MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu có nhiều cánh rừng hỗn loài gồm nhiều loài động vật, thực vật phong phú do ở đây có đất rừng được hình thành trên mẫu chất và nhiều mẫu đá có tính chất làm cho sinh vật phát triển khá phong phú. Quá trình phát triển của thực vật làm xuất hiện nhiều tầng thảm mục dày và sinh sống của nhiều loài động vật trong rừng cũng đã dẫn đến hình thành nhiều loại đất khác nhau ở đây. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có nhiều vùng đất do tính chất lý hóa, tỉ lệ thành phần khoáng đã làm đất biến chất. Mặt khác do tác động của sinh vật, khí hậu như: lượng mưa quá nhiều làm rửa trôi tầng đất mặt và nhiệt độ quá cao làm thay đổi tính chất của đất, ánh sáng qua tán rừng đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đất và mặt đệm của đất, đã làm cho đất không còn tính chất nguyên thủy của nó nữa. Do vậy việc khoanh nuôi, phục hồi, bảo vệ, cải thiện và nâng cao độ phì cho đất rừng, từ đó nâng cao và phát triển sức sản xuất của rừng và đất rừng tại tỉnh Vũng Tàu nói chung và khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu nói riêng là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách nhằm có diện tích đất rừng mang tính chất tự nhiên của khu bảo tồn.
Xuất phát từ mục tiêu trên, được sự lãnh đạo và quản lí của trường ĐH.Nông Lâm TP.HCM, khoa Lâm nghiệp, bộ môn lâm sinh. Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Nguyễn Thị Bình, qua đợt thực tập chúng em đã thực hiện chuyên đề: “Điều tra, đánh giá đặc điểm sinh trưởng các dạng rừng, tính chất các loại đất phát triển trên nhiều loại đá, mẫu chất dưới các loại rừng thông qua một số chỉ tiêu cơ bản (D1,3bq, Hvnpq, Mbq, chất lượng, độ tàn che, độ che phủ ) của rừng.” tại khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu -Phước Bửu.
1.2 Mục đích và giới hạn thực hiện chuyên đề thông qua đợt thực tập
Qua đợt thực tập nhằm nắm được những cơ sở và phương pháp luận để nhận thức về mối quan hệ hữu cơ giữa thảm thực vật và đất rừng, qua đó để thấy rõ ảnh hưởng của đất tới rừng và ngược lại ảnh hưởng của rừng tới đất theo quan điểm:
“ Đất tốt - rừng tốt”, ngược lại “Rừng tốt - đất tốt” và “đất nào cây ấy”.
Do thời gian, kinh phí và trình độ còn hạn chế nên trong quá trình mô tả, phân tích các loại đất hình thành trên nhiều loại đá dưới các dạng rừng khác nhau còn chưa thật đầy đủ và chính xác. Rất mong quí thầy cô đóng góp ý kiến, nếu được tiếp tục nghiên cứu sẽ có kết quả tốt hơn.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận của điếu tra nghiên cứu qua đợt thực tập
Khu bảo tồn Bình Châu-Phước Bửu là khu rừng tử nhiên ven biển duy nhất còn lại ở Đông Nam Bộ mà thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tại dây có thảm thực vật khá dày và nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm. Do tác động tổng hợp của các yếu tố như: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật kể cả tác động của con người và thông qua thời gian; đã hình thành những loại đất khác nhau. Qua kết quả điều tra nghiên cứu 4 loại đất ở khu vực này là:
+ Đất feralít nâu vàng trên bazan ở vườn sưu tập
+ Đất feralít vàng xám trên phù sa cổ
Nhìn chung thì những cánh rừng hình thành trên 4 loại đất này khá là phát triển; mật độ cây rừng khá cao như rừng tự nhiên trong vườn sưu tập là 800 cây/ha, trữ lượng bình quân cho 4 khu vực là .m3/ha, xét riêng rừng tự nhiên thì độ tàn che tương đối khá cao là 0,6, có thảm thực vật dày nên tạo điều kiện cho sinh vật ( chủ yếu là vi sinh vật) phát triển làm cho độ ẩm dưới cánh rừng và trong đất tại khu vực cũng tăng theo. Đây cũng là một trong những yếu tố hình thành đất.
Từ những kết quả điều tra và kết hợp điều kiện vị trí địa lý của khu bảo tồn là nằm ven biển nên có chế độ nhiệt đới gió mùa mang tính chuyển tiếp giữa lục địa và duyên hải: nóng ẩm và có 2 mùa rõ rệt, nên tại đây cũng là tiềm năng phát triển sinh thái. Tuy nhiên bên cạnh những cánh rừng sinh trưởng, phát triển tốt còn có một vài cánh rừng có sự biến đổi khí hậu, địa hình, đã có tác động đến sự hình thành và tính chất của đất, nên cây rừng phát triển chậm thậm chí còn cằn cỗi và chết. Mặt khác cũng do vị trí của khu bảo tồn là ven biển nên có sự xâm thực của nước biển đã tạo nên những vùng đất cát đặc trưng của mẫu chất trầm tích biển, ở klhu vực này thực vật chiếm ưu thế là tràm chua.
5.2. Một số ý kiến đề xuất
Độ phì nhiêu của đất là một chỉ tiêu thể hiện được mức độ khả năng sản suất của đất, điều đó càng chứng tỏ mối quan hệ hữu cơ giữa đất và rừng hay nói cách khác ảnh hưởng của rừng tới đất và ngược lại ảnh hưởng của đất tới rừng theo đúng với quan điểm: “đất tốt thì rừng tốt” và “rừng tốt thì đất tốt”. Vậy nên thực hiện một số giải pháp sau:
- Phải duy trì hiện trạng nguyên sinh của rừng, tránh những tác động có ảnh hưởng xấu đến rừng làm mất cân bằng sinh thái rừng.
- Khôi phục và trồng thêm một số cây rừng để lắp những chỗ còn trống trong rừng.
- Trong quá trình khôi phục, cần trồng những loại cây thích nghi với từng loại đất để tăng thêm độ che phủ của rừng và không làm phá vỡ cấu trúc đất.
- Xây dựng vành đai chắn cát ven bờ biển bằng việc trồng những loại cây đa tác dụng.
Luận văn chia làm 3 chương
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3203 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Điều tra, đánh giá đặc điểm sinh trưởng các dạng rừng, tính chất các loại đất phát triển trên nhiều loại đá, mẫu chất dưới các loại rừng thông qua một số chỉ tiêu cơ bản (D1,3bq, Hvnpq, Mbq, chất lượng, độ tàn che, độ che phủ…) của rừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn:
Ban lãnh đạo trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Ban lãnh đạo khoa Lâm Nghiệp.
Phòng đạo tạo cùng toàn thể quý Thầy Cô, cán bộ công nhân viên trường Đại Học Nông Lâm đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và rèn luyện.
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Bình đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn chúng em trong quá trình thực tập.
Cảm ơn ban lãnh đạo và nhân dân Địa Phương, ban Giám đốc và tập thể công nhân viên khu Bảo Tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu đã tạo điều kiện cho chúng em sinh hoạt và học tập trong thời gian thực tập.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!
DANH SÁCH NHÓM:
NGUYỄN THANH BÌNH DOÃN THỊ THU HẰNG
VŨ THÀNH CÔNG PHẠM THỊ HẰNG
NGUYỄN NGỌC CUNG ĐẶNG ĐÌNH HIẾU
LÊ HỮU DUY NGUYỄN VĂN HOÀN
ĐỖ HUY ĐỊNH LÊ NGUYỄN THU HỒNG
CAO NAM HẢI LÊ NGUYÊN HUY
NGUYỄN VĂN HẠNH ĐIỂU CU
PHAN THỊ MỸ HẠNH NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu có nhiều cánh rừng hỗn loài gồm nhiều loài động vật, thực vật phong phú do ở đây có đất rừng được hình thành trên mẫu chất và nhiều mẫu đá có tính chất làm cho sinh vật phát triển khá phong phú. Quá trình phát triển của thực vật làm xuất hiện nhiều tầng thảm mục dày và sinh sống của nhiều loài động vật trong rừng cũng đã dẫn đến hình thành nhiều loại đất khác nhau ở đây. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có nhiều vùng đất do tính chất lý hóa, tỉ lệ thành phần khoáng đã làm đất biến chất. Mặt khác do tác động của sinh vật, khí hậu như: lượng mưa quá nhiều làm rửa trôi tầng đất mặt và nhiệt độ quá cao làm thay đổi tính chất của đất, ánh sáng qua tán rừng đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến đất và mặt đệm của đất, đã làm cho đất không còn tính chất nguyên thủy của nó nữa. Do vậy việc khoanh nuôi, phục hồi, bảo vệ, cải thiện và nâng cao độ phì cho đất rừng, từ đó nâng cao và phát triển sức sản xuất của rừng và đất rừng tại tỉnh Vũng Tàu nói chung và khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu nói riêng là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách nhằm có diện tích đất rừng mang tính chất tự nhiên của khu bảo tồn.
Xuất phát từ mục tiêu trên, được sự lãnh đạo và quản lí của trường ĐH.Nông Lâm TP.HCM, khoa Lâm nghiệp, bộ môn lâm sinh. Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Nguyễn Thị Bình, qua đợt thực tập chúng em đã thực hiện chuyên đề: “Điều tra, đánh giá đặc điểm sinh trưởng các dạng rừng, tính chất các loại đất phát triển trên nhiều loại đá, mẫu chất dưới các loại rừng thông qua một số chỉ tiêu cơ bản (D1,3bq, Hvnpq, Mbq, chất lượng, độ tàn che, độ che phủ…) của rừng.” tại khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu -Phước Bửu.
1.2 Mục đích và giới hạn thực hiện chuyên đề thông qua đợt thực tập
Qua đợt thực tập nhằm nắm được những cơ sở và phương pháp luận để nhận thức về mối quan hệ hữu cơ giữa thảm thực vật và đất rừng, qua đó để thấy rõ ảnh hưởng của đất tới rừng và ngược lại ảnh hưởng của rừng tới đất theo quan điểm:
“ Đất tốt - rừng tốt”, ngược lại “Rừng tốt - đất tốt” và “đất nào cây ấy”.
Do thời gian, kinh phí và trình độ còn hạn chế nên trong quá trình mô tả, phân tích các loại đất hình thành trên nhiều loại đá dưới các dạng rừng khác nhau còn chưa thật đầy đủ và chính xác. Rất mong quí thầy cô đóng góp ý kiến, nếu được tiếp tục nghiên cứu sẽ có kết quả tốt hơn.
PHẦN II
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ TÍNH CHẤT ĐẤT ĐAI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Đất đai là tài sản Quốc gia là tư liệu sản suất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất còn là vật mang hệ sinh thái tự nhiên và là vật thể tự nhiên được hình thành do tác động tổng hợp của các yếu tố: vị trí địa lý, khí hậu - thủy văn, địa hình – địa mạo, sinh vật (chủ yếu là thực vật), thổ nhưỡng. Đất còn là mặt bằng để phát triển kinh tế xã hội (điều kiện dân sinh – kinh tế).
Các Mác từng nói: “Đất đai là tài sản mãi mãi của loài người, là điều kiện để sinh tồn, để sản xuất ra của cải vật chất không thể thiếu được. Vì vậy đất và con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đất là tư liệu sản xuất cơ bản, phổ biến và quý báu nhất của nền sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp”. Do vậy các yếu tố nêu ở trên là điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội, đang và sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và tính chất của đất.
.
2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu có 11.293ha chạy dọc theo bờ biển thuộc địa bàn huyện Xuyên Mộc là một huyện lớn nhất tỉnh Vũng Tàu, khoảng 642,18km2, phía Đông giáp biển Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận; phía Tây giáp huyện Châu Đất và Long Đất; phía Nam giáp biển Đông; phía Bắc giáp huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
2.1.2. Địa hình – địa mạo
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu có địa hình tương đối bằng phẳng. Ở phía Tây có một vài ngọn núi cao 100m đến 150m và những quả đồi thoai thoải xen lẫn với những bàu nước ngọt tự nhiên nên thhích hợp với những loài thực vật trên những loại đất khác nhau. Các bàu, hồ nước ngọt hoang sơ ven biển như hồ Cốc, hồ Tràm, hồ Linh, bàu Bàng, bàu Nhám. Từ những ưu đãi của thiên nhiên đã tạo điều kiện cho rất nhiều loài sinh vật phát triển (chủ yếu là thực vật) nên cũng hình thành nhiều thảm thực vật. Qua đó ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành và tính chất của đất.
2.1.3. Đặc điểm về khí hậu.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt dấu từ tháng 5 đến tháng 10 thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC, tháng thấp nhất là khoảng 24,8oC, tháng cao nhất là khoảng 28,6oC. Số giờ nắng rất cao trung bình hàng năm khoảng 2300giờ. Lượng mưa trung bình hàng năm 1500 mm. Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu nằm trong vùng ít có bão.
2.1.4. Đặc điểm của thực vật đối với tính chất đất đai.
Do được hình thành trên vùng có nhiều loại đất khác nhau với tổng diện tích 11.293ha, khu bảo tồn thiên Bình Châu – Phứơc Bửu có thảm thực vật nguyên sinh vô cùng phong phú, có 113 họ, 408 chi, 661 loài, trong đó có nhiều loài rất quý hiếm, cụ thể gồm: cây gỗ cao trên 8m có 217 loài, cao 2 – 7m có 247 loài, cây bụi dưới 2m có 100 loài, dây leo có 73 loài, dược liệu có 89 loài, phong lan 14 loài, quyết thực vật 29 loài, thực vật phụ sinh 23 loài, tổ thành loài ưu thế gồm trâm, trường, dầu, thị, vên vên, làu táu, bằng lăng, lành ngạnh, kơnia, sến cát, xà cừ,… Thực vật quý hiếm: gõ đỏ, cẩm lai Bà Rịa, giáng hương, trai, trai nam, kim giao,… Chính vì có nhiều loài thực vật và thảm thực vật phong phú như vậy nên cũng đã ảnh hưởng đến tính chất đất đai.
2.1.5. Điều kiện về thổ nhưỡng.
Khu bảo tồn thiên Bình Châu – Phước Bửu gồm có những dạng đất chính sau:
+ Đất feralít nâu vàng và nâu đỏ trên bazan: Loại đất này xuất hiện chủ yếu trong vườn sưu tập, được hình thành trên đá bazan, loại đất này có đặc điểm là hàm lượng oxít sắt cao (10-11%), MgO từ 7-10%, CaO từ 8-10%, hàm lượng Na cao hơn K, trong điều kiện nhiệt đới ẩm đã phát triển thành một lớp vỏ phong hóa dày trung bình từ 20-30m, có nơi từ 40-6m và có màu nâu đỏ rực rỡ.
+ Đất cát vàng hay xám trắng trên trầm tích biển: Đất này có ở rừng tràm ngập nằm phía bắc bàu nhám, được hình thành trên trầm tích biển được hình thành bởi các điều kiện yếm khí khi chiếm ưu thế, sự ngập lụt dần theo chu kỳ của nước lợ, sự có mặt của thực vật ngập mặn và tốc độ bồi tích chậm.
+ Đất feralít vàng xám trên phù sa cổ ( Fvx): Xuất hiện yếu ở phía Nam khu bảo tồn gần bờ biển. Tại khu vực khảo sát và nghiên cứu đất này chủ yếu là rừng keo trồng, đất được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ có thành phần khoáng chủ yếu là: Fe2O3, Al2O3, MnO,…
2.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hội (điều kiện dân sinh kinh tế)
+ Về dân số: Xét trên toàn huyện Xuyên Mộc cuối năm 2002 là 128.000 người đến năm 2003 có khoảng 130.200 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,6%/năm.
+ Về kinh tế nông-lâm nghiệp của huyện Xuyên Mộc nói chung cũng như khu dân cư xung quanh khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu nói riêng: Với 80,7% diện tích đất nông lâm nghiệp, trong đó diện tích đất tốt và trung bình chiếm 61,5% nên huyện Xuyên Mộc có thế mạnh trong việc phát triền các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc biệt là cây dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu,…
- Diện tích dất lâm nghiệp của huyện Xuyên Mộc khoảng 14.757ha, chiếm khoảng 42% tổng diện tích rừng toàn tỉnh. Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu với diện tích khoảng 11.293 ha, là khu rừng nguyên sinh có giá trị lớn mà thiên nhiên ban tặng cho Vũng Tàu. Hội tụ tại đây là những động thực vật quý hiếm của cả khu Đông Nam Bộ.
- Diện tích cây trồng dài và ngắn ngày của Xuyên Mộc xếp thứ 2 toàn tỉnh, chỉ sau Châu Đức, trong đó tiêu khoảng 1.310ha, cà phê 2.583ha, điều 1.815ha, caosu 9.180ha,… Diện tích cây ngắn ngày chiếm số lượng lớn với 3.658ha bắp, 1.010ha rau, 2339ha đậu, 1.022ha đậu phộng,…
- Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng xây dựng những vùng chuyên canh để nâng cao năng suất, hiệu quả của việc sử dụng đất tổng hợp và bền vững.
Phần III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những yêu cầu và mục tiêu đã đề ra trong quá trình thực tập, cần thực hiện những nội dung chính sau:
- Đánh giá khái quát tình hình sinh trưởng của các dạng rừng, thông qua một số chỉ tiên cơ bản như: D1,3bq, Hvnbp,Gbq, trữ lượng rừng , độ tàn che, độ che phủ... có liên quan đến sự hình thành và biến đổi tính chất đất đai.
- Nhận định bước đầu về mối quan hệ giữa các yếu tố tham gia vào sự hình thành đất và lập địa tại khu vực điều tra.
- Đặc điểm và tính chất của các loại đất dưới các dạng rừng khác nhau.
- Đề xuất một số giải pháp tác động vào rừng nhằm nâng cao sức sản xuất của rừng tại địa điểm khảo sát.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Đánh giá sơ bộ, khái quát tình hình sinh trưởng của rừng trong khu vực khảo sát
+ Xác định ranh giới vùng mà có loại đất cần khảo sát, ước lượng để đưa ra diện tích khảo sát thích hợp.
+ Trên mỗi dạng lập địa ứng với mỗi loại rừng tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn, diện tích ô tiêu chuẩn:1000m2.
+ Trong ô tiêu chuẩn tiến hành đếm cây và đo các chỉ tiêu sinh trưởng của cây rừng như:
- Đo D1,3 bằng thước dây với độ chính xác 0,2 cm .
- Xác định tên cây, số lượng và tổ thành loài chủ yếu...
- Xác định độ tàn che của tán rừng cũng như độ che phủ của thảm thực vật dưới tán rừng, cây bụi và thảm mục rừng có liên quan đến tính chất đất đai tạt khu vực khảo sát.
- Đo Hvn bằng thước Blume.
3.2.2. Tiến hành đào phẩu diện và mô tả đặc điểm, tính chất và lấy mẫu các loại đất ở các dạng rừng khác nhau
Để tiến hành mô tả màu sắc, lý tính và hóa tính,tỉ lệ thành phần khoáng trong các loại đất và lấy mẫu đem về phân tích rồi để đánh giá các điều kiện và các yếu tố hình thành nên các dạng đất dưới các loại rừng khác nhau, cần phải tiến hành chọn vị trí đào phẩu diện trên giao điểm hai đường chéo của ô tiêu chuẩn. Mỗi dạng rừng đào 3 phẩu diện, tổng số có 9 phẩu diện.
- Kích thước phẩu diện,chiều dài:0.8-1.0m,chiều rộng từ: 0.6 – 0.8m, chiều sâu thẳng đứng:từ 1,0 – 1,2m.
- Nguyên tắc đào phẩu diện:Không đào phẩu diện ở gần đường đi, chọn thành phẩu diện đất đối diện với ánh nắng mặt trời,... khi đào phẩu diện đất được đổ sang hai bên,không đứng lên trên bề mặt thành phẩu diện.
- Sau khi đào phẩu diện song tiến hành phân chia tầng đất (chủ yếu dựa vào màu sắc theo hộp màu của Zakhazop ), đo độ dày tầng đất và mô tả một số đặc trưng về hình thái phẩu diện đất như: màu sắc , độ ẩm, sa cấu, độ chặt, tỉ lệ mùn,...ghi chép vào phiếu mô tả đã in sẵn cho từng phẩu diện .
- Lấy mẫu đất theo tầng đất từ dưới lên tránh lẫn lộn đất giữa các tầng để khi phân tích có kết quả chính xác hơn.Trọng lượng đất lấy khoảng 0.5 kg/tầng cho vào bịch ni lông có phiếu ghi rõ kí hiệu phẫu diện, tầng đất, độ sâu của tầng,vị trí, ngày lấy mẫu...
- Sau khi xử lý đất , tiến hành lấy mẫu bình quân của 3 phẫu diện theo từng tầng cho mỗi loại rừng rồi đem phân tích tại trung tâm phân tích thí nghiệm trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
3.2.3. Những kỹ thuật cơ bản điều tra đất ngoài thực địa
+ Xác định độ ẩm theo biểu sau.
Cấp ẩm
Cách xác định
Khô
Tay nắm đất vò vụn ra có cảm giác khô ráo
Mát
Tay nắm đất thấy mát, đất có thể vo thành cục
Ẩm
Có vân tay hiện ra khi nắm chặt cục đất
Ướt
Nắm chặt đất có nước chảy ra
+Xác định độ dày của tầng đất sản xuất:
Độ dày tầng đất (cm)
Cách xác định
<30
Mỏng
30 – 60
Trung bình
>60
Dày
+ Xác định hàm lượng mùn ,chủ yếu dựa vào màu sắc , độ xốp,hàm lượng mùn được chia làm 3 cấp:
Cấp mùn
Mùn(%)
Cách xác định
Nhiều
4
Màu đen,kết cấu viên và xốp
Trung bình
2 – 4
Màu xám đen,kết cấu viên và xốp
Ít
<2
Màu xám tro hoặc xám nhạt,kết cấu viên hơi chặt
+ Xác định sa cấu ngoài thực địa:
Tên gọi sa cấu đất
Cách xác định
Cát rời
Không thể se thành thỏi được,khô rời rạc
Cát pha
Se thành sỏi được nhưng không thành sợi,lúc khô dễ vỡ
Thịt nhẹ
Có thể se thành sợi được nhưng dễ bị đứt gãy
Thịt trung bình
Se thành thỏi có đường kính 3 cm,bị rạn nứt
Thịt nặng
Se thành thỏi đường kính 3 cm,không bị đứt đoạn
Sét
Se thành hình vòng hoàn chỉnh
+Xác định độ chặt của đất:
Cấp đánh giá
Cách xác định
Xốp
Dùng dao ấn vào đất sâu3-4 cm có đất rời ra
Hơi chặt
Ấn dao vào 1-2cm,khi rút dao ra có đất rơi theo
Chặt
Ấn dao lực mạnh ,ấn sâu không quá 1cm,rút dao ra đất rơi thành cục lớn
Rất chặt
Ấn dao lực mạnh nhưng không vào đất được
+Xác định cấu trúc đất (kết cấu đất):
Kiểu cấu
trúc đất
Ký
Hiệu
Cách xác định
Hạt
H
Hạt đất có cánh bằng phẳng ,nắm không dính vào nhau
Viên
V
Hạt đất rây dính thành từng nhóm thành hình tròn từ 1-5mm
Đoàn lạp
ĐL
Những hạt đất từ 1-5mm được gắn với nhau do kết dính
Trục khối
TK
Hạt đất dính với nhau theo trục khối thẳng đứng
3.2.4. Mô tả chất mới sinh
+Chất mới sinh hóa học như kết von,đá ong...
+ Chất mới sinh sinh học như phân chuột,giun,mối,kiến,...
+Chất xâm nhập vào như mẫu than đá,...
Chuyển lớp là sự sai khác (rõ hay không rõ) giữa các tầng về màu sắc, sa cấu, rễ cây,... là những chỉ tiêu tổng hợp nói lên mức độ phát triển và phân hóa tầng đất có thể nhận biết bằng mắt.
PHIẾU MÔ TẢ PHẨU DIỆN ĐẤT
Kí hiệu: PD. Số:
Tên đất xác định cây rừng : Mẫu chất đá mẹ:
Địa điểm khu vực khảo sát : Thực vật tự nhiên:
Vị trí phẫu diện: Ngày tả:
Độ dốc: Người điều tra:
Địa mạo:
Kí hiệu phẫu diện
Độ sâu tầng đất (cm)
Tên tầng đất
Màu sắc
Độ ẩm (%)
Mùn (%)
Sa cấu đất
Rể cây (%)
Cấu trúc
Độ chặt
Chất mới sinh
Chất xâm nhập
3.2.5. Công tác nội nghiệp
Chỉnh lý số liệu điều tra ngoại nghiệp, hệ thống lại phiếu mô tả phẫu diện các ô, mô tả thực vật vá các số liệu xử lý từ máy tính theo phương pháp tính toán thống kê phông thường.
Các chỉ tiêu thống kê cho các nhân tố điều tra như mật độ, đường kính thân cây, chiều cao lâm phần, tiết diện ngang…
-Tiết diện ngang: G=π/4 ∑di210-4
Với di là D1,3 của từng cây trong ô tiêu chuẩn.
-Trữ lượng/ô tiêu chuẩn: M= ∑G*H*f
Trong đó:f là hình số thân cây, f=0,5
H là chiều cao vút ngọn bình quân của lâm phần
3.2.6. Phương pháp phân tích đất trong phòng thí nghiệm
+ Xử lý mẫu:
Đất sau khi lấy mẫu ở rừng về đem phơi khô nơi thoáng mát(không phơi trực tiếp dưới ánh sang mặt trời dễ làm thay đổi tính chất của đất.) rãi đều đất trên nia, giấy báo, nhặt sạch rễ cây, đá vun, xác thực vật mẫu than. Bóp vụn đất cho đất kho đều. Sauk hi đất khô dung cối chày sứ giã đất và rây qua rây Φ 1mm, đối với tầng đất để xác định hàm lượng mùn rây qua rây Φ 0,25mm. Cho vào lọ có dán kí hiệu, mã số tầng đất.
+Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu lý, hóa tính của đất như: sa cấu, độ chua, % mùn, tỷ số C/N chất hữu cơ N, P, K chỉ tiêu và tổng số Ca2+, Mg2+, K+,… khả năng trao đổi (CEC), độ no bazo (BS),… cụ thể như sau:
STT
Chỉ tiêu phân tích
Đơn vị tính
Phương pháp phân tích
1
pHH2O
1:2.5
Đo PH tỷ lệ đất:nước(1:2.5
2
pHKCL
1;2.5
Đo PH tỷ lệ đất:KCL 1M (1:2.5)
3
Mùn
%
Tiurin
4
N tổng số
%
Kendan
5
P2O5 tổng số
%
So màu
6
K2O tổng số
%
Quang kế ngọn lửa
7
N dễ tiêu
mg/100g đất
Tiurin và kônônôva
8
P dễ tiêu
mg/100g đất
Bray 1
9
K2O dễ tiêu
meq/100g đất
Matlôva
10
Ca2+
meq/100g đất
Chuẩn độ bằng dung dịch Trilon B
11
Mg2+
meq/100g đất
Chuẩn độ bằng dung dịch Trilon B
12
H+
meq/100g đất
Xôlôcốp
13
AL3+
meq/100g đất
Xôlôcốp
14
BS(%)
%
Kappen-Ginôvit
15
C/N
%
Tính tỷ lệ C/N
16
Thành phần cơ giới
%
ống hút Rôbinsơn
Kết quả phân tích được tổng hợp theo các vị trí địa hình khác nhau, qua đó làm cơ sở cho việc đánh giá ảnh hưởng điều kiện canh tác của vị trí địa hình khác nhau đến sự biến đổi tính chất lý, hóa học của đất, cung cấp những thông tin để đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động, sử dụng đất hợp lý và bền vững, nhằm nâng cao khả năng sản xuất và tăng cường độ phì nhiêu của đất.
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
PHIẾU MÔ TẢ PHẨU DIỆN ĐẤT
Kí hiệu: PD. Số:1
Tên đất xác định ngoài rừng :Feralit vàng xám-granit Mẫu chất đá mẹ: Granit
Địa điểm khu vực khảo sát :Hồ Cốc Thực vật tự nhiên:Rừng IIB
Vị trí phẫu diện:Cách Hotel Vên Vên 500m Ngày tả:11/05/2009
hướng đi suối nước nóng Bình Châu Nhóm mô tả: Nhóm I
Độ dốc:Bằng phẳng (<30)
Địa mạo: Chung quanh phẫu diện có nhiều đá lớn nhô trên mặt đất.
Kí hiệu của dạng lập địa:BC B F-g 2 IIB
Chuyển lớp là có sự sai khác rõ giữa các tầng về màu sắc.
Kí hiệu phẫu diện
Độ sâu tầng đất (cm)
Tên tầng đất
Màu sắc
Độ ẩm (%)
Mùn (%)
Sa cấu đất
Rể cây (rễ/dm2)
Cấu trúc
Độ chặt
Chất mới sinh
Chất xâm nhập
PD1-BC
F-g -IIB
0-15
Tầng A
Xám đen
75
2-4
Thịt pha
cát
26-50
Hạt
Hơi chặt
Kiến
Không thấy
15-25
Tầng AB
Nâu đỏ
75
0-2
Thịt nhẹ
11-25
Viên
Hơi chặt
Kiến
Không thấy
25-120
Tầng B
Nâu đỏ
75
0-2
Thịt nhẹ
6-10
Viên
Hơi chặt
Đá cuội kết von
Không thấy
Thảm thực vật:1-2 cm
PHIẾU MÔ TẢ PHẨU DIỆN ĐẤT
Kí hiệu: PD. Số:4
Tên đất xác định ngoài rừng :Feralit đỏ nâu trên bazan Mẫu chất đá mẹ: Bazan
Địa điểm khu vực khảo sát :Khu bảo tồn Thực vật tự nhiên: Rừng IIB
Vị trí phẫu diện:Cách khu bảo tồn 1,5 km hướng Hồ Cốc Ngày tả:12/05/2009
Độ dốc:Bằng phẳng (<30) Nhóm mô tả: Nhóm I
Địa mạo:Tương đối bằng phẳng , chung quanh phẫu diện có nhiều cây nhỏ, gai.
Kí hiệu của dạng lập địa:BC B F-bz 2 IIB
Chuyển lớp là có sự sai khác rõ giữa tầng A và AB và B
Thảm thực vật:1-2 cm
Kí hiệu phẫu diện
Độ sâu tầng đất (cm)
Tên tầng đất
Màu sắc
Độ ẩm (%)
Mùn (%)
Sa cấu đất
Rể cây (rễ/dm2)
Cấu trúc
Độ chặt
Chất mới sinh
Chất xâm nhập
PD4 –BC
F-bz -IIB
0-20
Tầng A
Xám tro
80
0-2
Cát pha
11-25
Hạt
Xốp
Không thấy
Than đá
20-35
Tầng AB
Nâu đỏ
nhạt
80
0-2
Cát pha
6-10
Viên
Xốp
Trứng rắn
Không thấy
35-120
Tầng B
Nâu đỏ
đậm
80
0-2
Cát pha
1-5
Viên
Xốp
Không thấy
Không thấy
PHIẾU MÔ TẢ PHẨU DIỆN ĐẤT
Kí hiệu: PD. Số:7
Tên đất xác định ngoài rừng : Cát vàng Mẫu chất đá mẹ:
Địa điểm khu vực khảo sát :Trạm bảo tồn Thực vật tự nhiên: Rừng IIB
Vị trí phẫu diện:Cách trạm bảo tồn 40m Ngày tả:13/05/2009
Độ dốc:Bằng phẳng (<30) Nhóm mô tả: Nhóm I
Địa mạo: Tương đối bằng phẳng, chung quanh phẫu diện cây cối rậm rạp, cây nhỏ nhiều.
Kí hiệu của dạng lập địa: BC B C-V 2 IIB
Chuyển lớp là có sự sai khác không rõ giữa các tầng về màu sắc.
Thảm thực vật: 2-3 cm
Kí hiệu phẫu diện
Độ sâu tầng đất (cm)
Tên tầng đất
Màu sắc
Độ ẩm (%)
Mùn (%)
Sa cấu đất
Rể cây (rễ/dm2)
Cấu trúc
Độ chặt
Chất mới sinh
Chất xâm nhập
PD7-BC
C-V -IIB
0-20
Tầng A
Đen xám
75
2-4
Cát pha
11-25
Hạt
Xốp
Không thấy
Không thấy
20-50
Tầng B
(rửa trôi)
Xám nhạt
75
0-2
Thịt nhẹ
1-5
Hạt
Xốp
Kiến
Không thấy
50-120
Tầng B
Vàng nhạt
75
0-2
Thịt pha cát
6-10
Hạt
Xốp
Không thấy
Không thấy
PHIẾU MÔ TẢ PHẨU DIỆN ĐẤT
Kí hiệu: PD. Số:10
Tên đất xác định ngoài rừng :Feralit nâu đỏ trên bazan Mẫu chất đá mẹ: Bazan
Địa điểm khu vực khảo sát :Vườn sưu tập Thực vật tự nhiên:Rừng IIB
Vị trí phẫu diện:Sau vườn sưu tập, Ngày tả:14/05/2009
cách nhà trung tâm 200m đi về phía Bàu Nhám Nhóm mô tả: Nhóm I
Độ dốc:Bằng phẳng (<30)
Địa mạo:Tương đối bằng phẳng , chung quanh phẫu diện có nhiều cây.
Kí hiệu của dạng lập địa:BC B F-knđ 2 IIB
Chuyển lớp là có sự sai khác rõ giữa các tầng về màu sắc.
Thảm thực vật:2-3 cm
Kí hiệu phẫu diện
Độ sâu tầng đất (cm)
Tên tầng đất
Màu sắc
Độ ẩm (%)
Mùn (%)
Sa cấu đất
Rể cây (rễ/dm2)
Cấu trúc
Độ chặt
Chất mới sinh
Chất xâm nhập
PD10-BC
F-knđ -IIB
0-15
Tầng A
Đen xám
75
2-4
Thịt nhẹ
11-25
Viên
Xốp
Không thấy
Không thấy
15-20
Tầng AB
Xám đen
75
2-4
Thịt nhẹ
6-10
Viên
Xốp
Không thấy
Không thấy
20-120
Tầng B
Nâu đỏ
75
0-2
Thịt nhẹ
1-5
Viên
Hơi chặt
Không thấy
Không thấy
MỘT SỐ YẾU TỐ THAM GIA VÀO SỰ HÌNH THÀNH ĐẤT
TẠI KHU VỰC THỰC TẬP
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu có địa hình tương đối bằng phẳng, nơi này thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, với lượng mưa không cao lắm khoảng 1500mm/năm. Đây cũng là khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn của Việt Nam, có thảm thực vật khá phong phú và nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm. Từ những đặc điểm trên của khu bảo tồn thông qua thời gian cùng với sự phong hóa đá mẹ nên đã hình thành nhiều loại đất ở nơi này. Vậy đất là vật thể tự nhiên luôn biến đổi, được hình thành do sự tác động tổng hợp của khí hậu và hoạt động của các sinh vật lên mẫu chất, mức độ tác động này thay đổi theo địa hình, trong một thời gian nhất định, các yếu tố này luôn có ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau.
1. Mẫu chất
Mẫu chất là nguyên liệu cơ bản để tạo dinh dưỡng cho đất, mẫu chất với thành phần khoáng khác nhau ảnh hưởng đến thành phần cơ giới độ dày tầng đất và lý học đất như:tính thấm nước, tính dính, tính dẻo, tính trương co liên kết. Mẫu chất khác nhau ảnh hưởng đến đặc tính hóa học của đất, đá mẹ chứa Cacbonat tạo đất có phản ứng kiềm, đá chua (granit, trầm tích sa phiến) thường tạo đất có phản ứng chua (pH từ 4,5-5,5), đất trên bazan kiềm có phản ứng ít chua trung tính và giảm thành phần dinh dưỡng khoáng (Ca2+,Mg2+,K2O).
2. Khí hậu
Khí hậu tác động lên mẫu chất là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất trong quá trình hình thành đất, do khí hậu quyết định tính chất và cường độ phong hóa. Yếu tố khí hậu chính ảnh hưởng đến quá trình phong hóa là nhiệt độ và lượng mưa, do chúng quyết định sự phân bố của thực vật và tốc độ phong hóa cũng như phân giải chất hữu cơ, ảnh hưởng tốc độ phản ứng hóa học, vật lý và sinh học từ đó dẫn đến sự hình thành các loại đất khác nhau .
+Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm ở khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu không cao lắm khoảng 270C, tháng thấp nhất khoảng 24,80C tháng cao nhất khoảng 28,60C, khi nhiệt độ tăng 100C thì tốc độ phản ứng sinh hóa tăng gấp hai lần, nên tại khu bảo tồn tốc độ phản ứng sinh hóa tăng không đáng kể.
Cả hai yếu tố nhiệt độ và độ ẩm đều ảnh hưởng đến hàm lượng chất hữu cơ trong đất.Nhiệt độ và ẩm độ cao đã dẫn đến các quá trình phong hóa, rửa trôi và sự phát triển của thực vật là tối đa.
+Vai trò của nước: Lượng mưa trung bình hàng năm tại khu bảo tồn không cao lắm khoảng 1500mm/năm cùng với lượng nước có sẵn trong lòng đất đã có tác động mạnh mẽ vào quá trình hình thanh đất ở đây. Trong quá trình hình thành môi trường đất: Nước đóng vai trò là “vật mang”,”vật vận chuyển” và là nơi hòa tan.
Nước là yếu tố quan trọng trong các phản ứng phong hóa học, để phát huy tác dụng trong sự hình thành đất, nước phải thấm xuyên vào mẫu chất và đá, nước càng thấm sâu thì lớp đất thật được hình thành càng dày. Tổng lượng nước thấm vào đất không chỉ phụ thuộc vào tổng lượng mưa mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: sự phân bố mưa trong năm, nhiệt độ và bốc hơi,địa hình, khả năng thấm nước của đất
3. Địa hình
Địa hình tại khu bảo tồn tương đối bằng phẳng. Ở phía tây có 1 vài ngọn núi cao từ 100m đến 150m xen lẫn là những đồi thoai thoải nên có ảnh hưởng tới sự hình thành và tính chất nơi này. Độ cao địa hình khác nhau nhận những bức xạ nhiệt khác nhau, cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0.5-0.6oc.
Nếu càng lên cao khí hậu càng lạnh thì đất được hình thành khác với nơi thấp. Ví dụ như: dưới 1800m đất được hình thành bởi quá trình feralit, từ 1800 –2300 đất được hình thành theo quá trình mùn-axic. Địa hình còn ảnh hưởng đến chế độ gió, bốc hơi và thoát hơi nước gián tiếp ảnh hưởng tới sự hình thành đất.
4. Thời gian
Thời gian của sự hình thành đất được tính từ lúc mẫu chất bắt đầu tiếp xúc với môi trường nhất định bắt đầu tiến hành phong hóa .
Tốc dộ phong hóa : khi các yếu tố kết hợp cho sự hình thành đất, chất hữu cơ sẽ tích lũy để hình thành tầng A có màu sậm trong vòng khoảng 10 đến 20 năm, tầng B được hình thành trong khoảng 40 năm đến hang thế kỷ, sự tích lũy silicat cần hàng ngàn năm. Một loại đất có tầng đất thực sâu hơn 1m có thể phải sẽ cần thời gian hàng trăm ngàn năm.
5. Sinh vật
Khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu được thành lập vào năm 1984, thuộc địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đây là khu rừng tự nhiên ven biển duy nhất còn lại ở miền Đông Nam Bộ có giá trị về nhiều mặt, nhất là về sinh thái vì ở đây có thảm thực vật phong phú cùng với nhiều sinh vật khác góp phần vào sự hình thành đất ở khu vực này. Thực vật có khả năng tạo ra chất hữu cơ thông qua quang hợp. Cây rừng sinh trưởng làm cho đất sâu thêm do phong hóa sinh vật, phần rơi rụng và chết được trả lại cho đất xúc tiến vòng tiểu tuần hoàn sinh học. Đây là nguồn cung cấp chất hữu cơ chính cho rừng. Thực bì với tầng tán che phủ tránh xói mòn, ảnh hưởng tới sự phát triển đất, cần bảo vệ hệ sinh thái rừng tức là bảo vệ và xúc tiến quá trình hình thành đất.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận của điếu tra nghiên cứu qua đợt thực tập
Khu bảo tồn Bình Châu-Phước Bửu là khu rừng tử nhiên ven biển duy nhất còn lại ở Đông Nam Bộ mà thiên nhiên ban tặng cho tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, tại dây có thảm thực vật khá dày và nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm. Do tác động tổng hợp của các yếu tố như: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật kể cả tác động của con người và thông qua thời gian; đã hình thành những loại đất khác nhau. Qua kết quả điều tra nghiên cứu 4 loại đất ở khu vực này là:
+ Đất feralít nâu vàng trên bazan ở vườn sưu tập
+ Đất feralít vàng xám trên phù sa cổ
Nhìn chung thì những cánh rừng hình thành trên 4 loại đất này khá là phát triển; mật độ cây rừng khá cao như rừng tự nhiên trong vườn sưu tập là 800 cây/ha, trữ lượng bình quân cho 4 khu vực là….m3/ha, xét riêng rừng tự nhiên thì độ tàn che tương đối khá cao là 0,6, có thảm thực vật dày nên tạo điều kiện cho sinh vật ( chủ yếu là vi sinh vật) phát triển làm cho độ ẩm dưới cánh rừng và trong đất tại khu vực cũng tăng theo. Đây cũng là một trong những yếu tố hình thành đất.
Từ những kết quả điều tra và kết hợp điều kiện vị trí địa lý của khu bảo tồn là nằm ven biển nên có chế độ nhiệt đới gió mùa mang tính chuyển tiếp giữa lục địa và duyên hải: nóng ẩm và có 2 mùa rõ rệt, nên tại đây cũng là tiềm năng phát triển sinh thái. Tuy nhiên bên cạnh những cánh rừng sinh trưởng, phát triển tốt còn có một vài cánh rừng có sự biến đổi khí hậu, địa hình,…đã có tác động đến sự hình thành và tính chất của đất, nên cây rừng phát triển chậm thậm chí còn cằn cỗi và chết. Mặt khác cũng do vị trí của khu bảo tồn là ven biển nên có sự xâm thực của nước biển đã tạo nên những vùng đất cát đặc trưng của mẫu chất trầm tích biển, ở klhu vực này thực vật chiếm ưu thế là tràm chua.
5.2. Một số ý kiến đề xuất
Độ phì nhiêu của đất là một chỉ tiêu thể hiện được mức độ khả năng sản suất của đất, điều đó càng chứng tỏ mối quan hệ hữu cơ giữa đất và rừng hay nói cách khác ảnh hưởng của rừng tới đất và ngược lại ảnh hưởng của đất tới rừng theo đúng với quan điểm: “đất tốt thì rừng tốt” và “rừng tốt thì đất tốt”. Vậy nên thực hiện một số giải pháp sau:
Phải duy trì hiện trạng nguyên sinh của rừng, tránh những tác động có ảnh hưởng xấu đến rừng làm mất cân bằng sinh thái rừng.
Khôi phục và trồng thêm một số cây rừng để lắp những chỗ còn trống trong rừng.
Trong quá trình khôi phục, cần trồng những loại cây thích nghi với từng loại đất để tăng thêm độ che phủ của rừng và không làm phá vỡ cấu trúc đất.
Xây dựng vành đai chắn cát ven bờ biển bằng việc trồng những loại cây đa tác dụng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bo_giao_duc_va_dao_ta1_lai__2209.doc