Nền kinh tế thế giới sau một thời kỳ giảm sút nay đang có xu hướng phục hồi và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ 3 - 4%/năm, đặc biệt các nước là đối tác chính của nước ta có mức tăng trưởng kinh tế còn khá hơn, sẽ có những tác động tích cực đến sự phát triển nền kinh tế nước ta. Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ tới là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có tác động sâu sắc, nhiều chiều tới quá trình chuyển dịch cơ cấu, kinh tế, cải cách hành chính, tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế phát triển - xã hội của nước ta.Và tất yếu sẽ tác động tới sự phát triển của nông nghiệp bởi cho đến nay nông nghiệp vẫn là ngành chiếm ưu thế ở nước ta và cơ cấu nông nghiệp sẽ có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng tích cực hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội, tiến tới công nghiệp hóa nông nghiệp ở nước ta và tiến lên con đường CNH - HĐH đất nước.
98 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2006 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghệ còn nhiều bất cập, đặc biệt thiếu cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao, chuyên gia đầu ngành. Đầu tư ngân sách cho khoa học công nghệ còn ở mức thấp, chưa tương xứng với yêu cầu.
- Các đề tài, dự án khoa học công nghệ quy mô còn nhỏ, một số đề tài hiệu qur chưa cao. Số các đề tài, dự án khoa học công nghệ mang tính chiến lược, có tính chất đột phá để giải quyết những vấn đề lớn, những vấn đề bức xúc của sản xuất và đời sống chưa nhiều.
- Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước và dịch vụ chuyển giao khoa học công nghệ của Tỉnh còn nhiều bất cập với yêu cầu nhiệm vụ, nhất là ở cấp huyện hiện nay chỉ có một cán bộ theo dõi khoa học công nghệ nên không thể làm tốt chức năng quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ.
- Chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với cán bộ khoa học công nghệ giỏi về Tỉnh làm việc chưa đủ sức hấp dẫn. Sự phối hợp, tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan khoa học công nghệ của Trung ương còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm nawnng khoa học công nghệ trên địa bàn Tỉnh.
Chương III:
Giải pháp chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2006 - 2015.
I. Các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ thời kì 2006- 2010 và lựa chọn phương án khả thi:
1. Dự báo các yếu tố tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
1.1. Đất đai:
Tiềm năng nông lâm nghiệp của tỉnh còn lớn. Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, hệ số sử dụng đất mới đạt 1,8 - 2 lần còn có thể đưa lên 2,5 lần trong nhứng năm tới. Theo điều tra: toàn tỉnh có 69338 ha đất có khả năng sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp. Trước mắt đến năm 2005 có khoảng 43730 ha được đưa vào sử dụng. Quy hoạch sử dụng đến năm 2010 như sau: diện tích đất nông nghiệp: 99.491 ha; đất lâm nghiệp 194.006 ha tăng; nawm 2015: diện tích đất nông nghiệp: 98.481 ha; diện tích đất lâm nghiệp 193006 ha.
Diện tích đất nông lâm nghiệp tăng, cho phép mở rộng quy mô sản xuất.
2. Dân số:
Dự báo dân số thời kỳ 2006- 2010 tỷ lệ tăng dân số 0,95%/ năm, thời kỳ 2011-2015 tỷ lệ tăng dân số là 0,84%/năm. Dân số của tỉnh năm 2005 khoảng 1361 ngàn người tăng khoảng 86 ngàn người so với năm 2000, dân số năm 2010 khoảng 1385 ngàn người, năm 2015 khoảng 1445 ngàn người. Dân số khu vực nông thôn năm 2005 là 1109 ngàn người chiếm 83,5%, năm 2010 dân số khu vực nông thôn khoảng 1069 ngàn người chiếm khoảng 77,2%, năm 2015 có 977 ngàn người trong khu vực nông thôn chiếm khoảng 67,6%.
Trong điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển, dân số tăng- vừa là sức ép về giải quyết việc làm, đồng thời dân số tăng các nhu cầu thiết yếu như lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng đều tăng theo.
3. Điều kiện cơ sở vật chất:
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh xác định: Trọng điểm đầu tư là mở rộng qui mô các trung tâm giống cây trồng vật nuôi. Nâng cấp các công trình thuỷ lợi hiện có. Kiên cố hóa kênh mương, giải quyết nước tưới cho vùng đồi, vùng cây công nghiệp và nước tưới cho các nhu cầu khác. Trước hết khai thác có hiệu quả các công trình hiện có và xây dựng mới hệ thống thủy lợi 12 xã thuộc huyện Hạ Hoà, 5 xã thuộc huyện Thanh Ba. Củng cố hệ thống hồ, đập Thanh Sơn, Yên Lập, củng cố hệ thống cống tự chảy, các bờ bao, hệ thống đê sông bảo đảm an toàn mùa mưa lũ, chủ động phòng chống thiên tai...
Cơ sở hạ tầng phát triển là yếu tố thuận lợi đẩy mạnh sản xuất nông lâm nghiệp trong những năm tới.
4. Nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp:
Sẽ tăng nhiều do việc nâng công suất và việc xây dựng các nhà máy giấy, nhà máy chè, nhà máy ván ép nhân tạo, các nhà máy sữa, các cơ sở chế biến TAGS, chế biến sắn tinh bột ngô, chế biến thực phẩm xuất khẩu.
5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản:
Cùng với sự gia tăng về dân số và đời sống nhân đân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thiết yếu ( gạo, thịt, quả, sữa ) trong tỉnh cũng như cả nước sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng. Các sản phẩm chất lượng cao, nhu cầu sẽ tăng nhanh: gạo chất lượng cao, thịt bò, thịt lợn siêu nạc, sữa, rau an toàn, chè sạch.
Trong những năm tới với sự hoà nhập kinh tế khu vực và thế giới các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh như chè, thịt lợn, chuối, lạc, mây tre đan, mành, đũa có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời các mặt hàng nông lâm sản của ta phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu của các nước khác về giá cả, chất lượng, mẫu mã
6. Chính sách vĩ mô:
Trong thời gian tới nhà nước sẽ tiếp tục bổ sung hoàn thiện các chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển như: chính sách về đất đai, chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách khuyến khích tiểu thụ sản phẩm nông nghiệp, chính sách tín dụng
7.Về khoa học công nghệ:
Các TBKT và công nghệ trong lĩnh vực NLN sẽ phát triển rất nhanh. Tiềm lực khoa học công nghệ được tăng cường: lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật được bổ sung, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và sản xuất được đầu tư, một số trung tâ nghiên cứu sẽ được đầu tư nâng cấp và thành lập mới. Việc ứng dụng các TBKT về giống cấy trồng vật nuôi, các biện pháp canh tác, thuỷ lợi, bảo quản chế biến nông lâm sản đưa vào sản xuất sẽ tạo nên bước đột phá mới trong sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích.
Dự báo trong thời gian tới cùng với sự hội nhập kinh tế khu vực và thế giới sẽ là thời kỳ mở đầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ sâu sắc hơn, toàn diện hơn trong sản xuất nông nghiệp..
2. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ thời kì 2006- 2015.
Bảng 11: Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
ở tỉnh Phú Thọ thời kì 2006- 2015
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2015
1
Giá trị SX nông, lâm, ngư nghiệp.
a
Giá thực tế
3.378,0
3.597,0
3.831,0
4.080,0
4.345,0
5286,0
b
Giá 1994
2.315,0
2.451,0
2.596,0
2.749,0
2.911,0
3541,0
-
Nông nghiệp
2.012,0
2.115,0
2.229,0
2.360,0
2.486,0
3024,0
+
Trồng trọt
1.384,0
1.418,0
1.455,0
1.500,0
1.530,0
1862,0
+
Chăn nuôi
628,0
697,0
774,0
860,0
956,0
1163,0
-
Lâm nghiệp
182,0
189,0
197,0
205,0
213,0
259,0
-
Thủy sản
111,0
131,0
155,0
180,0
217,0
264,0
2
Cơ cấu giá trị sản xuất
-
Nông nghiệp
87,5
87,3
87,2
87,2
87,1
85,3
+
Trồng trọt
54,4
51,6
49,3
46,7
45,6
52,5
+
Chăn nuôi
33,1
35,7
37,9
40,5
41,5
32,8
-
Thủy sản
5,4
5,8
6,1
6,4
6,8
7,5
-
Lâm nghiệp
7,1
6,9
6,7
6,4
6,2
7,2
3. Các phương án về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2006 - 2010:
3.1. Phương án 1( tích cực vừa):
Trong cơ cấu nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tỷ trọng thuỷ sản trong nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng từ từ, tỉ trọng nông lâm nghiệp giảm tương ứng.
Tỷ trọng trồng trọt giảm chậm, tỷ trọng chăn nuôi tăng tương ứng. Chưa đáp ứng được xu hướng phát triển chăn nuôi phải trở thành ngành sản xuất chính.
Theo trường hợp này, Phú Thọ không thể thu hút và phát huy được cao nhất các nguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp nhanh, không thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
3.2. Phương án 2( tích cực cao)
Phát triển nông nghiệp toàn diện bền vững, hiệu quả. Đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn, gắn với thị trường theo hướng CNH - HĐH, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hình thành cơ chế kết hợp và thúc đẩy lẫn nhau giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tỷ trọng trồng trọt giảm nhanh, tỷ trọng chăn nuôi tăng tương ứng.
Trong cơ cấu nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tỷ trọng thủy sản tăng nhanh. Khai thác mọi khả năng cho phép, nhất là nguồn lực tại chỗ, phát huy có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài, hạn chế được nhiều khó khăn do thời tiết, khí hậu hay dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi.
3.3. Phương án cao ( đột biến)
Trên cơ sở của trường hợp thứ 2, nhưng sự tác động của bên ngoài nhiều hơn, mạnh hơn. Cộng với những thuận lợi do thời tiết, khí hậu cùng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thu được nhiều thắng lợi, khắc phục được những nguy cơ đối với sản xuất nông nghiệp như dịch bệnh, phát triển chế biến nông sản đảm bảo chất lượng cao, khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn.Do đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý hơn so với trường hợp 2. Khi đó tỷ trọng trồng trọt giảm mạnh hơn và chăn nuôi thực sự trở thành ngành sản xuất chính. Nông lâm nghiệp giảm đáng kể, thủy sản tăng. Song khả năng tác động lớn từ bên ngoài, nhất là nguồn vốn đầu tư chưa chắc đã khả thi, nông nghiệp phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên thời tiết khí hậu. Tuy nhiên trong tình hình thường xuyên biến động như hiện nay thì không thể không lường trước các biến động trong nước và nước ngoài. Nên trường hợp ba vẫn được xem xét coi đây là phương án dự phòng nếu thời cơ cho phép thì phấn đấu thực hiện.
3.4. Tổng hợp các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Bảng 12: Tổng hợp các phương án chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp
TT
Chỉ tiêu
Đn vị tính
Giai đoạn 2006 -2010
Giai đoạn2011 - 2015
PA1
PA2
PA3
PA1
PA2
PA3
1
Giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản
a
Giá thực tế
3845,03
3846,20
3852,13
3998,83
4000,05
4006,22
b
Giá 1994
2595,61
2596,40
2600,40
2699,43
2700,26
2704,42
-
Nông nghiệp
2239,93
2240,40
2241,56
2321,21
2321,70
2322,90
+
Trồng trọt
1447,41
1457,40
1451,16
1461,60
1471,69
1465,39
+
Chăn nuôi
780,03
783,00
786,88
841,61
844,82
849,00
-
Lâm nghiệp
197,01
197,20
198,52
200,69
200,89
202,23
-
Thủy sn
158,67
158,80
160,32
176,05
176,19
177,88
2
Cơ cấu sản xuất nông lâm thuý sản
%
100
100
100
100
100
100
-
Nông nghiệp
%
86,30
86,29
86,20
85,99
85,98
85,89
+
Trồng trọt
%
56,24
56,13
55,81
54,14
54,50
54,18
+
Chăn nuôi
%
30,05
30,16
30,26
31,18
31,29
31,39
-
Thủy sn
%
7,59
7,60
7,63
7,43
7,44
7,48
-
Lâm nghiệp
%
6,11
6,12
6,17
6,52
6,53
6,58
4. Lựa chọn phương án có tính khả thi:
Từ 3 phương án nêu trên, nếu chọn phướng án 1 thì kinh tế nông nghiệp phát triển chậm, nguy cơ tụt hậu về kinh tế càng lớn. Chọn phướng án 3 thì tính khả thi thấp vì phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, điều kiện thời tiết, khí hậu nhiều, thiếu tính chủ động. Nên chỉ còn phương án 2 là tương đối phù hợp, có khả năng phấn đấu được.
Bảng 13.1: Dự báo một số chỉ tiêu theo phương án chọn (II).
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
2006
2007
2008
2009
2010
2015
1
Giá trị sn xuất ( giá 1994)
Tỷ đ
2034
2435
2582
2735
2904
3021
-
Nông nghiệp
-
1742
2115
2230
2350
2480
2570
+ Trồng trọt
-
1114
1418
1455
1490
1530
1545
+ Chăn nuôi
-
628
697
775
860
950
1025
-
Lâm nghiệp
-
182
190
197
205
214
218
-
Thuỷ sn
-
110
130
155
180
210
233
2
Cơ cấu
Tổng
%
100
100
100
100
100
100
-
Nông nghiệp
%
85,64
103,98
109,64
115,54
121,93
126,35
+ Trồng trọt
%
54,77
69,71
71,53
73,25
75,22
75,96
+ Chăn nuôi
%
30,88
34,27
38,10
42,28
46,71
50,39
-
Lâm nghiệp
%
8,95
9,34
9,69
10,08
10,52
10,72
-
Thuỷ sn
%
5,41
6,39
7,62
8,85
10,32
11,46
Bảng 13.2: Dự kiến cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
Đơn vị tính: %
STT
Nhóm cây trồng chính
2004
2005
2010
2015
Tổng diện tích
100,0
100,0
100,0
100,0
1
Cây lương thực
56,8
55,6
53,5
52,5
2
Cây thực phẩm
9,5
10,0
10,5
11,0
3
Cây công nghiệp
19,5
19,9
20,5
20,5
4
Cây ăn quả
14,0
14,5
15,5
16,0
Bảng 13.3: Tổng hợp giá trị sản xuất một số nhóm cây trồng chính
Đơn vị: %
Nhóm cây trồng chính
2004
2005
2010
2015
Nhóm cây lương thực
62,0
60,0
54,0
40,0
Nhóm cây thực phẩm
8,0
8,5
10,0
15,0
Nhóm cây công nghiệp
16,5
17,0
20,0
25,0
Nhóm cây ăn quả
13,5
14,5
16,0
20,0
Bảng 13.4: Dự báo quy mô đàn gia súc, gia cầm
và sản lượng thịt các loại
TT
Gia cầm chính
Đơn vị tính
2004
2005
2010
2015
1
Đàn trâu
103 con
96,1
98
100
130
2
Đàn bò (bò thịt, bò sữa, bò sức kéo, bò giống)
103 con
115
120
130
198
3
Đàn lợn (lợn sữa, lợn choai, lợn thịt, lợn nái)
103 con
580,0
610
780
1220,0
4
Đàn gia cầm
106 con
7200
8000
12000
20000
5
Sản lượng thịt hơi các loại
103 tấn
55,0
61
82
124
6
Trứng quả
106 quả
100
110
130
170
Bảng 15: Tổng hợp sản phẩm chủ yếu
STT
SP chủ yếu
Đơn vị tính
2004
2005
2010
2015
1
Chè búp tươi
103 tấn
57,2
66,4
120
180
2
Quả tươi các loại
103 tấn
100
120
160
240
3
Thịt hơi các loại
103 tấn
48,2
52
82
124
4
Trứng quả
106 tấn
100
110
13
170
5
Cá các loại
103 tấn
12,9
14 - 15
24 - 25
35 - 40
6
Nguyên liệu giấy
103 tấn
385
413
810
1000
7
Lạc nhân
103 tấn
6,0
6,5
13
15
8
Đậu tương
103 tấn
3,3
3,5
7
12
9
Vừng hạt
Tấn
200
250
300
400
II. Những giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho trường hợp 2:
1. Bố trí sản xuất:
Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn đạt mục tiêu đề ra, phải bố trí lại cơ cấu sản xuất trong từng lĩnh vực.
* Sản xuất lương thực:
- Bố trí lại đất sản xuất nông nghiệp:
+ Căn cứ vào kết quả sản xuất lương thực và điều kiện thâm canh của từng địa phương để bố trí lại đất sản xuất lương thực theo hướng sau: Rà soát, cơ cấu lại diện tích đất trồng cây lương thực theo hướng đảm bảo diện tích đất để duy trì an toàn lương thực, phần còn lại bố trí sang các loại cây trồng khác. Triển khai thực hiện đề án " Dồn đổi ruộng đất nông nghiệp" tạo điều kiện cho nông dân dồn đổi ruộng đất, hình thành vùng chuyên canh, sản xuất cây lúa.
+ Xem xét lại diện tích trồng cây sắn, chuyển 2000 - 2500ha trồng sắn trên đồi cao, kém hiệu quả sang trồng chè hoặc cây công nghiệp có hiệu quả hơn.
+ Đối với vùng đồng bằng sản xuất lương thực đạt mức khá: Đẩy mạnh thâm canh, chuyển một phần diện tích lúa ( cao hạn, úng trũng khoảng 3.000ha) năng suất bấp bênh sang trồng cây có giá trị kinh tế cao hơn ( lạc, rau, đậu) hoặc nuôi trồng cá chuyên, cá vụ; đồng thời mở rộng diện tích các giống chất lượng cao tập trung ở Lâm Thao, Việt Trì, thị xã Phú Thọ, Cẩm Khê, các xã Nam Thanh Ba, Hạ Hoà
+ Đối với các xã miền núi, ĐBKK : sản xuất lương thực đạt mức thấp cần đẩy mạnh thâm canh, duy trì diện tích lúa hiện có, tiếp tục mở rộng diện tích ngô vụ đông.
- Chuyển dịch vững chắc cơ cấu trà lúa: Mở rộng trà lúa xuân muộn, mùa sớm năng suất cao ổn định đạt 55 - 65%, xoá bỏ trà xuân trung, giảm tối đa trà lúa mùa muộn còn 3 - 5% ( chỉ cấy lúa mùa muộn ở vùng chưa quản lý được nước để nuôi trồng thủy sản).
- Duy trì diện tích các giống lúa lai, ngô lai, mở rộng diện tích các giống lúa siêu cao sản; để ổn định sản lượng lương thực cần chỉ đạo duy trì diện tích lúa lai ở các xã miền núi, xã ĐBKK trên 45%, mở rộng diện tích các giống lúa siêu cao sản, năng suất 7 - 10 tấn/vụ.
- Về giống: Đầu tư các cơ sở sản xuất giống và màng lưới sản xuất giống vệ tinh. Tiếp tục ứng dụng công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai F1. Đẩy mạnh sản xuất hạt giống ngô lai. giống lúa nguyên chủng, giống lúa chất lượng cao để đáp ứng đủ nhu cầu của các địa phương; đồng thời tăng cường quản lý chất lượng giống.
Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, tăng cường công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướgn dẫn nông dân đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng.
- Về chính sách: Tiếp tục trợ giá giống lúa lai, ngô lai, lúa nguyên chủng cho các xã ĐBKK, vùng sâu, vùng xa, vùng chưa cân đối được lương thực ( chủ yếu Thanh Sơn, Yên Lập); trợ giá giống lúa chất lượng cao cho các xã trung du, đồng bằng; đồng thời khuyến khích nông dân sử dụng giống lúa, ngô chất lượng cao và mở rộng diện tích rau đậu ở những vùng có điều kiện.
* Cây công nghiệp hàng năm:
Phát triển mía , sắn đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhà máy đường, nhà máy tinh bột sắn. Phát triển lạc, đỗ tương một phần sản phẩm xuất tiểu ngạch còn lại làm nguyên liệu chế biến bánh kẹo, thực phẩm, thức ăn giàu đạm cho chăn nuôi lợn nạc, bò sữa.
- Đỗ tương: Phấn đấu đến năm 2010 diện tích trồng đỗ tương đạt 6.000 ha năng suất 20 tạ/ha, sản lượng 12.000 tấn.
- Lạc: Phấn đấu đến năm 2010 diện tích trồng mía đạt 8.000 ha, năng suất 22 tạ/ha, sản lượng 17.600 tấn.
- Mía: Phấn đấu đến năm 2010 diện tích vùng nguyên liệu đạt 2.000 ha, sản lượng 170.000 tấn.
- Sắn : ổn định diện tích 8.500 ha, năng suất 180 tạ/ha, sản lượng đạt từ 127.500 tấn đến 153.000 tấn.
* Phát triển chè:
- Chè là cây có lợi thế, lại có thị trường tiêu thụ, tập trung đầu tư vùng trọng điểm ở 8 huyện: Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hoà, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Thuỷ, Phù Ninh. Đồng thời chú trọng phát triển vùng chè xanh chất lượng cao ở Thanh Sơn, Yên Lập. Phấn đấu quy mô vùng chè đạt 13 - 14 ngàn ha vào năm 2010 và sản lượng chè búp tươi trên 100 ngàn tấn chế biến xuất khẩu trên 20 ngàn tấn ( 2010). Đẩy mạnh thâm canh, cải tạo chè cằn xấu, chè hiện có và đưa giốngmới chất lượng cao vào trồng mới, chè trồng mới được thâm canh ngay từ đầu vàtheo quy trình kỹ thuật để đạt năng suất chè bình quân 90 tạ/ha ( 2010), trong đó khu vực có vốnđầu tư nước ngoài đạt bình quân trên 150 tạ/ha và khu vực dân đạt 60 - 70 tạ/ha.
- Đẩy mạnh tuyên truyền để nông dân yên tâm sản xuất.
- Thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển chè tỉnh đã ban hành; giải quyết dứt điểm tiền hỗ trợ lãi xuất, trợ giá bầu chè giống cho bà con nông dân.
- Thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa các doanh nghiệp chế biến chè và người sản xuất theo Quyết định 80 của Chính Phủ. Đánh giá rút kinh nghiệm việc thí điểm xây dựng mô hình ký kết hợp đồng giữa Công ty chè Phú Bền với các hộ nông dân trong vùng chè. Hiện nay xuất hiện việc cạnh tranh mua nguyên liệu chè búp tươi giữa các công ty ( có đầu tư cho vùng nguyên liệu ). Vì vậy cần gắn việc đầu tư cho sản xuất chè với chế biến tiêu thụ sản phẩm, các xí nghiệp chế biến chè tư nhân phải đầu tư cho sản xuất chè để thu mua sản phẩm chế biến xuất khẩu.
- Chuyển đổi một số diện tích trồng sắn trên đồi cao ( 2000 - 2500 ha ) kém hiệu quả sang trồng chè ở những địa phương có kinh nghiệm vàphong trào trồng chè khá.
- Tăng cường quản lý Nhà nước về chất lượng giống chè, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định và công bố chất lượng vườn chè giống đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho các huyện.
- Khuyến khích các doanh nghiệp,các địa phương đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến công nghệ để có sản phẩm chất lượng tốt mang thương hiệu địa phương.
- Phối hợp với Viện nghiên cứu chè xác định một số giống chè chất lượng cao có triển vọng để đưa vào sản xuất thử nghiệm.
* Phát triển cây ăn quả:
- Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2010 diện tích 20 ngàn ha, diện tích cho thu hoạch 15 ngàn ha, sản lượng 200 ngàn tấn,xuất khẩu 100 ngán tấn.
- Bố trí sản xuất: Đất trồng cây ăn quả chủ yếu là đất vườn tạp và đất chưa sử dụng có khả năng trồng cây lâu năm. Cơ cấu cây ăn quả: Nhóm cây ăn quả chủ lực gồm: bưởi, vải chín sớm, hồng Hạc Trì, dứa chiếm 65% diện tích. Nhóm cây ăn quả không chủ yếu gồm: Chuối, nhãn, xoài
- Thực hiện công bố chất lượng giống do Trung tâm giống cây trồng sản xuất, gắn nhãn mác, ghi rõ tên giống, nguồn gốc để bảo hành chất lượng.
- Thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển trồng cây ăn quả củatỉnh đã ban hành.
- Quản lý nghiêm ngặt chất lượng giống, đảm bảo đủ giống tốt cung cấp cho dự án. Công ty giống cây trồng chụi trách nhiệm đến cùng về chất lượng cây giống do công ty cung cấp cho bà con nông dân trồng theo dự án.
- Đẩy mạnh xây dựng trại giống cây ăn quả Nậu Phó, để sản xuất cây giống sạch bệnh bằng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng.
- Xúc tiến đăng ký thương hiệu bưởi Sửu, bưởi Bằng Luân - Đoan Hùng. Lập danh sách các vườn bưởi, các hộ có cây bưởi ngon để quản lý và xác định bản quyền.
- Ban hành quy trình trồng, thâm canh cây bưởi, tổ chức hướng dẫn tập huấn cho nông dân.
* Phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu:
Cho đến nay, chăn nuôi lợn xuất khẩu có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, nhưng vẫn còn một số khó khăn như: Chưa có thị trường tiêu thụ ổn định nên rất ảnh hưởng đến người chăn nuôi; Đầu tư mua lại xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu của tỉnh chưa triển khai ký hợp đồng tiêu thụ cho người dân; Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị nhà nước đến chường trình này còn hạn chế ( con giống, thị trường tiêu thụ ) còn để người dân tự lo liệu là chính.
Vậy để tiếp tục phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu góp phần đẩy mạnh chăn nuôi trở thành ngành chính trong cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi và khắc phục được những khó khăn còn tồn tại trong quá trình chăn nuôi lợn xuất khẩu cần thực hiện các giải pháp sau:
- Tổ chức thực hiện Quyết định 80 của Chính phủ, chỉ đạo Công ty Lam Sơn ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của nông dân vùng trọng điểm, sau khi công ty đã mua lại x í nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu của tỉnh.
- Các địa phương vùng trọng điểm xúc tiến tìm kiếm thị trường tiêu thụ theo hướng: Lấy các hộ nông dân chăn nuôi quy mô lớn làm điểm đầu mối để tiêu thụ, từ đó làm cơ sở thành nhóm liên gia, hội chăn nuôi lợn xuất khẩu. Hướng chủ yếu là kết hợp xuất khẩu và nội tiêu sản phẩm do nông dân sản xuất ra, tạo cơ sở vững chắc cho chương trình phát triển ổn định, lâu dài và có hiệu quả.
- Duy trì các cơ sở nuôi lợn nái sinh sản hiện có để sản xuất con giống bố mẹ, con giống thương phẩm chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu con giống vùng trọng điểm và các địa phương khác trong tỉnh phục vụ chương trình nạc hoá đàn lợn.
- Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn và chế biến xuất khẩu của tỉnh. Hiện nay ở tỉnh Phú Thọ có nhiều hộ nông dân muốn tham gia chăn nuôi nhưng điều kiện về vốn, kỹ thuật chăm sóc không có nên họ không thể thực hiện được, hoặc đã có kỹ thuật nhưng lại bị hạn chế về vốn họ cũng không thể mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng. Chính vì vậy công tác cho hộ nông dân vay tiền với lãi xuất thấp là việc làm cần thiết.
- Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực quản lý điều hành và sản xuất của Trung tâm giống gia súc, để trung tâm hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư.
* Phát triển chăn nuôi bò sữa:
- Mục tiêu : Phấn đấu đến năm 2010 tổng đàn bò sữa đạt khoảng 10.400 con, đàn bò cho sữa 3.400 con, sản lượng sữa 12 đến 13 ngàn tấn.
- Tổ chức chăn nuôi:
+Vùng phát triển nuôi bò sữa trọng điểm gồm các huyện Thanh Thuỷ, Tam Nông, Thanh Sơn và vùng vệ tinh gồm các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Việt Trì và các địa phương khác có thể phát triển bò sữa với qui mô thích hợp.
+ Sản xuất cung ứng giống: Từ năm 2002 đã tiến hành vừa nhập nội, vừa nhập bò sữa từ các địa phương khác, đồng thời tiến hành chọn lọc và lai tạo tại địa phương. Từ năm 2006 trở đi tiến hành lai tạo sản xuất giống tại chỗ là chính.
Xác định hướng cơ bản lâu dài, bền vững và có hiệu quả nhất là phát triển đàn bò địa phương, từ khâu tuyển chọn bò cái lai sind đủ tiêu chuẩn cho phối hợp giống với bò tinh sữa tạo ra đàn F1, F2, F3.
+ Thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển bò sữa của tỉnh.
+ Lập kế hoạch xây dựng các điểm thu mua, bảo quản và tiêu thụ sữa cho người sản xuất.
* Phát triển thuỷ sản:
Kết quả năm 2004 diện tích nuôi trồng thủy sản là7000 ha. Sản lượng khai thác là 13,7 ngàn tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng là 10 ngàn tấn.
Triển khai được một số mô hình: Nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao, nuôi cá rô phi đơn tính, nuôi cá tra. Trên địa bàn có 60 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trong đó gần 30 trang trại có thu nhập trên 40 triệu đồng/năm. Đã cung cấp giống cá rô phi, cá chép, tôm càng xanh cho nông dân. Đã có quy hoạch về phát triển thuỷ sản, đang triển khai xây dựng trại giống thủy sản cấp I của tỉnh, xây dựng vùng sản xuất thủy sản tập trung gồm Cẩm Khê, Lâm Thao, Việt Trì, Phú Thọ trong đó lấy huyện Cẩm Khê làm điểm chỉ đạo của tỉnh. Tỉnh đãban hành chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản.
Tuy nhiên chương trình triển khai chậm so với tiềm năng to lớn của tỉnh về phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Nguồn vốn đầu tư cho chương trình ít ( hầu như không có) và trong cơ cấu sản xuất chậm chuyển đổi, chưa chuyển diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản đưa vào sản xuất. Người sản xuất chưa chủ động được con giống, nhập giống chất lượng chưa cao, hiệu quả kinh tế thấp.
Vậy để thực hiện được kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010, về phát triển thủy sản cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Trên cơ sở thực hiện bố trí lại diện tích sản xuất lương thực, từng bước thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, sử dụng một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả, úng trũng, thường xuyên ngập úng sang nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả hơn. Phát triển nuôi trồng thủy sản một cách tổng hợp, phát huy thế mạnh của từng địa phương: Nuôi chuyên, 1 vụ lúa + 1 vụ cá, nuôi cá lồng
- Thực hiện tốt chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
- Tổng kết các mô hình khuyến ngư, rút kinh nghiệm để nhân rộng triển khai thực hiện tại các huyện trọng điểm của chương trình.
- Xây dựng và thực hiện các dự án: Dự án điều tra nguồn lợi thủy sản và xây dựng vùng bảo tồn nguồn lợi thủy sản Phú Thọ; dự án vùng nuôi trồng thủy sản hàng hoá tập trung; dự án khuyến ngư, nhân rộng các mô hình nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao.
- Xây dựng chợ nông sản, chợ đầu mối tiêu thụ cá và thuỷ sản khác ở các thành phố, thị xã.
* Phát triển lâm nghiệp:
- Mục tiêu : Phấn đấu đến năm 2010 đưa độ che phủ rừng 50%. Đáp ứng 50 -60% nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy giấy trong vùng theo từng thời kỳ. Bảo vệ rừng 180000ha, trồng rừng 71000 ha, khoanh nuôi tái sinh 10000 ha.
- Bố trí sản xuất: Từ nay đến năm 2010 mỗi năm trồng 1.200 ha rừng phòng hộ, 5000 ha rừng nguyên liệu, 1000 ha rừng kinh tế khác.Tiến hành khoanh nuôi phục hồi rừng 8.200 ha; triển khai các dự án rừng Quốc gia Đền Hùng, Vườn Quốc gia Xuân Sơn; gắn phát triển lâm nghiệp với du lịch sinh thái.
* Phát triển ngành nghề nông thôn:
+ Giải pháp thực hiện:
- Cấp uỷ Đảng phải chỉ đạo sát sao hơn nữa, đôn đốc, nhắc nhở thông tin tuyên truyền tới tất cả các tổ chức Đảng, đoàn thể, đơn vị sản xuất trong tỉnh.
- Hình thành cơ cấu vốn đầu tư hợp lý giữa các ngành, các chương trình.
- Hình thành hệ thống khuyến công theo Nghị định 134/2004/NĐ - CP ngày 9/6/2004 về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.
- Tổ chức tham gia nhân cấy nghề mới, hướng dẫn đăng ký xây dựng làng nghề, hướng dẫn các chủ đầu tư viết dự án khuyến công.
- Tiến hành chuyển Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thành trung tâm khuyến công để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ.
- Hỗ trợ cung cấp thông tin, tiếp thị, tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh, tổ chức triển lãm, hội chợ và giới thiệu sản phẩm.
- Tiến hành phổ biến kiến thức luật lệ, các chính sách thương mai quốc tế, kiến thức về hội nhập và lộ trình hội nhập kinh tế của địa phương cũng như của cả nước. Tổ chức tập huấn làm khuyến công cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và hợp tác xã sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
- Tuyên truyền, phổ biến lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO.
- Rà soát và điều chỉnh các cơ chế chính sách cho phù hợp với Nghị định 143/2004/NĐ - CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Quyết định 143/2004/QĐ - TTg của Chính Phủ phê duyệt chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2004 - 2008.
- Tiếp tục hỗ trợ các dự án sản xuất sản phẩm, truyền thống, sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu, dự án phát triển nhân cấy làng nghề. Tạo điều kiện để các cơ sở liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế, tham gia các hiệp hội ngành nghề.
- Thực hiện tốt các giải pháp cụ thể của từng chương trình đã đề ra.
+ Giải pháp cụ thể từng chương trình:
(1). Chương trình chế biến nông, lâm, thủy sản:
- Quy hoạch chi tiết vùng nguyên liệu tập trung gắn các cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu, ưu tiên đảm bảo nguyên liệu cho các cơ sở có thế mạnh xuất khẩu.
- Tiếp tục duy trì các cơ sở chế biến nhỏ cho dân tự trồng và thu hút nguyên liệu ngoài vùng. Đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ tiên tiến nâng chất lượng sản phẩm, nhất là sản phẩm xuất khẩu.
- Đối với chế biến chè: Đầu tư và nâng cao năng lực sản xuất một số xưởng chè mini đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng cao trình độ về kinh tế đối ngoại, xúc tiến thương mại để xuất khẩu sản phẩm mang thương hiệu chè Phú Thọ.
- Đối với chế biến sắn: Chỉ đạo công ty có nhà máy chế biến hợp đồng liên minh, liên kết giữa doanh nghiệp với các địa phương mở rộng diện tích trồng sắn, nhất là giống sắn có năng suất và hàm lượng tinh bột cao.
-Đối với chế biến quả: Quy hoạch và mở rộng các vùng trồng quả để chế biến xuất khẩu, tiếp tục hỗ trợ và phát triển thêm các cơ sở sấy bảo quản long nhãn, long vải, mít, táo, chuối, bưởi.
- Phát triển thêm các cơ sở chế biến diêm, đũa, chiếu tre, mành phục vụ cho xuất khẩu.
(2). Chương trình sản xuất vật liệu xây dựng:
- Cần quy hoạch chi tiết quỹ đất dùng cho sản xuất gạch ngói.
- Tiếp tục phát triển gạch, ngói, vôi xây dựng tại chỗ. Khuyến khích và hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư lò gạch tuynel, lò đứng liên hoàn, phát triển vật liệu không nung như: Gạch xỉ, gạch ganito, gạch bông nhằm đáp ứng nhu cầu ở các vùng nông thôn và miền núi.
(3). Chương trình khai thác, chế biến khoáng sản, tận thu chế biến phế liệu phế thải, dịch vụ công nghiệp:
- Đầu tư mở rộng khai thác và chế biến của các cơ sở hiện có, tiến hành đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng các sản phẩm chế biến. Quản lý chặt chẽ việc khai thác cát sỏi ở Sông Lô, sông Chảy và khai thác các mỏ khoáng sản.
- Đầu tư nâng sản lượng và chất lượng bao bì ở Công ty Việt Đức, duy trì và nâng cao chất lượng các loại bao bì ở PP, bao bì catton ở Công ty Tân Phong, Đại Hà, Công ty Đức Trung, Hợp tác xã Thành Trung.
- Đẩy mạnh việc tận thu bột thải, giấy thải của công ty giấy Bãi Bằng, duy trì 2 cơ sở sản xuất phèn chua ở Hợp tác xã Thành Trung ( thị xã Phú Thọ), Hợp tác xã Hưng Long ( Phù Ninh) công suất 2000 tấn/năm để cung cấp cho Công ty giấy Bãi Bằng và tận thu than qua lửa các lò hơi công nghiệp khắc phục cho nung vôi, nung gạch.
(4). Chương trình sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, xuất khẩu:
- Tiếp tục đầu tư mở rộng và phát triển thêm các cơ sở sản xuất mành tre, gỗ, chế biến chè. Tổ chức nhân cấy các nghề thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, mây song kết hợp gỗ, trạm khắc gỗ đá, sơn mài.
- Khôi phục và nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống như đũa son, ấm ủ, sơn mài.
- Nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm lưu niệm, hàng phục vụ lễ hội Đền Hùng.
- Mở rộng trồng trúc quân tử tại Hạ Hoà, Cẩm Khê để chủ động nguyên liệu, tổ chức chế biến gỗ ở Thanh Sơn, Đoan Hùng. Nâng cao chất lượng sản phẩm và trình độ kinh doanh tiến tới xuất khẩu trực tiếp.
(5). Chương trình cơ khí nhỏ và hàng tiêu dùng:
- Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất công cụ và ứng dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Phát triển mạnh cơ khí hoá nông thôn.
- ứng dụng tiến bộ vào sản xuất máy móc, công cụ cải tiến phục vụ nông nghiệp và các ngành nghề khác.
Các chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm có mối quan hệ với nhau, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Thực hiện tốt các chương trình này sẽ góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp; hình thành các vùng sản xuất tập trung có khối lượng hàng hoá lớn; thực hiện các mục tiêu sản xuất nông nghiệp; thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội; tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo; ổn định nâng cao đời sống nhân dân.
2. Giải pháp về lao động:
Thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động: tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo giảm tỷ lệ lao động thủ công, không qua đào tạo. Tăng tỷ lệ lao động chăn nuôi, làm thủy sản. Tiếp tục giải phóng lao động nông thôn nhằm chuyển bớt lao động nông nghiệp sang ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Tiếp tục đầu tư cho các trung tâm dạy nghề nhằm nâng cao tay nghề của người lao động, tăng số lượng lao động có tay nghề tạo điều kiện thuận lợi cho những người lao động có cơ hội tìm việc làm.
Trồng rừng, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, mở rộng các ngành nghề và dịch vụ nông thôn để giải quyết việc làm cho người nông dân. Ngoài ra các hoạt động khác như xuất khẩu lao động cũng là một hướng quan trọng để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Mở lớp tập huấn hướng dẫn cho người nông dân để họ có thêm kiến thức trong sản xuất, nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng vật nuôi, hạn chế được dịch bệnh.
Để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2015 nhằm mục tiêu CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, về vấn đề lao động Tỉnh Phú Thọ cần quan tâm đến việc phát triển nhiều hình thức tổ chức đào tạo tay nghề có trình độ kỹ thuật và kiến thức quản lý của Nhà nước và các thành phần kinh tế, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nông thôn.
3. Giải pháp về vốn.
Vốn là yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, trước hết chúng ta phải có biện pháp hữu hiệu để huy động vốn từ nhiều nguồn: ngân sách Nhà nước, các nguồn vốn tín dụng trong và ngoài nước và phần quan trọng là nguồn vốn tự có của nhân dân Do vốn đầu tư từ ngân sách có hạn nên tỉnh cần có chính sách hấp dẫn để khuyến khích nhân dân và các nhà đầu tư bỏ vốn vào sản xuất nông nghiệp.
Các biện pháp huy động vốn cho nông nghiệp:
+ Phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần để tạo vốn cho sản xuất nông nghiệp.
+ Thực hiện chuyên môn hóa sản xuất kết hợp phát triển tổng hợp ở từng ngành và trong các xí nghiệp từng trang trại là biện pháp tạo vốn quan trọng trong nông nghiệp. Chuyên môn hóa sản xuất kết hợp phát triển tổng hợp vừa để lợi dụng đầy đủ điều kiện tự nhiên, tư liệu sản xuất và sức lao động, vừa tạo ra các nguồn thu nhập tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm, Đó là biện pháp tạo vốn tại chỗ đáp ứng kịp thời cho sản xuất và tăng hiệu quả sử dụng vốn.
+Từng bước thực hiện cổ phần hoá trong nông nghiệp: nhằm đẩy mạnh quá trình tích tụ vàtập trung vốn để phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá nông sản, đồng thời giải quyết tốt cơ chế quản lý vốn, phân định rõ quyền của người sử hữu tài sản và quyền của người sử dụng tài sản và quyền quản lí của tỉnh, nó còn nâng cao trách nhiệm làm chủ của người sử hữu cổ phần, thúc đẩy hoạt động sản xuất của xí nghiệp có hiệu quả.
+ Đẩy mạnh hợp tác đầu tư với nước ngoài để thu hút nguồn vốn phát triển nông nghiệp.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nông nghiệp tại tỉnh Phú Thọ cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Trước hết phải xác định đúng đắn phương hướng đầu tư vốn: Phải xuất phát từ phướng hướng bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp để xây dựng cơ cấu đầu tư cho phù hợp. trên cơ sở đó lựa chọn phương án đầu tư vốn tối ưu. Nông nghiệp được coi là mặt trận hàng đầu cần tập trung giải quyết nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực và thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp và là nguồn xuất khẩu quan trọng. Vốn xây dựng cơ bản phải tập trung giải quyết những nhiệm vụ to lớn đó, trong từng giai đoạn tập trung vào cây gì, con gì, ở vùng nào là ần được tính toán và lựa chọn một cách đúng đắn.
+ Xây dựng cơ cấu vốn cố định hợp lý bao gồm: cơ cấu vốn cố định có tính chất sản xuất và phi sản xuất vật chất, cơ cấu hợp lý các yếu tố trong vốn cố đinh để sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các tài sản cố định đã được trang bị tránh tình trạng mất cân đối trong dây truyền sản xuất, gây nên sự lãng phí lớn. Thực hiện tốt khấu hao tài sản cố định và quỹ khấu hao. Coi trọng việc cải tạo, trang bị lại máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định trong các doanh nghiệp nông nghiệp.
+ Xây dựng định mức đúng đắn và quản lý vốn lưu động theo định mức, quản lý tốt vật liệu, sản phẩm dự trữ, dụng cụ thông thường, chi phí sản xuất dở dang, chi phí chờ phân bổ, thành phẩm, tiền mặt
+ Tổ chức tốt việc cung ứng vật tư, đảm bảo vật tư cần thiết và kiẹp thời vụ, hạn chế vật tư bị ứ đọng. Phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất trên đơn vị khối lượng công việc và trên đơn vị sản phẩm. Tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm vàcông tác thanh toán để thu hồi vốn kịp thời, tăng cường công tác kiểm soát tài sản lưu động nêu cao kỷ luật tài chính, tránh tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau.
4. Giải pháp về khoa học công nghệ:
Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, vấn đề phát triển KH&CN là một biện pháp quan trọng để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ.
Mục tiêu chủ yếu phát triển KH&CN là KH&CN phải góp phần giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để phát triển KT - XH, giữ vững an ninh, quốc phòng; đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong nền kinh tế; chú trọng chuyển giao kỹ thuật và thành tựu KH&CN cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; lựa chọn và phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao; đổi mới tổ chức, quản lý KH&CN, tạo động lực phát huy năng lực nội sinh, nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động KH&CN; phát triển thị trường KH&CN.
Đối với phát triển nông nghiệp : Đẩy mạnh rộng rãi việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thích hợp vào khu vực nông thôn và miền núi, đặc biệt chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Tập trung để chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp, kinh tế nông thôn; tập trung nghiên cứu về khâu giống, quy trình kỹ thuật sản xuất thâm canh, tưới tiêu khoa học, tưới cây vùng đồi, phát triển kinh tế trang trại. Ưu tiên nghiên cứu lựa chọn, lai tạo, đưa vào sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp các vùng sinh thái, xây dựng các mô hình sản xuất trên cơ sở ứng dụng KH&CN đạt hiệu quả kinh tế cao ( cánh đồng, khu đồi rừng, hộ nông dân có thu nhập cao, các mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ); ứng dụng rộng rãi tiến bộ công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Tập trung cho các sản phẩm có lợi thế như chè, cây ăn quả, cây nguyên liệu giấy, chăn nuôi lợn xuất khẩu, thủy sản nước ngọt.
Nhằm đạt được các mục tiêu phát triển KH&CN đến năm 2010, cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau:
- Tăng kịnh phí đầu tư cho công tác nghiên cứu KH&CN đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH.
- Củng cố và phát triển tăng năng lực của hệ thống khuyến nông, khuyến ngư phục vụ chuyển giao đưa KH&CN vào sản xuất một cách có hiệu quả.
- áp dụng TBKT công nghệ sinh học, công nghệ cao vào sản xuất, trước hết là tập trung cho khâu sản xuất giống cây - giống con - giống thủy sản. Trong sản xuất lương thực tăng nhanh và chủ động giống lúa ngô cao sản, siêu cao sản, giống chất lượng cao, giống lai. Đối với cây ăn quả đảm bảo sản xuất giống Bưởi Đoan Hùng, Hồng không hạt theo phương pháp tiên tiến. Đối với sản xuất chè tiến hành trồng mới, cải tạo, phục hồi bằng các loại giống mới như: LDP1, LDP2 và một số giống chè ấn Độ, chè chất lượng cao. Đối với chăn nuôi, thuỷ sản di thực và nhập nội giống bò sữa, bò thịt chất lượngtốt; sử dụng đàn nái sinh sản có trên 70% nái ngoạivà một số loài thủy sản cho năng suất và giá trị thương phẩm cao, tiến hành đầu tư tăng năng lực sản xuất và quản lý chất lượng về giống. ứng dụng các mô hình công nghệ cao vào sản xuất rau an toàn, hoa, chế biến chè, rau quả, sản xuất cây con giống. Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về canh tác như canh tác bền vững trên đất dốc, ứng dụng công thức 2 giảm 3 tăng, IPM, làm đất tối thiểu các mô hình đạt doanh thu, hiệu quả kinh tế cao
- Thông qua công tác khuyến nông, xây dựng mô hình trình diễn đẩy mạnh tập huấn, đào tạo tại chỗ để chuyển giao đến người sản xuất. Đồng thời nâng cao chất lượng, nội dung đào tạo, trong đó chú trọng đào tạo các ngành kỹ thuật tập huấn cho người lao động nông thôn, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
- Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN:
+ Củng cố hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước về KH&CN từ tỉnh đến cấp huyện;
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đông KH&CN tỉnh và Hội đồng KH&CN của các ngành, các cấp.
+ Đổi mới tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo hướng mở rộng sự tham gia của các nhà khoa học và doanh nghiệp, bảo đảm dân chủ, cạnh tranh công khai, khách quan áp dụng rộng rãi phương thức tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN, đổi mới công tác đánh giá nghiệm thu.
+ Xây dựng các chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng KH&CN.
+ Xây dựng cơ chế liên kết giữa khoa học và sản xuất
- Phát triển tiềm lực KH&CN:
+ Đổi mới cơ chế quản lý nhân lực KH&CN: chính sách tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, xếp lương, khen thưởng, các chế độ đãi ngộ
+ Chính sách đào tạo cán bộ KH&CN.
+ Phát triển hệ thống thông tin về KH&CN trên địa bàn tỉnh.
+ Kiện toàn hệ thống các cơ quan nghiên cứu, chuyển giao KH&CN của địa phương.
+ Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính cho KH&CN: đa dạng hoá nguồn vốn, thành lập quỹ phát triển KH&CN của tỉnh, tăng đầu tư từ ngân sách
- Xây dựng và phát triển thị trường KH&CN:
+ Đổi mới cơ chế và chính sách kinh tế - xã hội nhằm tạo nhu cầu ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống. chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, chú trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ
+ Tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường KH&CN: thị trường vốn, thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
+ Phát triển, hỗ trợ các tổ chức dịch vụ KH&CN, chuyển giao KH&CN
- Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về KH&CN:
+ Mở rộng hợp tác về KH&CN.
+ Ban hành chính sách thu hút chuyên gia giỏi.
+ Đào tạo chuyên gia ở nước ngoài
Trong các giải pháp trên, giải pháp đổi mới cơ chế quản lý KH&CN để khai thác mọi tiềm năng sáng tạo KH&CN và sử dụng hiệu quả tiềm lực KH&CN hiện có là giải pháp có ỹ nghĩa đột phá.
5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp:
Tăng cường công tác thị trường tiêu thụ nông sản;
- Xúc tiến xây dựng chiến lược thị trường tiêu thụ nông sản, tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chắp nối bạn hàng và đối tác kinh doanh, thúc đẩy lưu thông hàng hóa.
- Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích thương mại tư nhân ( cá nhân và hộ kinh doanh) cùng hợp tác xã tạo thành mạng lưới đại lý tiêu thụ nông sản cho nông dân thông qua ký kết hợp đồng.
- Tăng cường công tác thông tin và dự báo thị trường đáp ứng yêu cầu định hướng đầu tư phát triển sản xuất. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mai: tổ chức và tham gia các hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp, xúc tiến đăng ký thương hiệu Bưởi Đoan Hùng gây dựng danh chè, xây dựng các điểm bán hàng chất lượng tin cậy: Bưởi Đoan Hùng, Hồng Hạc Trì, chè sạch, rau an toàn, gạo chât lượng cao.
6. Về quản lý Nhà nước của ngành trên các lĩnh vực :
- Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn, trong đó chú trọng quy hoạch và xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với chế biến tiêu thụ ( như vùng chè, vùng cây ăn quả đặc sản, vùng chăn nuôi lợn xuất khẩu, vùng bò sữavùng nguyên liệu). Phát triển mạnh các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế và có thị trường như chè, cây nguyên liệu giấy
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành và các địa phương xây dựng và thực hiện các dự án ưu tiên thuộc các chương trình kinh tế sản xuất Nông - lâm - thủy sản hàng năm. Từng bước chỉ đạo thực hiện tổ chức sản xuất theo tinh thần quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ về hợp đồng sản xuất tiêu thụ nông sản giữa hộ nông dân - HTX - Hội, hiệp hội, nhóm hộ - Doanh nghiệp nhằm giúp nông dân làm quen và đi vào quỹ đạo sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong nông nghiệp về quản lý chất lượng hàng hoá, thực hiện quy trình kỹ thuật trong sản xuất. Trước mắt tập trung chỉ đạo thực hiện các pháp lệnh: giống cây trồng, vật nuôi, thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, dần đưa công tác sản xuất kinh doanh vật tư nông lâm vào nề nếp. Tăng cường hướng dẫn kiểm tra thực hiện quy trình, định mức kỹ thuật trong sản xuất ( kỹ thuật trồng chăm sóc Bưởi, Hồng, nuôi lợn, bò sữa).
- Phối hợp các ngành chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu như xoá đói giảm nghèo, chương trình 135, chương trình giải quyết việc làm.
- Thực hiện tốt nghị quyết 18 của Ban thường vụ Tỉnh Uỷ về " tiếp tục dồn đổi ruộng đất nông nghiệp" để tạo ra những vùng chuyên canh lớn. Củng cố HTX nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 ( khoá IX) theo luật HTX và Kết luận số 629/KL-TU ngày 12/12/2003 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về kinh tế tập thể, hình thành hội, hiệp hội trong lĩnh vực ngành.
- Tiếp tục chỉ đạo hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với cơ sở chế biến, các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh. Khuyến khích việc thành lập và tạo điều kiện hoạt động của các hội, hiệp hội những vùng sản xuất cùng lĩnh vực để giúp đỡ nhau về vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục đẩy mạnh liên kết 4 nhà thực hiện ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa người sản xuất và chế biến.
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nêu, đối với mục tiêu phát triển KT- XH nói chung, cần phải phát triển kinh tế, xã hội nâng cao đời sống nhân dân, đáp ứng các yêu cầu ngày càng lớn của con người, xã hội ngày càng phát triển, các nhu cầu về nâng cao mức sống cả về vật chất và tinh thần của người dân nói chung và của người dân tỉnh Phú Thọ nói riêng cũng được quan tâm, chú trọng, trong đó nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp của cả nước và của riêng tỉnh Phú Thọ đang đòi hỏi phải có những bước tiến mới nhằm mục tiêu công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn.
Đứng trước tình hình đó tỉnh Phú Thọ đã đề ra phương hướng phát triển nông nghiệp đến 2020: "Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, hiệu quả. Chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Hình thành cơ chế kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển ngành nghề ở nông thôn tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn và tăng thu nhập cho nông dân và làm giàu cho Tỉnh.Với phương hướng đề ra để đạt được mục tiêu đề ra phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đưa nông nghiệp phát triển. Trong đó giải pháp về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Đại hội VIII đã khẳng định chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là một giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn trong nhịp cầu đi lên công nghiệp hoá.
Để thực hiện được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Phú Thọ thì việc nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch là rất quan trọng.Đó là các yếu tố: chính sách của Nhà nước và của tỉnh, điều kiện tự nhiên ( đất đai, khí hâu, nguồn nước), vốn đầu tư, lao động, thị trường tiêu thụ nông sản, yếu tố khoa học công nghệ, cơ sở vật chấtCác yếu tô này trực tiếp tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó Phú Thọ là một tỉnh nghèo, đa số sống bằng nghề nông. Vậy để Phú Thọ ngày càng phát triển theo kịp nhịp độ phát triển của cả nước thì vấn đề trước mắt và vô cùng bức thiết là phải phát triển nông nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp.Muốn vậy yêu cầu tất yếu là phải có cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý. Việc lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý để đạt mục tiêu luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu.
Quan điểm tổng quát về lựa chọn cơ cấu kinh tế là đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế so sánh vào phát triển kinh tế. Tăng nhanh năng suất lao động, hình thành những động lực, mũi nhọn cho quá trình hội nhập. Cơ cấu kinh tế phải năng động, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường trong tỉnh, trong nước và trên thế giới .
2. Một số kiến nghị:
Trên cơ sở thuận lợi và những khó khăn thách thức của việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất nông lâm thủy sản như mục tiêu đề ra xin kiến nghị :
- Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao TBKT vào sản xuất trước hết là đầu tư cho công nghệ sinh học và khuyến khích chuyển giao đưa công nghệ vào sản xuất. Tăng cường năng lực cho hệ thống khuyến nông cả về tổ chức, cán bộ, chính sách và các nguồn lực đầu tư cho khuyến nông góp phần đẩy nhanh ứng dụng TBKT tới nông dân thông qua hoạt động từ hệ thống khuyến nông.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong đó chú trọng đầu tư thuỷ lợi ( nhất là thuỷ lợi vùng đồi), hạ tầng cơ sở trong nông nghiệp - nông thôn cải tạo và nâng cấp các cơ sở chế biến nông lâm sản hiện có với việc từng bước xây dựng công nghiệp chế biến cho các sản phẩm như cây ăn quả, thủy sản để nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm.
- Tỉnh có chiến lược về công tác xúc tiến thương mại và tổ chức hệ thống thông tin giới thiệu sản phẩm cũng như các thông tin về thị trường để giúp nông dân định hướng sản xuất và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất các chương trình nông lâm nghiệp trọng điểm của tỉnh. Bố trí nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời các chính sách đã ban hành. Xây dựng chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp nhất là những ngành có tiềm năng của tỉnh,những sản phẩm sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao, sản phẩm sử dụng nhiều lao động và có thị trường tiêu thụ, sản phẩm có tính cạnh tranh cao trong những năm tiếp theo đến năm 2015.
- Để làm tốt công tác dự tính, dự báo phòng trừ dịch bệnh tỉnh cần củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng biên chế và đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho hệ thống BVTV; hệ thống thú y từ tỉnh đến cơ sở.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3048.doc