Đề tài Du lịch Sơn La - Tiềm năng - thực trạng, giải pháp

Có đủ cơ sở để khẳng định Sơn La giàu có về tiềm năng du lịch, thế mạnh tiềm năng du lịch Sơn La là cảnh quan thiên nhiên , môi trường sinh thái và bản sắc văn hoá các dân tộc. Xin được trích và lý giải sự búc xúc của ông Stan Matthew, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Bảo hộ, 12 San Khong Noi, số 6 Chiềng Mai, Thái Lan. Một người Mỹ đã có 12 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các cộng đồng dân tộc sinh sống ở Đông Nam Á trong thư gửi ông Lê Bình Thanh - chủ tịch UBND tỉnh Sơn La "Bức thư đồng gửi Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải và Bộ trường Bộ Văn hoá - Thông tin Nguyễn Khoa Điềm" Ngày 21//4/1999:" Quý vị có một nền văn hoá ví như "Kho vàng" ở tình miền núi Sơn La hùng vĩ, du khách nước ngoài không khỏi đam mêm trước những bản sắc,những ca khúc, những vũ điệu và những sản phẩm thủ công của đồng bào các dân tộc.", ". du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những ngọn núi cao chót vót in hình xuống những cánh đồng xanh thẳm và những con suối uốn lượn dài vô tận. Sơn la có đềy đủ những gì mà các tỉnh miền núi phía Bắc có ". Đã đến lúc Việt Nam và tỉnh Sơn La là cần đặc biệt quan tâm xúc tiến. Tôi mong muốn được cùng tham gia."

doc67 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Du lịch Sơn La - Tiềm năng - thực trạng, giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đều không đảm bảo tiêu chuẩn của một khách sạn. Biểu 4: Tình hình lao động của nghành du lịch Sơn la. Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số lao động trong nghành du lịch Người 310 320 340 448 507 Thu nhập bình quân 1000đ/ng 420 600 720 900 1.400 2.1.3. Những kết quả chủ yếu trong hoạt động kinhh doanh du lịch Khách du lịch đến Sơn La bao gồm cả khách trong nước và quốc tế. Khách trong nước bao gồm khách nội địa đi du lịch thuần tuý khoảng 30% và khách đi công tác kết hợp tham quan du lịch Tây Bắc khoảng 70%, khách trong nước tăng nhanh trong 5 năm qua với tốc độ tăng bình quân khoảng trên 20% mỗi năm và đạt 137.086 lượt trong năm 2004. Khách quốc tế tuy còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số khách du lịch nhưng tốc độ tăng cũng đáng kể. Khách quốc tế bao gồm cả khách du lịch, khách đến làm việc kết hợp với du lịch ,Việt Kiều về nước... đầu năm 2000 có 6.500 lượt khách quốc tế. Đến cuối năm 2004 là 11.394 lượt. Khách quốc tế đến Sơn La có quốc tịch của 21 nước nhưng chủ yếu vẫn là khách du lịch từ Pháp, chiếm trên 50%. Biểu 5: Cơ cấu khách du lịch (%/tổng số) Cơ cấu về khách du lịch Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Khách QT 9,28 9,44 9,11 6,37 8,31 Khách nội địa 90,72 90,56 90,89 93,63 91,69 Doanh thu, lợi nhuận của hoạt động du lịch tăng tương đối đều đặn và đáng kể qua các năm. tuy nhiên kết quả chưa tương xứng với tiềm năng du lịch. Nhưng nếu có kế hoạch đầu tư khai thác hợp lý, các chỉ tiêu này có khả năng tăng nhanh và đóng góp đáng kể cho GDP của tỉnh. Đặc biệt trong 5 năm gần đây, một số chỉ tiêu chính của hoạt động du lịch đã có những biến chuyển đầy tích cực, thể hiện ở biểu số 6 Biểu 6: STT Các chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 1 Tổng lượt khách trong đó khách QT Lượt người 70.000 6.500 72.000 6.800 83.400 7.600 95.945 6.121 137.086 11.394 2 Số lao động Người 310 320 340 448 507 3 Tổng số CS lưu trú Đơn vị 21 29 35 56 61 4 Tổng số phòng Phòng 313 400 500 761 842 5 Tổng doanh thu Tr. đồng 10.500 11.400 13.600 16.295 23.872 6 Nộp ngân sách Tr. đồng 850 1.000 1.200 1.496 2.291 2.1.4 - Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch Do yêu cầu của phát triển du lịch Sơn La, công tác quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Sơn La đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo và Sở Thương mại Du lịch tích cực tổ chức thực hiện. Từ năm 1997, công tác quy hoạch đã được xúc tiến. Và ngày 11/01/2001, UBND tỉnh Sơn La đã có Quyết định số 103/QĐ - UB về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại và du lịch Sơn La thời kỳ 2000 - 2010 (cùng thời điểm đó, cả nước mới chỉ có hơn 30 tỉnh thành có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch). Trong năm 2000, Sơn La đã xúc tiến xây dựng vài dự án quy hoạch chi tiết đầu tư một số điểm, khu du lịch như: Khu du lịch nghỉ dưỡng, suối nước nóng bản Mòng, bản văn hoá dân tộc bản Bó. 2.1.5. Công tác quản lý Nhà nước về du lịch : Từ năm 2000, tỉnh đã tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch, bộ phận quản lý du lịch thuộc Sở Thương Mại Du lịch được hình thành(1996). Giúp cho Sở Thương mại Du lịch và UBND tỉnh kịp thời triển khai các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch. Xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch hàng năm; quản lý Nhà nước đối với các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các ngành hữu quan trong việc kiểm tra, kiểm soát trong các khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ. Hướng dẫn các đơn vị kinh doanh thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về du lịch; phối hợp với các bộ phận công tác của các sở, ban ngành hữu quan và UBND các huyện, thị trong việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch và đầu tư xây dựng, tôn tạo các di tích, các điểm du lịch .v.v...Tuy nhiên với địa bàn rộng và khó khăn như Sơn La, với yêu cầu của phát triển du lịch, số cán bộ chuyên trách công tác du lịch chỉ từ 2 - 3 người sẽ gặp không ít khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Như đã khái quát trên đây, hoạt động và kết quả chủ yếu của du lịch Sơn La 5 năm (2000 - 2004). ở thời điểm du lịch Việt Nam kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống của mình thì hoạt động của du lịch Sơn La chưa đầy 15 năm. Hoạt động mới mẻ, mang tính sơ khai, tự phát, kết quả ban đầu đạt được còn hết sức ít ỏi. Nhưng dù sao, đó cũng là những viên gạch đầu tiên để xây dựng nền móng cho việc khai thác tiềm năng du lịch vốn có của tỉnh. Để có thể hy vọng du lịch Sơn La sẽ là một trong những hướng đi nhanh nhất cho sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo, ngoài ý nghĩa giá trị kinh tế đã nêu trong bảng tổng hợp thực hiện các chỉ tiêu ở trên. Các đơn vị hoạt động du lịch đã đóng góp đáng kể phục vụ cho các hoạt động của tỉnh, nhất là công tác đối nội, đối ngoại và góp phần ổn định an ninh trật tự, phát triển kinh tế - Xã hội khu vực Tây Bắc. 2.2. Đánh giá, nhận xét về kết quả hoạt động du lịch 5 năm (2000 - 2004) Từ thực trạng hoạt động du lịch Sơn La phân tích phần trên có thể rút ra một số nhận xét sau: - Một là, trong bảng 6 đã phản ánh kết quả cụ thể của du lịch Sơn La qua 5 năm hoạt động. Đánh giá tổng quát, năm 2000 Sơn La đón 70.000 khách, trong đó có 6.500 khách quốc tế. Nếu so với cả nước năm 2000 đón 2 triệu khách quốc tế và 11 triệu khách nội địa thì Sơn La mới chiếm tỷ lệ 0,32 % khách quốc tế và 0,58% khách nội địa, một tỉnh giàu tiềm năng du lịch như đã trình bày ở phần trên, có diện tích tự nhiên chiếm hơn 4% tổng diện tích cả nước, một tỉnh có dân số chiếm hơn 1% dân số cả nước; Nhưng số lượng khách du lịch như vậy là quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của mình. - Hai là, cũng qua kết quả phản ánh ở bảng 5 và trên cơ sở nghiên cứu thực tế ở Sơn La chúng ta thấy rằng: Mặc dù ra đời muộn, phát triển chậm, nhưng du lịch Sơn La vẫn không khắc phục được tình trạng khập khiễng trong toàn bộ hoạt động. Có thể nói rằng: Lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ) mới chỉ là 1/3 trong nội dung hoạt động du lịch. Hai phần quan trọng còn lại là việc tổ chức các điểm, các khu du lịch bao gồm các di tích lịch sử, di tích văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, điểm vui chơi giải trí tham quan... và bộ máy tổ chức khai thác, giới thiệu, thu hút, hướng dẫn phục vụ du lịch; Bao gồm cả người và phương tiện vận chuyển du khách, không có một du khách nào đến đây với mục đích là nghỉ ngơi ở khách sạn, tuy rằng khách sạn là điều kiện quan trọng để du khách thưởng thức sản phẩm du lịch ở đây. Nhưng sản phẩm du lịch đặc trưng ở đây rõ ràng không thể là khách sạn. Một trong các tỉnh nghèo nhất ở một đất nước nghèo trên thế giới không thể có tiềm năng về phát triển khách sạn. Vậy sản phẩm du lịch đặc trưng ở Sơn La là gì? Tổ chức giới thiệu, khai thác nó như thế nào? Nếu là hướng dẫn viên du lịch chúng ta sẽ dẫn khách đến đâu và nói gì với khách? Đáp án cho 3 câu hỏi này chưa được chuẩn bị chu đáo. Điểm du lịch có thể kể tên được nhiều nhưng thiếu nội dung khi giới thiệu với du khách. Hay nói cách khác, chúng ta chưa thổi được hồn vào các di tích lịch sử văn hoá ... Đường khó đi, cơ sở phục vụ chưa có, không đảm bảo an toàn, bài bản giới thiệu chắp vá, chưa có ai được cấp thẻ hướng dẫn viên... Vậy là việc đầu tư vào sản phẩm du lịch đặc trưng còn quá ít so với đầu tư vào khách sạn. Có những năm, việc đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú được nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều người quan tâm quá mức. Nhiều dự án xây dựng khách sạn đã và đang được triển khai hoặc đang được xem xét, phê duyệt. Trên dọc đường quốc lộ 6, ở bất cứ huyện nào các cơ sở lưu trú đủ các thành phần kinh tế mọc lên. Ngay trên địa bàn thị xã không rộng lắm đã có khách sạn của công ty du lịch - Khách sạn Sơn La, công ty du lịch - Khách sạn Công Đoàn, nhà khách UBND tỉnh, khách sạn Hoa Ban 1, khách sạn Hoa Ban 2, khách sạn Phong Lan 1, khách sạn Phong Lan 2, nhà khách Hoa Đào, khách sạn Hoa Hồng, khách sạn Hoa anh đào; nhiều nhà khách của các ngành: Bưu điện Ngần hàng NN &PTNT, Ngoại thương... Việc phát triển cơ sở lưu trú một cách tự phát dẫn đến công xuất sử dụng phòng ở hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ thấp, một khách sạn có nội, ngoại thất đẹp, có trình độ phục vụ cao, đủ tiêu chuẩn của Tổng cục du lịch ban hành còn rất ít ở Sơn La. Nhưng việc luân phiên hạ giá để tranh khách, tình trạng không có trình độ ngoại ngữ vẫn đón khách nước ngoài là khá phổ biến. Phát triển cơ sở hạ tầng là điều đáng mừng và cần thiết. Tuy vậy, việc xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế dù là một quốc gia, một địa phương, một ngành, một đơn vị là vấn đề hết sức quan trọng cần được nghiên cứu cân nhắc nghiêm túc. Khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh trong môi trường kinh doanh bình đẳng để phát triển. Song cần nghiên cứu lời khuyến cáo đặt ra trong hội nghị khách sạn toàn quốc lần thứ 2 được tổ chức tại Quảng Ninh năm 1998 về sự bùng nổ về khách sạn. Ngay từ những bước đi ban đầu, du lịch Sơn La đã bộc lộ sự mất cân đối thiếu đồng bộ khá rõ rệt. - Ba là, về trình độ khai thác tiềm năng du lịch có thể khẳng định: Thế mạnh của du lịch Sơn La là cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và bản sắc văn hoá dân tộc. Nhiều đoàn khách nước ngoài đã vô cùng thích thú bất ngờ trước vẻ đẹp tự nhiên của núi non hùng vĩ và những truyền thống tập quán, văn hoá của đồng bào các dân tộc Sơn La, thế nhưng tài liệu giới thiệu du lịch của Sơn La còn ít ỏi, đơn điệu chưa "trúng" với cái khách cần. Việc đầu tư trí tuệ để làm ra sản phẩm du lịch, để biến "giá trị" thành "giá trị sử dụng" trong du lịch cũng không kém phần quan trọng như trong lĩnh vực đầu tư vào xây dựng khách sạn nhưng thực tế chưa được quan tâm đúng mức. Việc tổ chức khai thác, thu hút khách du lịch còn non kém hơn. Có thể nói ngắn gọn hơn là tới nay chưa có một đơn vị du lịch nào của tỉnh tổ chức khai thác du lịch tại chỗ. Sơn la hiện đang nhường quyền đó cho các công ty lữ hành của tỉnh bạn, nước bạn, kể cả Nhà nước và tư nhân để bằng lòng hưởng phần lưu trú thường xuyên bị ép giá. Tạm ví các nguồn thu của du lịch thành 3 phần: Thu từ lữ hành, thu từ các dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan... Thu từ dịch vụ lưu trú như gốc, rễ, thân ngọn của "cây du lịch" thì Sơn La mới thu phần ngọn. Có lẽ nguyên nhân chính là chưa có đơn vị nào đủ mạnh trong lĩnh vực này để vươn lên đảm nhận và bình đẳng cùng đồng nghiệp. Được biết, ở Trung Quốc luật pháp quy định việc hướng dẫn du lịch và nguồn thu của nó ở địa phương nào do địa phương đó đảm nhận. Như vậy, tài nguyên du lịch Sơn La được cho không các đơn vị có năng lực khai thác bởi chính năng lực khai thác của bản thân mình. Thông tin về du lịch Sơn La chưa hoà nhập đầy đủ vào thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch Sơn La nghèo thiếu trầm trọng về thông tin. Sơn La khai thác tiềm năng du lịch của mình còn hết sức sơ khai, tự phát./. Chương III Phương hướng và một số giải pháp Để phát triển du lịch Sơn La 3.1 - Định hướng, kế hoạch phát triển du lịch Sơn la thời kỳ 2001 - 2010 và những vấn đề đặt ra. 3.1.1 - Về quan điểm và định hướng phát triển du lịch Căn cứ vào Quyết định 103/2001/QĐ - UB ngày 11/01/2001 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Thương mại và Du lịch Sơn la thời kỳ 2001 - 2010 có 3 luận điểm sau: - Thứ nhất: Quy hoạch phát triển du lịch Sơn La phải dựa trên cơ sở của quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của cả nước, khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế du lịch của tỉnh để nhanh chóng phát triển nghành du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào tổng thu nhập của tỉnh, để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tương xứng với tiềm năng du lịch của địa phương. - Thứ hai: Phát triển du lịch nhằm phát huy, bồi đắp truyền thống lâu đời và bản sắc tốt đẹp của nền văn hoá các dân tộc. Quy hoạch và phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, khai thác và tôn tạo các di sản thiên nhiên, di sản văn hoá, di tích lịch sử, chủ động ngăn chặn các loại văn hoá độc hại, các nhân tố xâm hại tới môi trường cảnh quan. - Thứ ba: Tạo mối liên kết chặt chẽ với các vùng du lịch trọng điểm trong tỉnh và cả nước, xác lập lại tuyến, du lịch. Liên kết giữa các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc và vùng đồng bằng Bắc bộ, tạo tuyến liên kết quốc tế du lịch Việt Nam - Lào - Thái Lan. Gắn chặt phát triển kinh tế du lịch với củng cố an ninh quốc phòng. 3.1.2 - Định hướng quy hoạch các dự án đầu tư cho du lịch 3.1.2.1 - Tổng dự án đầu tư: - Thời kỳ 2001 - 2005 là 240.300 triệu đồng - Thời kỳ 2006 - 2010 là 285.500 triệu đồng 3.1.2.2 - Danh mục các dự án đầu tư (Xem biểu 8) Biểu số 8 STT Danh mục Địa điểm Nội dung đầu tư Du lịch sinh thái 1 Động Sơn Mộc Hương Thị trấn Mộc Châu Tham quan thắng cảnh 2 Rừng thông Xã Mường Sang - M.Châu Khu giải trí cuối tuần 3 Thác Dải yếm Xã Mường Sang - M.Châu Giải trí cuối tuần 4 Du lịch vùng hồ Sông Đà Bắc Yên, Phù Yên Tham quan thắng cảnh 5 Du lịch rừng Noong Kốp, hồ Noong Lay Xã Quang Huy - Phù Yên Du lịch sinh thái 6 Hồ Tiền Phong Huyện Mai Sơn Du lịch tham quan 7 Quần thể hang động Chiềng Sơ Xã Chiềng Sơ - Sông Mã Du lịch tham quan 8 Du lịch leo núi Pha Đin Huyện Thuận Châu Du lịch thể thao 9 Nước nóng ít Ong - Ngọc Chiến Xã Ngọc Chiến - Mường La Du lịch nghỉ dưỡng 10 Quần thể hang Thẳm Tá Toong Xã Chiềng An - Thị xã Du lịch thắng cảnh 11 Mó nước bản Mòng Xã Hua La - Thị xã Du lịch nghỉ dưỡng 12 Động Thượng Thiên Xã Chiềng Ngần - Thị xã Du lịch thắng cảnh 13 Nguyệt Hồ Xã Chiềng An - Thị xã Du lịch thắnh cảnh 14 Lâm viên Sơn La Thị xã Sơn La Rừng đặc dụng 15 Làng văn hoá Loóng Luông Mộc Châu Làng nghề người Mông 16 Khu văn hoá dân tộc Thái bản Bó Xã Chiềng An - Thị xã làng nghề người Thái 17 Lễ hội dân tộc Thái Thôm Mòn Thôm Mòn Hội Hạn Khuống văn hoá lễ hội 18 Văn hoá dân tộc Thái bản Hìn Bản Hìn - Thị xã Văn hoá làng nghề người Thái 19 Nhà ngục Sơn La Cây đào Tô hiệu Thị xã Sơn La Di tích lịch sử 20 Cây đa bản Hẹo Thị xã Sơn La Di tích lịch sử 21 Hang Thẳm Ké Hang bia Lê Thái Tông Thị xã Sơn La Di tích lịch sử 22 Kiến trúc tháp cổ Mường Và Xã Mường Và - Sông mã Di tích văn hoá 23 Đô thị du lịch Mộc Châu Mộc Châu Đô thị nghỉ mát 3.1.2.3 Chỉ tiêu thu hút khách du lịch 2001 - 2010 Đối với hoạt động du lịch, một chỉ tiêu quan trọng hàng đầu là thu hút, đón tiếp, phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế. Sơn la dự báo lượng khách du lịch đến Sơn La theo 2 phương án: Phương án 1 là chưa tính đến khả năng xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sơn La; Phương án 2 là đã tính khả năng xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La vào năm 2005. Biểu 9: Dự báo lượng khách du lịch của Sơn la (2000 - 2010) Phương án 1: Chưa xây dựng thuỷ điện Sơn La Loại khách Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 2005 2010 Khách quốc tế - Tổng lượt khách 1000kh 6,9 16,5 33,2 - Ngày lưu trú bình quân ngày 1,9 2,5 2,8 - Tổng ngày khách lưu trú 1000 ngày 13 41,3 093 Khách nội địa - Tổng lượt khách 1000kh 55 91 170 - Ngày lưu trú bình quân ngày 1,8 2 2,5 - Tổng ngày khách lưu trú 1000 ngày 99 182 425 Phương án 2: Đã xây dựng thuỷ điện Sơn La Loại khách Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 2005 2010 Khách quốc tế - Tổng lượt khách 1000kh 7 17 35 - Ngày lưu trú bình quân ngày 2 2,5 2,8 - Tổng ngày khách lưu trú 1000 ngày 14 42,5 98 Khách nội địa - Tổng lượt khách 1000kh 55 110 180 - Ngày lưu trú bình quân ngày 1,8 2 2,6 - Tổng ngày khách lưu trú 1000 ngày 99 220 468 (Nguồn: Sở Thương Mại - Du lịch Sơn la) 3.1.3 Quy hoạch phát triển du lịch Sơn La 2001 - 2010 - Về tổng thể: Phát triển du lịch Sơn la thành 3 cụm chính: Cụm du lịch Mộc Châu, cụm du lịch Thị xã Sơn la, cụm du lịch vùng hồ sông Đà. 3.1.3.1. Cụm du lịch Mộc châu. *Sản phẩm chủ yếu: + Du lịch nghỉ dưỡng vui chơi giải trí + Du lịch tham quan cảnh quan thiên nhiên + Du lịch điền dã. + Du lịch văn hoá các lễ hội + Du lịch sinh thái đường sông + Du lịch thể thao leo núi + Du lịch quá cảnh * Các điểm du lịch chủ yếu: + Du lịch cảnh quan: - Động Sơn Mộc Hương - Thác Dải Yếm - Đồng chè Mộc Châu - Rừng thông - Du lịch lòng hồ Sông Đà - Du lịch quá cảnh Mộc Châu - Hủa Phăn (CHDCNN Lào) + Du lịch văn hoá: - Khu Loóng Luông - Vân Hồ - Khu bản áng + Du lịch sinh thái: - Khu Xuân Nha - Sốp Cộp * Chỉ tiêu lượng khách tại cụm này: + 5 năm đầu: 2001 - 2005 chiếm 35 - 38% lượng khách du lịch toàn tỉnh + 5 năm sau: 2006 - 2010 chiếm 40 - 42 % lượng khách du lịch toàn tỉnh 3.1.3.2. Cụm du lịch Thị xã Sơn La * Sản phẩm chủ yếu: - Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí - Du lịch thăm quan cảnh quan, khu di tích lịch sử - Du lịch văn hoá, lễ hội dân tộc - Du lịch khu bảo tồn hệ động thực vật - Du lịch tham quan làng nghề (bản sắc văn hoá mnag tính đặc thù dân tộc Thái) * Các điểm chủ yếu - Điểm du lịch lịch sử + Tuyến bảo tàng Sơn La - Nhà ngục - Cây đào Tô Hiệu + Cây đa bản Hẹo - khu văn bia Lê Thái Tông - Du lịch cảnh quan + Suối nước nóng bản Mòng (Hua La) + Khu vực rừng sinh thái và lâm viên văn hoá Chiềng Mung - Chiềng Sinh + Du lịch vùng hồ Tiền Phong + Quẩn thể hang Thẳm Tát Tòng, động Thương Thiên (Chiềng Ngần) + Nguyệt hồ (Chiềng An) - Du lịch văn hoá dân tộc + Lễ hội văn hoá dân tộc Thái bản Hìn + Làng văn hoá dân tộc Thái: bản Bó (Chiềng An) - Chỉ tiêu cụm này: +Chỉ tiêu 5 năm từ 2001 - 2005 đón 48 - 52% tổng lượng khách đến Sơn La. +5 năm sau 2006 - 2010 đón 50 - 55% tổng lượng khách đến Sơn La. 3.1.3.3 - Cụm du lịch lòng hồ Sông Đà * Sản phẩm du lịch chủ yếu - Du lịch tham quan, cảnh quan - Du lịch điền đã - Du lịch văn hoá các lễ hội - Du lịch sinh thái - Du lịch thể thao leo núi * Các điểm du lịch chủ yếu - Du lịch cảnh quan + Khu bến cảng Vạn Yên + Bến phà Tạ Khoa + Bến cảng Tà Hộc + Bến phà Tạ Bú + Khu Pá Vinh - Thủy điện Sơn la + Bến phà Pá Vinh + Bến phà Pá Uôn + Thị trấn huyện lỵ Quỳnh Nhai - Du lịch văn hoá + Khu căn cứ cách mạng Mường Tè - Song Khủa (văn hoá dân tộc Thái đen) + Xã Tân Phong (Văn hoá dân tộc Mường) + Xã Tà Hộc (Văn hoá dân tộc H’Mông) + Xã Pá Uôn (Văn hoá dân tộc Khơmú) + Xã Ngọc Chiến (Văn hoá dân tộc Thái trắng) - Chỉ tiêu của cụm + 5 năm đầu chiếm 5 - 7% lượng khách đến trong tỉnh + 5 năm sau chiếm 10 - 45% lượng khách đến trong tỉnh. 3.1.4 - Mục tiêu chủ yếu phát triển du lịch Sơn La. - Phát triển mạnh ngành du lịch, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần đạt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cao. Tác động và hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. - Tạo điều kiện và khuyến khích cho các tổ chức, cá nhân phát triển du lịch bình đẳng, ổn định, hiệu quả, trong đó kinh tế du lịch Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. - Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt là giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển du lịch bền vững. - Các sản phẩm du lịch chính của tỉnh bao gồm: Du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, du lịch tham quan danh lam thắng cảnh, du lịch điền dã, du lịch văn hoá lễ hội các dân tộc, du lịch đường sông, du lịch thể thao, leo núi, đua thuyền, vượt sông. - Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu cơ bản sau: + Nộp ngân sách năm 2005 là: 9 tỷ đồng + Nộp ngân sách năm 2010 là: 15 tỷ đồng - Chỉ tiêu cụ thể trong 5 năm 2001 - 2005 (biểu 7) Biểu 7: Một số chỉ tiêu chủ yếu 5 ( 2001 – 2005) STT Các chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 Tốc độ tăng bq (%) I Khách du lịch 1 Tổng lượt khách QT LK 8.000 9.500 11.000 13.000 16.500 19 - Số ngày lưu trú BQ Ngày 2 2 2,5 2,5 2,5 - Số thu BQ khách/ngày USD 9 10 11,5 13 14 2 Tổng lượt khách NĐ LK 75.000 85.000 95.000 110.000 130.000 - Số ngày lưu trú BQ Ngày 2 2 2,5 2,5 2,5 - Số thu BQ khách/ngày 1.000đ 100 110 120 130 150 10,7 II Tổng doanh thu Tr.đồng 13.000 15.000 22.000 30.000 40.000 32,5 III Nộp ngân sách Tr.đồng 1.100 1.400 2.000 2.700 3.500 33,5 IV Lợi nhuận Tr.đồng 250 300 350 420 500 18,9 V Thu hút lao động Người 370 450 520 580 650 15 VI Tổng số phòng lưu trú Phòng 350 400 450 550 650 16,7 VII Tổng số vốn đầu tư Tr.đồng 15.000 20.000 30.000 40.000 50.000 35 3.1.5 Những vấn đề đặt ra về kế hoạch, định hướng phát triển du lịch Sơn La , thời kỳ (2001 - 2010) Như đã trình bày ở phần 2, quy hoạch tổng thể phát triển Thương Mại và Du lịch Sơn La thời kỳ 2000 - 2010 đã được UBND tỉnh Sơn la phê duyệt bằng Quyết định số 103/2001/ QĐ - UB ngày 11/01/2001. Trong đó về Du lịch đã trình bày rõ gồm 4 phần: - Thứ nhất: về quan điểm phát triển du lịch - Thứ hai: Mục tiêu chủ yếu phát triển du lịch Sơn La - Thứ ba: Quy hoạch phát triển du lịch Sơn la 2001 - 2010 - Thứ tư: Định hướng quy hoạch các dự án đầu tư cho du lịch Nghiên cứu các nội dung trong quy hoạch tổng thể, chúng ta thấy rằng về quan điểm phát triển du lịch, mục tiêu chủ yếu của phát triển du lịch Sơn La đã trình bày hoàn toàn phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XI. Đặc biệt là vấn đề khai thác tiềm năng bản sắc văn hoá dân tộc, phát triển mạnh ngành du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Các chỉ tiêu chính có tính khả thi cao. Năm 2005: Đón 16.500 - 17.000 khách quốc tế, 91.000 - 130.000 khách nội địa. Doanh thu 40.000 triệu đồng, nộp ngân sách 9.000 triệu đồng. Năm 2010: Đón 33.000 - 35.000 khách quốc tế, 170.000 - 180.000 khách nội địa. Doanh thu xấp xỉ 65.000 triệu đồng, nộp ngân sách 15.000 triệu đồng. Về quy hoạch thành 3 cụm du lịch: Mộc Châu, Thị xã và lòng hồ Sông Đà hoàn toàn phù hợp với đặc điểm địa lý tự nhiên và hướng phát triển sản phẩm du lịch ở mỗi cụm. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch trên phạm vi toàn tỉnh phù hợp với thế mạnh tiềm năng cũng như xu hướng, dự báo nhu cầu thị trường du lịch. Tuy vậy, về quy hoạch phát triển du lịch Sơn La và định hướng quy hoạch các dự án đầu tư cho du lịch cần tiếp tục nghiên cứu đầy đủ hơn. Trước hết xin có một số ý kiến như sau: * Một là, về dự toán vốn đầu tư cho các công trình du lịch đến năm 2010: - Thời kỳ (2001 - 2005): 240.300 triệu đồng - Thời kỳ (2005 - 2010): 285.000 triệu đồng Tổng cộng: 252.800 triệu đồng Hiện nay, theo tính toán của ngành Thương Mại và Du lịch lợi nhuận của các đơn vị du lịch chưa đáng kể. Tổng lợi nhuận theo kế hoạch đến năm 2005 mới khoảng 500 triệu, đạt gần 0,2% so với số vốn đầu tư mới. Hiệu quả đầu tư mang lại rất thấp. Giả định với lãi xuất tín dụng ưu đãi 0,5%/tháng. Trong 5 năm đầu, lãi xuất phải trả cho vốn đầu tư hàng năm là: 240.300 triệu x 0,5% x 12 tháng = 14.218 triệu Nhưng với tổng doanh thu 40.000 triệu đồng của năm 2005. Việc hạch toán kinh doanh từ nguồn này trang trải các chi phí, trả lãi và gốc vay, có lợi nhuận... là vấn đề rất khó thực hiện. Giả định được ngân sách tập trung đầu tư cho du lịch cũng là điều hết sức khó khăn. Sơn La mới tự cân đối được khoảng 25% tổng chi ngân sách. Trung ương còn phải hỗ trợ 75%. Ngân sách của tỉnh trong nhiều năm tới vẫn chưa có điều kiện đầu tư cho cở sở hạ tầng du lịch. Trong phạm vi quốc gia: Sơn La chưa phải là trọng điểm du lịch và ngành du lịch cũng chưa là danh mục được ưu tiên, ưu đãi để đầu tư. Đầu tư của nước ngoài thực tế còn xa lạ với thị trường Sơn La, không riêng gì du lịch mà trên cả các ngành nghề khác. Như vậy, vẫn chưa có giải pháp cụ thể về vốn đầu tư cho du lịch theo quy hoạch trên. * Hai là, về danh mục các dự án đầu tư cho du lịch thời kỳ 2001 - 2010 gồm 23 hạng mục: Du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch văn hoá lịch sử ở 3 cụm du lịch trong điều kiện kinh tế - xã hội nói chung, trong điều kiện phát triển của thị trường du lịch Sơn la nói riêng. Việc xác định cụm du lịch, sản phẩm du lịch chủ yếu là phù hợp. Nhưng số điểm, khu du lịch dự kiến đầu tư trong 10 năm là quá nhiều, không tránh khỏi sự dàn trải, thiếu tập trung trong chỉ đạo. Thực tế ở các điểm, các khu du lịch đã nổi tiếng trong nước và trên thế giới thì du khách cũng chỉ lưu lại ở mỗi nơi từ 1 đến 2 ngày (trừ du lịch chuyên đề nghiên cứu). Mỗi ngày cũng chỉ tham quan từ 2 - 4 điểm du lịch. Do vậy cần lựa chọn sàng lọc kỹ hơn những sản phẩm đặc trưng, phù hợp với điều kiện ở mỗi cụm. Tới thời điểm này, việc đầu tư cho các dự án hầu như chưa chuyển động. * Ba là về giải pháp thực hiện: Trong quy hoạch tổng thể phát triển Thương mại - Du lịch Sơn La thời kỳ 2000 - 2010, phần giải pháp chủ yếu đã trình bày 7 giải pháp chính. Nhưng cả 7 giải pháp đều chủ yếu về thương mại hoặc chung chung; chưa có giải pháp cụ thể nào cho du lịch Quan điểm phát triển du lịch Sơn la hoàn toàn đúng đắn, phù hợp, mục tiêu chủ yếu xác định đúng đắn, có tính khả thi cao thông qua tốc độ phát triển và dự báo tương lai về thị trường du lịch. Vậy vấn đề có ý nghĩa to lớn còn lại là quy hoạch, kế hoạch phát triển, các giải pháp tổ chức thực hiện cụ thể . Nếu ở một trình độ phát triển nhất định, có thể vấn đề quy hoạch định hướng tạo hành lang pháp lý đã tạo cơ hội thuận lợi cho thị trường phát triển. Song đối với Sơn La, một trong những tỉnh đặc biệt khó khăn, thị trường du lịch còn ở thời kỳ sơ khai, tự phát. Do đó quy hoạch, định hướng chỉ là điều kiện cần, chưa là điều kiện đủ. Các đơn vị ngoài tỉnh chưa dám đầu tư vào du lịch. Hầu hết các đơn vị trong tỉnh có xu hướng chỉ dám đầu tư vào khâu lưu trú. Thực chất tất cả các doanh nghiệp du lịch Sơn La đều ở quy mô vừa và nhỏ, năng lực mở rộng kinh doanh còn rất hạn chế, biểu hiện rõ nét thực trạng phân tán, trông chờ, ỷ lại. Chưa có doanh nghiệp nào thực sự dám vươn ra khâu kinh doanh lữ hành, tổ chức các điểm, các khu du lịch. Tình trạng chỉ khai thác phần"ngọn" mà bỏ phần "gốc" phần "thân". Tình trạng phát triển mất cân đối, thiếu đồng bộ có thể kéo dài, nếu như không có các giải pháp hữu hiệu. Thực tế chứng minh: Qua 1 năm rưỡi, các dự án đầu tư phát triển du lịch khởi động không đáng kể. Với tốc độ này thì quy hoạch chỉ là quy hoạch. Nếu du lịch Sơn la vẫn hoạt động tự phát như tình trạng hiện nay sẽ không đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường. Trong khi đó cơ chế thị trường lại chưa hoàn toàn phát huy tác dụng ở trình độ hiện tại trong hoạt động du lịch ở Sơn La. Nhiều phần việc để phát triển đồng bộ, du lịch Sơn la chưa có ai làm, càng chưa có sự cạnh tranh để làm. Khó khăn về vốn, khó khăn về sự dàn trải hạng mục trong quy hoạch, khó khăn về các giải pháp cụ thể để thực hiện quy hoạch. Vì vậy du lịch Sơn La mặc dù rất giàu có về tiềm năng nhưng rất khó khai thác, chưa khai thác được. Thực trạng du lịch Sơn La còn rất nhiều khó khăn. Để đứng vững và phát triển được trong giai đoạn mới, du lịch Sơn la cần phải có những giải pháp ngay từ bây giờ. (Xem biểu 9) 3.2- Một số giải pháp cơ bản ở chương II và III đã tập trung xoay quanh vấn đề cơ bản Tiềm năng và Thực trạng Du lịch Sơn La. Kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá trong 2 chương trên đã tạo tiền đề để bàn đến các giải pháp cho Du lịch Sơn La trong những năm tới. Mặt khác như đã trình bày ở phần pháp lệnh du lịch do Uỷ ban Thường vụ quốc hội đã ban hành năm 1999, tại điều 1 có ghi: Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Vị trí, Vai trò, đặc điểm, nhiệm vụ của Du lịch Việt Nam cũng như xu thế của thị trường du lịch thế giới. Cũng không thể nghiên cứu các giải pháp kinh tế thuần tuý, riêng lẻ. Đã là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, cần có nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển. Trong phạm vi đề tài chỉ xin trình bày một số giải pháp sau đây: 3.2.1 - Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật Từ thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật như trên: phải xây dựng hệ thống khách sạn đồng bộ giữa ăn, nghỉ, vui chơi, họp hành, hội thảo. Các cơ sở lưu trú không chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của khách mà còn đáp ứng cao nhu cầu của khách. Hệ thống điện, nước không ngừng được nâng cấp và ổn định.các nhà hàng, quán ăn phải được đầu tư, nâng cấp chu yếu là các món ăn dân tộc được chế biến theo nét riêng của Sơn La. Phải xây dựng một số điểm vui chơi giải trí có quy mô thực sự để thu hút khách. Về phương tiện vận chuyển khách phải đầu tư mua và sửa chữa những loại xe có chất lượng cao để phục vụ cho du lịch. 3.2.2 - Giải pháp về tuyên truyền giáo dục Phải có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tiềm năng du lịch mới có ý thức, mới có nghị lực để bảo vệ và khai thác được tiềm năng du lịch. Thế mạnh, tiềm năng du lịch Sơn la đã trình bày ở trên là cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, bản sắc văn hoá dân tộc, di tích lịch sử - văn hoá. Bảo vệ được cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc là công việc của toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Sơn La chứ không phải là nhiệm vụ riêng của các cán bộ nhân viên trong ngành Du lịch. Để hoàn thành nhiệm vụ đó không phải chỉ là vấn đề từ nguồn vốn, mà đòi hỏi ý thức trách nhiệm rất cao của mỗi công dân. Nếu như không nhận thức được nguồn tài nguyên quá giá đó là cơ hội để xoá đói, giảm nghèo, nếu như không nhận thức được mỗi du khách đến Sơn La không những tạo việc làm trực tiếp cho người lao động trong ngành du lịch mà còn tạo việc làm gián tiếp cho nhiều lao động ngoài ngành du lịch. Nếu như không gắn bó được lợi ích xã hội thì ngành du lịch không thể có cơ hội phát triển. Điều kiện để phát triển du lịch Sơn La và nguồn lợi nhiều mặt mà nó mang lại cần được quán triệt, nhận thức đầy đủ trong nhân dân. Công tác tuyên truyền giáo dục phải được trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cơ sở Đảng, các tổ chức đoàn thể, xã hội trong nhà trường, khu dân cư. Cần xây dựng các mô hình, điển hình cụ thể tuyên truyền, giáo dục phù hợp, kết hợp tuyên truyền giáo dục phát triển du lịch với tuyên truyền giáo dục công tác định canh, định cư, xây dựng bản làng văn hoá, xây dựng kinh tế trang trại, thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo, thực hiện các chương trình bảo tồn thiên nhiên, thực hiện các chương trình giao đất, giao rừng khoanh nuôi, bảo vệ rừng... Đặc biệt tại 3 cụm du lịch đã được xác định, cần tuyên truyền giáo dục, xây dựng được các điển hình về các bản làng văn hoá, giữ gìn tập quán tốt đẹp, phát huy truyền thống thân thiện, mến khách, văn nghệ làng bản, sản xuất các mặt hàng thổ cẩm, tham gia kinh tế du lịch. 3.2.3 - Các giải pháp xúc tiến và tăng cường về thông tin, tiếp thị cho du lịch Sơn La Sau khi xác định đúng đắn tiềm năng du lịch Sơn La thì vấn đề quan trọng là việc khai thác sử dụng tài nguyên quý giá đó. Nhưng thứ tài nguyên quý giá đó chỉ trở thành hàng hoá, sản phẩm du lịch có giá trị với du khách trong nước và quốc tế khi có thông tin đầy đủ. Du lịch Sơn la đang nghèo, thiếu trầm trọng về thông tin. Thông tin đầy đủ chính xác về mỗi địa danh, về mỗi di tích lịch sử - văn hoá, về mỗi tập quán, truyền thống tốt đẹp... Thông tin 2 chiều giữa du lịch Sơn La với du lịch trong nước và quốc tế. Việc quảng bá, tuyên truyền du lịch của Sơn La còn quá ít ỏi, phân tán, thô sơ. Một số đơn vị du lịch trong tỉnh với khả năng hạn chế xuất bản tờ gấp chủ yếu giới thiệu về doanh nghiệp , mình mà trong đó chủ yếu giới thiệu cơ sở lưu trú. Một số sách báo hướng dẫn du lịch của nước ngoài viết giới thiệu về Sơn La sơ sài, thiếu chính xác, coi Sơn La như điểm dừng chân trước khi lên Điện Biên Phủ. và thật đáng buồn là trong thực tế, nhiều đoàn du lịch cũng hành trình như vậy. Trong chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch năm 2000. Tổng cục Du lịch đã đặc biệt quan tâm đến chương trình quảng bá, tuyên truyền, về Du lịch Việt Nam. Coi đó là chương trình số 1 trong 6 chương trình chủ yếu. Đối với Sơn La việc xúc tiến và tăng cường thông tin , tiếp thị càng trở nên cấp thiết. Cần phải thực hiện đầy đủ, chính xác những thông tin về thế mạnh, tiềm năng, sản phẩm du lịch đặc trưng của Sơn la, với quy mô thống nhất cả tỉnh giới thiệu du lịch Sơn La với thị trường du lịch trong và ngoài nước bằng các phương tiện thông tin hiện đại: Trên mạng Internet, trên các sản phẩm nghe nhìn, trên sách và bản đồ du lịch Sơn La. Mặt khác, đối với du lịch Sơn la cần phải khai thác triệt để, nắm bắt kịp thời nhu cầu về du lịch trong và ngoài nước. Nhất là nhu cầu của các công ty lữ hành phù hợp với tiềm năng của địa phương mình, phải giới thiệu ngay sản phẩm mình hiện có, nhanh chóng khai thác cái mình đang có đã được đầu tư từ bao đời. Việc xúc tiến, tăng cường thông tin tiếp thị là cực kỳ quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh doanh, nhưng đối với du lịch Sơn La mới được hình thành hơn 15 năm qua, nhiệm vụ đó hết sức nặng nề, phức tạp. Cần có một bộ phận chuyên trách có đủ năng lực thực hiện thường xuyên, liên tục để hoà nhập kịp thời thông tin du lịch trong nước và quốc tế. 3.2.4 - Các giải pháp về công tác tổ chức và hoạt động khai thác tiềm năng phát triển kinh doanh du lịch Trong chương II phần đánh giá thực trạng du lịch Sơn La đã có ý kiến về việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch Sơn la còn gặp nhiều khó khăn. Nếu như kinh tế du lịch Sơn La ở cơ chế tự phát đã không còn đáp ứng được yêu cầu, nhưng cơ chế thị trường ở Sơn La cũng chưa phát huy được các mặt tích cực... Trước thực trạng đó, cần điều tiết như thế nào để du lịch Sơn la phát triển? Nhiều việc chưa có ai làm, càng chưa có ai cạnh tranh. Trước hết nói về công tác tổ chức hoạt động ở Sơn La cũng như một số tỉnh du lịch chưa phát triển, mọi hoạt động du lịch do Sở Thương Mại du lịch quản lý thông qua phòng quản lý Du lịch mà chức năng chủ yếu lại là quản lý Nhà nước về du lịch. Các doanh nghiệp làm du lịch thì hầu hết ở quy mô nhỏ và chủ yếu lại là kinh doanh lữ hành hoặc tổ chức nơi vui chơi giải trí, tham quan du lịch thực sự. Với thực trạng bộ máy tổ chức đầu tư trí tuệ như vậy thì còn rất xa mới trở thành ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, tương ứng với tiềm năng giàu có. Có thể trong điều kiện hiện nay ở Sơn la các mặt tích cực của cơ chế kế hoạch hoá còn phát huy tác dụng nên cần có sự tập trung chỉ đạo đầu tư, phân công lao động hợp lý vào 2 trên 3 mảng chính còn trống của du lịch, phải sớm hình thành được bộ máy tổ chức giới thiệu, khai thác, thu hút hướng dẫn du lịch hoặc tạo mọi điều kiện nâng đỡ ban đầu để một đơn vị kinh doanh lữ hành ra đời và phát triển. Cũng có thể sáp nhập với một số đơn vị kinh doanh lưu trú chủ yếu thành một doanh nghiệp du lịch đủ mạnh, có điều kiện triển khai kinh doanh lữ hành và nơi vui chơi giải trí, hạn chế việc đổ dồn vào kinh doanh lưu trú, bỏ trống kinh doanh lữ hành và kinh doanh nơi vui chơi giải trí. Khắc phục dần tình trạng tài nguyên du lịch bị khai thác mà không mang nguồn thu về cho tỉnh. Việc tổ chức phát triển du lịch Sơn La thành 3 cụm Mộc Châu, Thị xã, lòng hồ Sông Đà là hoàn toàn hợp lí, nhưng số điểm khu du lịch cần đầu tư cho 10 năm là quá nhiều so với điều kiện, khả năng. Với số lượng, hạng mục trong quy hoạch cần xác định ở thời hạn 10 năm đến 20 năm. Trong kế hoạch 10 năm nên tập trung vào mỗi cụm từ 4 - 5 điểm, khai thác chiều sâu, bài bản, giới thiệu và hướng dẫn thuyết phục cao, nhiều dịch vụ bổ sung hấp dẫn; đồng thời có sự phân công hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư vào các cụm, điểm, khu du lịch đó. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho Sơn La cần được đặc biệt quan tâm, nhất là việc đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch hiện còn hẫng hụt, khẩn trương sát hạch, công nhận lao động trong ngành đủ điều kiện, tiêu chuẩn để cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch. Coi trọng hình thức đào tạo kèm cặp tại chỗ, vừa học vừa làm và gửi đi thực hành ở các đơn vị bạn. Có chính sách ưu tiên, có kế hoạch định hướng phát triển kịp thời nguồn lao động cho du lịch. 3.2.5 - Liên kết chặt chẽ du lịch với các ngành trong tỉnh và du lịch Sơn La với du lịch Tây Bắc Đặc điểm hoạt động của ngành du lịch có quan hệ trực tiếp với tất cả các ngành như an ninh quốc phòng, ngoại giao, văn hoá, y tế, giáo dục nông nghiệp và PTNT, khoa học công nghệ, công nghiệp và TTCN, giao thông - xây dựng, các cơ quan tuyên truyền... Tuy vậy, đối với du lịch Sơn La thế mạnh tiềm năng để tập trung khai thác là cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và bản sắc văn hoá dân tộc, cũng như đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có diện tích rộng, có biên giới dài, nhiều dân tộc sinh sống. Do đó, việc phối hợp hoạt động của du lịch Sơn la với các ngành trong tỉnh, không phải mang tính hình thức, dàn trải mà cần tập trung vào các chương trình công tác cụ thể, trọng điểm, thực sự có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch. Trước hết phải kể đến các ngành văn hoá - thông tin, nông nghiệp và phát triển nông thôn, khoa học công nghệ và môi trường, công an, giá trị sản phẩm du lịch đặc trưng của Sơn La phụ thuộc rất lớn vào sự phối kết hợp công tác giữa du lịch với các ngành này. Ví dụ: Việc bảo vệ, làm giàu cảnh quan thiên nhiên và môi trường sinh thái, bảo tồn, khôi phục và phát huy các phong tục, tập quán truyền thống văn hoá tốt đẹp, nêu cao giá trị sản phẩm du lịch, đặc biệt như ở bảo tàng, nhà ngục Sơn La cần bổ sung, hiệu chỉnh các nội dung giới thiệu, thuyết minh sao cho truyền cảm hơn, có thể tìm hình thức phù hợp tái tạo sinh động các sự kiện lịch sử. Vì nhà ngục Sơn la đã từng có dấu ấn của các đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước và nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước. Hay tại hang Thẳm Ké có văn bia Lê Thái Tông, một sự kiện lịch sử quan trọng gần 600 năm trước, một bài thơ hay khắc trên vách đá không thể chỉ là dẫn khách lên thăm qua quýt, cần nắm đầy đủ thông tin hơn nữa, có thể ngâm thơ, bình thơ, rước kiệu, tái hiện lịch sử... mới tương xứng với di tích lịch sử văn hoá này. Rõ ràng muốn du lịch Sơn la phát triển phải có các chương trình liên kết chặt chẽ cụ thể giữa du lịch và các ngành trong tỉnh. Sơn La ở vị trí trung tâm mà quốc lộ 6 đi qua từ Hà Nội theo quốc lộ 6 đi tới Hoà Bình - Sơn La và cuối cùng là Lai Châu. Du khách thường đi du lịch cả 3 tỉnh theo lộ trình này. Nhưng từ Lai Châu, vượt Sông Đà ở thượng nguồn có thể hành trình tiếp sang Sa Pa rồi theo quốc lộ số 2 về Phú Thọ - Hà Nội. Hiện nay du khách đi theo tuyến này ngày một tăng, bình quân hàng năm là 17%. Vì với hành trình này, sức hấp dẫn của cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hoá dân tộc, công trình thuỷ điện Hoà Bình, cao nguyên Mộc Châu, bảo tàng Sơn La, Điện Biên Phủ, Sa Pa, đền thờ các Vua Hùng... Toàn bộ hành trình này nằm trên vùng Tây Bắc của Việt Nam. Do đó được gọi là du lịch Tây Bắc. Trong mắt xích liên hoàn này, phát triển du lịch Sơn La cần gắn với phát triển du lịch Tây Bắc nói chung. Một trong các giải pháp cho du lịch Sơn La cần liên kết chặt chẽ với du lịch Tây Bắc. Lộ trình khép kín, tính liên hoàn rất có lợi thế trong du lịch, nhưng tới nay chưa có sự phối hợp nào đáng kể giữa các tỉnh trong khu vực Tây Bắc để khai thác du lịch, kể cả một tờ giấy giới thiệu du lịch Tây Bắc. Do đó chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp và lợi thế du lịch cuả cả vùng. Với các địa danh nêu trên, với tiềm năng to lớn, Tây Bắc xứng đáng là một vùng du lịch, tuyến du lịch cần quan tâm đầu tư, nâng cấp. Song cho tới nay, Tổng cục Du lịch cũng chưa quan tâm chỉ đạo cụ thể và các tỉnh trong khu vực cũng chưa phát huy nội lực của mình để phát triển kinh tế du lịch. Đối với Sơn La khi công trình Thuỷ điện được xây dựng sẽ trở thành tâm điểm cùng vùng Tây Bác, một tuyến du lịch đầy triển vọng được nối từ thị xã Sơn La qua Thủy điện Sơn La, qua Yên bái đến SaPa. Du lịch Tây Bắc sẽ có thêm lộ trình vượt Sông Đà ở điểm giữa thuỷ điện Sơn La. Tuyến du lịch này sẽ qua Ngọc Chiến (Mường La) - vùng du lịch sinh thái có suối nước nóng từ 60 - 700C rất có giá trị. Để phát triển du lịch Sơn La càng cần thiết phải quảng bá, tuyên truyền giới thiệu chung về du lịch Tây Bắc. 3.2.6 - Các giải pháp về tài chính Trong quy hoạch tổng thể phát triển Thương mại và Du lịch Sơn La thời kỳ 2000 - 2010 đã được phê duyệt. Số vốn đầu tư cho Du lịch cần có 525.800 triệu, rất khó có khả năng thực thi. Với số vốn lớn như vậy, du lịch Sơn La sẽ phải làm gì để khắc phục? * Thứ nhất, trong điều kiện khó khăn về vốn cũng như khả năng, tốc độ phát triển của thị trường du lịch Sơn La chưa nên đầu tư dàn trải quá nhiều hạng mục mà chỉ nên tập trung lo vốn cho một số các hạng mục ở 3 cụm đã nêu trên. * Thứ hai, vốn đầu tư cho du lịch Sơn la không tập trung cao cho các công trình du lịch mà cần phân bổ hợp lí cho cả 3 mặt hoạt động: Tổ chức kinh doanh lưu trú, tổ chức kinh doanh nơi thăm quan, vui chơi, giải trí, tổ chức kinh doanh lữ hành. Theo tính toán sơ bộ, có thể phải cần khoảng 250.000 triệu đồng cho cả 3 lĩnh vực tổ chức kinh doanh du lịch, cụ thể: - Đầu tư vào tổ chức kinh doanh lưu trú: 100.000 triệu - Đầu tư vào tổ chức nơi tham quan, vui chơi, giải trí: 100.000 triệiu - Đầu tư vào kinh doanh lữ hành: 50.000 triệu * Thứ ba: - Đối với việc tổ chức kinh doanh lưu trú thì thực tế đã có nhiều doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân ở trong tỉnh đã và đang đầu tư nâng cấp, mở rộng xây dựng mới, có thể điều tíêt bằng cơ chế thị trường, quan hệ cung cầu. Chỉ cần quan tâm định hướng, giúp đỡ thông tin và hỗ trợ lãi xuất tùy theo từng điều kiện cụ thể. Có khả năng huy động được tiềm lực từ nhiều thành phần kinh tế để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Có thể huy động vốn từ bên ngoài, nhưng trên cơ sở phát huy nội lực là chủ yếu. - Đối với việc tổ chức kinh doanh lữ hành , có thể coi đây như là khâu đột phá đầu tiên để phát triển du lịch Sơn La. Bao gồm cả thu nhập thông tin giới thiệu đầy đủ về du lịch Sơn La ra thị trường du lịch trong nước, quốc tế và ngược lại. Khai thác, thu hút trực tiếp kinh doanh lữ hành, đây là lĩnh vực mới mẻ, khó khăn đối với du lịch Sơn La, lĩnh vực này chưa có đơn vị nào dám đảm nhận, vì xét về hiệu quả kinh tế trực tiếp những năm đầu rất khó thực hiện. Do đó cần có sự hỗ trợ đặc biệt của ngân sách Nhà nước và tìm cơ hội kinh doanh, liên kết với các đơn vị có kinh nghiệm, có khả năng về vốn. 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1 - Kiến nghị với chính phủ Hạ tầng cơ sở, đặc biệt là giao thông vận tải đường bộ của Tây Bắc kém nhất nước, đường liên tỉnh Sơn La - Lai Châu - Lào Cai không thông suốt trong mùa mưa, là đường liên tỉnh duy nhất chưa được bê tông hoá hay rải nhựa. Không thể phát triển kinh tế - xã hội nói chung, du lịch nói riêng nếu không quan tâm đầu tư vào giao thông vận tải ở vùng này./. 3.3.2 - Kiến nghị với tổng cục du lịch - Tổng cục Du lịch cần chủ trì hoặc có giải pháp giúp đỡ các tỉnh Tây Bắc khảo sát, đánh giá đúng đắn, đầy đủ và chính xác tiềm năng du lịch của vùng này. Kiến nghị lên Chính phủ có các giải pháp giúp đỡ, tăng tốc độ đầu tư, có chính sách ưu đãi đầu tư vào du lịch Tây Bắc. Giới thiệu khai thác tuyến du lịch Tây Bắc xứng đáng với lịch sử văn hoá, cảnh quan thiên nhiên của nhiều địa danh của núi rừng Tây Bắc. Phát triển du lịch Sơn La còn có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội củng cố an ninh quốc phòng của các tỉnh Tây Bắc theo Nghị quyết 22 của Bộ chính trị và Quyết định 72 của Chính phủ về phát triển miền núi. - Vùng Tây Bắc có nhiều tỉnh thuộc diện "đặc biệt khó khăn" trình độ kinh nghiệm tổ chức quản lý của cán bộ và tay nghề của nhân viên trong ngành du lịch còn thấp kém so với mặt bằng cả nước. Tổng cục du lịch cần có kế hoạch cụ thể giúp đỡ việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ, công nhân viên, tránh tình trạng tụt hậu xa so với cả nước. 3.3.3 - Kiến nghị với Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Sơn La - Đối với Tỉnh uỷ: Bởi vì" Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội". Cho nên muốn phát triển du lịch Sơn La, một lĩnh vực tuy còn non trẻ nhưng hứa hẹn hiệu quả nhiều mặt, Tỉnh uỷ cần có nghị quyết chuyên đề quán triệt trong toàn Đảng bộ và nhân dâc các dân tộc Sơn La nhiệm vụ bảo vệ, tu bổ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tham gia vào các hoạt động kinh tế du lịch. Coi đó là một trong các giải pháp quan trọng xoá đói, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh: Cần nghiên cứu các cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển du lịch. Như ưu tiên vốn đầu tư với lãi xuất ưu đãi và thời gian trả nợ phù hợp với đặc điểm thị trường du lịch ở một tỉnh miền núi khó khăn. Cần có biện pháp phối hợp với UBND các tỉnh vùng Tây Bắc chỉ đạo việc tổ chức khai thác tuyến du lịch này đạt hiệu quả cao. Cần kiến nghị với Chính Phủ đưa du lịch ở các tỉnh đặc biệt khó khăn vào danh mục ưu đãi đầu tư, ứng xử với du lịch với tư cách một ngành như Pháp lệnh du lịch đã quy định. Cần sớm thành lập và tạo điều kiện cho đơn vị tổ chức kinh doanh lữ hành hoạt động, tạo tiền đề để phát triển nhanh du lịch trong tỉnh. 3.3.4 - Kiến nghị với Sở Thương mại - Du lịch Sơn La - Sở Thương mại - Du lịch Sơn La cần nghiên cứu sắp xếp lại mô hình tổ chức để đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh doanh du lịch. Tuy chưa đủ điều kiện để ra đời Sở du lịch riêng, nhưng các doanh nghiệp hoạt động du lịch trong tỉnh vẫn cần có sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ đạo về thông tin thị trường, chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo lao động chuyên ngành mà phòng quản lý du lịch với chức năng chủ yếu là quản lý Nhà nước về du lịch chưa đảm nhận được. - Cần nghiên cứu đề nghị điều chỉnh lại một số chỉ tiêu, quy mô, thời gian, quy hoạch tổng thể. Có kế hoạch cụ thể thực hiện phát triển du lịch Sơn La. - Sớm tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng xây dựng và công nhận đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của tỉnh. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng lao động trong ngành du lịch. - Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập đơn vị kinh doanh lữ hành, từng bước chủ động khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh mà lâu nay "Cho không" các đơn vị bạn./. Kết luận Có đủ cơ sở để khẳng định Sơn La giàu có về tiềm năng du lịch, thế mạnh tiềm năng du lịch Sơn La là cảnh quan thiên nhiên , môi trường sinh thái và bản sắc văn hoá các dân tộc. Xin được trích và lý giải sự búc xúc của ông Stan Matthew, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Bảo hộ, 12 San Khong Noi, số 6 Chiềng Mai, Thái Lan. Một người Mỹ đã có 12 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các cộng đồng dân tộc sinh sống ở Đông Nam á trong thư gửi ông Lê Bình Thanh - chủ tịch UBND tỉnh Sơn La "Bức thư đồng gửi Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải và Bộ trường Bộ Văn hoá - Thông tin Nguyễn Khoa Điềm" Ngày 21//4/1999:" Quý vị có một nền văn hoá ví như "Kho vàng" ở tình miền núi Sơn La hùng vĩ, du khách nước ngoài không khỏi đam mêm trước những bản sắc,những ca khúc, những vũ điệu và những sản phẩm thủ công của đồng bào các dân tộc...", "... du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những ngọn núi cao chót vót in hình xuống những cánh đồng xanh thẳm và những con suối uốn lượn dài vô tận. Sơn la có đềy đủ những gì mà các tỉnh miền núi phía Bắc có ". Đã đến lúc Việt Nam và tỉnh Sơn La là cần đặc biệt quan tâm xúc tiến. Tôi mong muốn được cùng tham gia..." Cần có nhiều giải pháp đồng bộ để khắc phục thực trạng kém phát triển của du lịch Sơn La hiện nay nhanh chóng hội nhập du lịch cả nước và quốc tế, khai thác các tiềm năng du lịch hiện có để du lịch Sơn La trong một tương lai không xa, thực sự là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tạo nhiều việc làm cho toàn xã hội, tăng nguồn thu ngân sách, tăng nguồn thu ngoại tệ, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế, góp phần đáng kể xoá đói giảm nghèo nhanh chóng đưa Sơn La mro khỏi tình trạng khó khăn, trở thành một tỉnh khá ở miền núi phía Bắc. Với những kiến thức lý luận được trang bị ở nhà trường, tôi chọn đề tài: "du lịch Sơn La: Tiềm năng - thực trạng và giải pháp" với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển du lịch Sơn La; đặc biệt tôi mong muốn một vấn đề nào đó trong đề tài được sử dụng thực tiễn/ Do kiến thức và thời gian còn nhiều hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu, trình bày đề tài. Kính mong nhận được sự thông cảm và đóng góp của thầy, cô giáo, các sinh viên trong nhà trường. Xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Du lịch trường Đại học dân lập Đông đô - Hà Nội. Sở Thương mại - Du lịch tỉnh Sơn La. Đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo của thầy Trần Mạnh Chí, đã giúp đỡ ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài ./. Tài liệu tham khảo 1. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX 2. Pháp lệnh về du lịch của Uỷ ban Thường vụ quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3. Chương trình hành động quốc gia về du lịch 4. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XI 5. Các tập bài giảng của phân viện Hà Nội, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 6. Quy hoạch tổng thể phát triển Thương mại và Du lịch Sơn La thời kỳ 2000 - 2010. 7. Tuần báo du lịch của Tổng cục du lịch Việt Nam. 8. Các tài liệu, báo cáo về kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La (thu thập qua văn phòng HĐND - Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Thương Mại - Du lịch, Sở Văn hoá - Thông tin - Thể thao, Sở kế hoạch & Đầu tư, các sở và các huyện trong tỉnh) 9. Báo cáo kinh doanh của một số doanh nghiệp hoạt động du lịch tỉnh Sơn La. 10. Báo cáo hàng năm của Sở du lịch Sơn la. 11. Cuốn Sơn la - Tiềm năng, cơ hội đầu tư và phát triển (UBND tỉnh Sơn la). 12. Luật tục Thái ở Việt nam ( Nhà xuất bản văn hóa Dân tộc). 13. Giữ gìn và phát huy tài sản văn hóa các dân tộc ở Tây bắc và Tây nguyên (Nhà xuất bản khoa học xã hội) 14. Vi Trọng Liên ( 2002) Vài nét về người Thái ở Sơn La (NXB Văn hóa dân tộc - Hà Nội) 15. Trần Đức Thanh: Nhập môn khoa học du lịch (NXB Đại học Quốc gia - HN)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1441.doc
Tài liệu liên quan