội địa – không khai thác thị trường tiềm năng trong nước. - Các khoản nợ nước ngoài của doanh nghiệp trong nước sẽ bị đẩy lên cao khi đồng NDT bị đánh giá thấp. Gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước. - Để duy trì chính sách neo tỷ giá vào đồng USD khi đồng USD bị giảm giá thì NHTW Trung Quốc sẽ phải mua ngoại tệ vào, bán nội tệ ra ngoài thị trường dẫn đến làm tăng lượng cung tiền, gây áp lực lạm phát. - Gây cẳng thẳng trong quan hệ kinh tế với các quốc gia khác do mâu thuẫn về mặt lợi ích. 3.2 Tác động từ chính sách đồng NDT yếu tới thương mại toàn cầu Đối với Mỹ: Hiện nay, Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, việc duy trì đồng NDT yếu đang làm cho các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ rẻ đi và các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ sang TQ trở nên đắt đỏ hơn. Cán cân thương mại của Mỹ trong nhiều năm liền thâm hụt với Trung quốc. Năm 2005 2008 2010 Thâm hụt với TQ (tỷ USD) 201,1 266 273,1 Trên thực tế, năm 2005, Mỹ có thâm hụt thương mại với Trung Quốc là 201,1 tỷ USD, năm 2008, con số này tăng 1/3, đạt tới con số 266 tỷ USD. Năm 2010 thâm hụt thương mại của Mỹ tăng 30% lên 497,8 tỷ USD. Trong đó, Mỹ chịu thâm hụt thương mại với Trung Quốc lên tới 273,1 tỷ USD, mức thâm hụt giữa cao Mỹ với duy nhất 1 nước chưa từng có, dù xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng trưởng 30% lên 91,9 tỷ USD, nhập khẩu tăng trưởng 23,1% lên 364,9 tỷ USD.Đây là năm thứ hai liên tiếp, Trung Quốc vượt qua Canada trở thành đối tác bán hàng hóa lớn nhất vào thị trường Mỹ. Chính quyền của Tổng thống Bush và Barack Obama cũng đã nhiều lần tăng cường thúc ép Trung Quốc nhanh chóng cải cách chế độ tỷ giá, yêu cầu nâng giá trị đồng NDT đúng với giá trị thực, điều mà những người chỉ trích cho là nguyên nhân gây ra tình trạng thâm hụt mậu dịch trầm trọng cũng như tình trạng mất công ăn việc làm trong một số lĩnh vực sản xuất của Mỹ. Tháng 5/2005, Mỹ đã áp dụng hạn ngạch đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc ( chủ yếu là các mặt hàng dệt may, quần áo…) trong tình hình căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc lại tiếp tục leo thang. Quyết định này được Uỷ ban quốc gia do Bộ Thương mại Mỹ dẫn đầu đưa  ra sau khi phát hiện thấy các chủng loại hàng nhập khẩu nói trên đe doạ ảnh hưởng xấu tới thị trường dệt may Mỹ, lượng hàng xuất từ Trung Quốc sang Mỹ đã tăng đột biến. Vào tháng 3 năm 2010, các nhà làm luật Mỹ đã lên tiếng cảnh báo sẽ trừng phạt Bắc Kinh bằng cách tăng thuế đánh vào một số mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc nếu nước này không chịu tăng tỷ giá Nhân dân tệ. Tuy nhiên nếu Mỹ áp dụng biện pháp trừng phạt đối với hàng xuất khẩu Trung Quốc thì Trung Quốc cũng sẽ có thể áp dụng biện pháp trừng phạt để đáp trả Mỹ. Trung Quốc hiện đang là nước đang nắm giữ lượng trái phiếu Mỹ lớn nhất và nếu Trung Quốc ngừng việc mua trái phiếu Mỹ thì sẽ làm ảnh hưởng đáng kể tới lãi suất trái phiếu Mỹ và sẽ gây bất lợi đối với nền kinh tế Mỹ hiện nay. Đối với EU : Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU, sau Mỹ và là nguồn nhập khẩu lớn nhất của EU về máy móc quần áo và giày dép. Năm 2005 EU áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với một số mặt hàng Trung Quốc. Năm 2009 căng thẳng thương mại Trung Quốc – EU tăng cao khi EU áp thuế chống bán phá giá đến năm 2011 đối với giày mũ da nhập khẩu từ Trung Quốc. Để trả đũa cho hành động này , Trung Quốc đã đệ đơn lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) kiện EU về quyết định áp thuế chống bán phá giá giày mũ da xuất khẩu. Năm 2010 : Xuất khẩu của Trung Quốc sang EU đạt 281.9 tỉ Euro trong năm 2010, tăng 18.9% vào năm 2009. Trong khi đó EU xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 8.4% trong năm 2010 với 113.1 tỉ Euro. Kết quả của EU thâm hụt thương mại song phương với Trung Quốc đạt 168.8 tỉ Euro trong năm 2010. Đối với các nước ASIAN: Trong những năm qua, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN đã tăng bình quân 38,9% mỗi năm. Năm 2004, kim ngạch buôn bán giữa ASEAN và Trung Quốc vượt ngưỡng 100 tỷ USD, năm 2005 tăng lên 130,4 tỷ USD, tăng 23,1% so với cùng kì năm trước. Năm 2010 là năm đầu tiên khánh thành Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc-ASEAN, kim ngạch thương mại Trung Quốc-ASEAN lên tới 292,78 tỷ USD, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm 2009. Trung Quốc nhập siêu 16,3 tỷ USD, trong khi đó, năm 2009, nhập siêu của Trung Quốc là 400 triệu USD. Mặc dù trên phương diện chung thì Trung Quốc nhập siêu với khu vực ASIAN tuy nhiên trên thực tế thì Trung Quốc chỉ nhập siêu với 1 số nước như Thái Lan… còn hầu hết các quốc gia còn lại nhập siêu với Trung Quốc với con số tương đối lớn. Đối với Việt Nam: Trung Quốc đang trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng cao trong nhiều năm qua. Tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều tăng nhanh, bình quân khoảng 40%/năm. Năm 2008 con số này đạt 21,659 tỷ USD, năm 2009 đạt 20,751 tỷ USD. Tuy nhiên nhập siêu của Việt nam từ thị trường Trung quốc ngày càng lớn về giá trị, năm 2005 nhập siêu là 2,82 tỷ USD, năm 2007 là 9,15 tỷ USD, năm 2008 là 11,12 tỷ USD, năm 2009 là 11,53 tỷ USD. Năm 2005 2007 2008 2009 2010 8T/2011 Nhập siêu đối với TQ (tỷ USD) 2,82 9,15 11,12 11,53 12,71 8,7 Nguồn: Tổng cục thống kê VN Năm 2010 VN nhập siêu từ Trung Quốc 12,71 tỷ USD, trong khoảng gần 85 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu năm 2010 của Việt Nam, Trung Quốc chiếm trên 20 tỷ USD. Trong số này, các mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng chiếm khoảng 22,4%; vải các loại chiếm 11,1%; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chiếm 8,4%; sắt thép các loại chiếm 7,6%; còn lại chủ yếu là nguyên liệu đầu vào sản xuất. Nhóm hàng tiêu dùng như thủy sản, sữa, rau quả, bánh kẹo, dầu mỡ… theo thống kê chỉ chiếm khá thấp. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2011, nhập siêu của VN từ Trung Quốc là 8,7 tỷ USD, tương đương mức nhập siêu cùng kì năm trước từ nền kinh tế này. So với mức nhập siêu cả nước là 5,8 tỷ USD, nhập siêu từ Trung Quốc 8 tháng đầu năm gấp 1,5 lần. Nhận xét: Các quốc gia khác có phải là người được lợi nếu đồng NDT tăng giá? Việc thúc ép Trung Quốc nâng giá đồng NDT nhanh chóng sẽ có thể cải thiện được tình hình thương mại của Mỹ và nhiều nước hiện nay. Tuy nhiên nếu để đồng NDT tăng giá quá nhanh và với quy mô lớn có thể sẽ gây tác động trái chiều tới nền kinh tế toàn cầu. Các nước lâu nay đang là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc sẽ chịu ảnh hưởng lớn khi hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều; các quốc gia đang là con nợ của Trung Quốc như Mỹ sẽ phải chịu tác động khi các khoản nợ lớn dần ra. Đồng thời, khi đồng NDT tăng giá cũng sẽ tạo điều kiện thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chảy vào Trung Quốc đồng nghĩa với việc dòng FDI chảy vào các quốc gia khác cũng sẽ giảm theo khi bị đánh giá là môi trường đầu tư có hiệu quả kém hơn. Tỷ giá NDT/USD tăng thì đầu tư Trung Quốc ra nước ngoài sẽ tăng lên, mà khi Trung Quốc đầu tư vào nước nào nhiều thì cạnh tranh cho doanh nghiệp nước đó sẽ xảy ra. IV, MỐI LIÊN HỆ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam và Trung Quốc đều là nước kinh tế đang phát triển ở trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữa hai nền kinh tế có những nét tương đồng mặc dù thời điểm chuyển đổi và mức độ chuyển đổi có thể khác nhau. Do đó, kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc hoạch định chính sách là những bài học quý giá cho Việt Nam, đặc biệt là kinh nghiệm về điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong những năm gần đây. Vấn đề phá giá nội tệ và cán cân thương mại đối với Việt Nam. Nhờ thực hiện chính sách quản lý ngoại hối chặt chẽ, duy trì đồng nội tệ yếu, Trung Quốc trở thành 1 trong những quốc gia có tốc độ phát triển thương mại lớn nhất thế giới, cán cân thương mại đạt thặng dư liên tiếp trong nhiều năm. Trong khi đó, cán cân thương mại của Việt Nam từ trước tới nay luôn bị thâm hụt, chưa từng đạt thặng dư, tình trạng này đang ngày càng trở thành vấn đề trầm trọng đối với hoạt động thương mại quốc tế của VN. Vậy câu hỏi đặt ra, Việt Nam có nên học hỏi Trung Quốc theo đuổi chính sách đồng nội tệ yếu nhằm mục tiêu kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại, thúc đẩy sản xuất trong nước? Trên thực tế hiệu quả của chính sách đồng tiền yếu ở mỗi quốc gia là khác nhau, nó phụ thuộc vào cơ cấu sản xuất của mỗi quốc gia, hệ số co giãn theo giá trong nước đối với cầu hàng hóa nhập khẩu và cung hàng hóa xuất khẩu. Tại việt Nam, hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là các hàng hóa trung gian, tư liệu sản xuất (yếu tố đầu vào): linh kiện, thiết bị máy móc, vải, bông, gỗ…chiếm 80-90% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong khi đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt nam chủ yếu là các mặt hàng nông sản, gia công chế biến, hàng tiêu dùng (chiếm gần 80%). Nguyên liệu đầu vào nhập khẩu chiếm 2/3 yếu tố đầu vào của sản xuất trong nước. Như vậy, khi đồng nội tệ giảm giá thì nhu cầu hàng hóa xuất khẩu tăng về mặt lượng, tuy nhiên nhu cầu trong nước về hàng hóa nhập khẩu biến động không đáng kể do các hàng hóa nhập khẩu là những hàng hóa mà nguồn cung trong nước còn ít hay là những nguyên liệu đầu vào cần thiết để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Vì vậy làm cho giá trị hàng hóa nhập khẩu tăng lên đáng kể so với mức tăng giá trị của hàng hóa xuất khẩu dẫn đến cán cân thương mại không được cải thiện. Trong những năm gần đây, VND giảm giá so với hầu hết các đồng tiền khác như USD, EUR, CNY,… nhưng trên thực tế thâm hụt cán cân thương mại của VN vẫn không được cải thiện. Nguyên nhân từ chỗ Việt Nam luôn đạt thặng dư thương mại đối với Mỹ và khu vực EU, tuy nhiên lại thâm hụt thương mại con số rất lớn đối với Trung Quốc vì vậy mà cán cân thương mại vẫn ở con số âm. Như vậy, chính sách phá giá đồng nội tệ ở Việt Nam cần phải có mức độ hợp lý, đúng thời điểm, phù hợp với cơ chế của nền kinh tế Việt Nam, phải đồng phối hợp với các chính sách tiền tệ khác thì mới đạt hiệu quả tác động tốt tới nền kinh tế. Việc thực hiện không hiệu quả chính sách phá giá đồng nội tệ tại VN có thể dẫn đến: Cán cân thương mại không được cải thiện, có thể tồi tệ hơn. Giá trị tính bằng đồng nội tệ của các khoản nợ nước ngoài tăng. Giá trị tính bằng nội tệ của hàng hóa nhập khẩu tăng, giá yếu tố đầu vào nhập khẩu tăng dẫn đến tăng giá thành sản xuất làm tăng giá hàng hóa trong nước. Đây là nguyên nhân gây ra lạm phát và suy thoái kinh tế. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc đối với điều hành chính sách tỷ giá ở VN hiện nay. Qua góc nhìn về Trung Quốc thì để đạt được hiệu ứng tốt từ chính sách tỷ giá đối với nền KT, Việt Nam cần phải chuẩn bị kĩ càng các điều kiện cần thiết từ cơ cấu kinh tế tới hoạt động quản lý, giám sát thị trường ngoại tệ, tín dụng; sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách, công cụ quản lý... Nội dung cụ thể như sau: - Trước hết, Việt Nam cần cơ cấu lại nền kinh tế trong nước, cơ cấu lại các mặt hàng xuất khẩu, tập trung sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế so sánh, lợi thế nguồn lực và lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác; giảm tỷ trọng các mặt hàng có lợi thế so sánh thấp.. - Quản lý có hiệu quả các hoạt động cho vay ngoại tệ, mua – bán ngoại tệ đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và đối với các cá nhân, tổ chức khác. - Thực hiện chính sách quản lý thị trường ngoại hối chặt chẽ nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung, cầu ngoại tệ trong nước, ngăn chặn những hoạt động mua bán ngoại tệ chợ đen, giảm thiểu chênh lệch khoảng cách lớn trong cơ chế 2 tỷ giá hiện nay nhằm tiến tới ổn định tỷ giá, ổn định nền kinh tế. - Cần có sự phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô trong cải cách. Trong chính sách tỷ giá hối đoái, việc điều chỉnh tỷ giá có ảnh hưởng đến giá cả trong nước và quốc tế, thay đổi tỷ giá cũng là điều kiện tiên quyết trong thay đổi chính sách thương mại, đặc biệt trong điều kiện mở cửa. Tuy nhiên, không có thay đổi trong chính sách thương mại thì việc thay đổi tỷ giá sẽ vận hành không có hiệu quả. Trong sự phối hợp với các lĩnh vực khác của nền kinh tế, việc điều chỉnh theo hướng thay đổi tỷ giá không mang tính chất cứng nhắc mà được xem như là phù hợp với các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế. - Phải duy trì một chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia trong từng giai đoạn. Một chính sách tỷ giá hối đoái được coi là phù hợp bao gồm: + Lựa chọn thời điểm phá giá đồng nội tệ phù hợp, chính sách phá giá VND phải tương ứng với mức giảm của tỷ giá REER(real effective exchange rate). Đồng thời nên kết hợp cả 2 công cụ: phá giá tiền tệ và tăng chi tiêu trong nước đồng bộ với nhau. Thành công trong việc phá giá tiền tệ thể hiện rõ nét ở thời điểm phá giá và mức điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Nhờ sự nhạy bén của các công cụ trong chính sách tỷ giá mà Trung Quốc đã đạt được sự ổn định giá cả trong nước và cân bằng tài chính tiền tệ với bên ngoài. Trong khi các chính sách kinh tế khác như chính sách tiền tệ bị vô hiệu hóa để giảm lạm phát thì chính sách tỷ giá vẫn đạt được mục tiêu là đẩy mạnh xuất khẩu. + Duy trì tỷ giá phù hợp với mục tiêu phát triển theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy việc duy trì tỷ giá trong thời gian dài cùng với sự phá giá hợp lý đồng NDT đã tạo ra sự phát triển tối ưu cho nền kinh tế và áp dụng những biện pháp hỗ trợ khôn khéo để giảm bớt tác động ngược chiều. Đảm bảo cung ứng ngoại tệ được duy trì thường xuyên, liên tục đảm bảo cho sự thành công trong việc điều hành chính sách tỷ giá. Điều hành chính sách tỷ giá hối đoái phải luôn hướng tới mục tiêu hỗ trợ tốt nhất cho chính sách xuất khẩu, từ đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại tệ, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. + Không nên neo giữ quá lâu đồng bản tệ với một đồng ngoại tệ mạnh. Tỷ giá cần được xác lập trên cơ sở thiết lập một rổ ngoại tệ để tránh được cú sốc trong nền kinh tế. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 cho thấy một trong những nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng là trong giai đoạn đó, các nước trong khu vực về cơ bản thực hiện chủ trương ổn định tỷ giá so với USD. Ngoài ra, cần thận trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ trước những tác động bên ngoài. Khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 cho thấy chính sự hoang mang của các nhà đầu tư đã dẫn đến sự rút vốn ồ ạt, gây nên sự sụp đổ trong hệ thống tài chính ở các nước này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChinh sach ty gia TQ va bai hoc doi voi VN nhom 3.doc
Tài liệu liên quan