Nền kinh tế số hoá đã mở ra nhiều cơ hội cho các nhà hoạt động kinh doanh mua bán hàng hoá. Đồng thời nó cũng yêu cầu các nhà kinh doanh cũng phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt thì mới chắc chắn thành công. Ví như hình thức mua bán qua mạng mà thiếu phương thức thanh toán điện tử thì chắc chắn hình thức mua bán trên không đạt hiệu quả tối đa. Thanh toán điện tử không chỉ phục vụ duy nhất hoạt động mua bán hàng hoá qua mạng mà nó còn được mở rộng sang rất nhiều hoạt động khác như áp dụng trong thanh toán chi phí du lịch, vui chơi giải trí.
24 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1873 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp để thúc đẩy thanh toán điện tử phát triển ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c khoản mua hàng ,trả tiền dịch vụ trong cơ chế thị trường ngày càng sôi động ,phát triển ở tất cả các nước.Đói với người sử dụng thẻ, những lợi ích từ việc sử dụng thẻ thanh toán nổi rõ hơn khi sử dụng tiền mặt hay các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác như vừ tiện lợi( gọn nhẹ, nhanh chóng), an toàn, tiết kiệm, vừ văn minh ,hiện đại nhưng vẫn không bị phân biệt giá so với khi trả bằng tiền mặt- pháp luật đã quy định cụ thể như vậy.Còn trong việc vận chuyển ,mang tiền đi, không cách nào tiện bằng cách gửi tiền vào một nơi( ví dụ ở Hà nội) rút tiền mặt ở nhiều nơi khác( ví dụ TP.Hồ Chí Minh...) thông qua hệ thống rút tiền tự động ,vừa an toàn, vừa đơn giản, chi phí lại thấp hơn nhiều lần so với việc phải mang theo tiền mật.Đối với các cơ sở bán hàng, cung ứng dịch vụ chấp nhận thẻ sẽ giúp tăng nhanh doanh số hơn, làm cho nơi bán hàng trở nên văn minh ,hiện đại hơn, thu hút khách hàng nhiều hơn.Còn đối với ngân hàng ( ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán) cững có những lợi ích lớn như: làm phong phú các hình thức thanh toán tăng hiệu quả nghiệp vụ thanh toán, mở rộng đối tượng thanh toán, tăng doanh số thanh toán và tăng lợi nhuận. Hiện nay thị trường Việt nam chỉ mới có tỉ lệ rất nhỏ sử dụng thẻ thanh toán.Nếu ngân hàng có thể phổ biến được đến khoảng 10% dân số cả nước thì doanh số sử dụng thẻ trong nuức sẻ lên tới con số hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm, gấp hàng trăm lần con số sử dụng thẻ hiện nay.Nếu được như vậy ,một khối lượng lớn tiền mặt lẽ ra phải được in ấn, lưu chuyển, bảo quản, kiểm đếm.. sẽ được giảm bớt đáng kể, góp phần tiết kiệm một khối lượng tiền mặt khổng lồ cho xã hội bởi việc tiét giảm các chi phí phát sinh khi sử dụng tiền mặt. Đó cững là một mục tiêu của chính sách tiền tệ của các nước khi lựa chọn loại công cụ để đạt các mục tiêu vĩ mô.
Ai được quyền sử dụng thẻ thanh toán? Nói chung, những người có thu nhập ổn định, đạo đứcc tốt, có lý lịch rõ ràng và chấp nhận những điều kiện rằng buộc của ngân hàng phát hành thẻ đều có thể được cấp thẻ thanh toán.Về điều kiện tài chính đối với ứng viên chủ thể, có nhiều loại thẻ, song chung quy có hai loại chủ yếu: thẻ có ký quỹ và thẻ không có ký quỹ.Theo quy chế phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng hiện hành do ngân hàng Nhà nước ban hành, chỉ cần người sử dụng thẻ đủ năng lực hành vi dân sự, có tài khoản mở tại ngân hàng phát hành thẻ và chấp nhận các điều kiện do ngân hàng phát hành thẻ quy định- đều có thể được cấp thẻ thanh toán để sử dụng cho nhu cầu thanh toán hàng hoá, dịch vụ hay rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động .
Những yêu cầu đối với ứng dụng công nghệ thẻ điện tử:
Mặc dù những khoản tiền mặt đựoc lưu trữ dưới dạng các bit thông tin có thể nạp vào “ thẻ thông minh” rất gọn nhẹ tiện dụng, dẽ dàng mang theo người và được sử dụng như tiền mặt mà không bị lộ diện nhưng không ai có thể đảm bảo chắc chắn về độ an toàn tuyệt đối trong thanh toán thẻ. Thực tế thẻ tín dụng cững chứa đựng những nguy cơ và rủi ro không nhỏ. Theo thống kê của các tổ chức thẻ quốc tế, mỗi năm các tổ chức này và các thành viên phải chi không dưới 1% doanh số cho rủi ro và phòng ngừa rủi ro .Các ngân hàng rất dễ phải chịu thanh toán, thậm chí nguy cơ phá sản nếu không lưu tâm đến vấn đè này. Rủi ro và nguy cơ rủi ro có thể xuất hiện ở nhiều khâu trong toàn bộ quá trình phát hành, sử dụng và thanh toân thẻ gây tổn thất cho chủ thẻ, cơ sở chấp nhận thẻ, ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán. Những rủi ro có thể phát sinh như đơn xin phát hành thẻ có các thông tin giả mạo; thẻ giả; thẻ bị mất cắp, thất lạc, chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng phát hành gửi; tài khoản của chủ thể bị lợi dụng; nhân viên cơ sở chấp nhận thẻ in nhiều hoá đơn thanh toán của một thẻ; tạo băng từ giả. Ngoài ra còn một số nguy cơ rủi ro khác có thể xuất hiện nếu các ngân hàng không chú trọng đúng mức đén việc quản lí hệ thống sử lí dữ liệu và quản trị hệ thống kỹ thuật. Vì vậy vấn đề đặt ra trước mắt cho chúng ta hiện nay là làm thế nào để các ứng dụng công nghệ thẻ tự động vừa đạt được tính hiệu quả về kinh tế, thẩm mĩ và an toàn đồng thời vẫn đảm bảo được tính hình thức đẹp, độ bền cao.Thẻ cần đựoc sử dụng ít nhất từ 5-10 năm chống được các tác động phá huỷ ( cọ sát, bẻ gập, ngâm nước...) trong quá trình sử dụng .Xét về góc độ kỹ thuật phải đảm bảo khả năng chống làm giả. Thẻ phải có chứa những đặc tính bảo mật như: in ảnh bóng mờ để chông photocopy; hình in bằng kỹ thuật vi in; mhững dấu hiệu bảo mật của hãng sản xuất thẻ( đã được in sẵn trên vật liệu thể rắn) ; các hình hoa văn tinh sảo; các dữ liệu in bằng mực nhạy cảm với tia cực tím.Đặc biệt, phải triệt để thực hiện nguyên tắc, mỗi đối tượng chỉ được cấp một thẻ ( nếu mất mới được cấp lại). Để giải quyết triệt để yêu cầu này nhất thiết phải ứng dụng các công nhgệ nhận biết dữ liệu sinh học, trong đó , nhận biết dấu vân tay tự động là công nhgệ được quan tâm nhiều nhất. Công nghệ ứng dụng thẻ không chỉ đơn thuần là việc in ra thẻ. Nó đòi hỏi phải ứng dụng nhiều công nghệ khác nhau, phải xây dựng một hạ tầng thông tin hoàn chỉnh từ máy in thẻ, máy đọc thẻ tại các địa điểm ứng dụng và hệ thống mạng truyền thông kết nối các điểm ứng dụng. Công nghệ thẻ tự động thực chất là một tổ hợp nhiều công nghệ hiện đại trong đó CNTT chiếm vai trò chủ chốt :
-Công nghệ thu dữ liệu tự động: cần dùng các thiết bị hiện đại như máy ảnh số để chụp ảnh và đưa trực tiếp vào máy tính , máy ảnh chụp phim tức thời để thu nhận dữ liệu ở các vùng xa xôi hẻo lánh, các máy quét ảnh chất lượng cao để quét được ảnh vân tay từ các bản hoặc các chữ ký , các thiết bị quét vân tay trực tiếp hoặc lấy mẫu chữ ký trực tiếp..
-Công nghệ in thẻ hiện đại đáp ứng được khả năng in các đặc tính bảo mật đa dạng trên thẻ; khả năng sử dụng nhiều loại vật liệu thẻ( thẻ giấy , thẻ nhựa..); khả năng tích hợp nhiều thao tác trong một bước in( vừa in thẻ hai mặt, vừa ép nhựa); khả năng kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quá trình in thẻ ở các trung tâm in ấn tập trung.
-Công nghệ mã hoá dữ liệu: dữ liệu( chữ số, ảnh , vân tay) có thể được mã hoá theo nhiều cách khác nhau : dùng dải băng từ; dùng mã vạch; dùng chíp điện tử; dùng các dòng chữ để có thể nhận dạng bằng máy.
-Công nghệ nhận biết tự động và xác nhận chủ nhân.
-Công nghệ CSDL tiên tiến có khả năng hỗ trợ dữ liệu lớn và dữ liệu ảnh với những đòi hỏi cao về bảo mật, an toàn dữ liệu, về tính năng hoạt động và khả năng mở rộng.
-Công nghệ mạng truyền thông : Trong các ứng dụng quy mô lớn, việc truyền dữ liệu giữa các văn phòng đăng ký cấp thẻ ở địa phương tới các trung tâm khu vực ( cấp tỉnh/ cấp miền) và sau đó về trung tâm ở trung ương sẽ là vấn đề lớn. Khi đưa thẻ vào sử dụng, việc liên lạc để đối chiếu với CSDL trung tâm theo cơ chế khách/ chủ là rất quan trọng. Ngoài kỹ thuật và quy trình truyền dữ liệu trên mạng diện rộng, còn có một số vấn đề nữa cần được nghiên cứu là vấn đề mã hoá, bảo mật dữ liệu trên đường truyền.
Công nghệ thẻ ngày càng được ứng dụng rộng rãi nhờ các ưu điểm : nhỏ , gọn, chứa thông tin cô đọng, sử dụng tiện lợi: bền, sử dụng nhiều lần: để tự động hoá khâu nhận biết và xác nhận chủ nhân với mức độ tịn cậy cao, nhờ đó có thể sử lí nhanh chóng các giao dịch. Việc ứng dụng công nghệ thẻ ở Việt nam hiện nay nhìn chung mới dừng ở sơ khai , ứng dụng các loại thẻ ra vào có dải bănng từ cho một số cơ quan, xí nghiệp. Riêng trong lĩnh vực ngân hàng đã có những bước đi có tính đột phá trong việc ứng dụng công nghệ thẻ tự động- thẻ thanh toán điện tử- thẻ tín dụng .
Một số quy định chung cho việc phát hành, sử dụng , bảo quản và thanh toán thẻ .
Đối với ngân hàng phát hành thẻ:tên chủ thẻ: tên NHPHT; số thẻ; nhãn hiệu thương mại thời hạn sử dụng thẻ...là yếu tố phải hội đủ trên thẻ. Trong quy chế cũng quy định các NHPHT có quyền quy định thêm các yếu tố khác không trái với pháp luật hiện hành. Điều này có lẽ sẽ liên quan đến việc mở rộng hệ thống thông tin trên thẻ khi công nghệ thẻ phát triển thẻ sau này, hoặc giúp các NHPHT có phương pháp riêng để quản lí . Thẻ tín dụng hay các phương thức tín dụng khác đều phải tuân theo các quy định về tín dụng hiện hành. Do đó trong quy chế cũng quy định cho NHPHT khi cấp thẻ tín dụng, phải xem xét và cấp cho chủ thẻ một hạn mức tín dụng nhát định. Hạn mức tín dụng của thẻ tín dụng cho một khách hàng nằm trong tổng mức cho vay chung đối với khách hàng đó và tổng mức cho vay chung này không đưọc vượt quá giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng với một khách hàng theo quy định của pháp luật. NHPHT phải quy định thời hạn trả nợ , lãi suất, cũng như lãi suất dư nợ tín dụng thẻ chưa được thanh toán đúng hạn và mức trả nợ tối thiểu tính trên dư nợ tín dụng thẻ cho các chủ thẻ tín dụng. Các quy định này không trái với các quy định hiện hành của ngân hàng nhà nước về lãi suất cho vay. Bên cạnh đó quy định nêu rõ thẻ chỉ được cấp cho cá nhân, không cấp thẻ cho tập thể và dư nợ tín dụng thẻ của NHPHT được tính vào tổng mức dư nợ cho vay chung của mình .
Đối với chủ thẻ : Quy chế quy dịnh,chủ thẻ không được chi vượt hạn mức tín dụng đã được NHPHT chấp thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp muốn sư dụng vượt hạn mức tín dụng phải thoả thuận trong hợp đồng với NHPHT. Đồng thời phải thanh toán đầy đủ đúng hạn mức trả nợ tối thiểu được NHPHT quy định.
Phạm vi sử dụng và đồng tiền thanh toán trên thẻ: theo quy chế ,các loại thẻ hoạt động trên lãnh thổ Việt nam chủ yếu bằng đồng Việt nam. Trường hợp đậc biệt ( thẻ quốc tế ) có thể giao dịch ngoại tệ nhưng chỉ ở các cơ sở đựợc pheps giao dịch ngoại tệ .Việc rút tiền mặt bằng ngoại tệ chỉ được thực hiện ở các NHTTT , NHPHT được phép giao dịch ngoại tệ và hạn mức theo quy định về quản lí ngoại hối của nhà nước Việt nam .Quy chế cũng quy định cho việc thanh toán giữa các bên liên quan bầng đồng Việt nam.
Những điều kiên của ngân hàng mở dịch vụ phát hành thẻ: Các Ngân hàng có thể thực hiện việc phát hành thẻ chỉ khi nào được nhà nước Việt nam cho phép .
Nghĩa là ngân hàng đó phải hội tụ đủ các điều kiện về năng lực tài chính ,không vi phạm pháp luật ; đảm bảo hệ thống trang thiết bị cần thiết phù hợp với tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn cho hoạt động phát hành , thanh toán thẻ .Có đội ngũ cán bộ đủ năng lực chuyên môn để quản lí ,vận hành, thanh toán thẻ theo thông lệ quốc tể ; chứng minh được sự cần thiết, hiệu quả kinh doanh và tính khả thi của việc đầu tư .Để phát hành thẻ quốc tế, ngoài các tiêu chí nêu trên, ngân hàng xin phát hành thẻ quốc tế còn phải được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động ngoại hối và cho phép thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế; đồng thời phải là hội viên chính thức hoặc liên kết của tổ chức thẻ quốc tế. Có lẽ chứng minh được hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn hiện nay là một trở ngại rất lớn cho các ngân hàng mong muốn mở dịch vụ phát hành thẻ. Bởi lẽ thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán, tài khoản cá nhân còn ít, cơ sở hạ tầng còn sơ khai.. thì việc mở loại dịch vụ này chắc chắn sẽ không thể có ngay hiệu quả.
Những điều kiện của người được cấp thẻ: người xin được cấp thẻ chỉ cần hai điều kiện là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật và là chủ tài khoản tiền gửi cá nhân mở tại NHPHT hoặc đáp ứng các điều kiện khác do NHPHT quy định. Riêng với chủ thẻ phụ , phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật và được chủ thẻ chính cam kết đảm bảo thanh toán toàn bộ các khoản tiền thanh toán ,lãi và chi phí phát sinh khi sử dụng thẻ.
II Hệ thống thanh toán tài chính tự động.
Mã hoá thương mại.
Thương mại điện tử (TMĐT) chỉ có thể thực hiện thực tế khi đã tồn tại một hệ thống thanh toán tài chính(financial payment) phát triển cho phép thực hiện thanh toán tự động( trong đó thẻ khôn minh có tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh doanh bán lẻ); khi chưa có hệ thống này thì TMĐT chỉ ứng dụng được phần trao đổi thông tin, buôn bán vẫn phải kết thúc bằng trả tiền trực tiếp hoặc bằng các phương tiện thanh toán truyền thống, khi ấy hiệu của TMĐT bị giảm thấp và có thể không đủ bù lại các chi phí trang bị công nghệ đã bỏ ra. Hệ thống thanh toán tài chính đi liền với việc mã hoá toàn bộ hàng hoá, hay”đánh số sản phẩm” (product numbering) là vấn đề không chỉ có tính quốc gia mà có tính quốc tế, trên cơ sở của các chuẩn và định chế EAN international và Uniform Code Council, thể hiện dưới dạng các vạch, gọi là mã vạch (bar-code); theo đó tất cả các sản phẩm hành hoá và dịch vụ đều được mã hoá bằng một số 13 con số, và tất cả các công ty đều có địa chỉ của mình bằng một mã có từ 100 đến 100000 con số( mã vạch là hệ thống mã dùng các vạch đen, trắng, màu, có đọ rộng khác nhau để biểu diễn con số; một máy quét dùng tế bào quang điện sẽ nhận dạng các vạch này biến đổi thành con số rồi tự động đưa vào máy tính để tính toán tự động , trước đây mã vạch được đọc theo một chiều, nay đã xuất hiện loại mã vạch mới cho phép đọc nhiều chiều và chứa đựng nhiều thông tin hơn). Việc hội nhập vào và thiết lập toàn bộ hệ thống mã sản phẩm và mã công ty( gọi chung là mã hoá thương mại; commercial coding) cho một nền kinh tế( đặc biệt là nền kinh tế của nước đang phát triển) nói chung cũng không đơn giản.
Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt
Hơn 10 năm qua,” hệ thống ngân hàng không ngừng được củng cố và phát triển góp phần tích cực vào những thành tựu chung trong công cuộc đổi mới, nổi bật là đẩy lùi lạm phát phi mã, ổn định giá trị đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô, làm nòng cốt huy động vốn, phục vụ có hiệu quả cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân” . Là sự đánh giá có tính tổng quát hoạt động ngân hàng phục vụ nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên bên cạnh những thành công rực rỡ ấy hoạt động ngân hàng không tránh khỏi những mặt hạn chế, yếu kém, bất cập. Trong đó công tác tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt gặp không ít khó khăn, mặc dầu đây là một mũi nhọn được Chinh Phủ và ban lãnh đạo ngân hàng nhà nước(NHNN) rất quan tâm.Đặc biệt triển khai trương trình huện đại hoá nghành ngân hàng cũng nhằm áp dụng công nghệ mới vào nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt. NHNN và các ngân hàng thương mại quốc doanh(NHTMQD) đã được phổ cập mạng máy tính, tạo ra năng lực mới có năng suất rất cao đẩy nhanh tốc độ mỗi món tiền tăng lên hàng nghìn lần so vơi trước. Từ đó đã tạo ra điều kiện vô cùng thuận lợi phát triển hoạt đông thanh toán không dùng tiền mặt. Song những tiến bộ tuyệt vời như vậy vẫn chưa xoay đổi tình trạng xã hội là một quốc gia đang sử dụng quá nhiều tiền mặt như nhận xét của nhiều khách nước ngoài; nên đã “ làm cho việc điều hoà lưu thông tiền tệ và quản lý kho quỹ rất khó khăn, phân tán, tốn kém, ảnh hưởng rất lớn đến việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và cấu trúc lại hệ thống”. Tình trạng ấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân nổi trội thuộc chủ quan là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chưa tạo được những tiện ích trực tiếp và cao hơn thanh toán bằng tiền. Như vậy việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đang là yêu cầu bức bách. Muốn giải quyết tốt yêu cầu này tất yếu phải nhận rõ những bức xúc từ các quan hệ giao dịch kinh tế khách quan để tìm kiếm những giải pháp bổ xung thích hợp về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Có thể nói còn rất nhiều vấn đề bức xúc nhất, có tính then chốt cần ưu tiên giải quyết kịp thời đó là:
Một là :vấn đề liên kết các đơn vị giao dịch, các pháp nhân hoạt động ngân hàng để hợp tác cùng hành nghề dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và vai trò trung tâm thanh toán của nghành ngân hàng.
Hai là: vấn đề bổ xung giải pháp tác nghiệp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.
III Vai trò của thanh toán điện tử trong thương mại điện tử.
Cùng với các hoạt động khác như thư tín điện tử, trao đổi dữ liệu điện tử.. Hoạt động thanh toán điện tử là một yếu tố rất quan trọng thúc đẩy thương mại điện tử phát triển thuận lợi. Để góp phần làm cho mọi người thấy được lợi ích của thanh toán điện tử tring mọi hoạt động kinh tế- chính trị- xã hội.. mà nhất là trong việc mua bán hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền để chi tiêu thì việc khẳng định vai trò của thanh toán điện tử là rất cần thiết.
Trước đây hình thức mua bán chủ yếu của con người là gặp nhau trực tiếp sau đó thoả thuận để đi tới sự thống nhất đảm bảo lợi ích cho cả bên mua lẫn bên bán. Người mua muốn mua ở một mức giá thấp nhất nhưng sản phẩm mua được phải có chất lượng tốt nhất còn người bán thì mong muốn bán được khối lượng sản phẩm nhiều nhất ở một mức giá cao nhất. Với hình thức mua bán này thì chúng ta phải mất thời gian đi tới nơi có hàng hoá để mua. Đó là chưa kể tới việc trong quá trình đi lại có thể xảy ra những bất trắc khó lường trước được. Sau khi đến nơi họ bắt đầu tiến hành giao dịch, thương lượng để đi tới một quyết định dứt khoát về giá cả và số lượng được bán.Tiếp đến người mua sẽ tiến hành trả tiền cho người bán về số lượng hàng mà mình đã mua bằng tiền mặt. Người bán có thể gặp rủi ro khi người mua do vô tình hoặc cố ý trả tiền giả cho họ .Trái ngược với phương thức mua bán như trên nhờ có thương mại điện tử mà việc mua bán của con người vừa đảm bảo diễn ra thuận lợi hơn vừa đảm bảo độ chính xác, an toàn và đáp ứng được nhu cầu lớn nhất của con người. Thay vì việc phải ra chợ chọn hàng, tìm hàng ngày nay người ta chỉ cần ngồi ở nhà là đã có thể làm được điều đó .Sau khi đã vào mạng internet từ đó con người sẽ vào các trang web giới thiệu hàng hoá. Tuỳ vào loại hàng hoá mà mình định mua để vào các trang ưeb thchs hợp . Tiếp đó ta sẽ chọn nhà cung cấp nào cho sản phẩm dịch vụ đó .Khi đó trên màn hình sẽ hiện ra các loại mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc.. và còn kèm theo cả giá cả về từng hàng hoá riêng biệt giúp cho ngưòi mua thoải mái lựa chọn những hàng hoá phù hơp với yêu cầu của mình mà giá thành lại hợp lí. Toàn bộ quá trình trên được thực hiện hết sức đơn giản bằng cách nhấn chuột vào những nơi mình lựa chọn. Khi việc lựa chọn kết thúc người mua sẽ thông báo cụ thể cho người bán về lượng hàng, mẫu mã, giá cả.. nếu người bán đồng ý thì toàn bộ yêu cầu của khách hàng sẽ được đáp ứng thoả đáng. Việc mua bán này không chỉ gói gọn trong phạm vi một nước mà nó có thể thực hiện được trên phạm vi toàn cầu. Ví dụ như ta đang ngồi ở nhà và muốn mua một chiếc xe hơi Toyota của nước Nhật điều này hoàn toàn có thể thực hiện được. Còn người mua sẽ hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của mình bằng việc sử dụng các thẻ thanh toán do NHPHT cấp. Thanh toấn theo hình thức này sẽ đảm bảo tính tiện lợi, an toàn, tiết kiệm so vơi khi trả bằng tiền mặt. Do vậy thanh toán điện tử vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí thay vì phải thanh toán trực tiếp.
Tổng giá trị hàng TMĐT năm 1997 là 17 tỉ USD đến năm 1999 đã lên đến 70 tỉ USD, dự báo đến năm 2002 sẽ đạt mức 1000 tỉ USD . Trong tổng doanh số TMĐT toàn thế giới hiện nay trên 40% là thuộc về các giao dịch ngân hàng( chủ yếu là chu chuyển vốn) và tỷ trọng rất cao này còn duy trì nhiều năm nũa. Riêng lĩnh vực buôn bán qua mạng hiện nay chỉ chiếm chưa đầy 0.5 % tổng doanh số TMĐT và trong vài năm nữa có lẽ cũng chỉ đạt tới mức 1%. Giao dịch mua bán chỉ có thể thực hiện được khi đã có một hệ thống thanh toán tài chính phát triển cao cho phép thực hiện thanh toán tự động .Khi chưa có hệ thống ấy thì chỉ ứng dụng được phần tiền giao dịch còn thương vụ vẫn phải kết thúc bằng việc trả tiền trực tiếp hoặc bằng các phương tiện thanh toán truyền thống, nghĩa là hiệu quả rất thấp thậm chí có thể không đủ bù lại các chi phi công nghệ đã bỏ ra.
Tất cả các cái đó cho thấy vai trò rất lớn của giao dịch điện tử ngân hàng nói chung và thanh toán điện tử nói riêng trong thương mại điện tử.
Chương II : Thực trạng thanh toán
điện tử ở Việt nam
I Thực trạng thanh toán bằng thẻ.
Thị trường thẻ ở Việt nam
Lịch sử hình thành phương thức thanh toán bằng thẻ nói chung được ghi nhận vào năm 1914. Khi đó một công ty của Mỹ là Westem Union đã cung cấp một dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, theo đó công ty này phát hành một tấm thẻ bằng kim loại với một số thông tin được in nổi lên trên để đảm bảo hai chức năng cơ bản:
-Nhận dạng được khách hàng.
-Có thể lưu giữ lại các thông tin được in nổi trên tấm kim loại.
Chính vì thấy được sự tiện lợi từ thẻ đó nên công ty General Petroleum của Mỹ cũng đã phát hành thẻ xăng dầu đầu tiên vào năm 1924, theo đó cho phép các khác hàng của công ty này có thể mua xăng dầu tại các cửa hàng bán xăng dầu của công ty trên nước Mỹ.Như vậy có thể nói những tấm thẻ kim loại là nền tảng cho việc ra đời những tấm thẻ nhựa sau này. Tấm thẻ nhựa đầu tiên được phát hành là vào năm 1950 bởi công ty Dinner Club . Khi đó ông Frank McNamara ngưới sáng lập ra công ty trên đã hết sức bối rối sau khi tham dự một buổi tiệc tại một nhà hàng đã phát hiện ra mình quyên mang theo ví tiền. Chính vì vậy ông đã có ý nghĩ là phát hành những tấm thẻ nhựa để cho phép khách hàng có thể thanh toán sau. Đến năm 1958 công ty American express đã phát hành các thẻ nhựa trong đó tập trung vầo các lĩnh vực du lịch và giải trí. Tiếp theo sau đó vào cuối những năm 60, một số ngân hàng của Mỹ đã liên kết lại với nhau để phát hành ra thẻ của ngân hàng mình và đây là cơ sở để hình thành hai loại thẻ sử dụng phổ biến nhất trên thế giới ngày nay, đó là thẻ Visa và MasterCard. Ngày nay, có thể nói bốn loại thẻ nhựa nêu tren được khách hàng ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên thế giơí. Và các loại thẻ này cũng đã du nhập vào Việt nam vào đầu những năm 90.
Mặc dù thẻ ngân hàng chỉ mới du nhập vào thị trường Việt nam từ đầu những năm 90 nhưng đã có sự phát triển nhanh chóng. Thực vậy nếu như trong những năm đầu hoạt đông, doanh số hoạt động thanh toán thẻ hàng năm đạt được chưa đến 30 triệu USD thì từ những năm 1996 đến 1998 doanh số hoạt động thanh toán thẻ đạt được 160 triệu USD. Đặc biệt trong 3 năm gần đây cho thấy doanh số hoạt động thanh toán thẻ đã tăng từ 160 triệu USD vào năm 1998 đã tăng lên 194 triệu USD vào năm 1999 và trong năm 2000 đã đạt được 203 triệu USD. Đối với hoạt động phát hành thẻ dù chỉ mới đi vào hoạt động hơn 3 năm nhưng doanh số hoạt động phát hành thẻ đã tăng nhanh qua mỗi năm. Nếu như trong năm 1998 doanh số phát hành thẻ đạt được 110 tỷ đồng thì trong năm 1999 doanh số này là 170 tỷ đồng và đến năm 2000 đạt được 280 tỷ đồng.
Số người sử dụng thẻ: hiện nay chúng ta đang phục vụ thanh toán thẻ cho khách nước ngoài là chủ yếu .Sắp tới nên quan tâm tuyên truyền và mở rộng số người sử dụng thẻ trong nước. Muốn vậy cần đẩy mạnh việc mở tài khoản cá nhân để từ đó phát triển việc thanh toán bằng séc và nhất là bằng thẻ. Đây là yếu tố có tính quyết định ch sự nghiệp mở rộng thanh toán bằng thẻ.
Số cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ : hiện nay mới có các khách sạn lớn và cơ sở dịch vụ du lịch nhận thanh toán thẻ. Sắp tới cần tuyên truyền và có giải pháp phát triển các cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ không chỉ trong lĩnh vực dịch vụ du lịch mà chủ yếu là các cơ sở thương mại và dịch vụ khác. Cần nghiên cứu các giải pháp làm giảm chi phi s và thuế để các cơ sở chấp nhận thẻ được nhanh chóng được nhân lên do hoạt động có hiệu quả, có lãi.
Số ngân hàng tham gia dịch vụ thanh toán bằng thẻ: cần tạo điều kiện về vốn, thiết bị, đào tạo cán bộ để mở rộng mạng lưới các ngân hàng tham gia phát hành, chấp nhận và thanh toán thẻ. Không có hệ thống các ngân hàng làm dịch vụ thanh toán thẻ thì sự nghiệp này sẽ dậm chân tại chỗ. Về phần mình, các tổ chức tín dụng cần hiểu rằng đây là công cụ cạnh tranh lợi hại nhằm thu hút khách hàng, huy động vốn và mở mang tín dụng.
II Thực trạng cơ sở thanh toán tự động ở nước ta.
Việt nam chấp nhận thanh toán thẻ từ những năm 1990. Thời gian đầu chỉ có ngân hàng Ngoại thương Việt nam thực hiện nghiệp vụ thẻ, VCD lúc đó cũng chỉ là đại lý cho các ngân hàng nước ngoài. Tháng 4 /1995 , VCB chính thức trở thành thành viên của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard. Tháng 4/ 1996 chiếc thẻ tín dụng quốc tế đầu tiên trên lãnh thổ Viẹt nam được VCD chính thức phát hành. Kể từ thời điểm đó thẻ ngân hàng mới thực sự góp phần là một công cụ thanh toán mới, hiện đại trong nền kinh tế Việt nam. Cùng với VCB ,ACB cũng bắt đầu bước vào hoạt động trong lĩnh vực thanh toán thẻ và trở thành ngân hàng thứ hai được ngân hàng nhà nước cho phép phát hành thẻ tín dụng quóc tế. Cho đến nay vẫn chỉ hai ngân hàng này đang phát hành thẻ tín dụng ở Việt nam. Bên cạnh hai ngân hàng này nhiều ngân hàng thương mại khác cũng đã thực hiện các nghiệp vụ thẻ với quy cách làm đại lý thanh toán cho các NHPH và cho các tổ chức thẻ quố tế MasterCard, VisaCard..
Theo các chuyên gia nghành ngân hàng , tuy đã có những tiến bộ trong việc phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng, nhưng sự phát triển thẻ thanh toán tại Việt nam cũng bộc lộ những khó khăn, trở ngai không nhỏ.
Về kỹ thuật- công nghệ việc phát triển mạng lưới thanh toán thẻ đòi hỏi trang thiết bị kỹ thuật cao và công nghệ hiện đại với đội ngũ cán bộ có đủ khả năng quản lý và vận hành hệ thống theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong giai đoạn thí điểm phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng, việc vận hành máy móc, nối mạng viễn thông, in ấn thẻ đều còn rất mới mẻ đối với cấn bộ tác nghiệp. Nhiều ngân hàng đã cố gắng tự trang bị cho mình phần mềm đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn cơ bản chung của công nghệ quản lý giao dịch thẻ. Tuy nhiên khó khăn xuất phát chủ yếu từ các trang bị phần cứng của hệ thống sử lý thẻ . Phần cứng của hệ thống được sử dụng đa dạng song lại mang tính chất đặc thù. Tại Vịt nam chưa có đơn vị bảo dưỡng điều này đòi hỏi phải có thiết bị dự phòng ,dẫn tới phải tăng chi phí đầu tư. Những hỏng hóc kỹ thuật nhất là các máy in thẻ khó khắc phục và phức tạp. việc giao nhận, sửa chữa thiết bị không được miễn thuế buộc các NHPH phải tăng chi phí mua thiết bị dự phòng. Tình trạng đường viễn thông như hiện nay là một trở ngại đáng kể cho vận hành hệ thống. Thông tin liên lạc giữa các ngân hàng còn hạn chế đã làm tăng tính rủi ro trong hoạt động thanh toán và phát hành thẻ ngân hàng.
Thẻ tín dụng quốc tế do các ngân hàng trong nước phát hành bị hạn chế về khả năng sử dụng ở nước ngoài. Ngược lại việc sử dụng thẻ trrong nước còn hạn chế vì số lượng đơn vị chấp nhận thẻ trong thanh toán chưa nhiều hiện chỉ có khoảng 4000 cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ ở Việt nam. Loại hình giao dịch chưa phong phú, sự phân bố các điểm chấp nhận thẻ không đều vẫn chủ yếu tập trung ở những nơi phục vụ khách hàng nước ngoài có quy mô kinh doanh lớn như khách sạn , nhà hàng, siêu thị.. Các điểm chấp nhận thẻ còn thích nhận tiền mặt trong thanh toán chưa thay đổi ý thích chấp nhận thanh toán ther đẻ thu hút khách, tăng doanh số, thậm chí còn áp đặt các phụ phí làm chủ thẻ ít muốn sử dụng thẻ. Đối với rút thẻ tự động ATM, đối tượng sử dụng chủ yếu mới chỉ là các cán bộ ngân hàng, một số ngưới Việt nam đang làm việc cho các công ty nước ngoài và một số người nước ngoài trong phạm vi hẹp. Thẻ ATM chưa được phát hành rộng rãi một phần là do sự hạn chế trong việc mở tài khoản và thanh toán qua tài khoản trong khu vực dân cư .
Chương III: Giải pháp để thúc đẩy thanh toán điện tử phát triển ở Việt nam
I Phải phát triển hoạt động kinh doanh thẻ ở việt nam.
Mặc dù thị trường thẻ ở ngân hàng Việt nam đã phát triển nhanh chóng trong 3 năm gần đây, nhưng theo đánh giá chung của các ngân hàng thì sự phát triển này vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng của thị trường thẻ ở Việt nam . Điều này có thể là do một số nguyên nhân cơ bản như sau:
Thứ nhất, các ngân hàng chưa chú trọng đến hoạt động phát hành thẻ mmà chhủ yếu chỉ chú trọng đến hoạt động tổ chức chấp nhận thẻ.
Thứ hai, hệ thống cơ sở hạ tầng có liên quan phục vụ cho hoạt động phát hành thẻ chưa phát triển tương xứng.
Thứ ba, rủi ro đối với hoạt động kinh doanh thẻ là tương đối cao, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng.
Thứ tư, thông tin về thẻ ngân hàng còn hạn chế.
Với một số nguyên nhân cơ bản nêu trên,để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ ở Việt nam sau đây xin đề xuất một số giải pháp :
Thứ nhất, các ngân hàng cần mạnh dạn phát triển hoạt động phát hành thẻ. Với số liệu thống kê cho thấy nhu cầu sử dụng thẻ của người dân Việt nam ngay càng tăng, trong đó đặc biệt là nhu cầu sử dụng thẻ của các doanh nhân, du học sinh đi học ở nước ngoài.. Với đà phát triển như hiện nay, dự đoán từ nay đến năm 2005 ,số lượng thẻ phát hành ở Việt nam sẽ lên đến 100000 thẻ. Như vậy tiềm năng đối với thị trường thẻ ở Việt nam ttrong thời gian tới là rất lớn. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ các ngân hàng cần có chiến lược phát triên thích hợp.
Thứ hai, cần phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh thẻ. Để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vvụ cho hoạt động kinh doanh thẻ , trong đó đặc biệt là phát triển rộng rãi mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ và hệ thống máy ATM là hết sức khó khăn đối với các ngân hàng thương mại Việt nam trong điều kiện của các ngân hàng còn hạn chế. Để tháo gỡ khó khăn này chúng ta cần xem xét các khả năng như sau:
-Các ngân hàng nên thoả thuận với nhau để lắp đật,trang bị số lượng may móc thích hợp tại một đơn vị chấp nhận thẻ để tránh trường hợp nhiều ngân hàng cùng lắp đặt, trang bị nhiều máy móc tại một đơn vị .
- Hợp tác với các công ty cho thuê tài chính để thuê lại các máy móc, thiết bị...
Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, tiếp thị.
Trong thời gian qua, các ngân hàng chưa chú trọng đến các hoạt động quảng cáo, tiếp thị để giới thiệu về thẻ ngân hàng. Chính vì vậy ,thẻ ngân hàng vẫn còn là sản phẩm mới lạ đối với đại bộ phận dân cư là điều dễ hiểu. Để thẻ ngân hàng trở lên quen thuộc đối với dân cư, trong đó đặc biệt là giới thiệu những tiện ích khi sử dụng thẻ, thiết nghĩ các ngân hàng cần đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, tiếp thị ...
Thứ tư, các ngân hàng cần có sự hợp tác để quản lý và kiểm soát rủi ro có hiệu quả.
Để có thể quản lý và kiểm soát rủi ro đối với hoạt động kinh doanh thẻ có hiệu quả, trước hết các ngân hàng cần có sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm đẻ kịp thời phát hiện và sử lý các trường hợp thanh toán và sử dụng thẻ giả mạo, góp phần giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động kinh doanh thẻ.
Sau cùng, ngân hàng nhà nước cần quan tâm và hỗ trợ cấc ngân hàng thương mại của Việt nam để thúc đẩy hoạt động thanh toán và phát hành thẻ ngân hàng ở Việt nam phát triển hơn nữa.
Tóm lại, với các giải pháp được đề xuất trên cùng với sự nỗ lực không ngừng của nghành ngân hàng Việt nam trong công cuộc thực hiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng ,chắc chắn rằng hoạt động thanh toán và phát hành thẻ ngân hàng ở Việt nam sẽ phát triển mạnh mẽ trong một tương lai không xa.
II Muốn tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt cần bác bỏ loại ngân phiếu thanh toán.
Trước năm 1985, thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 80% nhưng trong cuộc lạm phát phi mã 1985 -1988 thanh toán không dùng tiền mặt sút giảm ghê gớm vì tiền mặt khan hiếm đến mức các ngân hàng quốc doanh khi đó với thế độc quyền đã khất chi tiền mặt. Một cái séc chuyển khoản nộp vào ngân hàng phải sau 15 ngày mới lĩnh ra bằng tiền mặt được; nên mua bằng séc đắt hơn mua bằng tiền tới 15 %. Trong đổi mới chúng ta bỏ chính sách quản lí tiền mặt nặng về quản lý hành chính, bắt các xí nghiệp, HTX , cơ quan phải thanh toán với nhau bằng chuyển khoản. Lợi dụng điều này các nơi đều đòi nhau thanh toán bằng tiền mặt dù thanh toán bằng tiền mặt tốn phí công đếm, kiểm tiền và vận chuyển tiền. Có chủ doanh nghiệp đã ký séc mòn tay tại các ngân hàng trước năm 1975 nay cững đòi ngân hàng phát tiền vay bằng tiền mặt cả 700-800 triệu đồng để chở đến thanh toán cho bên bán. Hỏi sao không ký séc hay làm uỷ nhiệm chi cho đỡ công kiểm, đến và chuyên chở phải có người cầm súng đi bảo vệ. Trong điều kiện như vậy hình thức ngân phiếu thanh toán ra đời và dường như nó được ghép vào các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt. Như vậy thanh toán không dùng tiền mặt đã giảm về tỷ trọng lại tiếp tục giảm thêm vì thể thức thanh toán bằng ngân phiếu chiếm hơn 30 % trong các thể thức thanh toán. Nó đã làm tỷ lệ thanh toán chuyển khoản giảm thêm 30% nữa. Những tờ ngân phiếu thanh toán có mệnh giá lớn thực chất chỉ là những tờ giấy bạc, dù theo quy định bắt buộc chỉ được chích tài khoản để mua ngân phiếu thanh toán. Các nhà buôn đường dài, những doanh nghiệp muốn thanh toán bằng tiền mặt với nhau đều rất ưa chuộng ngân phiếu thanh toán và sẵn sàng chi tới 1% để đổi tiền nhỏ lấy ngân phiếu thanh toán. Thanh toán không dùng tiền mặt giảm tất nhiên tác dụng kiểm soát bằng đồng tiền của nó cũng bị giảm theo. Con số thuế doanh thu thất thoát do dấu doanh thu qua thanh toán bằng tiền mặt là bao nhiêu không ai quan tâm tính toán nhưng chắc chắn phải là nhiều ngàn tỷ đồng trong một năm. Nó tạo ra mặt bằng cạnh tranh không công bằng và phá hoại đạo đức kinh doanh chân chính nộp thuế doanh thu đầy đủ. Làm giàu bằng trốn thuế phổ biến đến mức khó mà thống kê nổi. Ngân phiếu thanh toán có mệnh giá lớn cũng chẳng khác gì những giấy bạc mệnh giá lớn của Anh trưóc năm 1854 phục vụ đắc lực cho các ngân hàng Anh. Như vậy sự ra đời của các ngân phiếu thanh toán đã đẩy lùi các ngân hàng của ta thành các ngân hàng tiền mặt trước năm 1854.
Muốn thanh toán không dùng tiền mặt, trước hết cần bác bỏ loại ngân phiếu thanh toán. Sau đó cần có những giải pháp mạnh như:
-Bắt buộc các đơn vị vay vốn ngân hàng trên 100 triệu đồng phải thanh toán bằng chuyển khoản trừ những món tiền nhỏ dưới 1 triệu đồng, vì như vậy ngân hàng sẽ nắm được doanh thu bán hàng, nguồn thu nợ chủ yếu của ngân hàng và ngăn chặn được việc dùng vốn vay sai mục đích.
-Dùng thuế suất cao đối với những doanh nghiệp đòi thanh toán bằng tiền mặt. ở Pháp, nơi người dân dùng séc vào loại nhiều nhất trên thế giới người ta vẫn dùng loại thuế suất cao cho những cửa hàng bán hàng thu tiền mawtj, lý do đơn giản là chống trốn thuế.
-Nâng cao việc sử dụng các thể thức và phương thức thanh toán của ta ngang tầm của thế giới. Ví dụ: thanh toán bằng thư tín dụng giữa các nước chiếm tỷ trọng rất lớn và thành chế độ UCP 500 dùng thống nhất ở các nước nhưng của ta lại chỉ chiếm 1% khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt, vì NHTƯ vẫn coi đây là thể thức thanh toán dùng cho các đơn vị thiếu tín nhiệm với nhau, thậm chí cho đó là hình thức kỷ luật thanh toán đối với các đơn vị bị mất tín nhiệm trong thanh toán.
Như vậy, cần cải cách cơ bản nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, trước hết từ các văn bản của Nhà nước và NHTƯ.
III Mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua ngân hàng.
Trong điều kiện hiện nay, có nhiều lý do làm cho việc mở rộng thanh toán bằng thẻ trong điều kiện hiện nay gặp nhiều hạn chế như: rất nhiều người bất kể là nông dân hay trí thức vẫn mang tập quán quen dử dụng tiền mặt, chưa quen sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại qua trung gian ngân hàng, nguồn thu nhập không ổn định, mạng lưới máy đọc thẻ , máy rút tiền còn quá ít, chủ yếu chỉ được đặt ở những trung tâm thương mại và những cơ sở có người nước ngoài giao dịch, công tác thông tin tuyên truyền còn yếu và kém hiệu quả. Để phát triển được mạng lưới thanh toán bằng thẻ, cần phải có nhiều giải pháp từ nhiều phía, nhiều nghành, nhiều giới .Sau đây là một số giải pháp chủ yếu:
- Về cơ sở vật chất: hiện nay, số lượng các ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh toán bằng thẻ chỉ khoảng trên 10 ngân hàng, số lượng các điểm chấp nhận thẻ cũng như các máy rút tiền tự động cũng còn quá ít. Trước một thị trường còn đang bỏ ngỏ như vậy, các ngân hàng thương mại cần dành một nguồn vốn thích đáng cho việc trang bị các trang thiết bị phục vụ cho quy trình thanh toán bằng thẻ, đặc biệt là các máy đọc thẻ và nghiên cứu đặt máy tại những nơi có điều giao dịch thuận lợi, an toàn giữa tiền mặt với nhu cầu có khả năng thanh toán. Về phía mình, ngân hàng Nhà nước cũng hỗ trợ thêm thông qua các nguồn vốn tài trợ kêu gọi được từ các tổ chức nước ngoài với lãi suất ưu đãi trong thời gian đầu để cùng vơi các ngân hàng thương mại tạo một hệ thống cơ sở hạ tầng căn bản phục vụ tốt ngay từ đầu cho các giao dịch bằng thẻ ở trong nước.
- Về công tác tuyên truyền: cho đến nay trên thực tế vẫn có rất nhiều người còn chưa biết được “ thẻ thanh toán” là gì , kể cả sinh viên trong các trường đại học lớn và trong cán bộ ngân hàng.Một số người hiểu sơ lược nhưng cũng chỉ giới hạn ở mức khái niệm, còn những vấn đề về lợi ích, nơi cần mua thẻ ,cách sử dụng, lệ phí.. không phải là đã thông hiểu. Còn dân chúng thì hầu như chỉ một số ít người có điều kiện đi nước ngoài và những người có thu nhập cao sống ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội biết và có thể có sử dụng, nhưng cũng rất hạn chế. Vì vậy, phải làm sao cho tất cả mọi người, mọi giới hiểu được sự tiện lợi của việc sử dụng thẻ thanh toán thay vì lâu nay họ phải sử dụng bằng tiền mặt hoặc các dạng thanh toán khác. Điếu đó thuộc về chiến lược khai thác thị phần của từng ngân hàng phát hành và các đại lý thanh toán cũng như các cơ sở chấp nhận thẻ. Tuy nhiên vai trò của ngân hàng Nhà nước trong vấn đề hỗ trợ tuyên truyền cho các ngân hàng thương mại là cần thiết vì chức năng hoạch định chính sách tiền tệ của một ngân hàng trung ương. Ngân hàng Nhà nước nên làm đầu mối tổ chức các cuộc hội thảo ứng dụng để tuyên truyền mạnh mẽ- trước hết là trong giới sinh viên và trong giới công chức.
-Về cơ sở pháp lý: cho đến nay, cơ sở pháp lý cao nhất và tương đối chi tiết về mặt nghiệp vụ để các ngân hàng ở nước ta căn cứ vào đấy triển khai cụ thể thêm là quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng do NHNN ban hành. Quy chế này ra đời đã góp phần làm thông thoáng hơn và hợp pháp hoá dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ ở nước ta. Về lâu dài, Nhà nước nên ban hành một pháp lệnh riêng quy định về” sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt” trong đó có hình thức thanh toán bằng thẻ , nhằm bảo đảm một hành lang pháp luật cao hơn, khả thi hơn và nhất là thống nhất hơn giữa các NHPH để hỗ trợ cho nghành ngân hàng góp phần nhiều hơn trong các giải pháp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cũng là tạo thuận lợi hơn cho thị trường thanh toán , giúp cho các nhu cầu có khả năng thanh toán được thực hiện trong một nền kinh tế đang hướng tới sự năng động và hiệu quả.
Bên cạnh những vấn đề cơ bản về cơ sở vật chất, công tác thông tin tuyên truyền, hành lang pháp lý nói trên , về lâu dài nhà nước cũng phải chú ý đến những vấn đề cốt lõi như : tạo điều kiện làm tăng thu nhập cho dân, cho công chức hưởng lương ở hai khu vực: khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân; không ngừng nâng cao trình độ công nghệ, trình độ giao dịch của ngân hàng; giảm thiểu các loại chi phí trong việc đăng ký và sử dụng thẻ; không ngừng tăng cường các biện pháp an toàn cho chủ thẻ.
Ngoài ra, để mở rộng đối tượng sử dụng thẻ ,các ngân hàng cũng cần thiết nên xem xét lại điều kiện để được làm ứng viên chủ thẻ.
IV Một số giải pháp thu hút dân cư mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng.
Phương thức thanh toán trong các tầng lớp dân cư phổ biến là thanh toán tiền mặt trực tiếp tay trao tay. Lượng giao dịch thanh toán của dân cư qua các NHTM chiếm tỷ trọng rất thấp. Có một số nguyên nhân dẫn đến hiệu quả trên:
- Một thời gian dài sống trong nền sản xuất hàng hoá nhỏ tạo cho các tầng lớp dân cư tâm lý ưa thích tiền mặt, khi giao dịch muốn sở hưu ngay, cầm chắc trong tay số tiền thanh toán sẽ có được.
-Hoạt động thanh toán của NHTM chưa được”xã hội hoá” các tiện nghi trong thanh toán của NHTM hiện nay đã ở trong trạng thái sẵn sàng cung cấp, nhưng dân cư chưa biết, chưa quen, chưa được phổ cập, nên dân cư chưa có nhu cầu đến NHTM để swr dụng các tiện nghi thanh toán dành sẵn cho mình.
-Khoản lệ phí trả cho mỗi giao dịch thanh toán cũng làm dân cư ngại đến NHTM.
-Thủ tục chứng từ thanh toán qua ngân hàng thương mại vẫn chưa được cải tiến đơn giản hơn nhưng chưa phù hợp vơi trình độ phổ thông chung của dân cư.
Do số lượng giao dịch thanh toán của dân cư qua NHTM chiếm tỷ trọng nhỏ bé nên toàn bộ nền kinh tế phải chịu những bất lợi sau:
- Tiềm năng vốn nhàn rỗi trong dân cư là rất lớn, nhưng chưa được khai thác có hiệu quả. Mỗi gia đình, mỗi cá nhân có một khoản dự trữ tiền mặt để phục vụ cho nhu cầu giao tiếp hàng ngày nhưng chưa gửi vào NHTM, làm phân tán nguồn vốn nội lực của đất nước .
- Chi phí vật chất, thời gian cho việc phát hành, bảo quản,sử dụng tiền mặt trên toàn bộ nền kinh tế là rất lớn.
- Giao dịch sử dụng bằng tiền mật thì khả năng rủi ro, mất mát cao hơn so vơí thanh toán chuyển khoản qua các ngân hàng thương mại.
Để nâng cao tỷ trọng thanh toán qua NHTM của các tầng lớp dân cư, xin đề xuất một số giải pháp sau:
Đa dạng hoá các hình thức thanh toán qua NHTM
-Phát hành séc thanh toán cá nhân có đảm bảo chi trả của NHTM. Đây là sản phẩm thanh toán đã tồn tại từ lâu trong nền kinh tế thị trường.Trong điều kiện hiện nay, mức thu nhập của một bộ phận dân cư đã được nâng cao, nhu cầu giao dịch thanh toán cá nhân ngày càng tâng đòi hỏi các ngân hàng cần nhanh chóng đưa vaò áp dụng sec thanh toán cá nhân có bảo đảm chi trả của NHTM. Từ một bộ phận dân cư sử dụng séc thanh toán(có bảo chi cả sổ séc với mức khống chế không quá một số tiền nhất định trên mỗi tờ séc) trao tay ngay không qua ngân hàng thương mại sẽ có ảnh hưởng lan rộng và kích thích nhu cầu thanh toán qua NHTM của một bộ phận dân cư khác. Tuỳ theo từng giai đoạn, từng khách hàng có thể quy định séc không được chuyển nhượng hoặc quy định séc được chuyển nhươngj và số lần chuyển nhượng. Đối với một số khách hàng uy tín, có những biện pháp đảm bảo phù hợp, NHTM có thể áp dụng trường hợp thấu chi ( tính lãi tiền vay khi vượt quá số dư trong một thời hạn và số tiền nhất định).
-Triển khai dịch vụ thẻ tín dụng, máy rút tiền tự động ATM .Hiện nay, đã có hai ngân hàng trong nước đưa vào sử dụng thẻ tín dụng nội địa tại các thành phố lớn với các phương tiện phục vụ thanht toán thẻ.Hình thức thanh toán này bước đầu đã phát huy hiệu quă, cung cấp nhiều tiện nghi cho một bộ phận khách hàng có thu nhập cao. Thời gian tới ,với ưu thế về mạng lưới phân bố rộng khắp trên toàn quốc gia của hệ thống các ngân hàng có đủ điêù kiện, thị trường thẻ tín dụng sẽ phát triển mạnh mẽ, thu hút thêm nhiều bộ phận dân cư sử dụng các phương tiện thanh toán của NHTM. Để làm được nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, NHTM cần nhanh chóng đầu tư và ứng dụng các sản phẩm công nghệ tin học trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng, đào tạo nhân viên ngân hàng vận hành tốt nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng, phát triển mạng lưới các doanh nghiệp thương mại dịch vụ chấp nhận bán hàng hoá thông qua thẻ tins dụng, chú trọng công tác thông tin quảng cáo đến các tầng lớp dân cư.. Ngoài ra, các chi nhánh NHTM có điều kiện tại các khu vực thích hợp cần trang bị các máy rút tiền tự động phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng.
-Thực hiện dịch vụ chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên chức ngân hàng. Hiện nay một số doanh nghiệp trả lương cao cho nhân viên có xuất hiện nhu câu doanh nghiệp nhơ NHTM chích tài khoản tiền gửi trả hộ cho công nhân viên theo danh sách, công nhân viên có nhu cầu để dành một phần tiền lương gửi ở tài khoản cá nhân ,công nhân viên có nhu cầu thanh toán một số khoản chi phí điện, nước, bảo hiểm....theo định kỳ.NHTM có thể tiếp cận các doanh nghiệp để thực hiện các dịch vụ này, tạo thói quen sử dụng các dịch vụ của ngân hàng thương mại.
-Phát triển nghiệp vụ cho vay đời sống , tổ chức thu nợ hàng tháng từ tài khoản tiền lương. Sau khi chính phủ có chủ trương kích cầu tiêu dùng, nghành ngân hàng đã triển khai mạnh nghiệp vụ cho vay phục vụ đời sống CBCNV và đã thu được những kết quả rất khả quan góp phần “ xã hội hoá” công tác ngân hàng. Tuy nhiên cần gắn nghiệp vụ cho vay phục vụ đời sống CBCNV với việc tổ chức thu nợ hàng tháng từ tài khản cá nhân nhằm quản lý nguồn thu nợ tốt hơn, đồng thời cung cấp tài khoản cá nhân cho CBCNV sử dụng trong các giao dịch hàng ngày.
-Thực hiện nghiệp vụ môi giới , trung gian thanh toán, hỗ trợ vốn trong giao dịch mua bán bất động sản và các tài khoản có giá trị lớn qua tài khoản ngân hàng. NHTM là nơi thuận tiện khi làm trung gian các dịch vụ mua bán nhà đất và các tài sản có giá trị, qua đó các bên tham gia thanh toán trao tiền qua tài khoản ngân hàng, khi cần có thể được NHTM cho vay vốn bù đắp phần thiếu hụt. Vì vậy, NHTM đứng ra tổ chức thực hiện các dịch vụ này cũng là giải pháp thu hút dân cư mở tài khoản và thanh toán qua NHTM.
-huy động vốn thông qua các sản phẩm tiền gửi chung, dài hạn để người dân gắn bó vơi NHTM , sử dụng các tiện nghi phục vụ công tác thanh toán qua ngân hàng. Hiện nay, các sản phẩm huy động tiền gửi trong dân cư của NHTM trong nước chỉ có các loại tiền gửi truyền thống như tiền gửi tiết kiệm, ký phiếu, phát hành trái phiếu. Trong thời gian tới cần mở ra các sản phẩm huy động vốn trung, dài hạn có mục đích trong tương lai như tiền gửu tiết kiệm hưu trí, tiền gửi tiết kiệm giáo dục.. gắn với các loại tiền gửi này là cơ chế ưu đãi trong vay vốn, các tiện nghi trong thanh toán thu hút dân cư đến NHTM tiền gửu ngày càng nhiều và qua đó sử dụng các dịch vụ của NHTM.
Thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi dân cư thanh toán qua ngân hàng.
Để thu hút và khuyến khích dân cư thanh toán qua NHTM, trong thời gian đầu nghành ngân hàng cần có chính sách khuyến khích,ưu đãi như:
-Giảm phi hoặc không thu phí dịch vụ thanh toán qua NHTM của dân cư.
- Tăng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của dân cư cao hơn mức áp dụng cho các doanh nghiệp.
-Đối với một số khách hàng hội đủ điều kiện ,NHTM có thể ưu đãi lãi suất cho vay và thời gian thẩm định khi khách hàng có nhu cầu vay.
-Đôi với các doanh nghiệp thương nghiệp, dịch vụ có bán hàng cho dân cư sử dụng séc thanh toán, thẻ tín dụng.. thì doanh số bán hàng bằng các hình thức thanh toán qua NHTM nên được miễn hoặc giảm thuế trong từng thời kỳ nhất định.
-Đối với lĩnh vực séc thanh toán cá nhân có nhiều phức tạp, dễ phát sinh rủi ro nếu phát hành quá số dư, cần nâng các văn bản pháp quy trong lĩnh vực thanh toán hiện nay lên tầm cao hơn là luật về séc để tạo hành lang pháp lý cho NHTM và dân cư thực hiện nghiêm túc, góp phần nâng cao tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội.
Các giải pháp khác.
Ngoài các giải pháp về đa dạng các hình thức thanh toán và chính sách ưu đãi , khuyến khích kềm theo, NHTm cần phải thực hiện song song và đồng bộ các giải pháp hỗ trợ sau:
- ứng dụng đồng đều và rộng khắp trên cả nước công nghệ vi tính trong công tác thanh toán, đảm bảo nhanh chóng, tiện lợi ,an toàn cho dân
cư thanh toán qua NHTM.
-Mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch của NHTM tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư gửi vốn và thanh toán.
-Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu các dịch vụ thanh toán qua NHTM đến từng nhóm dân cư ,giúp dân cư có thông tin, làm quen với các dịch vụ ngân hàng, hiểu về hoạt động thanh toán của ngân hàng , kích thích nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt trong đời sống hàng ngày
Kết luận
Nền kinh tế số hoá đã mở ra nhiều cơ hội cho các nhà hoạt động kinh doanh mua bán hàng hoá. Đồng thời nó cũng yêu cầu các nhà kinh doanh cũng phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt thì mới chắc chắn thành công. Ví như hình thức mua bán qua mạng mà thiếu phương thức thanh toán điện tử thì chắc chắn hình thức mua bán trên không đạt hiệu quả tối đa. Thanh toán điện tử không chỉ phục vụ duy nhất hoạt động mua bán hàng hoá qua mạng mà nó còn được mở rộng sang rất nhiều hoạt động khác như áp dụng trong thanh toán chi phí du lịch, vui chơi g000iải trí...
Do vậy, thách thức đặt ra cho các nhà hoạt động kinh doanh Việt Nam muốn hoà nhập vào xu thế chung của thời đại thì tất yếu phải tiếp thu và ứng dụng kịp thời những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong hoạt động kinh doanh mới có thể đánh bại được các đối thủ cạnh tranh trên thế giới. Mặc dù thanh toán điện tử có rất nhiều lợi ích song phần lớn dân cư còn chưa được biết đến hoặc còn nghi ngờ về lợi ích của thanh toán điện tử nên hình thức thanh toán này chưa được áp dụng phổ biến ở nước ta.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình thương mại điện tử
2. Giáo trình thương mại quốc tế
3. Hỏi đáp thương mại điện tử
4. Tạp chí Ngân hàng
5. Tạp chí thương mại
6. Tạp chí tin học ngân hàng
7. Tạp chí doanh nghiệp
Mục lục
Lời mở đầu
Nội dung :
Chương I: một số lý luận chung về
thanh toán điện tử
I.Thẻ thanh toán - một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
-Thẻ thanh toán là gì
-Lợi ích khi sử dụng thẻ thanh toán
-Ai được quyền sử dụng thẻ thanh toán
-Những yêu cầu đối với ứng dụng công nghệ thẻ điện tử
-Một số qui định chung cho việc phát hành sử dụng,bảo quản và thanh toán thẻ
II. Hệ thống thanh toán tài chính tự động
-Mã hoá thương mại
-Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt
III. Vai trò của thanh toán điện tử trong thương mại điện tử
-Là một yếu tố rất quan trong thúc đẩy thuong mại điện tử phát triển
-Tiếc kiệm được chi phí và thời gian cho khách hàng thay vì phải thanh toán trựcc tiếp
-Tạo thuận lợi cho khach hàng khi mua bán qua mạng
Chương 2:Thực trang thanh toán điện tử ở việt nam
I.Thực trang thanh toán bằng thẻ
-Thị trường thẻ ở việt nam
-Số người sử dụng thẻ
-Số cơ sở chấp nhận thẻ
-Số ngân hàng tham gia dịch vụ thanh toán bằng thẻ
II.Thực trạng cơ sở thanh toán tự động ở nước ta
Chương 3: Giải pháp để thúc đẩy thanh toán điện tử phát triển ở việt nam
I. Phải phát triển hoạt đong kinh doanh thẻ ở việt nam
-Các ngân hàng cần mạnh dạn phát triển hoạt đọng phát hành thẻ
-Cần phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cho hoạt đọng kinh doanh thẻ
-Đẩy mạnh quảng cáo ,tiếp thẻ
-Các ngân hàng có sự hợp tác đẻ quản lý và kiểm soát rủi do có hiệu quả
II. Muốn tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt cần bác bỏ loại ngân phiếu thanh toa
-Bắt buộc các đon vị vay vốn ngân hang ,trên 100 triệu đồng phải thanh toán bằng chuyển khoản
-Dùng thuế xuất cao đối với những doanh nghiệp thanh toán bằng tiền mặt
-Nâng cao thể thức và phương thức thanh toán của ta ngang tầm thế giới
III. Mở rộng dịch vụ thanh toán bằng thẻ qua ngân hàng
-Về cơ sở vật chất
- Công tác tuyên truyền
-Cơ sở pháp lý
IV. Một số giải pháp thu hút dân cư mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng
Kết luận chung
1
2
2
3
4
4
5
6
8
8
8
9
9
10
10
11
11
11
11
12
12
12
14
14
14
14
14
14
15
15
16
16
16
16
17
17
18
21
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33703.doc