Thúc đẩy xuất khẩu sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển từ việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thô, sảng phẩm sơ chế sang sản phẩm chế biến. Sự chuyển dịch về mặt chiến lược này sẽ được thực hiện trên các định hướng sau đây : (1) chuyển nhu cầu cuối cùng khỏi việc tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm sơ chế cùng với sự tăng lên về thu nhập; (2) Chuyển lợi thế so sánh từ sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô, sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm sơ chế, sản phẩm chế biến sử dụng nhiều lao động sang sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế về mặt kỹ thuật sản xuất và kỹ thuật sản phẩm; (3) chuyển từ dư cầu sang dư cung vể rất nhiều loại sản phẩm, kể cả sản phẩm xuất khẩu; (4) chuyển từ sử dụng nhiều lao động không qua đào tạo sang chỗ hoạt động sản xuất đòi hỏi nhiều lao động có kỹ năng hơn và như vậy, tất yếu lao động phải dịch chuyển từ những ngành có năng suất thấp sang những ngành có năng suất cao hơn.
72 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 953 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới. Thị trường xuất khẩu của chúng ta rất đa dạng, từ châu Âu, châu Á đến châu Mỹ, cà phê của Việt Nam hiện có mặt trên 80 quốc gia. Với khí hậu nhiệt đới, nước ta có rất nhiều thuận lợi cho cây cà phê phát triển cho năng suất cao và chất lượng khá tốt. Ở Việt Nam hiện giờ cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên (hơn 80% lượng cà phê của cả nước) Với hai loại cà phê chủ yếu là cà phê arabica và cà phê robusta, cà phê robusta phù hợp với khí hậu nước ta hơn nên kim ngạch xuất khẩu cà phê này chiếm tỷ trọng cao hơn.
Tác dụng chính của chất cafein trong cà phê là kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng sinh hoạt trí tuệ làm tỉnh táo nhất là khi cơ thể mệt mỏi, nhưng nó được chứng minh là chất không gây nguy hại cho cơ thể nên ở các nước phương tây, cà phê là một thứ thức uống không thể thiếu trong đời sống. Tại các nước châu Á, cà phê cũng đang được sử dụng rộng rãi, chính vì vậy tiềm lực thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam là rất lớn.
Nhưng thị trường cà phê cũng là một thị trường đầy biến động do giá cả cà phê lên xuống rất thất thường, ví dụ như giá cả hiện giờ của cà phê trung bình là 1200USD/tấn nhưng cũng có lúc giá lên tới 1800USD/tấn, rồi có lúc rơi xuống 700USD/tấn, mà nguyên nhân chính là do những biến động thất thường của thời tiết, chỉ cần rét đậm hay hạn hán là có thể mất cả vụ mùa cà phê, làm đảo lộn hoàn toàn thị trường.
2.2.2. Tình hình xuất khẩu cà phê của công ty
2.2.2.1. Sản lượng xuất khẩu
Bảng 6: sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê và một số mặt hàng nông sản khác của công ty (2005-2007) - nguồn báo cáo tổng kết của công ty.
Năm
Tên mặt hàng
Khối lượng (tấn)
Kim ngạch (1.000 USD)
2005
Cà phê
34.500
30.278
Gạo
3.690
925
Lạc
2.432
1466
Hành
1.650
416
Tiêu
352
502
Hồi
21
31
Tơ tằm
3
21
Bột gừng
1
3
2006
Cà phê
24.672
30.027
Gạo
2.900
895
Hành
1.483
702
Tiêu
1.230
1.686
Hồi
14
18.313
Cơm dừa
303
261
Bột sắn
95
18
2007
Cà phê
36.500
32.016
Gạo
3.150
911
Lạc
2.514
1596
Hành
1.645
400
Tiêu
1.132
1.005
Hồi
32
20.564
Bột sắn
310
256
Bột gừng
10
24
Qua bảng trên ta thấy khối lượng cà phê xuất khẩu của công ty năm 2006 giảm nhiều so với năm 2005 từ 34.500 tấn xuống còn 24.672 tấn (chỉ bằng 71% so với năm 2005) trong khi kim ngạch xuất khẩu gần như không thay đổi. Nguyên nhân ở đây không chỉ một phần là do giá cả cà phê biến động mà còn do năm 2005 ngoài các hợp đồng thương mại, công ty còn xuất khẩu hợp đồng chính phủ cho Cuba. Còn nếu chỉ tính riêng các hợp đồng thương mại thì năm 2006 kim ngạch xuất khẩu cà phê lại đạt cao hơn so với năm 2005.
Khối lượng cà phê xuất khẩu của công ty năm 2007 tăng nhiều từ 24.672 tấn lên 35.500 tấn (bằng 147% so với năm 2006). Nguyên nhân là công ty đã vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu sau cổ phần hoá, công ty đã định hình rõ chiến lược và có kế hoạch cụ thể cho hoạt động kinh doanh của mình. Vốn là doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm về xuất khẩu, nhất là hàng nông sản, năm 2007 công ty đã phát huy thế mạnh truyền thống và vương lên đứng trong topten doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu cả nước.
Đồng thời ta có thể thấy là kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty lớn hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác, cho thấy xu hướng chú trọng vào hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty. Trong những năm trước đây thì mặt hàng Lạc nhân mới là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn trong những hàng nông sản. Tuy nhiên do nắm bắt được nhu cầu của thị trường thế giới công ty đã chuyển hướng tập trung vào mặt hàng cà phê. Có thể thấy đây là một nhận định đúng đắn của công ty. Theo như Tổ chức cà phê thế giới, dự báo sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2007-2008 có thể đạt khoảng 109-112 triệu bao, trong khi nhu cầu cà phê khoảng 118-120 triệu bao, vì vậy giá cà phê có thể tiếp tục tăng. Công ty cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê.
Bảng 7: sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty từ 2002 đến 2007 - nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Kim ngạch
300
2.583
19.154
30.278
30.027
32.016
ớnản lượng
547
4.150
18.721
34.500
24.672
36.500
Qua bảng trên cho thấy sản lượng cà phê xuất khẩu của công ty nhìn chung là tăng mà nguyên nhân cơ bản là do công ty đã mở rộng được thị trường. Ta có thể thấy năm 2002, sản lượng xuất khẩu 547 tấn, đến năm 2003 tăng lên 4.150 tấn, (bằng 759%), năm 2004 sản lượng đạt 18.721 tấn, (bằng 451% so với 2003)và đến năm 2005, đạt 34.500 tấn, (bằng 184% so với cùng kỳ năm ngoái). Nhưng đến năm 2006, sản lượng lại giảm xuống 24.672 tấn, (bằng 71% so với năm ngoái). Nguyên nhân là do giá cà phê biến động, các đơn đặt hàng từ một số nước châu Âu giảm và ở thị trường châu Mỹ công ty gặp nhiều khó khăn khi mở rộng thị trường (vì những chính sách bảo hộ của thị trường này, đồng thời hàng hoá của ta đang gặp phải sự cạnh tranh của hàng hoá thuộc các nước châu Mỹ Latinh như Braxin, Êcuado).Năm 2007 thì sản lượng cà phê đã tăng trở lại do những chính sách kinh doanh hợp lý, công ty đã ổn định với mô hình công ty cổ phần, và đặc biệt là nước ta đã chính thức là thành viên của WTO, nên cơ hội kinh doanh nhiều hơn.
2.2.2.2. Thị trường xuất khẩu
Công ty xuất khẩu cà phê sang rất nhiều nước, nhưng xuất khẩu nhiều nhất vẫn là sang các nước châu Âu như Anh, Đức, Thuỵ Sĩ, ngoài ra còn một số nước nhập khẩu cà phê của công ty như Singapore
Bảng 8: Tình hình xuất khẩu cà phê của công ty sang một số nước (2005-2007)-nguồn báo cáo tổng kết của công ty.
Năm
Tên công ty nhập khẩu/quốc gia
Khối lượng (tấn)
Trị giá (nghìn USD)
2005
Olam/Singapore
1.500
1.072
Noble/Thuỵ Sĩ
17.900
14.505
Ecom/Thuỵ Sĩ
2.900
2.367
Taloca/Thuỵ Sĩ
4.800
3.541
Louis/Anh
1.400
912
Finagra/Anh
990
822
Armajaro/Anh
1670
1464
Alantic/Mỹ
2900
2480
Hacofco/Đức
1900
1361
2006
Olam/Singapore
600
866
Noble/Thuỵ Sĩ
4.170
5.730
Ecom/Thuỵ Sĩ
7.200
8.763
Taloca/Thuỵ Sĩ
5.600
7.165
Sucafina/Thuỵ Sĩ
550
782
Volcafe/Thuỵ Sĩ
512
724
Louis/Anh
520
711
Finagra/Anh
480
614
Armajaro/Anh
3.100
3.946
Atlantic/Mỹ
1.940
2.726
2007
Olam/Singapore
800
915
Noble/Thuỵ Sĩ
13.428
11.215
Ecom/Thuỵ Sĩ
8.100
7.252
Taloca/Thuỵ Sĩ
6.100
7.165
Volcafe/Thuỵ Sĩ
450
512
Louis/Anh
752
625
Finagra/Anh
1.100
898
Armajaro/Anh
3.500
3.987
Atlantic/Mỹ
1.945
2.438
Hacofco/Đức
2.150
2.056
Qua bảng số liệu trên có thể thấy nước nhập khẩu nhiều nhất cà phê của công ty là Thuỵ Sĩ (năm 2005 nhập tổng cộng 25.600 tấn với tổng trị giá là 20.413 nghìn USD, sang năm 2006 tuy có thêm hai nhà nhập khẩu nữa là công ty Volcafe và Sucafina nhưng lại giảm xuống còn 17.520 tấn, trị giá 23.168 nghìn USD, sang năm 2007 số lượng nhà nhập khẩu vẫn không thay đổi nhưng sản lương tăng lên 28.078 tấn, trị giá 26.144 nghìn USD. Điều này phù hợp với xu hướng thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam vì Thuỵ Sĩ vốn là nước nhập khẩu nhiều cà phê của Việt Nam. Chủ yếu công ty thường xuất khẩu cà phê Robusta sang thị trường này, vì cà phê RobustaViệt Nam có chất lượng khá tốt và được chấp nhận rộng rãi ở Thuỵ Sĩ.
Tuy nhiên công ty cần có những chiến lược tốt để mở rộng hơn nữa thị trường vì còn rất nhiều thị trường Công ty có thể khai thác được như thị trường cà phê ở Đông Âu, châu Mỹ. Tuy nhiên hiện nay công ty vẫn chưa xuất khẩu cà phê sang các thị trường này do gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường nhưng đây là thị trường tiềm năng, có thể đem lại nhiều lợi nhuận. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần tiếp cận và thâm nhập những thị trường này.
Châu Á là một trong những thị trường đầy tiềm năng mà công ty mới chỉ khai thác và xâm nhập được vào Singapore, như thế chưa thật sự tương xứng, vấn đề đặt ra công ty cần phải mở rộng thị trường, tích cực tìm kiếm đối tác trên thị trường này.
2.2.3. Đánh giá tình hình xuất khẩu cà phê của công ty
2.2.3.1. Điểm mạnh
Con người: Cán bộ công nhân viên của công ty có tinh thần đoàn kết gắn bó rất cao đối với công ty. Những thành quả mà công ty đạt được hôm nay đã chứng minh đoàn kết có sức mạnh to lớn. Công ty luôn được đánh giá là công ty xuất nhập khẩu hàng đầu của Bộ Thương mại trước đây và là công ty xuất khẩu mạnh của nước ta hiện nay.
Quan hệ truyền thống: công ty có quan hệ truyền thống lâu năm với nhiều bạn hàng, điều này vừa đảm bảo duy trì được quan hệ lâu dài vừa đảm bảo xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, đồng thời có thể thông qua họ, giới thiệu về công ty và các sản phẩm của công ty cho các đối tác khác.
Uy tín của công ty: Sở dĩ duy trì được mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác là do trong suốt quá trình hoạt động của mình, công ty luôn giữ chữ tín đối với bạn hàng, vì thế công ty và các sản phẩm của công ty luôn có uy tín đối với họ
Nguồn vốn: Công ty có một nguồn vốn mạnh, đây được coi là ưu thế lớn của công ty, nhờ đó công ty dễ dàng hơn trong việc đầu tư thực hiện các giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu, vấn đề là làm sao cho hiệu quả cao và hợp lý.
Nguồn hàng: Nhờ vào uy tín của mình cũng như những chính sách hợp lý đối với việc thu mua hàng, giờ đây công ty có mối liên hệ đầu vào khá chặt chẽ, cùng với việc xây dựng các nhà kho bảo quản hàng hoá với các tiêu chuẩn ngày càng được nâng cao nên công ty luôn đáp ứng được các đơn hàng số lượng lớn và sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng.
Thị trường mở rộng: Qua hơn 20 năm hoạt động, đến nay công ty đã có danh mục hàng hoá với các chủng loại ngày càng đa dạng và phong phú, quy mô ngày càng được mở rộng. Đây là điều kiện rất thuận lợi để công ty đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác nhau và tìm kiếm thêm nhiều đối tác mới, cụ thể như trước đây thị trường chủ yếu của công ty là các nước Đông Âu thuộc Liên Xô cũ, sau khi hệ thống này tan rã công ty dần tìm được hướng đi mới vào các thị trường tiềm năng. Hiện nay công ty đã có thị trường xuất khẩu khá rộng như Mỹ, EU, Nhật Bản, ASEAN
2.2.3.2. Điểm yếu
Điều kiện bảo quản hàng hoá: Mặc dù công ty đã có rất nhiều cải thiện trong việc xây dựng các hệ thống kho tàng bến bãi phục vụ cho nhu cầu dự trữ sản phẩm (chủ yếu là hàng nông sản) nhưng vẫn chưa đủ so với số lượng các đơn hàng của công ty, chính vì thế tình trạng của công ty bị các nhà cung ứngép giá khi sắp đến hạn giao hàng vẫn xảy ra với các lý do công ty ký hợp đồng trước khi tiến hàng mua nông sản, do đó mà thiếu tính chủ động trong kiểm soát nguồn hàng.
Không có bộ phận Marketing: Trong khi công ty xuất khẩu rất nhiều mặt hàng sang rất nhiều thị trường khác nhau, do đó vấn đề nghiên cứu thị trường cũng như Marketing sản phẩm đòi hỏi tính chuyên môn cao và phải được thực hiện hết sức nghiêm túc. Trên thực tế công ty lại thiếu hẳn những cán bộ được đào tạo chuyên sâu về vấn dề này, do đó công ty chưa bao giờ thực hiện được một kế hoạch marketing hoàn chỉnh. Trong những năm qua, công ty thực hiện việc kinh doanh xuất nhập khẩu với các đối tác chủ yếu dựa vào uy tín và các mối quan hệ đã có từ trước chứ công ty chưa bao giờ hoạch định cho mình một chiến lược cụ thể nào để thu hút khách hàng và thâm nhâp thị trường. Với việc Việt Nam gia nhập WTO và thị trường mở cửa như hiện nay, nếu công ty không nhanh chóng khắc phục điểm yếu này sẽ không thể tạo ra được hiệu quả lâu dài và duy trì được vị thế như hiện nay.
Ngay cả trong công tác nghiên cứu và dự báo thị trường, việc thu nhập thông tin của công ty cũng còn rất hạn chế, nguồn thông tin nhiều khi còn chưa đầy đủ và thiếu sự nhanh nhạy kịp thời nên vẫn có lúc bị động trong việc ứng phó với những sự biến động của thị trường và bỏ qua nhiều cơ hội.
Chất lượng sản phẩm còn kém: Mặc dù chất lượng sản phẩm hàng hoá xuất khẩu của công ty đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn là một điểm yếu của công ty. Công ty chủ yếu mua hàng rồi xuất khẩu luôn không qua chế biến hay gia công nhiều nên chất lượng hàng hoá vẫn còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động của các công ty cung ứng.
Thực tế là các nhà sản xuất vẫn thường bị hạn chế về vốn cũng như công nghệ sản xuất nên chủ yếu là họ đáp ứng cho công ty về mặt số lượng mà không đảm bảo về chất lượng, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của công ty nếu hàng hoá không kiểm tra để đảm bảo chất lượng mà xuất khẩu sang cho đối tác.
Xuất khẩu thô vẫn là chủ yếu: Những mặt hàng nông sản công ty xuất khẩu cũng như hầu hết mặt hàng nông sản khác của Việt Nam chủ yếu dưới dạng thô và sơ chế, do đó giá trị gia tăng thấp, thiếu tính cạnh tranh. Chính vì chất lượng hàng hoá không cao nên giấ bán thấp, vì thế tuy sản lượng xuất khẩu hàng hoá qua các năm tuy tăng về số lượng nhưng giá trị gia tăng lại không lớn.
Kim ngạch không ổn định: Cà phê là mặt hàng chủ lực của công ty trong xuất khẩu nhưng do vẫn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, cung-cầu thị trường và giá cả không ổn định nên giá trị xuất khẩu của công ty không ổn định.
Trình độ cán bộ của công ty: Do tuổi đời của cán bộ khá cao nên hạn chế về khả năng tin học và ngoại ngữ, đây thực sự là một bất lợi đối với công ty trong giao dịch đàm phán với các đối tác nước ngoài.
Công ty chưa có hệ thống phân phối riêng của mình ở nước ngoài cho nên hoạt động kinh doanh còn thiếu tính chủ động, phụ thuộc nhiều vào kết quả kinh doanh của phía đối tác, hơn nữa công ty chưa xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh nên khả năng khách hàng tự tìm đến công ty còn rất hạn chế.
Khó khăn trong vận chuyển: Hiện nay công ty xuất khẩu cà phê chủ yếu vẫn vận chuyển bàng đường biển. Cà phê được đóng trong các container và được bốc lên tàu . Do đặc tính của cà phê là sản phẩm yêu cầu được bảo quản cẩn thận, tránh nước biển, ánh sáng quá nhiều và điều kiện thời tiết khó khăn. Vì vậy mà trong quá trình vận chuyển cà phê có thể bị ẩm mốc, bị hỏng làm giảm chất lượng hàng hoá . Điều này có thể khiến người nhập khẩu từ chối nhận hàng và hàng có thể bị trả lại. Đây là rủi ro rất lớn đối với công ty và có thể làm giảm uy tín của công ty với bạn hàng.
2.3. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mà công ty đã thực hiện
2.3.1. Thực hiện tốt nghiệp vụ xuất khẩu cà phê
Nghiệp vụ xuất khẩu cà phê của công ty được chia làm ba giai đoạn như sau:
2.3.1.1. Chuẩn bị giao dịch
Chuẩn bị giao dịch là bước cơ sở nhưng cũng là bước quan trọng quyết định đến sự thành công của hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Gồm 3 bước:
Bước 1: nghiên cứu mặt hàng cà phê xuất khẩu.
Tiêu chuẩn mặt hàng cà phê xuất khẩu của công ty dựa trên tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu mặt hàng cà phê xuất khẩu không phải thực hiện một cách cụ thể. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là nắm bắt được các tiêu chuẩn cà phê mà công ty có thể mua để có thể so sánh các tiêu chuẩn cà phê mà khách hàng nước ngoài yêu cầu.
Bước 2: nghiên cứu thị trường xuất khẩu cà phê.
Nghiên cứu thị trường có hai nhiệm vụ chính, đó là nghiên cứu thị trường nội địa và nghiên cứu thị trường quốc tế. Nghiên cứu thị trường nội địa chính là việc công ty tìm kiếm nguồn cung ứng cà phê phù hợp sao cho chi phí thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng. Công ty sẽ xem xét các yếu tố sau để quyết định chọn nhà cung ứng cà phê phù hợp:
+ Chất lượng cà phê của nhà cung ứng.
+ Khung giá, giá thấp nhất mà nhà cung ứng đưa ra.
+ Điều kiện giao dịch mà nhà cung ứng đề nghị.
+ Khoảng cách từ nhà cung ứng đến cảng.
Song song với việc nghiên cứu kỹ lượng thị trường nội địa, công ty thường xuyên theo dõi về tình hình thị trường xuất khẩu cà phê quốc tế. Thường xuyên theo dõi sự biến động về giá cà phê xuất khẩu của thị trường thế giới. Thông tin về thị trường quốc tế thường phức tạp, đòi hỏi công ty phải nghiên cứu kỹ, trong quá trình thu thập phải hết sức cẩn thận.
Bước 3: lập phương án kinh doanh.
Sau khi đã lựa chọn được thị trường xuất khẩu cà phê, công ty sẽ tiến hành lập phương án kinh doanh nhằm tính hiệu quả lợi nhuận, từ đó làm căn cứ để đi đến đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu.
2.3.1.2. Hoạt động giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu cà phê
Bước 1: giao dịch đàm phán. Việc giao dịch đàm phán trực tiếp rất ít có ở công ty, chỉ khi có các thương nhân nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam và khi thật sự cần thiết thì công ty mới yêu cầu cuộc gặp mặt để đàm phán.
Bước 2: ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Hợp đồng xuất khẩu cà phê của công ty phải được làm bằng văn bản có thể do công ty lập hoặc bạn hàng lập. Nếu công ty lập thì bạn hàng sẽ tiến hành kiểm tra nội dung của hợp đồng nếu phù hợp thì họ mới tiến hành ký kết, nếu không họ sẽ gửi trả lại hoặc yêu cầu sửa đổi. Tương tự nếu hợp đồng do bạn hàng lập thì phòng cán bộ xuất khẩu sẽ kiểm tra kỹ lưỡng. Nếu có sai sót thì yêu cầu sửa đổi và chỉ ký kết khi các điều khoản đã phù hợp với những thoả thuận.
Nhìn chung một hợp đồng xuất khẩu cà phê của công ty thường có những nội dung sau:
Phẩm cấp cà phê: thường quy định về loaị cà phê, độ sàng, độ ẩm tối đa, tỷ lệ hạt đen và vỡ tối đa, tỷ lệ tạp chất tối đa.
Giá cả: do sự thoả thuận thường dựa vào giá cà phê trên thị trường London để xác định, có quy định một mức trừ lùi về giá tuỳ thuộc vào phẩm chất cà phê, đồng thời cũng thường quy định về việc “fix” giá, tức là việc thay đổi giá tuỳ theo sự biến động của giá thị trường cơ sở, thường là thị trường London.
Thời gian giao hàng: Thường là nửa đầu hoặc nửa cuối của một tháng cụ thể, tuỳ vào điều kiện cụ thể.
Đóng gói bao bì: Trong những năm qua cà phê xuất khẩu của công ty thường đóng trong bao đay 100%. Đây là loại bao bì có khả năng giữ độ ẩm tốt, thích hợp với việc vận chuyển đường xa, đồng thời giá tương đối rẻ và ổn định.
Thanh toán: Công ty có thể thanh toán băng các hình thức như chuyển khoản hay tiền mặt tuỳ thuộc vào khả năng của công ty và theo ý muốn của khách hàng, tuy nhiên thường là trả trước bằng điện chuyển tiền (TTR) một phần giá trị của hợp đồng, phần còn lại được thanh toán sau khi giao chứng từ.
Giám định: Hợp đồng của cônmg ty thường quy định việc giám định chất lượng cà phê sẽ do một công ty giám định thực hiện và có giá trị cuối cùng, chứng thư giám định chất lượng và số lượng của công ty giám định này thường được quy định là một phần của chứng từ thanh toán. Thường thi công ty giám đinh mà hai bên chọn là Cafecontrol, hoặc công ty SGS.
Điều kiện giao hàng: Thường là FOB cảng Sài Gòn hoặc Đà Nẵng, Incoterm 2000.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Thương vụ kinh doanh được xem là có kết quả khi đã thực hiện xong thủ tục thanh toán và nhận tiền hàng. Tuy vậy, nếu có khiếu nại của đối tác, công ty sẽ tiến hành kiểm định cũng như đánh giá mức độ thiệt hại của vụ việc để tù đó có thể giải quyết một cách hợp tình hợp lý.
2.3.1.3. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê của công ty
Sau khi ký kết hợp đồng công ty sẽ tiến hành thực hiện hợp đồng. Trình tự thực hiện hợp đồng được tiến hành qua các bước:
Thu mua cà phê xuất khẩu: Công ty thường tiến hành thu mua ở nhiều nơi, nhiều đại lý, nhiều nhà cung cấp khác nhau. Việc mua bán này thông qua hợp đồng kinh tế được ký kết giữa công ty và chủ hàng. Đây là loại hợp đồng mua bán cà phê xuất khẩu. Hợp đồng này sẽ dựa vào hợp đồng xuất khẩu cà phê mà công ty ký với đối tác nước ngoài. Việc đóng gói hàng hoá, ký mã hiệu sẽ do các nhà cung cấp thực hiện theo yêu cầu của công ty.
Khi nhà cung cấp trong nước thu gom đủ hàng, công ty sẽ cùng với công ty giám định, cơ quan kiểm dịch tiến hành việc giám định hàng hoá để phát hành giấy chứng nhận phẩm chất, số lượng và chứng nhận kiểm dịch là một bộ phận của bộ chứng từ thanh toán.
Tiếp đó công ty sẽ tiến hành làm thủ tục Hải quan cho lô hàng cà phê xuất khẩu, sau khi hoàn tất thủ tục sẽ tiến hành giao hàng theo thời gian quy định của hợp đồng, lập bộ chứng từ thanh toán để hoàn tất thủ tục thanh toán.
Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại đã được quy định rõ trong hợp đồng xuất khẩu. Trong điều khoản của bất cứ hợp đồng xuất khẩu nào cũng có quy định: nếu việc thương lượng không có kết quả thì tranh chấp phải được trình lên trọng tài hay toà án của một trong hai bên hoặc một nước khác do hai bên thoả thuận để giải quyết, bên thua sẽ chịu hoàn toàn các chi phí. Thực tế việc giải quyết nhờ đến trọng tài hay toà án chưa từng xảy ra đối với công ty.
2.3.2. Hoạt động thu mua cà phê của công ty
Hoạt động sản xuất cà phê ở nước ta chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên vùng thu mua cà phê của công ty chủ yếu chỉ tập trung ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Có thể kể ra một số tỉnh thành là nơi cung cấp chính nguồn cà phê cho công ty như Đồng Nai, Đắc Lắc, nguyên nhân là do kỹ thuật thu hoạch, sơ chế ở những vùng này tương đối tốt, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu cà phê ở đây cũng tốt hơn so với một số vùng khác. Ngoài ra những vùng này cũng là nơi có sản lượng cà phê hàng năm cao nhất trong cả nước với chất lượng cà phê tương đối đảm bảo.
Công ty có hai chi nhánh lớn ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thông qua hai chi nhánh này công ty tiến hành thu mua. Trong công tác thu mua tạo nguồn hàng, phòng nghiệp vụ 5 và chi nhánh của công ty đặc biệt là chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh đã có sự phối hợp với nhau rất chặt chẽ. Hơn nữa cũng thông qua chi nhánh này, công ty đã thiết lập được nhiều mối quan hệ đáng tin cậy với các nhà cung ứng ở các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ. Đây chính là những cơ sở đảm bảo cho công ty có thể thực hiện các hợp đồng xuất khẩu cà phê với khách hàng nước ngoài. Cà phê từ nhiều nguồn khác nhau như doanh nghiệp tư nhân, đại lý, các nhà máy và cơ sở chế biến cà phê. Tuy nhiên trong đó chủ yếu vẫn là thu mua qua các doanh nghiệp tư nhân, có thể kể tới một số doanh nghiệp tư nhân chuyên cung cấp cà phê cho công ty như công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Nguyệt ở Đắc Lắc, doanh nghiệp tư nhân Trung Thành, doanh nghiệp tư nhân Phát Đại ở Đồng Nai. Với cách thu mua này, công ty có thể mua cà phê một cách nhanh chóng. Nếu công ty chủ động được nguồn hàng cũng như đảm bảo được đúng thời hạn giao hàng thì công ty có thể nắm bắt được thời cơ kinh doanh, tránh được các rủi ro, nâng cao được uy tín trên thị trường và đó chính là cơ sở để tăng lợi nhuận và mở rộng phạm vi hoạt động của công ty.
Tuy nhiên có thể thấy là các nhà cung cấp của công ty đều là tư nhân. Do có vốn hoạt động sản xuất kinh doanh không lớn nên họ thường không muốn đầu tư mua sắm các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất cà phê. Do vậy chất lượng cà phê do các nhà cung ứng này cung cấp nhiều khi không được đảm bảo và vì vậy đã gián tiếp làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty đối với khách hàng ở nước ngoài.
Thông thường thì công ty chỉ tiến hành công tác thu mua khi đã ký được hợp đồng xuất khẩu cà phê với các thương nhân. Đồng thời yêu cầu về chất lượng cà phê đối với nhà cung ứng phải cao hơn để đảm bảođáp ứng được yêu cầu về chất lượng của khách hàng nước ngoài. Phương thức thanh toán mà công ty thường tiến hành trong hoạt động thu mua thường là ứng trước một khoản phần trăm theo giá trị hợp đồng bằng tiền mặt, séc hoặc chuyển khoản, phần còn lại sẽ được thanh toán sau khi công ty nhận đủ hàng.
Công ty đã đầu tư xây dựng kho bãi để bảo quản hàng hoá. Xây dựng và đưa vào sử dụng 20.000m2 kho và 1500 m2 nhà xưởng để đầu tư sản xuất hàng may mặc tại Đoan Xá - Hải Phòng, cải tạo kho Tương Mai thành kho mới khang trang bảo quản hàng hoá giá trị cao.
2.3.3. Chỉ áp dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp
Hình thức duy nhất của công ty là hình thức xuất khẩu trực tiếp. Tất cả các hoạt động từ xác định thị trường tiềm năng, tìm kiếm bạn hàng cho đến tổ chức vận chuyển hàng hoá, bảo hiểm, cung cấp tài chính, cung cấp các chứng từ làm thủ tục hải quanđều do công ty đảm nhận.
Bạn hàng của công ty thường là những công ty và các thương nhân nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu cà phê. Sau khi nhập khẩu cà phê của công ty, các công ty thương nhân này tiến hành bán lại trên thị trường trong nước của họ. Ở những thị trường này, công ty không có hệ thống phân phối cà phê của riêng mình và vì vậy xét dưới góc độ này vai trò thực chất của công ty chính là một nhà cung ứng.
Ưu điểm: Trước hết là công ty không mất một khoản chi chí lớn cho việc thiết lập, xây dựng các cơ sở đại lý nhằm phân phối và bán mặt hàng cà phê trực tiếp tới tay người tiêu dùng, chi phí cho hoạt động dự trữ, bảo quản, chi phí cho hoạt động quản lý bán hàng, các dịch vụ đi kèm sau bán hàng, khấu hao tài sản
Công ty cũng sẽ tránh được những rủi ro do môi trường kinh doanh ở các thị trường nước ngaòi gây ra như sự thay đổi về các chính sách, sự bất ổn về kinh tế cũng như chính trị của nước sở tại. Ngoài ra công ty sẽ có khả năng thu hồi vốn nhanh hơn và do đó đẩy nhanh vòng quay của vốn.
Nhược điểm: Tuy nhiên nhược điểm của hình thức này là lợi nhuận thu được thwongf không cao. Công ty gặp khó khăn trong việc nắm bắt những phản ứng của thị trường để tìm cơ hội kinh doanh mới, trong việc tìm hiểu những đối thủ cạnh tranh. Một nhược điểm nữa là do không có thương hiệu của riêng mình nên hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kinh doanh của các bạn hàng. Sau khi mua cà phê của công ty, các đối tác của công ty sẽ thực hiện phân phối và bán cà phê trong nước của họ. Trong trường hợp hoạt động kinh doanh bán cà phê trong nước của đối tác này thuận lợi có thể họ sẽ tiếp tục đặt mua cà phê của công ty. Trường hợp ngược lại, công ty sẽ không có đơn đặt hàng từ phái đối tác. Tuy nhiên trong trường hợp công ty có hệ thống phân phối cà phê của riêng mình ở thị trường nước ngoài thì công ty sẽ chủ động trong hoạt động xuất khẩu cà phê.
2.3.4. Duy trì và nâng cao uy tín trên thị trường truyền thống
Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều phải đối mặt với nhiều khó khăn, giá cà phê biến động liên tục. Mặc dù trong bối cảnh như vậy nhưng hoạt động kinh doanh cà phê của công ty vẫn được duy trì và phát triển.
Thị trường xuất khẩu cà phê của công ty trong những năm gần đây không được mở rộng, nhưng có thể thấy là công ty đã hình thành được một số bạn hàng ổn định, duy trì được khối lượng cà phê nhập khẩu của công ty, tuy chưa thể coi là nước nhập khẩu lâu năm nhưng việc duy trì quan hệ mua bán ổn định với các công ty của những nước này giúp công ty có một nền tảng vững chắc để phát triển mặt hàng cà phê. Có thể kể một số thị trường nhập khẩu cà phê với số lượng ổn định như Thuỵ Sỹ, AnhNgoài ra, trong nước công ty cũng tích cực tham gia các hoạt động đấu thầu giành quyền sản xuất cà phê sang Cuba trong chương trình trả nợ của Chính phủ Việt Nam đối với nước này. Hiện tại công ty cũng đang nỗ lực để có thể nhanh chóng xuất khẩu cà phê sang thị trường Châu Phi. Công ty nhận định rằng thị trường Châu Phi là một thị trường tiềm năng.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I
3.1. Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu cà phê của công ty trong thời gian tới
Dựa trên việc phân tích những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu cà phê của công ty trong thời gian qua đồng thời qua việc dự báo về những thuận lợi cũng như khó khăn sẽ gặp phải, công ty cổ phần xuất nhâpk khẩu tổng hợp I đưa ra các phương hướng xuất khẩu cà phê trong thời gian tới như sau:
Tiếp tục xem mặt hàng cà phê là một trong những mặt hàng chủ lực cần phải được phát triển mạnh hơn nữa.
Tăng cường khai thác mặt hàng cà phê tại những vùng tập trung canh tác cà phê trên toàn quốc, chủ yếu là miền Nam thông qua các chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
Đẩy mạnh việc tạo lập các mối quan hệ kinh doanh với các thương nhân nước ngoài nhằm mở rộng thị trường đồng thời tiếp tục duy trì mối quan hệ làm ăn tốt với bạn hàng cũ ở các thị trường quen thuộc. Trong thời gian tới công ty có ý định sẽ xuất khẩu cà phê sang thị trường các nước Đông Âu và Châu Phi.
Đồng thời công ty cũng phấn đấu nâng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cà phê từ 28% lên 35% vào năm 2010. Công ty đã đề ra mục tiêu phấn đấu cụ thể đối với kim ngạch xuất khẩu cà phê đến năm 2010 như sau:
Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu cà phê dự tính
Năm
2008
2009
2010
Kim ngạch (USD)
33.000.000
34.000.000
36.000.000
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của công ty năm 2007.
Đối với những phương hướng và mục tiêu đề ra, công ty cần có một số giải pháp thích hợp để thực hiện được những mục tiêu này.
3.2. Một số giải pháp đối với công ty
3.2.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
Để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê một trong những giải pháp cần thiết đối với công ty đó là đẩy mạnh công tác nghiên cứu. Mục đích của công tác này là nhằm cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết, chính xác, kịp thời liên quan đến thị trường cho các nhà quản lý, đồng thời dự báo chính xác về sự thay đổi, xu hướng vận động của các yếu tố của thị trường. Qua đó, các nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra các quyết định đúng đắn, giúp công ty nắm bắt được các cơ hội và tránh được hoặc giảm bớt các rủi ro trong kinh doanh.
Công tác nghiên cứu thị trường có thể chia thành hai công tác là nghiên cứu thị trường nội địa và nghiên cứư thị trường xuất khẩu. Đối với thị rường nội địa thì công ty cần phải đẩy mạnh hoạt động thu nhập, nghiên cứu những thông tin liên quan đến tình hình sản xuất, sản lượng thu hoạch, chất lượng giá cả cà phê trong nước. Đồng thời còn phải nghiên cứu, tìm hiểu chiến lược, tình hình thu mua dự trữ, lượng tồn kho cà phê của các doanh nghiệp chuyên doanh xuất khẩu trong nước. Đây là hoạt động mà công ty cần đẩy mạnh hơn nữa để có thể đảm bảo nguồn cung cấp hàng ổn định với giá cả hợp lý.
Đối với thị trường xuất khẩu, công ty cần đẩy mạnh hoạt động thu thập thông tin liên quan đến tình hình sản xuất, sản lượng thu hoạch, chất lượng, giá cả cà phê của nước có nhu cầu nhập khẩu cà phê. Hơn nữa. công ty còn phải tiến hành hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng cuối cùng về chất lượng, quy cách, mẫu mã, nghiên cứu tìm hiểu về chính sách giá cả, chất lượng cà phê, hệ thống kênh phân phối, chính sách xúc tiến thương mại của đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Ở đây công ty không chỉ nghiên cứu thị rường truyền thống mà còn phải đẩy mạnh nghiên cứu thị trường tiềm năng lớn như thị trường Châu Phi.
3.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bằng việc tăng cường khâu chế biến
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, cần rất nhiều điều kiện về vốn, kỹ thuật công nghệLà công ty có số vốn lớn, hoạt động mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, công ty rất cần chú trọng dầu tư cho công nghệ chế biến.
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, tuy đã có cà phê chế biến xuất khẩu nhưng chủ yếu vẫn là xuất khẩu hàng thô mà giá trị của mặt hàng thô là rất thấp. Vì vậy, công ty cần phải có một hướng đi mới đó là xây dựng và liên kết với các cơ sở chế biến tại địa phương, đầu tư các dây chuyền công nghệ bước đầu phục vụ cho việc sơ chế bảo quản chất lượng hàng hoá được dài hơn để tiến hành tinh chế sản phẩm và xuất khẩu những mặt hàng có hàm lượng chế biến cao.
Ngay trong mặt hàng cà phê công ty cũng cần đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
3.2.3. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại
Thông qua tình hình xuất khẩu cà phê của công ty có thể thấy là hiện tại thị trường nhập khẩu chính của công ty chỉ mới là một số nước Châu Âu như Thuỵ Sỹ, Anh, ngoài ra còn có thêm một số nước như Mỹ, Singapore. Nguyên nhân một phần của tình trạng này là do hoạt động xúc tiến thương mại của công ty còn chưa hiệu quả. Vì vậy để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty trong thời gian tới công ty cần phải tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tiếp tục duy trì mối quan hệ với các bạn hàng cũ cũng như phát triển các mối quan hệ với các bạn hàng mới ở cả thị trường cũ và thị trường mới.
Để xúc tiến công ty có thể sử dụng một số hình thức sau:
Quảng cáo: Các hình thức quảng cáo có thể là thông qua truyền hình, truyền thanh, báo chí, qua mạng Internet, quảng cáo ngoài trời. Tuy nhiên đối với công ty thì chỉ nên áp dụng quảng cáo trên mạng Internet và trên các báo chí ở nước ngoài vì các khách hàng của công ty là những công ty ở nước ngoài (công ty không bán hàng cho khách hàng cuối cùng) nên những hình thức này là hợp lý. Hiện nay công ty cũng đã thực hiện quảng cáo trên Internet thông qua trang Web của công ty, tuy nhiên trang Web này cần có thêm nhiều thông tin và nhiều mục nữa để đạt được hiệu quả cao trong việc quảng cáo.
Hội chợ và triển lãm quốc tế: Công ty cần tích cực tham gia vào các hội chợ và triển lãm quốc tế. Đây là cơ hội tốt để công ty trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình cho khách hàng, qua đó tìm kiếm bạn hàng và ký kết hợp đồng xuất khẩu, Việc xác định các hội chợ và triển lãm quốc tế trong năm công ty có thể thông qua phòng thương mại công nghiệp Việt Nam, các cơ quan của Bộ thương mại, các tham tán thương mại của Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài ra, công ty còn một hình thức quảng cáo nữa là phát tờ rơi bằng tiếng Anh giới thiệu về công ty và chào hàng, tuy nhiên nội dung vẫn còn sơ sài và đơn điệu, chưa có tính hấp dẫn cao. Trong thời gian tới công ty cần có sự bổ sung thích hợp để tăng tính hấp dẫn, tính thuyết phục cho tờ rơi này. Nếu có thể công ty nên in cả bằng tiếng bản địa để khách hàng thuận lợi hơn trong việc tiếp xúc với quảng cáo của công ty.
3.2.4. Công tác thu mua tạo nguồn hàng
Trong thời gian qua, hoạt động thu mua tạo nguồn hàng của công ty vẫn có nhiều thiếu xót. Vì thế để thực hiện tốt công tác này công ty nên tiến hành một số hoạt động sau:
Mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ thu mua hàng cho cán bộ thu mua cà phê của công ty.
Thường xuyên thu thập các thông tin liên quan đến tình hình sản xuất, sản lượng, chất lượng giá cả của cà phê trong từng khu vực thông qua báo chí, các phương tiện thông tin đại chúnghoặc cử cán bộ trực tiếp đến từng khu vực để tìm hiểu. Từ đó đưa ra quyết định lựa chọn vùng, nhà cung ứng sẽ cung cấp cà phê cho công ty. Công việc này cần phải được hết sức chú trọng và phải được thực hiện liên tục
Không chỉ thu mua cà phê thông qua các nhà cung ứng mà có thể kết hợp thu mua cà phê trực tiếp từ nông dân sau đó thuê gia công thực hiện các công đoạn sơ chế.
Ngoài ra, công ty cần có danh mục các nhà cung cấp, thường xuyên trao đổi thông tin nhằm nắm bắt được khả năng cung cấp hàng hoá của họ. Đặc biệt mặt hàng cà phê là mặt hàng mang tính thời vụ nên công ty cần có sự chuẩn bị cho thương vụ sắp tới thông qua sự chuẩn bị hàng và dự trữ hàng. Nhưng mặt hàng này chịu tác động rất lớn của điều kiện thời tiết, nên một vấn đề quan trọng khác là cần phải củng cố và hoàn thiện khâu dự trữ bảo quản hàng hoá. Công ty đã có hệ thống kho bãi khá lớn, quy mô rộng nhưng điều kiện bảo quản còn khá thô sơ, thiếu máy móc thiết bị, một số kho vẫn chưa đạt tiêu chuẩn. Công ty cần phải tu sửa lại hệ thống kho bãi nhằm tăng điều kiện bảo quản chất lượng hàng, đầu tư công nghệ máy móc như máy nâng hàng để tránh va đập, máy hút ẩm, máy sấy để có thể giữ được chất lượng của hàng hoá
3.2.5. Hoàn thiện hệ thống tổ chức và nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác xuất khẩu cà phê
Công ty nên cho các phòng nghiệp vụ chỉ được thực hiện hoạt động kinh daonh xuất khẩu nhất định không nên ôm đồm gây ra tình trạng chồng chéo. Ngoài ra, các phòng nên chia các cán bộ công nhân viên trong phòng mình thành từng nhóm dựa theo năng lực, thế mạnh của từng người, mỗi nhóm chỉ chuyên phụ trách một mặt hàng nhất định, như vậy thì công ty mới có thể khai thác và phát huy được tối đa năng lực, sở trường của mỗi cán bộ công nhân viên của mình đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho mỗi cán bộ công nhân viên.
Nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu cà phê. Con người là yếu tố quyết định hàng đầu đến sự thành bại của công ty trong hoạt động xuất khẩu của mình. Công ty cần phải mở các lớp tập huấn thường xuyên nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất khẩu cà phê cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của mình, tạo cho họ khả năng linh hoạt trước sự biến động của thị trường. Bên cạnh đó, công ty cũng cần phải có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, sử dụng công nghệ hiện đại và các nghệ thuật giao dịch đàm phán với khách hàng nhằm xây dựng các hợp đồng có lợi nhất cho công ty. Ngoài ra, công ty cần phải tạo một mối quan hệ mật thiết với nhân viên, tạo cho họ môt trường làm việc thoải mái nhất để tạo động lực cho nhân viên nỗ lực hết mình đóng góp vào lợi ích chung của công ty.
Gửi cán bộ đi nghiên cứu và học tập tại các lớp tập huấn về nghiệp vụ do cơ quan của Bộ, cơ quan khác tổ chức. Nếu có điều kiện công ty nên gửi cán bộ đi nghiên cứu và học tập nước ngoài vừa nâng cao trình độ nghiệp vụ vừa xúc tiến tìm hiểu thực tế thị trường.
Nhìn chung công ty có nhiều cán bộ, công nhân viên có năng lực, nhờ đó công ty đã đạt được nhiều thành quả trong những năm qua. Tuy nhiên trước nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi công ty phải đáp ứng những yêu cầu mới như vấn đề quản lý, lĩnh vực kinh doanh đặt ra vấn đề là xây dựng được một đội ngũ cán bộ Marketing có trình độ chuyên môn cao và thành thạo tin học, ngoại ngữ. Đây là một đòi hỏi cấp bách.
Để đảm bảo một chiến lược phát triển thị trường đúng đắn và toàn diện, công ty nên xây dựng cho mình một phòng Marketing bao gồm những cán bộ có chuyên môn cao trong lĩnh vực này thông qua công tác tuyển dụng và đào tạo. Phòng Marketing phải thực hiện những nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trong các phân đoạn thị trường đã được xác định.
+ Tạo ra các nỗ lực Marketing thành công cho từng phân đoạn thị trường.
+ Thường xuyên đo lường mức uy tín của công ty và sự thoả mãn của khách hàng.
+ Thu thập và đánh giá các ý tưởng về các sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm và dịch vụ để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
+ Tác động đến mọi bộ phận và nhân viên công ty để họ có cách suy nghĩ và hành động theo quan điểm đặt khách hàng làm trung tâm.
3.2.6. Hoàn thiện và phát triển các kênh phân phối, không qua nhiều khâu trung gian
Kênh phân phối của công ty hiện nay vẫn phải qua khá nhiều khâu trung gian khiến gia tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận của công ty. Hiện tại công ty sử dụng kênh phân phối:
Người tiêu dùng nước ngoài
Công ty nhập khẩu nước ngoài
Công ty CP XNK tổng hợp I
Nhà cung cấp
Theo kênh này, công ty đóng vai trò là khâu trung gian giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu hàng hoá, điều này khiến công ty thụ động trong cả hai khâu là nguồn hàng và cầu thị trường. Chính vì thế, công ty đang dần từng bước chuyển sang mô hình:
Nhà thu mua
Nhà máy chế biến
Chi nhánh công ty CP XNK tổng hợp I
Người tiêu dùng
Người bán buôn
Đại lý của công ty tại nước nhập khẩu
Để hoàn thiện kênh phân phối trên, công ty cần thiết lập các mối quan hệ bền vững trong kênh phân phối, ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp trong nước. Nhằm đảm bảo nguồn cung cấp hàng hoá công ty cần mở rộng phạm vi hoạt động của kênh, tìm kiếm thêm nhiều đối tác mới, hợp tác chặt chẽ với các nhà chế biến. Với đối tác nước ngoài không chỉ mở rộng thị trường mà phải khai thác triệt để thế mạnh thị trường hiện có.
3.2.7. Đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu
Hiện nay, công ty mới chỉ áp dung hình thức xuất khẩu trực tiếp làm hạn chế kinh doanh và thu hẹp các mối quan hệ của công ty. Nhằm khắc phục điều này, công ty cần có thêm những hình thức xuất khẩu mới như là:
Thông tin nhanh chóng và chính xác, rút ngắn thời gian giao dịch, tiết kiệm chi phí. Gửi bán (dùng đại lý, kí gửi): Công ty xuất hàng giao hàng cho bên nhận đại lý ký gửi để bán, bên đại lý sẽ hưởng hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Sử dụng hình thức này sẽ mở rộng được thị trường, việc xuất khẩu sẽ thu được kết quả khả quan hơn.
Thương mại điện tử: Đây là hình thức kinh doanh còn mới mẻ đối với công ty, nhưng hình thức này có rất nhiều thuận lợi như sẽ cập nhật thông tin nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm được chi phí, rút ngắn thời gian giao dịch.
3.2.8. Ứng dụng cộng nghệ thông tin trong kinh doanh
Việc triển khai ứng dụng tin học trong lĩnh vực kinh doanh quản lý đã được triển khai trong vòng vài năm trở lại đây như xây dựng mạng LAN hay trang Web của công ty. Những ứng dụng này đã góp phần vào việc tiết kiệm chi phí giao dịch cũng như tạo ra sự phối hợp chặt chẽ, thuận tiện giữa các bộ phận trong công ty Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công ty vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.
Công ty cần xây dựng quan điểm rõ ràng về khai thác và sử dụng Internet như sử dụng mạng để nghiên cứu, cung cấp thông tin, cung cấp chương trình đào tạo, mua bán trực tuyến
Trang Web của công ty vẫn đơn giản, chưa gây được ấn tượng. Công ty nên xây dựng cho mình một trang Web ấn tượng, nổi bật, tạo được sự chú ý, dễ đọc và đầy đủ thông tin, thêm vào đó thể hiện chào hàng một cách khéo léo.
Quảng cáo hình ảnh của công ty trên những địa chỉ khác trên mạng, công ty cần xem xét loại trang Web nào hướng tới được khách hàng mục tiêu của mình để từ đó cân nhắc xem nên quảng cáo ở trang nào
3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước
3.3.1. Nhóm giải pháp mở rộng thị trường
Những năm tới chính phủ nên khuyến khích các doanh nghiệp chú trọng tăng nhanh sản lượng cà phê chất lượng cao nhằm mở rộng hơn nữa vào các thị trường các nước Bắc Mỹ và Tây Âu, thị trường khó tính nhưng hiệu quả xuất khẩu cao. Từ uy tín của cà phê chất lượng cao để chiếm lĩnh, chúng ta có thể mở rộng nhanh hơn thị trường tiêu thụ các loại cà phê thông thường.
Đồng thời để mở rộng hơn nữa thị trường xuát khẩu cà phê, Nhà nước xúc tiến để đẩy nhanh quá trình Việt Nam tham gia vào các thị trường kỳ hạn, là nơi giới thiệu tốt nhất các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam, đồng thời giúp các doanh nghiệp tìm kiếm được các thị trường có nhu cầu nhập khẩu cà phê.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần chú trọng hơn việc tranh thủ các cơ hội giao tiếp quốc tế với quy mô lớn như Hội Nghị Thượng đỉnh pháp ngữ, các hội thảo nhằm tuyên truyền giới thiệu cà phê xuất khẩu của Việt Nam, nhằm tìm kiếm nhiều hơn nữa những khách hàng mới.
Những năm tới, để tạo đà cho việc tăng cường mở rộng thị trường, chúng ta nên mở rộng thông tin qua việc đặt nhiều đại diện hơn ở nước ngoài, trước hết là những nước nhập khẩu cà phê như Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ. Một hướng nữa khá tích cực là tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cấp Nhà nước để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, tăng cường việc ký kết các hiệp định thương mại cấp Chính Phủ để mở rộng thị trường và xuất khẩu trực tiếp nhanh hơn nữa.
Sẽ là chưa đầy đủ nếu không nhấn mạnh việc tuyên truyền, khuyến khích gọi vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp trồng cà phê xuất khẩu mà bấy lâu nay chúng ta chưa quan tâm nhiều, kết quả còn quá ít so với tiềm năng của chính chúng ta. Đây cũng là hướng quan trọng để thâm nhập hơn nữa thị trường cà phê thế giới.
3.3.2. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng trong khâu trồng và thu hoạch
Chất lượng cà phê Việt Nam hiện không tốt, vẫn đang ở mức thấp so với chất lượng cà phê chung trên thế giới. Để cải thiện chất lượng cà phê trước tiên cần phải nâng cao chất lượng trong khâu trồng trọt và thu hoạch. Đây chính là một nguyên nhân lớn khiến cho chất lượng cà phê Việt Nam không cao.
Trước tiên trong khâu trồng trọt, hiện nay cà phê ở Việt Nam thường không được trồng theo đúng kỹ thuật, lạm dụng trong đầu tư thâm canh để tăng năng suất, bón nhiều phân vô cơ, tưới nước quá yêu cầu, sử dụng nhiều thuốc trừ sâu. Để có thể nâng cao được khâu trồng trọt cà phê, Nhà nước cần phải có những kế hoạch để giới thiệu, áp dụng những kỹ thuật sản xuất cà phê tiên tiến như nhân giống, cải tạo giống cà phê để phát triển vườn cây không bị sâu bệnh, có năng xuất cao, đồng thời áp dụng việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh, việc sử dụng phân vi lượng và phân bón lá theo những kỹ thuật tiến bộ. Điều này có thể được thực hiện qua những hội nghị, diễn đàn có sự tham gia của những chuyên gia về lĩnh vực trồng trọt cà phê và sau đó giao cho các cơ quan địa phương việc phổ biến, áp dụng các kỹ thuật trồng trọt mới tiên tiến.
Tuy nhiên nguyên nhân chính khiến cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng thấp là do thu hoạch cả quả xanh và quả chín, khiến cho chất lượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhà nước cần có biện pháp cấp thiết để thay đổi thói quen này. Trước hết cần có chính sách vĩ mô như điều chỉnh giá thu mua, kiên quyết không mua sản phẩm có chất lượng kém từ quả xanh hoặc chỉ mua với giá rất thấp. Đồng thời cùng với các địa phương tập trung vào việc cải tiến cách thu hái, chọn thu hái là khâu đột phá, có ý nghĩa quyết định trong nâng cao chất lượng cà phê vụ này và những vụ sau, theo đó ngoài việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, sẽ hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm trong thu hái cà phê chín tại một số địa phương.
Hiện nay, Việt Nam đã có tiêu chuẩn chất lượng cà phê mới TCVN 4193:2005 được tổ chức cà phê thế giới công nhận nhưng vẫn chưa được áp dụng mà cả người mua và người bán vẫn sử dụng tiêu chuẩn cũ TCVN 1493-93 đã không còn phù hợp. Vì vậy, Nhà nước cần phải tăng cường áp dụng những biện pháp kiểm tra, theo dõi chất lượng các lô cà phê xuất khẩu, nếu không đạt tiêu chuẩn TCVN 1493:2005, các lô hàng này sẽ không được ra khỏi biên giới. Tuy nhiên việc áp dụng tiêu chuẩn mới sẽ khiến cho nhiều người nông dân bị thiệt thòi bởi sẽ có một số lượng lớn cà phê bị trả lại. Để nông dân ủng hộ thì cần phải có một lộ trình và phải cho họ thấy được lợi ích lâu dài, như vậy mới có thể khiến tiêu chuẩn mới được áp dụng rộng rãi, góp phần cải thiện chất lượng cà phê Việt Nam.
Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý, đó là giảm diện tích cà phê, chỉ giữ lại quy mô diện tích hợp lý dựa theo những công trình điều tra, nghiên cứu, quy hoạch về đất đai, khí hậu nguồn nước, chuyển đổi những diện tích cà phê không thích hợp sang những cây trồng khác phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế lẫn môi trường, xã hội, đồng thời tổng kết các mô hình chuyển đổi, hoặc trồng xen kẽ các loại cây ăn quả trong vườn cà phê để nhân rộng mô hình. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp phá rừng trồng cà phê không theo quy hoạch.
3.3.3. Nhóm giải pháp chính sách vĩ mô đối với người nông dân
Trong thực tế, việc sản xuất cà phê phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, trong khi môi trường sinh thái thì lại biến động thất thường và có thể làm cho mùa màng thất bát. Chính vì vây, một số nông dân bị rơi vào tình trạng đói ăn hoặc đói vốn để đầu tư vào sản xuất. Ngoài ra, đa số nông dân đều trồng cà phê theo kinh nghiệm mà ít có những căn cứ mang tính khoa học khiến năng suất cà phê thấp. Vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân, Nhà nước nên có một số chính sách hỗ trợ cho người nông dân.
Trước hết, Nhà nước cần có chính sách tín dụng vốn sản xuất ưu đãi, thực hiện việc cho vay vốn ưu đãi mà không cần thế chấp thông qua các hội như Hội nông dân, Hội phụ nữ. Ngoài ra cần mở rộng mạng lưới quỹ tín dụng nhân dân trên toàn địa bàn nông thôn nhằm tăng khả năng cung ứng vốn nhanh chóng cho người nông dân, đồng thời bám sát được nhu cầu vay vốn cũng như khả năng hoàn trả vốn của người nông dân. Nhà nước cũng có thể tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cấp vốn vay cho người nông dân thông qua hình thức tạm ứng trước sau rồi thu vốn vay bằng cà phê do chính người nông dân vay vốn sản xuất ra.
Đồng thời, Nhà nước cần đẩy mạnh chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tới tay người nông dân, thực hiện tốt công tác dự báo tình hình thời tiết để kịp thời thông báo cho người dân và chỉ đạo những biện pháp đối phó thích hợp với những biến động của thời tiết, tăng cường công tác an ninh tại những nơi tập trung trồng cà phê, tránh xảy ra tình trạng “cà phê tặc”, tạo cho người nông dân những điều kiện tốt nhất để tập trung vào hoạt động sản xuất
KẾT LUẬN
Ngày nay hội nhập kinh tế quốc tế là một điều tất yếu, Việt Nam cũng đang không ngừng hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, hiện tại Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Trong tiến trình phát triển đó, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò to lớn, làm cân đối, duy trì và tái mở rộng sản xuất trong nước, không ngừng nâng cao trình độ phát triển kinh tế quốc gia.
Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta là cà phê. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I là một trong những con chim đầu đàn về xuất khẩu mặt hàng này, có kim ngạch xuất khẩu cà phê khá lớn, hàng năm đã đóng góp một lượng ngoại tệ không nhỏ cho ngân sách Nhà nước. Qua kết quả kinh doanh thực tế cho thấy công ty dã có hướng đi đúng đắn cho xuất khẩu, và sự nỗ lực, đoàn kết nhất trí của cán bộ công nhân viên của công ty.
Gần đây thị trường cà phê có nhiều biến động cả về giá cả và nguồn cung. Điều này đã đặt ra rất nhiều khó khăn cho việc xuất khẩu mặt hàng này. Trước những biến động không ngừng của thị trường, công ty đã chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty luôn đẩy mạnh thu thập và xử lý thông tin qua việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
Trong quá trình thực tập tại quý công ty, em đã rút ra được rất nhiều bài học thực tế về nghiệp vụ xuất khẩu.Với đề tài này em mong có thể góp một phần rất nhỏ vào việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu cà phê của công ty. Tuy nhiên kiến thức và kinh nghiệm thực tế của em còn hạn chế, vì vậy, em rất mong thầy chỉ bảo thêm. Em xin chân thành cảm ơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo thực tập tổng hợp của sinh viên Đỗ Đức Thận - lớp CD8C - Trường Đại học Thương Mại
Bộ Ngoại giao, Sổ tay kiến thức đối ngoại, NXB Thanh niên, 2002..
Các báo cáo của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp I:
* Báo cáo 20 năm phát triển (1981 – 2001)
* Báo cáo xuất khẩu 12 tháng các năm 2002 – 2007
* Báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ các năm 2002 – 2007
* Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Công ty
Các thống kê hải quan tình hình xuất khẩu của cả nước năm 2004-2007 trên trang web http:// www.customs.gov.vn.
Giáo trình Marketing Quốc tế, PTS Nguyễn Cao Văn, Nhà Xuất Bản Thống Kê, Hà Nội.
Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, GS.TS Võ Thanh Thu, NXB Thống kê, 2005.
Những phương thức sáng tạo, chiến thắng và khống chế thị trường, Phillip Kotler, NXB thành phố HCM, 2005.
Giới thiệu doanh nghiệp
Công ty XNK Tổng hợp I - Bộ Thương mại
Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn - số các năm 2004-2007.
Trang web
.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7332.doc