Đề tài Định kiến trong cái nhìn của giới sinh viên
MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới vẫn còn đang tiếp các cuộc xung đột đẫm máu. Các cuộc xung đột này có thể dựa trên nền tảng của sự tranh chấp về quyền lợi nhưng cũng có thể là do xung đột sắc tộc hay chiến tranh tôn giáo. Nhìn chung tất cả các cuộc chiến tranh đó dều xuất phát từ quyền lợi của mỗi bên hoặc do niềm tin mù quáng vào những điều họ cho là đúng. Nếu nhìn nhận một cách nghiêm túc thì có thể thấy rằng nguồn gốc của các cuộc chiến tranh đều bắt nguồn từ sự dịnh kiến giữa một nhóm người này với một nhóm người khác. Bản thân định kiến không tự nhiên mà có mà nó được hình thành trong chính quá trình xã hội hoá của mỗi cá nhân. Mỗi một cá nhân hay một nhóm xã hội mà cá nhân là thành viên đều mang trong mình những biểu tượng bền vững đã được đơn giản hoá, khái quát hoá, sơ đồ hoá về những đối tượng thuộc các nhóm khác với mình. Khi đó những cá nhân hay những nhóm đó mang trong mình định khuôn. Định khuôn có thể tích cực hoặc tiêu cực, khi định khuôn mang ý nghĩa tiêu cực khi đó định khuôn trở thành định kiến. Tuy nhiên nêú ở trong trường hợp thiếu thông tin hoặc thông tin không đầy đủ thì định khuôn cũng có thể giúp cho chúng ta nhìn nhận về đối tượng giao tiếp. Định khuôn có thể đúng có thể sai vậy nên việc đánh giá con người, đánh giá những cá nhân thuộc các nhóm xã hội khác mình một cách vội vàng chỉ dụa trên những định khuôn sẵn có là một việc nguy hiểm bởi lẽ ta không thể biết rằng khi nào thì định khuôn trở thành định kiến.
Khi nói đến người Đức thì chúng ta thường hình dung ra những người cần cù, nghiêm túc, có một tinh thần được gọi là tinh thần đức. Khi nói đén người Nhật thì ta hình dung ra những người thông minh chịu khó. Còn nói đến người Xcốtlen thì ta có cả một kho truyện tiếu lâm về tính tiết kiệm quá mức của họ. Người Anh thì lạnh lùng “phớt ănglê”, người Pháp thì hào hoa, có khiếu thẩm mĩ Nhưng định khuôn không chỉ có ở trong những người dân ở những nước khác nhau, những nhóm xã hội khác nhau mà ngay cả ở trong những nhóm xã hội tương đối đồng nhất mỗi thành viên cũng mang trong mình những định khuôn về những cá nhân khác. Ta có thể nhận thấy rằng trong tầng lớp sinh viên hay còn được gọi là giới sinh viên các cá nhân trong nhóm này có khá nhiều điểm tương đồng với nhau như tuổi tác, trình độ nhưng cũng lại là một nhóm mang trong mình khá nhiều định khuôn. Khi nói đến con gái Nam Định, con gái Hải Phòng, con gái Quảng Ninh thì thường được hình dung ra là những người đanh đá, ghê ghớm. Khi nói đến dân Thanh Hóa thì thường được hình dung bằng câu nói “ăn rau má phá đưòng tàu”, dân Nghệ An thì được biết đến như những người có nghị lực có chí. Còn khi nói đến dân Hà Nội thì thường được hình dung là những người kiêu ngạo, khó gần và ăn nói sắc sảo. Có thể thấy rằng những định khuôn về sinh viên Hà Nội của các bạn sinh viên ngoại tỉnh có cái đúng nhưng cũng có cả những định khuôn tiêu cực. Tôi đã không ít lần giật mình khi nghe thấy những người bạn mới quen của tôi hỏi những câu như “bạn là người Hà Nội tại sao lại không kiêu” thậm chí có người còn hỏi tôi “bạn có phải người Hà Nội gốc không”. Khi tôi hỏi rằng tại sao các bạn lại cho rằng cứ người Hà Nội là phải kiêu ngạo thì được nghe trả lời rằng ở lớp các bạn ấy dân Hà Nội như vậy khó gần và kiêu ngạo. Và trong những cuộc tranh luận giữa bạn bè với nhau tôi đã vô cùng sửng sốt khi nghe câu “em chẳng nói nữa đâu, nói sao cũng không lại với người Hà Nội”.
Cùng với sự đô thị hoá và hiện đại hoá, khoảng cách giữa đô thị và nông thôn không còn quá xa nữa nhưng vẫn chưa phải là hoàn toàn bình đẳng. Trên thực tế vẫn còn một hàng rào ngăn cản giữa họ mà được biểu lộ một cách vô tình qua cách gọi: người thành thị, người nông thôn. Sinh viên ngoại tỉnh và sinh viên Hà Nội vẫn còn đấy một hàng rào vô hình ngăn cách giữa họ. Hàng rào đó chính là những định khuôn về nhau thậm chí là cả những định kiến. Khi mang trong mình những định khuôn hay những định kiến về người khác có thể bản thân họ đã biết hoặc thậm chí cả bản thân họ cũng không biết nhưng chúng đều ảnh hưởng đến quá trình tìm hiểu và giao tiếp với người khác. Khi đã mang trong mình định khuôn thì chúng ta thường chỉ nhìn thấy những đặc điểm phù hợp với định khuôn đó và thường bỏ qua nhũng đặc điểm không phù hợp. Như vậy chúng ta có thể vô tình đã bỏ qua những cơ hội có thể tìm hiểu về người khác, bỏ qua những người bạn thật sự trong cuộc đời của mỗi người.
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1907 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định kiến trong cái nhìn của giới sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư ở Hà Nội thì khi bạn đứng im đồng nghĩa với việc bạn đang tự mình vất bỏ đi những gì bạn đang có và đang muốn có. Ngoài ra cuộc sống khắc nghiệt của quy luật cạnh tranh sẽ khiến bạn bị đào thải nếu bạn không thích nghi được với nó. Những sinh viên Hà Nội hầu hết đều có sư giao tiếp sớm và rộng rãi với cuộc sống xã hội quanh mình và họ hoàn toàn ý thức được rằng sự cạnh tranh ở đây là rất lớn. Nếu bạn ở nông thôn ban không có tiền bạn vẫn có thể tạm thời sinh sống nhờ vào những cây nhà, lá vườn thì ở Hà Nội nếu bạn không có tiền thì bạn sẽ chết đói. Ở nông thôn với 500.000 bạn có thể sống một cách thoải mái thì ở Hà Nội bạn sẽ vô cùng chật vật khi phải lo cho gia đình mình. Nếu không muốn bị vòng xoáy đó đè bẹp mình thì không có cách nào khác là phải thích ứng với nó, phải nỗ lực phấn đấu để vượt qua nó. Hơn nữa nếu so với cuộc sống ở nông thôn thì cuộc sống ở Hà Nội phức tạp và nguy hiểm hơn rất nhiều. Bạn có thể thành công lúc này nhưng ngay sau đó lại thất bại. Bạn có thể là một triệu phú bây giờ nhưng ngay ngày mai có thể là một người không có lấy một xu dính túi. Với những cạm bẫy và những cám dỗ của thành phố là một thứ nguy hiểm vô hình đã tạo ra cho những sinh viên Hà Nội cách nhìn nhận và đấu tranh với những cám dỗ đó khá nhanh và sắc bén và có thể thấy được thực trạng của những viên đạn bọc đường đó. Chính cuộc sống nguy hiểm và phức tạp khác xa cuộc sống vốn bình yên và an toàn của nông thôn đã giúp cho sinh viên Hà Nội có hướng phấn đấu trong tương lai cũng như khả năng thích ứng và năng động trọng cuộc sống.
Nhưng khi được hỏi là liệu sinh viên Hà Nội có phải là những người quán triệt theo tư tưởng của Đảng không thì có đến 32% trả lời là không quán triệt, 53.1% phân vân chỉ có 14.3% đồng ý. Điều này có vẻ rất đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là trái tim của cả nước, là nơi đặt bộ máy nhà nước, chính phủ, là nơi đặt quốc hội. Hà Nội đã từng oanh liệt với chiến công đã đi vào lịch sử và đi vào điện ảnh “Hà Nội 90 ngày đêm” người dân sẵn sàng phá nhà, bỏ đồ đạc ra để cản phá quân thù mà giờ đây số người cho rằng sinh viên Hà Nội quán triệt theo đường lối tư tưởng của Đảng chỉ là 14.3% một con số quả là ít ỏi. Phải chăng chính sách mở cửa và thời đại kinh tế thị trường đã khiến cho một số bộ phận người dân Hà Nội không còn quán triệt như trước. Điều này quả thật là khó xét đoán. Nhưng phải chăng các sinh viên ngoại tỉnh đã hơi quá khắt khe khi cho rằng sinh viên Hà Nội không quán triệt đường lối của Đảng. Nhịp sống nhanh, vội, vòng xoáy của thời đại kinh tế thị trường phải chăng đã cuấn con người ta vào trong đó khiến họ đánh mất mình. Hay cuộc sống vật chất ở thành phố cao, tiếp xúc với văn minh phương Tây nhanh đã khiến sinh viên Hà Nội đã mất đi một vài phẩm chất trong con mắt của các bạn sinh viên ngoại tỉnh. Ở đây ý kiến của sinh viên trường Nhân Văn và trường Tự nhiên là khá gần nhau, 30,5% sinh viên Nhân văn và 34% sinh viên tự nhiên cho rằng sinh viên Hà Nội không quán triệt. Đây là thực tế hay chỉ là nhận xét phiến diện của các sinh viên ngoại tỉnh? Xét trên thực tế thì không hẳn là sinh viên Hà Nội không quán triệt theo đường lối tư tưởng của Đảng nhưng nếu giữa sinh viên Hà Nội và sinh viên ngoại tỉnh thì có lẽ là sinh viên ngoại tỉnh quán triệt hơn. Có lẽ do cuộc sống nhiều khi sinh viên Hà Nội sống hơi đòi hỏi, hơi ích kỷ và họ nghĩ đến bản thân họ hơi nhiều. Đồng thời do tính tự tin của sinh viên Hà Nội hơi cao quá cho nên nhiều khi họ thích nhìn nhận và phán xét vấn đề theo nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, không thể vì thế mà họ không quán triệt. Như khi được yêu cầu phải đội mũ bảo hiểm trong thành phố người dân không chấp nhận với lý do đường Hà Nội vừa chật, nhỏ lại hay tắc đường, xe cộ đi lại thì chậm nên nếu đội mũ bảo hiểm thì không thể chịu được. Nhưng với việc đội mũ bảo hiểm khi đi đường trường thì họ hoàn toàn chấp nhận. Như vậy không thể nói là sinh viên Hà Nội không quán triệt đường lối của Đảng vì trong số những người được cử đi học cảm tình Đảng không thiếu những người là sinh viên Hà Nội cũng nhưng trong số Đảng viên được bầu khi còn là sinh viên cũng không ít người là sinh viên Hà Nội.Nhưng nếu nói rằng sinh viên Hà Nội thờ ơ với Đảng hơn sinh viên ngoại tỉnh thì cũng đúng vì sinh viên Hà Nội hầu hết sống trong những diều kiện khá thuận lợi so với các bạn khác lại không quen vất vả nên không thể có được những phẩm chất ở một người đảng viên như sinh viên ngoại tỉnh.
Khi được hỏi là nếu trong hai người có cùng năng lực như nhau ai là người để bạn tin tưởng để bầu vào Đảng thì có đến 60.3% chọn sinh viên ngoại tỉnh, 13.2% chon sinh viên Hà Nội còn lại là chọn cả hai hoặc tuỳ vào nhiệt tình của từng người. Những bạn sinh viên Hà Nội cho rằng sinh viên Hà Nội được tiếp nhận hệ thống pháp luật sớm hơn nên có thể sẽ tốt hơn khi vào Đảng. Còn những người chọn sinh viên ngoại tỉnh thì cho rằng để được vào Đảng các bạn sinh viên ngoại tỉnh đã phải nỗ lực phấn đấu nhiều hơn so với các bạn sinh viên Hà Nội nên cần phải lựa chọn những người ít cơ hội hơn. Ngoài ra có một số người nói là sinh viên Hà Nội không có được những phẩm chất mà đảng viên cần có như nhiệt tình, thực tế, dễ hoà đồng. Nếu đảng viên là sinh viên ngoại tỉnh thì sẽ dễ dàng gần gũi với quần chúng hơn. Ở câu này thì phương án trả lời khá là thống nhất giữa nam và nữ, giữa trường Tự nhiên và trường Nhân văn (50% - 57.1% và 62.3 - 56%). Liệu đây có thể gọi là phân biệt đối xử được không? Theo tôi thì không bởi vì nếu giữa hai người có cùng năng lực, cùng khả năng như nhau thì việc ưu tiên hơn với người phải nỗ lực hơn, phấn đấu hơn để đạt được kết quả đó là điều hoàn toàn bình thường. Việc một người phải bỏ nhiều công sức hơn, khó khăn hơn để đạt được tới cùng một kết quả thì kết quả đấy phải được tôn trọng và coi trọng hơn là điều hoàn toàn dễ hiểu. Người Việt Nam là những người coi trọng tình cảm, tôn trọng con người biết yêu thương và đoàn kết phấn đấu như vậy việc lựa chọn như trên là hoàn toàn có thể lí giải được. Những người lựa chọn cả hai hoặc không lựa chọn phương án nào lại có một cách lý giải khác là cần phải căn cứ trên những tiêu chuẩn để bình chọn đảng viên, không nên bình chọn đảng viên dựa trên cảm tính. Điều này cũng rất đúng tuy nhiên nếu chọn một đảng viên không những làm được việc mà còn có được sự đồng tình ủng hộ của nhiều người thì đó là một điều rất tốt.
Tuy vậy khi được hỏi là giữa những người có cùng năng lực như nhau thì ai là người bạn sẽ lựa chọn vào ban cán sự lớp thì có đến 32.9% sinh viên ngoại tỉnh tin tưởng bầu sinh viên Hà Nội 26.3% bầu sinh viên ngoại tỉnh và 18.6% bầu cho sinh viên cùng quê. Vây điều gì đã dẫn đến sự khác biệt khi bầu chọn sinh viên vào Đảng và sinh viên vào ban cán sự lớp. Những người bầu cho sinh viên ngoại tỉnh và sinh viên cùng quê cho rằng trong các lớp hầu hết là sinh viên ngoại tỉnh, sinh viên Hà Nội chỉ chiếm một số rất ít nên nếu chọn sinh viên ngoại tỉnh thì sẽ dễ dàng thông cảm và quan tâm đến nhau hơn.Các bạn cho rằng ban cán sự lớp ngoài năng lực thì còn phải biết chia sẻ với các bạn. Ngoài ra có ý kiến cho rằng trong cùng một điều kiện một môi trường sinh viên ngoại tỉnh sẽ thành công hơn so với sinh viên Hà Nội. Còn những bạn chọn sinh viên Hà Nội vào ban cán sự thì lại cho rằng sinh viên Hà Nội tiện lợi hơn về phương tiện đi lại, phương tiện liên lạc lại thông hiểu về cuộc sống Hà Nội nên các bạn có thể làm tốt nhiệm vụ của mình cũng như có nhiều hiểu biết và dễ ứng phó với các tình huống và có thể giúp đỡ các thành viên trong lớp. Ở đây hầu như đã có sự khác biệt trong phương án lựa chọn giữa các sinh viên nam và nữ, các sinh viên trường ĐHKHTN và ĐHKHXH. Số sinh viên nữ và sinh viên trường xã hội bầu chọn sinh viên Hà Nội vào ban cán sự lớn hơn số sinh viên nam và sinh viên ĐHKHTN vào ban cán sự (43.5% và 43.1% so với 35.6% và 35.4%). Tuy nhiên sự chênh lệch ở đây không nhiều vì dù chọn sinh viên ngoại tỉnh hay sinh viên Hà Nội các bạn cũng đều xuất phát từ mong muốn có một tập thể tốt, một ban lãnh đạo đủ năng lực và phẩm chất cần thiết hoặc là phải biết quan tâm đến các thành viên trong lớp. Ngoài ra nếu so sánh giữa sinh viên thường xuyên liên hệ, hiếm khi liên hệ hoặc không bao giờ liên hệ với sinh viên Hà Nội thì ta có thể thấy rằng số sinh viên chọn sinh viên Hà Nội vào ban cán sự lớp ở cả hai mức độ liên hệ đều là lớn nhất 17.1% và24% trong khi đó những người không bao giờ liên hệ thì không ai chọn sinh viên Hà Nội. Như vậy nếu có sự liên hệ dù ít hay nhiều thì mỗi người có thể thấy được những mặt tích cực của người khác, xác định được những lợi thể có thể đem lại thuận lợi và lợi ích cho tập thể. Còn với những người không bao giờ liên hệ thì không có một người nào chọn sinh viên Hà Nội vào ban cán sự. Điều đó chứng tỏ rằng việc liên hệ qua lại sẽ giúp cơ hội cho mỗi người đều được tăng cao, bằng không mọi hành động của mình chỉ dựa trên những định khuôn sẵn có.
Sinh viên Hà Nội vốn nổi tiếng với khoa ăn nói. Điều đó được thể hiện khá rõ ràng thông qua số người trả lời câu hỏi. Có 53% sinh viên ngoại tỉnh cho rằng sinh viên Hà Nội ăn nói sắc sảo. Điều này không chỉ thể hiện trong các cuộc tranh luận chính thức trên giảng đường mà còn được thể hiện khá rõ nét trong các cuộc tranh luận giữa bạn bè với nhau. Sinh viên đặc biệt là con gái Hà Nội thường được nhắc đến như những người có khả năng ăn nói rất tốt mà thường được nói là “nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong”. Khả năng ăn nói có thể xuất phát từ môi trường sống của các sinh viên Hà Nội. Sinh viên Hà Nội vốn có khả năng giao tiếp tốt, tự tin và khá tự nhiên trong các cuộc giao tiếp. Vốn dĩ ngay trong môi trường xã hội các gia đình ở Hà Nội ngày nay khá dân chủ con cái cũng có thể ngồi nói chuyện bàn bạc và đưa ra ý kiến riêng của mình trong công việc chung của gia đình hay chỉ đơn giản là đưa ra ý kiến về câu chuyện và một bộ phim. Họ không còn bị hoặc rất ít khi bị cha mẹ mắng là “nói leo” hay không cho bày tỏ ý kiến của mình. Ngoài ra, việc tiếp xúc với phim ảnh, báo chí, việc các gia đình thường sát nhau trên phố tạo điều kiện cho trẻ con phát triển tư duy, ngôn ngữ và khả năng giao tiếp. Có thể nói rằng trẻ con thành phố dạn dĩ và dễ làm quen hơn trẻ em nông thôn, có thể hoà nhập và bắt chuyện khá nhanh với các nhóm người lạ. hơn nữa sự tự tin vào bản thân giúp các em có thể trình bày vấn đề một cách khá mạch lạc và có thể tìm những dẫn chứng sắc bén để bảo vệ lý lẽ của mình. Số sinh viên nữ đồng ý cho rằng sinh viên Hà Nội ăn nói sắc sảo chiếm 56.7%, sinh viên nam là 45.8%. Sinh viên đại học Tự nhiên là 55.1%, sinh viên đại học Xã hội là 51.2%. Như vậy bất kể là phân chia theo giới hay trường thì ý kiến của các sinh viên ngoại tỉnh là khá đồng nhât. Còn số sinh viên không đồng ý thì tương đối thấp nam 18.8%, nữ 15.5%, trường ĐHKHTN 20.4%, ĐHKHXH 14.3%. Vậy là nhìn chung mọi người đều cho rằng sinh viên Hà Nội là những người ăn nói sắc sảo. Vậy liệu ý kiến đánh giá này có sự chênh lệch nào giữa những người thường xuyên liên hệ hay hiếm khi liên hệ không? Tôi xin thưa là không. Ở những người thường xuyên tiếp xúc thì có 24.2% đồng ý còn ở những người hiếm khi tiếp xúc là 28.9%. Như vậy việc những sinh viên Hà Nội là những người ăn nói sắc sảo là khá nhất quán trong cách đánh giá của các sin viên ngoại tỉnh.
Vậy ngoài việc được đánh giá là ăn nói sắc sảo thì sinh viên Hà Nội có phải là những người hiếu thắng hay không? Theo như kết quả điều tra thì có 30,8% cho rằng sinh viên Hà Nội hiếu thắng, 44.5% phân vân và 24.7% không đồng ý. Như vậy mặc dù ăn nói sắc sảo nhưng sinh viên Hà Nội không phải là những người bất chấp lẽ phải luông muốn giành phần thắng về mình nhưng họ cũng không phải là những người dễ dàng buông xuôi. Trong những người thường xuyên giao tiếp với họ (chiếm 45.1%) trong số người trả lời thì có 13.9% cho rằng sinh viên Hà Nội hiếu thắng và trong 53,5% người hiếm khi giao tiếp thì có 17.4% đồng ý với phương án trả lời như trên. Nếu liên hệ câu này với câu hỏi “Nếu xảy ra những cuộc tranh luận thì theo bạn những người sinh viên Hà Nội sẽ làm gì?” Ở câu hỏi này có 49.6% cho rằng sinh viên Hà Nội sẽ tranh luận đến cùng để tìm ra vấn đề, 28.9% cho rằng họ sẽ giữ vững lập trường trong mọi tình huống chỉ có 9.9% cho rằng họ tranh luận nửa chừng và 10.7% cho rằng họ không tranh luận nữa. Điều đó chứng tỏ rằng sinh viên Hà Nội không phải là qua hiếu thắng và không quan tâm đến câu trả lời chính xác. Họ tranh luận với mục đích tìm ra được một câu trả lời khiến họ thoả mãn chứ không phải là hoàn toàn cố chấp chỉ muốn giữ vững lập trường của mình. Trong mỗi cuộc tranh luận mục đích chính không phải tìm ra người thắng người thua mà là tìm ra một câu trả lời làm hài lòng tất cả mọi người. Đó không phải là một đáp án lấp lửng đánh đố theo kiểu ai muốn hiểu thế nào cũng được mà phải là một đáp án tạm được coi là đúng nhất. Khi tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình hay là tranh luận để đi đến lời giải đáp thì đồng thời đều giúp mọi người tìm ra những chỗ hổng trong lý lẽ của mình và lý lẽ của người khác. Những sinh viên Hà Nội vốn đã được coi là ăn nói sắc sảo sẽ vận dụng những khả năng này vào trong các cuộc tranh luận . Bất kể thế nào thì những người tham gia cuộc tranh luận đó đều đạt được những kết quả theo ý muốn. Không chỉ tìm ra đáp án được xem là chính xác nhất mà họ còn được nâng cao khả năng trình bày và sắp xếp logíc vấn đề. Việc phải tiếp nhận ý kiến người khác bằng cách lắng nghe nhưng cũng vừa phải tư duy để tìm ra những chỗ trống trong ý kiến đó hoặc chuẩn bị lý lẽ của mình để phản bác. Họ sẽ học được kỹ năng trình bày vấn đề cũng như kỹ năng vừa tập trung nghe vừa phải nhanh chóng xác định lý lẽ để trình bày. Còn những người cho rằng sinh viên Hà Nội sẽ giữ vững lập trường trong mọi tình huống thì trong đó có đến 24.3% (trên 30.8% cho rằng họ hiếu thắng). Theo những người này thì bất kể họ đúng hay sai thì họ vẫn luôn giữ vững lập trường của mình. Ở đây về một mặt nào đó thì đã biến thành cố chấp. Tuy nhiên để xác định là họ có cố chấp hay không hay đây chỉ là định kiến thì ta có thể xem xét là Ý kiến này được xác định trên mối quan hệ tiao tiếp như thế nào. Ở cả những người thường xuyên liên hệ và hiếm khi liên hệ số người cho rằng sinh viên Hà Nội khá hiếu thắng đều chiếm khoảng 1/3 trong số người trả lời. Như vậy có thể thấy rằng trong lúc tranh luận để tìm ra vấn đề chỉ cần quá đi một chút sẽ đẩy chúng ta vào con đường cóo chấp bảo thủ, luôn giữ ý kiến của mình trong mọi tình huống. Tuy nhiên số nà không nhiều so với những người biết điểm dừng trong các cuộc tranh luận và biết chấp nhận những phương án tuy khác với mình nhưng lại là câu trả lời chính xác. Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng không chỉ có sinh viên Hà Nội mà các sinh viên ở nơi khác cũng sẽ như thế khi bảo vệ ý kiến của mình. Bởi lẽ hầu hết các sinh viên đều là những con người trẻ tuổi mang đầy hoàn bảo và nhiệt huyết mang trong mình lý tưởng và những quan điểm riêng. Họ lại là những ngwofi bồng bột và mang một chút tỉnh hiếu thắng của tuổi trẻ nếu không thể thuyết phục họmột cách đúng đắn bằng những lý lẽ và bằng chứng thuyết phục thi họ vẫn sẽ tranh luận đến cùng để bảo vệ ý kiến riêng của mình. Đây là những đặc điểm chugn của giới thanh niên - sinh viên nhưng nó được thể hiện rõ nét hơn ở sinh viên Hà Nội bởi họ là những người khá tự tin và nhạy bén.
Có 48% số sinh viên được hỏi cho rằng sinh viên Hà Nội là những người thông minh, 41.9% phân vân và chỉ có 10.1% không đồng ý. Ở những người thường xuyên liên lạc trao đổi số người đồng ý với phương án trả lời này là 24,5%/44,9%thường xuyên liên hệ với sinh viên Hà Nội trả lời câu hỏi này còn những người hiếm khi là 23,1%/ 59,7%. Như vậy sự chênh lệnh không phải là cao. Ý kiến của những người thường xuyên trao đổi liên hệ và những người hiếm khi trao đổi là khá tương quan. Sự thông minh của sinh viên Hà Nội xuất phát từ chế độ dinh dưỡng hợp lý của người mẹ khi đang mang thai là một phần mà chủ yếu là do môi trường xã hội, do sự tiếp xúc xã hội và giao tiếp xã hội của trẻ em thành phố lớn hơn trẻ em nông thôn. Việc sống trong một môi trường xã hội phức tạp như Hà Nội tạo cho người ta khả năng phán xét tình huống và giải quyết vấn đề một cách nhanh nhạy. Ở câu hỏi này sự thuần nhất trong phương án trả lời là khá cao. Có 46.8% (nam) và 49.5% (nữ) đồng ý với phương án trên và 45.8% sinh viên trường Tự nhiên và 50% sinh viên Trường Nhân văn chọn cùng phương án này. Như vậy có đến gần một nửa số sinh viên được hỏi cho rrằng sinh viên Hà Nội thông minh còn số người không đồng ý với ý kiến này thì không nhiều có 6.4% nam, 11.6% nữ và 12.5% sinh viên trương tự nhiên so với 11% sinh viên Trường Xã hội. Như vậy số sinh viên nam không đồng ý với phương án cho rằng sinh viên Hà Nội thông minh là ít nhất. Có lẽ do sự tiếp xúc trao đổi của nam sinh viên với sinh viên Hà Nội là cao hơn rất nhiều so với các sinh viên nữ. Nếu như ở nam có 60% người được hỏi trả lời là thường xuyên liên hệ thì ở nữ số người này chỉ chiếm 36,5% mà thôi. Như vậy việc thường xuyên liên hệ trao đổi sẽ giúp cho khả năng đánh giá đối phương cao hơn so với việc ít khi liên hệ trao đổi. Tuy được đánh giá là thông minh nhưng chỉ có 24,5% cho rằng sinh viên Hà Nội thường đóng góp ý kiến trong những tình huống có vấn đề. Còn 23,4% cho rằng cả hai cùng đóng góp. Tại sao lại như vậy khi sinh viên Hà Nội được cho là thông minh nhưng lại ít khi đóng góp ý kiến?. Hienẹ nay ở các trường đại học sóo sinh viên Hà Nội không nhiều thường chỉ chiếm dưới 20% trong một lớp học mà thôi như vậy là chỉ chiếm khoảngn ¼ so với cá sinh viên các sinh viên ngoại tỉnh như vậy nếu so về số lượng ý kiến đưa ra chắn hẳn là sẽ không thể nào bằng được so với các sinh viên ngoại tỉnh. Nhưng ngay cả ý kiến này cũng không đồng nhất giữa nam và nữ trong việc chọn phương án trả lời. Nếu 42,9% nam cho rằng sinh viên Hà Nội đóng góp ý kiến nhiều thì tỉ lệ đó chỉ là 21,3% ở nữ. Còn 48,9% sinh viên xã hội đồng ý. Điều gì đã dẫn đến sự khác biệt đó, phải chăng ở đây đã thấp thoáng thấy bóng dáng của sự định kiến hay đây chỉ là ý kiến chủ quan củau từng người. Nếu các bạn đã biết khi cảm thấy giá trị của mình bị đe doạ thì con người ta thường có xu hướng giảm giá trị của người khác xuống nhằm đề cao giá trị của bản thân mình. Có thể ở đây cơ chế phòng vệ cảu sinh viên nữ cao hơn so với các sinh viên nam và của sinh viên xã hộicao hơn so với sinh viên trường Tự nhiên nên dẫn đến sự khác biệt khá lớn trong câu trả lời. Cũng có thể là do lối tư duy khác nhau giữa các ngành học đã khiến sinh viên Hà Nội thường đóng góp ý kiến hơn trong các vấn đề thuộc về khoa học tự nhiên. Theo tôi có thể là do cả hai nguyên nhân trên nhưng có lẽ sinh viên tự nhiên thường khoáng đạt hơn sinh viên xã hội cũng như dễ chấp nhận những người sinh viên không giống mình. Một bạn sinh viên khoa toán- cơ- tin đã nói với tôi: “Có gì đâu mỗi người mỗi cách sống miễn chẳng quan hệ đến mìn là được”. Họ chấp nhận những cách sống khác nhau trong khuông khổ cách sống ấy không làm hại người khác nhưng sinh viên xã hội thường dễ chấp nhận hơn với những người giống mình. Có lẽ do sinh viên xã hội là những ngườ sống thiên về nội tâm, có một đời sống tình cảm đa dạng và phong phú thường mong muốn mọi việc trở nên hoàn hảo hơn so với sinh viên xã hội. Cũng như các nam sinh khi có điều gì bực bội thì họ sẽ nói thẳng với nhau thậm chí đánh cho nhau vài cái rồi thôi nhưng nếu là nữ thì sẽ không như vậy họ chỉ âm thầm giữ trong lòng và cứ dần xa nhau mà thôi. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng người mà còn phụ thuộc vào đặc điểm chung của mỗi giới.
Nhưng nếu như số người cho rằng sinh viên Hà Nội ít đóng góp ý kiến trong những tình huống có vấn đề thì khi được hỏi về năng lực học thì lại khá đồng nhất về mặt ý kiến. Có 28.9% người được hỏi cho rằng sinh viên Hà Nội học tốt và 62.4% cho rằng học khá tốt. Như vậy ít khi đưa ra ý kiến không đồng nghĩa với việc khả năng tư duy kém. Tuy khả năng tư duy thấp hay cao không hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả học tập nhưng kết quả học tập cũng phản ánh một phần khả năng tư duy của người đó. Nếu như ở trên số người cho rằng sinh viên Hà Nội thông minh 48% thì 100% những người đấy đánh giá sinh viên Hà Nội là học tốt và khá thậm chí có 3.4% cho rằng họ học rất tốt. Nếu như có 12.2% sinh viên nam cho rằng họ học không tốt thì chỉ có 2.1% sinh viên nữ cho rằng như vậy. Theo như các bạn sinh viên thì sinh viên Hà Nội có khả năng học tốt và khá tốt lên đến 94.6% thì liệu có phải đúng như vậy không hay chỉ là cảm tính của các bạn sinh viên. Điều này ta có thể xem xét khi so sánh với thực tế…
Không chỉ vậy khả năng tư duy còn được biểu hiện qua khả năng làm việc. Trong những sinh viên được hỏi thì có đến 42.5% cho rằng sinh viên Hà Nội độc lập khá tốt thậm chí có 4.6% cho rằng rất tốt và chỉ có 5.9% cho rằng họ làm việc không tốt. Những người cho rằng họ làm việc không tốt bởi vì sinh viên Hà Nội quen dựa dẫm và ỷ lại vào người khác nếu không có khả năng độc lập. Còn đa số đều cho rằng sinh viên Hà Nội có khả năng làm việc tốt và khá tốt. Có thể lý giải nguyên nhân dẫn đến những nhận xét trên như sau. Sinh viên Hà Nội thường được coi là những con người tự tin và năng động. Họ có hướng phấn đấu trong tương lai và biết cách hành động để tiến tới tương lai đó. Hơn nữa cuộc sống ở thành thị và vòng xoáy của cơ chế thị trường tạo cho họ sự tự chủ khi quyết định tương lai của mình. Nếu xét về khía cạnh vật chất có thể sinh viên Hà Nội có lợi thế hơn sinh viên ngoại tỉnh nhưng về khía cạnh tình cảm thì chưa hẳn. Những gia đình ở Hà Nội hầu như cả ngày bố mẹ đều đi làm, tối đến ai về phòng nấy và tiếp tục làm việc riêng của mình gia đình nhiều khi thiếu đi những bữa cơm cả nhà quây quần ăn uống vui vẻ như ở nông thôn cho nên sinh viên Hà Nội học được cách tự chăm sóc và lo lắng cho những việc riêng của bản thân mình. Họ tự quyết định họ muốn gì và làm gì ý kiến của bố mẹ không phải là quyết định mà chỉ là tham khảo và hướng dẫn để họ có thể chọn lựa. Việc bố mẹ đi làm cả ngày và việc tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng sớm khiến cho họ học được cách tự quyết định cũng như tự giải quyết các vấn đề của mình. Hơn nữa sự tự tin vào bản thân mình cũng giúp cho họ rất nhiều khi giải quyết vấn đề và họ thường muốn tự giải quyết trước khi tìm đến sự giúp đỡ của người khác. Hơn nữa sự tự tin và quyết đoán khi làm việc sẽ dễ dàng cho họ làm việc độc lập nhưng lại khó khăn khi làm cùng một nhóm. Số sinh viên của trường Nhân Văn khi được hỏi cho rằng sinh viên Hà Nội làm việc độc lập không tốt chỉ chiếm 1,2% trong khi đó cùng phương án trả lời sinh viên tự nhiên có đến 12,2% chọn lựa. Như vậy sinh viên tự nhiên cho rằng sinh viên Hà Nội làm việc độc lập không tốt chiếm gấp hơn 10 lần so với sinh viên nhân văn. Điều gì đã đến sự khác biệt như vậy như vậy. Theo như thực tế sinh viên nhân văn thường quan tâm đến những vấn đề xã hội và thường có những nhận xét, những đánh giá về điều họ nhìn thấy nhiều hơn là so với sinh viên tự nhiên. Họ nhìn nhận không chỉ trong lĩnh vực học tập mà còn nhìn nhận cả những vấn đề bên ngoài trường học và trong cuộc sống. Họ nhìn và đánh giá cách sử lý tình huống của các sinh viên Hà Nội trong nhiều trường hợp và sinh viên nhân văn thường nhạy cảm hơn à để ý hơn so với sinh viên tự nhiên.
Còn khi được hỏi về khả năng làm việc nhóm thì có 8% cho rằng họ làm việc nhóm tốt, 26.7% cho rằng tốt; 54% cho rằng khá tốt và 11.3% cho rằng không tốt. Như vậy số người cho rằng sinh viên Hà Nội làm việc theo nhóm tốt giảm gần một nửa so với số người cho rằng làm việc độc lập tốt trong khi số người cho là họ làm việc theo nhóm không tốt tăng gấp đôi so với số người cho là họ làm việc độc lập không tốt. Có sự chênh lệch này là do nhiều khi sự tự tin thái quá của sinh viên Hà Nội khó dẫn đến việc dung hoà giữa các thành viên trong nhóm. Hoặc giả là do nhiều khi thái độ của sinh viên Hà Nội đã khiến họ bị tách ra khỏi tập thể. Có nhiều ý kiến cho rằng sinh viên Hà Nội làm việc theo nhóm tốt khi trong nhóm chỉ toàn sinh viên Hà Nội với nhau và làm việc không tốt khi có sinh viên ngoại tỉnh. Như vậy ở đây sự định khuôn đã dần chuyển sang sự định kiến. Vì lý do gì mà các bạn lại cho rằng như vậy. Có thể là do các bạn định kiến là sinh viên Hà Nội khó hoà hợp với sinh viên ngoại tỉnh hoặc là do các bạn cho rằng sinh viên Hà Nội không có khă năng hợp tác với người khác. Trong thực tế sinh viên ngoại tỉnh vốn có sẵn những định khuôn về sinh viên Hà Nội thêm vào đó việc nhiều khi sinh viên Hà Nội không dễ dàng vứt bỏ ý kiến của mình đã khiến cho sự hiểu lầm ngày càng rộng thêm và dẫn đến việc không thể làm việc chung. Hơn nữa sinh viên Hà Nội thường là những người có chủ kiến cao và rất sẵn sàng tranh luận khi phải bảo vệ ý kiến của mình nên nhiều khi bị coi là cố chấp, ngang bướng và không thể hợp tác. Cái tôi cá nhân của sinh viên Hà Nội hơi cao nên khó hoà nhập trong một nhóm và khó khi làm việc chung.
Ngoài ra sinh viên Hà Nội còn bị cho là kiêu ngạo và khó gần với 29.9% số người được hỏi đồng ý với ý kiến trên và 46.7% phân vân khi lựa chọn phương án trả lời.Trong đó có 67% trong số những người cho rằng sinh viên Hà Nội làm việc theo nhóm không tốt cho rằng họ kiêu ngạo.Vậy điều này có thể lí giải được vì sao sinh viên Hà Nội cho là làm việc nhóm không tốt.Những người kiêu ngạo thường là những người quá tự tin vào mình thậm chí dẫn đến tự kiêu,luôn cho rằng bản thân mình là đúng thậm chí khi biết rằng mình đã sai cũnh khó tự nhận rằng mình đã sai.Những người kiêu ngạo luôn ho rằng mình là trung tâm của mọi việc và khò hợp tác với người khác nhất là với những người cũng quá tự tin như vậy.nhưng liệu kiêu ngạo có phải là một đặc điểm của sinh viên Hà nội hay không?Trong số 42.6% những người thường xuyên liên hệ với sinh viên Hà Nội thì có 13.1cho rằng sinh viên hà Nội kiêu ngạo.Trong số 52.4% những người hiếm khi liên hệ thì 16.6% cho rằng sinh viên Hà Nội kiêu ngạo.Như vậy số lưọng người cho rằng sinh viên Hà Nppọi kiêu ngạo chiếm khoảng 1/3 trong số những người có sự trao đổi liên hệ với sinh viên Hà Nội ở câu này.Nhưng ngay ở câu này cũng có sự khác nhau giữa nam và nữ.Số sinh viên nam cho rằng sinh viên Hà Nội khong kiêu ngạo là 29.2% và sinh viên nữ là 17.2%.Số sinh viên trường tự nhiên là 32.7% và sinh viên trường nhân văn là 16.3%.Như vậy có thể thấy rằng các nam sinh viên và sinh viên tự nhiên cho rằn inh viên Hà Nộ không kiêu ngạo hay kiêu ngạo không phải là thuộc tính của sinh viên Hà Nội thì nhiều gầngấp đoi số sinh viên cho rằng sinh viên Hà Nộ kiêu ngạo.Có thể lí giải điều này như sau : sinh viên nam và sinh viên thuộc ngành tự nhiên thường khoáng đạt và không chú ý nhiền đén tiểu tiết như sinh viên nữ và sinh viên xã hội . Sự định khuôn sẵn có ( 56.3% ) sinh viên dược hỏi cho biết rằng trước khi quen biết với các sinh viên Hà Nội họ nghĩ sinh viên Hà Nội kiêu ngạo, khó gần . Khi đã xác định đối phương là người kiêu ngạo khó gần thì thông thường khả năng để tạo ra cơ hội tiếp xúc cho 2 bên hiểu nhau sẽ ít đi bởi lẽ ít ai muốn tiến hành giao tiếp với 1 người mình cho là kiêu ngạo và khó gần.Nhưng theo tôi ở đay dường như đã có sự định kiến khi có ý kiến cho rằng “sinh viên Hà Nội đặc biệt là Hà Nội gốc thì rát kiêu ngạo .Bọn nó thường chơi theo nhóm .Thậm chí bọn nó coi thường ngay cả sinh viên Hà Nội nhưng ở ngoại thành “.Như vậy ở đây sự định khuôn đã biến thành diịnh kiến bỡi lẽ thông thường tất cả mọi người thường chơi thân với 1 nhóm người nào đó hơn những người mà bọn họ cảm thấy hợp và dễ nói chuyện.Không phải ai cũng có thể chơi với tất cả mọi người như nhau việc có người thân , có người sỏ là việc thường tình của mọi người không thể vì thế mà cho rằng sinh viên Hà Nội kiêu ngạo .Cũng như có 1 số bạn sinh viên ngoại tỉnh nói : “ tất cả bạn thân đều là sinh viên ngoại tỉnh “ hay “chúng tôi dễ thông cảm và hiểu nhau hơn “ thì các bạn sinh viên Hà Nội cũng vậy . Họ có xu hướng thân hơn với những người giống họ đó là chuyện bình thường không nên vì thế mà cho là họ chia nhóm.Tuy nhiên ở đây cũng phải xem lại thái độ của một số bạn sinh viên Hà Nội .Có thể tuy vô tình nhưng chính những hành động , cử chỉ của các vô hình chung đã tạo ra 1 sự ngăn cách giữa các bạn và những bạn sinh viên khác . Có người nói với tôi rằng sinh viên Hà Nội thường chỉ chơi với nhau và ít khi hoà đồng vào những hoạt động tập thể của lớp .Có thẻ những hành vi mà các bạn cho là bình thường thì dưới con mắt những người khác đó là 1 hành vi không thể chấp nhận dược.”Nhập gia tuỳ tục”câu nói ấy cho ta biết rằng cần phải tuỳ từng môi trường mà ta có những cách ứng xử tương hợp nếu như vẫn cứ khăng khăng giữ lấy cái tôi của mình thì nhiều khi sẽ khiến bạn tách biệt với người khác .Tuy nhiên không phải sinh viên Hà Nội nào cũng vậy nếu như ta biết đặt “cái ta” vào “cái chung ta”, “cái riêng”vào “cái chung “và chung hoà nó thì ta sẽ hoà hợp dược với mọi người.
Khi dược hỏi là trước khi quen với các bạn sinh viên Hà Nội bạn nghĩ họ là người như thế nào thì có đến 56.3% cho rằng họ kiêu ngạo trong khi chỉ có 17.7% cho rằng họ mạnh mẽ , bản lĩnh , số người cho là họ hồn nhiên , vô tư chiếm 15.6% và ăn nói sắc sảo chiếm 10.4%.Như vậy có thể thấy rằng việc choirawngf sinh viên Hà Nội là những người kiêu ngạo khó gần chiếm đến hơn 1 nửa trong nét tính cách trên .Việc ít khi bộc lộ tình cảm 1 cách vồn vã của người dân thành phố nhiều khi bị cho là kiêu ngạo và ít tình cảm .Nhưng cuộc sống tất bật vội vã của thành phố nhiều khi làm cho con người bỏ qua đi những diieù cần thiết trong cuộc sống .Bạn đi mua hàng và bị móc túi íât nhiều người nhìn thấy nhưng họ sẽ không nói gì mà chỉ nói với bạn sau khi tên móc túi bỏ đi rồi.Vì sao vậy? Họ sợ bị trả thù, bị phiền phức,vì họ không muốn dính dáng đến việc không liên quan đến mình.Nếu nhu ở nông thôn hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau có cái gì ngon cũng mời hành xóm sang chung vui thì ở thành phố ai biết nhà nấy.Gặp nhau thì chào hỏi nhau dăm ba câu xã giao thậm chí có những người sống đến máy năm ở cùng một khu nhà mà cũng không biết hết tên hành xóm của mình .Nhưng có phải do họ kiêu ngạo hay không ?Không hẳn như vậy mà do cuộc sống tất bật mỗi người đều phải chú trọng đến công việc của mình nên hị không còn thì giờ để mà lo nghĩ đến những chuyện khác nữa .Cại gì cũng vội vã chứ không thoải mái ung dung như ở nông thôn.Tuy nhiên nếu tiếp xúc sâu bạn sẽ thấy rằng họ không hề kiêu ngạo và khó gàn mà thậm chí còn là nhưng người nói chuyện rất có duyên.Các bạn cho rằng họ khá hồn nhiên vộ tư(15.6% chọn lựa)bởi vì các bạn cho rằng sinh viên Hà Nội có cuộc sống vật chất khá đày đủ không phải lo lắng đến nhiều vấn đề hơn nữa sinh viên Hà Nội khi nói chuyện thường là những người nói chuyện khá vui vẻ thoải mái nên bạn cho rằng họ hồn nhiên vô tư .Cuộc sống thành thị với những cám dỗ tạo cho họ khả năng chống chọi với những cám dỗ đó và việc cuộc sống khiến họ nhiều khi không thể bộc lộ những tình cảm của mình đã tạo cho họ một lớp vỏ nguỵ trang ( mặt nạ )nhằm bảo vệ an toàn cho mình và tránh cho mình bị tổn thương.Tuy nhiên không phải ai cũng vậy mà ở mỗi người thì đức tính này hoặc đức tính kia nổi bật hơn.Việc có quá nhiều người cho rằng sinh viên Hà Nội kiêu ngạo chưa hẳn đã là đúng mà là do chưa có cơ hội tiếp xúc với nhau mà các bạn chỉ tiếp nhận thông tin m ột chiều mà thôi . Muốn hiểu về một con người bạn phải giao tiếp với người đó taọ điều kiện cho hai bên tìm hiểu lẫn nhau thì mới có thể hiểu dược 1 phần con người nhau .Khi dược hỏi là”trong giao tiếp bạn có bao giơf chủ đọnh bắt chuyện với 1 sinh viên Hà Nội không” thì số người thường xuyen bắt chuyện chiếm 1.9% nhữnh người trả lời đôi khi chiếm 54.4% hiếm khi là 24.7% và không bao giờ là 7% những người thường xuyên bắt chuyện trước cho biêts rằng họ làm thế vì muốn tạo mối quan hệ tốt với tất cả mọi người.Một số khác thì cho biết đó vốn là tính cách của họ,sinh viên Hà Nội hay không thì họ cũng sẽ bắt chuyện.Nhưng cũng có người nói rằng với họ không có khoảng cách giữa sinh viên Hà Nội và sinh viên ngoại tỉnh nhưng chính sinh viên Hà Nội tự tạo ra khoảng cách .Như vậy phần lớn những người chủ động bắt chuyện đều là những người tự tin vào khả năng giao tiếp của mình , là những người vui vẻ và dễ hoà đồnh với mọi người.Nhưng còn với những người đôi khi bắt chuyện hoặc ít khi bắt chuyện thì cho rằng nếu là bạn bè thì không phải tránh né tuy nhiên hiếm khi bắt chuyện vì cảm thấy có khoảng cách vạ các bạn đó cho rằng sinh viên Hà Nội trông họ không gần gũi hoà đồng hoặc có người cho bết rằng :”Tôi không thích lắm vì họ không có tinh thần hợp tác chia sẻ và gần gũi.”Thậm chí có bạn nói rằng “Tại sao lại phải tự ti vì chắc gì sinh viên Hà Nội đã hơn dược tôi về kiến thức và kinh tế “ . Đây quả là 1 lời tuyên bố hết sức tự tin nhưng tôi vẫn thấy hàm chứa trong đó sự tự ti . Đã là bạn thì không ai đem so sánh kiến thức và kinh tế .Tôi có bắt chuyện với ai đó không đơn giản vì tôi có thích không.Còn nếu theo như lời bạn nói thì sinh viên ngoại tỉnh không nên tự ti khi nói chuyện với sinh viên Hà Nội nhưng thật ra thì không có gì đáng để tự ti như một bạn sinh viên khoa báo đã nói “tại sao không bắt chuyện ,tôi chẳng có gì kém họ cả mà đơn giản là tôi đang học cùng với họ”như vậy phải chăng việc hiếm khi bắt chuyện do một phần các bạn không tự tin lắm về mình hoặc là do thái độ của sinh viên Hà Nội không được gần gũi khi ến các bạn cảm thấy ngại ngùng v à không thích khi làm như vậy.
Tuy nhiên sau khi nói chuyện bạn mới được biết người đang tiếp xúc với mình là sinh viên Hà Nội thì cũng không có gì thay đổi cả.Có 81.5% người cho biết rằng họ vẫn sẽ nói chuyện bình thường.Có 4.5% người cho biết họ hơi ngập ngùng lúng túng khi nói , 3.2% người chọn là sẽ khó để nói chuyện như trước, 8% không muốn nói chuyện nữa .Những người tiếp tục nói chuyện bình thường cho biết là với họ ai cũng có mặt tốt mặt xấu và mình cũng vậy quan trọng là người bạn mình thế nào.Có một số thì cho rằng phần đông sinh viên Hà Nội kiêu ngạo nhưng chỉ nói chuyện thì có sao đâu hoặc muốn nói chuyện để xem sinh viên Hà Nội có như lời đồn hay không?Những người cho biết sẽ không nói chuyện nữa đưa ra lí do rất đơn giản “tôi ghét họ”.Như vậy nếu sau khi giao tiếp mới biết dược đối phương là người Hà Nội thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đén cuộc giao tiép đấy và đôi bên vẫn có thể tiếp tục duy trì quan hệ nếu thấy đối phương phù hợp với mình .Nhưng nếu như biết người đó là người Hà Nội trước khi nói chuyện thì xác xuát xảy ra giao tiếp là ít nếu như người chủ động trước không là người Hà Nội .Trong số 10.8%không muốn nói chuyện nữa thì có đến 8,7% không bao giờ tiếp xúc với sinh viên Hà Nội và 4.3%cho rằng họ kiêu ngạo và không bao giờ tiếp xúc với sinh viên Hà Nội .Như vậy ở những người này định khuôn đã chuyển thanh dịnh kiến và thậm chí đã dẫn đến phân biệt đối xử .Như vạy vô hìng chung các bạn đã nhìn nhận người khác dưới con mắt định kiến của mình và cuộc giao tiếp sẽ cắt đứt ở đấy .Nhưng với nhũng bạn vẫn bình thường khi nói chuyện thì sẽ tạo ra được cơ hội cho 2 bên hiểu nhau .Còn đối với những người cảm thấy ngập ngừng , lúng túng khi nói hoặc rất khó để nói chuyện như trước là do các bạn không tự tin vào mình còn thực ra người nói chuyện với các bạn vẫn trước sau như một và cái mác Hà Nội không làm cho bạn ấy thay đổi so với lúc trước đó.Tuy vậy chỉ cần người đó là một người bạn tốt và nói chuyện hợp tính thì cuộc giao tiếp vẫn có thê xảy ra lần nũa.Tuy nhiên nếu cuộc giao tiếp không thành thì sẽ dể lại những định kiến và làm ảnh hưởng đến những lần giao tiếp sau đó bởi theo cơ chế ấn tượng ban đầu thì ấn tượng ban đầu thường rất sâu sắc,khó phai và người bị ấn tượng thường nhớ rất lâu những ấn tượng về người khác.
Khi được hỏi là bạn có lựa chọn sinh viên Hà Nội để ở cùng phòng không khi có đợt đi thực tập hay đi chơi xa không thì có 58.9% trả lời có và 38.8% trả lời khong.Những bạn chọn phương án trả lời có cho rằng nếu ở cùng với sinh viên Hà Nội thì sẽ có thêm cơ hội đẻ hiểu họ hơn còn có một số ý kiến cho rằng sinh viên Hà Nội có nhiều cái đáng cùng để các bạn học hỏi.Những người chọn không ở cùng cho rằng sinh viên Hà Nội không coi trọng ngay cả sinh viên Hà Nội ở ngoại thành và nói rằng họn họ hay chơi bè phái.Thứ hai sinh viên ngoại tỉnh không muốn ở cùng sinh viên Hà Nội có điều kiện sống ở một mức độ cao hơn.Họ cho rằng do khả năng kinh tế và điều kiện sống thì khó có thể hào hợp được với nhau nên họ thích những người hoà đồng với mình về mọi mặt.Họ cho rằng sinh viên Hà Nội coi thường những người không bằng họ và họ không thích chia sẻ những gì mình có cho người khác. Như vậy các bạn cho rằng sự khác nhau về mặt kinh tế sẽ dẫn đến sự không thể hoà hợp về mặt cuộc sống .Trong số 45.2% những ngưòi trả lời câu hỏi này có sự trao đổi thường xuyên với sinh viên Hà Nội thì có đến 32.5% chọn ở cùng với sinh viên Hà Nội và 11.9% chọn phương án không ở cùng.Còn trong 51.6% người trả lời câu hỏi này hiếm hkhi liên hệ thì có 26.2% người chọn ở cùng còn 23.8% thì không chọn.Qua số liệu trên cho thấy những người thường xuyên liên hệ thì chọn ở cùng với sinh viên Hà Nội tìh cao hơn so với những người chọn không ở cùng hoặc là chọn ở cùng nhưng hiếm khi liên hệ.Như vậynhững người khi có sự thường xuyên traođổi liên hệ với nhau thì sẽ dẫn đến việc muốn tìm hiêun nhau một cách cặn kẽ hơn,muốn xây dựng những tình bạn trên cơ sỏ hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.Khi chọn phương án ở cùng là các bạn đã tạo ra cho cả hai bên cơ hội để hiểu thêm về và học hỏi lẫn nhau.Sinh viên Hà Nội và sinh viên ngoại tỉnh mỗi bên đều có thế mạnh và hiểu biết của mình như vậy nếu ở chung với nhau thì sẽ có cơ hội đẻ trao đổi những hiểu biết của mình nhằm tích luỹ thêm vốn kiến thức của mình và có thể xem lại những định khuôn có sẵn về đối phương.Còn với những bạn không muốn ở cùng với sinh viên Hà Nội chủ yếu là do các bạn nghĩ rằng điều kiện kinh tế của sinh viên Hà Nội cao hơn sợ sẽ khó hào hợp khi cùng sống nhưng thực ra con người có thể sống chung với nhau và hào hợp với nhau mà hoàn toàn không bị chi phối nhiều về mặt kinh tế.Một người có mức sống cao hơn không có nghĩa là họ không thể thivhs ứng được với cuộc sống kém tiện nghi hơn.Ngoài ra sinh viên Hà Nội là những người có khả năng thích ứng khá tốt nên việc sợ rằng điều kiện sống chênh lệch sẽ dẫn những bất đòng trong cuộc sống do phong cách sống khác nhau là không nhiều khả năng.Nhưng có bạn sinh viên đã nêu lên ý kiến của mình là:“sinh viên Hà Nội khong muốn chia sẻ cái mình có cho người khác và cảm thấy khó chịu khi người khác không bằng mình”và nói thêm rằng nhận xét này được rút ra từ chính kinh nghiệm của bản thân.Tuy nhiên tôi cho rằng ý kiến này là quá cực đoan và định kiến với sinh viên Hà Nội.Không thể chỉ vì bạn thất vọng về 1 con người mà bạn đánh đồng tất cả sinh viên Hà Nội đều như vậy.Chính trong các sinh viên ngoại tỉnh cũng cho rằng trong sinh viên Hà Nội và cả sinh viên ngoại tỉnh cũng có người này người khác không phải bất cứ sinh viên Hà Nội nào cũng vậy.Việc gặp một sinh viên Hà Nội như vậy có thể làm cho bạn thất vọng nhưng việc tất cả sinh viên Hà Nội đều như vậy là một sai lầm .Nếu bạn chịu khó thử bước qua định kiến của mình thì có thể thấy rằng sinh viên Hà Nội là những người bạn cũng nhiệt tình,năng nổ và vui vẻ không khác gì các sinh viên ngoại tỉnh-ở câu này sự chênh lệch giữa nam và nữ,giữa sinh viên trường ĐHKHXH và ĐHKHTN là không nhiều .Nếu như những người chọn đáp ná có ở nam là 62.5% thì ở nữ là 55.3% , ở trường tự nhiên là 55.3% thì ở trường nhân văn là 56% .Như vậy giới tính không ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn mà việc lựa chọn là tuỳ thuộc vào mỗi cá nhân vào việc họ muốn hay không muốn thử sống cùng để tìm hiểu người khác.Nếu chỉ đứng từ xa mà đánh giá người khác qua định khuôn thì chắc chắn là không chuẩn xác bằng việc bạn đến gần họ và tìm hiểu để đánh giá họ.Việc các bạn sinh viên ngoại tỉnh chọn sinh viên Hà Nội để ở cùng phòng là một tín hiệu đáng mừng trong việc thiết lập quan hệ bạn bè giữa 2 bên tạo điều kiện cho những tình bạn thật sự xuất hiện vựơt qua sự xã giao hằng ngày.
Nhưng việc các bạn đó có phải là sinh viên Hà Nội hay không thì có vẻ không phải là vấn đề quá quan trọng.Việc ít có cơ hội để tìm hiểu nhau hay những định khuôn sẵn có hầu như không ảnh hưởng đeens các bạn khi chọn người yêu.Chỉ có 5.7% cho rằng họ rất e ngại khi yêu sinh viên Hà Nội ,12% cho rằng họ có e ngại,19,6% cho rằng đôi khi e ngại còn thì phần lớn sốngười được hỏi(62%) cho rằng họ không e ngại gì.Những người có e ngại khi yêu người Hà Nội thì cho rằng do hoàn cảnh sống khác nhau nên khó có thể hoà hợp do khác nhau quá nhiều.Do các bạn sợ sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống tương lai.Cũng có bạn lại cho rằng người Hà Nội tự cho rằng mình là người thành phố những người từ nơi khác đến đều là dân ngụ cư tỉnh lẻ nên luôn kênh kiệu sĩ diện.Hoặc giả là do không thích sự ồn ào của Hà Nội . Điều các bạn lo lắng không phải là không có lí vì hoàn cảnh sống khác nhau, môi trường sống khác nhau sẽ làm cho người ta có những quan điểm và hành vi ứng xử khác nhau.Những sự khác nhau ấy nếu vượt qua được và chấp nhận người yêu mình như họ vốn có thì sẽ là chất xúc tác và lực haaps dẫn người yêu nhưng nếu không thể chấp nhận được sự khác nhau đó mà mỗi bên chỉ đều để ý đến cái tôi của mình và muốn thay đổi người yêu biến họ trở thành con người như mình mong muốn thì việc chia tay hoặc gặp những vấn đề nảy sinh là điều không thể tránh khỏi.Còn những người cho rằng họ không e ngại bởi vì khi đã yêu nhau thì họ cho rằng không có gì phải ngại việc người khác nghĩ gì không quan trọng,việc có vấn đề rắc rối giữa 2 người là việc bình thường và nếu ử mức độ vừa phải thì nó sẽ giúp 2 bên hiểu nhau hơn và sẽ trở thành gia vị cho tình yêu của họ.Nếu trở qua những trở ngại đó thì tình yêu của họ sẽ càng thêm bền vững và sâu đậm nên việc người đó là người ở đâu không quan trọng. ở đây cả sinh vieen nam và nữ không e ngại đều chiếm tỉ lệ rất cao.Số sinh viên nam không e ngại là 64% còn số nữ là 61,4%.Như vậy sự phát triển củ thời đại đã tạo ra những người phụ nữ dám yêu và dám đương đầu với những vấn đề nảy sinh trong tình yêu.Họ không e ngại ngững khó khăn sẽ trờ đón họ ở phía trước mà chấp nhận nó như nó vốn dĩ là 1 phần tất yếu của cuộc sống.Còn với sinh viên tự nhiên số người không e ngại là 71,2% so với 60,2% sinh viên của trường nhân văn.Sinh viên tự nhiên do tính cách thường thoải mái và phóng khoáng hơn so với sinh viên xã hội.Còn sinh viên Xã hội thường là những người suy nghĩ rất nhiều nên họ thường ngập ngừng hơn so với sinh viên tự nhiên.Hơn nữa do sinh viên xã hội thường trầm tính và để ý đến những người xung quanh nghĩ gì nên họ sẽ e ngại hơn khi chấp nhận 1 vấn đề mà biết chắc là sẽ có nhiều chuyện xảy ra.Tuy nhiên con số này không khiều vì có đến 60,2% không hề e ngại gì.Thế mới biết tình yêu cho con người ta sức mạnh để đương đầu với những trở ngại trong cuộc sống và đạp bằng những chông gai.khi 2 người đến với nhau bằng tấm lòng thực sự thì có gì đáng để e ngại như 1 bạn sinh viên đã nói với tôi “bạn e ngại vì không biết họ yêu mình vì lí do gì?Vì tình yêu thì không nói làm gì nhưng hay là mình chỉ để trang trí hoặc nơi lợi dụng vật chất”.Theo tôi điều lo ngại này không phải là lo ngại riêng với sinh viên Hà Nội bởi bất cứ nơi đâu cũng có người này người khác tuy nhiên nếu cho rằng chỉ có người Hà Nội như vậy thì chứng tỏ là bạn đã có định khuôn còn nếu cho rằng ai cũng như vậy thì bạn đã quá tự ti vào bản thân mình.Trong tình yêu sự giả dối và lừa gạt không thể che đậy mãi được cũng như một tình cản thật sự không thể giống như một tình cảm giả tạo cho nên việc bạn e ngại tuy có thể hiểu được nhưng nếu cứ để sự e ngại đó khiến bạn chần chừ không dám đón nhận tình cảm của người khác thì bạn sẽ đánh mất đi cơ hội tìm được tình yêu của mình và cơ hội tìm được nửa kia của bạn.
Các bạn không e ngại nhưng còn gia đình của các bạn thì sao?Liệu họ sẽ có phản ứng thế nào khi bạn yêu người Hà Nội? Ở đây có 14.7% số người được hỏi trả lời là gia đình sẽ hoàn toàn không đồng ý.Số người cho rằng gia đình họ sẽ miễn cưỡng chấp nhận là 8.4%.Còn những người cho biết rằng họ được chấp nhận chiếm 47.3% và 28.7% .Như vậy ở đây số người bị gia đình từ chối là rất ít chiếm 14.7% trong tổng số 99.1% người trả lời câu này.Lí do để gia đình phản đối ở đây cũng không khác gì nhiều so với lí do đã khiến các bạn e ngại .Họ sợ rằng con cái của mình sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống gia đình, sợ con mình không thích ứng được với điều kiện sống và văn hoá. Ở đây trong số 5.7% người rất e ngại thì có 67% cho rằng cha mẹ mình sẽ phản đối.Trong số 12% người đôi khi e ngại thì có 19.6% cho rằng bố mẹ mình sẽ phản đối và 13.4% trong số những người chọn rằng họ hơi e ngại sẽ gặp sự phản đối của gia đình.Như vậy ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội cha mẹ không còn áp đặt và quan thiệp quá sâu vào cuộc sống của con cái mà ở đây cha mẹ chỉ là người góp ý và phân tích điều hay lẽ phải cho con cái mà thôi.Các bạn tin rằng cha mẹ sẽ đồng ý vì đấy là hạnh phúc mà con mình đã lựa chọn và gia đình họ tôn trọng ý kiến của họ.Thậm chí có người cho rằng đây không phải thời đại “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”mà là thời đại “con đặt đâu cha mẹ ngồi đấy”.Tuy đây chỉ là một câu nói đùa nhung phần nào nó cũng đã phản ánh được tình hình thực tế ngày nay.Bố mẹ không quan thiệp quá sâu vào chuyện riêng của con mà thường là tôn trọng ý kiến của họ,chấp nhận những mong muốn của họ vì đấy là người họ yêu.Ngày nay quan hệ hôn nhân phải được xây dựng trên tình yêu ,trên cơ sở của sự hiểu biết lẫn nhau và trên tinh thần tự nguyện chứ không phải trên ý kiến và quyết định của bố mẹ.Hơn nữa bố mẹ làm bất cứ chuyện gì cũng dựa trên ước mong con cái của mình được hạnh phúc nên không có lí gì lại đi ngăn cấm tình yêu của con cái.Mỗi người đều có quyền tự quyết định và chịu trách nhiệm cho những hành động của mình dã làm hơn nữa luật pháp cũng qui định về tự do hôn nhân phần lớn cha mẹ đều đồng ý với con mình.Hơn nữa sự khác biệt giữa nông thôn và thành phố ngày nay không còn quan trọng nữa nên chỉ cần có được một tình yêu thực sự thì họ sẽ vượt qua trở ngại về phong cách sống và những điều khác nữa.
Khi cho rằng sinh viên Hà Nội có điều kiện sống thuận lợi thì cũng có đến 17.1% trả lời là họ rất hay nghĩ là sinh viên Hà Nội có nhiều cơ hội trong cuộc sống,68.3% trả lời là họ đã từng nghĩ chỉ có 9% là cho biết họ chưa bao giờ nghĩ cả. Điều này trên thực tế là khá chính xác.Sinh viên Hà Nội về một mặt nào đó có nhiều cơ hội để có được một việc làm tốt, ổn định và phù hợp với mình hơn so với sinh viên ngoại tỉnh.Hơn nữa việc chúng ta cho rằng người khác có cơ hội hơn mình trong cuộc sống là một điều hết sức bình thường.Tuy nhiên có điều kiện vật chất thuận lợi hơn chưa hẳn đã phải là có cơ hội thuận lợi hơn bởi vì nhiều khi điều kiện vật chất đầy đủ cũng làm giảm đi ý chí chiến đấu của con người .Trong cuộc cạnh tranh này chưa chắc ai đã có nhiều cơ hội hơn bởi vì sự cạnh tranh ở nông thôn thường ít hơn nhiều so với ở thành phố.Khi bạn xin việc ở quê thì tỉ lệ xin được việc của bạn sẽ cao hơn khi xin ở thành phố.Còn nhũng người cho biết là chưa bao giờ họ nghĩ là sinh viên Hà Nội có điều kiện sống thuận lợi ( Chiếm 3% trong câu hỏi trên) thì có đến 66.8% chọn phương án là họ chưa bao giờ nghĩ về điều này vì họ cho biết rằng họ chưa bao giừ nghĩ là sinh viên Hà Nội thuận lợi về điều kiện sống.Khi được hỏi rằng bạn có muốn trở thành sinh viên Hà Nội hay không thì có 16,3% trả lời là rất muốn và 43,8% trả lời là đôi khi muốn.Số người chọn là hiếm khi muốn chiếm 12,4%.Như vậy số người đã từng muốn trở thành sinh viên Hà Nội chiếm 72,5% .Nguyên nhân để các bạn muốn cũng có nhiều lí do khác nhau .Có người thì cho rằng họ thuận lợi hơn về mọi mặt ,có nhiều cơ họi hơn,có cơ hội quen biết,cơ hội tiếp cận với khoa học tốt hơn.Vì họ có điều kiện phát triển hơn.Cũng có người muốn trở thành sinh viên Hà Nội để cha mẹ đỡ vất vả hơn và bạn ấy có khả năng làm việc độc lập tốt hơn mà không bỡ ngỡ.Có người thì muốn được sống gần gia đình, được có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống và có điều kiện tốt hơn cho bản thân hay chỉ đơn giản như 1 bạn sinh viên khoa vật lí là”chả ai lại từ chối là một người có nhiều cơ hội hơn”.Nhưng ở đây xuất hiện những ý nghĩ rất hay”tôi muốn là người Hà Nội nhưng có phong cách của người ngoại tỉnh”.Như vậy đối với những bạn này “phong câch Hà Nội” hẳn đã để lại những ấn tượng không mấy tốt đẹp trong các bạn.Cũng có thể do môi trường sống khác nhau tạo ra những phong cách sống khác nhau mà cá bạn không muốn mất đi phong cách sống vốn có của mình.Họ cho rắnginh viên Hà Nội có nhiều cơ hội hơn nhưng cơ hội chỉ đến với ai biết chuẩn bị vì vậy không nhất thiết phải là người Hà Nội.Có người lại cho rằng sinh viên Hà Nội không được nếm trải cảm giác cuộc sống khó khăn khi xa nhà vì thế tính cộng đồng không được mở rộng.Họ cho rằng khi sống xa nhà con người ta lớn lên rất nhiều.Hoặc đơn giản có người cho biết họ phải cảm ơn cha mẹ đã sinh ra mình ở 1 miền quê đẹp và họ yêu quê hương của mình hay như có người nói “tại sao phải thay đổi nguồn gốc xuất thân của mình”.Như vậy ở những người không bao giờ muốn trở thành 1 sinh viên Hà Nội vì họ tự tin vào chính năng lực của bản thân mình,tin rằng cơ hội chưia đều cho tất cả mọi người là khi cơ hội đến mình biết nắm bắt khi cơ hội đến.Hay như 1 bạn rất tự tin khi nói”Hà Nội không phải là tất cả. aơr quê sẽ biếy được nhiều hơn.Thử hỏi sinh viên Hà Nội xem mạ với kéo khác nhau như thế nào xem họ có phân biệt được không?”Và cũng có những người do yêu quê hương ,tự hào về quê hương của mình nên cũng không muốn thay đổi nguồn gốc xuất thân của mình .Nhìn chung việc muốn trở thành sinh viên Hà Nội đều bắt nguồn từ nguyện vọng muốn mình có cơ hội phát triển hơn nữa.Trên thực tế số sinh viên sau khi ra trường ở lại Hà Nội cũng rất nhiều.Các bạn mong muốn có thể tìm được những cơ hội phát triển cho ình và cho tương lai của mình sau này.Việc ở lại Hà Nội sau khi tốt nghiệp cũng là việc chờ đợi trong khi tìm được một cơ hội phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của mình.Như vậy về một phần nào đó thì đã có sự tương thuận giữa suy nghĩ và hành động của các bạn,giữa việc cho là người khác có cơ hội và mong muốn rằng mình cũng có những cơ hội như thế.”Nước chảy chỗ trũng” ai cũng muốn làm việc ở một nơi phát huy được năng lực của bản thân và phát triển tương lai của mình, đem lại cho mình một cùng với những người mà mình thương yêu một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH (76).doc