Đề tài Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của chó, mèo ở một số phường trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội

Phần I: Mở đầu 1. Đặt vấn đề 2. Mục đích Phần II. Tổng quan tài liệu 1. Một số lý luận về nuôi dưỡng, chăm sóc đàn chó, mèo 1.1. Nguồn gốc loài chó, mèo 1.2. Một số giống chó hiện nuôi ở Việt Nam 1.3. Một số giống mèo hiện nuôi ở Việt Nam 1.4. Thức ăn trong chăn nuôi chó, mèo 1.5. Phương thức chăn nuôi chó, mèo 2. Công tác phòng bệnh cho chó, mèo 2.1. Tiêm phòng cho chó 2.2. Tiêm phòng cho mèo 3. Chỉ tiêu sinh lý của chó, mèo 3.1. Thân nhiệt 3.2. Tần số hô hấp 3.3. Tần số tim mạch 4. Bệnh thường gặp ở chó, mèo 4.1. Bệnh Carre 4.2. Hội chứng tiêu chảy ở chó 4.3. Bệnh viêm phổi 4.4. Bệnh do xoắn trùng 4.5. Bệnh dại 4.6. Bệnh giun đũa 4.7. Bệnh sán dây Phần III. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu 2. Nội dung nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu Phần IV. Kết quả và thảo luận 1. Điều tra cơ bản 1.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của quận Hoàng Mai * Vị trí địa lý * Điều kiện kinh tế – xã hội 1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi chó, mèo tại quận Hoàng Mai 1.2.1. Tình hình chăn nuôi 1.2.2. Công tác phòng, chống dịch bệnh * Công tác vệ sinh thú y * Công tác tiêm phòng 2. Điều tra, tìm hiểu thực trạng tình hình chăn nuôi ở quận Hoàng Mai 2.1. Số lượng đàn chó mèo tại tháng 4/2007 2.2. Giống chó mèo được nuôi ở quận Hoàng Mai * Giống chó * Giống mèo 2.3. Thức ăn chăn nuôi chó, mèo + Thức ăn cho chó của hãng Pedigree + Thức ăn cho mèo của hãng Wiskas 2.4. Phương thức chăn nuôi chó, mèo 2.5. Công tác tiêm phòng 3. Kết quả khám và điều trị bệnh của chó, mèo 3.1. Kết quả khám và điều trị bệnh cho chó 3.2. Kết quả khám và điều trị bệnh cho mèo Phần V. Kết luận 1.1. Tình hình chăn nuôi 1.2. Công tác vệ sinh thú y 1.3. Tình hình dịch bệnh 1. 4. Công tác điều trị 2. Đề nghị

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4270 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của chó, mèo ở một số phường trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào các tiêu chí sau: + Phường đạt loại 3 là: - Phường đạt từ 6 điểm trở lên và có số dân thấp nhưng lại phân bố theo nhiều ngành nghề như Trần Phú. + Phường đạt loại 2 là: - Phường có số điểm từ 5 đến 6 và có số dân nhiều hơn số dân của phường đạt loai 3 nhưng thấp hơn loại 1 và cũng được phân bố vào nhiều nghành nghề nhưng chăn nuôi chiếm tỷ lệ thấp. + Phường đạt loại 1 là: - Những phường có số điểm từ 4 đến 5 có mật độ dân số cao nhưng chủ yếu sống bằng các nghề buôn bán và tiểu thủ công nghiệp nên có mức đô thị hoá cao hơn. 1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi chó, mèo tại quận Hoàng Mai. 1.2.1 Tình hình chăn nuôi. Với đặc điểm các phường trong quận Hoàng Mai là những xã thuần nông trước đây, đến nay, đất nông nghiệp giảm không có nghề chuyên môn, nguy cơ không có việc làm tăng cao, chăn nuôi là cách lựa chọn tạo công ăn việc làm cho lao động nông nhàn. Nhận thức được vấn đề này, quận Hoàng Mai tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân để phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại chất lượng trong đó có chăn nuôi chó, mèo. Nhưng vì điều kiện, người dân nuôi chó để giữ nhà, mèo để bắt chuột hoặc làm cảnh, để giải trí là chính. Tuy nhiên, có một số ngưòi đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để phát triển chăn nuôi chó mèo. Như ông Nguyễn Văn Thành đã mở trang trại nuôi chó mèo ở khu công viên Yên Sở. Ở 167 Trường Định có trại chó mèo cảnh ( chuyên buôn bán, khám chữa bệnh…) cho chó mèo của ông Nguyễn Bảo Sinh. Những trang trại này đã nắm được khoa học kĩ thuật và đã thuê những cán bộ thú y có chuyên môn về làm việc tại đó. Song số lượng mô hình chăn nuôi này còn quá ít. Phần lớn các hộ gia đình của quận Hoàng Mai đều nuôi chó mèo theo mô hình nhỏ lẻ mang tính tập quán để phục vụ đời sống và tận dụng thức ăn trong gia đình. Trình độ dân trí thấp, không am hiểu kĩ thuật gây khó khăn cho công tác quản lí giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi. 1.2.2. Tổng đàn chó mèo qua các năm 2004, 2005 và 2006 Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao và phát triển thì tình hình chăn nuôi chó mèo ở quận Hoàng Mai Hà Nội cũng không ngừng được nâng lên về chất lượng. Theo khai thác số liệu thống kê về chăn nuôi và phỏng vấn, khảo sát trực tiếp qua mấy năm gần đây ta thấy số lượng chó, mèo được nuôi trong gia đình có sự chênh lệch không đáng kể nhưng về chất lượng con giống, thức ăn và mục đích nuôi là khác nhau, có nhiều sự chênh lệch giữa các giống chó mèo lai ngoại với nhau. Trong những năm trước người dân nuôi chó mèo chủ yếu là để giữ nhà, bắt chuột và lấy thịt nên chủ yếu là nuôi chó ta và mèo ta. Những năm gần đây người dân nuôi chó, mèo ngoài mục đích là giữ nhà, bắt chuột ra thì còn để làm cảnh và càng ngày chất lượng cuộc sống nâng cao người dân có nhiều điều kiện để nghỉ ngơi và chăm chút cho các chú chó, chú mèo cưng hơn. Cũng vì thế mà số lượng chó lai, chó ngoại như Becgie, Boxer, Fook… Được nuôi nhiều hơn thay thế dần dần những chú chó ta. Với loài mèo cũng vậy số lượng chung thì cũng có sự biến động nhưng về số lượng mèo ngoại và mèo lai được thay thế nhiều cho các chú mèo ta, mèo mướp hiền lành. Ngoài ra những vật nuôi trong nhà như chó, mèo đã được nuôi dưỡng chăm sóc tốt hơn rất nhiều so với trước đây. (Không kể chó, mèo được nuôi ở tại trại chó mèo cảnh) Từ bảng 2 chúng tôi có một số nhận xét: - Tổng đàn chó, mèo của mỗi phường qua 3 năm là không có biến động lớn, chỉ tăng giảm vài chục con qua các năm. Phường Tân Mai năm 2004 có 570 con, năm 2005 có 565 con và đến năm 2006 có 500 con. So sánh tổng đàn chó mèo của các phường trong 1 năm cho thấy giữa các phường có sự chênh lệch rõ rệt, như ở phường Tương Mai tổng đàn năm 2004 chỉ có 338 con, chiếm 4,82%, ở phường Vĩnh Hưng tổng đàn năm 2004 có 870 con, chiếm 12,40%. Hoặc trong năm 2006 tổng đàn chó mèo ở phường Định Công có 760 con, chiếm 10,63% còn ở phường Trần Phú có 260 con, chiếm 3,64%. - So sánh số lượng chó của mỗi phường qua 3 năm cũng không có sự chênh lệch nhiều, như ở phường Hoàng Văn Thụ ta thấy tổng số chó của phường năm 2004 là 450 con, năm 2005 là 470 con và đến năm 2006 là 500 con. Tương tự như vậy, số mèo của mỗi phường qua 3 năm là tương đối ổn định. Phường Hoàng Liệt năm 2004 có 45 con mèo đến năm 2005 có 40 con và đến năm 2006 cũng là 40 con. Mặt khác, số lượng và cơ cấu giữa chó và mèo của mỗi phường trong một năm là có sự chênh lệch rất lớn. Năm 2004, số lượng chó của phường Tân Mai là 500/6225 con chiếm 8,03%; số lượng mèo là 70/790 con chiếm 8,86%. Năm 2005 số lượng chó ở Phường Mai Động là 320/6465 con chiếm 4,95% còn số lượng mèo là 65/738 con chiếm 8,81%. Nếu tính tổng số chó của toàn quận trong mỗi năm cũng lớn hơn rất nhiều so với năm 2004 toàn quận có 6225/7015 con chó chiếm 88,74% và 790/7015 con mèo chiếm 11,26%. Năm 2006 có 6390/7152 con chó chiếm 89,35% và 772/7152 con mèo chiếm 10,79%. Thực trạng của vấn đề này là do vị trí địa lý, tập quán chăn nuôi của mỗi phường mà số chó mèo được nuôi trong nhà khác nhau. Hơn nữa lại tuỳ vào mục đích sử dụng mà việc chăn nuôi cũng khác nhau. Đa số gia đình nuôi chó để giữ nhà, nuôi mèo để bắt chuột, một số khác nuôi với mục đích là để làm cảnh. Nổi lên là phường Vĩnh Hưng ở các năm đều có số lượng chó, mèo lớn hơn so với các phường khác do phường này gần khu thịt chó Mai Động nên người dân thường nuôi chó theo cách tận dụng để bán lấy thịt. 1.2.3. Phòng chống dịch bệnh * Công tác phòng chống dịch bệnh: Đối với vật nuôi nói chung và chó, mèo nói riêng vẫn còn nhiều bất cập như tỷ lệ tiêm phòng dại chưa cao và tỷ lệ những hộ gia đình tiêm phòng các bệnh cho chó mèo còn rất thấp. Hiện nay chính quyền cơ sở của một số phường chưa nhận thức hết được trách nhiệm hoặc xem nhẹ công tác thú y cơ sở, thiếu sự chỉ đạo sát sao. Hầu hết UBND các phường đã triển khai công tác thú y theo kế hoạch chung nhưng lại thiếu sự kiểm tra đôn đốc, đề ra biện pháp thực hiện cụ thể, không sơ kết, tổng kết đánh giá. Phần lớn là do cán bộ thú y cơ sở tự tổ chức thực hiện. Thực tế các phường đựơc chính quyền quan tâm chỉ đạo sát sao là phường Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ, Mai Động…, cán bộ thú y tranh thủ được sự quan tâm của chính quyền về công tác thú y cơ sở, hoạt động thuận lợi hơn, hiệu quả hơn. * Công tác vệ sinh thú y: Quận Hoàng Mai là điểm nóng của thành phố Hà Nội. Đây là quận mới có số dân cư đông, có các đầu mút giao thông của thành phố. UBND quận đã chỉ đạo trạm thú y quận triển khai công tác giám sát dịch tễ, tổ chức chặt chẽ hệ thống mạng lưới thú y tại các phường. Những năm gần đây, quận đã tổ chức nhiều buổi tập huấn về công tác vệ sinh thú y. Năm 2006 quận đã cấp kinh phí tổ chức 9 buổi tập huấn về phòng chống dịch bệnh và có 950 lượt người tham gia. Cuối năm 1/12/2006 đến 31/12/2006 trạm thú y quận đã tham mưu cho UBND quận phát động tháng vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường trên địa bàn. UBND phường tổ chức đội phun tiêu độc (đoàn thanh niên thực hiện). Cán bộ thú y quận Hoàng Mai tham gia và hướng dẫn sử dụng hoá chất, bình bơm. Trước khi bơm tiêu độc UBND các phường đã tổ chức nhân dân dọn vệ sinh, khơi cống, phát quang cỏ. Là địa bàn từ xã mới chuyển lên phường, nên có rất nhiều chuồng trại chăn nuôi tại các hộ gia đình. Đây là điểm chính để tiến hành việc phun tiêu độc kết quả. Kết quả đến đầu tháng 1/2007 đã tổ chức thu gom, dọn rác, phun tiêu độc cả địa bàn 14 phường 2 lần/cả đợt. Công tác giám sát dịch tễ: Đây là công tác quan trọng trong công tác chuyên môn của cán bộ thú y, thực chất công tác là theo dõi diễn biến thực hiện trên đàn gia súc gia cầm trên địa bàn, những ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên, điều kiện thời tiết, mùa vụ biểu hiện bệnh dịch. Từ đó xây dựng kế hoạch phòng chống dịch hiệu quả nhất, mạng lưới thú y cơ sở cũng đã nắm được tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thu thập báo cáo kịp thời về cơ quan chuyên môn cấp trên như trạm thú y quận và chi cục thú y thành phố, giúp cho công tác phòng chống dịch bệnh được kịp thời. * Công tác tiêm phòng: Để chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm theo sự chỉ đạo của chi cục thú y Hà Nội và trạm thú y quận Hoàng Mai, hàng năm tổ chức 2 đợt tiêm phòng đại trà cho đàn gia súc. Trong đó tiêm phòng dại cho đàn chó mèo được thực hiện vào đầu tháng 4 và tiêm bổ sung vào tháng 11 hàng năm. Đối với đàn gia súc tiêm phòng các bệnh long móng lở mồm, tụ huyết trùng, dịch tả lợn, nhiệt thán…. Ngoài ra cán bộ thú y cơ sở còn tiêm phòng bổ sung cho đàn gia súc mới nhập về. Ngoài việc tiêm phòng dại hàng năm, có gia đình đã nhận rõ tầm quan trọng của việc tiêm phòng bệnh, các bệnh khác cho đàn chó mèo…. Nên đã có những gia đình tiêm phòng các vaccin phòng 4 bệnh hoặc 5 bệnh cho chó nhà mình. Hoặc tiêm vaccin suy giảm miễn dịch hồng cầu cho mèo. Nhưng số này vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp do chưa nhận thức được giá trị của nó và nói chung giá thành của các vaccin này vẫn còn tương đối cao vì đó chủ yếu là vaccin ngoại. Từ bảng 3 chúng tôi có nhận xét: Tỷ lệ đàn chó, mèo được tiêm phòng dại qua 3 năm là không có sự tăng đột biến mà chỉ sàn sàn nhau. Năm 2004, tổng số chó mèo được tiêm phòng đạt tỷ lệ 66,67%. Năm 2005, tổng số chó mèo được tiêm phòng đạt tỷ lệ 69,33%. Năm 2006, tổng số chó mèo được tiêm phòng đạt tỷ lệ 69,68%. Tỷ lệ đàn chó, mèo được tiêm phòng dại giữa các phường trong 1 năm là có sự khác nhau. Năm 2004, tỷ lệ tiêm phòng dại cho chó mèo ở phường Yên Sở là 61,76% còn ở phường Giáp Bát là 71,58%. Năm 2005, tỷ lệ tiêm phòng ở phường Định Công là 72,33% còn ở phường Trần Phú là 63,19%. Năm 2006, tỷ lệ tiêm phòng ở phường Lĩnh Nam là 60,82% còn ở phường Mai Động là 87,14%. Tỷ lệ tiêm phòng dại cho chó, mèo ở mỗi phường qua các năm tăng giảm không nhiều nhưng có xu hướng tăng dần ở phường Mai Động năm 2004, tỷ lệ tiêm phòng đạt 66,22%. Năm 2005, tỷ lệ tiêm phòng đạt 81,82%. Năm 2006, tỷ lệ đạt 87,14%. Còn tỷ lệ tiêm phòng ở mèo so với ở chó thì thấp hơn nhiều, do nhận thức chưa đúng đắn của người nuôi là mèo ít nhiễm bệnh hơn so với chó. Điều này còn do công tác thú y cơ sở còn nhiều bất cập. Thực tế không phải phường nào cũng có đầy đủ các hệ thống mạng lưới thú y như mô hình mỗi phường có một cán bộ trưởng ban thú y phường có nhiệm vụ tổ chức hoạt động về công tác thú y trên địa bàn phường. Tại các tổ, cụm dân cư có cán bộ thú y viên làm nhiệm vụ giám sát tổ chức hoạt động về công tác thú y trên địa bàn tổ cụm dân cư. Một số phường chỉ có trưởng ban thú y không có các thú y viên tại các tổ, cụm cư dân như Yên Sở, Hoàng Liệt … Số xã còn lại có mạng lưới thú y viên thường không đầy đủ, hoạt động đơn lẻ, không mang tính tổ chức rõ rệt. Một điều bất cập đó là gần 40% số các bộ thú y trưởng của quận Hoàng Mai có độ tuổi cao từ 60 – 70 tuổi mà chưa có các bộ thú y thay thế, đây là một khó khăn cho hoạt động công tác thú y cơ sở quận Hoàng Mai. Nguyên nhân nữa do nhận thức của người dân về dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh chưa cao. Nhiều người sợ tiêm phòng xong chó mèo của mình lại không sinh đẻ được hoặc nuôi để thịt cần gì phải tiêm phòng… Điều này do khâu vận động tuyên truyền của UBND các phường cũng như của các cán bộ thú y cơ sở chưa thật sự tuyên truyền sâu sát đến người dân. Dẫn đến kết quả của tiêm phòng và chống dịch bệnh chưa đạt kết quả cao. Tất nhiên ngoài những nguyên nhân trên còn khách quan là do một số chó mèo còn non, đang chửa hoặc mới sinh con nên chúng ta không tiêm phòng dại được cho chúng. 2. ĐIỀU TRA TÌM HIỂU THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI Ở QUẬN HOÀNG MAI. 2.1. Tổng đàn chó mèo tại tháng 4 năm 2007. Bằng phương pháp thống kê thông thường số lượng đàn chó mèo trong các phường thuộc địa bàn quận Hoàng Mai ở tháng 4 năm 2007 chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 4. Nhìn vào bảng 4 dưới đây ta có nhận xét: So sánh tổng đàn chó mèo của quận Hoàng Mai trong đầu năm 2007 với các năm (2004, 2005, 2006) chúng tôi thấy số lượng đàn chó, mèo đã tăng lên từ 7152 con (năm 2006) đến 8915 con (năm 2007). Do nhu cầu của đời sống nâng cao nên người dân ngoài việc nuôi chó mèo theo phương thức tận dụng với mục đích trông nhà, bắt chuột… họ còn nuôi chó mèo để đáp ứng nhu cầu về tinh thần. Mèo, chó trở thành động vật cảnh ngày càng có nhiều người yêu quý coi chúng như những người bạn thân thiết trong gia đình. Tổng đàn chó, mèo của các phường trong quận có sự chệnh lệch rõ rệt: Tân Mai có 430 con nhưng một số phường lại có số lượng cao hơn nhiều, Định Bảng 4. TỔNG ĐÀN CHÓ, MÈO Ở THỜI ĐIỂM (4/2007) Công có 931 con, Đại Kim có 1060 con và Thanh Trì có 1247 con. Điều này là do các phường Định Công, Đại Kim, Thanh Trì có mật độ dân số thấp, không gian rộng rãi nên thuận tiện cho việc nuôi gia súc hơn phường Tân Mai. STT Tên phường Số hộ chăn nuôi (hộ) Tổng đàn chó, mèo (con) Trong đó Chó Mèo (con) Tỷ lệ % (con) Tỷ lệ % 1 Tân Mai 390 430 355 4,54 75 6,84 2 Giáp Bát 715 794 720 9,21 74 6,75 3 Tương Mai 785 850 770 9,85 80 7,29 4 Mai Động 295 370 300 3,84 70 6,38 5 Thanh Trì 1020 1247 1107 14,16 140 12,76 6 Yên Sở 250 300 260 3,33 40 3,65 7 Định Công 806 931 821 10,50 110 10,03 8 Đại Kim 880 1060 970 12,41 90 8,20 9 Lĩnh Nam 385 456 400 5,12 56 5,10 10 Vĩnh Hưng 660 725 645 8,25 80 7,29 11 Thịnh Liệt 425 504 420 5,37 84 7,66 12 Hoàng Liệt 310 380 320 4,09 60 5,47 13 Trần Phú 170 233 190 2,43 43 3,92 14 Hoàng Văn Thụ 545 635 540 6,91 95 8,66 Tổng cộng 7636 8915 7818 87,69 1097 12,31 Một số phường số lượng chó mèo trong năm 2007 tăng đáng kể so với các năm trước, năm 2006 số lượng chó mèo ở phường Thanh Trì có 340 con, năm 2007 tăng lên 1247 con. Điều này có được do nhu cầu ẩm thực của người dân. Thực tế cho thấy năm 2006 phường Thanh Trì có “phòng trào” đưa các món thịt chó vào “cải thiện”, thịt chó trở thành thực phẩm ưa thích và để tiêu thụ. Người dân phường Đại Kim cũng có hiện tượng tương tự như vậy. Số hộ chăn nuôi chó, mèo của từng phường cũng khác nhau. Những phường Tân Mai, Thịnh Liệt, Hoàng Văn Thụ người dân chỉ nuôi chó để giữ nhà, làm cảnh nên mỗi hộ thường nuôi một con và số hộ chăn nuôi cũng tương đương với số chó mèo được nuôi. Phường Thanh Trì, Đại Kim... với mục đích nuôi để bán thịt nên mỗi hộ chăn nuôi có thể nuôi 1 hoặc 2 con (Thanh Trì có 987 hộ với 1247 con) Số lượng chó chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với mèo trong tổng số đàn. Như phường Thanh Trì số lượng chó là 1107 con, chiếm tỷ lệ 14,16%, còn mèo là 140 con, chiếm tỷ lệ 12,76%. 2.2. Giống chó mèo nuôi ở quận Hoàng Mai. *Giống chó Trong quá trình thực tập tôi đã khảo sát thực trạng tại địa bàn một số phường trong quận và có kết luận sau: - Số lựơng chó ngoại được nuôi tăng lên qua các năm ở các phường nội đô và tỷ lệ tiêm phòng các bệnh của các giống chó ngoại này cao. Những hộ gia đình chăn nuôi theo mô hình trang trại hoặc những gia đình khá giả yêu thích chó mèo thực sự đã liên hệ trực tiếp với các trung tâm giống của nhà nước hoặc các cơ sở giống có uy tín để mua con giống tốt và bảo đảm chất lượng. Đối với những hộ chăn nuôi gia đình thường sử dụng các con giống trôi nổi trên thị trường hoặc tự cung, tự cấp. Hoặc của một số gia đình quen biết có kinh nghiệm nuôi lâu năm. (Theo kết quả phỏng vấn và điều tra trong 388 hộ nuôi chó của quận thì có đến 8 giống chó khác nhau được nuôi). Kết quả điều tra phỏng vấn được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng 5. Giống chó nuôi theo điều tra 4 phường của quận Hoàng Mai. STT Giống chó Tổng Số Định Công Giáp Bát Thanh Trì Hoàng Văn Thụ Số con Tỷ lệ % Số con Tỷ lệ % Số con Tỷ lệ % Số con Tỷ lệ % 1 Berger 50 14 28,0 9 18,0 8 16,0 19 38,0 2 Chó nhật 45 10 22,22 14 31,11 9 20,0 12 26,67 3 Chó Fook 74 18 24,32 6 8,11 40 54,05 10 13,51 4 Chó ta 140 30 21,43 36 25,71 44 31,43 30 31,43 5 Chó Roweler 19 2 10,53 1 5,26 11 57,89 5 26,32 6 Chó Bắc Kinh 30 5 16,67 11 36,67 8 26,67 6 20,0 7 Chó Đốm 18 5 27,78 3 16,67 6 33,33 4 22,22 8 Tây Ban Nha 12 2 16,67 4 33,33 3 25,0 3 25,0 Tổng 388 86 22,16 84 21,65 129 33,25 89 22,94 Trong 388 hộ nuôi chó chúng tôi thấy có 140 hộ là nuôi chó ta, chiếm 36,1% tổng số hộ nuôi. Khi được hỏi và thông qua phiếu điều tra các hộ gia đình đều nói do điều kiện về kinh tế và chỗ ở nên nuôi chó ta là phù hợp nhất vì nó không quá to, dễ nuôi, tận dụng được thức ăn thừa trong gia đình và dễ phòng bệnh. Vacxin chủ yếu phòng bệnh là vacxin phòng bệnh dại do phường tổ chức tiêm định kỳ hàng năm và được phát phiếu xác nhận đã tiêm phòng dại. Ngoài ra số lượng chó Fook cũng được các hộ gia đình nuôi nhiều 74/388 hộ nuôi chó, chiếm 19,1%. Loại chó này được nuôi với mục đích làm cảnh trong nhà và được trẻ em ưa thích. Có thể nói đây là một loại chó sạch nhất trong các giống chó hiện nay nuôi ở Việt Nam, chúng rất dễ cho ăn và rất gần người. Khi nuôi giống chó này được tiêm phòng đầy đủ 2 loại Vacxin: Vacxin phòng bệnh dại và Vacxin phòng 5 bệnh. Qua kết quả điều tra chúng tôi thấy một lượng lớn chó Berger cũng được nuôi trong các hộ gia đình với mục đích là để coi nhà. Loại chó này khó nuôi, ngoài ra rất hôi nhất là vào những ngày trời mưa, trời nồm và những ngày ẩm ướt. Thức ăn chủ yếu là chế sẵn. Các loại chó khác như chó Nhật, chó Bắc Kinh, chó Rotwerler cũng được các hộ nuôi nhưng chủ yếu là các hộ được cho, biếu, tặng. Các loại chó này đều được tiêm phòng định kỳ hàng năm đầy đủ. * Giống mèo Qua phỏng vấn trực tiếp và phiếu điều tra chúng tôi thấy số lượng mèo được nuôi trong các hộ gia đình khá lớn có gia đình nuôi 3 – 4 con. Với số lượng đó thì đều thuộc về các gia đình mèo nhà tự sinh sản nên để lại nuôi cả. Tuỳ điều kiện mà các gia đình chọn nuôi mèo ta hoặc mèo ngoại. Mèo ta được nuôi ở nước ta từ lâu, gồm mèo Mướp, mèo Tam thể …. Mèo ngoại là loại mèo được nhập từ Trung Quốc về. Các hộ nuôi với mục đích là bắt chuột và làm cảnh nên cũng rất chú trọng việc tiêm phòng và đều được tiêm phòng đầy đủ Vacxin phòng bệnh dại. Thức ăn chủ yếu là chế biến sẵn được bán trên thị trường. 2.3. Thức ăn chăn nuôi chó, mèo. Dựa vào tập tính ăn uống và nhu cầu dinh dưỡng của chó mèo người nuôi chó, mèo trên địa bàn quận Hoàng Mai sử dụng chủ yếu 2 loại thức ăn: + Thức ăn tự cung tự cấp (thức ăn tận dụng): Là những thức ăn mà gia đình xử dụng trong bữa ăn hằng ngày (thịt, cá, rau …) Một số gia đình cho chó mèo ăn thêm một số phế phụ phẩm như phủ tạng heo,… đầu gà luộc hoặc thinh thoảng cho ăn thêm thịt bò sống v v. Những loại thức ăn này (thức ăn tận dụng) phù hợp với chó ta, mèo ta hoặc những giống chó, mèo dễ nuôi vì nhu cầu dinh dưỡng của chúng không quá khắt khe, không quá lớn để duy trì sức khoẻ, sức sản xuất, đổi lông v.v… Ngoài thức ăn truyền thống, trên thị trường đã có một số thức ăn công nghiệp của một số công ty, cơ sở đã nghiên cứu sản xuất nhiều chủng loại thức ăn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho chó, mèo. Vấn đề quan trọng là người chăn nuôi cần nắm được nhu cầu của từng loại chó, từng lứa tuổi, cũng như thành phần của các loại thức ăn để đạt được một khẩu phần cân đối cho thú nuôi. Sau đây là một số loại thức ăn hỗn hợp chế biến sẵn cho chó, mèo. * Thức ăn cho chó lớn của hãng Pedigree Thành phần thức ăn. STT Thành phần 1 Ngũ cốc nguyên hạt (Gạo, Ngô) 2 Đạm và các sản phẩm từ rau và ngũ cốc 3 Thịt và các sản phẩm từ thịt (Bò, Gia cầm, Cá, Gan) 4 Dầu thực vật hoặc mỡ động vật 5 Muối iốt, các vitamin và khoáng chất (vitamin A, B1, B2, B5, B6, B12, D, E, Choline, Folicacid, Niacin, Canxi, Phốt pho, Măng gan,Sun fát kẽm, Ferrous, Gluconate (Sắt, Đồng), màu thực phẩm, các chất bảo quản và gia vị. Khối lượng thức ăn (g /kgP /ngày) STT Khối lượng chó(kg) Lượng thức ăn (g) 1 < 5 105 2 5 – 10 105 – 180 3 10 – 25 180 – 360 4 25 – 50 360 – 600 Ghi chú: - Tăng hoặc giảm lượng cho ăn tuỳ theo mức độ hoạt động của chó - Luôn có sẵn nước sạch cho chó uống. * Thức ăn cho mèo của hãng Wiskas Thành phần thức ăn STT Thành phần 1 Ngũ cốc nguyên hạt chọn lọc (gạo, bắp) 2 Thực phẩm từ gia cầm 3 Gluten bắp 4 Thực phẩm từ cá (cá biển) 5 Thực phẩm từ đậu nành: dầu đậu nành hoặc stearm 6 Đường, Muối iốt, Taurine, Các vitamin và khoáng chất thiết yếu, màu thực phẩm, chất bảo quản và hương thực phẩm Cho ăn hàng ngày (g /con) STT Khối lượng của mèo (kg) Liều lượng cho ăn hàng ngày (g) 1 2 40 – 60 2 3 60 – 80 3 4 80 – 105 4 5 105 – 135 Ghi chú: - Có thể cho mèo ăn 1 hoặc 2 lần một ngày theo hướng dẫn trên. - Luôn có sẵn nước cho mèo uống 2.4 Phương thức chăn nuôi chó mèo. Ở Việt Nam cũng như ở địa bàn quận Hoàng Mai có hai hình thức chăn nuôi đó là chăn nuôi chó, mèo thả rông và chăn nuôi theo kiểu xích hoặc nhốt chó, mèo trong chuồng, lồng. Qua thực tế ta thấy 2 phương thức chăn nuôi có sự khác biệt: + Nuôi chó, mèo theo hình thức thả rông: hình thức này phổ biến và sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho chó, mèo. Hàng ngày, chó mèo thả rông sẽ đi lang thang ra ngoài đường, những bãi đất trống, vườn bỏ hoang tìm ăn những thức ăn đã ôi thiu hoặc xác những con vật chết như: chuột, rắn, cóc…Chúng thải phân, nước tiểu bừa bãi ra ngoài đường làm mất vệ sinh đường làng ngõ xóm, gây ô nhiễm môi trường và là nguồn lây lan mầm bệnh cho các loài gia súc, gia cầm khác. Hơn nữa, những con vật có thể thay đổi tính nết trở lên hung dữ và cắn người. Những con vật đó, nếu chưa được tiêm phòng đầy đủ thì rất dễ mang mầm bệnh virus dại cho người và các động vật khác, làm ảnh hưởng đến kinh tế xã hội. + Nếu chăn nuôi theo hình thức nuôi nhốt: chó được nhốt vào các chuồng lồng hay xích ở trong khuôn viên của gia đình. Hình thức này hiện nay rất phổ biến ở những phường nội thành như: Tân Mai, Tương Mai, Định Công, Giáp Bát, …Chăn nuôi theo hình thức này sẽ có nhiều thuận lợi trong việc quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho chó, mèo. Vì hàng ngày chúng ta có thể quan tâm gần gũi với chúng hơn, cho chúng ăn những thức ăn sạch sẽ, việc chăm sóc tắm chải cho chúng cũng gặp nhiều thuận lợi hơn, hạn chế được nhiều nguồn bệnh tật lây lan ra bên ngoài. Nhưng đối với hình thức này, người dân sẽ tốn nhiều thời gian và tiền của hơn hình thức chăn nuôi thả rông, thu được hiệu quả cao hơn trong chăn nuôi an toàn cho người và động vật xung quanh. 2.5. Công tác tiêm phòng. Thực hiện chỉ thị của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội về tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm trên địa bàn. Thực hiện kế hoạch tiêm phòng của chi cục thú y Hà Nội.Trạm thú y quận Hoàng Mai đã bắt đầu thực hiện hiện đợt tiêm phòng 6 tháng đầu năm cho đàn gia súc của quận Hoàng Mai vào ngày 31/03/2007 và kết thúc vào cuối tháng 04/2007. Bảng 6. KẾT QUẢ TIÊM PHÒNG ĐỢT I, THÁNG 05/2007 Stt Tên phường Tổng đàn chó, mèo (con) Kết quả tiêm phòng Chó (con) Mèo (con) Tổng cộng Con % 1 Tân Mai 430 270 40 310 72,09 2 Giáp Bát 794 525 54 579 72,92 3 Tương Mai 850 564 50 614 72,24 4 Mai Động 370 260 49 309 83,51 5 Thanh Trì 1247 654 55 709 56,86 6 Yên Sở 300 180 15 195 65,0 7 Định Công 931 645 70 715 76,80 8 Đại Kim 1060 621 45 666 62,83 9 Lĩnh Nam 456 300 20 320 70,18 10 Vĩnh Hưng 725 461 60 521 71,86 11 Thịnh Liệt 504 390 55 445 88,29 12 Hoàng Liệt 380 241 35 276 72,63 13 Trần Phú 233 129 25 154 66,09 14 Hoàng Văn Thụ 635 410 70 480 75,59 Tổng cộng 8915 5650 643 6293 70,59 Qua bảng tổng hợp tiêm phòng dại đợt I năm2007 ta thấy: - Tỷ lệ tiêm phòng của chó và mèo năm 2007 so với năm 2004, 2005 và 2006 là đã có sự thay đổi, đã tăng hơn so với những năm trước. Năm 2004 tỷ lệ tiêm phòng của toàn đàn là: 66,67% đến năm 2007 tỷ lệ của toàn đàn là: 70,59%. Tỷ lệ tiêm phòng cho chó và mèo của các phường trong đợt I năm 2007 có xu hướng tăng lên so với các năm trước. Tỷ lệ tiêm phòng cho chó mèo trong cùng đợt I năm 2007 giữa các phường có sự chênh lệch rất rõ. Phường Thanh Trì chỉ đạt tỷ lệ tiêm phòng là 56,86% trong tổng đàn nhưng phường Thịnh Liệt đạt 88,29% tổng đàn. Hay tỷ lệ tiêm phòng chó, mèo ở phường Đại Kim chỉ đạt tỷ lệ là 62,83% còn phường Mai Động đạt 83,51%. Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như công tác tuyên truyền vận động ở một số phường vẫn chưa được sâu sắc đến với người dân. Đội ngũ cán bộ thú y tại một số phường như Yên Sở, Hoàng Liệt… còn thiếu, vừa làm công tác tiêm phòng vừa chống dịch cúm gia cầm nên kết quả còn hạn chế. Một số người dân chưa có ý thức trong việc tiêm phòng bệnh bằng vaccin cho vật nuôi nhà mình. Tuy nhiên, một số phường luôn nhận được sự chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ của UBND các cấp, các ban ngành, ban chỉ đạo công tác thú y quận và các cơ quan chức năng, ban lãnh đạo chi cục thú y Hà Nội. Thú y trưởng các phường nhiệt tình có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn và công tác tuyên truyền. Mặt khác ban lãnh đạo trạm đòan kết, quán triệt tốt, phân công hợp lý trong công tác. Ngoài việc tiêm phòng dại cho đàn chó mèo hàng năm, có nhiều người dân đã nhận thức được tác dụng của vaccin đối với việc phòng chống dịch bệnh và nhiều gia đình đã biết cách tẩy giun sán định kỳ cho chó, mèo. Có được kết quả đó thể hiện sự cố gắng của mạng lưới thú y cơ sở. Mặc dù hoạt động trong điều kiện về vật chất nhân lực và sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền cơ sở chưa thực sự sát sao, cán bộ thú y đã phấn đấu đạt được kết quả nhất định góp phần trong công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm. 3. KẾT QUẢ KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CỦA CHÓ, MÈO Chúng tôi tiến hành ghi bệnh án thú y cho mỗi con vật khi điều trị. Thông qua việc hỏi chủ gia súc về trạng thái con vật kết hợp với khám lâm sàng, sơ bộ kết luận con vật nghi mắc bệnh gì và đưa ra phác đồ điều trị. Sau đó tập hợp các bệnh án lại và phân loại theo nguyên nhân, triệu chứng và công tác chẩn đoán. Kết quả phân loại được trình bày ở bảng 6 và bảng 7. 3.1. Kết quả khám và điều trị bệnh của chó Kết quả khám và điều trị bệnh cho chó được trình bày ở bảng 6 Trong 195 ca điều trị chúng tôi thấy chó thường mắc một số bệnh sau: * Bệnh truyền nhiễm. Có 28 ca chiếm 14,36% tổng số ca bệnh ở chó. Bệnh truyền nhiễm chó hay gặp nhất là Parvovius, có 14 ca chiếm 50% tổng số bệnh truyền nhiễm, bệnh carre có 8 ca chiếm 28,57%, bệnh leptospira có 3 ca và bệnh viêm gan có 3 ca. + Bệnh do leptospira: Hay gặp ở chó đực, chó cái cũng mắc nhưng ít hơn. Chó có triệu chứng sốt 39,5 – 40oC, chó suy yếu, bỏ ăn, nôn. Sau vài ngày chó hết sốt vì vi khuẩn tác động lên niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp nên trong miệng có vết loét, hơi thở rất hôi. Da và niêm mạc xuất huyết điểm, con vật thở khó, chân sau yếu, vàng da và niêm mạc. Nước tiểu màu cà phê, có trường hợp đi tiểu ra máu. Chó bị bệnh nếu phát hiện sớm thì điều trị khỏi. Còn những chó có biểu hiện bệnh nặng như bị rung cơ bắp, đau vùng bụng, nôn ra máu, chảy nước mũi, gầy nhanh, da khô, mắt trũng, viêm kết mạc, thân nhiệt hạ, khó thở, khát nước, đi tiểu nhiều, suy kiệt, hôn mê những trường hợp này điều trị không khỏi. Chó có chửa bị bệnh rất dễ sảy thai, xuất huyết trên da. Bảng 7. Kết quả điều trị bệnh cho chó tại trại chó mèo cảnh Bảo Sinh (Số 167 Trương Định - Hoàng Mai - Hà Nội) và ở các hộ gia đình. Tên bệnh Số con điều trị Khỏi Không khỏi Chết Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Truyền nhiễm -Bệnh Carre -Bệnh Parvovirus -Bệnh Leptospira -Bệnh viêm gan 28 8 14 3 3 6 1 4 1 0 21,43 12,50 28,57 33,33 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 22 7 10 2 3 78,57 87,50 71,43 66,67 100,0 Nội khoa -Bệnh đường tiêu hóa -Bệnhđường hô hấp -Bệnhđường tiết niệu - Thiếu Canxi - Cảm lạnh - Ngộ độc 100 55 35 1 3 4 2 77 40 32 0 2 3 0 77,00 77,72 91,43 0 66,67 75,0 0 6 4 2 0 0 0 0 6,00 7,27 5,71 0 0 0 0 17 11 1 1 1 1 2 17,00 20,0 2,86 100,0 33,33 25,0 100,0 Ngoại khoa - Viêm da - Viêm giác mạc - Tai nạn - Mổ u - Thiến, triệt sản 30 12 5 3 2 8 26 10 4 2 2 8 86,67 83,33 80,0 66,67 100,0 100,0 4 2 1 1 0 0 13,33 16,67 20,0 33,33 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Sản khoa - Viêm sinh dục - Đẻ khó 15 6 9 13 4 9 86,67 66,67 100 2 2 0 13,13 33,33 0 0 0 0 0 0 0 Bệnh ký sinh trùng 13 11 84,62 1 7,69 1 7,69 Bệnh khác 9 8 88,89 0 0 1 11,11 Tổng 195 141 72,31 13 6,67 41 21,03 Chúng tôi đã điều trị bệnh leptospira bằng phác đồ sau: - Dùng kháng sinh: Pencillin G 25000 - 40000UI/kg tiêm bắp ngày 2 lần, 2 đến 3 ngày. Sau đó dùng Penicillin V 16mg/kg cho uống ngày 2 lần, trong 10 ngày. Tetracyline 25 - 50mg/kg tiêm bắp ngày 2 lần. Để giải quyết vấn đề mất nước và nhiễm độc axit, dùng các chất điện giải kết hợp với vitamin nhóm B, truyền hoặc cho uống, nhưng cần lưu ý với các con chó với biểu hiện vô niệu thì không được truyền quá nhiều nước mà cần khống chế khoảng 90 - 100ml/ngày cho chó trung bình từ 18 - 20kg. Nhưng kết quả với 3 con điều trị số chó khỏi là 1 con (33,33%); chết 2 con(67,67%). Chúng tôi khuyến cáo cho người nuôi chó cách phòng bệnh như sau: Tiêm vác xin lúc chó 7 - 9 tuần tuổi. Vệ sinh thức ăn nước uống, chuồng trại sạch sẽ. Phải diệt chuột thường xuyên. + Bệnh Parvovirus: Là bệnh phổ biến ở chó, chúng tôi đã phát hiện được 14 ca. Bệnh xảy ra ở mọi giống chó và ở các lứa tuổi khác nhau. Nhưng chó Becger và chó cảnh mắc là chủ yếu. Bệnh do virus gây ra và tác động chủ yếu lên hệ tiêu hóa và hệ thống miễn dịch. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chó qua khỏi khi phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Chúng tôi đã điều trị bằng phác đồ sau: - Dùng thuốc điều trị triệu chứng: Alagin để hạ sốt giảm đau: 1ml/con Vitamin K để cầm máu: 1ml/con Atropin sunfat để chống nôn, giảm co thắt cơ trơn: 1ml/con Dimedrol có tác dụng an thần: 1ml/con - Dùng kháng sinh hoặc phổ rộng để diệt vi khuẩn kế phát: Gentamycin 2mg/kgP/ngày Anamycin 10 – 20 mg/kgP/ngày hoặc Bio D.O.C - Trợ sức, trợ lực: Vitamin B1 : 1ml/con/ngày Vitamin B12 : 1ml/con/ngày Vitamin C :100mg/con/ngày Tiêm chậm vào tĩnh mạch dung dịch sinh lý mặn ngọt ( glucoza +ringerlactac) chống mất nước, mất chất điện giải: 30 - 60ml/ngày Hộ lý cho con vật ăn thức ăn dễ tiêu ( nước cháo loãng), cho ăn từng ít một và chia làm nhiều lần trong ngày. Nhưng tỷ lệ khỏi đạt 28,6%. Theo chúng tôi cách phòng bệnh hiệu quả nhất là: Giữ vệ sinh nơi ở cho chó, không thả rông chó tránh tiếp xúc với mầm bệnh. Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. Tiêm vaxin phòng bệnh parvo định kỳ.tiêm vacxin lần 1 cho chó 8 tuần tuổi, tiêm nhắc lại mũi thứ 2 sau 4 tuần. Sau 1 năm thì tiêm nhắc lại định kỳ. + Bệnh carre: Xảy ra chủ yếu ở chó Becger, Becger lai và một số chó nội. Virus là nguyên nhân chính gây ra bệnh, chưa có thuốc tiêu diệt nguyên nhân chính, mới chỉ chữa trị triệu chứng. Chúng tôi đã sử dụng phác đồ sau: Chưa có thuốc đặc trị: chủ yếu là dùng thuốc trợ sức, trợ lực. Cần phát hiện sớm, cách ly và giữ ấm cho chó ở nơi khô ráo, ấm áp - Sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng: Anagin để hạ sốt giảm đau: 1ml/con Vitamin K để cầm máu: 1ml/con Atropin sunfat để chống nôn, giảm co thắt cơ trơn: 1ml/con Dimedrol có tác dụng an thần: 1ml/con - Dùng kháng sinh hoặc phổ rộng để diệt vi khuẩn kế phát: Kanamycin với liều 10 - 20mg/kgP/ngày Hoặc Bio D.O.C hay gentamycin với liều 2mg/kgP/ngày - Trợ sức, trợ lực: Vitamin B1 : 1ml/con/ngày Vitamin B12 : 1ml/con/ngày Tiêm chậm vào tĩnh mạch dung dịch sinh lý mặn ngọt ( glucoza +ringerlactac) chống mất nước, mất chất điện giải: 30 - 60ml/ngày Kết quả điều trị khỏi thấp, chỉ đạt 12,5% khi được phát hiện sớm và điều trị tích cực. + Bệnh viêm gan: Bệnh do virus phá hủy thành mạch máu gây xuất huyết tràn lan, thường gặp ở chó cai sữa và chó con. Vì chủ gia súc mang chó đén điều trị rất muộn khi chó đã có triệu chứng điểm hình: sốt cao, bụng sưng to, sờ thấy cứng đau, con vật nôn và hậu quả là điều trị không có hiệu quả. * Bệnh nội khoa: Có 100 chó mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 51,28% tổng số chó đến khám và điều trị. Trong các bệnh nội khoa chó mắc bệnh ở đường tiêu hóa là nhiều nhất: 55 ca chiếm tỷ lệ 55%. Các bệnh đường tiêu hóa gồm viêm ruột, ỉa chảy và rối loạn tiêu hóa. Chó mắc bệnh viêm ruột ỉa chảy có triệu chứng nôn mửa, đồng thời ỉa chảy dữ dội, phân lúc đầu táo bón sau lỏng như nước, phân có màu vàng xám hoặc xám, có lẫn niêm mạc. Do tác động đén đường tiêu hóa ảnh hhưởng tới quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể vì vậy cơ thể gầy sút rất nhanh. Còn chó bị rối lọan tiêu hóa thường do ăn phải thức ăn bị ôi thiu, bị chua quá hoặc ăn phải thức ăn lạ chó cũng có biểu hiên ỉa chảy nhưng phân không có lẫn máu, sốt nhẹ hoặc không sốt. Khi tiến hành điều trị chúng tôi đã sử dụng kháng sinh liều cao, hoạt phổ rộng, kết hợp với thuốc điều trị triệu chứng cộng với hộ lý chăm sóc tốt: 88,06%. Trong 55 ca mà chúng tôi theo dõi vẫn còn 11 ca chết, chiếm tỉ lệ 20% và 4 ca chuyển sang mãn tính chiếm tỉ lệ 7,3%; Do chủ gia súc không đưa chó đến khám điều trị kịp thời, không điều trị triệt để liên tục, không hộ lí chăm sóc theo đứng chỉ dẫn của bác sĩ. + Bệnh đường hô hấp: Có 35 ca chiếm 35% trong tổng số bệnh nội khoa, chủ yếu là viêm phế quản và viêm phổi. Để xác định rõ nguyên nhân bệnh còn phải xét nhiều yếu tố và xét nghiệm dịch tiét, dịch nhầy. Thực tế chúng tôi chưa làm được những xét nghiệm để xác định rõ nguyên nhân mà chúng tôi mới chỉ điều trị triệu chứng. Trong quá trình điều trị chúng tôi đã sử dụng các đơn thuốc sau: Rp1: Anagin để giảm đau, hạ sốt: 1 ml/con Ampi - Kana: 15 mg/ kgP tiêm bắp D.O.C: 1ml/ 5kgP tiêm bắp Vitamin B1, vitamin B12: 100g/ngày Liệu trình điều trị: ngày 1 lần, 5 - 7 ngày liên tục Rp2: Anagin giảm đau, hạ sốt: 1ml/con Cefotaxime: 0,24 - 0,5 ml/kgP tiêm bắp VitaminB1, vitaminB12: 100g/ngayf Liệu trình điều trị: ngày 1 lần, 3 -5 ngày liên tục Cụ thể chúng tôi đã sử dụng phác đồ 1 để điều trị cho 17 con chó. Sau 3 ngày điều trị liên tục cả 17 con chó đều giảm ho, sau 5 ngày điều trị: 4 chó khỏi hẳn, còn 9 chó khỏi 7 ngày điều trị. Vậy tỉ lệ chó khỏi bệnh là 76,47%, vẫn còn 4 chó chuyển sang bệnh mãn tính. Phác đồ 2 được chúng tôi sử dụng để điều trị cho 18 chó. Ngay sau ngày đầu điều trị chó đã giảm triệu chứng ho. Sau 3 ngày điêù trị liên tục đã có 8 chó khỏi hẳn, sau 5 ngày điều trị có chó hẳn. Tỷ lệ điều trị khỏi là 83,33%. Vẫn còn 3 con chuyển sang thể mãn tính. Như vậy phác đồ điều trị mang lại hiệu quả điều trị cao hơn phác đồ điều trị ngắn hơn, tỉ lệ khỏi cao hơn. Để có được hiệu quả điều trị như trên cần thực hiện tốt việc giữ ấm cho chó, cách li con khỏe với con ốm, cho chó ăn đầy đủ chất dinh dưỡng…. Vẫn còn 7 chó( 4 con điều trị bằng phác đồ 1 và 3 còn điều trị bằng phác đồ 2) chuyển sang thể mãn tính do chó quá già, chủ gia súc không hộ lí chăm sóc tốt, không điều trị liên tục, đúng liệu trình… + Bệnh đường tiết niệu: Có một ca chiếm tỷ lệ 1% trong tổng số bệnh nội khoa, điều trị không khỏi. Chưa xác định rõ được nguyên nhân và chưa điều trị theo nguyên nhân. Chúng tôi mới sử dụng kháng sinh liều cao để chống vi khuẩn bội nhiễm. + Bệnh cảm lạnh: Thường gặp khi thời tiết thay đổi, rét đột ngột, có 4 ca chiếm tỉ lệ 4% trong tổng số bệnh nội khoa. Tỉ lệ trị khỏi cao (75%), vẫn còn 1 gia súc bị chết do chủ gia súc mang con vật đi điều trị quá muộn, hoặc không hộ lí chăm sóc tốt. + Bệnh thiếu canxi: Bệnh thường thấy ở chó cảnh, đặc biệt là chó fook đang cho con bú. Có 3 ca chiếm tỷ lệ 3% trong tổng số bệnh nội khoa, tỷ lệ điều trị khỏi cao khoảng 66,67 % nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời. + Ngoài ra trong quá trình điều trị chúng tôi còn gặp 2 ca có bị ngộ độc do liếm phải thuốc trị kí sinh trùng lên da, lông, do ăn bả…cả 2 con đều chết. * Bệnh ngoại khoa: Có 30 khoa, chiếm tỉ lệ 15,38% trong tổng số bệnh chó. + Bệnh viêm da: Chó viêm da có thể do dị ứng hoặc do kí sinh trùng. Việc điều trị bệnh viêm da đem lại hiệu quả hơn các năm trước là do chúng tôi chưa đưa ra phác đồ điều trị mới, kết hợ giữa thuốc uống, thuốc tiêm và khâu hộ lí chăm sóc tại nhà. Cụ thể chúng tôi đã dùng: Krepnizolon: cho uống ngày Ivermectin: 2 - 3 mg/ kg VitaminC: 3 - 5 ml/con/ngày Liệu trình điều trị 5 ngày/1 lần, điều trị 2 - 3 ngày liên tục. Việc điều trị bệnh viêm da thu được hiệu quả cao là do có sự hợp tác tích cực của chủ gia súc. Chủ gia súc phải vệ sinh sạch sẽ chỗ ở của chó, tắm cho chó theo cách tắm 2. Thì bằng nước lá chắt đặc(tốt nhất là dùng nước chè đặc ) tuyệt đối không dùng xà phòng. Tắm 2 thì có nghĩa là chủ gia súc dội nước lá chắt lên toàn thân chó trước khi tắm thật 10 - 15 phút. Mục đích để nước ngấm vào các vẩy khi tắm thật, khi tăm thật ta có thể dễ dàng làm bong tróc các vẩy ra. Rồi dội nước thật sạch toàn thân, cứ cách 1 ngày ta tắm cho chó 1 lần. Kết quả đã có 10 chó khỏi, chiếm tỉ lệ 83,3% vẫn còn 2 chó chuyển sang thể mãn tính do chủ gia súc không làm tốt khâu vệ sinh và không điều trị đúng liệu trình. + Các bệnh viêm giác mạc, tai nạn, mổ u, thiến và triệt sản chó mắc ít, tỷ lệ chữa khỏi lại cao. * Bệnh sản khoa: Có 15 ca chiếm 7,7% trong đó có 6 ca viêm sinh dục chủ yếu là viêm tử cung. Chúng tôi tiến hành điều trị bằng kháng sinh liều cao, biện pháp cuối cùng là cắt bỏ toàn bộ tử cung. Chúng tôi đã điều trị khỏi 4 ca, chiếm 66,67%. Có 9 ca đẻ khó chủ yếu là chó fook chúng tôi đã mổ đẻ cứu mẹ và con thành công. * Bệnh kí sinh trùng: Chúng tôi đã phát hiện 13 ca có triệu chứng điển hình của bệnh giun đũa, sán dây, giun móc…như nôn mửa, ỉa ra giun sán. Chúng tôi đã điều trị bằng cách tẩy giun sán kết hợp với điều trị bằng kháng sinh, trự sức, trợ lực để làm hạn chế vi khuẩn kế phát gây viêm ruột ỉa chảy, do tổn thương thành ruột giun sán gây ra. Các phác đồ chúng tôi đã sử dụng để điều trị là: * Với bệnh giun đũa: Bệnh nên điều trị sớm, nhất là trên chó non. - Sử dụng một trong những thuốc tẩy sau: Piperazin: 100mg/kgP/lần uống lần 1 lúc chó 21 ngày tuổi, lặp lại 1 tháng và 6 tháng. Mebendazol: 20mg/kgP/ngày: uống 1 lần/ngày trong 3 ngày (thuốc không dùng cho mèo). - Cách phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại, sân chơi cho chó thường xuyên. Tiêu độc chuồng trại bằng hóa chất, lửa. Chó cái 3 tuần trước khi đẻ và 2 ngày sau khi đẻ phải cho uống Mebendazol 25mg/kgP. Cho chó uống thuốc tẩy giun lúc chó 2 tuần tuổi và sau đó cứ 2 tuần cho chó uống 1 lần cho đến khi chó được 2 tuần tuổi. Khi chó được 3 - 4 tháng tuổi thì 3 tháng cho uống thuốc tẩy giun 1 lần. * Bệnh ký sinh trùng. + Bệnh sán dây - Tẩy sán: Chó bị nhiễm sán do Diphyllobothrium mansoni Dùng Niclosamide 100mg/kgP tẩy trong một buổi sáng, cho chó nhịn ăn 2 buổi sáng(buổi sáng thứ nhất: dùng 150mg/kgP, 8h30 cho uống 1/2 liều, 9h30 cho uống 1/2 liều, 12h cho ăn bình thường; buổi sáng thứ 2: dùng 50mg/kgP, 8h30 cho uống 1/2 liều, 9h30 cho uống 1/2 liều, 11h30 cho ăn bình thường). - Điều trị viêm ruột: Dùng kháng sinh: Có thể dùng một trong các loại: Ampi - Kân, Trimazol. Tiêm Atropin sunfat để chống nên, giảm co thắt cơ trơn: 0,25mg/con. Tiêm chậm vào tĩnh mạch dung dịch mặn ngọt đẳng trương để chống mất nước, mất điện giả. - Cách phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại, sân chơi thường xuyên. Tiêu độc chuồng trại bằng hóa chất, nước nóng hoặc lửa. Cho chó ăn thức ăn nấu chín, không cho ăn thịt sống để tránh ăn phải ấu trùng. Thường xuyên tắm cho chó, nếu có nhiều bọ chét thì có thể dùng Dipterex 1% ( phải rọ mõm chó để tắm). Cho chó đi vệ sinh đúng nơi quy định, phân có thể cho vào hố xí tự hoại hoặc ủ phân để diệt đốt sán, trứng sán. Định kỳ 4 tháng kiểm tra phân chó một lần và tẩy sán dự phòng bằng thuốc Niclosamide. * Một số bệnh khác: Viêm tai, viêm lợi, u máu ở tai…chó mắc với tỷ lệ thấp, tỷ lệ điều trị khỏi cao. 3.2. Kết quả khám và điều trị bệnh ở mèo. Kết quả khám và điều trị bệnh ở mèo được trình bày ở bảng 7. * Bệnh truyền nhiễm: Có 1 ca mèo bị viêm gan truyền nhiễm; bệnh khó chữa, tỷ lệ chết cao. Trong 1 ca mèo bị viêm gan truyền nhiễm chủ gia súc phát hiện muộn khi đến điều trị con vật đã có triệu chứng điển hình: da rất vàng, bụng sưng to và cứng (sờ nắn không còn tính đàn hồi), nước tiểu màu vàng đậm…Đây là bệnh rất nguy hiểm có thể lây từ người sang người. * Bệnh nội khoa: là bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất, trong đó bao gồm các bệnh sau: + Bệnh đường tiêu hóa: Mèo là loài động vật rất mẫn cảm với những thay đổi về thức ăn và thời tiết vì vậy khi có sự thay đổi vè thời tiết dễ làm cho mèo bị giảm sức đề kháng gây viêm ruột ỉa chảy. Khi hệ thống niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương thì việc điều trị bệnh ở mèo thường kéo dài. Bệnh đường tiêu hóa có 26 ca chiếm tỷ lệ 43,33% tổng số bệnh nội khoa, bao gồm cả ỉa chảy cấp và mãn tính. Tỷ lệ điều trị khỏi là 88,46%, còn 1 con chuyển sang thể mãn tính và 2 con bị chết. Theo chúng tôi, để giảm số ca mèo bị mắc bệnh đường tiêu hóa thì chủ gia súc nên giữ ấm cho mèo và sử dụng thức ăn sẵn cho mèo ( đảm bảo chất lượng) cho mèo ăn thường xuyên. Trong tổng số 104 ca đến điều trị chúng tôi thấy mèo thường mắc các bệnh sau: + Bệnh đường hô hấp: Có 8 ca chiếm 13,33% trong tổng số bệnh nội khoa. Mèo mắc bệnh đường hô hấp ít hơn chó. Chúng tôi đã sử dụng phác đò điều trị như sau: Penicillin G:200.000UI/ngày/mèo chia làm 2 lần và tiêm bắp. Streptomycin: 15mg/kgP, tiêm bắp Trường hợp do nấm sử dụng Ketrconazole cho uống, 10mg/kgP chia 2 lần. Nếu do ký sinh trùng dùng thuốc tẩy: Ivermectin 02mg/kgP; uống hoặc tiêm dưới da. Và thu được kết quả chữa khỏi là 75,0% vẫn còn 2 con chuyển sang thể mãn tính do mèo đã già, chức năng của phổi kém hoặc chủ gia súc để mèo bị lạnh thường xuyên. Cách phòng bệnh viêm phổi cho mèo là: Vào mùa lạnh phải giữ ấm cho mèo, dinh dưỡng tốt, cách ly chó ốm. Tiêm vacxin Leucorfelin cho mèo 4 - 6 tuần tuổi. + Bệnh đường tiết niệu: Có 10 ca chiếm tỷ lệ 16,67% trong tổng số bệnh nội khoa. Mèo mắc bệnh viêm tiết niệu nhiều hơn chó, tỷ lệ chữa khỏi rất thấp 10%. Còn 9 con bị viêm chết tỷ lệ 90,0%. Tỷ lệ chết rất cao do chúng tôi chưa làm được kháng sinh đồ để xác định vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn gì? (con vật bị bệnh ở bàng quang, bể thận, cầu thận…). Khi chủ gia súc mang mèo đến thấy con vật đã căng bàng quang rất to, bí đái hoàn toàn, hút nước ở bàng quang thấy có màu đỏ con vật có nhẹ nhàng hơn, đỡ đau đớn hơn nhưng sau một vài giờ con vật lại trở lại trạng thái căng cứng bàng quang. Vì mèo không chạy thận nhân tạo được như người lượng nước tiểu sinh ra liên tục bị ứ lại ở bàng quang sẽ thấm vào máu làm con vật bị trúng độc ủ huyết, con vật chết nhanh do không giải độc được. Bảng 8. Kết quả điều trị bệnh cho mèo tại trại chó mèo cảnh Bảo Sinh (Số 167 Trương Định - Hoàng Mai - Hà Nội) và các hộ gia đình. Tên bệnh Số con điều trị Khỏi Không khỏi Chết Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ ( (%) Truyền nhiễm - Viêm gan 1 1 0 0 0 0 0 0 0 0 1 1 100 100 Nội khoa - Bệnh đường tiêu hóa - Bệnh đường hô hấp - Bệnh đường tiết niệu - Thiếu Canxi - Cảm lạnh - Ngộ độc 60 26 8 10 3 10 3 41 23 6 1 3 8 0 68,33 88,46 75,0 10,0 100 80,0 0 4 1 2 0 0 1 0 6,67 3,84 25,0 0 0 10,0 0 15 2 0 9 0 1 3 25,0 7,69 0 90,0 0 10,0 100 Ngoại khoa -Viêm giác mạc - Thiến, triệt sản - Tai nạn 29 4 20 5 28 4 20 4 96,55 100 100 80,0 1 0 0 1 3,45 0 0 20 0 0 0 0 0 0 0 0 Sản khoa -Viêm đường sinh dục - Đẻ khó 3 1 2 3 1 2 100 100 100 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Bệnh ký sinh trùng 6 5 83,33 0 0 1 16,67 Bệnh khác 5 5 100 0 0 0 0 Tổng 104 82 78,85 5 4,81 17 16,35 + Bệnh thiếu canxi: Có 3 ca mèo bị thiếu canxi có biểu hiện là yếu chân, chúng tôi đã bổ sung canxi trực tiếp cho con vật và cả 3 con đều khỏe trở lại bình thường. + Bệnh cảm lạnh: Có 10 ca chiếm 16,67% trong tổng số bệnh nội khoa. Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết thay đổi đột ngột hoặc mèo bị mưa ứơt, tắm trong những ngày thời tiết lạnh. Mèo bị cảm lạnh thân nhiệt giảm, bỏ ăn nằm lim dim, kêu yếu, có trường hợp mèo nằm liệt, nôn, ỉa chảy. Tỷ lệ điều trị khỏi là 80,0% do được phát hiện sớm điều trị kịp thời. Trong trường hợp thân nhiệt của mèo bị hạ quá thấp 35 - 36oC mèo bị trụy tim mạch, suy hô hấp khó điều trị, dễ tử vong. Vì thế có 1 mèo bị chết chiếm tỷ lệ 10,0%. - Trong thời gian thực tập, chúng tôi gặp 3 ca mèo bị ngộ độc. Và cả 3 ca đều tử vong do chủ gia súc phát hiện muộn, mèo trong tình trạng hôn mê sâu. * Bệnh ngoại khoa: + Bệnh viêm giác mạc mắt: Có 4 ca đén điều trị với biểu hiện mắt mèo có rất nhiều dử, thậm chí mắt bị kéo màng. Chúng tôi đã sử dụng kháng sinh vừa tiêm, vừa nhỏ trực tiếp vào mắt mèo. Kết quả sau 3 - 5 ngày điều trị liên tục mèo khỏi 100%. - Chúng tôi tiến hành thiến và triệt sản 20 ca, tỷ lệ thành công là 100%. Có được kết quả này là do bác sĩ rất có kinh nghiệm cộng với khâu vô trùng dụng cụ tốt, hậu phẫu bằng kháng sinh đầy đủ đối với mèo triệt sản. - Có 5 mèo bị tai nạn chúng tôi dã sử lý thành công 4 ca chiếm tỷ lệ 80%. Còn 1 ca do chủ gia súc mang mèo đến muộn, chúng tôi không khắc phục được, con vật phải mang dị tật suốt đời. * Bệnh sản khoa: + Đẻ khó: Có 2 ca chiếm tỷ lệ 3,33%tổng số mèo đến điều trị, thường gặp mèo mang thai quá nhiều, thai quá to không qua được cổ tử cung hoặc sức rặn quá yếu dùng oxytoxin không có hiệu quả. Chúng tôi đã tiến hành mổ đẻ và tất cả đã thành công. + Bệnh viêm đường sinh dục: ở mèo có 1 ca ít hơn ở chó, tỷ lệ điều trị khỏi là 100% do bệnh nhẹ và phát hiên sớm. * Bệnh ký sinh trùng: Có 6 ca chiếm tỷ lệ 10% tổng số ca mèo điều trị bao gồm cả ký sinh trùng và đường tiêu hóa (giun đũa, sán dây…) và ký sinh trùng ngoài da (bọ chét, ghẻ…), tỷ lệ điều trị khỏi là 83,3%. Còn 1 số con bị chết do cơ thể quá gầy yếu. * Một số bệnh khác ở mèo: Hóc xương, nấm da, lòi dom…chúng tôi gặp 5 ca tỷ lệ điều trị là 100%. PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. KẾT LUẬN. Sau quá trình thực hiện đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1.1. Số lượng đàn chó mèo Số lượng đàn chó mèo tăng dần qua các năm và tương đối cao so với các quận lân cận. Tỷ lệ về số lượng giữa đàn chó và đàn mèo khá ổn định qua các năm. 1.2. Công tác thú y của quận Hoàng Mai. Do lực lượng thú y còn mỏng, công tác tổ chức thực hiện chưa hợp lý nên công tác phòng và chống dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại như chưa theo dõi được hết các ca bệnh; việc giám sát và quản lý dịch bệnh thiếu triệt để. Tỷ lệ tiêm phòng từ 66,67% (2004) tăng lên 70,59% (2007). Cần nâng cao nhận thứccho người chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi cũng như công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, đặc biệt là đàn chó mèo. 1.3. Tình hình dịch bệnh. Chó, mèo ở quận Hoàng Mai có thể mắccác bệnh truyền nhiễm, nội khoa, ngoại khoa, ký sinh trùng… Trên chó: Từ tháng 1/ 07 đến tháng 5/ 07 có 195 con mắc bệnh trong đó; - Bệnh nội khoa: 100 con. - Bệnh ngoại khoa: 30 con. - Bệnh truyền nhiễm: 28 con. - Bệnh sản khoa: 15 con. - Bệnh ký sinh trùng và các bệnh khác:13 con. Ở mèo: Số con mắc bệnh được điều trị là 104 con. Chủ yếu là: - Bệnh nội khoa: 60 con - Bệnh ngoại khoa: 29 con - Bệnh sản khoa: 3 con. - Bệnh ký sinh trùng: 6 con. - Bệnh truyền nhiễm (viêm gan): 1 con. - Bệnh khác: 5 con. 1.4. Công tác điều trị . Trong quá trình thực tập chúng tôi thấy công tác điều trị đã có những kết quả nhất định. Đã có phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên, để nâng cao tỷ lệ khỏi bệnh cần có sự kết hợp của những người chăn nuôi để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời 2. Đề nghị. Các cấp chính quyền cần quan tâm và chỉ đạo sát sao hơn nữa trong công tác tuyên truyền vận động người dân có ý thức cao trong việc phòng chống bệnh dịch cho đàn gia súc, gia cầm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Hồ Đình Chúc, Phạm Sỹ Lăng, Phạm Anh Tuấn (1989). Kỹ thuật nuôi dạy và phòng bệnh cho chó cảnh và chó nghiệp vụ. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Đỗ Hiệp. (1994) Chó cảnh nuôi dạy vàchữa bệnh. Nhà xuất bản Hà Nội. Vũ Văn Hoá. (1997) Chăm sóc và chữa bệnh cho chó. Nhà xuất bản Nông nhiệp. Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng. Cách nuôi và phòng trị bệnh chó cảnh. PTS.BS. Bùi Đức Lưu, PTS, BS. Nguyễn Hữu Vũ (1997). Thuốc thú y và cách sử dụng. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hoàng Văn Nam (dịch). Giáo trìng chăn nuôi và huấn luyện chó nghiệp vụ. Trường nuôi dạy chó nghiệp vụ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Hoàng Văn Nhâm (dịch). Giáo trình chăn nuôi và huấn luyện chó. Trường huấn luyện chó Cộng hoà dân chủ Đức. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan. (1996) Sinh lý gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1996. Đặng Đình Tín, Nguyễn Hồng Nguyệt. (1986) Giáo trình sản khoa và bệnh sản khoa thú y. Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội. Francis Cr Kein.(1993) German Sheppherds USD. Vũ Triệu An (1987). Đại cương sinh lý bệnh.NXB Y học Trần Văn Cận, Vương Đức Chất, Hoàng Thị Thắng, Ngô Huyền Thuý, Trần Kim Vạn, Phạm Đăng Vĩnh (2000). Sổ tay cán bộ thú y cơ sơ. NXB nông nghiệp. Trần Minh Châu, Hồ Đình Chúc, Lê Thanh Hải, Phạm Sỹ Lăng, Đào Hữu Thanh, Dương Công Thuận (1988). Bệnh thường gặp ở chó và biện pháp phòng trị. NXB nông thôn. Vương Đức Chất, Lê Thị Tài (2004) .Bệnh thường gặp ở chó, mèo và cách phòng trị. NXB nông nghiệp. Đào Trọng Đạt (1990). Bệnh thường thấy ở chó và biện pháp phòng trị. NXB nông thôn. Đỗ Hiệp (1994).Chó cảnh kỹ thuật nuôi dạy và chữa bệnh.NXB Hà Nội. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1997). Dược lý học thú y.NXB nông nghiệp. Phạm Sỹ Lăng (2002). Bệnh sán dây của chó ở một số tỉnh phía BắcViệt Nam. Tạp trí KHKT thú y. Tập IX. Số 2. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2003). Thuốc thú y và cach sử dụng. NXB nông nghiệp. Hồ Văn Nam (1982) Chẩn đoán bệnh không lây.NXB nông nghiệp. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997).Giáo trình bệnh nội khoa gia súc. NXB Hà Nội. Hồ Thị Nga, Huỳnh Thị Bạch Yến (2002). Khảo sát một số hằng số sinh lý, sinh hoá máu chó nội trưởng thành. Tạp trí KHKT thú y. Tập IX.Số 2. Lê Quý Oánh (1999). Nghiên cứu một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng của chỏ bị viêm ruột ỉa chảy.Báo cáo TNTY khoá 39 - Trường ĐHNN I - HN. Nguyễn Vĩnh Phước (1974). VSV thú y, tập 1, tập 2.NXBKHKT Hà Nội. Nguyễn Phước Trung. Nuôi dưỡng - chăm sóc và phòng trị bệnh chó mèo. NXB nông nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc272i7873u tra tnh hnh ch259n nui v d7883ch b7879nh camp791.doc