Đề tài Đối tượng của hạch toán kế toán,tài sản và nguồn vốn trong các đơn vị doanh nghiệp và hành chính sự nghiệp (theo hình thức sở hữu và hình thái biểu hiện)

Mở đầu: Để thực hiện tốt công tác kế toán thì vấn đề đầu tiên được đặt ra là phải xác định đúng đối tượng của hạch toán kế toán. Khi xem xét một đơn vị bất kì dug là mọt cơ quan nhà nước, một doanh nghiệp, một đơn vị hành chính sự nghiệp hay một tổ chức xã hội ta đều bắt gặp một số các đối tượng cần thiết cho hoạt động của đơn vị, đó chính là các loại tài sản, trong quá trình hoạt động của đơn vị, các loại tài sản thường xuyên biến động đồng thời nguồn hình thành tài sản ( nguồn vốn) cũng biến động. Vậy chi tiết tài sản là gì, nguồn vốn là gì và đâu đối tượng của hạch toán? Các câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong nội bài thảo luận dưới đây. Đối tượng của hạch toán kế toán,tài sản và nguồn vốn trong các đơn vị doanh nghiệp và hành chính sự nghiệp (theo hình thức sở hữu và hình thái biểu hiện)

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đối tượng của hạch toán kế toán,tài sản và nguồn vốn trong các đơn vị doanh nghiệp và hành chính sự nghiệp (theo hình thức sở hữu và hình thái biểu hiện), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài : Đối tượng của hạch toán kế toán,tài sản và nguồn vốn trong các đơn vị doanh nghiệp và hành chính sự nghiệp (theo hình thức sở hữu và hình thái biểu hiện) Mở đầu: Để thực hiện tốt công tác kế toán thì vấn đề đầu tiên được đặt ra là phải xác định đúng đối tượng của hạch toán kế toán. Khi xem xét một đơn vị bất kì dug là mọt cơ quan nhà nước, một doanh nghiệp, một đơn vị hành chính sự nghiệp hay một tổ chức xã hội....ta đều bắt gặp một số các đối tượng cần thiết cho hoạt động của đơn vị, đó chính là các loại tài sản, trong quá trình hoạt động của đơn vị, các loại tài sản thường xuyên biến động đồng thời nguồn hình thành tài sản ( nguồn vốn) cũng biến động. Vậy chi tiết tài sản là gì, nguồn vốn là gì và đâu đối tượng của hạch toán? Các câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong nội bài thảo luận dưới đây. Nội dung : I. Đối tượng của hạch toán kế toán : A. Đối tượng chung của HTKT : Đó là vốn kinh doanh của đơn vị hạch toán được xem xét trong mối quan hệ hai mặt biểu hiện là tài sản và nguồn hình thành tài sản, sự vận động của vốn và các mối quan hệ kinh tế pháp lý của đơn vị trong quá trình hoạt động. Vốn kinh doanh Đối tượng của HTKT Sự vận động của vốn Các quan hệ kinh tế pháp lý 1.Vốn kinh doanh : Vốn kinh doanh được biểu hiện gồm tài sản và nguồn hình thành tài sản hay tài sản và nguồn hình thành tài sản là hai mặt khác nhau của vốn kinh doanh. Vì : Vốn kinh doanh luôn được biểu hiện dưới dạng một tài sản nào đó, có thể hữu hình hay vô hình. VD: Vốn kinh doanh gồm tài sản là tiền mặt, ôtô… Vốn kinh doanh luôn có nguồn tạo thành. VD: Tiền mặt của cổ đông có được do góp vốn .Ôtô có được do được nhà nước cấp. Vốn kinh doanh biểu hiện hai mặt là tài sản (TS) và nguồn vốn (NV) Trong đó : ΣTài sản = Σ Nguồn vốn Nói cách khác thì TS và NV hai mặt khác nhau của cùng một lượng giá trị tài sản, do vậy về mặt lượng thì chúng luôn cân bằng. Bất kỳ một TS nào cũng được hình thành từ một hoặc một số nguồn nhất định và một nguồn thì tạo nên một hoặc nhiều TS khác nhau. 2. Sự vận động của vốn : Tại sao kế toán lại phản ánh sự vận động của vốn? Vì : Đối tượng của kế toán là vốn kinh doanh, mà vốn kinh doanh thì không ngừng vận động (trạng thái động). Và với chức năng của mình kế toán cần nắm được mọi sự vận động của vốn. Vậy thì vốn vận động như thế nào? Trong quá trình tái sản xuất vốn luôn vận động để thay đổi hình thái biểu hiện và giá trị. Giai đoạn cung cấp: Thay đổi hình thái Giai đoạn sản xuất: Thay đổi hình thái và giá trị Giai đoạn tiêu thụ: Thay đổi hình thái 3. Các quan hệ kinh tế pháp lý : Quan hệ kinh tế của DN gồm quan hệ kinh tế tài chính và quan hệ kinh tế pháp lý. Các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tượng của kế toán gồm 4 loại: Các mqh kinh tế phát sinh do hợp đồng kinh tế chuyển giao quyền sử dụng như: NVL nhận gia công, chế biến hộ, SP hàng hoá giữ hộ, TLLĐ thuê ngoài… Các mqh kinh tế gắn với nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức kinh tế như: Trách nhiệm bảo hành SP, HH, trách nhiệm trong chuyển giao NVL, bán thành phẩm đúng kỳ hạn và chất lượng, trách nhiệm trong bảo vệ TS, bản vẽ, kim laọi quí hiếm, trách nhiệm uy tín trong việc mở và sử dụng tài khoản tiền vay Các mqh thuần tuý về nghĩa vụ của đơn vị trước xã hội trong việc sử dụng của cải xã hội như: trách nhiệm bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên và cơ sở vật chất của xã hội, trách nhiệm trong việc sử dụng lao động xã hội. Các mối quan hệ trong hạch toán kinh doanh nội bộ, đặc biệt là đánh giá cống hiến và hưởng thụ từng nhóm, từng người trong các lĩnh vực hoạt động. Hiện nay chỉ mới nhóm thứ nhất được hạch toán theo dõi ngoài hệ thống. B. Tài sản và nguồn vốn : 1.Tài sản : a.Khái niệm : Là toàn bộ tiềm lực kinh tế của đơn vị, biêu thị cho những lợi ích kinh tế mà DN sẽ thu được trong tương lai hoặc những tiềm năng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị.Mọi thứ hữu hình và vô hình thoả mãn các ĐK: + Thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát lâu dài của đơn vị. + Thực sự có giá trị + Có giá phí xác định + Tạo ra lợi ích kinh tế trong tuơng lai b.Phân loại : Tài sản ngắn hạn : Là tiền, các khoản tương đương tiền, các TS khác của đơn vị có thể chuyển đổi thành tiền, bán và sử dụng trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Bao gồm: + Tiền và tương đương tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu ngắn hạn + Hàng tồn kho + TSNH khác Tài sản dài hạn : Là các TS được sử dụng, bán hoặc chuyển đổi ngoài một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường. Bao gồm: + Các khoản phải thu dài hạn + TSCĐ + BĐS đầu tư + Các khoản đầu tư dài hạn + TSDH khác 2.Nguồn Vốn : Là nguồn hình thành nên tài sản của đơn vị Nguồn nợ phải trả: Là nguồn tạo nên tài sản của đơn vị bằng cách tạm thời chiếm dụng của các đối tượng khác nhau và đơn vị có trách nhiệm phải thanh toán khi đến hạn.( Bao gồm: + Nợ phải trả người bán + Lương phải trả CNV + Thuế và các khoản phải nộp nhà nước + Vay ngắn hạn, dài hạn Nguồn vốn chủ sở hữu: Là nguồn được tạo lập từ sự góp vốn của các nhà đầu tư thông qua đóng cổ phần, được cấp phát đối với DNNN và nguồn được bổ sung từ kết quả kinh doanh của đơn vị. Đây là nguồn vốn mang tính lâu dài và đơn vị không phải thanh toán. + Vốn của các nhà đầu tư + Thặng dư vốn cổ phần l + Lợi nhuận chưa phân phối + Các quỹ như quỹ dự trữ, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển; + Lợi nhuận giữ lại: là lợi nhuận sau thuế giữ lại để tích luỹ bổ sung vốn + Chênh lệch tỷ giá, + Chênh lệch đánh giá lại tài sản. So sánh Vốn chủ sở hữu và Nợ phải trả : NPT Có kỳ hạn Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán mức lãi suất đã xác định trước. Trường hợp ngừng hoạt động, giải thể, doanh nghiêp phải hoàn thành nghĩa vụ với chủ nợ trước. Là nghĩa vụ bắt buộc VCSH Vô hạn Doanh nghiệp phải trả cổ tức cho nhà đầu tư phụ . Trường hợp ngừng hoạt động, giải thể, nhà đầu tư nhận được phần giá trị còn lại sau khi DN đã thanh toán hết các khoản nợ phải trả. Nhà đầu tư chấp nhận chia sẻ II. Tài sản và nguồn vốn trong các đơn vị : A.Doanh nghiệp : Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Doanh nghiệp bao gồm các loại hình: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước. Giá trị thực tế của doanh nghiệp gồm tổng giá trị thực tế của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình phục vụ sản xuất kinh doanh. a. Theo hình thái biểu hiện : *. Tài sản: - Tài sản cố định hữu hình : Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định), thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.Đó là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định do Bộ Tài chính quy định. Đó là loại tài sản tham gia nhiều lần vào quy trình sản xuất chuyển một phần giá trị vào sản phẩm và vẫn giữ nguyên hình thái vật chất của nó. Ví dụ như : + Nhà cửa, vật kiến trúc gồm: trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, đường sắt, cầu tàu, bến cảng... + Máy móc, thiết bị gồm: máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ... + Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn gồm: phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường không, đường sông và hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải... + Thiết bị dụng cụ quản lý gồm: máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt. + Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm, gồm: vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn cỏ, thảm cỏ, thảm cây xanh, đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò. + Các loại tài sản cố định khác là toàn bộ các loại tài sản chưa liệt kê vào các loại trên như: tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật. - Tài sản cố định vô hình : Là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị của nó và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình do Bộ Tài chính quy định; tham gia vào nhiều chu kỳ kinh. Bao gồm các loại sau: + Quyền sử dụng đất + Chi phí thành lập doanh nghiệp + Chi phí về bằng phát minh sáng chế + Chi phí nghiên cứu phát triển + Chi phí về lợi thế thơng mại + Quyền đặc nhượng + Nhãn hiệu thương mại ….. - Tài sản lưu động : Là một tài sản trong bảng cân đối trong đó dự kiến sẽ được bán hoặc sử dụng hết trong tương lai gần, thường là trong vòng một năm, hoặc một chu kỳ kinh doanh - tùy cái nào dài hơn. Tài sản điển hình hiện nay bao gồm tiền, tương đương tiền, tài khoản phải thu, kho, phần của các tài khoản trả trước đó sẽ được sử dụng trong vòng một năm, và đầu tư ngắn hạn.Bao gồm + Tiền mặt ở ngân hàng + Tiền mặt trong tay người dân + Con nợ + Hàng tồn kho + Và bất cứ thứ gì sẽ được sử dụng trong 12 tháng. *. Nguồn vốn: - Vốn cố định : Là biểu hiện bằng tiền của toàn tài sản cố định của doanh nghiệp -Vốn lưu động: Là biểu hiện bằng tiền của toàn tài sản lưu động của doanh nghiệp b.Theo hình thức sở hữu : *. Tài sản: - Tài sản tự có: Là tái sản được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn tự bổ xung, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các tài sản cố định được biếu tặng…đây là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. - Tài sản thuê ngoài: Là tài sản đi thuê để sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Tùy theo điều khoản của hợp đồng thuê  mà tài sản đi thuê được chia thành tài sản thuê tài chính và tài sản thuê hoạt động. Tài sản thuê tài chính: là các tài sản thuê của công ty cho thuê tài chính nhưng doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê. Các tài sản được gọi là thuê tài chính nếu thỏa thuận một trong các điều kiện sau: (1) quyền sở hữu tài sản được chuyển cho bên đi thuê khi hết hạn hợp đồng; (2) Hợp đồng cho phép bên đi thuê được lựa chọn mua tài sản thuê với giá thấp hơn giá trị thực tê của tài sản thuê tại thời điểm mua lại; (3) Thời hạn thuê theo hợp đồng ít nhất phải bằng 75% thời gian dự kiến sử dụng của tài sản thuê; (4) Giá trị hiện tại của các khoản chi theo hợp đồng ít nhất phải bằng 90% giá trị của tài sản thuê.Tài sản thuê tài chính cũng được coi như tài sản của doanh nghiệp.Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và trích khấu hao như các tài sản tự có của mình. Tài sản thuê hoạt động: là tài sản thuê nhưng không thỏa mãn một điều khoản nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên đi thuê chỉ được quản lý, sử dụng tài sản trong thời hạn hợp đồng thuê và phải hoàn trả cho bên thuê khi kí kết hợp đồng. *. Nguồn vốn: - Vốn chủ sở hữu : Vốn chủ sở hữu của chủ doanh nghiệp là khoản đầu tư ban đầu khi thành lập doanh nghiệp.. Đối với công ty cổ phần hoặc công ty TNHH, nguồn vốn ban đầu do các cổ đông hoặc thành viên đóng góp để hình thành công ty. Đối với các Công ty cổ phần,vốn kinh doanh có thể huy động thêm từ việc phát hành cổ phiếu. Công ty TNHH không thể phát hành cổ phiếu mà chỉ có thể phát hành trái phiếu.Ví dụ như là : Nguồn vốn kinh doanh, lợi nhuận, nguồn kinh phí... - Vốn vay : Ngoài phần vốn tự có của doanh nghiệp (vốn góp) thì nguồn vốn vay có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn trong ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể huy động được số vốn lớn, tức thời. Tuy nhiên, sử dụng vốn vay phải hết sức chú ý đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, kế hoạch sử dụng vốn phải đảm bảo hợp lý, đúng mục đích; quản lý tốt quỹ tiền mặt, kỳ trả nợ và kỳ thu tiền, kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập bám sát thực tế... nếu không vốn vay sẽ trở thành một gánh nặng đối với doanh nghiệp.Ví dụ như : Các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn, trái phiếu phát hành... - Vốn chiếm dụng : Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp (Tín dụng thương mại): Đây cũng là một nguồn vốn tương đối quan trọng trong doanh nghiệp. Nguồn vốn này xuất phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp (trả chậm), việc chiếm dụng này có thể phải trả phí (lãi) hoặc không phải trả phí nhưng lại đáp ứng được việc doanh nghiệp có nguyên vật liệu, điện, nước,... để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ ra ngay lập tức một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra ngay lập tức để có được số nguyên vật liệu, điên, máy móc,... để tiến hành sản xuất. Như vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho mục đích khác. Tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn này cần lưu ý: không nên chiếm dụng quá nhiều hoặc quá lâu một khoản nợ nào đó vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với đối tác, với thị trường hoặc kiện tụng pháp luật, tốt nhất nên có sự thoả thuận về việc chiếm dụng vốn. B.Đơn vị hành chính sự nghiệp : Là các doanh nghiệp, cơ quan , tổ chức do nhà nước dùng ngân sách nhà nước để thành lập và quản lý nhằm thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, các chương trình thuộc dự án của quốc gia, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì phục vụ lợi ích của xã hội. Hay nói cách khác đó là các tổ chức , doanh nghiệp được nhà nước dùng để thực hiện các nghĩa vụ của nhà nước đối với nhân dân và xã hội Các đơn vị sự nghiệp tùy vào từng lĩnh vực hoạt động gồm có : Đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế văn hoá, truyền thanh truyền hình, trường, chi cục... Hiện nay có đơn vị sự nghiệp được phân thành : Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ và Đơn vị sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính Phân loại đơn vị hành chính sự nghiêp : Đơn vị hành chính sự nghiệp không sử dụng kinh phí của nhà nước: Tổ chức phi chính phủ , các tổ chức xã hội tự cân đối thu chi. Đơn vị hành chính sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước Các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì lợi ích của toàn xã hội Toàn bộ nguồn vốn hình thành, tài sản, trả lương nhân viên ..đều được nhà nước chu cấp từ ngân sách nhà nước và được quản lý chặt chẽ bởi nhà nước. Các cán bộ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp đều do nhà nước bổ nhiệm Chỉ có các người lãnh đạo của các đơn vị hành chính sự nghiệp mới được coi là người của nhà nước. Không làm chức năng quản lý nhà nước. Ví dụ : Trường Đại Học Thương Mại là 1 đơn vị sự nghiệp có nguồn kinh phí xây dựng trường , tiền trả lương cho giáo viên , nhân viên và các khoản thu học phí từ sinh viên của trường được quy định và thu chi bởi bộ giáo dục và đào tạo trực thuộc nhà nước. Trường hoạt động không vì mục đích kinh doanh mà đào tạo nguồn lực cho quốc gia, tạo điều kiện việc làm cho người dân. Tuy nhiên trường không có quyền đưa ra quyết định trong việc quản lý nhà nước. a. Theo hình thái biểu hiện : *. Tài sản : - Tài sản cố định hữu hình : Theo nghị định số 137/2006/NĐ-CP: “Quy định về việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước” Tại điều 6 có quy định : Tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập là những tài sản Nhà nước giao cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, sử dụng gồm: + Đất đai; + Nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai; + Các tài sản khác gắn liền với đất đai; + Phương tiện giao thông vận tải, máy móc, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác. Các tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách, có nguồn gốc ngân sách mà đơn vị sự nghiệp hành chính đang sử dụng. Tài sản là hàng viện trợ, quà biếu, tặng cho của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật, được Nhà nước giao cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý, sử dụng. - Tài sản cố định vô hình Quyền sử dụng đất tại cơ quan , trụ cở của cơ quan hành chính sự nghiệp : Nhà nước có quyền thu hồi , giải phòng mặt bằng , cung cấp cho đơn vị có quyền quản lý và sử dụng tại đó. Hình thái biểu hiện : Được nhà nước bỏ ngân sách nhà nước xây dựng or bàn giao cho đơn vị sự nghiệp đối với tài sản cố định và được cấp giấy phép sử dụng đối với tài sản vô hình *. Nguồn vốn: - Nguồn kinh phí cấp phát từ ngân sách nhà nước (NSNN) để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao. Đây là nguồn thu mang tính truyền thống và có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, với chủ trương đổi mới tăng cường tính tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sẽ có xu hướng giảm dần nhằm làm giảm bớt gánh nặng đối với NSNN. - Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: Gồm các khoản thu phí, lệ phí thuộc NSNN theo quy định của pháp luật, theo chế độ được phép để lại đơn vị. Ví dụ trong sự nghiệp y tế, các khoản thu sự nghiệp gồm thu viện phí, thu dịch vụ khám chữa bệnh, thu từ thực hiện các biện pháp tránh thai, thu bán các sản phẩm vắc xin phòng bệnh… Cùng với việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ tài chính, tỷ trọng nguồn thu này trong các đơn vị sự nghiệp có xu hướng ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi các đơn vị phải tổ chức khai thác các nguồn thu hợp pháp này nhằm tăng cường năng lực tài chính của đơn vị. - Các khoản thu từ nhận viện trợ, biếu tặng, các khoản thu khác không phải nộp ngân sách theo chế độ. Đây là những khoản thu không thường xuyên, không dự tính trước được chính xác nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Các nguồn khác như nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. b.Theo hình thức sở hữu : *. Tài sản : - Các tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị sự nghiệp : + Đầu tư chứng khoán dài hạn +Các khoản phải trả : trả lương lao động, nhân viên.. +Thu chưa qua ngân sách: Phí, lệ phí , Tiền, hàng viện trợ - Các tài sản khác không thuộc sở hữu của đơn vị sự nghiệp : + Các tài sản như tài sản thuê ngoài, nhận giữ hộ, nhận gia công, tạm giữ... + Dụng cụ lâu bền đang sử dụng + Ngoại tệ các loại *. Nguồn vốn - Nguồn vốn thuộc sở hữu nhà nước : Bao gồm các nguồn kinh phí do nhà nước câp cho đơn vị sự nghiệp : +Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản : Xây dựng cơ sử hạ tầng , giải phóng mặt bằng .. nguyên vật liệu , máy móc, thuê nhân viên … +Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước : Các nguồn tài trợ để đơn vị sự nghiệp thực hiện các dự án do +Nguồn kinh phí dự án : Mua nhà nước chỉ định - Nguồn vốn thuộc sở hữu của đơn vị sự nghiệp + Các khoản nợ phải trả : Cho nhà cung cấp dịch vụ , sản xuất , cho đối tác.. + Các khoản trái phiếu phát hành , ký quỹ .. + Các khoản đầu từ ngắn hạn , dài hạn + Vốn chủ sở hữu kinh doanh nếu đăng ký sản xuất kinh doanh với nhà nước. Kết luận : Vậy đối tượng của hạch toán kế toán là 3 yếu tố: vốn kinh doanh, sự vận động của vốn và các quan hệ kinh tế pháp lý. Trong các doanh nghiệp thì điều không thể thiếu đó là nguồn vốn hình thành nên doanh nghiệp, vốn đó có thể là vốn tự có hoặc vốn phát sinh, nguồn vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tài sản của doanh nghiệp, tài sản là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu đuợc lợi ích kinh tế trong tuơng lai. Trong các đơn vị hành chính sự nghiệp thì tải sản chủ yếu là để duy trì hoạt động, hầu như là không nhẳm mục đích sinh lợi. Việc xác định rõ được đối tượng của hạch toán kế toán sẽ giúp cho nhà quản lý cũng như các đối tượng khác có thể nắm bắt được rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động cảu đơn vị Câu hỏi cho các nhóm còn lại : Nhóm 1 : Có ý kiến cho rằng Kế toán là ngôn ngữ của kinh doanh. Các bạn nhận xét thế nào về nhận định trên? Trả lời : Nhận định trên là hoàn toàn đúng. Lý do : Bản chất của kinh doanh là sự kiếm tiền và thu lợi nhuận về, muốn kinh doanh tốt phải biết các nghiệp vụ kinh tế, tính toán chi phí , giá cả ... các biến động mà những cái đó hội ngộ trong kế toán Vậy nên để biểu đạt cái trạng thái kinh doanh của doanh nghiệp thì ta cần phải sử dụng nghiệp vụ kế toán, để nói lên cái trạng thái kinh tế mạnh yếu doanh nghiệp đó như thế nào..Nghĩa là kế toán là một thứ ngôn ngữ để cho dân kinh doanh truyền đạt để hiểu về hiện trạng của doanh nghiệp..Mặt khác thông qua kế toán ta có thể nhìn thấy sự vận động của tài sản..và các nghiệp vụ kế toán được phản ánh liên tục...giúp ta nhìn nhận được sự biến thiên thay đổi nợ có.. Nhóm 3: Tại sao phải phân loại chứng từ kế toán nà ý nghĩa của việc phân loại đó? Trả lời : Do tính chất đa dạng và phong phú về nội dung và đặc điểm của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh dẫn đến có rất nhiều loại chứng từ khác nhau về hình thức, nội dung phản ánh,công dụng, thời gian, địa điểm lập,.... Để giúp cho người làm công tác kế toán hiểu biết từng loại chứng từ, phân biệt được sự khác nhau để sử dụng chứng từ phù hợp với yêu cầu quản lý từng loại nghiệp vụ kinh tế và đạt hiệu quả cao cần thiết phải phân loại chứng từ. Ý nghĩa : - Phân loại chứng từ theo công dụng giúp nhà quản lý và kế toán hiểu được công dụng của từng loại chứng từ để đưa ra quyết định lựa chọn chứng từ sử dụng và ghi sổ phù hợp, hiệu quả với từng tình huống, từng loại nghiệp vụ, nhằm giảm bớt số lượng chứng từ, tiết kiệm chi phí và đúng theoquy định của chế độ kế toán. - Phân loại chứng từ theo địa điểm giúp nhà quản lý và kế toán thuận lợi cho việc đối chiếu, kiểm tra, xác định trọng tâm của kiểm tra chứng từ ( thường chứng từ bên ngoài cần có sự kiểm tra chặt chẽ hơn). Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tốt các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Phân loại chứng từ theo trình tự lập có ý nghĩa đối với nhà quản lý: Khi xây dựng danh mục chứng từ sử dụng cho đơn vị mình cần nghiên cứu để tăng cường sử dụng chứng từ tổng hợp, nhằm giảm bớt số lần ghi sổ, tiết kiệm chi phí.Hiểu được tầm quan trọng của từng loại chứng từ để từ đó có cách sử dụng và bảo quản thích hợp. - Phân loại theo nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phản ảnh trên chứng từ giúp thuận lợi cho việc phân loại các chứng từ cùng nội dung, tổng hợp số liệu, định khoản kế toán và ghi sổ kế toán. - Phân loại theo hệ thống chứng từ kế toán quy định trong hệ thống chứng từ giúp cho nhà quản trị tùy theo mối quan hệ, tùy theo từng nghiệp vụ để vận dụng chứng từ thích hợp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnlkt_n10_6312.doc
Tài liệu liên quan