A. MỞ ĐẦU
1. Mục đích, lý do chọn đề tài
Ở bất kì một dân tộc nào, kiểu truyện cổ tích cũng chiếm một số lượng đông đảo trong các nền văn học. Từ những lời kể của bà, lời ru của mẹ, đã đưa tôi đến với những câu truyện cổ ngày xửa ngày xưa, sự hình thành và nguồn gốc của thế giới ra sao. Con người của chúng ta khởi nguyên như thế nào.
Với sự phát triển chóng mặt của xã hội công nghiệp hóa ngày nay, mọi thứ đều biến đổi theo guồng quay của xã hội. Tôi lại muốn trở về với những câu chuyện cổ, nó như ru tôi vào giấc ngủ thần tiên của ngày thơ ấu, tôi càng không muốn mình bị cuốn vào dòng đời ngược xuôi hối hả của cuộc sống hôm nay. Tôi muốn tìm về nơi trầm lắng hay sự nhập mình vào những câu truyện cổ, cùng phiêu lưu đấu tranh cho sự tồn tại của loài người. Nhưng tôi càng không muốn mình bị khuôn vào không gian chật hẹp. Tôi yêu cổ tích nước tôi và những gì thuộc về nó. Thế nhưng trong tôi luôn muốn phóng tầm mắt của mình ra với văn học thế giới. Khi đó tôi sẽ được tiếp nhận và hiểu rõ hơn nữa những câu truyện cổ của nước bạn. Và cũng rất ngẫu nhiên tôi đã đến với nền văn học Campuchia nói chung và truyện cổ tích nói riêng.
Từ đó, tôi có thể tìm hiểu được sự khác nhau và những nét tương đồng giữa truyện cổ Campuchia với truyện cổ nước tôi như thế nào. Bên cạnh những nét tương đồng về chủ đề, ở từng truyện cụ thể, còn chứa đựng những sắc thái, tư tưởng riêng. Mỗi một nền văn học ở những nước khác nhau lại chứa đựng những tư tưởng và quan niệm sống khác.
Mặc dù tôi vẫn chưa có nhiều điều kiện để có thể đến với truyện cổ Campuchia một cách sâu sắc nhưng đọc những câu truyện như: truyện Mục Đồng Vương, Chàng Cơm Cháy, Nàng Ca Cây, Hạnh Phúc và Bất Hạnh, chàng trai mặc áo bẹ chuối, Thỏ trắng thông minh, thằng nói dối, Tum Tiêu .,tôi càng bị thu hút bởi sức hấp dẫn, bởi nội dung của tác phẩm luôn khiến tôi phải suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc sống thời hồng hoang.
Điều tôi mong ước là có thể bằng sự hiểu biết của mình đem đến cho truyện cổ có được một góc nhìn mới mẻ hơn bằng sự tìm tòi khám phá. Mỗi câu truyện đều đọng lại trong tôi những dư vị rất khác nhau. Đó là những nét độc đáo, mới lạ và đầy tính bất ngờ.
Để khám phá chiều sâu của truyện cổ Campuchia tôi đã chọn cho mình một nét khám phá mới. Đó là giá trị nội dung truyện cổ Campuchia. Dù cho truyện cổ đã khác xa với những gì chúng ta chứng kiến hôm nay. Do đó chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn đóng góp thêm một ý kiến về vấn đề này.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Có thể nói rằng sự tiếp cận nền văn học Campuchia mà đặc biệt là truyện cổ đã khiến tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu đề tài này. Văn học Campuchia là một nền văn học không hề lớn. Do đó các nhà nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở một số nét khái quát về nền văn học nói chung như:
-Lưu Đức Trung (1998), văn học Đông Nam Á, NXB Giáo dục, Hà Nội. Đã nghiên cứu về tình hình văn học Campuchia theo từng giai đoạn phát triển lịch sử như: Văn học dân gian, văn học viết, văn bia, rồi văn học hiện đại. Để từ đó chúng ta có thể hiểu được đôi nét về nền văn học Campuchia.
-Vũ Tuyết Loan (1986), tuyển tập văn học Campuchia, NXB Văn học Hà Nội. Giới thiệu sơ lược về văn học Campuchia và những câu truyện cổ như: Tình mẫu tử, Nêang Cantoc và Nêang SongAnCat.
Hầu hết quốc gia nào cũng có nền văn học dân gian với những câu truyện cổ hấp dẫn lôi cuốn người đọc vào một thế giới kỳ ảo,hoang đường, thể hiện ước mơ cần được gửi gắm. Truyện cổ tích lôi cuốn chúng ta vào những nỗi niềm vui khổ, vào không khí đấu tranh chống cường quyền của những con người bị áp bức.
Cho đến nay, chúng ta chưa thể hiểu biết được một cách đầy đủ và toàn diện về diện mạo truyện cổ Campuchia, bởi lẽ tư liệu còn quá ít ỏi. Cổ tích kể về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc loài người, nguồn gốc dân tộc, sự tích các tên núi, tên sông, lại là một minh chứng nữa về trí tưởng tượng phong phú về thế giới tinh thần đa dạng của dân tộc Campuchia.
Càng đi sâu vào khám phá đề tài này, càng làm tôi có cái nhìn toàn diện hơn về trí tưởng tượng, về thế giới kỳ ảo mà nhân dân Campuchia sáng tạo ra.
Với lòng yêu thích và ham mê cổ tích, chúng tôi sẽ cố gắng nghiên cứu một cách cụ thể, đánh giá một cách sâu sắc hơn về giá trị nội dung truyện cổ Campuchia. Để góp tiếng nói chung cùng với những nhà nghiên cứu trước đó. Bên cạnh nữa là những tiểu luận, khóa luận, luận văn của sinh viên mọi miền đất nước khi tìm hiểu nghiên cứu đề tài này. Người đọc bị lôi cuốn vào những câu chuyện hoang đường nhưng đầy giá trị nhân bản và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống của một thời xa xăm. Mỗi nhà nghiên cứu có cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau nhưng tựu chung lại họ đều hướng người đọc cùng phiêu lưu, thả hồn vào một thế giới kỳ ảo, nhập thân vào nhân vật có thể là thần linh, những con người nhỏ bé, bất hạnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Truyện cổ Campuchia
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về giá trị nội dung truyện cổ Campuchia.
Để có một cái nhìn và đánh giá một cách đầy đủ về giá trị nội dung truyện cổ Campuchia thì phải có những công trình lớn có quy mô.
Chúng tôi trong khuôn khổ một niên luận chỉ khám phá một phần nhỏ về nội dung của truyện cổ Campuchia thông qua một số tác phẩm mà chúng tôi xem là nổi trội nhất, để có thể mang lại cho người đọc một số hiểu biết về văn học Campuchia nói chung và truyện cổ nói riêng. Tôi mong rằng sẽ đóng góp một phần nghiên cứu nhỏ bé của mình vào lĩnh vực này, cống hiến tới độc giả khi nhìn nhận về một mảng văn học dân gian của đất nước Campuchia.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để tìm hiểu và giải quyết vấn đề giá trị nội dung truyện cổ Campuchia, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh - đối chiếu, các phương pháp liên ngành .
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài của chúng tôi được kết cấu trong ba chương:
Chương 1. Khái quát chung
Chương 2. Gía trị nội dung truyện cổ Campuchia
Chương 3. Vài nét về nghệ thuật
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
1. Mục đích, lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu. 3
5. Bố cục đề tài 3
B. NỘI DUNG 5
1.1. Tình hình văn học Campuchia 5
1.2. Vài nét về truyện cổ tích 12
CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRUYỆN CỔ CAMPUCHIA 16
2.1. Giá trị nhân đạo 16
2.2. Giá trị hiện thực 19
2.3. Số phận con người 22
CHƯƠNG 3. VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT 33
3.1. Thời gian nghệ thuật 33
3.2. Không gian nghệ thuật 33
3.3. Cốt truyện 35
3.4. Kết cấu 38
C. KẾT LUẬN 39
D – TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4671 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giá trị nội dung truyện cổ Campuchia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úc của nhân dân gửi gắm vào trong cổ tích càng trở nên hoàn mỹ hơn ở đâu hết chính là vì bên cạnh phần thưởng cao quý nhất dành cho nhân vật lý tưởng bao giờ cũng kèm theo đòn trừng phạt đối với kẻ thù. Ý nghĩa nhân đạo sâu xa của những đòn trừng phạt không phải là sự trả thù. Còn cao hơn thế nữa, ý nghĩa của nó chính là sự tiêu diệt triệt để mầm mống gây tội ác.
Kết thúc trong khúc ca chiến thắng khải hoàn, khúc ca chiến thắng của công lý, đạo đức, phẩm chất ,tài năng, và hình như sau cái kết thúc ấy xã hội trong tưởng tượng của người nghe sẽ không còn tội ác. Một xã hội thanh bình, hạnh phúc, yên vui vĩnh viễn. Truyện cổ Campuchia nói riêng và truyện cổ các nước trên thế giới nói chung đều hướng con người tới cái chân- thiện - mỹ. Với phẩm chất cao quý của nhân dân đề cao những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
2.2. Giá trị hiện thực
Truyện cổ tích một mặt phản ánh sự đấu tranh của nhân dân chống lại giai cấp thống trị nhưng một mặt vẫn chịu ảnh hưởng ý thức hệ thống trị của thời đại tức là ý thức hệ của giai cấp thống trị. Vì thế mà truyện cổ tích quan tâm đến số phận của những người bị đè nén,áp bức, nhưng truyện cổ tích vẫn chỉ dám ước mơ cải thiện vận mệnh con người trong khuôn khổ của xã hội có giai cấp.
Truyện cổ Campuchia lôi cuốn chúng ta vào những nỗi vui buồn sướng khổ của cuộc đời các nhân vật. Nó phơi bày mà không hề che đậy đi những gì là hiện thực, dù cho đau khổ đó đến tận cùng, để từ đó thể hiện ước mơ và khát vọng của con người. Truyện cổ Campuchia nói lên nội dung phong phú của đời sống dân tộc, của đời sống nhân dân, chính vì nó đã nảy sinh từ cuộc sống đó. Trong truyện cổ Campuchia, những vấn đề xã hội thường chiếm ưu thế đối với những vấn đề thiên nhiên. Điều đó cũng dễ hiểu, xét cho kĩ, đại đa số truyện cổ tích đã hình thành trên cơ sở những vấn đề xã hội, trước hết là những mâu thuẫn giai cấp. Thậm chí là mâu thuẫn là những thành viên trong gia đình, giữa dì ghẻ con chồng, giữa vợ chồng như truyện Nêang Cantóc và Nêang SongAncat, Nàng Ca Cây hay mâu thuẫn ghen ghét giữa những người bạn trong Xốc Hiền và Xốc Ác vì đố kị, vì ích kỉ và tham lam mà nỡ hãm hại bạn bằng thủ đoạn tàn ác, đối lập hoàn toàn về phẩm chất, cùng một hoàn cảnh y như nhau nhưng xử xự khác hẳn nhau về phẩm chất, cuối cùng đi đến những chung cục trái ngược nhau.
Chủ đề dì ghẻ con chồng là một trong những chủ đề đấu tranh xã hội gay gắt. Với sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn, với việc người bóc lột người. Người bóc lột người không chỉ là hiện thực chủ yếu của xã hội phong kiến mà còn là một trong những hiện thực của gia đình phong kiến. Xét cho cùng thì mâu thuẫn trong gia đình cũng chỉ phản ánh những mâu thuẫn trong xã hội dưới một hình thức khác, với một khuôn khổ khác mà thôi. Mẹ con mụ dì ghẻ đã biểu hiện sự cùng cực của thế lực phản động. Thế lực đó nếu cần thì không từ một hành động nào, kể cả sự hủy diệt bách hại của mụ dì ghẻ và Nêang SongAncát đối với Nêang Cantoc trong gia đình phong kiến đã phản ánh sự bóc lột, áp bức, bách hại của địa chủ với nông dân trong xã hội phong kiến. Vấn đề xung đột giữa người con riêng với người mẹ ghẻ, vốn có từ thời cổ, trở thành vấn đề dì ghẻ con chồng của đời sau. Và quan hệ xã hội cũng đồ chiếu lên quan hệ gia đình. Xung đột trở nên gay gắt với việc lồng nội dung quan hệ giai cấp vào hình thức quan hệ gia đình. Dù cho tất cả mọi sự việc xảy ra trong truyện cổ Campuchia là nhờ vào sự tưởng tượng của tác giả dân gian nhưng nó đều được quy chiếu dưới góc nhìn của hiện thực xã hội đang diễn ra và họ đặt ra cho mình một ước mơ, một khát vọng để vươn lên.
Và có lẽ thực tại đó diễn ra không có phần đau đớn, nhất là truyện thơ về tình yêu. Ở đây nhân vật được sống với đầy đủ những cung bậc mùi vị của tình yêu, ngọt ngào có, đắng cay có, hạnh phúc có, bất hạnh có va rồi chung quy lại hiện thực xã hội đẩy tình yêu vào sự đau khổ cùng cực, tuyệt vọng, một kết thúc bi thảm mà ở xã hội đó không bao giờ làm khác được. Truyện Tum Tiêu để lại trong lòng độc giả về một tình yêu mãnh liệt, nồng nàn nhưng phải đương đầu với thế lực quá lớn. Có thể thấy tác phẩm này đề cập đến vấn đề tình yêu và các mối quan hệ xã hội đều xoay quanh nó, người ta cho rằng tình yêu là hiện tượng xã hội, đồng thời cũng là hiện tượng lịch sử, nhưng tình yêu như một nhu cầu cá nhân thể hiện trong văn học rất là muộn. Có thể nói Tum Tiêu là tác phẩm văn học đầu tiên của Campuchia lấy chủ đề tình yêu làm chủ đề mĩ học của tác phẩm.
Tình yêu trong tác phẩm này nó khác hẳn với những mối tình tiền định đương nhiên. Đây là một chuyện tình bi thảm của một đôi nam nữ thanh niên trong xã hội xưa. Người ta bắt gặp ở đây cái chết của Tum và Tiêu vì tình yêu nó y hệt như bi kịch của Rômêô và Juliet. Tình yêu này tự nhiên, đến với nhau theo bản năng của con người và nó được nhen nhóm từ những xúc động ban đầu gặp gỡ của một đôi nam nữ vô tư, khát khao yêu đời. Tum chạy theo tình yêu một cách đắm đuối, tuy khoác chiếc áo của một tu sĩ nhưng Tum lại không phải hoàn toàn là con người của giáo lí nhà Phật mà lại là con người của tình yêu, của bản năng tự nhiên, hồn nhiên và bản thân nàng Tiêu cũng vậy. Vì phụ nữ Á Đông nên sự vồn vã trong tình yêu cũng hạn chế nhiều nhưng người ta vẫn thấy ở Tiêu một tình yêu khát khao cháy bỏng khi gặp Tum. Tình yêu của họ như một tiếng sét của lễ giáo phong kiến khi họ trao thân cho nhau trước khi được sự đồng ý của gia đình, đối với họ tình yêu là truy cầu trên hết, tình yêu là mạnh hơn tất cả. Để đạt được tình yêu của mình Tum và Tiêu đã dám đương đầu với tất cả mọi rào cản của xã hội , thậm chí gắn với cái chết Tum và Tiêu vẫn cố gắng đến với tình yêu đó. Khi cuộc đấu tranh giữa con người lý trí với con người tình cảm thì con người tình cảm đã chiến thắng tuyệt đối nhưng chính điều đó đã dẫn đến bi kịch của Tum. Khi đám cưới thì Tum nhảy thẳng vào ôm cô dâu thắm thiết, nó không khác gì quả bom nhảy thẳng vào lễ giáo phong kiến. Trước hiện thực cuộc sống với xã hội đó thì bà Phăn có quyền tất cả để định đoạt số phận của hai con người đang yêu rất cháy bỏng kia. Nàng Tiêu khác với sự dữ dội, hối hả của Tum thì Tiêu đến với tình yêu cũng rất mãnh liệt, hồn nhiên nhưng có phần kín đáo hơn. Tiêu là cô gái đẹp, là nhân vật tiêu biểu cho các cô con gái nhà giàu, lần đầu tiên đã chiến thắng được những thành kiến xã hội, để nói lên tiếng nói chân thật của lòng mình, vượt qua cả chức vọng và địa vị của mình. Tiêu cũng là người phụ nữ thể hiện sự đấu tranh của một thứ tình yêu không tuân theo tình yêu khuôn phép.
Tum Tiêu là hai nhân vật thể hiện xuất sắc mâu thuẫn giữa tình yêu hồn nhiên vô tư và những lợi ích khuôn phép xã hội giữa lý trí và tình cảm, giữa khát vọng yêu đương tha thiết với những quan niệm lễ giáo đạo đức phong kiến chật hẹp và những tính toán lợi ích tầm thường. Bên cạnh tình yêu, tôn giáo, tác phẩm còn mang giá trị hiện thực to lớn nó đã cổ vũ tình yêu tự do, thể hiện đời sống phong phú.
Từ đó có thể thấy được rằng thông qua tình yêu của Tum và Tiêu tác giả muốn nói tới sự thay đổi một cách mãnh liệt vào cuộc sống xã hội khi đó với sự bứt phá, vượt qua bức tường phong kiến cá nhân để đạt được hạnh phúc cho mình. Thế nhưng đó mới chỉ dừng lại ở sự nhe nhói của sức mạnh phản kháng vào xã hội đầy rẫy những bất công, đẩy con người vào bi kịch trớ trêu của cuộc đời. Nhưng dù sao nó cũng mở ra và báo hiệu một bước chuyển mình của thực trạng xã hội. Và phần lớn truyện cổ tích Campuchia nêu lên những bài học thực tiễn về đời sống xã hội. Thậm chí là sự may rủi ở đời như truyện Chó ngáp phải ruồi, từ một anh chàng Cung hèn nhát thấy Hổ sợ quá đái cả ra quần vội vàng chui vào một gốc cây, khi hai người vợ giết chết hổ rồi thì anh ta lại tranh là công của mình. Được vua sai đi đánh giặc, Cung Hiên nai nịt vũ khí, quỳ lạy nhà vua, vãi cứt ra quần, tay chân run rẩy, rung cả đầu voi nhưng bọn địch thấy tướng triều đình một người một Voi lao tới lại ngỡ là kẻ địch tài ba dũng cảm, liền quay Ngựa chạy dài để bảo toàn mạng sống. Cung Hiên lại được huênh hoang và ta đây kiêu ngạo nhưng đâu biết rằng vì sợ quá mà ỉa cả ra quần. Cuối cùng được phong làm quan đại thần nhưng dù sao mọi việc ở đời thành hay bại là do người quyết định như trong truyện Bốn nhà tu và túi tiền vàng là nhờ sự thông minh và tài trí của công chúa nên việc tìm ra kẻ ăn trộm tiền của người lái buôn.
Từ đó để thấy rằng trong truyện cổ tích đầy rẫy những sự kiện diễn ra mà con người không thể ngờ tới, thế giới cổ tích cũng muôn hình vạn trạng, nó không hề khác xa so với đời sống thực tại, xã hội đó đầy rẫy những bất công phức tạp, con người bị đày đọa, bị chà đạp. Nhưng bằng niềm tin và sức mạnh muốn vươn tới mà truyện cổ Campuchia đã hướng con người tới một tương lai tốt đẹp hơn mà ở đó con người với con người là tình cảm yêu thương đồng loại, không có bất công và ngang trái.
2.3. Số phận con người
Có lẽ truyện cổ của một nền văn học nào trên thế giới nói chung và đặc biệt là của ba nước Đông Dương nói riêng thì nhân vật trung tâm luôn là những con người nhỏ bé, đau khổ, bất hạnh với cuộc đời bị chà đạp. Thế giới mà các nhân vật sống là thế giới với bao điều phiền muộn, không như mơ ước của cuộc sống thường nhật. Thì truyện cổ tích đã kéo người đọc vào một thế giới kì ảo, xa xưa, con người được thả sức suy tưởng của mình vào đó. Đó là cuộc đấu tranh để giành hạnh phúc, đạt được ước mơ lý tưởng mà con người hằng mong ước. Thật ra thì tất cả các nhân vật này đều có những nét chung thuộc phẩm chất của con người lao động: thật thà, hiền lành, chất phác. Tất cả đều sống lẻ loi, không tài sản. không nơi nương tựa, có địa vị thấp kém, bị thua thiệt và bị ức hiếp. Nhân vật thiếu một cuộc sống gia đình bình thường, bị ruồng bỏ và bị đẩy vào cảnh sống côi cút. Những mụ dì ghẻ, những người anh, những lão phú ông tham lam xảo quyệt đã lừa dối, bóc lột sức lao động. Nhưng điều đó không bao giờ có thể đánh gục được ý chí kiên cường của con người muốn vươn lên để tìm hạnh phúc cho mình. Họ có thể hy sinh, có thể gặp nhiều trở ngại trên con đường đi tìm chân lý và ước vọng, chú bé Mục Đồng từ một đứa trẻ nghèo trở thành ông vua của lũ trẻ chăn Trâu và lên đường tìm nàng Krep Sromốt xinh đẹp con vua Thủy Tề. Trước bao khó khăn thử thách, thậm chí có lúc tưởng như phải trả giá bằng cả mạng sống của mình nhưng nhờ sự thông minh và lòng quả cảm, chàng đã đánh bại quỷ trắng, sánh duyên cùng con gái vua Phu Chông, đánh bại vua Prômatốt đày ra hoang đảo. Mục Đồng Vương đã lên làm vua và trị vì đất nước ngày một giàu đẹp hơn.
Vợ chồng người nông dân nghèo trong Lời khuyên giá ba mươi lạng bạc, cũng muốn vươn lên thoát khỏi cuộc sống nghèo khổ mà quyết chí ra đi chỉ mong học được thần chú, kiếm được ít tiền để làm ăn sinh sống. Cũng nhờ sự thông minh và tài trí chàng đã được nhà vua phong làm võ tướng, trực tiếp cai quản quân ngự lâm. Khi nhà vua sắp băng hà, chàng còn được nhà vua truyền ngôi cho. Đó là cái chàng có được từ kết quả của những tháng ngày vất vả và sự thông minh của bản thân.
Hay Chàng Cơm Cháy nghèo khổ mồ côi cha mẹ từ lúc mới lên ba, ở với bà ngoại, bà cháu rau cháo nuôi nhau, cố gắng làm việc chăm chỉ mà vẫn không đủ ăn, Cơm cháy đã cố gắng vươn lên số phận bất hạnh của mình và nhờ sự giúp đỡ của thần Inđra mà việc gì Cơm Cháy cũng thành công. Lòng yêu thương bà đã thôi thúc chàng trở về trần gian. Nhà vua cảm đức tài của chàng mà nhường ngôi cho Cơm Cháy. Chàng và nàng Pu từ đó sống hạnh phúc trên đất nước thanh bình.
Thậm chí nhân vật còn không có một cái tên theo đúng nghĩa của nó như Chàng trai ba mươi xu, Chàng Cứt Ngựa, hay chỉ là con vật như Thỏ trắng thông minh, để thấy rằng số phận các nhân vật trong truyện cổ Campuchia là đa màu sắc, chúng ta có thể bắt gặp ở bất kì đâu trong xã hội.
Để có hạnh phúc nhân vật truyện cổ tích nhiều khi phải đấu tranh có thể với thiên nhiên nhưng truyện cổ tích chú ý nhiều hơn đến cuộc đấu tranh chống những lực lượng đen tối trong xã hội, cuộc đấu tranh mà các nhân vật lý tưởng tiến hành một cách gian khổ và kiên cường. Họ có thể là con người nhỏ bé, tội nghiệp trước vũ trụ, trước những khắc nghiệt của cuộc sống. Thế nhưng nhân vật trong truyện cổ Campuchia không chịu khuất phục mà vẫn sáng lên niềm lạc quan tin tưởng vào những điều tốt đẹp ở đời.Và lẽ đương nhiên nhân vật trong truyện cổ Campuchia ngoài những con người nhỏ bé, đau khổ, mồ côi thì còn có một hệ thống nhân vật khác như vua quan, quý tộc, phú ông là đại diện cho quyền lực, cho sự chà đạp những con người yếu đuối kia. Nhưng bằng lòng quả cảm, trí thông minh thì những nhân vật này đã vươn lên làm chủ vận mệnh của dân tộc mình. ThmênhChây là một nhân vật điển hình của trí thông minh tuyệt vời đã biến phú ông thành trò cười trước mặt triều đình, ông ta rất bực mình, rất muốn trừng trị Thmênh Chây nhưng mọi mưu kế của ông ta đều thất bại, phú ông bèn nghĩ kế cho Thmênh Chây là món quà tặng nhà vua.Và ngay buổi đầu gặp gỡ, vua đã bị lừa một cách rất bất ngờ. Đến ngay cả nhà vua và triều thần đại diện cho quyền lực cao nhất cũng không thể trừng trị Thmênh Chây, thậm chí khi dân chúng đón chào nhà vua thì Thmênh Chây đã chổng mông lên để chào vì biện lý do là nhà vua ghét nhìn thấy mặt mình.
Dù cho mỗi nhân vật có cách giải quyết khác nhau, có thể không ai giống ai nhưng họ đều có chí vươn lên và mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ở đó họ được hưởng hạnh phúc với niềm vui trọn vẹn trong cuộc đời. Đặc biệt là mối quan hệ giữa mẹ ghẻ với con chồng. Không riêng gì truyện cổ Campuchia mà còn có truyện cổ Lào và Việt Nam, sự mâu thuẫn gay gắt giữa mẹ ghẻ và con chồng là cuộc đấu tranh không bao giờ có hồi kết. Đó là mâu thuẫn trong gia đình khi mẹ ghẻ ghét con chồng , tình cảm không cùng điệu đó là những con người không cùng chung dòng máu. Trong truyện Nêang Cantóc và Nêang Song Ancát thì Nêang Cantóc đã bị mẹ con mụ dì ghẻ cay độc đày đọa. Còn đau đớn nào hơn là khi chỗ bấu víu cuối cùng của nàng là người cha thì ông đã nghe lời vợ kế đang tâm giết hại nàng bằng nồi nước sôi. Trải qua biết bao thăng trầm nàng được làm hoàng hậu sau khi thử vừa như in chiếc giày mà Thái tử nhặt được. Nhưng số phận vẫn chưa mỉm cười với nàng ở đó, nàng đã biến thành cây chuối rồi lẫn trốn vào cây tre xanh tốt, sau bao cố gắng và đấu tranh nàng đã được trở về với người chồng thân thương của mình.
Trong truyện Tấm Cám của Việt Nam để giành được tình yêu và hạnh phúc cho mình thì Tấm đã phải gánh chịu biết bao nỗi khổ cực thậm chí là đã đánh đổi chính mạng sống của mình. Xuất thân sớm đã mồ côi mẹ trong khi biết bao người cùng lứa tuổi với Tấm được bàn tay chăm sóc thương yêu của mẹ, Tấm đã phải ở với mụ dì ghẻ độc ác và người em cùng cha khác mẹ với mình. Nhưng muôn đời luôn là vậy, ở xã hội mà Tấm sống mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ thương yêu con chồng. Tấm đã phải chịu bao cay đắng nhọc nhằn, sự thiệt thòi quá lớn, chịu sự đày đọa cả tâm hồn và thể xác. Khi may mắn ướm thử chiếc hài và được làm vợ vua, tưởng chừng số phận đã mỉm cười với cô, nhưng những thủ đoạn mà mụ dì ghẻ làm thật đáng ghê sợ. Nàng đã bị giết hại tới bốn lần: biến thành cây Xoan, khung cửi, chim Vàng Anh và cuối cùng là quả thị. Để đạt được một hạnh phúc trọn vẹn nàng đã phải trả một cái giá quá đắt, nhiều lần chết đi sống lại. Tấm đã trở nên nhỏ bé và yếu đuối biết bao trước những âm mưu cay độc của người mẹ kế.
Hay truyện Tạu Kham của Lào cũng vậy, để giành và bảo vệ được hạnh phúc thì bản thân Chăn Tha và mẹ của nàng cũng phải đấu tranh để giành lại sự sống. Nàng cũng khác gì Tấm của Việt Nam đâu, thậm chí Chăn Tha còn chứng kiến bao cảnh đớn đau. Người cha ruột của nàng đã giết mẹ của nàng khi nàng mới sáu tuổi, mẹ đã hóa thành Rùa vàng và ngày ngày bên cạnh Chăn Tha. Tuổi thơ của nàng cũng trải qua bao nỗi xót xa, phải làm việc hơn cả kẻ hầu trong nhà, nhem nhuốc, cuộc sống thật bất hạnh và trớ trêu khi em bị buộc phải tự tay bỏ Rùa vàng là hóa thân của người mẹ thân yêu vào chảo nước sôi để nấu cho mẹ kế ăn. Đây là cao trào của sự giằng xé và chịu đựng, thương Rùa vàng em đã bị những trận đòn roi cực kì độc ác và tàn nhẫn của mụ dì ghẻ. Trên thân hình bé bỏng và gầy còm của Chăn Tha, máu rỉ như gai cào. Máu me bê bết khắp người, nhưng cuối cùng Chan Tha đã phải bỏ Rùa vàng vào chảo, một cảnh tượng thật đáng thương tâm, bởi thế lực của mụ dì ghẻ quá lớn còn em thì sao? Ngay cả người cha ruột còn đối sử với em như vậy huống chi là dì ghẻ. Mẹ Chăn Tha sau đó lại biến thành cây Bồ Đề cao lớn và đã bay vào lòng bàn tay nàng. Nhưng rồi niềm hạnh phúc của nàng cũng thật mong manh khi mẹ kế lại tiếp tục đưa ra những âm mưu khiến nàng phải chết và biến thành quả MạcTum để lẫn trốn và rồi cuối cùng nàng đã gặp lại người chồng là Phana sau bao nỗi tủi hờn. Kết thúc thiên truyện Chăn Tha giành được hạnh phúc còn Chăn Thi bị chém đầu, băm ra từng miếng cho vào hũ mắm và sai người đưa biếu vợ chồng ông Phò Bản và hai vợ chồng này đã ăn chính con gái của mình và cũng bị chết xuống địa ngục.
Kết thúc truyện cổ tích trên đều có hậu, người lương thiện, nghèo khổ được hưởng giàu sang hạnh phúc, còn kẻ ác phải đền tội. Nhưng để hướng tới một kết thúc có hậu như thế, người xưa đã sử dụng yếu tố thần kì như ông Bụt, Đạo sĩ, cây Bồ Đề, quả Thị, Rùa vàng, quả Mạc Tum, đây là những yếu tố thần kì siêu nhiên để giúp họ đạt được những gì cao đẹp và thiêng liêng đó, họ phải đấu tranh và trả một cái giá không hề nhỏ. Những nhân vật như Tấm, Chăn Tha, Nêang Cantóc họ là tiêu biểu cho cái thiện, họ là những con người hiền hậu, mang tấm lòng bác ái, vị tha nên kết quả đáp lại là những điều tốt đẹp.
Hay sự tranh giành quyền lực đến hãm hại, thanh toán lẫn nhau trong cung cấm, truyện Voóc vông và Sôriông. Ngày xưa vua Sôriyô lấy hoàng hậu Chéyat có sinh hạ hai con trai Voóc vông là em và Sôriông là anh, cả hai đều khôi ngô tuấn tú. Thứ phi của vua Sôriyô là Môngtea có con trai tên là Vôngsa. Vì lòng ghen ghét mà Môngtea đã tìm cách hãm hại hại người con của hoàng hậu. Hai anh em bi bỏ vào rừng vắng vì thương con nên hoàng hậu đã đuổi theo rồi kiệt sức bà chết đi nhưng trước lời cầu nguyện xin thánh thần của hai anh em thì hoàng hậu đã tỉnh dậy. Vì cảm phục trước tài của hai Thái Tử thì đao phủ đã tha chết để hai anh em trốn đi. Hoàng hậu cảm tạ trước ân tình đó và trở về hoàng cung: lời dặn dò sau mười năm sẽ gặp lại nhau, nhà vua đã bỏ rơi hòang hậu, không đếm xỉa đến nữa. Hai Thái Tử đi mãi và đến xử sở BasKin được mọi người cho bánh trai rất nhiều.Trước nỗi thống khổ và hiểu rõ nguyên nhân thần Inđra đã phái một thiên thần tên là Pisnulôka xuống hạ giới để giúp hai anh em. Hai anh em cứ đi từ xứ này đến xứ khác. Một ngày kia Sôriông bị Voi đưa về xứ Conthopborey trở thành vua và sánh duyên cùng công chúa Bôpha. Voóc vông sau khi tìm kiếm anh không được, trải qua bao vất vả và đau khổ, chàng đã bị nghi oan là kẻ cắp bị bắt giam sáu năm trong tù. Thần Inđra đã giúp chàng lấy được Kessey con gái vua Thornit, và nàng Vodey của nước láng giềng. Trong chuyến đi thăm thú Voócvông và Kessey đã đến một ngôi chùa nhưng người tu sĩ đã lấy viên ngọc thần của Voóc vông và sinh hạ con trai, nhờ chiếc nhẫn ngày nào của hoàng hậu Chéyat đeo trên cổ đứa con của Voóc vông mà anh em vợ chồng được đoàn tụ và kéo quân trở về quê hương trừng phạt Vôngsa và nhà vua, thứ phi Môngtea đã bị trừng trị thích đáng. Cuối cùng nhà vua Sôriyô và hoàng hậu Chéyat sống hạnh phúc, còn Voóc Vông và Sôrivông đều trở thành vua rời xa cha mẹ để cai quản vùng đất mà ở đó có một mái ấm gia đình đang chờ đợi họ.
Từ đó để thấy rằng số phận những nhân vật trong chuyện cổ Campuchia không ai giống ai, thuộc tầng lớp nào trong xã hội thì những nhân vật bất hạnh đó cũng phải trải qua những sóng gió, thử thách của cuộc đời để đi tìm chân lý và hạnh phúc cho mình. Có thể họ mất đi cả tính mạng của mình vì một lý tưởng nào đó để vươn lên làm chủ cuộc sống và số phận. Nhưng nhìn chung, kết thúc các thiên truyện, số phận các nhân vật lý tưởng luôn giành được hạnh phúc và được đền đáp một cách xứng đáng nhất. Tuy vậy trong tình yêu các nhân vật sống hết mình vì tình yêu trong Riêmkê là sự đấu tranh giằng xé của con người lý trí và con người tình cảm. Riêm là một nhà vua nên anh ta không thể chấp nhận Xâyda làm mẫu nghi thiên hạ, mượn danh dự bản thân để nói lên danh dự của đất nước. Con người danh dự của Riêm không chịu được nhục, Riêm cứu Xâyda thoát khỏi tay quỷ Riếp, giúp chàng trả được thù rửa được nhục nhưng nó lại làm tan vỡ hoàn toàn tình cảm của chàng với Xâyda, vì danh dự mà chàng cứu vợ, vì tình yêu mà chàng có thể vào sinh ra tử để cứu Xâyda. Riêm yêu Xâyda tha thiết nhưng chàng không thể chấp nhận sự trở lại của một người đàn bà mà con quỷ Riếp đã ôm ấp trong lòng bởi lòng ghen tuông cho dù là cái ghen tỉnh táo, vì danh dự của dòng họ và bản thân thì Riêm đã không còn thấy ở Xâyda sự trong trắng hoàn thiện ở thuở ban đầu. Còn Xâyda là con người rất yêu chồng nhưng luôn luôn trọng danh dự, nàng không chịu được để người khác xúc phạm đến nhân phẩm của mình nên nàng đòi hỏi cuộc thử lửa để chứng minh. Bi kịch của Xâyda là bi kịch của con người đáng được hưởng hạnh phúc và đầy đủ điều kiện để hưởng hạnh phúc nhưng sự thật lại trớ trêu phũ phàng, nỗi đau của Xâyda là nỗi đau của một con người, vợ yêu chồng, hết lòng chung thủy và yêu kính chồng nhưng lại bị chính chồng mình ruồng bỏ. Đây cũng chính là điều đã đẩy các nhân vật trong Riêmkê đi vào bi kịch của một sự kết thúc không có hậu. Đó là sự mâu thuẫn, tắc lối thoát trong tình yêu. Khi cả Riêm và Xâyda có lòng tự trọng rất cao đã làm cho họ không thể giải hòa một khi thấy mình bị làm nhục. Do vậy trong cuộc đấu tranh giữa danh dự và tình yêu thì danh dự đã được đặt lên trên, vì muốn bảo toàn danh dự mà Riêm và Xâyda phải xa nhau mãi mãi và chấp nhận một kết cục đau đớn đến tận cùng. Qua đó, để thấy rằng số phận số phận các nhân vật không phải lúc nào cũng được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc. Lẽ đương nhiên phải có mất mát, hy sinh dù cho nó chỉ là truyện cổ tích. Bởi truyện cổ tích đưa con người vào một thế giới không có thật mà chỉ là sự tưởng tượng với những ước mơ lý tưởng về xã hội công bằng hơn. Không phải tất cả đều kết thúc tốt đẹp mà còn có kết thúc bi kịch, đó là muôn màu của cuộc sống. Tuy nhiên, phần lớn truyện cổ Campuchia đều kết thúc có hậu, có luật nhân quả.
Như vậy, để thấy rằng các nhân vật lý tưởng trong truyện cổ Campuchia đa phần được tạo nên bởi đạo đức và tài năng. Tất nhiên, để giành được chiến công , nhiều khi nhân vật phải có sự giúp đỡ của các yếu tố thần kì. Song, chủ yếu nhân vật phải mang đạo đức, tài năng của nhân dân. Đây cũng là điều kiện để nó nhận được sự giúp đỡ thần kì của các lực lượng phù trợ. Nhân vật trong truyện cổ Campuchia rất rạch ròi, nhân vật chỉ có thể thuộc về một trong hai cực của đạo đức, tốt hoặc xấu. Hầu như không thể tìm thấy sự “ đổi chỗ ”, sự giằng co giữa cái tốt và cái xấu ở từng nhân vật. Trục tương phản giữa các nhân vật chính là sự xung đột giữa hai cực của đạo đức, giữa cái thiện và cái ác, ánh sáng và bóng tối. Những khó khăn, trắc trở do kẻ thù đối kháng gây ra cho nhân vật chính diện mỗi lúc một phức tạp, nó tăng dần. Do đó, thử thách sau bao giờ cũng khó khăn hơn thử thách trước. Và những nhân vật đó bao giờ cũng vượt qua và giành được thắng lợi nhờ đạo đức, lòng dũng cảm, sự thông minh mẫn tiệp của mình và sự phù trợ của các yếu tố thần kì giúp đỡ nhân vật.
Số phận các nhân vật trong truyện cổ Campuchia đã được dân gian đưa vào hàng lý tưởng, ước mơ, khát vọng, về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ở đó các nhân vật sẽ được hưởng những gì mình đáng được hưởng.
2.4. Ảnh hưởng của Phật giáo
Trước hết phải kể đến sự có mặt của đạo Bàlamôn và đạo phật. Tìm thấy dấu tích của đạo Bàlamôn ở các bi kí ghi kinh Vêđa ở quanh vùng Ăngco. Tư tưởng từ bi, bác ái, vị tha và mục đích cứu khổ, cứu nạn của đạo Phật như luồng gió mát lành lan tới khắp nơi. Có thể nói tư tưởng Phật giáo đã trở thành kho báu tinh thần của dân tộc ở Đông Nam Á. Campuchia đã lấy Phật giáo làm quốc giáo. Phật giáo đến Campuchia vào đầu công nguyên nhưng phát triển rực rỡ và mạnh nhất là thời kì vua Giayavacman VII ( ở ngôi từ 1181-1218 ), Phật giáo được xem là quốc giáo. Nhiều ngôi chùa Phật trở thành trung tâm văn hóa của xóm làng. Do việc truyền bá kinh kệ, giáo lí đạo Bàlamôn, đạo Phật mà chữ Pali và chữ Sankrit được phổ biến và có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển đến chữ viết và tiếng nói của Campuchia.
Tư tưởng Phật giáo trong Jataka có ảnh hưởng sâu đậm, trong các tác phẩm văn học của Campuchia, xu hướng Jataka hóa càng rõ nét trong truyện cổ, ngụ ngôn. Các nhân vật phần nhiều là hiện thân của Đức Phật, lối kết thúc truyện cũng giống như lối kết thúc trong Jataka. Từ thế kỷ XIV trở về trước, khi đạo Bàlamôn đang thịnh hành thì văn học văn học Campuchia sử dụng tiếng Sankrit là chính, tiếng Khơme còn ở vị trí thứ yếu. Từ thế kỷ XV trở đi, khi đạo Phật Tiểu Thừa trở thành quốc giáo thì tiếng Pali trở thành ngôn ngữ bác học của giới tu hành và có học thức.
Trong lĩnh vực ý thức hệ, Campuchia tiếp thu tôn giáo từ Ấn Độ truyền sang ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên. Nhưng những tôn giáo đó, sau khi được du nhập vào Campuchia đã được biến đổi đi cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, với yêu cầu phát triển của dân tộc Campuchia. Hiện nay người ta chưa biết một cách cụ thể về sự biến đổi của phật giáo kể từ khi nó được truyền bá vào Campuchia cho tới thế kỷ XIV. Tính nhập thế của phật giáo Campuchia còn thể hiện ở chỗ ngôi chùa không chỉ là nơi tu hành mà còn là một trung tâm văn hóa của Phun, Sóc. Sau giờ làm việc hoặc trong những ngày lễ tết, nhân dân đến chùa nghỉ ngơi, khai hội và dưỡng lão. Đối với trẻ em chùa là một trường học, nhà sư là thầy giáo.
Như vậy, Phật giáo tiểu thừa không chỉ đáp ứng được những yêu cầu phát triển của lịch sử Campuchia mà còn tồn tại và biến đổi cùng với dân tộc Campuchia. Bởi lẽ, nó được duy trì với tư cách là quốc giáo của vương quốc này trong suốt mấy trăm năm qua. Sở dĩ đạo Phật được nhân dân Campuchia hết lòng giữ gìn là do vai trò to lớn mà nó đã đóng góp vào lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Campuchia. Trong suốt mấy thế kỷ, kể từ khi nó được đưa thành quốc giáo, Phật giáo đã góp phần quan trọng vào việc đoàn kết dân tộc, thống nhất quốc gia Campuchia. Phật giáo đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành những nét tốt đẹp nhất trong tính cách người Campuchia: lòng hiếu khách, bản tính nhân ái, đôn hậu.
Phật giáo từ Ấn Độ đã truyền bá sang Campuchia và đã ăn sâu vào đất nước và con người nơi đây. Do đó, ảnh hưởng của Phật giáo đi vào truyện cổ Campuchia cũng rất ngẫu nhiên, nó đã hình thành trong tư tưởng và hướng con người đến lòng bác ái, hỷ xả, từ bi của Đức Phật. Trong truyện cổ Campuchia dù cho số lượng chỉ có hai ba câu truyện nhưng cũng giúp người đọc khám phá được một thế giới cổ tích đa màu sắc. Phật tại tâm, con người luôn khát khao một cuộc sống hạnh phúc, tràn đầy viên mãn. Bởi có lẽ truyện cổ ra đời trong xã hội phân chia giai cấp nên con người luôn phải đấu tranh để vươn tới một thế giới mà ở đó họ được sống như mình mong muốn. Họ tin theo thần Phật, chỉ có Phật mới có thể trợ giúp họ đạt được ý nguyện. Trong truyện Mục Đồng Vương, từ những đứa trẻ chăn trâu nghèo khổ, nhờ thần Cây đa giúp thì chú bé Axom trở thành vua – Mục Đồng Vương tước hiệu của nhà vua trẻ chăn trâu, lập ra một triều đình Mục Đồng. Sự xuất hiện của các vị thần như là cán cân công lý, sự trợ giúp thần kì. Thế nhưng thần Cây đa lại khuyên Mục Đồng Vương nên đến ngay ngôi chùa gần đó để hành lễ, thỉnh đại sư ra để đọc kinh cầu Phật, cảm tạ trời đất. Hay Chàng Cơm Cháy vì yêu thương bà, sợ bà không có gì ăn, bèn khấn thần Phật, mong sự giúp đỡ của thần linh.
Tục của người Campuchia con trai khi đến tuổi đi tu như truyện Chàng Xốc và chàng Xao. Đến tuổi hai người cùng đi tu ở một chùa. Người Campuchia đã đưa triết lý đạo Phật vào trong truyện cổ như để răn dạy con người luôn phải vươn tới chân- thiện- mỹ ở đời. Với tác phẩm Riêm kê nó đã thể hiện rõ cuộc đấu tranh giữa bổn phận và quyền lợi rất nhẹ nhàng. Riêm là bổn phận làm con và quyền lợi làm vua, chàng đã chấp nhận đi đày mười bốn năm, con người bổn phận của giáo lý Đạt Ma, chịu ảnh hưởng trực tiếp của Phật giáo Ấn Độ
Tum Tiêu là tác phẩm đánh dấu một bước tiến mới trong văn học Campuchia giữa tình yêu và tôn giáo. Con người mất tỉnh táo đã để con người tình cảm lấn át lý trí và dẫn tới bi kịch đau lòng. Và BôTum MăcThôXôm như muốn nói tới nghiệp căn của giáo lí đạo Phật, có những quan niệm của đạo Phật, ảnh hưởn đến đạo Phật, có nhiều thuật ngữ đạo Phật như luân hồi, nghiệp chướng, quả báo.Có thể do tác giả này là một nhà sư theo đạo Phật cho nên tác phẩm ít nhiều mang màu sắc bi quan của Phật giáo. Tác giả cũng giải thích rất rõ căn nguyên bi kịch của Tum và Tiêu đó là nghiệp
Truyện cổ Campuchia đã chịu ảnh hưởng nhiều của triết lý nhà Phật với căn nguyên và quy luật nhân quả ở đời. Gieo nhân nào thì gặt quả ấy, Đức Phật luôn từ bi hỷ xả trước con người biết vươn lên và khát khao cuộc sống. Dù cho đó có thể chỉ là một điều không tưởng, một cái gì đó thuộc về tâm linh không có thật nhưng nó lại làm cho con người có niềm tin và thêm yêu cuộc sống hơn. Đơn giản Phật ở ngay trong tâm của mỗi con người chứ không phải đi tìm nơi đâu xa lạ. Và chỉ có truyện cổ mới có thể ru con người vào một thế giới mà ở đó chính luôn thắng tà, điều ác luôn bị trừng trị, điều mà triết lý đạo Phật luôn nhắc nhở con người phải biết sống sao cho kết thúc cuối cùng con người không phải xót xa, ân hận về những gì đã qua.
CHƯƠNG 3. VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT
3.1. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật truyện cổ Campuchia nói riêng và truyện cổ ba nước Đông Dương nói chung là thời gian phiếm chỉ, mơ hồ, không gắn với một triều đại lịch sử cụ thể nào. Truyện cổ cứ dẫn dắt và cuốn hút người nghe vào một thế giới phi thời gian.
Quá khứ mặc định ngày xửa ngày xưa dường như đi xuyên gần hết tập truyện cổ. Nếu không phải ngày xửa ngày xưa thì là ngày xưa cách đây lâu lắm rồi trong truyện Mục Đồng Vương, Lời khuyên giá ba mươi lạng bạc, người kể chuyện ở điểm nhìn hiện tại để kể chuyện xưa và thời gian vận động không bao giờ quay lại mà vận động một chiều, dòng chảy thời gian đó lại gói gọn trong ngày xửa ngày xưa, ngày xưa, xưa. Trong truyện cổ Campuchia thì người kể chuyện không bao giờ hồi ức.
Tác giả dân gian không miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật. Nhân vật chỉ có hành động thể hiện mâu thuẫn, xung đột, không có thời gian tâm lí. Nói như Trần Đình Sử: “ nhân vật của truyện cổ tích như đông cứng, bất biến ”. Các sự kiện được sắp xếp theo một trật tự xuôi, không có sự quay đảo thời gian, không có quá khứ, hiện tại, tương lai rồi lại quay về quá khứ. Như trong truyện Nêang Cantóc và Nêang Song anCat dù cho đau khổ đến cùng cực, bị đày ải thì Nêang Cantóc vẫn không biểu hiện tâm trạng, cảm xúc và càng không có những lời độc thoại nội tâm, cô chỉ có hành động để làm sao có thể chống lại kẻ thù của mình, nàng không hề có thời gian để suy nghĩ. Dường như tất cả đều để cho số phận định đoạt với sự giúp đỡ của lực lượng phù trợ. Nàng đã biến thành cây chuối rồi lẩn chốn vào cây tre xanh tốt, sau biết bao cố gắng và đấu tranh nàng đã đươc trở về với người chồng thân thương của mình.
3.2. Không gian nghệ thuật
Không gian trong cổ tích Campuchia là không gian mơ hồ, phiếm chỉ nó không giống với không gian truyền thuyết là cụ thể, xác định bằng địa danh. Ví như: ngày xưa, đã lâu lắm rồi, có một ông vua Campuchia tên là Prômatốt trị vì một vương quốc đông dân, ngày xưa, có hai vợ chồng nông dân sống ở làng nọ. Ngày xưa, ở một làng nọ, có một anh chàng tên là Cung. Ở xứ nọ, ở xứ kia, chàng ở một chiếc lều bên sông tất cả đều được nhắc đến như một ý niệm về không gian chứ không được miêu tả cụ thể.
Chăn dắt đàn gia súc, bắt cá nuôi bà, làm người hầu là những hành động của nhân vật gợi cho ta một ý niệm về một làng quê, một không gian hiện thực đời thường, không gian trần thế đã làm cho người nghe cảm thấy truyện cổ tích gần gũi với mình và mang hơi ấm nhân sinh. Dù cho đó chỉ là không gian rất đỗi bình thường, thậm chí là nghèo nàn với biết bao cảnh nghèo khổ nhưng đầy tình thương yêu giữa con người với con người.
Bên cạnh không gian hiện thực, không gian gần gũi thì trong truyện cổ tích còn có không gian thần kỳ, hư ảo. Ở đó nhân vật thần kỳ vận động, phát triển. Nó phi thường, kỳ diệu mà không gian hiện thực không thể có. Nếu không gian hiện thực còn hạn chế hành động của nhân vật thì không gian thần kỳ cho phép nhân vật tha hồ tung hoành hành động, không gian không cản trở. Ví như Chàng Cơm Cháy có thể nói chuyện được với loài rắn, và có thể chiến đấu để giành lại vương quốc trong không gian chiến trận. Hay trong truyện Tấm Cám thì cô Tấm có thể trò chuyện được với con bống, với bụt, có thể sống trong khung cửi. Tác phẩm Tạu Kham của Lào thì Chăn Tha có thể trò chuyện với Rùa Vàng là hóa thân của mẹ, mẹ Chăn Tha còn hóa thân vào cây bồ đề. Rồi Chăn Tha bị mụ dì ghẻ sát hại đã nhập vào quả Mạc Tum. Dù đây là một không gian chật hẹp nhưng nó lại rất thần kì giúp con người thoát khỏi sự truy sát của các thế lực đen tối và độc ác.
Trong truyện cổ Campuchia không có không gian tâm lí, nhân vật trong truyện cổ tích đi về giữa hai không gian là không gian trần thuật và không gian thần kì. Đó là thực và mộng, giữa cái thực tại đau thương với cái ước mơ, khát vọng lí tưởng của nhân dân. Trong tác phẩm Riêm Kê vì lòng ghen ghét, tranh giành địa vị cho con trai, KaiKeSi đã buộc nhà vua phải thực hiện lời hứa để đứa con trai của bà lên nối ngôi va bắt Ra Ma đi đày mười bốn năm, vì lòng hiếu thảo Ra Ma chấp nhận, chàng coi việc ra đi là bổn phận. Sita dù biết là khổ cực với biết bao nguy hiểm nơi rừng thiêng nước độc, bằng tình yêu nàng quyết theo Ra Ma vào rừng sống. Ra Ma cùng em là Lask ra đi từ sáng sớm, họ sống một cuộc sống thanh đạm của các nhà tu hành trong rừng, Sita đẹp nên có nhiều con quỷ bày mưu để cướp nàng nhưng đều thất bại, chúng báo cho quỷ là Rab. Với sự giúp đỡ của Marika, Marika đánh lừa Ra Ma và Lask còn quỷ Rab đóng giả là một nhà sư đi hành khất, với lòng thành kính nhà sư thì Sita đã không nghi ngờ gì. Mời nhà sư ngồi, bên cạnh mình và lấy nước cho nhà sư uống. Với lòng chung thủy nàng quyết cự tuyệt quỷ Rab. Rab điên lên vì sắc đẹp, túm ngay lấy tóc Sita bằng tay trái và nhấc bổng lên bay về xứ Lan Ka. Đây là không gian thực mà các nhân vật đã trải qua với những khó khăn trong rừng sâu. Nhưng đến khi Ra Ma hành động, chiến đấu với quỷ Rab mấy ngày đêm không phân thắng bại, Ra Ma phóng cái lao của thần Inđra ban cho vào giữa ngực Rab, Rab ngã xuống tắt thở, cuộc chiến đấu kết thúc, cứu được nàng Sita thì đây không còn là không gian đời thường mà là không gian thần kì khi cả Ra Ma và Rab đều có một sức mạnh mà con người đời thường không thể có. Hay đoạn kết thúc của thiên truyện dù rất yêu Ra Ma nhưng vì tự trọng Sita đã cầu xin trái đất mở ra để đón nàng đến xứ sở của thần Naga. Đó cũng đồng thời là ước mơ của nhân dân Campuchia, khi nỗi đau khổ lên tới đỉnh điểm và họ cần một sự giải thoát, để làm được điều đó thì yếu tố thần kì không thể thiếu để giúp họ thực hiện ước nguyện đó.
3.3. Cốt truyện
Cốt truyện là những biến cố, những hành động tạo thành một bộ phận lớn nhất, quan trọng nhất của nội dung tác phẩm cụ thể, của kịch, tác phẩm tự sự. Các biến cố được phát triển trong quá trình kể truyện. Trần Đình Sử : “ một sự kiện, biến cố để trở thành sự kiện biến cố của cốt truyện là phải xảy ra một cách khác thường với lôgic thông thường, nó xảy ra lệch chuẩn ấy được gọi là cốt truyện. Nó xảy ra một cách khác thường nhưng nó dự báo một thay đổi khác lạ nào đó ”. Cậu bé Thmênh Chây sinh ra trong một gia đình nghèo nhà nông, nhưng lại rất thông minh và gan dạ, nó đã dẫn dắt cốt truyện phát triển. Từ việc đả kích châm chọc gia đình phú ông, bằng tài ăn nói và trí thông minh, em đã đánh lừa được tên phú ông gian ác, khiến hắn ta tức muốn phát điên và xấu hổ trước mặt triều thần. Điều này đã tạo nên nhiều biến cố và sự kiện khi tên phú ông tặng em cho nhà vua. Nhà vua đã tìm mọi cách để bắt em vào thế bí và phải chịu khuất phục, thế nhưng đều thất bại, điều đáng nói là Thmênh Chây đã dùng chính lời nói của đối phương để buộc miệng đối phương. Ví dụ như trò chơi lặn xuống nước đẻ trứng biếu vua. Một viên quan nhảy xuống nước, hai chân giữ thăng bằng, mồm cục ta, cục tác mấy tiếng rồi tay cầm một quả trứng đem lên biếu vua và đến lượt các quan khác cũng thế nhưng đến Thmênh Chây thì em lại cất tiếng ò ó eo ó, để biện luận với vua mình là gà trống sao có thể đẻ trứng. Vì không thể làm gì được nàng nên vua không muốn nhìn mặt chàng nữa. Ngày vua đi dạo chơi ngoài hoàng cung Thmênh Chây đón vua bằng việc chổng mông lên trời để đón vua: nhưng vua ghét mặt tôi nên tôi phải chổng mông lên để khỏi trái lệnh ông vua, Thmênh Chây bị hành quyết nhưng cuối cùng em vẫn thoát chết và trở thành nhà tu hành rồi làm nghề bán bún, em chê: nhìn mặt vua xứ Tàu giống mặt chó, nhìn mặt vua Campuchia giống như mặt trăng tròn và Chây bị tống giam, nhờ thông minh mà Chây làm diều tạo ra âm thanh khiến vua quan, dân chúng Tàu sợ hãi phải thả em về Campuchia. Và cũng từ đó Thmênh Chây sống trong tình thương của nhân dân Campuchia cho đến cuối cuộc đời. Tuy bị ốm gần tắt thở, nhưng Chây vẫn cảm thấy tinh thần sảng khoái về những công lao đóng góp cho xứ sở và điều sảng khoái hơn hết là vua phải cúi đầu tìm đến Thmênh Chây.
Cốt truyện phát triển theo một tuyến, xây dựng trên cơ sở cuộc đời, những sự kiện, biến cố của nhân vật trung tâm của truyện. Các sự kiện, biến cố truyện hay xung đột đều liên quan đến nhân vật trung tâm. Hai chuỗi của truyện thì một bên tiêu biểu cho cái thiện, cái tốt thì bên kia đại diện cho cái ác, cái xấu. Những biến cố, sự kiện xảy ra trong phạm vi gia đình, xã hội, dân tộc. Như trong truyện: Chó ngáp phải ruồi, vì xảy ra việc gặp hổ giữa đường mà Cung Hiên mới bộc lộ bản chất của một tên hèn nhát, sợ chết nhưng lại gặp may trên bước đường đời của mình. Tác phẩm Nêang Cantóc và Nêang song Ancat đó là sự đối đầu quyết liệt, dữ dội, một mất một còn, mâu thuẫn một lúc một tăng dần, một bên càng lúc càng hiền là Nêang Cantóc và một bên càng lúc càng ác là mẹ con Nêang Song Ancat. Cướp đi những gì thuộc về em, cướp đi niềm vui, niềm hạnh phúc tinh thần và thậm chí là cướp đi mạng sống đến mấy lần. Nêang Cantóc đã tìm con đường sống bằng cách hóa thân thành cây chuối rồi lẩn trốn vào cây tre xanh tốt, sau biết bao thăng trầm nhờ vào sự cố gắng và đấu tranh giành giật hạnh phúc và những gì nàng đáng được hưởng, nàng đã được trở về với người chồng thân yêu của mình.
Tác giả dân gian Campuchia đã lựa chon một cách khéo léo các chi tiết, những mâu thuẫn, sự đấu tranh giữa hai tuyến nhân vật thiện và ác để kết thúc thiên truyện là một kết quả có hậu rất tất yếu. Kết thúc cuối cùng kẻ ác độc, nham hiểm, mất hết nhân tính phải bị trừng trị một cách thích đáng nhất. Nêang Cantóc có bản chất hiền lành, buộc phải hành động để cứu lấy chính mình.
Truyện cổ Campuchia thường ngắn gọn, đơn giản, ít tình tiết, ít biến cố. Vì vậy cốt truyện của truyện cổ nhìn chung cũng đơn giản, sơ lược, khuôn mẫu. Chi tiết lặp lại là một yếu tố thi pháp của cốt truyện bởi nó tham gia vào phát triển nội dung cốt truyện và góp phần khẳng định tính chất mức độ của các cuộc đối kháng giữa lực lượng thiện – ác, tốt – xấu, nhân bản – phi nhân bản.
Trong Xốc Ác và Xốc Hiền thì Xốc Hiền mồ côi cha mẹ, chỉ ở với bà ngoại rất nghèo khổ, được cái ngoan ngoãn, chịu khó làm lụng. Còn Xốc Ác cậy nhà giàu nên chuyên đánh nhau với lũ trẻ trong làng. Vì lòng đố kị ghen ghét mà Xốc Ác đã hại bạn chọc mù hai mắt thả Xốc Hiền xuống sông vì lòng ham sống, vì ý chí vì lòng thương bà ngoại chỉ còn lại một mình thì Xốc Hiền cầu Phật giúp đỡ và cuối cùng cá sấu và thần rừng đã giúp em sáng mắt, thần cho biết bao vàng bạc, châu báu, sống cuộc đời sung túc. Vì lòng tham khi nghe Xốc Hiền kể truyện thì Xốc Ác đã tự trọc mù mắt mình để mong gặp được những gì đã diễn ra với Xốc Hiền. Nhưng kẻ gian ác thì vẫn bị trừng trị Xốc Ác bị cá sông rỉa ăn hết thịt chỉ còn lại cái đầu, “ thật là: những kẻ hung ác, chết mục nát thây, còn gây tác hại ” [5, 114]
Trong truyện cổ Campuchia chúng ta còn thấy sự giống nhau về câu chuyện. Không chỉ có Nêang Cantóc và Nêang Song Ancát của Campuchia mà còn hàng loạt truyện có cốt truyện về xung đột mạnh mẽ giữa mối quan hệ dì ghẻ con chồng như trong Tấm Cám của Việt Nam, nàng Tạu Kham của Lào cũng có cốt truyện tương tự.
3.4. Kết cấu
Kết cấu là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hình thành một tác phẩm văn học.Trong xây dựng, kết cấu đóng vai trò tổ chức sắp xếp các yếu tố cơ bản để tạo nên những kiến trúc mỹ lệ, đồ sộ, nhưng đảm bảo độ bền vững và tính thẩm mỹ của công trình. Trong văn học cũng vậy, kết cấu chính là “ kết cấu tác phẩm, là toàn bộ tổ chức phức tạp của tác phẩm. Khảo sát kết cấu tác phẩm là khảo sát phương diện cấu trúc của nó ”.
Bất kì tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu là phương tiện cơ bản và là tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng của các tác phẩm: triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện.
Kết cấu tuyến tính, kết cấu đường thẳng thì các sự kiện, biến cố sắp xếp theo trật tự thời gian.
Kết cấu nhân quả thì các biến cố móc xích, quan hệ chặt chẽ với nhau. Biến cố trước là nguyên nhân của biến cố sau. Biến cố sau là kết quả của biến cố trước và là nguyên nhân của biến cố sau.
Truyện thường hay đi thẳng vào sự việc, thông qua sự phát triển của tình tiết mà thực hiện tư tưởng chủ đề.
Ví như trong truyện về nhân vật mồ côi: trước tiên, nhân vật mồ côi nào cũng phải trải qua một chặng đường thử thách đầy gian khổ, phải đương đầu với một trong những vấn đề bức thiết đặt ra. Và cuối cùng, khát vọng của nhân dân, các dân tộc thể hiện rõ ràng trong khi giải quyết những vấn đề: bao giờ con người mồ côi cũng vượt qua được tất cả các trở ngại để chiến thắng, để đạt tới sự sung sướng, đạt tới hạnh phúc, khẳng định vai trò người mồ côi trong xã hội. Do đó mà truyện cổ Campuchia cũng đạt được nhiều giá trị cao về mặt nghệ thuật.
C. KẾT LUẬN
Như vậy, truyện cổ rung cảm chúng ta bằng những nét hiện thực sinh động. Lôi cuốn chúng ta vào những nỗi niềm vui khổ, vào không khí đấu tranh chống cường quyền của những con người bị áp bức. Truyện cổ tích có thể đóng góp vào việc xây dựng lí tưởng thẩm mỹ của thời đại chúng ta. Lí tưởng ấy bao hàm niềm căm phẫn chống lại mọi áp bức xấu xa và niềm tin tưởng ở phẩm chất tốt đẹp, ở khả năng vô tận của loài người đang trên con đường bay lên các vì sao. Ngoài những mâu thuẫn xã hội, những mặt khác trong sinh hoạt của nhân dân cũng là cơ sở sản sinh ra nhiều truyện cổ tích. Có những truyện cổ tích sáng tác ra để ca gợi những người có công với nhân dân. Có những truyện được sáng tác ra để ghi lại các thành tích trí tuệ của nhân dân như truyện Thmênh Chây, Chàng Cứt Ngựa, Con Gái Voi Trắng. Có những truyện được sáng tác ra để ghi lại những kinh nghiệm sống, hoặc để ngụ ý khuyên răn như truyện: Hai anh em cọc chèo, Bốn chàng hói đầu. Trước vô vàn những đau khổ và khó khăn trong cuộc sống, nhân dân thường có tâm lý muốn tin rằng, muốn tỏ rằng truyện là có thực, tâm lý muốn cảm thấy hoàn cảnh trong truyện cổ tích là một hoàn cảnh phổ biến, rằng nhân vật trong đó có tâm sự phổ biến, nguyện vọng phổ biến. Hoàn cảnh của nhân vật có tính chất phổ biến, số phận của nhân vật có tính chất phổ biến thì hoàn cảnh đó, số phận đó càng gần gũi với tất cả mọi người, khiến cho mọi người thông cảm nhiều hơn. Hoàn cảnh của Nêang Cantóc là hoàn cảnh của hàng ngàn hàng vạn cô thôn nữ khác thì những đau khổ của cô càng dễ khiến cho người ta thương sót, những ướ mơ của cô càng dễ khiến cho ta thông cảm, những thắng lợi của Nêang Cantóc càng dễ khiến cho ta vui mừng. Vì có tính chất tập thể và truyền miệng, không những hình thức mà cả nội dung của mỗi truyện cổ tích dần dần thay đổi, luôn luôn thay đổi theo yêu cầu của cuộc sống. Chỉ khi nào cơ sở xã hội sản sinh ra truyện đã mất đi thì người ta mới ngừng việc tiếp tục sáng tác, ngừng tô điểm, thêm bớt.
Truyện cổ Campuchia là tấm gương phản chiếu một cách phong phú và chân thực đời sống dân tộc, rất phong phú mặc dầu nhưng hạn chế trong quan điểm của nhân dân ngày trước, rất chân thật ngay cả trong những sự tưởng tượng đầy tính chất lãng mạn.
Cuộc sống hiện thực đời thường trong xã hội phân chia giai cấp của Campuchia đã đưa con người vào thế giới của ước mơ, của hy vọng, con người được thỏa sức tưởng tượng về những gì không có thực, thế giới truyện cổ để cho nhân dân được thỏa sức tung hoành và thoát khỏi không gian chật chội với biết bao bộn bề của cuộc sống. Thế giới hiện thực đầy phũ phàng, đau khổ, thậm chí họ có cố gắng đến thế nào thì cuộc đời của những con người thấp cổ bé họng, nghèo khổ vẫn chỉ là cuộc sống đầy rẫy những nghiệt ngã, bất công và ngang trái. Nhưng thế giới truyện cổ lại đáp ứng được yêu cầu mơ ước về một thế giới đầy công bằng, ở đó con người được hoàn thiện hơn nhờ vào sự giúp đỡ của các yếu tố thần kì, nhân vật cổ tích có được phép mầu nhiệm, chết đi có thể sống lại hay hóa thân vào vật vô tri vô giác nào đó để chờ cơ hội đấu tranh chống lại các thế lực tàn bạo, độc ác đã đẩy họ vào bi kịch của cuộc đời.
Do đó truyện cổ tích nêu rõ quan điểm của nhân dân về công lí xã hội. Trong hầu hết các truyện, kẻ có tội ác nhất định không tránh khỏi hình phạt thích đáng, bất kể y thuộc vào tầng lớp nào. Nhưng trong xã hội cũ, đa số những kẻ gian ác thường thuộc các tầng lớp bóc lột, cho nên văn học dân gian thường giải quyết vấn đề công lí trong vấn đề đấu tranh giai cấp. Truyện cổ Campuchia thường miêu tả bọn địa chủ, phú ông như những kẻ gian ác nhưng lại ngu dốt, giàu có nhưng lại keo kiệt, hống hách nhưng lại hèn nhát, còn nông dân thì chất phát mà thông minh, nghèo nàn mà liêm khiết, hiền lành mà dũng cảm. Từ lão phú ông trong truyện Thmênh Chây đến bọn vua quan, mụ dì ghẻ trong tình mẫu tử, hay bà Phăn và Arơchun trong truyện Tum Tiêu, bản chất xấu xa của giai cấp bóc lột thể hiện rất rõ. Đồng thời Nêang Cantóc hay Chàng Cơm Cháy, Chàng Cứt Ngựa lại tiêu biểu cho bản chất tốt đẹp của người lao động. Để có được hạnh phúc, nhân vật trong truyện cổ các nước nói chung và truyện cổ Campuchia nói riêng nhiều khi phải đấu tranh với thiên nhiên. Nhưng truyện cổ chú ý nhiều hơn đến cuộc đấu tranh chống những lực lượng đen tối trong xã hội phong kiến, cuộc đấu tranh mà nhân dân tiến hành một cách gian khổ và kiên cường.
Vạch rõ những tội ác của giai cấp thống trị và đề cao những nhân vật thuộc nhân dân lao động chống lại chúng. Truyện cổ tích thường miêu tả cuộc đấu tranh giai cấp như là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác. Cái ác lúc đầu bao giờ cũng mạnh hơn, cái thiện lúc đầu bao giờ cũng yếu hơn. Nhưng trong quá trình biến diễn của truyện, cái ác suy yếu dần, cái thiện lớn mạnh dần, sau cùng đã chiến thắng. Chiến thắng này một phần dựa vào một thứ mặt trận của cái thiện chống lại cái ác. Thiện phải chiến thắng và được khen thưởng, ác phải thất bại và chịu hình phạt. Đó là kết cục của mỗi truyện cổ Campuchia. Hình phạt dành cho bọn gây tội ác thường rất khốc liệt. Hoặc là kẻ tội phạm bị khuynh gia bại sản kéo dài cuộc đời thừa một cách nhục nhã, khốn khổ. Ví như kết thúc của truyện Tum Tiêu thì đây là một câu chuyện có thật và kết thúc của nó cũng thật khốc liệt khi nhà vua thân chinh đi trừng phạt Arơchun tội tử hình, mẹ Tiêu đáng để trâu bừa vì bức con vào chỗ chết, dòng họ tội nhân không biết khuyên can còn tiếp sức:
Nặng nhẹ tùy lăng trì, nấu vạc
Của cải sung ngân khố quốc gia
Làng xóm của những quân tòng phạm
Cho san bằng thành bãi tha ma
(Tum Tiêu, truyện cổ Campuchia)
Nhưng dù cho sự trừng phạt đó có tàn khốc đến đâu, chúng ta có thể giết kẻ thù, nhưng không làm những việc tàn bạo man rợ đối với nó như lúc nó đã làm với chúng ta. Chúng ta tiêu diệt kẻ thù với ý nghĩa phá bỏ những chướng ngại, mở đường tiến lên phía trước. Với con mắt hướng về tương lai, tương lai bao giờ cũng thuộc về nhân dân, chúng ta không tìm thấy một sự thích thú nào trong việc nhắc lại hành động của những thế lực đại diện cho dĩ vãng đen tối.
Sự đấu tranh, mâu thuẫn gay gắt giữa hai tuyến nhân vật thiện và ác đã diễn ra vô cùng khốc liệt trong thế giới truyện cổ Campuchia nhưng cuối cùng chính luôn thắng tà, dù cho cuộc chiến đó diễn ra dai dẳng. Tác giả dân gian đại diện cho nhân dân muốn gửi gắm ước mơ vào một thế giới đại đồng, một thế giới với bao niềm hạnh phúc. Con người – nhân vật trong truyện dù nhỏ bé, đơn côi và thấp hèn bị các thế lực thống trị áp bức thì họ vẫn vươn lên, cố gắng vượt qua mọi trở ngại để đạt được mong ước của mình. Mặc dù để đạt được điều đó thì trong nhiều truyện nhân vật thậm chí là mất cả tính mạng của mình. Thế giới cổ tích cho phép các nhân vật mặc sức tưởng tượng về một thế giới diệu kì, ở đó con người sống có ý nghĩa, con người hoàn thiện hơn và vươn tới chân-thiện-mỹ.
Có nhiều truyện cổ tích mang những yếu tố của truyện ngụ ngôn, truyện ngụ ngôn thường ngắn hơn và có mục đích rõ rệt là sau cùng phải nói lên được một chân lí, một nhận thức nào đó về cuộc sống. Truyện ngụ ngôn có thể sử dụng yếu tố kì diệu như truyện cổ tích. Truyện ngụ ngôn không hề có tham vọng khiến người nghe tin rằng sự việc kì diệu là có thực, mà chỉ muốn dùng nó làm phương tiện để đạt tới lời quy châm có tính triết học hay luân lí. Với đạo đức, tài năng của mình, nhân vật lí tưởng đã đem lai cho người nghe không chỉ niềm đồng cảm, thương yêu mà là cả sự cảm phục và niềm tin vào con người, vào tương lai, ước mơ của nhân dân vào công lí xã hội sự “ trở nên ” tốt đẹp hơn.
Qua đó, truyện cổ Campuchia đã mang đến cho người đọc một thế giới cổ tích đa màu sắc, với biết bao điều kỳ diệu mà ở đó con người dù có bị áp bức đến đâu, gặp khó khăn trắc trở thế nào thì cuối cùng vẫn giành được hạnh phúc, làm chủ bản thân và vận mệnh của mình, kẻ ác sẽ luôn bị trừng trị thích đáng nhất.
D – TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Truyện cổ ba nước Đông Dương (1986), NXB Nghệ Tĩnh,
2. Đinh Gia Khánh (2005), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Vũ Tuyết Loan (1986), Tuyển tập văn học Campuchia, NXB Văn học, Hà Nội.
4. Bùi Mạnh Nhị (2003), Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, NXB Giáo dục, Nam Định.
5. Phùng Huy Thịnh, Truyện cổ Campuchia, NXB Kim Đồng,
6. Lưu Đức Trung (1998), Văn học Đông Nam Á, NXB Giáo dục, Hà Nội.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tieu luan cua Nhung.doc