Đề tài Điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam và tác động của việc gia nhập này đối với tình hình phân phối thu nhập

Mục lục Điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam và tác động của việc gia nhập này đối với tình hình phân phối thu nhập Tóm tắt 1. Sự kiện gia nhập WTO là kết quả của một quá trình Việt Nam nỗ lực cải cách kinh tế và tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới 1.1. Tăng trưởng kinh tế nhanh, tỷ lệđói nghèo giảm mạnh 1.2. Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu 1.3. Tăng trưởng đầu tư nước ngoài 1.4. Sự kiện gia nhập WTO cần được xem xét trong một bối cảnh tổng thể 2. Phân tích các điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO 2.1. Một thị trường ngày càng mở cửa cho hàng nhập khẩu 2.2. Các biện pháp khác ngoài thuế quan 2.3. Xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu nhưng hàng hóa Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các thị trường lớn 2.4. Hiệp định gia nhập WTO bao trùm tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế 3. Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO: Điểm qua kết quả của các công trình nghiên cứu 3.1. Tác động của việc gia nhập WTO đối với vấn đề tăng trưởng, đói nghèo và bất bình đẳng 3.2. Tác động của việc gia nhập WTO : Trường hợp của Việt Nam 3.3. Nhược điểm của các nghiên cứu về tác động của việc gia nhập WTO đối với Việt Nam 4. Phân tích tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với tình hình phân phối thu nhập : các mô phỏng từ mô hình vi mô-vĩ mô 4.1. Cấu trúc và những biến chuyển của thị trường lao động Việt Nam 1997-2004 4.2. Giới thiệu mô hình vi mô-vĩ mô Giới thiệu mô hình EGC 4.3. Phân tích các mô phỏng Kết luận Tài liệu tham khảo

pdf82 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam và tác động của việc gia nhập này đối với tình hình phân phối thu nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư được thực hiện thông qua điều chỉnh đầu tư; - cân bằng ngân sách được thực hiện thông qua điều chỉnh tiết kiệm của Chính phủ; - cân bằng cán cân vãng lai được thực hiện thông qua điều chỉnh tỷ giá thực tế. Mỗi mô phỏng được xem xét dưới hai giả thiết cơ sở của thị trường lao động: đủ việc làm (điều chỉnh thông qua lương) ; thiếu việc làm với tính cứng nhắc của tiền lương (điều chỉnh thông qua lương và cung lao động), phản ánh rõ hơn phương thực vận hành của thị trường lao động ở Việt Nam. Tất cả các mô phỏng đều được thực hiện cho thời hạn 5 năm kể từ năm 2004, được coi là năm cơ sở. Tất cả các kịch bản mô phỏng được giới thiệu trong Bảng 15 và các tham số của các kịch bản này được trình bày tại Phụ lục E. 22 Trên thực tế, sự gia tăng đầu tư nước ngoài không chỉ tập trung trong lĩnh vực công nghiệp và có cả dịch vụ (văn phòng, khách sạn, du lịch...). Tuy nhiên, do không có các số liệu về tỷ lệ góp vốn nước ngoài trong các ngành này, cho nên khó đánh giá được mức gia tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ; do đó, chúng tôi tạm thời chỉ tính đến tác động của sự gia tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp. 57/82 Bảng 15 : Miêu tả các kịch bản mô phỏng Cơ sở của thị trưởng lao động Cú sốc bên ngoài Mềm dẻo (đủ việc làm) Cứng nhắc (thiếu việc làm với tính cứng nhắc về lương) Giảm thuế nhập khẩu và tăng nhu cầu xuất khẩu hàng dệt may Kịch bản 1 : COMEXflex Kịch bản 2 : COMEXrig Giảm thuế nhập khẩu và tăng nhu cầu xuất khẩu hàng dệt may + Tăng 35% nguồn vốn trong các ngành công nghiệp Kịch bản 3 : COMEX+flex Kịch bản 4 : COMEX+rig Các kết quả mô phỏng gộp chính Xét trên bình diện các tập hợp kinh tế vĩ mô, hai kịch bản đầu, kết hợp giữa giảm thuế hải quan và tăng nhu cầu xuất khẩu, chỉ có tác động hạn chế đối với GDP thực tế, tác động là bằng 0 trong kịch bản theo giả thiết sử dụng hết các yếu tố (trong kịch bản 1, chỉ quan sát được tác động tái phân bổ các yếu tố sản xuất) và tác động là tích cực trong kịch bản theo giả thiết không sử dụng hết các yếu tố sản xuất (Bảng 16). Tuy nhiên, các dòng trao đổi thương mại tăng rất mạnh cùng với việc tăng kim ngạch nhập khẩu khoảng 3,6 % (tương ứng là 3,8%) và tăng kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,5% (tương ứng là 1,9%) đối với kịch bản 1 (tương ứng là 2). Sự gia tăng các dòng trao đổi thương mại này diễn ra cùng với xu hướng tăng giá của tiền đồng Việt Nam gắn với tăng nhu cầu xuất khẩu. Tác động kinh tế vĩ mô bổ sung gắn với tăng lượng vốn trong các ngành công nghiệp (kịch bản 3 và 4) dẫn đến những hệ quả tương đối rõ nét hơn: GDP thực tế tăng 2,2% (tương ứng 3,3%), trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng 6,3% (tương ứng 7,1%) và kim ngạch xuất khẩu tăng 5,8% (tương ứng 7,0%) trong kịch bản 3 (tương ứng kịch bản 4). Bảng 16 : Các kết quả mô phỏng – Các tập hợp kinh tế vĩ mô Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 GDP thực tế 44 164,7 0.0 0,4 2,2 3,3 Xuất khẩu 24 189,5 1.5 1,9 5,8 7,0 Nhập khẩu 25 365,9 3.6 3,8 6,3 7,1 Tỷ giá 100,0 -1.7 -1,5 -2,4 -1,8 Ghi chú : Những giá trị của năm gốc được trình bày trong cột 1. Trong các cột tiếp theo, trừ trường hợp có chỉ dẫn khác, các kết quả mô phỏng được trình bày theo tỷ lệ % biến động. Tỷ giá : Giảm tỷ giá tương ứng với sự tăng giá của tiền đồng. Hiện tượng tác động kinh tế vĩ mô đạt mức cao trong tất cả các kịch bản thực hiện theo giả thiết không sử dụng hết các yếu tố lao động (kịch bản 2 và 4) không có gì đáng ngạc nhiên : trong bối cảnh của cú sốc về cầu, tác động bổ sung đối với GDP thu được là do tăng tỷ lệ việc làm. Cơ chế cũng diễn ra tương tự trong trường hợp tăng lượng vốn 58/82 trong các ngành công nghiệp (kịch bản 3 và 4) : sự gia tăng này có tác động trực tiếp đến năng lực sản xuất của nền kinh tế. Liên quan đến thu nhập từ thuế (Bảng 17), việc cắt giảm thuế hải quan sẽ làm giảm nguồn thu nhập từ thuế. Xét trong giai đoạn tương lai (Ex ante), việc cắt giảm thuế hải quan sẽ làm giảm 5,6% nguồn thu từ thuế hải quan (chiếm 0,8% ngân sách Nhà nước). Xét trong giai đoạn quá khứ (Ex post), sự thâm hụt nguồn thu từ thuế do các biện pháp tự do hoá được bù đắp một phần bởi xu hướng tăng khối lượng nhập khẩu (mức giảm nguồn thu từ thuế hải quan trong giai đoạn quá khứ (ex post) chỉ là 4,0% trong kịch bản 1) và bởi việc tăng các nguồn thu từ thuế khác (với thuế suất không đổi). Nguồn thu thuế của Việt Nam chủ yếu dựa trên các loại thuế thu nhập của các thiết chế (doanh nghiệp, hộ gia đình), hoặc ở cấp độ các ngành, lĩnh vực hoạt động (thuế giá trị gia tăng, thuế đánh vào sản xuất), hoặc thuế đối với hàng hoá tiêu dùng (thuế tiêu thụ đặc biệt). Trong khi đó, hiện tượng phân bổ lại các yếu tố gây ra bởi cú sốc giảm thuế hải quan và tăng nhu cầu xuất khẩu chỉ xảy ra trong các ngành, lĩnh vực có tỷ lệ đánh thuế tương đối cao. Ngoài ra, các cú sốc này có tác động tích cực đối với thu nhập của các thiết chế, góp phần làm tăng nhẹ nguồn thu từ thuế trực thu. Bảng 17 : Các kết quả mô phỏng – Thu nhập của Nhà nước Cơ sở Cấu trúc Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 Những chuyển giao của phần còn lại của thế giới 202,8 2,2% -1,7 -1,5 -2,4 -1,8 Thuế trực thu 2 794,3 30,8% 2,4 3,1 -1,2 1,1 Thuế đối với các yếu tố 1 122,5 12,4% 1,6 2,3 -0,3 1,9 Thuế nhập khẩu 1 359,5 15,0% -4,7 -4,3 -3,4 -2,0 Thuế giá trị gia tăng 1 506,7 16,6% 3,3 3,6 1,3 2,2 Thuế đối với hoạt động sản xuất 1 701,5 18,7% 0,8 1,2 4,1 5,5 Thuế đối với hàng tiêu dùng 387,6 4,3% 0,9 1,3 4,0 5,3 Tổng 9 074,9 100,0% 0,9 1,5 0,2 1,8 Ghi chú : Những giá trị của năm gốc được trình bày trong cột 1. Trong các cột tiếp theo, trừ trường hợp có chỉ dẫn khác, các kết quả mô phỏng được trình bày theo tỷ lệ % biến động. Phân bổ lại việc làm giữa các ngành Ở cấp độ ngành, tác động kết hợp của việc giảm thuế hải quan và tăng nhu cầu xuất khẩu (kịch bản 1 và 2) dẫn đến việc phân bổ lại các yếu tố, tập trung vào ngành dệt (Bảng 18). Ngành dệt là ngành có nhu cầu xuất khẩu cao nhất: Việc gia nhập WTO sẽ làm tăng gần 40% nhu cầu các sản phẩm dệt của Việt Nam 23. Cú sốc về nhu cầu xuất khẩu này sẽ làm tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong ngành dệt từ 10% lên hơn 25% 23 Mô hình không phân biệt các vùng trên thế giới : các luồng trao đổi ngoại thương chỉ tập trung vào một vùng duy nhất là « Phần còn lại của Thế giới ». 59/82 tuỳ theo các kịch bản. Mức tăng mạnh nhất thu được từ các kịch bản có đưa vào cú sốc về lượng vốn (kịch bản 3 và 4), nhất là dưới giả thiết không sử dụng hết các yếu tố (kịch bản 4). Trong kịch bản thứ nhất, lượng lao động (và lượng vốn) là cố định trong nền kinh tế, nhưng thay đổi tuỳ theo từng lĩnh vực. Cú sốc về cầu ở cấp độ ngành dẫn đến việc phân bổ lại yếu tố lao động từ các ngành khác tập trung vào ngành dệt, và do đó các ngành khác kia có hàm lượng giá trị gia tăng giảm đi (biết rằng lượng vốn là cố định trong từng ngành cũng như trên bình diện tổng thể). Xét giá trị tương đối, các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất là ngành luyện kim và ngành sản xuất phân bón. Xét giá trị tuyệt đối, các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất là ngành dầu khí, các ngành dịch vụ khác, ngành bất động sản, ngân hàng và viễn thông. Các kết quả này cũng còn nguyên giá trị dưới giả thiết không sử dụng hết yếu tố lao động (kịch bản 2) mặc dù là với tỷ lệ thấp hơn. 60/82 Bảng 18 : Kết quả mô phỏng – Giá trị gia tăng theo từng ngành Ngành, lĩnh vực Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 Nhóm ngành 1 10 749 -1,4 -0,7 -1,0 0,3 Trong đó Gạo 3 400 -1,9 -1,0 -0,6 1,0 Cà-phê 409 -5,1 -4,3 -7,2 -5,8 Mía đường 206 0,5 1,3 7,1 8,6 Nhóm ngành 2 15 375 0,9 2,1 8,0 10,2 Trong đó Xi măng 298 4,4 5,9 13,8 17,0 Dệt may 1 277 25,7 27,0 49,2 52,1 Hoá chất 798 -3,2 -1,6 6,6 9,6 Nhóm ngành 3 14 592 -1,3 -0,1 1,0 2,9 Trong đó Xây dựng Thương mại 2287 4 124 1,8 2,2 2,4 3,4 1,7 10,6 3,6 12,9 Vận tải 862 -3,6 -2,4 -2,3 -0,6 Ghi chú : Các giá trị của năm gốc được giới thiệu trong cột 1. Trong các cột tiếp theo, trừ trường hợp có chỉ dẫn khác, các kết quả mô phỏng được trình bày dưới dạng tỷ lệ % biến động. Trong các ngành mở cửa mạnh nhất, trừ ngành dệt may (có nhu cầu xuất khẩu tăng rất cao), tác động của việc giảm thuế hải quan và các cú sốc về cầu xuất khẩu (Kịch bản 1 và 2) là âm. Lý do là vì đồng Việt Nam lên giá làm tăng giá của các sản phẩm không trao đổi so với mức giá của sản phẩm trao đổi. Các cơ chế này là lý do giải thích cho sự suy giảm về giá trị gia tăng trong các ngành nông nghiệp trong 2 kịch bản đầu. Ngược lại, các sản phẩm không trao đổi, đặc biệt là thương mại và xây dựng lại được hưởng lợi từ sự lên giá của Đồng Việt Nam . Trong 2 kịch bản cuối (3 và 4), sự gia tăng lượng vốn trong các ngành sản xuất bù đắp lại một phần tác động tiêu cực của việc Đồng Việt Nam lên giá trong hầu hết các ngành khác. Sự gia tăng lượng vốn trong các ngành sản xuất có tác động tích cực đối với tất cả các ngành khác, đặc biệt là các ngành cung cấp sản phẩm trung gian cho các ngành sản xuất (xi măng, hóa chất...). Trong tất cả các kịch bản, nhóm ngành 2 (công nghiệp) là nhóm được hưởng lợi chính từ việc gia nhập WTO, sau đó đến nhóm ngành thứ 3 (dịch vụ), với mức hưởng lợi không đáng kể. Những sự tái phân bổ lại giữa các ngành này diễn ra cùng với sự biến động về giá của các yếu tố, đặc biệt là tỷ lệ tiền lương của các loại lao động. Các số liệu trong Bảng 19 cho thấy các cú sốc được mô phỏng tạo một sức ép rất lớn đến việc tăng lương, kế cả dưới giả thiết không sử dụng hết yếu tố lao động. Trong trường hợp này, sức ép lên thị trường lao động được giải quyết bằng việc tăng tỷ lệ tiền lương và tăng lượng lao động. 61/82 Bảng 19 : Các kết quả mô phỏng – Tỷ lệ tiền lương và nhu cầu đối với từng loại lao động Tỷ lệ biến động (%) Tỷ lệ tiền lương Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 Không có tay nghề 0,298 0,4 0,5 5,3 3,4 Có tay nghề một phần 0,606 1,5 1,0 5,8 3,7 Nam giới Có tay nghề cao 1,620 1,0 0,6 0,1 0,6 Không có tay nghề 0,179 1,1 0,8 6,3 3,9 Có tay nghề một phần 0,413 2,8 1,5 7,9 4,6 Nông thôn Nữ giới Có tay nghề cao 0,853 0,8 0,5 2,2 1,5 Không có tay nghề 0,740 2,3 1,5 6,4 4,3 Có tay nghề một phần 2,027 0,9 0,7 4,0 2,8 Nam giới Có tay nghề cao 6,288 1,2 0,7 3,3 2,1 Không có tay nghề 0,611 3,9 2,1 11,1 6,5 Có tay nghề một phần 1,542 5,2 2,7 8,5 5,0 Đô thị Nữ giới Có tay nghề cao 2,806 1,3 0,8 2,2 1,8 Nhu cầu lao động Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 Không có tay nghề 14 982 0,3 1,9 Có tay nghề một phần 2 194 0,6 2,0 Nam giới Có tay nghề cao 465 0,4 0,4 Không có tay nghề 17 235 0,5 2,1 Có tay nghề một phần 1 781 0,9 2,5 Nông thôn Nữ giới Có tay nghề cao 292 0,3 0,9 Không có tay nghề 2 783 0,9 2,4 Có tay nghề một phần 958 0,4 1,6 Nam giới Có tay nghề cao 407 0,4 1,2 Không có tay nghề 3 226 1,2 3,2 Có tay nghề một phần 899 1,5 2,6 Đô thị Nữ giới Có tay nghề cao 378 0,5 1,0 Ghi chú : : Các giá trị của năm gốc được giới thiệu trong cột 1. Trong các cột tiếp theo, trừ trường hợp có chỉ dẫn khác, các kết quả mô phỏng được trình bày dưới dạng tỷ lệ % biến động. Sức ép đối với thị trường lao động do các cú sốc được mô phỏng gây ra có mức độ mạnh hay yếu tùy theo từng loại lao động. Lao động nữ không có tay nghề hoặc hoăc có tay nghề một phần ở đô thị là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ xu hướng tăng lương, do nhu cầu về loại lao động này trong ngành dệt là rất cao : Trong các kịch bản 1 và 3 (sử dụng hết các yếu tố), mức độ tăng lương cao hơn trong các kịch bản 2 về 4 (sử dụng không hết các yếu tố) ở đó mức tăng lương thấp hơn nhưng lại kèm theo tăng nhu cầu lao động đối với các yếu tố này. Trong tất cả các kịch bản, lương của nữ giới đều tăng ở mức cao hơn nam giới (độ chênh lệch là 5 điểm trong kịch bản 3), đặc biệt là đối với lao động giản đơn hoặc có tay nghề một phần, là lực lượng lao động chiếm số lượng rất đông trong ngành dệt may. Việc gia nhập WTO sẽ góp phần giảm sự cách biệt về tiền lương giữa hai giới. 62/82 Mức độ tác động khác nhau đối với thu nhập đô thị/nông thôn và theo vùng Những biến động về giá và lượng sau đó sẽ được truyền vào mô hình mô phỏng vi mô phù hợp với các quy tắc giới thiệu trong phần trước. Thu nhập của các hộ gia đình được tạo thành từ một tập hợp các loại thu nhập khác nhau với mức biến động khác nhau tùy theo từng ngành (đối với thu nhập từ các hoạt động độc lập) hoặc yếu tố (đối với thu nhập từ các hoạt động làm công ăn lương). Tác động của các cú sốc được mô phỏng đối với ba loại thu nhập được trình bày trong Bảng 20. Tất cả các loại thu nhập đều tăng, trừ thu nhập ngoài hoạt động, vì nó phụ thuộc một phần vào lượng chuyển giao cố định từ bên ngoài và giá trị của đồng Việt Nam giảm. Thu nhập ở đô thị từ các hoạt động làm công và hoạt động độc lập có mức tăng cao nhất : Trong kịch bản cuối cùng, mức tăng này là 17,7% đối với thu nhập từ lương và 12,5% đối với thu nhập từ các hoạt động độc lập. Bảng 20 : Các kết quả kinh tế vi mô – Thu nhập của các hộ gia đình Tỷ lệ biến động (%) Thu nhập từ các hoạt động làm công ăn lương Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 Đô thị 17 737,6 2,5 4,9 6,2 13,8 Nông thôn 5 336,7 0,8 2,2 5,5 9,9 Cả nước 8 623,7 1,3 3,0 5,7 11,1 Thu nhập từ các hoạt động độc lập Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 Đô thị 15 772,2 2,9 3,1 10,7 11,8 Nông thôn 12 640,3 0,6 0,9 6,7 7,6 Cả nước 13 470,4 1,1 1,4 7,5 8,5 Thu nhập ngoài hoạt động Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 Đô thị 11 552,6 0,0 0,1 -0,3 -0,1 Nông thôn 3 994,1 0,0 0,1 -0,1 0,0 Cả nước 5 997,5 0,0 0,1 -0,2 0,0 Thu nhập theo đầu người Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 Đô thị 10 657,6 1,8 2,1 5,9 7,3 Nông thôn 5 009,3 0,4 0,7 4,1 5,0 Cả nước 6 466,4 0,8 1,1 4,6 5,6 Ghi chú : : Các giá trị của năm gốc được giới thiệu trong cột 1. Trong các cột tiếp theo, trừ trường hợp có chỉ dẫn khác, các kết quả mô phỏng được trình bày dưới dạng tỷ lệ % biến động. Ở cấp độ tập hợp, tăng thu nhập từ hoạt động dẫn đến tăng thu nhập theo đầu người cả ở khu vực nông thôn và thành thị, với mức tăng ở thành thị cao hơn : tùy theo từng kịch bản, mức tăng thu nhập theo đầu người ở đô thị cao hơn khu vực nông thôn từ 2 đến 5 lần. Mức chênh lệch này thể hiện những hệ quả tác động khác nhau giữa các ngành, lĩnh vực: các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở đô thị là những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ việc gia nhập WTO (cùng với ngành dịch vụ, trong một chừng 63/82 mực nhất định), trong khi đó tác động đối với ngành nông nghiệp, hoạt động chủ yếu ở nông thôn, nhìn chung ở mức độ thấp hơn. Thu nhập theo đầu người tăng lên sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ nghèo đói. Về vấn đề này, mô hình mô phỏng vi mô được xây dựng dựa trên các dữ liệu từ cuộc điều tra VHLSS và các dữ liệu này cho phép thực hiện phân tích cho từng vùng (Bảng 21)24. Tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh nhất trong các khu vực đô thị. Kết quả này được giải thích một phần bởi xu thế tăng lương ở đô thị (xem phần trên) và bởi vì tỷ lệ nghèo đói ở đô thị thấp hơn. Do vậy, chỉ cần tăng 1% thu nhập trung bình theo đầu người cũng đủ để làm cho tỷ lệ nghèo đói giảm mạnh : trong kịch bản 2, tăng 1% thu nhập bình quân đầu người sẽ làm giảm tỷ lệ nghèo đói xuống 3,6% ở đô thị và chỉ có 1,9% ở nông thôn. Bảng 21 : Các kết quả kinh tế vi mô - Tỷ lệ nghèo đói Tỷ lệ biến động (%) Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 Đô thị Đồng bằng sông Hồng 4,7 -2,7 -8,8 -11,7 -36,2 Đông Bắc 6,9 -4,3 -14,2 -18,6 -28,2 Tây Bắc 6,6 0,0 0,0 0,0 -14,7 Duyên hải Bắc Trung Bộ 7,0 -16,5 6,6 -10,5 -48,3 Duyên hải Nam Trung Bộ 5,2 0,0 -15,0 -6,9 -41,3 Tây Nguyên 10,0 0,0 0,0 -4,1 -14,1 Đông Nam Bộ 0,9 0,0 -10,5 -23,6 -10,5 Đồng bằng sông Mêkông 8,3 -2,9 -9,3 -0,8 -42,9 Trung bình đô thị 4,7 -3,4 -7,5 -8,4 -33,8 Nông thôn Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 Đồng bằng sông Hồng 17,5 0,1 -2,1 -8,1 -8,8 Đông Bắc 33,4 0,7 0,4 -4,6 -7,9 Tây Bắc 55,2 1,2 0,1 -2,6 -4,9 Duyên hải Bắc Trung Bộ 39,0 -1,9 -2,2 -4,5 -8,8 Duyên hải Nam Trung Bộ 25,3 -0,2 -2,5 -7,0 -8,0 Tây Nguyên 33,9 0,0 0,7 -7,8 -10,9 Đông Nam Bộ 10,0 0,3 0,3 -14,0 -18,5 Đồng bằng sông Mêkông 16,6 -2,6 -2,7 -15,6 -18,7 Trung bình nông thôn 24,6 -0,6 -1,3 -7,5 -10,3 Cả nước Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 Đồng bằng sông Hồng 14,7 -0,1 -2,5 -8,4 -10,7 Đông Bắc 28,4 0,5 -0,3 -5,2 -8,8 Tây Bắc 48,9 1,2 0,1 -2,6 -5,1 Duyên hải Bắc Trung Bộ 34,8 -2,3 -2,0 -4,7 -9,8 Duyên hải Nam Trung Bộ 19,6 -0,2 -3,4 -6,9 -10,5 Tây Nguyên 27,3 0,0 0,6 -7,4 -11,2 Đông Nam Bộ 5,1 0,3 -0,8 -15,0 -17,7 Đồng bằng sông Mêkông 15,0 -2,6 -3,5 -14,0 -21,4 Trung bình nông thôn 19,5 -0,8 -1,7 -7,5 -11,8 24 Cũng cần nhắc lại rằng mô hình EGC không mô tả sự vận hành của các thị trường ở phạm vi cả nước. Nói cách khác, mô hình được xây dựng dựa trên giả thiết hội nhập hoàn hảo các thị trường hàng hóa và yếu tố sản xuất ; những biến động về giá và lượng không khác biệt nhau giữa các vùng. Tuy nhiên, những biến động này có mức độ khác nhau về khả năng cung ứng các yếu tố sản xuất và về cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình. 64/82 Ghi chú : : Các giá trị của năm gốc được giới thiệu trong cột 1. Trong các cột tiếp theo, trừ trường hợp có chỉ dẫn khác, các kết quả mô phỏng được trình bày dưới dạng tỷ lệ % biến động. Ở cấp độ vùng, các kết quả cũng trái ngược : những vùng có nhiều lao động làm việc trong ngành dệt may có tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh nhất : tỷ lệ đói nghèo giảm mạnh nhất trong vùng Đông Nam Bộ (bao gồm cả TP HCM), đồng bằng sông Mê Kông (nơi có tỷ lệ thiếu việc làm cao) và Đông Nam Bộ. Về vấn đề bất bình đẳng (Bảng 22), tác động làm bất bình đẳng tăng lên trong 3 kịch bản đầu, và bất bình đẳng giảm xuống trong kịch bản cuối. Nhìn chung, sự gia tăng bất bình đẳng là không lơn trong giả thiết không sử dụng hết yếu tố lao động (Kịch bản 2 và 4). Lý do là vì sự phân bổ lao động gia tăng theo chiều hướng tăng dần, tức là cung cấp lao động cho những gia đình không có lao động và có thể là gia đình nghèo nhất. Bảng 22 : Các kết quả kinh tế vi mô – Hệ số Gini Tỷ lệ biến động (%) Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 Toàn quốc 40,9 41,1 41,0 41,2 40,8 0,5% 0,2% 0,7% -0,2% Đô thị 38,0 38,0 37,8 38,1 37,6 0,0% -0,5% 0,3% -1,1% Nông thôn 35,4 35,5 35,4 35,5 35,2 0,3% 0,0% 0,3% -0,6% Ghi chú : Hệ số Gini được tính toán dựa trên thu nhập theo đầu người và do đó cao hơn so với các hệ số vẫn thường được sử dụng trong các nghiên cứu về phân phối thu nhập ở Việt Nam . Các hệ số này được tính toán dựa trên mức tiêu dùng theo đầu người , do đó thấp hơn hệ số Gini vì có tính đến hiện tượng làm tròn số tiêu dùng. Sự biến đổi về tình trạng bất bình đẳng trên phạm vi toàn quốc là kết quả của sự biến đổi bất bình đẳng trong khu vực đô thị và nông thôn và giữa các vùng với nhau. Nghiên cứu sự biến đổi tình trạng bất bình đẳng trong khu vực đô thị và nông thôn cho thấy bất bình đẳng tăng rất ít, thậm chí còn có xu hướng giảm. Như vậy, hiện tượng bất bình đẳng gia tăng trên phạm vi toàn quốc chủ yếu là hệ quả của sự gia tăng bất bình đẳng giữa các vùng, gắn với hiện tượng tăng mạnh thu nhập ở đô thị (xem Bảng 20). Trong kịch bản 4, bất bình đẳng giữa đô thị-nông thôn được bù đắp bởi sự suy giảm bất bình đẳng bên trong khu vực đô thị. Sự gia tăng bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị bắt nguồn từ một cơ chế tương đối đơn giản : Các số liệu trong Bảng 21 cho thấy thu nhập từ lao động (và, trong trường hợp của kịch bản 2 và 4, từ cầu lao động) tăng ở thành thị manh hơn so với nông thôn. Điều này đúng với tất cả các loại lao động. Mức độ tác động khác nhau này xuất phát từ một cơ chế khác: lao động ở thành thị chủ yếu được sử dụng trong các ngành co mức giá trị gia tăng tăng cao sau khi gia nhập WTO. Sự chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn không phải là điều mới ở Việt Nam . Glewwe (2000) đã cho thấy rằng sự gia tăng bất bình đẳng trong những năm 1990 trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chủ yếu gắn với tình trạng bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn. Điều đã được khẳng định trong cuộc điều tra VASS (2006) cho 65/82 giai đoạn 1993-2004. Trong trường hợp gia nhập WTO, sự gia tăng này có thể không nhiều do thu nhập từ lao động tăng ở mức từ từ: tăng thu nhập từ lao động fiản đơn có mức cao hơn so với tăng thu nhập từ lao động có tay nghề. Cuói cùng, cần phải nhấn mạnh rằng, trong mô hình của chúng tôi đã đánh giá thấp tác động của cú sốc gia nhập WTO đối với tình trạng bất bình đẳng, bởi vì chúng tôi dựa trên giả thiết luân chuyển hoàn hảo của yếu tố lao động, tức là nhân công được di chuyển tự do. Giả thiết này chưa được kiểm chứng ở Việt Nam , do ở Việt Nam có những biện pháp kiểm soát đối với dòng di cư trong nước. Trong giai đoạn tới, sẽ cần phải đưa vào việc mô hình hóa quá trình tái phân bổ lao động. Kết luận Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân tích sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đặt trong khuôn khổ chung của những chính sách kinh tế, thương mại mà Việt Nam đã thực hiện trong những năm qua. Điều này cho phép chúng tôi tương đối hóa tác động của sự kiện này vì nó nằm trong cả một quá trình dài Việt Nam nỗ lực tự do hóa thương mại và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Lịch sử phát triển kinh tế thời gian qua cho thấy những Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết (ASEAN, USBTA...) đã có những tác động quan trọng đối với sự tăng trưởng của Việt Nam. Như đã nêu trong báo cáo của Abott, Bentzen và Tarp (2007), những nghiên cứu cho giai đoạn tương lai (ex ante) có xu hướng đánh giá thấp tác động của các chính sách này. Trong trường hợp của WTO, những cam kết của Việt Nam có phạm vi rất rộng, chứ không chỉ dừng lại ở một thỏa thuận cắt giảm thuế quan đơn thuần. Những cam kết này liên quan đến tất cả các ngành và lĩnh vực của nền kinh tế, điều này làm cho việc mô hình hóa tác động khó khăn hơn. Vì vậy, phần lớn các nghiên cứu thực hiện trước đây đều giới hạn ở việc đánh giá tác động về mặt thuế quan, dựa trên những giả thiết tạm thời trong bối cảnh quá trình đàm phán gia nhập chưa kết thúc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cố gắng đi xa hơn một bước trong ba lĩnh vực: - thứ nhất, nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên (cùng với CEPII/ISD, 2007) tính đến các nội dung cụ thể của Hiệp định WTO liên quan đến các cam kết tự do hóa thương mại của Việt Nam và cả các cam kết của các thành viên WTO đối với Việt Nam; - thứ hai, tính thiết thực của các kết quả nghiên cứu của chúng tôi xuất phát từ việc chúng tôi không chỉ đánh giá tác động của việc cắt giảm bảo hộ hải quan (trên thực tế, tác động này chỉ ở mức độ khiêm tốn) mà cả tác động của việc tăng nhu cầu trên thị trường nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam (tiếp cận thị trường nước ngoài tốt hơn) và tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài (điều này trước đây chưa được nghiên cứu). - cuối cùng, chúng tôi đi xa hơn một bước so với phần lớn các nghiên cứu trước đây có sử dụng các mô hình EGC, vì chúng tôi có sử dụng một mô hình mô phỏng vi mô đơn giản giúp đưa ra được giả thiết về tác nhân tiêu biểu và nghiên cứu tác động của WTO đối với tình hình phân phối thu nhập. 66/82 Những mô phỏng đầu tiên được thực hiện dựa trên mô hình mô phỏng vi mô của chúng tôi cho thấy việc gia nhập WTO sẽ có bốn loại tác động chính đối với tình hình phân phối thu nhập (lưu ý là mô hình của chúng tôi là mô hình tĩnh, không cho phép đánh giá mức tăng thu nhập tổng thể) : tăng việc làm, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp là các ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ WTO; tăng lương thực tế ; giảm tỷ lệ bất bình đẳng giữa nam và nữ ; tăng bất bình đẳng giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Trong từng lĩnh vực trên, những biến động được chỉ ra trong mô hình vẫn đi theo những xu hướng trước đây. Kết quả này không quá ngạc nhiên vì ở trên chúng tôi đã nhấn mạnh rằng WTO không phải là một cú sốc biệt lập mà nó là bước tiếp nối và nằm trong một quá trình dài Việt Nam nỗ lực hội nhập quốc tế. Chúng tôi cũng ghi nhận là các kết quả về biến động của tình trạng bất bình đẳng giữa các vùng thống nhất với các kết quả rút ra từ các công trình nghiên cứu mới đây về vấn đề này, được giới thiệu trong phần 3 của nghiên cứu của chúng tôi. Các kết quả này (là điều kiện cho các giả thiết được thực hiện trong mô hình của chúng tôi) cho thấy sự cần thiết phải áp dụng các giải pháp hỗ trợ quá trình gia nhập WTO và nắm bắt các cơ hội do WTO mang lại. Về khía cạnh này, cần tập trung vào 3 vấn đề quan trọng: - xu hướng di cư trong nước sẽ có tác động mang tính quyết định đối với sự điều chỉnh tiền lương ; dĩ nhiên, chính sách di dân mà Việt Nam áp dụng cần phải tính đến những khía cạnh xã hội khác (giảm di dân từ nông thôn ra các thành phố lớn nhằm kiểm soát sự phát triển quá mạnh của đô thị) ; nhưng xu thế tăng di dân trong nước là khó tránh khỏi trước nhu cầu phân bổ lại một cách hài hòa (không gây sức ép tiền lương quá lớn) việc làm giữa các ngành, lĩnh vực. Đơn giản hóa thủ tục đăng ký hộ khẩu là việc làm cần thiết; - cần thiết có các chính sách phát triển vùng nhằm giảm cách biệt giữa các vùng và giữa nông thôn và thành thị ; tình trạng tập trung vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào hai thành phố lớn (Hà Nội và TP HCM, là những nơi đã có nhiều việc làm) sẽ chỉ làm tăng thêm sự cách biệt này (chung tôi đã không đưa được vấn đề này vào mô hình của chúng tôi); Nhà nước cần phải có biện pháp để tái phân phối lại những lợi ích thu được từ WTO giành cho những vùng nghèo nhất (ví dụ vùng Tây Bắc) là những vùng sẽ không được hưởng lợi (thậm chí còn bị thiệt hại) từ việc gia nhập WTO; - cuối cùng, các chính sách hỗ trợ lao động mất việc làm cũng cần phải được đẩy mạnh và mở rộng, vì sau khi gia nhập WTO, những sự phân bổ lại lao động giữa các ngành, lĩnh vực sẽ có xu hướng tăng lên, và ngay trong nội bộ mỗi ngành cũng sẽ có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp, lượng việc làm trong các doanh nghiệp kém hiệu quả sẽ giảm đi (điều này chưa được đánh giá trong các mô phỏng của chúng tôi). Nghiên cứu của chúng tôi cũng gợi ý một số hướng suy nghĩ nhằm nâng cao hiểu biết về những hiện tượng này. Trước tiên, hiểu biết của chúng ta về việc làm và phương thức vận hành của thị trường lao động ở Việt Nam (kể cả vai trò của khu vực kinh tế không chính thức) vẫn còn sơ sài. Cuộc điều tra về việc làm do Tổng cục thống kê tiến hành vào tháng 8/2007 sẽ giúp chúng ta có những hiểu biết sâu hơn về vấn đề này. 67/82 Cũng cần tìm hiểu sâu hơn về ngành dệt ở nông thôn, về sự hội nhập của các hoạt động này vào ngành dệt của cả nước và về sự phản ứng của ngành này trước xu thế mở cửa thị trường. Những hiểu biết này là rất cần thiết để có thể đánh giá được chính xác tác động của WTO đối với toàn ngành dệt nói chung. Bên cạnh đó, cũng cần phải xây dựng một ma trận hạch toán xã hội (MCS) mới, cập nhật thay MCS cũ (mà một số dữ liệu đã quá cũ, có từ 10 năm trước ; xem tài khoản của các hộ gia đình), để có thể đưa vào những biến đổi mới của nền kinh tế Việt Nam. Cuối cùng, cần phải có những đánh giá sâu hơn về tác động kinh tế vi mô của việc gia nhập WTO. Những gợi ý nghiên cứu này có thể đi theo hai hướng. Một mặt, cần có những nghiên cứu theo ngành nhằm tìm hiểu một cách sâu sắc những biến chuyển trong một số ngành chủ chốt của nền kinh tế Việt Nam (tài chính, phân phối, công nghệ mới...). Mặt khác, cần đẩy mạnh những cố gắng trong việc mô hình hóa cả ở cấp độ kinh tế vĩ mô (đưa vào những biến động và những khiếm khuyết của thị trường trong mối liên hệ với các tác động có thể có của WTO – dịch vụ, cạnh tranh...), kinh tế vi mô và kết hợp vĩ mô-vi mô (đưa vào các hàm hành vi ứng xử cá nhân, các mô hình vi mô-vĩ mô tổng hợp...). 68/82 Tài liệu tham khảo Abbott P., Bentzen J. et Tarp F. (2007), « Vietnam’s WTO accession: Lessons from Past Trade Agreements », Mimeo, Central Institute of Economic Management (CIEM), Hanoi, Vietnam. Annabi N., Cissé F., Cockburn J. et Decaluwé B. (2005), « Trade Liberalisation, Growth and Poverty in Senegal : a Dynamic Microsimulation CGE Model Analysis », CIRPEE Working Paper N°05-12. Asian Development Bank et alii (2006), Vietnam Development Report 2006; Business, Joint Donor Report to the Vietnam Consultative Group Meeting, Hanoi, December. Asian Development Bank et alii (2005), Vietnam Development Report 2005; Business, Joint Donor Report to the Vietnam Consultative Group Meeting, Hanoi, December. Athukorala P. (2007), “Trade Policy Reforms and the Structure of Protection in Vietnam”, World Economy, forthcoming. Bannister G. et Thugge K. (2001), « International Trade and Poverty Alleviation », IMF Worlking Paper N°01/54. Banque mondiale (2005), Global Economic Prospects and the Developing Countries 2005, Washington, D.C., Banque mondiale. Banque mondiale (2005), Global Economic Prospects 2005, Washington D.C., The World Bank. Bchir H. M., Decreux Y., Guérin J.-L et Jean S. (2002), « MIRAGE, a Computable General Equilibrium Model for Trade Policy Analysis », CEPII, Document de Travail No. 2002-17, Décembre. Bourguignon F. (2003), « The growth elasticity of poverty reduction: explaining heterogeneity across countries and time periods », in T. Eichler et Turnovsky S., Growth and Inequality, MIT Press, Cambridge. Bridges (2006), “Vietnam nears end of long road to WTO accession”, Volume 10, Number 27, 26th July, ICTSD. Bridges (2006), “WTO members approve Vietnam’s accession”, Volume 10, Number 37, 8th November, ICTSD. CEPII/ISD (2007), Evaluation de l’impact pour le Vietnam de l’adhésion à l’OMC, Etude réalisée pour le Forum franco-vietnamien. Chaponnière, Cling J.-P et Bin (2007), « Vietnam Following in China Footsteps : The Third Wave of Emerging Asian Economies », WIDER Conference on Southern Engines of Global Grwth : China, India, Brazil and South Africa, Helsinki, 7-8 Septembre 2007. 69/82 Cling J.-P. (2006), « Commerce, croissance, pauvreté et inégalités dans les PED : une revue de littérature », Document de travail DIAL, No.DT/2006/17, Paris. Cling J.-P., De Vreyer P., Razafindrakoto M. et Roubaud F. (2004), « La croissance ne suffit pas pour réduire la pauvreté », Revue Française d’Economie, Vol. XVIII, N°3, pp. 137-187, Janvier. Cogneau D., Grimm M. et Robilliard A.-S. (2003), « L’évaluation des politiques de lutte contre la pauvreté : l’apport des techniques de micro-simulation », in Cling J.-P., Razafindrakoto M., Roubaud F., eds (2003), Les nouvelles stratégies internationales de lutte contre la pauvreté, 2ème édition, Economica/IRD, Paris, pp.383-417. Cogneau D. et Robilliard A.-S. (2001), « Croissance, distribution et pauvreté : un modèle de micro simulation en équilibre général appliqué à Madagascar», Document de travail DIAL, No.DT/2001/19, Paris. Dee P., Duc L. T. et Hiep D. T. (2005), « Evaluating Vietnam’s WTO accession in Services », Banque mondiale. Dimaranan B., Duc L. T. et Martin W. (2005), « Potential Economic Impacts of Merchandise Trade Liberalization under Viet Nam’s Accession to the WTO », GTAP Resource Center, Purdue University. Frankel J. et Rose A. (2002), « An Estimate of the Effect of Common Currencies on Trade and Income », The Quarterly Journal of Economics, pp. 437-466, Mai. Freeman R. B. (2003), « Trade Wars: The Exaggerated Impact of Trade in Economic Debate », National Bureau of Economic Research, Working Paper N°10.000, Cambridge MA, Septembre. FMI (2007), Regional Economic Outlook: Asia and Pacific, Fonds monetaire international, Washington D.C. Avril. Fukase E. et Martin W. (1999), « A Quantitative Evaluation of Vietnam’s Accession to the ASEAN Free Trade Area », Banque mondiale PRWP 2220. Fujii et Roland-Holst (2007), « How Does Vietnam’s Accession to the World Trade Organization Change the Spatial Incidence of Poverty? », United Nations University- WIDER Research Paper N°2007/12. Gide Loyrette Nouel (2007), La Lettre d’Asie du Sud-Est, N°23, Juin. Glewwe, P;, M; Gragnolati, et H. Zaman (2000). « Who Gained from Vietnam’s Boom in the 1990s? An Analysis of Poverty and Inequality Trends » Policy Research Working Paper 2275. World Bank, Policy Research Department, Washington, D.C. Goldberg P. K. et Pavicnik N. (2007), « Distributional Effects of Globalization in Developing Countries », Journal of Economic Literature 45(1), pp. 39-82. 70/82 Isik-Dikmelik (2006), « Trade Reforms and Welfare: An Ex-Post Decomposition of Income in Vietnam », World Bank Policy Research Working Paper N°4049, Novembre. Jensen H. T., Rand J. et Tarp F. (2004) A New Vietnam Social Accounting Matrix for the Year 2000, mimeo Central Institute for Economic Management, Hanoï. Jones R. W. (1971), « A Three-Factor Model in Theory, Trade and History », in J. Bhagwati, R. W. Jones, R. Mundell et J. Vanek (eds), Trade, Balance of Payments and Growth; Essays in Honor of Charles P. Kindleberger, Amsterdam, North Holland. Löfgren H., Harris R. L. et Robinson S. (2001), « A standard computable general equilibrium (CGE) model in GAMS », TMD discussion papers 75, Washington D.C., International Food Policy Research Institute (IFPRI). Mabugu R. et Chitiga M. (2007), « Poverty and Inequality Impacts of Trade Policy Reforms in South Africa», University of Pretoria, MPIA Working Paper N°2007-19. Mc Carty et Kalapesi (2003), The Economics of the “Non-market Economy” Issue, Vietnam Catfish Case Study, Mekong Economics, Hanoï. Moser K. A., Leon D. A. et Gwatkin D. R. (2005), “How does progress towards the child mortality millennium development goal affect inequalities between the poorest and least poor? Analysis of Demographic and Health Survey data”, British Medical Journal, No. 331, Novembre, pp.1180-1183. Nguyen S., Nguyen S. T. et Le Thanh L. (2007), Non-Market Economy (NME) In Viet Nam’s WTO Accession Commitments, mimeo NCIEC, septembre. Nguyen T. D. et Ezaki M. (2005), « Regional Economic Integration and its Impacts on Growth, Poverty and Income Distribution: The Case of Vietnam », Review of Urban and Regional Development Economics 17(3), pp.117-215. Niimi Y., Vasudeva-Dutta P. et Winters A. (2003), « Trade liberalisation and poverty dynamics in Vietnam », University of Sussex, PRUS Working Paper N°17. Oxfam International (2005), « Do as I say, not as I do. The unfair terms for Viet Nam’s entry to the WTO », Oxfam Briefing Paper 74, Avril. Oxfam International (2004), « Extortion at the gate. Will Viet Nam join the WTO on pro- development terms? », Oxfam Briefing Paper 67, Octobre. Pettersson H. (2005), Evaluation of VHLSS 2002 and 2004, Mimeo, Rapport soumis au PNUD, Hanoï, Octobre. Piermartini R. et Teh R. (2005), « Demystifying Modelling Methods for Trade Policy », WTO Discussion Paper N°10, Genève, Organisation mondiale du commerce. 71/82 Robilliard A.-S. et Robinson S. (2005), « Social Impact of a WTO Agreement in Indonesia », in T. Hertel et A.Winters (eds), Putting Development Back into the Doha Agenda: Poverty Impacts of a WTO Agreement, Washington D.C., World Bank. Robinson S. et Thierfelder K. (2002), « Trade liberalisation and regional integration: the search for large numbers », Australian Journal of Agricultural and Resource Economics, Vol. 46, N°4, pp. 584-604, Décembre. Roland-Holst D., Tarp F., An D. V., Thanh V. T., Huong P. L. et Minh D. H. (2002) « Vietnam’s Accession to the World Trade Organization: Economic Projections to 2020 », CIEM/NIAS Discussion Paper DP0204. Subramanian A. et Wei S. (2003), « The WTO Promotes Trade, Strongly but Unevenly », IMF Working Paper, No.03/185, Septembre. Tarp Jensen H. et Tarp F. (2005), « Trade Liberalization and Spatial Inequality: a Methodological Innovation in a Vietnamese Perspective », Review of Development Economics, 9(1), pp.69–86. Tarp Jensen H., Rand J. et Tarp F. (2004), A New Vietnam Social Accounting Matrix for the Year 2000, CIEM/NIAS, Science and Technics Publishing House, Hanoi, Vietnam. Trần T., Phạm T.L., Trudy H., Nguyến T. H., Trần Đ. T. et Tod B. (2003), “Young Lives Preliminary Report: Vietnam”, Londres: Save the Children, UK, Septembre, aryreport.pdf Trinh D. L. et Nguyen X. M. (2007), Impact social au Vietnam de l’Intégration économique internationale et de l’accession à l’OMC, mimeo Institut de Sociologie, Hanoï. Vanzetti D. et Huong P. L. (2006), « Vietnam’s Trade Policy Dilemmas », mimeo, The 9th Annual Conference on Global Economic Analysis, Addis Ababa, 15-17 Juillet. VASS - Vietnamese Academy for Social Science (2006), Vietnam Poverty Update Report 2006: Poverty and Poverty Reduction in Vietnam 1993-2004, Miméo, Hanoï, Décembre. Wade R. H. (2004), « Is Globalization Reducing Poverty and Inequality? » World Development, Vol. 32 N°4, p. 567-589, Avril. Wienman J. et alii (2006), Vietnam – the 150th WTO-Member; Implications for Industrial Policy and Export Promotion, Study No23, Bonn: German Development Institute. Winters L. A., McCulloch N. et McKay A. (2004), « Trade Liberalization and Poverty: The Evidence So Far » Journal of Economic Literature, Vol. XLII, pp. 72-115, Mars. 72/82 Wood A. (1997), « Openness and wage inequality in developing countries: the Latin American. challenge to East Asian conventional wisdom », World Bank Economic Review, N°11, pp. 33-57. 73/82 PHỤ LỤC Phụ lục A : Những cam kết chính của Việt Nam khi gia nhập WTO Phụ lục B : Phân tách MCS 2000 thành 31 ngành, lĩnh vực Phụ lục C : Quy tắc phân bổ biến động thời gian lao động Phụ lục D : Các biến liên hệ vĩ mô-vi mô Phụ lục E : Tham số của các kịch bản 74/82 Phụ lục A: Những cam kết chính của Việt Nam khi gia nhập WTO Loại chính sách Cam kết Cắt giảm thuế quan Thuế quan sẽ được cắt giảm từ 17.4 % hiện nay xuống còn 13.4 %. Thuế quan đối với nông sản sẽ cắt giảm từ 23.5 % xuống 21 %. Các quyền thương mại Tất cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều được quyền nhập khẩu và xuất khẩu, trừ những sản phẩm giành riêng cho các doanh nghiệp thương mại của Nhà nước. Quyền được chọn nhà phân phối cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Không quy định mức vốn tối thiểu đối với các doanh nghiệp thương mại. Giai đoạn chuyển tiếp được quy định đến năm 2009 giành cho người nước ngoài trong việc kinh doanh các sản phẩm dược phẩm được coi là thiết yếu đối với đời sống con người và các sản phẩm khác được coi là nhạy cảm xét trên khía cạnh đạo đức xã hội và trật tự công. Giai đoạn chuyển tiếp được quy định đến tháng 1/2011 giành cho người nước ngoài trong việc kinh doanh sản phẩm gạo. Doanh nghiệp Nhà nước Thuốc lá, sản phẩm nhạy cảm trong lĩnh vực văn hóa như báo, tạp chí, thiết bị nghe nhìn, dầu lửa, máy bay được coi là lĩnh vực độc quyềnb tự nhiên. Thuế tiêu thụ đặc biệt Trong thời hạn 3 năm tới sẽ chỉ áp dụng một mức thuế duy nhất đối với tất cả các loại bia (bia hơi, bia tươi, bia đóng chai, đóng hộp) và một mức thuế duy nhất đối với tất cả các loại đồ uống có cồn có nồng độ cồn từ 20% trở lên. Thuế quan có áp dụng hạn ngạch Thuế quan có áp dụng hạn ngạch (TRQ) được áp dụng đối với sản phẩm trứng, thuốc lá sợi, đường và muối. Mức hạn ngạch sẽ tăng 5 % /năm. Các hạn chế định lượng Bãi bỏ quy định cấm nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà, môtô có dung tích lớn, ôtô đã qua sử dụng. Hạn ngạch sản xuất (kể cả hạn ngạch nhập khẩu) đối với thuốc là điếu và thuốc lá sợi đã qua chế biến. Các hạn chế đối với xuất khẩu Kiểm soát xuất khẩu gạo vì lý do an ninh lương thực. Kiểm soát các sản phẩm đồ gỗ và khóang sản vì lý do bảo vệ môi trường và ngăn ngừa tình trạng khai thác trái phép. Các tiêu chuẩn Áp dụng các Hiệp định BTC (hàng rào kỹ thuật đối với thương mại) và SPS (quy định về vệ sinh dịch tễ và bảo vệ thực vật) ngay sau khi gia nhập. Trợ cấp cho nông nghiệp « Hộp vàng » hay các biện pháp hỗ trợ có tác động trực tiếp đối với giá hay khối lượng có giá trị 3,9 tỷ đồng cộng với trợ cấp tối thiểu minimis giành cho các nước đang phát triển tương ứng với mức hỗ trợ tối đa 10% giá trị sản xuất nông nghiệp trong nước. 75/82 Trợ cấp và các biện pháp bù trừ Áp dụng Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp bù trừ (ASMC) ngay khi gia nhập. Trong thời hạn 5 năm, xóa bỏ trợ cấp dưới hình thức trợ cấp bổ sung cho đầu tư. Các cơ chế khuyến khích Áp dụng Hiệp định TRIMS ngay khi gia nhập. Bãi bỏ các mức thuế suất ưu đãi và các mức thuế quan bổ sung gắn với tiêu chí tỷ lệ nội địa hóa. Sở hữu trí tuệ Áp dụng Hiệp định TRIPS ngay khi gia nhập. Công nghệ thông tin (IT) Ký Hiệp định quốc tế về công nghệ. Thuế quan áp dụng đối với khoảng 330 sản phẩm công nghệ thông tin sẽ được cắt giảm xuống còn 0% trong thời hạn từ 3-5 năm, hoặc 7 năm đối với một số sản phẩm. Nguồn: Vietnam Development Report 2007 (do các tác giả dịch sang tiếng Anh) 76/82 Phụ lục B : Phân tách MCS 2000 thành 31 ngành, lĩnh vực A01-RICE Rice A02-COF Coffee-bean A05-LIVSTOC Livestock and poultry A06-FOR Forestry A07-FISH Fishery A08-IRR Irrigation service A09-OASER Other agricultural services A10-OIL Crude oil, natural gas (except exploration) A11-MIN Coal, Metallic ore, Stone, Sand, gravel and other none-metallic minerals A12-FPROC Processed food A13-TOBABE Tobacco, Alcohol, beer and liquors A14-SUGAR Sugar, refined A15-CEMEN Cement A16-PAPER Paper pulp and paper products and by-products A17-FERT Fertilizer and pesticides A18-AUTO Automobiles and other transport means, Motor vehicles, motor bikes and spare parts A19-STEL Ferrous metals and products (except machinery equipment) A20-GALEAT Garment-leather A21-CHEM Chemicals A22-OMANU Other-manufacturing A23-EGW Electricity-gas-water A24-CONS Construction A25-TRADE Retail-Wholesale A26-TRANS Transportation A27-EDU Education-training A28-HEALTH Health-social-protection A29-ADMDEF Administration-social-security-defense A30-BATESCI Finance-Banking-telecom-science A31-OTHSER Other-services 77/82 Phụ lục C : Quy tắc phân bổ biến động thời gian lao động Có 2 quy tắc Quy tắc 0 - Tăng đồng bộ số giồ làm việc - Những người thất nghiệp vẫn trong tình trạng thất nghiệp Quy tắc 1 - Tăng số giời làm việc tỷ lệ với sự đóng góp cá nhân vào tình trạng « không có việc làm » Hoặc qfdisph lượng lao động « sẵn có » trong hộ gia đình h teh tỷ lệ việc làm của hộ gia đình h qf0h=teh*qfdisph lượng lao động thực tế của hộ gia đình h tại năm gốc qf1h lượng lao động thực tế được mô phỏng của hộ gia đình h α biến động gộp của lượng lao động (EGC) δ như qf1h = qf0h + δ Ràng buộc gộp : (Σh qf1h - Σh qf0h) / Σh qf0h = α Ba loại tình huống 1. Lao động có đủ việc làm toàn thời gian : teh = 1, qf0h = qfdisph 2. Lao động có việc làm bán thời gian : 0 < teh < 1, qf0h < qfdisph 3. Thất nghiệp : teh = 0, qf0h = 0, qfdisph > 0 Tăng thời gian lao động theo hai quy tắc phân bổ 0 1 Toàn thời gian δ = α.qf0h Bán thời gian δ = α.qf0h Thất nghiệp δ = 0 δ = α.Σh qf0h.[(1-teh).qfdisph/(Σh (1-teh).qfdisph)] Bài toán theo quy tắc 1 : Gán loại thu nhập từ lương nào cho những người thất nghiệp mới tìm được việc làm? Hoặc wt1h thu nhập từ lương của hộ gia đình h tại năm gốc wt0h thu nhập từ lương mô phỏng đối với hộ gia đình h β biến động tỷ lệ tiền lương (EGC) ε như wt1h = wt0h + ε Tăng thu nhập từ lương theo hai quy tắc phân bổ 0 1 Toàn thời gian ε = (α + β + αβ).wt0h Bán thời gian ε = (α + β + αβ).wt0h Thất nghiệp ε = 0 ε = (α + β + αβ).Σh wt0h.[(1-teh).qfdisph/(Σh (1- teh).qfdisph)] 78/82 Phụ lục D : Các biến liên hệ vĩ mô-vi mô Biến Dòng Diễn giải Quy mô Tương ứng vi mô Tập hợp vi mô Diễn giải VANOM-A 1 - 31 VA danh nghĩa theo ngành 31 ngành revb01 đến revb31 hhselfinc Thu nhập từ các hoạt động độc lập revimmob hhnlabinc Thu nhập ngoài hoạt động VAREA-A 32 - 62 VA thực tế theo ngành 31 ngành VANOM-F 63 -76 VA danh nghĩa theo yếu tố 14 yếu tố revterre & revdivid hhnlabinc Thu nhập ngoài hoạt động VAREA-F 77 -90 VA thực tế theo yếu tố 14 yếu tố LABOR-WF 91 - 102 Giá lao động 12 yếu tố wt1 đến wt12 hhwageinc Thu nhập từ hoạt động làm công LABOR-QF 103 -114 Lượng lao động 12 yếu tố qf1 đến qf12 hhwageinc* Thu nhập từ hoạt động làm công LABOR-U 115 - 126 Không sử dụng hết lao động 12 yếu tố LAND 127- 132 Giá đất 6 ngành CAPITAL 133 - 163 Giá vốn 31 ngành TRANSPRI 164 Chuyển giao tư nhân HH- ALL revtrpri hhnlabinc Thu nhập ngoài hoạt động TRANSPUB 165 Chuyển giao công cộng HH- ALL revtrpub hhnlabinc Thu nhập ngoài hoạt động TRANSFOR 166 Chuyển giao từ nước ngoài HH- ALL revremit hhnlabinc Thu nhập ngoài hoạt động PRICE 167 -197 Giá tiêu dùng 31 hàng hóa pbexp01 à pbexp31 hhpci Chỉ số giá tiêu dùng HHINC 198 Thu nhập bình quân hộ gia đình HH- ALL HHEXP 199 Tiêu dùng bình quân hộ gia đình HH- ALL DIRTAX 200 Thuế trực thu HH-ALL TINS 201 Tỷ lệ thuế trực thu HH- ALL * nếu có cơ sở của thị trường lao động theo giả thiết không sử dụng hết các yếu tố với tính cứng nhắc của tiền lương 79/82 Mức độ hài lòng = thu nhập đầu người trừ lạm phát theo chỉ số giá đặc thù cho mỗi hộ gia đình. hhincpc = (hhwageinc + hhselfinc + hhnlabinc)/(hhsize*hhpci) với hhwageinc = Σ wt(f) trong đó f = 1 đến 12 hhselfinc = Σ revb(a) trong đó a = 1 đến 31 hhnlabinc = revdivid + revtrpub + revtrpri + revremit + revimmob + revterre 80/82 Phụ lục E : Tham số của các kịch bản Tham số của cú sốc về giảm thuế nhập khẩu đối với từng loại sản phẩm TMSIM Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 C02-COF 1.5 0.0 0.0 0.0 0.0 C04-OCROP 4.8 -4.2 -4.2 -4.2 -4.2 C05-LIVSTOC 1.3 0.0 0.0 0.0 0.0 C06-FOR 0.0 -2.4 -2.4 -2.4 -2.4 C07-FISH 11.6 -9.5 -9.5 -9.5 -9.5 C10-OIL 14.9 0.0 0.0 0.0 0.0 C11-MIN 0.9 0.0 0.0 0.0 0.0 C12-FPROC 8.3 -16.9 -16.9 -16.9 -16.9 C13-TOBABE 34.8 -1.7 -1.7 -1.7 -1.7 C14-SUGAR 5.1 0.0 0.0 0.0 0.0 C15-CEMEN 1.0 0.0 0.0 0.0 0.0 C16-PAPER 10.5 -14.3 -14.3 -14.3 -14.3 C17-FERT 0.2 0.0 0.0 0.0 0.0 C18-AUTO 12.7 -2.4 -2.4 -2.4 -2.4 C19-STEL 1.6 0.0 0.0 0.0 0.0 C20-GALEAT 2.9 -44.8 -44.8 -44.8 -44.8 C21-CHEM 3.0 -10.0 -10.0 -10.0 -10.0 C22-OMANU 2.7 0.0 0.0 0.0 0.0 C23-EGW 17.2 0.0 0.0 0.0 0.0 Ghi chú : Các giá trị của năm cơ sở được trình bày trong cột 1. Các cột tiếp theo trình bày giá trị tỷ lệ % biến động. Nguồn : CEPII (các tác giả đã sắp xếp lại theo danh mục của mô hình) Thuế nhập khẩu áp dụng trong năm cơ sở (cột « Cơ sở »)tương ứng với mức thuế đuợc tính toán trong ma trận hạch toán xã hội (MCS) đối với mỗi sản phẩm dựa trên tỷ lệ mức thu/giá trị nhập khẩu. Như vậy, mức thuế nhập khẩu sẽ khác với mức thuế thực tế được áp dụng (Thuế Tối huệ quốc) như đã được trình bày trong Bảng 6. Sự chênh lệch này là do Việt Nam tham gia các Hiệp định về ưu đãi thuế quan và hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN thường được miễn thuế nhập khẩu. Cũng vì lý do đó, mức giảm thuế quan trong Bảng trên đây là thấp hơn so với những cam kết về giảm thuế trình bày trong Bảng 6. Ngoài ra, Bảng trên đây không nêu mức thuế quan đối với các sản phẩm không phải là sản phẩm nhập khẩu (gạo, mía đường, dịch vụ...) và còn thiếu một số dòng thuế. 81/82 Tham số của cú sốc cầu xuất khẩu thế giới đối với từng sản phẩm QEDPSIM Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 C01-RICE 0.6 -3.5 -3.5 -3.5 -3.5 C02-COF 625.0 -0.3 -0.3 -0.3 -0.3 C04-OCROP 1 180.0 -0.3 -0.3 -0.3 -0.3 C05-LIVSTOC 82.1 1.0 1.0 1.0 1.0 C06-FOR 62.3 -1.8 -1.8 -1.8 -1.8 C07-FISH 477.5 -0.2 -0.2 -0.2 -0.2 C10-OIL 4 962.9 -0.1 -0.1 -0.1 -0.1 C11-MIN 157.9 -0.1 -0.1 -0.1 -0.1 C12-FPROC 3 245.6 0.0 0.0 0.0 0.0 C13-TOBABE 33.3 0.0 0.0 0.0 0.0 C14-SUGAR 54.9 0.4 0.4 0.4 0.4 C15-CEMEN 4.0 -0.3 -0.3 -0.3 -0.3 C16-PAPER 80.9 1.3 1.3 1.3 1.3 C17-FERT 7.4 0.1 0.1 0.1 0.1 C18-AUTO 40.0 0.6 0.6 0.6 0.6 C19-STEL 95.3 0.7 0.7 0.7 0.7 C20-GALEAT 4 575.4 37.9 37.9 37.9 37.9 C21-CHEM 223.3 0.1 0.1 0.1 0.1 C22-OMANU 3 061.3 1.9 1.9 1.9 1.9 C23-EGW 149.8 -2.1 -2.1 -2.1 -2.1 Ghi chú : Các giá trị của năm cơ sở được trình bày trong cột 1. Các cột tiếp theo trình bày giá trị tỷ lệ % biến động. Nguồn : CEPII (các tác giả đã sắp xếp lại theo danh mục của mô hình) 82/82 Tham số của cú sốc đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với lượng vốn trong từng lĩnh vực QFSIM Cơ sở Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 3 Kịch bản 4 A01-RICE 112.5 0.0 0.0 0.0 0.0 A02-COF 82.0 0.0 0.0 0.0 0.0 A03-SUCAN 14.0 0.0 0.0 0.0 0.0 A04-OCROP 715.0 0.0 0.0 0.0 0.0 A05-LIVSTOC 216.6 0.0 0.0 0.0 0.0 A06-FOR 160.4 0.0 0.0 0.0 0.0 A07-FISH 472.2 0.0 0.0 0.0 0.0 A08-IRR 17.0 0.0 0.0 0.0 0.0 A09-OASER 49.5 0.0 0.0 0.0 0.0 A10-OIL 2 269.5 0.0 0.0 0.0 0.0 A11-MIN 154.5 0.0 0.0 0.0 0.0 A12-FPROC 661.6 0.0 0.0 35.0 35.0 A13-TOBABE 150.7 0.0 0.0 35.0 35.0 A14-SUGAR 118.4 0.0 0.0 35.0 35.0 A15-CEMEN 179.9 0.0 0.0 35.0 35.0 A16-PAPER 91.3 0.0 0.0 35.0 35.0 A17-FERT 96.9 0.0 0.0 35.0 35.0 A18-AUTO 232.6 0.0 0.0 35.0 35.0 A19-STEL 35.7 0.0 0.0 35.0 35.0 A20-GALEAT 586.1 0.0 0.0 35.0 35.0 A21-CHEM 326.8 0.0 0.0 35.0 35.0 A22-OMANU 872.9 0.0 0.0 35.0 35.0 A23-EGW 664.1 0.0 0.0 0.0 0.0 A24-CONS 1 044.7 0.0 0.0 0.0 0.0 A25-TRADE 1 711.5 0.0 0.0 0.0 0.0 A26-TRANS 392.8 0.0 0.0 0.0 0.0 A27-EDU 277.7 0.0 0.0 0.0 0.0 A28-HEALTH 129.2 0.0 0.0 0.0 0.0 A29-ADMDEF 137.4 0.0 0.0 0.0 0.0 A30-BATESCI 1 404.7 0.0 0.0 0.0 0.0 A31-OTHSER 1 094.9 0.0 0.0 0.0 0.0 Ghi chú : Các giá trị của năm cơ sở được trình bày trong cột 1. Các cột tiếp theo trình bày giá trị tỷ lệ % biến động. Nguồn : Tính toán của các tác giả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNC- Distributive Impact - DIAL - VN.pdf
Tài liệu liên quan