Trong làm ăn kinh tế, một số người vì sự lôi cuốn của đồng tiền muốn làm ít hường nhiều, muốn làm giàu nhanh chóng, đã bất chấp thủ đoạn, coi thường pháp luật chà đạp nghiêm trọng tới đạo đức, lối sống truyền thống. Với quan niệm tiêu dùng của cải vật chất hợp lý, không quá coi trọng tài sản đến mức trở thành nô lệ của nó, không ăn của người, cuộc sống an vui giải thoát chỉ đạt được khi con người đạt được chân thiện mỹ, hạnh phúc của người này có được không phải bằng cách giẫm đạp lên hạnh phúc của người khác, phải đem an vui đến cho mọi người, Phật giáo đã phần nào tác động tốt tới nhân cách, lối sống các tín đồ.
Vào những ngày rằm, mồng một, những ngày lễ tết, hay những ngày đại lễ Phật Đản, Vu Lan (được tổ chức ở chùa Vĩnh Nghiêm và nhiều chùa khác hàng năm), đông đảo khách thập phương với đủ mọi thành phần đã quy tụ về chùa.
Các lễ hội ấy giúp cho các tín đồ Phật tử và người dân nâng cao tình yêu thương đồng loại, nảy nở đức hy sinh, lòng vị tha, vun đắp lòng hiếu kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thầy cô. mang ý nghĩa giáo dục rất lớn (Trần Hồng Liên, 2004).
Con người Thành phố Hồ Chí Minh là sản phẩm của nhiều hoàn cảnh, hội tụ nhiều tư tưởng, tôn giáo khác nhau khá đa dạng. Nhưng ở họ vẫn có điểm chung trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ các vị anh hùng dân tộc. Đa số trong nhà mỗi người dân đều có bàn thờ cúng tổ tiên đặt ở vị trí trang trọng, dưới góc nhà là thờ thần Tài, ông Địa, trước cửa nhà thờ Thiên. Khi trong nhà có người qua đời, nhiều gia đình không phải là Phật tử vẫn làm lễ cầu siêu cho người chết trước khi đem chôn. Nếu thiêu, họ gửi một phần tro lên chùa để thờ cúng, chứng tỏ dấu ấn rất sâu đậm của Phật giáo. Ngoài ra, những người chết bất đắc kỳ tử, không có nguồn gốc, khi thiêu xong cũng được chùa tiếp nhận để gửi thác những linh hồn không có nơi nương tựa, điều này thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc.
Phật dạy đệ lử nên sống giản dị để loại trừ lòng tham, ăn, mặc, ngủ không được quá thừa thãi. Phật giáo không chủ trương con người phải sống nghèo đói, thiếu thốn, mà khuyến khích tiết kiệm, nếu hưởng thụ vật chất quá cao không có chừng mực sẽ làm cho tinh thần người ta trở nên nhu nhược. Ghi nhớ lời Phật dạy, đa số tăng ni ăn mặc gọn gàng, sạch đẹp, nhưng vẫn giữ được sự giản dị cần thiết. ăn uống cũng đạm bạc tiết kiệm. Lời nói nhỏ nhẹ, từ tốn, chân thật. Những biểu hiện ấy là tấm gương sáng cho tín đồ noi theo, tác động tích cực tới suy nghĩ và hành vi của mọi người.
19 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1943 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giá trị, hạn chế của phật giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CỦA PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ Ở VIỆT NAM
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Khi trình độ nhận thức của mọi người về Phật giáo phát triển đến đỉnh cao, tuyệt nhiên không chấp nhận tất cả quan niệm thần linh, đồng thời lên án những tín ngưỡng vu vơ, bài trừ những tư tưởng không xác thật.Khoa học đã mở ra con đường thích ứng với thời đại, khẳng định giá trị thực tiễn của nhân sinh quan.Nếu thế giới công nhận những thành tựu của khoa học, tức là họ đã đi vào quỹ dạo của phật giáo, bởi vì phật giáo không phải là tôn giáo thuần tín ngưỡng mà là tôn giáo của lí trí.cho nên nghiên cứu phật giáo trên lập trường khoa học, có thể soi sáng cho nhân loại trên hành trình tìm chân lí.Đại sư Thái Hư từng nói: “Khoa học càng phát triển, tức là hiển bày ý nghĩa chân thật của phật giáo”
Phật giáo chẳng những không phủ nhận tiến bộ của khoa học mà còn thừa nhận tính hợp lí của nó.Nếu theo cái nhìn của khoa học để lí giải diệu nghĩa của phật giáo, cũng có thể thấy rõ sư mê muội của nhân loại trước đó.Nhưng chỉ thoả mãn về tri thức và dục vọng, lại thiếu vắng đạo đức, như thế khoa học không thể đem lại hạnh phúc cho con người mà chỉ mang đến những điều tang tóc và nguy hại, thậm chí còn tiêu diệt cả nhân loại.Cho nên bồi dưỡng đao dức vẫn là không thể khiếm khuyết trong cuộc sống.
Bởi vậy dề tài phật giáo luôn là một đề tài “nóng”, gây nhiều “tranh cãi”của nhân loại.Khi đó tìm hiểu về giá trị, hạn chế của phật giáo và ảnh hưởng của nó tới việt nam hiện nay là một trong những vấn đề đáng được quan tâm.
B. NỘI DUNG:
1. Giá trị của Phật giáo:
Điều quan trọng nhất trong sự đóng góp của phật giáo không phải là với tư cách là một thiết chế tôn giáo có tính biểu tượng mà chính là với tư cách của một nền văn hoá chiều sâu có khả năng tác động sâu săc, nuôi dưỡng và phát triển đời sống tâm linh của mỗi người.Có thể một mai đây, nước Việt Nam sẽ phát triển mạnh trên phương diện kinh tế và cuộc sống vật chất của mỗi người được nâng cao hơn.Nhưng sự phát triển đó sẽ không được trọn vẹn khi đời sống tinh thần và tâm linh của mỗi người trở nên nghèo nàn và héo úa.
1.1-Phật giáo có thể đóng góp gì vào việc xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc?
Với các nước chậm phát triển như Viêt Nam, việc tập trung sức lực cho công cuộc phát triển kinh tế là một điều cần hiểu được khi mà trong danh sách phát triển của các nước trên thế giới, Việt Nam vân còn được xếp ở thứ 1 thứ hạng rất khiêm nhường.
Nhưng tâp trung cho việc phát triển hoàn toàn điều đó không có nghĩa là chúng ta xao nhãng cácvấn đề trong phạm trù tinh thần, vì thiếu nó quá trình phát triển sẽ trở nên phiến diện què quặt .ngày nay, bằng “phát triển kinh tế”, đơn thuần chỉ nói đến duy nhất sự tăng trưởng kinh tế tính theo chỉ số GDP mà thôi, nên đã không đươc chấp nhận như một đường lối phát triển chính thức của quốc gia.Thế nên, chúng ta đưa kinh nghiệm “phát triển”nhuững tính chất tổng hợp và toàn diện hơn, như phát triển con người, phát triển xã hội, phát bền vững…Và tất cả đều nói lên một chân lí đơn giản rằng con người là một thực thể chiêu kích sinh học-xã hội-lịch sử-tâm linh, do đó, sư phát triển cũng phải mang tính chất tổng hợp, đa diện.
Một cách tổng quát, có thể hình dung quá trình phát triển của một đất nước như một sự phát trển của hai loại hình phát triển cơ bản là sự phát triển trên bề mặt và sự phát triển theo chiều sâu.Với sự phát triển trên bề mặt.Chúng tôi có thể đạt được những thành tựu có giá trị vật chất và có thể đánh giá, định lượng bằng những con số thống kê cụ thể (chỉ số GDP tính theo đầu người, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ tử vong nơi trẻ sơ sinh…).Trong khi đó, với sự phát triển theo chiều sâu chúng ta muốn nói đến sự thăng hoa của các giá trị tinh thần của một cộng đồng cũng như của một cá nhân mà nếu thiếu nó tất cả sự phát triển trên bề mặt dều trở nên vô nghĩa.Tuy khó có thể miêu tả một cách thật chính xác cũng như không thể định lượng một cách thật cụ thể, nhưng sự phát triển theo chiều sâu này có vị trí và vai trò cực kì quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của một quốc gia, và chính nó làm cho quá trình này thực sự trở nên bền vững hơn và có ý nghĩa hơn.
Trong thực tế, ở Việt Nam cũng như ở các nước khác, chúng ta chỉ chứng kiến gần như một loại hình phát triển: đó là sự phát triển đơn tuyến diễn ra trên bề mặt và hầu như bỏ qua sự phát triển theo chiều sâu. Điều này có thể thấy rõ trong giáo dục, một lĩnh vực thay vì phải tập trung cho sự phát triển con người toàn diện, đặc biệt là chiều sâu trong tâm thức, lại quá nhấn mạnh các khía cạnh thuộc bề mặt, nhất là khía cạnh kĩ thuật và kinh tế.Giáo dục thay vì phải là một cơ chế định hướng giúp cho sự phát triển con người trở nên quân bình và toàn diện, lại trở nên một nhân tố góp phần tạo nên sự phiến diện của quá trình phát triển, làm nên sự tha hoá của chính quá trình này.
Để khắc phục sự lệch lạc và mất quân bình này của quá trình phát triển đều có ý nghĩa quan trọng và có tính chiến lược lâu dài và phải xây dựng một nền tảng văn hoá thật vững chắc cho quá trình phát triển.
Và khái niệm “văn hoá ” được nói đén ở đây phải được hiểu là một nền văn hoá theo chiều sâu, một nền văn hoá có khả năng bao quát được hết tất cả các khía cạnh trong thế giới và tâm thức của con người và tạo ra các động lực cho sự phát triển tâm thức này.
1.2.Gía trị thiết thực nhân bản của phật giáo.
Đặc điểm nổi bật của giáo lý đạo phật là chân thực gần gũi, phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội. Bởi lẽ, con người là đối tượng giáo dục của phật giáo mà mục đích của giáo dục phật giáo là hướng con người đến hạnh phúc, để thấy giá trị đích thực của cuộc sống hiện tại. vì thế, kinh điển đạo phật có tư tưởng giáo dục nhân bản rất cao: “ khi sự trung thực hướng con người mô tả phát hiện, soi sang bao tình cảm khát vọng chính đáng của con người, giúp con người hiểu them về con người, về cuộc sống để mà mến yêu, trân trọng thì chính đó là nhân bản (1;41).
Giáo dục nhân bản là giúp con người giao tiếp với thực tại, với cái chất người đang tràn trong hiện tại và tại đây. Giáo dục phật giáo luôn mang đậm giá trị nhân bản, cái giá trị của sự sống vượt lên giá trị suy tư và cả giá trị văn hoá truyền thống. hệ trống kinh điển của đạo phật luôn giáo dục con người sống trong hiện tại, an trú trong hiện tại, nhận thức được sự thật của cuộc đời khổ đau để lìa khỏi khổ đau, đó là giá trị sống tâm linh của con người hiện tại. đạo phật đã đem lại một sự an tịnh trước nỗi khủng hoảng tâm hồn của con người và kêu gọi hãy trở lại với sự sống thực, rất thực để tự gánh lấy trách nhiệm của cuộc đời, nên giáo dục phật giáo là: “ một nền giáo dục như thế hẳn sẽ tạo nên những mẫu người làm chủ, sống lợi ích cho bản thân và cho xã hội, đạp vỡ mọi ách trói buộc bên trong và bên ngoài ”(3;73). Và con người tự làm chủ mình bằng ý chí, bằng chí tuệ không nô lệ bất cứ một hoàn cảnh đối tượng nào, không bị dục vọng tham ái chi phối. tham dục là nguồn gốc của mọi vô minh, ngu muội là tầm khởi của khổ đau; đừng lầm tưởng rằng đạt được thoả mãn trong tham dục là hạnh phúc. hạnh phúc ấy chỉ là sự tập khởi của mọi khổ đau, đã ngầm chứa khổ đau. Cho nên giáo dục phật giáo dạy cho chúng ta nhận ra được một nguồn hạnh phúc chân thật, là nếp sống đạo đức bằng sự tự chủ: “hãy là nơi nương tựa của chính mình”, đó là giá trị giáo dục nhân bản rất nhân bản.
Đạo phật đến với con người qua những lời dạy thiết thực gắn liền với những hành vi cử chỉ của mỗi người, những mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với xã hội.nhưng trong bất kỳ tình huống nào thì con người cũng phải “làm chủ”, không bị nô lệ bất cứ một đối tượng nào hay một sự vật nào. Làm chủ không có nghĩa là độc đoán, mà làm chủ có nghĩa là tự mình làm chủ mình trước mọi hoàn cảnh, trước những đột biến của nội tâm và ngoại cảnh.bs.victor pauchet nói rằng: “muốn thành công trên đường đời, chúng ta phải làm chủ thời cuộc, chúng ta phải làm chủ đựoc người xung quanh. muốn làm chủ những người xung quanh, chúng ta phải làm chủ được chính mình. Và đức phật dạy: “hãy tự là ngọn đèn cho chính mình, không y tự một cái gì khác.Dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác”.(4;101).
Đức phật dạy: hãy suy nghĩ cho đúng rồi mới tin và thực hành.ngài dạy: “Này các kalamas, chớ có tin vì nghe truyền thuyết, chớ có tin vì theo một lập trường chớ có tin vì đánh giá hời hợt các dữ kiện, chớ có tin vì phù hợp với các định kiến, chớ có tin vì phát xuất nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị sa môn là bậc đạo sư của mình. Này kalamas, khi nào các ngươi biết rằng những việc này là tốt, những việc này là thiện, những việc này được mọi người tán thán. Những việc này nếu thuận theo và thực hành sẽ mang lại lợi ích tốt đẹp thì các ngươi hãy chấp nhận chúng” (5;6-8).
Với phương pháp giáo dục này, đức phật muốn con người tự làm chủ mình, tự tại, không nô lệ bất cứ một đối tượng nào; bằng trí tuệ bằng kiến thức, bằng quan điểm đúng đắn, bằng cách nhìn chân thật con người tự định hướng cho mình tự mình đi ra khỏi khổ đau.Cái giá trị lón lao là đánh giá trong thực tại cuộc sống của con người, hướng con người đến chỗ an lạc, chỉ có con người xác quyết một niềm tin chân chánh, tin tưởng chính mình, mình chính là hòn đảo không bị chìm đắm trong đại dương phiền muộn của duc vọng, không bị chôn vùi trong hiện tại.
Sống với hiện tại là cách sống tốt nhất, thiết thực nhất đối với vấn đề đoạn tận khổ đau, xây dựng đời sống hạnh phúc. Chính vì thế, Đức thế tôn đã khuyến cáo mọi người hãy từ bỏ nếp sống tiêu cực, không để tâm thức trôi chảy về quá khứ hay cập bến trong tương lai, sống đời sống thiết thực đầy trí tuệ soi rọi. Trung bộ kinh III, Kinh nhất dạ hiền, Đức phật dạy:
“Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng
Quá khứ đã đoạn tận
Tương lai lại chưa đến
Chỉ có pháp hiện tại
Tụê quán chính nơi đây”
2. Hạn chế của Phật giáo
Nhà nghiên cứu Hà Thúc Minh trong một bài viết gần đây đã đặt lại vấn đề học thuyết “vô ngã” và trên cơ sở phân tích khái niệm cốt yếu này ông tiến hành phê phán toàn diện giải thoát luận Phật giáo.
Học giả Hà Thúc Minh có những khẳng định hết sức mạnh mẽ như: “Phật giáo không chủ trương “cải tạo”, bởi vì “cải tạo” là “hướng tới”, là làm cho nó khác trước. Phật giáo chủ trương “trả lại”, chứ không phải “cải tạo” (tr. 17) “Hạn chế của Phật giáo chính là ở chỗ không thấy được bản chất xã hội nơi con người, ” (tr. 17) “Thực ra, nói đi nói lại, cái Tâm (được xem là phần chủ yếu của con người) vẫn là cái không làm sao bỏ được. Như vậy nói chung phương Đông đề cao con người ở lãnh vực tinh thần chứ không phải ở thể xác. Cho nên đời sống vật chất trở thành cái không quan trọng so với đời sống tinh thần, ” (tr. 19) “Phật giáo xem xét bản chất con người trên bình diện tâm lý – xã hội chứ không phải trên bình diện kinh tế - xã hội” (tr. 20). Tóm lại, trên bình diện giải thoát luận. Phật giáo, nhìn theo quan điểm của tác giả Hà Thúc Minh, có một hạn chế quan trọng chính là không thấy được “con người xã hội”, do đó không chủ trương “cải tạo” bản thân hay xã hội, vì trọng tâm giáo lý giải thoát của Phật giáo, theo tác giả Hà Thúc Minh, chỉ là “trả lại” nghĩa là tìm lại cái Tâm thanh tịnh, và do quá chú trọng đến Tâm (mà tác giả Hà Thúc Minh đồng hoá với đời sống tinh thần nói chung) nên dân tộc phương Đông đã lãng quên, không tập trung năng lực vào việc “cải tạo” thế giới vật chất và xã hội. Đây là một kết luận quan trọng có thể rút ra từ bài viết của tác giả Hà Thúc Minh: Phật giáo phải chịu trách nhiệm về sự chậm tiến, kém phát triển của phương Đông nói chung vì lãng quên, không nhấn mạnh “con người xã hội”. Lý do triết học của sự lãng quên đó, theo tác giả Hà Thúc Minh, chính là giáo lý vô ngã: khi phủ nhận bản ngã, Phật giáo đã trực tiếp phủ nhận luôn “con người xã hội”. Tác giả Hà Thúc Minh vạch ra các sơ hở triết học trong giáo lý vô ngã như sau:
“Thuyết vô ngã quan niệm giải thoát tức là phủ định “cái hữu ngã”. Cái “hữu ngã” chỉ là “giả tướng”, tức là không có thật. Vậy cái “giả tướng” này làm sao có thể trở thành chủ thể để tự phủ định mình được?”.
“Tuy nhiên, Phật giáo lại chủ trương thuyết luân hồi. Vậy nếu không có chủ thể nào cả thì lấy gì mà luân hồi, lấy ai diệt khổ, lấy ai hướng đến Niết bàn?”.
“Hơn nữa “vô ngã” nếu hiểu theo khuynh hướng phủ định của phủ định thì nó lại trở thành “hữu ngã”.
Tác giả Hà Thúc Minh cũng vạch ra các quan điểm bộ phái Phật giáo mâu thuẫn nhau về giáo lý vô ngã:
“Trung quan phái (Madhyamika) không cho là có, mà cũng không cho là không. Dù gia hành phái (Yogacara) hay còn gọi là “hữu tông”, “hữu ở đây chính là chỉ cái Tâm, chỉ có cái Tâm mới thực sự hiện hữu, còn mọi thứ trên đời đều do Tâm mà có, chứ thực sự chẳng có (Tam giới duy tâm). Thừa nhận cái Tâm cũng tức là thừa nhận “cái tôi” (bởi vì cái tôi chủ yếu thuộc về tinh thần)”.
Tác giả Hà Thúc Minh cho rằng thái độ sùng bái tâm của Phật giáo là một sai lầm: “Đương nhiên tuyệt đối hoá “Bồ Đề chỉ có thể tìm thấy ở tâm” là sai lầm, nhưng thực ra chính ra đây cũng là thiếu sót mà ngay cả chủ nghĩa duy vật cũ cũng đã mắc phải.”. Hàm ý của câu viết khá rõ ràng: về phương diện triết học, Phật giáo thậm chí còn phải xếp hàng đứng sau lưng cả chủ nghĩa duy vật thô sơ trước Marx. Lý luận phê bình giáo lý Phật giáo của tác giả Hà Thúc Minh phần lớn dựa trên lý luận của Hoàng Tâm Xuyên, một học giả Trung Quốc, tác giả quyển Lịch sử triết học Ấn Độ (Bắc Kinh: 1889). Lý luận này được xây dựng trên những hiểu lầm nghiêm trọng về giáo lý vô ngã nói riêng và giáo lý Phật giáo nói chung.
Điểm thứ nhất: giáo lý vô ngã không phủ nhận một bản ngã công ước thường nghiệm (a conventional empirical self). Giáo lý này cho rằng thực thể tâm lý nhất quán mà chúng ta gọi là “ngã” khi phân tích triệt để bao gồm năm thành tố (ngũ uẩn). Năm thành tố này là: 1- sắc (rùpa), tức là thế giới khách thể vật chất, đối tượng của tri giác; 2- thọ (vedanà), cảm giác gây ra khi ngũ quan tiếp xúc với ngoại giới; 3- tưởng (samjnà~), hành vi tri giác, tức hành vi sắp xếp các ấn tượng cảm giác thành ra sự tri nhận và hiểu biết; 4- hành (samskàra), những khuynh hướng hay dục vọng mạnh mẽ được kích động lên khi ngũ quan tiếp nhận kích thích từ ngoại giới; 5- thức (vijnàna), ý thức nói chung của chủ thể về chính mình như một chủ thể nhận thức. Chính thành tố sau cùng này cho thấy giáo lý Phật giáo không hề phủ nhận “bản ngã” nếu bản ngã được hiểu như ý thức của chủ thể về chính mình với tư cách là chủ thể các cảm xúc, tri giác, dục vọng, khuynh hướng, nhưng Phật giáo nhấn mạnh: ngoài các thành tố cấu tạo trên, không hề tồn tại một bản ngã siêu nghiệm (transcendental self), đứng trên ngũ uẩn và làm nền tảng cho ngũ uẩn. Nói tóm lại, cái chúng ta gọi là “ngã” (ý thức về bản thân như một chủ thể nhận thức thường nghiệm) chỉ là sự tổng hợp của ngũ uẩn.
Hơn nữa, Phật giáo không hề phủ nhận thế giới quan khách quan, cho tất cả chỉ là sản phẩm của Tâm. Trong năm thành tố cấu tạo nên ý thức về bản ngã, yếu tố đầu tiên được liệt kê chính là sắc, tức thế giới vật chất khách quan làm nền tảng cho cảm xúc, tri giác, và hiểu biết. Không có thế giới khách quan, không thể có bản ngã. Bản ngã được cấu thành thông qua sự tương tác về thế giới khách quan. Quan điểm này của Thượng Toạ Bộ (Theravàđa) được hầu hết các tông phái Phật giáo khác chấp nhận là quan điểm chính thống. Ngay quan điểm “tam giới duy tâm” của phái Duy Thức (Yogàcàra) cũng thường bị hiểu sai thành một biến tướng của học thuyết duy tâm tuyệt đối (absolute idealism). Duy Thức (mà Trung Quốc thường dịch là Du Gia Hành Tông) cho rằng sự nhận thức của chúng sinh về thực tại là sai lầm khi cho rằng thực tại bao gồm những phần tử đơn lập, không liên quan vớI nhau, và có một bản chất thực hữu. Như Hạnh, trong một bài viết về triết học Duy Thức, khẳng định:
“Tóm lại, sự dị biệt chính yếu giữa thực tại luận duyên khởi của Phật giáo và duy thực luật phác tố có thể được phát biểu như sau: đối với duy thực luận phác tố thì thực tại mà chúng ta đối diện gồm những thực thể hiện hữu sẵn. Đó là một thực tại mà thực tính của nó có thể được hiển lộ bằng một hệ thống ngôn ngữ tự túc (autonomous) phản ánh nó trong một mối liên hệ trực tiếp, giản đơn, trong sáng giữa ngôn ngữ và sự vật. Đó là một thực tại mà nguyên nhân tối hậu của nó có thể được thiết lập, qua một tiến trình thối lui và quy giảm, trên một nguyên lý được thực hoá (reified). Duyên khởi luận giải thích rằng cái thực tại mà chúng ta đốI diện không ngớI được thiết lập, qua một tiến trình thối lui và quy giảm, trên một nguyên lý nhân quả. Asanga định nghĩa tàng thức như là nền tảng của tiến trình này. Tuy nhiên, ông thiếp lập tàng thức như là nền tảng của tiến trình này. Tuy nhiên, ông thiết lập tàng thức như là nền tảng nhân quả của thực tại để giải minh tiến trình hiện thành của nó và để chứng tỏ rằng tàng thức không thể được thực hoá, nghĩa là xem như một thực thể tối hậu.” Về ý nghĩa chữ “tâm” (citta) trong Phật giáo (đặc biệt từ quan điểm của Duy Thức) Như Hạnh viết:
“Citta (tâm) do đó là một tiến trình năng động chứ không phải một thực thể. Tâm bao gồm cả tâm tạp nhiễm kiến lập nhụ nguyên tính và tâm thanh tịnh chính là nhận thức đúng về cơ cấu của tâm tạp nhiễm. Do đó, tâm(trong phương diện tạp nhiễm của nó) chỉ nhận thức sai lầm – vì những huân tập của ngôn ngữ và những khái niệm công ước - về các tự tính được áp đặt lên “thực tại thuần tuý”. Do đó, phát biểu của Duy Thức rằng tất cả các hiện tượng chỉ là tâm (cittamatra) không thể được giải thích một cách giản dị là một phát biểu của thuyết duy tâm chủ quan với ý nghĩa là chỉ có tâm chủ thể hiện hữu thôi.”
Khi nhấn mạnh vai trò của tâm các triết gia Phật giáo gắn liền thực tại luận với giáo lý giải thoát. “Tâm” không hề có nghĩa “chỉ có cái Tâm là thực sự hiện hữu, và mọi sự trên đời chỉ do Tâm mà có” như học giả Hà Thúc Minh và nhiều học giả khác đã hiểu lầm. “Tâm” không phải là một thực thể, có bản chất tự hữu, như học giả Như Hạnh đã vạch ra rất chính xác, và “tâm” chỉ một thái độ, một thể cách nhận thức thực tại. Nếu chúng ta nhận thức sai lầm, thì đó là tâm tạp nhiễm, tâm của chúng sinh, tâm của phàm phu ngoại đạo. Nếu chúng ta nhận thức chính xác về thực tại - thực tại mang tính duyên khởi, do duyên mà có, các “đơn vị thực tại” thật ra chỉ tồn tại một cách cộng sinh, trong thế liên lập – thì đó là tâm thanh tịnh, tâm của Phật, tâm của hành giả đã giác ngộ, vì giác ngộ không gì khác hơn là nhận thức một cách triệt để duyên khởi tính trong toàn bộ cơ cấu thực tại vốn phần lớn được cấu thành bằng ngôn ngữ, khái niệm công ước, và tập khí lâu đời ấp ủ trong tàng thức qua bao nhiêu đời kiếp.
Chính vì thế tu tập Phật giáo là một tiến trình tự cải tạo liên tục không ngừng, vì không phải dễ dàng gì có thể phục hồi một nhận thức đúng đắn về cơ cấu và bản chất của thực tại. Bằng công phu thiền quán (Duy Thức, Thiền Tông), bằng công phu niệm Phật (Tịnh Độ Tông), bằng lý luận triết học (Trung Quán, Nhân Minh), người tu Phật đều có một định hướng duy nhất: giải thoát thân tâm ra khỏi mạng lưới “thực tại” giả lập, nhìn thẳng vào thế giới trùng trùng duyên khởi, thấu hiểu bản chất không tính của vạn hữu, và phát khởi Bồ Đề Tâm đối với tất cả chúng sinh còn đang vướng mắc trong vòng vây của ảo giác. Ảo giác lớn nhất của con người là cho rằng có tồn tại một thế giới thực hữu hoàn toàn biệt lập với nhận thức của chủ thể và thế giớI đó hằng hữu, tồn tại như một đốI tượng của ham muốn chinh phục hoạc khao khát sở hữu. Triết học Phật giáo không phải là một chủ thuyết duy tâm chủ quan giống như toàn bộ hệ thống triết học duy niệm Đức thế kỷ 19, cũng không phải là một chủ nghĩa duy thực ngây thơ (nave realism). Trọng điểm chính trong thực tại luận Phật giáo xoay quanh lời khẳng định rằng thế giới khách quan (cảnh/ sắc) có mối quan hệ cộng sinh với thể cách nhận thức của chủ thể (tâm/ thức). Chính vì vậy về phương diện triết học Phật giáo cưu mang tinh thần xã hội ở mức độ cao nhất: sự cải tạo thế giới khách quan là một tiến trình gắn bó chặt chẽ với sự cải tạo bản thân, sự chuyển hoá nhận thức của chủ thể. Hai tiến trình này liên lập và bổ sung cho nhau không ngừng. Trở lại với giáo lý “vô ngã”, giờ đây chúng ta có thể kết luận bằng nhận xét của Thượng toạ Thích Chơn Thiện:
“Thế Tôn định nghĩa cái gọi là con người chỉ là tập hợp của ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), năm uẩn ấy cũng chính là thế giới (chúng tôi nhấn mạnh – D. N. D), theo lời dạy của Thế Tôn (Tương Ưng Bộ Kinh IV, phẩm Migajala và nhiều kinh khác).”
Học giả Hà Thúc Minh do đồng hoá “ngã” và “chủ thể” nên khi thấy Phật giáo phủ nhận “ngã” thì kết luận Phật giáo phủ nhận chủ thể và đặt câu hỏi: “Nếu không có chủ thể thì cái gì luân hồi?” Như đã trình bày, Phật Giáo không hề phủ nhận vi trò của chủ thể, trái lại là khác. Chủ thể nhận thức chính là Tâm trong thế liên lập, cộng sinh mật thiết với thế giới khách quan, chứ không phải là Ngã, nếu chúng ta hiểu Ngã là một thực thể tự túc, tự lập, giống như khái niệm “linh hồn” (soul) trong giáo lý Thiên Chúa Giáo. Như vậy thực thể trải qua tiến trình luân hồi chính là chủ thể nhận thức, gọi tóm là “thức”, mà Phật giáo còn gọi là “thân trung ấm”. Hoà thượng Thánh Nghiêm viết:
“Cái gọi là tinh thần thì Phật Giáo gọi là thức. Phật giáo Tiểu thừa chỉ nói sáu thức, và lấy thức thứ sáu làm chủ thể của sinh mạng. Phật giáo Đại thừa nói thêm hai thức nữa, tổng cộng có tám thức, và lấy thức thứ tám làm chủ thể của sinh mạng […]. Trên thực tế, chủ thể của tám thức chỉ có một, nhưng do phân tích công năng mà chia thành tám. Làm ác, làm thiện là bảy thức đầu, và đem các nhân thiện, ác đó ký gửi ở thức thứ tám. Thức thứ tám là kho tàng chấp chứa tất cả hạt giống của nghiệp, tất cả nghiệp nhân […]. Như vậy công năng của thức thứ tám là tàng trữ, nhưng không giống như ông thần tài giữ của, chỉ nhập mà không xuất kho, ở kho tàng thức thứ tám, tình hình xuất và nhập kho nối tiếp không ngừng, nhập kho là các hành vi ảnh hưởng đến tâm lý, và để lại dấu ấn trong thức thứ tám gọi là nghiệp nhân hay chủng tử. Còn xuất kho là tâm lý dẫn tới hành vi tạo nghiệp hay cảm thụ, gọi là nghiệp quả hay hiện hành. Chủng tử thành hiện hành, đó là xuất. Hiện hành thành chủng tử, đó là nhập. Trong một đời, tình hình là như vậy. Trong hai, ba đời hay vô số đời liên tiếp, tình hình cũng là như vậy.”
Quan điểm của Phật giáo về tính duyên sinh (causal connectedness) và duyên khởi (dependent co – arising) của ngã trong kinh điển Thượng Toạ Bộ thường được trình bày như một nỗ lực hướng về Trung Đạo (majjhima), né tránh hai cực đoan phủ nhận ngã hoàn toàn (đoạn diệt luận = ucchedavàda) hay xem ngã vĩnh viễn trường tồn (thường hữu luận = sassatavàda). Trong viễn cảnh Phật giáo, quan niệm cho rằng có một bản ngữ tự túc, trường tồn, tách rời và đứng cao hơn ngũ uẩn, là một quan niệm sai lầm, phát xuất từ vô minh (avijjà), tham ái (tanhà), chấp trước (upàdana), hình thái cao nhất của ngã mạn (asimàna). Trong kinh bộ Nikayas, khi Vacchagotta hỏi Phật ngã có tồn tại hay không, Đức Phật yên lặng. “Vậy thì”, Vacchagotta hỏi tiếp, “ngã không tồn tại?” Đức Phật vẫn yên lặng. Thái độ phủ nhận cả hai quan điểm “ngã không tồn tại” (quan điểm hư vô, đoạn diệt) và “ngã tồn tại vĩnh viễn” (thường hữu luận) của Đức Phật còn hàm ngụ sự nhấn mạnh vào mục tiêu quan trọng hàng đầu của giáo lý Phật giáo: giải thoát và chứng ngộ. Một trong những điều kiện cần thiết để đạt đến giải thoát tối hậu chính là tháo gỡ tâm thức ra khỏi mê cung của các lý thuyết, quan điểm, lập trường, về ngã. Vấn đề trọng tâm trong giải thoát luận Phật giáo không phải là chọn lựa một quan điểm về ngã và bám chặt vào đó: vấn đề chính là chuyển hoá một thể cách tri nhận thực tại cắm sâu trong mạnh lưới dày đặc của ngôn ngữ công ước thành một kinh nghiệm giải thoát tự tại, giải thoát khỏi vô minh, tham ái, chấp thủ, và toàn bộ sự quyến rũ ma quái của thế giới thực tại được kiến lập bằng ngôn từ và hí luận.
3. Ảnh hưởng của Phật giáo ở Việt Nam hiện nay
3.1. Ảnh hưởng chung
Với vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần chúng. Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người, ảnh hưởng tích cực đến quần chúng.
Đạo lý truyền thống của người Việt Nam đã hình thành trong hàng nghìn năm, qua đấu tranh trường kỳ của dân tộc để tạo dựng và gìn giữ một đất nước có chủ quyền, có văn hoá... cũng như tiếp thu các hệ tư tưởng từ các nền văn minh khác, đặc biệt là Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo.
Những tư tưởng ấy được người dân mang theo và vận dụng vào cuộc sống ngay từ những ngày đầu trên vùng đất mới Gia Định. Trong từng ấy năm, Phật giáo đã tạo cho mình một phong cách riêng, dần dần chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng khá lớn đến quan niệm sống, chuẩn mực đạo đức đến phong tục tập quán, lễ hội của người dân.
3.2. Ảnh hưởng tới đạo đức, lối sống ở Thành phố Hồ Chí Minh
Phật giáo du nhập vào Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh chưa lâu. Tính từ năm 1698, khi Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh được cử vào khai phá vùng đất phía Nam Tổ quốc, đến nay Phật giáo đã đồng hành cùng với lưu dân trên vùng đất này được hơn 300 năm. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, Phật giáo đã gắn bó với những thăng trầm của lịch sử Thành phố, hoà nhập và ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức, lối sống.
Ngoài sự đa dạng về thành phần dân cư, chưa có vùng nào trên đất nước mà Phật giáo lại mang sắc thái phong phú, đa dạng như Phật giáo Nam Bộ nói chung và Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Dần dần để tồn tại và phát triển, Phật giáo đã thay đổi, thích ứng với người dân nơi đây Phật giáo ngày càng gắn bó chặt chẽ giữa đạo với đời, thể hiện tinh thần nhập thế cao, đặc biệt trong các hoạt động xã hội và lao động sản xuất. Nhiều chùa ở thành phố có đất ở ngoại thành dùng vào việc cấy lúa, trồng đậu, rau xanh để tự túc lương thực. Các chùa còn nhận đóng sách, làm nhang... tạo thêm kinh phí để dành một phần chi phí cho bảo dưỡng, tu sửa, duy trì hoạt động của chùa, phần còn lại dành hết cho hoạt động từ thiện. Đất trong chùa ngày càng bị thu hẹp và bị lấn chiếm, nhưng nhà chùa vẫn tận dụng số đất ít ỏi để trồng trọt, xây một số phòng dùng vào việc chữa bệnh miễn phí và làm chỗ nghỉ cho khách lỡ đường.
Nhiều người coi chùa là ngôi nhà thử hai của mình, những ngôi chùa ấy trở thành nơi nghỉ ngơi, nơi chia sẻ bớt những khó khăn của họ lúc thiếu thốn, ốm đau, căng thẳng của cuộc sống đời thường.
Những năm gần đây, đời sống kinh tế của người dân nâng cao, tạo điều kiện cho nhiều người đi chùa lễ Phật thường xuyên hơn. Ngoài cầu nguyện Phật ban phúc, phù hộ, người dân còn quan tâm hơn tới việc nghe giảng giáo lý, giáo luật, lễ nghi, tu tập đức hạnh. Các buổi nghe giảng giáo lý ngày càng thu hút nhiều người, kể cả những người không phải Phật tử. Để thấm nhuần đạo pháp, ngoài nghiên cứu giáo lý qua sách vở thì việc nghe giảng trực tiếp là rất quan trọng, bởi không phải ai nghiên cứu giáo lý qua sách vở cũng có thể hiểu được, vì giáo lý Phật giáo rất uyên thâm. Thông qua buổi nghe giảng, mọi người có thể hỏi tăng ni những điều chưa hiểu. Các buổi giảng trang bị cho họ những hiểu biết về giá trị đạo đức thể hiện trong ngũ giới, thập thiện, lục độ... lấy Đức Phật làm gương sáng, ghi khắc những giới răn ở trong lòng và thực hiện nó trong đời sống, giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Phật giáo chủ trương khuyến thiện, tránh ác, giữ tâm trong sạch, cổ xúy hành vi công ích cứu tế, giúp người neo đơn, cơ nhỡ, tàn tật, trẻ mồ côi, cho thuốc chữa bệnh... với phương châm:
"Dù xây chín bậc phù đồ,
Không bằng làm phước cứu cho một người".
Đạo Phật đã tạo được cảm tình, niềm tin và sự tôn trọng của nhiều người dân. Các giá trị đạo đức của Phật giáo đã có ảnh hưởng không ít tới môi trường sống của Thành phố Hồ Chí Minh, bởi vì đạo Phật là tiếng nói của một con người gửi tới những con người khác, để cùng giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Vì thế, đạo Phật mang tính xã hội và đạo đức rất cao. Phật giáo không chỉ dừng lại ở công việc chia sẻ những khó khăn của xã hội như hòa bình, thịnh vượng, công bằng, mà còn hướng mọi người lấy điều thiện làm chuẩn mực sống, làm phương tiện và mục đích để đạt tới hạnh phúc cho con người. Với quan niệm nhân quả và nghiệp báo "gieo nhân nào thì gặt quả ấy", kiếp trước làm nhiều điều ác thì kiếp sau sẽ bị báo ứng (ác giả ác báo), các tăng ni, Phật tử đã không ngừng "gieo nhân lành để gặt quả tốt" bằng những việc làm hữu ích, góp phần vào sự ổn định, phát triển của Thành phố.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, một loạt hiện tượng tiêu cực cũng xuất hiện, như nghiện hút, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo. Nhiều tăng ni, Phật tử cùng với nhân dân không sợ khó khăn, nguy hiểm vẫn đến tận cùng ngõ hẻm của các gia đình có con em lầm lỡ để giáo dục, thăm hỏi, động viên, tặng quà. Những nghĩa cử cao đẹp mang nặng triết lý nhân sinh ấy giúp nhiều con người lầm lỡ, đau khổ được an ủi, động viên, hướng thiện.
Trong làm ăn kinh tế, một số người vì sự lôi cuốn của đồng tiền muốn làm ít hường nhiều, muốn làm giàu nhanh chóng, đã bất chấp thủ đoạn, coi thường pháp luật chà đạp nghiêm trọng tới đạo đức, lối sống truyền thống. Với quan niệm tiêu dùng của cải vật chất hợp lý, không quá coi trọng tài sản đến mức trở thành nô lệ của nó, không ăn của người, cuộc sống an vui giải thoát chỉ đạt được khi con người đạt được chân thiện mỹ, hạnh phúc của người này có được không phải bằng cách giẫm đạp lên hạnh phúc của người khác, phải đem an vui đến cho mọi người, Phật giáo đã phần nào tác động tốt tới nhân cách, lối sống các tín đồ.
Vào những ngày rằm, mồng một, những ngày lễ tết, hay những ngày đại lễ Phật Đản, Vu Lan (được tổ chức ở chùa Vĩnh Nghiêm và nhiều chùa khác hàng năm), đông đảo khách thập phương với đủ mọi thành phần đã quy tụ về chùa.
Các lễ hội ấy giúp cho các tín đồ Phật tử và người dân nâng cao tình yêu thương đồng loại, nảy nở đức hy sinh, lòng vị tha, vun đắp lòng hiếu kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thầy cô... mang ý nghĩa giáo dục rất lớn (Trần Hồng Liên, 2004).
Con người Thành phố Hồ Chí Minh là sản phẩm của nhiều hoàn cảnh, hội tụ nhiều tư tưởng, tôn giáo khác nhau khá đa dạng. Nhưng ở họ vẫn có điểm chung trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ các vị anh hùng dân tộc. Đa số trong nhà mỗi người dân đều có bàn thờ cúng tổ tiên đặt ở vị trí trang trọng, dưới góc nhà là thờ thần Tài, ông Địa, trước cửa nhà thờ Thiên. Khi trong nhà có người qua đời, nhiều gia đình không phải là Phật tử vẫn làm lễ cầu siêu cho người chết trước khi đem chôn. Nếu thiêu, họ gửi một phần tro lên chùa để thờ cúng, chứng tỏ dấu ấn rất sâu đậm của Phật giáo. Ngoài ra, những người chết bất đắc kỳ tử, không có nguồn gốc, khi thiêu xong cũng được chùa tiếp nhận để gửi thác những linh hồn không có nơi nương tựa, điều này thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc.
Phật dạy đệ lử nên sống giản dị để loại trừ lòng tham, ăn, mặc, ngủ không được quá thừa thãi. Phật giáo không chủ trương con người phải sống nghèo đói, thiếu thốn, mà khuyến khích tiết kiệm, nếu hưởng thụ vật chất quá cao không có chừng mực sẽ làm cho tinh thần người ta trở nên nhu nhược. Ghi nhớ lời Phật dạy, đa số tăng ni ăn mặc gọn gàng, sạch đẹp, nhưng vẫn giữ được sự giản dị cần thiết. ăn uống cũng đạm bạc tiết kiệm. Lời nói nhỏ nhẹ, từ tốn, chân thật. Những biểu hiện ấy là tấm gương sáng cho tín đồ noi theo, tác động tích cực tới suy nghĩ và hành vi của mọi người.
Xưa kia, trước khi nhập Niết Bàn, Phật tổ từng dặn dò đệ tử không được bói toán, xem sao, xem tường làm mê hoặc quần chúng. Nhưng một số kẻ lợi dụng chùa làm nơi bói toán, lên đồng, xem sao, xem tướng, giải hạn... để kiếm tiền bất chính. Trước cổng chùa bày bán đủ loại sách tử vi, cúng sao, giải hạn không có nguồn gốc xuất xứ, làm mê hoặc quần chúng. Lợi dụng lòng tốt của khách đến chùa, một số người trẻ tuổi, lành lặn, khỏe khoắn, lười lao động ngồi dọc lối vào chùa hành nghề ăn xin.
C. KẾT LUẬN
Phật giáo mang đậm giá trị nhân bản, giúp con người sống tốt theo đúng nghĩa của nó. Tuy có tồn tại một số ít hạn chế song cũng không thể làm mờ đi được giá trị to lớn mà Phật giáo đem lại.
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào nguyên, Kinh phương quảng đại trang nghiêm, tập Văn Phật Đảng, PL 2544.
2. Như hạnh, Tàng thức từ thực tại luận đến giải thoát luận trong Triết học duy thức. Tạp chí Triết số 3 (1996).
3. Thích Chơn Thiện, Phật học Khái luận, Ban giáo dục Tăng ni ấn hành, 1993.
4. Thích Minh Châu, Trường bộ III, VNCPHVN ấn hành 1992.
5. Thích Minh Châu, Trường bộ kinh I, Kinh Kalamas, Trường CCPP ấn hành 1990.
6. Thích Thánh Nghiêm, Phật giáo chính tín, Phân viện nghiên cứu Phật học, Hà Nội, 1991.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12688.doc