MỤC LỤC trang
Danh mục các từ viết tắt .4
Tóm tắt .5
A ĐẶT VẤN ĐỀ .6
B NỘI DUNG CHÍNH 7
Phần I Giới thiệu đất nước, con người Nigeria 7
1. Vị trí địa lí . 7
2. Địa hình -khí hậu - Tài nguyên thiên nhiên 7
3. Lịch sử hình thành và chặng đường phát triển . 8
Phần II Thực trạng đói nghèo ở Nigeria .10
1. Cơ sở lý thuyết _ Các quan điểm về đói nghèo .10
2. Bức tranh nghèo đói ở Nigeria 11
2.1. Nigeria - nghèo khổ về thu nhập . .11
2.2. Nghèo đói về khía cạnh con người . . .12
2.2.1 Hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn . 12
2.2.2 Bệnh tật- thảm hoạ từ đói nghèo . .13
2.2.3 Trẻ em _nạn nhân của đói nghèo . . .15
Phần III Những nguyên nhân chính dẫn tới đói nghèo ở Nigeria . . 19
1. Khủng hoảng lương thực thế giới vấn nạn đối với Nigeria . . 19
2. Dân số lớn và đang tăng nhanh . . . 20
3 Tham nhũng-căn bệnh của các vị quan “ngứa tay” . . 20
4. Nội chiến-“đe doạ” bên tính mạng con người . 23
5. Kẽ hở trong chính sách quản lý-người dân vô tội phải ngánh chịu hậu quả .24
Phần IV Những chính sách xoá đói giảm nghèo của Nigeria và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .25
1. Chính sách xoá đói giảm nghèo của Nigeria . .25
2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam . 27
C KẾT LUẬN 28
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDP Gross domestic product
AIDS Acquired immune deficiency syndrome
EU Ero United
FDI Foreign derect investement
FOB Free on board
HDI Humen develop index
HIV Humen Immunodeficiency Virus
HPI Humen poverty index
LHQ Liên hợp quốc
UNESCO United Nations Educational,Scientific and Cultural Organization
UNICEP United Nations International Children’s Emergency Fund
WB World Bank
XĐGN Xoá đói giảm nghèo
TÓM TẮT
Nigeria-một quốc gia nằm ở phía Tây châu Phi. Sau khi giành được độc lập từ tay thực dân Anh, quốc gia này tổ chức theo mô hình liên hợp.Nigeria có rất nhiều dầu mỏ, khí đốt và đây cũng là lợi thế của quốc gia này. Là thành viên của tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC với nguồn thu từ việc bán dầu mỏ không kém gì các nước thành viên khác song Nigeria vẫn là nước chậm phát triển, mắc nợ rất nhiều các tổ chức trên thế giới.
Phần lớn người dân Nigeria phải sống trong cảnh nghèo đói, bệnh tật hoành hành. Với mức thu nhập khoảng 1USD/ngày/người, những người nghèo ở Nigeria luôn sống trong cảnh “ ăn bữa nay lo bữa mai”. Đói nghèo khéo theo dịch bệnh, tệ nạn ở nước này tăng nhanh. Tỉ lệ người chết vì đói nghèo ở nước này rất cao.
Nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng trên là nạn tham nhũng tràn nan, cùng với sự điều hành quản lý kinh tế kém và những mâu thuẫn xung đột giữa các bang khiến cho quốc gia này không có điều kiện phát triển.
Cho đến nay, dù đã có những chính sách nhằm vực dậy nền kinh tế, đẩy lùi tham nhũng và xoá đói giảm nghèo nhưng vấn đề thực hiện vẫn còn khó khăn và nhiều nan giải. Nigeria đã cho chúng ta nhiều bài học quý giá và Việt Nam sẵn sàng tham gia trao đổi hợp tác với Nigeria về các chính sách XĐGN nâng cao đời sống vật chất cũng như trình độ học vấn của đồng bào đói nghèo ở 2 nước.
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2497 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đói nghèo - Một điểm tối ở Nigeria, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ HOẠCH & PHÁT TRIỂN
……
BÀI TẬP
MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI :
ĐÓI NGHÈO-MỘT ĐIỂM TỐI Ở NIGERIA
NHÓM 6
LỚP KINH TẾ PHÁT TRIỂN _15
THÀNH VIÊN NHÓM
Stt
Họ và tên
Xếp loại
A
B
C
D
1
Hoàng Đình Phương
A
2
Nguyễn Bá Dũng
A
3
Đặng Thanh Hà
A
4
Đỗ Thị Thu Hiền
A
5
Cấn Xuân Hoà
C
6
Lê Thị Hoàng
A
7
Nguyễn Văn Thanh
C
8
Phạm Ngọc Tùng
B
9
Vũ Đình Sơn
B
10
Cao Xuân Nam
B
11
Nguyễn Thị Yến
B
MỤC LỤC trang
Danh mục các từ viết tắt…………………………………………………...4
Tóm tắt…………………………………………………………………….5
A ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………….6
B NỘI DUNG CHÍNH……………………………………………………7
Phần I Giới thiệu đất nước, con người Nigeria………………………....7
1. Vị trí địa lí…………………………………………………….…………7
2. Địa hình -khí hậu - Tài nguyên thiên nhiên……………………………..7
3. Lịch sử hình thành và chặng đường phát triển…………………..….…..8
Phần II Thực trạng đói nghèo ở Nigeria……………………………….10
1. Cơ sở lý thuyết _ Các quan điểm về đói nghèo……..………………….10
2. Bức tranh nghèo đói ở Nigeria………………………………..………..11
2.1. Nigeria - nghèo khổ về thu nhập………………………………….….11
2.2. Nghèo đói về khía cạnh con người…………………….………….….12
2.2.1 Hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn………………..………….……12
2.2.2 Bệnh tật- thảm hoạ từ đói nghèo………………..…………….…….13
2.2.3 Trẻ em _nạn nhân của đói nghèo…………………………….….….15
Phần III Những nguyên nhân chính dẫn tới đói nghèo ở Nigeria………………………………………………………….…..….…19
1. Khủng hoảng lương thực thế giới vấn nạn đối với Nigeria……...….…19
2. Dân số lớn và đang tăng nhanh……………………………….….….…20
3 Tham nhũng-căn bệnh của các vị quan “ngứa tay”………….……….…20
4. Nội chiến-“đe doạ” bên tính mạng con người……………….…………23
5. Kẽ hở trong chính sách quản lý-người dân vô tội phải ngánh chịu hậu quả………………………………………………………………………...24
Phần IV Những chính sách xoá đói giảm nghèo của Nigeria và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam………………………………………….25
1. Chính sách xoá đói giảm nghèo của Nigeria…………………….….....25
2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam……………………………...…27
C KẾT LUẬN……………………………………………………………28
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDP
Gross domestic product
AIDS
Acquired immune deficiency syndrome
EU
Ero United
FDI
Foreign derect investement
FOB
Free on board
HDI
Humen develop index
HIV
Humen Immunodeficiency Virus
HPI
Humen poverty index
LHQ
Liên hợp quốc
UNESCO
United Nations Educational,Scientific and Cultural Organization
UNICEP
United Nations International Children’s Emergency Fund
WB
World Bank
XĐGN
Xoá đói giảm nghèo
TÓM TẮT
Nigeria-một quốc gia nằm ở phía Tây châu Phi. Sau khi giành được độc lập từ tay thực dân Anh, quốc gia này tổ chức theo mô hình liên hợp.Nigeria có rất nhiều dầu mỏ, khí đốt và đây cũng là lợi thế của quốc gia này. Là thành viên của tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC với nguồn thu từ việc bán dầu mỏ không kém gì các nước thành viên khác song Nigeria vẫn là nước chậm phát triển, mắc nợ rất nhiều các tổ chức trên thế giới.
Phần lớn người dân Nigeria phải sống trong cảnh nghèo đói, bệnh tật hoành hành. Với mức thu nhập khoảng 1USD/ngày/người, những người nghèo ở Nigeria luôn sống trong cảnh “ ăn bữa nay lo bữa mai”. Đói nghèo khéo theo dịch bệnh, tệ nạn ở nước này tăng nhanh. Tỉ lệ người chết vì đói nghèo ở nước này rất cao.
Nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng trên là nạn tham nhũng tràn nan, cùng với sự điều hành quản lý kinh tế kém và những mâu thuẫn xung đột giữa các bang khiến cho quốc gia này không có điều kiện phát triển.
Cho đến nay, dù đã có những chính sách nhằm vực dậy nền kinh tế, đẩy lùi tham nhũng và xoá đói giảm nghèo nhưng vấn đề thực hiện vẫn còn khó khăn và nhiều nan giải. Nigeria đã cho chúng ta nhiều bài học quý giá và Việt Nam sẵn sàng tham gia trao đổi hợp tác với Nigeria về các chính sách XĐGN nâng cao đời sống vật chất cũng như trình độ học vấn của đồng bào đói nghèo ở 2 nước.
A ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước sang thế kỉ 21, nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật làm năng suất tăng nhanh, đời sống của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, do quá coi trọng việc tăng trưởng, ít để ý đến việc phát triển kinh tế nên những vấn đề mang tính chất xã hội như: phân phối thu nhập, môi trường... chưa được quan tâm sâu sắc, dẫn đến một bộ phận không nhỏ dân cư trên trát đất vẫn phải sống trong cảnh nghèo đói liên miên.
Châu Phi- một lục địa chậm phát triển nhất so với các châu lục khác. WB cho biết “ tỉ lệ nghèo đói ở Châu Phi lớn hơn so với các châu lục khác.
Nigêria là đất nước điển hình của Châu Phi, lý giải vì sao châu lục này được thiên nhiên vô cùng ưu đãi nhưng lại là châu lục có nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới.Thông qua việc tìm hiểu cũng như phân tích về kinh tế cũng như đời sống xã hội, chính trị của Nigêria - đất nước có tiềm năng phát triển kinh tế lớn nhất châu Phi - chúng ta hiểu được phần nào thực trạng và nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói của châu Phi hiện nay, từ đó có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về “xoá đói giảm nghèo”.
B.NỘI DUNG CHÍNH
Phần I
Giới thiệu đất nước, con người Nigeria.
1. Vị trí địa lí
Cộng hoà liên bang Ni-gê-ria là một nước nằm ở Tây Phi, phía tây giáp Benin, Đông giáp Tchad và Cameroon, Bắc giáp Niger, Nam giáp vịnh Guinea.
2. Địa hình -khí hậu - Tài nguyên thiên nhiên.
Địa hình Nigeria bao gồm vùng đất thấp phía Nam nhập vào vùng đồi và cao nguyên ở vùng trung tâm, núi ở phía Đông Nam, phía Bắc là đồng bằng sông Niger rất trù phú. Về mặt khí hậu, quốc gia Tây phi này có một hệ thống khí hậu rất đa dạng với khí hậu xích đạo ở miền Nam, nhiệt đới ở Trung bộ, khô hanh ở miền Bắc.
Với diện tích 923.768km2 ( trong đó diện tích đất là 910.768 km2, diện tích mặt nước là 13000 km2) Nigeria là một trong những nước có tiềm năng phát triển kinh tế lớn nhất ở châu Phi. Điều đó được thể hiện trước hết ở những món quà mà thiên nhiên ban tặng cho quốc gia này đó là nguồn khoáng sản vô cùng phong phú: dầu mỏ, khí tự nhiên, đá vôi, thiếc, columbit, cao lanh, vàng, bạc, than đá, chì, kẽm, thạch cao, quặng sắt, quặng volfram...Trong đó các khoáng sản chính là dầu lửa ( trữ lượng 16,8 tỉ thùng), khí đốt (2000 tỉ m3), than đá (360 triệu tấn). Chỉ tính riêng việc xuất khẩu dầu mỏ cùng các sản phẩm liên quan chiếm khoảng 95% giá chị xuất khẩu hàng năm của Nigeria.
3.Lịch sử hình thành và chặng đường phát triển.
Cũng giống như nhiều nước ở Châu Phi khác, trước chiến tranh thế giới thứ hai Nigeria là thuộc địa của các nước tư bản. Từ giữa thế kỷ 19 thực dân Anh đã bắt đầu xâm chiếm Nigeria và biến nơi đây thành thuộc địa dưới sự cai trị của toàn quyền Anh. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới áp lực của phong trào đấu tranh đòi độc lập ngày càng mạnh mẽ của nhân dân Nigeria, Thực dân Anh phải để cho Nigeria được tự trị. Ngày 1/10/1960 Nigeria được Anh trao trả độc lập và đây cũng là ngày quốc khánh của quốc gia này.
Nhà nước Nigeria hiện nay là nhà nước liên bang bao gồm 36 bang và một đặc khu thủ đô mỗi bang có một thống đốc đứng đầu. Dân số của quốc gia châu Phi này tính tới tháng 6/2008 là 146.255.312 người với 250 tộc người và từng ấy ngôn ngữ. Ba bộ tộc lớn nhất ở Nigieria là Haussa ở miền Bắc, Ibo ở miền Đông và Yoruba ở miền Tây. Do lịch sử để lại tiếng anh là ngôn ngữ chính thức được sử dụng ngoài ra các tiếng Haussa, Yoruba, Igbo cũng được sử dụng trong quốc hội. Những thập kỷ qua, tình hình chính trị xã hội của Nigeria có nhiều biến động với các cuộc đảo chính, nội chiến, tranh giành quyền lực giữa các bộ tộc ở miền Nam và miền Bắc. Những năm gần đây tình hình chính trị ở Nigeria đã có phần ổn định hơn. Xét về kinh tế trong năm 2008, GDP của Nigeria là 220,3 tỷ USD. Trong đó tỷ trọng đóng góp của các nghành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ lần lượt là 18%, 50,9%, 31,1%. Do có nguồn dầu mỏ dồi dào lên ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ và các sản phẩm liên quan của nước này rất phát triển. Hằng năm các sản phẩm từ dầu mỏ chiếm từ 90% - 95% giá trị xuất khẩu.
Mặc dù ngành công nghiệp dầu khí thống trị nền kinh tế nhưng về cơ bản Nigeria vẫn là một nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số làm nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp chính của Nigeria là khoai lang, sắn, ngô, lúa miến, kê, lạc, cà phê, cacao, mía, chè, dầu cọ, gạo... Tuy đất đai phì nhiêu, khí hậu thuận lợi nhưng do không được chú ý đầu tư thích đáng nên nông nghiệp Nigeria kém phát triển. Thêm vào đó đất đai ở Nigieria đang b ị thoái hoá nghiêm trọng, các khu rừng bị tàn phá nặng nề, tình trạng sa mạc hoá các vùng đất diễn ra nhanh. Các nông sản chính gồm: ngũ cốc, lạc, cao su, ca cao, chè.Nhìn chung sản lượng nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước và hàng năm Nigeria phải nhập khẩu một khối lượng lớn lương thực, trong đó có khoảng 1,5-1,7 triệu tấn gạo.
Lĩnh vực dịch vụ bao gồm các hoạt động dịch vụ chính là ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải.
Số liệu hệ thống các tuyến đường ở Nigeria năm 2004
Đường sắt
3,557 km
Đường cao tốc
194,394 km
Đường thuỷ
8,600 km
Xét về mặt quan hệ đối ngoại, Nigeria có nền ngoại thương lớn thứ hai Châu Phi. Trong thập kỷ 90, ngoại thương tăng bình quân 3,6%/năm, trong đó xuất khẩu tăng 4,6%/năm còn nhập khẩu tăng 2,2%/năm. Tuy nhiên sự tăng trưởng không mang tính ổn định, thay đổi thất thường hàng năm. Đáng lưu ý là Nigeria luôn duy trì mức xuất siêu rất lớn. Dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ bình quân chiếm khoảng 95% kim ngạch xuất khẩu của Nigeria. Hiện nay, Nigeria đang cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ. Bạn hàng chính của Nigeria là Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, trong đó Mỹ là bạn hàng lớn nhất. Năm 2006 các thị trường xuất khẩu chính là: Mỹ 42%, Ấn Độ 13%, Tây Ban Nha 5%, Brazil 6% và Pháp 6%,. Do tình hình chính trị xã hội không thật sự ổn định, Nigeria chưa phải là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Từ năm 1997-2001, tổng vốn FDI vào nước này chỉ đạt 5,6 tỷ USD, đứng thứ 4 Châu Phi. Đầu tư chủ yếu đến từ Mỹ và một số nước Tây Âu, tập trung vào lĩnh vực dầu khí. Kim ngạch thương mại của Nigeria trong năm 2008 ước tính đạt 83,09 tỷ USD xuất khẩu và 46,36 USD nhập khẩu ( các số liệu được tính theo giá FOB). Trong quan hệ với các nước, Nigeria tham gia nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Trong Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS), Nigeria là thành viên đóng vai trò quan trọng nhất. Nigeria có quan hệ chặt chẽ với EU thông qua công ước Lomer. Quan hệ với Mỹ cũng được đẩy mạnh, đặc biệt nhờ đạo luật AGOA của chính quyền Mỹ.
PhầnII
Thực trạng đói nghèo ở Nigeria
1. Cơ sở lý thuyết _ Các quan điểm về đói nghèo.
Đói nghèo là một vấn đề mang tính chất toàn cầu đang thu hút nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế nhằm từng bước xoá bỏ đói nghèo và nâng cao phúc lợi của người dân. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về đói nghèo, nhưng tựu chung đều coi đói nghèo là tình trạng của một nhóm người trong xã hội không có khả năng được hưởng “một cái gì đó” ở mức độ cần thiết. Sự khác nhau về việc xác định “cái gì đó”đã tạm chia thành ba trường phái chính trong quan điểm về đói nghèo.
Theo trường phái phúc lợi, đói nghèo là một hay nhiều cá nhân trong xã hội đó không có được một mức phúc lợi kinh tế được coi là cần thiết để đảm bảo cho cuộc sống tối thiểu hợp lý theo tiêu chuẩn của xã hội đó.
Theo trường phái nhu cầu cơ bản coi “cái gì đó” mà người nghèo thiếu là một tập hợp những hàng hoá và dịch vụ được xác định cụ thể mà việc thoả mãn chúng là điều kiện tiên quyết để thoả mãn chất lượng cuộc sống.
Theo trường phái năng lực thì đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hôi thừa nhân tuỳ thao trình độ phát triển kinh tế- xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương. Hiện nay, định nghĩa này đang được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, trong đó có Nigeria.
2. Bức tranh nghèo đói ở Nigeria.
Bây gìơ chúng ta cùng đi tìm hiểu cuộc sống nghèo khổ ở Nigeria nơi mà bức tranh nghèo đói vẫn còn có nhiều mảng màu tối
2.1. Nigeria - nghèo khổ về thu nhập.
Nigeria - một thị trường rất nhiều tiềm năng để phát triển nhưng do trình độ phát triển mức thấp, dân số đông (khoảng 150 triệu người - đông nhất Châu Phi) nên đất nước này vẫn trong danh sách 1 trong 15 nước nghèo nhất thế giới. Người dân lâm vào tình trạng thu nhập không đủ trang trải cho lương thực nhập khẩu, trong khi lương thực trong nước không đáp ứng đủ . Chính vì vậy số người phải bỏ quê hương đi ăn xin ngày càng nhiều tại cổng các trung tâm cứu đói dòng người đứng túc trực bên ngoài mong kiếm được chút lương thực cho qua ngày. Ở trung tâm cứu đói đặt tại Kano - một thành phố thậm chí còn được mệnh danh là ’’bụng voi’’ vì sức chứa của mình lượng người đến xin ăn trong năm 2008 đã tăng gấp bội. Chỉ riêng lượng lương cho sự tồn tại người dân còn khó đáp ứng thế nên là vấn đề dinh dinh dưỡng cho người dân đặc biệt là trẻ em càng không thế đảm bảo.
Không chỉ đói nghèo không đủ tiền mua lương thực mà ở đây thu nhập của họ cũng không đảm bảo vì thất nghiệp và không có việc làm. Theo thống kê của Bộ Công Thương, mặc dù dân số đông như vậy nhưng lực lượng lao động của nước này chỉ là 50.13 triệu người (năm 2008), tỷ lệ thất nghiệp (Unemployment rate) đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây (2006 : 2.9% đến 2008 : 5.8%). Do đó, nó đã ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của người dân, mức sống ngày càng giảm, số người ăn xin ngày càng gia tăng. Theo Bộ trưởng nhà nước Nigeria - Sayyadi Abbruma cho biết : “mỗi giây có một trẻ em chết đói”
Theo cách đánh giá của Ngân Hàng Thế Giới (WB) đã dựa vào ngưỡng chi tiêu tính bằng đôla mỗi ngày để đánh giá ngưỡng nghèo ở nhiều nước đang phát triển. Đó là ngưỡng chi tiêu có thể đảm bảo mức cung cấp năng lượng tối thiểu cần thiết cho con người, mức chuẩn đó là 2100 calo/người/ngày; dưới mức chi tiêu cần thiết 2100 calo/ngày gọi là “nghèo về lương thực, thực phẩm”. Và thống kê năm 2008, tỉ lệ dân số sống dưới mức nghèo ở Nigeria là 60%. Như vậy chỉ còn 40% dân cư sống trên mức nghèo đói và “ranh giới nghèo khổ”.
Ngoài ra, ở Nigeria khí hậu không được thuận lợi, đất đai dần bị sa mạc hoá nên ngành nông nghiệp không được quan tâm và phát triển. Trong khi đó lực lượng lao động ở ngành nông nghiệp chiếm 70%, còn công nghiệp và dịch vụ chiếm 30% (năm 2008). Do đó làm tăng khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị. Đặc biệt, khi ngành công nghiệp ngày càng phát triển (do trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu phi - khoảng 34 tỷ thùng và 2000 tỷ m3 khí đốt tự nhiên ) thì khoảng cách này ngày càng tăng trong tương lai.
2.2. Nghèo đói về khía cạnh con người.
Những thiệt thòi khốn cùng mà người dân Nigeria phải gánh chịu do đói nghèo là những thiệt thòi vô cùng to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần. Theo thồng kê của LHQ chỉ số HPI ( Human Poverty Index ) năm 2006 là 37%.Chỉ số HDI( Human Devolop Index ) là 0.499, tỉ lệ người lớn không biết chữ (Adult illiteracy rate ,%ages 15 and older) là 29% , tỉ lệ người không được tiếp cận nguồn nước (People without access to an improved water source) là 53%.
2.2.1 Hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn
Nigeria là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất châu Phi nhưng hai phần ba trong số 135 triệu dân nước này vẫn nghèo khổ, một phần ba thất học, 40% không có nước sạch và điện. Đa số họ phải sống ở các khu ổ chuột rách nát không đảm bảo an toàn và vệ sinh. Và ở đó có biết bao hoàn cảnh éo le cùng cực.
Làng pedrolà một trong những làng nghèo nhất trong các khu phố Lagos Nigeria. Hầu hết mọi người duy trì cuộc sống của mình bằng việc câu cá và làm các công việc khác. Cuộc sống của người dân vì thế rất khó khăn nhầt là đối với những bà mẹ tuổi vị thành niên. Theo thống kê của LHQ 53.000 phụ nữ ở Nigeria chết hàng năm do bệnh dịch liên quan đến việc sinh nở, đây là một trong những tỉ lệ tử vong lớn nhất thế giới. Bác sĩ và những người cố vấn cho thanh thiếu niên nói: Các bà mẹ tuổi vị thành niên có nhiều nguy hiểm vì đói nghèo, thiếu cập nhầt thông tin về chăm sóc sức khoẻ do một nền văn hoá quá kín đáo về sex. Và một câu chuyên khác, hàng nghìn phụ nữ ở thành phố Benin ở miền nam Nigeria - nơi đường phố lỗ chỗ ổ gà chạy dọc các tòa nhà tồi tàn, nơi mất điện là chuyện thường ngày và công việc thì khan hiếm - đang bị các gia đình khốn khó của họ đẩy đi ra nước ngoài bán thân kiếm tiền. Một cô gái ( tên cô là Gloria) xuất thân từ chốn nghèo nàn ấy đã đặt chân lên đất Italy sau một chuyến đi dài băng qua sa mạc Sahara. Trên đường đi, mấy cô bạn đồng hành của Gloria đã chết vì đói và khát. Gloria đến Italy với một món nợ trên vai, và sau khi đứng đường 8 tháng ở quốc đảo này, cô bị trục xuất về nước, tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Mọi đồng tiền cô kiếm được chỉ đủ dồn vào trả nợ 35.000 USD cho "má mì"
Báo cáo năm 2005 của Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay có tới hàng nghìn phụ nữ Nigeria bị đưa đến châu Âu, Trung Đông và các nước châu Phi khác để làm gái điếm mỗi năm, hoặc bị buộc làm hầu gái. "Chính các bậc cha mẹ xúi giục con gái mình đi Italy. Họ khiến con cái phải mặc cảm tội lỗi nếu không đi bán dâm kiếm tiền", Vậy là hoàn cảnh nghèo khổ đã khiến họ bất chấp nhiều thứ kể cả tuổi thanh xuân gia đình và chính bản thân họ. Gần đây, ở Nigeria vì nghèo đói thiếu thốn và kèm hiểu biết về kiến thức mà người dân đã phá đường ống dẫn dầu. Hậu quả là đường ống bị nổ những người tham gia bị chết cháy tại chỗ.
2.2.2 Bệnh tật- thảm hoạ từ đói nghèo
Đói nghèo tất sẽ đi liền với bệnh tật. Tình trạng bệnh tật ở các quốc gia Châu Phi nói chung và ở Nigeria nói riêng đang diễn ra hết sức phức tạp và rất cần sự viện trợ của LHQ và các nước. Người dân Nigeria đang vật lộn chống lại các căn bệnh điển hình như AIDS, sốt rét, bại liệt…
Có thể nói: nghèo đói và bệnh tật có mối tương quan tới nhau, nghèo đói sinh ra bệnh tật, bệnh tật lại sinh ra nghèo đói.
Nigeria thuộc trong nhóm các nước nghèo có mức sống thấp, bởi vậy nghèo đói và bệnh tật đang rình rập đe dọa cuôc sống người dân nơi đây. Hàng năm ở Nigeria có hàng trăm nghìn người chết do mắc bệnh sốt rét, nguyên nhân là do quá thiếu thốn cơ sở hạ tầng về y tế, và sự nhận biết của người dân còn hạn chế về căn bệnh này.
Tỉ lệ nhiễm HIV cũng ở mức cao. Theo thống kê sơ bộ ba bang miền Bắc của Nigeria là Plateau, Gombe, Kadula đã từng bị liệt vào danh sách các khu vực có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất trong vòng 3 năm. Bang Plateau tỷ lệ nhiễm HIV là 6.3% năm 2003,4.5% năm 2006, bang Kaduna là 6% năm 2003,5.6% năm 2006.
Hàng năm các bệnh viêm màng não, sởi, dịch tả, đã cướp đi tính mạng hàng trăm ngàn người ở Nigeria. Mới đây vào tháng 8/2008 tại làng Shagari bang Sokoto đã có khoảng 200 trẻ đã chết vì bệnh sởi và 50 người đã chết vì viêm màng não trong vòng 2 tuần.
Vụ dịch cúm gia cầm độc lực cao H5N1 ở Nigeria mà bước đầu xác định chỉ xảy ra tại một trại nuôi ngày 8/2 nhưng sau đó đã lan sang nhiều vùng khác của nước này. Dịch đã được phát hiện ở hơn 130 trang trại thuộc 11 bang trong tổng số 37 bang của Nigeria. Dịch cúm này đã cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người dân Nigeria.
Bại liệt cũng là một loại bệnh đáng sợ. Các chuyên viên y tế lo ngại nếu nước Nigeria xảy ra một dịch bệnh bại liệt lớn vào năm nay thì chiến dịch xóa sạch bệnh bại liệt trên toàn thế giới do Tổ Chức Y Tế Thế Giới phát động sẽ bị ảnh hưởng xấu. Tổ chức của Liên Hiệp Quốc này đã tung chiến dịch đó ra vào năm 1988 và đã đạt được nhiều tiến bộ to lớn. Vào khoảng thời gian đó, thế giới có khoảng 350,000 trẻ em mắc bệnh bại liệt mỗi năm. Bây giờ con số này chỉ còn có 450. Rất nhiều phần đất trên thế giới ngày nay không còn nghe nói đến bệnh này nữa. Nigeria có một dịch bại liệt với gần 190 ca trong năm nay. Con số này tương phản rõ rệt với 3 quốc gia hay có dịch bại liệt, là Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan, chỉ có 16 ca mới.
Dịch tả cũng đang hoành hành tại Kano, thành phố lớn nhất miền bắc Nigeria, cướp đi mạng sống của 42 người và khiến hàng trăm người khác phải vào viện."Những người đã chết nằm trong số 629 trường hợp được đưa tới bệnh viện trong 2 tuần qua", Giám đốc bệnh viện Các bệnh truyền nhiễm tại Kano, ông Asir Rajab cho biết. “Ông cũng thừa nhận bệnh viện đã quá tải và buộc phải dùng lều bạt để làm chỗ nằm cho bệnh nhân.” 5 trong số 44 hạt tại bang Kano đã bị dịch tả tấn công. Các bác sĩ khuyên họ hàng của bệnh nhân hạn chế đi lại thăm viếng để không làm lây lan bệnh. Nigeria là quốc gia cuối cùng trong số hàng loạt các quốc gia Tây Phi thông báo về sự bùng phát dịch tả trong năm nay. Gần 100 người đã chết vì bệnh này tại Guinea, trong khi tại Sierra Leone con số này là hơn 50 người. Ở nhiều nước khác, chẳng hạn như Senegal, dịch tả đã tái bùng phát lần đầu tiên trong vòng 8 năm trở lại đây.
Nghèo đói và bệnh tật là vấn đề bức xúc được thế giới quan tâm hàng đầu. Ở các nước có mức sống thấp tỉ lệ mắc bệnh cao hơn các nước phát triển có mức sống cao. Khi mức sống thấp thì trình độ dân trí cũng sẽ thấp và như vậy sự hiểu biết cũng sẽ nghèo nàn. Đó cũng có thể coi là mầm mống của bệnh tật.
2.2.3 Trẻ em _nạn nhân của đói nghèo
Trẻ em là đối tượng cần được quan tâm nhiều nhất và là nạn nhân trực tiếp chịu ảnh hưởng rất lớn từ nghèo đói chính vị vậy nhóm đã quyết định dành một phần riêng để nói về trẻ em nghèo ở Nigeria.
a, Trẻ em nigeria đang trở thành nô lệ thế kỷ 21
Thời kỳ chiếm hữu nô lệ đen tối trong lịch sử đã kết thúc từ hơn 150 năm nay nhưng tình trạng buôn bán nô lệ có thực sự chấm dứt ?
Không hoàn toàn như thế. Số liệu thống kê cho thấy cách đây vài tháng tại 89% các nước châu Phi vẫn đang diễn ra các hoạt động đưa lậu người ra vào các nước láng giềng, trong đó 34% đưa lậu người sang châu Âu. Nạn nhân, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, thường bị buộc làm nô lệ lao động tay chân nặng nhọc, bị buộc cầm súng tham gia các vụ xung đột hoặc bị bán cho các nhà thổ. Chế độ nô lệ vẫn hiện hữu dưới những dạng khác nhau và đang ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới. Một đơn cử dễ thấy nhất về sự hiện hữu của nô lệ là đất nước châu Phi giàu dầu mỏ Nigeria. Trên các đường phố lúc nào cũng đầy rẫy những trẻ em bị mua bán, các bé gái thì thường bị bán làm công việc nhà, làm nô lệ tình dục trong khi các bé trai thường phải làm việc không ngơi nghỉ trong các đồn điền hoặc khuân vác trong các khu chợ. Những bé trai da bọc xương ngày ngày phải đội lên đầu những tảng đá nặng trình trịch để chuyển chúng từ nơi khai thác đến chỗ xẻ đá. Một số bé khác thì bị buộc hành nghề... rửa chân cho những người sang trọng giàu có. Ở đất nước này, nhiều trẻ em buộc phải bước chân vào thị trường lao động ngay từ khi bắt đầu có khả năng mang vác.
Hiện nay có khoảng 15 triệu trẻ em bị bóc lột lao động ở Nigeria và gọi đây là chế độ nô lệ của thế kỷ 21. Nguyên nhân trực tiếp là nhận thức của người lớn. Dường như nhiều bậc cha mẹ không coi chuyện bán con mình đi đâu đó để "có một cuộc sống tốt đẹp hơn" là điều tội lỗi mà đơn thuần chỉ coi đây là hành động giúp đỡ gia đình của những thành viên nhỏ bé "có trách nhiệm". Nguyên nhân gốc rễ phải kể đến là sự nghèo đói, vì quá nghèo mà cha mẹ chúng đã bán con đi (thực chất chỉ là để họ kiếm được một ít tiền bỏ túi). Và hiện tại ngày nay ở Nigeria quốc gia đông dân nhất châu Phi này, có hàng ngàn trẻ em bị buôn bán ,những gia đình ở nông thôn nghèo khó muốn gửi con mình lên thành phố để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thừa cơ hội đó, những tên buôn người đã nhúng tay vào và bán các em nhỏ đi khắp nơi để làm các công việc nặng nhọc và thậm chí đưa vào con đường mại dâm.
Gần đây, cảnh sát Nigeria đã bắt giữ một phụ nữ đang đưa 56 trẻ em từ Mokwa, một vùng hẻo lánh ở Nigeria đến thủ đô Lagos để làm người ở. Cảnh sát cho biết người phụ nữ này đã chối quanh co và cho rằng bà được phép đưa những trẻ này đi dưới sự đồng ý của cha mẹ chúng. Hiện vụ việc này đã được chuyển qua Cục xét xử tội phạm.
Trước đó,cảnh sát ở biên giới Nigeria và Benin đã bắt được bốn người trong đó có một người tự xưng là mục sư đang vận chuyển 52 trẻ người Togo. Người ta cho rằng những trẻ này sẽ được đưa vào Nigeria và bị buộc phải lao động nặng nhọc. Hiện những tất cả 52 trẻ này đã được trao cho sứ quán Togo tại Nigeria.Theo một báo cáo của chính phủ Nigeria cho biết tại quốc gia này có 40% trong khoảng 15 triệu trẻ em bị buộc phải lao động phải đối mặt với nguy cơ bị buôn bán, đưa vào các đường dây mại dâm...... đây đang là vấn đề hết sức nhức nhối và bức thiết của các nhà cầm quyền cũng như những nhà hoạt động xã hội tại nước này
b,Trẻ em suy dinh dưỡng cũng vì đói nghèo
Trẻ em là đối tượng được ưu tiên chăm sóc và được tạo điều kiện đầy đủ cả về thể chất lẫn tinh thần, đó là tuyên bố của nhiều quốc gia và nhiều tổ chức về quyền trẻ em nhưng có lẽ ở Nigeria trẻ em phải đang mơ ứơc để có được điều đó.
Theo một báo cáo của UNICEF thì trong khoảng thời gian từ bây giờ cho tới năm 2014 sẽ có khoảng hơn 300.000 trẻ em Nigeria sẽ chết nếu như lượng vitamin A trong khẩu phần ăn không được tăng lên.Báo cáo cũng cho biết:” Khoảng 9% những trẻ em dưới 9 tuổi có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh truyền nhiễm hơn vì thiếu hụt vitamin A”.
Tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu để không bị thiếu hụt vitamin A là 30.000 đơn vị quốc tế/kg bột mì; 25.000 đơn vị quốc tế/kg đường; 20.000 đơn vị quốc tế/kg dầu thực vật.Trong một báo cáo vào tháng trước, “sẽ có khoảng 150.000 trẻ em được cứu sống nếu lượng vitamin A được giữ trong những loại thực phẩm cơ bản trên. Và với việc chấm dứt tình trạng thiếu hụt vitamin A sẽ chấm dứt 6% trẻ em dưới 5 tuổi bị chết tại Nigeria”. Hiện tại chúng tôi đã có số liệu thống kê cho thấy rằng 10 quốc gia có tỷ lệ tử vong trước 5 tuổi trên 1.000 trẻ cao nhất tính từ năm 2002 là Sierra Leone (284), Nigeria (265), Angola (260), Afghanistan (257), Somalia (225), Haiti (222), Guinea-Bissau (211), Burkino Fasso (202) và Congo (205).UNICEF cho biết Ngày càng có nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng và chết đói tại hơn một phần ba các quốc gia ở vùng phụ cận sa mạc Sahara, tỷ lệ tử vong của trẻ em vẫn giữ nguyên hoặc gia tăng.
Đây là bức ảnh con chim kền kền đang chờ đợi đứa bé chết đói để ăn thịt trong khi đứa bé đang cố gắng đi tìm chỗ có thức ăn .Nhìn lên những bức ảnh mà chúng tôi tìm kiếm và sưu tầm được thì chắc hẳn là những bà mẹ trên thế giới sẽ không thể cầm được nước mắt.Không chỉ những bậc cha mẹ rất mực yêu con mà cả những người như chúng tôi cũng không khỏi đau lòng.
Còn đây là bức ảnh bàn tay một đứa trẻ bị suy dinh dưỡng đặt trong bàn tay của một nhà hoạt động xã hội vì trẻ em nghèo.
c, Trẻ thất học-nền giáo dục thiếu vắng trẻ em
Nhờ xuất khẩu dầu mỏ, kinh tế Nigeria đã bắt đầu phát triển trong những năm gần đây nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn, trong đó có giáo dục. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực, nhưng cho đến nay nền giáo dục của Nigeria vẫn còn khó khăn và bất cập. Cho đến nay, chỉ có khoảng 71% dân số biết đọc, biết viết, 47% trẻ em trong độ tuổi đi học được tới trường. Chất lượng giáo dục vẫn còn rất thấp.
Báo cáo của UNESCO cũng nhấn mạnh hố sâu ngăn cách về cơ hội học tập của trẻ em giữa các nước phát triển và đang phát triển. Theo đó, đến năm 2015, riêng hai nước Nigeria và Pakistan số trẻ em thất học sẽ chiếm 1/3 số trẻ không được đi học của thế giới.
Phần III
Những nguyên nhân chính dẫn tới đói nghèo ở Nigeria
1. Khủng hoảng lương thực thế giới vấn nạn đối với Nigeria
Trong thời kì suy thoái hiện nay, ngoìa cuộc khủng hoảng tài chính thì khủng hoảng lương thực cũng là môt trong những vấn đề lớn mà các nước đang phải đối mặt . Trong khi nhu cầ về lương thực ngày một tăng cao do sức ép của tăng dân số thì nguồn cung lại đang có nguy cơ giảm do sự biến đổi cơ cấu kinh tế của các nước theo hướng công nghiệp hoá khiến cho nghành nông nghiệp không có sức thu hút như ngành kinh tế khác, cùng với đó là những bất ổn chính trị ở các nước xuất khẩu lương thực. Tất cả những điều đó khiến giá cả tlương thực thế giới đang ngày một tăng cao. Những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất là những nước ở châu phi _những nước mà tại đó người dân đang phải từng ngày chống chọi với nghèo đói. Ở Nigeria nơi mà đến 70% dân số còn nghèo đói cuộc khủng hoảng lương thực là kết quả tất yếu của sự phát triển trong đó hi sinh nghành nông nghiệp để đầu tư phát triển ngành công nghiệp dầu mỏ. Do tác động của hạn hán và việc thiếu đầu tư cho nông nghiệp khiến cho Nigeria nước từng được đảm bảo lương thực vào những năm 60 trở thành nước nhập khẩu lương thực đứng thứ 2 thế giới nhập khẩu vào khoảng 1,5-1,7 triệu tấn mỗi năm. Chình là vì nước phụ thuộc lớn vào nguồn nhập khẩu khiến cho năm 2008 khi mà giá lương thực tăng cao do những thay đổi về nguồn cung làm cho những người dân vốn đã rất khó khăn trong việc đảm bảo lượng lương thực tối thiểu lại phải đứng trứơc nỗi lo mới. Do giá gạo tăng vọt người dân quay trở lại với những loại lương thực nội địa như ngũ cốc và ngô . Tuy nhiên mùa thu hoạch lại đã bị tổn thất nghiêm trọng do thiếu mưa ,nông dân buộc phải tìm sinh kế khác.
2. Dân số lớn và đang tăng nhanh
Trong khi tăng trưởng dân số giảm ở hầu hết các quốc gia công nghiệp thì tỉ lệ sinh ở các nước Châu Phi lại ở mức cao nhất thế giới. Vào năm 2050, số dân sống ở Châu lục này sẽ chiếm 1/5 dân số thế giới. Từ mức 855 triệu người hiện nay sẽ tăng lên gần 2 tỉ. Dự kiến dân số sẽ đặc biệt tăng nhanh ở Nigeria, Ethiopia và Cộng hoà dân chủ Công-gô. Những nước khác có thể có mức tăng lớn như Burkina Faso, Mali, Niger, Somalia and Uganda. Các chuyên gia cảnh báo rằng bùng nổ dân số sẽ tạo ra áp lực lớn hơn trong việc cung cấp dịch vụ đối với các quốc gia nghèo ở Châu Phi. Ông John May, chuyên gia dân số Ngân hàng Thế giới cho biết chương trình kế hoạch hoá gia đình là câu trả lời cho vấn đề này. Ông May làm việc ở Niger nơi mà trung bình một phụ nữ có 8 con. Ông nói chính phủ nước này sẽ tiến hành cấp phát dịch vụ kế hoạch gia đình miễn phí cho nhân dân. Chính phủ cũng sẽ từng bước tăng tuổi kết hôn hợp pháp, mà hiện nay là 14 đối với nữ.
Các chuyên gia thừa nhận rằng các ước tính dân số tương lai có thể không chính xác. Mặc dù vậy, các quan chức tin rằng các quốc gia nghèo sẽ phải đối mặt với những sức ép mạnh mẽ từ việc tăng dân số trong tương lai. Những nước đó đang phải vật lộn đê cung cấp đủ điều kiện sống cho số dân hiện tại.
3 Tham nhũng-căn bệnh của các vị quan “ngứa tay”.
Tham nhũng là nguyên nhân chính gây ra đói nghèo và cũng là vật cản người dân vượt qua đói nghèo", chủ tịch IT Peter Eigen tuyên bố. "Hai tai hoạ đó hỗ trợ lẫn nhau, ghìm người dân vào vòng tròn luẩn quẩn của nghèo đói". Cho đến nay, trong hầu hết các báo cáo của Ngân hàng thế giới hay Tổ chức Minh bạch quốc tế thì châu Phi vẫn là lục địa đứng đầu về số quốc gia được xếp hạng tham nhũng cao và hậu quả là nạn đói, bệnh dịch và cơ sở hạ tầng yếu kém đã và đang kéo lùi sự phát triển của họ.
3.1. Thực trạng tham nhũng ở Nigeria.
Khoản thu từ chính nguồn tài nguyên dầu mỏ vcủa Nigeria có thể nói không hề kém các quốc gia khác trong khối OPEC là bao nhiêu nhưng người dân Nigeria cho đến nay vẫn phải chịu cảnh nghèo đói và bệnh tật hoành hành không khác mấy so với những quốc gia châu Phi nghèo đói khác. Nguyên nhân chính là nạn tham nhũng đã hoành hành ở quốc gia này suốt nhiều thập kỷ qua và một phần không nhỏ số tiền bán dầu mỏ đó đã rơi vào túi của những vị quan chức tham lam và có "những ngón tay ngứa ngáy". Đơn cử như vụ án mới được cơ quan điều tra Nigeria phanh phui gần đây và thủ phạm là một vị thống đốc. Trong 10 năm tại vị của mình (từ 1997 -2007) vị thống đốc này cũng đã kịp biển thủ hơn 50 triệu bảng Anh (khoảng hơn 100 triệu USD) và cất giấu tại nhiều tài khoản bí mật trong các ngân hàng của Anh và Thụy Sỹ. Mọi sự chỉ bị phát hiện khi người ta cảm thấy nghi ngờ về sự hoang tàn quá độ của ông ta trong khi tổng thu nhập từ chức vụ của ông ta cũng chỉ vào 80.000 USD /năm. Điều đau lòng hơn nữa khi đó lại không phải là một trường hợp cá biệt vì đã có quá nhiều những vụ án bị phanh phui và thủ phạm có thể là một vị quan chức đang đương nhiệm, đã nghỉ hưu hay thậm chí là cả bạn bè hoặc họ hàng của họ.
Theo một thống kê của Ngân hàng Thế giới thì hàng năm đất nước Nigeria bị mất đi khoảng 25% tổng thu nhập của họ vì nạn tham nhũng. Nói một cách cụ thể hơn là mỗi năm những "con sâu mọt" của Nigeria đã "gặm" mất của đất nước này khoảng 500 tỷ USD. Những con số "kỷ lục" liên tục được phanh phui và nhiều khi nó lớn đến mức chính các điều tra viên của Nigeria cũng phải thốt lên rằng: Chúng (những tên tham nhũng) lấy làm gì mà nhiều thế khi mà phải nhiều đời sau mới có thể tiêu hết được số tiền ấy. Một quan chức trong đại sứ quán Thụy Sỹ tại Nigeria đã tiết lộ rằng các thanh tra tài chính ngân hàng của họ đã khám phá ra khoảng 500 triệu USD được vị sĩ quan cao cấp trong quân đội Nigeria cất giấu tại nhiều ngân hàng trên đất Thụy Sỹ. Vị sĩ quan ấy sau này đã trở thành tướng Sani Abacha và vụ trao trả số tiền từ Thụy Sỹ về Nigeria đã được người dân mỉa mai gọi bằng cái tên "lộc Abacha". Còn theo như tiến sĩ Antonio Maria Costa - Giám đốc điều hành cơ quan theo dõi về ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc, kể từ năm 1999 đến nay Nigeria đã thu hồi được khoảng 400 triệu USD từ các tài khoản bí mật mà các quan chức tham nhũng đã gửi ở nước ngoài. Nhưng theo lời của một vị lãnh đạo cơ quan điều tra chống tham nhũng của Nigeria thì đó chỉ là "phần nổi nhỏ nhoi của tảng băng" và vị này còn nói một câu rất hình tượng: "Nếu bạn nối số tiền bị đánh cắp ở Nigeria lại với nhau bạn sẽ đủ tạo thành một con đường mòn dẫn lên mặt trăng và quay về Nigeria".
Tổ chức minh bạch quốc tế ( TI) khi công bố danh sách chỉ số cảm nhận tham nhũng đã đặc biệt nhấn mạnh: “ Các nước giàu dầu hỏa như Angola, Azerbaijan, Ecuador, Indonesia, Iran, Iraq, Kazakhtan, Libya, Nigeria, Nga, Sudan, Tchad, Venezuela và Yemen đều có những thành tích “ tham nhũng” cực kỳ xấu. Tại các nước này, thu nhập của lĩnh vực dầu hỏa bị các hợp đồng, đấu thầu tuồn vào trong túi các lãnh đạo công ty phương Tây, giới trung gian và quan chức địa phương”
3.2 Nguyên nhân tham nhũng ở Nigeria
Một điểm chung của các vụ án tham nhũng trên là nguồn ngân quỹ khổng lồ thu được từ việc bán dầu mỏ lại nằm một cách rất "hớ hênh" cùng với sự quản lý vô cùng lỏng lẻo của các cơ quan cấp trên và chính điều đó đã đánh vào lòng tham của những quan chức "ngứa tay".
Tình trạng thông tin không hoàn hảo ở quốc gia này cũng là một “kẽ hở” lớn giúp các vị quan lớn thản nhiên lấy tiền đúi đầy hầu bao của mình. Lẽ dĩ nhiên điểm đến mới của một phần trong ngân quỹ đó là tài khoản cá nhân trong các ngân hàng nước ngoài. Nhiều người dân châu Phi cho rằng chính các nước châu Âu cũng phải chịu một phần trách nhiệm trước tình trạng này vì họ đã gián tiếp tiếp tay cho những dòng tiền bị đánh cắp chảy vào các ngân hàng của họ.
4. Nội chiến-“đe doạ” bên tính mạng con người.
Đói nghèo trong chiến tranh càng trở nên trầm trọng hơn. Càng đói nghèo nội chiến xảy ra càng liên tục. Như vậy chính đói nghèo, nội chiến đã tạo ra một vòng luẩn quẩn không có lối thoát và đẩy người dân vô tội vào cảnh cùng cực hơn. Họ vừa phải chống đỡ với hai bên của cuộc nội chiến lại vừa lo cho cuộc sống hàng ngày của bản thân.
4.1 Tình hình chiến sự ở Nigeria.
Chiến tranh, mà chủ yếu là nội chiến chính là một nỗi lo thường trực đối với những người dân ở đất nước Nigêria. Những cuộc nội chiến, những cuộc nổi dậy của các nhóm bạo loạn được diễn ra thường xuyên, với tần suất liên tục, cả ngày và đêm. Nó thường được diễn ra tại các giếng dầu, tại các thành phố lớn, nơi tập trung những quan chức đứng đầu đất nước và các ông chủ dầu mỏ. Cách tấn công của những nhóm người gây bạo loạn này thường là phá hoại các đường ống dẫn dầu, bắt cóc con của các ông trùm nhằm đòi khoản tiền chuộc, … Hậu quả mà chiến tranh đem lại là lượng người chết gia tăng, như năm 2008, ước tính do lượng sản xuất dầu giảm sút đã làm nổ ra một loạt các cuộc bạo động, tấn công của những nhóm người nổi dậy và lượng người bị thương vong ước tính đã tăng lên gấp 3 so với bình thường. Hơn thế nữa, khi có nội chiến xảy ra, hệ thống cơ sở vật chất cũng bị phá hoại, nền kinh tế không có khả năng hồi phục và không thể phát triển nổi. Lực lượng lao động chính là những thanh niên khoẻ mạnh thì tham gia tới 75% vào các đội quân phiến loạn nên gần như không thể đạo tạo một đội ngũ lao động nhằm phôi phục và phát triển lại nền kinh tế.
4.2 Nguyên nhân dẫn tới nội chiến ở Nigeria.
a) Phân phối thu nhập không đồng đều:
Khi bán dầu mỏ, lựơng tiền thu về cho quốc gia là rất lớn. Tuy nhiên, với miếng bánh dầu mỏ khổng lồ như vậy thì sự phân chia trong những tầng lớp trong đất nước lại không hề phù hợp. Những ông chủ dầu mỏ, những quan chức địa phương thì được “miếng bánh” rất lớn trong khi đó đa số người dân lại không hề nhận được phần bánh tương ứng với mình. Họ phải làm việc vất vả tại các giếng dầu, vậy mà lại được nhận quá ít và phải sống với điều kiện vật chất thiếu thốn đủ bề, lương thực không có, ốm đau cũng không có cơ sở chăm sóc tốt vì họ không có tiền. Chính vì thế sự bức xúc trong những người lao động ngày càng tăng lên. Nội chiến xảy ra nhằm giải toả những bức xúc đó. Đây là kết quả tất yếu của những đè nén bao lâu nay.
b, Mâu thuẫn trong nhân dân đối với chính phủ.
Nigiêria là một nước có hiện tượng tham nhũng xảy ra phổ biến. Trong khi những người dân phải sống cực khổ thì những quan chức chính phủ lại ăn chơi vung tiền khắp nơi, tiêu xài hoang phí khiến người dân trở nên bất bình, họ đã tạo ra các cuộc biểu tình, phá hoại các cơ sở vật chất của chính phủ, họ lập lên những đội quân li khai nhằm chống lại quân đội của chính phủ. Đáng buồn những người tham gia chính của đội quân này lại là những thanh niên, lực lượng lao động chính của xã hội. Khi tham gia vào đây, chính họ đã làm cho đất nước này ngày càng đói nghèo bởi những hành đông của họ. Nền kinh tế khi có chiến tranh không tạo ra của cải vật chất mà còn làm hao hụt đi cả của cải lẫn cơ sở của nền kinh tế.
5. Kẽ hở trong chính sách quản lý-người dân vô tội phải ngánh chịu hậu quả.
Do địa hình của đất nước Nigêria là một đất nước rộng lớn, lại bị chia cắt bởi sa mạc nên việc quản lý của chính phủ nước này được chia nhỏ ra cho các địa phương. Trung ương không có khả năng để kiểm soát hết tất cả các khu vực, còn chính quyền địa phương lại cấu kết với những ông chủ giàu mỏ nhằm kiếm lợi riêng. Đó cũng là một nhược điểm trong cách quản lý của chính phủ nước này.
Mặt khác, bản thân những nhà lãnh đạo trung ương cũng là những người tham nhũng nên họ không quan tâm tới quyền lợi chung của nhân dân. Họ chỉ nghĩ tới những quyền lợi của bản thân mình, còn những người không tham gia vào việc ăn hối lộ lại quá ít, họ không có tiếng nói trong chính phủ.
Phần IV.
Những chính sách xoá đói giảm nghèo của Nigeria và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
1. Chính sách xoá đói giảm nghèo của Nigeria.
Xuất phát từ những nguyên nhân dẫn tới đói nghèo, chính phủ Nigeria đã có những chính sách đối phó nhằm đi đến mục tiêu xoá đói giảm nghèo.
Nigeria quyết tâm thanh toán nạn nghèo đói thông qua Chương trình quốc gia đấu tranh chống đói nghèo (NAPEP) đã được đưa ra vào năm 2001 đồng thời tăng cường theo dõi việc phối hợp và đảm bảo quá trình hành động tiếp theo trong cuộc đấu tranh chống đói nghèo tại quốc gia này ở tất cả các mức độ. Nigeria đảm bảo một chính sách thuế hợp lý, một quá trình phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh với chất lượng cao và một sự tham gia rộng lớn vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các chương trình hỗ trợ của các chính phủ, của cộng đồng quốc tế và của các cá nhân với mục tiêu cuối cùng là giảm tỷ lệ nghèo đói. Cũng trong khuôn khổ của Chương trình này, thời gian vừa qua đã có 1,5 triệu người thất nghiệp không được đào tạo và 1 triệu người thất nghiệp được đào tạo đã được tiếp nhận thực tập hay làm việc và 14.000 thanh niên thất nghiệp được đào tạo trong 190 ngành nghề khác nhau. Chính phủ Nigeria cũng đã đầu tư hơn 2 tỷ nairas (đơn vị tiền tệ của Nigeria) tương đương với 1,2 triệu USD thông qua chương trình NAPEP để cho giúp đỡ những người nghèo sống tại khu vực nông thôn có thể tiếp cận một cách dễ dàng hơn với các khoản tín dụng.
Tiếp đến chính phủ thực hiện tụ do thông tin .Quốc gia này đã thành lập một tổ chức có tên là Nigerian Monitor, tổ chức phi chính phủ này có thiền nguyện viên khắp nơi để xem xét, theo dõi và công bố tất cả những chi tiết về ngân sách của những hợp đồng lớn mà chính phủ Nigeria cho các nước thầu. Theo đó những tường trình minh bạch về ngân khoản quốc gia dành cho những dự án lớn này khiến người ta chùn tay trong việc ăn hối lộ. Trong năm 2004-2005 tỉ lệ lạm phát giảm từ 21% xuống còn 11,9%, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2lần, thu hồi hàng tỷ dola bị tham nhũng. Nhìn vào những thành tựu Nigeria đạt được, câu lạc bộ Paris (chủ nợ đối với nhà nước Nigeria) quyết định giảm đến 60% nợ cho quốc gia này. Nhận được sự giúp đỡ từ các nước phát triển trên thế giới, nền kinh tế Nigeria có nhiều khới sắc.
Để ngăn chặn các vụ tấn công nội chiến. Tổng thống Olesegun Obasanjo loan báo ông sẽ thành lập một ủy ban đặc biệt để giải quyết khủng hoảng và nội chiến.Sau một ngày hội họp với chính trị gia và các nhân vật lãnh đạo, ông đã đưa ra quyết định như vậy. Các vụ tấn công gần đây của phiến quân đã làm giảm 25% sản lượng dầu của Nigeria. Kết quả duy nhất có thể thấy được từ cuộc hop̣ một ngày là một ủy ban đặc biệt do Tổng thống chỉ đạo được thành lập để giải quyết tình hình bạo lực đang leo thang tại vùng châu thổ sông Niger và rộng hơn là của cả nước. Ủy ban này gồm lãnh đạo địa phương và đại diện của ngành dầu khí. Họ sẽ phải trình báo cáo trong vòng 2 tuần với các đề nghị cụ thể nhằm cải thiện tình hình.Tổng thống Nigeria nói các lĩnh vực quan trọng cần phải được tính đến. Đó là giáo dục, tình trạng thất nghiệp, và cơ sở hạ tầng. Những vấn đề này ai cũng biết đến.Dù nằm ngay rốn dầu của Nigeria trong hơn 50 năm qua, hiện vẫn còn xuất hiện tình trạng nghèo đói cùng cực tại vùng châu thổ sông Niger.
Tăng cường an sinh xã hội. Thay vì phải trả 30 tỷ dola cho câu lạc bộ Paris, thì giờ chỉ phải trả 12tỷ dola, số tiền 18 tỷ dola còn lại Chính Phủ Nigeria quyết định dùng để đầu tư cho giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng và các công trình xoá đói giảm nghèo. Chính Phủ cũng thành lập một dự án lớn để phát triển việc làm cho thanh niên vùng Niger và xây dựng đường cao tốc trị giá 1,6 tỷ cho vùng này. Bên cạnh đó Chính Phủ cũng có thành lập các quỹ nhằm trợ giúp nhân đạo trường xuyên đối với người nghèo.
2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
Nước ta là một trong những nước nghèo- đứng thứ 133/174 nước trên thế giới theo GDP bình quân đầu người. Đến nay nước ta là một trong những nước đi đầu trong công cuộc xoá đói giảm nghèo (XĐGN). Học hỏi những kinh nghiệm XĐGN từ các nước trên thế giới nói chung và Nigeria nói riêng, Chính Phủ đã có những giải pháp phù hợp với nước ta nhằm giảm đói nghèo:
Phát triển mạng lưới an sinh xã hội giúp đỡ người nghèo. Xây dựng và hoàn thiên hệ thống chính sách trợ giúp của nhà nước đối với các nhóm người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có cơ hội tự tạo việc làm. Phát triển trung tâm bảo trợ xã hội ở những vùng nghèo, vùng gặp khó khăn điển hình là chương trình 135 với nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc; phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn; đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng; hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.
Xây dựng nền giáo dục công bằng hơn, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho người nghèo. Đầu tư cho hệ thống giáo dục ở các xã nghèo, vùng nghèo, xây dựng trường kiên cố cho các vùng thường xãy ra thiên tai. Tăng cường tài chính cho giáo dục đào tạo, khuyến khích các cá nhân, tập thể đầu tư cho giáo dục. Phát triển công nghiệp tạo việc làm và nâng cao mức sống cho người nghèo. Tăng cường hệ thống giới thiệu việc làm, tạo cho người nghèo cơ hội tìm việc làm phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động.
Việt Nam cũng nên tự do hoá thông tin rộng rãi. Nó sẽ làm giảm tình trạng tham nhũng và ngăn chặn tham nhũng ,đồng thời tự do hoá thông tin sẽ cung cấp cho người nghèo biết được những chính sách của chính phủ đang hướng về ai và thực hiện những chính sách ấy như thế nào, lợi ích dành cho họ ra sao và cuối cùng là có phù hợp với họ hay không.
KẾT LUẬN
Sau quá trình tìm hiểu phần nào chúng ta đã có cái nhìn rõ nét về vấn đề mà chúng ta chú trọng quan tâm. Ở đây cụ thể là vấn đề đói nghèo ở Nigeria. Chúng ta đều biết rằng đói nghèo không phải là vấn đề của riêng quốc gia nào mà là vấn đề của toàn cầu. Tìm hiểu và quan tâm đến nghèo đói ở Nigeria cũng có nghĩa là chúng ta đang quan tâm và so sánh tới vấn đề nghèo đói ở Việt Nam để từng bước rút ra được những bài học kinh nghiệm qúy báu. Và sau quá trình tìm hiểu và viết bài nhóm đã có thêm nhiều kiến thức thực tế và vô cùng bổ ích. Nó giúp các thành viên trong nhóm có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề đang quan tâm Điều đó càng chứng tỏ những kiến thức giáo khoa là nền tảng và có khả năng ứng dụng rộng rãi. Đồng thời đây cùng là dịp để các thành viên hoàn thiện thêm những kĩ năng cần thiết để sau này làm việc và hoạt động xã hội. Và đây cũng là nguồn tài liệu quý giá, chính xác để cô giáo phục vụ cho việc giảng dạy sau này.
Và cuối cùng thay mặt cả nhóm gủi tới tất cả các bạn trong lớp Kinh Tế Phát Triển-15 lời chào lời chúc sức khỏe chân thành nhất, chúc các bạn thành công trong học tập và trong công việc. Chúc cô giáo mạnh khoẻ thành đạt và hạnh phúc !
Hà nội , Ngày 20 tháng 04 năm 2009
Nhóm 6 _KTPT_15
Tài liệu tham khảo
TS.Phạm Ngọc Linh ,Ts. Nguyễn Thị Kim Dung,Giáo trình kinh tế phát triển,2008,Nxb Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
Các trang web hỗ trợ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tap_ktpt_n6__036.doc