Vì vậy, trước đòi hỏi của thực tiễn, ngày 28 tháng 1 năm 2008, Hội nghị lần thứ 6, ban chấp hành trung ương đảng (khoá X) ra nghị quyết “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” là phù hợp, là chín muồi đúng thời điểm của tình hình, thực tiễn đòi hỏi. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng nếu Trung ương ra được nghị quyết về giai cấp công nhân sớm hơn thì sẽ sớm định hướng chính trị, tư tưởng cho giai cấp công nhân trong tình hình mới, giảm được tình hình bức xúc của công nhân trong lao động, sản xuất và đời sống.
Nhìn lại lịch sử, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ đầu thế kỷ XX. Trải qua hơn 100 năm, giai cấp công nhân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh đã trưởng thành và lớn mạnh không ngừng về cả số lượng và chất lượng thực sự là giai cấp tiên phong, lãnh đạo cách mạng, góp phần rất to lớn vào sự nghiệp cáchmạng của Đảng và dân tộc ta, giành được những thắng lợi vĩ đại trong cách mạng dân tộc dân chủ, đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
22 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a.đặt vấn đề
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động của các giai cấp và tầng lớp bị trị, chiếm đoạt của cải xã hội vào tay mình. Các giai cấp, tầng lớp bị trị không những bị chiếm đoạt kết quả lao động mà họ còn bị áp bức về chính trị, xã hội và tinh thần. Không có sự bình đẳng giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, chẳng hạn giữa giai cấp các nhà tư bản với giai cấp những công nhân làm thuê. Giai cấp bóc lột bao giờ cũng dùng mọi biện pháp và phương tiện bảo vệ địa vị giai cấp của họ, duy trì củng cố kinh tế xã hội cho phép họ được hưởng những đặc quyền, đặc lợi giai cấp. Công cụ chủ yếu là quyền lực nhà nước. Lợi ích cơ bản của giai cấp bị trị đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị. Đây là đối kháng về quyền lợi giữa những giai cấp áp bức bóc lột và những giai cấp, tầng lớp bị áp bức, bị bóc lột.
Đối kháng là nguyên nhân của đấu tranh giai cấp. Có áp bức thì có đấu tranh chống áp bức. Vì vậy đấu tranh giai cấp không do một lý thuyết xã hội nào tạo ra mà là hiện tượng tất yếu không thể tránh được trong xã hội có áp bức giai cấp.
Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội có sự phân chia giai cấp.
Trong xã hội Việt Nam trải qua nhiều chế độ chính trị thì vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp hiện nay còn có rất nhiều vấn đề cần bàn luận, chính vì thế em chọn đề tài “Giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay” là đề tài viết tiểu luận của mình.Dù đã rất cố gắng nghiên cứu đề tài, cập nhật thông tin để có thể hoàn thành tiểu luận một cách tốt nhất có thể nhưng chắc chắn sẽ vẫn mắc phải một số lỗi trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, vì thế em mong nhận được sự giúp đỡ từ thầy cô giáo để bài tiểu luận có thể tốt hơn nữa.
b.giải quyết vấn đề
Claude Henri Saint – Simon (1760 – 1825) ,nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp –Là người đầu tiên đề cập ,luận giải cho lí thuyết về giai cấp.Ông tự tuyên bố là người phát ngôn cho giai cấp cần lao và giải phóng giai cấp ấy là mục đích cuối cùng của những nỗ lực mà ông thực hiện trong cuộc đời.Nội dung quan trọng của học thuyết Xanh – Ximông có điểm đáng chú ý đó là những quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp ,một điều mới so với tất cả nhà xã hội không tưởng trước kia.Ông quan tâm đến số phận của giai cấp vô sản,nhưng không nhận thức vai trò và sứ mệnh lịch sử của nó.Ông phủ nhận đấu tranh giai cấp .Ông chủ trương trong xã hội của nghĩa tương lai ,những nhà bác học và nhưng người làm công nghiệp (bao gồm chủ xưởng ,thương nhân,nhà ngân hàng ,và cả công nhân) giữ vai trò lãnh đạo .Ông cho rằng cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội sẽ là nền đại công nghiệp được tổ chức trên những nguyên tắc kế hoạch hoá ,có khả năng đảm bảo sự thoả mãn nhu cầu cho xã hội.Ông đề ra nguyên tắc "mọi người đều phải lao động" theo khả năng của mình để cung cấp của cải cho xã hội.
Saclơ Phuriê (Charles Fourier) – nhà triết học và kinh tế học Pháp ,nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng ông viết một số tác phẩm công kích kịch liệt chế độ tư bản,chỉ rõ rằng trong xã hội tư bản,sự thừa thãi của cải ở cực này nhờ sự nghèo khổ ở cực kia.Chủ nghĩa tư bản làm què quặt con người ,đàn áp tư tưởng ,tình cảm và ước vọng nhân dân.Ông phê bình ,chỉ trích chế độ tư bản xây dựng trên sự cạnh tranh ,sản xuất vô tổ chức ,không có kế hoạch ;việc mâu thuẫn ,xung đột nhau về quyền lợi giữa các giai cấp đã gây ra những ác ý đối với nhau.Phuriê cho rằng chế độ tư bản phải được thay thế bằng một chế độ xã hội cao hơn – chế độ xã hội chủ nghĩa.Xã hội tương lai được tổ chức theo hình thức công xã ( Phalănggiơ),trong đó mọi người sống trong cộng đồng ,lao động được tiến hành theo kế hoạch ,mỗi người đều biết nhiều nghề và làm nghề nào mình thích thú , do đó lao động là nhu cầu niềm vui đối với con người .Nhưng ông cho là vẫn phải kinh doanh theo lối tư bản ,có nghĩa là vẫn bảo tồn lợi tức cho giai cấp tư sản .Theo ông ,thì sản phẩm bán ra ,dành một phần để mua lương thực ,thực phẩm cung cấp cho toàn công xã ,còn lại những người lao động và kĩ thuật được hưởng 2/3,còn 1/3 dành cho các nhà tư bản bỏ tiền vào việc xây dựng công xã .Phát hiện ra tình trạng vô chính phủ của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa.Ông dự đoán văn minh tư bản nhất định sẽ được thay thế bằng chế độ xã hội mới mà ông gọi là "chế độ xã hội được đảm bảo" hay "xã hội hài hoà".
Rôbớt Ooen (1771 – 1858) – người Anh ,khác với Xanh Xi-mông và S.Phurie ,R.Ooen không chỉ đề xướng và kiến nghị những tư tưởng có tính chất xã hội chủ nghĩa ,ông còn đề ra tổ chức thực nghiệm những tinh thần được nêu trong Luật lao động nhân đạo trong công xưởng nơi ông làm giám đốc : Xưởng cộng sản, nhà trẻ , mẫu giáo Ông đánh giá cao vai trò của công nghiệp ,của tiến bộ kỹ thuật đối với sản xuất và phát triển kinh tế .Những chủ trương trên mà ông thực hiện đã mang lại những kết quả nhất định trong cải thiện đời sống cho công nhân của ông.Ông chủ trương xoá bỏ tư hữu ,vì tư hữu là nguyên ây bất công và tệ nạ xã hội trong xã hội tư bản.
Không thể không chịu ảnh hưởng sâu sắc quan niệm của chủ nghĩa duy lí và chân lý vĩnh cửu của triết học thời kỳ cận đại , các nhà không tưởng đầu thế kỉ XIX cũng đã không thoát khỏi quan niệm duy tâm về lịch sử.
Hầu hết các nhà không tưởng đều có khuynh hướng đI theo con đường ôn hoà để cải tạo xã hội bằng pháp luật và thực nghiệm xã hội..
Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong các thời kỳ được xét ngay cả những đại biểu của đầu thế kỷ XIX đã không thể phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và cộng sản chủ nghĩa.Lực lượng ấy đã được sinh ra,lớn lên và phát triển cùng với nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa.Đó là giai cấp công nhân.
Những hạn chế trên đây là những hạn chế có tính lịch sử không thể tránh khỏi.nguyên nhân cơ bản của những hạn chế này bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế-xã hội lúc bấy giờ. đáng chú ý nhất là:
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa phát triển đầy đủ , chưa bộc lộ hết những mâu thuẫn nội tại và những mặt tráI cơ bản của nó
Giai cấp công nhân hiện đại chưa hình thành với tư cách là một giai cấp đã trưởng thành với những mặt tráI ưu việt riêng có , cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân còn ở trình độ thấp
Để tồn tại và phát triển, con ngưòi phảI gắn kết với nhau thành những cộng đồng.trong quá trình phát triển của xã hội, ccs hình thức cộng đồng người cũng biến đổi từ thj tộc đến bộ lạc, bộ tộc và dân tộc
Thị tộc, là cộng đồng người ( khoảng vài trăm người ) có cùng một huyết thống.Thị tộc là một đơn vị sản xuất và là một hình thức tồn tại cơ bản của xã của xã hội nguyên thuỷ.Thị tộc là hình thức cộng đồng người đầu tiên trong lịch sử.
Ngoài những đặc trưng về huyết thống là chủ yếu , thị tộc còn có những quan hệ cộng đồng về ngôn ngữ , tập quán , tín ngưỡng, văn hoá.Mỗi thị tộc có khu vực cư trú , vùng săn bắt và tên gọi riêng.
Cơ sơ tồn tại về kinh tế của thị tộc là quyền sở hữu chung về tư liệu sản xuất và tài sản .Họ cùng lao động và mọi sản phẩm được chia đều cho tất cả các thành viên trong thị tộc
Lãnh đạo thị tộc là một hội đồng thị tộc , đứng đầu là tộc trưởng được mọi người bầu ra.việc quản lý điều hành thị tộc dựa trên nghị quyết của hội nghị thị tộc gồm các nam nữ đã thành niên trong thị tộc.Khi tộc trưởng đã được bầu, các thành viên trong thị tộc tôn kính và chấp hành sự điều khiển của tộc trưởng một cách tự nguyện.
Bộ lạc, là tập hợp dân cư được tạo thành từ nhiều thị tộc do có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân liên kết với nhau, trong đó có một thị tộc gốc tạo thành bộ lạc gọi là bào tộc.
Đặc trưng của bộ lạc là có cùng ngôn ngữ , phong tục , tập quán , văn hoá , tín ngưỡng và cùng chung sống trên một vùng lãnh thổ.Mặc dù chưa thật sự ổn định nhưng việc xác lập chủ quyền về mặt lãnh thổ là đặc trưng mới của bộ lạc so với thị tộc.
Bộ lạc có hình thức sở hữu cao hơn thị tộc.ngoài sở hữu riêng của thị tộc, bộ lạc còn có những sở hữu khác bao gồm vùng lãnh thổ , nơI trồng trọt , săn bắt và chăn nuôi
Lãnh đạo bộ lạc là một hội đồng các tộc trưởng .trong bộ lạc có thủ lĩnh tối cao nhưng mọi quyền hành quản lý bộ lạc đều do hội nghị của hội đồng cá tộc trưởng và thủ lĩnh quân sưk quyết định.Hình thức phát triển cao nhất của bộ lạc là liên minh bộ lạc được hình thành từ sự liên kết nhiều bộ lạc.
Trong xã hội nguyên thuỷ , bộ lạc là hình thức tốt nhất để phát triên sản xuất .Chính trong thời kỳ này, công cụ sản xuất bằng kim loại đã ra được hình thành tạo nên hình thức phân công lao động xã hội đầu tiên giữa trồng trọt và chăn nuôI , nông nghiệo với thủ công nghiệpĐó là tiền đề khách quan của sự xuất hiện sở hữu tư nhân.Dựa trên sở hữu tư nhân , bộ tộc ra đời thay thế cho hình thức bộ lạc và liên minh các bộ lạc.
Bộ tộc, là một cộng đồng dân cư được hình thành từ sự liên kết của nhiều bộ lạc và liên minh các bộ lạc trên cùng một vùng lãnh thổ nhất định.Bộ tộc đông đảo hơn bộ lạc.Mỗi bộ tộc có tên gọi và có những đặc điểm về kinh tế, văn hoá riêng.Khác với bộ lạc và thị tộc , bộ tộc có vùng lãnh thổ tương đối ổn định, dân cư đa dạng và đan xen , đa ngôn ngữ và văn hoá , trong đó ngôn ngữ của bộ lạc nào chiếm vị trí trung tâm cảu sự giao lưu và sự phát triển kinh tế sẽ trở thành ngôn ngữ chung của cả bộ tộc.
Thời kỳ hình thành bộ tộc là thời kì đánh dấu sự tan rã hoàn toàn của xã hội công xã nguyên thuỷ;sở hữu tư nhân và chế độ tư hữu ra đời thay thế sở hữu tập thể của thị tộc, bộ lạc.nhà nước , tổ chức chính trị xã hội có giai cấp đầu tiên được hình thành.phạm vi thống trị của nhà nước có thể không trùng với bộ tộc.Có nhà nước một bộ tộc , cũng có nhà nước nhiều bộ tộc , sắc tộc .Sự xuất hiện nhà nước đã góp phần rất quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội , thúc đẩy sự thống nhất về kinh tế và văn hoá , mở rộng giao lưu giữa xá bộ tộcDưới tác động của các quan hệ mới ; đặc biệt là quan hệ giao lưu về kinh tế , khuôn khổ chật hẹp của bộ tộc không còn thích hợp cho sự phát triển .Những nhân tố khách quan trên đây đã thúc đẩy quá trình hình thành một cộng đồng người mới thay thế bộ tộc , đó là sự xuất hiện của dân tộc.
Dân tộc, là một cộng đồng dân cư hình thành từ một bộ tộc hoặc từ sự liên kết của tất cả các bộ tộc sống trên cùng một vùng lãnh thổ.Cũng như bộ tộc, dân tộc là hình thức cộng động người gắn liền vỡi xã hội có giai cấp , có các thể chế chính trị và nhà nứơc.Dân tộc là một cộng đồng dân cư có tính thống nhất cao , ổn định và tương đối bền vững dựa trên những nguyên tắc pháp lý cao,
Dân tộc là một cộng đòng dân cư gồm có những đặc điểm chung thống nhất rất chặt chẽ:
Cộng đồng về lãnh thổ: Lãnh thổ là sự biểu hiện về mặt chủ quyền của một dân tộc trong quan hệ với các quốc gia dân tộc khác.Chủ quyền quốc gia dân tộc về lãnh thổ là kết quả lao động kiến tạo của cả một dân tộc trong suốt quá trình hình thành dân tộc.nó được thể chế bằng luật pháp quốc gia và quốc tế.Lãnh thổ là chủ quyền không thể chia cắt, là nơI sinh tồn phát triển và là nên tảng hình thành nên tổ quốc của mỗi quốc gia , dân tộc.
Cộng đồng về kinh tế: Cộng đồng chung về kinh tế là nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và thống nhất của mỗi quốc gia dân tộc.C.Mác và Ph.Ăngghen chứng minh rằng động lực gắn kết các dân tộc thành một nhà nước, một quốc gia thống nhất chính là yếu tố kinh tế.Trong mỗi dân tộc thường tồn tại nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp xã hội có lợi ich khác nhau, thậm chí đối lập nhau.Mặc dù vậy , trong đó sự khác biệt ấy vẫn phảI có những tương đồng nhất định về mặt lợi ích.Một quốc gia thống nhất, một dân tộc thống nhất phảI được bảo đảm và phảI dựa trên cơ sở cộng đồng chung về kinh tế.Tính thống nhất , tính tương đồng và ổn định chung về kinh tế luôn luôn là nhân tố bảo đảm cho sự thống nhất của mỗi quốc gia dân tộc.
Cộng đồng về ngôn ngữ: ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất trong giao tiếp của các dân tộc.Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng của dân tộc mình, nhưng trong một quốc gia nhiều dân tộc bao giờ cung có một ngôn ngữ chung thống nhất.ngôn ngữ được chọn làm ngôn ngữ thống nhất thường là sản phẩm và là kết quả tất yếu của một quá trình phát triển lâu dài về kinh tế – xã hội của các dân tộc trong một quốc gia.Ngôn ngữ là nền tảng văn hoá , đồng thời là di sản tinh thần của mỗi dân tộc.
Cộng đồng về văn hoá , về tâm lý: Văn hoá là yếu tố đặc biệt trong sự gắn kết cộng đồng dân tộc thành một khối thống nhất.Lịch sử phát triển văn hoá của mỗi dân tộc rất phong phú và đa dạng.Văn hoá của mỗi dân tộc phản ánh kháI quát tính đa dạng chung của các sắc tộc, các cộng đồng dân cư trên cùng một vùng lãnh thổ.đặc trưng chung của văn hoá dân tộc là thống nhất trong tính đa dạng.Nó được chắt lọc trảI dài trong suốt lịch sử đấu tranh để sinh tồn của mỗi dân tộc.Xã hội càng phát triển nhu cầu về văn hoá càng cao.Hơn thế nữa, văn hoá còn là động lực của sự phát triển , là công cụ bảo vệ độc lập và chủ quyền của mỗi quốc gia.Trong xã hội có giai cấp, mỗi giai cấp có những điều kiện vật chất riêng nên văn hoá cũng không đồng nhất.Mỗi dân tộc còn có tâm lý lối sống và những tính cách riêng.Tâm lý và nét tính cách riêng của mỗi dân tộc trước hết là sự phản ánh những điều kiện kinh tế, điều kiện địa lý , dân cư và nét đặc thù văn hoá riêng của dân tộc ấy.
Cộng động về lãnh thổ , cộng đồng về kinh tế , cộng đồng về ngôn ngữ m về văn hoá , tâm lý và tính cách là bốn đặc trưng không thể thiếu của mỗi dân tộc.Đó chính là những yếu tố có mối quan hệ nội lực mạnh mẽ.Các hình thức cộng dồng chung của dân tộc có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển đối với sự phát triển của con người và xã hội.Đấu tranh chống lại sự nô dịch và áp bức dân tộc chính là sự đấu tranh vì sự phát triển và tiến bộ chung của nhân loại.
Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, Lênin định nghĩa : “Người ta gọi giai cấp, những tập đoàn lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử , khác nhau về quan hệ của họ(thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội ,và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần cảu cải xã hội , ít hoặc nhiều mà họ được hưởng.Giai cấp là những tập đoàn mà tập đoàn người mà tập đoàn người này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn người khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”
Như vậy, sự ra đời , tồn tại của giai cấp gắn với những hệ thống sản xuất xã hội nhất định.Sự khác nhau về địa vị của giai cấp trong hệ thống sản xuất là do:
Thứ nhất , khác nhau về quan hệ của họ đối với việc sở hữu những tư liệu sản xuất của xã hội.
Thứ hai, khác nhau về vai trò của họ trong tổ chức quản lý sản xuất, tổ chức quản lý lao động xã hội.
Thứ ba, khác nhau về phương thức và quy mô thu nhâp những sản phẩm lao động của xã hội.
Trong những sự khác nhau trên đậy, sự khác nhau của họ đối với TLSX có ý nghĩa quan trọng quyết định nhất.Tập đoàn người nào nắm TLSX sẽ trở thành giai cấp thống trị xã hội và tất yếu sẽ chiếm đoạt những sản phẩm lao động của tập đoàn khác.Đó là bản chất của những xung đột giai cấp trong các xã hội có giai cấp đối kháng.
Trong các xã hội có giai cấp, ngoài giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, còn có các giai cấp và tầng lớp trung gian khác.Bộ phận này không có vị trí cơ bản trong phương thức sản xuất , nó thường bị phân hoá.Nhân tố chi phối sự phân hoá của các tầng lớp trung gian là lợi ích.Các giai cấp và tầng lớp trung gian ngả về phía giai cấp thống trị hay bị trị là tuỳ thuộc vào vị trí lợi ích của họ.
Giai cấp là một phạm trù kinh tế – xã hội có tính lịch sử .Nó luôn luôn vận động và biến đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử.
Trong xã hội có nhiều nhóm xã hội khác nhau .Sự khác nhau ấy được phân biệt bởi những đặc trưng khác nhau như giới tính , nghề nghiệp , chủng tộc , dân tộcNhững khác biệt ấy tự nó không tạo ra sự đối lập về mặt xã hội .Chỉ có những giai cấp xuất phát từ sự khác biệt căn bản về lợi ích mới tạo ra những xung đột xã hội mang tính chất đối kháng.Mác chỉ rằng : “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất ”. Sự phân chia một xã hội thành giai cấp trước hết là do nguyên nhân kinh tế.
Trong xã hội nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất chưa phát triển, năng suất lao động rát thấp, sản phẩm làm ra chưa đủ nuôI sống người nguyên thuỷ. Để tồn tại họ phải sống nương tựa vào nhau theo bầy đàn lệ thuộc nhiều vào tự nhiên , giai cấp chưa xuất hiện.
Sản xuất ngày càng phát triển phát triển với sự phát triển của LLSX.Công cụ sản xuất bằng kim loại ra đời thay thế công cụ bằng đá, năng suất lao động nhờ đó tăng lên đáng kể, phân công lao động xã hội từng bước hình thành ,của cảI dư thừa xuất hiện ,những người có chức,quyền trong các thị tộc, bộ lạc đã chiếm đoạt của cải dư thừa làm của riêng ;chế độ tư hữu ra đời, bất bình đẳng về kinh tế nảy sinh trong nội bộ công xã, đó chính là cơ sở của sự xuất hiện giai cấp.
Do có của cải dư thừa, tù binh bắt được trong các cuộc chiến tranh không bị giết như trước.Họ được sử dụng làm nô lệ phục vụ những người giàu có và có địa vị trong xã hội , chế độ có giai cấp chình thức hình thành kể từ đó. Như vậy , sự xuất hiện chế độ tư hữu là nguyên nhân quyết định trực tiếp sự ra đời giai cấp.Sự tồn tại các giai cấp đối kháng gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ , chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa.Chủ nghĩa tư bản phát triển cao lại tạo tiền đề khiến cho sự thủ tiêu chế độ tư hữu, cái cơ sở kinh tế của sự đối kháng giai cấp trở thành xu thế khách quan trong sự phát triển xã hội.Đó là lôgíc khách quan của tiến trình phát phát triển lịch sử.
Các xã hội có đối kháng giai cấp lần lượt thay thế nhau trong lịch sử.Mỗi kết cấu xã hội – giai cấp của một xã hội nhất định bao gồm hai giai cấp cơ bản đối lập nhau.Đó là chủ nô và nô lệ trong chế độ nô lệ, địa chủ và nông nô trong chế độ phong kiến , tư sản và vô sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa.Hai giai cấp cơ bản của mỗi chế độ kinh tế – xã hội là sản phẩm đích thực của chế độ kinh tế – xã hội đó , đồng thời là những giai cấp quyết định sự tồn tại , sự phát triển của hệ thống sản xuất trong xã hội đó.Giai cấp thống trị là giai cấp tiêu biểu cho bản chất của chế độ kinh tế - xã hội đang tồn tại.Ngoài hai giai cấp cơ bản , mỗi kết cấu kinh tế- xã hội còn bao gồm một số giai cấp không cơ bản và tầng lớp trung gian.Trong những tập đoàn xã hội này có tập đoàn là tàn dư của phương thức sản xuất cũ( như nô lệ trogn buổi đầu của xã hội tư bản ) , có tập đoàn là mầm mông của PTSX trogn tương lai( như giai cấp tư sản cà giai cấp công nhân công trường thủ công trogn giai đoạn cuối của xã hội phong kiến ).Ngoài ra bất cứ xã hội có giai cấp nào cũgn có một số tầng lớp trugn gian là sản phẩm của chinh phương thức sản xuất đang thốgn trị , là kết quả của quá trình phân hoá xã hội không ngừng diễn ra trong xã hội.Đó là tầng lớp bình dân trong xã hội nô lệ, các tầng lớp tiểu tư sản thành thị và nông thôn trong xã hội tư bản.Xã hội có giai cấp nào cũng tồn tại một tầng lớp xã hội có vai trò quan trọng về kinh tế , xã hội , chính trị , văn hoá , đó là tầng lớp tri thức.
Trong xã hội có giai cấp tất yếu nảy sinh đấu tranh giai cấp.V.I.Lênin “định nghĩa đấu tranh của giai cấp bị tước hết quyền , bị áp bức và lao động , chống bọn có đặc trưng ,đặc lợi , bọn áp bực và bọn ăn bám , cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống người hữu sản hay giai cấp tư sản.”
Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa quần chúng bị áp bức ,vô sản đi làm thuê chống laị giai cấp thống trị , chống lại bọn đặc quyền, đặc lợi ,những kẻ đi áp bức và bóc lột.
Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính xã hội hoá ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.Biểu hiện của mâu thuẫn này về phương diện xã hội : Mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng , tiến bộ , đại diện cho phương thức sản xuất mới , với một bên là giai cấp thống trị , bóc lột , đại biểu cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỗi thời,lạc hậu.
Đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp tát yếu sẽ dẫn đến cách mạng xã
hội, thay thế phương thức sản xuất cũ bằng một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn.Phương thức sản xuất mới ra đời mở ra địa bàn mới cho sự phát triển của sản xuất xã hội.Sản xuất phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội.Dựa vào tiến trình phát triển của lịch sử , C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng,đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội.Cách mạng xã hội như là đòn bẩy thay đổi cá hình thái kinh tế xã hội , vì vậy, “đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp của lịch sử các xã hội có giai cấp”.
Đấu tranh giai cấp góp phần xoá bỏ các thế lực phản động, lạc hậu, đồng thời cải tạo cả bản thân giai cấp cách mạng.Giai cấp nào đại biểu cho phương thức sản xuất mới , giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng.Thành tựu mà loài người đạt được trong tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất , cách mạgn khoa học và công nghệ , cải cách về dân chủ và tiên sbộ xã hội.khôgn tách rời cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp tiến bộ chống các thế lực thù địch, phản động.
Đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xa hội có giai cấp.Nó là cuộc đấu tranh khác về bản chất so với các cuộc đấu so với trước đó trong lịch sử.Bởi vì mục tiêu của nó là thay đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội.
Trước khi giành chính quyền , nội dung của đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là đấu tranh kinh tês, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị.Sau khi giành chính quyền , thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản , mục tiêu và hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay đổi.V.I.Lênin viết “ Trong điều kiện chuyên chính vô sản , những hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản không thể giống như trước được”
Trong cuộc đấu tranh này, giai cấp vô sản phải biết cách sử dụng tổng hợp mọi nguồn lực, vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh.Mục tiêu của cuộc đâu tranh này là giữ vững thành quả cách mạng , xây dựng và củng cố chính quyền của nhân dân ;tổ chức quản lý sản xuất , quản lý xã hội, bảo đảm tạo ra một năng suất lao động xã hội cao hơn, trên cơ sở đó thủ tiêu chế độ người bóc lột người ,xây dựng một xã hội mới ,công bằng ,dân chủ và văn minh.Đó là mục tiêu ,đồng thời vừa là nhân tố bảo đảm thắng lợi cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư bản.
Trong một cộng đồng dân tộc bao giờ cũng có nhiều giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau cùng chung sống .Lợi ích dân tộc là lợi ích chung của tất cả các giai cấp, lực lượng xã hội sống trong cộng đồng ấy .Mỗi một giai đoạn phát triển cụ thể của lịch sử , giai cấp nào có lợi ích gắn liền với phương thức sản xuất thống trị, sẽ trở thành lực lượng tiêu biểu và lãnh đạo dân tộc.
Tuy nhiên , trong các xã hội và những phương thức sản xuất tồn tại dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất , lợi ích của giai cấp thống trị và lợi ích của dân tộc khôgn phải khi nào cũgn thốgn nhất , thậm chí nhiều lúc trái ngược và đối lập với lợi ích dân tộc.Trong xã hội xã hội chủ nghĩa phương thức sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất ,lực lượng sản xuất thuộc về quyền sở hữu chugn của cả xã hội,khi ấy lợi ích giai cấp về cơ bản phù hợp với lợi ích của cả cộng đồng dân tộc.Đương nhiên , sự phù hợp được thể hiện trong quá trình giải quyết đúng đắn các mau thuẫn .Ngày nay,chừng nào trong xã hội còn giai cấp đối kháng ,và đấu tranh giai cấp ,vấn đề quan hệ giai cấp và dân tộc được giải quyết trên lập trường giai cấp nhất định.
Vấn đề lợi ích nhân loại là những vấn đề có liên quan đến sự sống còn của cả loài người , chẳng hạn những vấn đề chống chiến tranh hạt nhân , bảo vệ môi trường ,vấn đề dân số ,chốgn các loại dịch bệnh đe doạ sự sống còn của cả nhân loại.Lợi ích nhân loại là những nhân tố đáp ứng yêu cầu phát triển của loài người mọi quốc gia ,không phân biệt sự klhác nhau về giai cấp , dân tộc, tôn giáo.
Tuy nhiên trong xã hội có giaic cấp ,lợi ích nhân loại là không tách rời với lợi ích giai cấp ,lợi ích dân tộc và do đó nó bị chi phối bởi lưọi ích giai cấp.
Lợi ích của giai cấp tiến bộ phù hợp với lợi ích của nhân loại .Các giai cấp phản động đối với lịch sử thì lợi ích của giai cấp về căn bản mau thuẫn với lợi ích chugn của dân tộc và lợi ích chugn của toàn nhân loại.
Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng muốn giải phóng mình, giai cấp vô sản phải giải phóng giải phóng toàn nhân loại khỏi áp bức và nô dịch của chủ nghĩa tư bản.Vì vậy lợi ích giai cấp của giai cấp vô sản về căn bản phù hợp với lợi ích của nhân loại.
Tư tưởng hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác-Lênin,được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ gnhĩa xã hội ở Việt Nam .Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hôị và giải phóng con người.
Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác-Lênin ,đối với Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin cũng có nghĩa là đến với con đường cách mạng vô sản.Từ đây ,Người thực sự tìm thấy được con đường cứu nước chân chính ,triệt để :"Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc ,không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" và " chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc ;cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cuả cách mạng thế giới"
Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin ,tư tưởng và quan điểm của Hồ Chí Minh có bước nhảy vọt lớn:kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản ,kết hợp dân tộc với giai cấp ,độc lập dân tộc với chủ nghĩa ;nâng chủ nghĩa yêu nước lên một trình độ mới trên lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin .Khi phân tích xã hội của các nước thuộc địa ,Hồ Chí Minh tiếp thu,vận dụng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin một cách sáng tạo ,chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn cơ bản của các nước thuộc địa ,đó là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc ,thực dân thống trị và bè lũ tay sai với toàn thể nhân dân,dân tộc không phân biệt giai cấp, tôn giáo.Theo Người ,ở Việt Nam cũng như ở các nước phương Đông , do trình độ sản xuất kém phát triển nên sự phân hoá giai cấp và đấu tranh giai cấp không giống như ở các nước phương Tây.Từ đó, Người có quan điểm hết sức sáng tạo là gắn chủ nghĩa dân tộc chân chính với chủ nghĩa quốc tế và nêu lên luận điểm: "Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước ".Người còn cho rằng ,chủ nghĩa dân tộc nhân danh Quốc tế cộng sản là" một chính sách mang tính hiện thực tuyệt
vời ".
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam,Hồ Chí Minh luôn giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp .Người khẳng định ,phải đi từ giải phóng dân tộc ,dân tộc không thoát khỏi kiếp trâu ngựa thì ngàn năm giai cấp cũng không được giải phóng.Đường lối của cách mạngVIệt Nam là đi từ giải phóng dân tộc ,xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ,từng bước tíên lên chủ nghĩa xã hội .Động lực cơ bản của toàn bộ sự nghiệp cách mạng đó là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở nền tảng liên minh công nhân ,nông dân,trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
Đối với Việt Nam ,Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc và tay sai nổi trội hơn mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và địa chủ phong kiến,giữa tư sản với vô sản.Do đó ,không phải giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc như ở phuơng Tây.Ngược lại chỉ có thể giải quyết vấn đề daan tộc rồi mới giải phóng được giai cấp.Quyền lợi dân tộc và giai cấp là thống nhất quyền lợi dân tộc không còn ,thì quyền lợi mỗi giai cấp , mỗi bộ phận trong dân tộc cũng không thể thực hiện được.
Luận điểm về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là một trong những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin .Nó có tác dụng lớn lao đối với việc tập hợp lực lượng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam cũng như ở các nước thuộc địa nói chung.
Tóm lại ,tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam ,là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam ,kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ,tiếp thu tinh hao văn hoá của nhân loại .Tư tưỏng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác- Lênin nằm trong sự thống nhất hữu cơ ;cả hai đều là nền tảng tư tưởng ,kim chỉ anm cho hành động của Đảng ta,nhân dân ta.Chúng ta không thể lấy chủ nghĩa Mác – Lênin thay cho tư tưởng Hồ Chí Minh ,cũng không thể hiểu và quán triệt ,vận dụng sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh nếu không nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin.
Mối quan hệ giữa giai cấp, cỏc tầng lớp xó hội là quan hệ hợp tỏc và đấu tranh trong nội bộ nhõn dõn, đoàn kết và hợp tỏc lõu dài trong sự nghiệp xõy dựng xõy dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lónh đạo của Đảng.
Lợi ớch của cụng nhõn thống nhất với lợi ớch toàn dõn tộc trong mục tiờu chung là: Độc lập dõn tộc gắn liền với Chủ nghĩa xó hội.
Cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện naylà cuộc tiến hành Công nghiệp hoá - hiện đại hoá,định hướng đi lên CNXH
Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xã hội vẫn tồn tại lâu dài các giai cấp, các mâu thuẫn giai cấp. Đấu tranh giai cấp là thực tế khách quan không thể tránh danh từ đấu tranh giai cấp, mà là nhận thức cho đúng tính chất, nội dung, hình thức của cuộc đấu tranh, xử lý đúng đắn các quan hệ xã hội - giai cấp.
Để thực hiện mục tiêu cách mạng là dâu giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, điều cơ bản là phải phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chính quyền nhân dân và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Toàn bộ sự nghiệp trên đây là lợi ích căn bản của dân tộc và nhân dân lao động. Tuyệt đại đa số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, các tầng lớp lao động khác, tầng lớp tư sản dân tộc, các nhân sĩ yêu nước... tán thành mục tiêu nói trên. Tuy nhiên một bộ phận nhỏ trong xã họi vì quyền lợi ích kỷ, vì hận thù giai cấp, đã và đang liên kết với các thế lực phản động quốc tế chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Vì vậy, đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta trước hết là cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức giữa một bên là quần chúng nhân dân lao động, các lực lượng xã hội đi theo con đường dẫn đến mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng van minh, đoàn kết trong mặt trận thống nhất dân tộc do Đảng lãnh đạo, với một bên là các thế lực, các tổ chức, các phần tử chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chống Đảng, Nhà nước và pháp luật, phá hoại trật tự xã hội va an ninh quốc gia.
Các thế lực phản động trong nước và quốc tế chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội chủ yếu thông qua “diễn biến hoà bình” nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, làm tan rã về hệ tư tưởng tiến tới lật độ chính quyền nhân dân bằng hình thức này hay hình thức khác.
Cuộc “đấu tranh giữa hai con đường”, con đường xã hội chủ nghĩa và con đường tư bản chủ nghĩa cũng là biểu hiện của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta. Đây là cuộc đấu tranh giữa các nhân tố thúc đẩy đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với các nhân tố thúc đẩy đất nước dịch chuyển theo định hướng tư bản chủ nghĩa. Các nhân tố tự phát tư bản chủ nghĩa này được những thế lực chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội lợi dụng phục vụ mục tiêu của chúng. Cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng phát triển trên đây diễn ra hàng ngày hàng giờ trên tất cả các lĩnh vực, trước hết là lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực trật tự xã hội.
Trong cơ cấu giai cấp - xã hội ở nước ta hiện nay, ngoài công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp tư sản, tầng lớop này có điều kiện phát triển trong nền kinh tế thị trường. Đương nhiên có mâu thuẫn về lợi ích giữa những người lao động làm thuê với tầng lớp tư sản và có mâu thuẫn giữa sự phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa với khuynh hướng tự phát của thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Đây là nhân dân lao động với tầng lớp tư sản. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với tầng lớp tư sản, tuy mang tính chất mâu thuẫn giữa lao động vdà bóc lột lao động, song trong điều kiện thời kỳ quá độ nước ta lại là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dana. Kinh tế nhiều thành phần và tầng lớp tư sản có vai trò tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế, có khả năng tham gia tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong xã hội ta hiện nay, lợi ích hợp pháp của các nhà tư sản căn bản thống nhất với lợi ích chung của cộng đồng. Đây là mặt thống nhất giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với tầng lớp tư sản. Quan hệ giữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động với tầng lớp tư sản là quan hệ vừa hợp tác vừa đấu tranh; đấu tranh với những khuynh hướng tiêu cực của tầng lớp tư sản cũng để thực hiện hợp tác, đoàn kết xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng văn minh.
Cuộc đấu tranh giải phóng hiện nay không còn trực diện như thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc mà nó còn ẩn dấu đằng sau qua các cuộc đấu tranh về kinh tế ,văn háo, tư tưởng.
Là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp , lớp công nhân đầu tiên xuất hiện gắn liến với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897) và thực sự trở thành giai cấp công nhân Việt Nam từ thời kỳ khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ hai ( 1924 – 1929) .Cùng với quá trình phát triển của cách mạgn Việt Nam ,giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành bộ phận của đội ngũ giai cấp công nhân quốc tế.ngoài những đặc điểm chugn của giai cấp côgn nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng.
Thứ nhất, sinh ra và lớn lên từ một nứơc vốn là thuộc địa , nửa phong kiến ,có truyền thống yêu nước , ý thức tự tôn dân tộc , dù còn non trẻ , nhỏ bé , song giai cấp công nhân đã sớm trở thành giai cấp duy nhất được lich sử , dân tộc thừa nhận và giao phó sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ sau các phong trào cứu nước theo lập trường tư sản và tiểu tư sản thất bại.
Thứ hai, ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc , vừa mới lớn lên , đã tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin , hệ tư tưởng của giai cấp công nhân quốc tế ,nhanh chóng trở thành lực luợng chính trị tự giác và thống nhất ,được Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục , đã sớm giác ngộ mục tiêu lý tưởng chân lý của thời đại : độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội , giai cấp công nhân Việt Nam luôn có tinh thần và bản chất cách mạng triệt để.
Thứ ba, giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân từ nông dân lao động bị thựuc dân phong kiến bóc lột bần cùng hoá nên có mối quan hệ máu thịt với giai cấp nông dân và tầng lớp lao động khác.Qua thử thách của cách mạgn , liên minh giai cấp đã trở thành động lực và là cơ sở vững chắc cho khối đại đoàn kết dân tộc.
Thứ tư, từ khi trở thành giai cấp cầm quyền , giai cấp công nhân Việt Nam luôn páht huy bản chất cáhc mạng trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc , luôn là lực lượng đi đầu và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới , sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá xây dựng và phát triển nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức hiện đại.
Thứ năm, quá trình “ tri thức hoá” giai cấp công nhân diễn ra mạnh mẽ , từng bước hình thành giai cấp công nhân tri thức Việt Nam.
Việc hình thành giai cấp công nhân tri thức không có nghĩa là sự bổ sung vào lực lượng giai cấp công nhân những công nhân có trình độ cao mà là giai cấp công nhân được nâng cao về trình độ và có sự thay đổi về tính chất lao đông - lao động điều khiển những công nghệ tụê động hoá của nền kinh tế tri thức.
Là sản phẩm quan trọng của quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá gắn liền với phát triển kinh tế tri thức ngày càng hiện đại hoá và quốc tế hoá , giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến , luôn nằm ở vị trí trung tâm của sự phát triển xã hội.Xuất phát từ vị trí địa vị kinh tế – xã hội và từ đặc điểm riêng có của mình ,giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử cao cả là giai cấp thống trị về chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản , trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới ,trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp.
Về nội dung sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân ,Angghen đã khẳng định “ Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy , - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại”(1).Lênin cũng đã chỉ rõ “ Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa “(2)
Vậy là theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin ,phạm trù sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại mới bao gồm 3 nội dung cơ bản nhất :
Một là giai cấp thồng trị về chính trị. Với địa vị thống trị về chính trị, giai cấp công nhân là giai cấp quyết định xu hướng phát triển của lịch sử, giai cấp cầm quyền ở một số quốc gia trên thế giới .Từ sau thắng lợi của cách mạna tháng Mười Nga vĩ đại ,thưòi đại mưói , thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xa hội đã mở ra trên phạm vi toàn thế giới .
Hội nghị đại biểu cac Đảng cộng sản và công nhân quốc tế năm 1957 và 1960 đã xác định nội dung căn bản của thời đại chúng ta là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội mở đầu bằng Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại.Từ đó đén nay, nhất là sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô , Đông Âu sụp đổ ,chủ nghĩa xã hội có lâm vào thoái trào, song tính chất ,nội dung của thời đại vẫn không thay đổi.
Thứ hai, giai cấp nhân là động lực và là lực lượng lãnh đạo cuộc đấu tranh nhằm thủ tiêu mọi sự áp bức, bóc lột , tha hoá con người ,s áng tạo ra xã hội mới.
Nhân loại đã từng trải qua nhiều chế độ áp bức , bóc lột.ở đó con người bị đẩy đến tận cùng của sự tha hoá cả trong lao động và trong quyền lực.Thủ tiêu áp bức, bóc lột và mọi hình thức tha hoá , thực hiện sự giải phóng triệt đẻ con người ,đòi hỏi ,giai cấp vô sản trước hết phải giành lấy dân chủ, giành lấy chính quyền ,điều mà Mác và Anhghen đã từng nói trong “ Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” hơn 150 năm trước đây.
Sau khi trở thành giai cấp cầm quyền , giai cấp công nhân trở thành lực lượng lãnh đạo ,tổ chức và thực hiện qua trình xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa trên toàn bộ phạm vi mỗi dân tộc và trên toàn thế giới ,thựuc hiện sự nghiệp giải phóng giai cấp ,dân tộc ,xã hội và con người.
Thứ ba, giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp.
Sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân không phải duy trì vì giai cấp công nhân , mà vì giải phóng triệt để con người .Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” C,Mác – Ph.Angghen đã khẳng định: “ Toàn bộ lý luận của chủ nghĩa cộng sản là thủ tiêu chế độ tư hữu”.Một khi chế độ tư hữu không còn thì nguyên nhân phân chia xã hội thành giai cấp ,nhà nước cũng bị xoá bỏ.Và , do đó, với tư cách là một giai cấp ,giai cấp công nhân sẽ không còn lý do để tồn tại.Tất nhiên,con đường đi tới xa hội khôgn giai cấp còn quanh co và nhiều phức tạp .Nhận thức đúng đắn về tính tất yếu để xây dựng lý tưởng , mục tiêu ,song không được ảo tưởng , chủ quan,duy ý chí.
Đối với giai cấp công nhân Việt Nam có thể khái quát nội dung sứ mệnh lịch sử như sau : Giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng Sản Việt Nam ,đội tiên phong của giai cấp và dân tộc,thực hiện thắng lợi mục tiêu lý tưởng : độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới .Trứơc mắt,trong những năm tới đây,thực hiện thắng lợi mục tiêu:” Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng ,phát huy sức mạnh toàn dân tộc,đẩy mạnh công nghiệp hoá toàn diện công cuộc đổi mới ,huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá ,hiện đại háo đất nước ,phát triển văn hoá , thựuc hiện tiến bộ công bằng xã hội ;tăng cường quốc phòng an ninh ,mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế,giữ vững ổn định chính trị – xã hội ,sớm đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,tạo nền tảng để đến năm 2010 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”
Trong nội dung tổng quát về sứ mệnh lịch sử cảu giai cấp công nhân Việt Nam,nội dung kinh tế của sứ mệnh được xác định là :” Đẩy mạnh công nghiệp hoá ,hiện đại hoá gắn liền với sự phát triển kinh tế tri thức ,xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đưa đất nước trở thành nước công nghiệp ;ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất,đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng chủ nghĩa xã hội;phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quả và bền vững ;tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ,thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ,bảo vệ và cải thiện môi trường ,hết hợp phát triển kinh tế – xã hôị với tăng cường quốc phògn – an ninh “.Nói một cách khái quát về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam là: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chăc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Một lần nữa ,Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định “ giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn :Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng cộng sản Việt Nam,giai cấp đại diện cho phưong thức sản xuất tiên tiến ,giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ,lực lượng đi đầu trong công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước..”( Nghị quyết số 20 NQ/TW ngày 28/1/2008 Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng khoá X)
Sau hơn 20 năm đổi mới Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra nghị quyết khá toàn diện về giai cấp công nhân,Trong những năm qua ,trước diễn biến của tình hình thế giới và sự phát triển kinh tế xã hội trong nước theo cơ chế mới – cơ chế kinh tế thị trường ,đinh hương xã hội chủ nghĩa đã có nhiều cuộc bàn thảo ,nhiều ý kiến chung quanh vấn đề giai cấp công nhân trong cơ chế thị trường.Nhiều cuộc điều tra thực tiễn ,nhiều báo cáo khoa học ,nhiều cuộc thăm dò xã hộiđã đặt ra những vấn đề của giai cấp công nhân như việc làm, đào tạo nghề, tiền lương , đời sốgn , nhà ở , ý thức chính trị cồi một số bị bóc lột sưc lao động ,đình công , bãi công,thất nghiệp do doanh nghiệp phá sản và sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước.Những vấn đề này,trước đây khi còn cơ chế cũ không hề cótừ đó không ít ý kiến cho rằng: Vởy trong kinh tế cơ chế thị trường giai cấp công nhân Việt Nam còn là giai cấp tiên phong không? còn là giai cấp lãnh đạo không?và họ rất mong chờ đảng ta sớm có nghị quyết chủ trương,chính sách mới về giai cấp công nhân vì tình hình đất nước trong đó công nghiệp phát triển rất nhanh và mạnh, đội ngũ công nhân ngày càng lớn
Vì vậy, trước đòi hỏi của thực tiễn, ngày 28 tháng 1 năm 2008, Hội nghị lần thứ 6, ban chấp hành trung ương đảng (khoá X) ra nghị quyết “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” là phù hợp, là chín muồi đúng thời điểm của tình hình, thực tiễn đòi hỏi. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng nếu Trung ương ra được nghị quyết về giai cấp công nhân sớm hơn thì sẽ sớm định hướng chính trị, tư tưởng cho giai cấp công nhân trong tình hình mới, giảm được tình hình bức xúc của công nhân trong lao động, sản xuất và đời sống.
Nhìn lại lịch sử, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ đầu thế kỷ XX. Trải qua hơn 100 năm, giai cấp công nhân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh đã trưởng thành và lớn mạnh không ngừng về cả số lượng và chất lượng thực sự là giai cấp tiên phong, lãnh đạo cách mạng, góp phần rất to lớn vào sự nghiệp cáchmạng của Đảng và dân tộc ta, giành được những thắng lợi vĩ đại trong cách mạng dân tộc dân chủ, đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Tuy nhiên, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, khi chúng ta đang xây dựng nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại, phát triển và được bảo vệ, điều này dẫn đến sự biến đổi về cơ cấu xã hội, sự phân tầng ngay trong nội bộ giai cấp công nhân với những lợi ích khác nhau và cùng với đó là mặt trái của kinh tế thị trường đang tồn tại hàng ngày hàng giờ tác động vào cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung và giai cấp công nhân nói riêng. Trong khi đó, thế giới đang chuyển biến mạnh mẽ dưới tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, của xu hướng toàn cầu hoá, sự phụ thuộc lẫn nhau trong cộng đồng quốc tế về kinh tế, chính trị, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức thúc đẩy nhanh quá trình hình thành trí thức hoá lao động công nghiệp, dịch vụ. Những xu thế đó đã tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển, mở ra những thuận lợi, cơ hội mới và cũng đặt ra những khó khăn, thách thức mới cho giai cấp công nhân hiện đại ở Việt Nam.
Những vấn đề đang đặt ra gắn bó chặt chẽ và xuất phát từ yêu cầu giải quyết những vấn đề thực tế trong đời sống lực lượng công nhân, cũng như đáp ứng yêu cầu cấp bách trong sự nghiệp phát triển lực lượng công nhân lao động công nghiệp dịch vụ phục vụ kịp thời cho sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, nhìn về bản chất, vấn đề xây dựng và phát triển giai cấp công nhân còn có ý nghĩa quan trọng hơn thế. Đó là xây dựng, phát triển cơ sở xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam, xây dựng, phát triển nguồn động lực về mọi mặt của Đảng, tạo nên chỗ dựa vững chắc nhất, sự ủng hộ xã hội mạnh mẽ nhất của Đảng. Bởi vậy, xây dựng và phát triển giai cấp công nhân cũng chính là phát triển, hoàn thiện, chủ thể của sứ mệnh lịch sử cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện đại ở nước ta – cơ sở xã hội quyết định nhất bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng, cho việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
C.Kết thúc vấn đề
Đấu tranh giai cấp chẳng những có tác dụng cải tạo xã hội, xoá bỏ các lực lượng xã hội phản động, mà nó còn có tác dụng cải tạo bản thân các giai cấp cách mạng.
Trong xã hội có giai cấp, sự phát triển của các mặt văn hoía, nghệ thuật và cdác mặt khác của đời sống xã hội không thể không mang dấu ấn của đấu tranh giai cấp, và do cuộc đấu tranh đó thúc đẩy.
Đấu tranh giai cấp là quy luật chung của xã hội có giai cấp. Song, quy luật ấy có những biểu hiện đặc thù trong từng xã hội cụ thể. Điều đó do kết cấu giai cấp của mỗi xã hội, do địa vị lịch sử của mỗi giai cấp cách mạng trong từng giai đoạn và trên từng địa bàn quyết định. Muốn hiểu đúng quy luật đấu tranh giai cấp, còn phải phân tích cụ thể trong những điều kiện lịch sử cụ thể.
Đối với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của đất nước Việt Nam, nhiệm vụ trước mắt là xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh về tổ chức ,giỏi về chuyên môn ,vững vàng về bản lĩnh chính trị, đủ sức làm chủ quá trình đổi mới ,chủ động tích cực hội nhập trong xu thế toàn cầu hoá , đó là trách nhiệm của toàn Đảng và toàn hệ thống chính trị.Giai cấp công nhân Việt Nam chính là nền tảng và là cơ sở chính trị – xã hội vững chắc của Đảng.Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh trong điều kiện hiện nay về thực chất là góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng Đảng.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. C.Mác và Ph.ăngghen toàn tập, tập 1 - NXB Chính trị quốc gia -1993.
2. C.Mác và Ph.ăngghen toàn tập, tập 2 - NXB Chính trị quốc gia - 1995.
3. C.Mác và Ph.ăngghen toàn tập, tập 4 - NXB Chính trị quốc gia - 1995.
4. Giai cấp vô sản Việt Nam làm sứ mệnh lịch sử - Trang web: dangcongsan.com - 29/08/2006
5. Giáo trình triết học Mác Lênin - NXB Chính trị quốc gia - 2007
6. TS. Nguyễn An Ninh - Để hệ giá trị của giai cấp công nhân Việt Nam trở thành một hệ thống giá trị xã hội - Tạp chí triết học - 25/01/08
7. Nhà báo Trương Giang Long - Giai cấp công nhân Việt Nam, thực trạng và suy ngẫm - Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: dangcongsan.com - Số 23/2007
8. Tạp chí Cộng sản, Chuyên đề cơ sở số 8/2007, tr 42
9. PGS.TS Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Duy Hưng và Đoàn Văn Kiển - Xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện hiện nay - Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản
10. Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng - Sẽ có chiến lược xây dựng giai cấp công nhân trong tình hình mới - Báo Lao động Xuân 2008
11. Trúc Thanh - Để giai cấp công nhân thực sự là giai cấp tiên phong - Tạp chí Triết học - 4/3/2008
12. Văn kiện Đại hội Đảng IX.
13. Văn kiện Đại hội Đảng X.
14. PGS.TS Đàm Đức Vượng - Để nâng cao chất lượng Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay - Trang web: dangcongsan.com - 22/08/2007
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8950.doc