Trong thời kỳ mà xu thế toàn cầu hóa đang ngày càng gia tăng, chính sách mở cửa đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và ngoài khu vực là những chính sách đã và đang góp phần tạo nên thành công cho nền kinh tế Việt Nam.
Có thể nói quá trình gia nhập vào WTO của Việt Nam nói chung và của Thuỷ Sản nói riêng là một sự kiện vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt trong bài này chuyên đề nghiên cứu về tiến trình gia nhập vào WTO của Thuỷ Sản Việt Nam. Thấy rõ được vai trò của ngành Thuỷ Sản trong nền kinh tế quốc gia (với giá trị kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 3 trong nước), đồng thời nghiên cứu quá trình phát triển của nó và lộ trình gia nhập WTO của Thuỷ Sản và đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy nhanh việc gia nhập của ngành Thuỷ Sản nói riêng và của các ngành nói chung hội nhập nhanh hơn.
34 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àng hoá trong nước, tăng cường quan hệ ngoại thương với các nước trong khu vực và trên thế giới, từ đó để củng cố và nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
Đảng ta đã khẳng định: "tiếp tục mở cửa nền kinh tế, thực hiện đa dạng hoá thị trưòng, đa phương hoá quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới".
Cùng với xu thế đó, Việt Nam trong quá trình để đi đến hội nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) . Do thời gian có hạn nên em chỉ xin đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình nghiên cứu chung với đề tài: Thuỷ Sản Việt Nam Với Tiến Trình Gia Nhập tổ Chức Thưong Mại Thế Giới (WTO)
Như ta đã biết, Thuỷ Sản là ngành hàng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngành Thuỷ Sản Việt Nam tuy chỉ là một ngành non trẻ vừa mới phát triển so với các ngành khác, song nó góp phần quan trọng cho ngân sách Nhà nước và góp phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước nhà.
Với tiềm năng to lớn để phát triển Thuỷ Sản, cùng với việc chủ động tiếp cận thị trường, thực hiện công cuộc "đổi mới" trong quản lý và kinh doanh Thuỷ Sản, chúng ta đã và đang đạt được những thành tựu đáng khích lệ, giá trị kim ngạch xuất Thuỷ Sản đã vượt qua ngưỡng 2 tỷ đô la vào cuối năm 2002, là một ngành mới phát triển song đầy tiềm năng Thuỷ Sản đã vươn lên với giá trị xuất khẩu vượt qua cả hàng Giầy Gia và hàng May Mặc tiếp tục đứng vị trí thứ 3 về giá trị kim ngạch xuất khẩu của đất nước, ngày càng tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tạo bộ mặt cho nông thôn ven biển Việt Nam. Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với với tiềm năng phát triển của nó. Đối với thị trường quốc tế Thuỷ Sản đang từng bước khẳng định Hàng Thuỷ Sản Việt Nam ngày càng có vị thế trên trường quốc tế.
Theo công bố của FAO, xuất khẩu Thuỷ Sản của Việt Nam đạt mức tăng trưởng kỷ lục tới 64,4%, từ vị trí thứ 19 năm 1999, đã vượt qua 8 bậc lên vị trí thứ 11 trên thế giới vào năm 2000.
Đặc biệt là trong bối cảnh thương mại quốc tế hiện nay, thương mại Thuỷ Sản đang phải cạnh tranh ngày càng gay gắt và là một trong những ngành hàng luôn phải đối mặt với những rào cản thương mại, kể cả những rào cản trá hình.
Vì vậy, để Thuỷ Sản ngày càng phát triển trong xu thế hội nhập, nhất là khi Việt Nam ra nhập WTO, đòi hỏi phải có những biện pháp và bước đi thích hợp.
2. Mụcđích nghiên cứu của đề tài
-Nghiên cứu về tổ chức thương mại thế giới
- Nghiên cứu về quá trình xuất khẩu Thuỷ Sản và tiến trình gia nhập WTO
-Đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh xuất khẩu Thuỷ Sản và nhanh chóng cùng nền kinh tế nước nhà hội nhập.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng
nghiên cứu về thực tiễn liên quan đến việc tăng cường xuất khẩu để nhanh chóng gia nhập WTO .
3.2.Phạm vi nghiên cứu của đề tài
-Nghiên cứu sơ lược về WTO
-Nghiên cứu mặt hàng Thuỷ Sản chủ yếu xuất khẩu
-Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
4. phương pháp nghiên cứu
Phân tích thống kê, đánh giá tổng hợp, so sánh, phương pháp tham khảo tài liệu kiểm tra và phân tích theo mục đích của đề tài
5. Kết cấu đề tài
Đề tài bao gồm 3 chương như sau:
Chương I:
Lý luận chung về WTO
Chương II :
Thực trạng phát triển của Thuỷ Sản Việt Nam và tiến trình hội nhập WTO
Chương III :
Định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến trình gia nhập WTO
Chương I:
Lý luận chung về tổ chức thương mại thế giới (WTO)
I- Khái quát chung về WTO
1. Quá trình hình thành WTO
1.1. GATT
Giờ đây chúng ta có WTO như một định chế chủ đạo trong thương mại quốc tế, thế nhưng để hiểu được định chế này, nhất thiết chúng ta cũng phải hiểu rõ đôi điều về " tiền thân" của nó, tức là GATT
Đầu thập kỷ 30 của thế kỷ xx, lịc sử đã chứng kiến cuộc khủng hoảng, trì trệ nghiêm trọng của nền thương mại thế giới. Người ta nhận thấy, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là chính sách bảo hộ thái quá của mỗi quốc gia, vì những lợi ích riêng đã cố thi hành bất chấp ảnh hưởng đến thương mại chung. Điều này cản trở nghiêm trọng sự phát triển của thương mại hàng hoá, tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu và do đó kìm hãm sự phát triển kinh tế của từng quốc gia.
Nhằm nhanh chóng khắc phục những thiếu sót lớn của các chính sách bảo hộ đã góp phần đẩy nền kinh tế thế giới vào cuộc suy thoái trầm trọng trong thời gian đó, 23 nước thành viên thuộc hội đồng kinh tế và xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC) đã tiến hành các cuộc đàm phán thương lượng về thếu vào năm 1946.
Các cuộc thương lượng này đã dẫn đến 45.000 sự nhượng bộ về thếu gắn với 10 tỷ USD giá trị hàng hoá, chiếm khoảng 1/5 tổng giá trị thương mại toàn cầu tại thời điểm đó. Nhận thấy lợi ích to lớn mà các cuộc nhượng bộ về thuế này đem lại cho nền kinh tế thế giới.
Ngày 30 tháng 10 năm 1947, 23 nước này đã đi đến quyết định ký kết hiệp địn chung về thuế quan và mậu dịch (gọi tắt là GATT). GATT được ký tại Gêneva và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948.
Hoạt động của GATT chủ yếu thông qua các vòng đàm phán lớn, mỗi vòng kéo dài qua nhiều năm, vòng đàm phán sau có nội dung phong phú và kéo dài hơn vòng đàm phán trước. Có thể nói trong lịch sử 50 năm tồn tại của mình, thành quả của GATT đạt được mà không ai có thể phủ nhận được đó là việc cắt giảm thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu. Mức độ cắt giảm nhiều tới mức các nhà kinh tế học cảm thấy rằng thuế quan dường như không còn là hàng rào bảo hộ có ý nghĩa nữa. Mặc dù các vòng đàm phán của GATT diễn ra trong bối cảnh lịch sử, kinh tế và chính trị khác nhau nhưng đều nhằm vào những mục đích chung là tạo ra môi trường quốc tế an toàn và thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại trên toàn thế giới.
GATT đã trở thành " nôi đàm phán" của mậu dịch quốc tế, phát động và thúc đẩy tiến trình tự do hoá mậu dịch giữa các nước; GATT cũng trở thành nơi giải quyết các tranh chấp mậu dịch quốc tế, điều hoà những mâu thuẫn và va chạm về mậu dịch quốc tế giữa các nứơc.
Đồng thời, GATT cũng thông qua những chế độ và cơ chế về mậu dịch của các nước đang phát triển, có tác dụng nhất định trong việc thúc sự phát triển về kinh tế và mậu dịch của các nước đang phát triển.
1.2. Tổ chức thương mại thế giới và vòng đàm phán Uruguay(vòng đàm phán cuối cùng của GATT)
Vòng Uruguay được bắt đầu từ năm 1986, tuy nhiên đến đầu những năm 1990, nhiều vấn đề vẫn được bàn luận vì Mỹ và một số nước có nền kinh tế phát triển muốn đưa thêm vào chương trình nghị sự những vấn đề mới như: trao đổi dịch vụ quốc tế, quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư, lao động,..
Bên cạnh đó, thắng lợi của GATT trong việc cắt giảm thuế cùng một loại nhân nhượng kinh tế trong những năm 70, 80 của thế kỷ xx đã khiến chính phủ các nước đưa ra một loạt những hình thức bảo hộ khác như: tự nguyện hạn chế xuất khẩu, tăng cường các biện pháp kiểm dịch, nâng cao tiêu chuẩn nhập khẩu chính vì vậy mà thương mại thế giới đã trở nên phức tạp hơn nhiều so với những năm GATT mới hình thành. Ngay cả đối với thương mại hàng hoá, nhiềub lĩnh vực tuy đã được GATT xem xét nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng, chưa hợp lý, đặc biệt như hiệp định về thương mại hàng nông sản và hàng dệt may chủ yếu chỉ mang lại lợi ích cho các nước phát triển. Thể chế của GATT và hệ thống giải quyết tranh chấp cũng bị một số nước thành viên chỉ trích.
Hơn nữa thế giới đã chuyển từ xu thế " đối đầu" sang " đối thoại", thực hiện mở cửa và hội nhập quốc tế.
Tình hình kinh tế, thương mại thế giới có những biến đổi nhanh chóng và sâu sắc dưới tác động của toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và sự phát triển vượt bậc của thông tin liên lạc.
Do đó, nhiều vấn đề mới trong quan hệ kinh tế quốc tế phát sinh vượt xa khuôn khổ của GATT, đòi hỏi các quốc gia thành viên phải xem xét lại xứ mạng của GATT.
Cuối cùng để khắc phục những hạn chế nội tại không thể giải quết của GATT và đáp ứng nhu cầu phát triển toàn cầu hóa mậu dịch và kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, các bên tham gia vòng đàm phán Uruguay đã quyết định thiết lập một thể chế mậu dịch đa phương mới tiếp tục GATT và thay thế cho GATT, đó là Tổ Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 1 tháng 1 năm 1995.
RA đời vào ngày 1/1/1995, WTO là tổ chức quốc tế lớn nhất đầu tiên trong việc thiết lập các thoả thuận và cam kết chung trên quy mô toàn cầu trong lĩnh vực thương mại và phát triển kinh tế nói chung.
WTO hoạt động dựa trên 3 mục tiêu chính sau:
-Thúc đẩy tăng trưởng thưong mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới, phục vụ cho sự phát triểnn ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường;
-Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng tranh chấp thương mại giữa các thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế, đảm bảo cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển nhất được hưởng những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương mại quốc tế và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới;
-Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên, đảm bảo các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
Tóm lại, Tổ chức thế giới ra đời đã đánh dấu sự ra đời của một thể chế mậu dịch quốc tế đã bước vào một thời đại mới - thời đại của WTO.
2. Những lợi ích và nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là thành viên của WTO
- Việt Nam trở thành viên WTO sẽ đẩy mạnh thương mạivà các quan hệ Việt Nam với các thành viên khác trong WTO
-Bãi bỏ Hiệp định đa sợi MFA sẽ tạo điều kiện cho việc xuất khẩu
- Tìm kiếm được nhiều thị trường hơn
-Việt Nam sẽ có lợi do việc cắt giảm thuế đối với các sản phẩm cần nhiều nhân công
- Việt Nam sẽ nhận được một số ưu đãi đặc biệt với những nguyên tắc của WTO đối với các nước đang phát triển
Bên cạnh những lợi ích mà Việt Nam sẽ có khi là thành viên của WTO, Việt Nam cũng sẽ được cam kết thực hiện một loạt các nghĩa vụ bao gồm :
thuế thấp cho các mặt hàng nhập khẩu, mở cửa thị trường dịch vụ, cung cấp sự bảo vệ phù hợp và hiệu quả cho sử hữu trí tuệ, thiết lập chính sách cho đầu tư nước ngoài và tiếp tục cải cách kinh tế theo yêu cầu của WTO,
3.- Những yêu cầu và lộ trình cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến kinh tế Thuỷ Sản
3.1Thuếu quan
Ngay khi tham gia hội nhập kinh tế khu vực, Thuỷ Sản đã chủ động xác định lộ trình cắt giảm thuế theo yêu cầu của CEPT như sau:
Bảng I: Lộ trình cắt giảm thuế quan theo yêu cầu của CEPT
( đơn vị: %)
Năm
1998
1999
1998
2000
2002
2000/98
2002/2000
1.sản lượng Thuỷ Sản (Tấn)
trong đó:
-khai thác hải sản
-nuôi trồng Thuỷ Sản
558.600
402.300
156.360
2.003.700
1.280.590
723.110
2.410.900
1.434.800
976.100
358,7
318,3
562,3
120,3
112,0
135,0
2.xuất khẩu:
-giá trị(triệu USD)
-sản phẩm xuất khẩu (tấn)
11,3
2.720
1.475
291.922
2.014
444.034
13.053
10.732,4
136,5
152,1
3.số lượng tàu thuyền(chuyến)
công suất(cv)
48.844
453.871
79.017
3.204.998
81.800
4.038.365
161,7
706,14
103,5
126,0
4.số nhà máy chế biến đông lạnh(chiếc)
công suất(tấn/ngày)
30
180
240
2780
235
3.147
800
1.544,4
97.92
113,2
Nguồn: Báo cáo của Bộ Thuỷ Sản
Nhận xét:
Qua số liệu về tình hình phát triển năng lực xuất khẩu và xuất khẩu Thuỷ Sản ta thấy :
Ngành Thuỷ Sản qua 2 thập kỷ hình thành và phát triển đã tự khảng định mình, bằng chứng được chứng minh bằng những con số cụ thể ở bảng trên: sản lượng Thuỷ Sản tăng lên rõ ràng, tăng 358,7% từ năm 2000 so với năm 1980, và đến năm 2002 tăng 120,3% so với năm 2000. mặc dù tốc độ tăng từ năm 2000 so với năm 1998 cao hơn tốc độ tăng của năm 2002 so với năm 2000, song tốc độ sản lượng Thuỷ Sản luôn tăng lên giữa các năm.
Trong đó, khai thác thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản cùng tăng lên hàng năm, song tốc độ nuôi trồng thuỷ sản nhỏ hơn tốc độ khai thác thuỷ sản. Vì vậy, cần có những biện pháp nhằm tăng khối lượng về nuôi trông thuỷ sản.
Về xuất khẩu cũng tăng nhanh, năm 1980 giá trị xuất khẩu chỉ đạt 11,3 triệu USD đến năm 2000 đã lên tới 1.475 triệu USD và đến năm 2002 lên tới 2.014 triệu USD
Số lượng tàu thuyền, số nhà máy chế biến đông lạnh cũng tăng nhanh
$ Cụ thể các lĩnh vực sản xuất như sau:
1. Về khai thác và bảo vệ nguồn lợi Thuỷ Sản:
-Nguồn Thuỷ Sản nước ta mặc dù rất phong phú song nếu không kết hợp giữa khai thác và bảo vệ nguồn này thì tương lai giá trị của nó sẽ mất dần đi.
Vì vậy, cần phải đầu tư để ngư dân có thể có điều kiện đánh bắt xa bờ và phát triển nghề nuôi trồng Thuỷ Sản nâng cao đời sống của họ.
Cụ thể là:
Thực hiện chủ trương hạn chế khai thác hải sản ven bờ, mở rộng khai thác hải sản xa bờ nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hải sản vùng ven bờ do khai thác quá mức, nên số lượng tàu thuyền nhỏ, dưới 90CV không đủ khả năng khai thác xã bờ giảm mạnh,trong khi đó số tàu thuyền có công suất trên 90 CV dần dần tăng lên nhưng chủ yếu là do đầu tư của các hộ gia đình, các hợp tác xã.
Sản lượng khai thác hải sản tuy không tăng nhiều qua các năm, nhưng theo yêu cầu và lợi ích từ thị trường nhất là cho xuất khẩu , ngư dân đã chuyển dần từ việc khai thác theo số lượng, khai thác ven bờ, hướng sang khai thác những đối tượng có giá trị xuất khẩu , có thị trường tiêu thụ và kkhai thác xa bờ.
-Năng suất ngày càng tăng lên, dịch vụ nuôi trồng Thuỷ Sản phát triển trong vài năm gần đây
2. Phát triển nuôi trồng Thuỷ Sản :
Nước ta thuộc một trong số các quốc gia giàu đa dạng sinh học, nơi có nhiều tiềm năng môi trường phát triển và nuôi trồng thuỷ sản. Theo thống kê của tổ chức nông nghiệp và Lương thực thế giới (FAO) hiện nay, Việt Nam là một trong số 20 nước có sản lượng đánh bắt thủy sản lớn và đứng trong hàng ngũ 25 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.
Với 3260km bờ biển, 112 cửa sông, lạch, vùng đặc quyền kinh tế, khoảng 1 triệu km2 và 4000 hòn đảo lớn nhỏ đã tạo nên nhiều vùng triều, vịnh, eo biển và đầm phá nông ven biển . Có thể nói Việt Nam có một tiềm năng về nguồn lợi tài nguyên sinh vật biển hết sức phong phú, đa dạng, vừa có nhiều thuỷ đặc sản quý giá được thế giới ưa chuộng, vừa có điều kiện phát triển hầu hết các đối tượng chủ lực mà thế giới cần.
Nhìn chung, với điều kiện địa lý hết sức thuận lợi Việt Nam có thế phát triển thuỷ sản khắp nơi trên toàn đất nước, ở mỗi vùng có một tiềm năng, đặc thù và sản vật đặc sắc riêng: Bắc Bộ có tôm he, cá; Trung Bộ có tôm hùm, cá; Nam Bộ có mực. Đặc biệt đồng bằng sông Cửu Long là vùng sinh thái đất thấp vì vậy có thể đưa nước mặn vào rất sâu tạo thành vùng nuôi nước lợ chuyên nuôi trồng thuỷ hải sản. Đây là những lợi thế rất lớn mà tự nhiên đã ưu đãi chúng ta, nhờ tận dụng được những lợi thế về địa lý khí hậu này mà chúng ta có thể giảm được chi phí sản xuất, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu thuỷ sản nước ta với các nước khác.
Diện tích nuôi trồng Thuỷ Sản tính đến năm 2002 khoảng 1.700.000 ha. Diện tích các loại mặt nước đã sử dụng năm 2002 là 955.000 ha, chiếm 56,2% so với diện tích các loại nước có khả năng nuôi trồng Thuỷ Sản , tăng 52,8% so với năm 1998.
Nhiều hình thức nuôi trồng Thuỷ Sản được áp dụng như nuôi thâm canh, nuôi lồng bè, nuôi xen canh tôm – lúa, tôm – vườn, tôm – rừng, nuôi tôm trên cát, nuôi biển đưa sản lượng nuôi trồng Thuỷ Sản và khai thác Thuỷ Sản và khai thác nội địa năm 2002 lên 976.100 tấn, tăng 67,5% so với năm 1998.
Với đặc thù của vùng biển Việt Nam là vùng biển nhiệt đới, có nguồn thủy sản đa dạng và phong phú và nhu cầu của thị trưởng thế giới ngày càng tăng mạnh mà ngành thủy sản của nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ và là ngành kinh tế then chốt.
Nhìn chung, nguồn hải sản đánh bắt có xu hướng tăng mạnh, bình quân hàng năm tăng khoảng 7,8%. Điều này cũng cho thấy trữ lượng ở bờ biển nước ta vẫn còn là một tiềm năng lớn, đáp ứng cho nhu cầu trong nước và nguồn nguyên liệu để xuất khẩu ra thị trường các nước. Mặt khác theo chủ trương của Chính phủ về chính sách chuyển dịch cơ cấukinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nhân dân hầu hết các tỉnh ven biển đã tiến hành chuyển đổi các vùng đất nhiễm mặn trồng lúa, trồng cói, làm muối và vùng đất cát khô cằn sang nuôi trồng thủy sản, mà chủ yếu là nuôi tôm. Tổng diện tích chuyển đổi ở vùng ven biển đã lên tới trên 220.000 ha, diện tích chuyển đổi này góp phàn quan trọng trong tổng số xấp xỉ 60 nghìn tấn tôm nuôi tăng thêm, nâng tổng sản lượng tôm lên gần 160 nghìn tấn, cao gấp rưỡi so với năm 2000.
Bảng 3: Kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm ngành thuỷ sản
Năm
Tổng sản lượng thuỷ sản
(tấn)
Trong đó
Giá trị xuất khẩu (1.000USD)
Tổng số tàu thuyền
(chiếc)
Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
(ha)
Sản lượng khai thác
(tấn)
Sản lượng nuôi trồng
(tấn)
1990
978880
672130
306.750
205000
72328
491723
1991
1062163
714253
347910
262234
72043
489833
1992
1097830
746570
351260
305360
83972
577538
1993
1116169
793324
322845
368435
93147
600000
1994
1211496
878474
333022
458200
93672
576000
1995
1344140
928860
415280
550100
95700
581000
1996
1373500
962500
411000
670000
97700
585000
1997
1570000
1062000
508000
776000
71500
600000
1998
1668530
1130660
537870
858600
71799
626330
1999
1827310
1212800
614510
971120
73397
630000
2000
2003.700
1280590
723.110
1475000
79.017
652000
2001
2310000
1490000
820000
1700000
74900
887500
2002
2410900
1434800
976100
2014000
81.800
955000
Nguồn: Báo cáo của Bộ thủy sản 2003
Ta thấy: Tổng sản lượng thuỷ sản luôn tăng lên hàng năm từ năm 1990 đến năm 2002 sản lượng không ngừng tăng cao về cả sản lượng khai thác và sản lượng nuôi trồng thuỷ sản.
Như vậy , nuôi trồng thủy sản đã thực sự trở thành một công cụ quan trọng để tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động cũng có nghĩa là góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho nhân dân.
2.1. Các mặt hàng xuất khẩu Thuỷ Sản chủ yếu của Việt Nam
Nguyên liệu của thuỷ sản chủ yếu dựa vào đánh bắt, khai thác tự nhiên, mà khai thác tự nhiên phụ thuộc rất lớn vào những yếu tố khách quan. Hơn nữa, số lượng ngoài tự nhiên cũng chỉ có hạn , không thể coi khai thác tự nhiên là nguồn cung cấp nguyên liệu chính được. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đang tăng lên và dần bắt kịp với sản lượng đánh bắt tự nhiên. Mục tiêu của ngành thuỷ sản Việt Nam trong giai đoạn tới là nâng cao diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và tiến tới tăng sản lượng nuôi trồng cao hơn sản lượng khai thác ngoài tự nhiên.
Đối tượng nuôi được mở rộng, ngoài các loại Thuỷ Sản truyền thông như: cua biển, cá ngừ, cá nước lợ, trong đó đã chú ý nuôi các đối tượng có giá trị xuất khẩu như: tôm sú, tôm hùm, tôm cành xanh, cá tra, ba sa, cá hồng, cá song,tuy nhiên đối tượng chính để xuất khẩu vẫn tập trung vào tôm sú, cá tra, ba sa. các đối tượng khác chỉ nuôi ở mức sản lượng thấp cho tiêu dùng trong nước, giá thành sản xuất cao.
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chu yếu cho xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 tổng sẩn lượng Nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 2triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,5 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu người; góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội đất nước và an ninh ven biển.
3. Chế biến và xuất khẩu Thuỷ Sản
Ngành công nghiệp chế biến Thuỷ Sản ngày một phát triển cả về công suất và công nghệ chế biến. tính đến đầu năm 2003 đã có trên 300 cơ sở chế biến Thuỷ Sản, trong đó có khoảng 60% số cơ sở chế biến đã đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo cơ sở cho việc mở rộng xuất khẩu sang thị trường lớn có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn vệ sinh như EU và Bắc Mỹ tạo thế chủ động hơn về thị trường, nâng cao hiệu quả chế biến xuất khẩu Thuỷ Sản
Vì vậy, phải kể đến lĩnh vực đầu tư cho ngành thủy sản. Trong 5 năm 1996 đến năm 2000 không ngừng được tăng lên, tổng mức đầu tư của ngành thuỷ sản là: 9.185.640 triệu đồng, trong đó đầu tư nước ngoài là 545.000 triệu đồng (chiếm 5,93%).và chủ yếu là vận động nội lực. So với tổng mức đầu tư của nền kinh tế quốc dân thì đầu tư cho
Ngành thủy sản mới chỉ có 1,83% nhưng hiệu quả mà ngành thủy sản đem lại cho nền kinh tế lại đạt từ 3 đến 3,2%.Từ kết quả đó cho thấy việc đầu tư vào nuôi trồng thủy sản là rất có hiệu quả.Các chương trình đẩu tư chủ yếu tập trung vào khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Kết quả đạt được trong những năm gần đây như sau :
- Ngoài ra, việc sản xuất thủy sản cũng phải tính đến công nghệ chế biến các mặt hàng thủy sản . Nó là một khâu quan trọng trong sản xuất, nuôi trồng và kinh doanh thủy sản. Theo Thứ trưởng Bộ thuỷ sản- Bà Nguyễn Thị Hồng Minh, trong 3 năm qua tổng đầu tư vào lĩnh vực chế biến thuỷ sản của Việt Nam là trên 2000 tỷ đồng, trong đó nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản của ta hiện đã ngang với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và bước đầu tiếp cận với trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới. Nhờ đó mà trong 5 năm qua tốc độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản Việt Nam khá cao so với con số hiện thực năm 1996. Trong năm 2000, tổng sản lượng khai thác đạt 1.280.590 tấn tăng 33,05%, sản lượng nuôi trồng đạt 723.110 tấn tăng 75,94% với kim ngàch xuất khẩu đạt 1,475 tỷ USD tăng tới 120,14% so với năm 1996. Năm 2001 sản lượng khai thác đạt 1.347.800 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 879.100 tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,75 t0 USD tăng 19,32% so với năm 2000.
Vì vậy với kết quả khả quan này thì các nhà chuyên gia cho biết , cần phải đầu tư nhiều cho lĩnh vực chế biến thủy sản để có thể tiếp cận sâu hơn vào thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên, với nỗ lực chung của Bộ thủy sản và các ngành hữu quan, các chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trong nước chủ động thâm nhập thị trường, tích cực đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh chất lượng và đặc biệt là tranh thủ các cơ hội để mở thêm thị trường mới , mặt hàng mới. Và hơn bao giờ hết sản phẩm thủy sản của Viêt Nam đã được thừa nhận và khẳng định vị trí trên
thị trượng quốc tế.
Chính thành công đó đã tạo niềm tin để hình thành một sự biến đổi mới lớn, tronghầu hết các cơ sở chế biến Thuỷ Sản. Một số đơn vị khá tòan diện được cơ quan hải sản của Hoa Kỳ cấp chứng chỉ HACCP tạo điều kiện để trực tiếp xuất hàng vào hệ thống các siêu thị, nhà hàng của các tập đoàn lớn của Mỹ như Cootc, Sysco.
Ngay từ cuối những năm 1999, Thuỷ Sản Việt Nam đã được vào danh sách xuất hàng vào EU, với 18 đơn vị. Đến nay đã nâng lên 68 doanh nghiệp nằm trong danh sách xuất khẩu đi EU, chiếm 26% trong tổng số cơ sở chế biên Thuỷ Sản hiện có., đã đề nghị bổ sung vào danh sách 32 đơn vị, đang chờ EU công nhận 125 đơn vị áp dụng HACCP, đủ tiêu chuẩn xuất hàng vào Mỹ.
Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều doanh nghiệp đã kịp thời nâng cơ sở sản xuất, đổi mới công nghệ phù hợp với các tiêu chuẩn tiên tiến, tiếp cận được với trình độ công nghệ cao của khu vực và thế giới.
Nhờ đổi mới thiết bị công nghệ và phát triển thị trường cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã thay đổi tích cực, tỷ trọng sản phẩm ăn liền (ready-to-eat), sản phẩm giá trị gia tăng (value-added) tăng từ 17,5% lên 35%, đưa giá trị xuất khẩu bình quân tăng lên qua các năm, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu Thuỷ Sản .
Bên cạnh việc tăng cường xuất khẩu các mặt hàng giá trị gia tăng, các doanh nghiệp còn quan tâm đến đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu . Song song với việc tiếp tục phát triển tốt các mặt hàng chủ lực, nhiều mặt hàng mới đã xuất hiện đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng bình dân đến cao cấp của các thị trường khác nhau.
Trong đó, sản phẩm từ tôm vẫn tăng về sản lượng và giữ vị trí chủ lực, về giá trị . Tiếp đến là các sản phẩm cá tăng nhanh qua các năm. các mặt hàng cua, ghẹ, nhuyễn thể, Thuỷ Sản phối chế cũng tăng lên đáng kể. mặt hàng khô đã có sự gia tăng mạnh mẽ về giá trị và sản lượng
Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu được thể hiện qua biểu đồ sau:
3.1.1 Biểu đồ 1: Tỷ trọng các mặt hàng Thuỷ Sản xuất khẩu theo giá trị (năm 1998-2002)
Nguồn: Báo cáo của Bộ Thuỷ Sản 2003
Nhận xét:Mặt hàng Tôm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất mặc dùa có sự biến động nhỏ qua các năm, tiếp theo đó là mặt hàng Cá, với tỷ trọng tăng dần qua các năm, sau đó đến tỷ trọng của các mặt hàng khác như Mực, Bạch Tuộc, hàng khô.
Tuy nhiên, cho đến nay, thuỷ sản Việt Nam chưa hình thành những vùng sản xuất hàng hoá một cách rõ rệt có thể cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến một cách tương đối ổn định. Do vậy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam chưa thực sự tăng đều và ổn định.
Nếu như những ngành sản xuất xuất khẩu khác đã có nhưng vùng chuyên canh có thể cung cấp nguyên liệu đầu vào tương đối ổn định như vùng chuyên canh mía đường , vùng chuyên canh cây nguyên liệu của ngành công nghiệp giấy, vùng chuyên canh chè, chuyên canh bông, dâu tằm cho công nghiệp dệt.... thì ngành thủy sản hiện nay vẫn chưa có, mới chỉ có huyện Hoà Vang của Huế mới bước đầu hình thành một vùng chuyên canh nuôi trồng thuỷ sản song đây vẫn chưa thực sự là một vùng sản xuất hàng hoá.
3.1.2. Kim ngạch xuất khẩu của ngành thuỷ sản Việt Nam
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là quá trình đổi mới cơ chế quản lý ngành thuỷ sản, Nhà nước ta đã cho phép xuất khẩu tự do các sản phẩm thuỷ sản. Điều này đã tạo bước cho xuất khẩu thuỷ sản ngày càng gia tăng. Xuất khẩu thuỷ sản trong 5 năm qua đã phát triển theo chiều rộng và từng bước đi vào chiều sâu, tạo được vị trí và thế đứng trên thị trường nước ngoài.
Bên cạnh việc tăng cường sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng, các doanh nghiệp còn quan tâm đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu . Song song với việc tiếp tục phát triển tốt các mặt hàng chủ lực, nhiều mặt hàng mới đã xuất hiện đáp ứng các yêu cầu bình dân đến cao cấp ở các thị trường khác nhau.
Trong đó sản phẩm từ Tôm vẫn tăng về sản lượng và giữ vị trí chủ lực, các mặt hàng như: cua, ghẹ, nhuyễn thể, Thuỷ Sản phối chế cũng tăng lên đáng kể.
Mặt hàng khô đã có sự tăng mạnh mẽ về giá trị, sản lượng
Bảng 4:Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam
Năm
Sản lượng xuất khẩu (nghìn tấn)
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
1998
631,4
858,6
1999
484,6
971,1
2000
600,9
1478,6
207701
657,25
1760,0
2002
756,71
2021,0
Nguồn:Báo cáo của Bộ thuỷ sản 2003
Năm 1998 là năm thuỷ sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng chậm nhất cả về số lượng và giá trị (kim ngạch chỉ tăng 10,58%; sản lượng tăng 11,59% so với năm 1997). Sản lượng thuỷ sản xuất khẩu có tốc độ giảm là do giá cả trung bình năm 1998 giảm 1% so với năm 1997; một số thị trường truyền thống bị thu hẹp (Ví dụ như thị trường Nhật Bản cũng chỉ bằng 90% so với năm 1997).
Trong năm 1999, tình hình có tiến triển hơn. Sản lượng tuy giảm nhưng kim ngạch tăng 13,1%. Nguyên nhân của sự tăng này là do giá cả có phần ổn định, giá cả xuất khẩu tăng trung bình 1% so với năm 1998, ta đã mở rộng được thị trường và tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ, EU.
Năm 2000-2001, ngành thuỷ sản đã tạo được những bước đột phá mới. Kim ngạch xuất khẩu đã vượt 1 tỷ USD và đưa ngành thuỷ sản xếp vị trí thứ 3 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta.
Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản là 2,021 tỷ USD, bằng 100,7% kế hoạch năm và tăng 13,31% so với thực hiện năm 2001.
Chỉ tiêu kế hoạch năm 2003 mà ngành thuỷ sản đề ra là giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản 2,25 tỷ đến 2,3 tỷ USD, tăng 12-15% so với thực hiện năm 2002. Sở dĩ kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tăng liên tục như vậy là do giá xuất khẩu thế giới tăng, đặc biệt là 49 doanh nghiệp Việt Nam được vào danh sách phát triển xuất khẩu Thuỷ Sản của EU và 60 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ.
3.2.2 Kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây:
Theo Bộ thương mại, tháng 8/2003 kim ngạch xuất khẩu Thuỷ Sản ước đạt 230 triệu USD, tăng 10,6 % so với cùng kỳ năm 2002, nâng tổng kim ngạch 8 tháng ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 12,8%. Đáng chú ý là lực lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang thị trường chủ yếu đều tăng do đã đặt được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó EU đã bổ sung thêm 32 doanh nghiệp vào danh sách được xuất khẩu Thuỷ Sản sang thị trường nước này, các doanh nghiệp được cấp giấy phép vào thị trường Trung Quốc cũng tăng lên từ 250 lên 263, Hàn Quốc từ 174 lên 182 doanh nghiệp
Thuỷ Sản "vượt rào" xuất khẩu đầu năm 2003
-Vượt qua nhiều khó khăn khách quan và hàng rào thương mại. Xuất khẩu Thuỷ Sản 6 tháng năm 2003 vẫn có mức tăng trưởng mạnh: tăng 9,42% về tổng sản phẩm, và 16,99 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2002. Tình trạng nhà máy cơ sở thiếu nguyên kiệu không còn, sản lượng sản phẩm xuất khẩu các nhóm hàng có giá trị đều tăng mạnh.
Tổng sản lượng Thuỷ Sản nước ta ước đạt 1,235 triệu tấn, tăng 17,5%
Trong nuôi trồng các đã thực hiện chuyển đổi sang nuôi trồng Thuỷ Sản thêm 35200 ha, đưa tổng diện tích toàn quốc lên 985.200 ha
Có khoảng 4800 trại sản xuất tôm giống đã cung cấp 12 tỷ tôm giống P15 và 5 tỷ cá giống
Một số nghề khai thác đạt sản lượng cao như cá ngừ đại dương, cá cơm, cá nục.
Biểu đồ 2: Giá trị xuất khẩu Thuỷ Sản 6 tháng đầu năm 2003
Nguồn: Báo cáo của Bộ Thuỷ Sản tháng 6 năm 2003
III. Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam
1. Về khả năng xuất khẩu của ngành Thuỷ sản Việt Nam
1.1 Những thụân lợi trong hoạt động xuất khẩu ngành thủy sản của Việt Nam
Tính đến nay, xuất khẩu thủy sản của chúng ta đã bứt phá một cách ngoạn mục, vượt mốc 2 tỷ đô la Mỹ.
Tình hình xuất khẩu thủy sản trong 10 năm qua đã có những chuyển biến rõ rệt từ chiều rộng đén chiều sâu, và từng bước thâm nhập vào thị trường thế giới. Cụ thể từ năm 1995 -2001 tốc độ tăng trung bình hàng năm đạt 21,87% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nguyên nhân chính cũng là do giá cả xuất khẩu trên thị trường thế giới tăng mạnh.
Năm 2000 -2001 đã tạo ra một sự đột phá, vượt chỉ tiêu 2 tỷ đô la Mỹ đưa ngành thủy sản đưng hàng thứ 3 trong nhóm ngành hàng xuất khẩu sau sản phẩm dầu thô và dệt may.
Bảng 5:Kim ngạch xuất khẩu theo từng nhóm mặt hàng
Tên hàng
1995
1997
1999
2000
2001
Giá trị tr.USD
Tỷ trọng (%)
Giá trị tr.USD
I.Tổng sản lượng(tấn)
Trong đó:
2.256.941
2.350.000
3.400.000
1.Sản lượng nuôi(tấn)
-Thuỷ sản nước ngọt
-Tôm
-Cá biển
-Nhuyễn thể
-Thuỷ sản khác
879.548
567.294
158.755
5.000
108.454
40.045
1.150.000
600.000
225.000
56.000
185.000
84.000
2.000.000
870.000
420.000
200.000
380.000
130.000
2.Sản lượng khai thác(tấn)
-Khai thác gần bờ
-Khai thác xa bờ
Bao gồm
-Sản lượng cá
-Sản lượng mực
-Sản lượng tôm
1.367.393
917.393
450.000
1.101.661
179.599
86.133
1.400.000
700.000
700.000
1.230.000
120.000
50.000
1.400.000
700.000
700.000
1.230.000
120.000
50.000
Nguồn:Báo cáo của Bộ Thuỷ Sản 2003
2. Dự báo về nhu cầu và khả năng phát triển Thuỷ Sản
Xét trên phạm vi toàn cầu hay nói cách khác thị trường Thuỷ Sản thế giới ta thấy khối lượng hàng Thuỷ Sản ngày càng được trao đổi trên thị trường thế giới lớn hơn. Tổng giá trị trao đổi năm 2000 ước tính gần 100 tỷ USD. càng ngày Thuỷ Sản càng được tin tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh tật và ít chịu ảnh hưởng của ô nhiễm hơn. Sự xuất hiện của những căn bệnh Bò điên, lở mồm long móng ở gia súc càng làm cho nhu cầu Thuỷ Sản ngày càng lớn. Nhu cầu ấy tạo ra lợi thế cho người cung cấp vì người mua thường là các nước phát triển cao do đó giá cả mua vào luôn có xu hướng tăng và ở mức độ cao, người sản xuất thường là các nước nghèo.
Theo công bố mới đây của FAO, với dân số thế giới gần 6 tỷ người Mức tiêu thụ Thuỷ Sản bình quân đầu người của thế giới 15,7kg/người/năm( khối lượng tươi). Trong đó mức Thuỷ Sản tiêu thụ bình quân đầu người rất khác biệt giữa các nhóm nước, các châu lục và các quốc gia. Một cách tổng quát FAO đã xếp thành các khối dưới đây:
Bảng 7: Mức tiêu thụ Thuỷ Sản của các nước
Khối các nước
Mức tiêu thụ Thuỷ Sản
thời kỳ 1995-1997(kg/ng/năm)
các nước công nghiệp
28,4
các nước có nền kinh tế chuyển đổi
10,2
các nước thu nhập thấp, thiếu thực phẩm
13,11
Nguồn: Báo cáo của Bộ Thuỷ Sản Năm 2003
Riêng Trung Quốc, với trên 1,2 tỷ người đã nâng được mức tiêu thụ Thuỷ Sản từ 9,5kg/ng/năm thời kỳ 1988-1990, lên 24,1kg/ng/năm thời kỳ 1995-1997.
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập đầu người tăng lên trong thời gian tới dựa trên mức độ tiêu thụ Thuỷ Sản theo đầu người năm 1997 và giả định tốc độ tăng trưởng GDP/người hàng năm là 1%. FAO đã dự kiến nhu
cầu cá thực phẩm thế giới đến năm 2010 như sau
Bảng 8: FAO đã dự kiến nhu cầu cá thực phẩm thế đến năm 2010:
Danh mục
Châu phi
Bắc Mỹ
Caribê, Trung và Nam Mỹ
Châu á
Châu Âu bao gồm cẩ Nga
Châu đại Dương
Toàn thế giới
Tổng nhu cầu (sản lượng+nhập khẩu-xuất khẩu)
8.735
9.047
19.180
91.310
20.584
862
149.615
không dùng cho thực phẩm
736
1.278
12.873
7.469
6.001
109
28.466
Tổng nhu cầu cá thực phẩm
7.999
7.7697
6.307
83.841
14.583
753
121.149
Dân số (triệu người)
997
332
595
4.145
713
34
6.816
Dự kiến bình quân đầu người(kg)
8,0
23,4
10,6
20,2
20,5
22,1
17,8
Theo dự báo trên thì hàng năm thế giới sẽ phải tăng ít nhất 2 triệu tấn Thuỷ Sản cho nhu cầu thực phẩm. Như vậy nếu xét trên toàn diện các sản phẩm bình diện thị trường toàn cầu có thể nói rằng Thuỷ Sản chưa vượt quá ngưỡng cầu nghĩa là chưa bị ứ thừa và do đó còn mang lại cơ hội cho những nhà sản xuất.
Bảng 9:Theo cách tính của FAO thì nhu cầu lượng hàng Thuỷ Sản của Việt Nam đáp ứng nhu cầu thực phẩm Thuỷ Sản tiêu dùng trong nước đến năm 2005 và 2010
Đơn vị tính
2000
2005
2010
Dân số
1.000 người
77.685
83.690
90.157
BQ TS đầu người
Kg/ng/năm
17,45
20,73
24,40
Lượng cầu TS cho nội địa
1000 (Tấn)
1.350
1.735
2.200
Khi mở cửa thị trường, hàng Thuỷ Sản của một số nước trong khu vực có thể xuất vào nước ta, tuy nhiên do giá thành sản phẩm của ta không cao, trình độ chế biến của ta tương đương trong khu vực, cộng với lợi thế "Sân nhà", không phải thêm nhiều chi phí: cước vận chuyển, phí quản lý Vì vậy, sản phẩm Thuỷ Sản của ta ít phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
Việt Nam là nước có tiềm năng về Thuỷ Sản, trong khi nhu cầu Thuỷ Sản thế giới ngày càng tăng, cùng với thực tế hàng Thuỷ Sản đã có mặt trên 60 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới ngày càng khẳng định trên thị trường lớn.
Như vậy, cho phép dự báo rằng sản phẩm Thuỷ Sản của Việt Nam có khả năng cạnh tranh trong hội nhập. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh ở mức không cao vì còn rất nhiều kho khăn và thách thức ở phía trước, cần có sự hỗ trợ của nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, ngành trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đào tạo và đặc biệt có sự hợp tác, nỗ lực phấn đấu của cộng đồng những người sản xuất Thuỷ Sản .
3. Quan điểm phát triển
- Thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nghề cá, tích cực và chủ động trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới. Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất, vừa khai thác tiềm năng nguồn lợi có hiệu quả, vừa quản lý bảo vệ môi trường, phát triển tái tạo nguồn lợi để đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững.
Lấy xuất khẩu Thuỷ Sản làm mục tiêu mũi nhọn, đồng thời quan tâm sản xuất sản phẩm phục vụ đời sống gần 80 triệu dân hiện nay.
- Phát triển kinh tế Thuỷ Sản theo tuyến, vùng sinh thái nhằm phát huy lợi thế đặc thù, tạo thành hệ thống liên hoàn giữa các khâu khai thác - nuôi trồng- chế biến - tiêu thụ, với sự phối hợp liên ngành, ở từng khu vực theo quy mô thống nhất.
3. Mục tiêu phát triển
Bảng 10: Những mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế Thuỷ Sản
Đơn vị tính
2005
2010
1. Tổng sản lượng Thuỷ Sản
Trong đó:
- Khai thác hải sản
- Nuôi trồng Thuỷ Sản
1.000 Tấn
“
“
2.550
1.400
1.150
3.400
1.400
2.000
2. Kim ngạch xuất khẩu
triệu USD
3.000
4.50
Nguồn: Báo cáo của Bộ Thuỷ Sản 2003
4. Những nhiệm vụ chủ yếu
- Làm tốt công tác quy hoạch phát triển Thuỷ Sản, tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh phát triển nuôi trồng Thuỷ Sản làm nguồn chính cung cấp nguyên liệu sạch cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa và lĩnh vực ưu tiên đầu tư để xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nông dân.
- Đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, tăng cường năng lực chế biến cả về chiều rộng và chiều sâu nhằm đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn về vệ sinh thực phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm Thuỷ Sản trong hội nhập khu vực và quốc tế.
- Làm tốt công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu và học tập kinh nghiệm về thương mại quốc tế để chủ động trong xu thế hội nhập toàn cầu.
- Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng nghề cá: cảng cá, bến cá, hệ thống thuỷ lợi cho nuôi Thuỷ Sản , hệ thống chợ cá đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá nguồn lợi để có biện pháp bảo vệ tái tạo nguồn lợi phù hợp.
Đặc biệt phải nâng cao công nghệ cho chế biến, xuất khẩu Thuỷ Sản làm sao tạo ra được những khu chế biến ngay tại nơi khai thác để giúp cho ngư dân đánh bắt xa bờ yên tâm hơn đảm bảo hải sản họ đánh lên không bị hư hỏng mà được chế biến luôn.
- Mở rộng đối tượng nuôi theo hướng phát triển nuôi hàng hóa đối tượng nuôi có giá trị kinh tế và đa dạng hóa phương thức nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng. Khuyến khích phát triển sản xuất giống theo hướng ưu tiên công nghệ mới và công nghệ sản xuất giống sạch bệnh. Khuyến khích sản xuất thức ăn có chất lượng cao với quy mô lớn, quan tâm nghiên cứu sản xuất thuốc phòng trị bệnh cho nuôi trồng Thuỷ Sản .
- Tăng cường công tác đào tạo khoa học, đẩy nhanh công tác khuyến ngư, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng khai thác hải sản theo công nghệ và kỹ thuật tiên tiến.
- Tăng cường công tác quản lý, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất nguyên liệu với chế biến xuất khẩu nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm bớt các yếu tố tự phát trong sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
II- Các giải pháp thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập
1. Đối với Nhà nước
1.1. Tăng cường năng lực, thể chế và chính sách
Đổi mới hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý toàn ngành nhằm nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống trong nền kinh tế thị trường, quản lý có hiệu quả, bảo đảm phát triển bền vững. Cụ thể cần tập trung vào các vấn đề chính sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra cơ bản và quy hoạch ngành cũng như quy hoạch vùng lãnh thổ.
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý toàn ngành, xây dựng hệ thống pháp luật và văn bản quy chế nghề cá Việt Nam cho phù hợp với xu thế chung của thế giới. Đồng thời sắp xếp lại hệ thống tổ chức, bộ máy hành chính ngành từ trung ương cho đến địa phương.
Xây dựng các chính sách đồng bộ về các mặt: Đầu tư, thuế, chính sách về giao quyền sử dụng đất và mặt nước, bảo vệ nguồn lợi, ngiên cứu khoa học.
-Khuyến khích các kinh tế tham gia vào sản xuất Thuỷ Sản, từng bước tiếp cận với phương pháp tổ chức quản lý hệ thống nghề cá trong khai thác và bảo vệ hải sản. Gắn với việc sử dụng các công cụ quản lý và thiết bị thông tin hiện đại trong quản lý và điều hành sản xuất.
Đồng thời tiến hành cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực
1.2. Phát triển nguồn nhân lực
Tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực có trình độ quản lý chuyên môn khoa học kỹ thuật, cho mọi lĩnh vực của ngành, sớm hội nhập về quản lý và từng bứơc tiếp cận được với trình độ công nghệ của thế giới
1.3. Tiếp tục thực hiện các chính sách chuyển dịch cơ cấu sản xuất
Trong nông nghiệp nông thôn và trong các lĩnh vực của ngành gắn với bảo vệ tái tạo nguồn lợi và giữ gìn môi trường nhằm đảm bảo phát triển Thuỷ Sản bền vững theo đó, lấy phát triển nuôi trồng Thuỷ Sản làm nguồn chính để cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu cũng như tăng cường đời sống của ngư dân.
Giữ ổn định sản lượng khai thác hải sản, trong đó hạn chế khai thác hải sản ven bờ, khuyến khích đầu tư khai thác hải sản xa bờ bằng công nghệ và cách tổ chức sản xuất tiên tiến đi đôi với việc tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ nguồn hải sản Đồng thời tăng cường công nghệ chế biến phục vụ khai thác tại chỗ.
1.4. Đẩy mạnh vai trò của công tác khoa học công nghệ
Cùng với việc tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học công nghệ, nâng cấp các cơ sở nghiên cứu, quản lý môi trường và an toàn vệ sinh.
Đẩy nhanh việc nghiên cứu và hướng dẫn áp dụng công nghệ tiên tiến nhất là công nghệ sinh học, các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác hải sản, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ cho thuỷ sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh và nhằm rút ngắn khoảng cách công nghệ sản xuất Thuỷ Sản của Việt Nam với các nước trên thế giới, nhất là về sản xuất giống Thuỷ Sản , công nghệ nuôi và bảo vệ
1.5. Thu hút các nguồn lực vào đầu tư phát triển Thuỷ Sản
Thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển Thuỷ Sản, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành. Khuyến khích đầu tư trong đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý trong tất cả các khâu khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ Thuỷ Sản nhằm tăng khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm Thuỷ Sản Việt Nam
1.6. Tăng cường công tác tiếp xúc, mở rộng và phát triển thị trường
- Nâng cấp công tác thông tin về thị trường thế giới và các cơ chế chính sách thương mại của các nước. làm tốt công tác dự báo nhu cầu diễn biến thị trường cho doanh nghiệp và cho người sản xuất.
- Đa dạng hoá thị trường, không lệ thuộc quá nhiều vào một số thị trường không chỉ quan tâm đến thị trường xuất khẩu mà cả thị trường trong nước.
- Đẩy nhanh công tác quảng cáo, tiếp thị, hướng dẫn tiêu dùng, tham gia các hội chợ trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm và tìm đối tác kinh doanh và chủ động phòng ngừa những đột biến của thị trường.
1.7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
Tranh thủ các cơ hội hợp tác với nước ngoài, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án kêu gọi hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật từ các nước và các tổ chức quốc tế.
- Nhanh chóng triển khai chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo hành lang pháp lý hấp dẫn hơn đối với đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phát triển Thuỷ Sản .
2.Đối với ngành Thuỷ Sản
- Chủ động hơn trong việc tìm kiếm thị trường cho mình không những thị trường Quốc tế mà còn cả thị trường nội địa.
Đầu tư cho nghiên cứu triển khai thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp để tránh những thua thiệt không đáng có khi làm ăn với nước ngoài.
- Cử ra những người có chuyên môn để đi bồi dưỡng thêm nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học.
- Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp nên chủ động và tham gia tích cực vào việc đổi mới công nghệ cho ngành Thuỷ Sản. Nhất là công nghệ sinh học, công nghệ chế biến. Đặc biệt nên quan tâm hơn nữa tới các khu chế biến Thuỷ Sản, vì sản phẩm Thuỷ Sản cần phải được bảo quản một cách cẩn thận và có những cơ sở chế biến tại nơi khai thác nhằm tạo điều kiện cho việc đánh bắt xa bờ có kết quả cao.
III- Các kiến nghị
1. Đối với chính phủ để thực hiện lộ trình hội nhập
- Có cơ chế chính sách đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cho Thuỷ Sản. Tiến độ đầu tư cần phù hợp với lộ trình và kế hoạch thực hiện các chương trình của ngành.
- Cùng với việc Quốc hội đã thông qua luật Thuỷ Sản trong năm 2003, đề nghị sớm hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách đáp ứng yêu cầu của đổi mới và hội nhập và kế hoạch thực thi Pháp luật, điều chỉnh các văn bản liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, các chế tài quản lý về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi, môi trường
- Đối tượng tham gia sản xuất thuỷ sản (khai thác, nuôi trồng) chủ yếu là nông dân. Đề nghị chính phủ có cơ chế đặc biệt hỗ chợ cho ngư dân tham gia các lớp đào tạo về kỹ thuật và tham gia học tập nghiên cứu ở nước ngoài.
Và nhà nước nên quan tâm hơn tới việc cho ngư dân vay vốn ưu đãi nhằm giúp họ cải thiện hơn điều kiện nuôi trồng và đánh bắt Thuỷ Sản xa bờ như: có thêm những tàu bè lớn hơn nữa, có nơi bảo quản hải sản và chế biến hải sản khi khai thác xa bờ. Đề nghị có cơ chế bảo hiểm sản xuất cho nuôi trồng và khai thác hải sản.
- Đề nghị ngân hàng tài chính có những cơ chế về hỗ trợ, tín dụng phù hợp với đặc điểm của nuôi trồng và khai thác Thuỷ Sản, chủ yếu là các hộ gia đình chiếm trên 90%, nhằm giảm tỉ lệ người sản xuất Thuỷ Sản phải vay ngoài với lãi xuất cao, làm tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh của hàng Thuỷ Sản Việt Nam.
2. Đối với nhà tài trợ
- Đề nghị các nhà tài trợ nên hỗ trợ đào tạo; đào tạo cán bộ chuyên sâu của hội nhập của Bộ Thuỷ Sản, các địa phương, tổ chức xã hội nghề nghiệp chuyên ngành (Hội nghề cá Việt Nam).
Đào tạo cán bộ am hiểu về hiệp định SPS, kỹ năng đàm phán và tổ chức thực hiện vấn đề này, đào tạo cán bộ về hướng dẫn thực hiện quy phạm thực hành sản xuất tốt trong nghề cá, cán bộ về marketing am hiểu về luật lệ và các chính sách kinh tế, thương mại của các nước và quốc tế, tăng cường năng lực cạnh tranh.
- Đề nghị các nhà tài trợ quan tâm đầu tư vào lĩnh vực Thuỷ Sản với các lĩnh vực ưu tiên đầu tư:
+ Xây dưng cơ sở hạ tầng nghề cá: cảng cá, chợ cá, hệ thống thuỷ lộich nuôi trồng Thuỷ Sản , hệ thống phòng trống bão lũ
+ Các dự án về chuyển giao công nghệ, sản xuất giống nuôi Thuỷ Sản (bao gồm cả nuôi mặn lợ, nuôi nước ngọt, nuôi nước biển),
Các dự án nâng cấp, đổi mới công nghệ chế biến , dự án đầu tư sản xuất thức ăn... với công nghệ và trang thiết bị tiên tiến
- Đề nghị giúp đỡ một số phòng thí nghiệm chuẩn để thực hiện việc đánh giá nguy cơ, kiểm tra an toàn và vệ sinh thú y.
KếT luận
Trong thời kỳ mà xu thế toàn cầu hóa đang ngày càng gia tăng, chính sách mở cửa đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới, mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và ngoài khu vực là những chính sách đã và đang góp phần tạo nên thành công cho nền kinh tế Việt Nam.
Có thể nói quá trình gia nhập vào WTO của Việt Nam nói chung và của Thuỷ Sản nói riêng là một sự kiện vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt trong bài này chuyên đề nghiên cứu về tiến trình gia nhập vào WTO của Thuỷ Sản Việt Nam. Thấy rõ được vai trò của ngành Thuỷ Sản trong nền kinh tế quốc gia (với giá trị kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 3 trong nước), đồng thời nghiên cứu quá trình phát triển của nó và lộ trình gia nhập WTO của Thuỷ Sản và đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy nhanh việc gia nhập của ngành Thuỷ Sản nói riêng và của các ngành nói chung hội nhập nhanh hơn.
Điều đó, chắc chắn nó sẽ tạo ra những động lực giúp Việt Nam khắc phục có hiệu quả tình trạng kém phát triển như hiện nay, từ đó thu hẹp dần khoảng cách với các nước trên thế giới về trình độ phát triển. Đặc biệt riêng với ngành Thuỷ Sản hội nhập vào nền kinh tế thế giới, gia nhập vào WTO sẽ tạo ra những cơ hội mới cho ngành Thuỷ Sản phát triển mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với ý nghĩa đó, rõ ràng chỉ tới khi được công nhận là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam mới thực sự hoàn thành mục tiêu hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Song WTO là một tổ chức Kinh tế Thương mại Quốc tế vừa rộng về phạm vi hoạt động, vừa sâu về chuyên môn, lại mang nặng nội dung pháp lý cụ thể, phức tạp. Cho nên việc tìm hiểu cụ thể về tổ chức này là rất cần thiết cho Việt Nam trong quá trình hoạch định chính sách vừa phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của nền kinh tế, vừa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của WTO.
Với việc gia nhập vào WTO một lần nữa được khẳng định rằng điều đó mang lại lợi ích cho nền kinh tế nước ta đồng thời củng cố thêm cả vị trí chính trị của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Cuối cùng, Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Thuý Hồng đã hướng dẫn tận tình em hoàn thành bài đề án này, em cảm ơn cô nhiều.
mục lục
Lời mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu đề tài 3
Chương I. Lý luận chung về tổ chức thương mại thế giới (WTO) 4
I. Khái quát chung về WTO 4
1. Quá trình hình thành WTO 4
2. Những lợi ích và nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là thành viên của WTO 7
3. Những yêu cầu và lộ trình cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến kinh tế thuỷ sản 7
Chương II. Thực trạng phát triển của thuỷ sản Việt Nam mới tiến trình gia nhập WTO 14
I. Tình hình phát triển của thuỷ sản Việt Nam 14
1. Về khai thác và bảo vệ nguồn l ợi thuỷ sản 15
2. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản 16
3. Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản 19
II. Đánh giá tình hình xuất khẩu của Việt Nam 25
1. Về khả năng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam 25
2. Về thị trường tiêu thụ của mặt hàng thuỷ sản Việt Nam 27
III. Đánh giá về tình hình thực hiện hội nhập của ngành thuỷ sản Việt Nam 34
1. Chủ động trong hội nhập 35
2. Những cơ hội 38
3. Những tồn tại, khó khăn - thách thức của ngành thuỷ sản 39
Chương III. Định hướng và giải pháp của ngành thuỷ sản Việt Nam trong hội nhập 42
I. Định hướng, chiến ược phát triển ngành thuỷ sản trong hội nhập 42
1. Mục tiêu cụ thể của ngành thủy sản Việt Nam 42
2. Dự báo về nhu cầu và khả năng phát triển thuỷ sản 43
3. Quan điểm phát triển 46
4. Mục tiêu phát triển 47
5. Những niệm vụ chủ yếu 47
II. Các giải pháp thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình hội nhập 48
1. Đối với nhà nước 48
2. Đối với ngành thuỷ sản 50
III. Các kiến nghị 51
1. Đối với chính phủ để thực hiện lộ trình hội nhập 51
2. Đối với nhà tài trợ 52
Kết luận 53
Tài liệu tham khảo
tài liệu tham khảo
1. Tổ chức thương mại thế giới và triển vọng gia nhập của Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 1997
Tác giả Nguyễn Khắc Thanh
2. Hệ thống thương mại thế giới, NXB thanh niên-2001
Tác giả JohnH.Tackson
3.Nghành Thuỷ sản với Việt Nam gia nhập WTO, Bộ thuỷ sản-2003
Tác giả Fishery.doc.
4. Uỷ ban quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam và các tổ chức kinh tế quốc tế, NXB chính trị quốc gia- 2000
5. Vụ hợp tác kinh tế đa phương, Bộ ngoại giao, tổ chức thương mại thế giới, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội-2000.
6.giáo trình kinh tế học quốc tế, NXB thống kê
Tác giả PGS.TS Đỗ Đức Bình- TS Nguyên Thường Lạng..
Tạp chí, báo
1. kinh tế Sài Gòn (số 6,9 xuất bản tháng 6 năm 2002)
2.kinh tế phát triển (só 11,15 xuất bản tháng 11- 2002)
lời cam đoan
Tên em là Đỗ Thị Kim dung, sinh viên lớp kinh tế quố tế 42 trường đại học kinh Tế Quốc Dân Hà Nội. Em xin cam kết rằng bài đề án này là tự mình làm và mọi tài liệu chỉ mang tính tham khảo được liệt kê đầy đủ ở danh mục tài liệu tham khảo đã in kèm bài viết. Nếu có gì sai sót em xin hoang toàn chụi trách nhiệm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV143.doc