MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích của đề tài 2
1.3 Yêu cầu của đề tài 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
Phần 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
2.1. Cơ sở lý luận 5
2.2. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên Thế giới và trong nước. 5
2.2.1. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên Thế giới 5
2.2.2. Các vấn đề môi trường nông thôn ở nước ta 10
2.3. Hịên trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh 17
2.3.1. Hiện trạng môi trường nước 17
2.3.1.1. Môi trường nước mặt 17
2.3.1.2. Hiện trạng nước biển, ven bờ 19
2.3.1.3. Hiện trạng môi trường nước thải 20
2.3.2. Hiện trạng môi trường không khí 20
2.3.3. Hiện trạng môi trường đất 21
2.3.4. Những vấn đề môi trường nổi cộm của tỉnh Quảng Ninh 22
2.4. Những chủ trương chính sách của Nhà nước nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về môi trường 22
2.4.1. Những chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân về môi trường 22
2.4.2. Những hạn chế trong nhận thức của người dân về vấn đề về môi trường, hiểu biết Luật pháp về môi trường còn hạn chế 23
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25
3.2. Địa đỉểm và thời gian nghiên cứu 25
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 25
3.2.2.Thời gian tiến hành 25
3.3. Nội dung nghiên cứu 25
3.3.1. Tình hình cơ bản của xã Quảng An 25
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã Quảng An 25
3.3.3. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp 26
3.4. Phương pháp nghiên cứu 26
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 26
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn 26
3.4.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu 26
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
4.1. Đặc điểm cơ bản của xã Quảng An 27
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 27
4.1.1.1. Vị trí địa lý 27
4.1.1.2. Địa hình địa mạo 27
4.1.1.3. Khí hậu 27
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên 28
4.1.2. Điều kiện kinh tế văn hoá xã hội 30
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 30
4.1.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm 31
4.1.3. Tình hình cơ sở hạ tầng 32
4.2. Đánh giá hiên trạng môi trường tại xã Quảng An 33
4.2.1. Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt 33
4.2.2. Vấn đề nước thải 34
4.2.3. Vấn đề rác thải 37
4.2.4. Vệ sinh môi trường 39
4.2.5. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và môi trường 43
4.2.6. Sức khoẻ và môi trường 44
4.2.7. Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường 45
4.2.8. Nhận thức của người dân địa phương về vấn đề vệ sinh môi trường 47
4.3. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp 48
4.3.1. Đánh Giá chung 48
4.3.2. Đề xuất giải pháp 49
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
5.1. Kết luận 50
5.2. Kiến nghị 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
58 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3131 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Quảng An huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại từ công nghiệp (tấn/năm)
2.510.000
1.740.000
770.000
Chất thải y tế lây nhiễm (tấn/năm)
21.000
-
-
Tỷ lệ thu gom trung bình (%)
-
71
20
Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung bình theo đầu người (kg/người/ngày)
-
0,8
0,3
Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự xuống cấp của môi trường nông thôn là do tổ chức trong lĩnh vực VSMT nông thôn còn phân tán. sự phối hợp các Bộ ngành chưa tốt. Nhà nước chưa có chính sách huy động sự tham gia đóng góp của các thành phần kinh tế để cùng với người sử dụng xây dựng công trình vệ sinh mà vẫn áp dụng cách tiếp cận dựa vào cung cấp là chính. Về pháp chế vẫn còn thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý tốt trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Đa số hộ chưa có hố xí đạt tiêu chuẩn vệ sinh, nhất là vùng bị ngập lụt, vùng ven biển nơi có mật độ ngư dân cao [11].
Hiện trạng về VSMT nông thôn vấn còn nhiều vấn đề bức xúc. Chất lượng của chúng ngày một tăng, lan tràn làm ô nhiễm đất, nước kể cả ngấm sâu dưới mặt đất hàng choc, hàng trăm mét. Ô nhiễm môi trường gây ra do con người trong hoạt động nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và do những chất thải sinh hổặt các khu vực phân bố dân cư.
2.3. Hịên trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Hiện trạng môi trường nước
2.3.1.1. Môi trường nước mặt
+ Nước sông
Theo Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể và một số vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 do khoa Địa lý, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội (2007) [15] khảo sát:
Chất lượng nước các sông chính ở phía đông tỉnh Quảng Ninh (sông Ka Long, Tiên Yên, Ba Chẽ) còn khá tốt. Sông Ka Long có hàm lượng TSS cao hơn năm trước (mùa mưa năm 2006 là 43,2mg/l, năm 2003-2005 là 5,7-28,0mg/l). Các sông Tiên Yê, Ba Chẽ chất lượng nước bị tác động mạnh vào mùa mưa do xuất hiện lũ, xói mòn rửa trôi, nước đục, màu vàng của đất, hàm lượng chất lơ lửng cao. Sông Đầm Hà, sông Hà Cối, hàm lượng TSS có xu hướng tăng, tương tự so với các năm2005, tuy nhiên cao hơn nhiều so với năm 2000-2004. Tại sông Đầm Hà, hàm lượng TSS mùa mưa là 52,41mg/l, mùa khô là 23,12mg/l, cao hơn các năm 2000-2004 1,6-5,7mg/l. Tại sông Hà Cối, hàm lượng TSS mùa mưa là 27,31mg/l, mùa khô là 27,71mg/l, cao hơn các năm 2000-2004 (1,0-8,0mg/l).
Các sông tại Hoành Bồ (sông Trới, sông Diễn Vọng ít bị ảnh hưởng của nguồn nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, khai thác khoáng sản phía thượng nguồn như than, cát… trên địa bàn nên thường xuyên có độ đục và hàm lượng TSS cao, nằm trong GHCP. Tại sông Trới, hàm lượng TSS vào mùa mưa là 51,25mg/l, mùa khô là 24,22mg/l, nằm trong GHCP, cao hơn năm trước (từ 4,2-12,8mg/l).
Các sông suối tại Cẩm Phả, Hạ Long vào mùa mưa, suối moong Cọc Sáu, ngầm Mông Dương, suối Lộ Phong vẫn bị ảnh hưởng của nước thải mỏ gây nước đục, có nhiều bùn đất và than rủa trôI ây bồi lấp dòng chảy. Tại nầm Mông Dương, hàm lượng TSS mùa khô là 579,25mg/l, vượt GHCP là 7,24 lần, mùa mưa là 279,02mg/l, vượt GHCP là 3.49 lần, coa hơn các năm trước (từ 12-115mg/l). Hàm lượng TSS tại suối Lộ Phong vào mùa mưa vượt GHCP 5,35 lần, BOD vựơt 2,48 lần.
Các sông tại Uông Bí như sông Uông, sông Sinh, sông Vàng Danh, độ đục và BOD thường cao do nước thải nhà máy điện, nước thải sinh hoạt của dân cư hai bên bờ các sông, khai thác than trên thượng nguồn sông. Trong đó chịu ảnh hưởng rõ rệt nhấtláông Vàng Danh, TSS vượt giới hạn A trên 5 lần, BOD vượt giới hạn A (tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt) gần 4 lần theo tiêu chuẩn TCVN 5942-1995. Chất lượng nước sông Sinh nằm đạt tiêu chuẩn loại B theo tiêu chuẩn TCVN 5942-1995, diễn biến hàm lượng TSS như các năm trước. Sông Uông vào mùa mưa, hàm lượng TSS là 205,2mg/l, vượt GHCP 2, 56 lần, mùa khô 152mg/l, vượt 1,9 lần so vói giới hạn cho phép, diễn biến hàm lượng TSS cao hơn năm trước 2000-2005 ()từ 11,2-121mg/l).
Nước sông tại các vùng nông thôn như sông Cầm, sông Bình Hương… nước sông bị ảnh hưởng bởi nước thải, rác thải, hoạt động sản xuất nông nghiệp (sử dụng thuốc BVTV, hoá chất, phân khoáng).
+ Nước hồ
Chất lượng nước hồ khu vực phía tâytỉnh Quảng Ninh: Đông Triều (hồ Nội Hoàng, Cổ Lễ Tân yên, Khe Ươn I, II, Rộc Chày, Yên Dưỡng, Cầu Cuốn), Uông Bí (Lán Tháp) vẫn chịu tác động mạnh của tình trạng khai thác than phía thượng nguồnvà ngay cạnh các hồ làm cho nước bị axit hoá (pH<4), nhiều hồ bị thu hẹp do đât đá thải than trôi lấp. Diện tích hồ Nội Hoàng, Cầu Cuốn bị giảm do các bãi thải mỏ bồi lấp. Kết quả quan trắc năm 2006 cho thấy, pH tại hồ Nội Hoàng rất thấp (3,6-3,8) và thấp hơn các năm 2004-2005 (4,1-6,9).
Chất lượng nước hồ khu vực phía đông tỉnh Quảng Ninh: Hồ Quất Đông, hồ Tràng Vinh cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Vào mùa khô, tại các hồ Quất Đông khi mực nước kiệt, gió mạnh, nước hồ bị xáo trộn khiến gia tăng hàm lượng TSS (mùa mưa 29,15mg/l, mùa khô là 101,1mg/l, cao hơn nhiều so với các năm trước (từ 0,8-6mg/l), vượt quá giới hạn A của TCVN 5942-1995 quy định đối với mực nước mặt ding làm nguồn cấp nước sinh hoạt.
2.3.1.2. Hiện trạng nước biển, ven bờ
Nhìn chung môi trường nước biển, ven bờ tỉnh Quảng Ninh đã có hiện tượng ô nhiễm đáng kể. Khu vực vịnh Hạ Long chủ yếu bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt và các phao nổi của các nhà bè. Hiện tượng váng dầu mỡ trong nước, chất dinh dưỡng (Nitơ, phốt pho) ở mức cao. Khu vực Cẩm Phả-Móng Dương chịu tác đọng của hoạt đọng khai thác, chế biến và vận chuyển than gây ngộ độc cao, hàm lượng TSS và dầu loang nhiều khi vượt TCCP tại các cảng than. Khu vực Vân Đồn hàm lượng TSS mùa mưa cao hơn mùa khô, đã có xuất hiện hiện tượng váng dầu (0,2-0,6mg/l). Chât lượng nước biển khu vực Trà Cổ-Móng Cái hàm lượng TSS vượt GHCP, mùa mưa (35,41mg/l) cao hơn mùa khô (30,11mg/l), cao hơn so với năm trước. Mặt nước xuất hiện váng dầu (0,107-0,321mg/l) vượt GHCP (0mg/l) tiêu chuẩn nước cho mục đích du lịch. Khu vực biển xa bờ đều xuất hiện váng dầu vượt GHCP (1,1-1,7 lần).
2.3.1.3. Hiện trạng môi trường nước thải
+ Hiện trạng nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt các khu dân cư trong tỉnh Quảng Ninh hiện nay hầu hết không qua xử lý, thoát trực tiếp ra các cống và mương thoát nước mặt và đỏ vào các vực sông hay vực biển ven bờ.
+ Hiện trạng nước thải công nghiệp: Nước thải công nghiệp tại các khu vực trong tỉnh nhìn chung đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Hàm lượng TSS của nước thải khu công nghiệp Kim Sơn vượt giới hạn loại A gần 2,0 lần. Nước thải mỏ than Vàng Danh đổ trực tiếp vào nguồn sông Vàng Danh qua hệ thống cống ngầm, nước thảI đục và có màu đen vàng, pH, TSS, Colifom vượt giới hạn cho phép của tiêu chuẩn TCVN 6980-2001: 14,33 lần; Nước thải nhà máy nhiệt điện Uông Bí có nhiệt độ cao (42-430C), TSS mùa mưa vượt giới hạn cho phép của TCVN 6984-2001; Nước thảI của Công ty XKTS II, TSS, BOD, COD vượt giới hạn A của TCVN 5942-2005 là 1,44 lần.
2.3.2. Hiện trạng môi trường không khí
Môi trường không khí ở khu vực nông thôn - miền núi và khu du lịch hàm lượng bụi lơ lửng thấp và không có dấu hiệu ô nhiễm các khí độc, mức ồn đo được nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn TCVN 5942-1998. Khu đô thị và thương mại ngành sản xuất than đã làm ảnh hưởng tới chất lượng môi trường, đặc biệt là môi trường không khí các khu đô thị như: Cẩm Phả, Hạ Long, Uông Bí, Mạo Khê, tình trạng này đã diến ra trong nhiều năm kết hợp với bụi gây ra do hoạt động khai thác và vận chuyển vật liệu xây dựng nên phần lớn trên các tuyến đường quốc lộ có phương tiện chở than và đất đá, hàm lượng bụi lơ lửng đều vượt TCCP. Các khu công nghiệp như KCN Kim Sơn, KCN Chạp Khê, KCN xã Thống Nhất và KCN Ninh Dương hàm lượng bụi vượt TCCP 1,73 lần.
Khu vực khai thác, chế biến và vận chuyển than Mạo Khê hàm lượng bụi trong môi trường không khí vượt quá TCVN 5937-2005 là 2,86 lần; hàm lượng SO2 vượt 2,4 lần.
Tại khu vực sàng tuyển than Cửa Ông, hàm lượng bụi xấp xỉ mức giới hạn cho phép của TCVN.
Kết quả quan trắc năm 2007 và 2008 của Kho Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho thấy môi trường không khí khu vực khai thác than ở thị xã Uông Bí hiện đang bị ô nhiễm rất nặng nề. Hàm lượng các khí độc trong không khí như SO2, NOx, H2S… đều cho kết quả cao ở nhiều khu vực, hàm lượng các chất này vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Các tuyến đường vận chuyển than, khu vực gần nhà máy nhiệt điện, khu khai thác than… hàm lượng bụi là rất lớn, trong đó có nhiều chất độc hại trong than, từ nhà máy nhiệt điện.
2.3.3. Hiện trạng môi trường đất
Tỉnh Quảng Ninh có đặc thù là diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp ít, chủ yếu đất lâm nghiệp. Hiện nay do nhiều nguyên nhân tỷ lệ đất trống đồi núi trọc còn nhiều, tỷ lệ rừng chồng tăng chậm chạp. Thêm vào đó việc phát triển kinh tế đã thúc đẩy quá trình lấn ra biển, phá rừng ngập mặn nhanh hơn. Điều này làm cho chất lượng của đất bị ảnh hưởng bởi xói mòn, suy thoái, rửa trôI. Đất nông nghiệp đã ít lại được sử dụng vào mục đích khác ngày càng nhiều. Khai thác than và vật liệu xây dựng đã làm cho diện tích đất bị ô nhiễm tăng lên.
Chất lượng môi trường đất của hầu hết các chỉ tiêu môi trường đất đều nằm trong TCVN cho phép ngoại trừ Cd trong đất cao có thể giải thích bởi ảnh hưởng của các hoạt động công nghiệp trong vùng, nhất là công nghiệp than.
2.3.4. Những vấn đề môi trường nổi cộm của tỉnh Quảng Ninh
Có thể nhận thấy các vấn đề môi trường bức xúc của tỉnh Quảng Ninh như sau:
- Ô nhiễm môi trường toàn diện, nghiêm trọngtại khu vực khai thác than và đới ven biển từ Đông Triều đến Mông Dương.
- Ô nhiễm môi trường đô thị và khu công nghiệp do khí thải, nước thải và chất thải rắn.
- Suy giảm rừng nhanh chóng, tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh hiện đã xuống thấp, trong đó rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh còn chiếm một tỷ lệ nhỏ. Chất lượng rừng suy giảm cả rừng đầu nguồn và rừng ngậm mặn. Tài nguyên sinh vật rừng tiếp tục suy giảm và xuống cấp. Đây chính là nguyên nhân phát sinh tai biến lũ quét ở tỉnh.
- Ô nhiễm và suy thoái môi trường đất diễn ra ở nhiều nơi từ đất rừng, đất nông nghiệp, đất ven biển, đất bãi triều.
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng tại nhiều nơi: Chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ có xu thế suy giảm (tăng độ đục, độ axit, hàm lượng các cation kim loại…). Nhiều sông, suối, dòng chảy bị bồi lấp.
- Vệ sinh môi trường nông thôn bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chất thải rắn, nước thải sinh hoạt,…
2.4. Những chủ trương chính sách của Nhà nước nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về môi trường
2.4.1. Những chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân về môi trường
Sau khi ban hành nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môI trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đầu năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ban Tuyên giáo TW tiến hành kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện nghị quyết trong thời gian qua ở các Bộ, ngành và địa phương. Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết đã cho nhiều kết quả đáng khích lệ trong hoạt động bảo vệ môi trường, tạo sự chuyển biến khá mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng xã hội. Các cấp, các ngành ở TW và địa phương đã quan tâm hơn về công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được những mục tiêu, nội dung của Nghị quyết, điều này đòi hỏi mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư phải tự giác thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với công tác này.
2.4.2. Những hạn chế trong nhận thức của người dân về vấn đề về môi trường, hiểu biết Luật pháp về môi trường còn hạn chế
Kết quả điều tra của nhóm Nâng cao nhận thức cộng đồng (chương trình SEMLA - Bộ Tài nguyên và Môi trường) tại 3 tỉnh Hà Giang, Nghệ An, Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy, nhìn chung cán bộ công chức của 3 tỉnh đều có hiểu biết chính sách pháp luật đất đai và môi trường. Sự hiểu biết của họ chủ yếu là do bản thân chủ động nghiên cứu và nghe trên phương tiện truyền thông đại chúng. Song sự tiếp cân cũng như hiểu về Luật Đất đai và Bảo vệ môi trường ở những mức độ khác nhau.
Đa số cán bộ trong cơ quan Nhà nước hiểu biết về chính sách pháp luật đất đai nhiều hơn và sâu hơn, còn Luật Bảo vệ môi trường thì các cán bộ viên chức chỉ hiểu biết ở tầm khái quát chung, Song khi đi vào chi tiết nhiều người còn chưa nắm bắt được. Ví dụ như việc phỏng vấn câu hỏi trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là trách nhiệm thuộc về ai? Tại Hà Giang có tới 80% trả lời là trách nhiệm thuộc cơ quan nhà nước, Nghệ An có 54,9% và Bà Rịa-Vngx Tàu có 53,19% có cùng câu trả lời. Trong khi đó nhiệm vụ này là của chủ dự án! Nhận thức về chính sách, pháp luật đất đai và môi trường của cộng đồng dân cư đô thị của 3 tỉnh có cao hơn cộng đồng dân cư nông thôn nhưng cũng chỉ “mạnh” về đất đai, còn mảng môi trường nhiều người hoặc chưa biết, hoặc trả lời sai ở một số câu hỏi. Ví như, việc khắc phục ô nhiễm theonhiều người thì trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý nhà nước, song trên thực tế trách nhiệm này thuộc về người gây ô nhiễm. Đây cũng là một thông tin khá quan trọng để nhóm Nâng cao nhận thức cộng đồng nghiên cứu và có phương pháp truyền thông phù hợp với đối tượng này. Tuy nhiên, ô nhiễm môi trường hiện vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi có tới 96,15% dân cư tại Hà Giang; 81,82% dân cư tại Nghệ An; 97,98% tại Bà Rịa-Vũng Tàu. Từ đó ta thấy cần thiết phải tham khảo ý kiến người dân trong đánh giá tác đọng môi trường và việc tham khảo này nên tổ chức họp dân là phù hợp nhất. Đối với cộng đồng dân cư nông thôn, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, nhiều người hiểu biết pháp luật đất đai cũng còn hạn chế ở một số nội dung như: them quyền giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn có một số người dân chưa nắm rõ về điều này. Những thông tin đó sẽ là tài liệu quan trọng để nhóm có định hướng tuyên truyền nâng cao nhận thức về chính sách, pháp luật về đất đai, môi trường tại các địa phương này.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề môI trường trên địa bàn xã Quảng An huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Xã Quảng An huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Địa đỉểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm thực tập: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
Địa điểm nghiên cứu: Địa bàn xã Quảng An, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
3.2.2.Thời gian tiến hành
Từ tháng 01/ 2010 đến tháng 05/ 2010
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Tình hình cơ bản của xã Quảng An
- Điều kiện tự nhiên.
- Điều kiện kinh tế, xã hội.
3.3.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã Quảng An
- Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt
- Vấn đề nước thải
- Vấn đề rác thải
- Vệ sinh môi trường
- Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và môi trường
- Sức khoẻ và môi trường
- Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường
- Đánh giá về sự nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường
3.3.3. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Việc thu thập và phân tích tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu là rất quan trọng nhằm giúp ta nhận biết vấn đề một cách nhanh chóng và tổng quát. Những tài liệu này là cơ sở ban đầu định hướng cho kế hoạch và triển khai các mục tiêu nghiên cứu.
Thông tin thứ cấp có thể được thu thập từ:
* Mạng internet, sách, báo…về môI trường nông thôn
* Các tài liệu trên thư viện
* Tài liệu từ các phòng thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã Quảng An.
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn
Sau khi thành lập bộ câu hỏi phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn đối với các hộ gia đình tại các xóm, thôn của xã Quảng An; Chọn ra các xóm, thôn có đặc điểm điển hình của xã để tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên khoảng 20hộ/xóm,thôn.
3.4.3. Phương pháp thống kê xử lý số liệu
Dựa trên tất cả các số liệu đã thu thập được, thống kê, tổng hợp lại toàn bộ các số liệu phục vụ cho công việc đánh giá chất lượng môi trường nông thôn tại xã Quảng An huyện Đầm Hà tỉnh Quảng Ninh.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm cơ bản của xã Quảng An
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng An nằm ở phía Bắc huyện Đầm Hà giáp ranh với các địa phương như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Bình Liêu.
- Phía Đông giáp xã Quảng Lâm, Quảng Lợi, Quảng Tân.
- Phía Nam giáp xã Dực Yên.
- Phía Tây giáp huyện Tiên Yên
Quảng An thuộc xã miền núi vùng cao của huyện Đầm Hà. Xã có tổng diện tích 5896,26 ha, và 11 thôn và 4029 nhân khẩu (2010) sống chủ yếu bằng nghề nông.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh)
4.1.1.2. Địa hình địa mạo
Quảng An mang đặc điểm của vùng núi phía Đông Bắc Bắc bộ, có địa hình miền núi cao, độ cao từ 60 – 842 m, độ dốc phổ biến 10 – 250. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối.
4.1.1.3. Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm là 22,50C, nhiệt độ trung bình cao nhất 280C vào tháng 6, tháng 7, nhiệt độ trung bình thấp nhất 14,30C vào tháng 1, tháng 2 (tháng có nhiệt độ cao nhất so với tháng có nhiệt đọ thấp nhất chênh lệch nhau tới 130C). Tổng tích ôn khoảng 68000-70000C.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 2000-2200 mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đồng đều do chịu sự chi phối chung của chế độ mưa vùng Đông Bắc Bắc Bộ, có những nét đặc trưng như sau:
Từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa khô, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 14-16% tổng lượng mưa cả năm.
Từ tháng 5 đến tháng hết tháng 10 là mùa mưa, lượng mưa lớn chiếm tới 84-86% tổng lượng mưa cả năm. Trong đó tháng 7 và tháng 8 có lượng mưa lớn nhất (chiếm gần 40% tổng lượng mưa cả năm) thời gian này thường trùng với mùa mưa nên hay xảy ra lũ, ngập úng cục bộ.
- Lượng bốc hơi và độ ẩm: Là vùng có lượng bốc hơi lớn, lượng bốc hơi trung bình nhiều năm là 700- 800 mm.
Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng4): 82 mm.
Lượng bốc hơi tháng thấp nhất (tháng1): 61 mm.
Độ ẩm không khí tháng thấp nhất là tháng 10 và tháng 11 chỉ đạt 70-75%. Độ ẩm không khí tháng cao nhất là tháng 3 và tháng 4 đạt 92%.
Nhìn chung chênh lệch lượng bốc hơi giữa các tháng trong năm ít hơn so với chênh lệch lượng mưa.
Độ ẩm không khí trên địa bàn xã Quảng An trung bình là 79-87%. Như vậy xét tổng thể xã có độ ẩm trong năm tương đối cao, tuy nhiên ở các tháng 01 và tháng 12 thường xảy ra hiện tượng hạn hán ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi trong thời gian này.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh)
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Trên địa bàn xã Quảng An có các loại đất chính như sau:
Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên Granit, đá sa phiến thạc, đá phiến thạch, đá dăm cuội kết, đất có màu vàng nâu, vàng đỏ, đỏ vàng thích hợp phát triển cây công nghiệp dài ngày như chè, quế, hồi…Ngoài ra còn có đất feralit biến đổi do trồng lúa, đất dốc tụ, đất bạc màu đất có tầng sét loang lổ, glây chua nên thích hợp cho phát triển cây trồng hàng năm ngắn ngày như lúa, ngô, đậu đỗ…
* Tài nguyên nước: Quảng An có nguồn nước mặt tương đối phong phú, với lượng mưa trung bình năm khoảng 2000-2200 mm, đây là nguồn cung cấp cho các ao, hồ phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trong xã. Ngoài ra xã còn có con suối Quảng An chảy qua, đây cũng là nguồn cung cấp nước quan trọng cho đời sống và sản xuất của nhân dân.
Nguồn nước ngầm ở đây tương đối dồi dào, nhưng hiện nay việc khai thác, sử dụng nguồn nước còn nhiều hạn chế do tập quán sinh hoạt cũng như sản xuất đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng nguồn nước nên cần phải xử lý khi đưa vào sử dụng trong sinh hoạt
* Tài nguyên rừng: Năm 2005 Quảng An có 2895,56 ha đất rừng, chiếm 49,11% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó có 924,4 ha đất rừng tự nhiên sản xuất; 1087,96 ha đất rừng trồng sản xuất; 883,2 ha đất rừng tự nhiên phòng hộ.
Rừng tự nhiên có độ che phủ tương đối khá, với các loại cây bản địa và một số loài cây gỗ quý như Lát, Đinh, Nghiến…tuy nhiên trữ lượng lâm sản không cao do trước đây đã khai thác cạn kiệt.
* Tài nguyên nhân văn: Theo số liệu thống kê, đến quý I năm 2010 dân số của xã Quảng An có 4029 người với 1031 hộ gia đình, sinh sống tại 11 thôn; Quảng An có 6 dân tộc anh em sinh sống là: Dao, Kinh, Sán Chỉ, Sán Dìu, Tày, Hoa. Đây là địa bàn bản sắc văn hoá đa dạng, người dân trong xã có truyền thống cách mạng, cần cù chịu khó, có ý thức vươn lên. (Nguồn: Trạm y tế xã Quảng An)
* Cảnh quan môi trường: Là một xã thuộc vùng núi cao Đông bắc Bắc Bộ. Tuy nhiên đến nay vấn đề môi trường đã có nhiều biến chuyển do áp lực dân số cũng như tập quán sản xuất của công đồng dân cư. Vì vậy, cần quan tâm chú ý bảo vệ nguồn nước.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh)
4.1.2. Điều kiện kinh tế văn hoá xã hội
4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Là xã thuộc vùng núi cao (thuộc xã 135) của huyện Đầm Hà nên Quảng An còn không ít những mặt khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông-Lâm-Ngư nghiệp và dịch vụ thương mại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (2001-2004) đạt 12.3%. Cụ thể:
+ Về trồng trọt: Từ năm 200 đến nay, sản xuất nông nghiệp của xã Quảng An tiếp tục phát triển ổn định do bắt đầu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng hợp lý các loại phân bón, thuốc trừ sâu và xây dựng các ô mẫu trình diễn với các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Năm 2005 đạt tổng sản lượng lương thực 2589,4 tấn, bình quân lương thực đầu người đã đạt 668 kg/người/năm.
+ Về chăn nuôi: Chăn nuôi của Quảng An tương đối phát triển, mô hình VAC ngày càng phát triển mạnh. Đến nay đàn trâu có 1090 con, đàn bò có 67 con và đang có chiều hướng gia tăng, đàn lợn có 1580 con, đàn gia cầm có khoảng 10621 co. Đàn đại gia súc chăn nuôi có phần nào mang tính chất hàng hoá.
+ Về lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp của Quảng An có 2895,56 ha. Trong những năm qua Đảng uỷ, UBND đã chỉ đạo tăng cường bảo vệ vốn rừng hiện có và làm giàu rừng thông qua việc giao khoán, khoanh nuôi tái sinh rừng, đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất.
+ Ngư nghiệp: Những năm qua do việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thuỷ sản. Xã đã thực hiện chuyển đổi 9,6 ha ao hồ để nuôi thả cá. Sản lượng hàng năm khoảng 28 tấn.
+ Tiểu thủ công nghiệp: Xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh, các nhà đầu tư, các hộ gia đình đầu tư vốn mở mang sản xuất, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Sản xuất theo quy mô công nghiệp đang từng bước được hình thành như chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, chếbiến lượng thực. Giá trị ngành tiểu thủ công nghiệp hàng năm đạt hơn 300 triệu đồng.
+ Dịch vụ, thương mại: Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động dịch vụ hàng hóa, vật tư phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Về dịch vụ xay xát, trồng lúa đạt 4.500 tấn, dịch vụ vật tư hàng hóa phân bón ước đạt 4.700 tấn.
Tổng thu dịch vụ thương mại là 1.455,0 triệu đồng (giá cố định),giá hiện hành là 1.525,0 triệu đồng = 152%KH = 128%CK.
(Nguồn: UBND xã Quảng An; Báo cáo tình hinh kinh tế xã hội năm 2009, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2010)
4.1.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm
- Dân số và phân bố: Tính đến năm 2010 dân số của Quảng An có 4209
người với tổng số là 1031 hộ sống tập trung tại 11 thôn. Tình hình biến động dân số của xã Quảng An trong 3 năm qua không lớn lắm. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hiện nay còn 1,64%.
Bảng 4.1: Quy mô từng điểm dân cư
Thôn xóm
Dân số
(khẩu)
Số hộ
(hộ)
Quy mô hộ
(người/hộ)
Hải An
505
123
4.11
Đông Thành
389
122
3.19
Thìn Thủ
449
115
3.90
An Sơn
416
97
4.29
Nà Thủng
345
86
4.01
Trúc Tùng
347
78
4.45
Làng Ngang
543
121
4.49
Nà Cáng
479
117
4.09
Nà Pá
424
101
4.20
Tầm Làng
155
34
4.56
Sán Cáu
157
37
4.24
Tổng
4209
1031
(Nguồn: Trạm Y tế xã Quảng An)
- Lao động và việc làm: Là xã nông nghiệp nên hầu hết số lao động này có việc làm quanh năm, chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ kỹ thuật còn yếu nên năng suất lao động chưa cao, phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên.
4.1.3. Tình hình cơ sở hạ tầng
+ Giao thông: Quảng An có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, tuyến đường trục chính đã được nâng cấp bê tông hoá và một số tuyến đường giao thông liên thôn thôn, nội thôn thôn đã được mở rộng nên việc đi lại, giao lưu hàng hoá của nhân dân đã thuận lợi hơn so với những năm trước đây, nhờ vậy kinh tế ngày càng phát triển.
+ Thuỷ lợi: Đến nay đã được cứng hoá một số tuyến mương như: Thìn Thủ; mương An Sơn; mương Nà Pá; Đập An Sơn; đập Thìn Thủ nên hệ thông thuỷ lợi của Quảng An đã phần nào phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong giai đoạn tới cần phải tu bổ và xây dựng một số tuyến mương, đập để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
+ Trường học: Trên địa bàn xã có trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mầm non ở trung tâm xã và các phân trườngt tiểu học ở các thôn xã trung tâm đã đáp ứng được phần nào nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh trong xã.
+ Y tế: Xã có một trạm y tế cấp 4. Trạm y tế đã duy trì chế độ khám chữa bệnh, thực hiện tốt chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân
+ Thông tin liên lạc: Hiện tại trên địa bàn Quảng An có bưu điện văn hoá xã. 95% số hộ trong xã có phương tiện nghe nhìn nên thông tin đã phần nào được cải thiện.
+ Hệ thống điện: Hiện tại Quảng An đã có điện lưới quốc gia. Xã đã thành lập hợp tác xã dịch vụ điện có cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững.
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh)
4.2. Đánh giá hiên trạng môi trường tại xã Quảng An
Sau khi hoàn thiện bộ câu hỏi phỏng vấn, đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp 155 HGĐ của 9/11 thôn trên địa bàn xã, trong đó có 18 nữ và 137 nam và thu được kết quả sau:
4.2.1. Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt
Nguồn nước mà người dân dùng cho sinh hoạt và ăn uống hằng ngày chủ yếu là nước giếng có độ sâu 6m đến 12m, trong đó có 89% HGĐ không có thiết bị lọc, số HGĐ còn lại là lọc thô sơ qua bể lắng, hay bằng cát, sỏi…trước khi đưa vào ăn uống. Mặt khác qua quan sát thực tế ta thấy nguồn nước giếng của người dân không đảm bảo vệ sinh do chuồng chăn nuôi được xây dựng sát sát khu vực giếng để tiện lấy nước phục vụ cho chăn nuôi, đồng thời đa số các HGĐ chưa có cống thải, chủ yếu cho chảy tràn hoặc cống thải lộ thiên nên sẽ không tránh khỏi nước thảI ngấm vào giếng.
Vấn đề VSMT có liên quan đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe của con người, nếu không được dùng nước sạch, VSMT kém sẽ làm gia tăng một số bệnh dịch ở người.
4.2.2. Vấn đề nước thải
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.
Nước thải từ các HGĐ chứa đựng các chất thải trong quá trình sinh hoạt của họ có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), Chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nitơ, photphat, vi khuẩn có mùi khó chịu (H2S, NH3…). Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chứa chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Trong đó vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn…).
Nước thải sinh hoạt sau khi thải ra ngoài thường trở nên tính áit vì thối rữa. Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là hàm lượng các chất hữu cơ không bền vững (dễ bị phân huỷ sinh học) cao. Các chất hữu cơ ở đây có thể có xuất sứ từ động vật hay thực vật. Các chất hữu cơ trong nước thải có thể chia thành các chất chứa nitơ và không chứa nitơ (chất hữu cơ chứa cacbon). Các hợp chất chứa nitơ chủ yếu là protein, amin, acid amin. Các hợp chất không chứa nitơ như mỡ, xà phòng, hydratcacbon, xenlulo.
Việc sử dụng các nguồn nước thải để dẫn nước thải đến nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường ở nông thôn.
Bảng 4.2: Tỷ lệ hộ gia đình có loại cống thải
Loại cống thải
Số hộ gia đình
Tỷ lệ %
Cống thải có nắp đậy
35
22.6
Cống thải lộ thiên
74
47.7
Không có cống thải
38
24.5
Loại khác
0
0
Tổng
155
100
Qua bảng tỷ lệ HGĐ có các loại cống thải và biểu đồ ta thấy đa số các HGĐ đã sử dụng cống thải để xả nước thải, tuy nhiên tỷ lệ HGĐ sử dụng loại cống thải có nắp đậy còn thấp mới chỉ chiếm 22,6% HGĐ sử dụng còn lại dùng cống thải lộ thiên không có nắp đậy hoặc chỉ đậy bằng lá, củi, tre ngói…đây là loại cống thải đây là loại cống thải được người dân sử dụng nhiều họ cho rằng việc xả nước thải qua cống thải lộ thiên khi bị tắc sẽ dễ dàng khơi thông và đỡ tốn kém khi xây dựng. Nhưng loại này sẽ gây mùi khó chịu cho các khu nhà ở đặc biệt là vào mùa nóng khi nhiệt độ lên cao như mùa hè. Còn lại khá nhiều HGĐ vẫn chưa có cống thải, những HGĐ này sau khi sử dụng nước thừa họ thải trực tiếp ra ao nhà mình hoặc thải ra sông, mương, ruộng…cạnh nhà.
Điều đáng lo ngại hơn ở đây là xóm, xã chưa có cống thải chung, chưa có nguồn tiếp nhận nước thải tập trung để xử lý nên nước thải sinh hoạt của người dân địa phương chủ yếu được thải ra các con kênh, mương, suối để pha loãng mà trên thực tế trên địa bàn xã chỉ có các dòng suối nhỏ chảy qua nên khó có thể tránh khỏi các dòng suối bị ô nhiễm. Qua quan sát tôi thấy nhiều đoạn suối, hồ trong xã có màu xanh của nước ao tù, hơn nữa ngành chăn nuôi của xã tương đối phát triển đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm bởi hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật, điều này không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan chung của xã mà còn ảnh hưởng đến các thói quen cũng như sức khỏe của bà con nông dân trong xã. Tuy nhiên để đánh giá tác động lâu dài của nước thải sinh hoạt người ta dùng nhiều phương pháp khác nhau như sinh thải học (nội dung của phương pháp này là đánh giá tổng hợp chất lượng nguồn nước lâu dài của nước thải gây nên theo tất cả các chỉ tiêu vật lý, thủy sinh trong nước và bùn cặn trong đáy).
4.2.3. Vấn đề rác thải
Đặc thù của xã Quảng An là một xã nông nghiệp thuần túy nên lượng rác thảI được tạo ra tung bình một ngày không nhiều, chủ yếu là thức ăn thừa, rác bụi, túi nilông, tro bếp và các phế phụ phẩm nông nghiệp…ước tính chỉ <5kg rác/ngày/HGĐ. Tuy ít nhưng nếu tính trên toàn xã với số dân trên 4000 người thì đây là một lượng rác không hề nhỏ. Với lượng rác này nếu không được thu gom sẽ gây ô nhiễm môi trường nông thôn nơi đây.
Bảng 4.3: Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác
Hình thức đổ rác
Số hộ gia đình
Tỷ lệ %
Đổ rác riêng
41
26.5
Đổ rác ở bãi rác chung
13
8.4
Đổ rác tuỳ nơi
101
65.2
Được thu gom theo hợp đồng dịch vụ
0
0
Tổng
155
100
Qua tỷ lệ HGĐ có các hình thức đổ rác và biểu đồ ta thấy phần lớn các gia đình đổ rác tùy nơi như đổ ven đường, bụi tre, đổ ra sông có thể đổ ngay ra vườn trước nhà ở…xã chưa có các dịch vụ thu gom rác thải. Qua bảng 4.3 ta thấy chỉ có 26,5% HGĐ có hố rác riêng, 8,4% HGĐ đổ rác ở bãi rác chung còn lại là đổ rác tùy nơi, điều này cũng phản ánh ý thức của người dân đối với vấn đề thu gom rác thải; nhiều người cho rằng việc đổ rác đúng nơi quy định sẽ mất thời gian vì hố rác chung ở xã nhà, đổ tất vào hố phân vừa có thứ để bón ruộng lại đỡ phải đi lại.
Như chúng ta đã biết ở bất cứ đâu, dù thành phố, khu công nghiệp hay nông thôn, dù ở văn phòng hay gia đình nếu rác thải không được thu gom, dọn sạch để tồn đọng lâu ngày sẽ gây ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và mĩ quan chung.
Tuy nhiên trong thực tế nhân dân ta không có thói quen phân loại rác thải sinh hoạt trước khi đổ vào hố phân dẫn tới tình trạng các loại rác khó phân hủy như túi nilon, kim loại, nhựa, gỗ… cũng bị bỏ vào hố phân. Loại chất thải ở các HGĐ chủ yếu từ sinh hoạt như rau, thực phẩm thừa…loại này được bà con tái dùng làm thức ăn chăn nuôi, chất độn chuồng hoặ từ hoạt động nông nghiệp như rơm, rạ, tro…được người dân dùng làm chất đốt nấu cơm và làm phân bón, còn các loại giấy, nhựa, chai lọ thì được tái sử dụng vào việc khác hoặc bán cho người thu mua.
4.2.4. Vệ sinh môi trường
Bảng 4.4: Tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh
Kiểu nhà vệ sinh
Số hộ gia đình
Tỷ lệ %
Không có
12
7.7
Nhà vệ sinh đất
55
35.5
Nhà vệ sinh hai ngăn
53
34.2
Nhà vệ sinh tự hoại
35
22.6
Loại khác
0
0
Tổng
155
100
Qua bảng tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh và biểu đồ ta thấy nếu xét theo tiêu chuẩn vệ sinh đối với các loại nhà tiêu của Bộ trưởng Bộ y tế (Quyết định số 08/2005/QĐ-BYT) thì chỉ có 22.6% HGĐ của xã có nhà tiêu hợp vệ sinh số còn lại chưa có nhà tiêu hoặc nhà tiêu chưa hợp vệ sinh so với 18% số HGĐ theo kết quả điều tra toàn quốc về VSMT nông thôn được công bố ngày 25/3/2008 thì đây cũng là con số không thấp.
Ta thấy có 34.2% HGĐ dùng hố xí hai ngăn nhưng hầu như là không hợp vệ sinh vì người dân không tuân theo các tiêu chuẩn của Bộ Y tế như nhà vệ sinh vẫn có ruồi nhặng, côn trùng, khi mưa nhà vệ sinh vấn bị dột, hắt nước vào vì nhà vệ sinh không có cửa, vì nhiều HGĐ lại lấy phân trong ngăn ủ ra để làm phân bón khi chưa đủ thời gian ủ (6 tháng)…
Trong 155 HGĐ được phỏng vấn có 7,7% HGĐ không có nhà vệ sinh đây là những hộ nghèo, hộ người già của xã.
Theo kết quả phỏng vấn các HGĐ trong xã có 14% HGĐ đặt chuồng trại tách riêng nhưng nhà vệ sinh liền kề khu nhà ở đây là những HGĐ có quy mô chăn nuôi lớn hoặc chăn nuôi đại gia súc; Còn lại 38% hộ có chuồng nuôi và nhà vệ sinh liền kề khu nhà ở điều này tạo điều kiện cho ruồi muỗi phát triển đặc biệt là vào mùa nóng, còn lại 37,4% HGĐ có cả nhà vệ sinh và chuồng nuôi tách riêng khu nhà ở đó là những HGĐ có hố xí đất và chăn nuôi trâu, bò.Qua đó ta thấy việc xây dựng chuồng trại, nhà vệ sinh chưa có quy hoạch, chưa hợp vệ sinh.
Bảng 4.5: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh
Nguồn tiếp nhận
Số hộ gia đình
Tỷ lệ %
Cống thải chung
0
0
Ngấm xuống đất
92
59.4
Ao làng
18
11.6
Bể tự hoại
36
23.2
Nơi khác
9
5.8
Tổng
155
100
Dựa trên bảng các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh và biểu đồ ta thấy xã hiện vẫn chưa có cống thải chung nên nước thải từ nhà vệ sinh được người dân thải tràn ra vườn rồi ngấm xuống đất với tỷ lệ 59,4% HGĐ, nhà nào có nhà vệ sinh tự hoại thì thải vào bể tự hoại số đó chiếm 23,2% một số HGĐ lại thải vào hầm bioga hoặc xây một hỗ chứa cho nươc thải ngấm sang dùng làm phân bón cho rau, cây trồng. Nước thải nhà vệ sinh ngấm xuống đất sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm mà người dân ở đây chủ yếu là dùng nước giếng cho sinh hoạt ăn uống vì vậy các cấp chính quyền cần có biện pháp khắc phục như xây dựng, lắp đặt hệ thống cống thải chung của địa phương để xử lý.
4.2.5. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và môi trường
Bảng 4. 6: Tỷ lệ các loại phân bón được các hộ gia đình sử dụng
Loại phân bón
Số hộ gia đình
Tỷ lệ %
Không dùng
4
2.6
Phân hoá học
90
58.1
Phân vi sinh
0
0.0
Phân hữu cơ nguyên chất
19
12.3
Các loại phân ủ
42
27.1
Loại khác
0
0
Tổng
155
100
Qua bảng tỷ lệ các loại phân bón được các HGĐ thường dùng và biểu đồ ta thấy phân hóa học sử dụng thường xuyên nhất và chiếm tới 58,1% số HGĐ, ngoài ra họ có dùng thêm phân tươi hoặc phân đã ủ . Trên địa bàn xã có tới 12,3% số HGĐ vẫn có thói quen sử dụng phân tươi bón cho cây trồng họ cho rằng sử dụng phân tươicây trồng sẽ dễ hấp thụ, cho năng suất cao, hơn nữa phân này sẵn có nên đỡ tốn kém ; có 27,1% HGĐ thường dùng phân đã ủ, đây là những gia đình chăn nuôi gia súc với lượng lớn, trong đó một số hộ sử dụng phân để thu hồi nhiệt bằng hầm bioga và dùng nước phân làm nước tưới cho cây trồng, một số HGĐ còn lại đem phân ra ủ đến mùa đưa ra đón lúa và hoa màu.
Những số liệu trên chỉ mang tính tương đối vì người dân không chỉ dùng một loại phân mà họ kết hợp nhiều loại để đạt hiệu quả kinh tế.
Một số vấn đề cũng khá bức xúc ở đây là để tăng năng suất cây trồng và hoa màu người nông dân thường sử dụng một lượng khá lớn thuốc bảo vệ thực vật, song các loại hóa chất này ít nhiều đều độc hại với người, các vật nuôi và môi trường sống. Mỗi khi đến mùa vụ người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với lượng khá lớn nhưng họ lại có thói quen sau khi pha chế thuốc họ vứt vỏ, bao bì, túi nilon, chai lọ thủy tinh, chai nhựa chứa thuốc bảo vệ thực vật ngay ở ruộng vườn, kênh rạch mà đây là nguồn dẫn nước tưới cho cây trồng cũng là nơi mà bà con nông dân thường rửa chân tay trước khi làm đồng về và là nguồn nước cho gia súc uống.
4.2.6. Sức khoẻ và môi trường
Qua quá trình tìm hiểu tôi thấy trên địa bàn xã chưa xảy ra sự cố môi trường nên người dân ở đây chưa phải gánh chịu hậu quả về sự cố môi trường.
Nhưng xã thuộc khu vực vùng sâu nên nhận thức còn yếu kém, cuộc sống chưa ổn định cho nên người dân người dân chưa nắm bắt được tầm quan trọng của VSMT đối với sức khỏe của bản thân. Đồng thời người dân địa phương chưa có thói quen đi khám bệnh định kỳ, họ chỉ đến các cơ sở y tế khi có bệnh cần sự giúp đỡ của Y tế.
4.2.7. Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường
Hầu hết các HGĐ đều nhận được thông tin về VSMT nhưng đây là nguồn thông tin không được cung cấp thường xuyên. Các gia đình nói chỉ quan tâm đến vấn đề VSMT từ khi các dịch bệnh xảy ra như dịch cúm gà, bệnh dịch tả…Và đa số nguồn thông tin này người dân tiếp nhận qua đài, tivi, đài phát tahnh của địa phương; ở xã chưa có các phong trào tuyên truyền cổ động về VSMT. Điều này cho thấy xã vẫn chưa quan tâm nhiều đến các vấn đề môi trường, dẫn đến tình trạng người dân có rất ít kiến thức về môi trường nói chung và VSMT nói chung.
Đối với các chính sách xã chỉ mới áp dụng phương pháp sản xuất VAC chưa áp dụng phương pháp cho bà con giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhưng vẫn khống chế được sâu bệnh như phương pháp IPM (quản lý dịch hại tổng hợp).
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc cần làm gì để cải thiện điều kiện VSMT thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.7: Ý kiến về việc cải thiện điều kiện môi trường
Ý kiến
Số hộ gia đình
Tỷ lệ %
Nhận thức
91
58.7
Thu gom chất thải
55
35.5
Quản lý của nhà nước
9
5.8
Ý kiến khác
0
0
Tổng
155
100
Qua bảng 4.7 và biểu đồ ta thấy để cải thiện điều kiện môi trường nông thôn có các ý kiến như sau 5,8 % cần có sự quản lý của nhà nước.
58,7% ý kiến cho rằng cần nâng cao nhận thức của người dân
35,5% cần phải thu gom chất thải
Như vậy quan điểm, nhận thức về VSMT của mỗi người là khác nhau, có người thì cho rằng nhà nước, các cấp, các ngành mới có thể cải thiện được môi trường nhưng cũng có người nhận thức rằng ý thức giữ gìn VSMT mới là quan trọng và thiết thực, nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng nên có các dịch vụ thu gom chất thải để môi trường được sạch sẽ hơn. Đó là quan điểm của người dân nhưng để cải thiện được điều kiện môi trường thì cần có sự phối kết hợp của nhân dân, các cấp chính quyền địa phương cũng như sự quan tâm quản lý của nhà nước.
4.2.8. Nhận thức của người dân địa phương về vấn đề vệ sinh môi trường
Bảng 4.8. Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường
Nội dung phỏng vấn
Trả lời đúng
Trả lời sai
Không biết
Số người
%
Số người
%
Số người
%
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có gây ô nhiễm môi trường không?
97
62.6
15
9.7
43
27.7
Nước thải từ sinh hoạt có gây ô nhiễm môi trường không?
115
74.2
16
10.3
24
15.5
Nước thải bệnh viện có gây ô nhiễm môi trường không?
113
72.9
7
4.5
35
22.6
Phế phụ phẩm có gây ô nhiễm môi trường không?
103
66.5
17
11.0
35
22.6
Dân cư tâp trung xung quanh bãi rác tập trung có thường hay mắc bệnh không?
101
65.2
20
12.9
34
21.9
Thông tin đại chúng
109
70.3
17
11.0
29
18.7
Hiểu khái niệm môi trường
49
31.6
27
17.4
79
51.0
Kể tên nguồn gây ô nhiễm môi trường?
77
49.7
11
7.1
67
43.2
Biết luật, nghị định
6
3.9
0
0.0
149
96.1
Ở địa phương có dự án đầu tư về môi trường không?
47
30.3
66
42.6
42
27.1
Tổng
Tiến hành phát 155 phiếu điều tra trên địa bàn xã với 9/11 thôn, tại các thôn công tác điều tra gần như trực tiếp gặp người dân tại HGĐ để phát phiếu phỏng vấn.
Qua phỏng vấn sự hiểu biết của người dân về các luật, nghị định, các khái niệm môi trường ta thấy người dân hiểu biết là rất ít, hầu như không trả lời được hoặc trả lời sai hoặc không biết. Nguyên nhân một phần là tại địa phương công tác truyền thông môi trường còn nhiều yếu kém, chưa phổ biến kiến thức cần thiết cho người dân. Gần như chưa có các hoạt động phổ biến kiến thức về môi trường, do vậy số người hiểu biết là rất thấp. Chính vì vậy công tác bảo vệ môi trường tại địa phương gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được những điều kiện mà nhà nước đặt ra.
Khi phỏng vấn người dân về nguồn gây ô nhiễm, đa số người dân đã nhận biết được các nguồn gây ô nhiễm tại địa phương, tuy dấu hiệu ô nhiễm môi trường ở địa phương chưa rõ rệt, hầu như chỉ mang tính chất khu vực nhỏ lẻ. Tại hầu hết các phiếu trả lời phỏng vấn, người dân đã nêu ra được các chất thải gây ô nhiễm, tuy nhiên vẫn còn một số phiếu trả lời chung chung hoặc sai lệch, chưa được sự quan tâm của người dân, mà nguyên nhân chủ yếu là do cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn và trình độ dân trí còn thấp.
Qua điều tra thực tế ta thấy nhận thức của người dân đối với các vấn đề về môI trường còn nhiều hạn chế, vì vậy cần phải có những biện pháp thiết thực để có thể đưa các kiến thức cần thiết đến với người dân , giúp người dân nắm chắc và quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ môi trường.
4.3. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp
4.3.1. Đánh Giá chung
Nhìn chung xã Quảng An là vực kinh tế - xã hội chưa phát triển, mặc dù mấy năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế có tăng nhưng chưa cao do người dân làm nông nghiệp là chính, ít người có nghề phụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng chưa phát triển, chính vì vậy môi trường nông thôn nơi đây chưa chịu nhiều tác động xấu do quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên môi trường đang đứng trước nguy cơ đang bị ô nhiễm do điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng yếu kém cộng thêm bà con nông dân sử dụng chưa hợp lý các loại hóa chất và phân bón trong nông nghiệp.
4.3.2. Đề xuất giải pháp
Dựa vào các kết quả thu được tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến như sau:
Nhân dân trong xã chủ yếu sử dụng nước giếng khơi do vậy nên xây dựng chuồng nuôi gia súc gia cầm cách xa khu vực giếng khơi đồng thời cần xây dựng các mô hình để xử lý nước thải, phân từ chuồng nuôi trước khi thải ra môi trường như hầm Bioga.
Xây dựng các hố rác tập chung của làng xã, hình thành các dịch vụ thu gom rác trên địa bàn xã.
Hình thành các nhóm HGĐ như “Hội nhà tiêu hợp vệ sinh” đây là hội gồm các HGĐ góp tiền trợ giúp nhau xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh cho từng HGĐ trong hội.
Xây dựng các hố chứa chai, lọ, túi nilon…chứa thuốc bảo vệ thực vật trên cánh đồng để đốt hoặc xử lý hợp vệ sinh.
Muốn dần dần xóa bỏ được tập quán không hợp vệ sinh cần có thời gian, từ chỗ tuyên truyền giáo dục cho mọi người, cho trẻ em từ khi mới lớn, cho học sinh từ khi cắp sách đến trường, cung cấp những kiến thức về khoa học từ đó biến thành ý thức, thái độ trong nếp sống và trở thành những hành động tự giác. Trong tuyên truyền giáo dục phải đi vào những vấn đề thực tế, với nội dung thật cụ thể và dễ hiểu như “Ăn chín, uống sôi”, “xây dựng ba công trình hợp vệ sinh môi trường” (nhà tiêu, giếng nước, nhà tắm).
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Về việc sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quảng An chủ yếu là nước giếng khơi có độ sâu từ 6 – 12m. Nước giếng ở đây tương đối trong nhưng do các HGĐ chưa có cống thải đạt tiêu chuẩn và đặt chuồng chăn nuôi gần nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt nên khả năng nước thải ngấm vào giếng là cao. Một số HGĐ đã có sử dụng thiết bị lọc tuy nhiên phương pháp lọc chủ yếu là lọc thô sơ nên hiệu quả chưa cao.
Vấn đề nước thải trên địa bàn xã, người dân vẫn có thói quen xả nước thải ra các con kênh, mương, ra các đám ruộng gần nhà bằng cống thải lộ thiên hoặc cho chảy tràn ra vườn…gây mùi hôi thối nhất là khi nhiệt độ không khí lên cao.
Vấn đề rác thải, Quảng An hiện không có làng nghề, công nghiệp nên rác thải chủ yếu là từ sinh hoạt, từ hoạt động nông nghiệp, dịch vụ…lượng rác trung bình thải ra hằng ngày của mỗi HGĐ không nhiều nhưng người dân có thói quen đổ rác tùy nơi chưa có ý thức đổ rác đúng nơi quy định. Địa phương chưa có các hợp đồng thu gom rác cho bà con, các hố rác chung của thôn xóm còn ít chưa có quy hoạch.
Tình hình vệ sinh môi trường, trên địa bàn xã số HGĐ có nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định không nhiều đa số các HGĐ vẫn sử dụng nhà tiêu tạm bằng đất hoặc bắc cầu trên ao lấy phân chăn cá gây ô nhiễm nguồn nước.
Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và môi trường, nông dân chủ yếu sử dụng phân bón hóa học nhưng vẫn còn một số HGĐ sử dụng phân tươi không qua ủ điều đó không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người dân đây là thói quen có thể thay đổi được. Việc sử dụng phân bón hóa học không đúng cách, không đúng liều lượng dẫn đến tình trạng dư thừa tác động xấu đến môi trường làm thoái hóa đất, giảm năng suất cây trồng. Người dân quá lạm dụng thuốc bảo vệ thức vật có thể để lại dư lượng thuốc tích lũy trên nông sản phẩm gây hại cho con người sử dụng và gây ô nhiễm môi trường.
Quảng An chưa xảy ra sự cố môi trường nhưng do xã thuộc khu vực vùng sâu vùng xa nên còn thiếu sự quan tâm, giám sát, chỉ đạo của các cơ quan chức năng nên côn trùng gây bệnh phát triển thuận lợi từ đó dễ phát sinh dịch bệnh. Đồng thời người dân chưa có thói quen đến khám bệnh định kỳ tại các cơ sở y tế.
Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường trên địa bàn xã chưa được chú trọng. Xã chưa có các phong trào tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh môi trường. Các nguồn thông tin về VSMT mà người dân tiếp nhận chủ yếu từ đài, báo, tivi…song do xã thuộc vùng sâu vùng xa nên nguồn thông tin đến được với người dân còn hạn chế.
Qua điều tra ta thấy người dân trên địa bàn xã chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề về môi trường, thực tế khi được phỏng vấn về khái niệm môi trường hay các luật, nghị định thì hầu như đa số người dân không nắm được.
5.2. Kiến nghị
Sau khi kết thúc đợt thực tập tại địa phương tôi có thu được một số kết quả về hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Quảng An. Từ đó tôi có một số kiến nghị như sau:
- Xã nên xây dựng các hỗ chứa rác, nước thải tập trung và có mô hình xử lý nước thải; Đầu tư hỗ trợ người dân để họ có đủ khả năng xây dựng cống thải hợp vệ sinh.
- Tăng cường triển khai thực hiện chiến dịch hành động vì môi trường như những hoạt động “Vì xóm làng sạch đẹp”; “môi trường không muỗi bị” bằng cách mở các cuộ phun thuốc diệt muỗi bọ miễn phí cho nhân dân.
- Mở các buổi sinh hoạt thôn xóm để tuyên truyền, giáo dục vệ sinh môi trường cho người dân, trong các buổi sinh hoạt đó đưa ra các trò chơi, hình ảnh… về môi trường giúp người dân dễ dàng hiểu được về môi trường nói chung cũng như giữ gìn bảo vệ môi trường sống của họ nói riêng.
- Đoàn thanh niên xã cũng nên có nhiều buổi tình nguyện thu gom rác thải, thu dọn đường làng, phát quang bụi rậm, khơi thông kênh mương cống máng…
- Trước mùa mưa bão nên có các buổi phát thanh hướng dẫn bà con cách đề phòng bão, tạo tâm lý vững vàng không hoang mang khi có thiên tai.
- Chính quyền địa phương cần nâng cao cảnh giá đề phòng vẵn sàng vào cuộc khi các căn bệnh dịch như dịch cúm gia cầm, bệnh lở mồm, long móng…xảy ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
Lê Quý An, Lê Thạc Cán, Phạm Ngọc Đăng, Võ Quý (2004), Hội Bảo vệ thiên nhiên Việt Nam, Việt Nam môi trường và cuộc sống, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
Lê Thạc Cán, Nguyễn Thượng Hùng, Phạm Bình Quyền, Lâm Minh Triết, Đặng Trung Nhuận, tuyển tập báo cáo khoa học về “ Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”, Hà Nội, 1995. “Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường Thế giới và các cố gắng tới phát triển bền vững”, Lê Thạc Cán. Chương trình KT 02.
Đường Hồng Dật, (2003), Tài nguyên môi trường nông thôn Việt Nam sử dụng hợp lý và bảo vệ phát triển bền vững, Nxb Lao đông xã hội, Hà Nội.
Quốc Dũng (2005), “Một số vấn đề môi trường bức xúc trong nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Tạp trí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (số 10), kỳ 2, tháng 5, năm 2005, trang 40 - 41.
Lê Văn Khoa, Trần Thiên Cường, Trần Khắc Hiệp, Trịnh Thị Hải Yến, (2003), Hỏi đáp về Tài Nguyên và Môi Trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004), Chuyên đề Nông thôn Việt Nam, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Hà Nội.
Phạm Khôi Nguyên, “Nhiệm vụ cấp thiết về cung cấp nước sạch cho nhân dân”, Tạp chí nước sạch và Vệ Sinh Môi Trường (số 22), 2003.
Quốc hội nước CHXHCNVN (2005), Luật Bảo vệ Môi trường 2005, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội (2006).
Nguyễn Ngọc Nông (2006), “Những vấn đề tài nguyên và môi trường bức xúc trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn miền núi”, Hội thảo: “Phát triển nông thôn đô thị hóa và tác động đến môi trường khu vực miền núi phía Bắc”, Thái Nguyên.
Nguyễn Thị Hồng Phương (2007), Quản lý môi trường, Giáo trình giảng dạy, khoa Tài nguyên và Môi trường, ĐH Nông Lâm, Thái Nguyên.
Phạm Ngọc Quế (2003), Vệ sinh môi trường và phòng bệnh ở Nông thôn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
Võ Quý, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam, Lưu trữ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội, 2001 – 2003.
14. Trịnh Thị Thanh (2004), Sức khỏe và môI trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trần Yêm, Trịnh Thị Thanh (1998), Ô nhiễm môi trường, Giáo trình giảng dạy, khoa Môi trường, Đại học Tự Nhiên, Hà Nội.
Phương Nguyên (2009), Vệ sinh môi trường nông thôn: Từ mục tiêu đến hiện thực
17. Nguyễn Hằng (2008), Vệ sinh môi trường nông thôn và năm quốc tế vệ sinh 2008, (26/03/2008).
TIẾNG ANH
19. Chulabhorn Reasearch Institule (1996), Environment Toxicology, volume 1,2,3. Nxb Chulabhorn Reasearch Institule.
20. Hamer Marck.J (1986), Water and wastewaster Technology 2nd edition, John Wokey & Sons. New York.
21. Wold Health Organization (WHO) (1997), Assessment ofSources of Air, Water and Land Pollution.
MỤC LỤC
Phần 1:
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng 12
Bảng 2.2. Tình trạng phát sinh chất thải rắn 16
Bảng 4.1: Quy mô từng điểm dân cư 32
Bảng 4.2: Tỷ lệ hộ gia đình có loại cống thải 35
Bảng 4.3: Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác 37
Bảng 4.4: Tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh 39
Bảng 4.5: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh 41
Bảng 4. 6: Tỷ lệ các loại phân bón được các hộ gia đình sử dụng 43
Bảng 4.7: Ý kiến về việc cải thiện điều kiện môi trường 45
Bảng 4.8. Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường 47
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- De tai tien 38 mt.doc