LỜI MỞ ĐẦU
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Đảng ta đã đề ra chủ trương đổi mới nền kinh tế một cách toàn diện, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lý luận kinh tế về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội lúc này đã có những thay đổi căn bản, sự tồn tại khách quan của năm thành phần kinh tế được thừa nhận. Kinh tế quốc doanh nay được gọi là khu vực doanh nghiệp nhà nước, đồng thời thừa nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì nhận thức về vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước cũng được đổi mới. Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đảng ta luôn khẳng định thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Với định hướng xây dựng đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, cùng với sự tồn tại tất yếu của nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những đường lối chính sách thiết thực nhằm khẳng định và phát huy vai trò chỉ đạo của kinh tế Nhà nước. Muốn phát huy vai trò kinh tế Nhà nước, cần phải đổi mới tổ chức sắp xếp cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.
Bài thu hoạch gồm 4 phần sau:
1. Những điều kiện để một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
2. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
3. Đặc điểm của Doanh nghiệp Nhà nước và so sánh với các doanh nghiệp còn lại
4. Ưu điểm, nhược điểm và thực trạng của Doanh nghiệp Nhà nước
Chúng em cảm ơn cô giáo đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em hoàn thành bài thu hoạch này
Tuy nhiên, bài thu hoạch sẽ không tránh khỏi thiếu sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo và bạn đọc.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Doanh nghiệp Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Đảng ta đã đề ra chủ trương đổi mới nền kinh tế một cách toàn diện, chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lý luận kinh tế về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội lúc này đã có những thay đổi căn bản, sự tồn tại khách quan của năm thành phần kinh tế được thừa nhận. Kinh tế quốc doanh nay được gọi là khu vực doanh nghiệp nhà nước, đồng thời thừa nhận sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thì nhận thức về vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước cũng được đổi mới. Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đảng ta luôn khẳng định thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Với định hướng xây dựng đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, cùng với sự tồn tại tất yếu của nền kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những đường lối chính sách thiết thực nhằm khẳng định và phát huy vai trò chỉ đạo của kinh tế Nhà nước. Muốn phát huy vai trò kinh tế Nhà nước, cần phải đổi mới tổ chức sắp xếp cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.
Bài thu hoạch gồm 4 phần sau:
1. Những điều kiện để một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
2. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
3. Đặc điểm của Doanh nghiệp Nhà nước và so sánh với các doanh nghiệp còn lại
4. Ưu điểm, nhược điểm và thực trạng của Doanh nghiệp Nhà nước
Chúng em cảm ơn cô giáo đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em hoàn thành bài thu hoạch này
Tuy nhiên, bài thu hoạch sẽ không tránh khỏi thiếu sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo và bạn đọc.
NỘI DUNG
Câu 1: Nêu những điều kiện để một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân?
Theo quy định của điều 94 (mục 1- chương 3) luật Dân sự, những tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân khi có đầy đủ 4 yêu cầu sau:
- Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Câu 2: Những doanh nghiệp nào trong 9 loại chủ thể kinh doanh ở Việt Nam có tư cách pháp nhân? Và không có tư cách pháp nhân
Sự khác nhau cơ bản giữa các doanh nghiệp có và không có tư cách pháp nhân chính là việc các doanh nghiệp có hay không chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trước pháp luật . Đối với các doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thì phải chịu trách nhiệm trên toàn bộ tài sản có. Điều đó có nghĩa là, khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc khi bị phá sản, các thành viên trong công ty phải chịu trách nhiệm trên toàn bộ tổng tài sản mà mình có, do đó dộ rủi ro là rất cao và có tính chất mạo hiểm. Còn đối với các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân thì chỉ phải chịu trách nhiệm trên số vốn mà mình đóng góp khi thành lập doanh nghiệp. Đối với loại hình công ty này thường là các công ty của nhà nước và các công ty cổ phần, phải báo cáo tài chính công khai hàng năm và có độ rủi ro thấp hơn so với loại hình còn lại.
Căn cứ theo điều 94, mục 1, chương III, bộ luật dân sự Việt Nam, những loại chủ thể kinh doanh sau có tư cách pháp nhân:
Doanh nghiệp nhà nước
Hợp tác xã
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Công ty cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn.
Công ty hợp danh
Doanh nghiệp tư nhân.
Trong 9 loại chủ thể kinh doanh, bán hàng rong vỉa hè và hộ kinh doanh cá thể là không có tư cách pháp nhân.
Câu 3: Nêu những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp nhà nước và so sánh khái quát với các doanh nghiệp còn lại:
Chủ sở hữu (sáng lập viên).
Việc góp vốn khi thành lập, chuyển nhượng, tăng giảm vốn.
Các hình thức được phép huy động vốn.
Ban quản lý (vai trò của hội đồng thành viên hay hội đồng quản trị).
Trả lời
Những đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước và so sánh khái quát với các doanh nghiệp còn lại
1. Chủ sở hữu( sáng lập viên):
Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
* So sánh với các tổ chức khác:
-Hợp tác xã: Sáng lập viên là cá nhân, hộ gia đình hoặc pháp nhân khởi xướng việc thành lập hợp tác xã và tham gia hợp tác xã.
- Doanh nghiệp có vốn ĐTNN: Hai bên hoặc nhiều bên được hợp tác với nhau để thành lập doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Doanh nghiệp liên doanh được hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài hoặc với doanh nghiệp Việt Nam để thành lập doanh nghiệp liên doanh mới tại Việt Nam.
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
- Công ty cổ phần: Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi
- Công ty hợp danh:
+ Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;
+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Doanh nghiệp tư nhân: chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Hộ kinh doanh cá thể: do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ , kinh doanh tại một địa điểm cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh.
2, Việc góp vốn khi thành lập, chuyển nhượng, tăng giảm vốn.
Vốn khi thành lập doanh nghiệp nhà nước là vốn do nhà nước cấp. Về việc chuyển nhượng, tăng giảm vốn:
Đối với Doanh nghiệp Nhà nước họat động kinh doanh:
Tự huy động vốn để hoạt động kinh doanh, nhưng không thay đổi hình thức sở hữu; được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp tại các ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật. (điều 8, luật Doanh nghiệp Nhà nước)
Đối với Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích:
Được huy động vốn, gọi vốn liên doanh, thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp tại các ngân hàng của Việt Nam để vay vốn phục vụ hoạt động công ích theo quy định của pháp luật khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.(điều 8- luật Doanh nghiệp Nhà nước)
* So sánh với các tổ chức khác:
- Hợp tác xã: Khi gia nhập hợp tác xã, xã viên phải góp vốn theo quy định tại Điều 24 của Luật HTX. Xã viên có thể góp vốn một lần ngay từ đầu hoặc nhiều lần; mức, hình thức và thời hạn góp vốn do Điều lệ hợp tác xã quy định. Vốn góp của xã viên được điều chính theo quy định của Đại hội xã viên. Xã viên được trả lại vốn góp trong các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 1 Điều 25 của Luật HTX. Việc trả lại vốn góp của xã viên căn cứ vào thực trạng tài chính của hợp tác xã tại thời điểm trả lại vốn sau khi hợp tác xã đã quyết toán năm và đã giải quyết xong các quyền lợi, nghĩa vụ về kinh tế của xã viên đối với hợp tác xã. Hình thức, thời hạn trả lại vốn góp cho xã viên do Điều lệ hợp tác xã quy định.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Phần vốn góp của bên nước ngoài hoặc các bên nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp liện doanh không bị hạn chế về mức cao nhất theo sự thoả thuận của các bên, nhưng không dưới 30% vốn pháp định, trừ những trường hợp do Chính phủ quy định. Đối với doanh nghiệp liên doanh nhiều bên, tỷ lệ góp vốn tối thiểu của mỗi Bên Việt Nam do Chính phủ quy định. Đối với cơ sở kinh tế quan trọng do Chính phủ quyết định, các bên thoả thuận tăng dần tỷ trọng góp vốn của Bên Việt Nam trong vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh.
Các bên trong doanh nghiệp liên doanh có quyền chuyển nhượng giá trị phần vốn của mình trong doanh nghiệp liên doanh, nhưng phải ưu tiên chuyển nhượng cho các bên trong doanh nghiệp liên doanh. Trong trường hợp chuyển nhượng cho doanh nghiệp ngoài liên doanh thì điều kiện chuyển nhượng không được thuận lợi hơn so với điều kiện đã đặt ra cho các bên trong doanh nghiệp liên doanh. Việc chuyển nhượng phải được các bên trong doanh nghiệp liên doanh thoả thuận.
- Công ty cổ phần: Vốn được huy động bằng cách bán cổ phần cho cổ đông: phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:
Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết. Trường hợp có thành viên không góp đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, thì số vốn chưa góp được coi là nợ của thành viên đó đối với công ty; thành viên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản về trường hợp nói tại đoạn 1 khoản này cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ thời điểm cam kết góp vốn; sau thời hạn này, nếu không có thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh, thì thành viên chưa góp đủ vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với công ty về phần vốn chưa góp và các thiệt hại phát sinh do không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên: Chủ sở hữu công ty có nghĩa vụ phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã đăng ký.
- Công ty hợp danh: Vốn là của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn góp
- Doanh nghiệp tư nhân: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự khai. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ khai báo chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký, thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Hộ kinh doanh cá thể: Vốn góp là của tư nhân. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ (gồm tài sản do các thành viên cùng nhau tạo lập nên hoặc lập cho chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ) nếu tài sản chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình
3, Cách thức huy động vốn
Doanh nghiệp Nhà nước được phép thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp tại các ngân hàng của Việt Nam để vay vốn phục vụ hoạt động công ích theo quy định của pháp luật khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng không thay đối hình thức sở hữu. Riêng Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn.
* So sánh với các tổ chức khác
- Hợp tác xã: Hợp tác xã được vay vốn của Ngân hàng theo quy định của pháp luật, được huy động vốn góp của xã viên theo quyết định của Đại hội xã viên,được vay vốn của xã viên, của các tổ chức theo điều kiện do hai bên thoả thuận, nhưng không trái với các quy định của pháp luật,được nhận và sử dụng vốn, trợ cấp của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước do các bên thoả thuận và theo quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: vốn vay. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo hình thức công ty cổ phần (theo nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15-04-2003 của Chính phủ về chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần) có thêm kênh huy động vốn nữa là phát hành chứng khoán
- Công ty cổ phần: Có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty
- Công ty trách nhiệm hữu hạn: vốn vay, không được phát hành chứng khoán
- Công ty hợp danh: vốn vay, mở rộng số lượng thành viên góp vốn, không được phát hành bất kì một loại chứng khoán nào
- Doanh nghiệp tư nhân: vốn vay
- Hộ kinh doanh cá thể:
4, Vai trò của hội đồng thành viên( hội đồng quản trị)
- Hội đồng quản trị gồm chủ tịch, tổng giám đốc hoặc giám đốc và một số thành viên khác. Tuỳ theo quy mô, loại hình doanh nghiệp, Chính phủ quy định số lượng thành viên Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị có thành viên chuyên trách và thành viên kiêm nhiệm. Chủ tịch Hội đồng quản trị là thành viên chuyên trách
Theo điều 30 luật Doanh nghiệp Nhà nước thì hội đồng quản trị có vai trò như sau:
1- Nhận vốn, đất đai, tài nguyên và nguồn lực khác do Nhà nước giao cho doanh nghiệp;
2- Trình thủ trưởng cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp phê duyệt đều lệ doanh nghiệp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm, trừ các doanh nghiệp quan trọng do Thủ tướng quyết định;
3- Trình thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước theo phân cấp của Chính phủ các phương án liên doanh, góp vốn, các dự án đầu tư của doanh nghiệp;
4- Trình Thủ tướng Chính phủ hoặc người được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật tổng giám đốc hoặc giám đốc doanh nghiệp;
5- Trình thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước được Chính phủ phân cấp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó tổng giám đốc hoặc phó giám đốc, kế toán trưởng doanh nghiệp theo đề nghị của tổng giám đốc hoặc giám đốc;
6- Trình thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để phê duyệt quyết toán tài chính hàng năm của doanh nghiệp;
7- Phê chuẩn phương án sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn và phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế do tổng giám đốc hoặc giám đốc đề nghị; thông qua quyết toán tài chính hàng năm của doanh nghiệp thành viên (nếu có); thực hiện việc công bố công khai các báo cáo tài chính theo quy định của Chính phủ;
8- Quyết định phương án huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu;
9- Phê chuẩn phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, biên chế bộ máy quản lý doanh nghiệp, quy hoạch đào tạo lao động và điều lệ của các đơn vị thành viên (nếu có); đề nghị thành lập, tách, nhập, giải thể các đơn vị thành viên (nếu có) theo quy định của pháp luật;
10- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật giám đốc các đơn vị thành viên (nếu có) theo đề nghị của tổng giám đốc;
11- Kiểm tra, giám sát tổng giám đốc hoặc giám đốc, các đơn vị thành viên (nếu có) trong việc sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, mục tiêu Nhà nước giao cho doanh nghiệp và thực hiện các quyết định khác của Hội đồng quản trị.
* So sánh với các tổ chức khác:
- Hợp tác xã: Ban quản trị là cơ quan quản lý và điều hành mọi công việc của hợp tác xã do Đại hội xã viên bầu trực tiếp, gồm Chủ nhiệm hợp tác xã và các thành viên khác. Số lượng thành viên Ban quản trị do Điều lệ hợp tác xã quy định. Những hợp tác xã có số xã viên dưới mười lăm người thì có thể chỉ bầu Chủ nhiệm hợp tác xã để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản trị. Hợp tác xã có quy mô lớn được bầu Hội đồng quản trị để thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của Ban quản trị quy định trong Luật HTX.
- Doanh nghiệp có vốn ĐTNN: Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh do các bên liên doanh thoả thuận cử ra. Chủ tịch Hội đồng quản trị có trách nhiệm triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị. Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật Việt Nam về việc quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc thứ nhất là công dân Việt Nam
- Công ty cổ phần: hội đồng quản trị quyết định chiến lược phát triển công ty, kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc( tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác trong công ty…..
- Công ty hợp danh: thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty, tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty, cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty. Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh do các thành viên hợp danh thoả thuận trong điều lệ công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.
- Công ty TNHH
Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên phải có hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc (Tổng giám đốc). Trong đó, hội đồng thành viên gồm tất cả thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty và bầu ra chủ tịch hội đồng thành viên.
Công ty TNHH một thành viên: tuỳ thuộc vào quy mô và ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức nội bộ gồm HĐQT và giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc chủ tịch công ty và giám đốc (Tổng giám đốc) với quyền và nghĩa vụ do điều lệ công ty quy định căn cứ vào quy định của Luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan
- Doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
Câu 4: Ưu điểm, hạn chế, thực trạng, vấn đề của doanh nghiệp đó (hoặc khu vực kinh tế tương ứng) đối với người đầu tư khi thành lập và vận hành, quản lý doanh nghiệp. Nếu bạn là chủ đầu tư trong một ngành kinh doanh nhất định bạn sẽ lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào? Tại sao?
1, Ưu điểm
Doanh nghiệp Nhà nước là lực lượng đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, cho ngân sách và là lực lượng chủ yếu tham gia các hoạt động công ích, hoạt động xã hội. Đối với người đầu tư (ở đây là Nhà nước) thì đây là một lợi thế vì hoạt động của Doanh nghiệp Nhà nước có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế.
Việc hình thành các tổng công ty Nhà nước nhằm tăng cường tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy quá trình phân công chuyên môn hoá, đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ, có hiệu quả giữa các đơn vị thành viên trong tổng công ty. Nhờ đó tạo ra sức mạnh của những tập đoàn lớn – một loại hình doanh nghiệp của thế giới đang có nhiều ưu thế. Đồng thời, các tổng công ty nhà nước được hình thành còn nhằm thực hiện nguyên tắc phân biệt quản lý Nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp nhà nước mở đường, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước đảm nhận các lĩnh vực hoạt động có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế xã hội: cung ứng các hàng hoá dịch vụ thiết yếu, nhất là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng cơ sở (giao thông, thuỷ lợi, điện nước, thông tin liên lạc…), xã hội (giáo dục, y tế…), an ninh quốc phòng. Đối với cơ chế thị trường, doanh nghiệp nhà nước góp phần quan trọng khắc phục những khiếm khuyết tất yếu của nó và đẩy lùi được hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, thủ tiêu độc quyền. Doanh nghiệp nhà nước cũng là một lực lượng xung kích tạo ra sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh việc ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất.
Doanh nghiệp nhà nước góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Doanh nghiệp nhà nước có chức năng là đơn vị kinh tế độc lập tự chủ, là chủ thể tham gia kinh doanh vào những lĩnh vực hàng hoá công cộng, (thường là ít lợi nhuận) góp phần tạo ra cung lớn theo nhu cầu thị trường, góp phần ổn định thị trường và nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân. Mặt khác, doanh nghiệp nhà nước còn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đưa nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng kinh tế thị trường XHCN.
Như vậy, ta có thể thấy vai trò không thể thiếu được của DNNN trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong nền kinh tế quốc dân nói riêng.
2, Nhược điểm
Năm 2006 là thời điểm thực hiện tất cả các cam kết tự do thương mại trong khuôn khổ AFTA và năm 2009 là Hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Lúc đó các rào cản bảo hộ, che chắn cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung sẽ được dỡ bỏ. Sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước đến thời điểm đó nếu cạnh tranh được trên thị trường sữ giúp ta phát huy được lợi thế và vượt qua mọi thách thức.
Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp nhà nước vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm và đây cũng chính là thực trạng của mô hình kinh tế này, đó là:
a, Vốn ít, lãi thấp, tăng trưởng chậm
Tổng vốn nhà nước có ở các Doanh nghiệp Nhà nước khoảng 240000 tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ có khoảng 45 tỷ đồng, trong đó vốn lưu động chưa đến 10 tỷ đồng. Phần lớn vốn lại tập trung vào các tổng công ty như; Dầu khí, xăng dầu, viễn thông, điện lực, hàng hải, hàng không..vì vậy có tới 47% Doanh nghiệp Nhà nước có vốn chưa đầy 5 tỷ đồng. Không ít doanh nghiệp chỉ có vốn trên sổ sách, hoặc trong tài sản không dùng đến, nên vốn thực tế cho sản xuất kinh doanh chỉ còn 50%. ở không ít tổng công ty, tổng tài sản gấp 10- 20 lần vốn tự có, tổng dư nợ ngân hàng gấp 6-8 lần vốn tự có.
Năm 2003, trong số 77% Doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có lãi, chỉ chưa đầy 40% có mức lãi bằng hoặc cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại. Nếu đưa thêm giá trị quyền sử dụng đất vào chi phí và cắt bỏ các khoản ưu tiên, ưu đãi của nhà nước, thì số doanh nghiệp có lãi còn ít hơn. Số thuế thu nhập Doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm 8000 tỷ đồng trên tổng số 87000 tỷ đồng nộp cho ngân sách nhà nước. Trong số 7 mặt hàng xuất khẩu chủ lực năm 2003 thì có tới 6 mặt hàng chủ yếu do khu vực tư nhân đóng góp chứ không phải Doanh nghiệp Nhà nước.
b, Sức cạnh tranh yếu
- Về vấn đề nắm bắt thông tin thị trường, đây bị coi là điểm yếu nhất của Doanh nghiệp Nhà nước. “Gần đây, nhà nước đã tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng giao lưu với bên ngoài, song do Doanh nghiệp Nhà nước chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ đủ trình độ , nhanh nhạy nắm bắt thông tin nên nhiều doanh nghiệp bị động về giá cả, áp lực cung cầu, khâu dự báo thi trường quá yếu. Một số không nhiều doanh nghiệp lớn có khả năng nắm bắt thông tin, thì khả năng xử lý thông tin chiến lược thấp, hoặc do lợi ích trước mắt của doanh nghiệp, hoặc do khó khăn ngoài tầm kiểm soát mà phải lờ đi.” thời báo Kinh tế Sài gòn - số 40 ( 2005)
- Về công nghệ: nhiều Doanh nghiệp Nhà nước có trình độ công nghệ dưới mức trung bình của thế giới và khu vực, Thiết bÞ, dây chuyền lạc hậu so với thế giới từ 10- 20 năm, trong đó có 38% đang chờ thanh lý. Chi phí sản xuất công nghiệp cao, hạn chế mức tăng giá trị gia tăng, tốc độ đổi mới công nghệ chậm, khoàng 10% trong thời gian qua
- Năng suất lao động của các Doanh nghiệp Nhà nước còn thấp, theo số liệu từ tổng cục thống kê, năng suất lao động thời ký 1996- 2000 của Doanh nghiệp Nhà nước tăng bình quân mỗi năm 4, 8%, thấp hơn mức tăng GDP là 7% cùng kỳ. Giá bán sản phẩm của Doanh nghiệp Nhà nước cao hơn giá nhập khẩu, ví dụ với xi măng là 115%, giấy 127%, thép 125%…nên sức cạnh tranh của các Doanh nghiệp Nhà nước còn rất yếu.
c. Cơ cấu ngành, vùng, quy mô còn bất hợp lý
Xét tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước, trong khu vực nông nghiệp chiếm 25%, thương mại và dịch vụ chiếm 40%. Như vậy, cơ cấu DNNN bất hợp lý ở chỗ DNNN không tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo, chế biến
Bên cạnh đó, cơ cấu quản lý cũng còn khá bất hợp lý: tỷ trọng doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý cao (trên 60% về số lượng). Với một cơ cấu bất hợp lý như trên, DNNN khó có thể thực hiện được đầy đủ các chức năng và kì vọng về vai trò mà Đảng và Nhà nước mong đợi.
3, Thực trạng
Trước năm 1986, cơ chế quản lý kiểu cũ trong các DNNN đã tỏ ra kìm hãm sức sản xuất, triệt tiêu động lực phát triển, hậu quả là kinh tế trì trệ, tụt dốc, khủng hoảng, đời sống nhân dân ngày càng giảm sút. Đến Đại hội VI, Đảng ta đã khẳng định vai trò chủ đạo của DNNN và để thúc đẩy nhanh hơn quá trình đổi mới các DNNN cho phù hợp và kịp thời với yêu cầu thực tế, Chính phủ đã ra hàng loạt các quyết định về đổi mới DNNN. Và trên thực tế đã tổ chức thực hiện hàng loạt biện pháp mạnh trên cả hai phương diện: sắp xếp tổ chức lại và đổi mới cơ chế quản lý DNNN. Đó là các Quyết định 311115/HĐBT (9/1990), Nghị định 388/HĐBT (11/1991) … và đặc biệt là Luật Doanh nghiệp Nhà nước (4/1995).
DNNN đã có chuyển biến tích cực cả về vai trò, cơ cấu, năng lực, hiệu quả.
Trước hết là chuyển biến về tổ chức quản lý: mô hình tổng công ty (chủ yếu là các công ty 91) đã bắt đầu phát huy tác dụng là những DNNN nòng cốt của kinh tế nhà nước
Về hiệu quả hoạt động kinh doanh: Mặc dù số lượng DNNN giảm đáng kể nhưng khu vực DNNN vẫn có tăng trưởng khá cao và giữ vị trí đáng kể đóng góp vào ngân sách nhà nước (GDP năm 2000 đã gấp trên 2 lần GDP năm 1990)
Về chuyển đổi hình thức sở hữu và cơ chế tài chính: Thời kì 1988-1998 tỷ lệ tài trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước dưới tất cả các hình thức (đầu tư, cấp vốn lưu động, bù lỗ) đã giảm từ mức 8,5% GDP xuống còn 0,5% GDP
Tiến trình sắp xếp Doanh nghiệp Nhà nước
“Chính phủ đã phê duyệt phương án điều chỉnh, sắp xếp Doanh nghiệp Nhà nước cả nước. Theo đó, số Doanh nghiệp Nhà nước phải sắp xếp tăng lên 783, trong đó cổ phần hóa 506. Kể cả kế hoạch tồn đọng những năm trước chuyển sang, đến hết năm 2006 cả nước phải sắp xếp 1500 đơn vị, trong đó cổ phần hóa 1230 công ty”. Thời báo Kinh tế Sài Gòn- số 40( 2005)
“Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành cần đẩy mạnh việc sắp xếp và đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước theo hướng hình thành các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành có nhiều chủ sở hữu ( chủ yếu là công ty cổ phần) để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Chính phủ sẽ tăng cường đầu tư có trọng điểm vào các lĩnh vực kinh tế cần chi phối, tập trung chỉ đạo và xây dựng cơ chế để các tập đoàn kinh tế( thí điểm) hoạt động có hiệu quả, đồng thời chuyển các doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn sang hoạt động theo luật doanh nghiệp.”. Thời báo Kinh tế Sài Gòn- số 3 ( 2006)
Nếu bạn là chủ đầu tư trong một ngành kinh doanh nhất định bạn sẽ lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào? Tại sao?
Một ngày nào đó, nếu em là chủ đầu tư trong ngành kinh doanh, với một lượng vốn không quá lớn, em sẽ chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân. Trong giai đoạn đầu doanh nghiệp tư nhân sẽ là giải pháp tốt nhất vì số lượng nhân sự không quá lớn, có thể dễ dàng làm cùng bạn bè, dễ hùn vốn; hơn nữa có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh, thử nghiệm những ý tưởng mới của riêng mình và nếu thành công có thể mở rộng công ty theo hướng mình đã chọn.
Mặt hàng mà doanh nghiệp lựa chọn là trang phục bằng chất liệu truyền thống của Việt Nam như lụa, gấm, tơ tằm, đũi, thổ cẩm… Đó có thể là áo dài, các loại áo cách tân trên cơ sở áo truyền thống, các loại túi xách, khăn, ví … Đây là những mặt hàng có nhiều kiểu dáng đẹp, phong phú, mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam. Hơn nữa việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu, nguồn hàng khá dễ dàng, có sẵn được lượng lao động khéo tay, tiền công rẻ tại các làng nghề ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận. Những mặt hàng này có tiềm năng phát triển rất lớn do đón nhận được sự ưa chuộng của khách hàng quốc tế với giá cả phải chăng, kiểu dáng độc đáo. Việc bán mặt hàng này trong nước hiện nay là tương đối khó khăn vì lượng khách du lịch chủ yếu tập trung tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam… ở các thành phố này, lượng cung đã đáp ứng đủ lượng cầu, lượng khách du lịch vào Việt Nam cũng chưa lớn, việc cạnh tranh được là không dễ dàng. Vì vậy, có thể nghĩ đến việc xuất khẩu các sản phẩm này ra nước ngoài. Với số lượng Việt kiều khá đông, có thể thông qua các doanh nghiệp, thương nhân Việt Nam ở nước ngoài cung cấp hàng bán tại shop của họ tại những phố Việt Nam. Được biết tại Nhật, Mỹ, Nga và một số quốc gia khác đều đã có những phố Việt Nam này. Sản phẩm truyền thống của Việt Nam tại đất bạn không chỉ thu hút được người bản địa mà còn cả người Việt xa Tổ quốc. Nếu có thể có được quan hệ rộng hơn, có thể liên hệ với các hãng thời trang nước ngoài, giới thiệu sản phẩm mẫu sau đó làm theo đơn đặt hàng rồi xuất khẩu sang nước bạn. Điều này nghe có vẻ to tát nhưng một doanh nghiệp nhỏ Việt Nam đã làm được điều này khi cung cấp mặt hàng túi xách cho hãng thời trang ở Hồng Kông và hiện nay mở rộng sang kinh đô thời trang Paris. Riêng ở Nhật Bản nếu xuất khẩu thành công sang thị trường này thì sẽ là một bước đi rất thuận lợi vì nghệ thuật ẩm thực và áo dài của Việt Nam rất được ưa chuộng tại đây, một chiếc áo dài có thể bán được với giá 6 triệu đồng.
Dĩ nhiên tất cả các ý tưởng trên đây đều chỉ là hướng đi sơ khai. Việc thực hiện thành công đòi hỏi sự tìm tòi nguồn hàng ổn định, phong phú; có được lao động khéo tay, tỉ mỉ vì yêu cầu của thị trường thế giới là rất khắt khe. Bên cạnh các yếu tố trên, yếu tố quyết định là có những mẫu mã đẹp và liên tục cải tiến cho phù hợp thị trường xuất khẩu. Điều này đòi hỏi sự ưu tiên chú tâm vào khâu thiết kế. Việc tìm được bạn hàng cũng rất quan trọng, thông qua mối quan hệ sẵn có, thông qua việc liên hệ trực tiếp, gửi sản phẩm giới thiệu sang nước ngoài, hoặc lập một trang web giới thiệu riêng cho doanh nghiệp mình. Những ý tưởng trên cùng sự sáng tạo, sự say mê khi bắt tay vào công việc hy vọng sẽ đem lại những thành công cho doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Doanh nghiệp Nhà nước là một chủ thể kinh tế, không phụ thuộc vào việc Nhà nước sở hữu bao nhiêu % vốn cổ phần. Doanh nghiệp Nhà nước luôn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm cho xã hội và liên tục quá trình tái sản xuất xã hội. Doanh nghiệp Nhà nước chịu ảnh hưởng trực tiếp các quyết sách của Đảng và Nhà nước, là một lực lượng kinh tế vĩ mô - lực lượng kinh tế nòng cốt dẫn dắt mở đường cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển
Để khắc phục những nhược điểm của doanh nghiệp nhà nước đã nêu ở trên ta có thể đưa ra một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nhưng cần xem xét hoàn chỉnh các chính sách và biện pháp thực hiện, để khắc phục hai khuynh hướng là: một mặt, nhiều giám đốc và công nhân không muốn cổ phần hoá mà cố bám vào cơ chế bao cấp của Nhà nước.
Thứ hai, chuyển toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước hiện có sang hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ (chủ sở hữu nhà nước) hoặc công ty cổ phần (cũng thuộc chủ sở hữu nhà nước) theo Luật doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.
Thứ ba, hợp nhất Luật doanh nghiệp nhà nước hiện hành với Luật doanh nghiệp. Tiếp tục điều chỉnh các văn bản pháp lý phù hợp tính chất nền kinh tế thị trường và các tập quán quốc tế, các luật pháp quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Thứ tư, đồng thời với quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước cần phải hết sức quan tâm đến việc phát triển các doanh nghiệp mới (tức các công ty nhà nước mới) nhằm yêu cầu đảm bảo vai trò chủ đạo nền kinh tế.
Tài liệu tham khảo
1. Luật dân sự sửa đổi 2005, Nhà xuất bản chính trị quốc gia
2. Luật doanh nghiệp 1999, 2005, Nhà xuất bản chính trị quốc gia
3. Luật doanh nghiệp Nhà nước
4.
5.
Doanh nghiệp Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác
1. Những điều kiện để một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
2. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
3. Đặc điểm của Doanh nghiệp Nhà nước và so sánh với các doanh nghiệp còn lại
4. Ưu điểm, nhược điểm và thực trạng của Doanh nghiệp Nhà nước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUA14.doc