Đề tài Giá trị văn hóa của người Khơme trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh

PHẦN 1. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đồng bào Khmer Nam Bộ có nền văn hóa truyền thống mang đậm màu sắc bản địa và tôn giáo. Trong suốt quá trình phát triển của cộng đồng các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long nền văn hóa Khmer đã giao hoà, gắn kết với các nền văn hóa khác, góp phần hình thành nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Trà Vinh là một trong hai tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có đông đồng bào dân tộc Khmer - sau tỉnh Sóc Trăng. Tuy là vùng đất trẻ nhưng Trà Vinh có kho tàng văn hoá đa dạng, đặc biệt là văn hoá vật thể và phi vật thể của người Khmer nên rất thích hợp để phát triển theo định hướng du lịch văn hoá. Nhận định từ thực tế như vậy, qua đề cương này, tôi chọn đề tài “Giá trị văn hoá của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh” nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu với mong muốn trang bị thêm kiến thức nghề nghiệp tương lai của sinh viên ngành Văn hoá du lịch, song song với mong muốn đưa bản sắc dân tộc Khmer vào định hướng phát triển du lịch ở tỉnh Trà Vinh cũng như loại hình du lịch văn hoá cho Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nhiên cứu Qua nghiên cứu, chúng ta có thể phần nào góp công trong hoạt động duy trì và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của người Khmer tạo sản phẩm đa dạng để đưa vào phát triển loại hình du lịch văn hoá và từ đó có thể giới thiệu văn hoá Khmer đến người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế. Cụ thể trong đề cương này là khai thác điểm riêng biệt tiềm năng để đưa vào định hướng phát triển du lịch cho tỉnh Trà Vinh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu  Nêu được những giá trị văn hoá tiêu biểu của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh.  Tình hình khai thác các giá trị văn hoá tiêu biểu của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh.  Đưa ra những đề xuất, kiến nghị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng: nét văn hoá của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh.  Phạm vi không gian: tại tỉnh Trà Vinh.  Phạm vi thời gian: từ năm 2005 đến nay. 4. Phương pháp và quan điểm nghiên cứu  Phương pháp:  Phân tích và tổng hợp lý thuyết  Quan sát, tham dự  Chụp ảnh  Phân tích và tổng hợp từ kinh nghiệm, từ thực tế kết hợp lý thuyết  Quan điểm: phát triển du lịch bền vững 5. Lược sử nghiên cứu vấn đề:  Sách “Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ” của tác giả Trần Văn Bổn.  Sách “Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch” của tác giả Dương Văn Sáu (2004), Đại học Văn Hóa Hà Nội 6. Bố cục: gồm 3 chương TÀI LIỆU THAM KHẢO - Trần Văn Thông (2005), Tổng quan du lịch , NXB Giáo Dục, TP.HCM - Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Đại học Văn Hóa Hà Nội - Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch - những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo Dục, TP.HCM - Trần Văn Bổn, Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ - Nam bộ đất và người, tập 4 - Một số trang web:  Trang tin điện tử của Ủy ban Dân tộc  www.vanhoanghethuat.org.vn  www.travinh.gov.vn  www.vietbao.vn  Xuc tien Dau tu & Thuong mai Du lich - Tra Vinh Luận văn dài 75 trang, chia làm 3 chương

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4182 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giá trị văn hóa của người Khơme trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơm cho các tu sĩ, nhờ ân đức và lời kinh của các vị này chuyền phước đến bọn quỷ đó. Nhưng ma quỉ chúng ta không thể cho vật thực, đồ ăn trực tiếp được, mà phải dâng cúng vật thực đồ ăn đến các vị có giới đức rồi nhờ các vị có giới đức ấy tụng kinh hồi hướng thì các ma quỉ thuộc ân nhân đã quá cố mới thọ hưởng được do phép hồi hướng đó.” Nhà vua vâng lời Đức Phật, bọn quỷ được ăn uống no nê. Ma quỉ được hưởng đầy đủ vật thực nên đêm thứ nhất không có nghe tiếng rên khóc. Qua đêm thứ hai nhà vua lại nghe tiếng rên khóc tiếp. Sáng sớm hôm sau, nhà vua đến chùa chỗ Đức Phật ngự, bạch với Đức Phật. Đức Phật dạy tiếp rằng : "Đêm trước ma quỉ được ăn no đầy đủ nên không rên la. Đêm sau lại rên la tiếp là vì chỉ ăn uống đầy đủ mà chưa có đồ mặc nên lại rên la tiếp vì bị rét lạnh". Nhà vua nghe xong, về cho người chuẩn bị y áo cùng vật thực làm lễ dâng cúng đến chư tăng và nhờ chư tăng hồi hướng tiếp. Nhà vua không còn nghe tiếng rên than của ma quỉ nữa. Từ đó về sau mỗi năm cứ đến mùa là nhà vua lại cho thỉnh mời chư tăng đến để làm lễ hồi hướng cho ma quỉ và những người đã quá cố. Từ sự tích trong Kinh điển Phật giáo trên, nên người dân tộc Khmer Nam bộ tổ chức Lễ Sen Dolta hằng năm thành phong tục, gắn với nghi thức tôn giáo nhằm nhờ sư sãi tụng kinh cầu phước cho ông bà, cha mẹ, họ tộc quá cố được mau chóng đầu thai kiếp khác sung sướng hơn. Nghi lễ vu lan, báo hiếu của Lễ Sen Dolta Lễ hội Sen Dolta thường diễn ra dưới 2 dạng hình thức đó là Sen Dolta tổ chức tại nhà và Phchumbinh (có nghĩa là hội cơm nắm, cơm vắt) tổ chức tại chùa. Sen Dolta mang màu sắc tín ngưỡng dân gian, còn Phchumbinh mang màu sắc tôn giáo và là cách gọi chung của 3 lễ tiết được cử hành tại chùa trong thời gian diễn ra lễ hội. Ngày nay, giữa hai dạng thức Sen Dolta và Phchumbinh đã có sự kết hợp hài hoà, tế nhị, sâu sắc và rất thú vị mà thường được gọi chung là lễ Sen Dolta. Lễ Sen Dolta kéo dài từ ngày 16 đến 30/8 âm lịch hằng năm, với 04 lễ thức chính tại chùa và tại mỗi nhà người dân tộc Khmer Nam Bộ, đó là: -Lễ đặt cơm vắt (Banh Canh Banh) -Lễ cúng ông bà (Banh Sen Dolta) -Lễ hội (Banh Phchum Banh) -Lễ tiễn ông bà (Banh Chuônh Dolta) * Nghi thức Lễ đặt cơm vắt (Banh canh banh): Được tổ chức tại Chùa dân tộc, từ 16 đến cuối tháng 8 âm lịch hàng năm. Các vị Acha phân công cho từng nhà, hoặc từng tổ (vênh) thay phiên nhau đem gạo nếp, thực phẩm, nhang đèn, tiền bạc… về Chùa để tổ chức nấu nướng và cúng liên tục thời gian 15 ngày. Mỗi ngày nấu nhiều mâm cơm, đặc biệt có một mâm cơm được vắt cơm thành từng viên tròn bằng trái cam – người Khmer gọi là bai banh. Theo các vị chức sắc ở phum sóc thì: Từ này bắt nguồn từ phạm ngữ Banh-đa có nghĩa là phầm cơm dâng cúng cho người đã chết. Cơm vắt (bai banh) được đặt trong mâm cùng với bánh trái, thức ăn, thức uống đem lên nhà hội (sa la) cúng Tam Bảo, có sự chứng kiến, tụng kinh nhằm cầu phước của sư sãi cho linh hồn những người trong họ tộc đã quá cố. Sau đó đem cơm vắt ra ngoài cúng cho ma quỷ. Lễ đặt cơm vắt được cúng liên tục tại chùa trong 15 ngày như thế. * Nghi thức Lễ cúng Ông Bà (Banh Sen Dolta) : Được tổ chức vào ngày cuối của thời gian Lễ đặt cơm vắt (ngày 30/8 Âm lịch) và vào chiều cùng ngày, sau khi cúng trên Chùa xong, được tổ chức tại mỗi gia đình người dân tộc Khmer Nam bộ. Trước đó, từng nhà dọn dẹp, trang hoàng sạch sẽ và ngày cúng Ông Bà được mỗi gia đình sắm sửa một mâm cơm thịnh soạn, có hoa quả, nhang đèn… rồi mời họ hàng và gia đình sum họp đầy đủ cùng nhau cúng vái. Thường là khấn vái, mời linh hồn những người trong họ tộc đã quá cố về ăn uống. Người chủ hộ khấn vái ba lần, mỗi lần rót trà, rượu và gắp thức ăn mỗi thứ một ít vào chén… Tiếp đó là đem ra sân để cạnh hàng rào nơi sạch sẽ, đốt nhang mời ma quỷ đã dẫn dắt ông bà họ về cùng ăn. Vì theo người dân tộc, những linh hồn ma quỷ ấy không dám lên ăn chung mâm với ông bà nên phải đem ra ngoài cho ăn riêng. Họ khấn vái, mời ông bà, dòng họ quá cố và ma quỷ ở lại ăn uống, vui chơi trong ngày lễ. Sau đó, gia đình, họ tộc, bạn bè (có nhà mời bạn bè là người Kinh láng giềng) cùng nhau ăn nhậu mừng đón Lễ. * Lễ tiễn đưa Ông Bà (Banh chuônh Dolta): Được tổ chức vào 3 ngày sau, tức qua mùng 3/9 âm lịch tại mỗi gia đình. Mỗi gia đình đều làm một chiếc thuyền bằng bẹ chuối – dài từ 5 đến 7 tấc, trang trí cờ phướn màu sắc rực rỡ. Sau khi nấu mâm cơm thịnh soạn, họ bới 4 chén cơm gắp thức ăn mỗi thứ một ít vào chén rồi khấn vái và mang ra đặt trên thuyền, cùng với lúa, gạo, muối, đậu, bánh trái… người chủ gia đình đem thả trên sông hoặc kênh rạch, mé ruộng gần nhà, nhằm đưa tiễn ông bà và ma quỷ cùng trở về âm phủ. Sau đó, tập trung về nhà cùng quây quần ăn uống vui chơi với gia đình, họ hàng, bè bạn. Đến đây, coi như lễ Sen Dolta đã chấm dứt . Ngày nay, đồng bào Khmer Nam bộ tổ chức lễ Sen Dolta chỉ trong ba ngày. Trong ba ngày lễ Sen Dolta diễn ra có nhiều họat động tín ngưỡng, tôn giáo và các họat động khác biểu hiện phong tục, tập quán diễn ra đan xen với nhau thể hiện bản sắc văn hóa riêng của đồng bào Khmer Nam bộ, đó là: àNgày Cúng tiếp đón:Mỗi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa khang trang, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ, trang hoàng lộng lẫy. Sau đó, dọn mâm cơm ngon cùng bánh trái, rượu trà và để bốn chén cơm với bốn đôi đũa ở bốn góc giường thờ, mời họ hàng thân tộc trong phum sóc đến thắp nhang đèn cúng kiến. Quanh mâm cơm, đàn bà ngồi xếp chân sang một bên, đàn ông ngồi chồm hổm, cùng chắp tay lạy và đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn những người thân quá cô. Sau ba lần rót rượu và trà khấn vái, gia chủ gắp thức ăn mỗi món một ít, rót một chút rượu và trà cúng lên bốn chén cơm, xong đem đi đổ ở bốn góc rào chung quanh nhà, mỗi nơi cắm một nén nhang mời linh hồn ông bà về dự cùng con cháu. Buổi chiều, mọi người trong nhà ăn mặc tươm tất, dọn mâm cơm mới cúng ông bà, đủ ba lần rót rượu và trà khấn vái, chủ nhà mời linh hồn ông bà cùng đến chùa nghe sư sãi tụng kinh cầu siêu và thuyết pháp cho đến tối. Buổi tối, các vị achar lấy những nắm cơm vắt đựng trên mâm cúng tam bảo, mời sư sãi tụng kinh cầu siêu cho linh hồn những người quá cố, rồi đem ra ngoài để chung quanh chính điện cúng cho những vong hồn cô đơn, không có con cháu đến cúng. Các trò chơi dân gian, văn nghệ và thể thao được tổ chức tại sân chùa, thu hút đông đảo bà con trong phum sóc đến vui chơi trong các ngày lễ Sen Dolta. àNgày Cúng chính: Đồng bào Khmer quan niệm, linh hồn ông bà mình đã ở chùa từ tối hôm qua, đến trưa ngày hôm sau thì mọi nhà chuẩn bị mâm cơm ngon cùng bánh trái mang vào chùa tổ chức lễ cúng chính, mọi người tham dự mời sư sãi tụng kinh cầu siêu cho linh hồn ông bà của tất cả mọi nhà trong phum sóc. Sau khi các vị sư độ cơm xong, bà con phật tử trong phum sóc cùng ăn, trao đổi kinh nghiệm trong công việc đồng áng và vui chơi tại chùa. Buổi chiều, rước linh hồn ông bà về nhà, làm mâm cơm mới cúng ông bà và mời ông bà ở lại chứng kiến cuộc sống sung túc của con cháu. Cúng xong, họ hàng thân tộc cùng bà con láng giềng trong phum sóc mời nhau ăn uống từ nhà này đến nhà khác, họ cùng nhau vui chơi múa hát theo điệu nhạc và tiếng trống cho đến đêm tối. àNgày Cúng tiễn: Mỗi nhà làm một mâm cơm ngon, đặt bốn chén cơm với bốn đôi đũa ở bốn góc giường thờ, mời vài vị sư sãi cùng họ hàng thân tộc trong phum sóc đến nhà tụng kinh cầu siêu để tiễn đưa linh hồn ông bà và những người thân quá cố. Sau ba lần rót rượu và trà khấn vái, chủ nhà gắp thức ăn mỗi thứ một ít vào chén, xong đổ bốn chén này vào chiếc thuyền làm bằng bẹ chuối, gắn thêm hình nộm cá sấu và treo cờ phướn hình tam giác, (có nơi người ta còn để thêm các gói đậu, mè, muối, bánh trái... mỗi thứ một gói nhỏ để ông bà có thức ăn dự phòng và tránh tai nạn xảy ra dọc đường), thắp một nén nhang rồi thả chiếc thuyền này xuống sông rạch gần nhà để tống tiễn ông bà trở về thế giới bên kia. Cúng xong, mọi người cùng dự lại mời nhau ăn uống và chung vui cho hết ngày Cúng tiễn. Kết thúc ba ngày Lễ, chủ nhà thu xếp mùng, mềm, chiếu, gối và bộ đồ mới trên giường thờ cất vào tủ để đón lễ Sen Dolta năm sau. Đồng bào Khmer thấm nhuần giáo lý nhà Phật, luôn tâm niệm tưởng nhớ công đức sinh thành dưỡng dục thể hiện ở tấm lòng thành kính, bởi vậy lễ vật dâng cúng ông bà tổ tiên trong lễ Dolta không phô trương hình thức, mâm cao cổ đầy, mà tùy theo điều kiện kinh tế mỗi gia đình. Lễ vật thường là những món ăn bình dị, gần gũi hàng ngày, như trái cây vườn nhà, sản vật chợ quê. Trong lễ Sen Dolta, con cháu người Khmer còn chuẩn bị các thức ăn ngon, lễ vật có ý nghĩa, dâng lên ông bà cha mẹ còn sống để tỏ lòng hiếu kính. Lễ Ook Om Bok và hội đua ghe Ngo Lễ Ook Om Bok được biết dưới những tên khác nhau như Lễ cúng trăng, lễ đút cốm dẹp hay lễ đưa nước. Đây là lễ lớn thứ ba trong năm của đồng bào Khmer Nam bộ, diễn ra vào trung tuần tháng Mười âm lịch (15/10), khi nước lũ rút khỏi đồng bằng sông Cửu Long. Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc lễ này. Phần lớn nghiêng về thuyết có tên gọi là “cúng trăng” là vì lễ nhằm để tưởng nhớ đến công ơn mặt trăng, coi mặt trăng là một vị thần điều tiết mùa màng đã giúp con người được làm ăn khá giả trong năm. Cách lý giải khác là lễ này có nguồn gốc dựa trên một điển tích của kinh Phật. Đó là chuyện về một con thỏ đã nhảy vào lửa để cúng dường cho một vị tu sĩ. Vị tu sĩ này chính là hiện thân của thần Sekara. Thần lấy làm cảm động với nghĩa cử ấy nên vẽ lên mặt trăng hình con thỏ để nhân gian tưởng nhớ. Còn con thỏ ấy lại chính là kiếp trước của Phật Thích Ca. Còn một cách giải thích khác trên cơ sở hiện vật chính được cúng trong ngày lễ, cũng như đặc điểm về tập quán sản xuất và sinh họat của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi có mùa nước nổi. Loại thức ăn rất đặc biệt dùng để cúng trong dịp lễ Ook Om Bok là cốm dẹp. Cốm dẹp là một lọai thức ăn được làm từ lúa nếp. Tháng Mười âm lịch là lúc nếp trên đồng vừa chín. Người ta gặt về rồi lấy hạt còn nguyên vỏ rang lên, giã (quết) bằng cối và chày gỗ cho dẹp lại (vì vậy mới có tên là “cốm dẹp”). Càng gần đến ngày rằm, tiếng cối chày quết cốm dẹp trong các sóc của đồng bào Khmer rộn vang rất rôm rã. Đến ngày lễ, sau khi cúng trăng xong, người lớn sẽ đút cốm dẹp cho trẻ em ăn. Vừa đút vừa hỏi “Con muốn được gì”, dĩ nhiên những đứa trẻ đã được dạy trước nên trả lời “Năm nay con muốn được nhiều gạo và tiền”. Sở dĩ có tục lệ này là vì người ta tin rằng sẽ làm ăn phát đạt trong mùa tới. Với hình thức như vậy nên gọi là lễ đút cốm dẹp. Lễ Ook Om Bok và còn được gọi là lễ đưa nước, do phụ thuộc vào thiên nhiên và nhất là nước đóng vai trò quan trọng trong đời sống nông nghiệp và do vị trí địa lý khu vực họ đang sống nên cộng đồng người Khmer xem nước như vị thần có thể mang hạnh phúc cũng như tai họa, chính vì vậy vị thần không giận dữ, phẫn nộ giúp người dân có mùa vụ tốt tươi thì khi kết thúc vụ mùa người ta sẽ làm lễ tạ ơn. Lễ thể hiện tấm lòng biết ơn của con người đối với hiện tượng tự nhiên. Với quan niệm về vũ trụ và hình thức cũng như ý nghĩa của lễ như vậy nên có thể nhận thấy đây chính là kết quả của nền văn minh nông nghiệp. Ở đây là nông nghiệp lúa nước, vì người Khmer sinh sống trong khu vực địa lý chịu nhiều tác động và phụ thuộc vào thiên nhiên, nhất là lũ lụt theo mùa, trong khi hoạt động sản xuất chủ yếu chỉ là canh tác lúa nước. T iến trình diễn ra lễ: Cũng như nhiều lễ dân gian khác trên khắp thế giới, Ook Om Bok cũng có hai phần là lễ và hội. Phần lễ chủ yếu là những họat động xung quanh nghi thức cúng trăng. Cúng trăng có thể tại chùa, tại nhà hoặc một nơi có thể nhìn thấy mặt trăng rõ ràng. Trước khi trăng mọc, người ta sẽ tụ tại đến những nơi này để chuẩn bị cúng trăng. Đầu tiên, người ta làm một cái cổng bằng cây tre, trúc rộng khoảng 3 mét, trang trí thật đẹp. Dưới cổng người ta kê một cái bàn bày các vật cúng. Ngoài cốm dẹp là lễ thức bắt buộc, còn có các loại vật phẩm cúng khác có nguồn gốc từ nông nghiệp như chuối, các loại khoai, trái cây, bánh kẹo. . . Mọi người ngồi chắp tay quay mặt về phía mặt trăng làm lễ chờ trăng lên. Khi trăng lên đến đỉnh, mặt trăng tỏa sáng, người ta đốt nhang đèn và rót trà làm lễ tạ ơn trăng. Ông chủ lễ sẽ khấn vái nói lên lòng biết ơn của đồng bào đối với mặt trăng, xin mặt trăng tiếp nhận những lễ vật do đồng bào dâng và chúc phúc cho loài người có sức khỏe dồi dào, được mưa thuận, gió hòa để mùa màng tốt đẹp, dân chúng hưởng được ấm no, hạnh phúc trong năm tới. Sau khi cúng, trẻ em được đút cốm dẹp như đã biết. Sau cùng, mọi người cùng vui vẻ dùng các thức ăn và các em múa hát, vui chơi các trò chơi dân gian. Phần hội trong dịp lễ Ook Om Bok thường lôi cuốn tất cả ba dân tộc anh em (Khmer, Việt, Hoa) sống trên địa bàn cùng tham dự. Tâm điểm của mọi sự chú ý là các cuộc đua ghe Ngo – người Việt gọi đơn giản là “bơi đua”, rất vui tươi và hào hứng. Hội đua ghe Ngo của dân tộc Khmer được bắt đầu vào khoảng lúc 13 giờ và kết thúc vào khoảng lúc 18 giờ, tức là tổ chức vào buổi chiều ngày lễ Ook Om Bok. Nhưng trước ngày đua, ban tổ chức đã tiến hành làm lễ hạ thủy cho những chiếc ghe Ngo để các đội đua có thể tập luyện. Dân gian gọi đây là lễ mặc áo cho ghe Ngo. Theo nghi thức, người ta cắm nhang và nến vào một cái gọi là Sa La Tho làm từ quả dừa hoặc than cây chuối đặt ở mũi ghe. Tiếp đó, vị Đại đức trưởng tăng và người đại diện phum – sóc chọn ra những thanh niên có thân hình lực lưỡng và khoẻ mạnh làm đội quân bơi, đồng thời cử ra một ông ngồi ở đấu ghe làm chỉ huy. Sau đó là đến nghi thức cúng cơm, trỗi nhạc và ấn định thời gian hạ thuỷ. Đến giờ định chiêng trống bắt đầu nổi lên, mọi người bắt đầu reo hò, hợp sức lại đẩy ghe xuống nước để đưa đến nơi tập hợp. Đến chiều ngày lễ Ook Om Bok, dòng người và xe cộ đã nườm nượp kéo nhau về bãi đua, đứng chật cứng cả hai bên bờ song nơi diễn ra cuộc đua để chứng kiến những trận đua ghe Ngo quyết liệt và đầy hào hứng. Các ghe thì xếp thành hàng hai theo thứ tự, chờ đến lượt tranh tài của mình. Cuộc đua gồm ba vòng: vòng loại, vào chung kết và vòng đua phân thứ hạng. Cuộc tranh tài được khởi động bởi pháo hiệu và lần lượt một trận hai ghe đua về đích trong sự điều khiển của những chi huy trên ghe. Những người chỉ huy này dùng miệng liên tục thổi tu huýt kết hợp với động tác tay để điều khiển nhịp chèo, động viên tinh thần và thúc giục các vận động viên chèo ghe về đích một cách nhanh nhất. Làn điệu dân ca có xướng xô và nhịp điệu gắn bó với động tác chèo ghe vang lên: Xướng: Ăn cơm độn khoai! Một cắc bạc ba tạ lúa Xô: Hầy dơ! Hầy dớ dơ! Xướng: Con gái ở trên bờ / Con trai bơi dưới song Xô: Hầy dơ! Hầy dớ dơ! Xướng: Chèo đi nước ngược / Chèo về nước xuôi Xô: Hầy dơ! Hầy dớ dơ! Cứ như thế, cuộc đua đi đến vòng cuối nhằm xác định đội chiến thắng cuối cùng… Lễ đua ghe Ngo làm cho Ban tổ chức, các vận động viên và khan giả thất cái hay của ngày lễ cổ truyền để thưởng lãm. Ngày hội giúp ta sảng khoái tinh thần khi nhìn mọi người sống có hành xử tốt. Lễ đua ghe Ngo kết thúc là lúc mỗi con người dọn rửa mình sạch sẽ để bước vào lễ cúng trăng sẽ diễn ra lúc đêm về. (Theo Thế Ngọc, báo Văn hoá các Dân tộc - Số 5/2007) Lễ hội ở đây không những chỉ đề cập đến những lễ hội lớn chung của cộng đồng người Khmer mà còn muốn đề cập đến những buổi lễ diễn ra hằng ngày trong sinh hoạt như lễ cưới, lễ ma chay, lễ xà mạ,… Lễ cưới Pithi Apea Pipea Nói đến lễ cưới, đó là buổi lễ mang đận tính đặc sắc với những nghi thức cổ truyền đặc trưng của dân tộc Khmer. Mỗi nghi thức đều có ý nghĩa giáo dục đạo đức và có triết lý cao góp phần tạo nên ý nghĩa tươi đẹp trong đám cưới cũng như in đậm dấu ấn tinh thần của đôi vợ chồng. Lễ cưới thường dung màu đỏ vì đây là màu của máu, của lửa, của trái tim, tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc và sự may mắn. Trước đây, lễ cưới thường được tiến hành trong 3 ngày với 3 giai đoạn: vào lễ, làm lễ và chung giường trước sự chứng kiến của hàng chục đến hàng tăm người đến dự cưới. Cho nên, đám cưới ngoài ý nghĩa là lễ ra còn mang ý nghĩa của hội họp. Trước đó, người ta đã tiến hành các lễ chạm hỏi và xin quyết định ngày cưới. Đến ngày cưới, nhà trai mang lễ vật gồm bốn nải chuối, bốn chai rượu, bốn gói trà, bốn gói trầu,…và cả dàn nhạc theo sang nhà gái (lễ Don-he Ph’ca Sla). Hôm ấy, nhà gái sẽ rào kín cổng ngụ ý rằng bên nhà gái có cô dâu còn trinh tiết. Lúc hai đoàn nhà trai, nhà gái gặp nhau sẽ có hai người đại diện hai bên ra diễn cảnh xin mở cổng. Nhà trai bắt đầu mở lời hát xa, hát gần để xin vào, nhưng nếu nhà gái cứ khăng khăng từ chối thì học sẽ cử ông Maha rút dao ra múc điệu Rom-bơk-kơ-ri-bong, tức điệu múa mở rào, trông rất đẹp mắt. Và lễ cưới nhộn nhịp hẳn lên khi nhà gái đồng ý mở cổng. Mọi người bắt đầu ca hát : Người ta nói ông vua Không bao giờ đi bộ Khi thì vua cưỡi ngựa Khi thì vua cưỡi voi Phải có quan theo hầu Đằng sau rồi đằng trước Nào khiêng, nào đưa đi rước Rằng hết sức tưng bừng Sấm vang nghe đùng đùng Như nổi lên hát múa Cho tới khi vua ngủ Ới nàng theo hầu ơi .(1) Và lời hát vui đã thúc giục mẹ cô dâu cùng một cô con gái khác con trai nếu không có con gái ra cửa đón nhà trai vào nhà. Tiếp đến, chú rể được đưa đi vái nhà ông Tà, xin được ông Tà nhận là thành viên mới của phum, sóc, Sau đó, các nghi thức lễ khác cũng lần lượt diễn ra trong bầu không khí âm nhạc vừa sôi nổi, vừa tha thiết, du dương với tất cả 26 lời ca. Trong nghi thức của “Lễ cắt tóc”, mọi người cùng nhau hát bài “ Cắt tóc” trong âm thanh thiết tha, ấm cúng của dàn nhạc: Bởi vì em yêu anh Nên anh yêu em mãi Muốn tình yêu chung thủy Em cắt tóc tặng anh Hỡi em yêu hiền lành Mái tóc mềm đen nhánh Anh mong điều may mắn Trong chiếc kéo trên khay Em hãy ngồi xuống đây Dưới tàn cô so đũa Mái tóc em buông xoã Thay lời em yêu anh. (2) Vào đêm ấy, cô dâu ngồi đối diện với ông lục, chú rể ngồi bên trái ông Acha và họ hàng ngồi xung quanh trong khi ông lục tụng kinh chúc phúc cho đôi trai gái. Kế đến, chú rể dâng bánh trái cho cha mẹ cô dâu để tỏ lòng nhớ ơn người đã sinh thành ra vợ của mình. Cứ như thế, đám cưới diễn ra sôi nổi, rộn rang trong âm thanh của dàn nhạc và những bài hát dân ca quen thuộc. Bên cạnh đó, những nghi thức lễ cưới cũng nối tiếp diễn ra. Trước tiên là “Lễ cột tay” (Chon đay) với việc cột tay cô dâu và chú rể bằng một sợi chỉ hồng và mọi người lại hát vang: Loại chim sáo thích ở rừng Vui hát tưng bừng khi đậu cạnh cành cây Mà cũng thích đó thích đây Nhưng không them cám gạo xay sẵn rồi Để anh đặt bẫy gài mổi Ngay dưới tổ sáo, em ơi hãy chờ. (3) Sau lễ cột tay, người ta cho đôi vợ chồng mới và buồng tân hôn, cô dâu đi trước, chú rể đi sau nắm vạt áo của vợ như hình ảnh hoàng tử Thông nắm vạt áo công chúa Rắn đi xuống thủy cung trong truyền thuyết của dân tộc Khmer. Tân lang, tân nương thay y phục, ra ngoài chào đón khách. Sau đó đến lễ “Cuốn chiếu”. Lễ này do ông Maha thực hiện. Đôi chiếu được người nhà trai mang đi tới, đi lui nhiều lượt, rồi mới trải ra. Ông Maha múa, miệng luôn hát “Ai mua chiếu không?”. Không có tiếng trả lời. Buổi lễ lắng lại, ông Maha lại hỏi: “Ai chuộc chiếu này sẽ có uy thế lớn và sẽ giàu có, đông con”. Nghe tới câu này, cặp mắt chú rể sáng lên, vội chạy đến ông Maha xin chuộc chiếu. Thấy cảnh đó, mọi người bèn đến vây quanh, hoan hô chú rể. Họ không tiếc lời chúc tụng vì chú rể đã có suy nghĩ và việc làm đúng. Khi chú rể chuộc được chiếu, người sinh thành cô dâu mời hai người đàn bà có đạo đức, gia đình khá giả, hạnh phúc vào trải chiếu cưới. Góp vui trong lễ cuốn chiếu, bà con lối xóm và họ hàng vừa nhâp tiệc vui vẻ vừa tham gia văn nghệ qua những bài hát đối đáp (Ayay) nam nữ, giúp vui… (Theo Thế Ngọc, báo Văn hoá các Dân tộc - Số 2(146)/2006) Khi lễ cưới sắp kết thúc, người ta hát bài “Tiễn khách ra về”: Ôi, những người lớn tuổi trong làng ta Đã có mặt trong nhà phía sau rồi phía trước Các ông đã ban cho ta lời chúc phúc Mọi việc trên đời được suôn sẻ ấm êm Anh đã cắt rau và buộc lại, em ơi Rau anh đã cắt rồi buộc lại Hãy tha thứ cho những gì còn non dại Như cắt rồi buộc lại thì mọi việc sẽ xong. (4) (1, 2, 3, 4: trích theo Văn hoá các dân tộc số 2 (146)/2006) Sau đó, học tiến hành “Lễ chung giường” vào buổi tối. Vợ chồng mới cưới chia và dút nhau các thức ăn đã được cúng tổ tiên, được dắt vào phòng tân hôn và được hai bà dặng đò cách nằm ngủ thể hiện sự tôn trọng nhau. Và như thế, lễ cưới đã xong. Ngày nay, do sự thay đổi để thích nghi với lối sống mới, lễ cưới của học chỉ diễn ra trong một ngày và các nghi thức lễ cưới truyền thống cũng được giản lược bớt, tuy nhiên ít nhiều vẫn giữ được tính truyền thống đặc trưng của dân tộc Khmer. Lễ tang Người Khmer quan niệm rằng chết chưa phải là hết mà họ vẫn còn tiếp tục cuộc sống mới ở thế giới khác nhưng không bằng thể xác mà bằng chính linh hồn. Và học cho rằng linh hồn là bất diệt. Vì thế, nghi lễ tiễn đưa người chết diễn ra khá phức tạp và người thân trong gia đình phải làm điều phước như cống hiến cho chùa và sư sãi. Theo học, có làm như thế thì những cái được cống hiến mới theo nhang khói và lời cầu kinh đến với ông bà, cha mẹ ở thế giới bên kia để học cũng được sống có phúc trong thế giới ấy. Khi gia đình có người được biết chắc rằng sắp chết, người thân sẽ đặt người ấy nằm ở một buồng riêng có treo ảnh đức Phật với ngụ ý hình ảnh đức Phật sẽ mãi ngự trị trong cõi lòng người ấy và học lập bàn thờ ngay đầu nằm người thân sắp chết. Họ cũng mời sư sãi hay thầy cúng Acha Duki chuyên lo việc tang lễ đến để đọc kinh cho người đó được ra đi nhẹ nhàng, thanh thản. Kinh được đọc là kinh Apithom (Kavôđa) và được lặp đi lặp lại nhiều lần với nội dung khái quát như sau: “Đời là bể khổ. Nếu muốn tránh khỏi mọi khổ ải trong thế gian, phải tu tập theo pháp tịch diệt, vô úy, quyết chí đoạn từ mọi cái duyên do, trong lòng giữ gìn mọi lối chánh đạo, chớ vương dính cảnh trần, đừng ham nhiễm sự tục, thâm tâm thanh tịch, thì chứng được quả niết bàn, thật là sung sướng.” (theo Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ của tác giả Trần Văn Bổn). Tục này gắn với một số sự tích trong kinh điển Phật giáo nhưng có lẽ nó bắt nguồn từ sự tích như sau: Xưa kia, Pras Sêrây-roth có 500 đệ tử và 500 người này lúc còn sống làm nhiều điều thất đức. Sau khi chết đi, họ đồng loạt đầu thai thành 500 con dơi cùng sống nơi hang động ở một vùng núi. Sau đấy, Pras Chetha-puth có đến hang động này ngồi đọc kinh Apithom. 500 con dơi đều treo mình chăm chú lắng nghe rồi một lần hang cháy, 500 con dơi đều bị thiêu chết. Khi ấy, bên tai chúng vẫn còn văng vẳng tiếng kinh Apithom cho nên khi chết đi, chúng được đầu thai trở lại làm người. Và những con người này đã biết sống nhân từ, có đức hạnh và giúp đỡ mọi người. Người Khmer còn quan niệm rằng người nào không được nghe đọc kinh trước khi chết là người vô phước. Trở lại với ông Acha Duki, ông này sẽ kiểm tra và xác định kỹ càng sau khi người sắp chết đã ra đi thanh thản. Sau đó, Acha Duki sẽ thắp Teankal là cái bình đựng nước hương Tuk-op có 2 thanh tre gác chéo trên miệng để gắn 4 cây đèn cầy đặt bên phải thi hài. Teankal chính thân nó cũng mang một ý nghĩa riêng, đó là: cái bình tượng trưng cho cuộc đời con người lúc chìm lúc nổi, 4 vây đèn cầy tượng trưng cho “tứ đại” - đất, nước, gió, lửa. Song song đó, người ta còn đặt xung quanh theo 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc của thi hài cái Sa La Tho để cắm bông vạn thọ, chuẩn bị nhang đèn, trầu cau, 4 cái cờ hồn (Tông Pro-lưng) hay còn gọi là cờ cá sấu, cờ rồng (Tông Nec) được kết từ nhiều mảnh vải màu trắng (vì dung trong tang lễ), mang hình dáng như con cá sấu. Xong, họ mới đánh trống báo cho mọi người trong phum sóc biết. Bà con xung quanh sẽ thu xếp đến chia buồn và thường thì người ta sẽ cúng tiền. Người đến chia buồn rất đông, nhìn vào cứ như ngày hội hè. Lúc bấy giờ, Acha Duki đặt vòng miệng thi hai một đồng bạc trắng với quan niệm người chết có tiền ăn đường. Sau đó, người ta dung nước hương Tuk-op lau thi hài người chết, mặc quần áo mới cho người đó. Họ làm như vậy với quan niệm người chết được sạch sẽ và rửa hết tội lỗi. Xong, tử thi được đặt nằm trong tư thế tay chân duỗi thẳng và được phủ kín bằng một tấm vải trắng. Người ta đặt lên bụng người chết 1 nải chuối sống, trên ngực 3 lá trầu có ghim 3 cây nhang hướng về phía đầu thi hài với ngụ ý người chết đi luôn mang hình ảnh đức Phật trong tim. Ở phía trên đầu tử thi có đặt một cái Tean T’Bôn đựng vật trả lễ cho Acha Duki gồm: 6 lít gạo, 1 nải chuối chin, 1 con gà đã được luộc chín, 1 trái dừa khô bỏ vỏ, 1 chai rượu, 1 cái Sla Chôm, 1 nồi đất, 1 con dao nhỏ, 4 chén ăn cơm, 4 đôi đũa, 1 đèn cốc cùng với 1 chén Ang-ko Kôl có dựng gạo, tiền và 1 cặp đèn cầy. Khoảng nửa ngày, người ta bắt đầu tiến hành lễ vẩy nước cầu siêu (Oi Pô Tưk). Trước khi liệm xác vào quan tài, gia chủ mời 2 ông lục đến vẩy nước hương khắp nhà để rửa trôi đi những điều không may và cầu siêu cho người chết. Người ta buộc và thắt nút xác chết ở cổ, cổ tay và cổ chân rồi liệm xác vào quan tài. Khi đã đóng nắp quan lại, người ta vẫn bày các vật cúng y như khi đặt trên thi hài. Ngoài ra, 3 cây đèn cầy to cũng được thắp ở các vị trí trên 2 đầu và chính giữa nắp quan tài tượng trưng cho Phật (Pras Puth), giáo lý của đức Phật (Pras Tho) và các sư sãi (Pras Son). Dưới quan tài còn được đốt lửa hương hay nhang thơm. Tối đó, Acha Duki và 3 ông Acha Ph’luk giúp việc đọc kinh Viba-sana kama-than đưa dẫn linh hồn người chết về cõi Phật. Sau khi đã chọn ngày giờ tốt, người ta tiến hành lễ tiễn đưa linh cửu. Hoả táng có thể được xem là một mỹ tục của cộng đồng người Khmer. Nói đến tục hoả táng thì ta cần đề cập đến khía cạnh về tín ngưỡng tôn giáo. Tuyệt đại đa số người dân Khmer đều theo Phật giáo, phái Tiểu Thừa Nam Tông nên trong đời sống tâm linh của họ luôn là một cõi đi về. Vì thế, khi chết đi, người ta sẽ được mang đi hoả táng để nhanh được trở về với trời đất, với vũ trụ nơi vạn vật khởi nguồn. Lễ hoả táng cũng được tiến hành tương đối phức tạp với nhiều nghi thức. Trước khi 8 thanh niên khoẻ mạnh khiêng quan tài ra khỏi nhà thì Acha Duki và các Acha Ph’luk cầm nhang đi 3 vòng quanh quan tài đọc Otarapo rồi Acha Duki gom nhang lại khấn trời đất xin phép được khiêng quan tài đem đi hoả táng. Sau đấy, linh cửu được khiêng đi đến lò thiêu trong tiếng trống, cồng và dàn nhạc ngũ âm đi trước. Lúc ấy ông Acha Duki cầm cờ hồn, nhang đèn và chiếc nồi đất đi kế sau trong khi một kiệu đi theo có che màn dành cho ông sư ngồi bên trong tụng kinh Apithom cầu phước tiếp bước. Tiếp là con cháu đội thúng Tean T’bôn, cầm di ảnh người chết và mang theo lúa và bông gòn rãi dọc đường ngụ ý phước và tội lỗi không bao giờ đi chung cũng như hướng lúa và hướng bông gòn tìm đến sau khi được rãi. Sau nữa là đến họ hàng, bạn bè, kiệu để khiêng quan tài với 4 ông sư đứng ở bốn góc quan tài và cuối cùng là những người đi đưa tiễn. Điểm đặc biệt là sẽ có một sợi dây vấn bằng cỏ tranh (S’bâu Ph’leang) nối từ kiệu có che màn của ông sư tụng kinh đến kiệu khiêng quan tài vừa để cho mọi người đi có trật tự vừa có ý nghĩa là bà con học hàng mật thiết phải gắn bó yêu thương nhau như sợi S’bâu Ph’leang. Đến nơi hoả táng, một ông sư đọc kinh cầu siêu và Acha Duki đọc kinh tiễn biệt người chết rồi mở phần che mặt người quá cố cho con cháu nhìn lần cuối. Xong, quan tài đuợc đưa vào lò thiêu. Khi lửa cháy đỏ rực cũng là lúc ông sư làm lễ xuống tóc, phát cà sa cho con hoặc cháu trai nào muốn tu báo hiếu cho người thân đã khuất và chỉ được tu ở bậc Sa Di. Khi xác đã cháy hết, Acha Duki đánh tiếng cồng và họ sẽ tưới nước lên đống than cho nguội để con cháu có thể đến nhặt xương bỏ vào mâm có lót vải trắng rồi đội mang về nhà. Tối đến, các sư tiếp tục tụng kinh cầu siêu cho người quá cố và cầu phúc cho gia đình người chết. Buổi sáng, gia chủ sẽ dâng cơm cho các sư và dâng một số đồ cúng, áo cà sa, chiếu, mền, mùng, chén, đũa,…với quan niệm những thứ ấy sẽ dành cho người thân quá cố của học đang sống ở thế giới bên kia thong qua các sư sãi. Thế là tang lễ kết thúc. Học hành và tu hành Học hành và tu hành, tại sao hai cụm từ này lại đi chung? Vâng, tuy hai mà một. Học hành là để biết được cái chữ, trở thành ngừoi trí thức. Tu hành là học cách làm người có đức hạnh, là để tích đức. Cả hai hoạt động đều hướng đến một mục đích chung là học tập và trau dồi kiến thức, phẩm hạnh. Người Khmer vốn có tiếng nói và chữ viết riêng. Câu nói: “mất chữ, mất gốc thì mất dân tộc, tôn giáo tiêu tan và con người phải chết” của họ đã phần nào cho thấy được tinh thần, ý thức gìn giữ vốn chữ viết Khmer. Do vậy, bên cạnh học tiếng phổ thông, con em người Khmer tại các địa phương còn phải vào chùa để học về văn hoá cũng như chữ viết của dân tộc mình. Tại đây, các nhà sư không chỉ truyền dạy giáo lý nhà Phật mà còn dạy cả toán học, văn học, ngôn ngữ học như tiếng Pali, Sanskrit nhưng chủ yếu là tiếng Pali và v.v… Chương trình giảng dạy góp phần bảo vệ, gìn giữ những di sản văn hoá quý giá của dân tộc Khmer như chữ viết, văn học nghệ thuật Khmer giúp đồng bào nâng cao tri thức và nhận thức. Bên cạnh đó, con trai khi lớn đều được gửi vào chùa làm sư từ 3 đến 5 năm để trau dồi đức hạnh và kiến thức. Người Khmer quan niệm việc đi tu là một nghĩa vụ và vinh dự của cả đời người vì qua đó, người ta có thể thể hiện sự đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Họ cho rằng tu ở bậc Tỳ Kheo là đền ơn cha, tu bậc Sa Di là đền ơn mẹ. Và chỉ sau nghĩa vụ này, người con trai mới được hoàn tục và mới có quyền lập gia đình. Việc tu hành cũng chính là một hành vi thể hiện sự tôn kính Phật pháp. Vì vậy, người đàn ông dù ở bất kỳ địa vị xã hội nào, giàu hay nghèo đi chăng nữa thì ít nhất cũng phải có một lần trong cuộc đời mình vào chùa tu. Tu ở đây là được học chữ, học kinh Phật để trở thành một con người trí thức, có phẩm chất, đức hạnh. Như vậy, đi tu chính là cơ hội để rèn luyện bản thân và tích đức. Đối với những người đàn ông Khmer đã trải qua thời gian tu hành thì khi hoàn tục luôn được cộng đồng kính trọng. Do vậy mà các nhà sư trong xã hội Khmer giữ một vai trò và một vị thế đặc biệt, học không những là người có uy tín mà còn luôn nhận được sự kính nể. Thế nhưng, tu hành ở chùa chỉ giới hạn ở nam giới bởi Phật giáo Tiểu Thừa (Thérévada) không chấp nhận sự có mặt của ni cô tại chùa. Nhưng như thế không có nghĩa phụ nữ không được phép đi tu. Họ cũng có quyền đi tu nhưng phải tu tại gia. Tôn giáo – Chùa chiền – Kiến trúc Dù cuộc sống còn nhiều lo toan nhưng đồng bào Khmer rất mộ đạo. Tuyệt đại bộ phận cộng đồng dân tộc Khmer có đời sống tâm linh theo Phật giáo Tiểu Thừa Nam Tông. Và đó đã trở thành tôn giáo phổ biến của họ. Vì thế trong chánh điện chùa (Sa La), ngoài một hệ thống phong phú thần linh, linh thú như chim thần Kây-no hay người chim Tết Pro-nam – những dấu vết còn sót lại của Bà La Môn giáo và tín ngưỡng trong dân gian – thì Phật Thích Ca được được tôn thờ là chính và tượng Phật được đặt tại vị trí trung tâm của chánh điện. Muốn tìm hiểu sâu sắc và tỉ mỉ về tôn giáo nói riêng cũng như bản sắc văn hoá của người Khmer thì ngôi chùa của họ chính là nơi đến lý tưởng nhất của bạn vì đó là nơi hội tụ sinh động những giá trị về văn hoá tinh thần của dân tộc này. Ngôi chùa của người Khmer Nam Bộ, cụ thể trong bài tiểu luận này thiên đề cập ở tỉnh Trà Vinh, chính là sự kết tinh từ thế hệ này sang thế hệ khác và nó giữ một vai trò quan trọng trong đời sống của họ. Ngôi chùa chính nó là một kho tang báu vật của người xưa và nay. Nó không những thể hiện tài năng điêu khắc mà còn thể hiện trí tuệ của những người thợ tài hoa của nhiều thế hệ đã gửi gắm thong qua những công trình kiến trúc tháp, chùa,…đặc sắc của mình. Hay nói cách khác, ngôi chùa Khmer chính là biểu trưng của tôn giáo và văn hoá. Thông thường, đồng bào Khmer sống tập trung xung quanh chùa để học chữ, học giáo lý nhà Phật và học nghề. Thế nên, ngôi chùa tuy một mà hai, đấy chính là hai hình ảnh: hình ảnh của một nơi tu hành và hình ảnh của một trung tâm văn hoá của người Khmer. Nhưng trước khi tìm hiểu rõ về hai hình ảnh này thì bạn cũng cần biết đôi nét về tổ chức nhà chùa. Mỗi chùa có nhiều sư gọi là các ông lục. Đứng đầu chùa là Đại đức tăng trưởng còn gọi là sư cả, kế đến là Pahussôt và Acha dạy giáo lý. Theo truyền thống, các tín đồ nhà Phật chia mỗi phum ra thành những tổ gọi là “Wên” và những tổ này nàm dưới sự giám sát của chủ chùa hay còn gọi là “ Nhôm Wát”. Lại đề cập đến Phật giáo Tiểu Thừa, phái này không mang tính thoát tục lánh xa cuộc đời mà gắn bó, hoà đồng với cộng đồng và xã hội. Các vị sư cũng vậy, họ không những có vai trò đặc biệttrong xã hội mà còn luôn sống gắn bó với những thành viên khác trong gia đình, hoà mình vào các hoạt động của xã hội và có trách nhiệm, nghĩa vụ như mọi người khác trong cộng đồng. Trở lại với hình ảnh ngôi chùa là một nơi để Phật tử tu hành, như đã đề cập bên trên, đấy là nơi mỗi người nam thanh niên và đàn ông trong cộng đồng Khmer, dù giàu có hay nghèo khó vào để thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và vinh dự của một đời người. Chùa chính là nơi họ được học hữ, học nghề, học kinh Phật và tích đức. Họ tu học nhằm trau dồi kiến thức và đức hạnh để trở thành người trí thức luôn được mọi người kính trọng, đồng thời để thể hiện sự đền đáp công ơn cha mẹ. Và ngôi chùa còn là một trung tâm văn hoá của người dân Khmer. Với hình ảnh này thì ngôi chùa mang một chức năng đặc biệt quan trọng. Đó là giáo dục cộng đồng thong qua giáo lý và kinh sách nhà Phật. Dân tộc Khmer vốn có tiếng nói và chữ viết riêng, kể từ sự xâm nhập của Phật giáo vào cộng đồng, chúng không ngừng phát triển, hòn thiện (từ chữ Phạn viết trên lá buông đến chữ Khmer định hình như ngày nay) và có mối quan hệ mật thiết đối với ngôi chùa. Song song đó, người dân Khmer còn có ý thức rất cao trong việc giữ gìn vốn chữ viết quý giá của mình. Vì thế, ngôi chùa đã giữ vị trí trung tâm trong vấn đề giảng dạy tiếng Khmer đến cộng đồng góp phần bảo vệ, giữ gìn vốn di sản văn hoá đó và giúp người dân nâng cao trí thức, trình độ hiểu biết. Đồng thời, nhà chùa còn thể hiện vai trò tích cực trong việc giáo dục đạo đức, lối sống ứng xử cho mỗi con người. Cũng gói gọn trong hình ảnh trung tâm văn hoá, ngôi chùa Khmer còn là nơi thường xuyên diễn ra các buổi hội hè. Vào những dịp lễ hội lớn như tết Chol Chnam Thmay, lễ Dolta, lễ Ook Om Bok, lễ Phật Đản,…, hằng năm, hàng chục nghìn người đổ xô về cúng viếng tạo nên không khí rộn rang cho ngôi chùa. Đó là lúc người ta cảm nhận được bản sắc văn hoá phồn thịnh và đặc trưng của người Khmer mặc dù cuộc sống của cộng đồng này vẫn còn không ít những lo toan. Nhắc đến ngôi chùa Khmer, người ta luôn tưởng đến một tác phẩm nghệ thuật nguy nga đồ sộ nằm giữa những ngôi nhà lá, nhà đất đơn sơ của cả một cộng đồng người. Có thể nói ngôi chùa Khmer là một công trình kiến trúc có nhiều giá trị thẩm mỹ, mang đậm tính thiêng liêng và đem đến cho người ta một cảm giác bình yên, thích thú. Đó là sự kết hợp hoànmỹ của các yếu tố mang ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hoá và nghệ thuật điêu khắc độc đáo. Hiện nay có khoảng hơn 500 ngôi chùa nằm phân bố ở những nơi có người Khmer cư trú, trong đó ở Trà Vinh có hơn 140 ngôi chùa thế này. Hầu hết những ngôi chùa này khá cổ, có niên đại lên đến 400 – 600 năm và hầu hết chúng đã được trùng tu lại nhiều lần qua các giai đoạn lịch sử nhất định. Tuy nhiên, những nguyên tắc, nền tảng cơ bản của nghệ thuật kiến trúc chùa vẫn được duy trì và mang tính đặc trưng, đặc thù rất riêng. Chính diện của chùa được xây ở vị trí trung tâm, nằm dọc theo hướng Đông – Tây và thường quay về hướng Đông vì người Khmer cho rằng con người tu hành của Phật là đi từ Tây sang Đông, rằng đức Phật ngự trị ở phương Tây nhìn về hướng Đông để ban phước lành. Ở lối kiến trúc này thường có 4 cửa chính mở về hai hướng Đông – Tây, chung quanh về hướng Bắc và Nam có từ 7 đến 9 cửa sổ. Bên cạnh đó, một ngôi chùa Khmer khi được tiến hành xây dựng tuyệt đối phải tuân theo các quy tắc cơ bản nhất về quy cách, kích thước như: phần mái và phần thân bằng nhau, chiều dài gấp hai lần chiều rộng, chiều cao bằng chiều dài, mái thường thấy hình tam giác cân, nhọn, chính diện có mái được phân ra thành 3 tầng mái từ trên xuống với những góc nghiêng khác nhau và chính điện bao giờ cũng được bao quanh bởi các dãy hành lang cao, rộng, thoáng mát. Nhà thì có kèo còn chùa thì có những hang cột và xà ngang kiên cố chống đỡ. Trong khi mái làm bằng gạch ngói thì cột lại làm từ gỗ quý, chắc chắn, làm nền móng để chóng đỡ bộ mái cao vút. Qua đó, cấu trúc chánh điện đã cho thấy được sự kết hợp hài hoà giữa các chất liệu dựng chùa. Như thế thôi chưa đủ, một ngôi chùa Khmer để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người chính là ở lối kiến trúc điêu khắc, trang trí thẩm mỹ. Người Khmer quan niệm hình tam giác là biểu trưng cho sự hoàn thiện chứa đựng cái đẹp hoàn mỹ nhất và ứng với con số 3, một con số rất được xem trọng. Hình tam giác còn gắn liền với hình ảnh ngọn lửa thiêng của Phật giáo cháy bên trong tâm hồn, là tri thức, là sự giác ngộ. Do vậy, không riêng gì con số 3 mà các số lẽ khác cũng được xem trọng và những con số 3 – 5 – 7 – 9 thường là số lượng các ô cửa sổ và cột chùa. Còn trên bàn thờ có lộng 3 tầngbiểu hiện tam bản, 5 tầng biểu hiện 5 sự hoá than của đức Phật, 7 tầng là 7 kiếp đời người và số 9 thường là không gian chùa. Ngoài ra, ngôi chùa càng them nổi bật với lối điêu khắc độc đáo, tinh tế, thẩm mỹ. Các diêm mái, góc giữa hai mái, trần nhà, quanh đầu và chân các cột, cánh cửa, xà ngang, xà dọc,…đều được điểm những hình ảnhđiâu khắc đặc biệt về cuộc đời đức Phật, về thiên nhiên trong cuộc sống người dân Khmer. Qua những tác phẩm nghệ thuật này của những người thợ điêu khắc khéo léo tài ba, ngôi chùa Khmer đã thật sự đi vào lòng người không chỉ với vẻ đẹp tổng thể hoàn mỹ mà còn ở vẻ đẹp trong cái thiêng liêng Phật tính. Các giá trị văn hoá của người Khmer trong hoạt động du lịch Các giá trị văn hoá tiêu biểu đã được khai thác du lịch ở Trà Vinh Nhắc đến Trà Vinh, một trong những tỉnh có đông đảo đồng bào Khmer sinh sống nhất, người ta thường nhớ ngay đến những trận đua ghe Ngo truyền thống của người Khmer diễn ra hằng năm tại đây. Ngoài ra, nhắc đến người Khmer, mọi người cũng có thể nghĩ ngay đến lễ tết Chol Chnam Thmay hoặc lễ cúng trăng Ook Om Bok của họ - những điều đã được chú trọng đăng nhiều trên các báo chí và lên sóng phát thanh, truyền hình nhiều lần trong những năm trở lại đây, hay cụ thể hơn là từ năm 2005. Điều này cho thấy giá trị về mặt lễ hội đã được khai thác để gây sức hút đối với mọi người từ khắp nơi. Từ năm 2005 đến nay, tỉnh Trà Vinh đã chú trọng xúc tiến du lịch không chỉ ở loại hình du lịch sinh thái, tắm biển mà đặc biệt là ở loại hình du lịch văn hoá - về nguồn, cụ thể là qua chương trình thăm viếng các khu du tích lịch sử, văn hoá tại tỉnh nhà như Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chùa chiền Khmer, miếu Hoa, tham gia các lễ hội truyền thống lớn của đồng bào Khmer…Mốc năm 2005 cũng được đánh dấu bởi sự kiện “Những ngày văn hóa Khmer tại Hà Nội” diễn ra từ ngày 27-30/10/2003 tại Trung tâm Triển lãm Văn hoá - Nghệ thuật Việt Nam (Vân Hồ - Hà Nội) với sự tổ chức của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương; Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Bộ Văn hoá - Thông tin; Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân của 9 tỉnh miền Tây Nam Bộ: Cà Mau, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Tây Ninh, Sóc Trăng, Vĩnh Long . Sư kiện này đã đưa giá trị văn hoá Khmer đến gần hơn với người dân thủ đô cũng như gây được tiếng vang lớn đến người dân cả nước và hơn thế nữa là bạn bè quốc tế. Bên cạnh đó, qua một số hội chợ triễn lãm, sự kiện diễn ra tại tỉnh, Trà Vinh cũng đã thực hiện tốt trong việc quảng bá văn hoá Khmer đến với đông đảo người dân, cụ thể như sau: Tỉnh Trà Vinh đã tham gia triễn lãm tại hội chợ Văn hoá - Thể Thao và Du lịch 2009 được tổ chức theo tinh thần Chỉ thị số 36-CT/TU của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch vào những ngày 28/8 - 2/9/2009, tại thủ đô Hà Nội để kỷ niệm 64 năm Quốc khánh nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2009) và 64 năm ngày truyền thống ngành Văn hóa Thông tin (28/8/1945 - 28/8/2009). Tại Triển lãm - Hội chợ này, ngành Văn hóa, Thể thao & Du lịch Trà Vinh tham gia phòng trưng bày các hình ảnh, hiện vật nhằm giới thiệu cùng đồng bào cả nước và khách tham quan những đặc trưng văn hóa vùng đất Trà Vinh bao gồm các hình ảnh về quá trình xây dựng, bảo vệ và trùng tu khu di tích Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 -2009), ngành Văn hóa, Thể thao & Du lịch Trà Vinh 40 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Hồ Chủ tịch và các hiện vật mang đậm sắc thái văn hóa Khmer (mô hình công cụ sinh hoạt và đánh bắt thủy sản, nghề đan đát, mặt nạ nghệ thuật, kinh Satra trên lá buông). Về du lịch, ngoài các hình ảnh về khu di tích lịch sử văn hóa Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, phòng trưng bày còn giới thiệu khái quát các khu di tích cấp quốc gia, các danh thắng, các làng nghề, lễ hội và các điểm tham quan du lịch nổi tiếng của Trà Vinh. Lễ hội Ook Om Bok năm 2008 được tỉnh Trà Vinh tổ chức gắn với năm du lịch quốc gia Mekong Cần Thơ năm 2008, với chủ đề: “Miệt vườn sông nước Cửu Long” và gần đây nhất là Hội chợ - Triển lãm Thương mại - Dịch vụ - Làng nghề trong lễ hội Ook Om Bok tỉnh Trà Vinh 2009 được diễn ra từ 26/10/2209 đến 01/11/2009 với chủ đề “Liên kết, hội nhập cùng phát triển” đã góp phần khuếch trương, quảng bá, giới thiệu những hình ảnh về đất nước, con người Trà Vinh. Đặc biệt, trên sông Long Bình diễn ra cuộc đua ghe ngo, thu hút hơn 20.000 người từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đến xem, cổ vũ. Vào đêm thì tổ chức sân khấu hoá lễ hội Ook Om Bok, biểu diễn văn nghệ, diễu hành, thi thả đèn gió… Những kết quả và hạn chế àKết quả: Các lễ hội lớn như Chol Chnam Thmay, Ook Om Bok,…mang đậm nét văn hoá Khmer đã và ngày càng được nhiều người tù khắp nơi biết đến và quan tâm. Công tác tôn tạo cơ sở vật chất, các di tích lịch sử văn hóa gắn với lễ hội được vực dậy và từng bước phát triển. Công tác tổ chức , quản lý các lễ hội ngày càng được tăng cường nhằm chỉnh sửa và hạn chế tối đa những sai phạm, rủi ro trong quá trình lễ hội diễn ra. Thông qua lễ hội, dộng đồng người Khmer của tỉnh hiểu hơn về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc từ đó nâng cao lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc và có thể chung tay với tỉnh, với đất nước trong việc quảng bá hình ảnh và giá trị văn hoá của mình đến với nhiều người hơn trong nước lẫn thế giới. Thời gian qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã từng bước lập hồ sơ các di tích trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét công nhận. Ngày 3/3/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 834/QĐ - BVHTTDL và Quyết định số 835/QĐ - BVHTTDL công nhận chùa Ông Mẹt và chùa Ấp Sóc là di tích cấp Quốc gia. Như vậy, với việc được xếp hạng di tích cấp quốc gia, các chùa Khmer tại Trà Vinh sẽ có thể thu hút nhiều khách hơn đến thăm viếng, tìm hiểu, nghiên cứu. Tỉnh Trà Vinh đã tổ chức nhiều cuộc liên hoan, hội diễn văn nghệ. Đồng thời, đưa đoàn văn nghệ của tỉnh đi tham gia các cuộc liên hoan, hội diễn, các ngày hội văn hoá - thể thao dân tộc Khmer Nam bộ ở một số tỉnh và Thủ đô Hà Nội đem lại kết quả đáng phấn khởi. Đặc biệt, tỉnh Trà Vinh đã đăng cai tổ chức thành công ngày hội văn hoá - thể thao dân tộc Khmer Nam bộ lần thứ III năm 2005. Trong thực tế, kết quả đó đã trở thành động lực thúc đẩy phong trào văn nghệ quần chúng Khmer của tỉnh không ngừng phát triển. Qua các hoạt động nêu trên, đã phát hiện những tài năng trẻ để bồi dưỡng, bổ sung cho đội ngũ làm công tác văn học nghệ thuật Khmer của tỉnh ngày càng được nâng dần về chất lượng và số lượng àHạn chế: Những thành tích bước đầu trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá Khmer ở Trà Vinh những năm qua là sự thật khách quan không ai được phép phủ nhận. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu vào mọi khía cạnh của thực trạng thì thấy, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn học nghệ thuật Khmer của tỉnh vẫn còn những điều cần phải quan tâm. Hiện nay, một phần của văn học nghệ thuật Khmer đang bị thất truyền hoặc là mai một, chưa có biện pháp sưu tầm một cách đồng bộ và khoa học. Đáng tiếc là những di sản đang thất tán, mai một đó vẫn còn giá trị bảo tồn và phát huy, bởi vì những giá trị đó trong dân gian vẫn còn được nhắc đến. Cùng với vấn đề cần được quan tâm như đã nêu trên, lại có hiện tượng văn nghệ Khmer bị “bóp méo”. Một mặt do một số nhà “sáng tạo” thích cải biên theo chủ quan là chính; làm vội, làm đại trà, không dựa vào tư duy văn học nghệ thuật Khmer của chính mình. Việc này có thể cho là sai sót, ít nhiều cũng ảnh hưởng không tốt đến giá trị văn học nghệ thuật truyền thống Khmer, vốn tồn tại ở bản sắc. Hiện nay thì các lễ hội truyền thống của người Khmer ở tỉnh hầu như chỉ mới thu hút được người dân địa phương và các tỉnh lân cận, chưa thật sự tạo sự quan tâm lớn lên người dân trên diện rộng toàn quốc. Có thể vì tỉnh chỉ mới đang ở bước đầu quảng bá du lịch của mình. Nhưng hạn chế này có thể được khắc phục nếu như tỉnh Trà Vinh đẩy mạnh đầu tư, xúc tiến hơn. Nạn mất cắp khi tham gia lễ hội vẫn còn xảy ra do phần quản lý an ninh trật tự chưa được tốt lắm khi có một lượng người khá lớn đổ xô về. Đội ngũ hướng dẫn viên hiểu biết sâu về lễ hội và văn hoá Khmer cho khách quốc tế còn thiếu nên chưa tạo lực hút được đối với khách do không thể truyền tải nét đặc trưng của văn hoá Khmer. CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Định hướng: Ngày 07/10/2009 Sở Kế họach và Đầu tư do Ông Lê Văn Hướng, Phó giám đốc Sở làm trưởng đòan đến làm việc với UBND Thị xã Trà Vinh về việc giám sát tình hình xây dựng kế họach năm 2010 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh đồng thời làm việc Bộ Kế họach và Đầu tư. Đại diện UBND thị xã Trà Vinh báo cáo về thực hiện kế họach năm 2009 và công tác xây dựng kế họach năm 2010. Ông có đưa ra định hướng về phát triển thương mại dịch vụ, trong đó có ngành du lịch. Phát triển ngành thương mại dịch vụ theo hướng đa dạng và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, tập trung các ngành dịch vụ có khả năng thu hồi vốn nhanh, có đóng góp cao cho nền kinh tế như du lịch, tài chính, ngân hàng bưu chính, viễn thông... Xây dựng lực lượng doanh nghiệp mới đủ năng lực về vốn, quản lý, trang thiết bị, tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả đối với một số ngành trọng yếu như mua bán vật tư xây dựng, kinh doanh du lịch, xuất khẩu, cung cấp giống cây trồng phục vụ sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Tạo động lực cạnh tranh để các doanh nghiệp phải tự vươn lên tìm kiếm thị trường qua các hình thức tham quan, quảng cáo, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả làm nòng cốt của kinh tế thị xã. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch nhằm kêu gọi đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ, thương mại, du lịch sinh thái,…Ưu tiên xây kè chống sạt lở các công trình trọng điểm như: sông Long Bình, cầu Long Bình 3, đường đua ghe Ngo,… Tiếp tục thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ: huy động lực lượng tham gia công tác tuyên truyền, cổ động, triển lãm, huy động sự đóng góp của nhân dân xây dựng nhà văn hóa ấp, xã; tham gia bảo vệ và trùng tu, tôn tạo các di tích hoặc ủng hộ sách báo, tạp chí cho tủ sách các nhà văn hóa xã, ấp, Bưu điện văn hóa xã. Tổ chức các lớp truyền dạy, phổ biến âm nhạc dân gian dân tộc Khmer, nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.  Kiến nghị, đề xuất Đẩy mạnh việc xúc tiến quảng bá du lịch lễ hội một cách thường xuyên và có hiệu quả qua việc cập nhật thường xuyên thông tin về hoạt động du lịch, lễ hội của tỉnh nhà nhằm cung cấp kịp thời cho những khách có nhu cầu tham quan chùa chiền, tham gia lễ hội, tìm hiểu văn hoá. Đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật, đường xá, đảm bảo an toàn và cả an ninh trật tự cho du khách khi đến tỉnh. Tỉnh nên tạo môi trường đầu tư tốt, cung cấp đầy đủ thông tin để các nhà đầu tư trong nước và quốc tế có cơ hội đầu tư cho ngành du lịch của tỉnh nhà. Chú trọng hơn vào việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch lễ hội, để họ có đủ kiến thức và kỹ năng truyền tải được nội dung và ý nghĩa của các lễ hội cho du khách đặc biệt là du khách quốc tế. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để mọi tầng lớp nhân dân (không chỉ riêng cộng đồng người Khmer ở tỉnh mà là mọi người dân ở tỉnh) hiểu được ý nghĩa văn hóa lịch sử của các lễ hội từ đó nâng cao ý thức bảo tồn các di tích, bản sắc văn hóa của dân tộc, góp phần giúp quảng bá lễ hội của tỉnh tốt hơn. Dựa trên những điểm chung (cụ thể ở đây là lễ hội) mà tạo nên những sản phẩm du lịch mang tính riêng biệt đặc trưng chỉ có ở tỉnh Trà Vinh. Có thể xuất phát từ các vở ca diễn kịch Dù Kê, Rồ Băm, Aday trong các lễ hội chẳng hạn thong qua cách tạo dựng vở diễn, hay nói cách khác là sân khấu hoá lễ hội một cách hợp lý, đặc sắc và độc đáo. KẾT LUẬN Đất nước chúng ta đang trên bước đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá và vẫn đang tiếp tục mở rộng cửa chào đón, hợp tác với quốc tế. Chính vì thế đã, đang và sẽ có những biến đổi lớn trong kinh tế, xã hội,…bao gồm đời sống văn hoá của tất cả 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam nói chung và của người Khmer nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến để phù hợp với thời đại vẫn còn tồn tại những nét truyền thống rất đặc trưng, rất có giá trị, cần được bảo tồn và phát huy. Chính những nét truyền thống ấy là cái hay, cái đẹp để chúng ta tiếp cận, tìm hiểu, phát huy nhằm đưa vào phát tiển du lịch nước nhà. Trà Vinh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu ái để có thể phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, Trà Vinh còn là tỉnh đứng thứ nhì vùng về số lượng người Khmer cư trú với những giá trị văn hoá truyền thống rất đặc trưng và độc đáo. Trà Vinh cần tận dụng và khai thác triệt để các giá trị văn hoá này để đưa vào đẩy mạnh việc phát triển du lịch tỉnh mang lại nguồn lợi và tăng doanh thu cho tỉnh, cho đất nước, nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là đồng bào Khmer có hoàn cảnh sống khó khăn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Văn Thông (2005), Tổng quan du lịch , NXB Giáo Dục, TP.HCM Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Đại học Văn Hóa Hà Nội Trần Văn Thông (2005), Quy hoạch du lịch - những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo Dục, TP.HCM Trần Văn Bổn, Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ Nam bộ đất và người, tập 4 Một số trang web: www.cema.gov.vn www.vanhoanghethuat.org.vn www.travinh.gov.vn www.vietbao.vn www.xuctientravinh.com.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_tieu_luan_giua_khoa_hoan_chinh3_457.doc