Đề tài Dự án sản xuất và kinh doanh nước ép trái cây tươi Fruits Fresh

Trong điều kiện nền kinh tế đang tăng trưởng manh ,thu nhập người dân ngày càng cao thì nhu cầu về giải khat của người dân ngày càng cao .Trên cớ sở đó chúng tôi quyết định thực hiện dự án sản xuất và kinh doanh nước trái cây tươi Fruits_Fresh nhằm mang lại cho người dân một sự tốt nhất về sản phẩm này .Bên cạnh mục đích mạng lại thu nhập cho cá nhân chúng tôi thì chúng tôi còn mong muốn đem lại cho các bạn nguồn dinh dưỡng được tổng hợp tốt nhất .Mặt khác nó còn tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cho người nông dân ,tạo thêm việc làm cho người dân .Tuy nhiên trên thị trường đã có nhiều sản phẩm cùng loại với chúng tôi nhưng chúng tôi vẫn chọn dự án này vì chúng tôi tin rằng với chất lượng cũng như giá thành cũa sản phẩm chúng tôi sẻ khẳng định được thương hiệu chổ đứng của sản phẩm này trên thị trường đồ uống giải khát .Tuy nhiên sự thành công của sản phẩm chúng tôi còn nhờ một phần sự đống góp lớn của khách hàng .chúng tôi sẻ cố gắng để đám ứng toàn bộ nhu cầu của các bạn ,tuy chặng đường đầu của chúng tôi đến với các bạn còn dài và khó khăn nhưng chúng tôi sẻ không chùm bước bới trong chúng tôi luôn có một niềm tin Dự án sẻ thành công .Chúng tôi huy vọng trong một thời gian tới các sản phẩm của chúng tôi se đến được với các bạn .Hãy ủng hộ chúng tôi . Xin chân thành cảm ơn tất cả .

doc23 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1641 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự án sản xuất và kinh doanh nước ép trái cây tươi Fruits Fresh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Muc lục Đặt vấn đề 2 I.Giới thiệu chung 3 Mô tả doanh nghiệp 3 Nhiệm vụ 3 II.Thị trường 4 Thực trạng thị trường 4 Khách hàng và nhu cầu của khách hàng 4 Mô tả sản phẩm 5 Chiến lược và tiếp cận thị trường 6 Cạnh tranh 6 III.Các hoạt động sản xuất và kinh doanh 8 Đầu vào 8 Các chi phí dự tính 9 Kế hoạch đầu tư, huy động vốn 11 IV. Định giá sản phẩm, khả năng lợi nhuận thu được 12 Định gía 12 Khả năng đạt doanh thu và lợi nhuận 13 V. Quản lý 13 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự dự kiến và nhiệm vụ của các bộ phận 13 2. Kế hoạch về nhân viên và mức lương dự kiến 14 3. Đặc điểm của sản xuất nước giải khát FRUITs_FRESH 14 VI. Báo cáo kết quả tài chính dự kiến 15 1.Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh dự kiến 15 2. Kế hoạch chu chuyển tiền mặt 16 3. Bảng cân đối tài sản dự kiến 17 VII.Những thuận lợi, khó khăn của dự án 19 Thuận lợi 19 Khó khăn 20 VIII. Tính bền vững của dự án và các lợi ích kinh tế – xã hội mà dự án có thể đạt được 20 Tính bền vững của cơ sở 20 Các lợi ích kinh tế xã hội dự án mang lạ 20 Tác động của dự án đến môi trường 20 IX. Kết Luận 22 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay nền kinh tế của đất nước đang phát triển rất nhanh .thu nhập của người dân đã được nâng cao rất nhiều .cùng với quá trình tăng trưởng đó nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng lên cả về lượng lẫn về chất .Trước đây thì nhu cầu của người dân chỉ ăn no đủ nhưng khi thu nhập tăng lên thì nhu cầu thị hiều cho ăn uống cũng thay đổi theo .đặc biệt là giới trẻ trong lĩnh vực đồ uống giải khát .Dự án sản xuất và kinh doanh nước ép trái cây tươi đã không còn là mới mẻ ở Việt Nam, Nhưng ko phải vì thế mà chúng tôi bỏ cuộc.Với tư cách là một người chủ dự án thì chúng tôI luôn mang trong mình một tinh thần trách nhiêm rất cao nhằm đem đến cho khách hàng một sự lựa chọn tốt nhất .Sản phẩm của chúng tôi tạo cho các bạn có loại hàng giải khát phù hợp với đời sống kinh tế của người tiêu dùng. Đảm bảo nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. Dựa trên các sản phẩm và nguyên vật liệu sẵn có trong nước ,với khẩu vị hợp với người Việt Nam nước ép trái cây tươi từng bước đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. DỰ ÁN SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH NƯỚC ÉP TRÁI CÂY TƯƠI FRUITs_FRESH . I.Giới thiệu chung 1.Mô tả doanh nghiệp - Sản phẩm được doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với thương hiệu là : Nước ép trái cây tươi FRUITs_FRESH . - Địa điểm sản xuất : Nhà xưởng sản xuất của công ty được đặt tại KCN An Khánh, phần đất thuê trong khu quy hoạch công nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Hà Tây , cách Hà Nội 10 km. Diện tích khoảng 5000 m2. - Thời điểm hoạt động được bắt đầu từ ngày 1/1/2006. Thời gian hoạt động của dự án là 5 năm. - Thị trường: Do điều kiện khí hậu Việt Nam nằm trong khu vực nóng ẩm (ở miền Bắc có một mùa nóng khoảng 4- 5 tháng , các tỉnh khu vực phía Nam nóng quanh năm) nên nhu cầu về nước giải khát vào mùa hè là rất lớn. Mặt khác, do được tinh chế từ nguồn nguyên liệu là các loại nước ép trái cây tươi nên sản phẩm rất tốt cho sức khỏe và với hương thơm tự nhiên sẽ đáp ứng nhiều tầng lớp khách hàng (đặc biệt là trẻ nhỏ) trong việc giải khát và bồi dưỡng cơ thể. Do đó, đây là một mặt hàng rất có tiềm năng phát triển. - Quản lý: Sản phẩm trên sẽ được sản xuất và phân phối với hệ thống bán hàng trên toàn quốc. 2.Nhiệm vụ - Nhiệm vụ của doanh nghiệp được xác định là : sản xuất các loại nước ép hoa quả tươi như nước dứa ép, nước cam ép …. đưa ra thị trường những sản phẩm giải khát an toàn vệ sinh, giá cả phù hợp với người tiêu dùng. - Doanh nghiệp chú trọng tới quản lý chất lượng, mẫu mã, tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất để giảm chi phí cho sản phẩm. Sẽ phát triển nhiều mặt hàng chế biến từ các loại hoa quả đặc thù của vùng nhiệt đới…tiến tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới. II.Thị trường Thực trạng của thị trường thạch nước giải khát hiện nay: Một vài năm trước, nước ép hoa quả tươi là một loại sản phẩm tương đối mới mẻ đối với nhiều người dân. Nhưng một vài năm gần đây sản phẩm nước ép hoa quả tươi được ngày càng nhiều người tiêu dùng biết đến bên cạnh các sản phẩm giảI khát có tên tuổi như: coca-cola, pepsi, vinamilk,… do sản phẩm thơm ngon, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, có khả năng bổ xung vi lượng... 2. Khách hàng và nhu cầu của khách hàng: - Khách hàng của doanh nghiệp: Qua số liệu điều tra của phòng kinh doanh- tiếp thị của doanh nghiệp thì chỉ tính riêng trên thị trường Hà Nội có khoảng 20 siêu thị lớn nhỏ, 700 đến 900 cửa hàng kinh doanh tổng hợp các mặt hàng tiêu dùng trong đó có kinh doanh mặt hàng giải khát và phân bố không đều theo từng khu vực và có hệ thống bán lẻ rất lớn tập trung nhiều ở các khu đông dân cư, vui chơi giải trí…cũng như vậy với hệ thống phân phối trên khắp các tỉnh thành : Thành phố Vinh, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh… thì mạng lưới phân phối là vô cùng lớn và rất nhiều tiềm năng là khách hàng trong hệ thống phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp - Nhu cầu của khách hàng: Thói quen tiêu dùng của khách hàng có nhiều thay đổi do điều kiện kinh tế, khả năng thu nhập, thói quen tiêu dùng hiện đại ( thực phẩm chế biến sẵn, lựa chọn sản phẩm của các hãng sản xuất có uy tín trên thị trường…). Cho nên, họ e ngại và rất khắt khe với những sản phẩm mới có mặt trên thị trường, đặc biệt là những sản phẩm thực phẩm chưa có tên tuổi, không có nguồn gốc xuất xứ…Điều này khiến cho những nhà sản xuất cơ hội chinh phục khách hàng bằng những sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp và đa dạng, có nhiều công dụng(thực phẩm chữa bệnh, bổ xung vi lượng…). 3. Mô tả sản phẩm : Sản phẩm dự kiến sản xuất của công ty sẽ có những đặc điểm chủ yếu như sau: Hình dạng bên ngoài : Sản phẩm nước ép hoa quả tươi được đóng trong các cốc nhựa PE mầu trắng, nắp ni lông với thương hiệu FRUITs_FRESH của cơ sở, với thể tích 250ml/ cốc. Thời hạn sử dụng: 1,5 năm kể từ ngày sản xuất. Công nghệ sản xuất: được sản xuất trên dây chuyền công nghệ ép gia nhiệt của Đài Loan, thanh trùng sản phẩm bằng phương pháp Ô-zôn. Trạng thái: Dạng nước lỏng trong suốt, đồng nhất, không tách lớp, không sạn. Mùi vị: Có mùi thơm tự nhiên của hoa quả đặc trưng, vị ngọt, cảm giác sảng khoái và không có mùi vị lạ. Mầu sắc : Có màu sắc đặc trưng của các loại hoa quả. Giá bán dự kiến tới tận tay người tiêu dùng là 3500 đồng/ cốc. Bảo quản ở nhiệt độ thường.(trong lạnh thì càng tốt) 4. Chiến lược và tiếp cận thị trường: Để tiếp cận thị trường, sản phẩm sẽ được phân phối trên hệ thống khách hàng sẵn có của công ty. Điều này sẽ giảm rất nhiều những chi phí quản lý cũng như củng cố thêm thị phần mà công ty đang nắm giữ là hệ thống kênh phân phối một cấp và hệ thống kênh phân phối hai cấp như biểu đồ dưới đây doanh nghiệp đang áp dụng: - Kênh một cấp: Đó là từ doanh nghiệp sản xuất mang hàng đi bán trực tiếp cho các siêu thị, các cửa hàng bán lẻ trong các khu dân cư. - Kênh hai cấp: Đó là doanh nghiệp chỉ bán hàng cho các nhà bán buôn chuyên nghiệp tại các chợ đầu mối như : phố Hàng Buồm, Nguyễn Siêu, chợ Đồng Xuân… 1 NHÀ SẢN SUẤT Đại lý Nhà bán buôn Siêu thị Nhà bán lẻ NGƯỜI TIÊU DÙNG 2 5. Cạnh tranh - thị phần dự kiến: 5.1. Cạnh tranh: - Với hàng nhập lậu qua biên giới: Hiện có rất nhiều sản phẩm cùng loại được lưu hành trên thị trường chủ yếu sản xuất tại Trung Quốc, mặt hàng này tuy giá cả rất rẻ, mẫu mã không đa dạng chất lượng sản phẩm không được đảm bảo và có sử dụng các phụ gia bảo quản và chế biến bị Bộ Y Tế cấm sử dụng như chất tạo ngọt hóa học, phẩm màu… Mặt khác tâm lý e ngại khi sử dụng hàng ăn uống của người tiêu dùng với hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc (đặc biệt là khu vực thành thị- nơi mà thu nhập, mức tiêu dùng tương đối cao) là rất đáng quan tâm. Mặt hàng này không có một cơ quan có chức năng của Bộ Y Tế thẩm định an toàn vệ sinh và cấp phép lưu hành. Dự đoán: trong thời gian tới họ sẽ mất 30- 40% thị phần. - Với hàng sản xuất trong nước: Một nét đặc trưng của các cơ sở trong nước là công nghệ nhập khẩu sử dụng để chế biến là tương đối giống nhau (vì trong nước ta chưa sản xuất được) cho nên việc phát triển thương hiệu gắn liền với sản phẩm là hướng đi cho việc cạnh tranh trong bán hàng(đặc biệt các doanh nghiệp phía Nam). Một số doanh nghiệp như công ty chế biến thực phẩm Nghĩa Mỹ, Ten Ten (thành phố Hồ Chí Minh) có hệ thống bán hàng mạnh tại các tỉnh miền Nam, - Với hàng do các công ty kinh doanh hàng tiêu dùng nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam: Đây là những đối thủ cạnh tranh nặng ký nhất, lợi thế của mặt hàng này là rất lớn: có thị phần do đã xuất hiện trên thị trường lâu năm, mẫu mã đa dạng, kiểu dáng phong phú, chất lượng ổn định và có hệ thống bán hàng siêu thị, bán lẻ tốt, … Có thể kể đến các sản phẩm như : Sản phẩm ABC (Sản xuất tại Đài Loan) do công ty Việt Thành (Hà Nội) nhập khẩu và phân phối, và một số sản phẩm có xuất xứ từ Thái Lan, Malaysia (nhưng thị phần hàng này còn khiêm tốn). Nhược điểm chung là hàng nhập khẩu cho nên chí phí tính vào giá thành sản phẩm cao do chịu thuế nhập khẩu từ (20-30%), chi phí vận chuyển, lưu kho lưu bãi , phụ thuộc lớn vào nguồn cung từ nước ngoài nên cao hơn giá các hàng cùng loại được sản xuất trong nước từ 25-35%. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm được sản xuất: Nằm trong khu vực vùng ven sông Hồng có đất đai phì nhiêu mầu mỡ ,phù hợp cho trồng và phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ. Dùng nguyên liệu hoa quả tự nhiên tại chỗ để chế biến vào sản phẩm sẽ tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm do không mất công vận chuyển Còn có một thị trường thích hợp tồn tại cho một cơ sở có nhiều loại nước giải khát ở mức giá không quá cao, chất lượng tốt, đưa ra nhiều sự chọn lựa cho khách hàng những sản phẩm tốt như ngoại nhập, giá thành hạ hơn, và chăm sóc khách hàng tốt hơn. 5.2. Dự kiến về quy mô của thị trường: Do có sự điều tiết, chủ động về lượng hàng hóa trên thị trường nên doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm hàng lưu kho tránh việc tồn đọng vốn lưu động. Trong năm đầu tiên doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh xúc tiến bán hàng như : tăng cường khuyến mãi, tham gia các hoạt động quảng bá sản phẩm trên các kênh phân phối toàn quốc, ở các trung tâm hội chợ triển lãm. III.Các hoạt động sản xuất và kinh doanh 1. Đầu vào (nguyên vật liệu, lao động): 1.1. Nguyên vật liệu: Trong hoạt động sản xuất, để làm ra sản phẩm cần rất nhiều loại nguyên liệu được cung cấp bởi các công ty trong và ngoài nước. Sau đây là danh sách các nhà cung cấp chính nguồn NVL: Hoa quả tươi được nhập từ các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn ,tổ chức ban chuyên môn hướng dẫn nhân dân trồng và thu hoạch hoa quả sao cho đạt các yêu cầu khắt khe nhất. Dự kiến giai đoạn đầu sản phẩm sẽ được sản xuất với 6 loại hoa quả phổ biến, hợp với nhu cầu thị trường là: cam, dừa, dứa, xoài, dâu, và chanh Nước sử dụng trong sản xuất được xử lý qua hệ thống lọc than hoạt tính và xốp sứ , doanh nghiệp đồng thời có phương án dự phòng là khai thác nước ngầm được bơm lên và được xử lý để dự phòng khi nhà máy nước gặp sự cố không cung ứng cho sản xuất. Tem nắp: chỉ sử dụng cho một lần/ một sản phẩm, được cung cấp bởi công ty bao bì TRAPACO với giá thành được chào bán là 120 000 đồng một cuộn sử dụng cho 5000 lit sản phẩm. Bao bì đựng thành phẩm : Bìa carton 3 sóng, kích thước 60x60x50cm , giá thành 3200 đồng/ hộp. Dự kiến số lượng bao bì cho năm đầu tiên sản xuất là 16 000 cái. Cốc đựng sản phẩm: chỉ sử dụng cho một lần/ một sản phẩm. Được công ty sản xuất nhựa SONG LONG chế tạo khuôn và đúc mẫu khuôn sản phẩm, giá thành được chào bán là 40 đồng/ cốc. Với doanh số dự tính khi bán hàng của sản phẩm rau câu của doanh nghiệp thì số lượng cốc tiêu thụ sẽ là khoảng 500 000 đến 800 000 chiếc. 1.2. Lao động: Với việc tận dụng nguồn nhân lực sẵn có của công ty nên không mất nhiều chi phí đào tạo nghề cho công nhân(chủ yếu ở khâu đóng gói thành phẩm). Hơn nữa, nguồn lao động tại địa phương rất lớn, rẻ so với các địa phương khác như Hà Nội, Hải Phòng… Nên việc doanh nghiệp có thể thuê ngoài(qua các trung tâm giới thiệu việc làm) khi thực hiện những đơn đặt hàng lớn trong thời gian gấp mà không sợ thiếu nhân lực. 2. Các chi phí dự tính: BẢNG CÁC CHI PHÍ BAN ĐẦU (DỰ KIẾN) Đơn vị : Triệu đồng Stt Khoản mục Số tiền 1 Chi phí XDCB 500 2 Thiết bị sản xuất 1005 3 Thiết bị vi tính 25 Tổng cộng 1530 BẢNG KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH BÌNH QUÂN HÀNG NĂM Đơn vị : Triệu đồng Stt Tên máy, công cụ Nguyên giá Khấu hao / 5 năm 1 Lò hơi 145 29 2 Máy nấu 65 13 3 Máy ép gia nhiệt cốc (sản xuất tại Đài Loan) 465 93 4 Máy nén khí 72 14,4 5 Thùng đựng sản phẩm I-nox 3000L 20 4 6 Quạt thông hơi 16 3,2 7 Thiết bị vi tính 25 5 8 Xây dựng nhà xưởng 500 100 9 Xe ôtô 2,5 tấn (đã qua sử dụng ) 150 30 Tổng cộng 1458 292 BẢNG ƯỚC TÍNH CHI PHÍ NĂM I Đơn vị: triệu đồng STT Khoản mục Số tiền 1 Quảng cáo 22,5 2 Điện, nước 70,458.9 3 Lương công nhân sản xuất, đóng gói 134,4 4 Nguyên vật liệu Trong đó: + Trái cây tươi + Đường kính trắng + Màu thực phẩm + Tem gia nhiệt, cốc nhựa 1060,772.59 542,401.75 376,648.14 34,150.2 107,572.5 5 Bao bì đóng gói 82,725 6 Chi phí bán hàng 180 7 Chi phí quản lý 118,946.5 8 Chi phí vận chuyển 167,387.15 9 Chi phí bảo quản 36,197.83 10 Tiền thuê đất(dự kiến) 27,394.53 11 Các khoản khác 96,789.2 Tổng cộng 1890 3. Kế hoạch đầu tư, huy động vốn: 3.1. Kế hoạch đầu tư : Theo bảng phân tích, từ ngày15/07/04 công ty cần 1530 triệu đồng để đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm và lắp đặt máy móc trang thiết bị cần thiết để có thể sản xuất. Tới ngày 15/11/04 công ty cần 350 triệu đồng để đầu tư vào tài sản lưu động. Do dự án chỉ đầu tư một lần duy nhất nên trong thời gian hoạt động công ty dự kiến sẽ không có phát sinh tăng tài sản cố định mà chỉ phát sinh tài sản lưu động. Nhưng lợi nhuận và khấu hao hàng năm đủ bù đắp những chi phí phát sinh nên doanh nghiệp hoàn toàn chủ động về tài chính của mình. Để thực hiện dự án theo thời gian đặt ra, đúng tiến độ công việc ta có thể thể hiện dưới dạng sơ đồ kỹ thuật đánh giá và xem xét chương trình- PERT(Programe Evaluation and Review Technique) như sau: Có được mặt bằng nhà máy Đặt hàng các thiết bị Bắt đầu hoạt động Lắp đặt trang thiết bị Xây dựng, cải tạo nhà xưởng SX 6 7 8 9 10 11 12 Tháng 3.2. Huy động vốn: Hiện tại dự án đã có 7 thành viên đồng ý góp vốn với các mức cụ thể đã thoả thuận. Theo kế hoạch, vốn góp sẽ được chia làm 2 lần như sau: Đơn vị : Triệu đồng Stt Họ và tên Đợt 1 (30/01/04) Đợt 2 ( 10/11/04) 1 Nguyễn Mạnh Tuấn 180 35 2 Hà Quốc Vương 250 100 3 Vi Thành Kiên 270 50 4 Nguyễn Hiếu Đức 80 25 5 Nghuyễn Huy Hoàng 100 20 6 Ngô Thu Hà 70 25 7 Lương Sỹ Cường 300 50 IV. Định giá sản phẩm, khả năng lợi nhuận thu được 1. Định giá: Trên cơ sở tham khảo giá sản phẩm cùng loại của các công ty khác trên thị trường và thực tế chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra, công ty áp dụng mức giá như cho từng nhóm khách hàng như sau: BẢNG GIÁ SẢN PHẨM DỰ KIẾN Đơn vị: đồng STT Sản phẩm Kênh PP 1 Kênh PP 2 Người tiêu dùng 1 Nước chanh 83 000 85 000 95 000 2 Nước dừa 81 000 83 000 95 000 3 Nước dứa 83 000 85 000 95 000 4 Nước dâu 88 000 90 000 100 000 5 Nước xoài 83 000 85 000 95 000 Ngoài ra công ty áp dụng chính sách thanh toán như sau: - Thanh toán ngay được chiết khấu 2% tổng giá trị. - Trong 6 tháng đầu có thể thanh toán làm 2 đợt (Đợt 1 thanh toán ngay 40% khi giao hàng; Đợt 2 thanh toán hết 60% sau khi giao hàng 1 tháng) - Trong vòng 1 tháng tiêu thụ được 1000 thùng sẽ được thưởng 5 % tổng giá 2. Khả năng đạt doanh thu và lợi nhuận Trên cơ sở năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường,tỷ lệ sản phẩm hư hỏng, … ta dự tính được khả năng đạt doanh thu của từng năm. Theo đơn giá bán ở phần định giá ta có doanh thu tiêu thụ dự kiến của từng năm như sau : Năm thứ nhất : 2549 triệu đồng Năm thứ hai : 3561 triệu đồng Năm thứ ba : 4226 triệu đồng Năm thứ tư : 4851 triệu đồng Năm thứ năm : 4112 triệu đồng V. Quản lý 1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự dự kiến và nhiệm vụ của các bộ phận : 1.1. Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty: Doanh nghiệp sẽ thực hiện việc điều hành theo cơ cấu trực tuyến chức năng:GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT Sản xuất PHÓ GIÁM ĐỐC THỊ TRƯỜNG BỘ PHẬN KỸ THUẬT P.KINH DOANH KẾ TOÁN PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT NHÂN VIÊN BÁN HÀNG THỦ KHO 2. Kế hoạch về nhân viên và mức lương dự kiến: Theo nhu cầu về nguồn nhân lực, doanh nghiệp có mức chi cố định lương cho nhân viên một tháng dự kiến như sau: Đơn vị: đồng Stt Chức vụ Số người Mức lương tháng dự kiến/ người 1 Phó giám đốc SX, Thị trường 2 1 500 000 2 Kế toán 2 800 000 3 Nhân viên P. kinh doanh & bán hàng 15 1 000 000 4 Công nhân đóng gói 14 800 000 5 Thủ kho 1 600 000 6 Lái xe 1 1000 000 7 Kỹ sư máy, pha chế 2 1 500 000 Tổng cộng 36 34 600 000 3. Đặc điểm của sản xuất nước giải khát FRUITs_FRESH : 3.1. Một số quy định về tiêu chuẩn sản xuất: Phương pháp lấy mẫu ( Theo TCVN) Chỉ tiêu vệ sinh ( Theo TCVN) BẢNG CHỈ TIÊU CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM FRUITs_FRESH STT Tên chỉ tiêu Quy định 1 Vi khuẩn gây bệnh(KL/g) Không được có 2 Ecoli(KL/g) Không được có 3 Tổng số vi khuẩn hiếu khí (KL/g) Không lớn hơn 5.103 4 Nấm mốc sinh độc Không được có 5 Tổng số nấm men(KL/g) Không lớn hơn 102 6 Chất ngọt tổng hợp Không có VI. Báo cáo kết quả tài chính dự kiến Trong tính toán phân tích kinh tế của công ty,yếu tố trượt giá và giá trị thời gian của vốn đầu tư đã được xem xét một cách nghiêm túc. 1.Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh dự kiến: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD DỰ KIẾN TỪ 2005 - 2006 Năm 2005 Năm 2006 Tổng doanh thu 2549134 3560861 Các khoản giảm trừ 37534 52341 Doanh thu thuần 2511600 3508520 Giá vốn hàng bán 2051570 2867723 Lợi nhận gộp 460030 640797 Chi phí bán hàng 180000 204635 Chi phí quản lý doanh nghiệp 81600 118322 LN trớc thuế 198430 317840 Thuế thu nhập doanh nghiệp(32%) 63497.6 101708.8 LN sau thuế 134932.4 216131.2 2.Kế hoạch chu chuyển tiền mặt: KẾ HOẠCH LUÂN CHUYỂN TIỀN TỆ NĂM 2004 Nội dung Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 I. Dòng tiền vào 1.Doanh số bán ra 110721 152473 205767 211598 281372 314017 330275 284425 241355 165132 137452 114547 a.Thu tiền bán hàng Tháng thứ nhất 44288.4 60989.2 82306.8 84639 112549 125606.8 132110 113770 96542 66052.8 54980.8 45818.8 Tháng thứ hai 0 66432.6 91483.8 123460 126959 168823.2 188410 198165 170655 144813 99079.2 82471.2 Cộng dòng tiền vào 44288.4 127421.8 173791 208099 239508 294430 320520 311935 267197 210865.8 154060 128290 II. Dòng tiền ra 1. Dòng tiền từ hoạt dộng KD Tiền mua nguyên vật liệu 72503 96651 106379 101573 116243 114872 98321 86468 82603 64757 63243 57159 Tiền lương 34600 34600 34600 34600 34600 34600 34600 34600 34600 34600 34600 34600 Chi phí khác 47326 27417 28464 37279 38365 40721 39974 36084 32647 28362 27787 29602 Cộng dòng tiền ra 154429 158668 169443 173452 189208 190193 172895 157152 149850 127719 125630 121361 III. Dòng tiền thuần trong kỳ -110141 -31246.2 4347.6 34647 50300 104237 147625 154783 117347 83146.8 28430 6929 IV. Tiền tồn đầu kỳ 350000 239859.4 208613 212961 247608 297907.8 402145 549770 704553 821900 905047 933476.8 V. Tiền tồn cuối kỳ 239859.4 208613.2 212961 247608 297908 402144.8 549770 704553 821900 905046.8 933477 940405.8 VI. Mức d tiền cần thiết 250000 250000 250000 250000 250000 250000 250000 250000 250000 250000 250000 250000 VII. Số tiền đủ hay thiếu hụt -10140.6 -41386.8 37039.2 -2391.8 47908 152144.8 299770 454553 571900 655046.8 683477 690405.8 3.Bảng cân đối tài sản dự kiến: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ KIẾN 2005 Tài sản Đầu kỳ Cuối kỳ Nguồn vốn Đầu kỳ Cuối kỳ A/Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 350000 1009135 A/Nợ phải trả 0 218202.2 I. Tiền 350000 656029.8 I. Nợ ngắn hạn 0 164202.2 II. Các khoản phảI thu 0 68728.8 Phải trả ngời bán 0 154704.6 III. Hàng tồn kho 0 284376 Phải nộp ngân sách 0 63497.6 B/Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 1530000 1224000 B/Nguồn vốn chủ sở hữu 1880000 2014932.4 I. Tài sản cố định I. Nguồn vốn kinh doanh 1880000 1574000 Nguyên giá 1530000 1530000 II. Lãi chưa phân phối 0 134932.4 Giá trị hao mòn luỹ kế 0 306000 III. Quỹ đầu tư phát triển 0 306000 Tổng cộng tài sản 1880000 2233135 Tổng cộng nguồn vốn 1880000 2233134.6 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ KIẾN 2006 Tài sản Đầu kỳ Cuối kỳ Nguồn vốn Đầu kỳ Cuối kỳ A/Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 1009134.6 1584597 A/Nợ phảI trả 218202.2 163533.6 I. Tiền 656029.8 1096962 I. Nợ ngắn hạn 164202.2 163533.6 II. Các khoản phảI thu 68728.8 134854 Phải trả ngời bán 154704.6 61824.8 III. Hàng tồn kho 284376 352781 Phải nộp ngân sách 63497.6 101708.8 B/Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 1224000 810000 B/Nguồn vốn chủ sở hữu 1960932.4 2231063.6 I. Tài sản cố định I. Nguồn vốn kinh doanh 1520000 1268000 Nguyên giá 1530000 1530000 II. Lãi chưa phân phối 134932.4 351063.6 Giá trị hao mòn luỹ kế 306000 612000 III. Quỹ đầu t phát triển 306000 612000 Tổng cộng tài sản 2233134.6 2394597 Tổng cộng nguồn vốn 2179134.6 2394597.2 Qua các báo cáo tài chính được trình bày ở trên , công ty đã dự toán được tổng số đầu tư ban đầu của dự án, tổng TSCĐ, vốn CSH, lợi nhuận và các khoản chi phí phát sinh trong từng tháng như: chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công…của dự án. Nó giúp công ty tổ chức huy động các nguồn vốn kịp thời đáp ứng tốt các hoạt động sản xuất, quản lý chặt chẽ các khoản thu chi, đảm bảo khả năng thanh toán và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Trên cơ sở các số liệu dự tính khi xây dựng dự án ta có thể thấy đây là dự án có tính khả thi cao. Nó thanh toán hết các chi phí đầu tư ban đầu mà công ty bỏ ra, mang lại lợi nhuận đáng kể cho nhà đầu tư và đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho xã hội. VII.Những thuận lợi, khó khăn của dự án 1.Thuận lợi: Là một dự án công nghiệp, với phương châm cùng nông dân xóa đói giảm nghèo như nghị quyết TW 5 khóa 9 đề ra nhằm hiện đại hóa công nghiệp. Doanh nghiệp được hưởng các chế độ ưu đãi như theo luật đầu tư trong nước: - Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm và giảm 50% trong 02 năm tiếp theo, kể từ khi có thu nhập chịu thuế. - Không phải nộp thuế thu nhập bổ xung quy định tại khoản 1 điều 10 của luật thuế thu nhập doanh nghiệp. - Được vay vốn quỹ hỗ trợ phát triển. - Được miễn tiền thuê đất 06 năm kể từ khi ký hợp đồng thuê đất. Doanh nghiệp đã có sẵn mạng lưới phân phối hàng hoá trải khắp cả nước từ các đại lý bán buôn, bán lẻ, hệ thống các siêu thị,… Doanh nghiệp đã từng có kinh nghiệm trong việc tuyển chọn và đào tạo đội ngũ lao động sản xuất thạch. 2.Khó khăn: Mặc dù đã được UBND tỉnh Hưng Yên cấp đất và doanh nghiệp đã đền bù hoa màu cho người nông dân nhưng dự án vẫn phải chậm lại để nông dân thu hoạch xong hoa màu. VIII. Tính bền vững của dự án và các lợi ích kinh tế – xã hội mà dự án có thể đạt được : 1.Tính bền vững của cơ sở: Thứ nhất, tính bền vững của dự án được thể hiện ở chỗ doanh nghiệp chủ động về nguồn nguyên liệu cần thiết cho sản xuất, tận dụng nguồn đặc sản rất rẻ của địa phương đặc chế vào thành phẩm là: vải thiều Thanh Hà (Hải Dương), nhãn lồng (Hưng Yên) tạo nên nét đặc trưng riêng cho sản phẩm. Thứ hai, dự án mang tính chuyên môn hoá cao trong sản xuất nên có thể sản xuất khối lượng lớn hàng hoá với chất lượng tốt trong thời gian ngắn đáp ứng tốt với những đòi hỏi mang tính mùa vụ của sản phẩm. 2.Các lợi ích kinh tế xã hội dự án mang lại: Sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất có nhiều tiện ích và tác dụng bồi bổ sức khỏe cho mọi người như vậy góp phần vào công cuộc chăm sóc sức khỏe xã hội và qua đó củng cố và giữ vững thị trường của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có những bước đi vững chắc hơn trong tương lai. + Kinh tế: Đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng tiền thuế… 3. Tác động của dự án đến môi trường: Trong quá trình thi công xây dựng nhà máy thì không gây các tác động đáng kể nào tới môi trường. Đương nhiên, việc xây dựng ít nhiều cũng có một số tác động nhỏ như bụi đá, tiếng ồn và bụi phát sinh lúc tập kết nguyên vật liệu nhưng địa điểm nhà xưởng là khoảng đất trống xung quanh không có nhà dân nên những tác động này không đáng kể và cũng không gây ảnh hưởng. Trong thời gian nhà máy đi vào hoạt động thì các nguyên nhân chủ yếu gây tác động đến môi trường là: - Nước thải vệ sinh công nghiệp : Đây là loại nước thải được tạo ra trong quá trình làm vệ sinh các công cụ sản sản xuất, loại nước thải này ít nhiều mang theo một số lượng nước rau câu, đường… Kế hoạch xử lý: Nước thải sản xuất sẽ được chảy vào bể chứa và xử lý theo công nghệ lên men của Viện khoa học công nghệ môi trường, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội do vậy lượng nước thải sẽ đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trước khi cho chảy vào đường cống thoát chung của khu công nghiệp. -Phương án phòng cháy cháy nổ (PCCN) : Tuân thủ theo quy chuẩn và được phòng cảnh sát PCCN xét duyệt và cho phép áp dụng. Tất cả các công nhân đều được học định kỳ sát hạch công tác an toàn lao động. Các nội quy quy định, biển báo được bố trí tại các vị trí phù hợp để mọi người dễ thấy, nhằm nâng cao ý thức an toàn lao động cho tất cả công nhân của nhà xưởng sản xuất. IX .Kết luận Trong điều kiện nền kinh tế đang tăng trưởng manh ,thu nhập người dân ngày càng cao thì nhu cầu về giải khat của người dân ngày càng cao .Trên cớ sở đó chúng tôi quyết định thực hiện dự án sản xuất và kinh doanh nước trái cây tươi Fruits_Fresh nhằm mang lại cho người dân một sự tốt nhất về sản phẩm này .Bên cạnh mục đích mạng lại thu nhập cho cá nhân chúng tôi thì chúng tôi còn mong muốn đem lại cho các bạn nguồn dinh dưỡng được tổng hợp tốt nhất .Mặt khác nó còn tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cho người nông dân ,tạo thêm việc làm cho người dân .Tuy nhiên trên thị trường đã có nhiều sản phẩm cùng loại với chúng tôi nhưng chúng tôi vẫn chọn dự án này vì chúng tôi tin rằng với chất lượng cũng như giá thành cũa sản phẩm chúng tôi sẻ khẳng định được thương hiệu chổ đứng của sản phẩm này trên thị trường đồ uống giải khát .Tuy nhiên sự thành công của sản phẩm chúng tôi còn nhờ một phần sự đống góp lớn của khách hàng .chúng tôi sẻ cố gắng để đám ứng toàn bộ nhu cầu của các bạn ,tuy chặng đường đầu của chúng tôi đến với các bạn còn dài và khó khăn nhưng chúng tôi sẻ không chùm bước bới trong chúng tôi luôn có một niềm tin Dự án sẻ thành công .Chúng tôi huy vọng trong một thời gian tới các sản phẩm của chúng tôi se đến được với các bạn .Hãy ủng hộ chúng tôi . Xin chân thành cảm ơn tất cả .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34721.doc
Tài liệu liên quan