Đề tài Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng với công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong Thanh Thiếu niên

PHẦN1: PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chon đề tài II. Mục đích của đề tài III. Nhiệm vụ của đề tài IV. Đối tượng nghiên cứu của đề tài V. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu VI. Phương pháp nghiên cứu PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÝ LUẬN TIẾP CẬN VẤN ĐỀ 1. Một số khái niệm cơ bản 2. Một vài nét lịch sử về ma tuý 3. Ma tuý là hiểm hoạ cho cá nhân, gia đình và xã hội 4. Quan điểm của đảng, chính phủ về công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý. 5. Vai trò của tổ chức đoàn trong công tác phong chống tệ nạn ma tuý. B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. 1. Đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cua quận Lê Chân 2. Thực trạng tình hình nghiện hút ma tuý trên địa bàn quận Lê Chân C. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1. Nguyên nhân 2. Giải pháp và kiến nghị 3. Kết luận

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2358 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng với công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý trong Thanh Thiếu niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất hiện một trong số các triệu chứng trên ở người nghiện). 2.2: Phân loại ma tuý Theo Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc (Công ước 1961, 1971, 1988) về kiểm soát ma tuý thì ma tuý bao gồm 225 chất ma tuý và 22 tiền chất. Có nhiều cách phân loại ma tuý nhưng chủ yếu là cách phân ma tuý ra làm 2 loại là: ma tuý có nguồn gốc tự nhiên và ma tuý có nguồn gốc nhân tạo. Ma tuý có nguồn gốc tự nhiên: là các chất ma tuý được chiết suất từ các loại dược thảo có sẵn trong tự nhiên như cây cần sa (còn gọi cây gai dầu, cây Bồ đà, cây Đại ma, cây Lanh mèo), cây thuốc phiện ( còn gọi cây Anh túc, cây á phiện), cây côca, cây khát. Loại ma tuý tự nhiên điển hình nhất là nhựa thuốc phiện. * Ma tuý tổng hợp là ma tuý được điều chế từ các chất ma tuý tự nhiên bằng cách cho tác dụng với một số hoạt chất để thu được chất ma tuý tự nhiên bằng cách cho tác dụng với một số hoạt chất để thu được chất ma tuý có hàm lượng cao hơn và để cho cơ chế tác động lên thần kinh Trung Ương. Ma tuý tổng hợp được điều chế bằng phương pháp tổng hợp hoá học toàn phần từ các chất được gọi là tiền chất. Ví dụ: Methzon, Dolagan… - Ma tuý tổng hợp do con người tạo ra. - Một số loại ma tuý tổng hợp: + Hêrôin (hay Actomorphine, Diamorphine): Tinh thể màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ 170 độ C. Dạng sản xuất: Bột đóng hình chữ nhật nặng khoảng 360 gram, có tác dụng giảm đau mạnh, nhưng rất độc hại. Nó là chất ma tuý độc hại và phổ biến nhất hiện nay. Có khả năng gây nghiện rất nhanh chỉ sau vài lần sử dụng. Người nghiện bị suy sụp nhanh chóng cả về thể xác lẫn tinh thần. Chỉ cần 1 liều khoảng 0,06g có thể gây chết người sau khi tiêm. + Morphin (hay Morphia): Tinh thể màu trắng, nóng chảy ở khoảng 156 độ C. Dạng sản xuất: ống tiêm 1ml/0,01g hoặc dạng Clohydrat viên nén bọc 10mg hoặc 30-60 và 100mg. Giảm đau, gây ngủ, tác động trực tiếp lên thần kinh trung ương, dễ gây nghiện. + Ecstay: Dạng sản xuất: bột, viên nén, con nhộng. Chủ yếu là dạng hình tròn có ngấn ở giữa, nhiều kích cỡ, màu sắc. Là chất kích thích mạnh. Vì vậy còn gọi là “ma tuý lắc”. + Amphetamin: Dạng sản xuất: bột, viên nến, con nhộng hoặc dung dịch để tiêm chích gây kích thích mạnh hệ thần kinh trung ương, làm tăng sự co bóp của tim, gây choáng, là chất gây nghiện nguy hiểm. + Hallueinogens: gây ảo giác… 3. MA TUÝ LÀ HIỂM HOẠ CHO CÁ NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI Ma tuý đang là hiểm hoạ không chỉ của nước ta mà còn là hiểm hoạ chung của cả nhân loại, tác hại của ma tuý không thể lường hết được,để nói lên tác hại của ma tuý trong đời sống xã hội, ngày 26/6/1992, Tổng Thư Kí Liên Hiệp Quốc lúc đó Buotro Gali đã đọc bản thông điệp có đoạn ghi: “Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma tuý đã trở thành hiểm hoạ lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc nào thoát khỏi vùng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện hút và buôn bán ma tuý gây ra. Ma tuý đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực, tham nhũng,vắt cạn nhân lực, tài chính, huỷ diệt những tiềm năng quý báu mà lẽ ra phải được huy động cho phát triển kinh tế, xã hội, đem lại ấm no hạnh phúc cho mọi người. Ma tuý đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn phá cuộc sống yên bình của gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội và nghiêm trọng hơn ma tuý còn là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh thế kỷ HIV-AIDS ngày càng phát triển”. Việc nghiện hút ma tuý còn là con đường tiêu tán tài sản nhanh nhất, làm bần cùng hoá gia đình người nghiện,phá hoại hạnh phúc gia đình của chính họ và cũng kéo theo một loạt vấn đề xã hội cũng bị ảnh hưởng. 3.1: Đối với bản thân người nghiện: Tính đến năm 2007 cả nước có khoảng trên dưới 130.000 người nghiện hút ma tuý. Ma tuý gây rối loạn sinh lý người nghiện, họ sẽ bị loạn nhịp tim, tăng huyết áp, thần kinh bị rối loạn, dễ gây buồn ngủ, cơ thể suy nhược, gầy còm ốm yếu. Khi lên cơn nghiện thì người đau đớn, quằn quại, rên rỉ, thậm chí co giật, chảy nước miếng. Người đang mang thai mà nghiện ma tuý thì dễ bị sảy thai, đẻ non. Người nghiện ma tuý rất có hại cho sức khoẻ, hệ miễn dịch bị suy giảm, và rất dễ bị nhiễm các bệnh khác như các bệnh xã hội, bệnh ngoài da, bệnh gan, thận, AIDS vì vậy nên tuổi thọ không cao. Những người này thường xa lánh mọi hoạt động xã hội, thui chột quyết tâm, nghị lực, không muốn học hành, lao động, đầu óc luôn chỉ nghĩ đến ma tuý và nhu cầu thoả mãn cơn nghiện. Họ dễ gây ra các tai biến do tiêm chích như nhiễm trùng máu, viêm gan, viêm loét tĩnh mạch và là con đường có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhất. Hiện nay có khoảng 70% người nghiện ma tuý bị nhiễm HIV/AIDS do tiêm chích ma tuý. Ma tuý là một trong những nguyên nhân làm tan vỡ gia đình và đưa người nghiện đi vào con đường tội lỗi. Vì ma tuý mà họ đánh đập cả vợ con, bất hiếu với cha mẹ, mâu thuẫn với anh em, hàng xóm láng giềng. Khi không có tiền để thoả mãn cơn nghiện thì sinh ra trộm cắp, cướp giật lừa đảo thậm chí cả giết người để có tiền thoả mãn cơn nghiện. Không những vậy việc nghiện hút ma tuý còn ảnh hưởng rất lớn tới con cái giống nòi. Chất ma tuý ảnh hưởng đến các hệ thống hoocmon sinh sản làm giảm hoạt động sinh dục gây ảnh hưởng đến quá trình phân bào, hình thành các giao tử tạo điều kiện cho “gen độc” có điều kiện hoạt hoá dẫn đến suy yếu giống nòi. Người mẹ sử dụng ma tuý thì dễ bị sảy thai, đứa trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, chậm lớn, rối loạn hành vi (tăng hưng phấn)... Có rất nhiều trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc mồ côi một trong hai vì ma tuý gây nên, chúng bơ vơ ma không được ai quan tâm chăm sóc, không được học hành dễ nảy sinh những thói hư tật xấu và sẽ trở thành gánh nặng của xã hội và nguy cơ chúng cũng sa vào các TNXH như cha mẹ chúng là rất cao. 3.2. Đối với gia đình người nghiện Gia đình có người mắc nghiện ma tuý (chồng, vợ, con cái) phải gánh chịu nhiều nỗi bất hạnh. Người nghiện ma tuý không chịu học hành, lao động không làm ra của cải mà ngược lại chi phí ngày càng nhiều tiền để mua ma tuý với liều lượng ngày càng cao, làm cho gia đình ngày càng khánh kiệt (bán dần tài sản trong nhà, thậm chí bán cả nhà cửa đất đai) lúc đầu là lấy của gia đình rồi khi gia đình hết thì đi lấy của xã hội. Nhu cầu về tiền bạc không ngừng để mua thuốc có thể gây ra bất đồng lớn trong gia đình. Sử dụng tiền để mua thuốc có thể cướp đi một số nhu cầu cơ bản của những người khác trong gia đình làm suy yếu tình hình kinh tế gia đình và ảnh hưởng rất lớn tới đời sống tâm lý tình cảm trong gia đình. Sinh hoạt của người nghiện cũng khác làm cho nếp sống trong gia đình bị đảo lộn. Tiền bạc và nhân lực trong gia đình có thể bị phân tán sang việc chi tiêu chữa trị hoặc chăm sóc khi người nghiện đổ bệnh. Không những vậy gia đình có người nghiện thường bị những người khác xa lánh, dè bỉu, dễ bị sống tách biệt với những người xung quanh, dễ bị cô lập. Họ thường mặc cảm với những người khác, đời sống tinh thần thường không thoải mái, hay lo nghĩ. 3.3: Tác hại đối với cộng đồng xã hội - Gây tổn thất nhiều về kinh tế: những người nghiện ma tuý không những không tạo ra của cải vật chất đóng góp cho xã hội mà họ còn tiêu tốn tài sản của xã hội. Không những vậy nhà nước ta còn phải đầu tư rất nhiều tiền của công sức vào các hoạt động dự phòng như tuyên truyền, giáo dục phòng chống các TNXH. Đã phải chi vào việc xây dựng các trung tâm cai nghiện, trung tâm phục hồi nhân phẩm, chi hỗ trợ cho đồng bào thay thế cây thuốc phiện bằng cây trồng khác cũng như việc chữa bệnh, cai nghiện… đã làm tổn hao một lượng rất lớn ngân sách nhà nước. - Về an ninh trật tự, an toàn xã hội: họ làm mất an ninh trật tự, an toàn xã hội bằng các hoạt động như thành lập các băng nhóm buôn bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma tuý gây nên các vụ trộm cắp cướp giật, hành hung chỉ vì ma tuý. Làm cho mọi người phải lo sợ. Ma tuý còn là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thế kỷ HIV-AIDS đang ngày một phát triển. HIV-AIDS được lây truyền theo 3 con đường: máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con trong đó con đường máu chiếm tỷ lệ cao. Trong khi tiêm chích người nghiện ma tuý thường dùng chung bơm kim tiêm nên khả năng truyền bệnh là rất cao. Từ ma tuý có thể dẫn đến các TNXH khác như mại dâm… là rất lớn. Đó cũng là vấn đề nhức nhối của xã hội. 4. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TUÝ. Tệ nạn ma tuý hiện nay đang là một thảm hoạ lớn đang đè nặng lên cộng đồng và xã hội loài người. Hội nghị quốc tế chống ma tuý họp tại Thái Lan tháng 12 năm 1988 đã kêu gọi tất cả các nước, các tổ chức quốc tế cần có biện pháp phối hợp toàn cầu để chống lại ma tuý. Tệ nạn nghiện hút ma tuý ở nước ta đang ở mức độ báo động, số người nghiện và số tội phạm về ma tuý đang ngày càng tăng cao gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội. Chính vì vậy trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm đặc biệt đối với việc phòng, chống các TNXH nói chung và tệ nạn nghiện hút ma tuý nói riêng. Sự quan tâm đó được cụ thể hoá trong tất cả những công văn, chỉ thị, nghị quyết, nghị định, kế hoạch và cả trong luật pháp nước ta. Ngày 29/10/1993 Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nghị quyết 06/CP về: “Tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý” đã khẳng định rõ: “Cần phải đấu tranh kiên quyết chống tệ nạn này bằng các biện pháp tuyên truyền, vận động giáo dục kinh tế, xử lý hành chính và hình sự”. Đồng thời Chính Phủ cũng đã xác định thanh niên là đối tượng cần được quan tâm, giáo dục phòng chống ma tuý: “Tuyên truyền rộng rãi để mọi người trước hết là thanh niên thấy được hậu quả, tác hại của tệ nạn ma tuý”. Ngày 30/11/1996 TW Đảng đã ban hành chỉ thị tập trung về giải quyết tệ nạn ma tuý là Chỉ thị 06/CT-TW về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý: “Cụ thể hoá nhiệm vụ lãnh đạo chính quyền, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý ở địa phương, từng đơn vị, chỉ đạo chặt chẽ việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các đoàn thể nhân dân… đặt công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma tuý cũng như công tác phòng chống các TNXH là một nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, lâu dài…” Không những vậy, căn cứ vào Hiến pháp nước CHXHCH Việt Nam, ngày 09/12/2000 Luật phòng chống ma tuý số 23/2000/QH10 gồm 8 chương và 56 điều đã được thông qua tại kì họp thứ 8, Quốc hội khoá X. Luật này quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý, kiểm soát các hoạt động hợp pháp, liên quan đến ma tuý, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, các tổ chức trong phòng chống ma tuý. Ngoài ra, chương trình phòng chống ma tuý giai đoạn 2001-2005, xây dựng và triển khai thực hiện các đề án phòng chống ma tuý như: Đề án 1: Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma tuý… Đề án 2: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tôị phạm: tăng cường giáo dục pháp luật và xoá bỏ, thay thế việc trồng cây có các chất ma tuý. Đề án 3: Đấu tranh phòng chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm về các TNXH, đặc biệt là ma tuý. Quyết định số 49/2005/QG-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phòng, chống ma tuý đến năm 2010”. Quyết định này được căn cứ luật tổ chức chính phủ ngày 25/12/2001 và luật phòng chống ma tuý ngày 09/12/2000: Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, trong đó có nêu rõ mục tiêu và nhiệm vụ: “Nâng cao nhận thức của mọi người trong toàn xã hội về ma tuý, tệ nạn ma tuý và công tác phòng chống ma tuý: ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma tuý để đến năm 2015 cơ bản thanh toán được tệ nạn ma tuý trong cả nước, góp phần phát triển xã hôị lành mạnh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời tích cực tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý trong khu vực và trên thế giới”. “Kiềm chế tốc độ gia tăng người nghiện mới, giảm tỷ lệ tái nghiện, phấn đấu từ năm 2010 giảm từ 20-30% số người nghiện ma tuý so với năm 2001, 70% số xã, phường, thị trấn không có người nghiện và tội phạm ma tuý, 90% các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị hành chính, sự nghiệp, trường học, các đơn vị lực lượng vũ trang không có người nghiện ma tuý”. Không những vậy, Chính phủ còn thành lập uỷ ban Quốc gia về phòng, chống ma tuý do 1 Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo, giám sát, để thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong cuộc chiến đầy cam go này. 5. VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC ĐOÀN TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT MA TUÝ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Được xây dựng và trưởng thành qua các thời kì đấu tranh cách mạng, Đoàn đã tập hợp đông đảo thanh niên phát huy sức mạnh cuả mình để cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước. Trong thời kì mới, thanh niên vẫn luôn xung kích đi đầu trong mọi hoạt động của đất nước. Cũng chính vì vậy mà Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc tham gia đấu tranh phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý đặc biệt là trong thanh thiếu niên là nhiệm vụ quan trọng. Các hoạt động của Đoàn tham gia giữ gìn an ninh trật tự xã hội được thể hiện qua một số nghị quyết như: Nghị quyết liên tịch số 02 giữa TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Công an ngày 01/8/1998 về việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm xã hội trong thanh thiếu niên. Nghị quyết số 09 của Chính phủ về Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, các đề án phòng, chống tội phạm – phòng, chống ma túy của từng tỉnh, thành phố. Đoàn Thanh niên đã được các cấp ủy đảng, chính quyền giao cho nhiệm vụ là tập hợp đoàn kết thanh niên vào tổ chức Đoàn. Vì vậy mà việc thu hút, tập hợp, đoàn kết, để hạn chế những tiêu cực trong thanh niên. Trong công tác này, Trung ương Đoàn đã phát động phong trào “ 3 nên, 3 không” để giúp thanh niên nhận thức được tác hại và mức độ nguy hiểm của ma túy. “ 3 nên”: - Gương mẫu vận động gia đình và bà con trồng cây thay thế các loại cây ma túy. - Giúp đỡ người nghiện đi cai nghiện và hòa nhập cuộc sống cộng đồng. - Mỗi đoàn viên thanh niên là một tuyên truyền viên tích cực vận động phòng chống tệ nạn ma túy trong cộng đồng. “ 3 không”: - Không trồng và sản xuất các loại cây thuốc phiện và cây cần sa. - Không tàng trữ, vận chuyển, buôn bán ma túy. - Không thử, hút, hít, tiêm, chích ma túy. Qua phong trào này giúp cho thanh niên nhận thức mình cần phải làm gì cho bản thân và cộng đồng xã hội đối với tệ nạn ma túy, để góp phần làm giảm thiểu tệ nạn nhức nhối này, làm trong sạch môi trường xã hội. Từ phong trào này đã làm huy động được hàng trăm thanh niên tham gia vào các hoạt động xuống đường tuần hành tuyên truyền, phòng chống tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, tham gia vào các phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Triệt phá cây thuốc phiện và trồng những loại cây khác có giá trị kinh tế cao. Tổ chức Đoàn đã xây dựng một số mô hình các Câu Lạc Bộ cai nghiện hoặc những người tái hoà nhập cộng đồng để họ có niềm tin vào cuộc sống. Tổ chức Đoàn còn phối hợp với các ban ngành đoàn thể khác để tạo công việc cho một bộ phận người nghiện ma tuý để họ dời xa ma tuý. Không những vậy tổ chức đoàn còn tổ chức tuyên truyền rộng rãi về phòng chống TNXH, tệ nạn ma túy được tổ chức từ TW đến địa phương bằng các phương tiện thông tin đại chúng như: phát tờ rơi, giới thiệu sách “ Những điều tuổi trẻ cần biết về ma túy”, dùng tranh cổ động, các loại băng hình, băng catset, panô... 100% các địa phương đều có các phương tiện truyền thông để tuyên truyền về các vấn đề này. Một số tỉnh, thành phố đã có trung tâm giới thiệu việc làm cho nghười nghiện ma túy, tái hòa nhập cộng đồng, mại dâm, HIV/AIDS như trung tâm việc làm của Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm giới thiệu việc làm của Thành đoàn Thành phố Hải Phòng... Không những vậy, tất cả các tỉnh, thành trong cả nước đều có các Trung tâm cai nghiện. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại rất nhiều những khó khăn mà đội ngũ cán bộ Đoàn đang phải đối mặt như: khả năng tuyên truyền về những tác hại của ma tuý của cán bộ Đoàn còn hạn chế, hoặc việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, hỗ trợ về tập huấn, tài liệu cho việc tuyên truyền vẫn còn hạn chế, thông tin thiếu thực tế. Sự phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể vẫn chưa thực sự cứ sự thống nhất, nhất trí cao… Nhưng tổ chức Đoàn vẫn luôn xây dựng các phong trào hành động để tích cực cùng các Ban – Ngành đoàn thể khác tích cực tham gia phòng chống tệ nạn ma túy trong Thanh thiếu niên, làm cho xã hội lành mạnh, tiến tới năm 2020 xã hội của chúng ta là một xã hội không ma túy. B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. 1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG. 1.1. Vị trí địa lý Lê Chân là một quận nội thành Hải Phòng có diện tích là 12,4 km2, gồm 15 phường là: Trại Cau, Vĩnh Niệm, Dư Hàng, Dư Hàng Kênh, Kênh Dương, Nghĩa Xá, Hồ Nam, Hàng Kênh, Đông Hải, An Biên, Cát Dài, Trần Nguyên Hãn, Lam Sơn, Niệm Nghĩa, An Dương và có tuyến đường sắt chạy qua. Dân số là trên 180.000 người. Nằm giữa ba quận là Hồng Bàng, Ngô Quyền, Kiến An và huyện An Dương. Là quận có bề dày lịch sử với truyền thống văn hoá lâu đời, nơi nữ tướng Lê Chân khai phá lập ấp An Biên, xây dựng nên thành phố Hải Phòng ngày nay. Là một trong những địa điểm có nhiều công trình văn hoá lịch sử, công trình tôn giáo nổi tiếng, là một trong các quận trung tâm và được mệnh danh là trung tâm văn hoá của thành phố cảng, có lợi thế về giao thông (Có cả đường sắt, đường bộ và đường thuỷ với nhiều tuyến đường chính chạy qua . Có các tuyến đường giao thông nối liền với các thành phố khác), là nơi tập trung nhiều cơ sở giáo dục đào tạo , y tế có vị trí hàng đầu của thành phố. 1.2. Kinh tế: Trước đây, mặc dù là một trong những quận trung tâm của thành phố cảng nhưng quận Lê Chân vẫn còn tình trạng cơ sở sản xuất thấp kém, ít cơ sở công nghiệp lớn, kinh tế tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé, lực lượng lao động còn dư thừa nhiều, có nhiều tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường nhưng giờ đây, trong thời kì mới nền kinh tế toàn quận đã từng bước khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư thiết bị công nghệ, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất-kinh doanh nhằm tiết kiệm vật tư, nguyên liệu, tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Các doanh nghiệp phấn đấu thực hiện các kế hoạch ở mức cao trong nhiều năm như: Công ty cổ phần HAPACO, ắc quy Tia Sáng, Điện cơ, Cơ khí chế tạo, Bao bì PP, Xây dựng và phát triển nhà, Xây dựng số 3… Nhưng sự tăng trưởng ở các khu vực và giữa các doanh nghiệp không đồng đều. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Kinh tế ngoài quốc doanh của quận có bước phát triển khá, nhiều doanh nghiệp đã coi trọng biện pháp tiết kiệm vật tư, nguyên nhiên liệu, đầu tư sản xuất sản phẩmmới, coi trọng khai thác mở rộng thị trường tiêu thụ đạt hiệu quả cao, đã triển khai rất nhiều dự án đầu tư phát triển ở cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh, với tổng số vốn là trên 30 tỷ đồng và đã có 6 doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn ISO về quản lý và chất lượng sản phẩm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng dịch vụ và công nghiệp-xây dựng. 1.3: Chính trị Mặc dù là một quận trung tâm khá rộng, có nhiều điểm nóng về tệ nạn xã hội phức tạp nhưng tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội luôn được giữ vững, thường xuyên phát động phong trào quần chúng nhân dân cùng tham gia vào công cuộc bảo vệ an ninh tổ quốc, ngăn ngừa mọi loại tội phạm và các tệ nạn xã hội, xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật. Các ban ngành đoàn thể trong quận đã phối kết hợp lại với nhau để cùng nhau chống lại các thế lực thù địch và cũng để phòng thủ với tệ nạn ma tuý. Các hoạt động tuyên truyền giáo dục về các TNXH trên địa bàn quận được phát huy một cách tối đa, đặc biệt trên những tuyến đường hoặc khu vực được coi là điểm nóng của tệ nạn ma tuý như các đoạn đường có đường sắt chạy qua, hoặc đoạn đường Thiên Lôi, khu Đình Hàng…để mọi người hiểu được tác hại của tệ nạn nghiện hút ma tuý… 1.4. Văn hoá - xã hội Công tác thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh. Các hoạt động văn hoá văn nghệ đã kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của quận, thành phố. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được đẩy mạnh, có 42 khu dân cư văn hoá, 1 khu 5 không, 66 khu tiên tiến, gần 300 tổ nhân dân 5 không… Các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng cũng chấp hành đúng quy định của nhà nước. Hoạt động của các tổ chức, cơ sở tôn giáo trên địa bàn quận cơ bản ổn định. Công tác dân số gia đình và trẻ em có nhiều cố gắng, với các biện pháp tích cực vận động các tầng lớp nhân dân tham gia và đạt kết quả cao. Các chính sách xã hội và hoạt động từ thiện nhân đạo đã đạt được những kết quả tích cực như giới thiệu, tạo việc làm cho gần 5000 lượt người…đẩy mạnh hoạt động phòng chống TNXH, nhất là tệ nạn ma tuý, bằng các biện pháp tích cực đã kiềm chế gia tăng số người nghiện. Các hoạt động từ thiện nhân đạo có nhiều cố gắng, các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội đã tích cực vận động gây dựng quỹ trợ giúp nhân dân miền trung bị thiên tai, giúp đỡ các nạn nhân bị chất độc da cam, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côI và người nhiễm HIV/AIDS … 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH NGHIỆN HÚT MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Số lượng người nghiện: Theo số lượng điều tra tính đến ngày 26/9/2007 trên địa bàn quận có tổng số 724 đối tượng nghiện ma tuý, cao nhất thành phố. Trong đó, nam là 698 người và nữ là 26 người trong đó có 4 người dưới 18 tuổi, 456 người ở độ tuổi từ 18 đến 30, còn lại là trên 30 tuổi. Cụ thể ở các phường như sau: STT TÊN PHƯỜNG TỔNG SỐ NGƯỜI NGHIỆN THANH NIÊN THIẾU NIÊN 1 TRẠI CAU 34 20 0 2 VĨNH NIỆM 63 41 0 3 DƯ HÀNG 34 20 0 4 DƯ HÀNG KÊNH 62 49 0 5 KÊNH DƯƠNG 58 37 0 6 NGHĨA XÁ 64 46 1 7 HỒ NAM 31 19 0 8 HÀNG KÊNH 59 35 1 9 ĐÔNG HẢI 37 18 0 10 AN BIÊN 32 10 0 11 CÁT DÀI 61 45 0 12 TRẦN NGUYÊN HÃN 50 37 1 13 LAM SƠN 37 19 0 14 NIỆM NGHĨA 60 39 1 15 AN DƯƠNG 42 21 0 Bảng thống kê số lượng người nghiện trong các năm 2005, 2006, 2007: Năm Tổng số người nghiện Thanh niên Thiếu niên 2005 992 582 3 2006 817 420 7 2007 724 456 4 Trên địa bàn quận có 48.847 hộ và có 3 tụ điểm phức tạp về ma tuý đó là: tuyến đường sắt, Tổ 57 phường Dư Hàng Kênh, Tổ 67 Đồng Bún phường Nghĩa Xá. Có 2 điểm phức tạp về ma tuý đó là bờ đê Vĩnh Niệm thuộc phường Vĩnh Niệm và phường Nghĩa Xá, ngõ 30 Trần Nguyên Hãn phường Cát Dài. Từ đó ta có thể thấy tệ nạn ma tuý đã len lỏi vào nhiều ngõ xóm, đường phố. Nhưng nhờ có sự phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể các cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương đã nêu cao tinh thần và trách nhiệm trong việc triển khai và tổ chức thực hiện các công tác phòng chống tệ nạn xã hội và đặc biệt là tệ nạn nghiện hút ma tuý nên số lượng người nghiện ma tuý đã giảm đi một cách rõ rệt. Nhưng nhìn vào độ tuổi của những người nghiện ma tuý thì lại thấy một vấn đề thật đáng ngại đó là lứa tuổi nghiện hút ma tuý ngày càng giảm. Độ tuổi dưới 30 chiếm gần 70% tổng số người nghiện. 2.2.Thành phần và đối tượng nghiện ma tuý: Năm 2005: có 585 người nghiện hút ma tuý dưới 30 tuổi, còn lại là trên 30 tuổi. Trong đó, nếu xét theo trình độ học vấn thì số người nghiện ma tuý bị mù chữ là 101 người,trình độ cấp I, II, III là 861 người còn lại là trình độ đại học, cao đẳng. Nếu xét theo nghề nghiệp thì có 521 người không nghề nghiện ma tuý chiếm khoảng hơn 50% tổng số, học sinh sinh viên và cán bộ công chức là 41 người còn lại là những người không có việc làm ổn định. Năm 2006: có 427 người nghiện ma tuý có độ tuổi là dưới 30, chiếm hơn 50% tổng số người nghiện. Trong tổng số người nghiện thì có 87 người nghiện ma tuý mù chữ, trình độ cao đẳng, đại học là 31 người còn lại là trình độ cấp I, II, III. Cũng trong tổng số này thì số người không có nghề là 417 người, học sinh sinh viên và cán bộ công chức là 35 người còn lại là những người làm nghề tự do. Năm 2007: Có 460 người ở độ tuổi dưới 30 nghiện hút ma tuý, có 75 người nghiện mù chữ, 30 người có trình độ đại học cao đẳng. Theo nghề nghiệp thì có 370 người nghiện không có nghề nghiệp, 30 người là học sinh sinh viên, cán bộ công chức. Nhìn vào các số liệu trên chắc hẳn ai cũng sẽ giật mình vì con số người nghiện ở độ tuổi thanh thiếu niên là rất lớn và đang có nguy cơ gia tăng. Hiện nay tỷ lệ người nghiện ma tuý độ tuổi thanh thiếu niên chiếm khoảng 66% tổng số người nghiện. Đây là một thực trạng đáng báo động về lối sống của thanh thiếu niên ngày nay. Ma tuý đã làm cho những chủ nhân tương lai của đất nước dần mất hết lý trí, bất chấp pháp luật, coi thường đạo đức của con người, thậm chí gây ra án mạng để thoả mãn cơn thèm thuốc. Họ đang huỷ hoại tương lai, tuổi trẻ của mình, dần bán cuộc sống của mình cho thần chết, cho căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Một câu hỏi được đặt ra đó là: Tại sao số lượng thanh thiếu niên lại chiếm một tỷ lệ lớn như vậy? Có rất nhiều lý do mà họ sa vào các tệ nạn ma tuý như: do hoàn cảnh gia đình, do sự lôi kéo của bạn bè, do đua đòi, do tò mò thiếu hiểu biết lập trường bản lĩnh không vững vàng. Số con nghiện này làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội của quận chính vì vậy mà cần phải đặc biệt quan tâm và cho đi cai nghiện càng sớm càng tốt. Mỗi gia đình hay cùng phối hợp với các tổ chức xã hội để giúp họ đứng lên làm lại những gì đã mất. Những người thân trong gia đình, nhà trường hãy quan tâm đến con em, học sinh của mình hơn để luôn giúp họ vượt qua lầm lỡ. 2.3. Hình thức lạm dụng: Các hình thức sử dụng ma tuý là: hút, hít, chích, nuốt uống. Nếu như những năm trước đấy số người hút, hít chiếm đa số thì ngày nay số người chích lại chiếm một phần lớn. Năm 2005: số người hút, hít là 644 người chiếm 75%, số người chích là 167 người chiếm 17% và số người nuốt, uống là 81 chiếm 8%. Năm 2006: số người hút, hít là 548 người chiếm 67%, số người chích là 205 người chiếm 25%, còn lại là số người đã uống, nuốt ma tuý. Năm 2007: số người hút, hít là 289 người chiếm 40%, số người chích là 399 người chiếm 55%, còn lại 36 người uống, nuốt chiếm 5%. 2.4. Công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý của các cơ quan chức năng ban ngành đoàn thể trên địa bàn quận. Thực hiện kế hoạch số 1930/KH ngày 11/4/2007 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng và hướng dẫn quy trình rà soát của giám đốc công an thành phố về việc tổng rà soát tình hình tội phạm và người nghiện ma tuý, Công an quận Lê Chân ra đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân quận ra kế hoạch số 48/KH ngày 4/7/2007 để chỉ đạo các cấp các ngành, đoàn thể tập trung rà soát. Ban chỉ đạo gồm đồng chí phó chủ tịch UBND quận làm trưởng ban, đồng chí Trưởng công an quận làm phó ban thường trực, đồng chí phó trưởng công an quận làm phó ban, các đồng chí Trưởng các phòng nội vụ-LĐTBXH, Phòng y tế, Phòng văn hoá thông tin, phòng tài chính, giám đốc trung tâm y tế làm uỷ viên, mời lãnh đạo UBMTTQ, Hội cựu chiến binh, Hội kiên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Liên đoàn lao động quận Lê Chân tham gia làm uỷ viên ban chỉ đạo. Và mỗi đơn vị đã được phân công cụ thể công việc của mình: Phòng Văn hoá thông tin quận đã xây dựng kế hoạch và triển khai nội dung tuyên truyền trên hệ thống loa và bảng tin của các phường gồm 289 loa của 15 phường, kẻ vẽ băng rôn và một dàn panô trên xe lưu động để tuyên truyền trên địa bàn quận. Công an quận đã in ấn các hệ thống biểu mẫu gửi cho các phường dể sao ra và phát cho các hộ dân. Đội CSĐTTP về ma tuý đã tiến hành rà soát các doanh nghiệp, khối cơ quan, trường học trên địa bàn quận. Phòng y tế kết hợp với các trung tâm y tế các phường tổ chức xét nghiệm và hướng dẫn sử dụng que thử để kiểm tra đối tượng nghi nghiện. Theo Nghị định 135/CP của Chính phủ, các ban ngành đoàn thể đã làm tốt công tác thu gom đối tượng nghiện lang thang: lập 141 hồ sơ cai nghiện bắt buộc, đưa 109 đối tượng đi cai nghiện. Trong đó đã đưa 98 đối tượng vào trung tâm cai nghiện của thành phố. Tổ chức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho 151 đối tượng. Có rất nhiều đối tượng cai nghiện chưa phát hiện tái nghiện. Nhờ có sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể trên địa bàn quận mà tình hình trật tự an ninh của quận đã dần ổn định hơn. 2.5. Thực trạng công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quận Lê Chân. Với đặc điểm tình hình của Quận là một địa bàn điểm nóng về tệ nạn ma túy, HIV/AIDS của thành phố nên công tác Đoàn và phong trào thanh niên trên địa bàn quận về cuộc đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội nói chung và tệ nạn ma túy đặc biệt trong thanh thiếu niên nói riêng được Đoàn Thanh niên đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy mà trong những năm qua đã có những hoạt động tích cực, cụ thể trong công tác này cụ thể như sau: - Ban Thường Vụ quận Đoàn đã quan tâm đổi mới công tác chỉ đạo hoạt động bên cạnh việc tiếp tục chỉ đạo tuyên truyền về phòng chống ma tuý thông qua các mô hình tại khu dân cư. Thường xuyên tổ chức các hoạt động phòng chống ma tuý trong nhân dân… - Hàng năm Đoàn thanh niên quận đưa vào chương trình công tác năm, xây dựng chỉ đạo tổ chức thực hiện từ Đoàn cơ sở đến chi đoàn khu dân cư tổ chức các hình thức tuyên truyền giáo dục, giao lưu qua các Câu lạc bộ, tổ dân phố, khu dân cư với hàng trăm buổi thu hút hàng vạn người tham gia. Các cuộc thi tuyên truyền về phòng chống ma tuý có nhiều cuộc thi do Thành phố tổ chức về tuyên truyền sách báo tranh ảnh về công tác phòng chống ma tuý. Có hàng trăm tiết mục văn nghệ phòng chống TNXH được tổ chức từ cơ sở lên đến quận. Nhiều phường phối hợp với thành phố tổ chức các buổi diễn văn nghệ phục vụ cho nội dung tuyên truyền do CLB Hải Âu và Đoàn phường phối hợp như: Dư Hàng Kênh, Niệm Nghĩa, Cát Dài, Hàng Kênh, An Biên, Lam Sơn… Các khu dân cư đều có bảng tin, loa, khẩu hiệu… để tuyên truyền. Và tuyên truyền hàng ngày một cách đều đặn với nội dung và phương pháp phong phú đa dạng. Thường xuyên treo tranh ảnh về các bệnh nhân HIV/AIDS, người nghiện ma tuý ở các khu dân cư đông đúc. BTV quận Đoàn đã triển khai đào tạo đội ngũ tuyên truyền viên và việc xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình can thiệp phòng chống ma tuý. Xây dựng nội dung, đưa vào chương trình phát thanh măng non của các trường về nội dung tuyên truyền phòng chống, tác hại của ma túy. Đã mời đội y tế dự phòng về nói chuyện về tác hại của ma tuý trong trường học. Tuyên truyền cho người nghiện và gia đình họ, phát hàng nghìn tờ rơi tuyên truyền về tác hại của ma túy. Kết quả là: 15/15 phường đã xây dựng và hoạt động có hiệu quả CLB phòng chống ma tuý. Tổ chức được 253 buổi sinh hoạt CLB thanh niên với nội dung toạ đàm, trao đổi, tìm hiểu các nội dung liên quan đến công tác phòng chống ma tuý. Đội y tế dự phòng đã nói chuyện về tác hại của ma túy trong 18 trường học, tuyên truyền được 36 buổi cho người nghiện và gia đình họ. Không những vậy, trên địa bàn các phường trong quận còn tổ chức được 168 buổi nói chuyện với thanh thiếu niên trong trường và ở phường về TNXH và đặc biệt là tệ nạn ma túy. Đã thành lập được 3 câu lạc bộ “ Bạn giúp bạn” giành cho những người đã cai nghiện và đang tái hòa nhập cộng đồng với tên gọi là CLB Hoa Phượng trên địa bàn phường Dư Hàng Kênh, Vĩnh Niệm và Kênh Dương. Hàng năm Quận Đoàn tổ chức cuộc thi “ Chúng em – chủ nhân tương lai của đất nước” để tìm hiểu tác hại của TNXH đặc biệt là tệ nạn ma túy trong thanh thiếu niên trong các trường THPT trên địa bàn quận Đã được gần như 100% học sinh THPT tham gia. Phối kết hợp với Hội phụ nữ xây dựng mô hình tổ phụ nữ giúp chồng con, người thân cai nghiện ma tuý tại cộng đồng, đến nay đã xây dựng được 23 tổ với hơn 100 hội viên nhận giúp 151 người cai nghiện tại cộng đồng. Đoàn Thanh niên còn phối hợp với Hội Cựu Thanh niên xung phong, Hội cựu Chiến binh, Hội Liên Hiệp Thanh niên Quận và Đội Sinh viên tình nguyện của trường Đại học Hàng Hải và Đại học Dân lập Hải Phòng thành lập đội cắt tóc và dọn vệ sinh môi trường tuyên truyền về tác hại của tệ nạn xã hội, ma túy, HIV/AIDS. Cụ thể đã thành lập được 2 đội cắt tóc trên tuyến đường Trần Nguyên Hãn thuộc phường Trần Nguyên Hãn và phường Nghĩa Xá và 3 đội dọn vệ sinh môi trường trên tuyến đường Thiên Lôi thuộc phường Vĩnh Niệm và Kênh Dương. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế là: Tỷ lệ người tái nghiện sau cai nghiện cao do sau cai nghiện không có việc làm ổn định nên dễ bị phần tử xấu lôi kéo trở lại. Việc cai nghiện tại gia đình cộng đồng còn khó khăn về kinh phí và phác đồ điều trị. Việc buôn bán ma tuý và tổ chức sử dụng ma tuý diễn ra ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Nên kết quả trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội và điển hình là tệ nạn ma tuý chưa cao. C. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÒNG VÀ CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN. 1. NGUYÊN NHÂN: Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tệ nạn nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên. Nhưng ta có thể chia thành nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. 1.1. Nguyên nhân khách quan: - Do tác động của mặt tráI nền kinh tế thị trường và chính sách mở cửa đã du nhập vào lố sống thực dụng chạy theo đồng tiền, thích ăn chơI hưởng lạc. - Vai trò giáo dục trong gia đình bị giảm sút, các thành viên không còn quan tâm tới nhau, sống không hoà thuận hoặc một số gí đình cha mẹ mảI làm ăn kiếm tiền mà không quan tâm đến việc dạy dỗ con cáI, họ chỉ dùng tiền để bù đắp những thiếu sót về tình cảm cho con cáI mà không quan tâm xem chúng dùng tiền vào việc gì, hoặc trong một số gia đình cha mẹ quá nghiêm khắc làm cho con cái cảm thấy chán nản vì không có được tiếng nói trong gia đình. Hoặc cũng có một số trường hợp con cái không đủ cha hoặc mẹ do những nguyên nhân khác nhau dẫn đến các em không được quan tâm cũng dẫn đến những hành động dại dột là bỏ nhà đi lang thang, hoặc tìm bạn bè và dần dần bị sa ngã vào con đường ma tuý. Một lý do nữa là nhà trường chưa thực sự đáp ứng được những nhu cầu của các em, điều này ảnh hưởng lớn tới việc định hướng tư tưởng, đạo đức, lối sống và trang bị những kiến thức về pháp luật cho học sinh, công tác quản lý học sinh và học đường bị buông lỏng. Mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội chưa chặt chẽ. Và còn một thực tế đó là hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường chưa cao, chưa thu hút được sự quan tâm và tham gia nhiệt tình nhiệt của học sinh. Cùng với sự phát triển của đất nước thì sự phân hoá giàu, nghèo ngày càng lớn, một bộ phận dân cư sống rất khó khăn trong tình trạng thất nghiệp kéo dài, ít được cập nhập những thông tin mới, giáo dục điều kiện sống ngày càng khó khăn… làm cho các thanh thiếu niên không có việc làm dễ tụ tập nhau lại ngồi chơi tán gẫu cho hết ngày để dần dần bị bạn bè xấu lôi kéo dùng thử một hai lần rồi thành nghiện. Khi nghiện không có tiền thì sẽ lâm vào con đường phạm tội (trộm cắp, cướp giật…). Hay một phần là do phải đi làm xa, di dân tự do công việc không ổn định cũng dễ sinh ra nghiện. Mặt khác do tội phạm buôn lâụ ma tuý xâm nhập vào nước ta ngày càng nhiều. Nhu cầu sử dụng ma tuý ngày càng lớn do số người nghiện ngày càng tăng cao. Không những vậy mà lợi nhuận thu được từ việc buôn bán ma tuý là rất lớn đó là nguyên nhân kích thích hoạt động của bọn tội phạm ma tuý. Hiện nay một liều Hêroin từ 30.000 đến 50.000đ, mà một người nghiện nặng có thể hút tới 500.000đ một ngày. Còn một thực trạng đáng báo động đó là hiện nay một lượng khá lớn học sinh không được vào THPH hoặc đại học không đi học ở đâu nên số lượng này rất dễ bị lôi kéo vào con đường ma tuý và nếu như các tổ chức xã hội đặc bịêt là Đoàn Thanh niên không quan tâm, thu hút tập hợp các em tham gia vào các hoạt động tập thể thì số thanh niên này dễ tập hợp lại thành các nhóm tự hoạt động và không sớm thì muộn sẽ bị sa ngã vào con đường tệ nạn xã hội. Do địa bàn quận có nhiều tụ điểm về nghiện hút ma tuý nên dễ tác động vào đời sống của Thanh thiếu niên. 1.2. Nguyên nhân chủ quan: Phần đông thanh thiếu niên nghiện hút ma tuý là do nhận thức về ma tuý chưa đầy đủ về ma tuý và nguy cơ, tác hại, các biện pháp phòng ngừa tình hình nghiện hút. Họ không phân biệt, kiểm soát được hành vi của mình, của người khác, do đó dễ sa ngã vào tệ nạn ma tuý. Cùng với đó là do tâm lý lứa tuổi của các em là tò mò ham hiểu biết nên nhiều khi lúc đầu chỉ là thử để biết nhưng rồi cuối cùng nghiện lúc nào cũng không biết. Trong điều kiện hiện nay khi những chuẩn mực đạo đức xã hội thay đổi định hướng giá trị nên nếu như không nâng cao trình độ cho Thanh thiếu niên về mọi mặt thì người nghiện ma tuý sẽ càng tăng nhanh. Do nhận thức của một số bọ phận cán bộ và nhân dân về tệ nạn ma tuý chưa đầy đủ cả về nguy cơ, tác hại, các biện phát phòng ngừa tình hình nghiện hút ma tuý và cả ý thức trách nhiệm của từng người trứơc tệ nạn ma tuý. Và công tác quản ký hộ khẩu, nhân khẩu đôi lúc còn lỏng lẻo. Tình trạng người nơi khác sống mà không khai tạm trú tạm vắng vẫn còn nhiều. Các biện pháp về phòng chống ma tuý tuy đã được triển khai nhiều năm qua nhưng có lúc thực hiện không thường xuyên, liên tục và đồng bộ. Một số nơi còn nặng về hình thức phong trào vì vậy tính hiệu quả của các biện pháp đó chưa cao đặc biệt là vấn đề giáo dục và cai nghiện còn kém hiệu quả. Ngành y tế còn lúng túng về phương pháp cai nghiện, chữa trị phục hồi cho người nghiện. Hệ thống các văn bản về phòng chống ma tuý còn thiếu đồng bộ, nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế, hệ thống văn bản pháp luật xét xử các tội phạm ma tuý chưa được hoàn chỉnh gây khó khăn cho việc xét xử nghiêm minh giảm yếu tố răn đe, ngăn ngừa tội phạm, làm cho các hoạt động buôn bán, vận chuyển, tổ chức sử dụng ma tuý gia tăng. Công tác giáo dục trong các gia đình còn chưa được quan tâm đúng mức, công tác tuyên truyền chưa sâu rộng cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm gia tăng tệ nạn ma tuý. Trong một số gia đình ly tán với nhiều lý do khác nhau dẫn đến con cái bị bỏ bê, không được sự quan tâm chăm sóc đầy đủ của cả cha và mẹ hoặc một số gia đình mải kiếm tiền nên bù đắp cho con cái tình cảm bằng nhiều tiền, chính điều này đã làm cho chúng chán nản và đi vào con đường nghiện ngập. Nhiều gia đình khi thấy con cái nghiện nhưng vì sĩ diện đã bao che cho con để chúng ngày càng lún sâu vào ma tuý. Hoặc việc những người lớn trong gia đình không gương mẫu trong lối sống dẫn đến chúng chán nản và bắt chước theo. Lực lượng cán bộ làm công tác cai nghiện còn yếu, thiếu về chất lượng cũng như số lượng lại kiêm nghiệm nhiều công việc. Kinh phí hỗ trợ cho công tác phòng chống ma tuý còn thấp, lực lượng phòng chống tội phạm ma tuý và các phương tiện phục vụ công tác này còn thiếu nhiều. Chính quyền và các ban ngành đoàn thể ở nhiều khu vực vẫn chưa phát huy vai trò của mình. Cùng với đó là công tác cai nghiện mới chỉ dừng ở giai đoạn cắt cơn, công tác quản lý giáo dục và tổ chức lao động sau cai nghiện vẫn còn nhiều hạn chế nên tỷ lệ tái nghiện vẫn còn cao. Việc xử lý vi phạm đối với bọn buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng ma tuý vẫn chưa nghiêm. Cùng với đó là độ tuổi của các em chưa hoàn thiện về trí tuệ, thể chất thường nông nổi, đua đòi, thích cảm giác mạnh, muốn khẳng định mình là người lớn, thích cái mới song do trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống còn hạn chế nên bản lĩnh chưa vững vàng, tính kiềm chế chưa cao, dễ bị kích động và bạn bạn bè rủ rê. Đối tượng thanh niên hiện nay có sự nhận thức về pháp luật chưa cao, họ không ý thức được là hành động của mình có đúng pháp luật không, họ cũng không ý thức được những hậu quả do mình gây nên. Ngoài ra họ còn bị ảnh hưởng bởi những ấn phẩm văn hoá đồi truỵ, bạo lực, kích động… Ngoài ra còn do công tác Đoàn, Hội, Đội vẫn chưa phát huy hết khả năng của mình. Chưa đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của Thanh thiếu niên. Làm cho họ không tham gia vào các hoạt động xã hội trong những thời gian rảnh rỗi nên cũng dễ sa vào tệ nạn ma tuý. 2. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 2.1. Giải pháp Công tác phòng chống tệ nạn ma tuý là một công tác lớn, là cuộc đấu tranh phức tạp, cam go, quyết liệt và lâu dài. Bởi vậy cần xác định mục tiêu, yêu cầu giải quyết trong từng giai đoạn cụ thể. Để công tác phòng chống ma tuý đạt được kết quả cao các ngành chức năng phải có sự phối lết hợp đồng bộ chặt chẽ giữa các ban ngành chức năng với Đảng bộ, chính quyền để tạo thành một sức mạnh tổng hợp. Phải xác định rõ công tác phòng chống tệ nạn ma tuý là của toàn Đảng, toàn dân và Đoàn thanh niên là lực lượng tiên phong. Một số giải pháp cơ bản: - Công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý là giải pháp thực sự hữu hiệu cần được coi trọng để góp phần ngăn chặn tệ nạn nghiện hút ma tuý gia tăng. Các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể cần phối hợp chặt chẽ để tổ chức tuyên tuền sâu rộng về tác hại, hậu quả nguy hiểm của tệ nạn nghiện hút ma tuý, từ đó để người dân tránh xa các tệ nạn ma tuý, giáo dục quan tâm đến con cái hơn. - Quán triệt nội dung tinh thần chỉ thị 06/CT của Bộ Chính trị về công tác tuyên truyền phòng chống ma tuý, nhất là tác hại của ma tuý và biện pháp phòng chống đã được coi trọngvà từng bước đẩy mạnh cả chiều rộng và chiều sâu. Tổ chức lễ ra quân, mittinh, diễu hành vào những thời điểm khu vực và địa bàn thích hợp. Nhất là vào ngày thế giới phòng chống ma tuý 26/6. - Hình thức tuyên truyền panô, áp phích, trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh … đặc biệt tuyên truyền sâu rộng về công tác cai nghiện ma tuý tai gia đình - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý sâu rộng trong nhân dân. Vận động đông đảo quần chúng nhân dân, thanh thiếu niên tích cực tham gia công tác tố giác tội phạm, lập các hòm thư tố giác tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội. - Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, TNXH phải phát hiện nhanh nhạy, chính xác, nhất là ở các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự an toàn xã hội để ngăn chặn đẩy lùi ngay từ đầu. - Thừơng xuyên sâu sát quản lý hành chính, nắm chắc tình hình từng địa bàn phường, cum dân cư kiểm tra chặt chẽ không để tệ nạn ma tuý có điều kiện phát triển. Cần xử lý nghiêm khắc và có thái độ kiên quyết trong công tác đấu tranh phòng chống và trừng trị tội phạm ma tuý. - Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác xã hội cho cán bộ các phường, đưa các bác sĩ đi tập huấn nâng cao nghiệp vụ. Đồng thời phải kịp thời khen thưởng với các cá nhân đã làm tốt công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý. - Các cấp uỷ đảng, chính quyền phải tăng cường lãnh đạo chỉ đạo đối với công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý, cần có những biện pháp đặc biệt để chặn đứng việc thanh thiếu niên nghiện hút ma tuý. Phải coi đây là nhiệm vụ thường xuyên nhằm từng bước ngăn chặn đẩy lùi tình trạng ma tuý trong nhân dân. - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vận động tri thức trẻ đi vận động bà con phá bỏ cây thuốc phiện, vận động thanh thiếu niên nói không với ma tuý. - Công an cần phát huy hết khả năng của mình trong phong trào phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý - Đối với Đoàn thanh niên: Tăng cường công tác phối kết hợp chỉ đạo với ban ngành có liên quan đến công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý. Cung cấp nhiều tài liệu thông tin hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ đoàn. Phối hợp xây dựng cơ chế chính sách tạo nguồn nhân lực cho các hoạt động phòng chống ma tuý ở cơ sở. Hỗ trợ kinh phí để đẩy mạnh các hoạt động thông tin. Tuyên truyền về TNXH. Xây dựng dự án tạo việc làm cho cán bộ đoàn cơ sở và đoàn viên thanh niên để họ ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế. Thường xuyên nắm vững tình hình cơ sở, kiểm tra đôn đốc các địa bàn trọng điểm. Phát động thi đua xây dựng đơn vị vững mạnh không ma tuý. Đồng thời phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ người cai nghiện tái hoà nhập cuộc đời. Tập trung phát triển mô hình câu lạc bộ thanh niên, các đội thanh niên tình nguyện tham gia phòng chống ma tuý. Nắm vững tình hình cơ sở để có phương án kịp thời. 2.2. Kiến nghị để nâng cao vai trò hiệu quả của tổ chức Đoàn thanh niên. * Đối với Đảng và chính quyền quận: Đảng và chính quyền. UBND cấp quận và phường tích cực vào cuộc, vừa đề ra những chủ trương chính sách, biện pháp tổ chức thực hiện, kiểm tra và đôn đốc thường xuyên rút ra kinh nghiệm thì kết quả của công cuộc phòng chống tệ nạn ma tuý mới có hiệu quả cao. Thừơng xuyên phối hợp chặt chẽ, và tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vậy chất với các ban ngành chức năng như Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn ma tuý cấp quận và cấp phường, đặc biệt là Đoàn thanh niên. * Đối với các đoàn thể tổ chức xã hội và gia đình Các đoàn thể tổ chức xã hội phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, công an khu vực dân phố, y tế, các trung tâm cai nghiện để làm tốt công tác sau cai. - Phường nào cũng thành lập các câu lạc bộ sau cai nghiện và các câu lạc bộ này đã trở thành nơi hội tụ, nơi động viên tinh thần cho tất cả mọi người sau cai, giúp họ có quan điểm sống tích cực hơn, và động viên những người khác cũng tự cai. - Các tình nguyện viên làm công tác xã hội, và các thành viên các tổ chức đoàn thể xá hội, các ngành tham gia cùng quản lý sau cai và được phân công, giao trách nhiệm cụ thể rõ ràng, hàng tháng, hàng quý có báo cáo đánh giá nhận xét. * Đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Đề nghị Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tăng cường đầu tư kinh phí, tài liệu cho các hoạt động tuyên truyền ở địa phương. - Đối với các tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thì trước hết phải quán triệt các chủ trương, chính sách đường lối của Đảng và nhà nước về công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý. - Thường xuyên tổ chức các buổi diễn đàn thảo luận, các hội thi tuyên truyền trên truyền hình và sách báo, loa đài về ma tuý và tác hại của ma tuý. - Phối hợp với các ban ngành chức năng khác để làm tốt công tác phòng chống ma tuý. - Làm tốt công tác đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo đến cơ sở, tổ chức Đoàn tuyên truyền các cơ sở làm tốt các công tác phòng chống tệ nạn ma tuý. - Duy trì thực hiện tốt Nghị quyết liên tịch số 02/NQ-LT giữa TW Đoàn và Bộ Công an. Có khen thưởng kịp thời với các cá nhân tập thể làm tốt công tác phòng chống tội phạm, TNXH, tệ nạn ma tuý trong toàn Đảng. Trên đây là một số giải pháp, kiến nghị về vấn đề phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý nói chung và nghiện hút ma tuý trong thanh thiếu niên nói riêng. Tôi hy vọnh nó sẽ giúp ích phần nào trong công việc phòng chống ma tuý của toàn Đảng, toàn dân. Giúp mỗi người chúng ta, đặc biệt là các bạn trẻ hãy phòng chống, cảnh giác tránh xa ma tuý để xây dựng một cộng đồng lành mạnh không ma tuý. 3. KẾT LUẬN Tệ nạn ma tuý hiện nay đã trở thành chứng bệnh nan ý của cộng đồng, quốc gia, hiểm hoạ này dẫ và đang phức tạp và sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp với hậu quả khôn lường. Ma tuý đang dần phá hủy nhân cách, đạo đức lối sống của con người Việt Nam, nó đã làm thay đổi bản sắc văn hoá của nhiều địa phương, nó đã cướp đi sinh mạng của bao nhiêu con người và đang dần làm hỏng thế hệ tương lai của đất nước. Trong vài năm trở lại đây, tình hình tệ nạn ma tuý trong lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng gia tăng nó đang là vấn đề nhức nhối của toàn nhân loại. Công cuộc phòng chống ma tuý đang hết sức cam go quyết liệt và phải kiên trì thường xuyên. Cuộc đấu tranh này phải được tiến hành đồng bộ và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ban ngành. Trong công cuộc hêt sức cam go này quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng - một quận có tình hình tệ nạn nghiện hút ma tuý hết sức phức tạp khó khăn vì vậy mà quận đã xây dựng một chiến lược tổng thể trước mắt cũng như lâu dài và phát huy sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị của các cấp ngành để phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý. Hiện nay tệ nạn ma tuý đã lan vào mọi ngõ phố và xâm nhập vào mọi lứa tuổi và chủ yếu là thanh thiếu niên. Song được sự quan tâm, phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trên địa bàn quận nên tình hình an ninh trật tự ngày càng tốt hơn, số người nghiện đang giảm. Với mục đích đấu tranh loại trừ tệ nạn ma tuý đề tài này cũng khái quát tình hình và kết quả công tác đấu tranh loại trừ, một số tồn tại, những vướng mắc, khó khăn trên tất cả mọi mặt hoạt động phòng ngừa đấu tranh đối với bon tội phạm ma tuý và những việc mà Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quận Lê Chân thành phố Hải Phòng đã làm được trong công tác này. Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động trong thời gian tới trên địa bàn quận. Mặc dù tệ nạn nghiện hút ma tuý đang có xu hướng giảm so với các năm trước nhưng vẫn còn hết sức khó khăn phức tạp, không phải một sớm một chiều là xong mà cần phải kiên trì, kiên quyết triệt để. Cần sự tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nưa của các ban ngành đoàn thể. Với thời gian nghiên cứu có hạn chuyên đề này vẫn còn rất nhiều những thiếu sót vì vậy em kính mong các thầy cô hướng dẫn và các thầy cô khác trong Học viện, các đồng chí quận Đoàn Lê Chân - thành phố Hải Phòng xem xét , bổ sung ý kiến để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn để nó có thể góp phần nào đó vào công cộc phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý của thành phố Hải Phòng nói chung và của quận Lê Chân nói riêng. MỤC LỤC PHẦN1: PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chon đề tài II. Mục đích của đề tài III. Nhiệm vụ của đề tài IV. Đối tượng nghiên cứu của đề tài V. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu VI. Phương pháp nghiên cứu PHẦN 2: PHẦN NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÝ LUẬN TIẾP CẬN VẤN ĐỀ 1. Một số khái niệm cơ bản 2. Một vài nét lịch sử về ma tuý 3. Ma tuý là hiểm hoạ cho cá nhân, gia đình và xã hội 4. Quan điểm của đảng, chính phủ về công tác phòng chống tệ nạn nghiện hút ma tuý. 5. Vai trò của tổ chức đoàn trong công tác phong chống tệ nạn ma tuý. B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. 1. Đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cua quận Lê Chân 2. Thực trạng tình hình nghiện hút ma tuý trên địa bàn quận Lê Chân C. NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN HÚT MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1. Nguyên nhân 2. Giải pháp và kiến nghị 3. Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1813.doc
Tài liệu liên quan