Tổng quan về công nghệ môi trường:
Công nghiệp môi trường (Environmental Industries) là một thực thể kinh tế có từ rất sớm
tại nhiều nước. Đây là ngành công nghiệp tạo ra các giá trị gia tăng từ chính việc giải quyết
các vấn đề môi trường, đã và đang có những đóng góp thiết thực và hiệu quả cho phát triển
theo hướng bền vững, chiếm vị thế quan trọng trong cơ cấu công nghiệp. Một số tổ chức
và các nước trên thế giới đã đưa ra khái niệm về công nghiệp môi trường (CNMT) như
sau:
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD: CNMT bao gồm các hoạt động sản
xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm đo lường, ngăn chặn, hạn chế tối thiểu hóa hay hiệu chỉnh
tác hại môi trường tới nước; không khí và đất cũng như các vấn đề liên quan đến chất thải
và hệ sinh thái.
Văn phòng thống kê Cộng đồng Châu Âu cho rằng: CNMT bao gồm các dịch vụ sản xuất
hàng hóa và dịch vụ mà chúng có khả năng đo lường, ngăn chặn, hạn chế hay hiệu chỉnh
các tác hại môi trường như ô nhiễm nước, không khí, đất cũng như chất thải và các vấn đề
liên quan đến tiếng ồn. Chúng cũng bao gồm công nghệ sạch nhằm hạn chế ô nhiễm và sử
dụng nguyên liệu thô.
8 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1989 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Định hướng phát triển công nghệ môi trường Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Định hướng phát triển công nghệ môi trường Việt Nam
Công nghiệp môi trường (Environmental Industries) là một thực thể kinh tế có từ rất sớm
tại nhiều nước. Đây là ngành công nghiệp tạo ra các giá trị gia tăng từ chính việc giải quyết
các vấn đề môi trường, đã và đang có những đóng góp thiết thực và hiệu quả cho phát triển
theo hướng bền vững, chiếm vị thế quan trọng trong cơ cấu công nghiệp.
1. Tổng quan về công nghệ môi trường:
Công nghiệp môi trường (Environmental Industries) là một thực thể kinh tế có từ rất sớm
tại nhiều nước. Đây là ngành công nghiệp tạo ra các giá trị gia tăng từ chính việc giải quyết
các vấn đề môi trường, đã và đang có những đóng góp thiết thực và hiệu quả cho phát triển
theo hướng bền vững, chiếm vị thế quan trọng trong cơ cấu công nghiệp. Một số tổ chức
và các nước trên thế giới đã đưa ra khái niệm về công nghiệp môi trường (CNMT) như
sau:
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD: CNMT bao gồm các hoạt động sản
xuất hàng hóa và dịch vụ nhằm đo lường, ngăn chặn, hạn chế tối thiểu hóa hay hiệu chỉnh
tác hại môi trường tới nước; không khí và đất cũng như các vấn đề liên quan đến chất thải
và hệ sinh thái.
Văn phòng thống kê Cộng đồng Châu Âu cho rằng: CNMT bao gồm các dịch vụ sản xuất
hàng hóa và dịch vụ mà chúng có khả năng đo lường, ngăn chặn, hạn chế hay hiệu chỉnh
các tác hại môi trường như ô nhiễm nước, không khí, đất cũng như chất thải và các vấn đề
liên quan đến tiếng ồn. Chúng cũng bao gồm công nghệ sạch nhằm hạn chế ô nhiễm và sử
dụng nguyên liệu thô.
Mạng lưới thông tin và quan sát Châu Âu: CNMT bao gồm các hoạt động thúc đẩy công
nghệ sạch hơn, xử lý nước và xử lý nước thải; quá trình tái chế; quá trình công nghệ sinh
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
học, chất xúc tác, màng ngăn; giảm tiếng ồn và các hoạt động sản xuất các sản phẩm khác
nhằm mục đích bảo vệ môi trường.
Ở Hoa Kỳ: CNMT bao gồm toàn bộ các hoạt động tạo ra giá trị liên quan tới thực hiện các
quy định môi trường; đánh giá phân tích và bảo vệ môi trường; kiểm soát ô nhiễm không
khí, quản lý chất thải, làm giảm ô nhiễm; cung cấp và phân phối tài nguyên môi trường:
nước, nguyên liệu tái tạo, năng lượng sạch và công nghệ và các hoạt động góp vào việc
tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và nguyên liệu, sản phẩm chất lượng cao và phân phối
tài nguyên môi trường: nước, nguyên liệu tái tạo, năng lượng sạch và công nghệ và các
hoạt động đóng góp vào việc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và nguyên liệu, sản phẩm
chất lượng cao và phát triển kinh tế bền vững.
Kinh tế-xã hội ngày càng phát triển đặt ra những yêu cầu về môi trường ngày càng lớn, liên
tục và không ngừng tạo ra các nhu cầu mới kích thích phát triển. CNMT thế giới chính vì
thế những năm gần đây phát triển bùng nổ với nhiều năng lực và sản phẩm mới, không chỉ
đáp ứng nhu cầu nội tại của mỗi quốc gia mà còn tạo đóng góp tăng trưởng trao đổi xuất
nhập khẩu toàn cầu. Thị trường ngành CNMT thế giới ngày càng phát triển và lớn mạnh.
Năm 1992, thị trường ngành CNMT ước khoảng 300 tỷ USD, năm 1996 đạt 453 tỷ USD,
năm 2004 tăng lên 628,5 tỷ USD và dự báo đến năm 2010 quy mô thị trường ngành
CNMT thế giới đạt khoảng 688 tỷ USD. Các nước công nghiệp hàng đầu như Hoa Kỳ,
Nhật Bản và một số nước Tây Âu chiếm hầu hết thị phần ngành CNMT thế giới (chiếm tới
85%), trong đó Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu thế giới, chiếm 38% thị phần của toàn thế
giới.
Ở Việt Nam, khái niệm ngành CNMT vẫn còn rất mới, doanh nghiệp môi trường được biết
đến chỉ với ý nghĩa đơn giản là các công ty môi trường đô thị, một số doanh nghiệp tư vấn,
cung cấp các dịch vụ bảo vệ môi trường quy mô nhỏ. Hội nghị Môi trường toàn quốc ngày
22/4/2005, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã chỉ đạo "nhanh chóng xây
dựng ngành công nghiệp môi trường" phù hợp với điều kiện của một nước đang phát triển
và có nhiều hạn chế về nguồn lực tài chính như nước ta".
Luật Bảo vệ môi trường, được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, cũng đã thể chế hoá
chủ trương nói trên, giao "Bộ Công nghiệp chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan và
UBND cấp tỉnh chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường".
Những năm gần đây, bức tranh về doanh nghiệp môi trường cũng có những thay đổi quan
trọng với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần, trong nước, ngoài
nước, tư nhân và nhiều hình thức liên kết với quy mô ngày càng lớn. CNMT ngày nay
không mang tính công ích thuần tuý mà ngày càng thể hiện rõ tính kinh tế trong các hoạt
động của nó, đặc biệt khi chuyển từ cách tiếp cận "xử lý cuối đường ống", xử lý chất thải
sang cách tiếp cận ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn, đồng thời coi chất thải như tài nguyên để
tái sử dụng tạo ra các giá trị mới.
Công nghiệp môi trường của Việt Nam bao hàm các hoạt động và doanh nghiệp đặc thù,
chuyên sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu bảo vệ và phòng ngừa các
tác động xấu tới môi trường. Điều nay đang tạo động lực để phát triển và mở rộng các lĩnh
vực mới và gia tăng số lượng các doanh nghiệp môi trường. Kinh doanh môi trường ngày
càng được xem là ngành "siêu lợi nhuận" vì những lợi ích kép mà nó mang lại.
Tham khảo quốc tế, gắn liền với điều kiện Việt Nam, ngành CNMT được hiểu như sau:
"Công nghiệp môi trường là một ngành kinh tế cung cấp các sản phẩm và dịch vụ môi
trường đáp ứng nhu cầu phòng ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường của nền kinh tế".
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Tại một số nước, hoạt động của ngành CNMT được chia ra các phân ngành "Dịch vụ môi
trường", "Thiết bị môi trường" và "Tài nguyên môi trường". Mỗi phân ngành có lĩnh vực
hoạt động khác nhau:
- Dịch vụ môi trường bao gồm các hoạt động có doanh thu từ việc thu phí các dịch vụ môi
trường như: phân tích và thử nghiệm môi trường, quản lý và xử lý chất thải, chất thải nguy
hại, phục hồi môi trường, tư vấn và dịch vụ kỹ thuật môi trường.
- Thiết bị môi trường bao gồm các hoạt động có doanh thu từ việc bán hoặc cho thuê thiết
bị môi trường như: Thiết bị xử lý chất thải, thiết bị đo và hệ thống thông tin, thiết bị kiểm
soát ô nhiễm, thiết bị quản lý chất thải, công nghệ xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm.
- Tài nguyên môi trường bao gồm các hoạt động có doanh thu từ việc bán tài nguyên (ví dụ
nước hoặc năng lượng) hoặc tái chế chất thải (ví dụ thép hoặc giấy).
Nhìn chung, để phát triển ngành CNMT, nhiều nước đã áp dụng các biện pháp:
- Xây dựng và cưỡng chế thực thi các đạo luật về bảo vệ môi trường: xây dựng các đạo luật
về bảo vệ môi trường và cưỡng chế thực thi mạnh mẽ các đạo luật đó là chính sách phổ
biến nhất thúc đẩy sự phát triển của ngành CNMT. Khi các quy định trở nên ngặt nghèo
hơn, các doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm các giải pháp công nghệ, sản phẩm và dịch vụ
mới để đáp ứng. Ví dụ như ở Hoa Kỳ, ngành CNMT bắt đầu phát triển từ khi Đạo luật về
không khí sạch ban hành năm 1963 với nội dung hạn chế phát thải đối với các hoạt động
liên quan đến quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Tương tự như vậy, Nhật Bản ban
hành Luật Cơ bản về kiểm soát ô nhiễm năm 1967 về giảm phát thải là cơ sở cho việc phát
triển ngành CNMT ở nước này.
- Xây dựng các chính sách khuyến khích sử dụng sản phẩm dịch vụ ngành CNMT: Ngoài
các văn bản luật và vấn đề cưỡng chế, nhằm tạo thị trường cho ngành CNMT, Chính phủ
các nước cũng khuyến khích doanh nghiệp xây dựng/ lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô
nhiễm thông qua ban hành hàng loạt các biện pháp giảm thuế, khấu hao ưu đãi và hệ thống
giải thưởng đối với các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngành.
- Tổ chức các hội thảo, triển lãm, hội trợ quốc tế để quảng bá sản phẩm, dịch vụ CNMT:
Các nước tiên tiến thường tổ chức các hội thảo, hội trợ, triển lãm về các công nghệ, sản
phẩm, tư vấn môi trường. Điển hình là Hoa Kỳ, hàng năm có hàng chục hội thảo quốc tế,
hội chợ, triển lãm khác nhau liên quan đến ngành này được tổ chức bởi các hiệp hội
chuyên ngành như Hiệp hội xử lý nước thải, Hiệp hội đánh giá tác động môi trường v.v…
Các hoạt động này không chỉ giúp quảng bá đối với các nước khác thông qua việc tạo điều
kiện/ tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp nước ngoài tham dự các triển lãm trong nước,
cũng như giúp tổ chức các triển lãm ở nước ngoài.
- Hỗ trợ ngành CNMT mở rộng thị trường thông qua chính sách ODA: Thông qua các hỗ
trợ về ODA đối với các nước đang phát triển, các nước phát triển cũng có chính sách hỗ trợ
đối với ngành CNMT trong nước bằng cách có chính sách ưu tiên đối với việc các dự án
ODA sử dụng công nghệ, sản phẩm và tư vấn từ nước tài trợ. Ví dụ điển hình của biện
pháp này là Nhật Bản. Nước này đã sử dụng hệ thống hỗ trợ ODA của mình ở các nước
đang phát triển để tăng thị phần ngành CNMT của mình tại đây.
- Hỗ trợ các dự án nghiên cứu về CNMT từ ngân sách quốc gai: Các nước trong khu vực
Châu Á Thái Bình Dương và các khu vực khác cũng có các hoạt động thúc đẩy ngành
CNMT bằng cách xây dựng các dự án nghiên cứu sử dụng kinh phí hỗ trợ của nhà nước.
- Hỗ trợ phát triển CNMT thông qua chính sách chuyển giao công nghệ: hầu hết các nước
đang phát triển không tự xây dựng công nghệ, sản phẩm mới mà thường tập trung vào hoạt
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
động tìm kiếm chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Điều này cũng giúp thúc đẩy
mạnh mẽ thị trường cho ngành CNMT.
Từ những kinh nghiệm phát triển ngành CNMT của các nước đi trước và điều kiện cụ thể
của nước ta, có thể rút ra một số bài học cho sự phát triển của ngành CNMT của Việt Nam
như sau:
- Cần xây dựng một cách có hệ thống và đồng bộ các đạo luật về bảo vệ môi trường, đi đôi
với việc nâng cao năng lực thực thi, cưỡng chế, kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các quy
định về bảo vệ môi trường. Khi các quy định trở nên ngặt nghèo hơn, công tác kiểm tra,
giám sát và cưỡng chế thực thi được thực hiện nghiêm túc thì các doanh nghiệp buộc phải
tìm kiếm các giải pháp công nghệ, sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng, làm thúc đẩy sự phát
triển của ngành CNMT.
- Cần đặc biệt coi trọng và thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt việc nâng cao nhận thức
về bảo vệ môi trường, nhận thức về sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường cho mọi
đối tượng người dân trong xã hội, từ những người có học thức cao, người quản lý, chủ
doanh nghiệp đến những người lao động, học sinh, sinh viên… Ý thức bảo vệ môi trường
được nâng cao sẽ tạo ra các luồng dư luận và sức ép của cộng đồng trong xã hội đòi hỏi các
tổ chức, các nhân gây ô nhiễm phải đầu tư xử lý môi trường.
- Nhà nước cần có cơ chế, chính sách và quan tâm đúng mức tới việc thúc đẩy phát triển
thị trường về tư vấn, dịch vụ, công nghệ, thiết bị… cho ngành CNMT.
- Ngoài việc tự đầu tư của các doanh nghiệp, trong giai đoạn đầu phát triển, nhà nước cần
có sự đầu tư thích đáng cho việc xây dựng và triển khai các chương trình ưu tiên của Chính
phủ về nghiên cứu triển khai, nâng cao năng lực quản lý môi trường, đồng thời, ban hành
các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích, thúc đẩy, hỗ trợ cho ngành CNMT phát
triển.
- Nhà nước có sự hỗ trợ thích đáng đối với hoạt động nghiên cứu và triển khai liên quan
đến ngành CNMT thông qua các cơ chế hỗ trợ tài chính, tổ chức các hội chợ triển lãm liên
quan đến ngành.
- Cần tận dụng tốt nguồn vốn hỗ trợ ODA để chuyển giao công nghệ cho ngành CNMT
trong nước.
2. Thực trạng ngành CNMT ở Việt Nam:
Ngành CNMT Việt Nam mặc dù chưa chính thức hình thành và vẫn còn nhỏ bé nhưng đã
xuất hiện trên các trang thông tin và thống kê quốc tế với xuất phát điểm là các công ty vệ
sinh (nay là công ty môi trường đô thị - URENCO). Đây là hệ thống các doanh nghiệp Nhà
nước, có từ rất sớm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công chuyên thu gom, vận chuyển xử
lý chất thải và vệ sinh đô thị. Đến nay hệ thống các công ty môi trường đô thị đã phát triển
ở hầu hết các tỉnh/thành với doanh thu hàng năm lên đến nhiều ngàn tỷ đồng.
Theo kết quả điều tra của Dự án "Điều tra hiện trạng ngành CNMT, đề xuất giải pháp
nhằm phát triển ngành CNMT Việt Nam" đã tiến hành trong các năm 2006-2007 trên phạm
vi 20 tỉnh, đã thống kê được khoảng trên 2000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực
môi trường. Trong đó, ngoài các công ty URENCO của các tỉnh/thành phố còn có các
doanh nghiệp tư nhân cả trong nước và nước ngoài, các hình thức liên doanh, liên kết. Quy
mô của các công ty có doanh số lên đến 1000 tỷ VNĐ/năm. Các lĩnh vực hoạt động cũng
không ngừng được mở rộng không chỉ môi trường đô thị, mà còn phát triển rất nhanh sang
khu vực doanh nghiệp, khu công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm, tái chế và quản lý tài nguyên,
sản xuất thiết bị, công nghệ. Hoạt động môi trường của Việt Nam đang dần trở nên chuyên
môn hóa sâu, mang tính công nghiệp với các doanh nghiệp với các doanh nghiệp chuyên
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
sản xuất và cung ứng dịch vụ trên tất cả 3 lĩnh vực dịch vụ, sản xuất thiết bị công nghệ và
quản lý tài nguyên.
Thực tế ngành CNMT ở Việt Nam đang có những đóng góp ban đầu không chỉ cho bảo vệ
môi trường mà còn như một ngành kinh tế với các doanh nghiệp và sản phẩm đặc thù. Đây
cũng là ngành có rất nhiều tiềm năng phát triển trong bối cảnh đất nước đang thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, ngành Công nghiệp môi trường của Việt Nam có thể
được chia thành 3 lĩnh vực hoạt động chính:
- Dịch vụ môi trường;
- Phát triển công nghệ và sản xuất thiết bị;
- Phát triển và phục hồi tài nguyên thiên nhiên.
a. Dịch vụ môi trường
- Phân tích và quan trắc môi trường hiện nay ở Việt Nam chủ yếu do các đơn vị công lập
(trung tâm quan trắc và phòng thí nghiệm) thực hiện, theo đơn giá Nhà nước quy định. Sản
phẩm chủ yếu là dịch vụ quan trắc, lấy mẫu, phân tích, các cơ sở dữ liệu thông tin liên
quan. Tuy nhiên, lĩnh vực này ngày càng được xã hội hóa, cho phép nhiều thành phần tham
gia.
- Quản lý, kiểm soát ô nhiễm, bao gồm các hoạt động dịch vụ:
+ Quản lý, xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải.
+ Quản lý ô nhiễm khác bao gồm ô nhiễm tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt, phóng xạ và sự cố môi
trương (tràn dầu, hóa chất…). Trong lĩnh vực quản lý này có các sản phẩm dịch vụ, cung
cấp/chế tạo thiết bị và xây lắp công trình. Trên thực tế, còn có rất nhiều dịch vụ mang tính
chuyên ngành khác.
+ Quảnl ý chất thải nguy hại có các hoạt động như kiểm soát, phân loại, thu gom, vận
chuyển và xử lý. Trong xử lý có cả thiết bị và xây lắp công trình. Hệ thống phân loại các
chất thải nguy hại hiện nay rất phức tạp, liên quan đến POPs có 12 nhóm hóa chất bị cấm;
những hoá chất thuộc các điều ước quốc tế mà Việt Nam làm nước thành viên…
- Dịch vụ tư vấn quản lý môi trường có hoạt động rất đa dạng. Lĩnh vực tư vấn phổ biến
hiện nay bao gồm:
+ Đánh giá tác động môi trường;
+ Phân tích thí nghiệm;
+ Đào tạo nguồn nhân lực;
+ Công nhận chứng nhân (ISO 14000, EMS,…);
+ Thiết kế môi trường;
b. Phát triển công nghệ và sản xuất thiết bị
Gồm có các hoạt động/phân ngành sau:
+ Nghiên cứu R&D và chuyển giao công nghệ;
+ Sản xuất thiết bị và vật liệu xử lý môi trường;
+ Phát triển công nghệ thông tin chuyên ngành môi trường;
+ Sản xuất thiết bị đo lường và kiểm soát ô nhiễm môi trường;
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
+ Công nghệ ngăn ngừa ô nhiễm.
- Công nghệ, thiết bị và vật liệu xử lý môi trường rất đa dạng. Sản phẩm là các công nghệ,
thiết bị và vật liệu, hóa chất và chủng vi sinh sử dụng trong công nghệ xử lý chất thải, làm
sạch môi trường.
- Công nghệ thông tin chuyên ngành gồm các phầm mềm dự báo phân tích đánh giá môi
trường, các phần mềm tự động hóa trong công nghệ quan trắc, cập nhật thông tin tự động
cơ sở dữ liệu, bản đồ số hoá…
- Thiết bị đo lường và kiểm soát ô nhiễm gồm các thiết bị đo, kit thử nhanh dùng phát hiện
các chất nguy hại có trong môi trường, thiết bị tự động đo và quan trắc các chỉ số môi
trường…
- Công nghệ hạn chế ô nhiễm, gồm các sản phẩm công nghệ tiết kiệm năng lượng, tiết
kiệm nguyên liệu và công nghệ sử dụng nguyên liệu mới không có chất thải. Đó là sản
phẩm công nghệ và sản phẩm thân thiện môi trường (không tạo ra chất thải hoặc ít chất
thải).
c. Phát triển và khôi phục tài nguyên
- Cung cấp nước sạch, theo các phân loại quốc tế thuộc hoạt động của ngành CNMT.
- Phục hồi tài nguyên, bao gồm các hoạt động khôi phục các vùng đất, vùng nước bị ô
nhiễm, các mỏ khoáng sản sau khai thác, các thảm thực vật, phát triển các vùng sinh thái,
đa dạng sinh học (khu sinh thái, du lịch sinh thái, đô thị sinh thái…).
- Phát triển các dạng năng lượng mới, như năng lượng gió, mặt trời địa nhiệt, hydro, các
dạng năng lượng thay thế ít chất thải (ethanol, Bio-diesel).
- Tái chế chất thải, như tái chế giấy, thu hồi kim loại nặng, điện tử…
3. Định hướng phát triển công nghiệp môi trường Việt Nam:
Thực tế đã chỉ ra một số trở ngại chính đối với sự phát triển CNMT ở Việt Nam:
Một là: Nhận thức của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường chưa cao, nhiều doanh nghiệp
không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, do đó chưa tạo thành động lực quan
trọng để công nghiệp, dịch vụ môi trường được phát triển. Hệ quả là, chưa có nhiều nhà
đầu tư sản xuất thiết bị, công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.
Hai là: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về bảo vệ môi trường (BVMT)
chưa đầy đủ, chưa đồng bộ; các chế tài xử phát chưa đủ mạnh mẽ bắt buộc mọi người dân,
tổ chức phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, làm cho thị trường về dịch vụ
môi trường chưa phát triển tương xứng với yêu cầu về công tác bảo vệ môi trường và phát
triển ngành CNMT.
Các cơ chế, chính sách khuyến khích chưa rõ ràng, chưa đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư vào
phát triển CNMT. Nhà nước chưa có định hướng cụ thể để phát triển lĩnh vực công nghiệp
này.
Ba là: Uy tín của các nhà cung cấp công nghệ, thiết bị và dịch vụ trong nước chưa đủ
thuyết phục. Đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ môi trường còn yếu và thiếu, đặc biệt
là chuyên gia có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm.
Dựa trên quan điểm: "Phát triển ngành CNMT Việt Nam phải phù hợp điều kiện thực tế
của Việt Nam và xu thế phát triển của thế giới nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tế đặt ra từ
quá trình phát triển kinh tế-xã hội, góp phần phát triển bền vững đất nước", nhằm đạt được
mục tiêu phát triển ngành CNMT thành một ngành kinh tế quant trọng, có khả năng cung
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
cấp các dịch vụ, công nghệ, thiết bị môi trường, cơ bản đáp ứng nhu cầu bảo vệ môi trường
trong nước; tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và toàn diện trong công tác bảo vệ
môi trường để chủ động hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, kiểm soát và cải thiện chất
lượng môi trường; giải quyết tình trạng suy thoái môi trường, cần thực hiện một số nhiệm
vụ sau:
- Hoàn thiện thể chế, tăng cường cưỡng chế tuân thủ quy định BVMT.
+ Hoàn thiện tổ chức các cơ quan đầu mối quản lý môi trường từ Trung ương đến địa
phương và doanh nghiệp, bao gồm các nội dung: rà soát, đánh giá và hoàn thiện mạng lưới
tổ chức và chức năng nhiệm vụ; đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nâng cao năng lực thực thi
nhiệm vụ quản lý;
+ Rà soát, xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển ngành CNMT, theo hướng:
+ Khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu KHCN, chuyển giao công nghệ BVMT, chế tạo thiết bị
môi trường, phát triển thị trường và dịch vụ BVMT, quản lý và sử dụng tài nguyên.
+ Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động BVMT, bao gồm từ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ,
chế tạo thiết bị đến cung cấp các dịch vụ BVMT, quản lý và sử dụng tài nguyên.
+ Triển khai các chương trình, đề tài và dự án KHCN trọng điểm phục vụ bảo vệ môi
trường, bao gồm: công nghệ xử lý nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp,
nước thải bệnh viện, nước thải các bãi chôn lấp…); công nghệ xỷ lý khí thải, đặc biệt là khí
thải chứa NOx, SOx, CO, H2S, HF, dung môi hữu cơ, dioxin, furan,…; công nghệ xử lý
chất thải rắn (chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại); công nghệ
chế tạo các thiết bị xử lý môi trường và các dụng cụ phục vụ lấy mẫu, bảo quản, vận
chuyển, phân tích môi trường; quy trình lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển, phân tích môi
trường.
+ Tăng cường năng lực thiết kế, chế tạo thiết bị môi trường: đầu tư các phần mềm thiết kế
chuyên dụng, đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác thiết kế, chế tạo thiết
bị, đầu tư cơ sở nhà xưởng, thiết bị phục vụ chế tạo.
+ Tăng cường hoạt động nhập khẩu, làm chủ và nhân rộng các loại thiết bị bảo vệ môi
trường, đặc biệt là các thiết bị có hàm lượng công nghệ cao như thiết bị DeSOx, DeNOx,
thiết bị xử lý chất thải y tế, chất thải công nghiệp nguy hại v.v…
+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong hoạt động nghiên cứu KH&CN phục vụ bảo vệ môi
trường.
+ Hình thành và phát triển mạng lưới các tổ chức tư vấn, dịch vụ, chuyển giao công nghệ
môi trường, bao gồm: dịch vụ phân tích, thử nghiệm về môi trường; dịch vụ tư vấn, đánh
giá, thẩm định, quản lý dự án; dịch vụ quan trắc môi trường, đánh giá tác động môi trường,
kiểm toán môi trường, tư vấn áp dụng sản xuất sạch hơn, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái
chế chất thải; dịch vụ thiết kế, chế tạo, xây dựng hệ thống xử lý môi trường; dịch vụ tập
huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý tài nguyên, môi trường, vận hành thiết bị, áp dụng
SXSH…
- Đẩy mạnh hoạt động quản lý và sử dụng tiết kiệm năng lượng.
Nâng cao hiệu lực và hiệu quả sử dụng tài nguyên, bao gồm: xử lý và cung cấp nước sạch,
thu gom, tái chế các sản phẩm phụ, các sản phẩm đã qua sử dụng, xử lý, phục hồi tài
nguyên, các khu vực bị ô nhiễm, hoàn thổ phục vụ hồi môi trường các bãi thải…; cung cấp
các loại dịch thiết bị năng lượng mới, năng lượng tái tạo; trạm điện/pin mặt trời, trạm điện
sức gió, thuỷ điện nhỏ, địa nhiệt…; cung cấp các sản phẩm công nghệ và dịch vụ thân môi
trường.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
- Tăng cường công tác thông tin tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn
nhân lực bảo vệ môi trường.
+ Xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông nâng cao nhận thức về BVMT và
quản lý môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài tiếng nói Việt Nam,
Truyền hình Việt Nam,…
+ Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức về môi trường cho cán bộ chuyên trách về
môi trường ở cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.
- Thành lập Hiệp hội công nghiệp môi trường Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các
thành viên Hiệp hội trong việc xây dựng ngành CNMT Việt Nam phát triển, tham gia với
các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng quy hoạch, định hướng phát triển, các chính
sách phát triển, các tiêu chuẩn môi trường…
Thông tin chiến lược, Chính sách công nghiệp, số 5/2010, tr.2
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Dinh huong PT CN Moi truong VN.pdf