Đề tài Điều tra thành phần côn trùng trên cây vải thiều và nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr. tại Sóc Sơn Hà Nội và các vùng phụ cận năm 2005 - 2006

Phạm Văn Lầm và Nguyễn Thành Vĩnh dẫn liệu bước đầu về đặc điểm sinh học cơ bản của ong đen Ooencyrtus phongi Trjap ký sinh trứng bọ xít nhãn vải cho thấy: ở nhiệt độ 28,4 – 31,1°C và độ ẩm 74,2 – 79,6%, Ooencyrtus phongi ký sinh trứng bọ xít nhãn vải lhoàn thành vòng đời trong thời gian trung bình từ 12,8 – 13,5 ngày. Tuổi thọ của ong trưởng thành kéo dài 2,3 – 2,6 ngày (không được ăn thêm lá hoặc chỉ uống nước lã) đến 6,9 – 11,3 ngày (được ăn thêm nước đường hoặc dung dịch mật ong 50%). Một con ong trưởng thành cái ký sinh trung bình được 12,2 trứng bọ xít T.papillosa và sản sinh trung bình 136 ong trưởng thành cho đơì sau. (Dẫn liệu bước đầu về đặc điểm sinh học cơ bản của ong đen Ooencyrtus phongi Trjap, Myart. et Kost (Hymenoptera, Encyrtidae) ký sinh trứng bọ xít nhãn vải _ Tạp chí BVTV số 3/2003).

doc61 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra thành phần côn trùng trên cây vải thiều và nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr. tại Sóc Sơn Hà Nội và các vùng phụ cận năm 2005 - 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài côn trùng hại và 4 loài nhện hại như: bọ xít nhãn vải; rệp gây hại vào thời kỳ cây ra hoa; sâu tiện vỏ làm cho cây bị khô héo và chết rất nhanh ; sâu đục cành phá hoại cành quả; sâu đục thân làm cho cây phát triển còi cọc có thể làm chết cây; ruồi đục quả làm quả bị thối nhũn và chảy nước; rệp sáp vải làm lá bị còi cọc nhỏ lại dẫn đến cây bị rụng lá; rệp sáp đỏ hại trên mầm non , cuống hoa, mặt trên quả làm cho quả bị chậm phát triển, teo dần, và dễ rụng; rệp sáp đen mềm hại búp, cành, quả non, cuống lá, cuống hoa quả gây nên sự biến dạng cho lá, mầm hoa; nhện vải (Eriophyes litchi) tấn công lá non, quả, mầm, cuống hoa, chồi nụ hoa làm lá uốn cong, khô và rụng, cây bị còi cọc không phát triển; ve sầu bướm gây hại vào thời kỳ ra hoa, chúng chích hút làm rụng hoa và không có khả năng kết quả hoặc làm rụng quả. (Một số kết quả điều tra nghiên cứu về sâu hại chủ yếu trên một số cây ăn quả ở miền Bắc nước ta)[64 – 66]. Năm 1998, Nguyễn Xuân Hồng đã xác định được 15 loài sâu hại vải, trong đó có 14 loài thuộc 5 bộ của lớp côn trùng và một loài nhện, ngoái ra còn có một số đối tượng hại như dơi, chuột ,chim..Xác định dược 17 loại bện hại vải, trong đó bệnh chết héo cây và bệnh lông nhung ở cành lộc non, chùm hoa, cành quả non, là những loại bệnh nặng và cần quan tâm để phòng bệnh kịp thời , hiệu quả. (Kết quả điều tra bước đầu thành phần sâu bệnh hại vải ở Lục Ngạn, Bắc Giang và Chương Mỹ, Hà Tây).[103 – 105]. Theo Nguyễn Xuân Thành, năm 1999, thuốc trừ sâu vi sinh Bt có hiệu quả phun trừ tốt đối với sâu thuộc bộ cánh vảy (Sâu nhớt, sâu đo, sâu cuốn lá,). Tuy so với thuốc hoá học có hiệu quả thấp hơn đôi chút nhưng nó rất tốt cho môi trường và sức khoẻ con người, bảo vệ được các loài côn trùng có ích và tái tạo lại sự cân bằng sinh thái trên sinh quần.(Thử nghiệm một số chế phẩm thiên nông trên cây vải thiều. Kỷ yếu hội nghị khoa học công nghệ và môi trường các tỉnh miền núi phía Bắc lần thứ 7 – Hà Giang tháng 11/1999 ). Việc nghiên cứu sử dụng các nguồn vi sinh vật có ích là một vấn đề quan trọng và cần thiết trong chiến lược phòng trừ tổng hợp sâu hại cây trồng hiện nay. Năm 2000, Hoàng Thị Việt, Nguyễn Văn Cảm, Trần Quang Tấn và ctv đã nghiên cứu sản xuất chế phẩm NPV (Nuclear polyhedrosis virus) và khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu hại cây trồng. NPV có ảnh hưởng tới sự phát triển của sâu ở cả giai đoạn sâu non, nhộng và bướm. Hạn chế được khả năng vũ hoá và đẻ trứng của bướm. Chế phẩm NPVcó khả năng bảo quản được 12 tháng trong điều kiện tự nhiên của phòng thí nghiệm. Đây là biện pháp cần thiết trong hệ thống phòng trừ tổng hợp cây trồng đặc biệt đối với những vùng sâu đang chống thuốc hoá học. (Một số kết quả nghiên cứu về NPV(Nuclear Polyhedrosis Virus) và khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu hại cây trồng)[113 – 130]. Qua thời gian điều tra các tháng trong năm 1999-2000, Dương Tiến Viện đã thu thập thành phần sâu hại vải ở Mê Linh- Vĩnh Phúc và xác định được 19 loài côn trùng và 2 loài nhện hại, trong đó có 6 loài sâu và nhện gây hại phổ biến và có ý nghĩa về mặt kinh tế. Việc sử dụng thuốc trừ sâu của các hộ nông dân vẫn còn dùng các loại thuốc nằm trong danh mục thuốc hạn chế và cấm sử dụng như Monitor và Bi58. Dưong Tiến Viện đã thí nghiệm với 3 loại thuốc Dipterex 90WP, Ofatox 400EC, Supracid 40EC đều có hiệu lực trừ bọ xít hại vải cao. (Kết quả nghiên cứu thành phần sâu hại vải và biện pháp phòng trừ tại Mê Linh -Vĩnh Phúc.Một số loài sâu bệnh gây hại cây trồng đáng chú ý trong những năm gần đây) [54_57]. Từ kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy mức độ gây hại của các loài côn trùng là rất lớn cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh để mang lại hiệu quả kinh tế. Phòng trừ sâu hại phải được thực hiện theo một quy trình tổng hợp để bảo vệ cây trồng, bảo vệ mối cân bằng sinh học và bảo vệ môi trường sống. Năm 2003, theo Trần Thế Tục thì phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, vừa sử dụng biện pháp hoá học, vừa sử dụng biện pháp canh tác, cơ giới, vật lý, sinh học thì mới có hiệu quả. Muốn áp dụng biện pháp hoá học có hiệu quả thì phải sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng kỹ thuật và đúng thời điểm. Lịch dùng thuốc trong năm được tác giả đưa ra là tháng 2 – 3 trừ nhện, tháng 3-4 trừ bọ xít , tháng 5-7 trừ sâu đục thân. Đối với bọ xít nhãn vải phải kết hợp cả biện pháp cơ giới , hoá học, sinh học. Tháng 1 – 2 bọ xít trú đông nên rung cây, rung cành làm cho bọ xít rơi xuống bắt diệt . Tháng 4 – 5 trở đi hoa vải nơ xong phun thuốc Sherpa nồng độ 0,1 - 0,2% có thể tiêu diệt được bọ xít trưởng thành và bọ xít non. (100 câu hỏi về cây vải. NXB Nông nghiệp 2003) Theo Đường Hồng Dật, năm 2003, thì nên kiểm tra bắt giết bọ xít từ tháng 1 – 2. Theo tác giả thì thời gian này bọ xít ít hoạt động, lợi dụng tính giả chết của bọ xít , trải nilon trên mặt đất ở gốc cây rồi rung cây cho bọ xít rơi xuống để bắt. Phun thuốc phòng trừ bọ xít non vào đầu tháng 4, bọ xít trưởng thành vào tháng 8 – 9. Dùng Basudin pha với nồng độ 0,2% để phun phòng trừ, thuốc có thể làm cho trứng ung không nở được, nên phun trước khi thu hoạch quả từ 15 – 20 ngày.(Hỏi đáp về nhãn, vải. NXB Nông nghiệp). Nhóm tác giả Trung Quốc đã sử dụng loài ong nhỏ bằng bụng Anastatus hoặc các loài ong cánh nhỏ khác cho ký sinh trứng bọ xít vải do đó làm giảm được số lượng sâu non bọ xít xuống thấp. Những loài ong này được nuôi trong phòng, khi có những ổ trứng bọ xít xuất hiện trên cây thì mới mang ong thả trên cây. Thông thường mỗi cây thả 600 – 800 con ong cái, chia làm 3 đợt mỗi đợt cách nhau 6 – 10 ngày, lượng ong các đợt tỷ lệ 2:1:1.(Chu Nghiêu(1960). Côn trùng học đại cương. Diệp Chấn Khánh dịch. NXB Giáo dục cao đẳng Thượng Hải.). Sử dụng các loài thiên địch trong phòng trừ sâu hại đang được các nhà khoa học nghiên cứu trong khoảng vài chục năm gần đây. Qua những kết quả điều tra, nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và nước ngoài về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, đưa các loài thiên địch (ký sinh, ăn thịt hay gây bệnh ) vào các quần thể sâu hại làm giảm số lượng của những loài sâu hại đến mức không còn gây hại hoặc thiệt hại do nó gây ra không có ý nghĩa về mặt kinh tế. Hiện nay có hai nhóm được dùng phổ biến là nhóm côn trùng ký sinh và nhóm bắt mồi ăn thịt. + Nhóm côn trùng ký sinh sâu hại phổ biến thuộc bộ cánh màng và bộ hai cánh như ruồi ký sinh, ong mắt đỏ...Nhóm côn trùng này sống ký sinh trong trong ký chủ, pha trưởng thành sống tự do, chúng sử dụng hết hoàn toàn các mô của vật chủ sau khi chúng hoàn toàn phát dục. + Nhóm bắt mồi ăn thịt sâu hại: Đây là quy luật của tự nhiên côn trùng có ích ăn thịt côn trùng gây hại. Điều này có tầm quan trọng trong việc kìm chế sự sinh sản phát triển của sâu hại. Theo những kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành cho thấy cần nghiên cứu: Mối tương quan giữa các loài côn trùng “ký chủký sinh”, “vật mồi vật bắt mồi”. Thành phần loài và sự phân bố của chúng dưới tác dộng của các yếu tố sinh thái đến vùng địa lý , những đặc điểm sinh học sinh thái của những loài sâu hại và thiên địch chính. Từ những kết quả nghiên cứu mới có những kháng cáo thích đáng và hữu ích giúp cho nghành nông nghiệp phát triển bền vững. Chương 3: Địa điểm, vật liệu và phương pháp nghiên cứu 3.1. Địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên cứu. 3.1.1. Địa điểm nghiên cứu . + Địa diểm thu mẫu bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata tại xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. + Địa điểm điều tra thành phần sâu hại: các vườn trồng vải của xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và các vùng lân cận. 3.1.2. Thời gian nghiên cứu. Từ 20/10/2005 đến ngày 30/4/2006. 3.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu. 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu. + Điều tra các loài côn trùng hại và bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata. 3.2.2. Dụng cụ nghiên cứu. + Panh (cứng và mềm), kéo, dao, bút, máy tính, cặp, sổ điều tra, sổ nhật kí nuôi sâu, vợt côn trùng, lọ nuôi sâu các loại có kích cỡ từ 0,2 – 10 lít phù hợp cho bướm giao phối được để xác định thành phần loài côn trùng trên vải, ống tuyb, kính lúp, bút lông, mật ong 10%, bông thấm nước cồn 70°, hộp và lọ đựng mẫu. + Lọ nhựa nuôi bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata có kích thước từ 0,2 – 10 lít tuỳ theo tuổi của bọ rùa. 3.3. Phương pháp nghiên cứu. 3.3.1. Điều tra thành phần các loài côn trùng trên cây vải. Điều tra định kỳ. + Điều tra 7 ngày 1 lần, mỗi lần có phiếu điều tra ghi thành phần các loài sâu hại và côn trùng trên cây vải. + Ghi chép số liệu về hiện tượng thời tiết ( nhiệt độ, độ ẩm, nắng, mưa,...) vào phiếu điều tra, nhật ký điều tra. + Chọn địa điểm điều tra: chọn ngẫu nhiên 20 cây theo 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 4 cây theo 4 hướng ( Đông, Tây, Nam, Bắc). Điều tra thu mẫu từ trên cây xuống bằng tay hoặc bằng vợt côn trùng nhằm xác định thành phần, sự phân bố và quy luật biến động. + Thu các loài côn trùng (thiên địch và sâu hại ) có mặt trên cây vải, đưa về nuôi lấy trưởng thành để xác định tên khoa học của loài. Đối với các loài đã biết ngâm trong cồn 70° hoặc phơi khô để giữ mẫu. Điều tra bổ xung. Điều tra ngoài khu vực điều tra định kỳ nhằm thu thập bổ xung thành phần loài và sự phân bố theo vùng địa lý hoặc sinh cảnh. 3.3.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của loài bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata. Thu mẫu bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata trưởng thành ở các vườn vải Sóc Sơn, Hà Nội về nuôi trong lồng để chúng giao phối với nhau (bên trong lồng có trồng cây vải). Hoặc nuôi trong các lọ lớn hàng ngày phải thay lá vải. Thức ăn của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata là rệp và trứng ngày gạo. Hàng ngày theo dõi, quan sát thấy chúng giao phối với nhau tach riêng ra cho vào một lọ riêng có ghi ký hiệu và thứ tự trên lọ nuôi. Theo dõi khả năng đẻ trứng, nhịp điệu đẻ trứng đo kích thước của mỗi tuổi và trưởng thành của bọ rùa và thời gian sống của bọ rùa trưởng thành. + Pha trứng: Theo dõi thời gian phát triển của trứng và tỷ lệ nở của trứng. + Pha ấu trùng: Theo dõi số tuổi của ấu trùng (mỗi lần lột xác là một tuổi), thời gian phát triển từng tuổi của ấu trùng, tỷ lệ sống sót của từng tuổi. Trong quá trình nghiên cứu mô tả hình thái từng pha phát triển của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata ( mô tả hình dáng, màu sắc, đo kích thước, đặc điểm của trứng, ấu trùng và trưởng thành). Theo dõi khả năng tiêu thụ mồi trong từng ngày của mỗi con , mỗi pha phát triển bằng cách cho số lượng các con rệp vào trong lọ nuôi, sau một ngày đếm số rệp còn lại. 3.3.3. Phương pháp tính toán. 3.3.3.1. Các công thức tính toán về sinh học. Tổng số con thu được Tính mật độ (con/ cây) = ---------------------------- Tổng số cây điều tra Tổng số lần bắt gặp Tần xuất bắt gặp (%) = --------------------------- x 100 Tổng số lần điều tra - Từ 0 à 5 % rất ít phổ biến; Từ 6 à 25% ít phổ biến; - Từ 26 à 50% phổ biến; Từ > 50% rất phổ biến * Tính toán các chỉ số sinh học + Kích thước từng pha phát triển (mm): Trong đó: - = Kích thước trung bình - Xi = giá trị kích thước của cá thể thứ i. - N = tổng số cá thể thí nghiệm. Tổng số lcá thể cái (đực) Tỷ lệ cái (đực) (%) = ---------------------------------- x 100 Tổng số cá thể theo dõi Tổng số trứng nở Tỷ lệ trứng nở (%) = ---------------------------- - x 100 Tổng số trứng theo dõi + Thời gian phát dục của từng pha (ngày) Trong đó: = Thời gian phát triển trung bình của pha đang theo dõi (ngày) Xi = Thời gian phát dục của n cá thể trong ngày thứ i. = Số cá thể chuyển trạng thái (nở hoặc lột xác) trong ngày thứ i. N = Tổng số cá thể nghiên cứu. Sx = độ lệch chuẩn được tính theo công thức: Sx = *Toàn bộ số liệu được sử lý theo thống kê thông thường Trong đó: t tra trong bảng Student với đọ tin cậy 95% ở bậc tự do V = N -1 Sx = là độ lệch chuẩn . 3.3.3.2. Tính toán sác xuất: - Độ lệch chuẩn: - Độ tin cậy 95%: Chương 4 : Kết quả nghiên cứu 4.1. Kết quả nghiên cứu thành phần sâu hại và thiên địch trên cây vải thiều tại xã Hiền Ninh, Sóc Sơn, Hà Nội. Sóc Sơn là một huyện miền núi thuộc ngoại thành Hà Nội, điều kiện đất đai cũng như khí hậu ở đây rất thuận lợi cho cây vải phát triển. Cùng với các xã Minh Trí, Minh Phú,Hiền Ninh cũng là một xã có diện tích trồng vải lớn của Sóc Sơn. Diện tích trồng vải trung bình khoảng 1,1 ha/hộ. Khi đến thời vụ thu hoạch, các chủ buôn đến tận vườn thu mua rồi chở đi tiêu thụ, ngoài ra còn bán cho khách du lịch vì đây là nơi lý tưởng để nghỉ cuối tuần của người thành phố. Hàng năm sản lượng vải của xã Hiền Ninh khoảng 30% số cây vải cho năng suất 10 – 30 kg/cây, 40% cho năng suất 30 – 50 kg/cây, còn lại là > 50kg/cây. Thu nhập bình quân khoảng 5 – 7 triệu đồng/năm. Mỗi năm các hộ nông dân phải bỏ ra khá nhiều tiền chi phí về phân bón, thuốc trừ sâu, bơm tưới nước,Tuy nhiên trong mấy năm gần đây giá vải xuống rất nhiều, nguyên nhân là do diện tích trồng vải tăng nhanh. Bên cạnh đó chúng ta còn kém về kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và chế biến khiến chất lượng và mẫu mã quả vải thấp không đủ cạnh tranh với các nước trong khu vực. Người dân nơi đây vẫn quen sử dụng thuốc hoá học bừa bãi như Regent, Sherpa, Fastac, các thuốc vi sinh ít được sử dụng. Do đó cần khuyến cáo cho người dân hiểu rõ tác hại của thuốc trừ sâu hoá học và kỹ thuật trồng trọt để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm quả vải. Hình 1: Điều tra côn trùng tại vườn vải vùng Sóc Sơn, Hà Nội. Trong khoảng thời gian từ 27/10/2005 - 25/4/2006, chúng tôi đã tiến hành điều tra, xác định thành phần sâu hại trên cây vải tại các vườn vải của các hộ dân ở xã Hiền Ninh, Sóc Sơn, Hà Nội. Số lượng loài thu được khá đa dạng và phong phú. Tuỳ thuộc vào từng thời gian phát triển của cây vải mà có các loài sâu hại cũng như thiên địch khác nhau. Bảng 1 : Thành phần sâu hại trên cây vải STT Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Bộ phận gây hại Mức độ Bộ cánh vẩy(Lepidoptera) 1 Sâu cuốn lá đầu đen Olethreutes leucaspis Meyrick Tortricidae Lộc non, chồi, lá +++ 2 Sâu đo xanh Geometridae Chồi, lộc non ++ 3 Sâu đo xanh hai sừng Thalassodes guadraria Guenee Geometridae Chồi, lộc non +++ 4 Sâu đo khoang rắn cạp nia Scopula sp. Geometridae Hoa, lộc non - 5 Sâu đo hoa 6 Sâu đục gân lá Conopomorpha sinensis Bradley Lá non, hoa vải + 7 Sâu kèn xám trắng Chalioides kondonis Matsumura Psychidae Lá, lộc non - 8 Sâu kèn to Dappula tertia Templeton Psychidae Lá, lộc non ++ 9 Sâu róm 4 gù vàng vệt đen Dasychira sp1 Limantridae Chồi, hoa, lộc non + 10 Sâu róm bốn gù vàng đốm trắng Dasychira sp2 Limantridae Chồi, hoa, lộc non + 11 Sâu róm chỉ đỏ sọc vàng lưng Porthesia scintillans Limantridae Hoa, lộc non + 12 Bọ nẹt Parasa pseudorapanda Heirns Eucleidae Lá + 13 Sâu xanh bướm vàng xám Oxyodes acrobi Culata Noctuidae Lá, chồi + Bộ cánh cứng(Coleoptera) 14 Bọ đầu dài to vàng ánh kim Hypomeces spuamosus Fabr. Curculionidae Chồi, lá, lộc non +++ 15 Bọ đầu dài bé màu xanh da trời Platymycteropcis sieversi Reitter Curculionidae Chồi, lá, lộc non +++ Bộ cánh nửa(Hemiptera) 16 Bọ xít nhãn vải Tessaratoma papillosa Drury Pentatomidae Lá, chồi non +++ 17 Bọ xít dài hôi Leptocosisa acuta Thunberg Coreidae Lá, chồi non ++ 18 Bọ xít xanh Nezara viridula Linnaeus Pentatomidae Chồi non + Bộ cánh đều (Homoptera) 19 Rệp sáp Ceroplastes ruben Maskell Diaspididae Lộc, lá, chồi non +++ 20 Rệp sáp trắng mai rùa Ceroplastes floridensis Comstock Diaspididae Lá, chồi non ++ 21 Rệp sáp lưng chia ô Nipaecoccus viridis Newstead Diaspididae Chồi non - 22 Rệp sáp đen Ddensaissetia nigra Niether Diaspididae Lộc, lá, chồi non ++ 23 Rệp sáp xám Coccus longulus Diaspididae Lộc , lá, chồi non ++ Lớp ve bét (Acarina) 24 Nhện lông nhung Eriophis litchi Keifer Eriophyidae Chồi, lá non, hoa +++ Ghi chú: (+) ít phổ biến (++) phổ biến (+++) rất phổ biến (–) rất ít phổ biến Các loài gây hại phổ biến cho vải như : sâu cuốn lá, bọ xít hại nhãn vải, nhện lông nhung, câu cấu xanh, rệp sáp, + Bọ xít hại nhãn vải: loài này gây hại rất nghiêm trọng cho cây vải vào thời kỳ cây vải ra lộc non, hoa trổ bông. Bọ xít trưởng thành mặt lưng nâu vàng, bụng màu trắng. Bọ xít trưởng thành cái thường đẻ trứng vào đầu tháng 3, mật độ bọ xít cao nhất vào tháng 4. Trứng bọ xít được đẻ ở mặt dưới của lá, trứng hình tròn, có màu xanh lục khi mới đẻ và có màu hồng trắng mốc hoặc màu hồng tối khi sắp nở. Bọ xít non và trưởng thành đều dùng vòi cắm vào chích hút dịch những đọt non, cuống hoa và những chùm quả non chưa chín làm cho bộ phận này bị héo, cháy khô, dẫn đến rụng lá, rụng quả. Vì vậy làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Khi gặp kẻ thù thì chúng tiết ra chất có mùi hôi, màu vàng làm cho kẻ thù tránh xa chúng. + Sâu cuốn lá: qúa trình điều tra, nghiên cứu tại Sóc Sơn, Hà Nội thu được 2 loài (Sâu cuốn lá hình mái chùa và sâu cuốn lá nâu). Chúng xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 10, tháng 11 khi thời tiết vào đông và vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 khi mùa xuân, thời tiết có mưa phùn. Vào thời điểm này, cây vải thường có lộc non, sâu non thường nhả tơ cuốn 1 hoặc vài lá non thành một ống dài, nằm trong đó ăn lá và khi lá già chúng chui ra ngoài và lại cuốn lá non khác. + Rệp sáp: có nhiều loại rệp sáp khác nhau, chúng gây hại quanh năm cho vải. Chúng thường bám trên lá, bám vào quanh cành, chồi non, cuống quả. Rệp sáp với số lượng lớn sẽ gây cho các bộ phận này bị biến dạng, còi cọc, nếu nặng sẽ bị rụng lá, quả gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng và năng suất của vải. + Nhện lông nhung: đây là loài gây hại có kích thước rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được. Nhện lông nhung phát triển quanh năm và mạnh nhất vào mùa xuân vì thời gian này nhiệt độ thấp, mưa phùn, ít nắng nhiều mây. Nhện trưởng thành xâm nhập vào các chồi non, sinh sống và đẻ trứng ở trong đó. Ban đầu vết lông nhung có màu xanh sau chuyển sang màu trắng bạc, trắng hơi vàng, trắng nâu, sau đó là màu nâu sẫm. Lá bị nhện lông nhung có hình co quắp, phồng rộp dẫn tới lá phát triển không bình thường, quang hợp kém và rụng lá. + Câu cấu xanh: chúng ăn hại lá non trong các đợt lộc của cây. Lá non bị gặm rỗ nát, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây. Câu cấu xanh phá hoại cây vải cả ban ngày lẫn ban đêm. Khi bị động chúng giả chết rơi xuống lẩn vào những cành lá cây hoặc rơi xuống đất trú ẩn sau đó lại leo lên lộc non phá hoại. + Sâu đo xanh: xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân, lúc đó cây vải ra những lộc non. Khi bị động chúng có phản ứng dựng đứng thân như cành cây nên rất khó phát hiện. Chúng bám ở trên những lá non và ăn lá non gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Tại khu vực điều tra nghiên cứu, ngoài những loài sâu hại đã được nêu trên, chúng tôi còn thu được các loài thiên địch. Chúng có vai trò quan trọng trong việc điều hoà mật độ sâu hại. Bảng 2: Thành phần thiên địch trên cây vải STT Tên Việt Nam Tên Khoa Học Họ Mức độ Bộ cánh nửa(Hemiptera) 1 Bọ xít hoa Eocanthecona furcellata (Wolff) Pentatomidae + Bộ cánh cứng(Coleoptera) 2 Bọ rùa đỏ 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr. Coccinellidae ++ 3 Bọ rùa đỏ Micrapis discolor Fabr Coccinellidae ++ 4 Bọ rùa 2 mảng đỏ Lemnia biplagiata Swartz Coccinellidae + 5 Bọ rùa 6 vệt đen Menochinus sexmaculatus Fabr. Coccinellidae + Bộ bọ ngựa(Mantodae) 5 Bọ ngựa xanh Mantidae +++ Bộ cánh mạch(Neuroptera) 6 Bọ mắt vàng Chrysopa sp. Chrysopidae ++ 7 Bọ cánh gân nâu ++ Bộ cánh màng(Hymenoptera) 8 Ong ký sinh Anastatus aff japonicus Ashmead Eupelmidae + 9 Ong ký sinh Ooencyrtus fongi Tryapizin Eupelmidae ++ Bộ hai cánh(Diptera) 10 Ruồi ký sinh Tachinidae + 11 Ruồi ăn thịt Syrphidae + Bộ nhện lớn(Arachnida) 12 Nhện càng cua Epocilla canearta Salticidae + 13 Nhện linh miêu Oxyopes javanus Thorell oxyopidae + Ghi chú: (+)ítphổ biến (++) Phổ biến (+++) Rất phổ biến Các loài thiên địch chúng tôi đã điều tra và thu thập được có mức độ phổ biến cao như nhện càng cua, bọ ngựa, bọ rùa 18 chấm, bọ rùa đỏ, + Bọ rùa 18 chấm: loài này xuất hiện nhiều nhất vào tháng 3 đến tháng 4 vì vào thời gian này thời tiết mưa phùn nhiều, cây vải ra hoa và lộc non thích hợp cho rệp phát triển. Như vậy, sự tăng cao về mật độ bọ rùa có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế số lượng rệp trên cây vải. Bọ rùa 18 chấm trưởng thành cơ thể hình trứng ngắn, lưng gồ đều, nhẵn bóng. Chúng di chuyển chậm chạp nhưng khi phát hiện thấy con mồi, chúng di chuyển tới dùng chân trước ghì chặt lấy con mồi và ăn dần cho tới khi hết con mồi. + Bọ xít hoa: Con trưởng thành có màu nâu, trên vai có hai đôi gai nhọn, trên lưng có hai chấm vàng chia đều sang hai bên, bụng dưới có màu nâu nhạt hơn phần lưng. Bọ xít hoa có ba đôi chân bò, đầu nhỏ, có hai râu, trên râu có chấm vàng ở đốt thứ 3. Thức ăn của bọ xít xám hoa là các loài sâu hại. + Bọ mắt vàng: thường xuất hiện vào giữa tháng 3 đến tháng 4. Con trưởng thành có màu xanh nõn chuối, hai cánh mỏng, cơ thể mềm mại, ấu trùng hình thoi, có hai đôi hàm chắc khoẻ, cong, nhọn như gọn kìm để giữ con mồi, trên lưng ấu trùng còn có nhiều lông dài, cứng nhọn. ấu trùng bọ mắt vàng kẻ thù thường sử dụng rác , bụi bẩn đặt trên lưng để ngụy trang lẩn trốn. Thức ăn của bọ mắt vàng là rệp muội, rệp sáp và trứng của các loài sâu hại thuộc bộ cánh vảy. + Bọ ngựa: đây là loài rất phổ biến không chỉ có trên cây vải mà hầu như chúng xuất hiện ở nhiều cây trồng. Với đôi chân trước to khoẻ có gai như lưỡi liềm của mình tiêu diệt con mồi. Đây là loài đa thực, chúng bắt cả ấu trùng và trưởng thành của nhiều loại sâu hại. + Nhện: là loài xuất hiện tương đối nhiều trong quá trình điều tra và có rất nhiều loài nhện khác nhau. Nhện hầu như xuất hiện quanh năm. Thức ăn của nhện là các loại sâu non. Khi phát hiện thấy con mồi chúng di chuyển nhanh tới sử dụng đôi hàm chắc khoẻ của mình để ăn con mồi. Trong khi điều tra chúng tôi cũng phát hiện thấy bọ xít nhãn vải bị nấm ký sinh. Nấm bao phủ trên bề mặt bọ xít có màu trắng, chúng phủ kín cơ thể bọ xít, hút hết chất dinh dưỡng làm cho bọ xít chết khô, co quắp ở trên cây. Đã có nhiều ý kiến về loại nấm này nhưng chưa nuôi cấy định loại nên chưa biết được loài nấm này. 4.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh học của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr. 4.2.1 Biến động số lượng của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr. Điều kiện sinh thái môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, nắng, mưa, là những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của nhiều loài côn trùng. Qua điều tra định kỳ, chúng tôi thấy bọ rùa 18 chấm xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân lúc cây vải đang ra hoa tức là vào tháng 2, đến khoảng đầu tháng 4. Biến động số lượng bọ rùa 18 chấm được chúng tôi tiến hành điều tra tại xã Hiền Ninh, Sóc Sơn, Hà Nội. Bảng 3: Mật độ bọ rùa 18 chấm điều tra trên cây vải. Ngày điều tra Mật độ bọ rùa(con/cây) Thời kỳ sinh trưởng cây Nhiệt độ (t°C) Độ ẩm (%) 2/2/2006 0 Cây có lộc đông 18 - 22 80 8/2/2006 0,5 Cây đang ra hoa 16-19 90 14/2/2006 1,0 Cây đang ra hoa 18 - 21 70 20/2/2006 3,5 Cây đang ra hoa 16 - 20 78 26/2/2006 5,2 Cây đang ra hoa 14 - 19 81 4/3/2006 6,3 Cây đang ra hoa 16 - 23 75 10/3/2006 7,6 Cây đang ra hoa 21 - 26 85 16/3/2006 5,0 Cây đang ra hoa 16 - 24 75 22/3/2006 3,1 Cây đang ra hoa 19 - 22 88 28/3/2006 0,7 Cây ra hoa rộ bắt đầu có quả non 22 - 26 90 2/4/2006 0,2 Cây ra hoa rộ, có quả non 24 - 32 85 8/4/2006 0,05 Cây có quả non 27 - 32 82 14/4/2006 0,01 Cây có quả non 25 – 30 85 20/4/2006 0 Cây có quả nhỏ 21 - 28 83 25/4/2006 0 Cây có quả nhỏ 27 - 32 81 Cũng giống như các loài thiên địch khác, bọ rùa 18 chấm phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện thức ăn và ngoại cảnh. Nắm được quy luật biến động của chúng có ý nghĩa rất lớn trong việc chủ động phòng trừ các loài rệp gây hại. Số lượngTB Ngày, tháng, năm Hình 2: Biến động bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr. Trên cây vải tại Sóc Sơn _ Hà Nội. Qua bảng 3, và biểu đồ ta thấy vào thời kỳ cây vải ra hoa rộ nhất cũng là tời kỳ bọ rùa 18 chấm xuất hiện nhiều nhất. Mật độ bọ rùa nhiều nhất vào cuối tháng 2, đầu tháng 3, đạt cao nhất vào ngày 10/3/2006 thu được trung bình là 7,6 con/cây. Điều này cũng phù hợp với mật độ rệp xuất hiện dồi dào nhất. Như vậy sự tăng cao về mật độ bọ rùa có ý nghĩa quan trọng được khả năng tiêu thụ rệp của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr. 4.2.2. Đặc điểm hình thái của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr. Bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr thuộc họ Coccinellidae là nhóm côn trùng ăn thịt, có vai trò tiêu diệt rệp trên cây vải. Vì vậy việc nghiên cứu hình thái loài bọ rùa 18 chấm có ý nghĩa quan trọng, từ đó đề ra biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ loài thiên địch này. Chu kỳ phát triển của bọ rùa 18 chấm trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng nhộng và trưởng thành. + Trứng của bọ rùa 18 chấm: Trưởng thành đực cái sau khi giao phối với nhau khoảng 1- 3 ngày thì đẻ trứng. Trứng của bọ rùa 18 chấm đẻ ở ngoài tự nhiên cũng như trong phòng thí nghiệm đều dính ở mặt dưới của lá vải. Trứng có hình oval, màu vàng sáng, một đầu của trứng dính vuông góc với mặt lá, một đầu hướng lên trên. Chiều dài của trứng trung bình 0,8 – 1,3 mm. Khi trứng nở, phần nắp trứng ở phía trên nứt ra, ấu trùng tuổi 1 chui ra. + ấu trùng: Bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata có 4 tuổi, mỗi lần lột xác là 1 tuổi. - ấu trùng tuổi 1: Khi mới nở ấu trùng tuổi 1 ở xung quanh ổ trứng, sau một thời gian chúng bò ra xa để kiếm thức ăn. ấu trùng tuổi 1 có màu đen, bụng có màu nhạt hơn lưng, trên lưng có nhiều gai dài nhô lên, có ba đôi chân bò. Kích thước của ấu trùng tuổi 1 là 1,7 - 1,9 mm. - ấu trùng tuổi 2: Sau lột xác ở tuổi 1 ấu trùng bọ rùa 18 chấm bước sang tuổi 2. Tuổi 2 của ấu trùng không khác xa với tuổi 1, kích thước là 2,5 - 3,5mm, gai nhọn trên lưng nhìn rõ hơn. Nếu quan sát bằng kính lúp ta có thể thấy có một chấm vàng nhỏ bằng đầu kim nằm ở phần cuối lưng. - ấu trùng tuổi 3: Kích thứơc của ấu trùng tuổi 3 được đo sau lần lột xác từ tuổi 2 là 2,7 - 4mm. ở tuổi này kích thước của bọ rùa tăng rõ rệt, chúng lớn hơn rất nhiều so với tuổi 2. Các gai nhọn trên lưng rõ, có 4 gai nhọn nằm trên đốt lưng thứ 7 có màu da cam, màu sắc trên lưng bọ rùa đen hơn ở tuổi 1 và tuổi 2. - ấu trùng tuổi 4: Sau khi lột xác bước sang tuổi 4, kích thước ấu trùng bọ rùa tăng lên đáng kể 4,1 - 5,5 mm. Màu sắc trên lưng đậm hơn, gai trên lưng trông rõ và cứng hơn so với tuổi 3. Sau khoảng từ 6 - 8 ngày thì ấu trùng bọ rùa 18 chấm bước vào giai đoạn nhộng. ấu trùng bọ rùa hầu như không cử động trước khi bước vào giai đoạn nhộng. Vỏ cơ thể dần cứng lại. Màu sắc trên cơ thể cũng thay đổi khác so với ấu trùng bọ rùa từ tuổi 1 đến tuổi 4. + Nhộng có màu vàng cam, trên mỗi đốt lưng hình thành những chấm màu đen. Phần đuôi của nhộng bám vào mặt dưới của lá, cành cây hoặc thân cây khi ở ngoài tự nhiên , còn ở trong phòng thí nghiệm thì phần đuôi bám dính vào mặt dưới của lá vải hoặc bám vào thành hộp, phần đầu của nhộng vẫn có thể cử động được. Trong giai đoạn nhộng hầu như chúng không ăn mồi. + Trưởng thành: Sau thời gian từ 6 - 10 ngày nhộng vũ hoá ra bọ rùa trưởng thành có kích thước 5,5 – 7 mm. Cơ thể bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata hình trứng ngắn, lưng gồ đều, nhẵn bóng. Đầu nâu nhạt có điểm vàng dọc hai bên trán. Trán rộng hơn nửa đầu. Hai bờ trong của mắt choãi rõ. Tấm lưng ngực trước nâu nhạt với 2 chấm đen đối xứng với nhau ở hai bên, gần bờ dưới hơn bờ trên. Cánh có màu vàng nâu, cứng, trên mỗi cánh có 8 chấm đen nhỏ được xếp đối xứng với cánh bên, sắp xếp theo công thức 2 – 3 – 2 – 1. Rìa cánh có gờ nhỏ hơi bè và chúc xuống. Mặt dưới cơ thể màu nâu nhạt, ngực sẫm hơn hai bên rìa ngực và ống chân. Bàn chân có màu nhạt hơn. Bờ chân môi thẳng. Bờ trước của ngực giữa có gờ rõ và lõm giữa. Lồi ngực trước có hai gờ dọc nối nhau ở mõm làm thành gờ hình chữ U. Bờ sau của tấm bụng thứ 1, thứ 2 và thứ 3 bằng nhau, còn tấm bụng thứ 4 và thứ 5 ở con đực thì cong lõm, đây là đặc điểm khác nhau ở con đực và con cái. Bảng 4: Kích thước của pha trứng, ấu trùng và trưởng thành của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr. Pha phát dục Số lượng mẫu đo Chỉ tiêu theo dõi Kích thước (mm) Ngắn nhất Dài nhất Trung bình Trứng 20 Chiều dài 0,8 1,3 0,97 ± 0,17 ấu trùng Tuổi 1 20 Chiều dài 1,7 1,9 0,79 ± 0.07 Chiều rộng 0,7 0,8 0,74 ± 0,04 Tuổi 2 20 Chiều dài 2,5 3,5 2,93 ± 0,35 Chiều rộng 0,8 1,0 0,89 ± 0,06 Tuổi 3 20 Chiều dài 2,7 4,0 3,54 ± 0.41 Chiều rộng 0,9 1,1 0,95 ± 0.06 Tuổi 4 20 Chiều dài 4,1 5,5 4,79 ± 0,29 Chiều rộng 1,2 2,1 1,71 ± 0.28 Trưởng thành Con đực 20 Chiều dài 6,2 6,7 6,40 ± 0,15 Chiều rộng 5,2 5,6 5,34 ± 0.12 Con cái 20 Chiều dài 6,5 7,0 6,77 ± 0.15 Chiều rộng 5,4 6,0 5,74 ± 0.24 Hình 2: ấu trùng tuổi 4 bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata. Hình 3: Bọ rùa trưởng thành 18 chấm Harmonia sedecimnotata. 4.2.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái của trứng. Để tìm hiểu thời gian phát dục và tỷ lệ nở trứng của trứng bọ rùa 18 chấm, chúng tôi tiến hành thí nghiệm 2 đợt khác nhau.Kết quả được trình bày ở bảng 5 . Bảng 5: Thời gian phát dục và tỷ lệ nở của trứng Số lần thí nghiệm Số lượng trứng thí nghiệm Thời gian phát dục của trứng (ngày) Tỉ lệ nở trung bình của trứng (%) ổ Quả Ngắn nhất Dài nhất Trung bình Nhiệt độ: 16 – 20,5°C Độ ẩm: 82% Lần 1 10 222 4 6 4,80 ± 0,63 80,27 ±4,72 12 248 3 6 4,42 ± 0,79 84,64 ±2,85 10 217 4 5 4,30 ± 0,48 90,19 ± 2,64 Trung bình 4,51 ± 0,63 85,03 ± 3,07 Nhiệt độ: 13 – 17,5°C độ ẩm: 88,5% Lần 2 12 257 6 7 6,33 ± 0,49 68,17 ± 4,26 13 281 5 7 6,08 ± 0,64 70,07 ± 5,27 12 253 5 7 6,17 ± 0,58 75,73 ± 9,12 Trung bình 6,19 ± 0,57 71,73± 6,22 Qua bảng 5 ta thấy: Thời gian phát dục của trứng loài bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata là khác nhau khi nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. ở nhiệt độ là 16 – 20,5°C , độ ẩm là 82% thì thời gian phát dục trung bình của trứng là 4,51 ± 0,63 (ngày), tỷ lệ nở trung bình là 85,03 ± 3,07(%). Còn với nhiệt độ thấp hơn 13 – 17,5°C, nhưng độ ẩm cao hơn là 88,5% thì thời gian phát dục trung bình của trứng là 6,19 ± 0,57 (ngày), tỷ lệ nở trung bình của trứng là 71,73 ± 6,22 (%). Do vậy, thời gian phát triển của trứng bị ảnh hưởng của yếu tố thời tiết (nhiệt độ và độ ẩm). Số lượng trứng nở ngày đầu tiên bao giờ cũng cao hơn những ngày tiếp theo, thậm chí có những ổ trứng chỉ nở trong vòng 1 ngày. 4.3.3.Đặc điểm sinh học, sinh thái của ấu trùng bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata. ấu trùng bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata có 4 tuổi, từ tuổi 1 đến tuổi 4 trải qua 3 lần lột xác. Khi trứng mới nở, ấu trùng tuổi 1 thường tập trung quanh ổ trứng, chúng sống bằng những chất dịch còn lại ở trong trứng. Sau một thời gian chúng bắt đầu rời khỏi ổ và đi kiếm thức ăn. ấu trùng tuổi 1 sau khi được nở ra từ trứng được tách ra các lọ riêng, có đánh số để dễ theo dõi. Trong các lọ để bông có thấm nước tạo độ ẩm, hàng ngày thay lá vải và cung cấp thức ăn vào một giờ cố định. Bảng 6: Thời gian phát dục và tỉ lệ sống sót của ấu trùng bọ rùa. Số lần thí nghiệm Thời gian phát dục trung bình của ấu trùng (ngày) Tỷ lệ sống sót trung bình (%) Nhiệt độ TB (°C) độ ẩm TB %) Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Lần 1 n = 20 3,1 ± 0,31 3,4 ± 0,75 4,35 ± 0,51 6,85 ± 0,75 62,4 18,5 83,5 Lần 2 n= 20 4,7 ± 0,47 5,45 ± 0,51 5,75 ± 0,85 7,35 ± 1,21 58,72 15,3 87,5 Lần 3 n=20 3,05 ± 0,22 3,2 ± 0,41 4,45 ± 0,51 7,05 ± 0,51 71,16 23,7 81 Ghi chú: - TB: trung bình - n : số cá thể theo dõi Kết quả thí nghiệm cho thấy thời gian phát dục của ấu trùng bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata khác nhau giữa các tuổi. ở mỗi tuổi của ấu trùng bọ rùa cũng có thời gian phát dục khác nhau ở các điều kiện thời tiết khác nhau. Điều này được thể hiện rõ ở bảng 6. Với nhiệt độ trung bình là 15,3°C, độ ẩm trung bình là 87,5%: Tỷ lệ sống sót trung bình của ấu trùng qua các tuổi là 58,72%; Thời gian phát dục của ấu trùng ở tuổi 1 là 4,7 ± 0,47(ngày), tuổi 2 là 5,45 ± 0,51(ngày), tuổi 3 là 5,75 ± 0,85(ngày), tuổi 4 là 7,35 ± 1,21(ngày). Với nhiệt độ trung bình 18,5°C, độ ẩm trung bình là 83,5%: Tỷ lệ sống sót trung bình của ấu trùng qua các tuổi là 62,4%; Thời gian phát dục của tuổi 1 là 3,1 ± 0,31(ngày), tuổi 2 là 3,4 ± 0,75(ngày), tuổi 3 là 4,35 ± 0,51(ngày), tuổi 4 là 6,85 ± 0,75(ngày). Với nhiệt độ trung bình là 23,7°C, độ ẩm trung bình 81%: Tỷ lệ sống sót trung bình của ấu trùng qua các tuổi là 71,16%; Thời gian phát dục trung bình ấu trùng tuổi 1 là 3,05 ± 0,22(ngày), tuổi 2 là 3,2 ± 0,41(ngày), tuổi 3 là 4,45 ± 0,51(ngày), tuổi 4 là 7,05 ± 0,51(ngày). ở nhiệt độ thấp hơn thì thời gian phát dục của ấu trùng bọ rùa 18 chấm kéo dài hơn và tỷ lệ sống sót không cao. Qua đó, ta thấy điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng tới thời gian phát dục và tỷ lệ nở của pha ấu trùng. 4.3.4. Đặc điểm sinh học, sinh thái của nhộng bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata. Sau khoảng 6 – 9 ngày, tuổi 4 của ấu trùng bọ rùa sẽ vào nhộng. Thời gian phát dục và tỷ lệ sống sót của nhộng bọ rùa 18 chấm được thể hiện ở bảng 7. Bảng 7: Thời gian phát dục và tỷ lệ sống sót của nhộng Số lần thí nghiệm Thời gian phát dục trung bình của nhộng (ngày) Tỉ lệ sống sót (%) Nhiệt độ trung bình (°C) Độ ẩm trung bình (%) Thấp nhất Dài nhất Trung bình Lần 1 n= 20 6 9 7,55 ± 0,89 87,5 18,5 85 Lần 2 n = 20 11 12 11,7 ± 0,47 78,12 15,5 88,5 Lần 3 n = 20 7 8 7,15 ± 0,37 87,68 23,5 80,5 Tổng 8,8 ± 0,57 84,43 ± 3,1 19,2 84,67 Ghi chú: - TB: trung bình - n : số cá thể theo dõi Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 7 ta thấy tỷ lệ sống sót của nhộng nhiều hơn ở các tuổi của bọ rùa. Với nhiệt độ trung bình 18,5°C và độ ẩm trung bình 85%, tỷ lệ sống sót cua nhộng là 87,5%, thờigian phát dục là 7,55 ± 0,89(ngày). Với nhiệt độ trung bình là 15,5°C và độ ẩm là 88,5%, thời gian phát dục của nhộng dài hơn 11,7 ± 0,47(ngày), tỷ lệ sống sót là 78,12%. Với nhiệt độ là 23,5 °C và độ ẩm trung bình là 80,5%, thời gian phát dục của nhộng bọ rùa 7,15 ± 0,37(ngày), tỷ lệ sống sót là 87,68%. 4.3.5. Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa trưởng thành 18 chấm Harmonia sedecimnotata. Thời gian sống của bọ rùa trưởng thành khác nhau giữa con đực và con cái. Thời tiết là yếu tố ảnh hưởng tới thời gian sống của bọ rùa. Nhiệt độ cao, thì thời gian phát dục của các pha sẽ rút ngắn lại, ngược lại nhiệt độ thấp thì thời gian phát dục sẽ kéo dài hơn. Thông thường trưởng thành đực có thời gian sống ngắn hơn trưởng thành cái.Thời gian sống của bọ rùa trưởng thành được thể hiện qua bảng 8. Bảng 8: Thời gian sống của bọ rùa trưởng thành. Trưởng thành Số cá thể theo dõi Thời gian sống (ngày) Ngắn nhất Dài nhất Trung bình Nhiệt độ: 16 – 20,5°C Độ ẩm: 87,5% Con đực 20 10 30 27,35 ± 5,63 Con cái 20 18 40 32,5 ± 5,83 Nhiệt độ: 24,5 – 30°C Độ ẩm: 80% Con đực 20 7 30 22,45 ± 8,16 Con cái 20 10 32 25,65 ± 4,78 Bảng 8 cho ta thấy thời gian sống của bọ rùa trưởng thành khác nhau ở điều kiện nhiệt độ khác nhau. ở nhiệt độ 16 – 20,5°C, độ ẩm 87,5%, thời gian sống của bọ rùa trưởng thành con đực là 27,35 ± 5,63(ngày), con cái 32,5 ± 5,83(ngày). ở nhiệt độ 24,5 - 30°C, độ ẩm 80%, thời gian sống sót của bọ rùa trưởng thành con đực là 22,45 ± 8,16(ngày), con cái là 25,65 ± 4,78(ngày). Sau khi vũ hoá từ nhộng từ 7 – 10 ngày, bọ rùa đực, cái tìm đến nhau ghép đôi, giao phối. Ngoài thức ăn là rệp chúng tôi còn bổ xung thêm dung dịch (mật ong + nước lã) để tăng khả năng đẻ trứng. Thời gian từ nhộng vũ hoá đến khi đẻ trứng và số lượng trứng đẻ của 1 con cái được thể hiện qua bảng 9. Bảng 9: Thời gian từ nhộng vũ hoá đến khi đẻ trứng và số lượng trứng đẻ của một con cái. Số lần thí nghiệm Từ vũ hoá đến khi giao phối của 1 con cái (ngày) Từ giao phối đến khi đẻ của 1 con cái (ngày) Số lượng ổ trứng đẻ trung bình của 1 con cái (ổ) Số lượng trứng đẻ của một con cái (quả) Nhiệt độ trung bình (°C) Độ ẩm trung bình (%) Lần 1 n = 20 14,35 ± 0,67 1,83 ± 0,94 2,35 ± 0,49 40,75 ± 16,73 18,5 85 Lần 2 n= 20 19,50 ± 0,37 2,08 ± 0,67 2,20 ± 0,70 35,17 ± 14,56 16,5 89,5 Lần 3 n = 20 15,05 ± 1,23 1,92 ± 0,85 1,95 ± 0,70 29,76 ± 14,70 26,5 80 Ghi chú: n :số lượng cá thể thí nghiệm Bảng 9 cho ta thấy, thí nghiệm 3 lần ở điều kiện nhiệt độ khác nhau thì sẽ cho kết quả khác nhau. Mỗi con cái đẻ từ 1 – 3 ổ trứng, trứng được đẻ thành từng ổ tập trung. Tuỳ vào từng điều kiện mà có ổ trứng có 6 – 7 quả, ổ cao nhất lên tới 40 quả trứng. 4.3.6. Khả năng tiêu diệt mồi của ấu trùng và trưởng thành của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata . Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới Việt Nam, các loài bọ rùa có ích hầu như phát triển quanh năm. Bọ rùa ăn thịt có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt côn trùng hại. Khi rệp bắt đầu phát triển thì bọ rùa cũng xuất hiện. Bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata là côn trùng tiêu diệt rệp hại tích cực nhất trên cây vải. ấu trùng tuổi 1 được chúng tôi nuôi trong các lọ có kích thước 50 ml, được đánh số, trong mỗi lọ có để bông tẩm nước để tạo độ ẩm. Hàng ngày, thay lá vải cho các lọ đồng thời đếm số lượng rệp cho vào trong lọ để xác địng khả năng tiêu thụ mồi của chúng. Rệp vải bọ rùa tiêu thụ có màu xanh trong, chúng thường sống tập trung ở những lộc non hoặc hoa vải Bọ rùa 18 chấm là loài ít hoạt động. Nhưng khi gặp con mồi chúng di chuyển nhanh , dùng hai chân trước ghì chặt lấy con mồi, sau đó bắt đầu ăn cho đến khi tiêu diệt hết con mồi. Bảng 10: Khả năng tiêu thụ rệp của ấu trùng bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata. Số lần thí nghiệm Số lượng rệp bị tiêu diệt trung bình ở các giai đoạn phát dục (con/ngày) Nhiệt độ TB (°C) Độ ẩm (%) Tuổi của ấu trùng Tuổi 1 Tuổi 2 Tuổi 3 Tuổi 4 Lần 1 9,0±1,33 12,7±0,67 15,5±1,65 21,7±1,42 17 85 N 15 15 20 25 Lần 2 8,8±0,63 11,5±1,51 15,2±0,92 21,7±1,16 23 86 N 15 15 20 25 Lần 3 8,5±0,85 12,1±1,20 16,0±1,56 20,0±1,05 20 80 N 15 15 20 25 Ghi chú: - TB: trung bình - N : số cá thể rệp thí nghiệm(con). Qua bảng 10 ta thấy: Trong một ngày ấu trùng bọ rùa ở nhiệt độ và độ ẩm khác nhau thì mức độ tiêu thụ mồi của ấu trùng bọ rùa không khác nhau là mấy. Mức độ rệp ở tuổi cao hơn thì tiêu thụ rệp nhiều hơn. Tuổi 1, số lượng rệp tiêu thụ trung bình lớn nhất là 9,0 ± 1,33 (rệp/ngày), ở điều kiện nhiệt độ là 17°C, độ ẩm trung bình 85%, ít nhất là 8,5 ± 0,85 (rệp/ngày), ở điều kiện nhiệt độ là 20°C, độ ẩm trung bình 80%. Tuổi 2, số lượng rệp tiêu thụ trung bình lớn nhất là 12,7 ± 0,67 (rệp/ngày), ở điều kiện nhiệt độ là 17°C, độ ẩm trung bình 85%, ít nhất là 11,5 ± 1,51(rệp/ngày), ở điều kiện nhiệt độ là 23°C, độ ẩm trung bình 86%. Tuổi 3, số lượng rệp tiêu thụ trung bình lớn nhất là 16,0 ± 1,56 (rệp/ngày), ở điều kiện nhiệt độ là 20°C, độ ẩm trung bình 80%, ít nhất là 15,2 ± 0,92 (rệp/ngày), ở điều kiện nhiệt độ là 23°C, độ ẩm trung bình 86%. Tuổi 4, số lượng rệp tiêu thụ trung bình lớn nhất là 21,7±1,16 (rệp/ngày), ở điều kiện nhiệt độ là 23°C, độ ẩm trung bình 86%, ít nhất là 20,0 ± 1,05 (rệp/ngày), ở điều kiện nhiệt độ là 20°C, độ ẩm trung bình 80%. Trưởng thành bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata, chúng tôi nghiên cứu khả năng tiêu thụ vật mồi là rệp và trứng ngày gạo. Bảng 11: Khả năng tiêu thụ mồi của trưởng thành bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata. Số lần thí nghiệm Số lượng vật mồi bị tiêu diệt (con/ngày) Điều kiện Trứng ngài gạo (quả) Rệp (con) Nhiệt độ TB(°C) Độ ẩm TB (%) Thấp nhất Cao nhất Trung bình Thấp nhất Cao nhất Trung bình Lần 1 15 21 18,8 ± 1,93 22 24 22 ± 0,90 23,5 88 Lần 2 15 20 16,9 ± 1,81 22 24 23 ± 0,82 23,7 85 Lần 3 15 18 16,83 ± 1,17 22 24 23,14 ± 0,69 25,6 80,5 Ghi chú: - TB: trung bình. Với vật mồi là trứng rệp, trưởng thành bọ rùa tiêu diệt lớn nhất là 23,14 ± 0,69 (rệp /ngày), ít nhất là 22 ± 0,90 (rệp/ngày). Với vật mồi là trứng ngày gạo, trưởng thành bọ rùa tiêu diệt lớn nhất là 18,8 ± 1,93(trứng/ngày), ít nhất là 16,83 ± 1,17(trứng /ngày). Như vậy, khả năng tiêu thụ rệp của bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata mở ra hướng bảo vệ thực vật cho nghành nông nghiệp nước ta. Chương 5: kết luận và kiến nghị. 5.1. Kết luận. + Thành phần côn trùng hại thu được trên cây vải từ 10/2005 đến tháng 4/2006 thu được 24 loài, thuộc 5 bộ. + Thành phần thiên địch thu được trên cây vải từ 10/2005 đến tháng 4/2006 thu được 13 loài, thuộc 7 bộ. + Điều tra ngoài tự nhiên chúng tôi thu được bọ rùa 18 chấm trên cây vải đang ra hoa. Chúng xuất hiện nhiều vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 và giảm dần đến cuối tháng 4 thì hết. + Chu kỳ phát triển của bọ rùa 18 chấm trải qua 3 giai đoạn: trứng, ấu trùng và trưởng thành. + Ngoài tự nhiên cũng như trong phòng thí nghiệm bọ rùa đẻ trứng theo ổ. Trứng được đẻ ở mặt dưới của lá vải, có màu vàng sáng, hình ôval mỗi ổ có từ 6 – 40 quả. Trứng nở ra trong khoảng thời gian từ 3 – 7 ngày. Tỷ lệ nở của trứng cao đạt hơn 71%. + ấu trùng bọ rùa 18 chấm có 4 tuổi. Từ tuổi 1 đến tuổi 4 trải qua 3 lần lột xác, đều có màu đen, từ tuổi 3 ta có thể nhìn rõ được màu vàng ở cuối lưng. Thời gian phát dục của tuổi 1 từ 3 – 8 ngày lột xác sang tuổi 2, ấu trùng tuổi 2 sau từ 3 – 6 ngày lột xác sang tuổi 3, ấu trùng tuổi 3 sau 3 – 7 ngày lột xác sang tuổi 4. ấu trùng tuổi 4 phát triển trong khoảng 6 – 10 ngày chuyển sang giai đoạn nhộng. + Nhộng bọ rùa 18 chấm có màu vàng cam, trên lưng có 18 chấm đen. Nhộng bọ rùa 18 chấm phát triển trong khoảng từ 6 – 12 ngày thì nhộng vũ hoá. + Trưởng thành bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata có màu vàng nâu, trên lưng ngực trước có 2 chấm, còn 16 chấm được xếp đều đối xứng ở 2 cánh theo công thức 2 – 3 – 2 – 1 . Trưởng thành vũ hoá từ 7 – 10 ngày thì giao phối. Trưởng thành đực và cái khác nhau ở tấm bụng thứ 4 và thứ 5 ở con đực cong lõm. + Mỗi con cái đẻ từ 1 – 3 ổ trứng, số lượng trứng trong một ổ từ 6 – 40 quả. + Thời gian từ lần lột xác cuối cùng đến khi đẻ là 14,35 ± 0,67(ngày), nhiệt độ trung bình 18,5°C và độ ẩm là 85%, 19,5 ± 0,37(ngày), nhiệt độ trung bình 16,5°C và độ ẩm là 89,5%, 15,05 ± 1,23(ngày), nhiệt độ trung bình 26,5°C và độ ẩm là 80%. +Thơì gian sống trưởng thành bọ rùa đực và cái là khác nhau, phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ và độ ẩm. Tuổi thọ trung bình của con đực 27,35 ± 5,63(ngày), con cái 32,5 ± 5,83(ngày), nhiệt độ trung bình 16 – 20,5°C, độ ẩm trung bình 87,5%. Tuổi thọ của con đực là 22,45 ± 8,16(ngày) , con cái là 25,65 ± 4,78(ngày), nhiệt độ trung bình 24,5 – 30°C, độ ẩm trung bình 80%. + Khả năng tiêu thụ rệp của trưởng thành bọ rùa 18 chấm khoảng từ 21 – 24 (rệp/ngày), trứng ngày gạo khoảng 17 – 20 (trứng/ngày). 5.2. kiến nghị. + Tuyên truyền cho người dân hiểu về tác hại của thuốc trừ sâu hoá học nhằm bảo vệ môi trường sống, giảm bớt mối nguy hại do thuốc trừ sâu hoá học gây ra. + Muốn phòng trừ có hiệu quả các loài sâu hại cần áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IBM, bảo vệ những loài thiên địch, tạo cân bằng sinh học trong tự nhiên. + ứng dụng công nghệ sinh học vào việc nhân nhanh loài bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Fabr. Sau đó thả chúng vào đồng ruộng để tiêu diệt loài rệp gây hại. Tài liệu tham khảo Tài liệu trong nước. Nguyễn Xuân Thành (1994). Bọ xít ăn thịt Cantheconidea furcellata Walker vai trò của chúng trong việc điều hoà chủng quần sâu hại. Tạp chí Bảo vệ thực vật Số 2/1994,3 trang (4 – 7 ). Nguyễn Xuân Thành ( 1999). Côn trùng và vi sinh vật trên cây vải thiều tại Quảng Ninh và Thanh Hoá. Biện pháp lợi dụng và điều khiển chúng . Kỷ yếu hội nghị khoa học, công nghệ và môi trường các tỉnh miền núi phía Bắc lần thứ 7.Tr ( 207 – 209 ). Nguyễn Xuân Thành (1999).Thử nghiệm một số chế phẩm thiên nông trên cây vải thiều. Kỷ yếu hội nghị khoa học Côn nghệ và Môi trường các tỉnh miền núi phía Bắc lần thứ 7 – Hà Giang tháng 11/1999. Nguyễn Xuân thành (2000). Những đặc điểm sinh học, sinh thái của 2 loài bọ mắt vàng Chrysopa sp. Và Ankylopteryx sp. Thuộc họ Chrysopidae trên cây vải thiều Đông triều Quảng Ninh. Tạp chí sinh học,1 (22) Tr (44 – 47 ). Nguyễn Xuân Thành (2002). Kịch bản phim Bướm đêm ăn lá và chích hút quả. Nguyễn Xuân thành (2003). Kết quả bước đầu nghiên cứu thành phần các loài côn trùng và nhện trên cây vải tại Hà Nội và vùng phụ cận. Hội thảo quốc gia về khoa học và Bảo vệ thực vật. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 2003, Tr (274 – 278 ). Nguyễn Xuân Thành , Phạm Quỳnh Mai, (2003) .Ong ký sinh trứng bọ xít nhãn vải và ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến chúng. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Hội nghị toàn quốc lần thứ hai nghiên cứu cơ bản trong sinh học , nông nghiệp, y học . Huế 25_26/7 2003 Nxb khoa học kỹ thuật Hà Nội 2003, Tr (742 – 745 ). Phạm Quỳnh Mai, Nguyễn Xuân Thành, (2003) . Thành phần biến động số lượng loài bọ rùa phổ biến Harmonia sedecimnotata Fabr. Trên cây vải tại vùng Sóc Sơn Hà Nội. Hội nghị toàn quốc lần hai nghiên cứu cơ bản trong sinh học, nông nghiệp , y học Huế 25 - 26/7/2003. Nxb khoa học và kỹ thuật Hà Nội 2003, Tr (681 - 684 ). Nguyễn Xuân thành, (2003) . Thành phần côn trùng hại nhãn vải và thiên địch của chúng ở miền Bắc Việt Nam. Hội thảo khoa học quốc gia Bảo vệ thực vật Nxb Nông nghiệp Hà nội 2003,Tr (274 – 278 ). phạm quỳnh mai, nguyễn Xuân Thành, (2004) .Những đặc điểm phát triển của bọ rùa 18 chấm ( Harmonia sedecimnotata Fabr.). Hội nghị toàn quốc 2004 nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Định hướng nông lâm nghiệp miền núi. Thái Nguyên 23/9/2004. Nxb Khoc học và kỹ thuật Hà Nội 2004, Tr (508 – 512 ). Nguyễn Xuân Thành, (2004). Những đặc điểm quan trọng của các loài bướm đêm hại cây trồng ăn quả thuộc phân họ (Ophiderinae, Noctuidae, Lepidoptera) trên miền Bắc Việt Nam. Hội nghị toàn Quốc 2004 nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Định hướng nông lâm nghiệp miền núi . Thái Nguyên 23/9/2004 . Nxb Khoa học và kỹ thuật Hà Nội ,2003, Tr (630 – 635 ). Nguyễn xuân thành ,Phạm Quỳnh Mai (2004) . Đặc điểm sinh học sinh thái cuả Oxyodes scrobiculata Fabr. (Noctuidae, Lepidotera). Tạp chí bảo vệ thực vật số 5/2004, Tr (9 – 15 ). Nguyễn Xuân Thành ,Hồ thu giang (2005) Thành phần sâu cuốn lá vải (Tortricidae, Lepidoptera) ở miền Bắc Việt Nam và đặc điểm sinh học, sinh thái của Archips eucroca Diakonoff. Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5 Hà Nội 3/2005 ,Tr (219 – 224 ). Nguyễn Xuân Thành , Kiều Thu Thuỷ (2005). Đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ xít bắt mồi Sycanus bifidus Fabr. (Reduviidae - Hemiptera). Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống. Báo cáo khoa học hội nghị khoa học toàn quốc 2005. Nxb Khoa học và kỹ thuật 2005 , Tr (1067 – 1070 ). Nguyễn Xuân Thành (2006). Kịch bản phim Sâu xanh hại cây trồng và biện pháp phòng trừ. Bùi Lan Anh , Ngô Xuân Bình (2003). Một số kết quả điều tra sâu bệnh hại nhãn vải tại Thái Nguyên năm 2002 – 2003. Tạp chí Bảo vệ thực vật số 6/2003. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Giang (2004). Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên vải thiều. Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 4/2004. Dương Tiến Viện - ĐHSP Hà Nội (2000). Một số kết quả nghiên cứu thành phần sâu hại vải và biện pháp phòng trừ tại Mê Linh – Vĩnh Phúc. Một số loài sâu bệnh hại cây trồng đáng chú ý trong những năm gần đây. Tr (54 – 57 ). Hoàng đức Nhuận (1982). Bọ rùa – Coccinellidae ở Việt Nam. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội – 1982. Hoàng Thị Việt và ctv (2000). Một số kết quả nghiên cứu về NPV (Nuclear Polyhedrosis Virus) và khả năng sử dụng trong phòng trừ sâu hại cây trồng. Tr (113 – 130 ). Hồ Khắc Tín (1978). Côn trùng học đại cương. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Hồ Khắc Tín (1982).Côn trùng học nông nghiệp. NXB Nông nghiệp. Nguyễn Xuân Hồng (1998). Kết quả điều tra bước đầu thành phần sâu bệnh hại vải ở Lục Ngạn – Bắc Giang và Chương Mỹ – Hà Tây. Tr (103 – 105 ). Phạm Đình Sắc (2003). Cấu trúc loài nhện bắt mồi và biến động số lượng của một số loài phổ biến trên cây vải vùng Sóc Sơn, Hà Nội. Tuyển tập công trình nghiên cứu BVTV – Viện Bảo vệ thực vật – NXB Nông nghiệp. Tr (125 – 129 ). Phạm Đình Sắc, Vũ Quang Côn (2003) – Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Trung tâm KHTN& CNQG. Thành phần, số lượng và sự trú đông của nhện Araneae trên cây vải tại vùng Mê Linh – Vĩnh Phúc. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong sinh học, nông nghiệp, y học – Huế 25 – 26/7/2003. Tr (713 – 716 ). Phạm Văn Lầm, Nguyễn Thành Vĩnh (2003). Dẫn liệu bước đầu về đặc điểm sinh học cơ bản của ong đen Ooencytus phongi Trjap, Myart. et Kost (Hymenoptera, Encyrtidae) ký sinh trứng bọ xít nhãn vải – Tạp chí BVTV số 3/2003. Trần Huy Thọ, và ctv (1995). Một số kết quả nghiên cứu về sâu hại chủ yếu trên một số cây ăn quả ở miền Bắc nước ta. Tuyển tập các công trình nghiên cứu. Viện Bảo vệ thực vật 1990 – 1995. NXB Nông nghiệp. Trần Thế Tục (2003). 100 câu hỏi về nhãn vải. NXB Nông nghiệp. Tài nguyên thực vật Đông Nam á, tập 1 số 3, tháng 7/1996. Viện Bảo vệ thực vật (1976). Kết quả điều tra côn trùng 1967 – 1968. Vũ Công Hậu (1990). Trồng cây ăn quả ở Việt Nam – NXB Nông nghiệp Tp Hồ Chí Minh. Vũ Quang Côn, Khuất Đăng Long, Trương Xuân Lam(1995) – Phòng sinh thái côn trùng – Những công trình nghiên cứu cơ bản. Tr (225 – 231 ). Tài liệu nước ngoài. D.F Waterhouse (1993).The Maior Arthropod Pest and Weed of Agriculture in Southeast Asia: Distribution Impotance and Origin. Canberra, Australia – 1993.) LiLi_ Ying Wang Ren and D.F Water house (1997). The distribution and impotance of arthropod pest and weed of Agriculture and Forestry plantationsin Southern China. Canberra 1997) Liu Xi Die (1998). Experiment of control of litchi stink bug by using Anastatus japonius Ashmead. South China Fruit, 1998) Luo Qi Hao (1998).Study on Comocritis albicapilla of litchi tree. Journal of South China Agricaltural University, 1998 Rajpal Singh(1998). K.Flower visitor of litchi and their role in pollinnation and fruit production. Pest Management and Economic Zoology, 1998. Vol. 6, No. 1, pp. 1 – 5.7 ref.). Tan Shi Dong (1999). Study on the structure and dynamic of pest community in lychee orchard. Actaphytoppylacica Sinica, 1999) Yang Chi Kun(1999). A new genus ang species of gall midge (Dipera Cecidomyiidao) infesting litchi from China. Entomotaxonomia, 1999. mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5244.doc
Tài liệu liên quan