Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Bình giảng văn xuôi và bình giảng thơ là kiểu bài thuộc phân môn Làm văn của
bộ môn Ngữ văn, cũng là kỹ năng không thể thiếu trong giờ Đọc văn. Trong đó, thể loại
thơ chiếm địa vị quan trọng trong chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn từ cấp Tiểu học
đến Trung học phổ thông. Việc cảm thụ tác phẩm luôn là một yêu cầu hàng đầu giúp các
em nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm, thẩm thấu được các giá trị Chân, Thiện, Mỹ của
cuộc sống và văn chương, bồi đắp và nâng cao tâm hồn.
Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi không chỉ có năng lực sư phạm, kiến thức chuyên
môn mà còn đòi hỏi người giáo viên phải tự nâng cao năng lực cảm thụ, bình giá tác
phẩm. Trong các kỹ năng phân tích, bình giảng luôn đòi hỏi phải phát hiện cái hay, cái
đẹp. gây hứng thú cho học sinh, giúp các em yêu thích môn Văn hơn. Thế nhưng, nhiều
giáo viên chưa thật sự quan tâm đến khía cạnh này, việc tiếp cận văn bản chủ yếu dựa vào
sách hướng dẫn cho giáo viên và tài liệu tham khảo có sẵn, do vậy việc sáng tạo, đầu tư
chiều sâu trong bài giảng không khỏi hạn chế và có phần làm khô cứng và chai mòn cảm
xúc khi tiếp xúc các bài đọc hiểu thể loại. Việc vận dụng các kỹ năng phân tích, bình
giảng cũng không tránh khỏi máy móc và nhiều bất cập khi tiếp xúc với các văn bản văn
xuôi và thơ phức tạp, đa thanh đa nghĩa.
Trong phạm vi đề tài nhỏ này, người viết chỉ nêu một số kinh nghiệm của bản thân
trong quá trình giảng dạy xung quanh kỹ năng bình giảng thể loại thơ.
1.2 Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài nhằm nêu lên một số kinh nghiệm riêng trong việc vận dụng kỹ năng bình
giảng cũng như tìm tòi những cách thức để bình giảng một bài thơ hiệu quả nhất. Mong
muốn của người viết cũng chỉ nhằm góp phần nhỏ trong việc làm cho môn Văn thật sự là
một môn học hứng thú với học sinh và giáo viên, làm giờ dạy đọc hiểu các tác phẩm thơ
sinh động và cuốn hút hơn. Về phía giáo viên có thể tự mình hướng dẫn các em học sinh
thực hiện các thao tác bình giảng một cách thuần thục và tránh khuôn sáo, phát huy cao
độ tính tích cực sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập bộ môn Ngữ Văn.
1.3 Phương pháp tiến hành
Chúng tôi thực hiện các phương pháp sau:
+ Phân tích văn bản, so sánh văn bản
+ Hệ thống hoá kỹ năng, mô hình hoá kỹ năng bình giảng
1.4 Cơ sở và thời gian nghiên cứu đề tài
Dựa trên thực tế giảng dạy từ 1994 đến nay, trên cơ sở phân loại đối tượng học
sinh và thực tế các bài đọc hiểu văn bản thơ trong chương trình phổ thông. Người viết
cũng kế thừa và học tập kinh nghiệm từ các thầy giáo có kinh nghiệm bình giảng hay như
GS. Nguyễn Đăng Mạnh, thầy Nguyễn Đức Quyền, thầy Trương Tham, thầy Đỗ Kim
Hồi . Đặc biệt là các văn bản thơ soạn theo yêu cầu đổi mới phương pháp theo hướng
phân ban từ năm 2006 đến nay ở các khối lớp 10, 11, 12. Những kinh nghiệm đúc kết
trong quá trình dạy học và viết bài bình giảng tham khảo cho học sinh theo chương trình
phân ban.
17 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2450 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới phương pháp bình giảng thơ trong chương trình THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
-----oOo----
Đề tài
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
BÌNH GIẢNG THƠ
TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT
(Kinh nghiệm giảng dạy)
Người thực hiện: Th.s Trần Hà Nam
Tổ bộ môn: Văn
Năm học 2008 – 2009
2
BÌNH GIẢNG THƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH THPT
Phần 1
Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Bình giảng văn xuôi và bình giảng thơ là kiểu bài thuộc phân môn Làm văn của
bộ môn Ngữ văn, cũng là kỹ năng không thể thiếu trong giờ Đọc văn. Trong đó, thể loại
thơ chiếm địa vị quan trọng trong chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn từ cấp Tiểu học
đến Trung học phổ thông. Việc cảm thụ tác phẩm luôn là một yêu cầu hàng đầu giúp các
em nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm, thẩm thấu được các giá trị Chân, Thiện, Mỹ của
cuộc sống và văn chương, bồi đắp và nâng cao tâm hồn.
Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi không chỉ có năng lực sư phạm, kiến thức chuyên
môn mà còn đòi hỏi người giáo viên phải tự nâng cao năng lực cảm thụ, bình giá tác
phẩm. Trong các kỹ năng phân tích, bình giảng luôn đòi hỏi phải phát hiện cái hay, cái
đẹp. gây hứng thú cho học sinh, giúp các em yêu thích môn Văn hơn. Thế nhưng, nhiều
giáo viên chưa thật sự quan tâm đến khía cạnh này, việc tiếp cận văn bản chủ yếu dựa vào
sách hướng dẫn cho giáo viên và tài liệu tham khảo có sẵn, do vậy việc sáng tạo, đầu tư
chiều sâu trong bài giảng không khỏi hạn chế và có phần làm khô cứng và chai mòn cảm
xúc khi tiếp xúc các bài đọc hiểu thể loại. Việc vận dụng các kỹ năng phân tích, bình
giảng cũng không tránh khỏi máy móc và nhiều bất cập khi tiếp xúc với các văn bản văn
xuôi và thơ phức tạp, đa thanh đa nghĩa.
Trong phạm vi đề tài nhỏ này, người viết chỉ nêu một số kinh nghiệm của bản thân
trong quá trình giảng dạy xung quanh kỹ năng bình giảng thể loại thơ.
1.2 Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài nhằm nêu lên một số kinh nghiệm riêng trong việc vận dụng kỹ năng bình
giảng cũng như tìm tòi những cách thức để bình giảng một bài thơ hiệu quả nhất. Mong
muốn của người viết cũng chỉ nhằm góp phần nhỏ trong việc làm cho môn Văn thật sự là
một môn học hứng thú với học sinh và giáo viên, làm giờ dạy đọc hiểu các tác phẩm thơ
sinh động và cuốn hút hơn. Về phía giáo viên có thể tự mình hướng dẫn các em học sinh
thực hiện các thao tác bình giảng một cách thuần thục và tránh khuôn sáo, phát huy cao
độ tính tích cực sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập bộ môn Ngữ Văn.
1.3 Phương pháp tiến hành
Chúng tôi thực hiện các phương pháp sau:
+ Phân tích văn bản, so sánh văn bản
+ Hệ thống hoá kỹ năng, mô hình hoá kỹ năng bình giảng
1.4 Cơ sở và thời gian nghiên cứu đề tài
Dựa trên thực tế giảng dạy từ 1994 đến nay, trên cơ sở phân loại đối tượng học
sinh và thực tế các bài đọc hiểu văn bản thơ trong chương trình phổ thông. Người viết
cũng kế thừa và học tập kinh nghiệm từ các thầy giáo có kinh nghiệm bình giảng hay như
GS. Nguyễn Đăng Mạnh, thầy Nguyễn Đức Quyền, thầy Trương Tham, thầy Đỗ Kim
Hồi... Đặc biệt là các văn bản thơ soạn theo yêu cầu đổi mới phương pháp theo hướng
phân ban từ năm 2006 đến nay ở các khối lớp 10, 11, 12. Những kinh nghiệm đúc kết
trong quá trình dạy học và viết bài bình giảng tham khảo cho học sinh theo chương trình
phân ban.
3
Phần 2
Nội dung đề tài
2.1 Thực trạng việc dạy và học thơ ở nhà trường phổ thông
2.1.1 Cấu trúc chương trình, sách giáo khoa
Thời lượng dành cho các tiết học thơ thường giới hạn trong một tiết học, cá biệt có
một tiết phải học cả hai bài thơ. Phần lớn các bài thơ dài mới có thời lượng 2 tiết/bài. Cấu
trúc của sách giáo khoa hiện nay chú trọng dạy theo thể loại một cách tập trung, vì vậy
các em học tập trung đọc hiểu văn bản thơ rồi mới học sang các văn bản thuộc thể loại
khác. Cấu trúc như vậy vừa có thuận lợi khi có thể so sánh các văn bản thơ cùng một cảm
hứng, khuynh hướng nhưng lại có hạn chế là các em chủ yếu tiếp xúc văn bản theo thể
loại mà khó hệ thống hoá kiến thức văn học sử vì sự đan xen tác phẩm của nhiều chặng
đường, giai đoạn văn học khác nhau, dễ hệ thống về đặc điểm thể loại nhưng khó hệ
thống các vấn đề tư tưởng thuộc về thời đại, lịch sử.
2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn
+ Giáo viên
Nắm vững phương pháp, kỹ năng bình giảng trên cơ sở định hướng dạy học, sách
giáo viên. Có quá trình nghiên cứu sâu trên nhiều khía cạnh khác nhau của bài giảng, có
quá trình tích lũy tư liệu trong nhiều năm. Tuy nhiên thời lượng dành cho tiết dạy thơ hạn
chế, khó phát huy hết các thao tác bình giảng trong tiết dạy.
+ Học sinh
Thể loại bình giảng thơ thích hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, kích thích óc sáng
tạo và trí tưởng tượng phong phú của tuổi học trò. Tuy nhiên, thiên hướng các năm gần
đây ngả về phía các bộ môn tự nhiên hơn bộ môn xã hội nên các em không mặn mà với
môn Văn. Kỹ năng bình giảng lại là một kỹ năng khó, nhiều em chưa nắm được phương
pháp, năng lực cảm thụ yếu. Hạn chế của học sinh tập trung chủ yếu ở sự nghèo nàn về
vốn sống, thiếu kiến thức về lịch sử cũng như văn chương. Hơn nữa, cách ra đề thi những
năm gần đây liên quan đến văn bản thơ thường cho sẵn văn bản, học sinh không thuộc tác
phẩm, không hiểu nội dung cũng như phương pháp tiếp cận văn bản thơ, vì vậy thường
bình tán, suy diễn chủ quan vô căn cứ.
2.2 Vận dụng kỹ năng bình giảng thơ trong thực tế giảng dạy
2.2.1 Chuẩn bị tư liệu
Để bình giảng tốt một tác phẩm thơ, khâu quan trọng là chuẩn bị tư liệu, càng có
nhiều cách tiếp cận, người giáo viên càng có nhiều cảm hứng và hướng xử lý văn bản,
chọn lọc được chi tiết bình giảng đắt giá. Tư liệu được sắp xếp theo nhiều mảng đề tài
khác nhau, sắp xếp dựa theo phân kỳ văn học từng thời kỳ, giai đoạn, chặng đường văn
học. Bên cạnh đó, các hồ sơ tư liệu còn phân loại theo thể loại thơ, tác giả, đề tài, chủ đề.
Một số tư liệu sưu tầm được vi tính hoá để tiện việc sử dụng, tra cứu. Trong thời đại hiện
nay, môi trường làm việc có internet là công cụ hỗ trợ hiệu quả để tham khảo các nguồn
bài bình giảng, các bản ghi âm giọng đọc, giọng ngâm, các bài bình giảng hay xung quanh
tác phẩm ở trên mạng toàn cầu. Do vậy, giáo viên thành thục thao tác tra cứu trên mạng,
sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian. Tuy nhiên việc chuẩn bị tư liệu chỉ là bước khởi
đầu cần thiết, không phải là nhân tố quyết định để đánh giá chất lượng của bài bình giảng.
2.2.2 Đọc văn bản
Bước tiếp theo, đọc văn bản là một khâu không thể thiếu đối với giáo viên. Với
văn bản thơ cần đọc đi đọc lại theo nhiều cách khác nhau, từ đọc thầm đến đọc diễn cảm
4
để chọn ra cách đọc đúng tinh thần văn bản nhất. Nhiều giáo viên không chú ý khâu đọc,
không thuộc văn bản, lệ thuộc vào sách giáo khoa nên không tránh khỏi lúng túng khi
diễn đạt cũng như bình vào chi tiết không chính xác. Thực tế cho thấy việc đọc rõ ràng,
chính xác và truyền cảm một bài thơ trên lớp sẽ giúp ích rất nhiều cho giáo viên truyền
thụ cảm xúc vào bài giảng, tạo hứng thú cho các em cùng khám phá cái hay cái đẹp của
tác phẩm.
2.2.3 Bình giảng trên lớp
Thao tác bình giảng trên lớp tỏ ra có ưu thế hơn so với phương pháp phân tích,
diễn giảng theo lối truyền thống. Trước kia, giáo viên thường phải “làm thay” việc cảm
thụ tác phẩm cho học sinh, cách dạy ấy không tránh khỏi những áp đặt mà học sinh cũng
không dám phát biểu tranh luận với giáo viên. Còn dạy theo phương pháp bình giảng,
theo tôi cần phải tạo môi trường thân thiện, hướng học sinh cùng tham gia cảm thụ tác
phẩm theo định hướng và những gợi ý từ giáo viên.
Theo người viết, một tiết bình giảng thơ trên lớp cần thực hiện được các thao tác
cơ bản sau đây:
- Giáo viên giới thiệu khái quát những vấn đề trọng tâm, cơ bản của tác phẩm,
nhấn mạnh vào các trọng tâm cần khai thác trong bài thơ.
- Trên cơ sở câu hỏi hướng dẫn học bài, giáo viên xây dựng lại hệ thống câu hỏi
theo hướng bình giảng, bám sát những đặc trưng thể loại của tác phẩm để học
sinh hình dung tổng thể kết cấu nghệ thuật cũng như nội dung tư tưởng cần
phải khai thác. Trong khâu này, giáo viên cần khuyến khích học sinh mạnh dạn
phát biểu suy nghĩ riêng của bản thân, trên cơ sở chỉ định ngẫu nhiên học sinh
phát biểu ý kiến (không theo cách truyền thống lâu nay là chờ học sinh giơ tay
phát biểu, sẽ chỉ có một nhóm nhỏ làm việc trong khi phần lớn không chú ý vào
bài!). Học sinh qua đó cũng tập được thói quen chủ động và tự tin nêu những
cảm nhận ban đầu, dù rất chủ quan hoặc suy diễn ý vô căn cứ thì giáo viên cũng
hình dung được cách tiếp cận của học sinh để điều chỉnh, định hướng kịp thời.
- Giáo viên chọn lọc những ý thơ, đoạn thơ trọng tâm bình giảng mẫu, sau đó
yêu cầu học sinh dựa vào cách trình bày, diễn đạt của giáo viên để bình giảng
các đoạn thơ, ý thơ tương tự. Đây chính là khâu quan trọng nhất vì học sinh
được truyền đạt phương pháp như là “chìa khoá” để mở những cánh cửa vào
thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
- Cuối cùng, giáo viên hệ thống hoá, chốt lại những trọng tâm.
Trong điều kiện hạn chế về thời lượng hiện nay, có những bài thơ giảng theo
phương pháp bình giảng sẽ giúp cho giáo viên truyền thụ được những kiến thức cơ bản
đầy đủ đồng thời tạo hứng thú cho học sinh tiếp cận tác phẩm, kích thích năng lực sáng
tạo cho các em tiếp tục tìm hiểu tác phẩm theo cảm nhận riêng của mình. Muốn vậy, giáo
viên phải nắm chắc kết cấu tác phẩm, chọn lọc được những từ ngữ, hình ảnh đắt giá, đúng
trọng tâm để bình thật trúng ý, vừa mang tính bao quát vừa thể hiện chiều sâu trong bài
giảng.
2.2.4 Viết bài bình giảng
Không chỉ thực hiện thao tác bình giảng trên lớp, giáo viên phải có khả năng tự
viết bài bình giảng để giúp học sinh thật sự nắm được phương pháp bình giảng và đủ tự
tin thực hiện các bài tự luận bình giảng. Trong thực tế giảng dạy, giáo viên có thể giới
thiệu cho học sinh những bài bình giảng hay của các cây bút chuyên nghiệp để học sinh
5
tham khảo cách viết. Tuy nhiên nhiều khi điều này dẫn đến việc học sinh bị rập khuôn,
không dám sáng tạo, thể hiện những suy nghĩ riêng nhiều khi táo bạo và bất ngờ, mới mẻ
của chính các em. Bởi vậy, khả năng viết bài bình giảng của giáo viên còn làm tăng sức
thuyết phục đối với học sinh về cách thức tiếp cận, cảm thụ tác phẩm theo nhiều hướng
khác nhau. Đồng thời giúp học sinh nhận thức sự khác biệt giữa cách diễn đạt bình giảng
dạng nói với cách diễn đạt bình giảng dạng viết. Để làm tốt điều này, cần phải trải qua hai
khâu chính:
+ Xây dựng đề cương bình giảng: xác định đúng trọng tâm bình giảng, định hướng
tiếp cận văn bản. Việc tìm ý và lập ý của giáo viên tuân thủ định hướng về kỹ năng bình
giảng, học tập thêm một số kinh nghiệm của các nhà giáo sở trường ở thể loại bình giảng
như Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Đăng Mạnh đã đúc kết trong các tài liệu đồng thời rút tỉa từ
kinh nghiệm của bản thân để xây dựng thành đề cương. Bản thân tôi thường chú trọng
phát triển đề cương theo hướng Tổng – Phân - Hợp. Trong đó:
- Phần Tổng: xác định đặc điểm đề tài, cảm hứng chủ đạo. So sánh những cách
hiểu quen thuộc về bài thơ trước đây, từ đó đề xuất hướng tiếp cận phù hợp, có
thể tiếp thu và phát triển, bổ sung hoàn chỉnh ý cần bình giảng.
- Phần Phân: chia nội dung bình giảng thành nhiều khía cạnh nhỏ, dựa trên định
hướng ở phần Tổng. Bám sát các tiêu chí về ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, khai
thác lối diễn đạt độc đáo của tác giả. Phân đoạn bình giảng trên cơ sở chọn lọc
chi tiết đắt giá nhất để chỉ ra vẻ đẹp tiêu biểu trong ý thơ, câu thơ, kết cấu…
- Phần Hợp: đánh giá tổng quát, nhấn mạnh vào những khám phá riêng để khái
quát giá trị của đoạn thơ được bình giảng. Liên hệ mở rộng làm rõ tư tưởng,
phong cách của tác giả và chỉ ra những đóng góp nâng cao giá trị của tác phẩm.
+ Viết bài bình giảng thơ: Công việc này phục vụ trực tiếp việc giảng dạy, giúp
học sinh nắm được các thao tác làm bài trong khuôn khổ nhà trường, có thể vận dụng
phương pháp bình giảng theo cảm nhận của chính các em. Điều quan trọng nhất là phải
tìm ra được tác phẩm tâm đắc thật sự, chọn lựa phương pháp diễn đạt thể hiện được cách
cảm, cách đánh giá của bản thân. Việc viết bài bình giảng không đòi hỏi giáo viên phải
thể hiện năng lực cảm thụ, diễn đạt như một nhà phê bình chuyên nghiệp mà cần chú
trọng đáp ứng các yêu cầu sau:
- Bảo đảm truyền đạt các ý trọng tâm trong bài giảng theo định hướng chuẩn
kiến thức cần đạt của bài.
- Linh hoạt trong cách diễn đạt, cần chọn lọc được những chi tiết trọng tâm của
tác phẩm để viết bình giảng. Các ý bình giảng phải thể hiện được sự tìm tòi thật
sự của giáo viên, không rập khuôn lối diễn đạt trong các bài văn mẫu, bài tham
khảo trong các tài liệu của người khác.
- Giáo viên cần đầu tư chọn lọc từ ngữ diễn đạt “trúng” ý, tạo được ấn tượng và
cảm xúc mạnh đối với học sinh. Điều này đòi hỏi chính người giáo viên phải
trau dồi vốn từ, năng lực diễn đạt đa dạng, tránh theo lối mòn câu chữ có sẵn,
dễ dãi thiếu sự đầu tư (vốn là “bệnh nghề nghiệp” của giáo viên lâu năm).
Sau quá trình viết xong một bài bình giảng luôn luôn phải có kiểm định bằng phép
thử - sai để điều chỉnh các ý bình giảng cho phù hợp, có thể vận dụng vào trong quá trình
giảng dạy và hướng dẫn được cho học sinh phương pháp triển khai ý. Công việc này hoàn
toàn không phải là viết sẵn bài văn mẫu mà chỉ mang tính tham khảo, gợi mở cho học
sinh.
6
Viết bài bình thơ: Đây là khâu bổ sung kỹ năng, kỹ xảo cho chính giáo viên, nhằm
tự kiểm tra năng lực cảm thụ của bản thân, phát hiện những chi tiết đắt giá trong văn bản
thơ, luyện tập phương pháp diễn đạt. Bên cạnh một bài bình giảng theo định hướng
chuẩn, cần có những ý cô đọng nhất để viết lại thành bài bình thơ, mang dấu ấn cá nhân
của giáo viên. Có thể thực hiện bằng cách rút gọn văn bản bình giảng hoặc viết bài bình
thơ độc lập. Công việc này đòi hỏi lòng kiên trì và sự say mê của giáo viên, là cách giúp
giáo viên không bị nhàm chán vì phải lặp đi lặp lại những thao tác quen thuộc khi phải
bình giảng lặp đi lặp lại một tác phẩm cho nhiều lớp học sinh khác nhau. Một tác phẩm
thơ luôn ẩn chứa những giá trị, vẻ đẹp độc đáo trong nội dung và nghệ thuật, luôn luôn
chứa đựng những yếu tố bất ngờ mà nếu giáo viên chịu khó đọc đi đọc lại thì sẽ có nhiều
phát hiện mới mẻ, sâu sắc. Giáo viên nên tiến hành một cách thường xuyên sẽ tạo được
thói quen tốt trong tư duy cũng như nâng cao kỹ năng viết, suy luận phán đoán vấn đề
theo nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, bình thơ là một công việc hứng thú nhưng cũng
mang đậm dấu ấn chủ quan, có lúc không tránh khỏi ngộ nhận, sai lầm nên giáo viên cần
thận trọng cân nhắc trước khi giới thiệu cho học sinh. Giáo viên cần có sổ ghi chép để tập
bình những ý thơ, đoạn thơ mình tâm đắc nhất trong bài giảng, nhằm tích lũy và bổ sung
làm phong phú thêm bài bình giảng cho học sinh.
2.2.5 Đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh
Kiểm tra trên lớp: đổi mới cách ra đề theo hướng kích thích hứng thú của học sinh,
tạo điều kiện cho các em phát triển cảm xúc và kỹ năng diễn đạt ý, tăng cường chất văn
cho đoạn nghị luận, bài nghị luận.
Các dạng đề có thể ra cho học sinh: “Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ…”, “Ấn
tượng đậm nét nhất về đoạn thơ, bài thơ….”, “Sắc thái tạo hình và biểu cảm trong hình
tượng thơ…”. Các yêu cầu của bài làm không bó buộc khả năng sáng tạo của học sinh,
giúp các em có khả năng nhận diện các chi tiết, tình tiết trong một bài thơ. Trên cơ sở đó,
các em có thể có những lựa chọn hướng tiếp cận riêng, khuyến khích những bài viết thể
hiện tìm tòi sáng tạo trong diễn đạt ý, trong cách hiểu khác với giáo viên nhưng có lý hoặc
trình bày theo hệ thống lập luận rõ ràng. Giáo viên cần mạnh dạn cho điểm khá, giỏi trong
bài làm của học sinh, phần lời phê cần chỉ rõ những ưu khuyết điểm trong lập luận, diễn
đạt, hành văn… Công việc kiểm tra này có thể tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau
như kiểm tra viết 15 phút đầu giờ, luyện tập viết trong thời gian 5 phút – 10 phút – 15
phút giữa giờ hoặc kiểm tra 1 tiết, 2 tiết…tùy theo điều kiện thời gian và phân phối
chương trình cho phép.
Bài viết về nhà: phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, hạn chế tối đa việc sao
chép các tài liệu tham khảo có sẵn. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay,
giáo viên có thể cho các dạng đề mở, không gò bó sự sáng tạo của học sinh, đây cũng là
dạng đề thích hợp nhất với thao tác bình giảng, không bắt buộc học sinh gò vào khuôn
trình bày hết nội dung bài giảng trên lớp. Một trong những biện pháp hạn chế việc sao
chép mẫu của học sinh là yêu cầu các em lập dàn ý trước khi viết bài, khi nộp bài đồng
thời với nộp dàn ý sẽ tập cho học sinh có thói quen tìm tòi, xây dựng hệ thống lập luận
của riêng mình và hạn chế sự trùng lặp ý tưởng, lời văn, rập khuôn theo tài liệu có sẵn.
2.3 Hệ thống hoá các bước bình giảng thơ
7
Bình giảng thơ là công việc đầy hứng thú và không bị gò bó vào một khuôn khổ
chuẩn mực nào nhất định. Tuy nhiên, để có những định hướng tốt cho bình giảng thơ,
thiết tưởng mỗi giáo viên cũng hình thành hệ thống các bước bình giảng cơ bản để tránh
lan man tùy hứng khi tiếp cận văn bản thơ.
Đối với giảng dạy theo hướng bình giảng trên lớp:
- Trước hết là xây dựng khung bình giảng, tạo cái nhìn tổng thể cho học sinh.
- Bước tiếp theo là phân ý bình giảng, bám sát các đặc trưng thể loại thơ như
ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, bút pháp, thủ pháp tiêu biểu của tác giả. Chú trọng
bám sát văn bản, tránh lối bình tán vô căn cứ.
- Tiến hành bình giảng trên lớp chủ yếu là mang tính gợi mở, không nên sa đà
quá nhiều vào chi tiết dù cho bản thân thật sự tâm đắc mà có thể đề nghị học
sinh phát biểu cảm nhận, sau đó giáo viên điều chỉnh cách hiểu cách cảm phù
hợp nhất.
Xây dựng hệ thống bài viết bình giảng phải lưu ý:
- Tính thống nhất, cân đối giữa các phần trong bài viết.
- Chú trọng từ khâu mở bài, có thể đưa ra cùng lúc nhiều cách mở đề khác nhau
để chọn lựa cách mở đề phù hợp với định hướng của người viết.
- Xây dựng thân bài bảo đảm theo kết cấu lập luận Tổng – Phân - Hợp, trong đó:
phần Tổng giữ vai trò định hướng tìm hiểu xung quanh tác phẩm (hoàn cảnh
sáng tác, ý nghĩa, mối quan hệ với cuộc đời tác giả, những đặc điểm cảm hứng
trong thời đại), phần Phân chỉ ra từng khía cạnh cụ thể. Phần Hợp là rút ra
những đánh giá nhận xét trên cơ sở phân tích ở phần trên.
- Kết bài phải thể hiện được ấn tượng đậm nét nhất, sâu sắc và chân thành nhất
với tác phẩm.
Phần 3
Kết luận
3.1 Một số kết luận thực tiễn:
Nắm vững nguyên tắc bình giảng thơ, vận dụng thành thục kỹ năng bình giảng là
yêu cầu không thể thiếu đối với giáo viên dạy Văn trong nhà trường phổ thông. Vì vậy
mỗi giáo viên cần tự trau dồi nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng bình giảng.
Vận dụng bình giảng thơ một cách hợp lý sẽ giúp giờ học trở nên sinh động, môn
Văn có sức cuốn hút và phát huy được tính tích cực chủ động trong giờ học môn Văn của
cả giáo viên và học sinh.
Bình giảng thơ là công việc khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân giáo viên để
tự nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện năng lực tiếp nhận và cảm thụ văn chương
nói chung và thể loại thơ nói riêng.
3.2 Lợi ích và khả năng vận dụng
Bình giảng thơ góp phần nâng cao tâm hồn và nhận thức của học sinh, hướng các
em vào suy nghĩ sâu sắc về các sự vật hiện tượng trong đời sống được phản chiếu trong
thơ . Không những thế, bình giảng còn giúp các em rèn luyện các thao tác phân tích bình
giảng thơ, phát huy năng lực liên tưởng, có khả năng quan sát và phát hiện những vẻ đẹp
Chân - Thiện - Mỹ của cuộc sống và văn chương. Qua đó cũng có thể phát hiện và bồi
dưỡng những học sinh có chất văn, có năng khiếu trở thành học sinh giỏi môn Ngữ văn.
8
Đề tài này trao đổi với đồng nghiệp nhằm cùng tìm ra giải pháp nâng cao chất
lượng giờ dạy môn Ngữ văn trong nhà trường, trau dồi nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ.
Những kinh nghiệm của bản thân được nêu ra trong đề tài này đã được vận dụng
trong quá trình dạy học trên lớp, bồi dưỡng học sinh giỏi, viết sách bồi dưỡng nâng cao
Ngữ văn, tạo được hứng thú học tập cho các em và đã có nhiều học sinh thành công trong
các kỳ thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp phổ thông. Chỉ tính riêng trong năm học 2008 –
2009 này, ở bốn lớp 12 và 2 lớp 11 theo Ban Khoa học tự nhiên mà tôi dạy tại trường,
phần kiểm tra về thơ của các em luôn đạt điểm khá giỏi từ 75 – 85%. Trong quá trình bồi
dưỡng đội tuyển quốc gia, tôi được phân công giảng dạy phần thơ ở chương trình lớp 11,
vận dụng phương pháp này có hiệu quả. Khi các em làm bài thi quốc gia có đề phân tích,
so sánh hai tác phẩm thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương và “Sóng” của Xuân Quỳnh, tất
cả các thành viên đội tuyển đều làm tương đối tốt, vì vậy đã góp phần thành công chung
cho môn Văn với 100% đạt giải (3 giải Ba, 3 giải khuyến khích).
3.3 Đề xuất, kiến nghị
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm của bản thân tôi, tiếp thu và phát triển những
thành quả của các đồng nghiệp đi trước để đúc kết thành đề tài. Đây chỉ là một hướng vận
dụng kỹ năng ở một khía cạnh rất nhỏ của bộ môn Ngữ văn, không tránh khỏi chủ quan.
Đề tài này chắc chắn cần phải bổ sung hoàn thiện trong suốt quá trình dạy học, nhằm tìm
ra một hướng đi phù hợp và khả thi trong dạy học bộ môn, rất mong được nhận những ý
kiến đóng góp quý báu của mọi người.
Quy Nhơn, tháng 5 năm 2009
Th.s TRẦN HÀ NAM
9
Phụ lục
Một số bài bình giảng
Một số bài bình giảng minh hoạ việc xây dựng đề cương, viết bài bình giảng, bình thơ của tác
giả, đã in trong sách Bồi dưỡng Ngữ văn 12, được in lại trong quyển Những bài làm văn tiêu biểu lớp
12 (TS. Nguyễn Xuân Lạc - Đặng Hiển), NXB ĐHQG Hà Nội, 9.2008.
- Trần Hà Nam -
Bình giảng Tây Tiến (Quang Dũng)
Đề tham khảo: Bình giảng ngắn gọn vẻ đẹp của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng)
Dàn ý:
I. Đặt vấn đề:
Giới thiệu ngắn gọn, nêu ấn tượng đậm nét nhất của bản thân về một vẻ đẹp mà bản thân
cảm nhận được từ bài thơ.
II. Giải quyết vấn đề:
A. Tổng:
Nêu khái quát về nội dung, cảm hứng bao trùm của bài thơ - vẻ đẹp cuộc sống kháng
chiến và con người kháng chiến, nét lãng mạn, hào hùng và hào hoa của người lính cách mạng.
B. Phân:
1. Chọn lọc ý trong đoạn thơ tâm đắc nhất (phần này tùy thuộc vào cảm nhận chủ quan
của từng học sinh, ở đây chỉ có tính chất gợi ý!). Lưu ý đoạn thơ được chọn lọc cần phải thể hiện
được những hiểu biết của học sinh về nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật của tác phẩm.
2. Phân tích sâu vào vẻ đẹp trong giọng điệu, nhịp điệu, âm hưởng của đoạn thơ. Thấy
được nét độc đáo trong cách dùng từ ngữ, hình ảnh, các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng.
3. Cảm nhận các ý cơ bản của tác phẩm, nêu được nhận xét về vẻ đẹp của không gian Tây
tiến, con người Tây tiến, sự kết hợp hài hoà cảm hứng lãng mạn và hiện thực đem lại cái nhìn
chân thật và đặc sắc về người chiến sĩ Tây tiến.
C. Hợp:
Rút ra giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mỹ của tác phẩm
III. Kết thúc vấn đề:
Nêu giá trị của tác phẩm, ý nghĩa thực tiễn với cuộc sống hiện nay. Nêu bật ấn tượng sâu
sắc nhất của bản thân.
Bài viết tham khảo:
ĐỌC LAỊ TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG
Giữa cái bộn bề của thị trường thơ hôm nay, lật trang sách cũ, gặp Tây Tiến của Quang
Dũng, chợt xôn xao cõi lòng theo những vần thơ đượm màu kiêu bạc hào hoa: Sông Mã xa rồi
Tây Tiến ơi...
Thơ hay có sức rung động mãnh liệt là vậy. Không cần tỉ mẩn bóc từng câu từng chữ mà
thấm vào lòng người sự rung cảm chân thật đến run rẩy từng làn da thớ thịt. Tây Tiến đã thực sự
chinh phục người đọc bằng tâm trạng của người trai ra đi cứu nước trong buổi đầu kháng chiến –
với tâm tư in bóng trong dáng hình sông núi:
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi...
Cảnh ấy cũng là tình. Cũng là sương, là hoa, là mây, là mưa – những chi tiết thường gặp
trong thơ cổ – nhưng còn đượm thêm không khí trầm hùng của thời đại được diễn tả bằng những
từ ngữ, thanh điệu khi đọc lên ta cảm thấy ngang tàng. Hình ảnh của một đoàn quân mỏi đi trong
10
cái khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, giữa cái bồng bềnh sương khói chơi vơi được tác giả phác
hoạ bằng những nét chấm phá tài tình. Con mắt thơ không dừng lại ở trong không gian rừng núi
mà còn mở ra một không gian – tâm trạng của một hồn thơ chiến sĩ. Phảng phất một chút Lý
Bạch trước Hoàng Hà – ngút ngát chí tang bồng của người trai thời loạn. Trong gian nan của
người chiến sĩ Tây Tiến, ta vẫn gặp chút hóm hỉnh ở hình ảnh súng ngửi trời. Chạm mặt với thực
tế khắc nghiệt – song chất hào hoa lãng tử không mất đi mà lại càng được tô đậm thêm, chân thật
sống động trong những câu thơ đượm tình quê, tình đồng đội, tình quân dân. Một hiện thực về
người lính Tây Tiến – anh Bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu chiến đấu gian khổ. Đó là cơn
mưa gợi nỗi nhớ nhà sâu thẳm, là sợi khói cơm thơm quyện chặt tình người, một bóng hình đong
đưa làm xao xuyến những trái tim trai trẻ...
Bài thơ có nói đến hy sinh, mất mát, gian khổ nhưng cảm xúc hào hùng của lớp người “ra
đi bảo tồn sông núi” đã lấn át cái bi luỵ buồn thương. Đoàn binh Tây Tiến trong thơ Quang Dũng
như một sự kết tụ của tráng khí muôn đời, pha chút lãng mạn kiểu Kinh Kha “một đi không trở
lại”. Phải chăng với tinh thần “coi cái chết nhẹ tựa lông hồng” mà toàn bài thơ mặc dù có nói đến
chết chóc nhưng giọng điệu rất bình thản: anh về đất? Phải chăng khi xác định chiến trường đi
chẳng tiếc đời xanh, người chiến sĩ đã nhận ra mục đích của cuộc chiến đấu còn lớn hơn gấp vạn
lần những gian khổ , hy sinh?
Bài thơ không cường điệu hoá cảm xúc dẫu trong âm điệu gân guốc, khoẻ khoắn của toàn
bài có những từ ngữ mang hơi hướng cổ điển như xiêm áo, dữ oai hùm, mồ viễn xứ, áo bào, khúc
độc hành và cách diễn đạt tưởng chừng lạ lẫm tràn ngập không khí lãng mạn. Nếu chỉ chăm chăm
đi tìm chất thép trong bài thơ theo quan điểm xã hội học thiển cận thì chẳng khác nào cầm dao
đâm vào cái đẹp. Cái đẹp của bài thơ viết ra từ lửa máu đã làm rung lên những cảm xúc đồng
điệu của bao thế hệ.
1994 - 2005
TRẦN HÀ NAM
Bình thơ : ĐÀN GHI TA CỦA LORCA
(Khối vuông Rubic – NXB TPM – 1985)
Tôi đã yêu bài thơ này bằng tình yêu nguyên thủy của một chàng trai mới lớn, vì cái chất
lãng tử cứ hiện ra trên từng dòng thơ. Tưởng như Thanh Thảo đã thật sự có những khoảnh khắc
hoá thân, nhập vai để sống tận cùng chất nghệ sĩ của G. Lorca. Trong một tập thơ mà anh từng
tuyên bố : “Tôi thích tỉnh rụi, tỉnh khô, tỉnh như sáo ...» thì bài thơ như một hiện hữu đối lập của
Khối vuông rubic. Nhưng đến giờ, ngẫm kỹ lại thì bài thơ vẫn rất tỉnh vì đã đem lại cho người
đọc một chân dung thật nhất, rõ nhất về G.Lorca – nhà thơ, nhạc sĩ tài hoa của xứ sở bò tót và
đấu sĩ.
Thanh Thảo là người có biệt tài ám ảnh người khác bằng cái tỉnh rụi như không, khi viết
những câu thơ tưởng không có gì mà nếu muốn bắt chước anh viết thử như vậy thì chẳng khác
nào nàng Đông Thi bắt chước Tây Thi nhăn mặt để tự biến mình thành ngớ ngẩn. Từ một Đêm
trên cát viết về Cao Bá Quát bắt đầu với những mắt cá ngủ mê trong điện Thái Hoà - một ẩn dụ
để hiện lên sau đó một nhân vật đầy suy tư về thời đại, rất xưa mà rất mới – cho đến một nỗi
niềm ta như chú nghé thèm đám cỏ trong một bài thơ nho nhỏ Đất Cù Trâu cũng vẫn là một ẩn
ức được diễn tả một cách rất quái theo kiểu Thanh Thảo. Dài dòng như vậy vì sau này tôi mới
đọc anh nhiều để nghiệm ra, còn lúc ấy dù rất ngạo mạn hay phê bậy bạ vào các trang thơ của các
tiền bối những lời chê phạm thượng (tất nhiên chẳng loại trừ anh), tôi đã phải ghi ngay một chữ
“Hay !” bên lề trang sách ngay khi vừa đọc “những tiếng đàn bọt nước ...». Ám ảnh sắc màu đỏ
gắt, âm thanh li-la li-la li-la cứ theo tôi suốt một thời gian dài (sau này tôi mới kịp hiểu li-la còn
là tên một loài hoa theo tiếng Tây Ban Nha). Để rồi, theo bước chân chàng lãng tử , theo câu thơ
lãng tử, tôi chứng kiến một sự sống G.Lorca đi lang thang về miền đơn độc, đi như người mộng
du, tôi thả hồn theo tiếng ghi-ta nâu, tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy, tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ
tan, tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy. Tưởng chừng tôi thấy rõ G.Lorca đối diện với họng súng
11
mà tâm hồn còn mải miết hướng về bầu trời cô gái ấy, không màng cái chết cận kề. Tôi theo
tiếng ghi-ta, theo hành trình Lorca bơi sang ngang trên chiếc ghi-ta màu bạc... Tất cả làm thành
một cảm tính thơ không thể cắt nghĩa cho đến tận bây giờ đã hai mươi năm trôi qua vẫn còn
nguyên vẹn. Giọt nước mắt vầng trăng làm nên phút thăng hoa âm thanh bất diệt li-la li-la li-la
cứ ngân mãi, hoà quyện cả màu sắc, âm thanh, ánh sáng, sự sống thành một thể thống nhất. Định
Mệnh – lá bùa trôi vào xoáy nước khép lại một cuộc đời người chiến sĩ chống phát-xít kiên
cường, chàng ném trái tim mình vào lặng im bất chợt, nhưng tiếng đàn – hồn thơ vẫn như lan toả
trên dòng sông cuộc sống vĩnh cửu, mà mỗi giọt – âm - thanh ấy tan hoà thành sắc li-la tím mãi
màu tưởng vọng.
Thanh Thảo đã từng viết : “Lorca là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh cảm nhoi
nhói, một nhà thơ có thể biến những giấc mơ thành nhịp điệu, có thể biến những linh cảm thành
ngôn từ. Lorca siêu thực một cách tự nhiên, và hiện thực một cách tự nhiên” (Lorca trong tôi –
Mãi mãi là bí mật, NXB Lao động, 2004). Một nhà thơ đã có một Lorca trong lòng như vậy, nên
Đàn ghi-ta của Lorca có thể xem như là một gặp gỡ đẹp tạo thành phút “bùng nổ” của năng
lượng sáng tạo Thanh Thảo. Với những bài thơ như vậy, dường như mọi lời bình giải bỗng
thành... vô duyên !
TRẦN HÀ NAM
Bài bình giảng Đàn ghita của Lorca
Đề tham khảo: Bình giảng bài thơ Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo)
Bài viết tham khảo:
Đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp với những trận đấu bò rực lửa, với tiếng ghi ta say lòng
đã đi vào trong thơ của Garcia Lorca, nhà thơ nhân dân, người chiến sĩ chống phát xít. Sự hy sinh
anh dũng của ông trước họng súng của bọn phát xít Franco đã để lại nhiều tiếc thương cho nhân
dân Tây Ban Nha. Sức ám ảnh của những bài thơ đầy chất lãng tử của người nghệ sĩ Tây Ban
Nha ấy đã gặp gỡ với hồn thơ Thanh Thảo làm nên bài thơ độc đáo Đàn ghi ta của Lorca trong
tập thơ Khối vuông rubic.
Trước hết cần phải thấy không phải ngẫu nhiên mà Thanh Thảo lại chọn hình tượng đàn
ghi ta gắn với giây phút cuối cùng của F.G.Lorca. Bởi lẽ người chiến sĩ này đã dùng tiếng ghi ta
cất lên lời ca tranh đấu chống lại chủ nghĩa phát xít. Đàn ghi ta là tâm hồn Lorca, là khí phách
kiên cường của những người chiến sĩ yêu tự do hòa nhịp trái tim mình với quần chúng nhân dân.
Bởi vậy, nỗi xúc động của Thanh Thảo làm nên cảm hứng của bài thơ cũng bắt đầu từ câu thơ
của Lorca: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”.
Viết về một nhà thơ hiện đại, một người con của đất nước Tây Ban Nha, Thanh Thảo đã
dựng nên một chân dung bằng thơ sống động. Không gian mở đầu bài thơ là những biểu tượng
đặc trưng của văn hóa xứ sở những trận đấu bò, hiện hữu tất cả chất say phóng cuồng nghệ sĩ:
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn...
Cái độc đáo của bài thơ này chính là ở những thủ pháp hiện đại mà hình ảnh không hề cầu
kỳ xa lạ vẫn giúp người đọc hình dung chất Tây Ban Nha không trộn lẫn. Thanh Thảo có lối diễn
đạt câu thơ không viết hoa đầu dòng, tạo mạch thơ liên tục, xâu chuỗi với nhau để nối kết các
biểu tượng đầy sức ám ảnh : đất nước của những làn điệu ghi ta – Tây Ban cầm, của áo choàng
matador - đấu sĩ, của những giấc mơ hiệp sĩ của chàng Đôn Kihôtê đã cuốn hút người đọc bằng
chất men say chếnh choáng cả vầng trăng. Không chỉ có thế, ghi ta của chàng nghệ sĩ còn vang
những âm điệu rất lạ “li-la li-la li-la” gọi về sắc tím của hoa tử đinh hương, âm thanh và màu sắc
hoà quyện, dìu dịu vẻ đẹp của một nỗi buồn trữ tình. Bài thơ cuốn người đọc vào cái âm hưởng
12
li-la ngân mãi không dứt ấy. Đó cũng là những gì đã xuất hiện trong thơ Lorca, ca ngợi một đất
nước Tây Ban Nha tươi đẹp và hào hiệp với khát vọng công lý, tự do.
Tây Ban Nha của thời Lorca còn là đất nước sôi sục những cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa phát xít , ghi ta của Lorca cất lên lời ca tranh đấu : «Ghi ta bần bật khóc – Không thể nào -
dập tắt” (thơ Lorca). Bởi vậy diễn tả khoảnh khắc người chiến sĩ ấy bị bọn phát xít sát hại,
Thanh Thảo cũng đã dựng nên bầu không gian kinh hoàng những ấn tượng chết chóc : Tây Ban
Nha hát nghêu ngao - bỗng kinh hoàng –áo choàng bê bết đỏ-Lorca bị điệu về bãi bắn – chàng
đi như người mộng du…Những câu thơ tiếp nối diễn tả tột cùng cho cảm giác đau đớn uất nghẹn
trước sự tàn bạo của bọn độc tài phát xít :
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta
ròng ròng máu chảy…
Điệp khúc dồn dập qua nhịp thơ Thanh Thảo như đã lột tả được cái bàng hoàng căm phẫn
trong bản ghi ta bi tráng! Màu nâu của đất, của làn da rám nắng, màu xanh của lá của bầu trời
như tương phản gay gắt và dữ dội với màu đỏ ròng ròng máu chảy. Cảm giác vỡ oà đau đớn uất
nghẹn trong tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan. Nỗi kinh hoàng trong cảm giác mất mát cũng nhân
lên gấp bội, nỗi đau như xé lòng khi hình dung ra cảnh kẻ thù sát hại người nghệ sĩ tranh đấu cho
tự do.
Những câu thơ tiếp theo như đặc tả cho một sự sống khác, mãnh liệt, âm thầm mà bất tử :
không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
Đoạn thơ tái hiện khoảnh khắc kẻ thù của Lorca hèn hạ thủ tiêu chàng, ném xác xuống
giếng, nhưng qua hình tượng âm thanh tiếng đàn ta nhận ra một sức sống mãnh liệt vẫn tiếp tục.
Cảm giác bi tráng hiện hữu qua những liên tưởng về cỏ mọc hoang, giọt nước mắt vầng trăng,
đáy giếng tạo cảm giác trống vắng sau sự hy sinh anh dũng của Lorca. Thanh Thảo rất có ý thức
khi so sánh tiếng đàn với cỏ mọc hoang để cảm nhận về sức lan toả của sự sống mãnh liệt không
gì có thể hủy hoại được. Có khoảng lặng sau ánh sáng vầng trăng nhưng đủ diễn tả nỗi tiếc
thương long lanh trong đáy giếng, nơi kẻ thù tưởng có thể vùi chôn tinh thần tự do bất tử của
Lorca.
Vì lẽ đó, những câu thơ Thanh Thảo đã tái hiện sự sống của Lorca thật kỳ diệu và xúc
động, con người đã hoá thân vào âm thanh của đàn ghi ta, tan chảy hoà cùng dòng sông bất tận:
Lorca bơi sang ngang
Trên chiếc ghi ta màu bạc
Chàng ném lá bùa cô gái di gan
Vào xoáy nước
Chàng ném trái tim mình
Vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la...
Những câu thơ diễn tả một hành trình đối mặt với định mệnh của người nghệ sĩ tài hoa
người Tây Ban Nha, như một thái độ bình thản trước số phận. Lá bùa - định mệnh, trái tim lặng
yên để làm nên một sự sống trường tồn vượt qua và vút lên vang động khắp không gian. Khúc
đàn tự do ấy lại vang lên : li-la li-la li-la... Tiếng đàn mang tên loài hoa theo tiếng Tây Ban Nha
như một sự sống lặng lẽ toả hương, hiện hữu giữa cuộc đời. Hai lần Thanh Thảo dùng động từ
ném để diễn tả nhằm làm nổi bật lên vẻ đẹp của con người từ lâu dám coi khinh cái chết, bởi cái
13
chết do kẻ thù gây ra cũng không thể ngăn cản tư tưởng, tâm hồn Lorca hoà vào với sự sống bất
tử của nhân dân.
Đàn ghi ta của Lorca là một bài thơ hay của Thanh Thảo, không chỉ đã tạo dựng chân
dung người nghệ sĩ - chiến sĩ Garcia Lorca một cách trung thực, mà còn khiến người đọc cảm
nhận rõ vẻ đẹp tâm hồn, tính cách đậm chất Tây Ban Nha của Lorca. Bài thơ giàu nhạc điệu, ngỡ
như chính tác giả đã để lòng mình đồng điệu với sự sống Lorca trong giờ phút đối mặt với họng
súng quân thù.
Tiếng đàn ấy, sức sống ấy vẫn ngân vang những tiếng li-la li-la li-la để hiện hữu sống
động hình ảnh một Lorca với chiếc ghi ta màu bạc, vẫn rong ruổi trên hành trình dân tộc Tây Ban
Nha, hát lên bài ca tranh đấu, bài ca tình yêu sự sống. Phút gặp gỡ của nhà thơ Việt Nam Thanh
Thảo với Lorca đã làm nên một bài thơ còn nóng hổi hơi thở cuộc sống hiện đại, ca ngợi người
chiến sĩ trong đội ngũ đấu tranh vì tự do công lý, quyết không cúi đầu trước các thế lực bạo tàn./.
T.H.N
Dàn bài bình giảng Việt Bắc
Đề tham khảo: Lập dàn bài bình giảng đoạn thơ:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày Xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Dàn bài tham khảo:
I. Đặt vấn đề :
Cách A:1. Văn chương kết tinh vẻ đẹp của thời đại. Âm vang của lịch sử dường như đọng lại đẹp
nhất, rực rỡ nhất trên những trang thơ. Mỗi câu chữ, hình ảnh thơ ngưng tụ hồn sông núi, ghi
nhận ấn tượng sâu sắc cảm động nhất của một đời người. Hạnh phúc nhất của người cầm bút có
lẽ là lúc tạo được dấu ấn nghệ thuật không phai mờ trong tâm trí người đọc mọi thế hệ.
2. Việt Bắc của Tố Hữu là một trường ca tuyệt đẹp về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân
tộc chống thực dân Pháp. Bài thơ đi vào lòng người bằng giọng điệu ân tình chung thuỷ như ca
dao, khắc hoạ sâu sắc nỗi niềm của những người con rời “thủ đô kháng chiến”, thâm tâm đầy ắp
kỷ niệm nhớ thương.
3. Trong tâm trạng kẻ ở - người đi, hình bóng của núi rừng – con người Việt Bắc vẹn
nguyên cùng ký ức, với bao hình ảnh đơn sơ mà cảm động. Để hôm nay, những câu thơ còn rung
động lòng người với những sắc màu, âm thanh tươi rói hơi thở của núi rừng chiến khu, hơi ấm
của tình người lan toả : “Ta về ... ân tình thuỷ chung”.
Cách B: 1. Là người, ai cũng có một miền đời để nhớ để thương. Có những mảnh đất tuy không
phải nơi chôn nhau cắt rốn nhưng vẫn không bao giờ phai mờ trong tâm khảm. Bởi đó là máu
thịt, là nơi ghi lại kỷ niệm đẹ p nhất của một đời người. Như Chế Lan Viên đã từng triết lý : “Khi
ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”
2. Việt Bắc – quê hương của kháng chiến, cách mạng trong những ngày đầu tiên của nền
dân chủ cộng hoà đã trở thành biểu tượng của tấm lòng gắn bó thuỷ chung với cách mạng, dân
tộc. Nhà thơ Tố Hữu đã ghi lại mối tình sắt son đậm đà “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”
trong bài thơ Việt Bắc , bằng tất cả cảm xúc nồng nàn của một hồn thơ đằm thắm thuỷ chung.
14
3. Qua bao năm tháng, biến động của lịch sử, tiếng nói thiết tha ấy vẫn rung cảm lòng
người, Việt Bắc của ngày xưa vẫn nguyên vẹn trong lòng người hôm nay: “Ta về ... ân tình thuy ̉
chung”. Tiếng lòng ân tình thuỷ chung ngày ấy phải chăng đã thấm sâu vào mạch ân tình chung
thuỷ của thi ca dân tộc, cho nên khoảng cách thời gian không làm nhạt nhoà ấn tượng về một
vùng rừng núi chiến khu xưa hùng vĩ nên thơ?
II. GIAỈ QUYẾT VÂŃ ĐÊ ̀:
A. Cảm nhâṇ chung :
1. Điều làm nên sức sống diệu kỳ của bài thơ Việt Bắc nói chung và đoạn thơ nói riêng là
giọng điệu thơ ngọt ngào, dân dã đậm sắc màu ca dao. Mạch tình cảm như suối ngầm ẩn tàng
trong tâm hồn người Việt. Đó cũng là đặc trưng cơ bản của phong cách thơ Tố hữu – luôn đậm đà
tính dân tộc.
2. Tâm tình lại gắn với hình ảnh quê hương – với những nét gợi thương gợi nhớ - là mạch
tâm linh chảy suốt chiều dài lịch sử, chạm vào sợi dây tình cảm thiêng liêng nhất của dân tộc Việt
Nam “Anh đi anh nhớ quê nha ̀...”
3. Cảm hứng chính trị xuyên suốt một đời thơ Tố Hữu. Với tâm tình, lẽ sống của nhà thơ,
Việt Bắc là kết tinh của tình cảm riêng – chung. Hoà điệu tự nhiên của hai luồng tình cảm : dân
tộc và cách mạng. tiếng nói của nhân vật trữ tình nhập vai cũng chính là những suy ngẫm, tình
cảm của nhà thơ. Thật khó tách bạch chủ thể và nhân vật. Ở đó là một cái tôi gắn với phẩm chất
và tình cảm dân tộc, tiếng nói riêng tư “mình – ta” đã nói hộ tấm lòng của nhân dân và những
người con cách mạng. Chất tự sự - trữ tình chính trị như những lời thầm thỉ tâm sự cùng mọi
người, thuyết phục lòng người.
B. Phân tích chi tiết :
1. Nỗi nhơ ́ :
a. Là cảm xúc chủ đạo của toàn bộ bài thơ, gắn với “ta – mình”, “mình – ta”, là cung bậc
thiết tha của tình cảm, là miền ký ức không phai mờ của người ra đi.
b. Nỗi nhớ ở đây mượn nguyên màu sắc ca dao, là sự nối tiếp, là khía cạnh tinh vi trong
quan hệ khắng khít: hoa – người. Quê hương hiện hình trong vẻ đẹp cụ thể: vẻ đẹp tinh tuý của
thiên nhiên (hoa) hoà hợp với vẻ đẹp và sức sống của con người.
c. Mỗi một hình ảnh “hoa cùng nguời” như đem lại ấn tượng riêng biệt về nét đẹp núi
rừng Việt Bắc. Sự nối tiếp, đan xen sắc màu làm nên mạch cảm xúc của đoạn thơ, nỗi nhớ qua
từng câu càng đậm đà và mãnh liệt hơn. Trên cơ sở đó, nhà thơ hướng toàn bộ tâm tư về con
người – nhân dân với những phẩm chất bình thường mà vĩ đại.
2. Bức vẽ quê hương :
a. Tố Hữu đã khéo léo vận dụng thành công đặc trưng tái hiện không gian vô cực của thi
ca – gói trọn bốn mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông trong những sắc màu đẹp nhất, hài hoà nhất.
Bước luân chuyển của thời gian được tác giả chọn ở những thời điểm nên thơ, tạo ấn tượng
không phai mờ trong ký ức. Nhớ cảnh để nhớ người.
b. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Nét son của bức tranh núi rừng ở đây là màu đỏ tươi của hoa chuối. Chấm phá của tranh
thuỷ mặc điểm một sắc đỏ trong không gian xanh bao la, không gian mang sức sống mãnh liệt. Ở
đấy là cách nhìn của thi nhân Á Đông, người đọc có thể nhớ đến một cảm xúc quen thuộc trong
thơ Nguyễn Trãi :
Hoè lục đùn đùn tán rợp trương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ... (Bảo kính cảnh giới 43)
Mùa đông trong câu thơ Tố Hữu cũng lan toả hơi ấm của mùa hè, không hề có cảm giác
lạnh lẽo, bởi sắc đỏ hoa chuối cũng như phun trào từ giữa màu xanh của rừng.
Bên cạnh nét đẹp của hoa là nét đẹp của người thật khoẻ khoắn “Nắng ánh dao gài thắt
lưng” là hình ảnh người dân miền sơn cước. Cách hoán dụ không phải tình cờ ngẫu nhiên mà
15
chọn con dao đi rừng – vật bất ly thân của người miền núi – nét đặc trưng của cuộc sống Việt
Bắc. Con người nổi bật trong không gian đèo cao, càng nổi bật trong ánh nắng , thành một điểm
sáng giữa khung cảnh mùa đông, mang trong mình nét hiên ngang hùng vĩ kiêu hãnh của núi
rừng.
c. Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Không gian mùa xuân bừng sáng trong sắc hoa mơ. Sức sống mùa xuân lan toả khắp núi
rừng Việt Bắc. Giữa nền trắng hoa mơ, nổi bật hình ảnh “người đan nón”. Nỗi nhớ ở đây cụ thể
đến từng chi tiết “chuốt từng sợi giang”. Người Việt Bắc hiện lên ở nét đẹp cần mẫn, chịu thương
chịu khó. Trong cách tả không có một âm vang nào của núi rừng, nhưng vẻ đẹp của mùa xuân
vẫn sinh động nhờ hoạt động của con người. Sợi nhớ, sợi thương đan dày trong tâm tưởng, con
người đẹp tự nhiên trong những công việc tỉ mẩn hàng ngày.
d. Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Không gian nỗi nhớ hình như rõ nét nhất, đậm đà nhất trong bức tranh mùa hạ. Và cũng
đọng lại hình ảnh ngọt ngào thân thương nhất của “cô em gái hái măng”. Câu thơ tả cảnh giàu
sức biểu cảm, tiếng ve ran gọi màu vàng tràn ngập không gian. Không gian lung linh hơn khi sắc
vàng đổ xuống. Ấn tượng màu vàng đẹp như bức vẽ tả thực vừa làm xao xuyến lòng người trong
tiếng ve dóng dả gọi hè, như gọi cả màu vàng đất trời về phủ kín cánh rừng.
Nổi bật giữa khung cảnh là hình ảnh “cô em gái”. Cách gọi biểu lộ niềm thân thương trìu
mến của con người. Câu thơ gợi nhớ vẻ đẹp nên thơ của một “cô hái mơ” trong thơ Nguyễn Bính
(Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ). Nhưng ở đây cô gái Việt Bắc mang vẻ đẹp khoẻ khoắn mộc
mạc hơn. Một mình nhưng không tạo cảm giác cô đơn hiu quạnh, vì cả không gian nhuộm rực
ánh vàng.
đ. Rừng thu trăng dọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
Không gian chuyển về đêm. Như hoàn chỉnh bức tranh tuyệt mỹ của núi rừng Việt Bắc.
Đêm thu và ánh trăng như lan toả vào màu xanh của núi rừng. Vẻ đẹp của khu rừng dưới ánh
trăng gợi lên vẻ huyền ảo. Khung cảnh gọi hồn thơ.
Nỗi nhớ cũng mênh mang như ánh trăng, thành “tiếng hát ân tình thuỷ chung”. Nhớ
không cụ thể một đối tượng nào. Như ca dao :
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai
Tình người bâng khuâng trong câu thơ gợi cảm xúc đồng điệu giữa kẻ ở - người đi. Đọng
lại trong nỗi nhớ là “ân tình thuỷ chung” dào dạt.
C. Tóm y ́:
Đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ gắn với hình ảnh của núi rừng Việt Bắc. Mỗi mùa mang một sắc
màu riêng và bốn mùa hoà chung màu sắc đa dạng, làm nên vẻ hấp dẫn cho bức tranh phong cảnh
trữ tình.
Thời gian diễn tả tuần tự, nhưng thời gian không làm phai nỗi nhớ. Mỗi mùa đi qua có
một khoảnh khắc đáng nhớ - đó là khi trái tim nhà thơ bắt nhịp cùng không gian – cảnh vật. Đó là
tình yêu đích thực, rung động chân thành của trái tim nhà thơ. Cũng là tấm lòng của những người
con kháng chiến sâu nặng với thủ đô kháng chiến.
III. Kết thúc vấn đề:
Đoạn thơ tiêu biểu cho tinh thần chung của toàn bộ bài thơ Việt Bắc. Từ vẻ đẹp của mảnh
đất và con người Việt Bắc để ta hiểu hơn về cảm hứng ân tình chung thủy trong thơ Tố Hữu.
Mảnh đất gắn bó với cách mạng, kháng chiến đã được nhà thơ nói bằng tất cả sự xúc động, chắc
chắn sẽ còn tìm thấy nhiều tấm lòng đồng điệu của nhiều thế hệ.
T.H.N
16
Tài liệu tham khảo:
1. Những bài văn bình giảng hay (Nguyễn Đăng Mạnh) – NXB Trẻ, 1997
2. Văn - bồi dưỡng học sinh giỏi - t.1, t.2 (Nguyễn Đăng Mạnh - Đỗ Ngọc Thống) –
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002
3. Cảm nhận và Bình thơ (Trương Tham) – NXB Văn hoá Thông tin, 2005
Các sách tham gia biên soạn:
1. Bồi dưỡng nâng cao Ngữ văn 8 – NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004
2. Bồi dưỡng nâng cao Ngữ văn 9 – NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005
3. Bồi dưỡng Ngữ văn 10 – NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006
4. Bồi dưỡng Ngữ văn 11 – NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2007
5. Bồi dưỡng Ngữ văn 12 – NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008
17
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CPL 15.pdf