Đề tài Giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm “xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm” ở tỉnh Thái Bình

Từ năm 2003 đến nay, UBND xã đã chỉ đạo các thôn quy hoạch 25 ha làm mô hình điểm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng cho thu nhập cao. Sau khi khảo sát kỹ đồng ruộng, nông dân trong xã đã bố trí lại cơ cấu cây trồng hợp lý với công thức luân canh mới. Thay vì cấy hai vụ lúa như trước đây, nông dân đã canh tác 3-4 vụ/năm: lúa xuân - dưa lê-lúa mùa-rau màu vụ đông (khoai tây, xu hào, cải bắp, hành, tỏi ) bằng các giống mới như: lúa lai 2 dòng, 3 dòng, Q5, Khang Dân, Nếp các loại, khoai tây Mariela, Diamant. Cùng đó, địa phương còn phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức chuyển giao KHKT cho nông dân, đồng thời cử cán bộ khuyến nông thường xuyên theo dõi, kiểm tra kịp thời, hướng dẫn nông dân về quy trình sản xuất. Do vậy, năng suất cây trồng được nâng lên rõ rệt, lúa đạt từ 220-250kg/sào, khoai tây đạt 650-700 kg/sào, dưa lê đạt 1,2-1,3 tấn/sào. Theo tính toán của các hộ nông dân, canh tác theo công thức luân canh mới cho thu nhập từ 80-85 triệu đồng/ha/năm.

doc77 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng nhằm “xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm” ở tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nghiệp chế biến nông sản ở các địa phương trong tỉnh. Từ thực tiễn chỉ đạo các mô hình điểm cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm thời gian qua, có thể rút ra những kết luận ban đầu là: Chủ trương xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm trở lên ở các cơ sở trong tỉnh là hoàn toàn có thể thực hiện được với quy mô diện tích ngày càng được mở rộng. Tính khả thi không chỉ với khu vực đất màu, đất chân cao mà ngay cả vùng đất thịt , chân vàn cũng có thể đạt trên 50 triệu đồng/ha/năm nếu bố trí cơ cấu cây trông và các biện pháp thâm canh hợp lý. Xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm không chỉ nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích mà còn đạt hiệu quả kinh tế cao, thu nhập hỗn hợp (cả công và lãi) tăng rõ rệt theo chiều thuận với việc tăng giá trị sản xuất, bởi vì quá trình tăng giá trị sản xuất ở đây là do luân canh tăng vụ và áp dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng nông sản chứ không phải là đơn thuần tăng đầu tư vật tư. Để duy trì và mở rộng quy mô cánh đồng 50 triệu một cách bền vững ở mỗi cơ sở, phải giải quyết tốt 5 điều kiện cần cơ bản là: Có đội ngũ cán bộ có năng lực, năng nố, tâm huyết. Được nông dân đồng tình, tự giác tham gia. Có hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là thủy lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất. Lựa chọn và bố trí công thức luân canh phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở, ít nhất là làm 3 vụ/năm trong đó có một vụ có giá trị sản xuất cao xung quanh 25 triệu đồng/ha/vụ. Giải quyết được vấn đề thị trường đầu ra của sản phẩm vững chắc. Những tồn tại, hạn chế 2.2.6.1.Về nhận thức Việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho xây dưng cánh đồng 50 triệu như quy hoạch sản xuất, chuẩn bị các điều kiện tưới tiêu, bố trí cán bộ kỹ thuật và cán bộ chỉ đạo, huấn luyện đào tạo, giải quyết chế biến tiêu thụchưa chu đáo, chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu sản xuất trên diện rộng, thời vụ triển khai lại gấp và chưa lường hết các diễn biến phức tạp của thời tiết. Do vậy ở các địa phương này gặp rất nhiều lúng túng, khó khăn trong triển khai thực hiện, số điểm và diện tích đăng ký nhiều nhưng thực tế thực hiện thấp, chất lượng các điểm mô hình đang thực hiện chưa cao, thức tế có xã đăng ký nhưng không triển khai được trên thực tế. - Tính bền vững: Nhiều cánh đồng 50 triệu đã xây dựng các năm trước tính ổn định chưa cao. Nhiều cánh đồng chỉ phát huy được ở năm đầu khi có sự tập trung chỉ đạo, điều hành; những năm sau không được quan tâm chú ý nên lượng sản xuất của những cánh đồng này lại thay đổi và mang tính tự phát của các hộ. 2.2.6.2.Về tổ chức chỉ đạo Hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng chưa thường xuyên và thiếu đồng bộ. Ở nhiều địa phương hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo thấp, cụ thể là: chất lượng xây dựng và thẩm định dự án chậm và mang tính hình thức; công tác kiểm tra, đôn đốc, bổ khuyết, giúp đỡ cơ sở còn ít, phối hợp giữa các ngành trong chỉ đạo cơ sở chưa chặt chẽ và đồng bộ chủ yếu là các thành viên nông nghiệp, Tài chính, Kế hoạch, Thống kê tham gia đảm nhận, các thành viên khác mức độ tham gia còn hạn chế, chậm tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm để điều chỉnh và xử lý các vấn đề phát sinh. Do vậy có tình trạng chỉ đạo chưa sâu sát, nắm bắt và xử lý tình hình chưa kịp thời. Lịch báo cáo tình hình và giao ban chỉ đạo theo đề án 07 của UBND tỉnh hầu như không thực hiện được. Một bộ phận cán bộ, đảng viên ở các cấp các ngành nhận thức về nghị quyết sô 08/NQ- TU chưa sâu, dẫn đến việc tổ chức chỉ đạo thực hiện còn nhiều bất cập: Chọn điểm chưa đúng, bố trí điều kiện cần thiết kèm theo chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, việc theo dõi chỉ đạo cơ sở chưa đến nơi đến chốn, các ngành hữu quan vào cuộc chưa tích cực Mục tiêu kế hoạch Nghị quyết 08 của tỉnh ủy năm 2004 là mỗi xã có ít nhất một mô hình cánh đồng 50 triệu. Nhưng đến nay các huyện cũng chưa chỉ đạo được các xã lập dự án và thẩm định dự án Công tác quy hoạch vùng sản xuất tạo ra các vùng sản phẩm hàng hóa tập trung, chuẩn bị hạ tầng thủy lợi phục vụ tưới tiêu chủ động và chỉ đạo hoạt động chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho cánh đồng 50 triệu chưa được quan tâm đầu tư và chỉ đạo đúng tầm, đủ sức đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Do vậy người sản xuất còn tâm trạng chưa an tâm và hiện đang là lực cản lớn cho việc xây dựng và mở rộng cánh đồng 50 triệu. Cán bộ kỹ thuật chỉ đạo các điểm mô hình điểm đang thiếu nghiêm trọng, trừ 12 điểm mô hình của tỉnh và các huyện Vũ Thư, Tiền Hải, Thị xã có ít điểm mô hình cơ bản có đủ cán bộ kỹ thuật chỉ đạo. Các huyện còn lại cán bộ kỹ thuật mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ yêu cầu, do cán bộ cấp huyện thiếu, chất lượng khuyến nông viên cơ sở còn rất yếu. Ở một số địa phương, công tác nghiệm thu và thẩm tra kết quả nghiệm thu từng vụ ở cơ sở chưa kịp thời, chất lượng chưa cao. Có những huyện đã sau 2 vụ sản xuất mà vẫn chưa tổ chức xong việc thẩm định kết quả ở cơ sở. 2.2.6.3. Năng lực cán bộ và giải quyết thị trường tiêu thụ. Năng lực chỉ đạo điều hành của cán bộ cơ sở ở một số nơi còn nhiều hạn chế so với yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, thích ứng với thị trường còn khoảng cách xa. Nhất là trên các mặt: khả năng vận động thuyết phục nông dân, khả năng giải quyết thị trường, trình độ tổ chức quản lý sản xuất, tính năng nổ và dám chịu trách nhiệm Thực tế cho thấy, ở các địa phương này việc chỉ đạo xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm và phát triển sản xuất hàng hóa rất lúng túng và kết quả hạn chế. Năng lực chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa ở tỉnh nhà cón rất nhỏ bé so với khả năng sản xuất, nhất là với các sản phẩm có giá trị cao, không đáp ứng kịp thời với nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất lớn, nông dân chưa yên tâm mở rộng vùng nông sản hàng hóa tập trung. - Khối lượng sản phẩm cánh đồng 50 triệu là rất lớn nhưng việc chế biến và bao tiêu của các doanh nghiệp mới chỉ ở mức độ nhỏ còn lại là nông dân tự tiêu thụ trên thị trường tự do, hầu hết là sản phẩm thô giá thấp. Lượng thu mua chế biến xuất khẩu hầu hết của huyện Thái Thụy là chủ yếu bán cho doanh nghiệp nước ngoài và công ty tư nhân ở Hải Dương; Các doanh nghiệp bao tiêu của tỉnh tham gia tiêu thụ sản phẩm nông sản nói chung và sản phẩm của cánh đồng 50 triệu nói riêng chiếm tỷ trọng rất nhỏ. 2.2.6.4. Cơ chế chính sách Nguồn vốn hỗ trợ xây dựng mô hình điểm cánh đồng 50 triệu được cân đối vào vốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi phân bổ cho các huyện, thị hàng năm, mức phân bổ tương đối đồng đều giữa các đơn vị. Trong khi đó diện tích làm điểm mô hình giữa các huyện lại chênh lệch rất lớn (Thái Thụy, Quỳnh phụ mỗi huyện trên 800ha, một số huyện khác chỉ từ 100- 200 ha). Mặt khác, tốc độ và quy mô chuyển đổi cơ cấu ở các huyện cũng chênh lệch nhiều. Do vậy đã có tình trạng nhiều huyện không sử dụng hết số vốn được phân bổ như Đông Hưng, Vũ Thư, Kiến Xương, trong khi đó 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải lại thiếu vốn nghiêm trọng. Theo báo cáo của 2 huyện thì riêng thanh toán cho khối lượng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi năm 2008 huyện Thái Thụy còn thiếu, phải nợ dân trên 400 triệu đồng, huyện Tiền Hải còn thiếu, phải nợ dân trên 900 triệu đồng. Cả hai huyện này đều chưa có kinh phí để ứng cho các mô hình điểm cánh đồng 50 triệu theo hướng dẫn của liên ngành (mức ứng 2 triệu đồng/ha). Huyện Hưng Hà còn nguồn kinh phí nhưng chưa tạm ứng cho các mô hình điểm. Về cơ chế thanh toán: UBND tỉnh quy định mức hỗ trợ là 4,5 triệu đồng/ha cho mô hình điểm đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng trở lên (áp dụng cho năm 2008) dùng để hỗ trợ giống mới, tập huấn, xây dựng cơ sở hạ tầngSong hướng dẫn của liên ngành không quy định rõ hỗ trợ giống là bao nhiêu, tập huẩn là bao nhiêu. Do vậy các địa phương rất lúng túng trong việc giải ngân thanh toán. Mặt khác với mức hỗ trợ như trên thì cũng không thể nào cân đối vừa chi hỗ trợ giống, tập huấn lại vừa chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng được. Về cơ chế hỗ trợ: Năm 2008 UBND tỉnh quy định mức hỗ trợ một lần là 4,5 triệu đồng/ha cho việc tiếp thu giống mới, tập huấn, xây dựng cơ sở hạ tầngđã góp phần khuyến khích động viên và tạo điều kiện cho cán bộ các địa phương triển khai xây dựng mô hình cánh đồng 50 triệu. Tuy nhiên, qua làm việc với các huyện, và cơ sở đều phản ánh: về lâu dài để duy trì và phát triển mô hình cánh đồng 50 triệu thì vấn đề khó khăn lớn nhất hiện nay là bổ sung, nâng cấp hệ thống thủy lợi cho phù hợp với hệ thống luân canh mới và kinh phí chỉ đạo, triển khai. Do vậy, hầu hết các địa phương đều kiến nghị kinh phí hỗ trợ nên tập trung cho xây dựng trạm bơm, kiên cố hóa kênh mương và kinh phí chí đạo. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG, XÂY DỰNG “CÁNH ĐỒNG 50 TRIỆU ĐỒNG” ĐẾN NĂM 2015 Ở TỈNH THÁI BÌNH 3.1.Phương hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tỉnh Thái Bình đến năm 2015 3.1.1.Quan điểm chỉ đạo - Xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm trở lên là sự tiếp tục với tốc độ phát triển cao hơn nữa của quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhằm mục tiêu tạo bước đột phá về hiệu quả sản xuất cao và giá trị thu nhập lớn trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp, góp phần nhanh chóng nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, phát triển nông thôn mới, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - “Cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm” phải đảm bảo có tính ổn định, hiệu quả, bền vững và phát triển, có thể nhân ra diện rộng ở các địa phương trong tỉnh. Sản phẩm làm ra có thể tiêu thụ chủ động với giá hợp lý. - Xây dựng “Cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm” phải gắn với việc hình thành các vùng chuyên canh có khối lượng hàng hóa lớn, chủ động cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đảm bảo sự liên kết hài hòa giữa sản xuất- chế biến- tiêu thụ. - Xây dựng “Cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm” là một chủ trương lớn,là cuộc cách mạng về nhận thức và cách làm. Do vậy cấp ủy các cấp phải trực tiếp lãnh đạo, chính quyền tập trung chỉ đạo, các tổ chức đoàn thể xã hội và nhân dân chủ động tham gia vận động, hướng dẫn hội viên thực hiện nhằm huy động tối đa sực mạnh tổng hợp của các tầng lớp dân cư trong quá trình triển khai thực hiện - Qúa trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm phải đảm bảo phù hợp với các chính sách và luật pháp Nhà nước, phát huy được tiềm năng, thê mạnh của địa phương; phải co quy hoạch, kế hoạch cụ thể, tiến hành đồng bộ có trọng tâm, trọng điểm; phải gắn kết được quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phải chú ý tới điều kiện tự nhiên, đất đai khí hậu của địa phương và nhu cầu, khả năng của thị trường - Ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến nhằm nâng cao hàm lượng khoa học- công nghệ trong sản phẩm; nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và tạo ra những sản phẩm có sức cạnh trên thị trường trong nước và quốc tế. - Các cấp ủy Đảng. chính quyền phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tập trung công sức, tiền vốn cho mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm ở địa phương mình. Đồng thời phải xây được những cơ chế, chính sách cụ thể của địa phương nhằm khuyến khích kinh tế hộ và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn. 3.1.2.Căn cứ xác định phương hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng Để xác định phương hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trước hết phải dựa vào mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của tỉnh và chiến lược phát triển ngành nông nghiệp cũng như ngành trồng trọt của cả nước, của tỉnh. Đây là những văn bản có tính pháp lý, khách quan trong việc đánh giá tiềm năng phát triển của ngành. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải hướng vào phát triển mạnh sản xuất hàng hoá để đáp ứng nhu cầu thị trường và đặc biệt hướng mạnh vào thị trường xuất khẩu. Tiếp đó là căn cứ vào các nhân tố có ảnh hưởng đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đó là nhân tố về điều kiện tự nhiên như: đất đai, vị trí địa lý, khí hậu, nguồn nước, tiềm năng sinh vật cần phải được xem xét đánh giá đúng để làm cơ sở cho việc xây dựng cơ cấu và bố trí cây trồng phù hợp trên địa bàn tỉnh. Đó là những tiến bộ khoa học - công nghệ và khả năng ứng dụng nó vào quá trình sản xuất. Đó còn là cơ chế chính sách của Nhà nước... Mặt khác, mục tiêu sản xuất nông nghiệp là nhằm thỏa mãn nhu cầu nông sản cho xã hội (kể cả cho người và nhu cầu nguyên liệu cho chế biến nông sản thực phẩm). Tuy nhiên, để sản xuất phát triển một cách ổn định, bền vững phải quan tâm dến sức tiêu thụ của xã hội. Ở đây thị trường quyết định đến quy mô và tốc độ phát triển của sản xuất nông nghiệp. Nhu cầu thị trường vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt. Phải tính toán và đánh giá đầy đủ nhu cầu thị trường để lựa chọn những cây trồng có hiệu quả. Căn cứ vào nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nhu cầu tiêu dùng nông sản thực phẩm cho một người dân/năm, dự báo nhu cầu một số loại nông sản thực phẩm tại tỉnh Thái Bình như sau: Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu về một số loại nông sản thực phẩm nội Tỉnh Hạng mục Nhu cầu (kg/người/năm) Khối lượng (1000 tấn- triệu quả) 2010 2015 2020 2010 2015 2020 Lương thực 350 320 300 666 626 606 Lạc,đậu,vừng 7 8 10 13 16 20 Rau các loại 70 80 85 133 156 172 Qủa các loại 35 40 50 67 78 101 Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Thị trường ngoài tỉnh có ảnh hưởng lớn đến phát triển nông nghiệp Thái Bình, đặc biệt đối với các tỉnh trọng điểm lương thực như Thái Bình, chủ yếu là thị trường nông sản thực phẩm tại các đô thị và khu công nghiệp tập trung ở các đô thị lân cận và địa bàn trọng điểm Bắc Bộ là rất lớn. Đây là thị trường đông dân đô thị, nhiều khu công nghiệp, nhiều khách du lịch đến, số người có thu nhập cao nhiều. Theo dự án quy hoạch tông thể kinh tế- xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, dự báo dân số của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ năm 2020 có khoảng 8 triệu người, chưa kể mỗi năm trên địa bàn này có hàng triệu khách vãng lai trong nước, ngoài nước đến du lịch, công tác, làm việc theo các yêu cầu khác nhau. Do đó nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm rất lớn. Ngoài ra, nhu cầu nguyên liệu nông sản cho công nghiệp chế biến và các yêu cầu khác của vùng trọng điểm kinh tế này cũng rất lớn. Dự báo nhu cầu tiêu thụ nông sản, lương thực, thực phẩm của các dô thị, khu công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước thời kỳ đến năm 2020 như sau: Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu nông sản thực phẩm vùng Bắc Bộ Hạng mục Nhu cầu (kg/người/năm) Khối lượng (1000 tấn- triệu quả) 2010 2015 2020 2010 2015 2020 Lương thực 350 320 300 11.474 11.026 10.810 Lạc,đậu,vừng 7 8 10 229 276 360 Rau các loại 70 80 85 2.295 2.756 3.063 Qủa các loại 35 40 50 1.147 1.378 1.802 Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp. Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, biết tìm ra một hướng đi đúng cho phát triển nền nông nghiệp của mình và tham gia được khoảng 5- 7% vào phần thiếu hụt so với nhu cầu của thị phần này, cũng sẽ là rất quan trọng cho việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa của tỉnh, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế chung của cả tỉnh. Bảng 3.3: Dự báo khả năng tham gia thị trường đối với một số nông sản thực phẩm của T hái Bình Đơn vị tính: % Nhu cầu thị trường Thị trường nội tỉnh Thị trường vùng KTTĐBB Các thị trường khác 1.Lương thực 2.Cây ăn quả 3.Rau quả tươi 4. Sản phẩm chăn nuôi 100 100 100 100 50- 60 40- 50 60- 70 60- 70 20- 30 30- 40 25- 30 25- 30 10- 20 20- 30 5- 10 5- 10 Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp. 3.1.3.Phương hướng chuyển đổi Phương hướng và mục tiêu chuyển đổi trong thời gian tới: Xuất phát từ quan điểm: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phải đảm bảo phát triển bền vững, tạo ra các vùng hàng hóa tập trung, đáp ứng và điều chỉnh nhanh với nhu cầu của thị trường. Sản phẩm của quá trình chuyển đổi phải tiêu thụ được và hiệu quả kinh tế phải cao hơn so với trước khi chuyển đổi. Giữ nguyên mục tiêu về diện tích chuyển đổi và giá trị thu được trên ha canh tác mà Nghị quyết 04/NQ-TU đã đặt ra. Song cần đưa diện tích thực hiện cánh đồng 50 triệu vào tiêu chí của chuyển đổi vì thực tế trên diện tích cánh đồng 50 triệu thực sự có chuyển đổi rõ nét về cơ cấu giống cây trồng và mùa vụ để đạt giá trị sản xuất/ha cao hơn trước khi xây dựng cánh đồng. Về cơ cấu mùa vụ và cơ cầu giống lúa: + Vụ mùa: ở các huyện phía bắc cần loại bỏ giống lúa dài ngày gieo cấy bằng 100% giống lúa ngắn ngày năng suất cao và giống lúa ngắn ngày chất lượng, đưa diện tích lúa lai chiếm 30- 40% diện tích giao cấy. Tạo điều kiện kéo dài thời gian cho sản xuất vụ đông. + Vụ mùa: Chủ yếu gieo cấy giống lúa thuần ngắn ngày có năng suất cao hoặc chất lượng cao và năng suất khá. Trong đó giống có chất lượng cao và năng suất khá chiểm 30- 40% diện tích lúa vụ mùa. + Cơ sở để điều chỉnh là: Những tiến bộ kỹ thuật về giống lúa và công nghệ làm mạ đã đáp ứng được nhu cầu về sản xuất, có nhiều giống ngắn ngày cho năng suất cao hơn giống dài ngày như Q5, Khâm dụcvà giống ngắn ngày chất lượng cao năng suất khá như: Bắc thơm, Thiên hương, Nếp D97, Nếp 87, Hương cốm. Một số tổ hợp lúa lai đang được đưa vào sản xuất cho năng suất khá cao ở vụ xuân như D.ưu527, CNR36Bố trí cơ cấu giống lúa như trên là nhằm tăng giá trị sản xuất trên diện tích, tạo điều kiện sản xuất vụ đông, tạo ra vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến gạo chất lượng cao và xây dựng thương hiệu gao chất lượng Thái Bình. Điều chỉnh thời vụ và phát triển vụ đông: + Kiên quyết điều chỉnh lại thời vụ gieo cấy lúa mùa để phát triển vụ đông: Bố trí 25- 30% diện tích lúa mùa gieo cấy sớm thu hoạch trước 20/9 tạo quỹ đất phát triển cây vụ đông ưa ấm đang có thị trường tiêu thụ tốt là cây ngô, cây đậu tương, cây rau quả có giá trị cao và hiệu quả cao như: ớt, bí xanh, dưa hấu, rau quả xuất khẩuCăn cứ để bố trí là: Về thực tiễn: Một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng và thực tế, một số xã ở Quỳnh Phụ, Hưng Hà, Vũ Thư nhiều năm nay đã cấy lúa mùa thu hoạch trước 20/9 vẫn cho năng suất cao, tạo điều kiện sản xuất cây vụ đông ưa ấm phát triển cho hiệu quả cao. Tiến bộ kỹ thuật về giống lúa: Đã có nhiều giống lúa ngắn ngày chất lượng khá đáp ứng được yêu cầu trên như Nếp 87, Nếp 97, Q5, Hương thơm, Bắc thơmCác giống ngô ngắn ngày năng suất cao LVN4, LVN9, HQ2000Các giống đậu tương DT84, DT99, DT12, AK03ngắn ngày; Các giống rau màu, rau quả được tuyển chon thích ứng với vụ đông có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất, điều chỉnh cơ cấu cây trồng vật nuôi trên diện tích chuyển đổi 10- 12 ngàn ha trồng lúa, làm muối hiệu quả thấp sang trồng cây con khác hiệu quả kinh tế cao hơn. Xuất phát từ sự biến động của thị trường giá cả sản phẩm nông nghiệp, khả năng thâm canh và khả năng hỗ trợ của khoa học công nghệ, khả năng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp và nhu cầu thị trường, đề nghị định hướng chuyển đổi trong thời gian tới là: Qua thực tế chuyển đổi những năm qua cần xác định được nhứng cây trồng, vật nuôi chuyển đối phù hợp với từng vùng sinh thái và phải tìm thị trường để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Giữ nguyên diện tích làm lúa cá và nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, các mô hình đã chuyển đổi cho hiệu quả tốt, khá năng tiêu thụ sản phẩm tốt, nông dân hào hứng chuyển đổi theo hướng này, kế hoách mở rộng có tính khả thi cao song dân còn khó khăn về vốn, mặt khác một số cơ sở chưa quy vùng và có kế hoạch cụ thể, cần phải quy vùng và có kế hoạch đầu tu sớm tập trung theo mô hình này, chuyển đổi mạnh vùng đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt gắn với chăn nuôi gia súc trên cơ sở phải được quy hoạch bảo đảm môi trường sinh thái và công tác phòng chống dịch bệnh. Tăng nhanh diện tích trồng chuyên màu, rau quả và cây công nghiệp ngắn ngày, cây dược liệu với công thức luân canh 3-5 vụ/năm. Chuyển đổi đất 2 vụ lúa + vụ đông sang 1 vụ lúa + 2- 3 vụ màu. Điều chỉnh theo hướng này đảm bảo tính thích ứng với thị trường và cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. 3.2. Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng và xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” ở Thái Bình 3.2.1.Quán triệt quan điểm tư tưởng và nhận thức: Thực hiện việc xây dựng “Cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm” là công việc hết sức khó khăn, phức tạp đòi hỏi sự quyết tâm, ý chí cách mạng tiên công của các cấp, các ngành, các địa phương và hộ gia đình nông dân. Cũng là thước đo năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết các công việc liên quan của mỗi cấp ủy, chính quyền địa phương. Do vậy công tác tư tưởng có vai trò hết sức quan trọng. Phải làm cho mỗi cán bộ, Đảng viên và nhân viên hiểu rõ: phấn đấu đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm là tất yếu kinh tế, là yêu cầu khách quan để nâng cao thu nhập cho nông dân, ổn định chính trị xã hội nông thôn đối với một tỉnh thuần nông, đất chật, người đông trong điều kiện kinh tế thị trường có tính cạnh tranh gay gắt. Đồng thời cần làm rõ: trong điều kiện thực tế của tỉnh nhà hoàn toàn có thể thực hiện được chủ trương “ Xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm” nếu có quyết tâm cao, bước đi, cách làm phù hợp và năng động, biết nghĩ, biết làm trong tổ chức thực hiện. Mục tiêu cần đạt được của công tác tư tưởng là phải làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cán bộ và từng người dân; làm cho mỗi người dân trong tỉnh đều phải trăn trở suy nghĩ, tính toán và tìm cách thực hiện cho được mục tiêu đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng trở lên/ha ở mảnh ruộng, cánh đồng của mình. Trên cở sở thống nhất nhận thức và hành động để có thể huy động tối đa nội lực, sức sáng tạo và sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp dân cư để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Cấp ủy các cấp cần tập trung chỉ đạo các đơn vị làm công tác tư tưởng thông qua hệ thống bão cáo viên các cấp , các phương tiện truyền thông các cấp, các phương tiện thông tin, tuyên truyềnlàm rõ chủ trương, thống nhất nhận thức, hưỡng dẫn cách làm để động viên các cấp, các ngành tự giác tham gia thực hiện đạt hiệu quả cao. Các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng chuyên mục “Xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm “ để tổng kết và phổ biến các kinh nghiệm tốt, cách làm hay, biểu dương, khích lệ các dơn vị và cá nhân đạt kết quả cao, phê phán các tư tưởng ngại khó, bảo thủ, trì trệ, không dám nghĩ, dám làm. Các đoàn thể nhân dân tổ chức cuộc vận động thực hiện để động viên, khuyến khích hội viên tham gia đồng loạt, trước hết là có lợi ích cho từng gia đình. Đồng thời tạo ra phong trào chung sôi nối cho toàn tỉnh. Cấp ủy chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới. Thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh để chỉ đạo đạt hiệu quả cao. Mỗi cán bộ Đảng viên phát huy tính tiền phong, gương mẫu hăng hái tham gia làm trước, làm có kết quả để cuốn hút các tầng lớp dân cư cùng làm và cùng rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất: Trên cơ sở quỹ đất hiện có, từng địa phương cơ sở tiến hành rà soát lại và bổ sung quy hoạch sản xuất cho phù hợp. Đặc biệt quy hoạch rõ vùng chuyển đất lúa sang trông chuyên màu, cây công nghiệp, cây dược liệu và rau hoa quả ngắn ngày; vùng chỉ đạo xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/nămMỗi vùng quy hoạch cần lực chọn hệ thống công thực luân canh hợp lý, đảm báo hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đạt hiêu quả kinh tế cao, phát huy tối đa các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của địa phương. Trên cơ sở quy hoạch sản xuất đã bổ xung cần quy hoạch lại cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cho phù hợp, trước hết là quy hoạch thủy lợi, giao thông, điện, để có căn cứ từng bước xây dựng hợp lý, phát huy sớm hiệu quả đầu tư. Quy hoạch sản xuất phải xác định rõ bước đi, tiến độ thực hiện trong từng thời gian để tổ chức chỉ đạo thực hiện. 3.2.3. Giải pháp chế biến và thị trường : Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sẽ tạo ra một khối lượng lớn hàng hóa nông sản vì vậy vấn đề chế biến , bảo quản và thị trường tiêu thụ là yêu cầu bức thiết thị trường đóng vai trò quyết định đối với mở rộng sản xuất. 3.2.3.1.Chế biến Trước mắt cần xây dựng một số cơ sở chế biến và bảo quản : như kho lạnh để bảo quản giống và nông sản, lò sấy : để sấy khô nông sản, sấy vải , nhãn, củ cải ,cá tiến tới xây dựng các nhà máy : nhà máy chế biến rau quả hộp, chế biến khoai tây, chuối ,đu đủ bột, chế biến thực phẩm ăn liền ( như dạng chế biến của công ty Xuất nhập khẩu thực phẩm hiện nay ) để vừa bảo quản được lâu, vừa tăng được giá trị nông sản nghiên cứu hình thành hệ thống chế biến nông sản từ tỉnh đến cơ sở, ở cở sở các hình thành hệ thống sơ chế, bảo quản ở huyện tỉnh thành các cơ sở chế biến có quy mô và công nghệ hiện đại để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu. 3.2.3.2. Thị trường Cần tăng cường hệ thống xúc tiến thị trường : Thường xuyên có các thông tin về thị trường nông sản của thế giới và trong nước cho các cơ quan chỉ đạo và người sản xuất nắm được để tổ chức sản xuất. Đề nghị tỉnh giao cho Sở thương mại làm nhiệm vụ tìm kiếm và thường xuyên có thông tin về thị trường gửi cho các nghành , huyện thị và các cơ sở sản xuất kinh doanh (có thể có bản tin thị trường 10 ngày 1 lần) và tổ chức kinh doanh giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa có khối lượng lớn. Ngành lương thực tổ chức thị trường và tiêu thụ lúa gạo cho nông dân dựa trên cơ sở có ký kết hợp đồng tạo vùng sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân năng động tìm hiểu thị trường tổ chức chế biến gắn liền với vùng nguyên liệu để tạo ra những sản phẩm mới giúp tiêu thụ kích thích nông dân sản xuất phát triển. ( Như hình thức một số công ty đăng ký hợp đồng tiêu thụ với Thái Thụy, Quỳnh phụ về sản xuất sa lát, dưa chuột, dưa gang, ngô rau ,ớt) Trong quá trình chuyển đổi HTX các HTX có sản xuất hàng hóa nông sản ( rau quả, lợn choai) nên hình thành các tổ chức dịch vụ để thu gọn tiêu thụ hoặc trực tiếp tham gia làm xuất khẩu ( như HTX Đông Kinh đang làm giúp nông dân sản xuất lợn choai ) để nông dân làm quen với cớ chế thị trường và dần hình thành các hộ nông dân vươn lên có thể làm xuất khẩu trực tiếp với nước ngoài ( như một số hộ tư nhân Hải Phòng trực tiếp tổ chức chế biến và xuất khẩu thịt lợn). Đề nghị tỉnh cho Sở nông nghiệp & PTNT được hình thành một bộ phận làm công tác xúc tiến thị trường để giúp Sở và Tỉnh trong việc hoạch định chính và xác định tổ chức sản xuất những mặt hàng phù hợp với thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong thời gian tới UBND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo và xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đối với hoạt động chế biến và tiêu thụ nông sản; tạo mọi điều kiện để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh tiêu thụ nông sản sản xuất trong tỉnh. Trước mắt tập trung vào các sản phẩm lúa, lợn, rau hoa quả, ngô, tương, thủy sản.Triển khai xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có trong tỉnh với công xuất đủ lớn để tiêu thụ nông sản, bao gồm: Nâng cấp và mở rộng các xí nghiệp chế biến thịt lợn, chế biến hạt giống, chế biến lúa gạo, chế biến rau quả và nấm, chế biến thủy sản, chế biến thức ăn gia súc. Kêu gọi đầu tư để xây dựng mới các xí nghiệp chế biến: hành, nụ hòe, ớt, bột đậu tương, cây dược liệu trong những năm tới. Khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển làng nghề chế biến nông sản để chủ động chế biến và tiêu thụ nông sản tại chỗ như cói, kén tằm, rau quả, gạo, đay, thủy hải sản Quy hoạch và phát triển các chợ nông thôn, chợ đầu mối làm trung tâm giao dịch, thu gom nông sản ở các trung tâm tiểu vùng, các huyện, thị xã. Cần nhận thức sâu sắc rằng hoạt động sơ chế và tiêu thụ tại chỗ là kênh tiêu thụ đặc biệt quan trọng và có tính chủ động cao, thích ứng linh hoạt nhất. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại để mời, gọi các nhà đầu tư và các tổng công ty trung ương về bao tiêu chế biến và tiêu thụ nông sản trong tỉnh. Đặc biệt các tổng công ty rau quả, tổng công ty lương thực, các công ty được, các công ty chế biến thủy sản, tổng công ty chăn nuôi Tiến hành rà soát và bổ sung quy hoạch các vùng nguyên liệu nông hải sản phục vụ tốt nhất cho hoạt động chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Triển khai đồng loạt và mạnh mẽ quyết định 80 /TTG của Thủ Tướng chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản theo hợp đồng. Huy động tối đa khả năng của các doanh nghiệp và người kinh doanh chế biến, tiêu thụ nông sản để ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với người nông dân. Trước mắt tập trung ưu tiên đối với các điểm mô hình xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng /ha/ năm “. Chính quyền các cấp tăng cường chỉ đạo hỗ trợ các bên tham gia hợp đồng đảm bảo tuân thủ nghiêm các cam kết đã ký. 3.2.4.Giải pháp về khoa học công nghệ - Lựa chọn và bố trí hợp lý, khoa học các công thức luân canh cây trồng, vật nuôi. Đảm bảo tận dụng tối đa quỹ thời gian chiếm đất của các đối tượng nuôi trồng; tận dụng đầy đủ các tiến bộ kỹ thuật về giống và phương thức canh tác để có năng suất, chất lượng, giá trị và hiệu quả cao nhất của mỗi mùa vụ sản xuất; tận dụng đến mức cao nhất ưu thế thị trường và tiêu thụ của mỗi sản phẩm. Việc lựa chọn các công thức luân canh phải dựa trên cơ sở đặc điểm đất đai, khí hậu, tập quán canh tác của mỗi vùng, dựa trên các tiến bộ kỹ thuật tốt nhất hiện có và khả năng tiêu thụ sản phẩm làm ra với hiệu quả kinh tế cao nhất. Mỗi công thức luân canh được lựa chọn phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Được nông dân chấp nhận và thực hiện đồng bộ. + Tổng giá trị sản lượng phải đạt 50 Triệu đồng/ha/năm trở lên và phải đạt hiệu quả kinh tế cao + Sản phẩm làm có thể tiêu thụ được và có sức cạnh tranh cao + Công thức luân canh có tính ổn định về giá trị và hiệu quả sản xuất nhiều năm, có thể phát triển mở rộng thêm diện tích. + Đảm bảo khai thác tối đa quý đất hiện có, đồng thời có tác dụng cải tạo, bồi bổ thêm cho đất đai. Hiện tại đang có rất nhiều công thức luân canh có thể đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm ở các địa phương. Tất cả các công thức luân canh này đều có điểm chung là phải đảm bảo trồng trọt được ít nhất là 3 vụ trở lên trong một năm. Đối với các cây hàng năm UBND tỉnh đã giao cho Sở Nông Nghiệp và PTNT đã lựa chọn và giới thiệu một số công thức luân canh cơ bản để các địa phương tham khảo và áp dụng. Tiếp thu nhanh và đồng bộ các giống mới, quy trình canh tác mới có năng xuất cao, chất lượng tốt và có hiệu quả kinh tế cao vào gieo trồng ở các “ cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm “. Hàng năm chú trọng tiếp nhận và đưa vào khảo nghiệm các giống cây trồng , vật nuôi mới, các biện pháp canh tác khoa học để đánh giá và chuyển giao nhanh các giống tốt cho nông dân. Đồng thời đẩy mạnh liên kết với các viện Khoa học, các trường đại học để tranh thủ sự giúp đỡ và tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới triển khai sản xuất đại trà trong tỉnh. Tập trung làm tốt công tác huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân, đảm bảo mỗi nông dân sản xuất trên “cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm” đều được huấn luyện để nắm vứng kỹ thuật sản xuất và thao tác thuần thục đối với từng loại cây trồng, vật nuôi trong công thức luân canh. Biện pháp tổ chức huấn luyện cần đa dạng, linh hoạt: trước hết mở lớp huấn luyện thông qua các trung tâm giáo dục cộng đồng ở các xã, thị trấn. Thông qua các lớp huấn luyện của các đoàn thể nhân dân và mở lớp tập huấn ở các thôn, HTX nơi trực tiếp “Xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đông/ha/năm” Tích cực xúc tiến xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao ở các địa phương nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả cao nhất trên đơn vị diện tích. Trước mắt tập trung vào xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao trên các lĩnh vực: Sản xuất giống chất lượng cao, sản xuất hoa, sản xuất lúa chất lượng cao, lợn nạc, và nuôi trồng thủy sản, sản xuất nấm, bò sữa Chuẩn bị tốt điều kiện và bố trí đầy đủ cán bộ kỹ thuật giúp các địa phương cơ sở chỉ đạo giải quyết các vấn đề khoa học công nghệ ở các vùng xây dựng “Cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm”. + Năm 2008 toàn tỉnh triển khai hoàn thiện và ổn định hệ thống khuyến nông theo hướng : ở tỉnh có trung tâm khuyến nông, ở huyện có trạm khuyến nông cấp huyện, HTX có khuyến nông viên cơ sở. Cán bộ khuyến nông hàng năm được huấn luyện bổ túc nghiệp vụ chuyên môn. Đây sẽ là lực lượng chủ yếu chuyển giao kỹ thuật và chỉ đạo kỹ thuật sản xuất ở các “ Cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng /ha/năm”. + Bố trí một cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông chỉ đạo sản xuất ở cơ sở với quy mô từ 10-15 ha /một điểm. Mức phụ cấp cho cán bộ kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo sản xuất được gắn với hiệu quả sản xuất ở từng điểm. Nguồn cán bộ là các cán bộ khuyến nông và tiếp nhận hợp đồng các sinh viên mới tốt nghiệp ĐH Nông Nghiệp chính quy có ngành nghề phù hợp. + Khuyến khích hình thành các Trung Tâm hoặc công ty tư vấn dịch vụ khoa học công nghệ để giúp giải quyết các vấn đề về khoa học công nghệ và tổ chức sản xuất của các địa phương làm “Cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu /ha/năm” và các chủ trang trại. 3.2.5. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn là một trong những điều kiện cơ bản, tiên quyết đến chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn nói chung và chuyển đổi cơ cấu cây trồng nói riêng. Bởi lẽ, sản xuất nông nghiệp phân bố trên địa bàn và không gian rộng lớn. Để sản xuất hàng hoá đưa ra thị trường tiêu thụ cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa các khâu: sản xuất - bảo quản chế biến - thị trường. Các khâu này không được tách rời nhau. Thị trường yếu tố quyết định đến quy mô sản xuất, chủng loại sản phẩm, công nghệ bảo quản và chế biến. Vì vậy, cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn (thuỷ lợi, giao thông, điện, bưu chính viễn thông, công nghiệp bảo quản chế biến, chợ) là những điều kiện cơ bản không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi. Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn cho các xã đặc biệt khó khăn cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng cho những vùng sản xuất hàng hoá tập trung tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả. Đối với ngành trồng trọt, hệ thống thuỷ lợi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đặc biệt là đối với ngành trồng trọt của tỉnh Thái Bình với nhiều loại địa hình kéo theo là có các loại chân ruộng cao thấp khác nhau. Việc đảm bảo tưới tiêu kịp thời, chủ động tiến tới khoa học còn gặp nhiều khó khăn nhất là tình trạng hệ thống tưới tiêu chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Để đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh cao và sản xuất hàng hoá đòi hỏi hệ thổng thuỷ lợi phải hoàn chỉnh, chủ động tưới trong những ngày hạn và tiêu nước khi gặp mưa lớn. Trong thời gian tới, tỉnh cần phải cải tạo, nâng cấp và mở rộng các trạm bơm; cải tạo và hoàn thiện hệ thống kênh mương và các công trình trên kênh; từng bước thực hiện cứng hoá kênh mương trên toàn tỉnh; riêng hệ thống kênh mương chưa được cứng hoá đặc biệt là hệ thống tưới tiêu nội đồng cần phải thường xuyên tu bổ, nạo vét, khơi thông, tôn cao bờđể đáp ứng nhu cầu dẫn nước đến các khu đồng cao trong mùa khô và đảm bảo tiêu úng kịp thời trong mùa mưa. Đối với hệ thống giao thông cần được đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường liên xã tới vùng sản xuất nông sản hàng hoá, tất cả các tuyến đường nông thôn đến năm 2010 phải được cứng hoá để nâng cao năng lực vận chuyển hàng hoá từ vùng sản xuất tới nơi thu gom tiêu thụ sản phẩm. Đối với vùng thuần nông như tỉnh Thái Bình thì hệ thống chợ có vai trò lớn trong việc thực hiện các hoạt động mua bán. Tại các chợ bán buôn hàng nông sản – nơi thu gom nông sản phục vụ cho chế biến hoặc tập trung nông sản hàng hoá để đưa ra khỏi vùng - cần xây dựng các kho bảo quản hàng hoá, các cơ sở vật chất phục vụ tiêu thụ nông sản với hình thức bán buôn là chủ yếu. Cần xây dựng mạng đầu mối bán buôn, giới thiệu sản phẩm cho các khu vực sản xuất hàng hoá tập trung. Bên cạnh đó cần hình thành các chợ chuyên doanh như chợ hoa, chợ rau, chợ gạo 3.2.6.Giải pháp về cơ chế chính sách : 3.2.6.1. chính sách tài chính : - Năm 2003, UBND tỉnh đã có công văn số 759/UB-NN ngày 14/4/2003 tập trung chỉ đạo các địa phương xây dựng các mô hình điểm cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng /ha/năm. Đến nay UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể cho triển khai xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm trên diện đại trà. 3.2.6.2. Chính sách đầu tư : - Các cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng /ha/năm được ưu tiên đấu tư xây dựng hệ thống tưới tiêu và giao thông nông thôn bằng nguồn vốn kiên cố hóa kênh mương và vốn xây dựng giao thông nông thôn trong kế hoạch hàng năm phân bố cho các huyện, thị. Về vốn hỗ trợ quy hoạch sản xuất phục vụ cho cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm. UBND tỉnh giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối bố trí vốn trình UBND tỉnh xem xét quyết định. 3.2.7. Đào tạo lao động nông nghiệp Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình sản xuất. Cũng như lao động ở hầu hết các vùng nông thôn khác, lao động nông nghiệp ở Thái Bình đang ở tình trạng đông về số lượng nhưng chất lượng không đáp ứng yêu cầu. Số lao động nông nghiệp được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ nhỏ (dưới 10%) trong tổng số lao động. Tuyệt đại bộ phận lao động trong nông nghiệp hoạt động sản xuất nhờ kỹ thuật do cha ông truyền lại hoặc tích luỹ qua hoạt động thực tiễn và học hỏi lẫn nhau. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông nghiệp còn hạn chế là một trong những nguyên nhân cản trở việc phát triển sản xuất và hạn chế việc sử dụng lao động trong nông nghiệp nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng vừa là yêu cầu vừa là giải pháp để sử dụng đầy đủ, có hiệu quả nguồn lực lao động phục vụ phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy, ở một số địa phương nhiều diện tích trồng lúa một vụ được chuyển đổi sang trồng cây ăn quả và nuôi cá đã đem lai hiệu quả cao hơn hẳn so với trồng lúa trước đay đồng thời thu hút thêm đáng kể lao động vào sản xuất. Chất lượng lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Hiện nay, hầu hết lao động nông nghiệp còn ít hiểu biết và còn thiếu thông tin về các loại giống mới, các qui trình công nghệ tiên tiến, về nhu cầu đa dạng của thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; chưa đủ khả năng chủ động lựa chọn phương án sản xuất hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế. Tiềm năng to lớn của khoa học công nghệ đối với phát triển nông nghiệp chưa được phát huy đầy đủ. Việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp còn chậm, thiếu các giải pháp tạo động lực đối với việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ chưa được tổng kết kịp thời, chưa được tuyên truyền sâu rộng và còn thiếu các giải pháp phù hợp để giúp các đơn vị sản xuất nhất là các hộ nông dân tiếp thu và nhân rộng. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là chưa làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học công nghệ cần thiết cho lực lượng lao động nông nghiệp. Đào tạo lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng để phát triển sản xuất là một cách thức lớn đòi hỏi tỉnh Thái Bình phải có các giải pháp mang tính đồng bộ và khả thi cao. Cần tập trung vào các hướng sau: - Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ làm tiếp thị đủ năng lực đáp ứng yêu cầu thực tế. Trước mắt bố trí mỗi xã có một cán bộ khuyến nông có trình độ đại học tiến tới bố trí đội ngũ cán bộ chuyên môn phù hợp cho mỗi vùng sản xuất nông sản hàng hoá. - Liên kết các trường đại học mở các lớp đại học tại chức tại tỉnh nhằm đạo tạo nguồn nhân lực tại chỗ có trình độ đại học, cao đẳng. - Thành lập trường trung cấp nông nghiệp và trung tâm dạy nghề nông nghiệp tại tỉnh và các chi nhánh dạy nghề tại các huyện. - Thực hiện việc bồi dưỡng thường xuyên kiến thức chuyên môn kĩ thuật cho đội ngũ cán bộ cấp xã, hợp tác xã và hộ nông dân qua các chương trình của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như tổ chức các lớp IPM, hội nghị đầu bờ Đặc biệt phải nhanh chóng kiện toàn hệ thống khuyến nông: Trung tâm khuyến nông, các trạm khuyến nông, các cụm khuyến nông để đủ sức hướng dẫn và chuyển giao đưa tiến bộ kü thuật tới hộ nông dân nhằm thực hiện bồi dưỡng nguồn nhân lực tại chỗ. Đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động nông nghiệp là điều kiện cần để tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả ở tỉnh Thái Bình. 3.2.8. Chế độ thi đua khen thưởng: 3.2.8.1. Tổ chức thi đua Phát động rộng rãi phong trào thi đua xây dựng và phục vụ xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm trong toàn tỉnh, ở mọi cấp, mọi ngành nhằm sớm hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu đề án đã đặt ra. Đồng thời tổ chức cho các hộ gia đình, các thôn, xã, huyện, thị đăng kí thi đua xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm của đơn vị mình. Hàng năm, các cấp từ tỉnh, huyện, đến thốn, xã tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để chỉ đạo và khen thưởng động viên kịp thời các cá nhân, đơn vị làm tốt, phê phán các trường hợp làm chiếu lệ và trì trệ. 3.2.8.2. Chế độ thi đua khen thưởng: - Điều kiện để xét khen thưởng: + Có đăng kí tham gia xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm. + Đảm bảo đạt và vượt các tiêu chí của cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm . + Được cấp có thẩm quyền khen thưởng xét công nhận. Đối tượng được khen thưởng: Hộ gia đình, thôn, xã, huyện, thị, các doanh nghiệp và cán bộ các ngành tham gia phục vụ chương trình. Hình thức khen thưởng: + Hàng năm UBND các huyện, thị xét công nhận các cánh đồng, thôn, xã đạt tiêu chuẩn cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm. Thưởng giấy khen cho đơn vị đạt tiêu chuẩn, UBND tỉnh chon 10 đợn vị có thành tích cao nhất mà các huyện, thị đã công nhận để thưởng giấy khen. Đồng thời chọn một đơn vị có thành tích cao nhất đề nghị Chính phủ khen thưởng. + Đối với các đơn vị đầu tiên của đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm được thưởng: Thôn đầu tiên đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm được thưởng 50 triệu đồng. Xã đầu tiên của tỉnh đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm được thưởng 100 triệu đồng. Huyện đầu tiên của tỉnh đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm được thưởng 300 triệu đồng. + Hàng năm lấy kết quả hoàn thành mục tiêu xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm của các đơn vị làm một trong các tiêu chuẩn chủ yếu để xét công nhận Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, chính quyền vững mạnh của các địa phương. + Các cá nhân, doanh nghiệp và các ngành phục vụ xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm , có thành tích xuất sắc được xét khen thưởng hàng nă, theo chế độ hiện hành. KẾT LUẬN Thái Bình là một tỉnh thuần nông, diện tích lớn, dân số đông. Trong những năm qua nông nghiệp của tỉnh luôn giành một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu kinh tê, vừa đảm bao cung cấp đầy đủ nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân trong tỉnh, vừa tạo được nguồn lợi lớn thông qua việc xuất khẩu nông sản đến vớI các địa phương trong cả nước và quốc tế. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng của các măt hàng nông sản của tỉnh chưa ổn định chưa có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường. Vì vậy chủ trương xây dựng cánh đồng 50 triệu của UBND tỉnh là một việc làm hết sức đúng vừa có cơ sở thực tiễn, khoa học lại phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, đưa nông nghiệp của tỉnh nhà đi lên góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mặt hàng nông sản của tỉnh không chỉ cạnh tranh với các địa phưng khác trong cả nước mà còn phải cạnh tranh gay gắt, khốc liệt trên thị trường quốc tế. Vì vây xây dựng cánh đồng 50 triệu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, năng cao năng suất và chất lượng nông sảm, tạo ra được những sản phẩm có giá trị sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh, mang lại thương hiệu cho nông sản Thái Bình Mặc dù quá trình xây dựng cánh đồng 50 triệu, chuyển dịch cơ cấu cây trồng là một quá trình khó khăn, lâu dài. Nhưng với sự quyết tâm của Đảng và nhân dân Thái Bình, chắc chắn sự nghiệp phát triển nông nghiệp của tỉnh sẽ di đến thắng lợi. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hộI tỉnh Thái Bình đến năm 2020 Báo cáo kết quả tổ chức thực hiện Nghị quyết 08/NQ- TU về xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm (2006- 2008) Niên giám thống kê 2003, NXB Thống kê, Hà Nội- 2004, Tổng cục thống kê. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, GS.TS. Nguyễn Thế Nhã - PGS.TS. Vũ Đình Thắng, NXB Thống kê. Giáo trình Kinh tế phát triển nông thôn, TS. Vũ Đình Thắng - GVC. Hoàng Văn Định, NXB Thống kê. Nông nghiệp nông thôn Thái Bình, tác giả: Bùi Sỹ Thùy, NXB Thống kê Hà Nội 2003 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBND : Uỷ ban nhân dân NN& PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn GTSX: Gía trị sản xuất ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP: Tổng sản phẩm quốc nội HTX: Hợp tác xã THCN: Trung học chuyên nghiệp NXB: Nhà xuất bản ĐBSH: Đồng bằng song Hồng KHKT: Khoa học kĩ thuật MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG 3 1.1. Khái niệm, đặc trưng của cơ cấu cây trồng và sự cần thiết phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa 3 1.1.1. Khái niệm cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng 3 1.1.1.1.Khái niệm cơ cấu cây trồng 3 1.1.1.2.Khái niệm chuyển dịch cơ cấu cây trồng 3 1.1.2. Tính tất yếu khách quan của quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa 3 1.1.3. Đặc trưng của cơ cấu cây trồng 5 1.1.3.1. Cơ cấu cây trồng mang tính khách quan 5 1.1.3.2. Cơ cấu cây trồng luôn biến đổi 6 1.1.3.3. Cơ cấu cây trồng gắn liền với quá trình phân công lao động xã hội trong khu vực nông nghiệp 6 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng 6 1.2.1. Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên 6 1.2.2. Nhóm nhân tố về kinh tế xã hội 7 1.2.3. Nhóm nhân tố về tổ chức kĩ thuật 8 1.3. Các chỉ tiêu biều hiện cơ cấu cây trồng và hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng 9 1. 3.1. Các chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu cây trồng 9 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng 9 1.4. Tổng quan và phương thức xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” 10 1.4.1. Các tiêu thức cơ bản về “cánh đồng 50 triệu đồng” 10 1.4.2. Các hình thức gieo trồng thúc đẩy hình thành “cánh đồng 50 triệu đồng” 10 1.4.2.1. Về luân canh cây trồng 10 1.4.2.2. Về xen canh, gối vụ 11 1.5. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu cây trồng và “xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng” ở một số địa phương trong cả nước 11 1.5.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trên cả nước chuyển đối cơ cấu cây trồng 11 1.5.2. Kinh nghiệm được rút ra 15 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG VÀ “XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG 50 TRIỆU ĐỒNG” Ở TỈNH THÁI BÌNH 16 2.1.Điều kiện tư nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Bình ảnh hưởng đến cây trồng và sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng 16 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 16 2.1.1.1. Vị trí địa lý 16 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình 16 2.1.1.3.Đất đai 17 2.1.1.4. Khí hậu 17 2.1.1.5. Đặc điểm thủy văn 18 2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 18 2.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế 18 2.1.2.2. Mạng lưới giao thông 20 2.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm 20 2.1.2.4. Quan hệ sản xuất nông thôn 21 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Bình 21 2.1.3.1. Những tiềm năng và thuận lợi cơ bản 21 2.1.3.2. Những hạn chế, tồn tại 22 2.1.3.3 Thách thức và những vấn đề đặt ra. 23 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở những vùng xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” 25 2.2.1. Khái quát về tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua 25 2.2.2. Tình hình phân vùng xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” 26 2.2.2.1 Vùng sản xuất lúa gạo: 75000ha 26 2.2.2.2. Vùng chuyên màu và cây công nghiệp 28 2.2.2.3. Phát triển vùng cây ăn quả và cây dược liệu 28 2.2.2.4. Vùng nuôi trồng thủy sản 29 2.2.3. Đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên 12 điểm xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm của tỉnh năm 2008 30 2.2.3.1. Tổng hợp giá trị sản phẩm trên 1 ha diện tích gieo trồng 30 2.2.3.2. Đánh giá hiệu quả sản xuất trên 12 điểm mô hình xây dựng cánh đồng 50 triệu 33 2.2.4. Kết quả thực hiện cánh đồng 50 triệu đồng/ha/năm từ 2006- 2008 của toàn tỉnh Thái Bình 37 2.2.4.1. Cơ cấu diện tích 37 2.2.4.2. Cơ cấu sản lượng 38 2.2.4.3. Đánh giá hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng những vùng xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” 41 2.2.5. Những thành tựu đạt được của “cánh đồng 50 triệu đông” so với mục tiêu đề ra 42 2.2.6. Những tồn tại, hạn chế 45 2.2.6.1.Về nhận thức 45 2.2.6.2.Về tổ chức chỉ đạo 45 2.2.6.3. Năng lực cán bộ và giải quyết thị trường tiêu thụ. 47 2.2.6.4. Cơ chế chính sách 47 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÂY TRỒNG, XÂY DỰNG “CÁNH ĐỒNG 50 TRIỆU ĐỒNG” ĐẾN NĂM 2015 Ở TỈNH THÁI BÌNH 49 3.1.Phương hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tỉnh Thái Bình đến năm 2015 49 3.1.1.Quan điểm chỉ đạo 49 3.1.2.Căn cứ xác định phương hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng 50 3.1.3.Phương hướng chuyển đổi 53 3.2. Một số giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng và xây dựng “cánh đồng 50 triệu đồng” ở Thái Bình 55 3.2.1.Quán triệt quan điểm tư tưởng và nhận thức: 55 3.2.2. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất: 57 3.2.3. Giải pháp chế biến và thị trường : 57 3.2.3.1.Chế biến 58 3.2.3.2. Thị trường 58 3.2.4.Giải pháp về khoa học công nghệ 60 3.2.5. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn 62 3.2.6.Giải pháp về cơ chế chính sách : 64 3.2.6.1. chính sách tài chính : 64 3.2.6.2. Chính sách đầu tư : 64 3.2.7. Đào tạo lao động nông nghiệp 64 3.2.8. Chế độ thi đua khen thưởng: 66 3.2.8.1. Tổ chức thi đua 66 3.2.8.2. Chế độ thi đua khen thưởng: 67 KẾT LUẬN 69 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2609.doc
Tài liệu liên quan