Đề tài Định mức lao động cho các công việc trong xưởng gia công cơ khí của trung tâm Nội thất học đường tại Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I

Ngoài ra, kỷ luật lao động trong doanh nghiệp là điều rất quan trọng. Nó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc và an toàn lao động. Tuy nhiên việc thực hiện kỷ luật lao động trong doanh nghiệp lại chưa được mấy quan tâm, đặc biệt là trong các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất ở các nước chưa phát triển hoặc đang phát triển. Phong cách lao động có mức, theo mức cụ thể là phong cách lao động có kỷ luật và có hiệu quả cao. Thật vậy, bởi vì mức lao động là mục tiêu, là nhiệm vụ của mỗi người lao động trong những điều kiện nhất định. Mức lao động hợp lý chỉ có thể được xây dựng và hoàn thành trong điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý. Trong điều kiện đó không cho phép người lao động làm việc tuỳ tiện, không tuân theo quy trình công nghệ, quy trình lao động, gây lãng phí thời gian lao động. Người lao động muốn hoàn thành mức lao động thì phải cố gắng sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc, tuân theo quy trình công nghệ hợp lý và nắm chắc kỹ thuật lao động.

doc80 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1022 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Định mức lao động cho các công việc trong xưởng gia công cơ khí của trung tâm Nội thất học đường tại Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc công việc này, công nhân phải chuẩn bị các dụng cụ lao động như: máy hàn hồ quang điện, đồ gá, búa gõ vẩy, que hàn f2.5. Ngoài các công cụ, công nhân còn phải chuẩn bị dụng cụ bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, kính hàn, găng tay để đảm bảo an toàn cho cơ thể khi làm việc. Thời gian chuẩn kết (Tck) bao gồm: thời gian thời gian chuẩn bị dụng cụ (máy hàn, đồ gá, que hàn, búa gõ vẩy), đeo găng tay và kính hàn, thời gian kiểm tra dụng cụ đầu và cuối giờ làm việc, thời gian thu dọn nơi làm việc, thời gian giao nộp sản phẩm. Thời gian hao phí cần thiết là 35 phút. Vậy Tck= 35 phút. Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết (Tnc) bao gồm: thời gian nghỉ ngơi sau một thời gian tập trung làm việc, thời gian giải quyết các nhu cầu sinh lý như uống nước, đi vệ sinh thời gian cần thiết là 20 phút mỗi buổi làm việc Vậy Tnc= 40 phút. Thời gian phục vụ (Tpv) là thời gian thay que hàn, thời gian cần thiết là 3 phút. Vậy Tpv= 3 phút. Không tính thời gian lãng phí nên Tlp= 0. Vậy Ttnca= 480 – 35 – 40 – 3 = 402 phút. Bước công việc hàn gá định vị chân bàn: Dựa trên kết quả chụp ảnh bốn ngày 07, 08, 09, 10 tháng 4 năm 2008 (xem phụ lục từ bảng 2 đến bảng 5) ta có bảng tổng hợp hao phí thời gian cùng loại: Bảng tổng hợp hao phí thời gian cùng loại stt ký hiệu thời gian hao phí thực tế thời gian hao phí trung bình một ngày (phút) % so với thời gian quan sát ngày 07/4/08 ngày 08/4/08 ngày 09/4/08 ngày 10/4/08 1 CK 33 33 33 33 33 6.92 2 TN 388 369 365 350 368 77.15 3 PV 7 4 3 3 4.25 0.89 4 trong đó PVkt 7 4 3 3 4.25 0.89 5 PVtc 0 0 0 0 0 0.00 6 LP 23 44 54 63 46 9.64 7 trong đó LPcn 23 44 54 45 41.5 8.70 8 LPtc 0 0 0 5 1.25 0.26 9 LPkt 0 0 0 13 3.25 0.68 10 NC 31 22 24 26 25.75 5.40 11 Tca 482 472 479 475 477 100.00 Căn cứ vào bảng tổng hợp hao phí thời gian cùng loại, ta có các hệ số sử dụng thời gian làm việc của công nhân như sau: Tck + Ttn + Tpv + Tnc(QĐ) 33 + 368 + 4.25 + 40 Kci = = = 0.93 Tca 477 Ttn 368 Ktn = = = 0.77 Tca 477 Tlp 46 Klp = = = 0.096 Tca 477 Đồng thời, dựa trên kết quả bấm giờ bước công việc hàn gá định vị chân bàn (xem phụ lục bảng 6), ta có: Ttnsp = 2.06 phút. Do đó mức sản lượng ca dự tính cho bước công việc này là: Mslca = Ttnca/ Ttnsp = 402/2.06 = 195 (sản phẩm) Bảng cân đối thời gian làm việc stt tên các hao phí thời gian hao phí (phút) cân đối theo kế hoạch thực tế dự tính tuyệt đối % tuyệt đối % 1 CK 33 6.92 35 7.29 2 2 TN 368 77.15 402 83.75 34 3 PV 4.25 0.89 3 0.63 -1.25 4 NC 25.75 5.40 40 8.33 14.25 5 LP 46 9.64 0 0.00 -46 6 Tca 477 100.00 480 100.00 3 Căn cứ vào bảng cân đối thời gian làm việc cho bước công việc hàn gá chân bàn học sinh ta thấy hệ số sử dụng thời gian tác nghiệp chỉ có 77.15%, ngoài ra thời gian lãng phí chiếm 9.64% so với thời gian quan sát. Đồng thời ta thấy, thời gian ca làm việc quan sát được tương đương với thời gian ca theo quy định chỉ thiếu 3 phút. Nhưng trong đó, thời gian tác nghiệp lại thiếu 34 phút, thời gian chuẩn kết thiếu 2 phút, thời gian cho nhu cầu sinh lý thiếu 14.25 phút sở dĩ công nhân không dùng thời gian cho nhu cầu nghỉ ngơi vì trong khi làm việc họ đã sử dụng thời gian để nói chuyện và nghỉ ngơi. Do đó, thời gian lãng phí chiếm đến gần 10%. Trong đó, chỉ có ngày 10/4/2008 là xuất hiện thời gian lãng phí tổ chức do thiếu phôi liệu vì công nhân cắt phôi đến muộn và thời gian lãng phí kỹ thuật vì máy hỏng, phải chờ thay máy mới. Nhưng nhìn chung việc phục vụ phôi liệu của phân xưởng thực hiện rất tốt. Dựa vào bảng cân đối thời gian làm việc theo thời gian dự tính, ta có khả năng tăng năng suất như sau: 1. Do tăng thêm thời gian chuẩn kết (33 – 35)/368 = - 0.54% 2. Do tăng thêm thời gian nghỉ ngơi (25.75 – 40)/368 = - 3.87% 3. Do loại bỏ được thời gian lãng phí (46 – 0)/368 = 12.5% Công việc hàn gá giằng khung: Dựa trên kết quả chụp ảnh cá nhân ngày làm việc của công nhân ngày 25, 26, 27, 28 tháng 3 năm 2008 (xem phụ lục từ bảng 7 đến bảng 10), ta có: Bảng tổng hợp hao phí thời gian cùng loại stt ký hiệu thời gian hao phí thực tế thời gian hao phí trung bình một ngày (phút) % so với thời gian quan sát ngày 25/3/08 ngày 26/3/08 ngày 27/3/08 ngày 28/3/08 1 CK 33 35 35 34 34.25 7.08 2 TN 359 352 359 389 364.75 75.36 3 PV 3 3 3 3 3.00 0.62 4 trong đó PVkt 3 3 3 3 3.00 0.62 5 LPtc 0 0 0 0 0.00 0.00 6 LP 62 70 43 41 54.00 11.16 7 trong đó LPcn 62 70 43 41 54.00 11.73 8 LPtc 0 0 0 0 0.00 0.00 9 LPkt 0 0 0 0 0.00 0.00 10 NC 31 26 27 28 28.00 5.79 11 Tca 488 486 467 495 484.00 100.00 Các hệ số sử dụng thời gian của các công nhân: CK + TN + PV + NC(QĐ) 34.25 + 364.75 + 3 + 40 Kci = = = 0.91 Tca 484 TN 364.75 Ktn = = = 0.75 Tca 484 LP 54 Klp = = = 0.11 Tca 484 Thời gian tác nghiệp thực tế chỉ chiếm 75.36% so với thời gian quan sát, trong khi đó, thời gian lãng phí lại chiếm tới 11.16%. Nguyên nhân là do công nhân nói chuyện và thực hiện công việc cá nhân trong khi làm việc mà không sử dụng thời gian nhu cầu quy định. Dựa vào kết quả bấm giờ bước công việc hàn gá giằng khung (xem phụ lục bảng 11), ta có: Ttnsp = 4.06 (phút) Do đó, mức sản lượng ca dự tính cho công việc này là: Msl = Ttnca/Ttnsp = 402/4.06 = 99 (sản phẩm) Bảng cân đối thời gian làm việc stt tên các hao phí thời gian hao phí (phút) cân đối theo kế hoạch thực tế dự tính tuyệt đối % tuyệt đối % 1 CK 34.25 7.08 35 7.29 0.75 2 TN 364.75 75.36 402 83.75 37.25 3 PV 3 0.62 3 0.63 0 4 NC 28 5.79 40 8.33 12 5 LP 54 11.16 0 0.00 -54 6 Tca 484 100.00 480 100.00 -4 Thời gian ca làm việc thực tế nhiều hơn 4 phút so với thời gian quy định. Tuy nhiên, tương tự như bước công việc hàn gá chân bàn ở trên, thời gian tác nghiệp của bước công việc này cần tăng thêm 37.25 phút, thời gian cho nhu cầu sinh lý cần thêm 12 phút, cần loại bỏ thời gian lãng phí là 54 phút. Do đó, theo bảng cân đối thời gian làm việc, ta có khả năng tăng năng suất lao động như sau: 1. Do tăng thêm thời gian chuẩn kết (34.25 – 35)/364.75 = -0.21% 2. Do tăng thêm thời gian nghỉ ngơi (28 – 40)/364.75 = -3.29% 3. Do loại bỏ được thời gian lãng phí (54 – 0)/364.75 = 14.8% Sau khi xây dựng được mức, các cán bộ kỹ thuật cùng các cán bộ thực hiện công tác định mức cần xem xét lại mức, sau đó mới đưa mức vào sản xuất thử. Khi đưa mức vào sản xuất thử cần phải phổ biến và giải thích cho người lao động biết, đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mức được tốt nhất. Để mức ở dạng “mức tạm thời” trong thời gian 3 tháng cho công nhân quen với mức mới. Trong thời gian đó cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện mức để có kế hoạch điều chỉnh lại mức nếu công nhân không thể hoàn thành được mức mặc dù đã cố gắng nhiều và sử dụng hợp lý thời gian làm việc, đã nắm chắc kỹ thuật lao động; hoặc công nhân không cần cố gắng hết mình nhưng lại hoàn thành vượt mức cao thì cần phải điều chỉnh lại. Sau khi đã có được mức đúng thì dùng mức đó để tính đơn giá tiền lương để trả cho công nhân. Tuy nhiên, công ty cần có một thang bảng lương chính xác và phù hợp thì mới có thể tính đơn giá tiền lương đúng. Bước cuối cùng là đưa mức xây dựng được trình lên ban lãnh đạo ký duyệt và phổ biến rộng rãi trong phân xưởng và toàn công ty. Xây dựng bằng phương pháp so sánh điển hình So sánh điển hình là phương pháp xây dựng mức lao động bằng cách so sánh với mức của công việc điển hình. Đây là phương pháp định mức kỹ thuật lao động phù hợp với quá trình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc. Đặc biệt, khi Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I lại sản xuất sản phẩm đa dạng và theo đơn đặt hàng thì có thể coi mỗi đợt hàng là một loạt nhỏ. Mặt khác, vì sản phẩm rất đa dạng, phong phú nên việc xây dựng mức riêng cho mỗi công việc sản xuất từng mặt hàng bằng phương pháp phân tích khảo sát là rất tốn thời gian. Do đó, việc lựa chọn phương pháp so sánh điển hình là một trong hai phương pháp để xây dựng mức lao động cho các công việc sản xuất sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I, cụ thể là tại xưởng cơ khí của trung tâm Nội thất học đường là một điều cần thiết. 2.1. Trình tự xây dựng mức bằng phương pháp so sánh điển hình Bước 1: Phân chia quá trình sản xuất thành các công đoạn và xác định cấp bậc công việc. Sau khi người phụ trách sản xuất chung và cán bộ kỹ thuật phân chia quá trình sản xuất sản phẩm thành các bước công việc cụ thể với cấp bậc công việc tương ứng, phòng Tổ chức – Hành chính - Quản trị có trách nhiệm kiểm tra lại và tiến hành phân loại các chi tiết gia công thành từng nhóm có đặc trưng giống nhau. Trong mỗi nhóm chọn một hoặc một số chi tiết tiêu biểu gọi là chi tiết điển hình. Bước công việc điển hình thường là bước công việc được lặp lại nhiều nhất trong nhóm. Bước 2: Thực hiện công tác chuẩn bị và tiến hành xây dựng mức. Công tác chuẩn bị gồm các công việc sau: - Xây dựng quy trình công nghệ hợp lý để gia công các chi tiết điển hình, đó cũng chính là quy trình công nghệ chung của cả nhóm. - Xây dựng mức kỹ thuật lao động cho bước công việc điển hình bằng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát. Mức kỹ thuật lao động của mức điển hình được ký hiệu là Mtg1 hoặc Msl1. Tiến hành xây dựng mức - Trước tiên phải xác định hệ số quy đổi (Ki) cho các bước công việc trong nhóm. Quy ước K1 = 1. Trong đó: K1 là hệ số của bước công việc điển hình. Hệ số của các bước công việc còn lại (Ki) được xác định trên cơ sở phân tích điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của từng bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí để hoàn thành bước công việc so với bước công việc điển hình hoặc theo phương pháp nội suy toán học. + Nếu điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của bước công việc đó thuận lợi hơn, hoặc thời gian hao phí ít hơn so với bước công việc điển hình thì: Ki < 1 + Nếu tương đương hoặc bằng thì: Ki = 1 + Nếu điều kiện khó khăn hơn, hoặc thời gian hao phí nhiều hơn so với bước công việc điển hình thì: Ki > 1. Sau đó, căn cứ vào mức kỹ thuật lao động của bước công việc điển hình và hệ số quy đổi của từng bước công việc trong nhóm mà ta tính được mức kỹ thuật lao động cho từng bước công việc cụ thể theo công thức sau: Mtgi = Mtg1/Ki hoặc Msli = Msl1*Ki Trong đó: Mtgi, Msli: mức thời gian, mức sản lượng của bước công việc i. Mtg1, Msl1: mức thời gian, mức sản lượng của bước công việc điển hình Ki: hệ số quy đổi của bước công việc i. Bước 3: Thẩm định và điều chỉnh mức. Bước 4: Xây dựng đơn giá tiền lương. Bước 5: Trình duyệt mức lên ban lãnh đạo và đưa mức vào sản xuất. Ba bước cuối cùng được tiến hành bình thường như quy trình chung xây dựng mức. 2.2. Ưu, nhược điểm. Ưu điểm của phương pháp này là sau khi có mức lao động của bước công việc điển hình và hệ số quy đổi của các bước công việc trong nhóm thì việc xây dựng mức cho các bước công việc đó rất nhanh chóng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là mức lao động xây dựng cho các bước công việc không chính xác bằng mức xây dựng bằng phương pháp phân tích tính toán hoặc phân tích khảo sát, đôi khi còn có sai lệch lớn nếu việc xây dựng mức điển hình hoặc xác định hệ số quy đổi không chính xác. 2.3. Biện pháp khắc phục. Để nâng cao độ chính xác của mức lao động xây dựng bằng phương pháp so sánh điển hình này thì cần phải hạn chế được nhược điểm của phương pháp này. Cần phải thực hiện các biện pháp sau: - Thu hẹp quy mô của nhóm: các bước công việc nên được phân chia ra thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm chỉ nên có 5 đến 10 bước công việc). - Lựa chọn bước công việc điển hình phải thật chính xác (chọn bước công việc có tần suất xuất hiện lớn nhất). - Xây dựng mức kỹ thuật lao động cho bước công việc điển hình phải thật chính xác. - Xác định hệ số quy đổi Ki cho các bước công việc trong nhóm phải thận trọng và chính xác. Ngoài ra phải theo dõi điều chỉnh Ki trong một thời gian dài thì mới có độ tin cậy và chính xác cao. Chương III – HOÀN THIỆN ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM NỘI THẤT HỌC ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ GIÁO DỤC I I – Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới Trong thời gian tới, công ty sẽ có kế hoạch phát triển thêm nhiều ngành nghề mới, không chỉ là sản xuất những sản phẩm phục vụ cho ngành giáo dục mà còn có các sản phẩm phục vụ cho xã hội. Bên cạnh đó, những sản phẩm mà công ty đang sản xuất có nguy cơ khó cạnh tranh được với những sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt hiện nay, nhiều trường học trên khắp cả nước vẫn còn nghèo, chưa có đủ bàn ghế, thiết bị giáo dục. Nhưng do không có đủ tiền mua sắm trang thiết bị phòng học vì giá quá cao, do đó không thể có đủ thiết bị dạy học. Đó cũng là một nguyên nhân dẫn đến kết quả dạy và học không cao. Để sản phẩm của mình có mặt ở khắp các trường học, đem đến cho các em học sinh những gì thuận lợi nhất có thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình thì các doanh nghiệp cần phải có các kế hoạch để tăng năng suất lao động làm cơ sở để hạ giá thành sản phẩm. Để làm được điều đó, công ty cần phải có biện pháp tổ chức lao động khoa học. Trong đó, định mức kỹ thuật lao động và đảm bảo những mức lao động đó được thực hiện một cách đầy đủ và thuận lợi nhất là hai nội dung quan trọng của tổ chức lao động khoa học. Để đưa mức mới xây dựng vào sản xuất có hiệu quả đòi hỏi công ty phải triển khai giải quyết đồng bộ các vấn đề có liên quan. - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức để nhanh chóng ổn định, xây dựng và hoàn thiện bộ phận định mức. - Hoàn thiện phương pháp tổ chức lao động. - Tập trung đầu tư mới máy móc, thiết bị nhà xưởng để sản xuất, đảm bảo nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh. - Xác định chi phí xác thực cho các loại mặt hàng để chủ động trong việc sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Cải tiến, hoàn thiện cơ chế khoán chi phí tiền lương, tiền thưởng trên doanh thu nhằm kích thích tăng năng suất, tiết kiệm vật tư, và chi phí sản xuất. II – Xây dựng và hoàn thiện bộ phận định mức lao động 1. Số lượng và chất lượng cán bộ định mức Muốn thực hiện tốt định mức lao động thì trước tiên phải có một bộ phận chức năng đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng. Qua thực tế phân tích, đánh giá tình hình thực hiện công tác định mức tại trung tâm nội thất học đường, ta thấy rằng công tác này không được thực hiện đầy đủ. Trên thực tế, trung tâm nội thất học đường không có cán bộ phụ trách công tác định mức lao động, do đó khi thực hiện sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng thì không thể có kế hoạch về lao động ngay từ đầu, như vậy sẽ làm cho trung tâm ở vào trạng thái bị động khi phải giao hàng gấp. Mặt khác, người lao động có thể vừa làm vừa chơi hoặc không làm hết khả năng dẫn đến lãng phí thời gian, lãng phí lao động, làm tăng chi phí tiền lương và tăng giá thành sản phẩm. Trên cơ sở thực tế định mức lao động tại trung tâm nội thất học đường, trung tâm cần 2 hoặc 3 cán bộ làm công tác định mức lao động. Trong giai đoạn hiện nay, Công ty còn đang ở trong tình trạng chưa ổn định và gặp rất nhiều khó khăn vì mới được cổ phần không lâu. Do đó việc tuyển thêm lao động là một giải pháp ít được lựa chọn vì làm cho quỹ lương tăng lên. Biện pháp giải quyết tốt nhất hiện nay là đào tạo cán bộ để họ có thể kiêm nhiệm được. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời, trong một thời gian ngắn. Cán bộ kiêm nhiệm có thể là cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, tổ trưởng tổ sản xuất hoặc cán bộ phụ trách sản xuất trực tiếp. Cơ sở để lựa chọn chủ yếu dựa trên trình độ chuyên môn. Ngoài ra còn cần một số yếu tố khác như sức khoẻ, nguyện vọng và tinh thần trách nhiệm của người được lựa chọn vì đặc thù của cán bộ định mức là phải xuống tận nơi sản xuất để khảo sát và tiếp xúc trực tiếp với công nhân. Khi Công ty đã ổn định và đi vào sản xuất bình thường thì việc tuyển dụng cán bộ đúng chuyên ngành để làm công tác định mức lao động là việc cần thiết. Công ty có thể tuyển chọn từ hai nguồn: bên trong và bên ngoài. Nếu trong giai đoạn kiêm nhiệm mà cán bộ kiêm nhiệm làm tốt công việc đó, kết hợp với nguyện vọng, mong muốn của họ được chuyển sang làm công việc đó thì có thể chuyển họ sang công việc mới cho phù hợp với khả năng. Đối với những cán bộ này thì họ không cần thời gian để làm quen với công việc vì đã có một thời gian làm công việc này, tuy nhiên vẫn cần phải được đào tạo thêm để có thể đảm nhiệm được công việc một cách chuyên nghiệp và tốt hơn. Tuy nhiên, Công ty phải tìm người thay thế vị trí của họ trước kia và có thể phải mất thời gian làm quen công việc hoặc phải đào tạo thêm. Nếu Công ty tuyển dụng cán bộ định mức từ nguồn bên ngoài thì cơ sở tuyển dụng sẽ là những người được đào tạo đúng chuyên ngành và ưu tiên người có kinh nghiệm. Đó chính là những thuận lợi lớn đối với quá trình làm việc sau này vì sẽ tốn ít thời gian để họ làm quen với công việc. Mặt khác, những người mới sẽ mang lại những kinh nghiệm mới cho công việc vì họ chưa bị ảnh hưởng bởi những phương pháp làm việc cũ của công ty. Đó cũng là những lợi ích mà Công ty có được nếu tuyển nguồn bên ngoài. Đào tạo cán bộ định mức Đào tạo cán bộ định mức nhằm mục đích nâng cao chất lượng của bộ máy làm công tác định mức, đồng thời đảm bảo hiệu quả cao trong công tác này. Đối với cán bộ chuyên trách thì cần thiết phải được chuẩn hoá kiến thức bằng việc gửi đi đào tạo ở các cơ sở uy tín về lĩnh vực này: các trường nghiệp vụ, các trường Đại học có giảng dạy chuyên môn về định mức hoặc mời giáo viên về chuyên ngành nhân lực đến dạy. Hoặc có thể tổ chức giao lưu để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các doanh nghiệp khác. Đối với cán bộ kiêm nhiệm cần có kế hoạch giúp họ làm quen với công việc, phân công công việc phù hợp để tránh chồng chéo với công việc chính của họ. Cán bộ chuyên trách cần giúp họ hiểu sâu hơn về công việc, truyền đạt lại kiến thức sau khi đã được đào tạo thông qua thực tế làm việc, giúp họ hoàn thành công việc được giao. II – Xây dựng và hoàn thiện phương pháp định mức lao động Để làm tốt công tác định mức lao động, có một bộ phận định mức đầy đủ về số lượng và chất lượng là điều cần thiết và quan trọng. Nhưng còn phải có phương pháp phù hợp và quy trình xây dựng mức tốt. Hiện nay, công tác định mức lao động tại trung tâm nội thất học đường vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Do đó, chúng ta cần phải đề ra phương pháp định mức và quy trình xây dựng mức cụ thể. Để xây dựng được một mức lao động tốt thì chúng ta phải sử dụng một trong ba phương pháp thuộc nhóm các phương pháp phân tích hoặc sử dụng kết hợp các phương pháp đó với nhau, vì đó là các phương pháp định mức kỹ thuật lao động. Mức được xây dựng bằng các phương pháp này là có cơ sở khoa học và có độ chính xác cao. Căn cứ vào đặc điểm quá trình sản xuất và thực trạng công tác định mức tại trung tâm nội thất học đường, chỉ có phương pháp phân tích khảo sát và phương pháp so sánh điển hình là hai phương pháp phù hợp nhất. Bởi vì trung tâm không chỉ sản xuất một loại sản phẩm mà nhiều sản phẩm. Đồng thời, có nhiều loại sản phẩm có các chi tiết cấu thành và quy trình công nghệ giống hoặc tương tự nhau như: bàn học sinh hai chỗ, bàn học sinh ba chỗ, bàn học sinh bốn chỗ, ghế giáo viên, ghế đọc, ghế rời, bàn rời Bởi vì Công ty nói chung và trung tâm nội thất học đường nói riêng thực hiện công tác định mức lao động chưa đầy đủ nên hoàn thiện phương pháp định mức ở đây chúng ta sẽ phải xây dựng cả hai phương pháp phân tích khảo sát và so sánh điển hình. Như đã nêu ở trên, chúng ta cần xây dựng cả hai phương pháp phân tích khảo sát và so sánh điển hình đối với các công việc ở xưởng gia công cơ khí của trung tâm nội thất học đường. Đối với phương pháp phân tích khảo sát, người ta có thể thấy được những hao phí thời gian cần thiết để sản xuất ra sản phẩm cũng như thấy được những lãng phí thời gian không cần thiết, để từ đó có thể điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, phương pháp phân tích khảo sát có thể giúp cho các nhà quản lý hoàn thiện quy trình công nghệ tỉ mỉ và hợp lý, đảm bảo sản phẩm được sản xuất trong một thời gian ngắn nhất, tốn ít vật tư, và khai thác được tối đa công suất của máy móc thiết bị làm cơ sở tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Đối với phương pháp so sánh điển hình, tuy không cho kết quả chính xác như phương pháp trên, nhưng phương pháp này có thể làm cho việc định mức lao động của công ty nhanh chóng. Mặt khác, có thể nâng cao độ chính xác của phương pháp này bằng cách thực hiện tốt việc phân nhóm chi tiết (Bước công việc), lựa chọn chính xác bước công việc điển hình và xây dựng mức cho bước công việc điển hình một cách chính xác và đúng đắn. Quy trình xây dựng mức bằng phương pháp phân tích khảo sát được thực hiện cụ thể qua các bước sau: Bước 1: Các cán bộ kỹ thuật phối hợp với các cán bộ phòng tổ chức – hành chính - quản trị phân chia quá trình sản xuất thành các bước công việc và xác định cấp bậc công việc tương ứng. Sau đó ở mỗi bước công việc cần xây dựng một quy trình công nghệ hợp lý để thực hiện chúng, đảm bảo có khoa học, thuận tiện và nhanh nhất. Trong đó phải xác định các thiết bị, dụng cụ, máy móc cần thiết người công nhân có thể sử dụng để hoàn thành công việc. Bước 2: tiến hành xây dựng mức: Thu thập số liệu bằng phương pháp chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ bước công việc: + Thông báo cho người quản lý phân xưởng và lựa chọn công nhân để chụp ảnh và bấm giờ. Giải thích rõ ràng lý do và sự cần thiết phải làm thế. + Chuẩn bị dụng cụ thu thập thông tin: đồng hồ bấm giờ, sổ tay ghi chép, phiếu chụp ảnh lựa chọn vị trí quan sát thích hợp để nhìn bao quát toàn bộ các hoạt động của công nhân được lựa chọn. Sử dụng đồng hồ bấm giờ để theo dõi chi tiết các hao phí thời gian cho từng hoạt động cụ thể của công nhân. Ghi cụ thể và liên tục về các hoạt động và thao tác của công nhân từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc ca làm việc. Xử lý số liệu thu thập được bằng các phương pháp và công thức đã học, xác định các hao phí thời gian trong ca làm việc, dự tính các hao phí thời gian cần thiết, đưa ra mức thời gian và mức sản lượng dựa trên kết quả chụp ảnh bấm giờ. Msl = Ttnca/Ttnsp hoặc Mtg = Ttn/Msl Đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của công nhân bằng cách tính các hệ số sử dụng thời gian: + Hệ số thời gian có ích: Kci = (TN + CK + NC + PV)/ Tca + Hệ số sử dụng thời gian tác nghiệp: Ktn = TN/ Tca + Hệ số thời gian lãng phí: Klp = LP/ Tca - Phát hiện những bất hợp lý trong sử dụng thời gian làm việc, tìm nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều chỉnh. Bước 3: Đưa mức vào sản xuất thử và điều chỉnh mức Sau khi đã xây dựng được mức, cán bộ định mức có thể tham khảo ý kiến của cán bộ kỹ thuật để đưa mức vào sản xuất thử một thời gian để người lao động quen tay. Có thể chọn một số công nhân hoặc một tổ để thử nghiệm. phương pháp này có nhiều ưu điểm vì những người công nhân này sẽ cảm thấy mình là đặc biệt, giống như là làm mẫu, họ sẽ cố gắng làm việc. Sau một thời gian nếu thấy mức quá thấp hoặc quá cao, thì cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp cho đến khi nào mức xây dựng được là mức đúng. Mức đúng là mức mà công nhân phải cố gắng nhiều, nắm vững các kỹ thuật, sử dụng thời gian hợp lý mới có thể hoàn thành được. Bước 4: Xây dựng đơn giá tiền lương: Sau khi đã xây dựng được mức hợp lý, cán bộ định mức cần xây dựng đơn giá tiền lương để trả lương cho người lao động một cách hợp lý. ĐG = [(Hcb x TLminDN)/n]/Msl Trong đó: ĐG: đơn giá tiền lương cho một sản phẩm Hcb: hệ số lương tương ứng với cấp bậc công việc TLminDN: tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp n: số ngày công chế độ mà công ty quy định trong một tháng. Msl: mức sản lượng Bước 5: Trình lên ban lãnh đạo duyệt và đưa mức vào sản xuất đại trà. Báo cáo lên ban lãnh đạo ký duyệt và ra thông báo để đưa mức vào thực hiện rộng rãi. Điều kiện để đưa mức vào sản xuất thường xuyên là: Hội đồng định mức của doanh nghiệp thông qua, sau đó trình lên giám đốc doanh nghiệp ký quyết định ban hành. Đảm bảo các điều kiện tổ chức kỹ thuật đúng như đã quy định khi tiến hành xây dựng mức để tạo điều kiện cho công nhân đạt và vượt mức. Hướng dẫn sản xuất cho công nhân, giới thiệu và chỉ rõ co công nhân phương pháp làm việc để đạt và vượt mức với chất lượng cao. Nội dung hướng dẫn bao gồm: - Giới thiệu quy trình công nhệ hợp lý: trình tự thực hiện thao tác và cách thực hiện từng thao tác, chế độ làm việc của máy móc thiết bị, các công cụ, dụng cụ và đò gá lắp cần thiết để hoàn thành bước công việc. - Giới thiệu phương pháp và kinh nghiệm để làm ra sản phẩm đạt chất lượng tốt. - Giới thiệu các biện pháp an toàn thiết bị và an toàn lao động khi làm việc. Cho công nhân sản xuất thử trong thời gian hai tuần để làm quen với tốc độ làm việc và quy trình công nghệ, rồi sau đó mới cho áp dụng chính thức. III - Điều kiện để thực hiện mức lao động Tổ chức quản lý sản xuất Hoạt động tổ chức quản lý sản xuất của những người quản lý có tác dụng quyết định hiệu quả sản xuất chung của xí nghiệp. Họ có trách nhiệm thiết kế, ứng dụng sản xuất mới, phân tích, thiết kế các phương án cải tiến công nghệ sản xuất, cải tiến tổ chức lao động, lập kế hoạch, hướng dẫn công việc, điều chỉnh, kiểm tra và đánh giá; suy nghĩ, tìm tòi, ra các quyết định và phương pháp để hoàn thành công việc. Bởi thế, những hoạt động này rất quan trọng, không thể thiếu được nếu muốn thực hiện tốt mức lao động đã được xây dựng. nói cách khác, thực hiện tốt công tác tổ chức quản lý sản xuất là điều kiện thuận lợi để hoàn thành mức lao động. Các cán bộ có trách nhiệm phải lập kế hoạch sản xuất cụ thể, hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ công việc cho những người công nhân biết để họ có thể làm tốt và không sai sót; kiểm tra, đánh giá kết quả công việc của họ và điều chỉnh nếu không hợp lý. Nên khuyến khích các cán bộ và những công nhân có ý kiến sáng tạo ra các sản phẩm mới, mẫu mã mới, hoặc cải tiến sản phẩm tiện dụng hơn cho khách hàng. Bên cạnh đó, cũng nên khuyến khích việc sáng tạo ra những phương pháp lao động mới và việc áp dụng những kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất. Hoàn thiện phân công và hiệp tác lao động Phân công và hiệp tác lao động là hai nội dung cơ bản nhất của tổ chức lao động. Phân công lao động tức là phân chia các công việc trong xí nghiệp để giao cho từng người hoặc nhóm người lao động thực hiện, đảm bảo người lao động được thực hiện những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ. Mặt khác, phân công lao động là sự chuyên môn hoá lao động, nó tạo điều kiện để áp dụng khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất. Hiệp tác lao động là sự phối hợp các dạng lao động đã được chia nhỏ do phân công nhằm sản xuất sản phẩm. Hiệp tác lao động làm tăng khả năng làm việc của cá nhân do sự xuất hiện tinh thần thi đua, tăng sức sống của từng người do tiếp xúc xã hội làm xuất hiện động cơ và các kích thích mới trong quan hệ giữa con người với lao động. Tại xưởng cơ khí của trung tâm Nội thất học đường, quy trình sản xuất sản phẩm được chia ra thành các bước công việc và được giao cho từng người hoàn thành chúng. Các loại thợ như: thợ hàn, thợ nguội là thợ chính; và công nhân phục vụ là thợ phụ. Thợ chính được phân công sử dụng máy móc thiết bị cần thiết để gia công phôi liệu hoặc bán thành phẩm, và tự phục vụ kỹ thuật cho thiết bị mình sử dụng (ví dụ như thợ hàn tự thay que hàn, thợ tiện tự thay dao tiện). Thợ phụ được phân công chuyên phục vụ tức là có trách nhiệm chuyển phôi liệu hoặc bán thành phẩm từ khâu sản xuất trước cho người công nhân thực hiện khâu sau, đảm bảo kịp thời để không có thời gian lãng phí do thiếu nguyên vật liệu. Ngoài ra, trung tâm nên bố trí thợ sửa chữa túc trực để kịp thời sửa chữa máy móc và các dụng cụ khi có vấn đề hỏng hóc xảy ra. Cải thiện điều kiện làm việc Hiện tại, trong xưởng sản xuất cơ khí, hàng ngày công nhân luôn phải làm việc trong môi trường tiếng ồn của máy mài, máy cắt kim loại; không khí ô nhiễm vì mùi thuốc hàn và khói bụi do gia công kim loại. Làm việc trong môi trường đó khiến cho con người khó tập trung tư tưởng, lâu dần sẽ đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, ăn không ngon, có hiện tượng cảm giác không chính xác, có thể dẫn tới các bệnh nghề nghiệp. Đồng thời, tiếng ồn làm giảm năng suất lao động của người công nhân. Không khí ô nhiễm làm giảm sức khoẻ và đương nhiên cũng làm giảm năng suất lao động. Để giảm được những ảnh hưởng xấu của môi trường làm việc đến sức khoẻ và khả năng làm việc của công nhân, có thể cho công nhân nghỉ ngơi ngắn, nhiều lần sau một thời gian tập trung làm việc để họ có thể hồi phục lại chức năng. Ngoài ra, sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân: kính, khẩu trang, bao tay, ủng để ngăn bụi và giảm bớt hơi độc. Thực hiện các biện pháp lưu thông không khí, làm loãng các yếu tố hơi độc hại và bụi bẩn, làm giảm nhiệt độ trong xưởng khiến công nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Tổ chức nơi làm việc Nơi làm việc là nơi diễn ra các hoạt động lao động, việc bố trí sắp xếp máy móc, thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc của công nhân tại nơi làm việc. Qua những lần xuống xưởng cơ khí tham quan và thực hiện chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ bước công việc, em nhận thấy việc sắp xếp các vị trí làm việc và máy móc thiết bị chưa được khoa học. Bán thành phẩm không theo một đường thẳng, đường đi giữa các vị trí làm việc rất hẹp nên việc phục vụ nguyên vật liệu cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, công ty cần nghiên cứu để có thể sắp xếp, bố trí nơi làm việc để tạo thuận lợi cho công nhân làm việc. Bố trí các vị trí làm việc liên tiếp theo quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm sẽ làm cho các bước công việc được thuận lợi hơn, tiết kiệm được thời gian công nhân phụ phải vận chuyển nguyên vật liệu, do đó tiết kiệm được công nhân phục vụ và chi phí tiền lương. Áp dụng mức sản lượng trong sản xuất và gắn tiền lương với kết quả lao động Để kích thích tăng năng suất lao động, tiền lương là một công cụ đắc lực được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp sản xuất. Căn cứ vào tình hình sản xuất cũng như tình hình sử dụng lao động của công ty nói chung, trung tâm Nội thất học đường nói riêng, trung tâm nên áp dụng mức sản lượng trong sản xuất, và tính đơn giá tiền lương. Hoặc có thể tính mức công khoán cho từng sản phẩm dựa trên đơn giá tiền lương đã tính để đảm bảo không lãng phí chi phí tiền lương, tiết kiệm chi phí sản xuất. Muốn thực hiện được điều đó, công ty cần phải có một thang bảng lương phù hợp. Công ty nên ban hành và áp dụng mức sản lượng xây dựng được đối với các công việc sản xuất, trên cơ sở đơn giá tiền lương mà tính lương theo sản phẩm thực tế. Như vậy, công nhân sẽ có động lực cố gắng sử dụng triệt để thời gian làm việc mới có thể hoàn thành mức và làm được nhiều sản phẩm nhất. Ngoài ra, công ty có thể sử dụng cơ chế khoán tiền thưởng để mọi người có động lực để thi đua với nhau. Kết luận Định mức lao động quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Mức lao động là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch nhân lực, xác định số lượng máy móc cần thiết, tính đơn giá tiền lương. Gắn tiền lương với kết quả thực hiện công việc làm cho người công nhân tích cực hơn trong sản xuất, từ đó khiến doanh nghiệp có thể tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thấy hết được sự cần thiết phải thực hiện định mức lao động có khoa học. Qua thời gian thực tập, em nhận thấy Công ty Cổ phần Thiết bị Giáo dục I chưa thực sự quan tâm tới vấn đề này, nhưng em hi vọng qua chuyên đề có thể cung cấp một hệ thống lý luận tương đối đầy đủ, xác định mức lao động cho một số bước công việc và đưa ra một phương pháp định mức lao động tương đối hoàn thiện để công ty có thể áp dụng. Do thời gian thực tập tương đối ngắn và kiến thức còn nhiều hạn chế nên chuyên đề của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô để những đề tài sau được thực hiện tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Tổ chức lao động khoa học - Tập I, II – Hà Nội – 1994. 2. Luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế lao động 45 – 23 3. Luận văn tốt nghiệp khoa kinh tế lao động 42 – 19 4. các tài liệu của công ty và trung tâm Nội thất học đường. Bảng 5: PHIẾU CHỤP ẢNH CÁ NHÂN NGÀY LÀM VIỆC Nơi làm việc: xưởng cơ khí Ngày quan sát: 10/4/08 Bước công việc: hàn gá chân bàn CBCV: 3 Công nhân thực hiện: Nguyễn Thanh Bình CBCN: 4/7 Điều kiện làm việc: công nhân chính tự chuẩn bị dụng cụ làm việc, tự thay que hàn, công nhân phụ phục vụ phôi liệu tận nơi làm việc, thời gian nghỉ ngơi, nhu cầu cần thiết là 20 phút mỗi buổi làm việc. stt tên thao tác thời gian tức thời thời gian hao phí (phút) ký hiệu ghi chú 1 bắt đầu ca làm việc 7h30 2 đến nơi làm việc 7h38 8 LPcn 4 chuẩn bị dụng cụ, đeo găng tay và kính hàn 7h50 12 CK 5 hút thuốc, nói chuyện 7h57 7 LPcn 6 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 8h53 56 TN 7 nói chuyện 8h58 5 LPcn 8 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 9h06 8 TN 9 thay que hàn 9h09 3 PVkt 10 nói chuyện 9h12 3 LPcn 11 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 9h46 34 TN 12 nghỉ uống nước và đi vệ sinh 9h57 11 NC 13 hút thuốc, nói chuyện 10h04 7 LPcn 14 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 10h49 45 TN 15 chờ phôi liệu 10h54 5 LPtc 16 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 11h17 23 TN 17 nghỉ trưa sớm từ 11h17 đến 13h00 18 bắt đầu ca làm việc 13h00 19 đến nơi làm việc 13h08 8 LPcn 20 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 13h43 35 TN 21 hút thuốc, nói chuyện 13h50 7 LPcn 22 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 14h37 47 TN 23 nghỉ giữa giờ, uống nước 14h46 9 NC 24 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 15h28 42 TN 25 máy hỏng, chờ thay máy mới 15h41 13 LPkt 26 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 16h08 27 TN 27 đi vệ sinh 16h14 6 NC 28 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 16h47 33 TN 29 thu dọn nơi làm việc 16h55 8 CK 30 giao nộp sản phẩm 17h02 7 CK 31 kiểm tra và cất dụng cụ 17h08 6 CK Bảng 3: PHIẾU CHỤP ẢNH CÁ NHÂN NGÀY LÀM VIỆC Nơi làm việc: xưởng cơ khí Ngày quan sát: 08/4/08 Bước công việc: hàn gá chân bàn CBCV: 3 Công nhân thực hiện: Nguyễn Thanh Bình CBCN: 4/7 Điều kiện làm việc: công nhân chính tự chuẩn bị dụng cụ làm việc, tự thay que hàn, công nhân phụ phục vụ phôi liệu tận nơi làm việc, thời gian nghỉ ngơi, nhu cầu cần thiết là 20 phút mỗi buổi làm việc. stt tên thao tác thời gian tức thời thời gian hao phí (phút) ký hiệu ghi chú 1 bắt đầu ca làm việc 7h30 2 đến nơi làm việc 7h42 12 LPcn 3 chuẩn bị dụng cụ, đeo găng tay và kính hàn 7h53 11 CK 4 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 8h47 54 TN 5 nói chuyện 8h49 2 LPcn 6 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 9h36 47 TN 7 nói chuyện 9h54 18 LPcn 8 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 10h28 34 TN 9 nghỉ uống nước và đi vệ sinh 10h37 9 NC 10 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 11h18 41 TN 11 nghỉ trưa sớm từ 11h18 đến 13h00 12 bắt đầu ca làm việc 13h00 13 đến nơi làm việc 13h06 6 LPcn 14 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 13h52 46 TN 15 hút thuốc, nói chuyện 13h55 3 LPcn 16 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 14h35 40 TN 17 nghỉ giữa giờ, uống nước 14h48 13 NC 18 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 15h09 21 TN 19 thay que hàn 15h13 4 PVkt 20 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 15h53 40 TN 21 nói chuyện 15h56 3 LPcn 22 đi vệ sinh 16h02 6 NC 23 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 16h42 40 TN 24 thu dọn nơi làm việc 16h50 8 CK 25 giao nộp sản phẩm 16h57 7 CK 26 kiểm tra và cất dụng cụ 17h04 7 CK Bảng 4: PHIẾU CHỤP ẢNH CÁ NHÂN NGÀY LÀM VIỆC Nơi làm việc: xưởng cơ khí Ngày quan sát: 09/4/08 Bước công việc: hàn gá chân bàn CBCV: 3 Công nhân thực hiện: Nguyễn Thanh Bình CBCN: 4/7 Điều kiện làm việc: công nhân chính tự chuẩn bị dụng cụ làm việc, tự thay que hàn, công nhân phụ phục vụ phôi liệu tận nơi làm việc, thời gian nghỉ ngơi, nhu cầu cần thiết là 20 phút mỗi buổi làm việc. stt tên thao tác thời gian tức thời thời gian hao phí (phút) ký hiệu ghi chú 1 bắt đầu ca làm việc 7h30 2 đến nơi làm việc 7h34 4 LPcn 4 chuẩn bị dụng cụ, đeo găng tay và kính hàn 7h47 13 CK 5 hút thuốc, nói chuyện 7h57 10 LPcn 6 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 8h48 51 TN 7 nói chuyện 8h52 4 LPcn 8 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 9h45 53 TN 10 nói chuyện 9h54 9 LPcn 11 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 10h37 43 TN 12 nghỉ uống nước và đi vệ sinh 10h45 8 NC 13 thay que hàn 10h48 3 PVkt 16 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 11h26 38 TN 17 nghỉ trưa sớm từ 11h26 đến 13h00 18 bắt đầu ca làm việc 13h00 19 đến nơi làm việc 13h13 13 LPcn 20 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 13h47 34 TN 21 hút thuốc, nói chuyện 13h53 6 LPcn 22 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 14h37 44 TN 23 nghỉ giữa giờ, uống nước 14h48 11 NC 24 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 15h32 44 TN 25 nói chuyện 15h40 8 LPcn 26 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 16h04 24 TN 27 đi vệ sinh 16h09 5 NC 28 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 16h43 34 TN 29 thu dọn nơi làm việc 16h50 7 CK 30 giao nộp sản phẩm 16h58 8 CK 31 kiểm tra và cất dụng cụ 17h03 5 CK Bảng 2: PHIẾU CHỤP ẢNH CÁ NHÂN NGÀY LÀM VIỆC Nơi làm việc: xưởng cơ khí Ngày quan sát: 07/4/08 Bước công việc: hàn gá chân bàn CBCV: 3 Công nhân thực hiện: Nguyễn Thanh Bình CBCN: 4/7 Điều kiện làm việc: công nhân chính tự chuẩn bị dụng cụ làm việc, tự thay que hàn, công nhân phụ phục vụ phôi liệu tận nơi làm việc, thời gian nghỉ ngơi, nhu cầu cần thiết là 20 phút mỗi buổi làm việc. stt tên thao tác thời gian tức thời thời gian hao phí (phút) ký hiệu ghi chú 1 bắt đầu ca làm việc 7h30 2 đến nơi làm việc 7h31 1 LPcn 3 chuẩn bị dụng cụ, đeo găng tay và kính hàn 7h42 11 CK 4 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 8h47 65 TN 5 nói chuyện 8h53 6 LPcn 6 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 9h18 25 TN 7 nói chuyện 9h22 4 LPcn 8 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 9h56 34 TN 9 nghỉ uống nước và đi vệ sinh 10h09 13 NC 10 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 10h48 39 TN 11 thay que hàn 10h51 3 PVkt 12 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 11h23 32 TN 13 nghỉ trưa sớm 11h23 đến 13h00 14 bắt đầu ca làm việc 13h00 15 đến nơi làm việc 13h00 0 LPcn 16 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 13h52 52 TN 17 hút thuốc, nói chuyện 13h57 5 LPcn 18 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 14h32 35 TN 19 nghỉ giữa giờ, uống nước 14h43 11 NC 20 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 15h26 43 TN 21 thay que hàn 15h30 4 PVkt 22 nói chuyện 15h37 7 LPcn 23 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 16h03 26 TN 24 đi vệ sinh 16h10 7 NC 25 đặt các chi tiết lên đồ gá và hàn định vị 16h47 37 TN 26 thu dọn nơi làm việc 16h54 7 CK 27 giao nộp sản phẩm 17h01 7 CK 28 kiểm tra và cất dụng cụ 17h09 8 CK Bảng 7: PHIẾU CHỤP ẢNH CÁ NHÂN NGÀY LÀM VIỆC Nơi làm việc: xưởng cơ khí Ngày quan sát: 25/3/08 Bước công việc: hàn gá giằng khung CBCV: 3 Công nhân thực hiện: Nguyễn Văn Dương CBCN: 4/7 Điều kiện làm việc: công nhân chính tự chuẩn bị dụng cụ làm việc, tự thay que hàn, công nhân phụ phục vụ phôi liệu tận nơi làm việc, thời gian nghỉ ngơi, nhu cầu cần thiết là 20 phút mỗi buổi làm việc. stt tên thao tác thời gian tức thời thời gian hao phí (phút) ký hiệu ghi chú 1 bắt đầu ca làm việc 7h30 2 đến nơi làm việc 7h34 4 LPcn 3 chuẩn bị dụng cụ, đeo găng tay và kính hàn 7h46 12 CK 4 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 8h37 51 TN 5 nói chuyện 8h45 8 LPcn 6 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 9h24 39 TN 7 hút thuốc, nói chuyện 9h45 21 LPcn 8 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 10h20 35 TN 9 uống nước và đi vệ sinh 10h33 13 NC 10 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 11h28 55 TN 11 nghỉ trưa từ 11h28 đến 13h00 12 bắt đầu buổi làm việc 13h00 13 đến nơi làm việc 13h16 16 LPcn 14 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 13h56 40 TN 15 thay que hàn 13h59 3 PVkt 16 nói chuyện, hút thuốc 14h08 9 LPcn 17 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 14h57 49 TN 18 uống nước và đi vệ sinh 15h11 14 NC 19 nói chuyện 15h15 4 LPcn 20 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 16h28 73 TN 21 uống nước 16h32 4 NC 22 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 16h49 17 TN 23 thu dọn nơi làm việc 16h56 7 CK 24 kiểm tra và cất dụng cụ 17h02 6 CK 25 giao nộp sản phẩm 17h10 8 CK Bảng 8: PHIẾU CHỤP ẢNH CÁ NHÂN NGÀY LÀM VIỆC Nơi làm việc: xưởng cơ khí Ngày quan sát: 26/3/08 Bước công việc: hàn gá chân bàn CBCV: 3 Công nhân thực hiện: Nguyễn Văn Dương CBCN: 4/7 Điều kiện làm việc: công nhân chính tự chuẩn bị dụng cụ làm việc, tự thay que hàn, công nhân phụ phục vụ phôi liệu tận nơi làm việc, thời gian nghỉ ngơi, nhu cầu cần thiết là 20 phút mỗi buổi làm việc. stt tên thao tác thời gian tức thời thời gian hao phí (phút) ký hiệu ghi chú 1 bắt đầu ca làm việc 7h30 2 đến nơi làm việc 7h41 11 LPcn 3 chuẩn bị dụng cụ, đeo găng tay và kính hàn 7h55 14 CK 4 hút thuốc, nói chuyện 8h01 6 LPcn 5 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 8h47 46 TN 6 nói chuyện 8h53 6 LPcn 7 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 9h39 46 TN 8 nghỉ uống nước 9h42 3 NC 9 hút thuốc, nói chuyện 9h50 8 LPcn 10 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 10h22 32 TN 11 đi vệ sinh 10h28 6 NC 12 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 11h17 49 TN 13 nghỉ trưa từ 11h37 đến 13h00 14 bắt đầu buổi làm việc 13h00 15 đến nơi làm việc 13h14 14 LPcn 16 hút thuốc, nói chuyện 13h20 6 LPcn 17 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 14h03 43 TN 18 nói chuyện 14h09 6 LPcn 19 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 15h00 51 TN 20 nghỉ uống nước và đi vệ sinh 15h17 17 NC 21 thay que hàn 15h20 3 PVkt 22 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 16h32 72 TN 23 nói chuyện 16h45 13 LPcn 24 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 16h58 13 TN 25 thu dọn nơi làm việc 17h06 8 CK 26 kiểm tra và cất dụng cụ 17h12 6 CK 27 giao nộp sản phẩm 17h19 7 CK Bảng 9: PHIẾU CHỤP ẢNH CÁ NHÂN NGÀY LÀM VIỆC Nơi làm việc: xưởng cơ khí Ngày quan sát: 27/3/08 Bước công việc: hàn gá chân bàn CBCV: 3 Công nhân thực hiện: Nguyễn Văn Dương CBCN: 4/7 Điều kiện làm việc: công nhân chính tự chuẩn bị dụng cụ làm việc, tự thay que hàn, công nhân phụ phục vụ phôi liệu tận nơi làm việc, thời gian nghỉ ngơi, nhu cầu cần thiết là 20 phút mỗi buổi làm việc. stt tên thao tác thời gian tức thời thời gian hao phí (phút) ký hiệu ghi chú 1 bắt đầu ca làm việc 7h30 2 đến nơi làm việc 7h35 5 LPcn 3 chuẩn bị dụng cụ, đeo găng tay và kính hàn 7h48 13 CK 4 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 8h34 46 TN 5 nói chuyện 8h40 6 LPcn 6 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 9h33 53 TN 7 nghỉ uống nước và đi vệ sinh 9h45 12 NC 8 hút thuốc, nói chuyện 9h51 6 LPcn 9 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 10h32 41 TN 10 nói chuyện 10h40 8 LPcn 11 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 11h13 33 TN 12 nghỉ trưa từ 11h13 đến 13h00 13 bắt đầu buổi làm việc 13h00 14 đến nơi làm việc 13h06 6 LPcn 15 hút thuốc, nói chuyện 13h13 7 LPcn 16 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 13h56 43 TN 17 thay que hàn 13h59 3 PVkt 18 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 14h48 49 TN 19 nói chuyện 14h53 5 LPcn 20 uống nước và đi vệ sinh 15h02 9 NC 21 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 15h57 55 TN 22 nghỉ giữa giờ 16h03 6 NC 23 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 16h42 39 TN 24 thu dọn nơi làm việc 16h50 8 CK 25 kiểm tra và cất dụng cụ 16h58 8 CK 26 giao nộp sản phẩm 17h04 6 CK Bảng 10: PHIẾU CHỤP ẢNH CÁ NHÂN NGÀY LÀM VIỆC Nơi làm việc: xưởng cơ khí Ngày quan sát: 28/3/08 Bước công việc: hàn gá chân bàn CBCV: 3 Công nhân thực hiện: Nguyễn Văn Dương CBCN: 4/7 Điều kiện làm việc: công nhân chính tự chuẩn bị dụng cụ làm việc, tự thay que hàn, công nhân phụ phục vụ phôi liệu tận nơi làm việc, thời gian nghỉ ngơi, nhu cầu cần thiết là 20 phút mỗi buổi làm việc. stt tên thao tác thời gian tức thời thời gian hao phí (phút) ký hiệu ghi chú 1 bắt đầu ca làm việc 7h30 2 đến nơi làm việc 7h36 6 LPcn 3 chuẩn bị dụng cụ, đeo găng tay và kính hàn 7h47 11 CK 4 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 8h35 48 TN 5 nói chuyện 8h45 10 LPcn 6 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 9h37 52 TN 7 uống nước 9h43 6 NC 8 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 10h12 29 TN 9 đi vệ sinh 10h19 7 NC 10 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 10h52 33 TN 11 nói chuyện 10h59 7 LPcn 12 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 11h35 36 TN 13 nghỉ trưa từ 11h35 đến 13h00 14 bắt đầu buổi làm việc 13h00 15 đến nơi làm việc 13h08 8 LPcn 16 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 13h56 48 TN 17 nói chuyện 14h02 6 LPcn 18 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 14h57 55 TN 19 thay que hàn 15h00 3 PVkt 20 uống nước và đi vệ sinh 15h11 11 NC 21 nói chuyện 15h15 4 LPcn 22 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 16h04 49 TN 23 uống nước 16h08 4 NC 24 cấy đai ốc M6 vào 4 đầu và hàn gá khung chữ H 16h47 39 TN 25 thu dọn nơi làm việc 16h55 8 CK 26 kiểm tra và cất dụng cụ 17h03 8 CK 27 giao nộp sản phẩm 17h10 7 CK Bảng 1: Định mức công khoán stt tên mặt hàng đơn vị tính cơ khí sơn mộc I bàn học sinh 2 chỗ bộ 10,000 4,300 1 bàn 2 chỗ không tựa không yếm bộ mặt bàn đã chôn khế bộ 3,675 mặt bàn chưa chôn khế bộ 4,200 2 bàn 2 chỗ có tựa hoặc có yếm bộ mặt bàn đã chôn khế bộ 4,200 mặt bàn chưa chôn khế bộ 4,725 3 bàn 2 chỗ có tựa và có yếm bộ mặt bàn đã chôn khế bộ 4,725 mặt bàn chưa chôn khế bộ 5,250 II bàn học sinh 3 chỗ bộ 12,000 5,700 6,300 III bàn học sinh 4 chỗ bộ 20,000 7,400 không yếm không tựa bộ 8,925 có yếm không tựa bộ 11,550 4 bàn học sinh kiểu BH206 (bàn rời + ghế rời) bộ 13,000 5,000 5,250 5 bàn học sinh BH302 (bàn không ghế) bộ 8,000 3,000 3,150 6 bàn bán trú bộ 15,000 4,300 10,500 7 bàn mẫu giáo cái 5,000 1,200 8 bàn đọc cái 10,000 4,000 9 bàn giáo viên, văn phòng, vi tính cái 12,000 3,200 10 bàn ghế rời khung màu đen bộ 12,000 6,000 11 bàn nước 1.2 * 2.4 bộ 20,000 7,400 10,500 12 bàn vẽ kỹ thuật bộ 20,000 6,200 10,500 13 bàn lý bộ 15,000 4,600 10,500 14 bàn hoá bộ 15,000 4,600 15 bàn học giường tầng bộ 5,000 1,800 1,575 16 bàn rời cái 3,000 17 ghế 2 chỗ cái 5,000 1,800 2,100 18 ghế giáo viên cái 5,000 2,500 2,100 19 ghế thí nghiệm cái 3,000 20 ghế mẫu giáo cái 4,000 800 21 ghế đọc cái 3,00 1,000 22 ghế rời cái 2,500 23 loại không có tủ 8,400 24 loại có tủ 12,600 25 bục giảng bộ 15,000 5,000 5,250 26 bệ đứng giảng bộ 60,000 5,000 27 loại không có chậu nước bộ 15,750 28 loại có chậu nước bộ 18,900 29 tủ trưng bày gỗ kính cái 20,000 6,400 42,000 30 giá sách, giá thí nghiệm kiểu TV101 cái 20,000 6,200 12,600 31 giá sách kiểu TV108 bộ 30,000 43,100 12,600 32 giá để đồ 350*1000*700 cái 12,000 3,500 33 giá treo khăn 0.5*1.2*1.5 cái 14,000 4,000 34 giằng khung giá sách cái 3,000 35 giá để giày dép cái 10,000 3,500 36 giá treo tranh cái 10,000 37 giá sách bậc thang cái 10,000 3,500 38 cột bóng chuyền bộ 35,000 39 cột đa năng (chưa tính đổ bê tông) bộ 15,000 5,700 40 đổ bê tông cột đa năng cái 3,000 3,000 41 cột bóng rổ bộ 35,000 14,700 42 giường tầng bộ 30,000 16,000 11,550 43 giường tầng có hòm và bàn học di động bộ 50,000 22,200 15,750 44 giường cá nhân có hoa trang trí bộ 35,000 45 cọc màn chữ H bộ 2,000 900 525 46 tai bảng bộ 100 120 47 tôn góc bảng cái 30 48 tôn bảng 200*1200 cái 700 49 tôn bảng 0.4*0.7 cái 1,000 50 tôn bảng 1.2*2.4 cái 8,500 51 tôn lót bảng trượt modul 10,000 52 hộ dụng cụ cơ khí cái 3,000 53 bàn đạp xuất phát bôl 3,000 860 54 giá chậu đơn cái 10,000 1,500 55 giá chậu đôi cái 15,000 2,000 56 chậu rửa cái 10,000 58 ống cọc tiêu cái 600 100 59 đột giá TB cái 1,900 60 đai gỗ bục dậm nhảy bộ 400 200 61 kẹp đa năng bộ 40 62 tủ Hup cái 7,000 63 bản lề quay bộ 1,000 64 tay xách hòm dụng cụ cái 1,000 200 65 ke chặn sách cái 1,000 200 66 chân nấm 3 mũ bộ 50,000 67 chân tăng cái 200 30 68 chân bảng di động modul modul 100,000 69 chân cọc tiêu phi 7 cái 100 70 chân cọc tiêu phi 19 cái 2,500 71 chân giá sách quay cái 2,000 72 chân bảng dưới 2.4m cái 10,000 5,000 73 chân bảng trên 2.4m cái 15,000 6,400 74 khung bảng trượt cái 40,000 75 bàn BH3-204 bộ 4,300 76 thanh giằng cái 300 77 ti sắt cái 150 (Nguồn: phòng Tổng hợp trung tâm Nội thất học đường) Bảng quy định số lần bấm giờ phương pháp hoàn thành thao tác thời gian hoàn thành số lần Thủ công nửa cơ khí <10'' 40 _ 50 10'' _ 30'' 30 _ 40 31'' _ 60'' 20 _ 30 61'' _ 5' 10 _ 20 >5' 5 _ 10 Hoàn toàn cơ khí <10'' 20 _ 30 10'' _ 30'' 10 _ 20 31'' _ 60'' 5 _ 10 >1' 5 Bảng quy định hệ số ổn định cho phép phương pháp hoàn thành thao tác hệ số ổn định tiêu chuẩn thời gian hoàn thành <10'' 11'' _ 30'' 31'' _ 60'' >1' Thủ công nửa cơ khí 2 1.7 1.5 1.3 Hoàn toàn cơ khí 1.5 1.3 1.2 1.1 (ĐMLĐ - Trường CĐ Lao động – Xã hội – NXB Lao động – Xã hội)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7467.doc
Tài liệu liên quan