Đề tài Dự báo biến động giá và kim ngạch xuất khẩu của gạo Việt Nam

Như vậy, qua các mô hình dự báo đã dùng ta có thể hình dung được một cách khái quát về giá và kim ngạch xuất khẩu của ngành gạo Việt Nam trong 5 năm tới. Nhìn chung thì trong thời gian tới giá gạo sẽ đi vào ổn định và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tăng, điều này cho thấy kết quả của sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta. Mặc dù ngành có xu hướng phát triển tốt nhưng vẫn còn có nhiều khó khăn trước mắt, vì vậy bản thân ngành gạo phải có những tác động tích cực hơn nữa nhằm thúc đẩy sự chuyển biến của ngành sao cho xứng đáng là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và ngày càng có vị thế to lớn trên trường quốc tế. Mặc dù đã hoàn thành việc dự báo nhưng do trình độ còn hạn chế do đó, bài viết này không tránh khỏi sai sót vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn.

doc29 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự báo biến động giá và kim ngạch xuất khẩu của gạo Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế đang chuyển biến rất mạnh mẽ, quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng và tác động tới hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mỗi nước đều có những con đường phát triển riêng của mình, nhưng đều nhằm một mục đích chung đó là đưa nền kinh tế của nước mình phát triển, cải thiện đời sống nhân dân.v.v..Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Để có một nền kinh tế phát triển bản thân các ngành của nền kinh tế đó phải có những kế hoạch để phát triển ngành của mình, phải có những phân tích, đánh giá, xác định những lợi thế, khó khăn của ngành mình. . . từ đó có những định hướng phát triển trong tương lai. Để thực hiện công tác này thì công tác dự báo đóng góp một phàn không nhỏ vào sự thành công của các kế hoạch, chiến lược phát triển của các ngành nói chung và các công ty trong quá trình phát triển của mình. Dự báo đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình ra quyết định quản lý, nó tạo điều kiện không những cung cấp thông tin trong tương lai mà còn có khả năng làm chủ công tác quản lý. Với những thông tin mà dự báo đưa ra cho phép các nhà hoạch định chính sách có những quyết định về đầu tư, các quyết định về sản suất , về tiết kiệm và tiêu dùng hay các chính sách về tài chính chính sách kinh tế vĩ mô. . . Chính vì vai trò và tầm quan trọng của dự báo là rất to lớn và đây cũng là môn học chuyên ngành của em vì vậy em quyết định chọn đề tài ‘ Dự báo giá và kim ngạch của ngành gạo Việt Nam năm 2001 - 2005’ để làm đề án môn học. Trong quá trình làm đề tài này em chân thành cảm ơn thầy giáo, Tiến sĩ Lê Huy Đức đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài viết nay. Nội Dung Tổng quan về thị trường gạo thế giới và giá cả sản phẩm gạo trên thế giới. Tổng quan về thị trường gạo thế giới Nhìn chung, các nước sản suất gạo chủ yếu trên thế giới tập chung chủ yếu ở Châu á và một số nước khác. Tổng sản lượng sản suất gạo của các nước này là 354,8 triệu tấn (chiếm 87%) so với tổng sản lượng của thế giới là 407,8 triệu tấn vào năm 2000.(Bảng 1) Bảng 1 : Cung - Cầu gạo Thế giới Đơn vị: triệu tấn 1999/2000 2000/2001 Sản lương 407,8 399,3 Trung Quôc 138,9 133,0 ấn Độ 89,5 87,0 Indonesia 33,5 33,5 Bangladesh 23,1 24,0 Việt Nam 20,8 21,5 Thái Lan 16,4 16,6 Myanmar 9,9 9,8 Nhật Bản 8,4 8,6 Philippines 7,8 8,1 Mỹ 6,5 6,6 Tiêu thụ 401,7 403,0 Tôn cuối vụ 64,9 61,7 Nguồn: Niên giám thống kê các năm. Do đó đây cũng chính là các nước xuất khẩu gạo chủ yếu của thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước này là 21,3 triệu tấn chiếm 92,4% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo trên thế giới.(Bảng 2). Bảng 2 : Các nước xuất khẩu gạo trên thế giới Đơn vị: triệu tấn Năm 2000 2001 2002 Tổng cộng 23,05 23,00 23,50 + Thái Lan 6,60 7,00 6,80 + Việt Nam 3,47 3,80 4,00 + Mỹ 2,75 2,15 2,65 + ấn Độ 1,30 1,80 2,50 + Pakistan 1,85 2,40 2,20 + Trung Quốc 3,20 1,80 1,50 + Urugoay 0,65 0,70 0,65 + Australia 1,48 1,65 1,45 Nguồn: Niên giám thống kê các năm. Qua (bảng 1) và (bảng 2) ta thấy rằng, nhìn chung về cung và cầu đối với thị trường gạo trên thế giới là tương đối ổn định. Thị trường tiêu thụ chính vẫn là các nước Châu Phi và Châu Âu. Đối với các nước sản suất gạo thì cũng không có sự biến động lớn về sản lượng sản suất. Do gạo là một loại hàng hoá thứ cấp nên cầu co dãn ít, chính vì vậy giá cả là yếu tố tác động chính tới cung về gạo sau đây em phân tích một số yếu tố tác động tới giá gạo. Giá gạo trên thế giới và các yếu tố ảnh hưởng . Sản lượng ( Cung về gạo ) Đối với bất cứ loại hàng hoá nào thì cung về hàng hoá đó tác động trực tiếp tới sự tăng giảm giá. Khi sản lượng của các nước sản suất gạo tăng dẫn đến cung vướt quá cầu giá thành sẽ hạ và ngược lại. Như đã nói Gạo là một loại hàng hoá đặc biệt_hàng hoá thứ cấp điều đó có nghĩa là nó là sản phẩm không thể thiếu nhưng khi thu nhập của người dân có tăng cao thì nhu cầu về hàng hoá đó ít thay đổi. Chình vì vậy khi sản lượng tăng thì lại là một nguy cơ đối với ngành xuất khẩu gạo nếu như cầu không tăng. Chất lượng Chất lượng sản phẩm là yếu tố rất quan trọng gắn liền với những thuộc tính vốn có của hàng hoá góp phần tạo nên giá trị sản phẩm-hàng hoá-dịch vụ. Chúng có trọng số cao khi xác định giá của sản phẩm-hàng hoá-dịch vụ. Đây có thể nói là yếu tố nền tảng giúp ngành xuất khẩu gạo Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh trong tiến trình toàn cầu hoá, bởi một khi những hàng rào thuế quan và hàng rào kỹ thuật ngày càng được hạn chế và tiến tới tháo gỡ, khi mà tiến trình hội nhập đang tiến lại rất gần. Nhu cầu gạo trong tương lai Cũng giống như yếu tố cung về gạo cầu tác động trực tiếp tới giá gạo và có phần mạnh hơn (Do tính chất của mặt hàng này, trong cơ chế thị trường hiện nay, người tiêu dùng có quyền lực rất lớn trong việc lựa chọn hàng hoá). Trong tương lai, nhu cầu gạo trên thế giới có khả năng tăng do dân số vẫn tăng mạnh và tình hình chiến sự ở Trung Đông đang có nguy cơ bùng nổ. Giá của các mặt hàng thay thế gạo ( ngũ cốc) Hàng hoá thay thế là các loại mặt hàng có tính chất, đặc điểm và công năng tương tự hàng hoá đó. Khi giá của sản phẩm tăng mạnh thì người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng hàng hoá thay thế. Ví dụ như trong những năm 1996-1997 giá cà phê tăng mạnh thì người dân đã chuyển sang dùng chè và các loại đồ uống khác. Đối với ngành gạo thì yếu tố này ảnh hưởng không lớn vì trên thực tế giá gạo đang ở mức thấp và có xu hướng ổn định trong tương lai. Giá đầu vào các yếu tố sản xuất gạo Đối với công tác sản suất đặc biệt là các hàng hoá có sử dụng nhiều yếu tố đầu vào thì giá cả các yếu tố đó tác động trực tiếp tới giá cả hàng hoá đó. Trong ngành gạo thì các yếu tố sản suất đầu vào như phân bón, giống, chi phí cho thuỷ lợi.v.v.. Trong quá trình công ngiệp hoá, hiện đại hóa của Việt Nam thì nhà nước ta đã có những chính sách đầu tư rất lớn vào cơ sở hạ tầng chính vì vậy đã giảm được chi phí sản suất, mặt khác ngành gạo là một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vì vậy cũng được nhà nước đầu tư tích cực và có những chính sách trợ giá đối với mặt hàng này vì vậy yếu tố này không ảnh hưởng lớn tới giá gạo Việt Nam. Tình hình sản suất và xuất khẩu gạo ở Việt Nam (1990 - 2002). 1. Tình hình sản xuất gạo hàng năm ở Việt Nam Từ năm 1989 đến nay, sản xuất gạo đã có những bước phát triển mạnh, luôn tăng nhanh hơn tốc độ tăng của nhu cầu tiêu dùng. Do đó, nguồn cung cấp lương thực rất dồi dào, giá gạo trong nước rẻ hơn nhiều so với giá trên thị trường quốc tế. Sản lượng xuất khẩu tăng nhanh từ năm 1996 đến năm 2001. Đỉnh cao nhất là năm 1999 sản lượng là 4508 nghìn tấn tăng 126,76% so với sản lượng năm 1995. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu gạo sau Thái Lan và ấn Độ. Trong xuất khẩu gạo, ta đã có nhiều tiến bộ về chất lượng gạo xuất khẩu. Tỷ lệ gạo có phẩm chất cao (5-10% tấm) đã tăng từ 1% năm 1989 lên 51% năm 1996. Trong năm 1996, cả nước đã xuất khẩu được 3003 nghìn tấn gạo với giá bình quân 285 USD/tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 868 triệu USD. Trong đó, lượng gạo xuất khẩu sang các nước ASEAN là 933 nghìn tấn, chiếm gần 30.65% tổng sản lượng xuất khẩu gạo cả nước và chủ yếu tập trung vào Singapore. Năm 1998, sản lượng xuất khẩu sang ASEAN đã lên tới 2.051 nghìn tấn, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước. Như vậy trong những năm trước (Hình 1) sản lượng gạo Việt Nam liên tục tăng từ năm 1995 tới năm 1999, nhưng trong 2 năm qua (2000, 2001) sản lượng gạo của chúng ta có giảm. Nguồn: Niên giám thống kê các năm. Nhìn chung trong giai đoạn hiện nay, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam còn tồn tại một số khó khăn và hạn chế nhất định. Đó là hệ thống xuất khẩu chưa đủ sức đối phó được những đột biến trên thị trường trong nước và thế giới. Khi lượng cung cấp gạo tăng mạnh như những năm gần đây, hệ thống này không thể chủ động tăng lượng xuất khẩu và tăng mạnh khối lượng mua dự trữ (trong khi Thái Lan đã rất thành công trong lĩnh vực này). Hệ thống thu mua chế biến, bảo quản vận tải chưa thật sự đáp ứng để góp phần nâng cao tính cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Và một hạn chế nữa trong khả năng cạnh tranh của hệ thống xuất khẩu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế là giá xuất khẩu thấp hơn so với giá thị trường thế giới. Về giá của gạo Việt Nam Theo các nhà phân tích, sản phẩm gạo Việt Nam có chi phí giá thành chế biến thấp hơn rất nhiều so với các khác trong khu vực. Đối với đối thủ cạnh tranh Philipines, thấp hơn gần 48% đến 43%, nhưng chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác của Việt Nam hơn nhiều so với Philipines. Nhìn tổng thể, gạo Việt Nam có lợi thế cạnh tranh cao hơn nhiều so với gạo Philipines, còn về gạo Thái Lan các nhà nghiên cứu chưa đưa ra được cụ thể khả năng cạnh tranh so với gạo Việt Nam, mặc dù đây là hai quốc gia xuất khẩu đứng thứ nhất và nhì trên thế giới và đang cạnh tranh nhau rất quyết liệt. Thực tế giá gạo Thái Lan được bán ra với giá rất cao, cao hơn rất nhiều so với gạo Việt Nam (Hình 2). Nguồn: Tổng cục thống kê. Nhìn hình 2 ta thấy rằng, giá gạo của Việt Nam luôn thấp hơn so với giá gạo của Thái Lan mặc dù vẫn cùng chủng loại. Điều này cho thấy ta có ưu thế hơn Thái Lan trong cạnh tranh về giá. Mặc dù giá gạo Việt Nam thấp nhưng các khách hàng vẫn thích mua gạo thái Lan, hơn đó chính là vì chất lượng của gạo Thái Lan tốt hơn Việt Nam rất nhiều. Như vậy, để trong tương lai Việt Nam tận dụng ưu thế giá thấp này thì ta buộc phải cải thiện hơn nữa về chất lượng gạo xuất khẩu. Gần đây Việt Nam gặp phải một số khó khăn về giá cả. Trong 6 tháng qua giá gạo trong nước tăng 15% nhưng giá lúa còn tăng hơn, mức tăng khoảng 30% làm cho chi phí đầu vào của sản phẩm gạo tăng hơn nhiều so với mức tăng giá xuất khẩu. Thời gian qua giá thành gạo xuất khẩu đã ngang bằng so với giá sản xuất, làm cho khả năng cạnh tranh của gạo trên thị trường thế giới giảm sút. Nguyên nhân là do một số chi phí về điện, nhiên liệu, dịch vụ mua ngoài như vận tải, dịch vụ cảng, bưu chính viễn thông, xăng dầu…tăng lên một cách đáng kể, nhất là chi phí dịch vụ mua vào bao gồm chi phí vận tải, cảng phí, lệ phí xuất khẩu. . . Chí phí bưu chính viễn thông tăng bình quân 56,07%/ năm trong 3 năm qua. Chi phí điện tăng cao làm cho chi phí chung về nhiên liệu tăng 4,39%/ năm. Điều này đã làm cho chi phí đầu vào tăng đột biến, dẫn đến bị động trong việc thích ứng với sự biến động giá cả trên thị trường khu vực và thế giới. Về chất lượng của gạo Việt Nam Chất lượng gạo Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển đáng kể. Chất lượng gạo đã được nâng cao lên và đáp ứng tốt với nhu cầu tiêu dùng của các khách hàng trong nước, khu vực và thế giới. Nếu so sánh với Thái lan là một nước xuất khẩu gạo lớn nhất trong khu vực và thế giới thì khoảng cách giữa giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và giá gạo xuất khẩu cùng độ gẫy của Thái Lan năm 1995 là khoảng 20-30 USD/tấn và trong những năm gần đây, khoảng cách đó đã tăng lên từ 60- 80 USD/tấn. Điều này dẫn đến doanh số xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn trong khi sản lượng xuất khẩu của Việt Nam là tương đối cao. Xét về tiêu chí so sánh này thì khả năng cạnh tranh của chất lượng gạo Thái Lan hơn hẳn Việt Nam. Điều này cũng dễ hiểu do công nghệ sản xuất và chế biến của Việt Nam còn rất lạc hậu, thô sơ, thua xa so với Thái Lan và một số nước khác. Về cơ chế quản lý chất lượng của Việt Nam chưa tốt, các kho chứa dự trữ chưa đảm bảo chất lượng, công tác quản lý, phơi, sấy, thu hoạch, . . . lúa gạo còn chưa được chú ý đúng mức. Những điều này làm cho khả năng cạnh tranh của chất lượng gạo Việt Nam giảm đi trên thị trường khu vực và thế giới. Về thị trường tiêu thụ Đối với thị trường nội địa, Việt nam có lượng dân cư tương đối lớn (78 triệu dân), nhu cầu gạo ở đây là rất thiết yếu. Gạo được coi là nguồn lương thực quan trọng nhất đối với đời sống tiêu dùng. Bên cạnh đó, những đòi hỏi về chất lượng gạo của Việt Nam không cao, Việt Nam lại chưa có các sản phẩm thay thế phù hợp. . . Mặt khác giá gạo thấp của Việt Nam cũng là một yếu tố có sự ảnh hưởng nhất định tới sức mua của dân chúng, do đó với gạo ngoại nhập có giá cao sẽ không hấp dẫn đa số người tiêu dùng, dù rằng gạo đó có chất lượng tốt hơn so với gạo trong nước. Tuy nhiên, khi các rào cản kinh tế của nước ta bị dỡ bỏ, nếu gạo Thái lan tràn vào Việt Nam thì việc cạnh tranh trên thị trường nội địa sẽ gặp khó khăn. Nhưng với lợi thế về giá và nhu cầu tiêu dùng gạo có chất lượng tốt ở Việt Nam chưa cao, vì vậy gạo Việt Nam vẫn đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa. Đối với ASEAN, là khu vực có số dân tương đối lớn (khoảng 500 triệu), có nhu cầu tiêu thụ gạo lớn và lại không đòi hỏi chất lượng cao như các thị trường EU, Mỹ. . . đây là một lợi thế rất lớn cho Việt Nam trong việc xuất khẩu gạo sang các nước trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay gạo của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với gạo Thái Lan, nên việc tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo đang gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, khi Mianma và Campuchia là hai thành viên tương lai của ASEAN cũng đẩy mạnh việc xuất khẩu gạo thì Việt Nam sẽ có thêm những đối thủ cạnh tranh khác nữa ngoài Thái Lan trong lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng này. Đặc biệt là Mianma đang có kế hoạch phấn đấu trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất Châu á. Đây sẽ là một thách thức rất lớn cho Việt Nam trong tương lai. Về cơ chế xuất khẩu Hiện nay Việt Nam đã có những công tác đổi mới hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý hoạt động xuất khẩu nói chung và đối với ngành gạo riêng. Để thành công được trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành xuất khẩu chủ lực sắp tới, nhà nước đã thực hiện các chính sách khuyến khích mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu, xoá bỏ các cản trở nhất là về tổ chức cơ chế, thể chế và các thủ tục đang tác động đến xuất khẩu. Việt Nam đang yiếp tục điều chỉnh một cách cơ bản chính sách thuế nói chung theo hướng miễn giảm đối với sản phẩm xuất khẩu, Nhà nước ta cũng đang cố gắng xây dựng một hệ thống luật pháp ổn định, phù hợp, bình đẳng giữa các ngành. Đặc biệt tạo ra một khung khổ pháp lý cạnh tranh toàn diện, xoá bỏ những rào cản hạn chế cạnh tranh, khuyến khích cạnh tranh hợp tác kinh tế ASEAN. Những thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu gạo 6.1 Những thuận lợi trong xuất khẩu gạo của Việt Nam. Từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới ngành sản suất gạo đã có những bước tiến đáng kể, sản lượng liên tục tăng qua các năm ( xem bảng$$$). Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới chính vì vậy Việt Nam đã có những lợi thế nhất định. Việt Nam là một nước thuần nông, có tới 70% lượng lạo động hoạt động trong sản suất nông nghiệp, vì có một lực lượng lao động dôi dào đã có một lợi thế về nhân công lạo động với giá rẻ. Mặt khác nước ta có diện tích đất nông ngiệp lớn, đất đai mầu mỡ và điều kiện khí hậu nhìn chung là thuận lợi cho canh tác, chính vì vậy, ở nước ta có thể trồng từ hai cho đến ba vụ trong một năm, ngoài ra còn có thể xen canh những loại cây khác. Điều này giúp cho gạo Việt Nam có năng xuất cao và phong phú về chủng loại.(xem bảng 3) Bảng 3 : Các Thông số về ngành gạo Năm Diện tích (1.000ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lương (1.000 tấn) 1990 6.043 19.225 1991 6.303 31,1 19.622 1992 6.475 33,3 21.590 1993 6.559 34,8 22.837 1994 6.599 35,7 23.528 1995 6.766 36,9 24.964 1996 7.004 37,7 26.397 1997 7.100 38,8 27.524 1998 7.363 39,6 29.146 1999 7.654 41,0 31.394 2000 7.655 42,5 32.554 2001 7.484 42,7 31.970 Nguồn: Tổng cục Thống kê. Chính vì năng xuất, diện tích và sản lượng sản suất gạo liên tục tăng mạnh qua các năm mà kim ngạch xuất khẩu gạo cũng có những biến động( xem hình3) Nguồn: Niên giám thống kê các năm. Trong xu thế hội nhập hiện nay thì quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ trên toàn thế giới. Song song với nó là quá trình tự do hoá thương mại, đó là việc các quốc gia cắt giảm thuế quan. Trong điều kiện này thì giá cả là yếu tố quyết định ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá nói chung và đối với gạo nói riêng. gạo Việt Nam đã có lợi thế rất lớn về giá vì vậy sẽ là nhân tố chính để giúp ngành này cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mặt khác về phía thị trường tiêu thụ ta đã có các bạn hàng truyền thống, với uy tín sẵn có ngành xuất khẩu gạo sẽ không mấy khó khăn để chiếm lĩnh thị trường truyền thống và mở rộng sang các khu vực khác. Việt Nam cần phải tận dụng tối đa các lợi thế của mình để nâng cao vị thế của mình trên thị trường thế giới để ngành xuất khẩu gạo giữ vững là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của nước ta. 6.2. Những khó khăn trong xuất khẩu gạo của Việt Nam Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì còn có rất nhiều vấn đề được đặt ra đối với ngành xuất khẩu gạo là rất lớn, thậm chí còn lớn hơn những cơ hội mà chúng ta có thể tận dụng trong thời gian trước mắt. Những khó khăn đó cần được nhìn nhận và đánh giá một cách nghiêm túc, chính xác để có thể có phương án vượt qua một cách có hiệu quả, đảm bảo cho thành công của ngành nói chung. Mặc dù đã đạt được những thành tựu kinh tế bước đầu đáng khích lệ, nhưng trên thực tế sản xuất trong nước còn nhiều khó khăn, sản suất còn manh mún, chủ yếu là sản suất theo hộ gia đình, không có những trang trại sản suất lớn. . . chình vì vậy năng xuất không cao, sức cạnh tranh của gạo Việt Nam kém. Vì vậy, đây là sức ép lớn mà ta phải chấp nhận đương đầu, từ đó có kế hoạch và biện pháp cụ thể để chủ động thích ứng và vượt lên. So với các nước trong khu vực, thế giới thì hầu hết công nghệ sản suất gạo Vệt Nam vẫn còn thấp kém, lạc hậu 30 đến 50 năm. dẫn đến chi phí sản suất của gạo Việt Nam cao, đây quả là một bất lợi lớn trong cạnh tranh về chất lượng của gạo Việt Nam. Khả năng đổi mới công nghệ lại rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân của tình hình này là do chúng ta thiếu vốn cho công nghệ chế biến, bảo quản v.v . Bên cạnh yếu tố công nghệ, vốn thì yếu tố lao động cũng có những ảnh hưởng lớn khả năng cạnh tranh của ngành sản suất gạo. Xét về yếu tố này so với một số nước trong khu vực như Singapo, Thái Lan, Malaixia v.v. thì lực lượng lao động Việt Nam tuy có dồi dào nhưng trình độ thấp (chưa áp dụng được khoa học, công nghệ vào sản suất , sản suất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và lao động phổ thông là thuần tuý. .) Tóm lại, ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam có những lợi thế và khó khăn nhất định để tiếp tục phát triển ở mức độ cao hơn thì ngành không chỉ dựa vào những lợi thế mà mình đã có, mà còn phải khắc phục những hạn chế đang và sẽ mắc phải để ngày càng tạo dựng được uy tín và vị thế của mình trên thị trường thế giới. Biến động giá gạo trên thị trường thế giới trong những năm qua và dự báo trong những năm tới Biến động giá Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 giá(USA/tấn) 186.3 226.3 207.4 203.6 215.6 266.1 285 242.1 265.2 227.5 190.9 168 Từ nhưng năm 1990 đến nam1998 giá gạo trên thế giới tuơng đối cao, có năm đạt tới 285 USD/tấn (năm 1995) nhưng từ năm 1998 trở lại đây thì gạo liên tục giảm giá ( chỉ còn khoản 168 USD/tấn vào năm 2001 ) do lượng cầu tăng không đáng kể trong khi đó thì các nước như Thái Lan, ấn Độ và cả Việt Nam liên tục có năng xuất cao, lượng cung tăng đã làm giảm giá gạo. Nhìn chung, giá gạo biến động không ổn định qua các năm, việc giá gạo tăng giảm thất thường do rất nhiều yếu tố tác động. (xem bảng 4) Bảng 4 : Biến động giá gạo Nguồn : Niên giám thống kê hàng năm Nguồn : Tổng cục Thống kê Dự báo giá gạo trong những năm tới (2002 - 2005) Phương pháp phân tích Trong bài này tôi đã sử dụng phương pháp phân tích kinh tế lượng để dự báo giá cũng như kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Phân tích kinh tế lượng được thực hiện theo những bước sau đây (sơ đồ). Sơ đồ: Phương pháp phân tích kinh tế lượng Nêu ra các giả thiết Thiết lập các mô hình Ước lược các tham số Phân tích các kết quả Dự báo Ra quyết định Bước 1 : Nêu các giả thuyết hay là giả thiết về các mối quan hệ giữa các biến kinh tế. Chẳng hạn như giá gạo sẽ phụ thuộc vào biến năng xuất của gạo. Bước 2 : Thiết lập các mô hình toán học để mô tả mối quan hệ giữa các biến số này. Y= 1 + 2X + U Trong đó, Y : giá của gạo xuất khẩu X : sản lượng sản suất của gạo 1 : hệ số chặn 2 : hệ số góc U : yếu tố ngẫu nhiên Sự tồn tại của yếu tố ngẫu nhiên bắt nguồn từ mối quan hệ giữa các biến kinh tế nói chung là không chính sác. Bước 3 : Ước luợc các tham số của mô hình nhằm nhận được số đo về mức ảnh hưởng của các biến với các số liệu hiện có. Các ước lượng này là các kiểm định thực nghiệm cho lý thuyết kinh tế. Bước 4 : Phân tích kết quả : Dựa trên các kết quả nhận được, xem sét có phù hợp với các lý thuyết kinh tế hay không, kiểm định các giả thuyết thống kê về các ước lược nhận được trong mô hình : Y= 1 + 2X + U nếu 2 là số dương và nhỏ hơn 1 là hợp lý về mặt kinh tế nếu không thì phải tìm ra một mô hình đúng. Bước 5 : Dự báo : Nếu như mô hình phù hợp về mặt kinh tế thì có thể sử dụng mô hình để dự báo các giá trị cần tìm. Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp Ngoại suy xu thế, có nghĩa là nghiên cứu tiền sử của đối tượng dự báo và chuyển tính quy luật đã phát hiện trong quá khứ, hiện tại sang tương lai dựa trên mối quan hệ kế thừa. Ba yếu tố quá khứ, hiện tại và tương lai chuyển tiếp liên tục cho nhau và hình thành nên quy luật phát triển, vì vậy, để phát hiện ra quy luật phát triển cần phải phân tích cả hai mặt định tính và định lượng. Phân tích định tính là dựa vào các khái niêm, phạm trù và quy luật kinh tế thông qua phép trừu tượng hóa khoa học để làm rõ bản chất kinh tế của đối tượng dự báo. Còn phân tích định lượng là áp dụng các phương pháp thống kê và xác suất để mô tả quá trình dưới dạng các mô hình toán học. Dự báo giá gạo trong những năm tới Trong phân tích về các yếu tố tác động tới giá gạo nói trên. Em đã xác định được các yếu tố cơ bản tác động tới sự biến động của giá gạo, nhưng do một số yếu tố mang tính chất định tính cao và một số yếu tố khó xác định số liệu chính xác. Vì vậy để dự báo được giá gạo em chủ yếu dùng phương pháp ngoại suy xu thế và phương pháp phân tích chuỗi thời gian để xác định giá gạo. Ta nhận thấy chuỗi thời gian này không thể hiện xu thế và không tuân theo biến động mùa vụ, vì vậy áp dụng mô hình bất biến san mũ là thích hợp hơn cả. Bảng 5 : Dự báo giá gạo Năm Giá Dự báo =0.6 1990 186.3 186.3 1991 226.3 186.3 1992 207.4 210.3 1993 203.6 208.6 1994 215.6 205.6 1995 266.1 211.6 1996 285 244.3 1997 242.1 268.7 1998 265.2 252.7 1999 227.5 260.2 2000 190.9 240.6 2001 168 210.7 2002 185.1 Như vậy giá trị dự báo cho năm 2002 là : 168* + 210*(1- ) = 168*0.6 + 210*0.4 = 185.1(USD/tấn). Mặt khác ta lại dùng phương pháp trung bình trượt liên tục thì có thể dự báo cho các năm tiếp theo (bảng 6) Bảng 6 : Dự báo giá gạo bằng phương pháp trung bình trượt Năm T Giá(USD/tấn) Dự báo 1990 1 186.3 1991 2 226.3 1992 3 207.4 206.7 1993 4 203.6 212.4 1994 5 215.6 208.9 1995 6 266.1 228.4 1996 7 285 255.6 1997 8 242.1 264.4 1998 9 265.2 264.1 1999 10 227.5 244.9 2000 11 190.9 227.9 2001 12 168 195.4 2002 13 195.4 184.8 2003 14 184.8 182.7 2004 15 182.7 187.6 2005 16 187.6 185.1 Mục đích phương pháp này đó là loại trừ tính không đồng đều của các biến động ngẫu nhiên trong tiến trình của một dẫy thời gian. Kí hiệu t là thời điểm hiện tại, trung bình số học của chuỗi thời gian ở thời điểm t là :t và khoảng tính trung bình trượt là m khi đó ta có phương trình sau: t = Thay số vào công thức trên ( với m = 3) ta lần lượt tính được các giá trị dự báo như trong bảng (6). Qua tính toán ta có thể so sánh giữa giá trị thực tế và giá trị dự báo biến động giá qua hình vẽ sau : Dự báo kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm tới (2002 - 2005) Dự báo sản lượng sản xuất gạo của Việt Nam Như chúng ta biết sản lượng gạo phụ thuộc chủ yếu vào năng xuất lúa và diện tích gieo trồng, qua (bảng 3) ta thấy rõ diện tích và năng xuất lúa của nước ta trong 10 năm qua liên tục tăng, vì vậy sản lượng cũng tăng mạnh và con có su hương tiếp tục tăng. Chính vì lý do đó em đã áp dụng mô hình xu thế san mũ để dự báo biến động sản lượng gạo của Việt Nam. Bước 1: Xác định các giá trị a0 và b0. b0 = X2 - X1 = 19622 - 19225 = 397 a0 = X1 - b0 = 19225- 397 = 18828 Bước 2: Xác định giá trị Trong bảng này dùng phương pháp OLS thì giá trị =0.5 Xác định các giá trị và = a0 - b0 = 18431 = a0 - b0 = 18034 = Xt + (1- ) = Xt + (1- ) Lần lượt thay số vào ta tính được hai cột và t = - t = ( - ) Lần lượt thay số ta tính được hai cột t và t (Xem bảng 7) Bảng 7: Dự báo sản lượng gạo Việt Nam Năm T Sản lượng (1000 tấn) t t Sản lương Dự báo 0 18431 18034 18828 397 1990 1 19225 18828 18431 19225 397 1991 2 19622 19225 18828 19622 397 19622 1992 3 21590 20408 19618 21197 789.75 20019 1993 4 22837 21622 20620 22625 1002.3 21987 1994 5 23528 22575 21598 23553 977.56 23627 1995 6 24964 23770 22684 24856 1086 24530 1996 7 26397 25083 23883 26283 1199.9 25942 1997 8 27524 26304 25094 27514 1210.1 27483 1998 9 29146 27725 26409 29040 1315.6 28724 1999 10 31394 29559 27984 31135 1575.1 30356 2000 11 32554 31057 29520 32593 1536.2 32710 2001 12 31970 31513 30517 32510 996.43 34129 2002 13 33506 2003 14 34503 2004 15 35499 2005 16 36495 Theo phương trình đệ quy : = + (1- ) , ta có thể tính được các toán tử san và các ước lượng hàm dự báo ở tất cả các thời điểm (bảng 7) Vậy hàm dự báo là: t = 32510 + 996,43*L Trong đó L là độ dài dự báo. Thay L = 1, 2, 3, 4 vào ta có thể tính được giá trị dự báo sản lượng gạo của các năm 2002, 2003, 2004 và 2005. Qua các giá trị dự báo và thực tế ta có thể so sánh qua hình (6) Dự báo kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và giá gạo, qua các dự báo về giá và sản lượng gạo của Việt Nam ta có thể tổng kết các số liệu về giá, sản lượng và kim ngạch qua bảng (8) Bảng (8) : Tổng kết các số liệu về giá, sản lượng và kim ngạch qua dự báo Năm T Giá Sản lượng (1.000 tấn) Kim ngạch (1000 tấn) 1990 1 186.3 19225 1478 1991 2 226.3 19622 1030 1992 3 207.4 21590 1946 1993 4 203.6 22837 1722 1994 5 215.6 23528 1983 1995 6 266.1 24964 1988 1996 7 285 26397 3003 1997 8 242.1 27524 3575 1998 9 265.2 29146 3730 1999 10 227.5 31394 4508 2000 11 190.9 32554 3500 2001 12 168 31970 3550 Do khối lượng số liệu lớn, và công việc tính toán rất phức tạp vì vậy em đã dùng phần mềm dự báo Mfit 3.0 để dự báo kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam theo mô hình dự báo OLS, kết quả thu được như sau: Ordinary Least Squares Estimation ************************************************************** Dependent variable is KIMNGACH 12 observations used for estimation from 1990 to 2001 ************************************************************** Regressor Coefficient Standard Error T-Ratio[Prob] INPT -3318.6 922.4260 -3.5977[.006] GIA 0.25202 0.33209 0.75889[.467] SANLUONG 0.22766 0.032898 6.9200[.000] ************************************************************** R-Squared 0.85976 F-statistic F( 2, 9) 27.5888[.000] R-Bar-Squared 0.82860 S.E. of Regression 456.3522 Residual Sum of Squares 1874316 Mean of Dependent Variable 2667.8 S.D. of Dependent Variable 1102.3 Maximum of Log-likelihood -88.7803 DW-statistic 1.5736 ************************************************************** Diagnostic Tests ***************************************************************** * Test Statistics * LM Version * F Version * ***************************************************************** * * * * *A:Serial Correlation *CHI-SQ( 1)= 0.36584[.545] *F( 1, 8)=0.25156[.629] * * * * * * B:Functional Form *CHI-SQ( 1)= 1.6586[.198] * F( 1, 8)=1.2830[.290] * * * * * * C:Normality *CHI-SQ( 2)= 0.71364[.700] * Not applicable * * * * * *D:Heteroscedasticity*CHI-SQ(1)=7.9141[.005] * F( 1, 10)=19.3696[.001]* ***************************************************************** * A:Lagrange multiplier test of residual serial correlation * * B:Ramsey's RESET test using the square of the fitted values * * C:Based on a test of skewness and kurtosis of residuals * * D:Based on the regression of squared residuals on squared fitted values * ***************************************************************** Qua dư báo bằng phương pháp OLS của phần mềm Mfit 3.0 ta thấy: Hệ số tương quan R2 = 0.86 là tương đối lớn, điều này đã cho ta thấy được chất lượng hàm hồi quy tuyến tính là khá tốt và có thể dùng để dự báo được. Ta cũng tính được hệ số tương quan bội : R =2 = = 0.93 Như vậy hệ số tương quan bội cũng rất lớn điều này cho ta thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập là tương đối chặt chẽ. 1= -3318.6 2 = 0.25202 3 = 0.22766 Thay vào phương trình: Kim ngạch = 1 + 2 *Giá + 3*Sản lượng ta có: Kim ngạch = -3185.6 + 0.22015*Giá + 0.22367* Sản lượng Ta dựa vào các giá trị của giá và sản lượng đã dự báo từ trước có thể dự báo được kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.(Bảng 9) Bảng 9 : Dự báo biến động kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam Năm T Giá Sản lượng (1.000 tấn) Kim ngạch (1000 tấn) Sản lượng Dự báo 1990 1 186.3 19225 1478 1104 1991 2 226.3 19622 1030 1204 1992 3 207.4 21590 1946 1648 1993 4 203.6 22837 1722 1930 1994 5 215.6 23528 1983 2091 1995 5 266.1 24964 1988 2430 1996 6 285 26397 3003 2761 1997 7 242.1 27524 3575 3007 1998 8 265.2 29146 3730 3382 1999 9 227.5 31394 4508 3884 2000 10 190.9 32554 3500 4139 2001 11 168 31970 3550 4000 2002 12 184.8 33506 4354 2003 13 182.7 34503 4580 2004 14 187.6 35499 4808 2005 15 185.1 36495 5034 Qua các giá trị dự báo và thực tế ta có thể so sánh qua hình 7 : C. Kết Luận Như vậy, qua các mô hình dự báo đã dùng ta có thể hình dung được một cách khái quát về giá và kim ngạch xuất khẩu của ngành gạo Việt Nam trong 5 năm tới. Nhìn chung thì trong thời gian tới giá gạo sẽ đi vào ổn định và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tăng, điều này cho thấy kết quả của sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta. Mặc dù ngành có xu hướng phát triển tốt nhưng vẫn còn có nhiều khó khăn trước mắt, vì vậy bản thân ngành gạo phải có những tác động tích cực hơn nữa nhằm thúc đẩy sự chuyển biến của ngành sao cho xứng đáng là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và ngày càng có vị thế to lớn trên trường quốc tế. Mặc dù đã hoàn thành việc dự báo nhưng do trình độ còn hạn chế do đó, bài viết này không tránh khỏi sai sót vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn. Một lần nữa tôi xin cảm ơn thầy giáo Tiến sỹ Lê Huy Đức đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài viết này. Tài liệu tham khảo - Giáo trính Dự báo Phát Triển kinh tế xã hội - Khoa Kế Hoạch & Phát Triển. - Giáo trình Kinh tế lượng - Khoa Toán kinh tế. - Phần mềm MFIT 3.0. - Tạp chí Kinh tế và Dự báo số năm 2000-2002.. - Tạp chí Kinh tế & Phát triển các số năm 2000-2002. - Tạp chí Phát triển kinh tế các số năm 2000-2002. -Tạp chí Nghiên cứu kinh tế các số năm 2000-2002 - Thời báo Kinh tế Việt Nam các số năm 1999 - 2002. -Tạp chí Kinh tế Châu á- Thái Bình Dương. Mục lục Lời Mở Đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . trang 1 Nội Dung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . trang 2 Tổng quan về thị trường gạo thế giới và giá cả sản phẩm gạo trên thế giới. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .trang 2 Tổng quan về thị trường gạo thế giới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .trang 2 Giá gạo trên thế giới và các yếu tố ảnh hưởng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . trang 3 . Sản lượng ( Cung về gạo ) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . trang 3 Chất lượng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . trang 3 Nhu cầu gạo trong tương lai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .trang 4 Giá của các mặt hàng thay thế gạo ( ngũ cốc) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . trang 4 Giá đầu vào các yếu tố sản xuất gạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .trang 4 Tình hình sản suất và xuất khẩu gạo ở Việt Nam (1990 - 2002). . . . . . trang 4 1. Tình hình sản xuất gạo hàng năm ở Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . trang 4 Về giá của gạo Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . trang 6 Về chất lượng của gạo Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .trang 8 Về thị trường tiêu thụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . trang 8 Về cơ chế xuất khẩu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . trang 9 Những thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu gạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . .trang 10 6.1 Những thuận lợi trong xuất khẩu gạo của Việt Nam . . . . . .. . . . . . . . . . trang 10 6.2. Những khó khăn trong xuất khẩu gạo của Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . trang 11 Biến động giá gạo trên thị trường thế giới trong những năm qua và dự báo trong những năm tới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . trang 13 Biến động giá . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . trang 13 Dự báo giá gạo trong những năm tới (2002 - 2005) . . . . . . . . . . . . . . . . .trang 14 Phương pháp phân tích . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .trang 14 Dự báo giá gạo trong những năm tới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .trang 15 Dự báo kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm tới (2002 - 2005) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .trang 18 Dự báo sản lượng sản xuất gạo của Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .trang 18 Dự báo kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .trang 20 C. Kết Luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .trang 24 Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . trang 25

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29544.doc
Tài liệu liên quan