MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần một Bối cảnh trong nước và quốc tế. Những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển đất nước đến năm 2030 2
I Bối cảnh trong nước và quốc tế trong giai đoạn hiện nay 2
1 Bối cảnh trong nước 2
2 Bối cảnh quốc tế 4
II Bối cảnh quốc tế và khu vực trong những thập niên tới 4
1 Phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo 4
2 Triển vọng kinh tế thế giới 5
3 Bối cảnh chính trị - an ninh quốc tế 7
4 Các vấn đề xã hội 8
Phần hai Hình ảnh Việt Nam năm 2030. Các quan điểm phát triển 9
I Dự báo dân số Việt Nam năm 2030 9
II Các quan điểm phát triển 9
III Phác họa hình ảnh Việt Nam năm 2030 10
III.1 Các đặc trưng của xã hội Việt Nam năm 2030 10
III.2 Mục tiêu kinh tế tổng quát năm 2030 10
1 Một số chỉ tiểu kinh tế định lượng 10
2 Về chất lượng cơ cầu của nền kinh tế 11
III.3 Mục tiêu văn hóa – xã hội 12
1 Mục tiêu tổng quát 12
2 Một số mục tiêu văn hóa – xã hội cụ thể 12
3 Mục tiêu môi trường sinh thái 13
4 Mục tiêu hòa bình, an ninh và chủ quyền quốc gia 14
Phần ba Phân đoạn chiến lược đến năm 2030. Những định hướng giải pháp chiến lược 14
I Giai đoạn 2007 – 2013,2015 14
II Giai đoạn 2016 – 2020 15
III Giai đoạn 2020 – 2025 15
IV Giai đoạn 2025 - 2030 16
KẾT LUẬN 19
MỤC LỤC 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Dự báo hình ảnh Việt Nam ở mốc 2030 và một số giải pháp mang tầm chiến lược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng khi hiệu quả đầu tư còn thấp, do đóng góp của yếu tố lao động trong khi năng suất lao động thấp.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Phát huy tốt nguồn lực cho phát triển, nhất là nguồn lực của dân. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định.
Hội nhập kinh tế quốc tế và kinh tế đối ngoại có bước tiến mới cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Đây là bước đi dũng cảm nhất mà Việt Nam đã đạt được để tiến tới hội nhập nền kinh tế toàn cầu.
Chất lượng nguồn nhân lực có bước chuyển biến, khoa học công nghệ có tiến bộ.
Văn hóa xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo; Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tích cực, chỉ số phát triển con người được nâng lên. Bình đẳng về giới có nhiều tiến bộ, vai trò của phụ nữ trong xã hội được nâng lên.
Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, quan hệ chính trị đối ngoại được mở rộng tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế nhanh và bền vững hơn.
Như vậy, tại thời điểm năm 2007, thực trạng của đất nước là:
Cơ chế phát triển kinh tế là cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mô thức phát huy nội lực của đất nước và gắn kết nước ta với khu vực và thế giới.
Tiềm lực và phát triển kinh tế được nâng cao một bước quan trọng. Nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng nhanh, tuy chưa có nhiều yếu tố ổn định. Quan hệ kinh tế quốc tế mở rộng và phát triển với chất lượng mới. Cơ cấu kinh tế biến đổi mạnh theo hướng nâng cao chất lượng và phù hợp hơn với quỹ đạo phát triển mới.
Nền tảng xã hội của sự phát triển: quan hệ lao động – việc làm thay đổi theo hướng dần hình thành cơ chế phân bố thông qua thị trường lao động. Mức sống cho toàn bộ xã hội được nâng cao. Cơ hội phát triển cho con người phát triển được tạo ra một cách rộng rãi hơn. Hình thành lối sống mới mang tính cộng đồng dân tộc và quốc tế. Quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh theo xu hướng hiện đại hóa.
Qua quá trình phát triển trong những năm sau đổi mới đã chứng minh rằng: lợi thế phát triển hiện thực lớn nhất của nước ta là nguồn nhân lực, điều kiện cơ bản để phát huy lợi thế đó là có một cơ chế kinh tế đúng.
Những yếu kém và bất lợi nội tại đối với sự phát triển của Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế còn dưới mức khả năng phát triển của đất nước và thấp hơn nhiều nước trong khu vực ở thời kỳ đầu công nghiệp hóa, chất lượng phát triển còn thấp, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm và chưa đồng đều, chưa phát huy tốt thế mạnh trong từng vùng, từng ngành, từng sản phẩm. Cơ cấu dịch vụ chưa có sự chuyển dịch đáng kể, dịch vụ chất lượng cao phát triển chậm.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều hạn chế.
Các cân đối vĩ mô chưa thật vững chắc.
Cơ chế, chính sách về văn hóa, xã hội chậm được đổi mới và cụ thể hóa, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết.
Mức độ gay gắt của nguy cơ tụt hậu phát triển ngày càng rõ nét. Nền kinh tế nước ta vẫn còn lạc hậu. Đó là một trong những nguy cơ của nền kinh tế Việt Nam, mặt khác, nước ta còn phải đối mặt với nạn tham nhũng.
Sự khác biệt và chênh lệch về trình độ thể chế và trình độ cơ cấu ( kinh tế - văn hóa – xã hội ) so với quốc tế.
Năng lực cạnh tranh thấp và chậm được cải thiện, phản ánh tập trung nhất tình thế xuất phát khó khăn của nền kinh tế nước ta hiện nay do:
Tiềm lực kinh tế nhỏ bé, khả năng tích lũy nội bộ thấp.
Trình độ khoa học công nghệ nói chung thấp hơn hẳn so với đa số các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù, nguồn nhân lực nước ta có tiềm năng trí tuệ không nhỏ, song trên thực tế, chúng ta còn rất lúng túng trong việc hình thành và triển khai một chiến lược mang tính đón đầu trong việc nâng cao trình độ khoa học công nghệ của đất nước.
Khai thác lợi thế lao động kém hiệu quả, chiến lược đầu tư vào con người chưa ngang tầm với đòi hỏi phát triển hiện nay.
Nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam là nhiệm vụ hàng đầu, có ý nghĩa trọng tâm của chiến lược phát triển. Trong khung cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế đang ngày càng đẩy mạnh, khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ quyết định khả năng có thể đạt được đến mức nào các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đặt ra.
Như vậy, có thể khẳng định:
Tụt hậu phát triển là nguy cơ khách quan lớn nhất và gay gắt nhất mà nước ta đang đối mặt.
Phát triển theo phương thức rút ngắn là nguyên tắc bắt buộc để đưa nước ta thoát khỏi nguy cơ đó.
Mục tiêu trở thành một nước công nghiệp của Việt Nam là sự phản ánh các yêu cầu nói trên và có những cơ sở hiện thực.
Bối cảnh quốc tế
Kinh tế thế giới phát triển khá khả quan, môi trường tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn thuận lợi. Do những đặc thù về địa lý, kinh tế và chính trị ở các quốc gia, khu vực, nên sự phát triển kinh tế ở các quốc gia, khu vực cũng rất khác nhau. Châu Á vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế thế giới, kinh tế châu Á đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Hòa trong bối cảnh chung đó, nền kinh tế Việt Nam cũng có rất nhiều thuận lợi trong tiến trình phát triển. Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu còn tiềm ẩn nhiều vấn đề được xem là những thách thức trong phát triển của kinh tế thế giới.
Dự báo sự sụt giảm của kinh tế Mỹ, sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu đe dọa môi trường kinh tế toàn cầu. Các nạn dịch như cúm gia cầm sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp của nhiều nước. Do những căng thẳng chính trị, giá dầu có thể tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đế kinh tế toàn cầu, giá dầu tăng sẽ làm tăng áp lực lên lạm phát của các nước. Sự biến đổi của khí hậu sẽ có thể gây ra những đảo lộn về kinh tế - xã hội.
Bối cảnh quốc tế và khu vực trong những thập niên tới.
1. Phát triển khoa học và công nghệ (kh&cn) và giáo dục-đào tạo (gd&đt)
1. KH & CN luôn đổi mới với tốc độ lớn, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; trí tuệ và kỹ năng trong nguồn nhân lực có vai trò ngày càng tăng.
KH & CN ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt và trực tiếp của xã hội, là động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Đây là một xu thế rõ nét bậc nhất của thế giới trong những thập niên đầu của thế kỷ 21. Theo đà phát triển nhanh của KH&CN, các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu các nghành trong nền kinh tế theo cấu trúc dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp và theo hướng kinh tế tri thức nhằm tạo độ thích nghi cao, tăng thế mạnh cạnh tranh quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
2. Hướng tới xã hội thông tin
Xu thế hướng tới xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN đang tạo ra cơ hội mới cho sự lựa chọn mô hình phát triển của mỗi quốc gia. Một chiến lược phát triển hiệu quả là phải huy động được tối đa năng lực đổi mới của tư duy, tạo ra được những khả năng cảm nhận và khả năng phản ứng thích nghi với môi trường đầy biến động, nhằm đạt được những mục tiêu trên cơ sở phát triển bền vững.
3. Định hướng nhân văn cho sự phát triển và ứng dụng KH&CN.
Trong bối cảnh một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở tri thức với nguồn lực con người có trí tuệ và kỹ năng cao là yếu tố trung tâm và là lợi thế so sánh chủ yếu, thì định hướng lớn nhất của KH&CN phải là "KH&CN vị nhân sinh ".
4. Hướng tới một xã hội học tập thường xuyên, thích nghi và đa dạng hoá.
Xã hội mới phải hướng tới học tập thường xuyên, trong đó nền giáo dục phải là một hệ thống mở, đa dạng, linh hoạt, hiện đại.
5. Đào tạo nguồn nhân lực có khả năng sáng tạo với định hướng nhân văn.
6. Vai trò ngày càng tăng của KH&CN và GD-ĐT trong sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Trong thời đại ngày nay, nguồn lực trí tuệ, nhất là trong nghiên cứu phát minh, sáng chế, trong quản lý xã hội, và trong quản lý doanh nghiệp, cùng với năng lực và bản lĩnh đổi mới phương thức tư duy, là những yếu tố quan trọng bậc nhất nhằm nâng cao vị thế kinh tế và chính trị của quốc gia trên trường quốc tế.
2. Triển vọng kinh tế thế giới
1. Xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hướng tới nền kinh tế tri thức.
Cơ cấu sản xuất và nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa vào việc ứng dụng KH&CN, nhất là công nghệ thông tin; tỷ trọng GDP hoặc tỷ trọng ngành nghề đều có sự dịch chuyển dần từ sản xuất vật chất sang xử lý thông tin là chủ đạo. Nền kinh tế tri thức sẽ làm cho diện mạo và cơ cấu nền kinh tế thế giới thay đổi một cách căn bản và sâu sắc ở thế kỷ 21.
2. Các phương thức công nghiệp hoá.
- Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu.
- Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.
- Công nghiệp hoá hai giai đoạn theo lợi thế so sánh là quá trình công nghiệp hoá gắn chặt với quá trình thay đổi về lợi thế so sánh của quốc gia: lợi thế tĩnh là tài nguyên thiên nhiên và giá lao động rẻ; lợi thế động là phát triển nguồn nhân lực KH&CN, đi thẳng vào các ngành công nghiệp hiện đại. Đây là mô hình có nhiều ưu thế hiện nay và vào đầu thế kỷ tới, được ứng dụng trong bối cảnh kinh tế thị trường mở, hội nhập quốc tế.
3. Toàn cầu hoá kinh tế.
- Nền sản xuất mang tính toàn cầu, tự do hoá về thương mại, đầu tư, và tài chính.
- Hội nhập kinh tế và vai trò của các tổ chức quốc tế Hội nhập là một nội dung quan trọng của toàn cầu hoá (TCH). Hội nhập nhấn mạnh tính chủ động tham gia vào quá trình TCH.
- Hình thành các siêu công ty; thương mại điện tử là một "sân chơi " mới; vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Xu thế khu vực hoá trong bối cảnh toàn cầu; nguy cơ khủng hoảng kinh tế - tài chính. Khu vực hoá là xu hướng vừa thuận chiều, vừa ngược chiều với quá trình toàn cầu hoá. Sự xung đột thương mại giữa các khối trong khu vực hiện đang gia tăng. Xu thế TCH kinh tế với tốc độ vận động cao, cơ hội lựa chọn lớn, nhưng cấu trúc thể chế về luật chơi và bộ máy thực thi ở cấp độ toàn cầu lại chưa hoàn toàn phù hợp nên có thể làm tăng tính bất định của các quá trình kinh tế-tài chính. Đây là nguyên nhân làm tăng khả năng khủng hoảng kinh tế - tài chính, thường xảy ra ở các nước đang phát triển.
4. Triển vọng phát triển kinh tế ở các nước lớn và Liên minh châu Âu (EU).
Triển vọng phát triển kinh tế của Mỹ, kinh tế Mỹ đang tăng trưởng khá trong những năm đầu của thế kỷ 21 và sẽ duy trì được vị trí nổi trội về kinh tế trên thế giới trong ba thập kỷ tới. Tuy tỷ trọng GDP của Mỹ trong GDP toàn thế giới có giảm dần (sau chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ chiếm tới khoảng 50% GDP thế giới, tới năm 1998 con số này chỉ còn 25,2% và sẽ tiếp tục giảm xuống ), nhưng trong ba thập kỷ đầu của thế kỷ 21 có thể Mỹ vẫn sẽ là siêu cường duy nhất về các mặt kinh tế, khoa học-công nghệ và quân sự.
EU vẫn giữ được vị trí kinh tế-thương mại hàng đầu thế giới của mình, ngày càng ít phụ thuộc hơn vào kin h tế Mỹ và sẽ trở nên mạnh hơn vào đầu thế kỷ 21. EU tuy vẫn là đối thủ cạnh tranh kinh tế đáng gờm của Mỹ, Nhưng do EU không phải là một quốc gia riêng biệt và vẫn tồn tại những hạn chế nên khó có thể vượt được Mỹ về sức mạnh tổng hợp.
Triển vọng kinh tế của Liên bang Nga. Kinh tế Nga những năm qua liên tiếp tăng trưởng, theo đánh giá của các chuyên gia, nền kinh tế Nga đang nóng dần lên, lạm phát giảm mạnh, ổn định kinh tế vĩ mô. Nhìn về lâu dài, với khả năng sẵn có, nhất là nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ chưa khai thác và một đội ngũ cán bộ KH&CN trình độ cao, khoảng 1 triệu người, Nga sẽ khôi phục dần lại vị trí quốc tế và sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và thế giới.
Triển vọng kinh tế Nhật Bản, hiện nay đã trở thành siêu cường kinh tế thứ hai sau Mỹ. Nền kinh tế Nhật Bản hiện nay đã thoát ra khỏi tình trạng giảm phát và trì trệ kéo dài suốt một thập kỷ qua và đang trên đà tăng trưởng. Chương trình cải cách cả gói gồm 6 điểm (cải cách hành chính; cải cách cơ chế tài chính; cải cách chế độ bảo hiểm xã hội; cải cách cơ chế kinh tế; cải cách hệ thống tiền tệ và cải cách giáo dục) từ cuối 1997 đã giúp Nhật Bản phục hồi và dự báo vẫn giữ được vị trí kinh tế thứ hai sau Mỹ vào đầu thế kỷ 21.
Triển vọng kinh tế Trung Quốc, tới năm 2030 tổng giá trị GDP sẽ ở vào hàng ngũ 3 nước đứng đầu thế giới, và chỉ đứng sau Mỹ. Theo đánh giá của các chuyên gia, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc sẽ làm thay đổi cục diện châu Á và nước này sẽ trở thành trung tâm đầu tư, sản xuất và tiêu thụ của thế giới.
5. Triển vọng phát triển kinh tế của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu - Đại Tây Dương.
Các nền kinh tế khu vực Đông Á trong những năm đầu thế kỷ đang dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng GDP. Và đang là một trong những khu vực thu hút vốn đầu tư hấp dẫn của thế giới.
Tương quan giữa Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu - Đại Tây Dương. Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là nơi hội tụ của 3 nền kinh tế lớn là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, ngoài ra cũng còn một thị trường Đông Nam Á với hơn 500 triệu dân. Châu Âu - Đại Tây Dương với liên minh Châu Âu (EU) bước sang thế kỷ 21 với một tầm vóc mới. EU có kết cấu hạ tầng tri thức lớn nhất thế giới, với nguồn nhân lực có học vấn trình độ chuyên môn cao nhất thế giới, có sức sáng tạo văn hoá lớn nhất.
Triển vọng kinh tế ASEAN, các nước ASEAN nhất trí hành động hướng tới thành lập một cộng đồng kinh tế kiểu Châu Âu vào năm 2015, thống nhất ASEAN thành một thị trường chung cho các luồng hàng hóa, dịch vụ và đầu tư tự do. Trong những năm trước mắt, thách thức đối với phát triển của ASEAN sẽ lớn vì trình độ phát triển của các nước không đồng đều.
3. Bối cảnh chính trị - an ninh quốc tế
1. Chiến lược của Mỹ, Tây Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga
Mục tiêu chiến lược đối ngoại của Mỹ là tiếp tục xác lập và duy trì vai trò lãnh đạo đối với thế giới. Ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đối ngoại của Mỹ là đại lục Âu - Á.
EU vẫn tiếp tục phải dựa vào Mỹ thông qua việc duy trì, củng cố, và mở rộng NATO. Mặt khác EU cũng cố gắng giữ quan hệ tương đối cân bằng với Nga và thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc.
Mục tiêu chiến lược của Nhật Bản là tiếp tục phấn đấu thành một cường quốc toàn diện, tăng vị thế chính trị để bổ sung cho sức mạnh kinh tế, KH&CN, từng bước gia tăng sức mạnh quân sự.
Mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược đối ngoại của Trung Quốc là trở thành một cường quốc tầm cỡ thế giới; xác lập vai trò nước lớn ở Châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn cầu.
Ưu tiên chiến lược của Nga về cơ bản vẫn sẽ là Mỹ-Tây Âu, SNG; đồng thời chú trọng hơn tới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và các địa bàn truyền thống.
2. Chiều hướng quan hệ với các nước lớn và trật tự thế giới
Các nước phải duy trì hình thức quan hệ theo dạng vừa hợp tác, vừa đấu tranh, tránh đối đầu quân sự trực tiếp, kiềm chế lẫn nhau trong khung cảnh cùng tồn tại hoà bình chủ yếu bằng trò chơi cân bằng quyền lực. Các kịch bản:
Kịch bản đơn cực do Mỹ thống trị, khó thực hiện vì các nước khác đều muốn tìm cách hạn chế tham vọng của Mỹ.
Kịch bản hai cực Nga-Trung với cực kia là Mỹ và NATO, khó diễn ra vì hai nước Nga-Trung có mâu thuẫn và cả hai đều cần quan hệ với Mỹ và Châu Âu vì lợi ích của mình.
Kịch bản đa cực một siêu nhiều cường, khó thực hiện vì các cường quốc này không thể một mình tập hợp lực lượng như "một cực " hay "một trung tâm".
Kịch bản quan hệ hợp tác - đấu tranh đan xen đa dạng, không theo trật tự nhất định. Sự tập hợp lực lượng diễn ra trên từng loại vấn đề, từng khu vực, từng thời điểm cụ thể. Kịch bản này có khả năng diễn ra trong những năm tới.
3. Chính trị cường quyền và dân chủ hoá quan hệ quốc tế
Không phải Mỹ muốn làm gì cũng được, mà chính Mỹ phải cân nhắc nhiều mặt, vấn đề lôi kéo đồng minh ở mức độ nào đó vẫn sử dụng được liên hợp quốc (LHQ). Một cuộc chạy đua vũ trang mới đặc biệt với kỹ thuật cao sẽ là những thách thức rất lớn đối với thế giới trong những năm tới. Các nước lớn ngoài Mỹ và các nước vừa, nhỏ sẽ ra sức đòi hỏi dân chủ hoá mối quan hệ quốc tế, vai trò của LHQ và luật pháp quốc tế cũng sẽ tăng lên.
4. Chiến tranh, hoà bình và an ninh quốc gia
Dự báo là trong những thập kỷ tới không nổ ra chiến tranh thế giới, vì vũ khí giết người hàng loạt hiện nay nằm trong tay 7 nước mà không chỉ một nước; không còn sự đối đầu hai phe, hai cực. Xung đột khu vực sẽ còn tiếp diễn do tranh chấp lãnh thổ, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo và sự can thiệp áp đặt từ bên ngoài.
5. Quan hệ Mỹ - Trung - Nhật - Nga - Ấn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Quan hệ Trung - Mỹ vẫn đóng vai trò quan trọng bậc nhất.
Kịch bản đa dạng hoá, có nhiều khả năng xảy ra nhất, vì các nước lớn này cần phải duy trì môi trường hoà bình để phát triển kinh tế.
Kịch bản hai cực: liên minh Nhật - Mỹ và bên kia là liên minh tay ba Trung -Nga - Ấn, khả năng xảy ra rất nhỏ vì cả Trung, Nga, Ấn đều muốn thúc đẩy quan hệ với Mỹ và cạnh tranh với nhau để dành một vị thế tốt hơn trong quan hệ quốc tế; và giữa họ còn tồn tại mâu thuẫn.
"Kịch bản hỗn hợp" Mỹ - Trung hợp tác chi phối khu vực, khả năng này xảy ra không lớn vì Mỹ và Trung Quốc có nhiều mâu thuẫn, nhưng cần lưu ý đến những biến đổi của kịch bản này.
6. An ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và vai trò của ASEAN
Khó có khả năng xảy ra các xung đột lớn giữa các nước lớn ở Châu Á - Thái Bình Dương. ASEAN - 10 tạo thuận lợi mới cho việc duy trì ổn định, hợp tác để phát triển, nâmg cao vị trí quốc tế của Đông Nam Á. ASEAN có thể sẽ bị phân hoá, nhiều nước sẽ đi theo mô hình của phương Tây về cả kinh tế và chính trị.
4. Những vấn đề xã hội
1. Phát triển bền vững, hài hoà giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mặt môi trường sinh thái - bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và các mặt tiến bộ - công bằng xã hội.
- Kiểm soát tỷ lệ tăng dân số hợp lý là một trong các biện pháp cơ bản bảo đảm cho sự phát triển bền vững.
Vấn đề việc làm, giàu nghèo và công bằng xã hội. Vấn đề việc làm ở các nước đang phát triển sẽ gay gắt hơn trong các thập kỷ tới do tác động của chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế tri thức, cạnh tranh toàn cầu khốc liệt hơn và sự bần cùng hoá tương đối cả về mức sống, chất lượng sống và tri thức đối với đại đa số dân cư.
- Xu hướng gia tăng sự bất bình đẳng xã hội. 1960 tỷ số khoảng cách giữa các nước giàu nhất với các nước nghèo nhất chỉ là 30: 1, tới năm 1990 là 60:1 và đã là 74: 1 vào năm 1997.
- Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn gốc thật sự của các vấn đề môi trường có liên quan đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, sự cạnh tranh giữa các thị trường trên thế giới, mối quan hệ giữa các nước, vấn đề nợ nước ngoài và tình trạng đói nghèo, lạc hậu ở các nước kém phát triển.
- An ninh lương thực, trái đất đang tiềm ẩn những nguy cơ nghiêm trọng đe doạ đến an ninh lương thực vào đầu thế kỷ 21.
- Chống tội phạm và các tệ nạn xã hội xuyên quốc gia vì một xã hội toàn cầu công bằng hơn, hài hoà hơn, an toàn hơn để có thể phát triển bền vững.
2. Giao lưu văn hoá và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
Một nền văn hoá đóng kín sẽ khô cằn và dẫn tới tình trạng lạc hậu, kém phát triển. Chỉ có tăng cường giao lưu thì văn hoá dân tộc mới có thể phát triển, trở nên phong phú. Một mặt, cần tích cực và chủ động hội nhập quóc tế nhằm tiếp thu những tinh hoa văn hoá, tri thức của nhân loại; đồng thời, không để hoà tan, đánh mất bản sắc, bị nhấn chìm trong vòng xoáy của những nền văn hoá và hệ giá trị đạo đức ngoại lai, xa lạ với những truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc. Nếu có chính sách phù hợp, truyền thống văn hoá dân tộc sẽ là động lực hình thành nên tinh thần dân tộc, vươn lên mạnh mẽ trên con đường hiện đại hoá đầy thách thức vào đầu thế kỷ tới.
Phần hai: Hình ảnh Việt Nam năm 2030. Quan điểm phát triển đất nước
Dự báo dân số Việt Nam năm 2030
Nếu tốc độ tăng dân số hằng năm thời kỳ (2006 - 2010) là 1.4% và thời kỳ 2010 - 2020 là 1.3% và thời kỳ 2020 - 2030 là 1.2% thì đến năm 2030 dân số nước ta là 114,060.5 nghìn người(trong đó dân số năm 2006 là 84,155.8 nghìn người).
Các quan điểm phát triển
Trên cơ sở các quan điểm phát triển của chiến lược 2010 - 2020 chúng tôi đưa ra các quan điểm phát triển cho năm 2030 như sau:
1. Xây dựng một đất nước định hướng xã hội chủ nghĩa, dân giầu, nước mạnh, công bằng và văn minh.
Đây là quan điểm định hướng chất lượng cho toàn bộ phát triển lâu dài của xã hội Việt Nam, nhất quán với con đường chủ nghĩa xã hội, ở đó con người vừa là mục tiêu tối cao, vừa là yếu tố trung tâm - chủ đạo của phát triển. Định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm kiến tạo một xã hội gắn kết các lực lượng công nhân, nông dân, trí thức và giới kinh doanh trên nguyên tác hòa hợp dân tộc trong khuôn cảnh quốc tế mới tạo nên sức đồng thuận vì một nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường và sánh vai được các nước tiên tiến trên thế giới.
Chủ nghĩa Mác lê Nin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh, đặt trên nền tảng của sự kết hợp dân tộc và tinh hoa trí tuệ của loài người, sẻ tạo nên sức sống mạnh mẻ về lý tưởng và hành động của dân tộc.
Phát triển rút ngắn
Đây được coi là quan điểm xuyên suốt toàn bộ mọi ý đồ chiến lược và hành động thực tiển của đất nước, bao gồm hai nội dung:
(i) duy trì một tốc độ tăng trưởng cao hơn các nước đi trước trong một thời gian dài, liên tục để rút ngắn khoảng cách;(ii) lựa chọn và áp dụng một mô hình hay phương thức) phát triển cho phép rút ngắn một số bước đi theo kiểu tuần tự, cổ điển để đạt tới trình độ hiện đại cao hơn, tuy chưa giàu có về của cải thực tế. Quan điểm này cũng bao hàm công thức phát triển mới của Việt Nam, đó là công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa.
3. Quan điểm phát triển bền vững
Không hi sinh nền tảng tự nhiên cơ bản của đời sống xã hội( môi trường thiên nhiên) để đổi lấy tốc độ tăng trưởng kinh tế; không chạy theo các giá trị vật chất mang tính kinh tế thuần túy mà đánh mất các giá trị nhân văn cao cả, dẫn tới suy thoái đạo đức và giá trị văn hóa; và hạn chế mức độ rủi ro toàn cầu trong phát triển kinh tế. Trong tinh thần quan tâm đến chất lượng phát triển, đối với nước ta vấn đề phát triển nông thôn càng trở nên quan trọng. Nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa phải được trở thành hậu phương, góp phần tạo ra một mẫu hình công nghiệp hóa kiểu mới của cả nước. Quan điểm này cũng thể hiện(định hướng xã hội chủ nghĩa) của quá trình phát triển đất nước ta.
Bảo vệ vững chắc nền hòa bình, độc lập và an ninh quốc gia.
4.Đầu tư cho con người
Con người là trung tâm của sự phát triển do đó chúng ta phải đầu tư phát triển con người (nâng cao chỉ số con người HDI) .Tạo mọi điều kiện cho con người phát triển một cách toàn diện.Cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là hai yêu cầu chính của quan điểm này.
III. Phác họa hình ảnh xã hội Việt Nam năm 2030
III.1. Các đặc trưng của xã hội Việt Nam năm 2030
Một dân tộc độc lập - tự cường sẽ là một dân tộc giàu có nhưng không bị lệ thuộc, không bị tha hóa về văn hóa. Với nền kinh tế ngày càng triển cũng như quá trình hội nhập ngày càng được mở rộng. Giữ vững chủ quyền và an ninh quốc gia, giữ vững định hướng XHCN, tăng cường hợp tác quốc tế trên cơ sở phân công lao động quốc tế và nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia.
Một xã hội dân chủ, công bằng và lành mạnh thể hiện quan điểm con người là mục tiêu cao cả của phát triển.
Lấy con người làm trung tâm, dân chủ gắn với nhà nước, thông qua nhà nứơc da dân bầu ra, thì nhân đân được bảo vệ cũng như phải chịu chế tài của pháp luật. Một đặc trưng của nền dân chủ Việt Nam phải đạt tới là dân chủ gắn với cộng đồng, và thông qua cộng đồng. Đây không phải là loại hình dân chủ những cá nhân tự do tuyệt đối. Bản chất cộng đồng trong khái niệm dân chủ của Việt Nam bao gồm những giá trị truyền thống và những nội dung hiện đại. Đó là sự thống nhất giữa cá nhân, gia đình, nhà nước và các tổ chức xã hội.
Một xã hội hiện đại trong sự văn minh chân chính kết hợp được các giá trị hiện đại của đời sống thông qua sự sàng lọc của các trào lưu kinh tế xã hội, kinh tế văn hóa quốc tế với bản sắc truyền thống của dân tộc. Văn hiến là thuộc tính quan trọng của xã hội Việt Nam hiện đại, không đánh mất bản sắc văn hóa truyền thống mà thêm các nội dung mới, trong trí thức khoa học công nghệ, tinh thần sáng tạo, khả năng cá nhân, tinh thần doanh nghiệp chân chính. Việt Nam năm 2030 hướng tới một xã hội hiện đại, phát triển hài hòa, toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, khoa học, văn hóa, chính trị, đạo đức và môi trường.
III.2. Mục tiêu kinh tế tổng quát năm 2030.
Một số chỉ tiêu kinh tế định lượng.
Với các cơ hội trong thời kỳ mới chúng ta có quyền hy vọng về các chỉ tiêu kinh tế trong giai đoạn 2000-2030 là rất khả quan. Và chúng ta có thể dự kiến với các kịch bản như sau:
Kịch bản tốc độ tăng trưởng bình quân 2006-2030 sẽ là 7.8%/năm.Như vậy GDP của Việt Nam năm 2030 sẽ là 5906301 tỷ đồng.Khi đó GDP trên đầu người năm 2030 sẽ là 51.78215 triệu đồng (nếu ta dự kiến tốc độ tăng dân số 2006-2010 là 1.4%, 2010-2020 là 1.3% và 2020-2030 là 1.2%).
GDP/người được tính theo hai loại chỉ số giá là chỉ số giá so sánh và chỉ số giá tương đương PPP.Hai chỉ số giá này có sự chênh lệch khá lớn. Tuy nhiên tính theo chỉ số giá PPP thì nó phản ánh chính xác hơn phúc lợi xã hội hơn.
Bảng 2-1. GDP đầu người (1997) của Việt Nam và một số nước trong khu vực
Việt Nam
Trung quốc
Thái Lan
Malaysia
PPP
PPP
PPP
PPP
GDP/ người
310
1.63
60
3.13
2.74
6.69
4.53
8.14
So sánh
1
1
2.77
1.92
8.84
4.1
14.61
4.99
Nguồn: UNDP- báo cáo phát triển con người 1999
Như vậy theo kịch bản mục tiêu chủ, với tốc độ tăng trưởng trên thì đến năm 2030 Việt Nam cơ bản trở thành là một nước có GDP/người đạt ở mức trung bình so với khu vực. Nhưng phấn đấu mức trung bình tiên tiến( về trình độ công nghệ, trình độ hiện đại hóa và trình độ văn minh).
Kịch bản mục tiêu thấp
Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam 2006-2030 đạt bình quân là 6.5%. Khi đó chúng ta có thể tính được GDP của Việt Nam năm 2030 là 4414269 tỷ đồng và GDP/người là 38.7011(với tốc độ tăng dân số qua các thời kỳ như trên).
Kịch bản mục tiêu cao
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là 8.0 - 9% thì chúng ta có GDP năm 2030 là 6898897 tỷ đồng. Và với tốc độ tăng dân số như chúng ta dự kiến trên thì chúng ta có GDP/người là 7.084526 triệu đông/người/năm.
Tuy nhiên không thể coi mục tiêu tăng trưởng cao là mục tiêu tối thượng của phát triển kinh tế mà xét tổng thể còn có các biến số khác, thậm chí căn bản hơn về dài hạn. Đó là mục tiêu phát triển bền vững (với 2 mục tiêu cụ thể là công bằng xã hội và bảo vệ môi trường)
2.Về chất lượng cơ cấu của nền kinh tế
Đây là chỉ tiêu biểu thị xu hướng hiện đại hóa trong quá trình công nghiệp hóa và chất lượng dài hạn trong thế hội nhập quốc tế. Chất lượng cơ cấu này không đơn giản phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế mà một mức quyết định hơn nó phụ thuộc vào định hướng cơ cấu đầu tư, tạo khả năng đón đầu cho hội nhập tương lai và giảm thiểu được nguy cơ tụt hậu phát triển. Định hướng của cơ cấu kinh tế của nước ta trong giai đoạn tới sẻ là tiếp tục phát huy nhưng lợi thế tĩnh mà nước ta có(đặc biệt là nguồn lao động dồi dào có sức sáng tạo, được đào tạo, có kỹ năng tay nghề). Mặt khác phải tích cực chuẩn bị lợi thế “động” dài hạn bao gồm các chương trình tổng thể để phát triển các lĩnh vực công nghệ cao.Hai lĩnh vực cơ cấu trên đây đều được ưu tiên trong giai đoạn tới và cần được ưu tiên phát triển.
Như vậy về cơ bản thì nước ta năm 2030 là một nước công nghiệp tiên tiến có cơ cấu kinh tế hiện đại. Đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế cả về lượng và về chất.
Vận dụng lý thuyết của Rostow cho nước ta trong giai đoạn này thì chúng ta có thể thấy Việt Nam là một nước công nghiệp ở thời kỳ cất cánh và như vậy thì ta có thể dự đoán đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam lúc đó là:
Ngoài vốn đầu tư trong nước nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng, khoa học kỹ thuật tác động mạnh vào nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp giữ vai trò đầu tàu có tốc độ tăng trưởng nhanh đem lại lợi nhuận lớn, lợi nhuận lại được tái đầu tư phát triển sản xuất, thông qua nhu cầu thu hút công nhân kích thích phát triển khu vực đô thị và các lĩnh vực dịch vụ. Khu vực nông nghiệp được được áp dụng kỹ thuật mới và được thương mại hóa tạo ra sự thay đổi trong lối sống và nhận thức của người nông dân. Cơ cấu của giai đoạn này là công nghiệp_nông nghiệp_dịch vụ.
III-3. Mục tiêu văn hoá- xã hội
1.Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu văn hoá - xã hội được phản ánh ở trình độ phát triển con người thông qua chỉ tiêu HDI. Với quan điểm "phát triển rút ngắn", dự báo mục tiêu phát triển con người tổng quát đến năm 2030 của Việt Nam là: nâng chỉ số HDI lên 25-30 bậc trong bảng xếp hạng của thế giới (năm 2003 xếp 108/174 nước), sẽ ở bậc 75-80/174 trong bảng xếp hạng và thuộc lớp "cao" trong nhóm các nước ở trình độ trung bình ở phát triển con người. Với vị trí đó, nước ta đạt được trình độ phát triển trung bình của thế giới tại thời điểm năm 2030.
Giữ được sự vượt trội về chỉ tiêu HDI so với GDP/đầu người phản ánh nguyên tắc phát triển đặc thù của Việt Nam, đó là đặc bịêt quan tâm đến khía cạnh tổ chức tốt và có hiệu quả đời sống xã hội để tạo ra một xã hội văn minh, lành mạnh cao hơn mức mà nền kinh tế có thể bảo đảm, nếu so sánh với các khác.
2. Một số mục tiêu văn hóa – xã hội cụ thể.
- Về mặt kinh tế và đời sống vật chất: Phấn đấu để mọi người trong độ tuổi lao động đều có cơ hội có việc làm và có thu nhập. Xóa bỏ hoàn toàn đói nghèo trong xã hội và tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Hạ thấp tình trạng phân hóa giàu nghèo xuống mức thấp nhất so với khu vực Đông Nam Á. Theo đà của sự phát triển thì đến năm 2030 Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp, khi đó trình độ phát triển kinh tế đã đạt đến một trình độ nhất định và theo mô hình chữ U ngược của Kuznet thì tình trạng bất bình đẳng của Việt Nam sẽ được giảm xuống, phấn đấu trở thành một nước tương đối bình đẳng bởi khi đó chúng ta đã có điều kiện để tập trung cho phát triển xã hội, tạo cơ sở cho sự phân phối công bằng hơn phúc lợi xã hội.
- Giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học. Xóa mù chữ, nạn trẻ em bị thất học, nâng cao trình độ phổ cập toàn dân lên mức phổ thông trung học. Mạng lưới nhà trường phổ thông mở rộng và nâng cấp nhằm trang bị tri thức và phương tiện nâng cao kỹ năng ứng dụng (ngoại ngữ, thực hành tin học và nối mạng internet, hướng nghề…).
Các trường đại học lớn, các trường nghiên cứu quốc gia, các khu công nghiệp cao sẽ là nguồn sáng tạo, tiếp nhận, xử lý và cung cấp “chất xam” để đổi mới công nghệ, tạo thành những nguồn động lực chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế. Phát triển một số trường đại học và viện nghiên cứu chủ lực, hướng vào các ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn của tương lai (công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới…) lên ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.
- Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hệ thống bảo vệ và chăm sóc sức khỏe được phát triển và mở rộng đến từng gia đình và từng cá nhân, nhằm loại trừ các bênh dịch phổ biến mang tính xã hội như bệnh phong, lao, bệnh sốt rét, dịch tả…Phòng ngừa cho trẻ em tránh được các loại bệnh dịch nguy hiểm như bại liệt, đậu mùa, uốn ván, sởi, lao.
Dự tính đến năm 2030 GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ là:
Nghìn đồng/người/ngày
USD/người/ngày
KB1
141.868
8.867
KB2
106.038
6.627
KB3
165.711
10.357
(với giả thiết tỷ giá vào năm 2030 là 16000đồng bằng 1USD)
Như vậy theo ngưỡng nghèo của WB là 1 hoặc 2 USD/người/ngày thì đến năm 2030 Việt Nam không còn hộ nghèo.
3. Mục tiêu môi trường – sinh thái.
Môi trường sinh thái được bảo vệ là điều kiện then chốt không chỉ nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, bảo vệ sự sinh tồn của loài người và xã hội, là yếu tố quan trọng để con người có thể sống trong một môi trường trong sạch và an toàn.
- Bảo vệ rừng và tài nguyên rừng. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hệ môi trường và tài nguyên sinh thái, nhưng hiện nay đang bị tàn phá và xuống cấp nghiêm trọng. Do đó, mục tiêu đặt ra cho loại môi trường này là mục tiêu “kép”: chặn đứng nạn phá rừng bừa bãi và bảo đảm độ che phủ của rừng và cây xanh (từ mức hơn 20% hiện tại lên khoảng 45-50% năm 2030) bằng cách khôi phục lại vốn rừng, bảo vệ rừng và tài nguyên rừng.
- Môi trường biển. Bảo vệ môi trường biển là nhiệm vụ còn mới mẻ đối với nước ta. Mục tiêu cuối cùng của nhiệm vụ này là:
+ Bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên biển.
+ Bảo vệ môi trường biển.
- Môi trường công nghiệp và đô thị. Sự tùy thuộc vào việc tiếp nhận công nghệ nước ngoài chuyển giao, năng lực tài chính cũng như kinh nghiệm xử lý vấn đề này…là những yếu tố tạo nên những khó khăn chủ yếu. Tuy nhiên, mục tiêu tạo ra một môi trường đô thị sạch, thoải mái và an toàn cũng liên quan đến những vấn đề mang tính chủ động của các cấp quản lý như quy hoạch và tổ chức không gian đô thị hợp lý; kiểm soát và xử lý đô thị hiệu quả.
+ Hình thành các vùng phát triển bền vững.
+ Nguồn tài nguyên sinh học được bảo vệ và phát triển.
Nhà nứơc phải đóng vai trò chủ lực và chủ động giải quyết các vấn đề môi trường nhằm đạt những mục tiêu nêu trên. Nếu không, thị trường và cạnh tranh kinh tế sẽ dẫn đến thất bại, không thể tạo ra một môi trường thiên nhiên phục vụ tốt cho cuốc sống của con người và xã hội nước ta.
4. Mục tiêu hòa bình, anh ninh và chủ quyền quốc gia.
- Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia không đối lập và mở cửa hội nhập quốc tế.
- Bảo vệ hòa bình, an ninh và chủ quyển quốc gia, kết hợp hai yếu tố: nội lực (sức mạnh kinh tế, sức cạnh tranh quốc tế, khoa học công nghệ hiện đại, sức mạnh quốc phòng toàn dân và tinh thần dân tộc); và sức mạnh quốc tế được tạo ra nhờ một chiến lược ngoại giao phù hợp với thời đại mở cửa và hội nhập.
Để đạt được mục tiêu phải xử lý những vấn đề sau:
-Củng cố sức mạnh dân tộc trên cơ sở phát huy cao độ tinh thần dân tộc và lòng yêu nước của toàn dân.
-Tăng cường sức mạnh quốc phòng đủ khả năng bảo vệ tổ quốc trong những điều kiện mới. Muốn vây, lực lượng vũ trang phải tinh nhuệ, được chuyên nghiệp hóa, được trang bị những vũ khí hiện đại, nắm vững công nghệ và nghệ thuật tác chiến hiện đại.
-Thi hành đường lối ngoại giao “làm bạn với tất cả các nước” và theo nguyên tắc “cân bằng thế mạnh” để bảo vệ hòa bình, giải quyết các nguy cơ xung đột tiềm tàng và xử lý các xung đột hiện thực.
Phần ba: Phân đoạn chiến lược đến năm 2030. Những định hướng giải pháp chiến lược.
I. Giai đoạn I (2007-2013, 2015)
Nội dung bao trùm của giai đoạn này là công cuộc phát triển kinh tế -xã hội được mở thêm chiều rộng, hướng mạnh vào chiều sâu, nhằm chuyển biến cơ bản về năng lực nội sinh của đất nước, của nền kinh tế, định hình thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, hội nhập cân bằng với nền kinh tế khu vực và thế giới.
- Hội nhập và tham gia đầy đủ có hiệu quả trong khuôn khổ ASEAN và một bước cơ bản với APEC, ƯTO. Khai thác có hiệu quả các tổ chức tài chính quốc tế.
- Nâng cấp và mở rộng hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, những tuyến nối liên thông với khu vực và quốc tế.
- Hiện đại hoá một bước khu vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, đẩy mạnh xuất khẩu các nông sản có thế mạnh, tạo sức mua và tích luỹ cho khu vực nông thôn.
- Hình thành từng bước cơ cấu công nghiệp đa dạng hợp lý với trình độ công nghệ tương đối tiên tiến, cạnh tranh vững chắc trên thị trường nội địa và thâm nhập mạnh vào thị trường bên ngoài.
- Hiện đại hoá một số ngành dịch vụ quan trọng đạt trình độ tương hợp với khu vực.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách và hiện đại hoá cơ sở vật chất- kỹ thuật của hệ thống giáo dục-đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng tốt.
- Nâng cấp thể chế KH&CN gắn với hiện đại hoá có trọng điểm cơ sở vật chất-kỹ thuật của hệ thống các tổ chức KH&CN, gắn nghiên cứu-đào tạo với ứng dụng trong sản xuất và đời sống; hình thành một năng lực KH&CN quốc gia có khả năng tự tạo công nghệ Việt Nam và hỗ trợ cho việc tiếp thu các thành tựu KH&CN tiên tiến của thế giới.
- Xã hội được tổ chức và phát triển an ninh lành mạnh, người dân được đảm bảo cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại và tiếp cận được với các cơ hội để tự phát triển, có nhiều nét của cuộc sống hiện đại, văn minh, cả ở đô thị và nông thôn. Gắn kết giữa chiến lược phát triển kinh tế -xã hội với chiến lược quốc phòng-an ninh.
- Cải thiện và nâng cấp môi trường sinh thái, đáp ứng tốt nhu cầu của hiện đại, đồng thời duy trì được tính bền vững cho phát triển ở giai đoạn tiếp theo.
- Nâng cấp năng lực điều hành của bộ máy quản lý nhà nước, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập quốc tế.
II. Giai đoạn II (2016-2020)
Nước ta đã hội đủ diều kiện mang tính tiền đề (kết cấu hạ tầng; khung thể chế; đội ngũ cán cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước; hoạt động KH&CN và quản lý doanh nghiệp...) để tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm thực hiện thành công mục tiêu xây dựng thành một nước công nghiệp, và đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế theo chiều sâu, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế đất nước. Trong giai đoạn này sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước dựa chủ yếu trên năng lực tích luỹ và sức nội sinh của mình. Phần dựa vào bên ngoài tuy vẫn quan trọng nhưng mang tính hỗ trợ và trên thế cân bằng, "tuỳ thuộc lẫn nhau".
III. Giai đoạn 2020 – 2025:
Nước ta lúc này cơ bản là một nước công nghiệp. Nội dung bao trùm của giai đoạn này là tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa để xây dựng một nền công nghiệp vững mạnh, có đủ điều kiện cạnh tranh với các nước trong khu vực. Đồng thời tiếp tục hội nhập quốc tế theo chiều sâu, nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế của đất nước. Trong giai đoạn này, sự phát triển của đất nước dựa chủ yếu vào nguồn lực nội sinh của đất nước, phần ngoại sinh mang tính hỗ trợ.
- Phát triển mạnh các ngành công nghiệp mũi nhọn có hàm lượng công nghệ cao, đáp ứng được phần nào nhu cầu trong nước và bước đầu tìm kiếm, thâm nhập thị trường nước ngoài.
- Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Xây dựng được mô hình phát triển thích hợp cho nông nghiệp nông thôn.
- Song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, ta thực hiện xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng vốn và công nghệ, có giá trị cao.
- Tham gia đầy đủ và hiệu quả trong các tổ chức quốc tế : ASEAN, APEC, WTO. Khai thác có hiệu quả các tổ chức tài chính thế giới và vị thế thành viên của các tổ chức của Việt Nam. Khẳng định vị thế và hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.
- Xây dựng “hàng rào kỹ thuật” nhằm bảo vệ và nuôi dưỡng sự phát triển của các ngành công nghiệp non trẻ trong nước và các ngành nông nghiệp.
- Đẩy mạnh hiện đại hóa nghành công nghiệp, đáp ứng nhu cầu nội địa và thâm nhập thị trường thế giới.
- Hiện đại hóa ngành dịch vụ với trình độ tương hợp với khu vực.
- Đẩy mạnh cải cách hệ thống giáo dục – đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước. Thực hiện đưa đào tạo giáo dục của Việt Nam tiến sát tới chuẩn quốc tế, có chỗ đứng trên bản đồ giáo dục thế giới.
- Thực hiện củng cố và nâng cao năng lực tự tạo công nghệ và tiếp thu các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến của thế giới. Tiếp tục nâng cấp thể chế khoa học – công nghệ, gắn nghiên cứu – đào tạo với ứng dụng trong sản xuất và đời sống.
- Phát triển một xã hội an toàn và lành mạnh, hiện đại hội nhập với thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc truyền thống văn hóa của người Việt Nam.
- Đảm bảo các nhu cầu cơ bản và việc tiếp cận được các cơ hội tự phát triển của người dân.
- Phát triển đồng bộ cả ở khu vực thành thị và nông thôn.
- Tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và vị thế mới của Việt Nam.
- Chú trọng nâng cấp chất lượng môi trường sinh thái, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo tính phát triển bền vững.
- Bảo vệ vững chắc tổ quốc và giữ vững an ninh quốc gia. Kịp thời phân tích động thái an ninh trong nước và khu vực để chủ động ứng phó. Xây dựng quân đội mạnh và hiện đại quốc phòng, đảm bảo an ninh đất nước và sẵn sàng tham gia thực hiện các nhiệm vụ quốc tế trong vị thế mới của quốc gia (VD: hiện nay Việt Nam là thành viên … của liên hợp quốc có thể phải điều động quân đội tham gia gìn giữ hòa bình và thực hiện các nhiệm vụ quốc tế)
IV. Giai đoạn 2025-2030:
Trong giai đoạn trước đất nước ta đã chuẩn bị tốt những điều kiện nền tảng như: kết cấu hạ tầng; khung thể chế; đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước; hoạt động khoa học và công nghệ và quản lý doanh nghiệp; quan hệ sản xuất đã được hoàn thiện; lực lượng sản xuất phát triển với cơ cấu hợp lý; lực lượng lao động đã có trình độ cao và đáp ứng được với yêu cầu của công việc ngày càng áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ.
Giai đoạn 2025 – 2030 là giai đoạn quan trọng có tính đột phá để tạo nên bước nhảy vọt đưa nước ta thành một nước công nghiệp hiện đại.
Sự phát triển kinh tế xã hội vẫn dựa chủ yếu vào năng lực tích luỹ và sức mạnh nội sinh của chính mình, đặc biệt phải tăng cao tỷ lệ đầu tư trong thu nhập quốc dân. Do vậy, trong giai đoạn này cần tăng nhanh nguồn vốn đầu tư trong nước, thu hút tối đa nguồn vốn nước ngoài; tăng cường sự đóng góp của khoa học công nghệ vào trong nông nghiệp và công nghiệp; công nghiệp luôn giữ vai trò là đầu tàu, có tốc độ tăng trưởng nhanh, đem lại lợi nhuận lớn, kích thích phát triển khu vực đô thị và các lĩnh vực dịch vụ.
Những định hướng giải pháp chiến lược trong giai đoạn này như sau:
1. Phát triển kinh tế:
- Tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất: đảm bảo sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Thành phần kinh tế Nhà nước cần tiếp tục tự hoàn thiện mình đảm bảo vai trò chủ đạo dẫn dắt và hướng phát triển nền kinh tế theo mục tiêu phát triển chung của đất nước.
- Đảm bảo phát triển lực lượng sản xuất theo cơ cấu hợp lý nhằm tận dụng các lợi thế…
- Tiến tới hoàn thiện “hàng rào kỹ thuật” để nuôi dưỡng và bảo vệ sự phát triển của các ngành non trẻ của đất nước, bảo vệ người tiêu dùng và người sản xuất trong nước.
- Bước đầu hoàn thiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Nông nghiệp – nông thôn. Phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo mô hình thích hợp, đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Giải quyết yêu cầu việc làm.
+ Ổn định và nâng cao mức thu nhập cho người dân.
+ Giảm việc di dân tự do từ nông thôn ra các đô thị.
+ Đảm bảo sự ổn định của xã hội.
+ Khai thác hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.
- Hiện đại hóa Công nghiệp đảm bảo giữ củng cố vững chắc vị trí cạnh tranh trong thị trường nội địa và thị trường truyền thống ở nước ngoài, dần dần khẳng định vị trí trong các thị trường mới. Đặc biệt, các ngành Công nghiệp có hàm lượng công nghệ và chất xám cao được phát triển mạnh, đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu trong nước và thâm nhập thành công một số thị trường nước ngoài.
- Tiếp tục xuất khẩu các sản phẩm Nông nghiệp để tạo tích lũy cho phát triển khu vực nông thôn. Đồng thời tăng cường xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp có giá trị thương phẩm và hàm lượng công nghệ cao.
2. Phát triển văn hóa – xã hội:
Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong thời kỳ chiến lược vì con người luôn luôn đóng vai trò là trung tâm và có vị trí quan trọng nhất trong quá trình phát triển. Chất lượng của giáo dục đào tạo sẽ quyết định đến chất lượng của nguồn nhân lực
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả và chất lượng các Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Giải quyết vấn đề việc làm.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương, phân phối thu nhập và các phúc lợi xã hội.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững và đồng bộ cả ở khu vực nông thôn và thành thị.
- Tiếp tục tăng cường và mở rộng dân chủ.
- Giữ vững và phát huy các truyền thống dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa.
- Tiếp thu các tiến bộ, tinh hoa của văn hóa thế giới mà vẫn đảm bảo bản sắc văn hóa người Việt.
3. Phát triển giáo dục – đào tạo – khoa học – công nghệ:
- Thực hiện hoàn thiện cải cách hệ thống giáo dục để đáp ứng nhu cầu có lao động chất lượng cao.
- Xây dựng mô hình giáo dục tiên tiến có chất lượng cao.
- Tạo chỗ đứng trong hệ thống giáo dục quốc tế, tiến tới xuất khẩu tại chỗ hoạt động giáo dục.
- Gắn kết nghiên cứu với đào tạo, kết nối mạng giữa các cơ sở nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc tạo thành mạng lưới nghiên cứu hỗ trợ.
4. Phát triển nguồn nhân lực:
Phát triển nguồn nhân lực theo chiều sâu tức là nguồn nhân lực cần có phẩm chất cao về kỹ năng và phong cách nhằm đáp ứng được tốt yêu cầu của công nghiệp hoá, của tiến trình chuyển dịch cơ cấu và hội nhập quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng khi Việt Nam lựa chọn mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hoá theo phương thức rút ngắn “đi tắt, đón đầu”
- Trong giai đoạn này, để trở thành một nước công nghiệp hiện đại, đội ngũ lao động cần có một trình độ cao. Không những đảm bảo về kỹ năng mà còn phải đảm bảo cả về tác phong làm việc.
- Cần bồi dưỡng những lao động có chất lượng cao, có chính sách thu hút và giữ chân những lao động này để tránh bị “chảy máu chất xám”.
- Thực hiện chủ trương phát triển con người thời đại mới. Cải thiện và phát triển giống nòi cả về thể lực và trí lực.
5. Bảo vệ tổ quốc và giữ vững an ninh quốc gia
-Phân tích kịp thời động thái an ninh trong khu vực để kịp thời ứng phó
-Xác định rõ quan điểm kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ quốc phòng an ninh.
-Định hình chiến lược đối tác để vừa phát triển kinh tế vừa đóng góp cho an ninh quốc phòng.
-Xây dựng quân đội mạnh và hiện đại cho quốc phòng
Như ta đã hình dung, viễn cảnh của thế giới những năm 2025 - 2030 là một thế giới hiện đại hơn, tiến bộ của khoa học công nghệ được áp dụng vào trong mọi mặt đa dạng của cuộc sống, sự hội nhập và toàn cầu hoá là dĩ nhiên nhưng kéo theo đó là sự cạnh tranh giữa các quốc gia cũng ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt hơn. Để đất nước Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì khâu đột phá và mấu chốt nhất là vận hành tốt thể chế kinh tế - hành chính - pháp lý; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực con người để từ đó phát huy tối đa nguồn nội lực sẵn có, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chủ động hội nhập quốc tế diễn ra thật sự hiệu quả.
KẾT LUẬN
Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế với tốc độ mãnh liệt và bao trùm tất cả các hoạt động từ kinh tế, chính trị, KH&CN, xã hội, văn hoá và môi trường hiện nay, những diễn biến trên thế giới chiếm một vị trí quan trọng, có ảnh hưởng mang tính toàn diện đến quá trình phát triển của mỗi quốc gia với những thách thức và cơ hội mới. Trong bối cảnh phức tạp, biến động khôn lường và khó dự báo của thế giới trong những thập niên tới, một Chiến lược phát triển hiệu quả là phải huy động được tối đa năng lực đổi mới của tư duy, xây dựng được bản lĩnh và khả năng thích nghi, nhằm đạt được những mục tiêu trên cơ sở phát triển bền vững.
KH&CN cùng với giáo dục- đào tạo đang trở thành yếu tố nòng cốt tạo nên chất lượng của nguồn nhân lực, góp phần quan trọng vào năng lực cạnh tranh kinh tế và bản lĩnh phát triển của dân tộc.
Hơn 10 năm qua, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn về phát triển KT-XH, tạo ra tiền đề cần thiết để bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, hình thành quan điềm xuất phát mới cho quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, có thể nhận xét rằng những thành tựu đó còn dựa chủ yếu vào quá trình đổi mới theo bề rộng; khai thác tài nguyên thiên nhiên, và lợi thế giá nhân công rẻ, mà chưa tạo được các yếu tố nuôi dưỡng sự tăng trưởng kinh tế lâu dài và quá trình phát triển bền vững dựa trên KH&CN; chưa phát huy tối đa lợi thế so sánh của đất nước là nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trí tuệ trong thời cơ cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Về hình ảnh tổng quát xã hội Việt Nam năm 2030, Việt Nam bắt buộc phải phát triển nhanh, đủ sức hội nhập vào quỹ đạo phát triển chung của thế giới hiện đại và khẳng định được vị thế xưng đáng của mình trong khu vực trong vòng vài năm tới. Có một niềm tin rằng Việt Nam có những điều kiện và khả năng để đạt được mục tiêu đó.
Từ nay đến năm 2030, các giai đoạn CNH-HĐH đất nước được phân như sau:
Giai đoạn I (2007-2013/2015)
Giai đoạn II (2016-2020)
Giai đoạn III (2020-2025)
Giai đoạn IV (2025-2030)
Mỗi giai đoạn đều có các đặc điểm riêng, các nội dung chủ yếu nhằm góp phần thực hiện được mục tiêu đã đề ra vào năm 2030.
Các định hướng giải pháp chiến lược được đưa ra nhằm vượt qua khó khăn hiện tại, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện quá trình CNH-HĐH đất nước.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
1
Phần một
Bối cảnh trong nước và quốc tế. Những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển đất nước đến năm 2030
2
I
Bối cảnh trong nước và quốc tế trong giai đoạn hiện nay
2
1
Bối cảnh trong nước
2
2
Bối cảnh quốc tế
4
II
Bối cảnh quốc tế và khu vực trong những thập niên tới
4
1
Phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo
4
2
Triển vọng kinh tế thế giới
5
3
Bối cảnh chính trị - an ninh quốc tế
7
4
Các vấn đề xã hội
8
Phần hai
Hình ảnh Việt Nam năm 2030. Các quan điểm phát triển
9
I
Dự báo dân số Việt Nam năm 2030
9
II
Các quan điểm phát triển
9
III
Phác họa hình ảnh Việt Nam năm 2030
10
III.1
Các đặc trưng của xã hội Việt Nam năm 2030
10
III.2
Mục tiêu kinh tế tổng quát năm 2030
10
1
Một số chỉ tiểu kinh tế định lượng
10
2
Về chất lượng cơ cầu của nền kinh tế
11
III.3
Mục tiêu văn hóa – xã hội
12
1
Mục tiêu tổng quát
12
2
Một số mục tiêu văn hóa – xã hội cụ thể
12
3
Mục tiêu môi trường sinh thái
13
4
Mục tiêu hòa bình, an ninh và chủ quyền quốc gia
14
Phần ba
Phân đoạn chiến lược đến năm 2030. Những định hướng giải pháp chiến lược
14
I
Giai đoạn 2007 – 2013,2015
14
II
Giai đoạn 2016 – 2020
15
III
Giai đoạn 2020 – 2025
15
IV
Giai đoạn 2025 - 2030
16
KẾT LUẬN
19
MỤC LỤC
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
1. Giáo trình Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, NXB Thống kê, Hà Nội 2005, PGS.TS Lê Huy Đức.
2. Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Lao động-xã hội, Hà Nội 2006, GS.TS. Vũ Thị Ngọc Phùng.
3. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010, Thủ tướng chính phủ phê duyệt, Hà Nội 7/2006.
4. Niên giám thống kê 2005,2006
5. Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam ( Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), Hà Nội, tháng 8/2004
Báo và tạp chí:
Kinh tế 2006-2007 Việt Nam và thế giới, thời báo kinh tế Việt Nam, GS. Trần Phương.
Kinh tế Việt Nam 2001; 2002; 2003; 2004; 2005. Viện quản lý kinh tế trung ương.
CIEM – Trung tâm thông tin - Tư liệu
Website:
1.
2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 67857.DOC