Đề tài Giải pháp chuyển đổi mô hỡnh kinh doanh chợ trờn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Để chuyển đổi mô hình kinh doanh chợ theo mô hình doanh nghiệp chợ, cần huy động được nguồn vốn đa dạng từ mọi thành phần trong nền kinh tế, tránh tình trạng chỉ huy động nguồn vốn từ các hộ tư thương tham gia kinh doanh trên chợ. Theo tinh thần của Nghị định 02/2003/NĐ - CP về phát triển và quản lý chợ ngày 14/01/2003 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Thương mại, vốn đầu tư xây dựng chợ được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, theo phương châm "xã hội hoá đầu tư". Cụ thể của nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ ở đây bao gồm: Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và của nhân dân đóng góp; Nguồn vốn vay tín dụng, nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước, trong đó chủ yếu là nguồn vốn của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và nguồn vốn vay tín dụng. Tuy nhiên, hiện nay trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của chợ đang đặt ra những vấn đề đòi hỏi phải có những biện pháp và chính sách phù hợp để giải quyết - Làm rõ tiêu chí một số loại hình và cấp độ chợ, nhất là chợ đầu mối cấp vùng, cấp tỉnh, không ít dự án chợ đầu mối nông sản sẽ không được hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương vì . - Nhà nước không hỗ trợ đầu tư các chợ hạng I theo qui hoạch ở vị trí trọng điểm về kinh tế thương mại của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), làm trung tâm giao lưu hàng hoá và phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở các thành phố, thị xã lớn, thay vào đó là huy động nguồn lực của doanh nghiệp, hộ kinh doanh và vốn vay.

doc106 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp chuyển đổi mô hỡnh kinh doanh chợ trờn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyển đổi Chuyển đổi từ mô hình ban quản lý chợ sang mô hình doanh nghiệp chợ hay HTX chợ có thể theo các phương thức khác nhau như: + Phương thức giao quyền khai thác kinh doanh chợ cho một doanh nghiệp hay hợp tác xã; + Phương thức cho thuê quyền khai thác, kinh doanh chợ; + Phương thức đấu thầu để lựa chọn đơn vị có phương án khai thác kinh doanh hiệu quả nhất; + Phương thức lập công ty cổ phần kinh doanh chợ; + Phương thức giải thể ban quản lý chợ và thành lập doanh nghiệp mới, có thể theo mô hình công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân hay Hợp tác xã chợ. Căn cứ vào điều kiện cụ thể ở từng địa phương, từng loại hình chợ và năng lực thực hiện tại các chợ cụ thể để áp dụng một trong những phương án chuyển đổi trên. Để chuyển đổi thành công sang mô hình kinh doanh chợ là doanh nghiệp hoặc HTX chợ trên địa bàn tỉnh, cần tiến hành điều tra, rà soát lại tất cả các chợ hiện có nhằm phân loại những chợ hình thành tự phát và phát triển không theo quy hoạch. Trên cơ sở đó, loại bỏ những chợ không theo quy hoạch và không cần phải đặt ra vấn đề áp dụng mô hình tổ chức kinh doanh chợ nào. Đối với các chợ mới xây dựng chưa đi vào hoạt động hoặc các chợ sẽ đầu tư xây dựng hoặc cải tạo, nâng cấp, áp dụng ngay mô hình doanh nghiệp chợ hoặc HTX chợ. Đối với các chợ đang hoạt động, tiến hành hướng dẫn và chỉ đạo việc chuyển đổi theo quy định trên nguyên tắc đảm bảo sự hoạt động ổn định của chợ và từng bước tiến tới thực hiện việc chuyển đổi. Chợ do nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng được UBND tỉnh giao cho các chủ thể tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý các hoạt động tại chợ theo các quy định sau đây: - Đối với chợ xây dựng mới, giao hoặc tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ. Doanh nghiệp hoạt động theo quy định hiện hành của nhà nước đối với doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ. - Đối với chợ đang hoạt động do ban quản lý chợ điều hành, từng bước chuyển sang thực hiện mô hình quản lý là doanh nghiệp chợ hoặc HTX chợ. Cụ thể trong thời gian tới có thể tiến hành chuyển đổi các mô hình kinh doanh chợ theo các phương án như sau: - Phương án thứ nhất, chuyển tất cả các chợ trung tâm của các huyện, thị xã và thành phố hiện đang hoạt động theo mô hình ban quản lý chợ sang mô hình doanh nghiệp chợ; còn lại đối với các chợ xã, phường đang hoạt động theo mô hình tổ quản lý chợ sẽ được chuyển đổi sang mô hình hợp tác xã chợ. - Phương án thứ hai, trên địa bàn tỉnh sẽ chọn ra một huyện áp dụng chuyển đổi thí điểm sang mô hình doanh nghiệp chợ, chợ trung tâm huyện sẽ được chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp chợ, các tổ quản lý chợ hay ban quản lý chợ của các chợ xã/phường trên địa bàn sẽ hoạt động trực thuộc doanh nghiệp chợ này. - Phương án thứ ba, căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội tại từng địa bàn, cũng như căn cứ vào quy mô và tính chất kinh doanh của từng chợ trên địa bàn từng huyện, có thể áp dụng chuyển đổi các chợ theo hướng hoặc là theo mô hình Hợp tác xã chợ hoặc là theo mô hình doanh nghiệp chợ. Theo phương án này, có thể cùng lúc hình thành cả hai mô hình là công ty chợ hoặc là HTX chợ. Các chợ xã có quy mô lớn hoặc do tính chất đặc thù riêng của chợ mà có thể thực hiện chuyển đổi chợ sang mô hình doanh nghiệp chợ và ngược lại có thể có những chợ trung tâm của huyện, thị xã có thể được áp dụng chuyển đổi sang mô hình HTX chợ. Như vậy, theo tinh thần và các phương án nêu trên, trong quá trình thực hiện chuyển đổi các mô hình kinh doanh chợ tại các tỉnh và thành phố không nên áp dụng chuyển đổi đồng loạt đối với tất cả các chợ trên địa bàn, mà tiến hành chuyển đổi dần theo từng lộ trình nhất định, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng tỉnh. 3.3.1.2. Tăng cường hiệu quả quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước và quản lý liên ngành * Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ Thứ nhất, từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc chuyển đổi các ban quản lý chợ sang doanh nghiệp hoặc HTX chợ. Trước mắt, cần sửa đổi, bổ sung một số điều trong các Nghị Đinh 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, cũng như Quyết định 559/2004/QĐ-TTg ngày 31/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển chợ đến năm 2010, Thông tư 06/2003TT-BTM ngày 15/812004 của Bộ Thương mại (Bộ Công thương) hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ban quản lý chợ và một số văn bản pháp luật khác có liên quan. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc chuyển đổi. Bên cạnh đó cần ban hành một số văn bản nhằm hướng dẫn cụ thể quá trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ là doanh nghiệp và HTX như các thông tư hướng dẫn về trình tự thủ tục chuyển đổi. Thứ hai, phải xác định đúng các mục tiêu và nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với chợ nói chung và đối với từng loại chợ trên từng địa bàn hoặc đối với từng quy mô của mỗi chợ nói riêng nhằm phân định rõ quan hệ quản lý nhà nước về chợ và quản lý kinh doanh chợ. Đây là một căn cứ quan trọng và cần thiết để xác định chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về chợ. Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với phát triển các loại hình tổ chức kinh doanh chợ tại mỗi địa phương nhằm tạo điều kiện phát triển hệ thống chợ (bao gồm cả về loại hình và mạng lưới chợ) trên địa bàn một cách hài hoà, hợp lý từ các khu vực đô thị đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa đảm bảo cho mọi người dân có nơi để mua sắm hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế- xã hội tại tỉnh Vinh Phúc. Thứ ba, phải xây dựng nội dung quản lý nhà nước đối với mạng lưới chợ nói chung và đối với từng loại hình chợ nói riêng theo hướng tách bạch rõ quan hệ quản lý về chợ giữa nhà nước với tổ chức quản lý chợ với tư cách là một đơn vị kinh tế đặc thù. Các nội dung quản lý nhà nước đối với chợ được tập trung chủ yếu vào các nội dung chính sau: - Thúc đẩy quá trình phát triển cơ sở kinh tế – xã hội tham gia vào sự hình thành chợ và quá trình đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật đối với mạng lưới chợ tỉnh; - Thiết lập các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như môi trường pháp lý, môi trường văn hoá - xã hội, môi trường kinh tế… và các yếu tố bên ngoài khác như khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh … nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi trên cơ sở phù hợp với đặc điểm của thương nhân và thị trường; - Tăng cường các hoạt động quản lý của nhà nước gắn với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của từng vùng, từng địa phương. Mặt khác, phải nghiên cứu và xây dựng các hình thức và phương pháp quản lý mới của nhà nước đối với chợ phù hợp với thực trạng hệ thống chợ và thực trạng kinh tế xã hội, nhằm xác định quan hệ quản lý giữa các cấp và các cơ quan chức năng trong quá trình quản lý chợ, trên cơ sở xác định đúng mối quan hệ giữa nhà nước với các doanh nghiệp kinh doanh chợ. Nhìn chung, việc đổi mới các hình thức và phương thức quản lý nhà nước đối với mạng lưới chợ nói chung cần tập trung vào các khía cạnh chủ yếu sau: - Xác định những nét đặc thù của các đơn vị quản lý chợ; - Xác định quan hệ quản lý giữa các cấp, các cơ quan quản lý có liên quan đối với đơn vị quản lý chợ với tư cách là một đơn vị kinh tế đặc thù; - Xác lập các hình thức và phương thức quản lý nhà nước mới phù hợp với các đơn vị quản lý chợ. Mô hình tổ chức quản lý nhà nước về chợ có thể được áp dụng như sau: UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH (Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và MT, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư...) UBND HUYỆN UBND HUYỆN Doanh nghiệp chợ HTX chợ Chợ Chợ Chợ Chợ Chợ Chợ * Tăng cường hiệu quả quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước và quản lý liên ngành Để quản lý nhà nước đối với các loại hình tổ chức kinh doanh chợ trên địa bàn các tỉnh đạt được kết quả, cần thống nhất sự phối hợp liên ngành: tài chính, ngân hàng, thương mại, môi trường… trong hoạt động kinh doanh chợ Đối với ngành tài chính, cần có các chính sách ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp kinh doanh chợ, chẳng hạn như miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất trong một vài năm đầu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh do đặc thù riêng của doanh nghiệp chợ là thời gian thu hồi vốn chậm. Đối với ngành ngân hàng, cần tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp chợ trong huy động vốn, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn của doanh nghiệp và các hộ kinh doanh trong chợ, có lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp trong một vài năm đầu thực hiện chuyển đổi… Đối với ngành tài nguyên - môi trường, cần tạo điều kiện về quỹ đất trong quy hoạch sử dụng đất để xây dựng chợ cũng như giúp đỡ doanh nghiệp trong vấn đề kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường của hàng hoá kinh doanh trong chợ… * Tăng cường công tác tổ chức và quản lý trong chợ, đó là việc các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện chức năng quản lý của mình một cách thường xuyên nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tuân thủ pháp luật. Các biện pháp có thể thực hiện như: lập các tổ quản lý thị trường, thu thuế, kiểm tra vệ sinh dịch tễ... hoạt động ngay tại chợ và hoạt động một cách thường xuyên, nghiêm túc nhằm tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ của mình với nhà nước đồng thời ngăn chặn những hành vi gây tác hại cho xã hội như: buôn lậu, buôn bán hàng giả, buôn bán thực phẩm kém phẩm chất,... Để tăng cường hiệu quả quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước và quản lý liên ngành, trước hết cần xác định đúng đắn loại hình của đơn vị kinh doanh chợ, coi tổ chức kinh doanh chợ là một đơn vị kinh tế đặc thù. Sự đặc thù đó được thể hiện ở những điểm sau: - Doanh nghiệp chợ là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đa ngành nhằm phục vụ kinh doanh hàng hoá của nhiều đối tượng khác nhau. - Người trực tiếp tiêu dùng các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp là các thương nhân tham gia kinh doanh hàng hoá và dịch vụ tại chợ do doanh nghiệp đầu tư xây dựng hoặc được giao quản lý và những người tham gia vào các hoạt động của chợ. Thống nhất quan điểm quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp hay hợp tác xã chợ cũng phải giống như đối với các doanh nghiệp và HTX kinh doanh trong các lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Cụ thể là: - Doanh nghiệp chợ phải chấp hành định hướng phát triển của nhà nước mà trực tiếp là định hướng phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn cả nước và định hướng này được thể hiện thành chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển; - Doanh nghiệp chợ phải thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước, trong đó bao gồm các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp, chẳng hạn như được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước và có nghĩa vụ đóng thuế thu nhập và các nghĩa vụ khác… - Doanh nghiệp chợ phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước. Một trong những nét đặc thù về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chợ là có sự liên quan khá chặt chẽ với việc thực hiện nhiều chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và miền núi. Do đó, quan hệ giữa nhà nước với doanh nghiệp chợ còn là quan hệ hợp tác để thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội song quan hệ này cũng dẫn đến những bất cập trong công tác quản lý chợ. Để khắc phục tình trạng không rõ ràng giữa chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh chợ, các sở ban ngành cần có các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội thành các chương trình, dự án dưới nhiều hình thức và do nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau cùng thực hiện. Trong đó, các doanh nghiệp chợ tại các khu vực nông thôn và miền núi là một trong những tổ chức được lựa chọn tham gia thực hiện và được giao kinh phí tương ứng theo chương trình, dự án của tỉnh đã thiết kế. 3.3.2. Giải pháp về quản lý kinh doanh chợ 3.3.2.1. Chú trọng tăng cường cung cấp các dịch vụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh chợ Thực trạng tình hình quản lý kinh doanh chợ như hiện nay cho thấy hiệu quả quản lý kinh doanh chợ chưa cao, nhiều vấn đề phát sinh chưa được giải quyết triệt để, các dịch vụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh chợ chưa nhiều, chất lượng phục vụ cũng như nguồn thu từ các dịch vụ chưa cao, phần lớn các khoản thu từ các chợ là thu từ việc cho thuê hay bán các địa điểm kinh doanh trên chợ và thu từ lệ phí chợ. Để nâng cao hiệu quản quản lý kinh doanh chợ trong thời gian tới, tại các chợ ở các địa phương phải đa dạng các loại hình dịch vụ phục vụ kinh doanh chợ nhằm khai thác tối đa các nguồn thu từ chợ, nâng cao chất lượng phục vụ của chợ cũng như tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Các dịch vụ phục vụ kinh doanh chợ bao gồm: + Dịch vụ kiểm tra chất lượng và cấp giấy an toàn thực phẩm. Đây là loại hình dịch vụ đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật nhất định và yêu cầu phải có các trang thiết bị cần thiết. Dịch vụ này nhằm mục đích đảm bảo an toàn về hàng hoá được lưu thông qua hệ thống chợ. Kinh tế càng phát triển, thu nhập và mức sống của người dân càng được cải thiện, khi đó nhu cầu về dịch vụ này càng cao. Đặc biệt, đối với các chợ đầu mối nông sản, do tính chất thương phẩm học của các sản phẩm nông sản nên yêu đối với loại hình dịch vụ này càng cao. Bởi vì dịch vụ này mang lại lợi ích cho cả người mua và người bán. Đối với người mua, người tiêu dùng sẽ đảm bảo an toàn trong sử dụng sản phẩm nhất là trong điều kiện sản xuất nông nghiệp đang gia tăng sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng. Đối với người bán hàng, việc xác định đúng chất lượng sẽ giúp người bán định giá tốt hơn trong điều kiện các mặt hàng nông sản thường có chất lượng không đồng đều giữa các vùng và ngay cả trong một vùng sản xuất. Để quản lý tốt loại hình dịch vụ này, nhà nước quy định các tiêu chuẩn cấp phép cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này. + Dịch vụ vận tải, giao nhận hàng hoá: Dịch vụ này là tất yếu trong quá trình phát triển kinh doanh hàng hoá, nhất là ở quy mô lớn và với phạm vi rộng như đối với các chợ đầu mối, các chợ bán buôn… + Dịch vụ thanh toán, bao gồm dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ ngân hàng: Dịch vụ này nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thanh toán tiền hàng giữa người mua và người bán. Hiện nay, dịch vụ này có điều kiện phát triển tại các khu đô thị, khu công nghiệp khi người dân có nhu cầu mua sắm với mong muốn được thanh toán nhanh chóng. + Dịch vụ bảo hiểm hàng hoá nhằm giảm bớt những tổn hại cho người bán trong trường hợp có sự cố xẩy ra. Dịch vụ này thích hợp đối với các loại chợ mua bán giao sau, chợ mua bán theo hợp đồng, chợ đầu mối nông sản (bảo hiểm đối với sản xuất, kinh doanh hàng nông sản). + Dịch vụ khách hàng như: chứng từ, giấy phép, xuất xứ, xác định giá trị và thu phí quản lý chợ. + Dịch vụ thương mại như: sơ chế, bao bì, đóng gói, xếp dỡ, bảo quản… + Dịch vụ sinh hoạt như nhà nghỉ, ăn uống, khách sạn... + Dịch vụ thông tin tuyên truyền, hướng dẫn sản xuất - tiêu dùng, tiêu chuẩn hoá, giới thiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại. Trong đó đặc biệt chú ý đến dịch vụ môi giới và mua bán hàng hoá, nhất là đối với các chợ đầu mối nông sản. Do điều kiện của người sản xuất (các hộ nông dân) còn nhiều hạn chế trong việc tiếp cận thông tin thị trường và với tính chất thị trường hàng nông sản là thị trường của người mua cho nên loại dịch vụ này sẽ giúp cho người nông dân có thể tiêu thụ hàng nông sản nhanh hơn, với mức giá hợp lý hơn do tính cạnh tranh mua trên thị trường tăng lên. + Vệ sinh môi trường, xử lý chất thải. Vệ sinh môi trường và xử lý rác thải hiện nay là vấn đề cần phải được quan tâm và giải quyết tại hầu hết các chợ. Từ thực trạng về vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh cho thấy, để nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh chợ hiện nay cần chú trọng vấn đề vệ sinh môi trường trong khu vực chợ đảm bảo sức khoẻ cho cả người bán và người mua, cho người tiêu dùng những hàng hoá mua ở chợ. Để phát triển được các dịch vụ vệ sinh môi trường, xử lý chất thải cần thực hiện các biện pháp sau: Trước tiên cần ban hành các quy định và tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, đồng thời có các quy định hướng dẫn đối với việc thu gom và xử lý rác thải từ chợ. Có các quy định về xử phạt hành chính và xử phạt kinh tế đối với những trường hợp thực hiện không đúng các quy định về vệ sinh môi trường. Thành lập bộ phận chuyên trách theo dõi và xử lý các vi phạm về vệ sinh môi trường. Kết hợp với chính quyền địa phương trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn. + Dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng hoá lưu thông trên chợ. + Dịch vụ an ninh trật tự. Cùng với sự phát triển kinh tế -xã hội ngày càng nhanh chóng, cũng như đòi hỏi về chất lượng phục vụ tại chợ của người dân ngày càng nâng cao, dịch vụ an ninh trật tự cũng ngày càng có điều kiện phát triển bởi dịch vụ này liên quan trực tiếp đến lợi ích của cả người mua, người bán cũng như của chủ thể quản lý kinh doanh chợ. Loại hình dịch vụ này phát triển cũng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh chợ. Để dịch vụ an ninh trật tự có thể áp dụng các biện pháp sau: Thứ nhất, có biện pháp khuyến cáo với các thương nhân cũng như với người tiêu dùng luôn đề cao cảnh giác, luôn có ý thức đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực chợ. Thứ hai, có các quy định xử phạt đối với các trường hợp vi phạm. Thứ ba, có bộ phận chuyên trách đảm nhận công việc quản lý tình hình an ninh trật tự của chợ. Thứ tư, kết hợp với chính quyền địa phương trong công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Thứ năm, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm quy định. + Dịch vụ phòng cháy chữa cháy. + Dịch vụ quản lý hành chính. + Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, phát triển và quảng bá hình ảnh của chợ Như vậy, các loại hình dịch vụ được cung cấp tại chợ rất phong phú và có nguồn gốc từ nhiều chủ thể khác nhau và cần phân định rõ tính chất của các loại hình dịch vụ được cung ứng. Các loại dịch vụ này có thể bao gồm: - Dịch vụ công do các cơ quan nhà nước trực tiếp cung ứng như dịch vụ kiểm toán của các cơ quan kiểm toán nhà nước, dịch vụ tư vấn thuế của các cơ quan thuế; - Dịch vụ do nhà nước chi tiền thực hiện thông qua các tổ chức dưới các hình thức dự án như dịch vụ khuyến nông qua tổ chức khuyến nông, dịch vụ cung cấp thông tin thị trường; - Dịch vụ do các cá nhân thực hiện dưới hình thức kinh doanh như dịch vụ vận tải, dịch vụ cho thuê cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện kinh doanh, dịch vụ tư vấn pháp lý… Để đa dạng hoá các loại hình dịch vụ trên chợ, cần xây dựng được cơ chế, chính sách quản lý phù hợp với từng loại hình dịch vụ nêu trên. 3.3.2.2. Cơ chế quản lý thu chi của chợ Doanh nghiệp chợ thực hiện quản lý thu chi của chợ thông qua cơ chế tài chính. Doanh nghiệp thực hiện cơ chế tài chính theo nguyên tắc: tự chủ về tài chính, tự hạch toán cân đối thu chi, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. Trong đó, cơ chế tài chính của doanh nghiệp bao gồm các quy định về cơ chế quản lý thu chi của doanh nghiệp, đó là các khoản được thu phí hay các khoản không thu phí của các hoạt động kinh doanh trên chợ và các khoản phải chi của doanh nghiệp chợ. Đối với các dịch vụ được cung ứng trên chợ, tuỳ theo khả năng và điều kiện tài chính của từng chợ mà quy định mức thu phí hay không thu phí. Đối với khoản thu do bán hay cho thuê diện tích kinh doanh trên chợ và khoản thu từ việc tổ chức các dịch vụ có thu khác từ các hộ kinh doanh có thể thực hiện theo hướng gộp chung lại và thu trên hộ kinh doanh để đảm bảo sự thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh doanh trên chợ được thuận tiện. Chính quyền địa phương có thể quy định khung giá cho các hoạt động có thu của đơn vị quản lý chợ, trên cơ sở đó doanh nghiệp chợ có thể xây dựng mức thu trên hộ hay trên diện tích kinh doanh tuỳ theo thoả thuận giữa các hộ kinh doanh với doanh nghiệp chợ về việc cung ứng các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của họ. 3.3.2.3. Tăng cường hỗ trợ và phát triển thương nhân hoạt động tại chợ Môi trường văn hoá và kinh doanh tại chợ có ý nghĩa quan trọng trong mọi hoạt động của chợ, nhất là hiện nay đang có xu hướng phát triển chợ kết hợp với kinh tế, văn hoá và du lịch mua sắm. Vì vậy, doanh nghiệp chợ cần chú trọng trong việc tổ chức và khuyến khích phát triển bộ phận phát triển văn hoá chợ (thông qua các tổ, hiệp hội phụ nữ…) và bộ phận hỗ trợ và phát triển thương nhân đang hoạt động tại địa bàn chợ. 3.3.3. Giải pháp về đầu tư phát triển chợ Để chuyển đổi mô hình kinh doanh chợ theo mô hình doanh nghiệp chợ, cần huy động được nguồn vốn đa dạng từ mọi thành phần trong nền kinh tế, tránh tình trạng chỉ huy động nguồn vốn từ các hộ tư thương tham gia kinh doanh trên chợ. Theo tinh thần của Nghị định 02/2003/NĐ - CP về phát triển và quản lý chợ ngày 14/01/2003 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Thương mại, vốn đầu tư xây dựng chợ được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, theo phương châm "xã hội hoá đầu tư". Cụ thể của nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ ở đây bao gồm: Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và của nhân dân đóng góp; Nguồn vốn vay tín dụng, nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước, trong đó chủ yếu là nguồn vốn của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và nguồn vốn vay tín dụng. Tuy nhiên, hiện nay trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của chợ đang đặt ra những vấn đề đòi hỏi phải có những biện pháp và chính sách phù hợp để giải quyết - Làm rõ tiêu chí một số loại hình và cấp độ chợ, nhất là chợ đầu mối cấp vùng, cấp tỉnh, không ít dự án chợ đầu mối nông sản sẽ không được hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương vì . - Nhà nước không hỗ trợ đầu tư các chợ hạng I theo qui hoạch ở vị trí trọng điểm về kinh tế thương mại của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), làm trung tâm giao lưu hàng hoá và phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở các thành phố, thị xã lớn, thay vào đó là huy động nguồn lực của doanh nghiệp, hộ kinh doanh và vốn vay. - Đối với các chợ ở vị trí trung tâm huyện: Nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng của chợ, nhà lồng chợ và công trình liên quan huy động từ các nguồn vốn khác. Hai là, vấn đề phân bổ và sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước được coi là nguồn vốn “mồi”, bao gồm: Vốn từ ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn viện trợ không hoàn lại Theo quan điểm của nhà nước hiện nay, mạng lưới chợ nói chung được xem là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng thương mại. Do đó, mạng lưới chợ nói chung, đặc biệt là các chợ ở vùng nông thôn và miền núi có thể được xem như là hàng hoá công mà tỉnh cần trực tiếp đầu tư. Đối với nguồn vốn ngân sách, để đảm bảo khả năng đầu tư ổn định và lâu dài, cần xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm và dài hạn dành cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của chợ trên địa bàn. Việc xác định quy mô của nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ từ ngân sách được căn cứ vào các khoản nộp ngân sách hàng năm của hệ thống chợ, kể cả khoản thuế thu từ các hộ kinh doanh trên chợ và nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, cụ thể theo Nghị định 02 Chính Phủ, nguồn vốn này chỉ hỗ trợ đầu tư xây dựng một số loại chợ sau: + Chợ đầu mối chuyên ngành nông sản, thực phẩm để tiêu thụ hàng hoá ở các vùng sản xuất tập trung về nông, lâm, thuỷ sản. + Chợ ở các cụm xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo thuộc các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, định canh định cư của nhà nước. + Chợ loại I theo quy hoạch ở vị trí trọng điểm về kinh tế thương mại của tỉnh, thành phố, làm trung tâm giao lưu hàng hoá và phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở các thành phố, thị xã lớn. Tuy nhiên thực tế cho thấy, do ngân sách nhà nước còn nhiều eo hẹp nên quy mô vốn đầu tư xây dựng mạng lưới chợ chưa tương xứng với yêu cầu đầu tư của mạng lưới chợ ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, việc hạch toán và thu hồi vốn đã đầu tư vào hệ thống chợ lại không được quan tâm đúng mức dẫn đến việc giảm khả năng đầu tư tiếp theo của nguồn vốn này. Vì vậy, để đảm bảo khả năng đầu tư, tỉnh cần thực hiện một số biện pháp sau: Xuất phát từ khả năng sinh lời của các chợ, tỉnh cần xác định rõ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các chợ là vốn cần được thu hồi; Cần nghiên cứu và áp dụng các quy định cụ thể về thu hồi vốn đầu tư cả về thời gian thu hồi và định mức thu hồi vốn đầu tư hàng năm; Cần mở riêng một chương mục để cấp vốn và theo dõi nguồn vốn đầu tư vào hệ thống chợ; Để theo dõi nguồn vốn đầu tư này, cần phân chia nguồn vốn theo tính chất nguồn vốn, chẳng hạn như vốn hỗ trợ ban đầu không tính lãi suất, vốn cho vay có hỗ trợ lãi suất và vốn vay thông thường. Ba là, vấn đề thu hút vốn đầu tư từ các thương nhân tham gia kinh doanh tại chợ và các nguồn vốn xã hội khác. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng nhà nước đầu tư xây dựng các loại chợ. Đây là biện pháp phổ biến hiện nay và là biện pháp quan trọng để đảm bảo vốn đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay việc thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực này đang gặp phải những khó khăn và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Vì vậy, để đảm bảo tính hợp lý và nâng cao khả năng thu hút nguồn vốn từ các thương nhân, cần áp dụng một số biện pháp sau: - Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về quy hoạch xây dựng và phát triển chợ trên địa bàn để các chủ thể sản xuất, kinh doanh (trong và ngoài tỉnh) yên tâm bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ hoặc các cơ sở hạ tầng liên quan đến chợ; - Áp dụng các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển chợ đối với tất cả chủ thể, sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, ngoài các hộ kinh doanh, doanh nghiệp là chủ yếu cần huy động các nguồn vốn khác trong xã hội nhằm đa dạng nguồn vốn trong xây dựng và phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn; - Trung tâm xúc tiến thương mại của tỉnh phối hợp với các trung tâm xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch... tổ chức tuyên truyền, quảng bá và kêu gọi đầu tư chợ; - Về huy động vốn của thương nhân, trước hết là những người buôn bán tại chợ theo phương thức ứng trước tiền thuê diện tích kinh doanh để xây dựng chợ mới, sau đó trừ dần vào quá trình kinh doanh (có phương án riêng đối với từng chợ); - Vận động các doanh nghiệp ngành hàng liên quan, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn trích một phần kinh phí (quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu mặt hàng mới...) để đầu tư đổi lại doanh nghiệp có một phần diện tích (trong thời gian nhất định) trong chợ để giới thiệu hàng; - Chủ đầu tư có thể liên kết, liên doanh với nhau cùng đầu tư xây dựng chợ và cùng tham gia quản lý. Cần xác định rõ chủ đầu tư là người đảm nhận việc huy động vốn và chịu trách nhiệm quản lý mọi nguồn vốn đầu tư, trong đó chủ đầu tư có thể là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân; Đối với các nguồn vốn xã hội khác sẽ được huy động dưới hình thức đóng góp cổ phần. Ngoài ra để thu hút mạnh vốn đầu tư từ các thành phần khác nhau trong xã hội, tỉnh cần có những chính sách như sau: - Chính sách đất đai + Nhà đầu tư tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phát triển chợ trên địa bàn tỉnh phù hợp với qui hoạch được phê duyệt thì được miễn nộp tiền sử dụng đất (nếu đất đó không phải chuyển mục đích). + Nếu nhà đầu tư được nhà nước giao đất, có thu tiền sử dụng đất (trường hợp đất do nhà nước quản lý và không thuộc diện đấu giá đất) để đầu tư xây dựng, kinh doanh, khai thác chợ phù hợp với qui hoạch được duyệt thì giảm tiền sử dụng đất (mức độ giảm tuỳ theo địa phương và loại hình, cấp độ chợ); + Trong trường hợp có dự án phát triển chợ theo qui hoạch được duyệt và công bố công khai nhưng chỉ có một nhà đầu tư xin giao đất hoặc xin thuê đất để thực hiện dự án thì tuỳ theo từng dự án cụ thể, Hội đồng thẩm định sẽ trình UBND tỉnh quyết định giá đất giao hoặc cho thuê trên cơ sở khung giá đất được UBND tỉnh công bố hàng năm; + Nếu nhà đầu tư chợ chọn hình thức thuê đất thì thời hạn cho thuê đủ độ dài cần thiết để nhà đầu tư có thể hoàn vốn đầu tư. Riêng đối với những dự án có vốn đầu tư lớn nhưng khả năng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào chợ nông thôn đồng bằng thì thời hạn thuê đất có thể dài hơn các dự án khác và được xem xét gia hạn sử dụng đất nếu chủ đầu tư có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất và chấp hành đúng pháp luật về đất đai; + Nhà đầu tư chợ có thể được xem xét miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản và những năm kế tiếp theo dựa trên nguyên tắc: khu vực nông thôn đồng bằng được tiếp tục miễn nộp tiền thuê đất với thời gian dài hơn so với khu vực đô thị; + Nhà đầu tư chợ được thuê diện tích đất đã đền bù và giải phóng xong mặt bằng (thời hạn thuê cụ thể tuỳ theo từng địa phương và từng loại hình, cấp độ chợ). Khi đến hết thời hạn sử dụng đất, nếu nhà đầu tư chấp hành đúng pháp luật về đất đai và có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì sẽ được xem xét gia hạn sử dụng đất phù hợp với qui hoạch sử dụng đất và các qui hoạch khác đã được phê duyệt; + Đối với chợ thuộc địa bàn nông thôn miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc thì nhà đầu tư không phải trả tiền sử dụng đất. - Chính sách tài chính, tín dụng + Nhà đầu tư được quĩ hỗ trợ phát triển xem xét cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi trong khoảng thời gian nhất định (mức cụ thể tuỳ theo từng dự án chợ cụ thể và năng lực của chủ đầu tư); + Nhà đầu tư xây dựng chợ được dùng quyền sử dụng đất và các công trình trong phạm vi chợ thuộc quyền sử dụng của mình để thế chấp vay vốn ngân hàng theo qui định hiện hành để đầu tư sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp chợ…; + Doanh nghiệp chợ do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập theo qui định của pháp luật có thể được vay vốn ngân hàng hoặc quỹ tài trợ khác để xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ; + Nếu đủ điều kiện, khi tham gia đầu tư xây dựng chợ, nhà đầu tư chợ sẽ được hưởng các ưu đãi, khuyến khích về thuế như đối với các dự án sản xuất theo qui định của các văn bản pháp luật về thuế; + Các doanh nghiệp kinh doanh và quản lý chợ được phép quy định giá cho thuê diện tích kinh doanh, các loại phí dịch vụ dựa trên khung giá quy định của cấp có thẩm quyền. - Các chính sách khác + Cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin về các loại qui hoạch có liên quan trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng chợ cho các nhà đầu tư kinh doanh chợ; + Nhà đầu tư được ưu tiên áp dụng rút gọn thời gian qui định trong thủ tục hành chính hiện hành đối với quá trình thụ lý, giải quyết hồ sơ có liên quan đến qui hoạch và kiến trúc của dự án đầu tư xây dựng chợ tại cơ quan chức năng; + Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận các nguồn vốn để xây dựng nhà chợ, các sạp hàng, quầy hàng, hàng rào, sân, công trình vệ sinh, bãi để xe, công trình hạ tầng trong hàng rào và các hạng mục khác. Những đề xuất về cơ chế, chính sách nêu trên mang tính định hướng, gợi mở cho tỉnh theo tinh thần Luật Đầu tư. Tuy nhiên do từng địa bàn có những đặc thù khác nhau. Do đó, trong quá trình thực hiện ở mỗi địa phương và từng địa bàn phải có phương án cụ thể và sự vận dụng linh hoạt. Bốn là, vấn đề thiếu hụt vốn đầu tư ban đầu. Đây là tình trạng các doanh nghiệp, chủ đầu tư sẽ gặp phải do tình trạng hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn eo hẹp trong khi lòng tin của người góp vốn còn chưa được củng cố. Trong trường hợp này, chủ đầu tư có thể chỉ dành quỹ đất cho các hạng mục công trình cần đầu tư và cho phép các doanh nghiệp khác đầu tư toàn bộ, chẳng hạn như các công trình kho, các cơ sở chế biến, bảo quản… Năm là, vấn đề đảm bảo cho các doanh nghiệp chợ hoạt động hiệu quả. Thực tế cho thấy, hiện nay các doanh nghiệp chợ hoạt động chưa hiệu quả, chưa có lãi, khả năng thu hồi vốn chưa nhanh và chưa đảm bảo khả năng tái đầu tư cho các chợ. Đây cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm, giải quyết hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, trước hết doanh nghiệp chợ và các cơ quan quản lý nhà nước cần lập và phê duyệt các phương án khai thác cơ sở vật chất - kỹ thuật của chợ như: khung giá cho thuê diện tích kinh doanh trong chợ, khung giá một số loại dịch vụ phục vụ kinh doanh. Thứ hai, cần áp dụng các chính sách ưu đãi khác dành cho doanh nghiệp chợ như chính sách ưu đãi về giá thuê đất xây dựng chợ, chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp… Ngoài ra, về phía các địa phương cũng cần có các chính sách hỗ trợ ban đầu cho các doanh nghiệp chợ, như: UBND tỉnh, thành phố, thị xã, quận, huyện sẽ chịu trách nhiệm về các khoản đầu tư ban đầu như giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng chợ .... UBND tỉnh có các chính sách ưu đãi về đất đai cho doanh nghiệp chợ, như miễn thuế sử dụng đất cho doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định (khoảng thời gian này do tỉnh tính toán căn cứ vào khả năng và nguồn lực của tỉnh) hoặc có các chính sách ưu đãi về thuê đất đối với doanh nghiệp chợ…Đồng thời, có chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp kinh doanh chợ trong một số năm đầu đối với chợ mới xây dựng để khuyến khích các chủ thể sản xuất, kinh doanh bỏ vốn đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ. Trên cơ sở của các chính sách ưu đãi đó sẽ là những điều kiện thuận lợi, hỗ trợ ban đầu đối với doanh nghiệp chợ, giúp doanh nghiệp có đủ khả năng để thu hút các hộ kinh doanh đến tham gia hoạt động kinh doanh tại chợ, chẳng hạn như doanh nghiệp chợ sẽ cho các hộ thuê địa điểm kinh doanh tại chợ với giá ưu đãi, hoặc cho nợ tiền thuê địa điểm kinh doanh trong một vài năm đầu… Tỉnh tạo điều kiện trong việc cấp phép thành lập các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần trong lĩnh vực kinh doanh chợ. Tỉnh giao quyền cho các doanh nghiệp này được phép quy định giá cho thuê diện tích kinh doanh, các loại phí dịch vụ... dựa trên khung giá quy định của nhà nước và của địa phương. Mặt khác, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp chợ hoạt động không hiệu quả là xuất phát từ phía các đối tượng tham gia kinh doanh tại chợ: các doanh nghiệp chưa có các chính sách nhằm thu hút các đối tượng tham gia và hỗ trợ các đối tượng này mở rộng phạm vi và quy mô kinh doanh tại chợ dẫn đến hiệu suất sử dụng các công trình chợ chưa cao. Thực tế cho thấy, nhiều chợ được các doanh nghiệp đầu tư xây dựng song khi chợ đi vào hoạt động lại rất vắng vẻ, nhiều gian hàng còn bị bỏ trống. Vì vậy, để giải quyết tồn tại này, về phía bản thân các doanh nghiệp chợ và về phía nhà nước phải có các chính sách và biện pháp cụ thể như sau: Về phía doanh nghiệp chợ, cần có các chính sách và giải pháp sau: Giảm chi phí thuê diện tích kinh doanh cho các đối tượng tham gia kinh doanh tại chợ trong một vài năm đầu; Cung cấp các dịch vụ có chất lượng, độ tin cậy cao và với giá cả hợp lý; Thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho các đối tượng kinh doanh trên chợ, như cung cấp thông tin thị trường, giải quyết các thủ tục có liên quan (chẳng hạn như xin cấp, đổi giấy phép kinh doanh cho các hộ kinh doanh). Về phía cơ quan nhà nước, các chính sách và giải pháp hỗ trợ cụ thể của nhà nước đối với doanh nghiệp chợ nhằm tăng cường thu hút các đối tượng tham gia và hỗ trợ các đối tượng này mở rộng phạm vi và quy mô kinh doanh tại các chợ bao gồm: Đối với các đối tượng tham gia kinh doanh tại chợ là các doanh nghiệp hay các hộ kinh doanh lớn, nhà nước có thể quy định một số ưu đãi cho các đối tượng này, bao gồm: Miễn giảm thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng… so với các thương nhân kinh doanh ngoài chợ; Thực hiện cơ chế tín dụng thuận tiện và phù hợp với đặc điểm kinh doanh tại chợ; Thông qua các doanh nghiệp chợ để thực hiện các hoạt động hỗ trợ khác của nhà nước như cung cấp thông tin thị trường, tư vấn pháp lý… Đối với các hộ kinh doanh nhỏ, tham gia kinh doanh có tính thời vụ, không thường xuyên tại các chợ, nhà nước có thể thực hiện các biện pháp hỗ trợ: miễn giảm thuế môn bài; Hỗ trợ vay vốn kinh doanh ban đầu với lãi suất thấp để thuê địa điểm kinh doanh hoặc dùng làm vốn lưu động… Trên đây là những giải pháp và chính sách nhằm huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển chợ có hiệu quả. Tuy nhiên để sử dụng nguồn vốn ngân sách vào đầu tư kinh doanh phát triển chợ tại các địa phương có hiệu quả, tại mỗi địa phương, UBND tỉnh và Sở Công Thương phải thực hiện phân bổ, giao trách nhiệm và kiểm tra giám sát việc thực hiện vốn đầu tư hàng năm đến UBND thành phố, thị xã, quận, huyện. Đồng thời trong quá trình phân bổ vốn phải có tỷ lệ phân bổ khác nhau đối với các khu vực khác nhau tại mỗi địa phương: giữa thành thị và nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và có sự khác nhau giữa các loại hình và tính chất kinh doanh của từng chợ. 3.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực tham gia quản lý chợ Chuyển đổi từ mô hình ban quản lý chợ sang mô hình doanh nghiệp chợ đòi hỏi phải có sự chuyển đổi về chất lượng của các cán bộ tham gia quản lý chợ. Thực tế cho thấy trình độ của người tham gia quản lý chợ ở nước ta hiện nay, đặc biệt là ở các vùng nông thôn nói chung còn nhiều bất cập. Tồn tại này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: Các cán bộ tham gia vào quá trình quản lý trước đây đa số là các cán bộ quản lý trong biên chế nhà nước được điều động sang từ các ngành khác, không được đào tạo trình độ chuyên môn, do đó sự hiểu biết và quan niệm về tính nghề nghiệp của chính những người làm công tác quản lý chợ còn thấp, chủ yếu quản lý theo kinh nghiệm; do quan niệm đơn giản về công tác quản lý chợ của cơ quan có thẩm quyền và trong việc cử người thực hiện công việc này (đối với các chợ do nhà nước đầu tư); còn thiếu các chương trình đào tạo phù hợp cho những người làm công tác quản lý chợ… Ngoài ra, hầu hết các chợ hiện nay đều do ban quản lý hoặc tổ quản lý, trong đó các đơn vị quản lý này chưa thực hiện tốt việc hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các đối tượng buôn bán tại chợ thực hiện các quy định của nhà nước về kinh doanh - dịch vụ cũng như chưa tổ chức thống kê và thực hiện báo cáo theo quy định về hàng hoá lưu thông qua chợ, tình hình thị trường và giá cả trên địa bàn chợ. Để khắc phục tình trạng nêu trên đối với mạng lưới chợ hiện nay, giải pháp về nguồn nhân lực tham gia quản lý chợ đó là thực hiện theo phương châm “xã hội hoá đầu tư phát triển nguồn nhân lực quản lý kinh doanh chợ”. Để phát triển nguồn nhân lực quản lý kinh doanh chợ cần vận động và tổ chức xã hội tham gia đầu tư phát triển nguồn nhân lực quản lý kinh doanh chợ, huy động các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng, phát huy và sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực tạo điều kiện phát triển nhanh và có chất lượng đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho công tác quản lý kinh doanh chợ. Đây cũng được xem là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh chợ. Cùng với quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh chợ cũng chính là quá trình chuyển đổi cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý. Hay nói cách khác, chuyển đổi từ mô hình ban quản lý chợ sang mô hình doanh nghiệp chợ đòi hỏi một sự chuyển đổi về chất lượng của lực lượng lao động tham gia vào hoạt động quản lý chợ. Bởi vì, chuyển đổi từ mô hình ban quản lý chợ sang mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp chợ đó chính là sự chuyển đổi sang một mô hình quản lý trong đó đơn vị quản lý chợ (doanh nghiệp) tự chủ về tài chính để tự cân đối, tự hạch toán thu chi và tự chịu trách nhiệm về tài chính và các kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có các phương án quản lý và kinh doanh có lãi để tồn tại và phát triển. Do vậy, để chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp chợ, đòi hỏi phải có một hệ thống các yếu tố cùng tác động và tương hỗ với nhau. Một trong các yếu tố quan trọng không thể thiếu đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên năng động, nhanh nhậy, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao để có thể giải quyết các vấn đề một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý chợ của doanh nghiệp. Để nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành và nghiệp vụ tổ chức, quản lý doanh nghiệp chợ, HTX chợ cần tiến hành một số giải pháp sau: - Tổ chức các cuộc điều tra cơ bản nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh doanh và quản lý chợ để có những thông tin cần thiết về độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ chuyên môn... nhằm phục vụ cho việc tổ chức phổ cập kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý chợ. - Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công tác quản lý chợ cho một số cán bộ hiện có và đào tạo những cán bộ chuyên về công tác quản lý lâu dài cho các địa phương. - Chương trình đào tạo, bồi dưỡng có thể chia làm hai loại với nội dung phù hợp với hai nhóm đối tượng sau: + Nhóm 1: Các cán bộ quản lý nhà nước về chợ ; + Nhóm 2: Những người trong ban quản lý chợ, doanh nghiệp và hợp tác xã chợ, tổ quản lý chợ và các nhân viên trực tiếp làm công tác quản lý chợ. + Phối hợp với các trường thuộc Bộ Công Thương tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên quản lý chợ. Ngoài ra, tỉnh có thể tự tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày tại địa phương với các hình thức thích hợp. - Về phía doanh nghiệp chợ: + Doanh nghiệp căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình có kế hoạch tuyển dụng để lựa chọn những nhân viên thực sự có năng lực, có trình độ chuyên môn và khả năng phù hợp với công việc. + Thường xuyên tổ chức những khoá học đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên để nâng cao tay nghề. + Cử cán bộ quản lý chợ đi học nâng cao trình độ và học hỏi kinh nghiệm ở các chợ trong và ngoài nước có mô hình phát triển. + Có chế độ tiền lương và ưu đãi, thưởng phạt nghiêm minh trong công việc để đội ngũ nhân viên tận tình với công việc, nâng cao hiệu quả công tác. 3.3.5. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện * Nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước Sở Công Thương là cơ quan chỉ đạo quá trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ trong phạm vi toàn tỉnh, việc chỉ đạo này có thể thực hiện cùng với chương trình phát triển chợ theo Quyết định 559/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển chợ đến năm 2010.Sở Công Thương có trách nhiệm: + Xây dựng lộ trình, trình tự thủ tục của việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ, đồng thời hướng dẫn các Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng lộ trình riêng cho mình; + Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư,Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên Môi trường cùng các Sở ban ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng, ban hành chính sách khuyến khích phát triển mô hình quản lý kinh doanh chợ là doanh nghiệp hay Hợp tác xã; + Giao cho các đơn vị chức năng tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ quản lý chợ cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về chợ và lao động quản lý chợ; + Chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện việc chuyển đổi; tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả chuyển đổi định kỳ ở từng địa phương nhằm rút kinh nghiệm và có hướng chỉ đạo kịp thời; + Thành lập Tổ chỉ đạo thực hiện chương trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ, tổ này có thể nằm trong Ban chỉ đạo Chương trình phát triển chợ đến năm 2010, là tổ chuyên trách theo dõi quá trình chuyển đổi. + Thành lập nhóm theo dõi và chỉ đạo thực hiện việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh. * Thực hiện thí điểm, tổng kết rút kinh nghiệm, điều chỉnh mô hình Tại mỗi địa phương cần lựa chọn một số địa điểm cụ thể để tiến hành thực hiện thí điểm chuyển đổi mô hình theo hướng: có thể tiến hành chuyển đổi từ các chợ vốn có đang hoạt động ở dạng ban quản lý chợ sang mô hình doanh nghiệp chợ, hoặc có thể tiến hành đầu tư xây dựng mới chợ theo mô hình doanh nghiệp chợ. Mỗi khu vực thị trường (nông thôn, miền núi, thành phố thị xã, khu công nghiệp, khu dân cư) có đặc điểm kinh tế - xã hội cũng như phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng khác nhau. Do đó, nguyên tắc khi lựa chọn địa điểm tiến hành thí điểm đó là: mỗi một khu vực thị trường tiến hành lựa chọn một số chợ cụ thể cho việc tiến hành thí điểm để đảm bảo tính bao quát và đầy đủ đối với từng loại thị trường. Về phía nhà nước cũng như về phía các địa phương cần có các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với các chợ thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý, chẳng hạn như ưu đãi về thuế, về đất đai, về nguồn vốn... Cuối cùng, tại các địa phương tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm trên cơ sở đó có những chỉnh sửa mô hình cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. * Triển khai áp dụng rộng rãi trên từng địa bàn, phù hợp với từng khu vực thị trường Trước tiên, để tiến hành triển khai áp dụng rộng rãi trên từng địa bàn, tại mỗi địa phương cần tiến hành tổ chức điều tra, và phân loại các chợ hiện có trên địa bàn theo quy định của Nghị định 02. Đồng thời, về phía sở Công Thương cũng như các địa phương cần phối hợp để tổ chức các lớp về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Sau đó, các địa phương có các báo cáo điều tra cho cơ quan quản lý là Sở Công Thương, trên cơ sở đó, Sở Công Thương lập phương án và kế hoạch để từng bước chuyển giao tất cả các chợ sang cho doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý trong thời hạn nhất định là phải hoàn thành. Đồng thời, về phía các địa phương cũng phải lập phương án và kế hoạch chi tiết cụ thể để từng bước chuyển giao các chợ sang cho doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý. Sau khi các địa phương đã tiến hành thực hiện thí điểm, tổng kết rút kinh nghiệm, điều chỉnh mô hình, Sở Công Thương cần có những hướng dẫn cụ thể cho các địa phương trong việc lập báo cáo đánh giá tình hình, số liệu cũng như những kết quả đạt được và những vướng mắc tồn tại cần phải giải quyết. Bên cạnh đó, cần tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra công tác thực hiện ở các địa phương. Trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của các chợ đã được thực hiện thí điểm, khắc phục những mặt tồn tại và phát huy những mặt tích cực của mô hình, tiến hành áp dụng mô hình rộng rãi tại các địa phương trên phạm vi cả nước trên cơ sở của việc phân tích và nghiên cứu từng khu vực thị trường cụ thể, tiến hành lựa chọn mô hình thích hợp và áp dụng vào từng khu vực thị trường có đặc điểm tương đồng về mọi mặt. Đồng thời, trong quá trình thực hiện phải tiến hành kiên quyết và khẩn trương. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận: Thông qua việc nghiên cứu đề tài về: “Giải pháp chuyển đổi mô hỡnh kinh doanh chợ trờn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”: Giúp cho tôi: - Nắm được tình hình quản lý kinh doanh có hiệu quả hay không của các Ban quản lý Chợ trên địa bàn tỉnh. - Tham mưu đề xuất với lónh đạo Ngành xây dựng các đề án quy hoạch và bảo tồn, các Chợ Truyền thống; Xây dựng kế hoạch đầu tư, cải tạo lại Các Chợ hiện nay cho phù hợp với điều kịên phát triển kinh tế xó hội của tỉnh. -Xây dựng đề án chuyển đổi các mô hỡnh quản lý kinh doanh Chợ hiện nay trỡnh cấp cú thẩm quyền phờ duyệt để thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư khai thác kinh doanh Chợ. - Định hướng phát triển và đổi mới mô hỡnh quản lý Chợ truyền thống trờn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xó hội, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO. Kiến nghị: Từ kết quả điều tra về chuyển đổi mô hỡnh quản lý kinh doanh Chợ truyền thống trờn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tôi có một số kiến nghị như sau: Đối với ngành Công Thương: - Phối hợp với cỏc sở ngành, UBND cấp huyện xây dựng Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng Chợ trên địa bàn tỉnh. - Xây dựng đề án phát triển và chuyển đổi mô hỡnh kinh doanh Chợ trờn địa bàn tỉnh. Đối với UBND cấp tỉnh. - Phê duyệt đề án phát triển Chợ và giành nguồn vốn đề đầu tư xây dựng Chợ trên địa bàn. - Thành lập ban chỉ đạo về phát triển và đổi mới mô hỡnh kinh doanh Chợ. - Ban hành chế độ chính sách ưu đói đối với các nhà đầu tư khi đầu tư khai thác, quản lý kinh doanh Chợ trờn địa bàn tỉnh. Đối với Chính phủ, Bộ Công Thương . - Ban hành cơ chế chính sách, hướng dẫn cụ thể về việc chuyển đổi mô hỡnh kinh doanh Chợ khi chuyển đổi các hỡnh thức sở hữu, khai thỏc kinh doanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Trung tâm thông tin tư liệu Tỉnh Vĩnh Phúc. - Sở công thương Tỉnh Vĩnh Phúc. - Tư liệu, sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Vĩnh Phúc. - Tư liệu sở xây dựng Tỉnh Vĩnh Phúc - Niên giám thống kê Vĩnh Phúc Google.com.vn Giíi thiÖu chung. 1 1.1. Lý do chän nghiªn cøu dù ¸n. 1 1. 2. VÊn ®Ò nghiªn cøu. 1 1. 3. Môc tiªu nghiªn cøu cô thÓ. 1 1. 4. §èi t­îng vµ ph¹m vi nghiªn cøu. 2 1.5. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu vµ thu thËp, xö lý d÷ liÖu. 2 1.6. Hạn chế của việc nghiên cứu: Dự án nghiên cứu chỉ tập tung trên địa bàn tỉnh 2 1.7. KÕt luËn: Từ việc nghiên cứu về thực trạng mô hình quản lý Chợ truyền thống 3 1.8. Nội dung đề tài: Đề tài nghiên cứu gồm 5 phần 3 PhÇn IC¸c c¬ së lý luËn vµ thùc tiÔn cña viÖc nghiªn cøu vÒ m« h×nh kinh doanh Chî 4 1.1. Mét sè kh¸i niÖm 4 1. 2. §Æc ®iÓm cña chî 5 1.3. Ph©n lo¹i chî 8 1.4. Chøc n¨ng cña chî 9 1. 5. Vai trß cña chî. 11 1. 6. Mét sè m« h×nh kinh doanh chî 13 1. 7. Nh©n tè ¶nh h­ëng ®Õn m« h×nh kinh doanh chî. 18 1. 8. Mét sè bµi häc kinh nghiÖm cã thÓ ¸p dông ®èi víi VÜnh Phóc. 20 1.9. KÕt luËn: tõ c¸c m« h×nh kinh doanh vµ qu¶n lý Chî TruyÒn thèng ®­îc thiÕt lËp ë 21 PhÇn thø II Thùc tr¹ng ph¸t triÓn chî trªn ®Þa bµn tØnh VÜnh Phóc 22 1. §Æc ®iÓm vµ ph©n lo¹i chî 22 1.1. Nh÷ng ®Æc ®iÓm chñ yÕu cña m¹ng l­íi chî trªn ®Þa bµn tØnh 22 1.1.1. §Æc ®iÓm h×nh thµnh chî 23 1.1.2§Æc ®iÓm trao ®æi hµng ho¸ qua m¹ng l­íi chî 23 1.2. Ph©n lo¹i chî 23 1.2.1. Ph©n lo¹i chî theo n¨m thµnh lËp 24 1.2.2. Ph©n lo¹i chî theo vÞ trÝ h×nh thµnh 25 1.2.3 Ph©n lo¹i chî theo tÝnh chÊt kinh doanh vµ lÞch häp chî 26 1.2.4. Ph©n lo¹i chî theo quy m« ®iÓm kinh doanh vµ c¬ së vËt chÊt chî 27 1.2.5 Ph©n lo¹i chî theo ph¹m vi ¶nh h­ëng 30 2. Thùc tr¹ng ph¸t triÓn chî trªn ®Þa bµn tØnh 31 2.1. Thùc tr¹ng ph¸t triÓn m¹ng l­íi chî 31 2.2. Thùc tr¹ng ph¸t triÓn kinh doanh trªn chî 32 2.3. Thùc tr¹ng mô hình kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phóc 37 3. §¸nh gi¸ chung 50 ch­¬ng III kiÕn nghÞ ph¸t triÓn c¸c m« h×nh kinh doanh chî 52 3.1. Quan ®iÓm vµ ph­¬ng h­íng ph¸t triÓn m« h×nh kinh doanh chî 52 3.1.1. Quan ®iÓm ph¸t triÓn m« h×nh kinh doanh chî 52 3.1.2. Ph­¬ng h­íng ph¸t triÓn m« h×nh kinh doanh chî 54 3.2. §Ò xuÊt mét sè m« h×nh tæ chøc kinh doanh chî 54 3.2.1. M« h×nh doanh nghiÖp chî 54 3.2.2. M« h×nh hîp t¸c x· chî 66 3.3. Mét sè gi¶i ph¸p chuyÓn ®æi m« h×nh kinh doanh chî 69 3.3.1. Gi¸p ph¸p vÒ qu¶n lý nhµ n­íc 69 3.3.2. Gi¶i ph¸p vÒ qu¶n lý kinh doanh chî 75 3.3.3. Gi¶i ph¸p vÒ ®Çu t­ ph¸t triÓn chî 80 3.3.4. Gi¶i ph¸p vÒ nguån nh©n lùc tham gia qu¶n lý chî 87 3.3.5. Nhãm gi¶i ph¸p vÒ tæ chøc thùc hiÖn 89 KÕt luËn vµ KiÕn NghÞ 91 tµi liÖu tham kh¶o: 93

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21476.doc