Đề tài Định hướng và các giải pháp giải quyết việc làm trong thời gian tới

Phát triển kinh tế ở nước ta trong thời kỳ mới phải gắn liền với vấn đề giải quyết việc làm, mà giải quyết việc làm luôn phải đi đôi với vấn đề công bằng xã hội ở nước ta. Muốn vậy, Đảng, Nhà nước ta cần tạo ra một hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, để người lao động có thể mưu sinh lập nghiệp, tự tạo việc làm, mở ra cơ hội việc làm và nghề nghiệp cho họ. Nhà nước ta nên tạo điều kiện về vốn liếng và trình độ tay nghề cho họ. Bởi vì, người lao động luôn năng động tìm kiếm và tự tạo việc làm và thực tế là không có người lao động không có việc làm mà chỉ có người lao động không có việc làm ổn định. Cần kêu gọi trách nhiệm của xã hội, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nhằm tạo việc làm của người lao động.

doc27 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng và các giải pháp giải quyết việc làm trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần i. Những vấn đề lý luận I./ Lao động- Một yếu tố nguồn lực của tăng trưởng và phát triển kinh tế 1./ Nguồn nhân lực và nguồn lao động 1.1./ Nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật có khẳ năng tham gia lao động trừ những người không còn khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt, mặt thứ nhất về số lượng trong đó là tổng số những ngươif trong độ tuổi lao động và thời gian có thể huy động được ở họ. Việc quy định cụ thể độ tuổi lao động của mỗi nước (kể cả cận trên và cận dưới) là rất khác nhau, tuỳ theo yêu cầu của trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. ở Việt nam, trước đây độ tuổi lao động quy định từ 16 á 60 tuổi (với nam) và 16 á 55 (với nữ). Hiện nay theo bộ luật lao động quy định lại là 15 á 60 (với nam) và 15 á 55 (với nữ). Mặt thứ hai về chất lượng nguồn nhân lực, đó là trình độ chuyên môn và sức khoẻ của người lao động. ở Việt nam, trình độ chuyên môn được kiểm tra bằng cách thi tay nghề (với công nhân kỹ thuật) và thi công chức (với cán bộ). Sức khoẻ để làm việc là yếu tố thiết yếu đòi hỏi phải có người lao động, cho nên khi tuyển dụng lao động phải kiểm tra sức khoẻ trước sau đó mới kiểm tra đến trình độ chuyên môn. 1.2./ Nguồn lao động. Nguồn lao động là một bộ phận của dân số trong độ tuổi quy định thực tế có tham gia lao động (đang có việc làm) và những người không có việc làm đang tích cực tìm việc làm. Nguồn lao động là một bộ phận những người tham gia lao động và trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Cũng như nguồn nhân lực thì Nguồn lao động được biểu hiện tren hai mặt số lượng và chất lượng. So sánh với khái niệm nguồn nhân lực thì Nguồn lao động có một số người được tính vào nguồn nhân lực nhưng không được tính vào Nguồn lao động. đó là những người không có việc làm nhưng không tích cực tìm việc làm (những người đang đi học, những người đang làm nội trợ trong gia đình mình và những người nghỉ hưu trước tuổi theo quy định). 1.3./Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm Giải quyết việc làm Người lao động có việc làm Sử dụng nhân lực Phát triển kinh tế Đào tạo nguồn nhân lực A B Nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn mối hệ biện chứng giữa phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm được mô tả theo sơ đồ 1 Sơ đồ 1 ở khung A, đó là sự hội tụ của cung và cầu về lao động với giá tiền công lao động phù hợp. ở khung B, đó là sự phát triển liên tục của nguồn nhân lực thông qua giải quyết việc làm, tức là sử dụng lao động trong quá trình lao động. Sơ đồ này cho thấy quá trình sự gắn kết giữa phát triển nguồn nhân lực và phát triển việc làm là một quá trình hoạt động, phát triển không ngừng. 2./ Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động. 2.1./ Dân số. Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: Quy mô và cơ cấu của dân số có ý nghĩa quyết định đến sự biến động của dân số như: Phong tục – tập quán của mỗi nước; Trình độ phát triển kinh tế; Mức độ chăm sóc y tế và chính sách của từng nước đối với vấn đề khuyến khích và hạn chế sinh đẻ Tình hình tăng dân số trên thế giới hiện nay có sự khác nhau giữa các nước. Nhìn chung, các nước phát triển có mức sống cao thì tỷ lệ tăng dân số cao. Mức tăng dân số bình quân của thế giới hiện nay là 1,8%, ở các nước Châu Âu thường ở mức 1%, trong khi đó ở các nước Châu á là 2 á 3% và ở Châu phi là 3 á 4%. Trong khi đó, ắ dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển, ở đó dân số tăng nhanh trong khi phát triển kinh tế tăng chậm, làm cho mức sống của nhân dân không tăng lên được và tạo ra áp lực lớn trong việc giải quyết việc làm.Do đó kế hoạch hoá dân số đi đôi với phát triển là vấn đề quan tâm của các nước đang phát triển.ở Việt Nam,dân số hiện nay ở nước ta là 81 triệu người,mức tăng dân số hiện nay là 2,7% 2.2./ Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là số phần trăm của dân số trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động trong tổng số nguồn nhân lực. Nhân tố cơ bản tác động đến tỷ lệ tham gia lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động không có nhu cầu làm việc vì đang đi học, đang làm công việc nội trợ hoặc trong tình trạng khác. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thường được sử dụng để ước tính quy mô của dự trữ lao động trong nền kinh tế và có vai trò quan trọng trong thống kê thất nghiệp. 2.3./Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp. Thất nghiệp gồm những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm. Số người không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến số người có làm việc và ảnh hưởng đến kết qủa hoạt động của nền kinh tế. Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của mọi quốc gia vì nó không chỉ có tác động về kinh tế mà tcác động cả về khía cạnh xã hội. Theo cách tính thông thường tỷ lệ thất nghiệp tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người thất nghiệp và tổng số nguồn nhân lực. Nhưng đối với các nước đang phát triển trong đó có cả Việt Nam tỷ lệ thất nghiệp này chưa phản ánh đúng sự thực về nguồn lao động chưa sử dụng hết.Trong thống kê thất nghiệp ở các nước phát triển, số người nghèo thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ và khi họ thất nghiệp thì họ cố gắng không để thời gian đó kéo dài. Bởi vì họ không có các nguồn lực dự trữ, họ phải chấp nhận mọi việc nếu có. ở Việt Nam hiện nay, tình trạng thất nghiệp trá hình còn phổ biến có nghĩa là những người có việc làm trong khu vực nông thôn hoá hoặc thành thị không hình thức nhưng làm việc với năng suất thấp, họ đóng góp rất thấp hoặc đóng góp không đáng kể vào việc phát triển sản xuất. Chúng ta chưa đánh giá được chính xác nguồn lao động chưa sử dụng hết dưới hình thức thất nghiệp vô hình hoặc bán thất nghiệp. 2.4./Thời gian lao động Theo qui ước chung, thời gian lao động thường được tính bằng: Số ngày làm việc/năm. Số giờ làm việc/năm. Số ngày làm việc/tuần. Số giờ làm việc/tuần hoặc số giờ làm việc/ngày. Xu hướng chung của các nước là thời gian làm việc sẽ giảm đi khi trình độ phát triển kinh tế được nâng cao, lúc đó máy móc sẽ thay cho con người. ở các nước phát triển hiện nay họ làm việc 5 ngày/tuần; 8 giờ/ngày; 40 giờ/tuần và 2920 giờ/năm. Đến nay ở nước ta đã và đang áp dụng thời gian lao động giống như đối với các nước phát triển. 3./Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động. Số lượng lao động chỉ phản ánh được một mặt sự đóng góp của lao động và phát triển kinh tế. Mặt khác cần được xem xét đến chất lượng lao động, đố là yếu tố làm cho lao động có năng suất cao hơn. Chất lượng lao động có thể được nâng cao hơn nhờ Giáo dục - Đào tạo và nhờ sức khoẻ của người lao động và nhờ bố trí điều kiện lao động tốt hơn. 3.1./Giáo dục - Đào tạo. a./Giáo dục Giáo dục được coi là một yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển tiềm năng của con người theo nhiều nghĩa khác. Yêu cầu chung đối với giáo dục là rất lớn, nhất là đối với giáo dục phổ thông.Con người ở mọi nơi đều tin rằng giáo dục rất có ích cho bản thân.Bằng trực giác mọi người cá thể cảm nhận mối quan hệ giữa giáo dục và mức thu nhập, mặc dù không phải tất cả mọi người đều nghĩ như vậy. Ví dụ như đã tốt nghiệp đại học có thu nhập cao hơn so với những người chỉ tốt nghiệp cấp II, nhưng đa số là như vậy, và mức thu nhập của họ đều cao hơn nhiều. nhưng để đạt được trình độ giáo dục nhất định cần phải chi phí khá nhiều, kể cả chi phí của gia đình và quốc gia. Đó chính là khoản chi phí đầu tư cho con người. ở các nước phát triển giáo dục được thực hiện dưới nhiều hình thứcnhằm không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn cho mọi người. Hệ thống giáo dục được chính phủ nước họ phổ cập hầu hết, kể cả giáo dục đại học... Nước ta hiện nay, mới chỉ phổ cập được giáo dục tiểu học,đầu tư của chính phủ vào giáo dục rất nhiều nhưng còn chưa hợp lý. Tuy đã thoát ra được khỏi “Vòng luẩn quẩn” của kinh tế, nhưng thực tế cho thấy kết quả của giáo dục làm tăng lao động có trình độ tạo khả năng thúc đẩy qúa trình đổi mới công nghệ. Công nghiệp phát triển càng nhanh càng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vai trò của giáo dục còn được đánh giá qua tác động của nó đối với việc tăng năng suất lao động cảu mỗi cá nhân nhờ có nâng cao trình độ và tích luỹ kiến thức. Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2000 á 2001 đã xác định mục tiêu: Tăng tỷ trọng số người tốt nghiệp phổ thông cơ sở trong độ tuổi lao động lên 55./70% và tỷ lệ những người qua đào tạo trong tổng số lao động lên 30./35% b./Đào tạo Vấn đề mở rộng đào tạo nghề (công nhân kỹ thuật) khắc phục sự mất cân đối giữa đào tạo đại học trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Theo những số liệu thống kê gần đay,trong số những lao động đã qua đào tạo chuyên môn nghề nghiệp, số có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ 20,4%, trung học chuyên nghiệp chiếm 35,8% và công nhân kỹ thuật là 43,8%. Tỷ lệ giữa tổng số người tốt nghiệp đại học so với số người có trình độ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật là 2/1,40/1. Nếu xét cơ cấu nguồn nhân lực cần thiết thì như ở nước ta hiện nay, thì cứ một cán bộ đại học cần 4 trung cấp, 60 công nhân lành nghề, 20 công nhân tay nghề thấp và 13 lao động giản đơn. Đối chiếu với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hiện nay ở Việt Nam thì cơ cấu hiện nay của chúng ta đang có sự mất cân đối khá nghiêm trọng. Sự mất cân đối này càng càng lớn trước tình hình đào tạo hiện nay.Để công tác giáo dục dạy nghề thiết thực và hiệu quả, Bộ giáo dục và đào tạo nên có tiêu chuẩn cụ thể quy định học sinh được phép thi vào đại học. Những tiêu chuẩn này có thể căn cứ lực học, năng khiếu nhu cầu lao động của từng vùng từng ngành. .. Thực tế, tâm lý chung của nhân dân ta và học sinh hiện nay đều mông muốn được vào đại học, coi đại học là con đường tiến thân duy nhất. Số liệu thống kê năm 1997 cho thấy có 91,2% số học sinh phổ thông được hỏi thích vào đại học, chỉ có 8,8% thích đi học nghề và làm các nghề phụ khác. Thay đổi những tư tưỏng này không phải dễ dàng, nó đòi hỏi phải có thời gian.Bởi vậy cần đưa chương trình hướng nghiệp vào các trường phổ thông trung học không phải chỉ đén cuối năm cấp III mà cần phải định hướng từ những năm trước đó để có sự chuẩn bị sớm về mặt tư tưởng cũng như lựa chọn nghề nghiệp. Theo dự báo của Viện chiến lược phát triển Bọ Kế hoạch - Đầu tư, để đến năm 2020 cơ cấu lao động phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước, thì từ nay đến năm 2005 phải liên tục tăng quy mô đào tạo công nhân kỹ thuật, tốc độ của loại hình này phải lớn hơn mức tăng sinh viên đại học, cao đẳng, tỷ lệ đặt ra là 25% vào năm 2005. 3.2./Sức khoẻ - yếu tố tác động đến chất lượng lao động Con người cần phải có sức khoẻ thì mới làm được mọi việc. Sức khoẻ làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực cả hiện tại và tương lai, người lao động có sức khoẻ tốt có thể mang lại năng sức lao động cao, cho ra những sản phẩm tốt, tạo ra thu nhập cao cho xã hội. Cho nên việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em là yếu tố làm tăng năng suất lao động trong tương lai, giúp trẻ em phát triển thành những người khoẻ mạnh cả về thể chất lành mạnh về tinh thần.Hơn nữa điều đó giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho sản xuất thông qua giáo dục ở nhà trường. Những khoản chi cho sức khoẻ còn làm tăng Nguồn nhân lực về mặt sản lượng bằng việc kéo dài tuổi thọ lao động. Một trong số những vấn đề cần giải quyết văn hoá xã hội trong giai đoạn 2000./2005 là: Cải thiện các chi tiêu cơ bản về sức khoẻ cho mọi người, từng bước nâng cao thể trạng và tầm vóc trước hết là nâng cao thể lực bà mẹ và trẻ em.Thực hiện chương trình dinh dưỡng quốc gia giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi từ 22% năm 2000 xuống còn dưới 10% năm 2005.Đưa tỷ lệ dân số có mức ăn dưới 2000calo/người xuống dưới 7%. II./ Giải quyết việc làm trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. 1./Kế hoạch hoá phát triển nguồn nhân lực a./Kế hoạch hoá phát triển nguồn nhân lực là gì ? Là một bộ phận trong hệ thống Kế hoạch hoá phát triển Kinh tế Xã hội. Nó xác định quy mô, cơ cấu, chất lượng, bộ phận dân số tham gia hoạt động kinh tế.Xác định những chỉ tiêu nguồn nhân lực như:tỷ lệ lao động có việc làm, tỷ lệ % thất nghiệp và mức thất nghiệp trung bình của người lao động và xác định những chính sách chủ yếu để xây dựng và điều phối nguồn nhân lực một cách có hiệu quả nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu phúc lợi xã hội khác của quốc gia trong thời kỳ kế hoạch. b./Kế hoạch hoá lực lượng lao động. Kế hoạch hoá lực lượng lao động là bộ phận kế hoạch biện pháp trong hệ thống kế hoạch phát triển,vì nó phục vụ cho một số kế hoạch mang tính chất kế hoạch mục tiêu, kế hoạch tăng trưởng, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kế hoạch phát triển bền vững...Kế hoạch biện pháp là để thực hiện các kế hoạch đặc biệt là kkế hoạch tăng trưởng kinh tế. Kế hoạch lực lượng lao động là một bộ phận của kế hoạch mục tiêu, trong nội dung của kế hoạch có bao hàm các mục tiêu chỉ tiêu mang tính hướng đạo của nền kinh tế.Do đó, khi xác định kế hoạch hoá lực lượng lao động xét cả hai mặt bị tác động của nó, mặ thứ nhất nó mang tính bị động phụ thuộc vào các kế hoạch khác, lấy kế hoạch khác làm cơ sở để thực hiện vì nó là kế hoạch biện pháp, mặt khác nó mang tính chủ động, vì nó là kế hoạch mục tiêu, là nền tảng cho việc thực hiện các kế hoạch khác của xã hội. 2./Nội dung Một là: Nhận thức về việc làm và cách thức giải quyết việc làm của nhà nước,của người lao động và sử dụng lao động đã có sự thay đổi lớn. nhà nước xây dựng và thực hiện Bộ luật lao động tạo điều kiện thuận lợi để mọi người đều có cơ hội tự tạo việc làm cho mình, tìm việc theo đúng khả năng và giải quyết việc làm cho những người khác. Nhận thức mới này bắt đầu từ thưch tiễn, được thể hiện trong nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 đã được ghi nhận trong Bộ luật lao động năm 1994. Hai là: Mở rộng quan hệ kinh tế trong lĩnh vực lao động - việc làm để thu hút và sử dụng sự giúp đỡ về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm của nước ngoài và các tổ chức quốc tế để giải quyết việc làm cho người lao động,thông qua phát triển sản xuất nhờ đố nhiều người tìm kiếm được việc làm cụ thể hoặc tự tạo ra việc làm như: cho vay với lãi suất ưu đãi theo các dự án nhỏ giải quyết việc làm: thành lập các trung tâm xúc tiến việc làm, mở rộng sản xuất để tạo ra việc làm cho công việc thu hút nhiều người lao động. Ba là: Phát triển nhiều hình thức, mô hình giải quyết việc làm đã thu hút sử dụng hiệu quả sự giúp đỡ về vốn và kỹ thuật của nhà nước,đây là một cách làm mới về giải quyết việc làm trong cơ chế thị trường.Việc xác định các chuẩn mực và phương pháp quản lý, tổ chức các cuộc điều tra lao động-việc làm đã được nhà nước quan tâm trên các mặt:tài chính và nhân lực. Những kết quả đó tạo cơ sở cho việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm theo Bộ luật lao động. 3./Yêu cầu giải quyết việc làm và vấn đề phát triển nguồn lao động 3.1./Trong ngắn hạn Trước mắt phải cung cấp đủ lực lượng lao động cho xã hội cả về số và chất lượng để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế của xã hội. Vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta được xem là vấn kinh tế xã hội rất tổng hợp và phức tạp. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2001 đã khẳng định: “Giải quyết việc làm sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược,là một tiêu chuẩn để định hướng cơ cấu kinh tế và lựa chọn công nghệ” Trên phạm vi rông, giải quyết việc làm bao gồm những vấn đề liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và số lượng có hiệu quả nguồn nhân lực còn trên phạm vi hẹp, giải quyết việc làm chủ yếu hướng vào đối tượng và mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp, khắc phục tình trạng thiếu việc làm, nâng cao hiệu quả việc làm và tăng thu nhập. 3.2./Lâu dài ở nước ta cung lao động > cầu lao động. cân đối lao động bằng cách giảm tỷ lệ tăng dân số để giảm cung lao động, hạn chế mức chênh lệch quá lớn giữa cung và cầu lao động là một yêu cầu để giải quyết việc làm. Đây là yêu cầu cơ bản, bao trùm là phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực lại luôn được gắn với chênh lệch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay chênh lệch phát triển kinh tế xã hội ở nước ta phải từng bước được điều chỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi cả về cơ cấu và chất lượng cung lao động cho phù hợp với nhu cầu về lao động hay nhu cầu về giải quyết việc làm trong tương lai. 4./Vai trò giải quyết việc làm với phát triển kinh tế xã hội a./Giải quyết việc làm với công bằng xã hội Giữa chính sách giải quyết việc làm với vấn đề công bằng xã hội (xét chủ yếu về mặt kinh tế có mối quan hệ qua lại gắn bó với nhau. Sự công bằng được xem như là hệ quả của việc thực hiện tốt các chính sách xã hội. Một xã hội sẽ khônh thể có sự công bằng nếu như xã hội đó không quan tâm giải quyết tốt các chính sách xã hội, chính sách giải quyết việc làm kể cả xã hội đó có mức tăng trưởng kinh tế cao. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đảng và nhà nước luôn xác định phải gắn liền nhiệm vụ bảo đảm công bằng xã hội trong từng bước, từng giai đoạn phát triển kinh tế với vấn đề giải quyết việc làm nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung. b./ Giải quyết việc làm với phát triển kinh tế Giải quyết việc làm là một bộ phận của kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, nó tạo ra đầu vào cho quá trình sản xuất, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động. Sự phát triển kinh tế suy cho đến cùng là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất tư tưởng cho con người. ở nước ta, giải quyết việc làm có vai trò rất quan trọng với phát triển kinh tế. Mức tiền công lao động ở nước ta hiện nay nói chung là thấp,nó phản ánh khả năng sản xuất chưa tăng lên làm ảnh hưởng tới phát triển kinh tế. Do đó trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000 ở Việt Nam đã xác định rõ: Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người và do con người. Phần II Thực trạng về giải quyết việc làm ở Việt Nam I./Phân tích các chính sách giải quyết việc làm 1./Thời kỳ 1986 trở về trước: Có thể nói trong chặng đường phát triển của nước ta,đây là thời kỳ ngành lao động phải đối mặt với những khó khăn gay gắt do chiến tranh và hậu quả của chiến tranh kéo dài gây ra và cả cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp và cũng là thời kỳ nhưng có nhiều trăn trở trong chính sách lao động việc làm. Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát ngày càng tăng,thu nhập thực tế và đời sống của công nhân viên chức và người dân bị giảm sút nghiêm trọng. Trước những khó khăn đó nhà nứơc ta đưa ra một phương án cải thiện tiền lương một cách tổng thể đã được xây dựng và trình để Chính phủ ban hành nghị định 235/HĐBT ngày 19/8/1985. Chính sách cải tiến tiền lương đã được thực hiện và cải thiện một phần đời sống của công nhân viên chức. Cùng với chế độ cải cách tiền lương, chính sách Bảo hiểm xã hội cũng được điều chỉnh sửa đổi cho phù hợp (Nghị định 236/HĐBT ngày 19/8/1985) Chính sách này nhằm tạo ra động lực mới để phát triển kinh tế xã hội cho đất nước. 2./Thời kỳ 1986 đến nay Đây là thời kỳ nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trương có sự quản ký của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các chính sách kinh tế xã hội trong đó có chính sách lao động - việc làm đều hướng vào phát triển con người, lấy con người làm trung tâm. Chính sách về lao động việc làm đều nhằm mở rộng cơ hội cho mọi người có việc làm, được bảo vệ trong lao động và trong cuộc sống. a./Thuận lợi Có thể nói 15 năm qua chính sách lao động việc làm đã liên tục được bổ xung, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp “Đổi mới” người lao động có thể làm việc ở mọi thành phần kinh tế mà không bị phân biệt đối xử. Nhiều chính sách về lao động đã góp phần rất lớn giải quyết vấn đề bức xúc trước mắt vừa có tính cơ bản lâu dài, vừa có ý nghĩa không chỉ có tính lý luận mà còn có tính thực tiễn rất lớn và để lại dấu ấn không phai mờ trong quá trình của người lao động. Vì vậy, các chính sách cho sự phát triển nguồn nhân lực thể hiện ở nhiều mặt với các mục tiêu cụ thể, trong đó các chính sách giải quyết trong phạm vi phát triển kỹ năng lao động và lao động thích nghi với việc làm như: - Phát triển lao động kỹ thuật - Phát triển việc làm tăng thu nhập - Trực tiếp và gián tiếp tác động tới số lượng, chất lượng nguồn nhân lực Trong thời kỳ này chính sách của ngành lao động đã phát triển đến một đỉnh cao trong lịch sử phát triển của ngành lao động nói chung và của lĩnh vực giải quyết việc làm nói riêng. Đó là việc quốc hội thông qua bộ luật lao động vào ngày 23/9/1994 và có hiệu lực vào ngày 1/1/1999. Bộ luật này bao gồm 17 chương 198 Điều đã được thể chế hoá nhiều nội dung của quan hệ lao động, phù hợp với cơ chế thị trường.Sau 5 năm thực hiện Bộ luật lao động đẫ chứng tỏ được tính đúng đắn về đường lối và chỉ đạo thực hiện của nhà nước ta trong lĩnh vực lao động. Có thể nói, các chủ trương chính sách về lao động việc làm trong thời ký đổi mới có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề cơ bản về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực. Nó có tác động rất lớn đến tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của đất nước, bảo đảm việc làm và ổn định đời sống cho hàng triệu lao động và gia đình họ. b./Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi thúc đẩy cho chính sách giải quyết việc làm trước yêu cầu của sự nghịêp Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá, hệ thống chính sách thể hiện những lỗ hổng và thiếu sót to lớn như: - Hệ thống chính sách chưa đầy đủ và đồng bộ Nhà nước ta đưa ra những chính sách về giải quyết việc làm nhưng chưa quan tâm đến hết mọi nguồn lao động. Ngoài ra, còn ưu tien đến một số người mà chưa quan tâm đúng mức đến các lao động có đời sống khó khăn. - Chính sách tiền lương chưa gắn với năng suất lao động xã hội - Chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội còn nhiều bất cập. - Sự thoái hoá biến chất của các cán bộ trong lĩnh vực lao động viẹc làm. Một số chính sách khác nữa, cũng xuất hiện những bất hợp lý. Vì vậy thời gian tới chúng ta phải tiếp tục sửa đổi một số điều khoản chưa phù hợp với luật lao đoọng cùng những văn bản liên quan. II./Hiện trạng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời gian qua. 1./Hiện trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam trong thời gian qua 1.1./Tổng quan về nguồn nhân lực thời gian qua Nghị quyết đại hội VIII chỉ rõ: “Cùng với Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sinh hàng đầu nhằm nâng coa dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả 3 mặt: Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả… phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH, tạo điều kiện cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên có việc làm. Để phát triển nguồn nhân lực, Nhà nước ta đề ra những chỉ tiêu phảI đạt được vào năm 2000 là: Nâng cao mặt bằng dân trí; Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng nhuồn nhân lực; Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ đủ mạnh, đủ xức giải quyết những vấn đề dặt ratrong trương trình phát triển khoa học công nghệ. Phát triển bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài 1.2./Đặc điểm của nguồn nhân lực trong thời gian qua 1.2.1./Lợi thế so sánh về quy mô và chất lượng nguồn nhân lực. - Việt nam có quy mô dân số lớn và tháp dân số vào loại trẻ, số trẻ em dưới 16 tuổi chiếm tới 40% dân số, có nguồn lao động rất dồi dào, đặc biệt là lao động trẻ ở nhóm tuổi từ 16 á 35 chiếm 65,2% tổng số lực lượng lao động. Tốc độ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần, trong mười năm qua (1989 á 1999) tỷ lệ tăng dân số là 1,7%/Năm. - Trình độ học vấn va dân trí của nguồn nhân lực cao, tỷ lệ dân số biết chữ chiếm 93%. Riêng lực lượng lao động biết chữ chiếm 97%. Tổng lực lượng lao động. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt nam vào loại khá (xếp thứ 110/175 nước năm 1999) so với nhiều nước chậm và đang phát triển. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng lên trong 4 năm từ 1996 đến 1999 bình quân hằng năm lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật tăng 7,18%. Đến năm 1999 số lao động qua đào tạo là 18,9%, trong đó qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm 14,23% lực lượng lao động 1.2.2./ Những hạn chế - Dân số Việt nam trẻ về lâu dài là một thế mạnh, song trước mắt sẽ bất lợi về kinh tế, do bình quân số trẻ em phải nuôi dưỡng trên một lao động cao hơn các nước khác, gây trở ngại trong giải quyết việc làm và làm qua tải hệ thống giáo dục, y tế, cũng như các dịch vụ khác. - Số dân trong độ tuổi lao động ở Việt nam vẫn đang có xu hướng tăng lên. Theo dự báo đến năm 2005 chiếm khoảng 59,1% và 2010 chiếm khoảng 60.7% dân số, làm cho sức ép về việc làm càng gay gắt. - Lao động ở Việt nam tuy cần cù, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật và công nghệ, có khả năng sáng tạo, song tính kỷ luật còn yếu, tác phong và văn hoá công nghiệp còn thấp. Với đặc điểm về số lượng và chất lượng lao động như trên đến năm 2005, để có thể giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 5% ở thành thị và nâng cao thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 75% biến sự dư thừa lao động thành nguồn nhân lực chính tạo động lực cho phát triển kinh tế, và có khả năng tham gia một cách có hiệu quả vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Nhà nước Việt nam cần và nhất thiết phải xây dựng được một hệ thống các biện pháp chính sách đồng bộ, hữu hiệu trong việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, trong việc thu hút và giải quyết việc làm. 1.3./Hiện trạng phát triển nguồn nhân lực của Việt nam thời gian qua: a./ Hiện trạng phát triển nguồn nhân lực Thực hiện những chủ trương, trên sự phát triển nguồn nhân lực trong công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng trên lĩnh vực giáo 1) Bảng 1 Bậc Thời kỳ Niên học 1985 – 1986 1998 – 1999 Học sinh tiểu học Học sinh PTCS Học sinh PTTH Sinh viên ĐH – CĐ 8168800 3142300 851300 121200 10247000 55777000 1653600 798857 Quy mô của dân số tương đối lớn (đứng thứ 13 trên thế giới), dự báo đến năm 2000 là 81000000 người. Cơ cấu của dân số thuộc loại trẻ, dân số hoạt động kinh tế: 50%; 60 tuổi trở lên 13%; Từ 0 đến 14 tuổi:37%. Các nguồn lao động đông đúc và hàng năm với tốc độ rất cao (Bảng 2) Bảng 2. Các nguồn lao động (đ.vị:người) Năm Vùng 1989 1997 2000 Thành thị Nông thôn 5208000 23536000 7332000 28965000 11977000 31437000 Tổng 28744000 36297000 43414000 Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật đến nay có gần 5 triệu người, chiếm 13,5 % tổng số lao động, trong đó có trên 1 triệu tốt nghiệp đại học cao đẳng với 10000 thạc sỹ, 11127 phó tiến sĩ, 591 tiến sĩ, 800 giáo sư, 3000 phó giáo sư a1> Thực tiễn cho thấy cơ cấu nguồn lao động nước ta còn nhiều bất cập: trình trạng thừa lao động phổ thông, thiên lao động kỹ thuật thể hiện ở tỷ trọng lao động phổ thông trong tổng số lao động còn quá cao đạt 81% năm 1999 trong khi đó lực lượng lao động qua đào tạo rất ít, nước tính năm 1999 mới dạt 19% tổng số lao động a2> Nước ta đã bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH./HĐH song lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật của ta không chỉ ít, mà cơ cấu còn rất bất hợp lý. Có thể thấy tình trạng đó ở bảng sau (Bảng 3) Bảng 3 . Cơ cấu lực lượng lao động ở Việt Nam giai đoạn 1979 á 1999 (đ.vị:%) Cơ cấu 1979 1989 1999 Cao đẳng,đại học Trung học chuyên nghiệp Công nhân kỹ thuật 9,7 21,7 68,6 19,9 35,2 44,9 32,9 36,8 30,3 Nhìn vào bảng trên ta thấy: Nếu như năm 1979 cơ cấu lực lượng lao động kỹ thuật của ta tương đối phù hợp với yêu cầu thực hiện công nghiệp hoá đất nước (tỷ lệ phổ biến của cơ cấu lực lượng lao động kỹ thuật của các nước đã thành công trong CNH là 1 đại học, cao đẳng/4 trung học chuyên nghiệp/10 công nhân kỹ thuật và lúc đó tỷ lệ tương ứng của ta là 1/ 2,2/7,1).Nhưng sau 10 nnăm (đến 1989),tỷ lệ đó đã chuyển dịch theo hướng chệch đI (1/1,8/2,2 )vào 10 năm tiếp theo (1989./1999) tỷ lệ này càng chênh hướng thêm nữa (1/1,2/0,92 ) bộc lộ rõ tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, nó gần như lộn ngược so với các nước. a3> Xét về việc chuyển đổi cơ cấu theo không gian, theo vùng, lãnh thổ: thì cũng đang mất cân đối nghiêm trọng, lực lượng lao động khoa học kỹ thuật đang dồn tụ vào các thành phố, khu công nghiệp, tập trung và đồng bằng, vùng Tây Bắc, Đông bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ thì thiếu nghiêm trọng. Sự mất cân đối này không chỉ gây nên khó khăn cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực mà còn ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như an ninh cuốc phòng của đất nước a4> Lực lượng lao động chiếm tỷ lệ quá cao trong cơ cấu lao động (thể hiện ở bảng 4) Năm Bảng 4. Tỷ lệ lao động trong các ngành (%) Ngành 1993 1999 Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 71 12 17 66 13 21 Nhìn vào bảng trên, cơ cấu lực lượng lao động của ta như vậy còn rất lạc hậu. So với một số nước trong khu vực thì tỷ trọng lao động nông nghiệp của Mi-an-ma: 58%: Inđonexia: 39,2%; Thái Lan: 49,2% a5>Hiệu quả sử dụng lao động còn thấp:thể hiện lao động trong nông thôn, ngư nghiệp dồi dào nhưng chưa phát triển, phát triển được các nghề ở nông thôn, thời gian sử dụng lao động trong năm còn thấp (khoảng 70%). Lao động ở thành phố và khu công nghiệp thiếu việc làm và thất nghiệp cao, bình quân hàng năm khoảng 7%. Lao động cho công nghệ cao đáp ứng nhu cầu thị trường còn rất thấp, phải thuê lao động nước ngoài bởi vì lao động có tay nghề cao trong khu vực Nhà Nước có xu hướng chuyển dịch sang làm việc ở các liên doanh, các daonh nghiệp ngoài quốc doanh. b./ Nguyên nhân : Những tồn tại và thách thức nêu trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan b1>Nguyên nhân khách quan : Về phương diện khách quan có thể thấy các tác nhân tài chính là: Nước ta còn nghèo lại bị chiến tranh kéo dài, hậu quả và tồn đọng sau chiến tranh cần khắc phục nhiều, thiên tai thường xuyên xảy ra. Những nghuyên nhân đó là trở ngại không nhỏ trong việc phát triển nguồn nhân lực ở nước ta. b2>Nguyên nhân chủ quan : Nước ta đang trong công cuộc đẩy mạnh CNH - HĐH phần lớn mọi người chưa có sự nhận thức sâu sắc, chưa thấy hết tầm quan trọng về phát trển nguồn nhân lực, thể hiện trước hết là thiếu hay chậm cụ thể hoá bằng các chính sách và cơ chế quản lý phù hợp để trong khi đào tạo nghề, nguồn vốn chủ yếu vẫn từ ngân sách Nhà nước hoặc từ doanh nghiệp nhà nước cũng như vậy đối với việc đào tạo ở bậc đại học và trên đại học. Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của các nơi, khu vực và địa phương thường coi nhẹ các chỉ tiêu các giải pháp phát triển nguồn nhân lực và sử dụng có hiệu quả cao lực lượng lao động. Công tác đào tạo nghề và tái đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đào tạo trong một thời kỹ đã bị giảm sút và bị tụt hậu. 2./Hiện trạng giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời gian qua 2.1> Tổng quan về giải quyết việc làm: Nhờ thực hiện đường lối đổi mới, thời kỳ 1990./1997 nền kinh tế Việt nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định, bình quân 8,3%/năm. Bước sang năm 1998 trong bối cảnh hầu hết các nước trong khu vực Đông á dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ có mức tăng trưởng giảm xuống rất thấp thì Việt Nam vẫn đạt được tốc đọ tăng trưỏng kinh tế là 5,83%. Nhờ đó, thời kỳ 1991 á 1998 bình quân mỗi năm số việc làm mới tạo tăng thêm khoảng 2,95%, tương đương với số lao động tăng thêm. Như vậy, trong vòng 8 năm, trên 7,9 triệ việc làm đã được tạo ra, riêng năm 1998,giải quyết việc làm mới cho khoảng 1,3 triệu lao động. 2.2> Hiện trạng giải quyết việc làm ở Việt Nam trong thời gian qua Từ cuối năm 1997 tới nay, do tác động xấu của khủng hoảng kinh tế – tài chính khu vực, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng thêm, đổi lại số lao động được giải quyết việc tăng lên (Bảng 5) Bảng 5 1996 1997 1998 1999 Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế(triệu người) Tỷ lệ ở thất nghiệp thà(%)nh thị Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn 35,79 5.76 72.11 36,99 5.82 72,90 38,75 6,68 70.88 40,17 7,40 71,57 Nhìn vào bảng trên, ta thấy: Số lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế có xu hướng tăng lên; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị có xu hướng tăng lên và thiếu việc làm ở nông thôn do chiều hướng tăng lên. - Về cơ bản Việt Nam đã giải quyết được việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm khoảng 1,4 triệu người, nhưng chưa đủ để giả tỏa số lao động thất nghiệp đã tồn đọng từ những năm trước và số lao động dôi ra từ các doanh nghiệp Nhà nước do cơ cấu lại bộ máy sản xuất. Năm 1998, số lao động chưa giải quyết được việc làm chuyển sang năm 1999 là 1,75 triệu người - Xét theo địa bàn, tỷ lệ thất nghiệp tại đô thị ở Việt Nam là tương đối cao và đang có xu hướng tăng lên. Thêm vào đó là hiện tượng di dân tự phát từ nông thôn vào các thành phố với quy mô và tốc độ ngày càng tăng,tại Hà Nội thường xuyên có 20000và Thành phố HCM có khoảng 70000 lao động từ các tỉnh đến tìm việc làm. - Vùng nông thôn Việt Nam vẫn là nơi sử dụng phần lớn lao động xã hội (70%). Tuy nhiên, do diện tích đất canh tác trên đầu người ngày càng bị thu hẹp,tình trạng thiếu việc làm tạI các làng quê cũng rất nghiêm trọng. Hiện nay Việt Nam có 8,1 triệu ha đất nông nghiệp, với trình độ kỹ thuật hiện nay, số đất canh tác đó cũng chỉ có khả năng đáp ứng tối đa cho khoảng 19 triệu lao động. Nếu không phát triển mạnh việc làm phi nông nghiệp, lao đông dư thừa ở nông thôn đến năm 2001 ước tính sẽ vào khoảng 10 triệu người. 2.3./ Hiệu quả của giải quyết việc làm Nhờ chính sách giải quyết việc làm nêu trên chủ yếu là do phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trên phạm vi cả nước. Tới nay có 5790 doanh nghiệp Nhà nước với tổng số lao động là 1,78 triệu người với 2575 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư 35,84 tỷ USD; 21572 doanh nghiệp Nhà nước; 8937 công ty TNHH; 202 công ty cổ phần ;18284 hựop tác xã các loại đã thu hút hàng triệu lao động việc làm Trong nông nghiệp - nông thôn hiện có 13176 hợp tác xã nông nghiệp, 334 hợp tác xã thuỷ sản; 11,3 vạn trang trại các loại ra đời (với 270000 ha, khoảng 2700 tỷ đồng vốn tự có, tạo việc làm cho52 vạn lao động nông thôn). Sự phát triển các trung tâm dịch vụ và tư vấn việc làm trong các nước, các trung tâm tư vấn đã tư vấn cho 1,4 triệu lao động, dạy nghề cho 68 000 người, giới thiệu và cung ứng cho 76000 lao động, hướng dẫn cách làm ăn cho 9 vạn người. Các chương trình quốc tế về việc làm đều được triển khai và có kết quả. Phần III định hướng và các giải pháp giải quyết việc làm --- Thời kỳ 2001 á 2005 --- I . Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội: Hội nghị TW8 về vấn đề KT - XH đã đề ra mục tiêu tổng quát là: . Phát triển kinh tế với tốc độ cao, thể hiện: Đẩy mạnh sản xuất gắn liền với thị trường tiêu thụ,tháo gỡ được những tồn đọng, ách tắc trong sản xuất công nghiệp tập trung giải quyết những khó khăn về thị trường, về chất lượng sản phẩm, phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ Phấn dấu thực hiện cho các chỉ tiêu đã đề ra trong chiến lược 10 năm (1996./2005) và kế hoạch 5 năm (1996./2001). . Tạo được chuyển biến mạnh mẽ về nâưng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, về phát triển khoa học - công nghệ, bồi dưỡng nguồn nhân lực và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc .Huy động nội lực, tăng đầu tư cho phát triển. Cải thiện đời sống vật chất và văn hoá ở các tầng lớp dân cư, bảo vệ môi trường, ổn định chính trị xã hội để tạo đà phát triển cho các thời kỳ kế tiếp. II. Mục tiêu giải quyết việc làm thời kỳ 2001 á 2005: 1./ Mục tiêu cơ bản lâu dài: Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về mục tiêu giải quyết việc làm đặt ra trong thời kỳ 2001./2005, nhằm tạo mở việc làm mới và đảm bảo việc làm cho người lao động có yêu cầu việc làm. Thực hiện các biện pháp để trợ giúp người thất nghiệp, nhanh chóng có được việc làm, người thiếu việc làm hoặc việc việc làm hiệu quả thấp sẽ có hiệu quả cao và tự do lựa chọn. Tiến tới mục tiêu việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả và tự do lựa chọn. 2./ Mục tiêu cụ thể về giải quyết việc làm thời kỳ 2001 á 2005 Mỗi năm thu hút thêm 1,8 á 2,1 triệu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống 4% và nâng cao tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 85%, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu vào thời kỳ 2001 á 2005. Để đạt được mục tiêu trên, trong vòng 6 năm nền kinh tế quốc dân phải đạt được các chỉ tiêu sau: Tập trung phát triển kinh tế – xã hội để mở 5,5 triệu chỗ làm việc mới đào tạo lại nghề cho 4,5 triệu người, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trong lực lượng lao động lên 25%. III./ phương hướng và các giải pháp giải quyết việc làm 2001 á 2005 1./ Các biện pháp giải quyết việc làm trong thời kỳ 2001 á 2005 1.1./ Tập trung sức phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn Khu vức nông thôn chiếm 80% dân số và 70% lực lượng lao động cả nước vì vậy có thể nói một khi đã giải quyết đầy đủ việc làm cho bộ phận dân cư nông thôn thì coi như đã giải quyết cơ bản tình trạng thất nghiệp của cả nước. Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn sẽ giảm được sức ép của hai vấn đề gay gắt và ngày càng bức xúc là thiếu việc làm và sự chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, góp phần đảm bảo kinh tế phát triển vững chắc và góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trước mắt chúng ta cần sớm hoàn chỉnh chính sách về ruộng đất nhằm phát huy hiệu quả trong mọi vùng, mọi khu vực, mọi thành phần kinh tế; chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng vòng quay của đất, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi. Hình thành các vùng chuyên canh tạo năng suất hàng hoá cao, tạo nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động. Đảng, Nhà nước cần nghiên cứu, rà soát, bổ sung chính sách và chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để tiếp tục thực hiện chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc, V.A.C. Bởi vì, kết quả của chương trình này đã giải quyết việc làm cho người lao động và phân bố lao động trong nông nghiệp một cách hợp lý hơn. Cụ thể là trong thời gian qua việc đầu tư của Nhà nước cho chương trình này đã huy động tại chỗ mà phần lớn là các đồng bào dân tộc có thêm việc làm, tăng thu nhập, tài nguyên môi trường được bảo đảm... còn đại bộ phận nông dân ở đồng bằng cũng cần đẩy mạnh việc xây dựng các xí nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản, các ngành nghề phụ ở nông thôn, đặc biệt là các xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc để tạo một khối lượng đáng kể về hàng hoá và giải quyết việc làm tại chỗ cho lực lượng lao động ở đây. 1.2./ Tập trung phát triển các ngành, các lĩnh vực, các sản phẩm có lợi thế. Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp của Nhà nước và liên doanh với nước ngoài học hỏi các kỹ thuật và công nghệ cao để tạo ra mũi nhọn tăng trưởng, đồng thời phải khuyến khích phát triển các ngành, nghề đầu tư ít vốn, sử dụng nhiều lao động, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khuyến khích phát triển loại hình doanh nghiệp tư nhân, đồng thời Nhà nước đưa ra các chính sách hợp lý để duy trì và thúc đẩy cho loại hình doanh nghiệp này 1.3./ Kết hợp giữa sắp xếp lại sản xuất và cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Thực hiện tốt công việc này, có thể duy trì đảm bảo việc làm cho người lao động, chống sa thải công nhân hàng loạt, thông qua chính sách trợ giúp của Nhà nước về thuế, vốn, công nghệ, lập quỹ hỗ trợ doanh nghiệp để phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, nhất là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. 1.4./ Tăng cường xuất khẩu lao động Trên cơ sở mở rộng thị trường, phấn đấu đào tạo nghề để đưa lao động có nghề đi xuất khẩu lao động. Đảng, Nhà nước cần có chính sách nhằm củng cố và phát triển thị trường lao động đã có, ngoài ra phải thăm dò phát triển mở rộng thị trường lao động sang các nước và khu vực khác. Thực hiện tốt chủ trương này vừa phát huy được tiềm năng lao động sáng tạo của mọi thành phần kinh tế, của lực lượng lao động trẻ Việt nam, vừa tăng nguồn thu nhập cho mọi gia đình, giải quyết nạn thất nghiệp, đảm bảo mỗi năm đưa được 20 á 25 vạn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và điều cuối cùng là vẫn đảm bảo được sự quản lý của Nhà nước. 1.5./ Đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá đi đôi với việc quản lý nghiêm ngặt việc nhập khẩu để tạo việc làm cho người lao động trong nước Việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho người lao động trong nước hiện nay, nhất là thị trường trong khối ASEAN, Nga, EU, Đông âu, Bắc Mỹ ... đã thu hút rất nhiều lao động trong nghành may mặc, dệt, thực phẩm khô v.v... Hướng xuất khẩu tăng cường hàng hoá kết tinh nhiều lao động hay giá trị tỷ lệ hàng trong nước cao nhằm đạt lợi thế trong cạnh tranh xuất khẩu phải được tiếp tục phát huy, để qua đó mà thu hút thêm nhiều lao động cũng như tăng khối lượng hàng hoá nhằm tăng thu nhập cho người lao động. 1.6./ Hoàn thiện luật đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư trong nước. Đảng và Nhà nước ta đã xác định trong thời kỳ 2001 á 2005 đây không những là nguồn vốn quan trọng để đẩy nhanh tiến trình CNH – HĐH đất nước, mà còn là nhân tố hàng đầu góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm tại Việt nam. Chính phủ ta phải đưa ra các chính sách khuyến khích hợp lý đối với các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước như là chính sách về lãi suất v.v... 1.7./ Tăng cường công tác giáo dục đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động ở Việt nam hiện nay Khi bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước, cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước. Nguồn lao động của nước ta càng bộc lộ sự yếu kém về năng lực chuyên môn và tay nghề. Để phát huy được tiềm năng lao động và sử dụng có hiệu quả sức lao động, vốn, vật tư thiết bị máy móc, nguyên liệu v.v... để giúp người lao động việc đạt hiệu quả. Muốn vậy, Đảng, Nhà nước cần quan tâm tới công tác đào tạo dưới nhiều hình thức và phương thức khác nhau trên cơ sở huy động moị nguồn lực từ Nhà nước, tư nhân, doanh nghiệp và người lao động 2./Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thời kỳ 2001 á 2005 2.1./ Định hướng và mục tiêu đến năm 2005 Từ nay đến năm 2005 cần phải tập trung từng bước cải thiện về chỉ tiêu phát triển thể lực của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ như là: -Tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao trình độ dân trí, phấn đấu đến năm 2000 cả nước đạt tiêu chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đến năm 2005 phổ cập kiến thức phổ thông cơ sở cho 95% học sinh trong độ tuổi đi học, nâng số năm học bình quân cho người trong độ tuổi lao động lên 7 năm -Tập trung mọi nguồn lực của Nhà nước và toàn xã hội vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phấn đấu nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 32% vào năm 2005, cơ bản khắc phục được sự thiếu hụt lao động có trình độ chuyên môn cao, đảm bảo cơ cấu đào tạo giữa đại học và cao đẳng trở lên so với trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề là 1 – 3 – 9 gần tương đương với cơ cấu đào tạo của các nước trên thê giới hiện nay -Tăng cường đào tạo nghề nông thôn, đặc biệt là nông dân các vùng ven đô thị lớn bị mất đất do quá trình đô thị hoá nhanh nhằm chuyển sang làm ngành nghề và dịch vụ. Đến năm 2005, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn lên 26% 2.2./ Các giải pháp chính Một là: Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, dân số – kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng . Hai là: Thực hiện mạnh việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông cơ sở để hướng học sinh vào học các trường đào tạo nghề và mở ra khả năng cho họ phát triển trong tương lai Ba là: Quy hoạch laị mạng lưới giáo dục và đào tạo nghề theo hướng xã hội hoá kết hợp giữa đào tạo nghề chính quy và không chính quy, giữa cơ sở đào tạo nghề của Nhà nước, của các doanh nghiệp và tư nhân Bốn là: Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt coi trọng các chính sách sau: Tập trung đầu tư thoả đáng vào đào tạo lao động cho khu vực công cao, khuyến khích các doanh nghiệp, giáo viên và người học trong lĩnh vực đào tạo nghề bằng cách không hạn chế tài năng, khuyến khích vật chất và đãi ngộ thoả đáng (tiền lương, phụ cấp, thưởng) cho các giáo viên dạy nghề và truyền nghề v.v... Năm là: phát triển và nâng cao hiệu quản trong việc sử dụng Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm vào việc đào tạo và đào tạo mới tay nghề cho người lao động, cũng như nâng cao tay nghề của giáo viên dạy nghề Phần IV Kết luận Có thể nói một cách cô đọng nhất, phát triển nguồn nhân lực là quá trình giáo dục – đào tạo và sử dụng tiềm năng của con người nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế xã hội và chất lượng cuộc sống. Sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực về số lượng, cơ cấu và chất lượng gắn bó một cách chặt chẽ với nhau với nhiều yếu tố tác động đến: việc làm, thu nhập, sự phát triển kinh tế xã hội, y tế, môi trường v.v... Vấn đề giải quyết việc làm trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ mới (2001 á 2005) đã đặt ra cho Đảng, Nhà nước ta một áp lực lớn cần giải quyết. Giải quyết các vấn đề xã hội đồng thời giải quyết các vấn đề bức xúc về giải quyết việc làm là công việc cần phải làm, bởi vì nó tác động đến sự phát triển kinh tế của nước ta. Giải quyết việc làm cần phải dựa vào thực trạng của các thời kỳ trước, các kiến nghị ở các kỳ họp quốc hội và kinh nghiệm về giải quyết việc làm của các nước trên thế giới đã thành công trong vấn đề này Trước yêu cầu CNH-HĐH đất nước, giải quyết việc làm không phải là công việc có thể giải quyết được trong một sớm một chiều. Phát triển kinh tế ở nước ta trong thời kỳ mới phải gắn liền với vấn đề giải quyết việc làm, mà giải quyết việc làm luôn phải đi đôi với vấn đề công bằng xã hội ở nước ta. Muốn vậy, Đảng, Nhà nước ta cần tạo ra một hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, để người lao động có thể mưu sinh lập nghiệp, tự tạo việc làm, mở ra cơ hội việc làm và nghề nghiệp cho họ. Nhà nước ta nên tạo điều kiện về vốn liếng và trình độ tay nghề cho họ. Bởi vì, người lao động luôn năng động tìm kiếm và tự tạo việc làm và thực tế là không có người lao động không có việc làm mà chỉ có người lao động không có việc làm ổn định. Cần kêu gọi trách nhiệm của xã hội, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nhằm tạo việc làm của người lao động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34973.doc
Tài liệu liên quan