Đề tài Giá thành và các biện pháp hạ giá thành đơn vị L500 x 40 x 2,5

Muốn giám chi phí máy móc thiết bị trong giá thành sản phẩm cần phải phấn đấu tăng nhanh và sản xuất nhiều sản phẩm, trên cơ sở tăng năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất giảm thời gian ngừng hoạt động của máy móc thiết bị, tức là phải có biện pháp để sử dụng tối đa công suất của máy. Việc sử dụng máy móc thiết bị phải được bố trí một cách phù hợp đảm bảo tính đồng bộ và nhịp nhàng.

doc47 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giá thành và các biện pháp hạ giá thành đơn vị L500 x 40 x 2,5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. Tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm: Giá thành NTP giai đoạn (n-1) Giá thành NTP giai đoạn 1 chuyển sang Chi phí nguyên vật liệu chính Tổng Z và Z đơn vị TP giai đoạn cuối Tổng Z và Z đơn vị NTP giai đoạn 2 Tổng Z và Z đơn vị NTP giai đoạn 1 Chi phí chế biến giai đoạn n Chi phí chế biến giai đoạn 2 Chi phí chế biến giai đoạn 1 Sơ đồ: Quy trình tính giá thành bán thảnh phẩm * Điều kiện sử dụng: Phù hợp với yêu cầu quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp có cả bán thành phẩm đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Đối tượng tính giá thành của cách này gồm cả bán thành phẩm và thành phẩm. * Phương pháp tính: Tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng, công đoạn sản xuất. Xác định đối tượng tính giá thành cho từng phân xưởng công đoạn sản xuất. Công thức tính: Z1 = C1 + Dđk1 – Dck1 Ztp = Zn-1 + Cn + Dđkn - Dcrn Z1, Ztp: Tổng giá thành công đoạn 1 và thành phẩm. Dđji, Dcki: Chi phí sản xuất dở dang đầu và cuối kỳ. Ci: Chi phí sản xuất của giai đoạn i trong thảnh phẩm Jtp: Giá thành đơn vị từng đối tượng Stp: Sản lượng thành phẩm. b. Tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm: + Điều kiện sử dụng: Phù hợp trong trường hợp xác định đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm sản xuất hoàn thành ở phân xưởng, ở công đoạn sản xuất cuối kỳ. Các bán thành phẩm ở các phân xưởng, ở công đoạn sản xuất trước không cần tính chi phí sản xuất riêng biệt. + Phương pháp tính: Czi = x Stp Czi: Chi phí sản xuất của giai đoạn i trong thành phẩm. Dđkj: Chi phí sản xuất dở dang giai đoạn i trong kỳ. Cj: Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn i. Sdj: Số lượng sản phẩm dở dang giai đoạn i. Stp: Sản lượng thành phẩm ở giai đoạn cuối. 1.3.2.2. Loại phương pháp tính giá thành theo phân bổ: - Loại phương pháp này có đặc điểm chi phí đầu vào tập hợp theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất sau đó phân bổ chi phí vào đối tượng tính giá thành. Các phương pháp của loại này: Tính giá thành theo hệ số Tính giá thành theo tỷ lệ Tính giá thành theo định mức + Phương pháp hệ số: Được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu nhưng tạo ra nhiều sản phẩm chính khác nhau. Tính được giá thành từng loại sản phảm khác nhau trước hết phải tính được tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm, sau đó căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật để định cho từng loại sản phẩm một hệ số quy đổi các sản phẩm khác nhau thành sản phẩm tiêu chuẩn. Tính giá thành từng loại sản phẩm bằng cách phân bổ tổng giá thành theo sản phẩm của từng loại. Z đơn vị sản phẩm = Tổng Z của các loại sản phẩm chính hình thành trong kỳ Tổng sản phẩm chuẩn hoàn thành trong kỳ + Phương pháp tỷ lệ: áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình sản xuất sản phẩm, kết quả sản xuất thu được là nhóm sản phẩm cùng loại với các quy cách phẩm cấp khác nhau. Tính giá thành của từng quy cách, phẩm cấp, phải tính được tổng giá thành và tính giá thành từng quy cách. Tỷ lệ = Tổng Z thực tế của các loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ Tổng Z kế hoạch (hoặc định mức) của các loại sản phẩm + Phương pháp định mức: Căn cứ vào mức tiêu hao vật tư lao động, các dự toán về chi phí phục vụ sản xuất và quản lý. Khoản chênh lệch do những thay đổi định mức cũng như những chênh lệch trong quá trình thực hiện so với định mức. Giá thành thực tế của sản phẩm xác định như sau: Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành định mức ± Chênh lệch do thay đổi định mức ± Chênh lệch do thực hiện so với định mức 1.4. Các phương pháp phân tích giá thành: + Phương pháp phân tích được biểu hiện là tổng hợp các cách thức, thủ pháp, công thức, mô hình... được sử dụng trong quá trình phân tích để nghiên cứu bản chất và quy luật vận động của các hiện tượng kinh tế. 1.4.1. Phương pháp so sánh: + Bản chất của so sánh trong phương trình kinh tế là đem đối chiếu hiện tượng này với hiện tượng được so sánh, làm tiền đề cho việc đánh giá các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả. 1.4.1.1. Phương pháp so sánh giữa giá thành thực tế và giá thành kế hoạch: + Đánh giá sơ bộ mức độ hoàn thành kế hoạch xác định tiềm năng nâng cao mức độ đạt được của các chỉ tiêu. + Độ lệch tuyệt đối giữa thực tế và kế hoạch (Dy trong đó y là chỉ tiêu phân tích) + Độ lệch tương đối giữa thực tế và kế hoạch (dy trong đó y là chỉ tiêu phân tích). + Chỉ số phát triển giữa thực tế và kế hoạch (Iy trong đó y là chỉ tiêu phân tích). STT Tên sản phẩm Số lượng Giá thành đơn vị Sản phẩm Thành tiền Mức tăng giảm (+/-) Tỷ lệ % KH Giá T/tế Giá KH Theo ZTT Theo ZKH 1 Sản phẩm A 2 Sản phẩm B 3 Sản phẩm C 4 ...v...v... Tổng cộng Bảng 1. So sánh ZTT và ZKH 1.4.1.2. Phương pháp so sánh chỉ tiêu thực hiện kỳ phân tích và kỳ trước: + Đánh giá xu hướng phát triển và nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu phân tích, đồng thời nghiên cứu các khả năng và cơ hội để đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu. Mức tăng giảm tuyệt đối Mức tăng giảm tương đối Nhịp độ tăng bình quân của chỉ tiêu Sản phẩm Năm trước Năm nay THn so với TH (n-1) THn so với KHn KH TH ± % ± % A B C D Bảng 2. Phân tích tình hình thực hiện Z đơn vị 1.4.1.3. Phương pháp so sánh năm trước (n-1) với năm sau (n) Khoản mục Z Định mức (ZM) Năm trước (ZNT) Thực hiện năm nay (ZN) Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Cộng (Z đơn vị) Bảng 3. Bảng phân tích biến động khoản mục giá thành Khoản mục Z Định mức Thực hiện Lượng Giá C.phí Lượng Giá C.phí Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Cộng: Bảng 4. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khoản mục 1.4.2. Phương pháp thay thế liên hoàn (Phương pháp loại trừ) + Phân tích ảnh hưởng 1 chỉ tiêu yếu tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích, cố định các yếu tố còn lại. + áp dụng các nhân tố có quan hệ chỉ tiêu phân tích dưới dạng tích số. Chỉ tiêu phân tích kỳ gốc: F0 = XoyoZ0 Chỉ tiêu phân tích kỳ phân tích: F1 = X1Y1Z1 + ảnh hưởng tuyệt đối của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích: - ảnh hưởng nhân tố x (ký hiệu DFx) DFX = F (x1, y0,z0) – F (n0, y0, z0) = x1y0z0 – x1y0z0 - ảnh hưởng nhân tố y (DFy) DFy = F (n0, y1, z0) – (n0, y0, z0) = x0y1z0 – x0y0z0 - ảnh hưởng nhân tố z (DFZ) DFZ = F (n0, y0, z1) – F (n0, y0, z0) = x0y0z1 – n0y0z0 mà: DFX + DFy + DFZ + DF = F1 – F0 + Mức độ ảnh hưởng tương đối của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích: dF = (DF/F0) x 100% (1) - ảnh hưởng của nhân tố x (dFX) % dFX = (x1/x0 - 1) x 100% = (Ix - 1) x 100% - ảnh hưởng của nhân tố y (dFy)% dFy = (y1/y0 - 1) x 100% = (Iy - 1) x 100% - ảnh hưởng của nhân tố Z (dFZ) % dFZ = (z1/z0 - 1) x 100% = (IZ - 1) x 100% + Nhược điểm Biểu diễn lượng dư có 2 nhân tô ảnh hưởng (F = x0. y0) 1.4.2.1. Phương pháp dồn lượng dư cho yếu tố đứng sau (phương pháp số chênh lệch) - ảnh hưởng của từng nhân tố (DFj) DFX = F (x1, y0, z0) – F (x0, y0, z0) = x1y0z0 – x0y0z0 DFy = F (x1. y1, z0) – F (x1, y0, z0) = x1y1z1 – x1y1z0 - Mức độ ảnh hưởng tương đối của từng nhân tố: dFx = (Ix - 1) x 100% dFy = IX x (IY - 1) x 100% dFZ = Ix x Iy x (IZ – 1) x 100% 1.5. Các phương hướng hạ giá thành sản phẩm - Sản phẩm hạ giá thành là đơn vị sản phẩm “Lưới của máy bào thép” L500 x 40 x 2,5. - Hướng giảm giá thành “L500 x 40 x 2,5” + Giảm chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất và chế tạo sản phẩm “Lưới của máy” “L500 x 40 x 2,5”. + Giảm chi phí tiền lương trong chi phí về nhân công. + Tăng cường năng lực của máy móc, phân xưởng sản xuất. + Giảm mức thấp nhất chi phí quản lý chung + Cố gắng sản xuất vượt mức sản lượng đề ra. Chương II Phân tích tình hình về giá thành và hạ giá thành sản phẩm “Lưỡi của máy bào thép” ở công ty dụng cụ cắt và đo lượng cơ khí 1.1. Giới thiệu sản phẩm hạ giá thành: Sản phẩm lưỡi của máy bào thép thuộc về nhóm sản phẩm “Dụng cụ cắt” của Công ty “Dụng cụ Cắt và đo lượng Cơ khí”. - Đây là nhóm sản phẩm chủ lực của công ty với thị phần lớn trên thị trường nên việc đánh giá và phân tích giá thành cho sản phẩm là rất cần thiết, nhằm đưa sản phẩm ngày càng hoàn thiện về chất lượng và giá thành, để có sự thay đổi sao cho phù hợp với các yếu tố của thị trường. + Về sản phẩm “Lưỡi của máy bào thép” - Tính năng và công dụng: + Sử dụng trong quá trình gia công các nhóm vật liệu kim loại. + Cắt gọt các sản phẩm theo đúng yêu cầu về kích cỡ. + Đạt độ chính xác cao trong quá trình sử dụng. + Sử dụng được trong quá trình vận hành với khối lượng sản phẩm lớn và tính chính xác cao. + Quá trình sử dụng sản phẩm với thời gian, tuổi thọ cao... + Các loại sản phẩm “Lưỡi của máy bào thép” được sản xuất tại Công ty gồm: ĐVT: Việt nam đồng TT Tên quy cách sản phẩm Lưỡi của máy bào ĐVT (cái) Giá bán Chưa VAT Có VAT Chưa VAT Có VAT 1 L350 x 2 (Đức) 52.400 55.020 2 L350 x 38 x 1,6 47.000 49.350 3 L450 x 40 x 2,5 71.400 74.970 4 L500 x 40 x 2,5 84.000 88.200 5 L500 x 38 x 1,6 68.000 71.400 6 L550 x 40 x 2,5 119.000 124.950 7 L550 x 50 x 2,5 131.000 137.550 8 L600x 50 x 2,5 141.000 148.000 9 L450 x 40 x 2 10 L500 x 40 x 2 Bảng 5: Giá bán sản phẩm lưỡi của máy 1.2. Sản phẩm hướng tới hạ giá thành trong nhóm sản phẩm ‘Lưỡi của máy” - Sản phẩm hạ giá thành mà công ty hướng tới kế hoạch cho năm sau (2003) là đơn vị sản phẩm: + L500 x 40 x 2,5 (Thép Đức) - Giá thành đơn vị (L500 x 40 x 2,5) (2002) ZTT đơn vị = 80.174 (đ/cái) + Loại đơn vị trên có giá thành sản xuất đang ở mức cao trong nhóm sản phẩm “Lưới của máy” làm cho giá bán của loại mặt hàng trên ở thị trường so với các đối thủ cạnh tranh là cao hơn làm cho danh thu về mặt hàng này thấp so với khối lượng sản phâm sản xuất ra làm tồn kho ở mức cao trong năm vừa qua, gây ảnh hưởng lớn tới doanh thu và lợi nhuạn của nhóm sản phâm cắt. + Hướng sang năm 2003 Công ty đã chủ trương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hạ thấp giá thành mặt hàng trên, để tăng doanh thu và lợi nhuận cho nhóm sản phẩm cắt với mục đích là giảm giá thành sản xuất sản phẩm. - Từ đó mục tiêu của các phan xưởng sản xuất ra sản phẩm “L500” là giảm hao phí về lao động sống và lao đọng vật hoá trong quá trình sản xuất sản phẩm. 1.3. Quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm “Lưỡi của máy bào thép” (L500 x 40 x 2,5): - Thép tấm được dập đúng chiều dài, chiều rộng trên máy dập 250 tấn, sau đó lần lượt được phay răng trên máy phay vận năng, dập đầu và lỗ trên máy dập 130 tấn, nắn phần răng tạo góc thoát phối trên máy ép. Tiếp đến chi tiết được đem vào nhiệt luyện (tôi trong lò muối). Nhiệt luyện xong chi tiết được làm mòn hai đầu trong lò tần số, tiếp đến được tẩy rửa, sơn và nhập kho. Thép tấm Máy dập 250 tấn Máy phay vạn năng Nhập kho Làm non trong lò tần số Nhiệt luyện Máy dập 130 tấn Sơn Tẩy rửa Máy ép Sơ đồ: Quy trình công nghệ sản xuất Lưỡi của máy “L500 x 40 x 2,5” 1.4. Phương pháp tập hợp chi phí để tính giá thành của mặt hàng (L500 x 40 x 2,5) + Phương pháp tập hợp chi phi vào giá thành “L500” TT Khoản mục Z kế hoạch Z thực tế So sánh 1 NVL chính 123.863.040 124.225.920 362.880 2 Vật liệu phụ 3.379.200 3.697.200 318.000 3 Động lực 3.909.932 12.811.833 8.901.901 4 Tiền lương 4.624.786 4.954.248 329.462 5 Trích BHXH 547.186 546.364 - 822 6 Chi phí sử dụng máy 5.161.034 3.261.752 - 1.899.282 7 Chi phí phân xưởng 3.992.976 4.459.234 466.258 8 Chi phí quản lý DN 4.880.364 5.449.262 568.958 9 Trả lãi vay 1.109.160 1.238.562 129.402 I Cộng Z công xưởng 151.467.618 163.644.375 9.176.757 10 Chi phí bán hàng 3.499.475 4.033.707 534.232 II Cộng Z toàn bộ 154.967.093 164.678.082 9.710.989 11 Thuế doanh thu 12 Doanh thu Bảng 6 : Tập hợp chi phí và giá thành “L500 x 40 x 2,5” Khoản mục chi phí Chi phí giá thành KH Chi phi giá thành thực tế Chi phí nguyên vật liệu 127.242.240 127.923.120 Chi phí NVL chính 123.863.040 124.225.920 Chi phí NVL phụ 3.379.200 3.697.200 Bảng 7: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu Giá thành Chi phí giá thành KH Chi phi giá thành thực tế Chi phí nhân công trực tiếp 5.171.972 5.500.612 Tiền lương 4.624.786 4.954.248 Trích BHXH 547.186 546.364 Bảng 8: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Giá thành Chi phí giá thành KH Chi phi giá thành thực tế Chi phí sản xuất chung 14.173.102 21.771.381 Động lực 3.909.932 12.811.833 Chi phí sử dụng máy 5.161.034 3.261.752 Chi phí phân xưởng 3.992.976 4.459.234 Trả lãi vay 1.109.160 1.238.563 Bảng 9: Tập hợp chi phí sản xuất chung Giá thành Chi phí giá thành KH Chi phi giá thành thực tế Chi phí ngoài sản xuát 8.379.779 9.482.969 Chi phí quản lý 4.880.304 5.449.262 Chi phí bán hàng 3.499.475 4.033.707 Bảng 10 : Tập hợp chi phí ngoài sản xuát Giá thành sản phẩm = Giá thành sản xuất + Chi phí quản lý + Chi phí bán hàng 1.5. Các phương trình tính toán khoản mục giá thành sản phẩm TT Các khoản mục chi phí Ký hiệu Cách tính 1 Chi phí NVL trực tiếp VL ZQj DjVL (1 + KVLF) + CVN 2 Chi phí nhân công trực tiếp NC ZQj DJNC (1 + F1/h1j + F2/h2j) 3 Chi phí sản xuất chung C KC + NC 4 Cộng VL + NC + C QJ: Lượng sản phẩm sản xuất thực tế DJVL,DJNC: Đơn giá vật liệu, đơn giá nhân công. KC : Tỷ lệ % chi phí chung so với nhân công trực tiếp. F1, F2: Các khoản phụ cấp được tính theo mức lương tối thiểu theo cấp bậc. h1j, hzj: Hệ số phụ cấp tính theo cấp bậc và lương tối thiểu. 2. Công tác thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành cho sản phẩm: 2.1. Thực hiện kế hoạch cho sản phẩm: + Trong nền kinh tế thị trường công ty muốn thu được lợi nhuận coa và tồn tại lâu dài trên thị trường, Công ty phải luôn luôn phấn đấu hạ thấp chi phí vào giá thành để có lợi thế trong cạnh tranh và tồn tại trên thị trường. Do đó vấn đề giá thành và hạ giá thành là rất quan trọng. + Trong lĩnh vực nhóm sản phẩm “Dụng cụ cắt doanh thu đạt được là rất khả quan so với khối lượng sản xuất, giá thành sản phẩm luôn ở mức ổn định trong các năm trước. + Kể từ 2002 quy trình sản xuất đơn vị mặt hàng “Lưỡi của L500” có thay đổi so với các năm trước để phù hợp với yêu cầu của thị trường. - Chính bởi yếu tố khách quan trên nên trong quá trình sản xuất sản phẩm từ khâu đầu đến khâu cuối đã có sự thay đổi. Qua quá trình thay đổi chất lượng cho sản phẩm mà giá thành của sản phẩm cũng đã có những thay đổi nhất định. - Vì vậy hướng năm tới của công ty là hạ giá thành đơn vị sản phẩm trên sao cho có tỷ lệ lợi nhuận trong sản phẩm này. - Qua bảng kết quả kinh doanh về sản xuất “L500 x 40 x 2,5” trong 3 năm trước lợi nhuận âm, điều này do giá thành và do chi phí quản lý cao. Đặc điểm của công ty trong công tác giá thành, công ty chưa xác định được các tỷ lệ hạ và mức hạ giá thành sản xuất. Do đó mức hạ giá thành thực tế bằng không. Kết quả giá thành sản phẩm tăng lên so với năm trước. Năm Kế hoạch (1) Thực tế (2) DM = (2) – (1) TM %: 2/1 2000 148.795.340 150.025.361 1.230.021 100,8% 2001 151.792.676 157.314.852 5.522.176 103,64% 2002 154.967.093 164.678.082 9.710.989 106,27% Bảng 11: Kế hoạch giá thành “L500” - Bảng phân tích trên ta thấy tình hình giá thành thực tế của công ty đều tăng so với kế hoạch. Công ty đã lãng phí rất nhiều nguồn lực cụ thể năm 2000 tăng (1.230.021) tương ứng 0,08% sang năm 2001 tăng (5.522.176) tương ứng 3,64%, năm 2002 tăng cao hơn cả là (9.710.989) tương ứng tỷ lẹ 6,27%. Công ty cần xem xét lại kế hoạch cho năm 2003. + Qua bảng kế hoạch giáthành “L500 x 40 x 2,5” ta có bảng tính giá thành đơn vị cho sản phẩm. Sản phẩm Năm trước Năm nay TH2002/ TH2001 TH2002 /KH2002 NT KH TH DM (±) DT (%) DM (±) DT (%) L500x40x2,5 76.589 75.446 80.174 3.585 104,69% 4.728 106,27% Bảng 12: Phân tích giá thành đơn vị sản phẩm + TH 2002 với TH2001 - DM = 3.585đ/cái - DT = 4,09% Mức hạ của năm 2002 tăng so với 2002 là 3.585 đ/cái với tỷ lệ 4,09% + TH 2002 với KH 2002 - DM = 4,728 - DT = 6,27% Mức hạ của TH2002 so với KH 2002 tăng 4.728 đ/cái, tỷ lệ 6,27%. - ở TH 2002/TH 2001 và TH2002/KH2002 ta thấy mức tăng là rất đáng ngại, điều này chứng tử chi phí tính vào giá thành sản phẩm đã tăng lên một cách khó kiểm soát. Công tác hạch toán đã làm rõ được các yếu tố tăng lên của giá thành đơn vị sản phẩm, nhưng công tác quản lý vẫn còn yếu kém trong khâu tổ chức, phân tích cũng như hoạch định ngân sách chi phí tính vào sản phẩm. Hướng sang năm 2003 công ty chủ động giảm thấp nhất có thể giá thành của sản phẩm “L500 x 40 x 2,5”, tiết kiệm các chi phí đầu vào, giảm tối đa mức sản phẩm hỏng và dở dang để thu được lợi nhuận từ sản phẩm này. - Ta có bảng phân tích khoản mục chi phí tính vào giá thành đơn vị “L500 x 40 x 2,5” ĐV: đồng Khoản mục Z đơn vị Năm trước (ZNT) Kế hoạch (ZM) Thực hiện (ZN2) Chi phí NVL trực tiếp 61.970,5 61.948,5 62.280 Chi phí nhân công trực tiếp 3.408,3 2.518 2.678 Chi phí sản xuất chung 7.912,8 6.900,3 10.599,5 Chi phí bán hàng 1.684,2 1.703,75 1.963,8 Chi phí quản lý 1.613,68 2.376 2.653 Cộng Z (đơn vị) 76.589,5 75.446,5 80.174 Bảng 13: Phân tích khoản mục Z đơn vị “L500 x 40 x 2,5” + TH 2002/TH2001 - DMZ đơn vị = + Bảng phân tích khoản mục chi phí tính vào giá thành đơn vị sản phẩm đã cho ta thấy yếu tố tăng giá thành đơn vị “L500 x 40 x 2,5” là được xác định bởi sự tăng lên của các khoản mục trong giá thành. Ta cần phân tích sự tăng lên này của các khoản mục trên. 3. Phân tích các khoản mục giá thành đơn vị sản phẩm “L500 x40x 2,5” 3.1. Phân tích khoản mục chi phí NVL trực tiếp trong giá thành đơn vị Đơn vị: Đồng Khoản mục Năm trước 2001 Năm nay 2002 TH2002/ TH2001 TH2002 /KH2002 KH TT DM (±) DT (%) DM (±) DT (%) C.phí NVL t/t 61.970,5 61.948,5 62.280 309,5 100,5% 331,5 100,54% Bảng 14: Phân tích chi phí NVL trực tiếp L500 x 40 x 2,5 + TH 2002/TH 2001 - DM = 309,5 - DT = 100,5% Mức hạ năm 2002 so với 2001 về chi phí khoản mục NVL chính tăng lên 309,5đ/cái tỷ lệ 0,5%. + TH2002/KH2002: Mức hạ TH 2002 so với KH 2002 tăng 331,5đ/cái tỷ lệ 0,54$ Do tính chất yếu tố nhập khảu NVL của Đức để thay thế cho NVL cũ nhập khẩu của Liên Xô, chi phí tính vào khoản mục NVL (2002) đã tăng lên so với (2001) và so với kế hoạch đề ra. Vì vậy mà giá thành “l500 x 40 x 2,5” tăng lên cũng bởi nhân tố NVL trực tiếp. Để giám giá thành cho sản phẩm vào năm 2003 Công ty cần phải đẩy mạnh công tác dự trù lập kế hoạch về khoản mục chi phí NVL, nhằm hạn chế tối đa được chi phí. + Các yếu tố làm tăng chi phí của khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp được cụ thể và phân tích qua bảng sau. Đơn vị: Đồng Tên NVL trực tiếp Định mức Thực hiện Tổng chi phí tính 1 đơn vị biến động TH/ĐM L500 x40 x 2,5 1 2 3 4 3=(1x2) 4=(2x3) 5(3x4) 6=5-3 7=4-3 8=5-4 NVL chính 0,504 119649,6 0,504 120.000 60.303,4 60.303,4 60.480 176,6 -0- 176,6 NVL phụ 0,144 11457,7 0,157 11491,2 1.649,92 1798,85 1.804,2 154,2 148,93 5,241 Tổng Cphí 0,648 131.107,3 0,661 131491,2 61.953,32 62102,25 62284,2 330,8 148,93 181,841 NVL tính trong Z Bảng 15: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí NVL trực tiếp “L500 x 40 x 2,5” - Chi phí NVL trực tiếp được tập hợp từ chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí NVL phụ. Việc thay đổi của chi phí NVL trực tiếp phụ thuộc vào chi phí vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ, phân tích các chi phí trên sẽ cho ta thấy được sự biến động của chi phí NVL trực tiếp tính trong giá thành đơn vị “L500 x 40 x 2,5”. - Xét chi phí vật liệu chính và chi phí vật liệu phụ + Chi phí NVL chính: - Kế hoạch : CKH = QKH . ZKH = 119.649,6 x 0,504 = 60.303,4đ/sp’ - Thực hiện: CTH = QTH . ZTH = 120.000 x 0,504 = 60.480 đ/sp’ - Xét sự biến động của các nhân tố. Biến động lượng (DQ1) = Giá kỳ gốc KH x (Lượng kỳ phân tích - Lượng kỳ KH) = 119.649,6 x (0,504 – 0,504) = 0 Biến động giá = Lượng kỳ TH x (Giá kỳ TH - Giá kỳ gốc) = 0,504 x (120.000 – 119649,6) = 176,6 đ/sp’ - ảnh hưởng của từng nhân tố đến mức hạ của nguyên vật liệu chính: DM1 = DQ1 + DZ1 = GH - CKH = 176,6 + 0 = 60.480 – 60.303 = 176,6 (đ/sp’) + Chi phí NVL phụ: ZNVL phụ = 19% CNVL chính ZNVL phụ kế hoạch = 11457,7 (đ/sp’) ZNVL phụ thực tế = 11491,2 (đ/sp’) - Kế hoạch: CKH = QKH x ZTH = 0,157 x 11491,2 = 1804,2 đ/sp’ Biến động lượng (DQ2) = Giá kỳ gốc KH x Lượng kỳ TH - Lượng kỳ KH = 11457,7 x (0,175 - 0,144) = 148,901 đ/sp Biến động giá (DZ2) = Lượng kỳ thực hiện x (Giá kỳ TH - Giá kỳ gốc) = 0,157 x (11491,2 – 11457,7) = 5,295 (đ/sp’) - ảnh hưởng của từng nhân tố đến mức hạ của NVL: DM2 = DQ2 + DZ2 = 148,901 + 5,295 = 154,2 đ/sp’ Mức hạ chi phí NVL trực tiếp được tính theo phương pháp sau: DM = DM1 + DM2 = 154,2 + 176,6 = 330,8 (đ/sp’) Mức hạ năm 2002 giữa TH/Kh tăng lên 330,8 đ/sp’ về chi phí NVL trực tiếp. - Chi phí nguyên vật liệu 2002 tăng lên 330,8 đ/sp’ so với 2001 là do việc công ty thay đổi chất lượng của NVL, thay loại thép Liên Xô bằng thép Đức. - Sự tăng lên này bị ảnh hưởng trực tiếp từ nhân tố giá nguyên vật liệu dùng vào sản xuất và cả nhân tố lượng NVL phụ. + Nhân tố về giá: Tổng chi phí của cả NVL chính và NVL phụ đều tăng lên vượt kế hoạch với 181,841 (đ/sp’), nguyên vật liệu chính tăng lên 176,6 (đ/sp’) và nguyên vật liệu phụ tăng 5,241đ/sp’ cho ta thấy giá tăng lên của NVL trực tiếp phụ thuộc chủ yếu vào giá nguyên vật liệu chính. - Chi phí nguyên vật liệu chính tăng 176,6 đ/sp’ và mức giá tăng (350,4đ/sp’) đầu vào sản xuất. - Chi phí nguyên vật liệu phụ tăng 5,241đ/sp’ và mức giá tăng (33,5 đ/sp’) đầu vào sản xuất + Nhân tố lượng tổng chi phí tăng lên 148,93 đ/sp’ là khoản tăng lên của lượng NVL phụ trong sản xuất còn nguyên vật liệu chính thực hiện không tăng so với kế hoạch. - Lượng tăng lên của khối lượng NVL phụ tăng 0,013kg/sp’ ứng với mức chi phí tăng 148,93đ/sp’. + Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành đơn vị “L500 x 40 x 2,5” chiếm tỷ lế 60 á 70% các chi phí trong việc xây dựng giá thành để giá thành “L500 x 40 x 2,5” giảm trong năm 2003 công ty cần phải phán đấu hạ thấp khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính trong việc sản xuất “L500 x 40 x 2,5”. Để thực hiện được công tác hạ giá thành, công ty phải tích cực nêu lên khẩu hiệu giảm hao phí NVL chính từ mức tối đa, tiết kiệm nguyên vật liệu và tránh các sản phẩm hỏng hóc. 3.2. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành Khoản mục Năm trước 2001 Năm nay 2002 TH2002/ TH2001 TH2002 /KH2002 KH TT DM (±) DT (%) DM (±) DT (%) C.phí NC t/t 3.408,3 2.518 2.678 -730,3 78,6% 160 106,35% Bảng 16: Phân tích chi phí nhân công trực tiếp “L500 x 40 x 2,5” + TH 2002 với TH2001 - DM = - 730,3 - DT = 78,6% Mức hạ năm 2002 so với 2001 về chi phí nhân công trực tiếp đã hạ xuống được (730,3) đ/cái, tỷ lệ 78,6% giảm 21,4%. + TH 2002 với KH 2002 Mức hạ TH 2002 với KH 2002 tăng 160 đ/cái tỷ lệ 106,35%. - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm của năm 2002 đã giảm được so với 2001, đây là một cố gắng lớn của công ty về kế hoạch hạ thấp lượng chi phí nhân côgn trong sản xuất mà cụ thể là các chi phí về tiền lương. Có được nhân tố tốt trên là do công tác tổ chức lao động của công ty, hạn chế được lượng lao động nhàn dỗi trong công ty. Bên cạnh đó chỉ tiêu kế hoạch đặt ra về nhan công chi phí vẫn chưa đạt yêu cầu. Vậy sang năm 2003 Công ty cần cố gắng làm sao vượt kế hoạch về việc hạ thấp chi phí nhân công để phát huy được hết năng lực trong sản xuất. + Các yếu tố làm tăng chi phí khoản mục nhân công trực tiếp giữa thực tế 2002 và kế hoạch 2002 được phân tích qua bảng sau: Phân xưởng sản xuất Kế hoạch Thực hiện Tổng cộng chi phí tính 1 đv Biến động TH/KH Lương (giờ) Giá Lương (Giờ) Giá KH Lượng TH giá KH Thực hiện Tổng cộng Lượng Giá L500x 40 x 2,5 1 2 3 4 3=(1x2) 4= (2x3) 5 = (3x4) 6 = 5-3 7 =4-3 8 = 5-4 Phân xưởng 1 0,5 1521,3 0,52 1549,3 760,65 791,076 805,6 44,95 30,426 14,524 Phân xưởng 2 0,75 1251,2 0,8 1281,5 938,4 100,96 1025,2 86,8 62,56 24,24 Phân xưởng 3 0,45 1819,9 0,42 2077,2 818,955 764,4 847,25 28,3 -54,56 82,85 Cộng 1,7 4592,4 1,74 4848 2518 2556,7 2678,05 160,05 38,43 121,614 Bảng 17: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp “L500 x 40 x 2,5” - Các chi phí tại từng phân xưởng được tập hợp thành chi phí nhân công trực tiếp trong sản xuất sản phẩm “L500 x 40 x 2,5”. Để thấy được sự ảnh hưởng của từng phân xưởng đến chi phí nhân công ta xét quá trình lập chi phí tại từng phân xưởng. + Tại phân xưởng 1: - Kế hoạch 2002 CĐM = QĐM . ZĐM = QKH . ZKH = 0,5 x 1521,3 = 760,65đ/sp’ - Thực hiện (2002) CTH = QTH . ZTH = 0,52 x 1549,3 = 805,6 (đ/sp’) Mức hạ: - DM1 = CTH – CKH = 805,6 – 760,15 = 44,95đ - Xét đến nhân tố ảnh hưởng mức hạ Biến động lượng (DQ1) = Giá kỳ gốc KH x (Lượng kỳ phân tích - Lượng kỳ KH) = 1521,3 x (0,52 – 0,5) = 30,426 (đ) Biến động lượng (DZ1) = Lượng kỳ TH x (Giá kỳ TH - Giá kỳ gốc) = 0,52 x (1549,3 – 1521,3) = 14,524đ - ảnh hưởng của từng nhân tố đến mức hạ của phân xưởng 1: DM1 = DA1 + DQ1 = 14,524 + 30,426 = 44,95 đ + Tại phân xưởng 2: CKH = CĐM = QKH.ZKH = 938,4 (đ) CTH = QTH.ZTH = 1025,2 (đ) Mức hạ: - DM2 = DQ2 + DZ2 = CTH – CKH = 86,8 (đ) = 62,56 + 24,24 + tại phân xưởng 3: - CKH = QKH.ZKH = 818,955 (đ) -CTH = QTH . ZTH = 847,25 (đ/cái) - DQ2 = (-54,56)đ/cái - DZ3 = 82,85đ/cái Mức hạ phân xưởng 3: DM3 = DQ3 + DZ3 = CTH - CKH = - 54,56 + 82,85 = 847,25 – 818,955 = 28,3 (đ) Mức hạ chi phí nhân công trực tiếp được tính theo phương pháp sau: DM = DM1 + DM2 + DM3 = 44,95 + 86,8 + 28,3 = 160,05 đ/cái Mức hạ năm 2002 giữa TH/KH tăng lên 160,05đ/cái về chi phí nhân công. - Chi phí nhân công tăng trên 1 đơn vị sản phẩm đã làm giá thành của 1 đơn vị tăng, điều này cần phải khắc phục sang năm 2003. Công tác lập kế hoạch cần phải bám sát quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Sự tăng lên của chi phí nhân công trực tiếp là do 2 nhân tố, nhân tố về lượng và nhân tố về giá. + ở nhân tố lượng tổng chi p hí của các phân xưởng tăng lên (38,43)đ/sp’ là do sự tăng lên của phân xưởng 1 và phân xưởng 2 cho dù chi phí phân xưởng 3 đã hạ. - Tại phân xưởng 1: Lượng giờ sản xuất tăng 0,02 giờ (0,52 – 0,5) làm cho chi phí tăng 30,426 (đ/sp’). - Tại phân xưởng 2: Lượng giờ sản xuất tăng 0,05 giờ (0,8 – 0,75) chi phí tăng 62,56 đ/sp’ - Tại phân xưởng 3: lượng giờ sản xuất giảm 0,03 giờ (0,48 – 0,45) chi phí giảm được (-54,56)đ/sp’ + Qua bảng phân tích trên cho ta thấy quá trình lập kế hoạch của công ty vẫn chưa sát so với thực tế sản xuất tại các dây truyền sản xuất. + ở nhân tố giá tổng chi phí của cả 3 phân xưởng đều tăng lên vượtkế hoạch với 121,614đ. Nhân tố giá tăng tại các phân xưởng cho ta thấy trong năm qua công ty đã có mức lương cho 1 đơn vị “L500 x 40 x 2,5” là rất cao. - Tại phân xưởng 1: Giá sản xuất tăng (28) đ/sp’ tương ứng đối với chi phí sản xuất cũng tăng (14,524) đ/sp’. - Tại phân xưởng 2: Giá sản xuất tăng thêm (30,3) đ/sp’ tương ứng chi phí sản xuất tăng 24,24đ/sp’. - Tại phan xưởng 3: Giá tăng 197,3đ/sp’ ứng với chi phí sản xuất (82,85)đ/sp’ + Bảng phân tích đã thấy rõ được việc vượt chi phí nhân công trực tiếp giữa thực tế và kế hoạch là do giá trả cho quá trình sản xuất đơn vị sản phẩm “L500 x 40 x 2,5” tăng lên tại các phân xưởng cũng như nhân tố về lượng thời gian bỏ ra để sản xuất sản phẩm “L50 x 40 x 2,5” cũng tăng lên 0,04 giờ/sp’. Để hướng tới giảm giá thành cho sản phẩm trong năm 2003 công ty phải chủ trương giảm chi phí nhân công trực tiếp mà cụ thể là yếu tố về giá của quá trình sản xuất và yếu tố lượng phải được hạ xuống, 2 nhân tố trên ảnh hưởng là rất lớn đến chi phí công nhân trực tiếp. Cần đẩy mạnh công tác giám sát và quản lý sản xuất. - CKH, CTH: Tổng chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm củakế hoạch và thực tế. - QKH, QTH: Sản lượng thời gian sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm của kế hoạch và thực tế. - ZKH, ZTh: Giá tính cho sản xuất 1 đơn vị sản phẩm ở kế hoạch và thực tế. - DQ1, DZ: Biến động về lượng và giá 1 đơn vị. - DM: Mức hạ cho 1 đơn vị sản phẩm. 3.3. Phân tích khoản mục chi phi sản xuất chung trong giá thành “L500 x 40 x 2,5”. Khoản mục Năm trước 2001 Năm nay 2002 TH2002/ TH2001 TH2002 /KH2002 KH TT DM (±) DT (%) DM (±) DT (%) C.Fí SX chung 7.912,8 6.900,3 10.599,5 2.686,7 134% 3.699,2 153,7% Bảng 18: Phân tích chi phí sản xuất chung sản phảm “L500 x 40 x 2,5” + TH 2002 với TH2001: DM = 2.686,7 DT = 134% Mức hạ năm 2002 so với 2001 về chi phí sản xuất chung đã tăng (2.686,7)đ/sp’ tỷ lệ 134%. + TH 2002 với KH 2001 - DM = 3.699,2 đ/sp - DT = 153,7% Mức hạ năm 2002 tăng so với KH 2002 là (3.699,2)đ/sp’ tỷ lệ 153,7%. - Khoản mục chi phi sản xuất chung tăng cao giữa thực tế 2002 với thực tế 2001 và thực tế 2002 và kế hoạch 2002 đã làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Sự tăng lên của chi phí sản xuất chung gồm các chi phí biến đổi đã thay đổi vượt so với kế hoạch đã cho thấy trong công tác quản lý của công ty chưa được chặt chẽ và có nhiều lỏng lẻo công ty cần chỉnh đốn và rà soát các khoản chi phí một cách đột ngột trên. Nội dung chi phí sản xuất Năm 2002 DM (±) DT (%) Kế hoạch Thực tế -0- Định phi sản xuất chung 5.376,86 5.376,86 Biến phí sản xuất chung 1 đvị 1.523,45 5.222,64 3.699,19 342,82% Tổng chi phí sản xuất chung 6.900,3 10.599,5 3.699,19 153,64% Bảng 19: Phân tích các nội dung trong chi phí sản xuất chung “L500 x 40 x 2,5” + Chi phí sản xuất chung được tập hợp gồm biến phí sản xuất và định phí sản xuất. Qua bảng phân tích phân định không thay đổi so với kế hoạch, nhưng phần biến đổi lại tăng lên cao hơn rất nhiều so với kế hoạch cụ thể biến phí thực tế tăng (3.699,19)đ/sp’ với tỷ lệ 342,82%. Ta cần xem xét sự tăng lên của biến phí Nội dung chi phí Kế hoạch Thực hiện (±) DM DT (%) A. Chi phí biến đổi 1 đơn vị 1523,45 5.222,64 3.699,19 342,82% - Nhiên liệu 203,13 839,35 636,22 413,2% - Điện, nước 406,254 692,67 286,42 170,5% - Dụng cụ, công cụ gá 253,91 2196,3215 1942,412 865% - Chi phí hội họp, tiếp khách 457,026 992,04 535,014 217,065% - Tiền thưởng NVQL 203,13 502,26 299,13 247,3% Bảng 20: Phân tích nội dung của biến phí sản xuất trong chi phí sản xuất chung + Nội dung chi phí trong chi phí biến đổi tăng vượt lên là các chi phí về dụng cụ, công cụ để gá lắp với DM = 1.942,412 và tương ứng tỷ lệ 8655. Mức tăng của chi phí là do trong quá trìnhchế tạo sản phẩm công ty đã cải tiến máy móc cũng như dây truyền chế tạo để làm sao đạt hiẹu quả cao và chính xác, các dụng cụ để gá đã được lắp đặt thêm voà dây truyền của quy trình công nghẹ. Việc tăng lên cần phải hạn chế bớt. Sang năm 2003 các chi phí về dụng cụ và đồ gá sẽ có chiều hướng giảm chi phí do tính chất quy trình công nghệ là liên tục nên các chi tiết sử dụng năm nay các năm tiếp theo vẫn sử dụng và cho được hiệu quả. - Các chi phí nhiên liệu, điện nước cũng đã tăng lên công tác kiểm soát cần được chặt chẽ hơn để giảm chi phí tới mức có thể. - Chi phí hội họp, tiếp khách tăng lên do công ty đón tiếp các chuyên gia nước ngoài tham gia vào quá trình nâng cao thiết bị và cải tiến các quy trình đã tăng lên (535,014) với tỷ lệ 217,065%. - Tiền thưởng nhân viên tăng (DM = 299,1đ/sp’) với tỷ lệ 247,3% - Hướng sang năm 2003 công tác giảm chi phi sản xuất chung là 1 trong những kế hoạch mà công ty vạch ra trong quá trình sản xuất. - Chi phí sản xuất chung đã tăng lên trong năm2002 và cần phải hạn chế trong năm 2003 để giá thành đơn vị “L500 x 40 x 2,5” được giảm xuống phù hợp với công tác hạch toán chung của công ty. 3.4. Phân tích khoản mục chi phí ngoài sản xuất trong giá thành “L500 x 40 x 2,5”. Khoản mục Năm trước 2001 Năm nay 2002 TH2002/ TH2001 TH2002 /KH2002 KH TT DM (±) DT (%) DM (±) DT (%) Chi phí ngoài sản xuất 3.297,9 407,75 4616,8 537,05 113,2% 1318,9 139,99% Chi phí quản lý 1684 2376 2653 277 111,66% 969 157,5% Chi phí bán hàng 1684,2 1703,75 1963,8 259,25 115,22% 278,8 116,6% Bảng 21: Phân tích chi phí sản xuất ngoài phân xưởng (chi phí quản lý và chi phí bán hàng) trong giá thành “L500 x 40 x 2,5” + TH 2002 với TH 2001 Mức hạ DM = 1318,9đ/sp’ DT = 139,99% Năm 2002 chi phí ngoài sản xuất đã tăng lên 1318,9 đ/sp’ với tỷ lệ 139,99% so với năm 2001. + TH 2002 với KH 2002 DM = 537,05 đ/sp’ DT = 113,2% TH 2002 tăng lên 537,05đ/sp’, tỷ lệ 113,2% so với KH2002. - Trong chi phí ngoài sản xuất 2 khoản mục chi phí quản lý chi phí bán hàng đều tăng ta cần đi phân tích 2 khoản mục chi phí này. Khoản mục chi phí bán hàng Năm 2001 Năm 2002 TH2002/KH2002 KH Thực tế KH Thực tế DM (±) DT (%) 1. Chi phí nhân viên bán hàng 562,22 568,753 627,87 59,117 110,4% 2. Chi phí vật liệu, bao bì 148,604 150,33 193,62 43,29 128,8% 3. Chi phí đồ dùng, dụng cụ 111,454 125,705 160,25 34,545 127,45% 4. Chi phí quảng cáo 421,045 456,629 470,2 13,571 102,98% 5. Chi phí dịch vụ mua ngoài 155,76 132,077 226,8 94,723 171,72% 6. Chi phí bằng tiền khác 255,104 270,256 285,07 14,814 105,48% Bảng 22: Phân tích khoản mục chi phí bán hàng” L500 x 40 x 2,5” + Chi phí nhân viên bán hàng: DM: 59,117đ/sp’ tăng lên tương ứng tỷ lệ DT: 110.4% + Chi phí vật liệu, bao bì: Mức hạ tăng 43,29đ/sp’ tỷ lệ 128,8% giữa TH2002/KH2002. + Chi phí đồ dùng, dụng cụ: Mức hạ DM tăng 34,545đ/sp’ tỷ lệ 127,48% giữa TH2002/KH2002. + Chi phí quảng cáo: Mức hạ tăng 13,571 tỷ lệ 102,98% + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Mức hạ tăng 226,8đ/sp’ tỷ lệ 171,72%. + Chi phí bằng tiền khác: Mức hạ tăng 14,814đ/sp’ tỷ lệ 105,48%. - Trong khoản mục chi phí bán hàng: Các chi phí nhân tố tăng làm chi phí bán hàng tăng lên vượt kế hoạch Khoản mục chi phí quản lý Kế hoạch Thực hiện (±) DM DT (%) 1. Chi phí nhân viên quản lý 905,27 922,23 16,96 101,87% 2. Chi phí vật liệu quản lý 58,46 69,48 11,02 118,85% 3. Chi phí đồ dùng văn phòng 82,63 90,33 7,7 109,32% 4. Chi phí khấu hao 649,23 682,2 32,97 105,08% 5. Thuế và lệ phí 163,28 170,55 7,27 104,45% 6. Chi phí dự phòng 0 0 0 0 7. Chi phí dịch vụ mua ngoài 395,26 454,8 59,54 115,06 8. Chi phí bằng tiền thuê khác 112,87 263,4 150,53 233,37 9. Tổng cộng: 2367 2653 286 112,08% Bảng 23: Phân tích khoản mục chi phí quản lý + Chi phí nhan viên quản lý: Mức hạ DM = 16,96 tương ứng 101,87% tăng lên so với kế hoạch 16,96đ/sp’ tỷ lệ tăng lên 1,87%. + Chi phí vật liệu quản lý: Mức hạ DM = 11,02 tương ứng 118,85% tăng lên 110,02đ/sp’, tỷ lệ tăng 18,85% so với kế hoạch. + Chi phí đồ dùng văn phòng: DM tăng = 7,7đ/sp’ tương ứng tỷ lệ tăng 9,32%. + Chi phí khấu hao: DM tăng = 32,97đ/sp’ tương ứng tỷ lệ tăng 5,08%. + Thuế và lệ phí: DM tăng = 7,27đ/sp’ tương ứng tỷ lệ tăng 4,45%. + Chi phí dự phòng: Không có trong sự tăng lên của các chi phí ở khoản mục chi phí quản lý. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: DM mức tăng = 59,54đ/sp’ với tỷ lệ 15,06% tăng. + Chi phí bằng tiềnkhác: Mức hạ DM tăng = 50,53đ/sp’ với tỷ lệ 133,37% tăng so với kế hoạch. - Các chi phí trong khoản mục chi phí quản lý đều tăng lên vượt so với kế hoạch của công ty làm ảnh hưởng đến việc giảm giá thành “L500 x 40 x 2,5”. - Khoản mục chi phí quản lý sang năm 2003 cũng là khoản mục chi phí mà công ty phải hạ xuống thấp để đảm báo giá thành của sản phẩm việc tăng lên này cần phải khắc phục và hạn chế. 4. Đánh giá tình hình giá thành và hạ giá thành “L500 x 40 x 2,5”. - Qua các khoản mục phân tích về chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành “L500 x 40 x 2,5” của côngty, giá thành sản phẩm “L500” năm 2002 đã tăng lên so với thành thành sản phẩm của năm 2001 với mức tăng còn ở vị trí cao là (3.585đ/sp’) giá thành tăng cao là một vấn đề, cần phải đẩy mạnh các biện pháp các kế hoạch nhằm giảm giá thành từ đó côngty xác định được doanh thu và tìm kiếm lợi nhuận cho mặt hàng sản phẩm này. - Để làm được điều đó công ty phải có kế hoạch giảm tối đa các chi phí trong quá trình sản xuất cũng như chi phí ở khâu tiêu thụ sản phẩm. Các chi phí này tăng lên điều đó sẽ làm giá thành bị ảnh hưởng rất lớn. - Trong các khoản mục chi phí được phân tích để tính vào giát hành “L500 x 40 x 2,5” trong năm 2002 vừa qua, toàn bộ các khoản mục chi phí này đều tăng lên so với năm 2001, ngoại trừ chi phí nhân công trực tiếp. Sự tăng lên này của các khoản mục chi phí đã cho ta thấy trong côn tác lập kế hoạch và công tác quản lý của công ty có những dấu hiệu tụt lùi, sản phẩm này cần phải có những hạch toán đúng đắn để định hướng cho công tác lập kế hoạch vào năm 2003. Với yêu cầu giảm giá thành toàn bộ làm công ty thu được lợi nhuận từ đơn vị sản phẩm này. Chương 3 Biện pháp hạ giá thành sản phẩm “Lưới của mãy bào thép’ “L500 x 40 x 2,5” tại công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí + Trong năm 2002 vừa qua với sản lượng 2054 sản phẩm trong năm công ty đã đạt được định mức kế hoạch lập ra về mức sản lượng sản phẩm. Tuy nhiên giá thành của sản phẩm ở năm 2002 lại tưang lên cao hơn so với năm 2001. Chính bởi yếu tố này mà doanh thu về sản phảm “L500 x 40 x 2,5” thấp hơn so với năm 2001 dẫn tới lợi nhuận về mặt hàng này hầu như là không có trong năm 2002. + Để sang năm 2003 có được mức lợi nhuận dương ở sản phẩm “L500 x 40 x 2,5” công ty đã đề ra một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm trên thị trường. 1. Biện pháp 1: Tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu nhằm giảm chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản xuất “L500 x 40 x 2,5”. 1.1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn: Nguyên vật liệu là thành phàn chủ yếu tạo nên sản phẩm, chất lượng nguyên vật liệu là chất lượng sản phẩm. Trong giá thành “L500 x 40 x 2,5”, khoản mục chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn hơn các khoản mục khác, chiếm từ 60 á 75% giá thành, nên việc tiết kiệm hay lãng phí vật liệu có ảnh hưởng rất lớn đối với nhiệm vụ hạ giá thành phân xưởng, hạ giá thành toàn bộ với khoa học kỹ thuật. - Công nghệ ngày càng phát triển, công nghệ sản xuất ngày một tiến bộ, lượng máy móc sản xuất ngày càng nhiều, tỉ lệ lao động sản xuất giảm đi năng suất lao động ngày một tăng. Việc sản xuất “L500 x 40 x 2,5” đòi hỏi sự chính xác cao và kỹ thuật tốt, cho nên công ty đã phải trang bị thêm các thiết bị phụ trợ cho quá trình sản xuất “L500 x 40 x 2,5” đã làm cho tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp càng tăng lên. Bởi vậy tiết kiệm chi phí vật liệu trong sản xuất là nhân tố quan trọng, là khả năng tiềm tàng to lớn để hạ giá thành sản xuất. Để giảm được chi phí vật liệu cần nỗ lực phấn đấu trên tất cả các mặt. 1.2. Phương hướng tiến hành a. Xác định hợp lý nguồn cung ứng nguyên vật liệu: - Về chất lượng nguyên vật liệu phải đảm bảo các thông số kỹ thuật, an toàn của đồ án thiết kế “L500 x 40 x 2,5”. Các nguyên vật liệu về phải có mác chứng nhận của các nhà sản xuất và phù hợp với quy trình công nghệ công ty. - Giá cả phải chọn nhà cung ứng có giá nguyên vật liệu rẻ nhất, hợp với tình hình tài chính của công ty. - Chi phí vận chuyển, cần giảm thiểu chi phí tối đa tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của công ty để chế tạo “L500 x 40 x 2,5”. - Đảm bảo tính đúng thời gian tiến độ sản xuất “L500 x 40 x 2,5” khi cung cấp nguyên vật liệu. - Trang thiết kế kỹ thuật phải có phương án sử dụng nguyên vật liệu phù hợp. Lựa chọn những nguyên vật liệu có giá rẻ những vẫn đảm bảo yêu cầu các thông số kỹ thuật của thiết kế bản vẽ. - Trong quá trình lập dự toán phải xác định được định mức sử dụng nguyên vật liệu trên có sở đơn giá định mức mà nhà nước ban hành và phù hợp với thực tiễn của sản phẩm “L500 x 40 x 2,5”. - Khi lập dự toán phòng kế hoạch kỹ thuật cần làm tốt công tác tư vấn cung ứng nguyên vật liệu chủ yếu, giúp công ty nắm bắt về tình hình nguyên vật liệu “L500 x 40 x 2,5” để giúp cho công ty có giải pháp làm giảm thiểu các chi phí trong khoản mục tính ra “L500 x 40 x 2,5”. Công ty không tích trữ nguyên vật liệu, cần khối lượng bao nhiêu thì mua đến đấy. Công ty cần dự toán cho các phân xưởng về nguyên vật liệu. b. Tăng cường quản lý nguyên vật liệu tại phân xưởng sản xuất “L500 x 40 x 2,5” + Căn cứ: Vào việc hạ thấp định mức sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất sẽ tạo khả năng tiềm tàng mà các phân xưởng cần tận dụng, thông qua việc nâng cao tay nghề trình độ kỹ thuật, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ lao động kèm theo các hình thức khen thưởng tiết kiệm, sáng tạo trong sản xuất. + Tại phân xưởng công tác bảo quản nguyên vật liệu dùng cho sản xuất được quan tâm và rất chú trọng yếu tố nguyên vật lieẹu tốt dẫn tới sản phẩm tốt, vì vậy công tác bảo quản luôn được đặt lên hàng đầu. - Trong cấp phát nguyên vật liệu, cần có sự giám sát chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra kiểm soát tránh cấp phátthừa, cấp phát không đúng chủng loại. + Hiệu quả: - Nâng cao trách nhiệm của công nhân lao động. - Phát huy các sáng kiến của công nhân trong quá trình sản xuất. - Tiết kiệm chi phí, hạ thấp mức hao hụt. + Điều kiện thực hiện: - Cần những tổ trưởng có kiến thức dày dặn kinh nghiệm và cần có chế độ khen thưởng phát huy sáng kiến tiết kiệm nguyên vật liệu của công nhân. - Hoàn thiện nội quy, quy chế sản xuất kinh doanh. 2. Biện pháp 2: Lựa chọn hình thức hợp đồng lao động nhằm giảm chi phí tiền lương trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. 2.1. Có sở lý luận: Sản phẩm “L500 x 40 x 2,5” được sản xuất gồm nhiều công việc khac snhau từ công việc giản đơn đến công việc phức tạp, đòi hỏi mỗi người lao động giỏi một nghề biết nhiều nghề. Do đó doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức hợp đồng lao động phù hợp với quy trình sản xuất “L500 x 40 x 2,5”. 2.2. Cơ sở thực tiễn: - Giảm chi phí tiền lương, tiết kiệm chi phí lao động luôn đi đôi với tăng năng suất lao động (NSLĐ). Yếu tố đứng vai trò quyết định chính là trình độ tay nghề của người lao động. Trình độ tay nghề của công nhân không những ảnh hưởng đến năng suất lao động mà còn là nguyên nhân của việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu, kéo dài tuổi thọ của máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm. - Tổ chức các hình thức lao động là một nhân tố quan trọng để nâng cao NSLĐ và hạ giá thành sản phẩm của Công ty. Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý, loại trừ tình trạng lãng phí lao động, giờ máy, có tác động lớn thúc đẩy việc nâng cao NSLĐ và hạ giá thành. 2.3. Phương thức tiến hành - Chi phí nhân công của công ty đều tăng so với kế hoạch. Giảm chi phí ta dựa vào thiết kế, dựa vào kế hoạch, khối lượng công việc thực tế để lập biểu đồ nhân lực thực tế, dựa vào tính chất công việc sản xuất. - Cơ cấu lao động là phải hợp lý, phải đảm bảo sự cân đối hài hoà giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, lao động quản lý và lao động sản xuất, giữa lao động trong biên chế và lao động thời vụ. - Việc bố trí lao động hợp lý cũng là một vấn đề cần thiết, bố trí lao động, phải dùng theo số trường, kỹ năng bậc thợ và máy móc tránh sự chồng chéo trong quy trình công nghệ. 2.4. Hiệu quả: - Giảm được các chi phí về nhân côgn không cần thiết. - Phát huy được hết các năng lực của từng cá nhân trong phân xưởng. - Tăng tính sáng tạo trong sản xuất. 3. Biện pháp 3: Hoàn thiện công tác quản lý để giảm chi phí sản xuất chung 3.1. Khoản mục chi phí này chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm “L500 x 40 x 2,5” trong kế hoạch dự toán chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí gián tiếp thường được tính theo % chi phí nhân công. ở công ty riêng sản phẩm “L500 x 40 x 2,5” khoản mục chi phí sản xuất chung thực tế tăng so với dự toán và (2002) tăng lên so với (2001) + Khoản mục chi phí sản xuất chung có rất nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến mức độ chi phí. Khi phân tích khó có thể phân biệt mức độ ảnh hưởng của một nhân tố ra khỏi ảnh hưởng của nhân tố khác. ảnh hưởng của mỗi nhân tố tới mức độ chi phí có thể bị che lấp bởi ảnh hưởng của nhân tố khác cho nên các giải pháp phải mang tính linh hoạt mang tính chung, khó lượng hoà. 3.2. Phương thức tiến hành: - Khoản mục chi phí sản xuất chung “L500 x 40 x 2,5” tăng lên công ty phải tiết kiệm tối đa các khoản chi phí chung, như chi phí phục vụ sản xuất, hành chính, quản lý, bảo dưỡng... Tại các phân xưởng giám tới mức tối đa các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. - Để hạ chi phí sản xuất chung, trong các năm tiếp theo công ty không nên bổ xung thêm lao động vào biên chế để tránh phát sinh tăng chi phí quản lý và tránh hiện tượng nhàn rỗi công việc mà vẫn phải trả lưoưng, với lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm “L500 x 40 x 2,5” nếu cần thiết có thể tuyển thêm ở các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học về để ký hợp đồng theo thời gian chế tạo sản phẩm, Ngoài ra để quản lýchi phí chung và chi phí quản lý trong sản xuất Lưỡi của “L500 x 40 x 2,5” tại các phân xưởng trong côngty nên xây dựng một cơ chế hoạt động rõ ràng hiệu quả, quy định rõ ràng quyền hạn trách nhiệm ở từng vị trí, quy định các định mức chi phí vận chuyển, bốc dỡ cần thiết nhất để từ đó rút gọn và giảm được các chi phí, chỉ có như vậy giá thành “L500 x 40 x 2,5” trong năm 2003 mới có chiều hướng giảm xuống. 3.3. Hiệu quả: + Ngoài hiệu quả tiết kiện chi phí, hạ giá thành biện pháp này còn có tác dụng sau: - Là có sở giám giá của nhóm sản phẩm dụng cụ cắt nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường nâng cao uy tín. - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên chức trong toàn công ty. - Góp phần làm tăng lợi nhuận, nâng cao năng lực côngty trong sản phẩm “L500 x 40 x 2,5” trên thị trường. 3.4. Điều kiện thực hiện - Hoàn thiện, bổ xung các quy định, nội quy quy chế của công ty. Quy định các định mức chi phí đi lại. - Tinh giảm bộ máy quản lý gọn nhẹ hiệu quả ổn định số lượng lao động sản xuát và số lượng lao động quản lý. - Là bước mở cho quá trình cổ phần hoá tịa công ty trong nhưng năm tới. 4. Biện pháp 4: Tăng cường năng lực máy móc trong quá trình sản xuất. 4.1. Cơ sở lý luận: - Với tiến bộ khoa học kỹ thuật ngành sản xuất cơ khí chế tạo có xu hướng sử dụng máy móc trong sản xuất để tăng năng suất giảm thời gian và giảm số lượng lao động xuống. Các công nghệ mới trong sản xuất các sản phẩm ở công ty nói chung và sản phẩm lưới của mãy “L500 x 40 x 2,5” nói riêng luôn được tìm tòi và ứng dụng vào trong các bươc của quy trình. ở sản phẩm “L500 x 40 x 2,5” quy trình cũng được thay đổi như gia cố thêm các cấu kiện phụ trợ, trang bị thêm các dụng cụ gá lắp vào dây truyền, hướng sản phẩm sản xuất ra lò chất lượng và đạt tiêu chuẩn chính xác cao về mẫu mã và số liệu. 4.2. Cơ sở thực tế: - Muốn giám chi phí máy móc thiết bị trong giá thành sản phẩm cần phải phấn đấu tăng nhanh và sản xuất nhiều sản phẩm, trên cơ sở tăng năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất giảm thời gian ngừng hoạt động của máy móc thiết bị, tức là phải có biện pháp để sử dụng tối đa công suất của máy. Việc sử dụng máy móc thiết bị phải được bố trí một cách phù hợp đảm bảo tính đồng bộ và nhịp nhàng. 4.3. Phương thức tiến hành: + Để cho quá trình sản xuất “lưới của L500 x 40 x,25” đạt sản lượng cao công ty đang có kế hoạch thay thế máy móc sản xuất, do tình trạng các trang thiết bị cũ không đảm bảo được các thông số cần thiết bởi quá trình vận hành đã lâu năm từ đầu những năm 60 hao phí về máy móc đã được khấu hao hết, hướng sang các năm tới công ty sẽ thay đổi một số máy trong quá trình chế tạo “L500 x 40 x 2,5”. - Việc may máy công ty phải căn cứ vào tình hình tài chính hiện tại, từ đó tìm nguồn vốn để huy động vào đầu tư mua sắm. Trước mắt công ty cần khắc phục các trang thiết bị này đưa chung vận hành để đảm bảo được sản lượng “L500 x 40 x 2,5” - Với các trang thiết bị mới công ty có thể chủ động trong việc tăng giảm được giá thành bằng cách khấu hao nhanh hay chạam. Máy móc mới được đưa vào làm việc sẽ tăng năng lực của các dây truyền sản xuất, tài sản cố định của công ty sẽ tăng lên và cơ cấu tài sản trong bảng cân đối kế toán thay đổi và hướng dần vào hoạt động sản xuất “L500 x 40 x 2,5” và nhóm sản phẩm “Lưới của máy” 4.4. Hiệu quả: - Giảm được các chi phí không cần thiết trong việc bảo dưỡng máy, góp phần hạ giá thành. - Chủ động được việc chế tạo, giúp hoàn thành sớm tiến độ sản xuất. - Nâng cao năng lực sản xuất, uy tín của công ty. - Tăng suất lao động của công ty, tăng lợi nhuận cho nhóm “Lưỡi của máy” và lợi nhuận công ty. 4.5. Điều kiện thực hiện: - Công ty phải có nguồn vốn lớn, bằng cách cổ phần hoá công ty để huy động vốn. - Công ty cần có liên doanh với một số công ty có năng lực về máy móc, trang thiết bị. - Không ngừng hoàn thiện công tác dự toán. Chương IV Kết luận + Hạ giá thành cho sản phẩm “L500 x 40 x 2,5” trong các năm tới công ty xác định là mộtmục tiêu của công tác tăng doanh thu và lợi nhuận về cho nhóm sản phẩm dụng cụ cắt. Công ty đã và đang hoàn thiện công tác giá thành tại từng phân xưởng tại các đầu vàođể làm sao giảm được các haophí trong toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Với đề tài “Giá thành và các biện pháp hạ giá thành cho sản phẩm L500 x 40 x 2,5” được em đưa vào phân tích và phát triển hướng cho giá thành của sản phẩm này, ở khía cạnh nào còn mang tính chưa cặn kẽ và rõ ràng còn mong các thầy giúp đỡ và chỉnh sửa để em có thể hoàn thành tốt quá trình học tập. - Trong quá trình phân tích việc xây dựng các định mức kế hoạch đã được em thu thập và chỉnh sửa để từ hoàn thiện công tác giá thành theo các căn cứ về chi phí bỏ ra để từ đó lấy làm tiền đề định hướng cho các biện pháp hạ giá thành “L500 x 40 x 2,5”. Hướng đề tài này em dựng trên nền tảng cơ sở của tài liệu “Phân tích hoạt động kinh tế” của TS. Phạm Văn Dược - Đặng Kim Cương. Đề tài của em cần được chỉnh sửa hoàn thiện, mong các thầy giúp đỡ em. Danh mục các tài liệu tham khảo [1]: Phân tích hoạt động kinh doanh Tác giả: PGS, TS : Nguyễn Văn Thụ NXB : Giao thông vận tải. [2]: Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp Tác giả :TS. Nguyễn Hữu Khải Trường : Học viện Tài chính Kế toán NXB : Tài chính Kế toán [3]: Phân tích hoạt động kinh doanh Tác giả : TS. Phạm Văn Dược - Đặng Kim Cương NXB : Thống kê [4]: Kế toán tài chính Tác giả : PGS, PTS. Ngô Thế Chi PTS. Nguyễn Đình Đỗ NXB : Tài chính – Kế toán [5]: Kế toán Quán trị Tác giả : PGS, TS. Vương Đình Huệ TS. Đoàn Xuân Diệu [6]: Kế toán Tài chính Tác giả : TS. Võ Văn Nhị NXB : Thống kê.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9512.doc
Tài liệu liên quan