Đề tài Du lịch sinh thái – Lý luận và thực tiễn ở vườn quốc gia Tràm Chim

Như đã phân tích ở trên, những hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động tại VQG Tràm Chim là một trong những trở ngại khá lớn trong quá trình phát triển du lịch sinh thái. Chính vì thế để khắc phục được khó khăn này, việc đào tạo một cách có hệ thống đối với các nhà quản lý và lực lượng lao động là một vấn đề quan trọng. Việc đào tạo nguồn nhân lực cụ thể như sau: Một là, cần tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý và văn hoá kinh doanh du lịch cho tất cả đội ngũ lao động đang làm việc tại các khu du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch. Điều này đặc biệt cần thiết với những người làm nhiệm vụ quản lý từ bộ phận lên tới chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, giám đốc kinh doanh, sự bổ sung kiến thức này chỉ có lợi cho đội ngũ các nhà quản lý về du lịch. Hai là, cần phải thực hiện đào tạo tại chỗ và đào tạo lại về nghiệp vụ và kĩ năng chuyên môn, ngoại ngữ cho đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch. Việc đào tạo tại chỗ và đào tạo lại có thể thực hiện bằng những hình thức như :những người giỏi truyền nghề cho người mới, người chưa có kinh nghiệm trong từng công việc cụ thể sao cho thành thạo dần; cũng có thể mời giảng viên về du lịch, kinh doanh dịch vụ về giảng dạy tại các lớp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ và kĩ năng tại chỗ.Các lớp này cần được tổ chức linh hoạt để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ.Nội dung bồi dưỡng phải thiết thực và cập nhật cả kĩ năng nghiệp vụ trang thiết bị. Riêng đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở kinh doanh du lịch phải hướng tới việc đào tạo và sử dụng nhân lực lâu dài để có kế hoạch đầu tư và cho cá nhân tự đầu tư thời gian học ngoại ngữ .

doc35 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Du lịch sinh thái – Lý luận và thực tiễn ở vườn quốc gia Tràm Chim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường. - Du lịch sinh thái hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự nhiên và văn hoá-xã hội. - Du lịch sinh thái có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên bằng cách : Các hoạt động của du lịch sinh thái đã tạo ra những lợi ích về kinh tế cho địa phương, các tổ chức và chủ thể quản lý với mục đích bảo tồn các khu tự nhiên đó. Tạo ra các cơ hội để tăng việc làm và tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương. Tăng cường nhận thức của cả khách du lịch và người dân địa phương, nhấn mạnh cho họ thấy sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hoá. 3. Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái: Mọi hoạt động phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đều được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá, lịch sử kèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ.Kết quả của quá trình khai thác đó là sự hình thành những sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Du lịch sinh thái là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung, bao gồm : -Tính đa ngành: thể hiện ở đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch.Vi dụ như: sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tậng và các dịch vụ kèm theo,… -Tính đa thành phần: biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, cá tổ chúc chính phủ và phi chính phủ, các tổ chúc tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch. -Tính đa mục tiêu: biểu hiện ở lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng giao lưu văn hoá, kinh tế và nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội. -Tính liên vùng: biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể các điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau. -Tính mùa vụ: biểu hiện thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theo mùa… (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí…(theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm). -Tính chi phí: biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch là để hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải mục đích kiếm tiền. -Tính xã hội hoá: biểu hiện ở việc thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội tham gia vào hoạt động du lịch. Bên cạch các đặc trưng của ngành du lịch nói chung, du lịch sinh thái cũng có những đặc trưng riêng, đó là: -Tính giáo dục cao về môi trường: du lịch sinh thái hướng cho con người tiếp cận gần với những nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Để khắc phục tính gây áp lực lớn đối với môi trường do hoạt động du lịch gây lên, du lịch sinh thái đã được xem như là chiếc chìa khoá nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường. -Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên và duy trì tính đa dạng sinh học: bên cạnh việc có tác dụng giáo dục con người có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, hoạt động du lịch sinh thái còn góp phần thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. -Thu hút sự tham gia của các cộng đồng địa phương: Phát triển du lịch sinh thái hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đa dạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia của cộng đồng địa phương tại khu vực đó, bởi vì hơn ai hết chính những người dân địa phương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình. Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng. II. Điều kiện và nguyên tắc cơ bản của hoạt động phát triển du lịch sinh thái: 1. Các điều kiện để phát triển du lịch sinh thái: - Điều kiện đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái: là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.Có lẽ chính vì điều này mà hoạt động du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn tự nhiên, đặc biệt ở các vườn quốc gia, nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã. Nhưng điều này cũng không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình du lịch sinh thái phát triển ở những vùng nông thôn hoặc các trang trại điển hình. - Điều kiện thứ hai, cần chú ý: Để đảm bảo khả năng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho khách du lịch, người hướng dẫn viên cần phải có trình độ ngoại ngữ giỏi và nắm vững tốt những kiến thức về đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng . Người điều hành cần phải có sự tôn trọng nguyên tắc, có sự cộng tác chặt chẽ với các nhà quản lý, các khu bảo tồn tự nhiên và cộng đồng địa phương nhằm góp phần tích cực vào việc bảo vệ các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực một cách lâu dài, tạo việc làm và cải thiện cuộc sống cộng đồng địa phương. - Điều kiện thứ ba : để hạn chế tác động động tiêu cực của hoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, du lịch sinh thái phải được tổ chức có sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về ''sức chứa''. Khái niệm ''sức chứa'' được hiểu từ năm khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý học, xã hội và tổ chức. Về góc độ vật lý: sức chứa ở đây được hiểu là số lượng khách du lịch tối đa mà khu vực có thể tiếp nhận. Về khía cạnh sinh học: sức chứa ở đây là lượng khách tối đa mà nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của bản thân du khách và do tiện nghi mà họ sử dụng gây ra. Về khía cạnh tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá du khách cảm thấy hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác hay nói một cách khác mức độ thoả mãn của du khách bị giảm xuống dưới mức bình thường do tình trạng quá tải. Về khía cạnh xã hội, sức chứa văn hoá xã hội là giới hạn mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động khác du lịch đến đời sống văn hoá - xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực. Về khía cạnh tổ chức, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ. 2. Những nguyên tắc chính trong phát triển du lịch sinh thái: - Giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường tự nhiên, qua đó tạo ý thức tham gia của khách du lịch vào các nỗ lực bảo tồn. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái , tạo sự khác biệt rõ ràng giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác.Du khách khi rời khỏi nơi mình đến tham quan sẽ phải có được những hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hoá bản địa. Với những hiểu biết đó , thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi và sẽ thể hiện bằng những hành động tích cực trong việc bảo tồn và phát triển những giá trị của môi trường tự nhiên và văn hoá bản địa ở khu vực mà du khách đặt chân đến. - Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên. Cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, hoạt động du lịch sinh thái tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên.Nếu như đối với những loại hình du lịch khác, vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái chưa phải là những ưu tiên hàng đầu thì ngược lại, du lịch sinh thái coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng vì: Việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái chính là mục tiêu hoạt động của du lịch sinh thái. Sự tồn tại của du lịch sinh thái gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình. Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch sinh thái. Với nguyên tắc này mọi hoạt động du lịch sinh thái sẽ phải được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu tác động tới môi trường, đồng thời một phần thu nhập từ hoạt động du lịch sinh thái sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các hệ sinh thái. - Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng : đây là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt động du lịch sinh thái bởi các giá trị về văn hoá bản địa là một bộ phận không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên đối với một hệ sinh thái cụ thể.Việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng có ý nghĩa quan trọng và cũng là một nguyên tắc hoạt động không thể thiếu trong phát triển du lịch sinh thái. - Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương: Đây không chỉ là nguyên tắc mà nó còn là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái. Nếu như các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động du lịch đều thuộc về các công ty thì ngược lại du lịch sinh thái sẽ dành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình đóng góp cải thiện môi trường, nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương. Ngoài ra , du lịch sinh thái luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động của mình. Cộng đồng người dân địa phương có thể tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái như làm hướng dẫn viên, đảm nhiệm chỗ nghỉ cho khách, cung ứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm ... Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc giảm sức ép của cộng động sống trong và ở lân cận các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên lên môi trường và sinh học.Vì lúc đó cuộc sống của người dân sẽ ít bị phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời họ sẽ nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái . Sức ép của cộng đồng đối với môi trường vốn đã tồn tại từ bao đời nay sẽ giảm đi và chính cộng đồng địa phương sẽ là những người chủ thực sự , người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa nơi diễn ra hoạt động du lịch sinh thái. III. Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tràm Chim: 1. Đôi nét về vườn quốc gia Tràm Chim: Bản đồ thảm thực vật VQG Tràm Chim – 2006 Tràm Chim là địa danh đã có từ lâu chỉ về một vùng đất trũng thấp trên địa bàn các xã Phú Thọ, Phú Đức, Phú Hiệp, Tân Công Sính, Phú Thành và thị trấn Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp.Nơi đây có nhiều rừng tràm tự nhiên và cũng là nơi tập trung sinh sống của một số lượng lớn chim nước, trong đó có loài Sếu đầu đỏ (một loài chim biết bay lớn nhất). Sếu đầu đỏ ở nơi đây chiếm tới 60% số lượng Sếu đầu đỏ toàn cầu. Đến Tràm Chim, bất chợt một thoáng như mơ như thực, du khách sẽ bắt gặp ẩn hiện trước cảnh bao la của đất trời Đồng Tháp mênh mông đầy nước những cánh Hạc chấp chới nhẹ nhàng như những áng mây bềnh bồng, rồi thả cánh xuống thị trấn Tràm Chim - giữa đồng nước có lõm rừng tràm nguyên thủy chiếm hơn 7.612 ha, nơi trú ngụ của loài Hạc và các loài chim muông quý hiếm... Về vị trí địa lý: Vườn Quốc Gia Tràm Chim có Tọa độ địa lý 10o40’N – 10o47’N, 105o26’E - 105o36’E với tổng diện tích 7.612 ha và số dân trong vùng là 30.000 người. Về lược sử của vườn quốc gia: Năm 1985, Tràm Chim được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Đồng Tháp thành lập với tên gọi là Công Ty Nông Lâm Ngư Trường Tràm Chim, mục đích là trồng tràm và khai thác thủy sản, và giữ lại được một phần hỉnh ảnh của Đồng Tháp Mười xa xưa. Năm 1986, loài sếu đầu đỏ, chim Hạc, hay còn gọi là sếu cổ trụi, được tái phát hiện ở Tràm Chim. Năm 1991, Tràm Chim trở thành Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Tràm Chim cấp tỉnh, nhằm bảo tồn loài Sếu đầu đỏ. Năm 1994, nơi đây trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim, cấp quốc gia, theo Quyết định số 47/TTg ngày 2 tháng 2 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ kèm theo thông tư số 4991/KGVX, với diện tích 7.500 ha. Vào tháng 9 năm 1998, diện tích của Vườn quốc gia Tràm Chim được điều chỉnh lại là 7.588 ha. Năm 1998, nơi đây trở thành Vườn Quốc Gia Tràm Chim theo Quyết định số 253/1998/QĐ, ngày 29/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Về địa hình: Nói chung là thấp trũng, nơi cao nhất là 2,3 m, nơi thấp nhất là 0,4 m (so với mực nước biển Tây Nam Bộ). Những vùng đất trũng chiếm 152 ha . Những vùng gò cao chiếm 194 ha . Vùng phẳng chiếm 5858 ha. Về khí hậu - thủy văn: Nhiệt độ:Nhiệt độ ở đây luôn cao và tương đối ít biến động, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27độ C, nhiệt độ thấp hơn khoảng 1-2 độ C vào cuối mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 2) và tăng lên khoảng 1-2 độ C vào các tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 6). Nhiệt độ cao nhất là 37 độ C vào tháng tư và thấp nhất là khoảng 16 độ C. Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82 - 83%. Độ ẩm cao nhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35 - 40%. Chế độ gió: Từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành ở vùng này là hướng Tây – Nam, tốc độ gió trung bình là 3 m/s mang theo nhiều hơi nước và gây mưa. Từ tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông – Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2 m/s. Bão hầu như không ảnh hưởng đến Tràm Chim và vì thế, gió với tốc độ lớn trong cơn mưa chưa từng xảy ra. Lượng mưa: Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650 mm/năm. Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian này. Trong khi đó, tháng 1, tháng 2, tháng 3 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu như không có mưa. Số ngày mưa trung bình đo được tại vườn quốc gia Tràm Chim từ 110-160 ngày/năm. Chế độ nước: Vừơn quốc gia Tràm Chim chịu ảnh hưởng thủy văn của vùng châu thổ sông Mêkông, nhận nguồn nước trực tiếp từ sông Mêkông thông qua hệ thống kinh thủy lợi (kênh Hồng Ngự – Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú Hiệp) tràn vào nội đồng và bị ngập lũ hàng năm từ tháng 8 đến tháng 12. Vườn quốc gia Tràm Chim được chia thành 5 vùng quản lý khác nhau (A1-A5), mỗi khu vực được bao bọc xung quanh bởi hệ thống kênh và đê với tổng chiều dài lên đến 59 km. Mực nước bên trong vườn quốc gia được điều tiết thông qua hệ thống cống và cửa xả nằm ở các bờ bao xung quanh. Hiên nay, để giảm rủi ro do lửa vào mùa khô, mực nước bên trong vườn uốc gia luôn được giữ ở mức cao hơn những điều kiện trong quá khứ. Thành phần thực vật, phân bố và tốc độ sinh trưởng đã bị ảnh hưởng bởi những tác động này. Về đa dạng sinh học: Hệ động vật: gồm khoảng 110 loài động vật nổi, 23 loài động vật đáy trong đó có 55 loài cá. Đặc biệt đây là nơi sinh sống của 198 loài chim chiếm ¼ số loài chim ở Việt Nam, trong dó có 16 loài đang bị đe dọa ở quy mô toàn cầu và 5 loại quý hiếm gồm: Sếu đầu đỏ, Ô tác, Te vàng, Điềng điễng, Ngan cánh trắng. Sếu đang hạ cánh ở VQG Tràm Chim Hệ thực vật: rất đa dạng, gồm 130 loài với 6 loài quần xã chủ yếu là: Sen, lúa ma, cỏ ống, Năng, Mồm mốc và Tràm.Cụ thể: Rừng tràm là thảm thực vật thân gỗ có diện tích lớn nhất, khoảng 1.826 ha. Do tác động con người, hầu hết những cánh rừng tràm nguyên sinh đã biến mất và hiện nay chỉ còn lại là những cánh rừng tràm trồng, thuộc loài Melaleuca cajuputi (họ Myrtaceae),do được bảo tồn nhiều năm nên tràm phân bố theo kiểu tự nhiên. Hai kiểu phân bố chính là: tràm tập trung và tràm phân tán. Tràm phân tán có sự hiện diện các thảm cỏ xen kẽ nhau ,gồm các loài: năng ống, cỏ mồm, hoàng đầu ấn, Nhỉ cán vàng, cỏ ống, súng, Cú Muỗi, Chèo Bẻo, Húp Mật, Vành Khuyên, Chim Sẻ, Én , Rẻ Quạt, Chích chòe . Tràm trên đất phèn ở VQG Tràm Chim Đồng cỏ năng: chiếm diện tích khoảng 2.968 ha, tạo thành một trong những thảm cỏ rộng lớn; bao gồm đồng cỏ năng kim - đây là bãi ăn của loài chim Sếu, khoảng 235 ha; năng ống với 1.277 ha, và hợp với các loài khác tạo thành các quần xã thực vật: năng kim – năng ống. Ở vài nơi có sự xuất hiện của hoàng đầu ấn; năng kim - cỏ ống; năng ống - cỏ ống, khoảng 937 ha; năng ống - cỏ ống – lúa ma, 443 ha; năng ống - cỏ ống - cỏ chỉ, khoảng 72 ha. Những nơi có địa hình thấp và ngập nước quanh năm thì xen lẫn trong quần xã năng là những loài thực vật thủy sinh như nhỉ cán vàng, súng ma, rong đuôi chồn . Hoàng Đầu Ấn (Xyris indica) và năng kim (Eleocharis atropurpurea) ở VQG Tràm Chim Đồng cỏ mồm: chiếm diện tích nhỏ so với các cộng đồng thực vật khác, chỉ khoảng 41, 8 ha, bao gồm mồm đơn thuần và quần xã mồm - cỏ ống. Chúng phân bố chủ yếu trên những dải liếp, bờ đất địa hình cao trong một vùng địa hình thấp. Đồng cỏ ống : phân bố trên một diện rộng, chiếm diện tích khoảng 958,4 ha.Chúng ở dạng đơn thuần với mật độ lên đến 98% hoặc cùng xuất hiện với các loài thực vật thân thảo khác: cỏ ống - cỏ xã, khoảng 23 ha, chủ yếu trên đất giồng cổ; cỏ ống – lúa ma, khoảng 268 ha; cỏ ống - cỏ chỉ, khoảng 50 ha; cỏ ống – mai dương, khoảng 86 ha, đây là khu quần xã cỏ ống bị mai dương xâm hại. Đồng lúa ma: phân bố khá rộng, chiếm diện tích khoảng 824 ha. Tuy nhiên, cánh đồng lúa ma đơn thuần có diện tích khá nhỏ, khoảng 33 ha, diện tích còn lại có sự hiện diện của lúa ma là sự kết hợp với những loài thực vật khác tạo thành những quần xã thực vật đặc trưng cho vùng đất ngập nước: lúa ma - cỏ ống, khoảng 544 ha; lúa ma - cỏ bắc, khoảng 160 ha; lúa ma - cỏ ống - cỏ chỉ khoảng 83 ha. 2 .Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Tràm Chim: Vườn quốc gia Tràm Chim có một tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, thể hiện ở giá trị đa dạng sinh học hệ sinh thái ngập nước Đồng Tháp Mười, đặc biệt là sự tồn tại của một số loài chim quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu mà tiêu biểu là Sếu đầu đỏ và một số loài thực vật đặc hữu mà tiêu biểu là loài lúa ma. Đây được xem là tài nguyên du lịch sinh thái đặc thù rất có giá trị của vườn quốc gia; thể hiện ở giá trị về cảnh quan hệ sinh thái ngập nước ở vườn quốc gia, qua sự đa dạng và tính đặc thù của các kiểu sinh cảnh ở khu vực này, đặc biệt là kiểu sinh cảnh trảng cỏ ngập nước, thảm rừng Tràm; thể hiện qua sự hấp dẫn của ẩm thực truyền thống vùng Đồng Tháp Mười với việc sử dụng những thực phẩm đặc thù và nghệ thuật, phương pháp chế biến truyền thống địa phương; và cái tiềm năng đó còn thể hiện thông qua hoạt động sinh hoạt giải trí vùng ngập nước mà tiêu biểu là câu cá trong vườn quốc gia.Với tiềm năng này ,vườn quốc gia Tràm Chim đã có được lợi thế để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Vườn quốc gia Tràm Chim được thành lập trên cở sở nâng cấp khu bảo tồn tại quyết định số 253/1998/TTg ngày 29/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ sau một năm từ khi thành lập , vườn quốc gia Tràm Chim đã tổ chức đón khách du lịch đến tham quan và nghiên cứu khoa học. Tổng lượng khách đến vườn quốc gia Tràm Chim (VQG Tràm Chim)tăng khá nhanh trong thời gian qua và đạt tốc độ tăng bình quân 42,4%/năm, trong đó khách du lịch quốc tế tăng 19,9%/năm; khách du lịch nội địa tăng 66,8%/năm (Bảng 1) Bảng 1: Lượng khách du lịch đến VQG Tràm Chim giai đoạn 2000 - 2006 Đơn vị : lượt khách 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 (ước) Tốc độ tăng TB (%/năm) Khách quốc tế 98 127 163 206 84 207 100 19,9 Khách nội địa 522 1.023 1.447 2.377 3.122 3.362 4.597 66,8 Tổng số 620 1.180 1.610 2.583 3.206 3.569 4.697 42,4 Nguồn: Trung tâm DVDL và GDMT – VQG Tràm Chim Trong tổng lượng du khách đến VQG Tràm Chim từ năm 2000 đến năm 2006, khách du lịch nội địa luôn chiếm tỷ lệ cao (trung bình là 91,7%). Nhưng so với lượng du khách đến tỉnh Đồng Tháp thì lượng khách đến VQG Tràm Chim còn tương đối thấp, cao nhất chỉ chiếm 0,6 – 0,7% đối với khách quốc tế và 3,0 – 5,0% đối với khách nội địa. Kết quả thống kê của Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường (DVDLST & GDMT )cho thấy hiện nay khách du lịch quốc tế đến VQG Tràm Chim chủ yếu đến từ các thị trường: Tây Âu (Hà Lan, Pháp, Đức) khoảng 32,5%; Đông Bắc Á (Nhật, Úc) chiếm 23,4%; Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia) chiếm khoảng 20,7%; Mỹ chiếm khoảng 18,1%; Đông Âu (Nga) chiếm khoảng 5,1%; và các thị trường khác là khoảng 2,0%. Khách du lịch quốc tế đến VQG Tràm Chim chủ yếu với mục đích tham quan và nghiên cứu, trong khi khách du lịch nội địa đến VQG chủ yếu là với mục đích tham quan, giải trí (picnic, câu cá) và nghiên cứu. Số liệu thống kê cho thấy trong số khách du lịch nội địa đến VQG thì tỷ lệ khách du lịch với mục đích câu cá giải trí luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, trung bình đạt tới 26,9 %, có năm lên đến 42,6% (năm 2006). Điều này cho thấy câu cá giải trí là một sản phẩm du lịch tương đối hấp dẫn, đã thu hút được sự quan tâm của du khách, đặc biệt là khách đến từ TP. Hồ Chí Minh. Nhu cầu sử dụng dịch vụ lưu trú của du khách tới vườn quốc gia có sự khác nhau giữa khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa: tỷ lệ khách quốc tế lưu trú lại VQG chiếm khoảng 45,5% tổng số khách quốc tế đến VQG, trong khi tỷ lệ này đối với khách du lịch nội địa chỉ là 9,4%. Về doanh thu, từ hoạt động dịch vụ du lịch trong những năm qua doanh thu cũng đã có sự tăng trưởng đáng ghi nhận, mặc dù tổng doanh thu còn khiêm tốn (Bảng 2) Bảng 2: Doanh thu du lịch giai đoạn 2004 - 2006 Đơn vị : ngàn VNĐ 2004 2005 đến tháng 8/2006 Tổng doanh thu 138.170 (100,0%) 143.480 (100,0%) 230.855 (100,0%) Dịch vụ lưu trú 12.060 (08,7%) 34.165 (23,8%) 31.680 (13,7%) Dịch vụ vận chuyển 39.850 (28,8%) 48.370 (33,7%) 85.200 (36,9%) Dịch vụ câu cá 67.535 (48,9%) 52.679 (36,7%) 108.240 (46,9%) Dịch vụ khác 18.725 (13,6%) 8.266 (05,8%) 5.735 (02,5%) Nguồn: Trung tâm DVDL và GDMT – VQG Tràm Chim Như vậy trong cơ cấu doanh thu du lịch của VQG Tràm Chim có 4 loại dịch vụ cơ bản. Đó là dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển khách (chủ yếu là bằng xuồng), dịch vụ câu cá và các dịch vụ khác (ăn uống, mua bán hàng lưu niệm, v.v.). Trong đó thì doanh thu từ dịch vụ câu cá vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp sau đó là dịch vụ vân chuyển; dịch vụ lưu trú và cuôí cùng là các dịch vụ khác. Về cơ sở vật chất-kĩ thuật, để đón tiếp khách đến VQG, hiện tại ở trung tâm hành chính của VQG có 07 phòng, có thể đón tiếp tối đa 21 khách lưu trú; 01 nhà trưng bày kết hợp hoạt động giới thiệu về vườn quốc gia ; 01 phòng hát karaoke; 01 sân tennis; 03 đài quan sát phục vụ khách tham quan, quan sát chim kết hợp nghiên cứu khoa học và cảnh báo cháy rừng; 01 “nhà lá” ở khu A1 thuộc Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt để phục vụ khách dừng chân nghỉ và ăn trong thời gian đi tham quan trong VQG. Về đội ngũ lao động: đội ngũ lao động của VQG hiện có trên 50 người, trong đó đội ngũ lao động trực tiếp tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch của VQG chỉ có 13 người. Ngoài Ban Giám đốc Trung tâm (02 người), hiện có 03 hướng dẫn viên, 03 lái xuồng, 03 phục vụ ăn nghỉ của khách và 02 nhân viên hành chính. Nói chung, trình độ học vấn của đội ngũ lao động ở vườn quốc gia còn hạn chế: khoảng 36,8% có trình độ phổ thông trung học; 26,3% trình độ trung cấp; trình độ cao đẳng và đại học chỉ đạt 31,6%. Một điều đáng quan tâm là đại đa số lao động trực tiếp tham gia hoạt động du lịch của VQG chưa qua lớp đào tạo về nghiệp vụ, vì vậy tính chuyên nghiệp về du lịch của đội ngũ còn rất hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm du lịch hiện có của VQG. Thực trạng trên về đội ngũ lao động của VQG cũng là một trong những trở ngại trước mắt để các công ty lữ hành lựa chọn VQG là đối tác trong hoạt động kinh doanh du lịch. Kết quả điều tra cho thấy có tới 75% số các công ty được hỏi đều có chung nhận xét này. Tuy nhiên một điểm đáng ghi nhận là nhận thức của đội ngũ lao động về vai trò, vị trí của du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng, hay việc bảo tồn các giá trị môi trường và đa dạng sinh học VQG là khá tốt. Kết quả điều tra cho thấy có tới 84,2% số cán bộ, nhân viên được điều tra nắm rất vững khái niệm về du lịch sinh thái, về những tác động của du lịch sinh thái đến môi trường và đa dạng sinh học VQG. Đây là một tín hiệu tích cực đối với phát triển du lịch của VQG trong thời gian tới đây. Về hạ tầng du lịch khu vực VQG: du khách có thể tiếp cận VQG Tràm Chim bằng đường bộ theo tỉnh lộ 884 (từ thị xã Cao Lãnh) và đường thuỷ (theo các kênh rạch) khá thuận lợi. Từ trung tâm dịch vụ hành chính của VQG(khuC), cách thị trấn Tràm Chim khoảng 2 km, khách du lịch có thể tiếp cận các điểm tham quan, đài quan sát chim tại khu A1, A2 bằng xuồng hoặc bằng ôtô theo tuyến đường dải nhựa trên đê để đến các trạm C1 và C4. Về hiện trạng sản phẩm du lịch: các sản phẩm du lịch chủ yếu hiện nay ở VQG Tràm Chim bao gồm : Tham quan cảnh quan (các kiểu sinh cảnh hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười) bằng xuồng hoặc ô tô. Quan sát chim, đặc biệt là quan sát Sếu đầu đỏ. Giải trí trong khung cảnh thiên nhiên (câu cá, picnic). Nghiên cứu hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười (do khách tự nghiên cứu, VQG chỉ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ). Qua khảo sát, phân tích đánh giá sản phẩm du lịch hiện có ở VQG có thể thấy cho đến nay, các sản phẩm du lịch sinh thái đích thực, bao gồm nội dung về giáo dục môi trường, về sự tham gia của cộng đồng, về văn hoá bản địa, vẫn chưa được đầu tư xây dựng. Những sản phẩm du lịch ở vườn quốc gia Tràm Chim về bản chất mới chỉ là các sản phẩm du lịch tự nhiên với mức độ phát triển chưa cao. Về sự tham gia của cộng đồng: cuộc sống của cộng đồng nhìn chung còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ các hộ có mức thu nhập bình quân dưới chuẩn nghèo quốc gia(350.000đ/tháng)chiếm tới 72,9%.Dân cư hiện vẫn sống chủ yếu bằng nghề nông truyền thống(70,3%) và một số nghề khác như buôn bán nhỏ, thủ công, làm thuê,…Thực trạng trên là sức ép khá lớn từ phía cộng đồng đối với công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học hệ sinh thái ngập nước ở VQG.Xuất phát từ tình trạng trên, 94,6% người dân được hỏi đều có mong muốn được tham gia vào các hoạt động dịch vụ du lịch như trèo thuyền đưa khách đi tham quan trong VQG(94,6%), cung cấp thực phẩm , đồ ăn (57,5%), hướng dẫn khách đi tham quan(12,1%), sản xuất và cung cấp bán hàng lưu niệm cho khách du lịch(6,0%), cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách du lịch(21,2%)… để qua đó có thêm việc làm ổn định, tăng thu nhập cho gia đình để cải thiện mức sống hiện nay. Một điểm đáng lưu ý là 86,5% số người dân được hỏi đều khẳng định sẽ không “xâm phạm”, khai thác tài nguyên VQG nếu như được tạo điều kiện có thêm việc làm và tăng thêm thu nhập từ hoạt động du lịch. Chỉ có 5,4% cho rằng vẫn cần duy trì việc giăng câu, săn bắt động vật hoang dã trong VQG ngay cả khi được tạo thêm công ăn việc làm thông qua hoạt động du lịch là do muốn có thu nhập cao hơn để đáp ứng yêu cầu sinh hoạt của gia đình. Như vậy có thể thấy nếu sự phát triển du lịch ở VQG tạo được cơ hội cho cộng đồng sống ở vùng đệm có thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập thì “sức ép” của cộng đồng lên môi trường nói chung, giá trị đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập nước nói riêng ở VQG sẽ được hạn chế nhiều. Thành công của hoạt động du lịch sinh thái ở vườn quốc gia Tràm Chim là ở chỗ đã tạo ra cho du khách một ấn tượng tốt đẹp về khu sinh thái này.Thật vậy, khách du lịch biết đến VQG Tràm Chim và quyết định lựa chọn VQG là điểm đến vì đó là nơi có cảnh quan đẹp, môi trường hoang sơ (100,0% số khách được hỏi); tiếp đến là vì VQG có hệ sinh thái đất ngập nước điển hình Đồng Tháp Mười (83,3%); là nơi có điều kiện thư giãn tốt (câu cá) (50,0%) và ở đây có loài Sếu đầu đỏ cũng như điều kiện để tìm hiểu cuộc sống của người dân vùng đất ngập nước (33,3%). Như vậy đa số khách du lịch kỳ vọng một sản phẩm du lịch tự nhiên đơn thuần (cảnh quan), một sản phẩm du lịch sinh thái với những nội dung nghiên cứu tìm hiểu về hệ sinh thái đất ngập nước có nhiều loài chim nước quý hiếm, đặc biệt là loài Sếu đầu đỏ. Tuy nhiên 100,0% khách du lịch được hỏi đều sẵn sàng đóng góp để bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học hệ sinh thái đất ngập nước ở VQG và hỗ trợ cuộc sống cộng đồng để góp phần làm giảm áp lực đến những giá trị đa dạng sinh học này. Du khách hài lòng nhất vì đã được thỏa mãn sự hiểu biết về hệ sinh thái đất ngập nước (83,3%); tiếp đến là đã được tận mắt quan sát và hiểu được phần nào cuộc sống của người dân địa phương (66,6%); sau cùng là cảnh quan môi trường (50,0%) và được thư giãn (chủ yếu là câu cá) tại VQG (50,0%). Những vấn đề khác liên quan đến chất lượng sản phẩm du lịch ở VQG Tràm Chim và tác động đến sự hài lòng của du khách như tính trung thực trong quảng cáo sản phẩm du lịch; điều kiện đi lại và ăn ở trong VQG; trình độ hướng dẫn viên; thái độ phục vụ và khả năng tiếp cận VQG vẫn chưa có được phản ứng hay ý kiến gì từ du khách. Một sự hài lòng khác của du khách đối với sản phẩm du lịch là giá tour và các dịch vụ hiện nay ở VQG. Qua điều tra ta thấy 66,6% khách du lịch được hỏi xin ý kiến đã cho rằng giá hiện tại là hợp lý và họ hài lòng về vấn đề này. Tuy nhiên đã có tới 23,4% số khách được hỏi đã không trả lời về vấn đề này vì có thể đó là một câu hỏi tế nhị và họ chưa muốn phát biểu suy nghĩ thật của mình. Do đó đây cũng là vấn đề cần được nghiên cứu để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Tràm Chim trong tương lai đứng từ góc độ giá sản phẩm. Tuy nhiên, từ thực trạng phát triển của VQG Tràm Chim, có thể thấy rằng bên cạch những điểm mạnh, những thành công trong hoạt động du lịch ở nơi đây, du lịch sinh thái Tràm Chim còn có những hạn chế, thách thức trong quá trình phát triển.Những hạn chế chủ yếu là: Thứ 1: hạn chế về cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, đăc biệt là hệ thống lưu trú và các dịch vụ bổ trợ.Với số lượng 07 phòng như hiện nay và xu thế khách du lịch đến VQG tăng với tốc độ trung bình 19,9%/năm đối với khách du lịch quốc tế và 66,8%/năm đối với khách du lịch nội địa thì cơ sở lưu trú của VQG sẽ không đáp ứng được yêu cầu phát triển.Hiện nay, du lịch Tràm Chim đang phải đối mặt với một thực tế là do sức ép trong việc chính quyền địa phương đề nghị thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích đất thuộc phân khu hành chính của VQG, vì vậy VQG sẽ gặp khó khăn về mặt bằng trong xây dựng phát triển hệ thống các cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch nói chung, hệ thống lưu trú nói riêng và các công trình dịch vụ khác. Điểm yếu này của du lịch Tràm Chim đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức hấp dẫn và hiệu quả kinh doanh của du lịch VQG Tràm Chim thời gian qua. Thứ 2: Hạn chế về sản phẩm du lịch .Các sản phẩm du lịch hiện nay mới chỉ phát triển ở mức độ là các sản phẩm du lịch tự nhiên, chưa phải là những sản phẩm của du lịch sinh thái theo đúng bản chất của nó, đặc biệt là yếu tố diễn giải về môi trường; sự đóng góp cho bảo tồn từ hoạt động du lịch; việc thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế. Các tour du lịch nhìn chung đã hướng tới việc khai thác đầy đủ nhất về giá trị cảnh quan và đa dạng sinh học của VQG, tuy nhiên việc thiết kế các tuyến du lịch đó còn chưa được khảo sát kĩ lưỡng và quá dài, vì vậy dễ gây cảm giác nhàm chán và có sự lặp lại giữa các tuyến du lịch cũng như trong một tuyến du lịch. Hiện nay, sản phẩm du lịch chủ yếu của VQG là tham quan cảnh quan, quan sát chim , đặc biệt là Sếu đầu đỏ và câu cá, những sản phẩm này có sự trùng nhau giữa các tuyến du lịch, chỉ khác nhau chủ yếu là độ dài. Hơn nữa, hiện nay Vườn Quốc Gia Tràm Chim đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự xâm lấn của cây mai dương, một loài thực vật được IUCN xếp trong 100 loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Nếu không kiểm soát được, trong vòng 10-15 năm nữa, toàn bộ vườn quốc gia sẽ bị loài này xâm lấn thành loài độc tôn. Theo Giám đốc Vườn quốc gia Tràm Chim - kỹ sư Huỳnh Thế Phiên, đến nay cây mai dương đã xâm chiếm gần 2.000 ha vùng lõi trong tổng số trên 7.300 ha diện tích vườn quốc gia, làm tổn hại đến tính đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước, thay đổi cảnh quan, mất dần các bãi năn, thức ăn chính của Sếu đầu đỏ. Mai dương xâm lấn Tràm Chim Thứ 3: Nhìn chung tổ chức không gian du lịch trong VQG đã tuân thủ những nguyên tắc chung của tổ chức không gian du lịch sinh thái trong các VQG, khu bảo tồn tự nhiên. Tuy nhiên việc xây dựng một số công trình dịch vụ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi) A1, hoạt động câu cá trong vùng lõi, và sự tập trung khách cao tại một thời điểm chưa có sự tính toán cụ thể trên cơ sở “sức chứa”, có khả năng gây những tác động nhất dịnh đến hoạt động bảo tồn của VQG đứng từ góc độ tác động của hoạt động du lịch. Thứ 4: Lượng khách du lịch đến VQG, đặc biệt là khách du lịch nội địa, tăng với tốc độ khá cao từ năm 2000 đến nay,tuy nhiên so với vị trí và tiềm năng du lịch của VQG thì lượng khách đến VQG còn hạn chế, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Thứ 5: Một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng ở VQG là tính mùa vụ do đặc điểm của chế độ thuỷ văn ở khu vực này. Vào mùa nước nổi (tháng 10 dến tháng 1 năm sau), nhiều loài chim đặc biệt là Sếu đầu đỏ không đến cư trú tại VQG, vì vậy yếu tố hấp dẫn trong thời gian này là cảnh quan hệ sinh thái ngập nước và sinh hoạt truyền thống của người dân Đồng Tháp.Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến số ngày lưu trú trung bình và mức độ chi tiêu vốn còn rất thấp của khách du lịch khi đến VQG Tràm Chim. Thứ 6: Mối quan hệ giữa phát triển du lịch với bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước còn thể hiện chưa rõ, vai trò của Trung tâm dịch vụ DLST và GDMT chưa được phát huy một cách đầy đủ, hay nói cách khác mức độ hỗ trợ của du lịch đối với công tác bảo tồn ở VQG còn hạn chế. Điều này thể hiện ở sự đóng góp trực tiếp và gián tiếp về vật chất, về nâng cao nhận thức cho du khách… còn nhiều hạn chế. Thứ 7: Hạn chế về đội ngũ lao động (quản lý, tác nghiệp du lịch). Trong bối cảnh phát triển du lịch từ “con số không”, đội ngũ cán bộ nhân viên được phân công quản lý và tác nghiệp cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch đến VQG Tràm Chim, chủ yếu là cán bộ, nhân viên đang làm các công tác khác, chưa được đào tạo cũng như chưa có kinh nghiệm về hoạt động du lịch. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực tự học hỏi và đã tham gia vào một số lớp đào tạo dưới sự hỗ trợ của chương trình “Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững đất ngập nước” nhưng lực lượng cán bộ và nhân viên hiện nay thuộc Trung tâm DVDLST & GDMT vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, cả về số lượng và chất lượng. Đây là một điểm yếu, nếu không coi là thách thức của VQG Tràm Chim trước yêu cầu phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Thứ 8: Hoạt động xúc tiến thị trường, liên kết du lịch trong và ngoài tỉnh của VQG Tràm Chim trong thời gian qua còn hạn chế. Nhiều công ty du lịch ở TP.Hồ Chí Minh- thị trường phân phối khách chủ yếu ở khu vực phía Nam- còn chưa biết đến Tràm Chim. Đây là một trong những yếu tố hạn chế lượng khách du lịch đến với VQG Tràm Chim trong thời gian qua. 3. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim: 3.1. Về cơ chế chính sách: Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng phát triển du lịch ở VQG Tràm Chim, có thể thấy được một trong những nguyên nhân tạo ra hạn chế như đã nêu ở trên là về vấn đề nhận thức . Những nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của du lịch Tràm Chim đối với phát triển du lịch Đồng Tháp, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển cộng đồng địa phương còn nhiều hạn chế. Vì thế việc xây dựng và ban hành một số cơ chế chính sách ưu tiên có tính đặc thù cho phát triển du lịch sinh thái với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương là một vấn đề không thể thiếu. Cơ chế chính sách về thuế: có sự ưu tiên, miễn giảm thuế, không thu thuế có giới hạn nhằm thay đổi cơ cấu đầu tư vào VQG nơi còn hoang sơ, đặc biệt những nơi mà tài nguyên thiên nhiên du lịch sinh thái chưa được khai thác hoặc mới khai thác ở mức độ hạn chế. Ngoài ra cũng cần có cơ chế chính sách giảm thuế nhập khẩu vật tư trang thiết bị chuyên dụng cho du lịch nói chung, cho du lịch sinh thái nói riêng như ống nhòm, các tấm pin mặt trời, lều bạt ,… đạt chất lượng quốc tế để phục vụ khách du lịch. Chi phí giảm một phần sẽ làm tăng khả năng tạo ra những hình thức kinh doanh du lịch mới làm phong phú sản phẩm du lịch góp phần làm tăng thời gian lưu trú của khách, tăng lượng vốn đầu tư, hấp đẫn với cộng đồng dân cư. Cơ chế về chính sách đầu tư: để góp phần làm giảm thiểu những hạn chế vế vấn đề đầu tư phát triển du lịch ở VQG Tràm Chim, cần phải có những cơ chế chính sách ưu tiên cho vấn đề này.Trên cơ sơ luật pháp và tình hình thực tế của địa phương tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước , các chủ thể địa lý hành chính, chủ thể có quyền sử dụng đất, tài nguyên du lịch được trực tiếp hoặc cùng phối hợp khai thác , đầu tư, kinh doanh du lịch không giới hạn ở các ngành nghề chuyên môn. Ngoài ra, cần có những chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư và đơn giản hoá các thủ tục hành chính để thu hút được các nhà đầu tư. Một trong những nội dung quan trọng của cơ chế chính sách này là đảm bảo được sự công bằng và điều hoà quyền lợi trong quá trình đầu tư khai thác kinh doanh giữa các chủ đầu tư, chủ thể quản lý lãnh thổ hành chính, chủ thể có quyền quản lý sử dụng tài nguyên du lịch, tài nguyên đất, rừng…và cộng đồng dân cư địa phương để có được sự thống nhất về quản lý khai thác tài nguyên theo quy hoạch. Cơ chế chính sách này còn đảm bảo có được cơ chế đặc biệt và hành lang pháp lý không chỉ phù hợp với luật pháp Việt Nam mà còn cần phù hợp với thông lệ quốc tế, với luật pháp phổ biến về du lịch của các nước trên thế giới. Có như vậy mới có được môi trưòng thuận lợi để hội nhập với sự phát triển chung về du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Cơ chế chính sách về tổ chức quản lý: để đảm bảo sự quản lý có hiệu quả, sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa hệ thống cơ chế chính sách với quá trình tổ chức năng lực thực thi của bộ máy quản lý và đội ngũ công chức. Cơ chế chính sách đảm bảo sự đóng góp tích cực của hoạt động du lịch đối với công tác bảo tồn: đảm bảo sự cân đối giữa phát triển và bảo tồn thông qua chính sách khuyến khích hoặc bắt buộc các tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp du lịch ở khu vực VQG Tràm Chim có trách nhiệm đóng góp vật chất cho công tác bảo tồn.Tỷ lệ đóng góp có thể linh hoạt phụ thuộc vào tinh chất kinh doanh, giai đoạn phát triển ủa hoạt động kinh doanh,… Cơ chế chính sách phát triển và hỗ trợ sự hợp tác liên kiết giữa các khu vực, vùng: để giảm những hạn chế về sự liên kết du lịch trong và ngoài tỉnh của VQG Tràm Chim không thể thiếu được cơ chế cính sách này.Cơ chế chính sách này bao gồm các chính sách phối hợp tổ chức quản lý và lồng ghép triển khai thực hiện các dự án có liên quan trong phạm vi VQG cũng như ở vùng phụ cận. Chú trọng đối với các dự án bảo vệ đa dạng sinh học, phát triển cộng đồng vùng đệm VQG, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu phát triển các dịch vụ du lịch. 3.2. Về thị trường: Để gia tăng lượng khách du lịch đến VQG, ta phải có những cơ chế chính sách thích hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng của các thị trường. Đối với thị trường nước ngoài trước mắt cần tập trung nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách cải tiến thủ tục lưu trú tại địa phương tỉnh Đồng Tháp nói chung, VQG Tràm Chim nói riêng đối với thị trường du lịch trọng điểm đã được xác định ở trên. Kèm theo các cơ chế chính sách trên là các cơ chế chính sách đảm bảo thuận lợi nhất đối với các dịch vụ về bảo hiểm, ngân hàng v.v... nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất đối với khách du lịch quốc tế khi vào Việt Nam có thể đến tỉnh Đồng Tháp nói chung cũng như VQG Tràm Chim nói riêng. Đối với thị trường nội địa cũng cần có cơ chế chính sách phù hợp nhằm khai thác có hiệu quả thị trường khách tại địa phương và một số vùng phụ cận, đặc biệt là từ TP. Hồ Chí Minh, trung tâm phân phối khách lớn nhất ở khu vực phía Nam và Cần Thơ, trung tâm du lịch vùng ĐBSCL. Ngoài ra thông qua chính sách và cơ chế phù hợp với giá cả và các điều kiện kèm theo để khai thác tốt thị trường khách trên toàn quốc. Bên cạnh việc tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua Chương trình hành động quốc gia về du lịch, cần có sự đầu tư thoả đáng từ ngân sách địa phương cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái VQG Tràm Chim góp phần tạo thị trường đối với loại hình du lịch hấp dẫn này. 3.3. Về quy hoạch: Để tránh được hạn chế về việc chưa có sự tính toán cụ thể trong quá trình phát triển du lịch sinh thái ở Tràm Chim, ta cần tập trung xúc tiến việc quy hoạch chi tiết và lập dự án khả thi đầu tư phát triển khu du lịch này.Trong quá trình quy hoạch chi tiết, lập các dự án khả thi, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chuyên gia quy hoạch du lịch với các chuyên gia ở những lĩnh vực liên quan, với ban quản lý VQG Tràm Chim, với chính quyền và cộng đồng địa phương. Ngoài ra việc hợp tác với các chuyên gia quốc tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo tính khả thi của các dự án. 3.4. Về đào tạo: Như đã phân tích ở trên, những hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động tại VQG Tràm Chim là một trong những trở ngại khá lớn trong quá trình phát triển du lịch sinh thái. Chính vì thế để khắc phục được khó khăn này, việc đào tạo một cách có hệ thống đối với các nhà quản lý và lực lượng lao động là một vấn đề quan trọng. Việc đào tạo nguồn nhân lực cụ thể như sau: Một là, cần tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý và văn hoá kinh doanh du lịch cho tất cả đội ngũ lao động đang làm việc tại các khu du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch. Điều này đặc biệt cần thiết với những người làm nhiệm vụ quản lý từ bộ phận lên tới chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, giám đốc kinh doanh,… sự bổ sung kiến thức này chỉ có lợi cho đội ngũ các nhà quản lý về du lịch. Hai là, cần phải thực hiện đào tạo tại chỗ và đào tạo lại về nghiệp vụ và kĩ năng chuyên môn, ngoại ngữ cho đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch. Việc đào tạo tại chỗ và đào tạo lại có thể thực hiện bằng những hình thức như :những người giỏi truyền nghề cho người mới, người chưa có kinh nghiệm trong từng công việc cụ thể sao cho thành thạo dần; cũng có thể mời giảng viên về du lịch, kinh doanh dịch vụ về giảng dạy tại các lớp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ và kĩ năng tại chỗ.Các lớp này cần được tổ chức linh hoạt để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ.Nội dung bồi dưỡng phải thiết thực và cập nhật cả kĩ năng nghiệp vụ trang thiết bị. Riêng đào tạo ngoại ngữ, các cơ sở kinh doanh du lịch phải hướng tới việc đào tạo và sử dụng nhân lực lâu dài để có kế hoạch đầu tư và cho cá nhân tự đầu tư thời gian học ngoại ngữ . Ba là, bên cạnh việc đào tạo nghiệp vụ ngoại ngữ, cần chú ý đến cung cấp kiến thức về môi trường sinh thái như: cảnh quan tự nhiên, các giá trị du lịch sinh thái, hiểm họa môi trường sinh thái với phát triển kinh tế xã hội,phát triển du lịch, xã hội hoá du lịch.. Bốn là, có một chương trình đặc biệt đào tạo các hướng dẫn viên du lịch sinh thái, cần chú ý đến việc đào tạo những người địa phương có năng lực để họ có thể trở thành những hướng dẫn viên phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái trên mảnh đất của họ. Năm là, cần khuyến khích và tạo điều kiện để các cán bộ trẻ được đào tạo một cách cơ bản ở các nước có hoạt động du lịch sinh thái phát triển như Mỹ, Úc,.. Sáu là, sớm đưa các khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái vào chương trình giảng dạy ở các bậc đào tạo về du lịch. 3.5. Về cơ sở hạ tầng: Do đặc điểm của khu vực có tiềm năng du lịch sinh thái ở VQG Tràm Chim nằm ở khu vực có điều kiện tiếp cận còn nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác các tiềm năng phục vụ phát triển du lịch sinh thái. Chính vì vậy việc đầu tư nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng ở những khu vực này không chỉ có ý nghĩa kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch sinh thái ở VQG. 3.6. Về xã hội: Dựa vào thực trạng về sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch sinh thái ở VQG Tràm Chim , ta có thể thấy việc nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa của phát triển du lịch nói chung,du lịch sinh thái nói riêng đối với phát triển bền vững tự nhiên và môi trường thông qua những chương trình giáo dục và tuyên truyền có tính xã hội là một điều quan trọng. Đối với những hoạt động này ta cần tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Thêm vào đó , nên khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào công tác quản lý ở VQG Tràm Chim, đảm bảo sự phát triển bền vững. Ngoài ra, các chính quyền địa phương nên tổ chức thêm những hoạt động tích cực, thu hút đông đảo người dân tham gia trong việc bảo vệ môi trường trong sạch cũng như góp phần bảo vệ cảnh quan du lịch sinh thái tại VQG. Ví dụ như hội nghị thông qua dự án "Huy động tham gia của cộng đồng địa phương phòng trừ cây mai dương tại Vườn quốc gia Tràm Chim" vào ngày 16/11/2005 của chính quyền địa phương huyện Tam Nông.Theo đó, Nhà nước và Quỹ Môi trường toàn cầu sẽ đầu tư 1,2 tỉ đồng để xây dựng các mô hình, giải pháp kỹ thuật tổng hợp; huy động sự góp sức của cộng đồng kiểm soát, khai thác cây mai dương để trồng nấm và nuôi dê để diệt trừ cây mai dương đồng thời tạo thêm thu nhập cho nông dân. Phát triển du lịch sinh thái chính là một hướng tiếp cận tích cực tạo ra nhiều công ăn việc làm , góp phần đem lại sự công bằng, ổn định trật tự xã hội và nâng cao mức sống cho người dân địa phương. Để thực hiện có kết quả mục tiêu này tại khu vực VQG Tràm Chim cần phải Nghiên cứu để hướng các ngành nghề sản xuất truyền thống của cộng đồng phục vụ cho hoạt động du lịch như sản xuất cung cấp nông, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ... Khuyến khích việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng để phục vụ du lịch. Tuy nhiên cần có biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực tới văn hoá truyền thống bản địa từ phía du khách và việc thương mại hoá những giá trị này từ phía các nhà tổ chức, phát triển du lịch. Mở các lớp tập huấn, đào tạo về du lịch để cộng đồng có điều kiện được tham gia vào những hoạt động nghiệp vụ như hướng dẫn viên (đặc biệt khuyến khích trong hoạt động du lịch sinh thái), nấu ăn (đặc biệt là các món ăn đặc sản địa phương), phục vụ tại các cơ sở lưu trú như làm buồng, dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ... Có đầu tư ban đầu cho cộng đồng từ phía các tổ chức phát triển du lịch để người dân có điều kiện nâng cấp và khai thác ngay chính cơ sở vật chất của mình (nhà ở, phương tiện vận chuyển...) phục vụ du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng tại khu vực VQG Tràm Chim . C. KẾT LUẬN Có thể nói, vườn quốc gia Tràm Chim là mẫu cảnh quan thiên nhiên duy nhất còn sót lại của vùng Đồng Tháp Mười khi xưa . Đây là một mẫu chuẩn sinh thái quốc gia, đại diện điển hình về địa mạo - cảnh quan - sinh thái của đồng bằng ngập lũ ở châu thổ sông Cửu Long cũng như của vùng hạ lưu sông Cửu Long. Và đặc biệt trong các vườn quốc gia của Việt Nam hiện nay chỉ có Tràm Chim là vườn quốc gia đất ngập duy nhất . Như vậy với những tiềm năng phong phú và đa dạng, vườn quốc gia Tràm Chim đã có nhiều thuận lợi và cơ hội để phát triển loại hình du lịch sinh thái, một trong những hình thái phát triển nhanh nhất của ngành du lịch hiện nay và là hình thái du lịch đầu tiên nhằm vào các vấn đề bền vững trong du lịch, có ảnh hưởng lớn trong việc xanh hoá ngành du lịch, thông qua nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và phúc lợi của cộng đồng địa phương đối với sự thành công của ngành du lịch. Nhưng nếu chỉ dựa vào tiềm năng thôi thì chưa thể nào đáp ứng đủ điều kiện để du lịch sinh thái của Việt Nam nói chung, du lịch sinh thái của vườn quốc gia Tràm Chim nói riêng phát triển tương xứng với những gì Việt Nam hay vườn quốc gia Tràm Chim đã có. Mà để đạt được sự phát triển đó, cần có sự nỗ lực rất nhiều của đội ngũ lao động tại vườn quốc gia, sự nỗ lực của cộng đồng địa phương, những chính sách ưu đãi phát triển của các đơn vị tổ chức chính quyền địa phương nhằm thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh và ý thức biết tôn trọng, giữ gìn bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ các cảnh quan thiên nhiên của khách du lịch tại nơi mà họ đặt chân tới. Chỉ có như thế mới có thể biến các hình thức hoạt động của loại hình du lịch này từ chỗ chỉ mang ý nghĩa tham quan, hưởng thụ môi trường để tái tạo sức khoẻ đến chỗ mang ý nghĩa về việc bảo tồn các giá trị của môi trường tự nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá bản địa, cũng như mang lại những giá trị đích thực đối với lợi ích của cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Trung Lương “Du lịch sinh thái: những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” NXB Giáo dục, Hà Nội năm 2002. 2. PGS. TS. Đinh Trung Kiên “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch sinh thái” Báo Du lịch Việt nam 3. Stephanie Thullen “Du lịch sinh thái không đơn thuần là du lịch thiên nhiên” Báo Du lịch Việt nam 4. UBND tỉnh Đồng Tháp “Luận chứng kinh tế kĩ thuật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp” Đồng Tháp, năm 1993 5. UBND tỉnh Đồng Tháp-Vườn quốc gia Tràm Chim “Đề án quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên của VQG Tràm Chim” Đồng Tháp, năm 2002 6. Một số các trang web: MỤC LỤC Trang A.Phần mở đầu …………………………………………………………….1 B.Nội dung……………………………………………………………….....2 I. Định nghĩa, đặc điểm và các đặc trưng cơ bản của DLST……………...2 Định nghĩa về DLST:………………………………………………....2 Các đặc điểm của hoạt động DLST:…………………………………..4 Các đặc trưng cơ bản của DLST:……………………………………..4 II. Điều kiện và nguyên tắc cơ bản của hoạt động phát triển DLST……...6 Các điều kiện để phát triển DLST…………………………………….6 Những nguyên tắc chính trong phát triển DLST……………………...7 III. Phát triển du lịch sinh thái tại VQG Tràm Chim ….....….…………....9 Đôi nét về VQG Tràm Chim…………………………..……………...9 Thực trạng phát triển DLST ở VQG Tràm Chim:………..………....16 Một số đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển DLST tại VQG Tràm Chim ……………..…………………….….....26 Về cơ chế chính sách:……………………………..…….…….26 Về thị trường:………………………………………..………...28 Về quy hoạch:…………………………………………..……..29 Về đào tạo:……………………………………………..……...29 Về cơ sở hạ tầng:………………………………………..…....30 Về xã hội:………………………………………………….….31 C. Kết luận ………………………………………………………..….…...33 Tài liệu tham khảo ………………………………………………..……...34

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0108.doc
Tài liệu liên quan