Đề tài Dự án hợp tác đào tạo giữa Đại học Thương mại Việt Nam và học viện chuyên ngành Camphuchia

"Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước dành tỷ lệ ngân sách thích đáng, kết hợp đẩy mạnh xã hội hoá phát triển giáo dục và đào tạo. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phong trào giáo dục và đào tạo. Chủ động dành một lượng kinh phí thích đáng cuả ngân sách để tăng nhanh số học sinh, sinh viên nghiên cứu sinh được đào tạo ở một số nước phát triển". Đây là những lời trích dẫn từ Báo cáo của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lầ thứ IX của Đảng. Điều này đã chứng tỏ rằng Nhà nước ta hết sức khuyến khích vịêc hợp tác đào tạo, và đưa sinh viên đi du học ở các nước trên thế giới. Việc hai trường Đại học Thương mại Việt Nam và CIS hợp tác đào tạo được sự ủng hộ rất lớn từ phía chính phủ 2 nước. Ban giám hiệu và sinh viên hai trường đó là một thuận lợi lớn. Tuy nhiên khi tham gia vào dự án có thể sinh viên sẽ gặp một số khó khăn bước đầu do phải sống và học tập xa nhà trong điều kiện ngôn ngữ bất đồng, sự khác biệt về thói quen sinh hoạt, khí hậu. Vì vậy hai trường cần có những biện pháp nhằm hỗ trợ sinh viene trong thời gian đầu để có thể thích nghi với điều kiện sống mới. Tạo cơ hội thuận lợi cho sinh viên Việt Nam có thể hoà đồng với sinh viên Camphuchia và sinh viên các nước khác cũng đang học tập tại CIS.

doc17 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dự án hợp tác đào tạo giữa Đại học Thương mại Việt Nam và học viện chuyên ngành Camphuchia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Sự nghiệp giáo dục luôn được coi trọng gần như hàng đầu ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Đặc biệt là đối với một quốc gia còn nghèo và đang phát triển như nước ta, việc đào tạo thế hệ trẻ một cách hệ thống, toàn diện luôn được quan tâm ở mọi lúc mọi nơi. Như trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quóc lần IX có viết "phong trào giáo dục và đào tạo là một trọng những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồnlực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững". Những thập kỷ trước khi đất nước còn quá khó khăn do vừa đi qua hai cuộc chiến tranh, thiếu những trường lớp đào tạo nên thanh niên Việt Nam thường được gửi đến các nước Đông Âu học tập và nghiên cứu. Ngày nay, cuộc sống đã tốt đẹp hơn, điều kiện học tập trong nước đã được cải thiện, trường lớp được mở ra khang trang, thì việc thanh niên Việt Nam đến các nước bạn tham gia nghiên cứu lại có chiều hướng gia tăng. Sau khi trải qua những bậc học cơ bản hoặc đã tót nghiệp đại học trong nước, hầu hết họ đều mơ ước được du học ở một quốc gia khác (dù phát triển hơn hay kém phát triển hơn quốc gia mình). Không phải bởi vì họ muốn hưởng thụ hoặc đấu tranh trách nhiệm công dân việc du học sẽ giýp họ được mở rộng tầm mắt, mở rộng sự sự hiểu biết của mình, tích luỹ được những kinh nghiệm quý và sẽ thực sự trưởng thành rất nhiều sau khi một mình sống trên đất la. Những việc biến ước mơ được du học thành hiện thực không phải là việc dễ dàng gì đối với ng3ười Việt Nam (đa phần có thu nhập chí chru cho việc sinh hoạt và học tập trong nưóc) muốn du học ở một nước khác chủ yếu họ đều phải dựa vào sức học tập của chính mình và tìm kiếm những cơ hội học bổng của các trường nước ngoài (thường là những nước Âu Mỹ) nơi mà nếu du học tự túc bạn phải cần đến hơn 100.000USD. Nhưng những năm gần đây có rất nhiều sinh viên Việt Nam đến những nước Châu á và đó là những nước thuộc khối ASEAN để học tập và nghiên cứu như Nhật Bản, ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Camphuchia. Vì cùng ở một khu vực, không có sự cách biệt khá lớn về văn hoá, phong cách và điều kiện sống, sự chênh lệch về múi giờ nên sinh viên Việt Nam có thể dễ dàng hoà nhập với cuộc sống của dân bản xứ ngoài ra quan hệ ngoại giao khá mật thiết giữa các chính phủ dcũng khiến cho sinh viên được hưởng sự quan tâm và ưu đãi hơn. Việt Nam và Campuchia là vấn đề 2 nước có quan hệ ngoại giao hữu hảo từ rất lâu đời, có chung biên giới và có những nét khá tương đồng về văn hoá. Đã có rất nhiều sinh viên Camphuchia đến học tập tại Việt Nam cũng như người Việt Nam sang sinh sống và làm việc tại Campuchia. Đây là một nền tảng rất tốt cho việc triển khai. Dự án hợp tác đào tạo giữa Đại học Thương mại Việt Nam và học viện chuyên ngành Camphuchia. A. Sự hình thành và phát triển của trường Đại học thương mại và Đại học CIS I. Trường đại học Thương mại Việt Nam. Đại học Thương mại là một trường Đại học công lập trực thuộc bộ giáo dục và đào tạo với bề dày hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, trường đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước. Trường được thành lập từ năm 1960 với tên gọi là trường thương nghiệp trung ương, năm 1965 được giao nhiệm vụ đào tạo đại học đến 1979 trường đổi tên thành trường Đại học thương nghiệp và lần cuối 1994 trường đổi tên thành Đại học Thương mại và giữ đến ngày nay. Trong suốt quá trình đào tạo đại học, đặc biệt là từ những năm đổi mới nền kinh tế nhà trường đã đầu tư nhiều công sức nghiên cứu đổi mới mục tiêu đào tạo, ngành nghề, cơ cấu kiến thức, xây dựng hệ thống các chương trình, giáo trình, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước. Đến nay trường đã cung cấp cho xã hội khoảng 23.000 cán bộ đại học, bồi dưỡng hàng chục ngàn cán bộ nghiệp vụ quản lý kinh tế trong và ngoài ngành, đã trực tiếp tham gia và nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước, trên 40 đề tài cấp bộ và hàng chục hợp đồng nghiên cứu với các cơ quan và các doanh nghiệp. Trường đã và đang đào tạo nhiều các khoá học, nghiên cứu sinh tập trung và không học viên khoá cao học (I , II, III) đã lên tới hàng trăm, rất nhiều nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ kinh tế tại trường (trong đó có cả lưu học sinh Lào.). Trường theo 3 ngành học với 7 chuyên ngành. 1. Ngành kê toán. Chuyên ngành - kế toán tài chính doanh nghiệp Thương mại. Đào tạo ra ccs cử nhân kinh tế, có khả năng tổ chức điều hành hoẳCông tyực tiếp làm công tác kế toán tài chính ở các doanh nghiệp, kinh doanh Thương mại, dịch vụ khách sạn du lịch. Đồng thời có khả năng làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan quản lý các cấp hoặc cơ sở đào tạo bồi dưỡng về kế toán - tài chính, các cơ quan hoặc doanh nghiệp kiểm toán. 2. Ngành quản trị kinh doanh. Các chuyên ngành : - Quản trị doanh nghiệp Thương mại - Quản trị khách sạn du lịch - Marketing Thương mại - Markekting khách sạn du lịch - Thương mại quốc tế Ngành học này đào tạo ra các cử nhân kinh tế có khả năng tổ chức quản lý hay trực tiếp điều hành các hoạt động quản trị kinh doanh hoặc marketing trong các doanh nghiệp Thương mại, khách sạn, Thương mại quốc tế. Đồng thời những sinh viên này cũng có khả năng làm việc tại các cơ quan quản lý, các viện nghiên cứu, hoặc các trường trung học có đào tạo bồi dưỡng về quản trị doanh nghiệp, marketing hoặc Thương mại quốc tế. 3. Ngành kinh tế. Chuyên ngành: Kinh tế Thương mại, ngành học này đào tạo các cử nhân kinh tế có những phẩm chất, năng lực chuyên môn đảm trách cho các nhiệm vụ liên quan đến kinh tế, quản lý vĩ mô các hoạt động kinh doanh Thương mại ở cấp Bộ ngành, liên ngành, vùng lãnh thổ quốc tia. Đồng thời những sinh viên ngành này sau khi ra trường cũng có thể làm việc ở các cơ quan nghiên cứu, viện kinh tế, hoặc các trường trung học cao đẳng hoặc đại học kinh tế Thương mại dịch vụ. Đại học Thương mại đào tạo theo các loại hình Đại học: Cấp bằng tốt nghiệp đại học danh hiệu ở cử nhân kinh tế. - Hệ chính quy: Thời gian đào tạo 4 năm. - Hệ tại chức: Thời gian đào tạo 4 - 5 năm. - Đào tạo cấp bằng đại học thứ 2: cho các đối tượng đã có bằng tốt nghiệp đại học. Thời gian đào tạo phụ thuộc các ngành đã đào tạo trước đây (khoảng 2 - 2,5 năm). Cao đẳng: Cấp bằng tốt nghiệp cử nhân cao đẳng kinh tế. Thời gian đào tạo 3 năm. Ngoài ra trường còn có các loại hình đào tạo khắc như: - Đào tạo bồi dưỡng các lớp ngắn hạn cấp chứng chỉ theo chuyên đề như: bồi dưỡng giám đốc, cửa hàng trưởng, kế toán trưởng, kế toán viên, nhân viên buồng, bàn, bar, lễ tân... Thời gian đào tạo từ 2 - 9 tháng tuỳ theo từng đối tượng. - Đào tạo cao học (tập trung và không tập trung) cấp bằng thực sĩ kinh tế theo quy chế của bộ Giáo dục - đào tạo. - Đào tạo nghiên cứu snh (tập trung và không tập trung) cấp bằng tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Thương mại có 8 khoa 12 bộ môn chuyên ngành 7 bộ môn trực thuộc, 8 phòng quản lý chức năng và các đơn vị trực thuộc khác. Trong đó các khoa: - Khoa kinh doanh Thương mại. - Kinh tế - Tài chính - Quản trị doanh nghiệp - Khách sạn du lịch - Kinh tế - Thương mại quốc tế - Khoa đào tạo tại chức - Khoa sau đại học Ngoài ra trường còn có các trung tâm: - Trung tâm nghiên cứu và triển khai kỹ nghệ Thương mại có chức năng nghiên cứu công nghệ mới, ứng dụng trong đào tạo và kinh doanh Thương mại. - Trung tâm tin học ứng dung: bồi dưỡng các chương trình tin học để cấp chứng chỉ về sử dụng máy vi tính. - Trung tâm nghiên cứu và phát triển hàng thực phẩm nghiên cứu sản xuất, chế biến, bảo quản, kiểm tra đánh giá chất lượng hàng thực phẩm, phục vụ thực hành chế biến các món ăn á, đặc sản, buồng, bàn, bar, lễ tân... - Thư viện: thư viện trường với hơn 50.000 bản sách và 160 loại báo, tạp chí trong và ngoài nước thuộc các ngành và chuyên ngành phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học của giáo viên và sinh viên, cán bộ nghiên cứu khoa học của giáo viên và sinh viên, cán bộ nghiên cứu thư viện mở cửa phục vụ hàng ngày từ 7h30 đến 22h đêm. Trường cũng đang từng bước triển khai dự án thư viện điện tử do nước ngoài tài trợ với số vốn đầu tư là 20.000USD nhằm xây dựng một hệ thống thư viện hiện đại, kết nối với mạng Internet. Qua đó giáo viên và sinh viên trong trường có cơ hội tiếp cận với những luồng thông tin mới nhất một cách nhanh nhất để đáp ứng cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Số cán bộ công nhân viên toàn trường là 470 Đội ngũ giáo viên giảng dạy là 270 người trong đó gần 12 phó giáo dư 30 phó tiến sĩ 22 Thực sĩ 100 giảng viên chính 5 nhà giáo ưu tú Trong số giáo viên có hàng trăm cán bộ giảng dạy đã và đang học tập nghiên cứu tốt nghiệp tại các nước thuộc Nga, Anh, ấn Độ, Thái Lan, úc, Inđônêxia, Pháp, Thuỵ Điển, Đức, Mỹ... Hiện nay trường đang liên kết đào tạo với 30 trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, sở giáo dục Đào tạo ở 15 tỉnh thành phố cả nước với trên 15.000 sinh viên, 85 học viên cao học và 30 nghiên cứu sinh. Trường cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các trường Đại học của Pháp, ấn Độ, Nhật trong việc gửi sinh viên đi học. Và hơn nữa trường còn là chi nhánh của AUPELF (các nước nói tiếng pháp). Hàng năm tổ chức này có tài trợ cho trường trong việc đào tạo sinh viên vào cho sinh viên đi đào tạo tại Pháp và các nước thuộc khối nói tiếng Pháp. Đại học Thương mại được phân thành 3 khu. - Khu giảng đường với 5m2 gần 2 dãy nhà 3 tầng, 1 dãy nhà 5 tầng và 1 khu nhà cấp 4. - Khu hành chính - Khu KTX II. Học viện chuyên ngành Camphuchia (CIS - Camphuchia iustitute special) Nằm ở trung tâm thủ đô Puômlênh - Camphuchia, học viện chuyên ngành Camphuchia là một trường bán công. Trường hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của chính phủ Camphuchia và bộ Giáo dục đào tạo Camphuchia. Tuy chỉ mới đi vào hoạt động từ năm 1994 nhưng trường đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của quần chúng nhân dân, hàng năm số sinh viên đăng ký thamgia học tập khoảng trên 1000sinh viên. Chương trình đào tạo của CIS theo các hệ: Đào tạo đại học, đào tạo trung cấp và ngoài ra còn có một chương trình đào tạo ngắn hạn (1năm) đặc biệt về quản trị doanh nghiệp có quy mô nhỏ. + Hệ đào tạo đại học trong 4 năm theo 9 khoa - Khoa kế toán - Tài chính ngân hàng - Khách sạn du lịch - Tin học - Luật - Kinh doanh quốc tế - Tiếng anh - Tiếng Camphuchia (cho sinh viên là người nước ngoài) + Hệ trung cấp 2 năm đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ khách sạn du lịch và trung cấp kế toán (theo hệ thống kế toán Châu Âu). Những sinh viên theo học khoá kế toán này luôn được nhận vào làm tại các doanh nghiệp liên doanh, công ty quốc tế ngay sau khi tốt nghiệp. Đặc biệt họ được sự bảo trợ của NHTG, NHTG đã cho trường CIS vay 5.000.000 USD để chuyên đào tạo kế toán viên theo chương trình của NHTG. Ngoài hai hệ đào tạo Đại học và trung cấp ra, học viện chuyên ngành Camphuchia còn có riêng một hệ đào tạo ngắn hạn cho các học viên muốn trở thành chủ những doanh nghiệp nhỏ, qua khoá học này học viên không chỉ định hướng được ngành kinh doanh phù hợp với bản thân mà họ còn học được những kỹ năng quản lý, có được những kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh. Như đã nói ở trên học viên chuyên ngành Camphuchia là một trường đại học bán công, ngoài phần hỗ trợ từ phía chính phủ Camphuchia, trường còn có sự hỗ trợ rất lớn từ phía Mỹ (số vốn đầu tư lên tới 178.000.000USD). Do đó cơ sở hạ tầng của trường rất hiện đại và đồng bộ, hoàn toàn đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của giáo viên cũng như sinh viên trong trường về nghiên cứu giảng dạy và học tập cũng như giao lưu giải trí... Trường được phân bổ thành 5 khu riêng biệt, quản lý bằng mạng nội bộ. 1. Khu thư viện Thư viện của trường mở cửa 24/24 phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu và học tập của giáo viên, học viên và sinh viên trong trường. Ngoài hệ thống thư viện truyền thống với các đầu sách đa dạng và phong phú, trường đã đầu tư hệ thống thư viện điện tử với trên 300 máy vi tính. CIS cũng đang từng bước triển khai dự án thư viện 1000máy, nhằm đạt chỉ tiêu 1000 máy trên 1000 sinh viên (hiện tại trường đã đầu tư 500 máy CMS của Việt Nam và đang đưa vào lắp đặt). Với diện tích trên 2400 m2 gần toà nhà 4 tầng và khuôn viên thư viện, đây là một nơi lý tưởng cho việc nghiên cứu, học tập. Hệ thống máy tính này cũng nối mạng và hoàn toàn miễn phí đối với sinh viên (học viên) nước ngoài muốn truy cập Internet để tìm kiến tài liệu phục vụ học tập. 2. Khu giảng đường: Gần 3 dãy nhà: 2 dãy nhà 2 tầng và 1 dãy nhà 3 tầng. Khu giảng đường có diện tích lớn nhất trong 5 khu của học viện khoảng 4.000m2 với những phòng học đầy đủ tiện nghi (điều hoà, thiết bị giảng dạy hiện đại). Mỗi phòng học sẽ dành để giảng dạy khoảng 30 sinh viên. Tuy nhiên cho đến nay khu nhà này vẫn chưa được khai thác hết công suất, còn hơn 20 phòng học bỏ trống, chưa đưa vào sử dụng. Dự kiến CIS sẽ dành những phòng này để chuyên đào tạo sinh viên các nước Việt Nam, Thái Lan, Lào trong tương lai gần. 3. Khu hành chính Một dãy nhà 3 tầng cùng kyôn viên khoảng 300m2, đây là một khu tách biệt, là nơi tổng hợp các thông tin từ bốn khu còn lại và đồng thời cũng là nơi đưa ra những quyết định của học viên. ở đây chủ yếu là văn phòng của hiệu trưởng, các trưởng khoa, các bộ môn và một số phòng ban chức năng khác (bao gồm cả văn phòng hỗ trợ học sinh các nước đến học viện học tập). 4 Khu KTX Khu ký túc xá của học viên ngoài một dãy 5 tầng hiện đại dành cho 600 sinh viên, còn có một sân bóng đá mini, một sân bóng rổ, một sân bóng chuyền, toàn bộ diện tích khoảng 3.200m2. Đây là nơi nghỉ ngơi và giải trí lý tưởng cho sinh viên sau một ngày học tập căng thẳng. Khu ký túc xá này chỉ dành riêng cho những sinh viên đạt học bổng của trường. Trong đó tách biệt ra một diện tích khoảng 300m2 dành cho giáo viên và sinh viên người nước ngoài. 5. Khu sau đại học và khu nhà văn hoá Diện tích khoảng 3600m2 gần một khu nhà hai tầng và một dãy nhà căng tin 1 tầg. Khu nhà hai tầng: + Tầng một là khu nhà văn hoá, là nơi tổ chức các hoạt động giao lưu giữa sinh viên trong trường, dạy một số môn thể thao, chiếu phim giải trí... + Tầng hai là khu dành cho khao sau đại học Dãy nhà căng tin phục vụ sinh viên đầy đủ 3 bữa ăn trong này với số lượng hơn 400người. Cả năm khu của trường đều nằm trên đườngMONIVOUQ (phố Đại sứ quán) thuộc thủ đô PuônPênh. Trong đó 4 khu: Ký túc xã, thư viện, hành chính, giảng đường là do trưởng đầu tư xây dựng riêng khu sau đại học và nhà văn hoá là do trường thuê của Nhà nước với giá 1000USD/1tháng trong thời gian 50 năm. ở trường CIS có một điều đặc biệt đó là toàn bộ giảng viên giảng dạy ở đây đều có trình độ từ thạc sĩ trở lên. Trong đó có 30 tiến sĩ, 15 thạc sĩ là người Camphuchia 15 tiến sĩ là người nước ngoài (Mỹ, Singapo, Thái Lan, Việt Nam). Đây là số giảng viên giảng dạy chính thức của học viên. Ngoài lực lượng nòng cốt này, học viên còn thường xuyên mời những giảng viên người nước ngoài đến giảng dạy theo hợp đồng (3 tháng, 6 tháng) con số này khoảng trên dưới 20 người. Số cán bộ công nhân viên của học viên gần 40 người. Do nhận đầu tư từ phía Mỹ là chủ yếu nên toàn bộ chương trình đào tạo và giáo trình mà học viên đang sử dụng và khai thác đều do phía Mỹ cung cấp, cũng vì thế mà sinh viên của trường có thể dễ dàng tiếp cận với những phương pháp giảng dạy tiên tiến nhất, theo những chương trình giảng dạy hiện đại, năng động, sáng tạo và những số liệu thực tế sát thực nhất. Cho đến nay trường đã có chương trình hợp tác đào tạo với các trường đại học của Mỹ, Singapore, Thái Lan, và đặc biệt trường đang triển khai chương trình hợp tác với các trường đại học của Việt Nam (trường Đại học kinh tế quốc dân, trường trung cấp nghiệp vụ, du lịch..) Số sinh viên người nước ngoài hiện đang học tập tại CIS là 250 sinh viên và 50% trong số đó sinh viên Việt Nam. Do đó dự án hợp tác đào tạo giữa đại học Thương mại và CIS là hết sức khả thi. B. hợp tác đào tạo. 1. Mục tiêu và phương hướng hoạt động. CIS là một cơ sở đào tạo còn non trẻ và đang trên đà phát triển, hoàn thiện để tổ chức. Học viên rất cần có những giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có những cán bộ quản lý giỏi. Do đó trường có rất nhiều những chế độ ưu đãi đối với những sinh viên người nước ngoài đã tốt nghiệp đại học trong nước. Dự án này được lập ra hướng tới đối tượng là những sinh viên năm cuối vừa tốt nghiệp của trường Đại học Thương mại Việt Nam, những người có đủ trình độ chuyên môn được CIS chấp nhận cấp học bổng sẽ được học tại CIS với điều kiện tốt nhất và ưu đãi nhất của học viên. Đây là cơ hội rất tốt cho sinh viên có thể tiếp cận với những phương pháp đào tạo tiên tiến và hiện đại, phong cách giảng dạy đa dạng (của nhiều giảng viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau) và cũng là cơ hội để sinh viên mở rộng tầm hiểu biết của mình về văn hoácác nước trên thế giới. Mặt khác đây cũng là một cơ hội tốt để sinh viên Việt Nam có thể giới thiệu mình về con người và đất nưóc mình tới những con người đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Trong quá trình học tập tại học viện chuyên ngành Camphuchia học viên có thể vừa học vừa làm tại một trong 5 khu của học viện, với thời gian 4h/ngày; đây là khoản thu nhập riêng ngoài học bổng của sinh viên. Sau khoá học, không những thu về được kiến thức mới (được công nhận bằng những chứng chỉ có giá trị quốc tế) học viên còn trở thành những người có kinh nghiệm làm việc. Hàng năm CIS cấp 300 suất học bổng cho sinh viên của học viện thì 100 suất trong số đó dành cho người nước ngoài (trong đó 50% do chính hủ tài trợ và 50% do Mỹ tài trợ). Mỗi suất học bổng cho sinh viên nước ngoài là 50USD/1tháng trong khi đó học bổng cho sinh viên Camphuchia chỉ là 40USD/1tháng. Cuối mỗi khoá học sinh viên được đi du lịch trong các nước và nước ngoài trong đó nếu du lịch trong nước thì sinh viên nước ngoài sẽ được miễn phí hoàn toàn và du lịch nước ngoài thì chỉ phải đóng góp 50%. Vào dịp cuối tuần sinh viên được đi dã ngoại, giao lưu với các trường Đại học. Ngoài ra trường thường xuyên tổ chức những lễ hội không chỉ của riêng người Camphuchia mà tất cả các lễ hội lớn của các dân tộc có sinh viên tham gia học tập tại CIS đều được tổ chức. Những hoạt động này đều được trường tổ chức tại các khách sạn lớn nơi trường có quan hệ . Dự án này dành cho 50 sinh viên tốt nghiệp Đại học Thương mại. CIS sẽ cấp 50 suất học bổng cho Đại học Thương mại với thời gian 5 năm. Mỗi năm sẽ có 10 sinh viên của Việt Nam (Đại học Thương mại) sang tham gia học tập CIS chia làm hai đợt. Bên phía Đại học Thương mại sẽ tổ chức thu nhận hồ sơ và tuyển chọn sinh viên du học. Đại hjc Thương mại cũng sẽ đứng ra làm VISA và mua vé máy bay cho sinh viên từ Hà Nội sang Pnômpênh. Về phía CIs sẽ lo phần đón tiếp, ngoài việc cử 2 người sang Việt Nam để phỏng vấn lần cuối những sinh viên sẽ được du học su đó sẽ trực tiếp đưa họ sang Camphuchia; CIS sẽ lo nơi ăn ở cho sinh viên tại Camphuchia, về mọi vấn đề phát sinh với sinh viên trong thời gian tham gia học tập tại CIS. Mỗi sinh viên đều có thể tham gia một trong các loại hình cấp học bổng cho sinh viên nước ngoài của CIS. - Học bổng kỳ 1 chứng chỉ chuyên ngành nào trong trường. - 6 tháng - Làm bằng thạc sĩ - Làm bằng tiến sĩ Do đó chỉ sau khi kết thúc mỗi khoá học và nhận được bằng thì CIS mới thực sự hết trách nhiệm đối với sinh viên Việt Nam( trong khuôn khổ dự án). Nếu sau khoá học sinh viên muốn ở lại làm việc tại Campuchia (tại CIS hoặc bất kỳ nơi nào CIS giới thiệu) thì lúc đó là sự thoả thuận riêng của cá nhân sinh viên và CIS (hoàn toàn không thuộc trong dự án và không liên quan đến Đại học Thương mại khi có những vấn đề phát sinh). 2. Dự trù ngân sách. Chi phí của dự án Năm hoạt động của dự án Chi phí Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng cộng 1. Chi phí gián tiếp 2. Chi phí phỏng vấn 3. Chi phí hỗ trợ 4. Chi phí VISA 5. Chi phí vé máy bay 3. Kết quả đạt được: Sự hợp tác giữa 2 trường Đại học Thương mại Việt Nam và học viện chuyên ngành Camphuchia là một cơ hội rất tốt để cho sinh viên có cơ hội học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Ngoài viên trau dồi thêm vốn tiếng anh và biết thêm một ngôn ngữ mới, sinh viên Việt Nam còn có thể hiểu biết hơn về văn hoá Camphuchia cũng như của một số nước có học viên đang nghiên cứu tại CIS; xác định được rõ hơn mục tiêu rèn luyện, cho mình ý chí, tự vươn lên hướng phấn của mình khi về nước. Không những thể trong quá trình học tập họ còn có thể đi làm thêm, ngoài việc có thêm thu nhập thì đây cũng là cơ hội rất tốt để sinh viên có thể thực hành những kiến thức đã được học và cũng là để có những kinh nghiệm trong công việc sau này. Thông qua những buổi giao lưu văn hoá, những lễ hội dân tộc... sinh viên không chỉ được biết thêm về văn hoá Camphuchia hay văn hoá một số nước khác mà họ còn có dịp quảng bá về đất nước cũng như con người Việt Nam, bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Quan hệ giữa 2 trường đại học sẽ phát huy được thế mạnh của cả 2 trường, một có kinh nghiệm giảng dạy lâu đời và một có cơ sở vật chất hiện đại, đồng thời quan hệ này cũng góp phần gắn kết hơn tình hữu nghị giữa 2 chính phủ 2 quốc gia. Kết luận "Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhà nước dành tỷ lệ ngân sách thích đáng, kết hợp đẩy mạnh xã hội hoá phát triển giáo dục và đào tạo. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phong trào giáo dục và đào tạo. Chủ động dành một lượng kinh phí thích đáng cuả ngân sách để tăng nhanh số học sinh, sinh viên nghiên cứu sinh được đào tạo ở một số nước phát triển". Đây là những lời trích dẫn từ Báo cáo của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lầ thứ IX của Đảng. Điều này đã chứng tỏ rằng Nhà nước ta hết sức khuyến khích vịêc hợp tác đào tạo, và đưa sinh viên đi du học ở các nước trên thế giới. Việc hai trường Đại học Thương mại Việt Nam và CIS hợp tác đào tạo được sự ủng hộ rất lớn từ phía chính phủ 2 nước. Ban giám hiệu và sinh viên hai trường đó là một thuận lợi lớn. Tuy nhiên khi tham gia vào dự án có thể sinh viên sẽ gặp một số khó khăn bước đầu do phải sống và học tập xa nhà trong điều kiện ngôn ngữ bất đồng, sự khác biệt về thói quen sinh hoạt, khí hậu... Vì vậy hai trường cần có những biện pháp nhằm hỗ trợ sinh viene trong thời gian đầu để có thể thích nghi với điều kiện sống mới. Tạo cơ hội thuận lợi cho sinh viên Việt Nam có thể hoà đồng với sinh viên Camphuchia và sinh viên các nước khác cũng đang học tập tại CIS. Mục lục Lời nói đầu 1 A. Sự hình thành và phát triển của trường Đại học thương mại và Đại học CIS 3 I. Trường đại học Thương mại Việt Nam. 3 1. Ngành kê toán. 3 2. Ngành quản trị kinh doanh. 4 3. Ngành kinh tế. 4 II. Học viện chuyên ngành Camphuchia 7 1. Khu thư viện 9 2. Khu giảng đường: 9 3. Khu hành chính 9 4 Khu KTX 10 5. Khu sau đại học và khu nhà văn hoá 10 B. hợp tác đào tạo. 11 1. Mục tiêu và phương hướng hoạt động 11 2. Dự trù ngân sách 14 3. Kết quả đạt được 14 Kết luận 16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29959.doc
Tài liệu liên quan