Đề tài Dự báo quỹ đạo bão trên Biển Đông bằng phương pháp tổ hợp theo trọng số
Tóm tắt.
Bài báo này trình bày kết quả áp dụng phương pháp tổ hợp theo trọng số để dự báo quỹ đạo bão trên Biển Đông. Kết quả dự báo của các mô hình RAMS, WRF, ETA, HRM và MM5 cho các mùa bão từ 2004 đến 2008 được sử dụng để xây dựng các phương trình dự báo tổ hợp. Nhóm nghiên cứu đã xây dựng được các phương trình dự báo tổ hợp tối ưu với 3, 4 và 5 mô hình cho dự báo quỹ đạo bão trên khu vực Biển Đông. Các phương trình trên đã được kiểm nghiệm trên dãy số liệu phụ thuộc và độc lập.
ĐỀ TÀI: Dự báo quỹ đạo bão trên Biển Đông bằng phương pháp tổ hợp theo trọng số
Kết quả đánh giá cho thấy dự báo quỹ đạo bão ở trên khu vực Biển Đông bằng phương pháp tổ hợp theo trọng số cho dự báo quỹ đạo tốt nhất khi sử dụng tổ hợp 3 mô hình. Đối với dự báo 1 ngày nên chọn tổ hợp HRM-MM5-RAMS, trong khi đó dự báo 2 đến 3 ngày thì dự báo tổ hợp 3 mô hình HRM-WRF-RAMS là phù hợp nhất. Kết qủa nghiên cứu có thể đóng góp những thông tin hữu ích cho mục tiêu nghiên cứu và dự báo bão trên khu vực Biển Đông.
6 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Dự báo quỹ đạo bão trên Biển Đông bằng phương pháp tổ hợp theo trọng số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 457‐462
457
_______
Dự báo quỹ đạo bão trên Biển Đông bằng phương pháp
tổ hợp theo trọng số
Trần Tân Tiến*, Công Thanh, Nguyễn Thị Hoàng Anh
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN,
334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 11 tháng 8 năm 2010
Tóm tắt. Bài báo này trình bày kết quả áp dụng phương pháp tổ hợp theo trọng số để dự báo quỹ
đạo bão trên Biển Đông. Kết qủa dự báo của các mô hình RAMS, WRF, ETA, HRM và MM5 cho
các mùa bão từ 2004 đến 2008 được sử dụng để xây dựng các phương trình dự báo tổ hợp. Nhóm
nghiên cứu đã xây dựng được các phương trình dự báo tổ hợp tối ưu với 3, 4 và 5 mô hình cho dự
báo quỹ đạo bão trên khu vực Biển Đông. Các phương trình trên đã được kiểm nghiệm trên dãy số
liệu phụ thuộc và độc lập. Kết quả đánh giá cho thấy dự báo quỹ đạo bão ở trên khu vực Biển
Đông bằng phương pháp tổ hợp theo trọng số cho dự báo quỹ đạo tốt nhất khi sử dụng tổ hợp 3 mô
hình. Đối với dự báo 1 ngày nên chọn tổ hợp HRM-MM5-RAMS, trong khi đó dự báo 2 đến 3
ngày thì dự báo tổ hợp 3 mô hình HRM-WRF-RAMS là phù hợp nhất. Kết qủa nghiên cứu có thể
đóng góp những thông tin hữu ích cho mục tiêu nghiên cứu và dự báo bão trên khu vực Biển Đông.
1. Giới thiệu∗
Gần đây phương pháp dự báo tổ hợp
(DBTH) được phát triển rất nhanh trên thế giới.
Bản chất của dự báo tổ hợp là sử dụng kết quả
từ nhiều dự báo thành phần khác nhau để đưa ra
một kết quả có sai số nhỏ nhất. Các phương
pháp DBTH có thể được chia thành 3 nhóm
chính như sau: Nhóm I: Sử dụng tập hợp kết
quả dự báo từ một mô hình số với các điều kiện
ban đầu khác nhau. Nhóm II: Sử dụng cùng một
số liệu đầu vào nhưng mô hình dự báo thì khác
nhau. Phương pháp này được gọi là tạo nhiễu
mô hình. Nhóm III: Sử dụng các kết quả của
các mô hình khác nhau với số liệu đầu vào khác
nhau. Phương pháp này còn được gọi là phương
pháp đa hệ (multisystem) hay là siêu tổ hợp
(superensemble). Phuơng pháp đa hệ này nắm
bắt được độ không xác định của cả số liệu ban
đầu lẫn của các mô hình dự báo và do đó nó cho
kết quả tốt hơn. Phần hiệu chỉnh thống kê các
sai số hệ thống được thực hiện bằng phương
pháp hồi qui, ví dụ như phương pháp được đề
xuất bởi Krishnamurti và CS (2000) giúp tăng
thêm hiệu quả của phương pháp. Ngoài các
phương pháp nói trên, phương pháp DBTH tính
trọng số theo phương sai của sai số cũng được
sử dụng rộng rãi. Ưu điểm của phương pháp là
chọn ra những mô hình có độ tán của sai số nhỏ
thì có trọng số lớn.
∗ Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-37847551.
E-mail: tientt@vnu.edu.vn
T.T. Tiến và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 457‐462 458
2. Cơ sở lý thuyết tính trọng số theo phương
sai của sai số
Công thức tính trọng số:
∑
=
+=
N
j
jjth CFwF
1
(1)
trong đó: C là số hạng tự do
Wj: các hệ số hồi quy (trọng số của từng dự
báo thành phần)
∑
=
−
−
= N
k
k
j
jw
1
2
2
σ
σ
(2)
trong đó: jσ là phương sai của sai số các dự
báo thành phần
Phải bảo đảm rằng tỷ trọng của từng dự
báo thành phần tỷ lệ nghịch với phương sai của
sai số tương ứng và tổng tỷ trọng bằng 1.
3. Xây dựng cấu hình miền tính cho các mô
hình
Các mô hình sử dụng áp dụng vào điều
kiện Việt Nam chúng tôi chọn tâm chiếu tại
150N và 108.50E. Độ phân giải ngang có kích
thước bước lưới 28 km cho miền dự báo gồm
161 x 161 điểm lưới theo phương ngang, tạo ra
miền tính có kích thước 4508 x 4508 km2.
4. Tập số liệu nghiên cứu
Tổng số cơn bão và áp thấp nhiệt đới được
đưa vào nghiên cứu là 51 trong 5 mùa bão từ
năm 2004 đến năm 2008. Thông tin thực về các
cơn bão này được lấy từ trang web lưu trữ dữ
liệu về bão của Hoa Kỳ:
Tập số liệu được nghiên cứu là kết quả dự
báo tâm bão (kinh độ và vĩ độ) của các mô hình
tại các thời hạn dự báo cách nhau 6h một. Số
trường hợp tham gia tính toán của mỗi một mô
hình ứng với từng thời điểm dự báo được liệt
kê theo bảng 1:
Bảng 1. Số trường hợp tính toán của các mô hình
Hạn DB
Mô hình 6h 12h 18h 24h 30h 36h 42h 48h 54h 60h 66h 72h
HRM 658 631 601 570 536 498 459 420 379 338 300 267
WRF 728 710 675 646 609 570 533 497 449 413 375 338
ETA 774 742 710 676 639 601 565 525 481 439 398 357
MM5 397 381 364 346 328 306 284 261 238 216 193 171
RAMS 715 686 659 629 598 565 527 490 448 406 368 327
Tập số liệu trên được chia thành 2 tập số
liệu: tập số liệu phụ thuộc (bảng 2) và tập số
liệu độc (bảng 3). Trong đó chuỗi số liệu phụ
thuộc là kết quả dự báo quĩ đạo bão của các mô
hình thành phần trong các năm 2004 (cơn Chan
Thu), 2005 (cơn Kai-Tak) và 2006 (cơn
Durian). Số liệu các cơn bão 2009 được sử
dụng để kiểm chứng công nghệ dự báo trong
điều kiện nghiệp vụ.
Bảng 2. Số trường hợp tính toán của các mô hình trong bộ số liệu phụ thuộc
Hạn DB
Mô hình 6h 12h 18h 24h 30h 36h 42h 48h 54h 60h 66h 72h
HRM 611 584 554 523 489 454 416 380 344 306 272 242
WRF 681 664 630 602 566 530 492 459 413 381 344 310
ETA 725 695 664 630 593 555 520 482 441 402 364 326
MM5 381 365 349 332 315 294 273 250 228 207 185 164
RAMS 670 642 615 585 556 524 488 454 414 375 340 302
T.T. Tiến và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 457‐462 459
Bảng 3. Số trường hợp tính toán của các mô hình trong bộ số liệu độc lập
Hạn DB
Mô hình 6h 12h 18h 24h 30h 36h 42h 48h 54h 60h 66h 72h
HRM 47 47 47 47 47 44 43 40 35 32 28 25
WRF 47 46 45 44 43 40 41 38 36 32 31 28
ETA 49 47 46 46 46 46 45 43 40 37 34 31
MM5 16 16 15 14 13 12 11 11 10 9 8 7
RAMS 45 44 44 44 42 41 39 36 34 31 28 25
5. Dự báo tổ hợp quỹ đạo bão
Để thuận tiện các mô hình HRM, WRF,
ETA, MM5 và RAMS ký hiệu tương ứng là (1),
(2), (3), (4), (5) trong tổ hợp. Đã xây dựng các
tổ hợp 3, 4 và 5 mô hình. Như vậy có tất cả 16
trường hợp, cụ thể là: 10 trường hợp tổ hợp 3
mô hình, 5 trường hợp tổ hợp 4 mô hình và 1
trường hợp tổ hợp 5 mô hình.
Phương pháp tính trọng số từng mô hình áp
dụng theo công thức (2) cho từng hạn dự báo
và cho riêng từng thành phần kinh độ và vĩ độ.
Dung lượng mẫu tính toán thông thường giảm
khi tăng thời hạn dự báo hoặc số mô hình trong
tổ hợp tăng lên. Số mẫu ít nhất thuộc về tổ hợp
5 mô hình là 107 ở thời hạn dự báo 72h.
Kết quả tính sai số trung bình dự báo
khoảng cách tâm bão trên bộ số liệu phụ thuộc
và độc lập cho các tổ hợp được trình bày trên
các hình 1, 2 và 3.
0
50
100
150
200
250
300
6 12 18 24 30 36 42 48 54 60 66 72
(1) – (2) – (3)
(1) – (2) – (4)
(1) – (2) – (5)
(1) – (3) – (4)
(1) – (3) – (5)
(1) – (4) – (5)
0
100
200
300
400
500
600
6 12 18 24 30 36 42 48 54 60 66 72
(1) – (2) – (3)
(1) – (2) – (4)
(1) – (2) – (5)
(1) – (3) – (4)
(1) – (3) – (5)
(1) – (4) – (5)
(a) (b)
Hình 1. Sai số khoảng cách (km) của các tổ hợp 3 mô hình trên tập số mẫu phụ thuộc (a)
và tập số mẫu độc lập (b)
Từ Hình 1 ta nhận thấy sai số khoảng cách
của tổ hợp HRM-MM5-RAMS trên tập số mẫu
phụ thuộc nhỏ nhất. Dựa vào các sai số khoảng
cách này có thể đưa ra kết luận: Các tổ hợp mô
hình có thể cho kết quả tốt hơn cả là HRM-
ETA-MM5 thời hạn dự báo từ 0h đến 18h và từ
18h đến 36h và HRM-MM5-RAMS thời hạn dự
báo từ 6h đến 18h. Ngoài ra cũng có thể tham
khảo các tổ hợp HRM-WRF-MM5 và HRM-
WRF-RAMS tương ứng với các thời hạn dự
báo 36h-48h, 48h-66h.
T.T. Tiến và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 457‐462 460
0
50
100
150
200
250
300
6 12 18 24 30 36 42 48 54 60 66 72
(1) – (2) – (3) – (4)
(1) – (2) – (3) – (5)
(1) – (2) – (4) – (5)
(1) – (3) – (4) – (5)
0
100
200
300
400
500
600
6 12 18 24 30 36 42 48 54 60 66 72
(1) – (2) – (3) – (4)
(1) – (2) – (3) – (5)
(1) – (2) – (4) – (5)
(1) – (3) – (4) – (5)
(a) (b)
Hình 2. Sai số khoảng cách (km) của các tổ hợp 4 mô hình trên tập số mẫu phụ thuộc (a) và tập số mẫu độc lập
(b).
Từ Hình 2 ta nhận thấy sai số khoảng cách của
tổ hợp HRM-WRF-MM5-RAMS trên tập số
mẫu phụ thuộc nhỏ nhất. Dựa vào các sai số
khoảng cách này cho thấy: các tổ hợp mô hình
có thể cho kết quả tốt là HRM-WRF-MM5-
RAMS từ thời hạn dự báo 24h đến 36h và
HRM-ETA-MM5-RAMS từ thời hạn dự báo
6h-18h.
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
6 12 18 24 30 36 42 48 54 60 66 72
(1) – (2) – (3) – (4) – (5)
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
6 12 18 24 30 36 42 48 54 60 66 72
(1) – (2) – (3) – (4) – (5)
(a) (b)
Hình 3. Sai số khoảng cách (km) của tổ hợp 5 mô hình trên tập số mẫu phụ thuộc (a) và tập số mẫu độc lập (b)
Từ hình 3 nhận thấy sai số khoảng cách trên
tập số liệu độc lập tăng mạnh từ sau 48h. Vì vậy
với tổ hợp 5 mô hình ta chỉ nên sử dụng kết quả
dự báo trong vòng 48h đầu.
So sánh kết quả nghiên cứu tổ hợp này với
kết quả siêu tổ hợp [3] cho thấy: trong 24 giờ
đầu sai số của 2 phương pháp là tương đương,
sau 24 giờ phương pháp siêu tổ hợp cho kết quả
tốt hơn.
Theo kết quả nghiên cứu về tính độc lập
của kinh độ và vĩ độ tâm bão cho thấy phương
án tổ hợp vô hướng (từng thành phần riêng biệt)
T.T. Tiến và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 457‐462 461
và phương pháp tối ưu hoá thống kê nhiều
chiều [3], với hạn dự báo 48 giờ các kết quả
tương đương nhau, với hạn dự báo trên 48 giờ
thì cần tổ hợp theo phương pháp tối ưu hoá
thống kê nhiều chiều.
Từ kết quả nghiên cứu tổ hợp các mô hình,
ta có thể chọn ra các tổ hợp cho dự báo tốt nên
sử dụng trong thực tế (Bảng 4)
Bảng 4. Bảng tổng kết các phương án cho kết quả dự báo tốt nhất trong các tổ hợp
Tổ hợp Thời gian dự báo
HRM-MM5-RAMS T≤18
HRM-ETA-MM5 T≤36
HRM-WRF-MM5 36≤T≤48 3 mô hình
HRM-WRF-RAMS 48≤T≤66
HRM-WRF-MM5-RAMS 24≤T≤36 4 mô hình HRM-ETA-MM5-RAMS T≤18
5 mô hình HRM-WRF-ETA-MM5-RAMS T≤48
6. Kết luận
Dự báo quỹ đạo bão bằng phương pháp tổ
hợp với trọng số của từng mô hình tỷ lệ nghịch
với phương sai của sai số mô hình đó cho kết
quả dự báo tốt hơn từng mô hình tham gia tổ
hợp.
Nên chọn tổ hợp 3 mô hình là kinh tế nhất.
Đối với dự báo 1 ngày nên chọn tổ hợp HRM-
MM5-RAMS, dự báo 2 đến 3 ngày nên chọn
HRM-WRF-RAMS.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Chi Mai, Thử nghiệm dự báo tổ hợp cho
quỹ đạo bão bằng phương pháp thống kê từ dự
báo của các Trung tâm quốc tế, Tạp chí KTTV 3
(2004) 519.
[2] Trần Tân Tiến, Nguyễn Đăng Quế, Xử lý số liệu
khí tượng và dự báo thời tiết bằng phương pháp
Thống kê Vật lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2002.
[3] Trần Tân Tiến, Báo cáo tổng kết đề tài “Xây
dựng công nghệ dự báo liên hoàn bão, nước
dâng và sóng ở Việt Nam bằng mô hình số với
thời gian dự báo trước 3 ngày”, MS: KC.08.05/
06-10.
[4] Trần Tân Tiến và nnk, Dự báo quỹ đạo bão trên
biển Đông bằng phương pháp siêu tổ hợp, Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và
Công nghệ 25, Số 3S (2009) 517.
[5] R.Sakai, H.Mino, M.Nagata; Verification of
tropical cyclone Prediction of the new
Numerical Models at JMA, March 2002.
Forecasting hurricane track over Eastern sea of Vietnam using
weighted ensemble method
Tran Tan Tien, Cong Thanh, Nguyen Thi Hoang Anh
Faculty of Hydro-Meteorology & Oceanography, Hanoi University of Science, VNU,
334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam
This paper presents the result of the application of weighted ensemble method for predicting
hurricane track over eastern sea of Vietnam. Products from mesoscale models, such as RAMS, WRF,
T.T. Tiến và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 26, Số 3S (2010) 457‐462 462
ETA, HRM, and MM5 during 5 huricane seasons from 2004 to 2008, were used to develop forecast
equations. Authors have developed optimal ensemble forecasting equations based on forecast products
of 3, 4, and 5 models for predicting hurricane over eastern sea. These equations were verified using
both the dependent and independent datasets. The results showed that prediction of hurricane track in
this area is the best when using ensemble forecasting equation based on 3 models. For 1-day forecast,
ensemble of three models including HRM, MM5 and RAMS is the best. However, for 2 and 3-days
forecasts, ensemble of HRM-MM5-RAMS seems to be a better choice. The results of this study are
intended to add to the body of knowledge concerning the application of the ensemble prediction for
predicting hurricane over eastern sea of Vietnam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22) Tien, Thanh, Hoang Anh_457-462(6tr)(1).pdf