Đề tài Đôi điều về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông

MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn đề tài 2 2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 PHẦN II. NỘI DUNG 3 I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC” 3 II. TẠI SAO PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY SỬ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 4 III. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ 8 1. Phải hướng dẫn, xác định rõ động cơ học kiến thức lịch sử cho học sinh 2. Phải hướng dẫn các em một số phương pháp ghi nhớ sự kiện 10 3. Sử dụng SGK nhằm phát triển tư duy học sinh 10 4. Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học lịch sử 12 5. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử đẻ phát triển tư duy học sinh 13 6. Tăng cường tổ chức các cuộc thảo luận dưới nhiều hình thức 13 7. Tổ chức các buổi học ngoại khoá 13 8. Lớp học chỉ nên có khoảng 30 em học sinh 13 9. Tăng cường tổ chức các cuộc thảo luận 14 10. Đổi mới SGK và chương trình học giảm tải theo hướng tích cực. 14 11. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong Dạy học lịch sử 14 IV. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI TIẾN HÀNH DỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG 14 1. Nội dung chương trình SGK 15 2. Về phương tiện thiết bị dạy học 15 3. Về thời gian tiến hành bài giảng 16 PHẦN III. KẾT LUẬN SƯ PHẠM 18

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2614 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đôi điều về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM ------ ĐỀ TÀI ĐÔI ĐIỀU VỀ “ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG” PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sử học - là một môn khoa học, là một bộ môn được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và chú trọng trong quá trình cải cách giáo dục. Sử học không chỉ cung cấp cho các em học sinh những kiến thức sử học của dân tộc, của thế giới giúp các em mở rộng tầm hiểu biết của mình. Mà hơn thế nữa môn sử học còn giúp các em trong việc hình thành nhân cách đạo đức của một công dân có ích cho xã hội. Trước tầm quan trọng trên, để nhằm mục đích giảng dạy môn lịch sử tốt hơn nữa, và các em học sinh ngày càng yêu thích môn lịch sử hơn nữa nên vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử trong các trường phổ thông luôn là một vấn đề quan tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội. Là một sinh viên sư phạm ngành Sử học - một cô giáo dạy bộ môn lịch sử trong tương lai, việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử tỏng trường phổ thông rất được em quan tâm tìm hiểu. Trong phạm vi một bài tiểu luận nhỏ này, em xin trình bày những ý kiến chủ quan của em về, “Đổi mới phương pháp dạy lịch sử trong trường phổ thông” trên cơ sở tham khảo tài liệu, tầm hiểu biết của em qua các thông tin của đài, báo, ti vi… 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu về đề tài này, mong muốn của cá nhân em là góp phần nhanh chóng đổi mới phương pháp dạy lịch sử trong trường phổ thông theo lối truyền thống đó là lối truyền thụ một chiều bằng phương pháp mới “lấy học sinh làm trung tâm”. Qua đó, môn sử học sẽ lấy lại cho mình một vị trí xứng đáng mà nó đang có trong trường phổ thông nói riêng và trong hiểu biết của người Việt Nam nói chung. 3. Giới hạn nghiên cứu. Với tầm hiểu biết hạn hẹp, nhỏ bé của mình, cũng như thời gian để nghiên cứu đề tài này còn ngắn, nên trong bài tiểu luận này, em chỉ tình bầy những nét sơ khảo về “đổi mới phương pháp dạy lịch sử” ở các trường phổ thông. PHẦN II. NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC” Khái niệm “phương pháp” xuất phát từ thuật ngữ Hi Lạp “Methodos”, có nghĩa là “con đường nghiên cứu”, “cách thức nhận thức”. Lý luận về nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định “phương pháp”, là hình thức tìm hiểu thấu đáo về mặt lý luận và thực tiễn hiện thực khách quan, xuất phát từ quy luật ận động của khách thể nghiên cứu. Do đó, phương pháp là một hệ thống các gnuyên tắc điều khiển hoạt động cải tạo hiện thực hay hoạt động nhận thức lý luận của con người. Trong giáo dục cần phải có phương pháp. bởi vì phải làm cho học sinh tiếp thu kiến thức bằng con đường ngắn nhất, với sự nỗ lực của bản thân, dưới sự hướng dẫn giảng dạy của giáo viên. Lịch sử là một môn khoa học, bởi vậy để học tốt môn lịch sử cần phải có một phương pháp dạy học môn lịch sử tốt. Vậy, trước khi tìm “phương pháp cạy học lịch sử” là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu: thế nào là “phương pháp dạy học”. Phương pháp dạy học là con đường, cách thức hoạt động thống nhất của thầy và trò, trong đó thầy tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Khái niệm “phương pháp dạy học” chi phối sự nhận thức về “phương pháp dạy học lịch sử”. Từ nhận thức chung về phương pháp dạy học nêu trên, xuất phát từ nội dung, đặc trưng của bộ môn lịch sử, từ nhiệm vụ của giáo viên lịch sử phù hợp với trình độ, yêu cầu của học sinh, chúng ta sẽ xác định nội hàm của khái niệm “phương pháp dạy học lịch sử” như sau: + Nhiệm vụ, chức năng của giáo viên lịch sử là cung cấp cho học sinh những sự kiện lịch sử, các quan điểm lịch sử cơ bản, phương pháp học tập lịch sử để phát huy tính tích cực, năng lực tự học thông minh, sáng tạo, rèn luyện quan điểm tư tưởng giáo dục đạo đức phẩm chất và phát triển năng lực tư duy, hành động của học sinh. + Học sinh là đối tượng và chủ thể của nhận thức lịch sử, nhưng do đặc trưng của môn học, các em không thể trực tiếp quan sát quá khứ, không cần thiết phải phát hiện tài liệu sự kiện mới. Dưới sự giảng dạy, hướng dẫn của giáo viên, học sinh phải phát huy tính tích cực, năng động lập nhận thức, thông minh, sáng tạo để thực hiện tốt nhất những nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục, phát triển của môn học theo chương trình quy định. + Xác lập mối quan hệ qua lại giữa việc giảng dạy của giáo viên với học tập của học sinh, nhằm phát triển sự nhận thức tích cực, độc lập của học sinh. + Phương pháp dạy học lịch sử rất đa dạng, sinh động, phong phú, không thể thực hiện một cách công thức, khô cứng, làm mất hứng thú học tập, tính tích cực và khả năng nhận thức của học sinh. + Phương pháp dạy học lịch sử gắn liền với nội dung dạy học, với các phương tiện, phương thức dạy học để thực hiện mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học, và nâng cao chất lượng môn học. Phương pháp dạy học lịch sử là một khoa học, nó đáp ứng mọi tiêu chí của một khoa học, song có những nét riêng, đặc thù cần phải được chú ý để việc nghiên cứu đạt kết quả. Phương pháp dạy học môn lịch sử tốt, khoa học sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. II. TẠI SAO PHẢI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY SỬ HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Việc dạy học lịch sử ở các nước nói chung và ở Việt Nam nói riêng có từ lâu và mang những nét riêng của mỗi thời đại gc, chế độ xã hội tương ứng với tình hình nhiệm vụ xã hội cụ thể. Việc giảng dạy lịch sử ở nhà trường Việt Nam mang đầy những biến cố cùng với sự thăng trầm trong lịch sử dân tộc. Trong mỗi thời kỳ lịch sử, phương pháp dạy lịch sử tỏng nhà trường ở Việt Nam có khác nhau, tuy nhiên mục đích dạy cuối cùng là giống nhau. Đó là: giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, lòng biết ơn kính trọng với các thế hệ đi trước… cho mọi thế hệ người Việt Nam. Trong trang mở đầu của cuốn lịch sử Việt Nam đã được nhóm tác giả trân trọng trích câu nói của Hồ Chủ tịch: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Không nằm ngoài ý nghĩa tốt đẹp đó, việc đưa môn sử vào trường phổ thông ở nước ta hiện nay là một đường lối đúng trong giáo dục nhằm phát triển nhân cách bao gồm các mặt: trí dục, đức dục, thể dục, mĩ học… cho người học sinh. Tuy nhiên, hiện nay, trái với những gì mà những nhà giáo dục Việt Nam mong muốn khi đưa môn lịch sử vào trường phổ thông. Vị trí môn sử học trong trường phổ thông chưa thật sự được coi trọng, cả giáo viên và học sinh đều có sự nhìn nhận chưa đúng về môn sử học. Thái độ học môn lịch sử của các em học sinh còn mang tính chất chống đối, thời lượng dành cho môn lịch sử còn quá ít, thời lượng dành cho môn lịch sử còn quá ít, nếu có học thì học một cách uể oải, mỏi mệt để đối phó với các kì thi, kiểm tra. Ghi nhớ kiến thức, sự kiện lịch sử một cách máy móc, học vẹt, không hiểu xâu xa bản chất vấn đề. Đây chính là một căn bệnh thường thấy ở các em học sinh khi học môn lịch sử. Đối với các em học ban C, có nghĩa là thi Đại học bằng ba môn: Văn- Sử - Địa, thi môn Sử vẫn là môn mà các em không lấy làm thích thú khi học. Kết quả là trong ba môn Văn - Sử - Địa, thì môn Sử luận là môn đạt điểm thấp nhất: Kì thi Đại học vừa qua (2004- 2005) những người yêu sử không thể không buồn khi đài, báo, tivi… thông báo về chất lượng môn thi lịch sử, với những con số thống kế giật mình: Theo thời báo thanh niên (28.8.2005), khi tiến hành thống kê kết quả thi ban C ở bốn trường Đại học ba miền đất nước Bắc - Trung - Nam như sau: - Đại học Sư phạm Hà Nội: có 3599 thí sinh khối C dự thi. Thì có 358 thí sinh đạt từ 20 đểm 3 môn. Có 1411 thí sinh 18 điểm 3 môn. Riêng môn sử có: 103 thí sinh từ 8 điểm trở lên. 804 thí sinh từ 5 điểm trở xuống. 985 thí sinh từ 3 điểm trở lên. 4048 thí sinh 1 điểm. Như vậy, tại Đại học Sư phạm Hà Nội chỉ có 14,9% thí sinh dự thi khối C đạt điểm trung bình trở lên. - Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh có 9008 thí sinh dự thi khối C trong đó chỉ có một thí sinh đạt điểm trung bình ba môn là 2 điểm, trong đó môn lịch sử đạt kết quả như sau: Có 5 thí sinh từ 8 điểm trở lên 308 thí sinh từ 5 điểm trở lên 426 thí sinh từ 4,5 điểm trở lên. 8102 thí sinh từ 3 điểm trở xuống. 7269 thí sinh 2 điểm 5865 thí sinh 1 điểm. Trung bình có 3,4% thí sinh đạt trung bình môn. - Đại học Sư phạm Đà Lạt đón nhận 7807 thí sinh dự thi ban C. Nhưng đạt 20 điểm ba môn chỉ có 13 thí sinh. 316 thí sinh : 15 điểm ba môn. Kết quả điểm thi môn sử: 4650 thí sinh : 1 điểm. 6022 thí sinh: 2 điểm trở xuống 6812 thí sinh: 3 điểm trở xuống Trung bình điểm là 4,76% với 521 thí sinh đạt 4,5 điểm trở lên và 372 thí sinh đạt điểm trung bình. - Đại học Sự phạm Đồng Tháp, 1374 là con số thí sinh dự thi ban C, trong đó môn sử có 486 thí sinh từ 1 điểm trở xuống. 801 thí sinh từ 2 điểm trở xuống 105 thí sinh từ 3 điểm trở xuống Trung bình đạt 9,17%. Điểm số chưa phải là tất cả, nếu như mọi người không được đọc những gì mà các em học sinh viết trong bài: những sự kiện lịch sử sai một cách nghiêm trọng cả về số liệu lẫn quan điểm của người viết sách. Có thể đơn cử hai ví dụ sau đây: “Pháp - Nhật đánh nhau Việt Nam vớ bở” hay “Hoàng Thượng Thích Quảng Đức thắt cổ tự tử ở ngã Tư Sở”. Không biết rằng những nội dung này các em học sinh vô tình hay cố tình viết vào bài thi, nhưng dù sao đó cũng là một hồi chuông cảnh báo về việc học môn sử ở trường phổ thông cũng như ý thức đạo đức của các em về môn lịch sử. Vậy trước thực trạng trên, nguyên nhân tại đâu? Có thể nói rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Song cần phải kể đến một nguyên nhân rấ quan trọng đó là phương pháp giảng dạy sử học chưa thật sát với nội dung yêu cầu của bài. + Thời lượng tiết học phân bổ trong tuần học dành cho môn sử quá ít. Điều này rất dễ ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh: dễ quên kiến thức, học ít, coi môn sử là môn phụ không quan tâm. + Trong giờ học, vai trò của người giáo viên giữ vai trò chủ đạo, vẫn học theo lối cũ, có nghĩa là: Khi tiến hành bài học, giáo viên đọc cho học sinh chép đề cương của bài giảng, giáo viên tự sưu tầm tài liệu lịch sử và thông báo trình bầy cho các em trong giờ học. Các sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử… không được trình bầy một cách cụ thể, sinh động, gợi cảm. Học sinh không làm việc trực tiếp với sư liệu. Người giáo viên, không tận dụng được khả năng tạo ra sự xúc động, sự rung cảm của học sinh trước các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Do đó, tác dụng giáo dục bộ môn bị hạn chế. Người học còn bị thụ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Các phương tiện hỗ trợ cho việc DH lịch sử còn quá sơ sài việc dạy trên lớp của giáo viên, chủ yếu là dạy chay, không có hình ảnh minh hoạ… hoặc nếu có thì cũng quá ít, chủ yếu là các hình ảnh đã phổ biến. Do đó trong giờ học thường diễn ra buồn tẻ, không sinh động, không tác động đến hứng thú học tập của các em. III. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ Đổi mới phương pháp dạy sử trong trường phổ thông luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của toàn Đảng, toàn dân. Cuối tháng 2/1996, nhân kỉ niệm 15 năm ngày thành lập Viện lịch sử quân sự các nhà lãnh đạo cảu Đảng ta và Nhà nước ta căn dặn “Muốn đổi mới thì phải kế thừa di sản quý báu của quá khứ, lịch sử là người thầy vĩ đại đối với mọi thế hệ trẻ, phải coi lịch sử là tài liệu giáo khoa số 1 trong nhà trường”. Nghị quyết TW2 (Khoá VIII) đề ra nhiệm vụ: “Coi trọng hơn nữa các môn khoa học xã hội và nhân văn, nhất là tiếng Việt, lịch sử dân tộc, địa lý và văn hoá Việt Nam”. Dưới ánh sáng của Đảng, và sự lãnh đạo của Bộ giáo dục về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp sử học nói riêng đang từng bước tiến hành đổi mới. Tuy nhiên cần phải hiểu rõ như thế nào được gọi là đổi mới phương pháp dạy học sử và đổi mới như thế nào? Đã có nhiều ý kiến cho rằng đổi mới phương pháp dạy sử học là xoá bỏ hoàn toàn phương pháp cũ thay vào đó là hoàn toàn phương pháp mới, và cho rằng phương pháp dạy học lịch sử truyền thống là phương pháp lạc hậu, cần phải vứt bỏ. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Chúng ta thay đổi phương pháp dạy học sử có nghĩa là trên cơ sở phương pháp dạy cũ ta tiếp thu những cái tiến bộ, cái có ích ở phương pháp dạy học cũ ta xây dựng một phương pháp mới tiến bộ hơn, phù hợp với trình độ phát triển mới trong giáo dục. Đơn cử như phương pháp thuyết trình, phân tích và giảng giải trong sử học không thể bỏ bởi vì dạy học lịch sử mà không thuyết trình, phân tích, giảng giải minh hoạ chỉ nêu vấn đề cho học sinh tự tìm tòi giải đáp hoặc thảo luận nhóm thì làm sao dựng được hình ảnh của quá khứ một cách sống động, làm sao có thể giúp học sinh hiểu và biết được sâu sắc lịch sử. Với môn lịch sử ở bất kỳ cấp học nào, vẫn rất cần ghi nhớ, thuộc các sự kiện cơ bản. Bởi không nhớ, không thuộc sự kiện thì làm sao có thể phát triển tư duy được. Do đó, dù muốn hay không muốn giáo dục lịch sử vẫn phải dạy cho học sinh ghi nhớ và thuộc các sự kiện lịch sử (tất nhiên không phải là ghi nhớ máy móc, học thuộc lòng). Trên cơ sở đó phát triển tư duy, sự thông minh, sáng tạo của các em để hiểu sâu sắc bản chất sự kiện, tránh quan điểm, cho rằng học lịch sử không cần ghi nhớ, chỉ cần biết tư duy. Theo Phó tiến sĩ Nguyễn Hữu Chí - viện Khoa học giáo dục (tạp chí Nghiên cứu giáo dục 3/1997 - trang 13) cho rằng: “Điều cốt lõi của phương pháp dạy học lịch sử là cần tổ chức để học sinh làm việc với sử liệu (dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau) một cách hứng thú, tích cực, tự lập càng cao, càng tốt. Giáo viên dạy sử không chỉ là người cung cấp thông tin, về quá khứ của xã hội loài người, mà chủ yếu là tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, giúp đỡ học sinh tiếp nhận và xử lý các thông tin đó. Chính học sinh tự mình tạo ra cho mình những hình ảnh cụ thể về lịch sử và tự mình khám phá ra bản chất, quy luật, xu hướng vận động… của các sự kiện, hiện tượng lịch sử tự mình đánh giá chúgn chứ không phải chủ yếu là ghi nhớ những điều nói trên từ sự trình bầy của giáo viên”. Với tất cả những điều đã trình bày ở trên em xin trình bầy những ýý kiến của em về “đổi mới phương pháp dạy học sử ở trường phổ thông” theo hướng phát huy tính tích cực, lấy hoạt động làm trung tâm: 1. Phải hướng dẫn, xác định rõ động cơ học kiến thức lịch sử cho học sinh Bước rất quan trọng của công việc tổ chức lớp nói chùng và của công việc giảng dạy lịch sử nói riêng đó là làm thế nào để khêu gợi được hứng thú của học sinh đối với việc học tập làm rõ mục đích học tập. Hoạt động học tập dần dần phải được các em xem như là để thoả mãn nhu cầu nhận thức. Để các em có động cơ, thái độ học tập đúng đắn thì tài liệu học tập phải có nội dung khoa học súc tích, phải được định hướng rõ rệt, phải gắn với thực tiễn cuộc sống. Giáo viên phải biết gợi mở, khêu gợi nhu cầu tìm hiểu của học sinh, giải giúp các em có phương pháp học tập phù hợp để tránh bị thất bại. 2. Phải hướng dẫn các em một số phương pháp ghi nhớ sự kiện Quá trình học tập là quá trình tích luỹ kiến thức. Ở trường phổ thông, những kiến thức cơ bản của mộg số môn học có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt quá trình dạy học. a. Thứ 1: Ghi nhớ thời gian xảy ra sự kiện lịch sử. Mỗi bài, mỗi chương, mỗi khoá trình đều có những sự kiện gắn với thời gian nhất định. Cần dạy các em có khả năng ghi nhớ logic, biết tìm ra điểm tựa để nhớ, lập dàn ý , lập bảng hệ thống hoá. b. Thứ 2: Phải hướgn dẫn các em học sinh ghi nhớ các nhân vật lịch sử. Thông thường trong giảng dạy lịch sử, mỗi sự kiện đều gắn liền với những nhân vật nhất định. Giáo viên cần nhắc trong các sự kiện đều gắn liền với những nhân vật nào. Giáo viên cần làm nổi bật những nhân vật nào, nhằm đạt yêu cầu giai đoạn nào? Để học sinh ghi nhớ các nhân vật lịch sử, thông thường có hai cách: Lấy người để nói việc hoặc lấy việc để nói người. 3. Sử dụng SGK nhằm phát triển tư duy học sinh a. SGK để chuẩn bị bài giảng: Trước khi soạn giáo án, cần nghiên cứu nội dung bài trong SGK xác định kiến thức cơ bản của bài, hiểu rõ nội dung tinh thần mà tácgiả mong muốn ở học sinh về từng mặt kiến thức, tư tưởng, kỹ năng. Khi đã có cái nhìn toàn cục khái quát, cần đi sâu từng mục nhằm tìm ra kiến thức cơ bản của mục đó, sự khái quát cần đi sâu từng mục nhằm tìm ra kiến thức cơ bản của mục đó, sự khái quát của kiến thức đó đối với kiến thức cơ bản của toàn bài. Mỗi bài có từ 2 à 3 đề mục nhỏ, có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Song không nên dàn đều về mặt thời gian cũng như khối lượng kiến thức của từng phần mà xác định phần nào lướt qua, phần nào trọng tâm. Mỗi bài cần phải xác định rõ phần đóng góp cụ thể về mặt nội dung, tư tưởng, kỹ năng, kỹ xảo, tức là ở cuối bài giáo viên phải xác định rõ cần củng cố kiến thức gì? giáo dục tư tưởng, tình cảm gì? kĩ năng nào cần rèn luyện cho học sinh? b. Sử dụng SGK trong quá trình dạy học trên lớp. Bài giảng của giáo viên không nên lặp lại ngôn ngữ trong SGK mà diễn đạt lại bằng lời của mình để tránh tình trạng các em không theo dõi bài giảng của giáo viên mà ngồi chép lại SGK. Cho ác em đọc GSK, hoặc một em đọc to cho cả lớp nghe, rồi tự các em tóm tắt kể lại những nội dung cơ bản. Đương nhiên, các em sẽ không kể lại được nguyên vẹn, đầy đủ, song cần rèn luyện cho các em từng bước thông qua đó mà ngôn ngữ sử học của các em phát triển. c. Hướng dẫn học sinh sử dụng SGK khi học ở nhà. Vở ghi ở trên lớp và sách giáo là phương tiện, là nguồn kiến thức chủ yếu để học sinh tự học ở nhà. Khi hướng dẫn các em học ở nhà theo GSK lịch sử, nên hướng dẫn có trọng điểm. Khi được giao những công việc cụ thể, các em sẽ phải hoàn thành và phải học tập một cách độc lập, sáng tạo. 4. Phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học lịch sử Sử dụng câu hỏi trong dạy học nói chung và trong giờ học lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp quan trọng, rất có ưu thế để phát triển tư duy hc. Khi đưa ra câu hỏi cho học sinh trả lời, thì cần: Câu hỏi và bài tạp phải vừa sức, đúng với từng đối tượng. Không nên đặt câu hỏi quá khó, vượt khả năng tư duy của học sinh như: “Đánh giá, nhận xét, phân tích”… nhưng cũng không quá đơn giản như: “ai lãnh đạo? chiến thắng nào? bao gìơ?...” Cần nên tránh tình trạng giáo viên chưa giảng, chưa trình bầy sự việc, hiện tượng lịch sử mà đã đặt câu hỏi cho học sinh. Cách đặt câu hỏi như vậy trái với đặc trưng của bộ môn, buộc học sinh phải nhìn vào SGK để trả lời chứ hoàn toàn không hiểu gì về câu hỏi mà giáo viên vừa nêu ra. - Mỗi giờ học chỉ nên sử dụng 5 - 7 câu hỏi. Sau mỗi chương cần có câu hỏi bài tạp, các câu hỏi của bài phải tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, có mối quan hệ chặt chẽ, lôgic, làm nổi bật chủ đề, tư tương của bài. - Triệt để khai thác các loại câu hỏi trong SKG để lựa chọn nội dung, phương pháp thích hợp cho từng bài cụ thể. Sử dụng câu hỏi trong SGK kết hợp với câu hỏi được sáng tạo trong quá trình soạn giáo án của giáo viên. Phải đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng, đồng thời phát huy được tư duy, rèn luyện các kỹ năng học tập của các em. 5. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử đẻ phát triển tư duy học sinh Đồ dung trực quan nếu được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giáo viên, sẽ kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống tín hiệu với nhau: nghe, nhìn. Tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được những mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát triển ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú. Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử có nhiều loại, mỗi loại lại có cách sử dụng riêng: sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong SGK, sử dụng chân dung nhân vật lịch sử trong SGK, sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử nhằm phát triển tư duy học sinh. 6. Tăng cường tổ chức các cuộc thảo luận dưới nhiều hình thức Khác nhau, tạo điều kiện cho học sinh độc lập giải quyết các vấn đề học tập, được tự do trình vày ý kiến của mình đối với vấn đề đó. Từ đo học sinh lĩnh hội được nội dung mới theo tinh thân tự khám phá, tự phát hiện. Tăng cường tổ chức các cuộc thảo luận còn tăng tinh thần đoàn kết tập thể cho các em. 7. Tổ chức các buổi học ngoại khoá Khai thác và sử dụng tài liệu của bảo tàng, nhà truyền thống vào dạy học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông. Nếu thực hiện tốt hoạt động này sẽ giúp học sinh khong chỉ nâng cao những hiểu biết chung về lịch sử dân tộc, truyền thống của cha ông trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, mà còn tăng thêm lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm đối với tổ quốc. Học tập lịch sử thông qua các hiện vật của nhà bảo tàng, nhà truyền thống sẽ giúp các em học sinh ghi nhớ các sự kiện lịch sử lâu hơn. Hiểu rõ được bản chất xâu xa của vấn đề. 8. Lớp học chỉ nên có khoảng 30 em học sinh Như thế sẽ tổ chức linh hoạt, có thể nhanh chóng tổ chức học cả lớp, học theo nhóm, học tay đôi và học cá nhân. 9. Tăng cường tổ chức các cuộc thảo luận Dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện để học sinh độc lập giải quyết các vấn đề học tập, được tự do trình bày ý kiến của mình đối với vấn đề đó. Từ đó học sinh lĩnh hội được nội dung mới theo tinh thần tự khám phá, tự phát hiện. 10. Đổi mới SGK và chương trình học giảm tải theo hướng tích cực. 11. Đổi mới kiểm tra đánh giá trong Dạy học lịch sử Kiểm tra đánh giá học sinh trong dạy học lịch sử là một khâu quan trọng, có tác dụng điều chỉnh cách dạy, cách học. - Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được tiến hành trong mỗi giờ học, mỗi bài, có tác dụng giúp cho giáo viên nắm bắt chất lượng học sinh khi nhận thức sự kiện lịch sử, để có biện pháp kịp thời định hướng cho học sinh củng cố, nâng cao kiến thức lịch sử. - Kiểm tra, đánh giá định kỳ được tiến hành theo kế hoạch dạy học, có tác dụng giúp cho giáo viên và Ban giám hiệu có cơ sở để đánh giá chất lượng học tập môn lịch sử mà học sinh đạt được ở các thời điểm năm học, từ đó có biện pháp để điều chỉnh nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. - Kiểm tra vấn đáp đầu tiết học. - Kiểm tra viết trong thời gian 15 phút, hoặc 45 phút. Trên đây là 11 phương pháp “đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy - học lịch sử trong trường phổ thông. Tuy nhiên để tiến hành đổi mới phương pháp dạy học lịch sử gặp không ít khó khăn. IV. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI TIẾN HÀNH DỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG Trong nhiều năm qua, đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói riêng đã trở thành yêu cầu cấp bách và là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Tuy nhiên, tại sao cho đến nay việc đổi mới phương pháp dạy học vẵn chưa thực sự thay đổi mạnh, căn bản? Nguyên nhân tại đâu? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có nhiều, song có một điều chắc chắn rằng, không phải do giáo viên không nhận thức đúng đắn về đổi mới phương pháp dạy học, thậm chí họ rất hiểu đổi mới. Nhưng đổi mới bằng cách nào? đổi mới như thế nào trong điều kiện hiện nay mới thật sự là vấn đề cần quan tâm và tháo gỡ. Những khó khăn trong thực hiện đối mới là: 1. Nội dung chương trình SGK Mặc dù đã biên soạn theo tinh thần giảm tải, đối mới nhiều, nhưng chúng ta phải nhìn nhận thấy rằng khối lượng kiên thức vẫn tăng lên rõ rệt, do bổ sung nhiều phần lịch sử mới. Với số trang, số tiết quy định có hạn, buộc việc biên soạn phải giản lược, ngắn gọn tới mức giản đơn hoá. Bởi vậy, nhiều sự kiện, hiện tượng, biến cố lịch sử không được trình bày một cách cụ thể, chi tiết như các SGK cũ trước đây. Mặt khác, theo tinh thần đổi mới, việc biên soạn thường bỏ những phân tích những nhận định đánh giá hoặc kết luận có sẵn nhằm phát huy tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh cho nên cả giáo viên và học sinh khi làm việc với SGK rất vất vả. Không nghiên cứu tài liệu chuyên môn, không đọc lại SGK cũ thì khó có thể trả lời được. Lại có những vấn đề không trình bày rõ khái niệm hoặc nguyên nhân dẫn tới sự kiện hay những nội dung cụ thể buộc giáo viên và học sinh phải tự tìm tòi tài liệu để bổ sung. 2. Về phương tiện thiết bị dạy học Để dạy tốt chương trình SGK mới, thiết bị dạy học (TBDH) là một yêu cầu và điều kiện bắt buộc phải có. Song cho đến nay nhiều thiết bị đồ dùng (cụ thể là bản đồ, sơ đồ…) ở nhiều trường vẫn chưa đáp ứng được kịp thời (do chưa mua kịp hoặc không có. Bởi vậy, giáo viên đành chấp nhận để dạy chay. Có những phương tiện đồ dùng giáo viên phải sáng tạo tự làm lấy để phục vụ giảng dạy mất rất nhiều thời gian và tốn kém đã khiến giáo viên ngại làm, nên ít nhiều làm cho việc đổi mới bị hạn chế. 3. Về thời gian tiến hành bài giảng Đây là một khó khăn lớn nhất khi thực hiện phương pháp dạy học. Bởi muốn áp dụng phương pháp mới, thời gian dành cho một bài học phải tăng cường lên rất nhiều so với phương pháp cũ. Đó là thời gian dành cho những hoạt động tích cực của học sinh: suy nghĩ, thảo luận, trao đổi, đề xuất ý kiến… Với thời gian 45 phút/tiết học như hiện nay (nếu kiểm tra bài cũ và ổn định tổ chức lớp thì còn khoảng 30phút). Giáo viên không thể tiến hành dạy học theo hướng “thầy - trò cùng làm việc”, thầy nêu ra tình huống, rồi tổ chức dẫn dắt, gợi mở - học sinh tự tìm tòi, khám phá, rút kết luận để nắm kiến thức. Vì nếu theo cách dạy đổi mới này, hầu hết giáo viên đều bị cháy giáo an”, không hoàn thành nội dung kiến thức trong bài học, không theo kịp tiến độ của phân phối chương trình. Nếu tổ chức hoạt động theo nhóm còn khó khăn gấp nhiều lần. Trong một lớp học chật hẹp có 40 - 45 học sinh thì việc chia nhóm rất phức tạp, gây ồn ào mất nhiều thời gian để ổn định tổ chức lớp. Vậy, trong khoảng 30 phút có thể thực hiện tốt nội dung bài giảng theo phương pháp đổi mới. 4. Bên cạnh đội ngũ giáo viên mới trẻ mới ra trường, họ được đào tạo sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại: máy tính, máy chiếu, nên khi họ tiếp cận phương pháp dạy học mới họ tiếp thu rất nhanh, và áp dụng vào bài giảng rất hiệu quả. Thì vẫn còn một đội ngũ giáo viên già, họ chưa được đào tạo cách tiếp cận, sử dụng thiết bị dạy học mới (hoặc nếu có được đào tạo thì cũng chỉ là 1-2 buổi trong các lớp huấn luyện giáo viên). Do vậy việc áp dụng phương pháp dạy học mới quả là rất khó khăn. Tuy nhiên so với đội ngũ giáo viên trẻ (mới ra trường), thì đội ngũ giáo viên này có kinh nghiệm trong tổ chức và giảng dạy kiến thức trên lớp. Điều này mới thật sự là cần trong một giờ dạy lịch sử. Trước những khó khăn trên, một yêu cầu đặt ra lúc này đó là muốn đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông phải tiến hành đồng bộ trên mọi mặt như thế việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử mới thành công và đạt kết quả tố. Nếu cứ để tình trạng như hiện nay, thì vấn đề “đổi mới phương pháp dạy học” mới chỉ giải quyết được bề nổi của vấn đề mà chưa đi sâu giải quyết được vấn đề sâu xa của nó. PHẦN III. KẾT LUẬN SƯ PHẠM Trước thực trạng Dạy và Học trong trường phổ thông hiện nay cũng như tầm quan trọng của lịch sử trong vị trí chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo, trong chiến lược phát triển nhân cách đạo đức của các em học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử trong trường phổ thông là hoàn toàn đúng đắn. Có đổi mới phương pháp dạy học lịch sử thì mới có thể xoá bỏ một tình trạng hiện nay, đó là “người Việt Nam còn hiểu và biết lịch sử Trung Quốc hơn lịch sử Việt Nam”. Để: “Dân ta phải biết sử ta” Là một sinh viên sư phạm ngành sử học, thiết nghĩ nếu như không đổi mới phương pháp dạy sử học nhanh chóng ở các trường phổ thông thì có lẽ chúng ta sẽ mất đi một lớp trẻ năng động trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vững mạnh. Bởi vậy, việc tuyên truyền và giáo dục tầm quan trọng của sư học là sự nỗ lực, trách nhiệm của toàn xã hội. Là những cô giáo dạy bộ môn lịch sử trong tương lai, chúng em - sinh viên Sư phạm ngành Sử học phải không ngừng học hỏi, trau dồi thêm cho mình những kiến thức lịch sử của dân tộc, của nhân loại để làm giàu cho mình một vốn kiến thức lịch sử, vững chắc về chuyên môn, để trong tương lai đứng trên bục giảng truyền thụ cho các em những kiến thức lịch sử của dân tộc, của nhân loại, thêm tự tin. Chúng em đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình đào tạo lên những con người có ích cho xã hội./. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLSDOCS (72).doc
Tài liệu liên quan