PHẦN 1
MỞ ĐẦU
Hiện nay, ngành nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng phát triển và đã trở thành một nền kinh tế quan trọng của đất nước. Trong những năm qua ngành thuỷ sản không những đã góp phần giúp nhân dân xoá đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu trên chính diện tích canh tác hiệu quả thấp trước đây. Ngành này đã đóng góp một tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu khá lớn trong các mặt hàng xuất khẩu nông sản, gia tăng nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho xây dựng và phát triển của đất nước.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miền trung có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sự phát triển các hoạt động thuỷ sản nhất là nghề nuôi trồng thuỷ sản.Với địa hình bờ biển kéo dài, có hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rộng lớn, nhiều sông, hồ, thời tiết ấm áp thích hợp cho sự phát triển của các đối tượng thuỷ sản và thuận lợi cho việc hình thành nên các mô hình nuôi trồng thuỷ sản phong phú.
Lộc An và Lộc Điền là hai xã thuộc huyện Phú Lộc nằm ở phía nam của tỉnh. Hai xã có vị trí nằm tiếp giáp với đầm phá Tam Giang – Cầu Hai về phí đông, giao thông thuận lợi với đường quốc lộ 1A chạy qua, nguồn lao động dồi dào là những lợi thế để phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn. Thực tế trong những năm qua cho thấy hoạt động nuôi trồng thuỷ sản phát triển khá nhanh trên địa bàn huyện Phú Lộc nói chung và hai xã Lộc An và Lộc Điền nói riêng. Bước đầu hoạt động này đã mang lại những thành quả nhất định tuy nhiên qua đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề trong quá trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản nơi đây có thể kể đến một trong những tình trạng chủ yếu đó là tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra làm thiệt hại không nhỏ tiền của của nhân dân. Để hiểu rõ hơn những vấn đề này chúng tôi chọn đề tài : “Điều tra kinh tế xã hội và đánh giá hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản của các xã Lộc Điền và Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm thấy được tình hình nuôi trồng thuỷ sản của hai xã, nguyên nhân, cũng như đề xuất một số giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Mục tiêu của đề tài:
- Nắm được tình hình kinh tế - xã hội của hai xã tiến hành nghiên cứu.
- Nắm được tình hình nuôi trồng thuỷ sản, so sánh hiệu quả kinh tế từ hoạt động nuôi trồng của hai xã và tìm ra mô hình nuôi hiệu quả.
- Bước đầu xác định nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả sản xuất.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sản lượng và giá trị của một số loài.
Bảng 2.2. Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của ngành thủy sản đến năm 2010.
Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng từ năm 2003 đến năm 2005.
Bảng 2.4: Năng suất nuôi chuyên tôm trong ao.
Bảng 2.5 Danh sách các hộ nuôi thủy sản điển hình của huyện phú Lộc.
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu điều tra.
Bảng 3.2 : Thực trạng ao nuôi và tình hình cải tạo ao nuôi.
Bảng 3.3 Các hoá chất khử trùng và diệt tạp sử dụng ở các hộ điều tra.
Bảng 3.4 : Nguồn nước và biện pháp xử lý nước.
Bảng 3.5: Các hoá chất sử dụng để xử lý nước và chất gây màu nước.
Bảng 3.6 : Diện tích ao nuôi.
Bảng 3.7 : Hình thức nuôi và mật độ nuôi.
Bảng 3.8 : Tình hình quản lý thức ăn và tốc độ tăng trưởng của đối tượng nuôi.
Bảng 3.9 : Biện pháp quản lý ao nuôi.
Bảng 3.10: Tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng trị.
Bảng 3.11 Mùa vụ xuất hiện bệnh.
Bảng 3.12: Năng suất thu hoạch năm 2009.
Bảng 3.13: Hoạch toán kinh tế.
Bảng 3.14: Hiệu quả kinh tế so với các năm trước.
PHẦN SÁU : TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Thuỷ sản, “Đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển Nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010”. 2006.
[2]. Bùi Thị Thu Hà – RIAI, Davide Fezzardi - NACA, Đào Việt Long - IFED, Lê Xuân Nhật – IFEP, Điều tra kinh tế - xã hội bằng bộ câu hỏi,Huế 03/2006.
[3]. Nguyễn Minh Hoàn, Giáo trình thống kê sinh vật học và phương pháp nghiên cứu. Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2000.
[4]. Niên gián thống kê, 2007. NXB Thống Kê. Tr. 334-338.
[5]. Phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, Dự án VIE/97/030, Ngành nuôi tôm Việt Nam hiện trạng, cơ hội và thách thức, HÀ NỘI 7/2004.
[6]. Sở thủy sản Thừa Thiên Huế,Báo cáo tổng kết ngành thủy sản Thừa Thiên Huế.2002.
[7]. Trường Đại học Cần Thơ. Tác động về mặt xã hội của các hoạt động NTTS mặn lợ ven biển đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí nghiên cứu khoa học 2006:220 – 234.
[8]. Ủy Ban Nhân Dân Huyện Phú Lộc, Báo cáo “Tổng kết công tác thuỷ sản năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010”12/2009.
[9]. Ủy Ban Nhân Dân xã Lộc An, Báo cáo “Kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2009”.12/2008.
[10] .Ủy Ban Nhân Dân xã Lộc An, Báo cáo “Kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2009”.12/2009.
[11]. Ủy Ban Nhân Dân xã Lộc Điền, Báo cáo “Kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2009”.12/2008.
[12]. Ủy Ban Nhân Dân xã Lộc Điền, Báo cáo “Tình hình thực hiện nhiệm vụ Kt-XH năm 2009. Phương hướng nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2010.”12/2009.
[13]. Viện Quy hoạch Thuỷ lợi, Dự án quy hoạch thuỷ lợi phục vụ NTTS vùng duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2010, 2005.
[14]. Tong cuc thuy san, Directorate of Fisheries , D-Fish, FAO “Tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới”. năm 2001, 2004, 2007.
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra kinh tế xã hội và đánh giá hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản của các xã Lộc Điền và Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nuôi trồng thủy sản năm 2009 của hai xã Lộc Điền và Lộc An gửi Ủy ban nhân dân huyện Phú Lộc đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn chung trong nuôi trồng thủy sản :[10][12]
* Thuận lợi :
- Có định hướng, chủ trương và kế hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản của huyện và xã.
- Có sự quan tâm và ưu tiên và đầu tư đúng mức của các cấp lãnh đạo và các ban ngành liên quan.
- Có nhiều diện tích cho nuôi trồng thủy sản.
- Điều kiện tự nhiên thích hợp cho nuôi tôm , cá.
- Người dân đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong ngăn chặn dịch bệnh và bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản. Ý thức vai trò và trách nhiệm của cộng đồng cao.
* Khó khăn :
- Vấn đề ao lắng, ao xử lý nước cấp vào ao chưa được quan tâm.
- Hệ thống xử lý nước thải còn chưa kiểm soát được.
- Vốn đầu tư hạn chế, ngư dân thiếu vốn đầu tư cho vụ nuôi.
- Dịch bệnh xảy ra nhiều.
- Thị trường đầu ra không ổn định.
- Môi trường ngày càng ô nhiễm.
- Giá cả vật tư cao.
- Cán bộ hợp tác xã còn ít, năng lực không đồng đều, tính năng động còn hạn chế.
- Trình độ hiểu biết của người dân về nuôi trồng thuỷ sản còn thấp, một số người còn mang hệ tư tưởng bảo thủ.
Những khó khăn đó xuất phát từ.
* Nguyên nhân :
- Đời sống người dân còn nghèo
- Thiếu giống thủy sản
- Giá cả phụ thuộc thị trường
- Nguồn giống không đảm bảo
- Thiếu qui hoạch tổng thể
- Không có tập huấn hoặc tổ chức tập huấn còn quá ít
Để giải quyết trước mắt những khó khăn còn tồn tại Ủy ban nhân dân huyện đã đề xuất các giải pháp :
* Giải pháp :
- Tạo điều kiện cho người dân vay vốn sản xuất
- Mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản
- Lập kế hoạch và qui hoạch vùng nuôi rõ ràng
- Nắm rõ thông tin thị trường
- Xây dựng hệ thống xử lý nước
- Hỗ trợ con giống cho người dân sản xuất
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. Đối tượng, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Các hộ dân nuôi trồng thuỷ sản tại địa điểm nghiên cứu.
3.2. Thời gian nghiên cứu.
Tháng 1 đến tháng 5 năm 2010
3.3. Địa điểm nghiên cứu.
Nghiên cứu được tiến hành tại xã Lộc Điền và xã Lộc An huyện Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.4. Nội dung nghiên cứu.
- Điều tra tình hình kinh tế - xã hội của hai xã tiến hành nghiên cứu.
- Điều tra tình hình nuôi trồng thuỷ sản, so sánh hiệu quả kinh tế từ hoạt động nuôi trồng của hai xã và tìm ra mô hình nuôi hiệu quả.
- Xác định nguyên nhân, đề xuất một số giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả sản xuất.
3.5. Phương pháp nghiên cứu.
3.5.1. Phương pháp điều tra.
a. Thu thập thông tin thứ cấp:
Tiếp cận nguồn cơ sở dữ liệu thống kê về nuôi trồng thuỷ sản của các tổ chức tại địa bàn điều tra bao gồm: Phòng nông nghiệp huyện Phú Lộc, Uỷ ban Nhân dân xã tiến hành nghiên cứu.
b. Thu thập thông tin sơ cấp:
Phỏng vấn trực tiếp các hộ tham gia nuôi trồng thuỷ sản bằng bảng hỏi điều tra thiết kế sẵn.
c. Phương pháp chọn mẫu điều tra.
Chọn phỏng vấn 10% số hộ trong danh sách tổng các hộ nuôi trồng thuỷ sản ở mỗi xã đảm bảo tính đại diện cho tổng số mẫu.
d. Phương pháp tổ chức thực hiện điều tra.
Điều tra thí điểm: Xây dựng bộ bảng hỏi điều tra với trên 30 chỉ tiêu điều tra. Dùng bản hỏi điều tra thí điểm ngẫu nhiên một số hộ nuôi trong danh sách được cung cấp, lấy kết quả đối chiếu với mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Trên cơ sở đó điều chỉnh bộ bảng hỏi lần cuối để tiến hành điều tra chính thức.[2]
Điều tra chính thức: Chọn ngẫu nhiên số hộ nuôi trồng thủy sản tương ứng với 10% tổng số hộ nuôi tại mỗi xã để điều tra.
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp từng hộ bằng bộ bảng hỏi điều tra hoàn chỉnh.
3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu.[3]
Số liệu thu được sẽ được tập hợp và xử lý bằng phần mềm xử lý số liệu Excell 2003.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Lộc Điền và Lộc An là hai xã thuộc huyện Phú Lộc với địa thế nằm ven Phá Tam Giang nên thuận lợi cho phát triển ngành thuỷ sản và cũng là nơi có thế mạnh về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Vì là vùng ven Phá Tam Giang nên cả hai xã đều có tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, diện tích mặt nước tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản; đối với xã Lộc Điền là 202 ha, tính đến năm 2008 tổng diện tích đưa vào nuôi trồng là 179 ha, năm 2009 là 190 ha, ở đây chủ yếu là nuôi độc canh tôm sú và một số vùng nuôi xen ghép tôm với cá kình, cá dìa; riêng xã Lộc An là có diện tích đầm phá nhỏ hơn nhưng lại có thế mạnh về nuôi cá nước ngọt, trong đó năm 2009 tổng diện tích nuôi trồng là 67,1 ha thì đã có tới 50,4 ha là nuôi trồng thủy sản nước ngọt, phần lớn là nuôi lồng bè độc canh cá trắm cỏ còn lại là nuôi xen ghép cá lúa, sen cá…
Để đánh giá thực trạng về tình hình nuôi tôm trong những năm qua của hai xã và so sánh mặt bằng hiệu quả kinh tế đồng thời phân tích tìm hiểu khả năng phát triển của nuôi trồng thủy sản ở hai xã trên, chúng tôi đã tiến hành điều tra các thông tin liên quan, làm cơ sở đánh giá bước đầu.
4.1. Điều kiện tự nhiên ở xã Lộc An và Lộc Điền :
4.1.1.Vị trí địa lí, địa hình :
4.1.1.1.Vị trí địa lí
Lộc An và Lộc Điền là hai xã ven vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm về phía Nam của huyện Phú Lộc chạy dọc theo phá Cầu Hai.
* Lộc Điền : Phía Đông giáp xã Vinh Giang,Vinh Hà, Vinh Hưng; Phía Tây xã Lộc Hòa, huyện Nam Đông và phía Nam giáp thị trấn Phú Lộc, phía Bắc giáp xã Lộc An.
* Lộc An : Phía Bắc giáp xã Lộc Bổn, phía Nam giáp xã Lộc Điền, phía Tây giáp huyện Nam Đông, phía Đông giáp xã Vinh Giang, Vinh Hà, Vinh Hưng.
Là hai xã ít xa xôi nhất, cách thành phố Huế 30 km về phía Nam có đường quốc lộ I đi qua trung tâm thuận lợi cho việc đi lại lưu thông, buôn bán. Nằm ở vùng bán sơn địa gò đồi, đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
4.1.1.2. Địa hình:
Địa hình xã Lộc Điền khá thuận lợi, tổng chiều dài của xã 7 km, với tổng dân số 16.161 người. Tổng diện tích tự nhiên là 11.586,14 ha, trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản 220 ha, diện tích đất nông nghiệp 10.384 ha. Xã có phần diện tích nằm trong vùng đầm phá rộng cho nên ở đây đang phát triển nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản nước mặn, là lợi thế phát triển kinh tế của vùng.[11]
Lộc An với tổng chiều dài 5km cùng số dân 13.584 người, diện tích tự nhiên là 2.705 ha, trong đó tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 67,1 ha. Địa hình của Lộc An với lợi thế bằng phẳng đất đai màu mỡ nhiều ao hồ thuận lợi cho nuôi cá nước ngọt và các hình thức nuôi xen ghép nước ngọt. Tuy nhiên phần diện tích đầm phá lại nhỏ hẹp cho nên nuôi trồng thủy sản nước mặn chưa đem lại thu nhập cao.[9]
Lộc Điền và Lộc An là hai xã thuộc vùng đất cát đầm phá, vùng trũng do ảnh hưởng thuỷ triều của phá Cầu Hai, là vùng nằm ở trung tâm đầm phá, có tính đại diện cho cả vùng, có quy mô vừa phải và có qui hoạch rõ ràng.
4.2. Thực trạng tình hình nuôi trồng thủy sản tại xã Lộc Điền và Lộc An:
4.2.1 Đặc điểm hộ điều tra.
Kết quả điều tra 10% hộ nuôi thuỷ sản tại mỗi xã Lộc Điền và Lộc An, trong đó có 24 hộ ở Lộc Điền và 24 hộ ở Lộc An, tổng cộng chúng tôi đã điều tra 48 hộ đã cho thấy sự đa dạng về tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiệm nuôi tôm, cũng như số lượng ao nuôi. Một số đặc điểm chủ yếu của các hộ điều tra được trình bày ở các thành phần sau:
* Về độ tuổi lao động :
Đa số các chủ nuôi thủy sản ở đây có độ tuổi từ 40 trở lên chiếm phần lớn, số người tham gia lao động thủy sản của xã Lộc An có độ tuổi trung bình trẻ hơn ở xã Lộc Điền, điều đó cho thấy hiện nay ở Lộc An đang có xu hướng thanh niên trẻ ngày càng tham gia nhiều hơn đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đó là một thế mạnh cho xã Lộc An về nguồn nhân lực cũng như tinh thần lao động của thế hệ trẻ này, trong tương lai sẽ phát triển mạnh.
Trên đây ta cũng thấy rằng ở Lộc Điền và Lộc An độ tuổi trung niên tham gia nuôi thuỷ sản là chủ yếu, đó là một khó khăn cho việc tiếp thu các kỹ thuật. Họ cho biết chỉ tham gia các khoá tập huấn về kỹ thuật nuôi thủy sản và rất ít hoặc không biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật đó như thế nào mà họ chỉ nuôi dựa vào kinh nghiệm nhiều năm của họ, do vậy hiệu quả sản xuất không cao, có hộ còn thua lỗ liên tục. Như vậy, để thuận lợi cho việc phát triển hoạt động nuôi thuỷ sản, việc tổ chức các khóa tập huấn về kỹ thuật nuôi thuỷ sản, và trình diễn mô hình cho người dân cũng là một vấn đề cần lưu ý, đồng thời vận động người dân xây dựng tính cộng đồng cao hơn để người nuôi có thể áp dụng được các kỹ thuật thực hành nuôi trồng thủy sản tốt hơn và gìn giữ tốt hơn thành quả chung.
* Về trình độ học vấn:
Nhìn chung các chủ ao nuôi thuỷ sản tại xã Lộc Điền và Lộc An có trình độ học vấn ở mức thấp, đa số có trình độ từ cấp 1, 2 là chủ yếu. Chỉ có 29,17% hộ nuôi ở Lộc Điền 16,67% hộ nuôi ở Lôc An đã học hết cấp 3 và có 4,17% hộ không biết chữ, 8,33% hộ chỉ biết đọc, đều nằm ở xã Lộc Điền. Với trình độ học vấn như vậy người dân sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, tiếp nhận thông tin và phát triển sản xuất, cũng như nhận thức của người nuôi về xu hướng phát triển của nuôi trồng thuỷ sản trong tương lai. Đặc biệt với các chủ cơ sở sản xuất không biết chữ hoặc chỉ biết đọc họ rất khó tiếp thu những kỹ thuật mới cũng như nắm bắt thông tin về yêu cầu của thị trường, về chất lượng sản phẩm, mà đó là việc làm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai áp dụng các kỹ thuật nuôi cho đối tượng nuôi của họ.
* Về tỷ lệ người lao động:
Từ sơ đồ bảng vẽ chúng ta nhận thấy tỉ lệ lao động giữa nam và nữ của hai xã là đồng đều. Trong mỗi gia đình có một lao động nam tham gia lao động thủy sản thì cũng có một nữ tham gia. Điều này đã chứng minh được vai trò của người phụ nữ trong nuôi trồng thủy sản, họ ngày càng tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực này.
* Về các vấn đề khác :
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu điều tra
Các chỉ tiêu
Xã Lộc An
Xã Lộc Điền
Số hộ
Chiếm (%)
Số hộ
Chiếm (%)
Số năm kinh nghiệm
10
1
4,17
4
16,67
11
0
0
1
4,17
15
0
0
3
12,50
3
3
12,50
1
4,17
4
3
12,50
2
8,33
5
5
20,83
3
12,50
6
4
16,67
4
16,67
7
1
4,17
4
16,67
8
4
16,67
2
8,33
9
3
12,50
0
0
Tập huấn
Không
18
75
16
66,67
Có
6
25
8
33,33
Đánh giá của người dân
Rất nhiều
2
33,33
5
62,50
Nhiều
3
50,00
3
37,50
Ít
1
16,67
0
0
Nguồn tiếp thu kinh nghiệm
Sách báo
16
66,67
17
70,83
Cán bộ kỹ thuật
4
16,67
6
25,00
Tập huấn
1
4,67
0
0
Mô hình trình diễn
3
12,50
1
4,17
Qua điều tra từ số liệu trên cho ta thấy số năm kinh nghiệm của các chủ nuôi thủy sản ở đây dao động từ 3 đến 15 năm, trong đó mặt bằng chung các chủ hộ đều có số kinh nghiệm từ 3 đến 7 năm như thế cho thấy rằng nuôi trồng thủy sản ở hai địa phương này thực sự phát triển vài năm trở lại đây. Số hộ có kinh nghiệm cao từ 10 năm trở lên chỉ chiếm trung bình. Mặt khác điển hình của nghề nuôi trồng thủy sản là tay nghề kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật như thế ngư dân ở hai xã trên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý và xử lý kỹ thuật, các vấn đề về sự cần thiết trong khâu nuôi…Thứ hai, từ bảng trên cho thấy số hộ tham gia tập huấn của hai xã là trái ngược nhau, Lộc Điền có 66,67% số hộ được tham gia tập huấn trong khi Lộc An có tới 75% số hộ không được tham gia tập huấn về nuôi trồng thủy sản. Lý giải cho điều này qua trực tiếp phỏng vấn và tìm hiểu chúng tôi được biết xã Lộc Điền đa phần là nuôi trồng thủy sản nước lợ chủ yếu là tôm sú chiếm 85% hộ nuôi thủy sản của xã, do vậy được quan tâm và có nhiều chương trình tập huấn diễn ra. Trong khi Lộc An với một xã nuôi thủy sản nước lợ không nhiều mà đa số là nuôi thủy sản nước ngọt vì thế các chương trình tập huấn ít được thường xuyên tổ chức hơn. Đây là một thiệt thòi lớn chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi tập huấn đem lại nhiều kinh nghiệm nuôi giúp ích rất nhiều cho ngư dân và nâng cao được hiệu quả sản xuất, thu lại lợi nhuận cao. Phần lớn sau khi tìm hiểu các hộ nuôi phải tiếp thu kinh nghiệm qua sách báo hoặc bạn bè cùng làm nghề nuôi thủy sản. Như vậy người phải tự tìm tòi học hỏi trong toàn vụ nuôi của mình, vì thế hiệu quả sản xuất thường rất thấp. Điều cần thiết ở đây là phải tạo ra nhiều lớp tập huấn phổ biến kỹ thuật cho các hộ nuôi, như thế sẽ nâng cao được trình độ tay nghề của người ngư dân hơn.
4.2.2.Thực trạng về ao nuôi và tình hình cải tạo ao trước khi nuôi.
Bảng 3.2 : Thực trạng ao nuôi và tình hình cải tạo ao nuôi
Các thông số
Lộc An
Lộc Điền
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Cải tạo ao
Không
3
13,04
1
10
Có
20
86,96
9
90
Thời gian cày đáy
( ngày )
1
4
16,67
1
4,17
2
12
50,00
8
33,33
3
8
33,33
15
62,50
Thời gian phơi đáy
(ngày)
2
3
12,50
1
4,17
3
9
37,50
1
4,17
4
7
29,17
1
4,17
5
4
16,67
7
29,17
6
0
0,00
1
4,17
7
1
4,17
13
54,17
Vét bùn đáy
Không
4
16,67
1
4,17
Có
20
83,33
23
95,83
Khối lượng vôi
( kg )
150
5
23,81
14
60,87
200
1
4,76
1
4,35
250
2
9,52
0
0,00
300
3
14,29
0
0,00
305
0
0,00
2
8,70
350
4
19,05
1
4,35
400
6
28,57
4
17,39
500
0
0,00
1
4,35
Tên chất diệt tạp
Chlorine
3
12,5
1
4,17
Saponin
16
66,67
23
95,83
Vôi dolomit
1
4,17
0
0,00
Vôi Hàu
4
16,67
0
0,00
Ao xử lý
Không
24
100,00
24
100,00
Có
0
0,00
0
0,00
Gây màu nước
Không
5
20,83
0
0
Có
19
79,17
24
100
Do phần lớn nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến nên ao lắng và ao xử lý nước thải chưa được người nuôi quan tâm nhiều, vì tốn diện tích nuôi và một lí do mà người nuôi cho biết là ở những vùng nuôi đáy cát pha bùn thì nước trong ao thường bị thẩm thấu không giữ được nước; vì vậy khi cần nhiều nước để cấp thì ao chứa lắng không đủ nước để cấp cho tất cả các ao nên họ không thiết kế ao lắng. Qua điều tra không có hộ nào trong 48 hộ nuôi của hai xã có ao lắng. Như thế nước được đưa trực tiếp vào ao nuôi khi thay và cấp nước thì có thể kéo theo mầm bệnh, và các chất thải ô nhiễm khác không có lợi cho sức khoẻ của động vật nuôi sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.
Thời gian cải tạo ao tuỳ điều kiện thời tiết và tuỳ vào sự quản lý của người kỹ thuật trong trại nuôi mà có thời gian từ 2 - 10 ngày. 90% hộ nuôi ở Lộc Điền và 86,96% hộ nuôi ở Lộc An cải tạo ao kỹ trước khi thả giống với các công đoạn như nạo vét bùn đáy, phơi khô ao và đặc biệt các hộ đã chú trọng khử trùng vôi và diệt tạp, loại vôi được sử dụng phổ biến là vôi sò và vôi nông nghiệp. Liều lượng sử dụng vôi tuỳ vào độ chua của ao, vào từng khu vực nuôi. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng:
Bảng 3.3 Các hoá chất khử trùng và diệt tạp sử dụng ở các hộ điều tra
Các hóa chất sử dụng
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Liều lượng sử dụng
Dolomit
16
33,33
40-60kg/1000m2
- Vôi
48
100,0
20-40kg/500 m2
Hoá chất diệt tạp (Chlorine)
24
50%
15-30 ppm
Chất diệt tạp được sử dụng phổ biến là Chlorine, đây là hoá chất hữu hiệu để diệt các loài cá tạp trong ao nuôi. Tuy vậy người dân chưa ý thức được tác hại của những hoá chất sử dụng, làm trơ nền đáy, gây tác hại lâu dài về sau. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, các kiến thức cơ bản cho người nuôi nên được tiến hành thường xuyên, thực sự mang lại lợi ích cho người dân. Đây là nền tảng để góp phần thành công trong phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, an toàn và hiệu quả.
4.2.3 Nguồn nước cấp và biện pháp xử lý nước.
Bảng 3.4 : Nguồn nước và biện pháp xử lý nước
Các chỉ tiêu
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Nguồn nước cấp
- Chung
48
100,0
- Riêng
0
0,0
Chất lượng nước cung cấp cho ao nuôi
Tốt
5
10,42
Xấu
28
58,33
Trung bình
15
31,25
Qua số liệu điều tra cho thấy 100% ao nuôi sử dụng chung nguồn nước cấp từ đầm phá vào trong ao nuôi và nước từ ao nuôi cũng thải trực tiếp ra sông vì vậy nếu như nguồn nước chung này nhiễm mầm bệnh hoặc các chất gây hại cho đối tượng nuôi thì sẽ là điều kiện cho bệnh phát ở diện rộng.
Nguồn nước tại hai xã này tỉ lệ xấu và trung bình cao vì thế rất dễ xảy ra tình trạng động vật nuôi nhiễm bệnh và cũng chỉ có 26 hộ đã xử lý nguồn nước ban đầu cấp vào ao nuôi. Họ chủ yếu dùng lưới lọc và đặt dolomite ở máy cấp nước, chỉ hạn chế được một phần nhỏ các tác nhân gây bệnh và mầm bệnh có thể lây lan phát triển.
Bảng 3.5: Các hoá chất sử dụng để xử lý nước và chất gây màu nước
Các hoá chất sử dụng
Số hộ
Tỷ lệ (%)
- Vôi
48
100,0
- CaCO3, super canxi
1
2,08
- CaCO3, super canxi, dolomite
1
2,08
- Vôi nông nghiệp, hạt mát, chlorine
12
25,0
- Rubi, Dolomite, Vitamin C, Rỉ đường, BKC, phân vi sinh
2
4,17
- CKC, Chlorine
6
12,5
- NPK
8
16,67
- CaCO3
2
4,17
- Các loại hỗn hợp khác ( Saponine, kazeolite, zeolite,…)
10
20,83
Liều lượng sử dụng
- Các loại vôi (20-40kg/sào)
48
100,0
- Dolomite (10-15 kg/sào)
6
12,5
- Các hoá chất diệt tạp (chlorine, saponine,hạt mát): 1-5 kg/sào
13
27,08
- Super canxi (10-20 kg/sào)
2
4,17
- NPK (2-4 kg/sào)
8
16,67
- BKC, CKC (0.3-0.5 lít/sào)
1
2,08
- Kazeolite, Zeolite (3-5 kg/sào)
1
2,08
Chất gây màu nước
- Phân vô cơ
46
95,83
- Khác (cám, bánh dầu, mắm cá, nước mắm…ủ với men)
2
4,17
Nhìn chung các chủ ao nuôi thuỷ sản tại xã Lộc Điền và Lộc An có trình độ học vấn ở mức thấp, đa số có trình độ từ cấp 1, 2 là chủ yếu. Chỉ có 29,17% hộ nuôi ở Lộc Điền 16,67% hộ nuôi ở Lôc An đã học hết cấp 3 và có 4,17% hộ không biết chữ, 8,33% hộ chỉ biết đọc, đều nằm ở xã Lộc Điền. Với trình độ học vấn như vậy người dân sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, tiếp nhận thông tin và phát triển sản xuất, cũng như nhận thức của người nuôi về xu hướng phát triển của nuôi trồng thuỷ sản trong tương lai. Đặc biệt với các chủ cơ sở sản xuất không biết chữ hoặc chỉ biết đọc họ rất khó tiếp thu những kỹ thuật mới cũng như nắm bắt thông tin về yêu cầu của thị trường, về chất lượng sản phẩm, mà đó là việc làm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai áp dụng các kỹ thuật nuôi cho đối tượng nuôi của họ. Phân bón sử dụng để gây màu nước chủ yếu là phân vô cơ (46/48 hộ). Ngoài ra các hộ nuôi còn sử dụng các hình thức khác để gây màu như: sử dụng cám, mắm cá, bánh dầu…ủ với men vi sinh để bón xuống ao, thực chất là cung cấp dinh dưỡng cho tảo phát triển. Đồng thời một số hộ còn sử dụng các loại hoá chất khác để diệt tạp, ổn định, gây lại màu nước, tăng độ kiềm và diệt Laplap như BKC, CKC, Dolomite, Vitamine C, CaCO3, Super canxi, NPK, Saponine, kazeolite, Zeolite,….Mức nước trung bình đối với ao nuôi tôm sú trong suốt vụ nuôi của tất cả các ao nuôi là 0,9 – 1,2m, mức nước là thấp so với mức nước tiêu chuẩn trong nuôi tôm nhưng luôn đảm bảo nhờ chế độ thay và cấp nước. Mực nước đối với ao nuôi cá nước ngọt là 1,2- 1,5m, đối với nuôi lồng là 1- 1,2m. Một số hộ quản lý môi trường nước ao tốt nên trong quá trình nuôi chỉ cấp thêm nước chứ không thay nước, hạn chế sự thay nước trong ao nuôi tôm chứng tỏ trình độ quản lý kỹ thuật tốt và như vậy sẽ tránh sự lây nhiễm và giảm thải nguồn nước nuôi ra môi trường chung. Đặt biệt ở đây là đa số người dân ở Lộc Điền và Lộc An không biết đến kháng sinh và cũng chưa từng sử dụng.
4.2.4 Diện tích nuôi và đối tượng nuôi
* Diện tích
Bảng 3.6 : Diện tích ao nuôi
Các chỉ tiêu
Lộc Điền
Lộc An
Diện tích ao nuôi (m2)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
- 1000 - 2000
15
62,5
12
50
- 2100 - 3000
6
25
8
33,33
> 3000
3
12,5
4
16,67
Diện tích ao nuôi tại hai xã Lộc Điền và Lộc An rất đa dạng, dao động từ 1.000 – 10.000m2. Trong đó ao có diện tích nhỏ từ 1.000 – 2.000m2 có 27/48 hộ , ao có diện tích từ 2100 – 3000 có 9/48 hộ, còn lại là các ao >3000m2 phù hợp với hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến. Đáy ao nuôi đa số là bùn cát hoặc cát bùn (86,5%) là môi trường đáy thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Một số ao chỉ toàn bùn, cát hoặc đất sét (13,5%) thích hợp đối với môi trường nuôi cá nước ngọt, đa số các hộ này thuộc xã Lộc An nơi có nhiều hộ nuôi cá trắm cỏ, mè, chép...ở dạng ao và lồng, riêng lồng chỉ có 2,2 ha.
* Đối tượng nuôi
Qua điều tra thực tế cho thấy tỷ lệ về đối tượng nuôi có sự chênh lệch rất lớn. Hầu hết tất cả các hộ nuôi ở đây đều nuôi độc canh đối tượng tôm sú. Trong đó 100% hộ nuôi ở xã Lộc Điền đều nuôi tôm sú, chỉ có một phần nhỏ hộ dân ở Lộc An nuôi thêm đối tượng cá nước ngọt, những hộ này chủ yếu là nuôi lồng bè các đối tượng trắm cỏ, cá mè…hoặc nuôi xen ghép các đối tượng trong ao. Như vậy sự đa dạng về đối tượng nuôi của riêng hai xã Lộc Điền và Lộc An là rất thấp, người nuôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn đối tượng nuôi.
4.2.5 Hình thức và mật độ nuôi.
Bảng 3.7 : Hình thức nuôi và mật độ nuôi
Hạng mục
Số ao
Tỷ lệ (%)
Mô hình nuôi đang áp dụng
- Nuôi đơn
46
95,83
- Nuôi ghép
1
2,08
- Cả hai
1
2,08
Hình thức nuôi
- Quảng canh
16
33,33
- Quảng canh cải tiến
30
62,3
- Bán thâm canh
2
4,17
Loài nuôi đơn
-Tôm sú
46
95,83
Loài nuôi ghép
-Cá kình
0
0,00
-Trắm cỏ, mè, rô phi
1
2,08
-Tôm sú, Cá kình, Cá dìa, cá dầy
1
2,08
Mật độ thả nuôi đơn(con/m2)
- 4 – 10
40
83,33
- 10 – 15
3
6,25
- 15 -20
3
6,25
Mật độ thả nuôi ghép (con/m2)
- 2
1
2,08
- 10
1
2,08
Kết quả điều tra cho thấy phần lớn các hồ nuôi đầu tư thấp. Tỷ lệ nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến (30/48 hộ) chiếm tỷ lệ 62,3%, hình thức quảng canh là (16/48) hộ chiếm 33,33%, đặc biệt có 3 hộ nuôi theo hình thức bán thâm canh chiếm 4,17%.
Riêng nuôi tôm mật độ thả khá thưa, các hộ thả với mật độ từ 4 - 20 con/m2 tuỳ thuộc vào hình thức nuôi, khả năng đầu tư và quản lý của mỗi hộ nuôi. Tỷ lệ ao thả với mật độ thả từ 4-10 con/m2 là 40/48 ao (chiếm 83,33%), và ao thả với mật độ trên 10 - 15 con/m2 là 3/48 chiếm 6,25%, với hình thức nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến thì mật độ thả 4 -10 con/m2 là phù hợp với tôm sú và điều kiện thực tế của từng hộ gia đình. Còn nuôi cá nước ngọt và lồng thường với tỷ lệ 15- 20 con/m2.
Phần lớn các hộ nuôi đều thả nuôi 1vụ/năm, đa số đều thả tôm sú, kể cả cao triều lẫn thấp triều. Đó là do các yếu tố con giống dể mua, thị hiếu, thị trường, giá cả và lợi nhuận cao đã đưa người dân đến con đường nuôi đơn là chủ yếu mà bất chấp đến sự hủy hoại môi trường nước, dịch bệnh và sự phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Còn số ít hộ nuôi 2 vụ thả nuôi ở vụ 1là chính còn vụ 2 dành cho thả nuôi xen ghép hoặc nuôi cá chiếm đa số ở xã Lộc An.
Những hộ nuôi lồng thì chỉ thả 1 vụ do đến mùa mưa bão dòng sông nước chảy mạnh, không thể nuôi được. Phần lớn ở Lộc An nuôi cá nước ngọt ở ao thì nuôi quanh năm đến mùa mưa bão do địa thế cao nên chỉ dùng lưới bao quanh là cá dưới ao an toàn.
4.2.6 Con giống và thời vụ.
Cũng như các địa phương khác, người dân ở Lộc Điền và Lộc An nuôi 2 vụ trong năm, vụ thứ nhất vụ chính từ tháng 1 đến tháng 4 và vụ thứ hai từ tháng 5 đến tháng 8 hằng năm.
Kích cỡ giống: các hộ điều tra sử dụng nhiều kích cỡ giống khác nhau tuỳ thuộc vào người nuôi, đối tượng nuôi nhưng nhìn chung kích cỡ thường được thả là 3 -5 cm (chiếm 78,6%) giành cho nuôi tôm và 6 – 20 cm giành cho nuôi cá ( chiếm 21,4%).
Nguồn cung cấp giống: con giống được mua từ nhiều nguồn khác nhau: thị trấn Phú Lộc - TT Huế và từ các trại giống ở Đà Nẵng.
Chất lượng con giống: 32,7% hộ nuôi đánh giá con giống thả là không được tốt, tỷ lệ sống thấp từ 30 – 35%. Giống tốt quyết định đến năng suất và hiệu quả sản xuất, tuy nhiên theo người dân ở đây nhận định thì chất lượng con giống bấp bênh, năm tốt năm xấu, bệnh nhiều, tôm cá còi cọc, chậm lớn, riêng ở tôm tỉ lệ con giống nhiễm bệnh MBV khá cao, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm thịt; mặt khác có một số hộ dân còn không nhận định được con giống mình mua là tốt hay xấu. Sản lượng tôm thu được các năm vừa qua là khá thấp trung bình 40 tạ - 1 tấn/ha. Chỉ có con giống ở nuôi cá nước ngọt là có nhận định tốt và cho nâng suất ổn định không biến động 0,9 tấn/ha.Tuy nhiên, nguồn gốc con giống chưa được người nuôi quan tâm và đây là trở ngại cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Kiểm dịch con giống: qua điều tra chỉ có 35,2% ao thả giống có qua kiểm dịch, công việc này do chủ ương gửi mẫu đi kiểm tra tại Chi Cục Bảo Vệ Nguồn Lợi Thuỷ Sản, đa phần số hộ đưa đi kiểm tra ở đây thường là các hộ nuôi tôm.Còn các hộ nuôi cá thì 100% họ không phải qua kiểm gì hết. Tuy nhiên, tìm hiểu điều tra riêng tôm giống qua kiểm tra cho thấy 120 mẫu thì có tới 80% mẫu tôm giống nhiễm MBV.
Phương pháp thường dùng để đánh giá chất lượng con giống là bằng cảm quan thực hiện ở 32 hộ nuôi, và 16 hộ thực hiện cả hai công việc trên để kiểm tra sức khỏe của động vât thủy sản trước khi mua.
4.2.7 Thức ăn và nuôi dưỡng.
Tất cả các hộ nuôi đều sử dụng thức ăn công nghiệp và một phần thức ăn tươi (cá tươi, rong tảo… ). Riêng tôm thì nấu chín khi tôm còn nhỏ, khi tôm lớn họ sử dụng một nửa là thức ăn chưa chế biến (khuyết khô) và một nửa là thức ăn công nghiệp, có một số hộ còn cho thêm thức ăn bổ sung khi tôm lớn. Còn nuôi cá nước ngọt phần lớn người dân ở hai vùng này đều cho ăn thức ăn tự nhiên là chủ yếu, trong 100% thành phần thức ăn thì chỉ sử dụng 40% thức ăn công nghiệp, riêng nuôi lồng như cá trắm cỏ thì người ta sử dụng chủ yếu là rong tảo thường được vớt ở sông. Như vậy, đối với tôm vai trò của thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi là rất quan trọng trong quá trình nuôi tại Lộc An và Lộc Điền, chất lượng thức ăn và giá cả quyết định rất lớn đến năng suất và lợi nhuận của vụ nuôi. Riêng nuôi cá nước ngọt thì thức ăn công nghiệp chưa được các chủ hộ đầu tư nhiều vì thế trong những năm qua năng suất chỉ ở dạng trung bình.
Qua điều tra các chủ ao nuôi tôm cho biết thức ăn sử dụng phổ biến là các loại có nhãn hiệu KP90 của Đà Nẵng, Unilog, Vamono, Grobest,…Thường giai đoạn đầu tôm còn nhỏ người dân ở đây chủ yếu cho ăn thức ăn tự chế, và thay đổi khẩu phần ăn sang thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi sống theo tốc độ tăng trưởng của tôm, họ nhận định tốc độ tăng trưởng dựa vào việc đặt sàng ăn và quan sát tôm hằng ngày.
Đối với tôm số lần cho ăn phổ biến là 2- 3lần/ngày (95,83% Lộc Điền và 75% ở Lộc An) với phương thức rải đều khắp ao, có sử dụng sàng ăn để kiểm tra lượng thức ăn dư thừa điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp ngoài ra còn tuỳ thuộc vào tình hình sức khoẻ của tôm và điều kiện thời tiết mà tăng hay giảm lượng thức ăn để đảm bảo tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Còn đối với cá người dân không kiểm ta lượng thức ăn thừa, số lần cho ăn chỉ 2lần/ngày, chủ yếu cho ăn theo khu vực.
Bảng 3.8 : Tình hình quản lý thức ăn và tốc độ tăng trưởng của đối tượng nuôi
Các thông số
Lộc An
Lộc Điền
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Số lần cho ăn trong ngày
2
6
25
1
4,17
3
18
75
23
95,83
Cách cho ăn
Theo khu vực
6
25
1
4,17
Rải đều
18
75
23
95,83
Kiểm tra thưc ăn dư thừa
Không
7
29,17
1
4,17
Có
17
70,83
23
95,83
Kiểm tra sinh trưởng
Không
4
16,67
1
4,17
Có
20
83,33
23
95,83
Việc sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi tôm giúp việc quản lý chất lượng thức ăn, quản lý các thành phần phụ gia có trong thức ăn được dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá chất lượng sản phẩm, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn việc sử dụng thức ăn tự chế theo từng giai đoạn phát triển của tôm theo người dân ở đây là giúp tôm nhanh lớn, kích thích sự bắt mồi của tôm ở giai đoạn còn nhỏ, và thúc tôm nhanh lớn ở giai đoạn chuẩn bị thu hoạch; tuy nhiên việc sử dụng thức ăn tự chế và thức ăn tươi sống sẽ không kiểm soát được lượng thức ăn dư thừa dẫn đến gây ảnh hưởng xấu đến nền đáy đồng thời làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển. Như vậy người dân ở đây chỉ thấy lợi trước mắt dẫn đến những năm gần đây họ gần như trắng tay, nợ ngân hàng chồng chất. Việc xây dựng mô hình nuôi an toàn, bền vững dựa trên tập thể ngư dân là việc cần thiết để mang lại sự phát triển bền vững, một phần giải quyết khó khăn cho người dân ở đây, tạo đà cho sự phát triển kinh tế xã hội của xã Lộc Điền và Lộc An nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
4.2.8 Các biện pháp quản lý trong thời gian nuôi:
Công tác quản lý ao nuôi là một việc làm rất quan trọng trong quá trình nuôi, qua điều tra đã thấy công tác này đã được người nuôi quan tâm đúng mức, và chính quản lý tốt ao nuôi là điều kiện đem đến thành công cho vụ nuôi, kết quả được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 3.9 : Biện pháp quản lý ao nuôi
Hạng mục
Số ao
Tỷ lệ (%)
Hạng mục
Số ao
Tỷ lệ (%)
Kiểm tra sinh trưởng
23
47,92
Kiểm tra thức ăn thừa
42
92,7
Thay nước trong quá trình nuôi
42
87,5
Kiểm tra các yếu tố môi trường
2
3,6
Tần suất thay nước
Các yếu tố kiểm tra
- Không quy định
42
87,5
- pH
0
00,0
- độ kiềm
0
00,0
Lượng nước thay
- NH3, H2S
0
00,0
- 10 - 20%
20
50,0
- DO
0
00,0
- 20 - 30%
2
38,3
- Độ mặn
30
54,0
- > 30%
26
8,3
- Nhiệt độ
0
00,0
Thiết bị sử dụng
- Độ trong
0
00,0
- Máy bơm
Hoá chất sử dụng (dolomite, vôi, zeolite, chlorine, …)
48
100,0
- Quạt nước
0
00,0
Công việc kiểm tra sinh trưởng của đối tượng nuôi được tiến hành rất ít ở các hộ nuôi, họ chỉ kiểm tra hàng ngày và nhận định tốc độ tăng trưởng bằng cảm quan.
Đa phần các hộ nuôi tôm thì thức ăn được kiểm tra hằng ngày bằng sàng ăn ở 42 ao chiếm 92,7%. Đây là công việc cần thiết và được thực hiện tốt ở tất cả các hộ nuôi, thông qua việc kiểm tra thức ăn dư thừa nhằm xem xét mức độ ăn của tôm để điều chỉnh hợp lý lượng thức ăn hàng ngày đảm bảo sinh trưởng tốt cho tôm, hạn chế tối đa gây ô nhiễm môi trường nước ao đồng thời tránh được tình trạng lãng phí thức ăn. Các hộ nuôi cá thông thường ít khi kiểm tra cho tới khi gần thu hoạch hơn.
Việc thay và thêm nước trong quá trình nuôi được các hộ nuôi chú ý, đa số các hộ nuôi có ao đáy là bùn cát hoặc cát bùn nên nước trong ao thường xuyên bị cạn dần vì thế các hộ nuôi thường quan tâm đến việc thay hoặc thêm nước, tần suất thay nước không được quy định mà người nuôi tôm chỉ thay nước trong ao khi có con nước tốt, và nó còn phụ thuộc vào chất lượng nước trong ao như thế nào để quyết định thay hay cấp thêm nước. Đa số các hộ nuôi do quản lý ao không tốt nên chất lượng nước trong ao thường xấu, chính vì vậy mà họ thường xuyên phải quan sát nước bên trong và bên ngoài ao để cấp thêm nước tránh tình trạng vật nuôi bị ngột.Vì đa số là nuôi theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến mật độ thấp nên phần lớn các hộ không sử dụng quạt nước để tăng cường lượng oxy hoà tan trong ao, mà họ chỉ dùng máy bơm cấp thêm nước vào mỗi khi đối tượng nuôi bị ngột và bị đóng rêu. Máy bơm cũng được sử dụng ở 100% hộ nuôi để bơm nước vào ao. Các hộ nuôi ở đây rất ít khi và cũng rất ít hộ biết phương pháp kiểm tra các yếu tố môi trường, chiếm khoảng 96,4%. Cho nên hầu như các hộ nuôi không trang bị máy đo độ mặn, máy đo pH hoặc bộ Test để kiểm tra các yếu tố trên, mặc dù đối với nuôi tôm thì yếu tố môi trường đóng vai trò rất quan trọng.
Các hoá chất được một số hộ nuôi sử dụng trong quản lý ao là Dolomite, Canxi, Mật đường, Zeolite, vôi nông nghiệp, BKC, CKC… đây là những chất thông thường được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản rất ít gây hại cho môi trường nếu như sử dụng hợp lý và đúng liều lượng.
Như vậy cho thấy người dân ở đây chỉ nuôi theo kinh nghiệm nhiều năm của họ chứ không theo một quy trình kỹ thuật nhất định nào, đó sẽ là một phần nan giải trong công tác xây dựng và phát triển nghề nuôi trông thủy hải sản.
4.2.9 Tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng trị:
Bảng 3.10 : Tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng trị
Hạng mục
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Hạng mục
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Bệnh phổ biến
Kiểm dịch định kỳ
0
0,0
- Taura (đỏ thân)
10
20,83
Kiểm dịch hàng tháng
0
0,0
- Đốm trắng
41
85,42
Dùng kháng sinh trị bệnh
- MBV
1
2,08
- Kazeolite
3
6,25
- Phân trắng
1
2,08
- Chlorine
20
41,67
- Đen mang
13
27,09
- Dolomite
10
20,83
- Vàng mang
17
35,42
- Vôi
4
8,33
- Đầu vàng
12
25,0
- Super canxi
5
10,42
- Đóng rêu
15
31,25
- Iodine
1
2,08
- Xuất huyết (ở cá trắm cỏ )
1
2,08
- Không
2
4,17
- Nấm
6
12,5
- Muối
6
12,5
- Rận cá
6
12,5
- KMnO4
5
10,42
Địch hại phổ biến
- Kháng sinh khác
1
2,08
- Chim
7
14,58
Hậu quả do địch hại
- Còng
12
25,0
- Lớn
1
2,08
- Ốc
6
12,5
- Không đáng kể
17
35,42
- Chuột
1
2,08
Cơ quan chức năng giám sát dập dịch
- Cua
5
10,42
- Có
0
0,0
- Cá bống
1
2,08
- Không
23
100,0
Qua điều tra người dân ở đây cho biết, sau khi thả giống một thời gian thì tôm mới bắt đầu xuất hiện bệnh. Và mức độ xuất hiện bệnh là khá nhiều. Đó là một phần do tập quán sản xuất lạc hậu, tự phát trước đây làm môi trường ô nhiễm và dịch bệnh xuất hiện ngày càng tăng. Các bệnh thường gặp ở nuôi tôm là: đen mang, vàng mang, đỏ thân, đốm trắng, đầu vàng, đóng rêu…Số liệu điều tra cho thấy có 10/48 hộ nuôi đã gặp dịch bệnh đỏ thân và 41/48 hộ đã bị dịch đốm trắng. Tôm sú là đối tượng mẫn cảm nhất đối với bệnh đốm trắng vì vậy khi dịch bệnh xảy ra nếu người nuôi không tiến hành tiêu huỷ ao đúng phương pháp và thời gian quy định thì nguy cơ lây lan trong toàn vùng là không thể tránh khỏi. Cho đến nay thì dịch bệnh này mới đã xuất hiện tại vùng nuôi ở xã Lộc Điền và đã làm thua lỗ cho nhiều hộ nuôi ở đây.
Bảng 3.11 Mùa vụ xuất hiện bệnh
Thời gian xuất hiện bệnh
Tháng thứ
Số hộ
Tỷ lệ(%)
1
6
10.9
1.5
16
29.1
2
15
27.3
2.5
1
1.8
3
8
14.5
4
1
1.8
Mức độ thường gặp
Ít
8
14.5
Thường xuyên
22
40.0
Nhiều
20
36.4
Một điều đáng mừng ở đây là khi dịch bệnh xảy ra đã có sự giám sát, quản lý của chính quyền nhân dân hai xã, từ đó hai bên cùng nhau phối hợp dập dịch, bảo đảm an toàn không xảy mầm bệnh ra môi trường chung, ảnh hưởng đến toàn vùng nuôi. Ngoài ra công tác tiêu huỷ ao ở đây ban quản lý của cả hai xã Lộc Điền và Lộc An còn vận động bà con tiến hành xử lý môi trường xung quanh để tiêu diệt triệt để mầm bệnh, nâng cao ý thức tự giác cho người nuôi phải có trách nhiệm hơn cho toàn vùng nuôi chung khi có dịch bệnh xảy ra, cần phải báo cáo cho cơ quan quản lý thuỷ sản địa phương để tiêu huỷ và đảm bảo sự an toàn cho các vùng nuôi tôm xung quanh hạn chế thấp nhất mức độ lây nhiễm.Tuy nhiên về điều kiện kinh phí để thực hiện việc này thì hiện nay ban quản lý của xã Lộc Điền và Lộc An vẫn chưa đủ để thực hiện. Đây là khó khăn cơ bản khi tiến hành xây dựng các vùng nuôi an toàn, bền vững. Riêng nuôi cá nước ngọt thì tình trạng dịch bệnh không xảy ra nhiều và nguy hiểm như nuôi tôm, chỉ có 2,08% tức 1 hộ xảy ra tình trạng cá chết do mắc phải bệnh xuất huyết là không chữa được còn lại tất cả các hộ nuôi cá chỉ gặp phải các bệnh như rận cá, nấm…đều có thể chữa được và không ảnh hưởng tới năng suất vụ nuôi. Như vậy cho thấy rằng nuôi cá nước ngọt tuy không đem lại lợi nhuận cao nhưng mức rủi ro ít hơn nhiều so với nuôi tôm.
4.2.10. Thu hoạch sản phẩm.
4.2.10.1 Năng suất thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm.
Bảng 3.12 : Năng suất thu hoạch năm 2009.
Năng suất (kg/sào)
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Vụ 1
0-250
24
43.6
251-500
8
14.6
501-1000
12
21.8
1001-2600
8
14.6
Vụ 2
0-250
12
21.8
251-500
2
3.6
501-1000
6
10.8
1001-2000
5
9.0
Các hộ điều tra cho biết đối với tôm thời gian nuôi kéo dài từ 90-110 ngày tuổi tuỳ thuộc vào việc quản lý chăm sóc và hình thức nuôi của mỗi hộ. Thời gian thu hoạch tôm nuôi vụ thứ nhất vào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6 (dương lịch) và vụ 2 vào khoảng cuối tháng 8 đầu tháng 9. Tất cả các hộ đều thu hoạch bằng xiết bình thường hoặc xiết điện sau đó tháo cạn để bán cho thương lái các chợ hay bán cho đông lạnh, qua điều tra thì tỷ lệ thu bán cho thương lái nhỏ để tiêu thụ ở các chợ là chủ yếu. Hiện nay nhu cầu của thị trường nội địa đối với tôm sú được đánh giá là không lớn do sự cạnh tranh của tôm thẻ chân trắng và các loài tôm khác.
Đối với nuôi cá thì thông thường người ta nuôi trong khoảng 5-6 tháng nuôi, năng suất thường vào khoảng 0,25- 0,3 tấn/ha. Sau khi thu hoạch 100% các hộ nuôi cá ở đây cho biết họ chỉ bán trực tiếp cho các lái buôn rồi đưa ra chợ bán trực tiếp cho người dân, một phần khi không có người mua thì người ta phải đánh tỉa bắt dần và bán lẽ nhiều ngày ở chợ.Vì thế qua đây ta thấy thị trường tiêu thụ đối với cá nước ngọt đang còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn cho người dân. Việc cần thiết để phát triển thủy sản nước ngọt ở đây là phải tăng cường các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi và tìm đầu ra của thị trường cho người dân.
4.2.10.2. Hoạch toán kinh tế.
Hoạch toán kinh tế chung cho 48 hộ nuôi của hai xã Lộc Điền và Lộc An trong năm 2009 vừa qua :
Bảng 3.13 : Hoạch toán kinh tế.
Lợi nhuận (triệu đồng)
Số hộ
Tỷ lệ(%)
Vụ 1
Lỗ 1-5
2
4,17
Lỗ >5-10
2
4,17
Lỗ >10-20
2
4,17
Lỗ >20-30
1
2,08
Lỗ >30
1
2,08
Hoà vốn
4
8,34
Lãi 2-10
15
31,25
Lãi >10-20
10
20,83
Lãi >20-30
8
16,67
Lãi >30
3
6,25
Vụ 2
Lỗ 0.5-5
8
16,67
Lỗ >5-10
3
6,25
Lỗ >10-20
3
6,25
Lỗ >20-30
1
2,08
- >30
1
2,08
Hoà vốn
8
16,67
Lãi 2-10
17
35,42
Lãi >10-20
3
6,25
Lãi >20-30
2
4,17
Lãi >30
2
4,17
Như vậy, những năm gần đây do khả năng quản lý tốt, kỹ thuật trong sản xuất được áp dụng nhiều nên nhiều hộ nuôi đã có lợi nhuận.Trong khi đó một số hộ chưa chăm sóc quản lý và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên năng suất không cao dẫn tới làm ăn lỗ vốn, một số hộ nằm trong vùng dịch bệnh cũng chịu tình trạng tương tự. Chính vì thế mà công tác quản lý ao nuôi cần được chú trọng hơn, con giống cần được lựa chọn kỹ càng hơn. Người dân cần biết nhiều hơn các quy trình kỹ thuật nuôi để quản lý ao nuôi tốt hơn, đồng thời cần xác định các yếu tố môi trường và trong ao nuôi một cách kỹ càng khi lấy nước và thải nước, để hạn chế ô nhiễm môi trường, dịch bệnh lay lan ra môi trường ảnh hưởng đến lần nuôi sau.
4.2.10.3. Hiệu quả kinh tế.
Điều tra 48 hộ làm kinh tế thủy sản của cả hai xã Lộc Điền và Lộc An đã cho thấy tính hiệu quả kinh tế những năm sau luôn cao hơn những năm trước, được thể hiện một cách rõ nét như sau :
Bảng 3.14: Hiệu quả kinh tế so với các năm trước.
Hiệu quả
Số hộ
Tỷ lệ (%)
Vụ 1
Thấp hơn
3
6,25
Bằng
10
20,83
Cao hơn
35
72,92
Vụ 2
Thấp hơn
5
10,42
Bằng
21
43,75
Cao hơn
22
45,83
Đạt được thành công đó là do việc áp dụng các kỹ thuật nuôi trồng thủy sản ngày một phát triển, đồng thời việc đầu tư coi trọng thức ăn nhân tạo cho đối tượng nuôi cả ngọt lẫn mặn, chuyển đổi từ hình thức nuôi quảng canh cải tiến sang bán thâm canh, đầu tư phát triển nhiều hơn cho viêc nuôi, quản lý tốt việc chăm sóc xử lý kỹ thuật cho nên năng suất sản lượng những vụ vừa qua ở hai xã Lộc Điền và Lộc An liên tục tăng cho lợi nhuận cao. Chỉ có riêng những hộ nuôi tôm do không xử lý đúng quy trình kỹ thuật đã dẫn tới ao nuôi bị bệnh nguồn nước ô nhiễm làm tôm bị chết vì thế lỗ vốn. Chính vì thế mà công tác tập huấn kĩ thuật nuôi và quản lý trại nuôi một cách thực tế, rõ ràng là vần đề không thể thiếu cần được quan tâm nhiều hơn. Riêng những hộ nuôi cá lồng và nuôi ao ở cá nước ngọt năng suất vẫn đạt kết qua lợi nhuận như những năm trước không có hộ nào nuôi bị lỗ vốn tuy nhiên lợi nhuận không cao chỉ ở mức trung bình. Điều này cho thấy rằng nuôi cá nước ngọt tuy không đưa lại lợi nhuận cao nhưng lại cho thấy sự ổn định và khả năng trong việc phát triển xóa đói giảm nghèo, tạo công việc thêm thu nhập cho các hộ gia đình.
PHẦN NĂM : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1.Kết luận.
Như vậy, qua điều tra và khảo sát thực tế về tình hình kinh tế xã hội và thực trạng nuôi trồng thủy sản ở hai xã Lộc Điền và Lộc An chúng tôi nhận thấy rằng:
Kinh tế xã hội ổn định đời sống nhân dân được quan tâm nuôi trồng thủy sản được quy hoạch khá rõ ràng, có khả năng phát triển lâu dài.
- Hệ thống cấp và thoát nước chưa được quan tâm đầu tư.
Kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu chưa đem lại năng suất và hiệu quả cao, chưa tương xứng với tiềm lực và tiềm năng của hai xã.
- Trình độ quản lý ao nuôi của người dân không được tốt nên môi trường ao nuôi thường xấu đi.
Người dân chưa chú trọng kiểm tra các yếu tố môi trường của ao nuôi.
Kỹ thuật sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm vốn có nhiều năm trước.
Rất nhiều hộ ngư dân không được tham gia tập huấn về các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Qua đây chúng tôi cũng nhận thấy hai xã có những lợi thế và tiềm lực phát triển khác nhau như sau :
- Lộc An có thể phát triển nhiều mô hình nuôi thủy sản nước ngọt, nuôi cá lồng bè hay kết hợp nuôi ghép như sen cá, cá lúa…, đem lại thành công trong việc xóa đói giảm nghèo.
- Lộc Điền với thế mạnh nuôi tôm sú, diện tích vùng triều lớn có thể mỡ rộng thêm và đưa vào nuôi ở hình thức bán thâm canh hoặc thâm canh.
Thu nhập từ nguồn nuôi thủy sản của các hộ ngư dân ở Lộc Điền cao hơn ở Lộc An. Lộc An có sự ổn định về năng suất, sản lượng. Lộc Điền có nhiều khả năng phát triển làm giàu nhưng lại mang tính rủi ro cao.
5.2. Một số giải pháp và kiến nghị:
- Tăng cường công tác tập huấn phổ biến kỹ thuật, tăng cường phổ biến kỹ thuật trực tiếp trên thực địa sản xuất.
- Tăng cường công tác kiểm soát con giống (đặc biệt nguồn giống lấy từ Đà Nẵng).
- Hạn chế sử dụng thức ăn tươi để giảm ô nhiễm đáy ao và vùng nuôi.
- Hỗ trợ vốn (vay ưu đãi, lãi suất thấp, thời hạn dài).
- Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt các kênh nước cấp ở các vùng nuôi tập trung, nhằm giảm thiểu khó khăn và phát huy được hiệu quả trên diện tích ao hồ có sẵn và hỗ trợ kinh phí quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thủy sản ở cả hai xã.
- Hỗ trợ con giống để chuyển đổi số diện tích không phát huy được hiệu quả.
PHẦN SÁU : TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Thuỷ sản, “Đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triển Nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2000-2005 và biện pháp thực hiện đến năm 2010”. 2006.
[2]. Bùi Thị Thu Hà – RIAI, Davide Fezzardi - NACA, Đào Việt Long - IFED, Lê Xuân Nhật – IFEP, Điều tra kinh tế - xã hội bằng bộ câu hỏi,Huế 03/2006.
[3]. Nguyễn Minh Hoàn, Giáo trình thống kê sinh vật học và phương pháp nghiên cứu. Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2000.
[4]. Niên gián thống kê, 2007. NXB Thống Kê. Tr. 334-338.
[5]. Phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển, Dự án VIE/97/030, Ngành nuôi tôm Việt Nam hiện trạng, cơ hội và thách thức, HÀ NỘI 7/2004.
[6]. Sở thủy sản Thừa Thiên Huế,Báo cáo tổng kết ngành thủy sản Thừa Thiên Huế.2002.
[7]. Trường Đại học Cần Thơ. Tác động về mặt xã hội của các hoạt động NTTS mặn lợ ven biển đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí nghiên cứu khoa học 2006:220 – 234.
[8]. Ủy Ban Nhân Dân Huyện Phú Lộc, Báo cáo “Tổng kết công tác thuỷ sản năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010”12/2009.
[9]. Ủy Ban Nhân Dân xã Lộc An, Báo cáo “Kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2009”.12/2008.
[10] .Ủy Ban Nhân Dân xã Lộc An, Báo cáo “Kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2009”.12/2009.
[11]. Ủy Ban Nhân Dân xã Lộc Điền, Báo cáo “Kết quả nuôi trồng thủy sản năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2009”.12/2008.
[12]. Ủy Ban Nhân Dân xã Lộc Điền, Báo cáo “Tình hình thực hiện nhiệm vụ Kt-XH năm 2009. Phương hướng nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2010.”12/2009.
[13]. Viện Quy hoạch Thuỷ lợi, Dự án quy hoạch thuỷ lợi phục vụ NTTS vùng duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2010, 2005.
[14]. WWW.Fistenet.gov.vn, FAO “Tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới”. năm 2001, 2004, 2007.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA
I .PHẦN THÔNG TIN CHUNG
1. Tên của chủ hộ:..........................................................Tuổi…………………...
Địa chỉ: Xóm ……… Thôn:……..……. Xã:…………. Huyện:………………...
2. Giới tính: .................Nam : * Nữ : *
3 .Tuổi…………
4. Trình độ học vấn
Không biết chữ = 1; Chỉ biết đọc= 2; Tiểu học 1= 3; Trung học cơ sở= 4; PTTH = 5 Trên PTTH = 6
II. PHẦN KINH TẾ-XÃ HỘI
5. Nghề nghiệp của người được phỏng vấn
a) Nghề nghiệp chính
b) Nghề nghiệp phụ 1
c) Nghề nghiệp phụ 2
( Ghi 2 nghề nghiệp phụ quan trọng: Trồng lúa = 1; chăn nuôi = 2; nuôi cá = 3; trồng rừng= 4; buôn bán = 5; làm thuê = 6; buôn cá = 7; nội trợ = 8; khác = 9
2 Ví dụ :cá truyền thống.nuôi trong ao,vùng mặt nước nhỏ:122)
6. Số người hiện có trong gia đình
Số nhân khẩu nam trong tuổi lao động (15 - 60 tuổi)
Số nhân khẩu nữ trong tuổi lao động (15 - 55 tuổi)
Số nam NTTS trong tuổi lao động (15-60 tuổi)
Số nữ NTTS trong tuổi lao động (15-55 tuổi)
7. Số năm kinh nghiệm nuôi trồng:
8. Nguồn tiếp thu kiến thức kỹ thuật nuôi trồng từ đâu?
Sách,báo * Các cán bộ kỹ thuật khuyến ngư * Tập huấn * Mô hình trình diễn *
9. Anh chị đã tham gia lớp tập huấn NTTS nào chưa ? Có * Không *
Anh chị có được phát tài liệu không ? có * không *
10. Tình hình kinh kế,đời sống gia đình trước khi nuôi trồng thủy sản:
Rất khó khăn * Khó khăn * Đủ ăn * Khá giả *
11.Tình hình kinh tế, đời sống gia đình sau khi nuôi trồng thủy sản :
Đủ ăn * Khá giả * Giàu có *
12.Con cái trong gia đình ông/bà có được đi học đầy đủ không?
Có * Không *
13. Ông/bà có nộp bảo hiểm cho các thành viên trong gia đình không ?
Có * Không * Nếu có thì loại nào sau đây:
Bảo hiểm y tế * Bảo hiểm nhân thọ * Bảo hiểm xã hội *
14. Tổng thu nhập của gia đình hàng năm :……………………….(triệu đồng)
15. Trong đó thu nhập từ nuôi trồng thủy sản :……………………….(triệu đồng)
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
16. Diện tích:……………(m2)
17. Đối tượng nuôi :……………………………….
Mật độ nuôi ……………….(con/m2)
18.Địa điểm ao nuôi: Ao cao triều * Ao hạ triều *
19. Cải tạo ao
Có * Không * . Nếu có:
a) Thời gian cải tạo (ngày): …………………………………………
b) Vét bùn đáy : * c) Cày đáy ao : *
d) Phơi đáy ao : * e) Khử trùng vôi : *
Khối lượng vôi ...................(kg/ha) Tên loại vôi: ...................................
f) Diệt tạp: * Khối lượng chất diệt tạp (kg/ha).......................
Tên chất diệt tạp.........................................................................
20. Nguồn nước cấp
a) Ao xử lý: Có * Không * . Nếu có
Diện tích .....................(m2): .
b) Nguồn nước cung cấp để nuôi: Tốt *; Xấu *; Trung bình *
c) Cần nguồn nước ngọt bổ sung: Có * Không *
d) Hiện nay có nguồn nước ngọt bổ sung : Có * Không *
21. Gây màu nước
Gây màu nước đầu vụ : Có * Không *
Gây màu nước trong quá trình nuôi : Có * Không *
Sử dụng phân bón : Vô cơ * Hữu cơ * Vi sinh *
Các hình thức khác, cụ thể:....................................................................................
....................................................................................................................................
22. Sử dụng hóa chất,
- Hóa chất, vật chất dùng trong quản lý ao nuôi :………………………………...
………………………………………………………………………………………
- Có sử dụng chế phẩm vi sinh không? Có * Không * Nếu có là loại nào ?
………………………………………………………………………………………23. Thời gian và vụ nuôi
- Nuôi vụ 1: từ tháng……………..đến tháng ……………..
- Nuôi vụ 2: từ tháng……………..đến tháng ……………..
- Nuôi vụ 3: từ tháng……………..đến tháng ……………..
24. Thức ăn
Loại thức ăn
Tỷ lệ sử dụng
Ước tính lượng thức ăn cho cả vụ nuôi (kg)
- Tự chế biến
- Tươi sống
- Công nghiệp
Tổng cộng
- Số lần cho ăn/ngày :
- Cách cho ăn : Theo khu vực * Rải đều *
- Có kiểm tra thức ăn dư thừa hay không? Có * Không *
-Kiểm tra bằng cách nào?.......................................................................................
................................................................................................................................
- Kiểm tra sinh trưởng của đối tượng nuôi để điều chỉnh lượng thức ăn:
Có * Không *
25. Bệnh dịch và địch hại
a) Những bệnh dịch thường xuất hiện
+ Bệnh 1:……………………….Mùa vụ xuất hiện :
Triệu chứng :
Anh (chị ) có thể cho biết cách chữa trị :…………………………………………..
Hiệu quả của cách chữa trị đó : ………………………………………………. + Bệnh 2:……………………….Mùa vụ xuất hiện:
Triệu chứng :
……………………………………………………………………………………
Anh ( chị ) có thể cho biết cách chữa trị :………………………………………….. ....................
Hiệu quả của cách chữa trị đó : ………………………………………………. ..... .. + Bệnh 3:……………………….Mùa vụ xuất hiện :
Triệu chứng :
Anh ( chị ) có thể cho biết cách chữa trị :…………………………………………..
Hiệu quả của cách chữa trị đó : ………………………………………………. ……
b) Những địch hại thường xuất hiện :
+ Những địch hại nguy hiểm :
+ Cách tiêu diệt những địch hại nguy hiểm :
+ Hiệu quả khi sử dụng các biện pháp để tiêu diệt địch hại :
Có * Không *
+ Hậu quả do địch hại để lại có lớn hay không :
Lớn * Không đáng kể *
26. Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch
- Thời gian thu hoạch sau bao nhiêu ngày nuôi: ……….Tháng nào trong năm: ......
- Có áp dụng phương pháp đánh tỉa, thả bù hay không ? Có * Không *
- Số lần đánh tỉa thả bù : …………………..lần / năm .
- Biện pháp thu hoạch: Xiếc * Lưới * Rập * Nò *
IV.HIỆU QUẢ KINH TẾ
27 .Sản lượng thu hoạch hàng năm :………………………(tấn)
28. Tổng doanh thu đạt được…………………………….(triệu đồng)
29. Lợi nhuận hàng năm :…………………………………..(triệu đồng)
30. So sánh với các hoạt động sản xuất khác với NTTS, hoạt động nào mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
31. Mô hình sản xuất nuôi trồng thủy sản nào mang lại hiệu quả kinh tế nhất
Dự định phát triển sản xuất trong tương lai
Mở rộng quy mô nuôi
Tăng trang thiết bị
Chuyển nghề khác
Thay đổi hình thức nuôi
Chuyển đối tượng nuôi khác
Nêu đối tượng nuôi dự kiến chuyển nuôi………………………………………..
33.Đánh giá thái độ tham gia trả lời phỏng vấn:
Nhiệt tình * Bình thường * Không quan tâm * Từ chối *
Chủ hộ nuôi
Người phỏng vấn
……….ngày……tháng….năm 2010
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Sản lượng và giá trị của một số loài.
Bảng 2.2. Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của ngành thủy sản đến năm 2010.
Bảng 2.3: Diện tích và sản lượng từ năm 2003 đến năm 2005.
Bảng 2.4: Năng suất nuôi chuyên tôm trong ao.
Bảng 2.5 Danh sách các hộ nuôi thủy sản điển hình của huyện phú Lộc.
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu điều tra.
Bảng 3.2 : Thực trạng ao nuôi và tình hình cải tạo ao nuôi.
Bảng 3.3 Các hoá chất khử trùng và diệt tạp sử dụng ở các hộ điều tra.
Bảng 3.4 : Nguồn nước và biện pháp xử lý nước.
Bảng 3.5: Các hoá chất sử dụng để xử lý nước và chất gây màu nước.
Bảng 3.6 : Diện tích ao nuôi.
Bảng 3.7 : Hình thức nuôi và mật độ nuôi.
Bảng 3.8 : Tình hình quản lý thức ăn và tốc độ tăng trưởng của đối tượng nuôi.
Bảng 3.9 : Biện pháp quản lý ao nuôi.
Bảng 3.10: Tình hình dịch bệnh và biện pháp phòng trị.
Bảng 3.11 Mùa vụ xuất hiện bệnh.
Bảng 3.12: Năng suất thu hoạch năm 2009.
Bảng 3.13: Hoạch toán kinh tế.
Bảng 3.14: Hiệu quả kinh tế so với các năm trước.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dieu_tra_kinh_te_xa_hoi_va_danh_gia_hien_trang_nuoi_trong_thuy_san_cua_cac_xa_loc_dien_va_loc_an_huyen_phu_loc_tinh_thua_thien_hue_1859.doc