Đề tài Giải pháp góp phần hạ thấp chi phí kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng thép tại tổng công ty thép Việt Nam

Đặc điểm Văn phòng tổng công ty là chuyên doanh nhập khẩu các mặt hàng thép để phục vụ cho việc sản xuất và tiêu dùng trong nước. Thép là mặt hàng kinh doanh đòi hỏi vốn lớn và phải thanh toán cho các nhà xuất khẩu thép nước ngoài bằng ngoại tệ và đặc biệt chu kỳ kinh doanh dài nên nó sẽ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá nên nhiều khi chênh lệch tỷ giá sẽ làm cho giá vốn hàng mua tăng cao điều này sẽ làm tăng khoản phải trả trong tương lai, làm giảm số thực lãi của đơn vị và hiệu quả kinh doanh của đơn vị giảm đi rất nhiều. Có khi đang kinh doanh có lãi mà do tác động của tỷ giá hối đoái dẫn đến kinh doanh thua lỗ. Bởi vậy văn phòng cần có biện pháp phòng ngừa rủi ro chênh lệch tỷ giá như mua quyền chọn mua ngoại tệ, sử dụng dự đoán tỷ giá hối đoái của bộ phận chuyên nghiên cứu về thay đổi tỷ giá hối đoái trong tương lai. Khi dự đoán tỷ giá hối đoái tăng trong thời gian tới thì những lô hàng giao dịch trong thời gian này mà Tổng công ty vay ngân hàng để thanh toán thì cần mua ngoại tệ theo kỳ hạn để thanh toán. Do đó từ những hợp đồng nhập khẩu hàng đơn vị cần phải nghiên cứu thận trọng hơn khả năng biến động tỷ giá để xây dựng phương án kinh doanh hiệu quả giảm tối đa rủi ro tỷ giá hối đoái, tránh thiệt hại trong kinh doanh.

doc66 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp góp phần hạ thấp chi phí kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng thép tại tổng công ty thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợp đồng số 02/VSC- DAEWOO/2000 ngày 01/3/2000, tên tàu và số L/C 0180114001L/C124. Nhập khẩu 5020,86 tấn phôi thép với đơn giá 181 USD/MT tỷ giá lúc nhập là USD/VND = 13891. Tổng ngoại tệ phải trả là 911286 USD. Tổng giá vốn: 13.075.892.834 đ. Chi phí: 136.476.344 đ. Giá bán: 13.516.155.120 đ Lãi gộp: 303.785.950 đ. Nhưng khi thanh toán tiền hàng cho bên Hàn Quốc thì tỷ giá USD/ VNĐ = 13903. Nên Văn phòng Tổng công ty phải thanh toán 911286 USD với tỷ giá 13903. Sự chênh lệch này đã làm cho Văn phòng Tổng công ty Thép thiệt 11.089.914 đ( Cả số tiền do Văn phòng mở L/C). Như vậy, thực lãi của đơn vị là 303.785.950 – 11.089.914 = 292.696.036đ. Vì vậy khi tỷ giá thay đổi, công ty sẽ phải thanh toán khoản phải trả cao hơn và điều này sẽ làm giảm doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần lựa chọn biện pháp phòng ngừa sự thay đổi tỷ giá ( mua kỳ hạn thanh toán, dự bảo tỷ giá…) nhằm tránh việc tăng chi phí mua hàng, giảm doanh thu cho doanh nghiệp. III. Tình hình thực hiện chi phí kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty thép Việt Nam qua 2 Năm 2002-2003. 3.1. Tình hình thực hiện chi phí kinh doanh và công tác quản lý chi phí kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty thép Việt Nam qua 2 Năm 2002-2003. Chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, vì vậy thông qua việc phân tích các chỉ tiêu của chi phí kinh doanh ta có thể nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn và toàn diện về tình hình thực hiện chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó thấy được tình hình quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp có hợp lý hay không?, có phù hợp với quy chế tài chính của Nhà nước và của doanh nghiệp hay không?, có mang lại hiệu quả cho đơn vị hay không?. Từ đó xác định được các nguyên nhân gây ra các khoản, mục chi sai mục đích kinh doanh để đề ra các phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm quản lý và sử dụng chi phí có hiệu quả hơn, tránh gây lãng phí trong chi phí kinh doanh của đơn vị. 3.1.1. Nội dung công tác quản lý chi phi kinh doanh. Trong quá trình hoạt động kinh doanh và quản lý chi phí, công tác quản lý chi phí kinh doanh là một việc làm thường xuyên và có vai trò quan trọng bởi vì yêu cầu cơ bản của việc quản lý chi phí kinh doanh là đảm bảo tốt nhất quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng hợp lý tiết kiệm mọi vật tư, tiền vốn, sức lao động của doanh nghiệp để đạt được lợi nhuận tối đa trong khuôn khổ của pháp luật, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Xác định phạm vi của chi phí kinh doanh: Dựa trên công tác quản lý chi phí kinh doanh, Văn phòng Tổng công ty tiến hành xác định phạm vi chi phí kinh doanh bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến quá trình mua hàng( mở L/C, điều chỉnh, thanh toán L/C và các chi phí khác), chi phí bán hàng nhập khẩu, chi phí bán hàng xuất khẩu, các chi phí quản lý doanh nghiệp (baogồm xử lý hàng nhập khẩu thiếu gửi cho các đơn vị thành viên …) đều được hạch toán vào chi phí kinh doanh. Việc tính toán chi phí kinh doanh thường dựa trên giá trị thực chi và ghi nhận phù hợp với doanh thu. 3.1.2. Tình hình thực hiện chi phí kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty qua 2 Năm 2002-2003. Qua số liệu cho thấy Tổng chi phí kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty Thép Năm 2003 giảm với số tiền 49.954.769.451 đồng với tỷ lệ giảm 38,21% còn Tổng doanh thu Năm 2003 so với Năm 2002 giảm với số tiền là 63.264.550.686 đồng với tỷ lệ giảm là 47,93%. Như vậy xét về tổng thể chi phí kinh doanh của Văn phòng Năm 2003 giảm đáng kể, tuy nhiên tốc độ giảm của chi phí kinh doanh vẫn nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh thu điều này làm cho tỷ suất chi phí tăng cao là 18,35%. Sự tăng lên của tỷ suất chi phí trong khi doanh thu giảm là một điều bất hợp lý điều này làm cho lợi nhuận kinh doanh Năm 2003 giảm đáng kể. Hiệu quả kinh doanh của Văn phòng Năm 2003 không có kết quả. Việc Tổng chi phí giảm là do chi phí mua hàng mua hàng trong năm qua của Văn phòng Tổng công ty giảm do việc tăng giá đột ngột của phôi thép trên thế giới điều này làm giảm các đơn mua hàng từ phía các đơn vị thành viên giảm, đồng thời cũng làm giảm doanh thu của Văn phòng, bên cạnh đó chi phí bán hàng tăng và đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đột biến. Từ bảng này ta đi vào phân tích những khoản mục chi phí xem chúng tăng lên hay giảm đi theo chiều hướng tốt hay xấu để giúp doanh nghiệp tìm ra các biện pháp làm giảm chi phí kinh doanh cho phù hợp, góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp chia làm 3 khâu: +) Chi phí mua hàng: Đây là những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hoá của đơn vị bao gồm cả: chi phí giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng, chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá, chi phí thuê kho bãi trong quá trình mua hàng, bảo hiểm hàng hoá, hoa hồng đại lý. ở Văn phòng Tổng công ty Thép, Chi phí mua hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh. Năm 2003 chi phí mua hàng là 66.890.627.498 đồng chiếm 83,49% giảm so với Năm 2002 là 49.954.769.451 đồng với tốc độ giảm là 47,91% và đạt được tỷ suất là 0,06%, giảm tỷ trọng là 15,54%. Chi phí mua hàng giảm là do khối lượng đơn hàng nhập khẩu phôi thép giảm vì giá phôi thép tăng cao và chi phí về bảo hiểm hàng hoá tăng đồng thời các chi phí như chi phí dịch vụ mở L/C, điều chỉnh, thanh toán L/C chi phí vận chuyển tăng. +) Chi phí bán hàng: Đối với Văn phòng Tổng công ty chi phí bán hàng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí kinh doanh do đặc thù của Văn phòng Tổng công ty là nhập khẩu uỷ thác phôi và các sản phẩm thép cho các đơn vị thành viên nên tỷ trọng chi phí bán hàng thường nhỏ hơn so với các khoản chi phí mua hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2003 chi phí bán hàng tại Văn phòng là:743.566.037 đồng chiếm 0,93% tăng so với Năm 2002 là 288.621.475 đồng với tốc độ tăng là 63,44% và đạt được tỷ suất là 0,74%, tăng tỷ trọng so với Năm 2002 là 0,58%. Chi phí bán hàng tăng lên do chi phí trong các hoạt động XNK uỷ thác tăng. +) Chi phí quản lý doanh nghiệp: Đây là một khoản chi phí gián tiếp phục vụ quá trình kinh doanh tuy nhiên tại Văn phòng Tổng công ty chi phí quản lý doanh nghiệp cũng chiếm một tỷ trọng lớn. Trong Năm 2003 khoản chi này tăng lên một lượng rất lớn là 12.488.424.655 đồng chiếm 15,59% tăng so với Năm 2002 là 11.673.235.391 đồng với tốc độ tăng là 1432% và đạt tỷ suất là 17,55% tăng tỷ trọng so với Năm 2002 là 14,96%. Việc chi phí quản lý tăng đột biến trong Năm 2003 với tỷ lệ rất cao như vậy vì Văn phòng đã xử lý hàng nhập khẩu thiếu của Công ty kim khí Hải phòng là 1.583.505.966 đồng, xử lý hàng nhập khẩu thiếu vụ SENTA- tàu PRAROS -1994 là 10.788.686.065 đồng và các chi khác là 116.232.624 đồng vào trong chi phí quản lý doanh nghiệp của Văn phòng.Việc chi phí doanh nghiệp tăng cao của Văn phòng tăng cao là do giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình nhập khẩu điều đó đã làm giảm doanh thu cũng như lợi nhuận kinh doanh của Văn phòng và điều đó làm cho hoạt động kinh doanh của Văn phòng không đạt được hiệu quả cao.Tuy nhiên đây chỉ là yếu tố bất thường xảy ra cho Năm 2003 và không thường xuyên là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong các năm. Nhìn chung chi phí kinh doanh của Văn phòng đã giảm so với Năm 2002 tuy nhiên mức giảm của doanh thu lớn hơn điều này làm cho lợi nhuận kinh doanh Năm 2003 bị giảm, đồng thời công tác quản lý và sử dụng chi phí vấn còn yếu kém. * Tình hình thực hiện thuế và thực hiện nghĩa vụ thuế của Văn phòngTổng công ty Thép Việt Nam Năm 2002-2003. Năm 2003, tổng số thuế của Văn phòng Tổng công ty phải nộp ngân sách Nhà nước là 25.248.015.147 VNĐ (trong đó từ Năm 2003 sang số thuế còn phải nộp là 18.604.404.897 VNĐ) thuế phát sinh trong năm là 6.643.610.249 VNĐ trong đó: Thuế nhập khẩu là 3.710.224.149 VNĐ bằng 55,85%, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là 2.847.493.708 VNĐ chiếm 42,86%, Tiền thuê đất là 53.763.300 VNĐ chiếm 0,81%, còn lại các loại thuế khác là 32.129.092 VNĐ chiếm 0,48%. Tổng công ty đã nộp là 25.916.269.521 VNĐ giảm số thuế lưu là 668.254.374 VNĐ. 3.1.3. Tình hình thực hiện chi phí kinh doanh qua các hoạt động kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam qua 2 Năm 2002-2003. Tình hình thực hiện chi phí kinh doanh qua các hoạt động kinh doanh qua 2002-2003 của Văn phòng được biểu hiện qua bảng sau: Bảng 04: Tình hình thực hiện chi phí theo hoạt động kinh doanh. Đơn vị tính: VNĐ Hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 So sánh Chênh lệch Tỷlệ(%) XK uỷ thác Doanh thu 361.420.901 30.204.653 -331.216.249 -91,69 Chi phí 317.913.913 24.985.368 -292.928.545 -92,14 Cung cấp dịch vụ Doanh thu 767.132.480 9.002.923 -758.129.557 -98,83 Chi phí 137.045.045 7.908.335 -129.136.710 -94,23 Bán hàng Nhập khẩu Doanh thu 130.854.541.530 68.679.336.650 -62.175.204.880 -47,51 Chi phí 815.174.868 13.199.096.988 12.383.922.120 Tổng Doanh thu 131.983.096.711 68.718.544.225 -63.264.552.485 47,93 Chi phí 1.270.133.825 13.231.990.692 11.961.856.866 Hoạt động bán hàng xuất khẩu có doanh thu Năm 2003 là 30.204.653 đồng giảm so với Năm 2002 là 331.216.249 đồng với tốc độ giảm 91,69%. Chi phí xuất khẩu uỷ thác Năm 2003 giảm 292.928.545 đồng với tốc độ giảm là 92,14%. Việc xuất khẩu uỷ thác trong Năm 2003 giảm cả về doanh thu và chi phí vì hiện nay Văn phòng thường xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị thành viên trong tổng công ty như Công ty Thép Miền Nam,…sang các thị trường Campuchia chủ yếu là gang xích và do hoạt động Năm 2003 giảm do chủ yếu tập trung vào sản xuất cho thị trường trong nước cho nên đã thu hẹp hoạt động xuất khẩu của Văn phòng Tổng công ty. Hoạt động cung cấp dịch vụ cũng đã giảm đáng kể doanh thu Năm 2003 giảm 758.129.557 đồng với tỷ lệ giảm là 98,83% và chi phí cho hoạt động này giảm 129.136.710 đồng với tỷ lệ giảm là 94,23%. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh bán hàng nhập khẩu có doanh thu Năm 2003 là 68.679.336.646 đồng giảm so với Năm 2002 là 62.175.204.880 đồng với tỷ lệ giảm là 47,51% tuy nhiên chi phí kinh doanh trong hoạt động này tăng cao hơn Năm 2002 là 12.383.922.120 đồng . Việc hoạt động kinh doanh bán hàng nhập khẩu giảm so với Năm 2002 là do khối lượng nhập khẩu giảm 16% so với Năm 2003, nhưng hiệu quả kinh doanh thép nhập khẩu đã chiếm vai trò quan trọng trong kết quả lãi của Văn phòng Năm 2003. Việc cung cấp phôi cho các đơn vị sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong hàng nhập khẩu(63%), nhưng số lượng làm dịch vụ nhập khẩu vẫn là chủ yếu(60,4%). Văn phòng Tổng công ty cũng như các đơn vị thương mại đã rất tích cực giao dịch nhập khẩu phôi thép cung cấp cho các đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, việc chưa tìm ra được chân hàng nhập khẩu ổn định cũng như thiện chí hợp tác của các nhà sản xuất, đặc biệt là liên doanh chưa cao, đã hạn chế nhiều hiệu quả kinh doanh. Thị phần nhập khẩu của Văn phòng Tổng công ty so với xã hội giảm so với Năm 2002. Qua bảng số liệu cho thấy tuy các hoạt động kinh doanh của Văn phòng giảm nhiêu so với Năm 2002 nhưng trong Năm 2003 các hoạt động kinh doanh cũng thu được những kết quả khả quan. Tuy vậy chi phí cho các hoạt động kinh doanh của Văn phòng vẫn còn khá cao đặc biệt là chi phí cho hoạt động bán hàng nhập khẩu. Để có được doanh thu cao hơn trong những năm tới Văn phòng Tổng công ty cần có những biện pháp như tìm nguồn cung cấp phôi ổn định, mở rộng thị trường xuất khẩu và đặc biệt là giảm chi phí trong các hoạt động kinh doanh để đạt được lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. 3.2. Hiệu quả thực hiện chi phí kinh doanh theo các chỉ tiêu kinh tế cơ bản. Bảng 05: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chi phí kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty qua 2 Năm 2002-2003. Stt Các chỉ tiêu Đ.vị Năm 2002 Năm 2003 I Tổng doanh thu Đ 131.983.094.911 68.718.544.225 II Tổng chi phí kinh doanh Đ 129.677.381.641 80.122.618.190 Tỷ suất chi phí kinh doanh % 98,25 116,60 Mức độ tăng giảm TSCPKD % 18,35 Tốc độ tăng giảm TSCPKD % 18,68 Mức tiết kiệm CPKD Đ 12.609.852.865,29 1 Chi phí mua hàng Đ 128.407.247.816 66.890.627.498 Tỷ suất chi phí mua hàng % 97,29 97,35 Mức độ tăng giảm TSCPMH % 0,06 Tốc độ tăng giảm TSCPMH % 0,062 Mức tiết kiệm CPMH Đ 41.231.126,54 2 Chi phí bán hàng Đ 454.944.561 743.566.037 Tỷ suất chi phí bán hàng % 0,34 1,08 Mức độ tăng giảmTSCPBH % 0,74 Tốc độ tăng giảm TSCPBH % 217,65 Mức tiết kiệm CPBH Đ 508.517.227,27 3 Chi phí quản lý DN Đ 815.189.264 12.488.424.655 Tỷ suất chi phí quản lý DN % 0,62 18,17 Mức độ tăng giảmTSCPQL % 17,55 Tốc độ tăng giảm TSCPQL % 2830,65 Mức tiết kiệm CPQL Đ 12.060.104.511,49 Do trong Năm 2003, Việc doanh thu giảm gần 47,93% so với Năm 2002 và nhanh hơn so với tốc độ giảm của tổng chi phí kinh doanh(38,21%) đã làm cho tỷ suất chi phí kinh doanh tăng từ 98,25% lên tới 116,60% và mức tăng tỷ suất chi phí kinh doanh là: 116,60% - 98,25% = 18,35% với tốc độ tăng của tỷ suất chi phí là: d = x100 = 18,68% Do vậy Năm 2003 Văn phòng Tổng công ty có : Stk=M1 *= 68.718.544.225*18,35% = 12.609.852.865,29 đồng. Việc Stk cao, là do trong Năm 2003 các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng khá cao so với Năm 2002. Việc quản lý chi phí kinh doanh ở Văn phòng Tổng công ty thép được xem xét trên 3 khâu: +) Chi phí thu mua hàng: Năm 2003 chi phí mua hàng của đơn vị giảm so với Năm 2002 với số tiền là: 66.890.627.498 –128.407.247.816 =- 61.516.620.318 đồng với tỷ lệ giảm là: Do tốc độ chi phí mua hàng giảm, giá phôi thép tăng làm tỷ suất chi phí mua hàng tăng từ 97,29% lên 97,35% và mức tăng của tỷ suất chi phí mua hàng là: 97,35% - 97,29% = 0,06% Với tốc độ tăng của chi phí là: d = Do vậy Năm 2003, với khoản mục chi phí mua hàng Văn phòng Tổng công ty có: Stk=M1*=68.718.544.225*0,06% = 41.231.126,54 đồng. +) Chi phí bán hàng: Năm 2003 chi phí bán hàng của Văn phòng tăng lên với số tiền là: 743.566.037 – 454.944.561= 288.621.476 đồng với tỷ lệ tăng là: Do tốc độ của chi phí bán hàng tăng lên làm tỷ suất chi phí tăng lên từ 0,34% lên 1,07% và mức tăng của tỷ suất chi phí bán hàng là: 1,08%-0,34% = 0,74% Với tốc độ chi phí bán hàng là: Do vậy Năm 2003, với khoản mục chi phí bán hàng Văn phòng Tổng công ty có : Stk=M1*= 68.718.544.225*0,74 = 508.517.227,27 đồng +) Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2003 chi phí quản lý doanh nghiệp đã tăng so với Năm 2002 với số tiền là: 12.488.424.655 – 815.189.264 =11.673.235.391 đồng với tỷ lệ tăng là: Do tốc độ chi phí quản lý doanh nghiệp tăng làm tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 0,62% lên 18,17% và mức tỷ suất CFQLDN tăng là: 18,17%-0,62% =17,55%. Với tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp là: Do vậy Năm 2003, với với khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam có: Stk=M1*=68.718.544.225*17.55% =12.060.104.511,49 đồng. Qua phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu chi phí kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty Thép qua 2 Năm 2002-2003 cho thấy: Nhìn chung tình hình quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh Năm 2003 so với Năm 2002 là chưa được tốt. Chi phí kinh doanh có giảm so với Năm 2002 nhưng tốc độ giảm nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh thu đã làm cho tỷ suất chi phí kinh doanh tăng và Văn phòng đã có một lượng Stk là 12.609.852.865,29 đồng. Đây là một con số cao hiếm có của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam, phần nào đã phản ánh Năm 2003 có nhiều biến động cuả ngành thép Việt Nam cũng như thế giới và về khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh 3.3. Đánh giá tình hình thực hiện chi phí kinh doanh tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam qua 2 Năm 2002-2003. 3.3.1. Những kết quả đạt được. Tổng công ty Thép Việt Nam là một doanh nghiệp lớn nhất trong ngành Thép Việt Nam. Các cơ sở sản xuất thép của Tổng công ty và các liên doanh hàng năm sản xuất và cung cấp cho nền kinh tế khoảng 90% lượng thép sản xuất trong nước. Gần như 100% các sản phẩm thép, phôi thép được nhập vào Việt Nam là do Tổng công ty và các liên doanh thực hiện. Cùng với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Tổng công ty Thép Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu đảm bảo cung cấp ổn định các sản phẩm thép cho nền kinh tế. Đồng thời, Tổng công ty đang hướng tới phát triển ngành công nghiệp thép trong tương lai thông qua xây dựng các nhà máy cán thép, sản xuất phôi thép, thép cuộn, thép xây dựng…Một thực tế cho thấy, sau nhiều năm gặp khó khăn do ứ đọng sản phẩm và bị sức ép cạnh tranh của mặt hàng thép nhập ngoại, Năm 2003, Tổng công ty đã giải quyết được cơ bản tình trạng ứ đọng và đạt sản lượng cao nhất từ trước tới nay. Điều đáng nói là Tổng công ty vượt qua khó khăn trong bối cảnh nguồn nguyên liệu, nhiên liệu liên tục tăng, nguồn nguyên liệu khan hiếm và thị trường thép Việt Nam có sự cạnh tranh gay gắt do có thêm nhiều nhà máy mới đi vào hoạt động. Sang Năm 2003, tiếp tục những thành tích đã đạt được của Năm 2002 Tổng công ty tiếp tục gia tăng sản xuất kinh doanh, giải quyết lượng hàng tồn kho, thực hiện tốt công tác dự báo thị trường điều đó giúp cho Tổng công ty duy trì được kết quả, mở rộng kinh doanh tăng lợi nhuận góp phần giải quyết lỗ luỹ kế. Là một thành viên của Tổng công ty, Văn phòng Tổng công ty đã thực hiện tốt công tác nhập khẩu các sản phẩm thép và phôi thép cho các đơn vị sản xuất thành viên trực thuộc Tổng công ty và các liên doanh, thực hiện tốt công tác hạch toán tài chính kế toán trong toàn Tổng công ty, thu được lợi nhuận cao, nâng cao đời sống cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Văn phòng, tăng thu nhập cho NSNN. Bên cạnh đó, trong công tác quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh văn phòng đã đưa ra nhiều giải pháp để hạ thấp được chi phí kinh doanh đó là xây dựng một bộ máy tổ chức quản lý hợp lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, các khoản nợ được thanh toán đáng kể, thực hiện tốt chế độ chính sách quản lý quản lý tài chính doanh nghiệp của Nhà nước. 3.3.2. Những khó khăn hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh. Nếu nhìn nhận việc nghiên cứu lý luận chi phí kinh doanh phần chương I của luận văn được phản ánh rõ trong công tác quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam thì bộc lộ rõ những tồn tại: Công tác dự báo, nghiên cứu thị trường còn yếu kém, chưa tìm ra được chân hàng nhập khẩu ổn định cũng như thiện chí hợp tác của các nhà sản xuất, đặc biệt là với các liên doanh chưa cao, vấn đề quản lý và sử dụng chi phí chưa được quan tâm đúng mức, kế hoạch dự toán ngắn hạn về chi phí còn chưa sát với thực tế,vv… Nguyên nhân khách quan: - Môi trường kinh doanh quốc tế có nhiều biến động khó dự đoán, giá cả các mặt hàng thép trên thị trường thế giới luôn thay đổi do quan hệ cung cầu, chính sách xuất nhập khẩu thép của Chính phủ các quốc gia,vv…Là một nước nhập khẩu hơn 60% phôi thép và các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được nên thị trường Việt Nam chịu ảnh hưởng về giá cả thép của thị trường thế giới. - Môi trường kinh doanh thép trong nước có sự cạnh tranh quyết liệt do có ra đời của một số nhà máy sản xuất thép mới và các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh thép. - Môi trường chính sách pháp luật đang được hoàn thiện đúng hướng với tốc độ khả quan. Tuy nhiên vấn đề chồng chéo văn bản, hiệu lực pháp luật, chính sách nhất quán, sự can thiệp của Chính phủ cần được tiếp tục phát huy có hiệu quả. - Hệ thống chế độ quản lý tài chính đang được củng cố, bổ sung. Các chính sách về mức giá trần cho thép xây dựng của Ngành Thép còn được nghiên cứu nhằm ổn định thị trường thép Việt Nam. Nguyên nhân chủ quan: Cơ cấu tổ chức, cơ cấu sở hữu và quyền đại diện sở hữu trong Văn phòng chưa thực sự là cơ sở cho việc thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí trong doanh nghiệp thể hiện chỗ lợi ích của các nhà quản trị không phải lúc nào cũng gắn liền với lợi ích và an nguy của doanh nghiệp hay nói cách khác, sự bảo hộ lâu dài đối với ngành Thép tuy mang tính chất chiến lược tất yếu nhưng cũng tiềm ẩn không ít những bất cập từ phía nhà quản lý và những non kém nhiều mặt cho nhà sản xuất. - Hiệu lực các văn bản chỉ đạo của Tổng công ty thông qua các biện pháp chế tài và nghiêm khắc đối với các trường hợp đơn vị thành viên vi phạm kinh doanh chưa cao. Kết luận chương II Nghiên cứu thực tế tình hình chi phí kinh doanh tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam trong thời gian qua, chương II của Luận văn rút ra một số kết luận sau: Thực trạng tình hình thực hiện chi phí kinh doanh tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân khách quan như: Thị trường Thép thế giới Năm 2002 có rất nhiều biến động( giá nhập khẩu các mặt hàng thép tăng mạnh và nguồn hàng khan hiếm), môi trường kinh doanh thép trong nước đang có sự cạnh tranh gay gắt, từ 1/1/2003 Bộ tài chính quyết định tăng thuế nhập khẩu phôi thép từ 7%-10%, môi trường thông tin, công nghệ của ngành Thép chưa cao…nhưng cũng có những nguyên nhân chủ quan như tiếp cận các thông tin về thị trường thép, đưa các dự báo về thị trường chưa được chủ động, công tác quản lý và sử dụng chi phí còn hạn chế, tiếp cận với vấn đề lý luận và các biện pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh còn chưa hiệu quả. Tình hình thực hiện chi phí kinh doanh của Văn phòng cần được quản lý chặt chẽ hơn nữa nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh nâng cao hiệu quả kinh doanh, thu được lợi nhuận tối đa cho Văn phòng, tăng thu nhập cho ngân sách Nhà nước. Chương III Một số giải pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh tại Văn Phòng Tổng công ty việt Nam. Trong những năm qua chi phí kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty tuy có sự biến động nhưng từng bước được hạ thấp và thành tựu đó là kết quả Văn phòng đã áp dụng những biện pháp phù hợp trong từng giai đoạn phát triển. Để giảm được chi phí kinh doanh thì cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ khác nhau, có sự cố gắng nỗ lực chủ quan của Tổng công ty cũng như sự đổi mới chỉ đạo quản lý của cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan quản lý Nhà nước. Dưới đây em xin đưa ra một số giải pháp hạ thấp chi phí kinh doanh nhằm nâng cao lợi nhuận. I. Phương hướng phát triển và mục tiêu giai đoạn 2002 - 2005 của Văn phòng Tổng công ty thép Việt Nam. 1.1. Phương hướng phát triển của Văn phòng Tổng công ty Thép. Văn phòng công ty đã xây dựng kế hoạch nhập khẩu và phát triển sản xuất dài hạn nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu sản phẩm thép của nền kinh tế quốc dân. Phương hướng phát triển là đầu tư theo chiều sâu, sắp xếp và cải tạo cơ sở sản xuất hiện có, đầu tư mới vào các nhà máy sản xuất, các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được mà thị trường có nhu cầu như thép tấm, thép lá cán nguội, tôn mạ thiếc, phôi thép. Giải quyết đồng bộ việc cung cấp phôi thép và quặng sắt cũng như các công trình hạ tầng cơ sở. Sử dụng công nghệ hiện đại, tự động hoá ở mức độ cao với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tiên tiến để giảm chi phí bằng việc tiết kiệm chi phí nguyên nhiên liệu và đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường. Với phương hướng phát triển như trên cơ quan đề ra mục tiêu tăng trưởng tổng quát như sau: * Tốc độ tăng trưởng: Thời kỳ 2003 – 2006 tăng bình quân 14,5%/ năm Thời kỳ 2006 – 2010 tăng trưởng 10%/ năm. - Nhập khẩu tăng 12,28%/ năm. - Mục tiêu sản lượng thép cán: Sản xuất Năm 2003 khoảng 782 ngàn tấn, dự kiến sản lượng thép của Tổng công ty Thép Việt Nam năm 2003 là 910 ngàn tấn. - Nhập và sản xuất phôi thép: Sẽ đầu tư xây dựng mới khoảng 1-2 cơ sở sản xuất phôi thép, tăng năng lực sản xuất phôi từ 390 nghìn tấn Năm 2003 lên 1-1,4 triệu tấn năm 2005. Nhập khẩu phôi thép: Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến tăng lượng nhập khẩu phôi thép từ 910 ngàn tấn Năm 2003 lên 1,1 triệu tấn năm 2003. Để thực hiện các mục tiêu trên: Tổng công ty Thép Việt Nam dự kiến triển khai trong kế hoạch phát triển tổng thể đã đề ra lộ trình đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ giai đoạn 2003- 2005 như sau: Đầu tư chiều sâu, xắp xếp và cải tạo các cơ sở sản xuất thép hiện có ở Công ty Gang thép Thái Nguyên và Công ty Thép Miền Nam. - Nhà máy cán thép của Công ty Gang Thép Thái Nguyên: Công suất 300.000 tấn/năm thép cây và cuộn cho xây dựng. Năm 2003 đi vào hoạt động. - Nhà máy cán nguội Phú Mỹ: Công suất 210.000 tấn/năm thép băng cán nguội. Năm 2004 sẽ đi vào hoạt động. - Nhà máy thép Phú Mỹ: Công suất 500.000 tấn/năm phôi thép và 400.000 tấn/năm thép cây và cuộn cho xây dựng. Năm 2005 sẽ đi vào hoạt động. - Nhà máy cán thép Liên Chiểu (Đà Nẵng): Công suất 250.000 tấn/năm thép cây và cuộn cho xây dựng. Năm 2004 sẽ đi vào hoạt động. Nghiên cứu và lập báo cáo khả thi dự án nhà máy sản xuất phôi công suất 500.000 tấn/năm; nhà máy cán thép tấm nóng công suất 1 triệu tấn/năm; thép tấm và băng cán nóng, dự án khai thác các mỏ quặng sắt Thạch Khê và Quý Xa; nhà máy thép liên hợp công suất 4,5 triệu tấn/năm; nhà máy thép đặc biệt phục vụ cơ khí và quốc phòng. Cùng với các đối tác nước ngoài xây dựng một số liên doanh như cảng Thị Vải, nhà máy sản xuất quặng hoàn nguyên dùng khí thiên nhiên. Giải pháp tạo vốn của Văn phòng Tổng công ty là phát huy vốn tích luỹ từ kinh doanh, vay vốn tự đầu tư là chính, coi trọng các dự án liên doanh với nước ngoài khi Việt Nam chưa có điều kiện đầu tư. Vì vậy kinh doanh để có được lợi nhuận cao tạo điều kiện tích luỹ là một yêu cầu cấp bách của việc phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, Văn phòng Tổng công ty còn đưa ra mục tiêu kinh doanh thương mại năm 2003 là: Kinh doanh phải có lãi nhằm bù đắp lỗ luỹ kế và có tích luỹ, giảm công nợ khó đòi và bảo toàn vốn. Đồng thời phải đáp ứng một số yêu cầu cụ thể sau: + Đảm bảo nguồn phôi ổn định cho các đơn vị SX trực thuộc. + Duy trì và phát triển thị phần một số mặt hàng thép thương phẩm nhập khẩu chủ yếu như thép tấm, lá và thép sản xuất trong nước. + Tăng lượng phôi thép cung cấp cho các liên doanh của Tổng công ty. + Tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho hội nhập AFTA. 1.2. Thuận lợi và khó khăn khi bước vào kế hoạch giai đoạn 2002-2005 của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam. Trong quá trình thực hiện định hướng và mục tiêu phát triển như đã đề ra, Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam cũng gặp không ít thuận lợi cũng như khó khăn. Cụ thể đối với năm 2003, khi bước vào thực hiện kế hoạch, Tổng công ty có những thuận lợi và khó khăn sau: Năm 2003 là năm thứ ba thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, chiến lược kinh tế- xã hội 10 năm(2001-2010) và kế hoạch 5 năm(2001-2005). Tình hình kinh tế, xã hội năm 2003 tiếp tục ổn định và có bước phát triển. Các cơ chế chính sách và giải pháp của Nhà nước và Chính phủ đang phát huy tác dụng góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước và các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; Đổi mới cơ cấu kinh tế, củng cố và phát huy vai trò của doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục bổ sung và hoàn thiện. Văn phòng Tổng công ty đã phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra. Các chỉ tiêu về lượng và giá trị đều vượt kế hoạch trên 10% và tăng trưởng. Kết quả hoạt động kinh doanh đạt được lợi nhuận cao vào năm 2003 sẽ là tiền đề cho các năm tiếp theo. Bên cạnh những thuận lợi, năm 2003 hoạt động kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty còn có nhiều khó khăn trong kinh doanh. Theo dự báo, nhu cầu tiêu thụ thép nhập khẩu trên thế giới năm 2003 tiếp tục tăng, đặc biệt là yếu tố thị trường Trung Quốc, do đó giá thép thế giới vẫn giữ ở mức cao và có thể tiếp tục tăng. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường thép Việt Nam; nguồn hàng nhập khẩu khó khăn, giá nhập khẩu cao. Bên cạnh đó giá phôi nhập khẩu cao và Bộ Tài chính có quyết định tăng thuế nhập khẩu phôi thép từ 7% lên 10% từ 01/01/2003 để hỗ trợ sản xuất trong nước điều đó làm cho giá thành thép trong nước sẽ dội lên rất cao. Đối với thép SXTN: Từ tháng 12/2002 sang năm 2003 sẽ có thêm một số nhà máy cán thép mới đi vào hoạt động, thị trường trong nước sẽ bị chia sẻ dẫn đến mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, cả trong tiêu thụ sản phẩm và nguồn cung cấp phôi thép. Thị trường thép tiếp tục tình trạng cung lớn hơn cầu( lớn hơn khoảng 25%). Vấn đề quản lý chất lượng thép và quản lý nhãn hiệu hàng hóa chưa được kiểm soát chặt chẽ do đó dẫn đến các doanh nghiệp tư nhân tiếp tục việc làm thép giả, ăn cắp thương hiệu Thép của các DNNN gây tổn thất đến các công trình xây dựng cũng như uy tín của các DN sản xuất thép Nhà nước. Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu phôi thép( chiếm 70% là phôi thép nhập khẩu) khiến giá thành sản phẩm trong nước rất bị động đồng thời đây cũng là nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của ngành Thép nước ta. Chỉ hơn 04 tháng nữa ngành Thép chính thức bước vào lộ trình cắt giảm thuế theo CEPT/ AFTA, 10% phụ thu thép nhập khẩu bị cắt, 40% thuế nhập khẩu phải giảm một nửa. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và thương mại ngành thép phải giảm giá thành hàng hoá đề nâng cao sức cạnh tranh. II. Những giải pháp hạ thấp chi phí kinh doanh ở Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam. 2.1. Các giải pháp cụ thể nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam. Dựa trên cơ sở khảo sát thực tế và phân tích tình hình thực trạng kinh doanh tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam, đặc biệt là dựa trên những tồn tại và hạn chế trong công tác quản lý chi phí rút ra được trong quá trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí. Em xin đưa ra một số giải pháp cụ thể có tính chất khả thi và phù hợp với thực trạng kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty trong thời điểm hiện nay như sau: 2.1.1.Nghiên cứu thị trường. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực lưu thông thì điều đầu tiên cần quan tâm xem xét đó là thị trường. Vì vậy, công tác điều tra, nghiên cứu và dự báo thị trường là một mảng quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Văn phòng Tổng công ty cần phải tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu, dự báo thị trường từ Tổng công ty tới các đơn vị cần bố trí cán bộ chuyên trách thường xuyên theo dõi một cách có hệ thống các thông tin về thị trường thép thế giới cũng như trong nước, dự đoán thật sát nhu cầu, thường xuyên quan hệ ổn định với các đơn vị thành viên để có thể nêu ra dự báo thị trường, giúp lãnh đạo trong việc ra quyết định về kinh doanh, đồng thời hình thành cơ sở dữ liệu toàn ngành về thị trường thép của Tổng công ty. Trong đó, đặc biệt chú ý tới các thông tin về thị trường thép các nước ASEAN, Trung Quốc, Nga và Ucraina. Thể chế hoá việc trao đổi thông tin về thị trường giữa Văn phòng Tổng công ty và các đơn vị đưa hệ thống báo cáo qua mạng vào nề nếp, sử dụng có hiệu quả trang Web của Tổng công ty. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch kinh doanh trên cơ sở xác định đầu ra tương đối vững chắc đảm bảo nhập khẩu thép về Tổng công ty nhằm giảm được lượng hàng hoá tồn kho và tăng mức lưu chuyển hàng hoá. Nghiên cứu thị trường cho phép nắm bắt nhanh nhạy nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, xác định được các xu hướng, tiên đoán các biến đổi để cho kế hoạch của đơn vị có sức mạnh cạnh tranh. Bộ phận nghiên cứu thị trường phải đi sâu vào nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng kịp thời với phương châm “ Kinh doanh cái mà thị trường cần chứ không phải kinh doanh cái mà ta có”. 2.1.2. Các biện pháp quản lý lao động. Nhân tố lao động luôn là một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong mọi chiến lược phát triển kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty. Văn phòng cần có đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực chuyên môn, trình độ quản lý kinh doanh năng động, am hiểu thị trường trong nước và ngoài nước, có kinh nghiệm thực tiến trong kinh doanh, nhạy bén với những thay đổi của thị trường. Văn phòng cần có biện pháp bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. - Xây dựng các biện pháp thưởng, phạt nghiêm minh với kết quả lao động mà mỗi người đạt được. - Xây dựng cơ chế lương và điều kiện làm việc với nhiều ưu đãi để thu hút nguồn chất xám làm việc cho Tổng công ty. - Tiếp tục đào tạo tay nghề cho cán bộ công nhân viên, đưa cán bộ công nhân viên đi học các lớp nghiệp vụ nâng cao trình độ quản lý, trình độ ngoại ngữ, tin học( Thương mại điện tử), các kiến thức đại cương về chuyên ngành luyện kim…để đáp ứng được đòi hỏi của cơ chế thị trường, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh mới. - Hoàn thiện hơn nữa bộ máy quản lý, gọn nhẹ và năng động. - Bổ nhiệm, tuyển dụng đội ngũ cán bộ và chuyên viên, kỹ sư giỏi tập trung phục vụ cho quy hoạch phát triển ngành Thép đến năm 2010 đã được Chính phủ phê duyệt, đặc biệt cho các dự án đang triển khai từ nay đến năm 2005. 2.1.3. Tiết kiệm chi phí lưu thông. Chi phí kinh doanh của đơn vị tăng lên rất nhiều là do một phần chi phí mua hàng và chi phí bán hàng tăng lên. Chi phí này tăng lên do việc chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí lưu thông tăng lên. Chi phí lưu thông bao gồm chi phí vận chuyển xếp dỡ, bảo quản tiêu thụ, chi phí hành chính. Thép là mặt hàng cồng kềnh nên chi phí vận chuyển xếp dỡ chiếm tỷ lệ rất lớn trong chi phí lưu thông. Đối với chi phí vận chuyển cần căn cứ vào kế hoạch nhập khẩu theo nguồn hàng, khối lượng hàng vận chuyển, giá cước phí vận chuyển và phương tiện phương tiện vận chuyển. Bên cạnh đó, còn chi phí bảo hiểm hàng hoá, bảo quản hàng hóa … Từ công thức: CV = Trong đó: CV: Là chi phí vận chuyển. ki : là khối lượng hàng hoá vận chuyển. tVi : Tỷ suất chi phí vận chuyển. pi : Quãng đường vận chuyển. gi : Giá cước phí vận chuyển. n : Số loại hàng hóa cần vận chuyển. Công thức này cho ta xác định được giá cước phí vận chuyển, quãng đường vận chuyển, phương tiện vận chuyển sao cho giảm được chi phí vận chuyển. Văn phòng Tổng công ty nên kết hợp nhiều hình thức vận chuyển để giảm đến mức tối thiểu chi phí vận chuyển. Vận chuyển đường bộ, đường thuỷ, đường sắt. Vận chuyển bằng đường thuỷ rẻ nhất song có nhiều rủi ro. Khi áp dụng loại phương thức vận chuyển này đơn vị cần tìm hiểu kỹ về nhà vận chuyển và mua bảo hiểm hàng hoá và bảo hiểm tàu chở. Vận tải đường thuỷ và đường sắt chỉ có thể áp dụng cho những tuyến đường nhất định do vậy Văn phòng Tổng công ty cần tính toán để kết hợp vận chuyển liên vận một cách hợp lý nhất nhằm giảm được chi phí lưu thông trong kinh doanh. Đối với các chi phí bốc dỡ cần phải dựa vào hàng hoá cần bốc xếp số lần và cự ly bốc xuống phương tiện theo đơn giá bốc xếp. Công thức xác định: Cb=ki.gi.li. Trong đó: Cb : Là chi phí bốc xếp. ki : Là khối lượng hàng hoá bốc xếp. gi : Giá cước phí bốc xếp. li : Số lần bốc xếp. n : Số loại hàng hoá cần vận chuyển. Dựa vào công thức này Văn phòng Tổng công ty nên quy định ai phải chịu chi phí xếp dỡ trong hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển có thể là theo điều kiện tàu chợ( người vận chuyển phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp dỡ hàng. Các chi phí xếp dỡ được tính gộp trong giá cước thuê tàu, mức bốc dỡ được quy định theo tập quán của cảng), theo điều kiện miễn xếp (FI : free in ) hay theo điều kiện miễn dỡ( FO: free out) hoặc theo điều kiện miễn xếp, dỡ ( FIO: Free in and out) và mức bốc dỡ hàng (là số lượng đơn vị, trọng lượng hoặc thể tích hàng phải xếp hoặc dỡ trong vòng 01 giờ hay 01 ngày) là ít nhất bởi thép là mặt hàng rất nặng nếu bốc dỡ nhiều lần thì chi phí bốc xếp sẽ tăng rất lớn điều đó có nghĩa là Văn phòng nên thoả thuận về mức bốc xếp: Quy định mức bốc xếp dỡ trung bình cho cả tàu là bao nhiêu tấn/ ngày hoặc cho từng khoảng hầm là bao nhiêu tấn/ ngày (đối với vận tải đường biển) và cho cả toa tàu là bao nhiêu tấn/ ngày (đối với vận tải bằng đường sắt). Chi phí tiếp nhận hàng hoá (Chi phí hạ bãi): Văn phòng Tổng công ty cần phải hoàn thiện nhanh thủ tục hải quan để giải phóng hàng nhanh chóng nhằm giảm chi phí hạ bãi, chi phí lưu tàu tại cảng. 2.1.4. Vấn đề về vốn. Nguồn vốn của Văn phòng Tổng công ty là rất lớn nhưng qua nghiên cứu em còn thấy việc sử dụng vốn chưa thật sự hiểu quả. Đơn vị cần phải giải quyết tốt các công việc đến vốn như giảm công nợkhó đòi, chống phát sinh công nợ mới nhằm tăng tốc độ quay vòng của vốn. Nguồn vốn kinh doanh của Văn phòng là hơn 500 tỷ đồng, qua thực tế thì đơn vị vẫn chưa sử dụng hết nhưng nhiều khi cần vốn để nhập khẩu hàng hoá thì đơn vị lại phải đi vay vốn ngân hàng nên phải trả lãi vay của ngân hàng. Chính vì vậy, Văn phòng Tổng công ty cố gắng kinh doanh bằng chính nguồn vốn của mình. Dùng nguồn vốn này tập trung cho kinh doanh hàng hoá tránh lãng phí. Thứ nhất: Vấn đề giải quyết trước mắt là Văn phòng Tổng công ty tiếp tục nhập khẩu phôi thép để tạo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thép của Tổng công ty. Bởi vì việc sản xuất phôi thép trong nước mới chỉ đáp ứng được 30% tổng nhu cầu. Thứ hai: Nhập khẩu các loại thép trong nước chưa sản xuất được như thép tấm lá, thép hợp kim… phục vụ công nghiệp đóng tàu, cơ khí chế tạo máy, công nghiệp quốc phòng. Dùng vốn để đầu tư: - Cải tạo và xây dựng nhà máy mới để sản xuất phôi thép tạo sự chủ động cho nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất thép cán của Tổng công ty và các doanh nghiệp trong nước, tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào của Việt Nam. - Xây dựng các nhà máy sản xuất thép tấm thép lá và các nhà máy cán thép mới để đáp ứng nhu cầu thép xây dựng của thị trường. - Góp vốn liên doanh với các đơn vị khác để xây dựng các nhà máy có vốn đầu tư lớn, các khu liên hợp sản xuất thép. 2.1.5. Tăng cường tiết kiệm chi phí. Tiết kiệm chi phí không có nghĩa là cắt xén chi phí kinh doanh mà được hiểu là những khoản chi phí hợp lý đúng nội dung, đúng mục đích, một đồng chi phí bỏ ra phải đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí còn phải chống thất thoát, lãng phí bởi vì tình trạng lãng phí còn làm tăng Tổng mức chi phí và tỷ suất chi phí. Văn phòng cần phải giám sát chặt chẽ các định mức kỹ thuật và giá cả vật tư hàng hoá. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí Văn phòng cần phân công và bố trí lao động một cách hợp lý. Thực hiện sắp xếp và kiện toàn bộ máy quản lý. Đảm bảo bộ máy tinh giản gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả giảm đầu mối trung gian và thủ tục hành chính rườm rà không linh hoạt với cơ chế thị trường. Cần giảm chi phí văn phòng đúng mức đặc biệt là các chi phí dịch vụ mua ngoài cần phải kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm đúng mức chi phí phục vụ tiếp khách, quà cáp hội nghị, công tác phí… 2.2. Các ý kiến đề xuất. Nền kinh tế thị trường nước ta đang bước vào ổn định có khởi sắc với sự tham gia nhiều thành phần kinh tế hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính sách mở cửa của nền kinh tế nước ta đã khơi dậy nguồn tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân và các doanh nghiệp trong cả nước, đưa nền kinh tế nước ta tiến dần hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong quá trình hội nhập đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới vươn lên thích nghi với điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, khi mà chúng ta chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho hội nhập AFTA và tiếp đến tham gia vào WTO. Trong môi trường hoạt động như vậy các doanh nghiệp không được phép thoả mãn với kết quả đã đạt được mà phải không ngừng đổi mới tư duy nhìn nhận dự báo những thay đổi nhu cầu thị trường để thực sự năng động tự chủ trong kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có lãi. Cùng với các biện pháp phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp còn phải luôn luôn hoàn thiện những chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh, để thúc đẩy việc kinh doanh có hiệu quả thu lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong đó chi phí kinh doanh là một nhân tố tác động trực tiếp tới lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Hạ thấp chi phí kinh doanh là mục tiêu quan trọng để lợi nhuận doanh nghiệp đạt mức tối đa. Qua quá trình thực tập, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam em xin đưa ra một số ý kiến về công tác quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh tại Văn phòng như sau: 2.2.1. Chi phí mở, điều chỉnh, thanh toán L/C. Hiện tại chi phí cho việc mở, điều chỉnh, thanh toán L/C của Văn phòng còn rất lớn nên cơ quan nên lựa chọn ngân hàng phục vụ mình sao cho có biểu phí dịch vụ thanh toán quốc tế thấp hơn các ngân hàng khác. Đồng thời phải có chế độ bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ nghiệp vụ thanh toán quốc tế của đơn vị. Đẩy mạnh việc tìm kiếm nguồn vay có chi phí thấp cũng như tìm kiếm đối tác cung cấp hàng ổn định và giá cả phù hợp, có thể xây dựng những hợp đồng mua bán nguyên tắc áp dụng cho một thời gian nhất định để tránh sự biến động của giá cả trên thị trường thế giới. 2.2.2. Cần có biện pháp phòng ngừa để tránh rủi ro do chênh lệch của tỷ giá hối đoái. Đặc điểm Văn phòng tổng công ty là chuyên doanh nhập khẩu các mặt hàng thép để phục vụ cho việc sản xuất và tiêu dùng trong nước. Thép là mặt hàng kinh doanh đòi hỏi vốn lớn và phải thanh toán cho các nhà xuất khẩu thép nước ngoài bằng ngoại tệ và đặc biệt chu kỳ kinh doanh dài nên nó sẽ chịu ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá nên nhiều khi chênh lệch tỷ giá sẽ làm cho giá vốn hàng mua tăng cao điều này sẽ làm tăng khoản phải trả trong tương lai, làm giảm số thực lãi của đơn vị và hiệu quả kinh doanh của đơn vị giảm đi rất nhiều. Có khi đang kinh doanh có lãi mà do tác động của tỷ giá hối đoái dẫn đến kinh doanh thua lỗ. Bởi vậy văn phòng cần có biện pháp phòng ngừa rủi ro chênh lệch tỷ giá như mua quyền chọn mua ngoại tệ, sử dụng dự đoán tỷ giá hối đoái của bộ phận chuyên nghiên cứu về thay đổi tỷ giá hối đoái trong tương lai. Khi dự đoán tỷ giá hối đoái tăng trong thời gian tới thì những lô hàng giao dịch trong thời gian này mà Tổng công ty vay ngân hàng để thanh toán thì cần mua ngoại tệ theo kỳ hạn để thanh toán. Do đó từ những hợp đồng nhập khẩu hàng đơn vị cần phải nghiên cứu thận trọng hơn khả năng biến động tỷ giá để xây dựng phương án kinh doanh hiệu quả giảm tối đa rủi ro tỷ giá hối đoái, tránh thiệt hại trong kinh doanh. 2.2.3. Đổi mới phương thức bán hàng. Kinh doanh mặt hàng thép đòi hỏi vốn rất lớn nên thông thường phải đi vay vốn ngân hàng để kinh doanh. Để hạn chế được các chi phí lãi vay của ngân hàng trong kinh doanh Văn phòng nên hạn chế việc mua bán trả chậm, hạn chế công nợ để tránh khách hàng chiếm dụng vốn. Nên thay phương pháp bán hàng bằng cách bán hàng đến tận chân công trình để giảm chi phí trung gian không cần thiết. Đồng thời không chỉ bán buôn cho các đơn vị thành viên mà còn bán lẻ cho các công trình. Muốn như vậy đòi hỏi cơ quan Tổng công ty cần phải xây dựng chính sách giá hợp lý, định mức giá bán khác nhau như giá bán buôn bán lẻ linh hoạt áp dụng các công cụ chiết khấu, giảm giá đối với khách hàng mua thường xuyên, khối lượng lớn. Xây dựng tỷ lệ chiết khấu hợp lý sao cho vừa khuyến mại được cho khách hàng vừa đảm bảo được cho Văn phòng có lãi. Đưa ra các ưu đãi trong khâu tiêu thụ: ưu đãi về thanh toán tiền hàng được thể hiện thông qua chính sách tín dụng đối với khách hàng. Bên cạnh áp dụng các khoản giảm trừ Văn phòng Tổng công ty cần có biện pháp phạt đối với khách hàng thanh toán không đúng thời hạn. Cần xây dựng, quảng bá và nâng cao uy tín thương hiệu chung của Tổng công ty Thép Việt Nam. 2.3. Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp hạ thấp chi phí kinh doanh tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam. Do xuất phát điểm của ngành thép nước ta còn thấp so với các nước phát triển trong khu vực, nền kinh tế còn chậm phát triển, ngành công nghiệp còn lạc hậu, gặp nhiều khó khăn và đang đứng trước nguy cơ thách thức mới trong quá trình hội nhập quốc tế. Để phát triển thành công, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, cải thiện nâng cao vị trí của Văn phòng Tổng công ty Thép đặc biệt là toàn ngành thép Việt Nam trong khu vực và thế giới em xin kiến nghị Nhà nước và Chính phủ cần có sự quan tâm đúng mức thông qua các chính sách: Về phía chính phủ. - Đề nghị kiên quyết & nhất quán duy trì mức thuế nhập khẩu phôi thép 10%. - Đề nghị xem xét việc huỷ bỏ về giá trần, trong thời gian nghiên cứu đề nghị sớm nâng mức giá trần thép xây dựng theo đề xuất của Tổng công ty Thép Việt Nam. - Đề nghị Chính phủ cho phép đầu tư vào khâu thượng nguồn và hạ nguồn của ngành thép, duy trì cơ chế điều hành nhập khẩu phôi thép để tránh nhập khẩu phôi thép tràn lan. - Tăng cường quản lý giá cả, có biện pháp tác động để chống phá giá, tránh tình trạng đầu cơ đối với một số mặt hàng Thép thông dụng. - Đề nghị Chính phủ cần tăng cường đầu tư hơn nữa để phát triển ngành thép thông qua chiến lược đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ của ngành thép đến năm 2005. - ưu tiên chuyển đổi ngoại tệ cho ngành thép nhập khẩu phôi nguyên liệu cho sản xuất. Về phía Tổng công ty. - Từng bước hoàn thiện lộ trình đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ đến năm 2005 trong kế hoạch phát triển Tổng thể của Tổng công ty. - Tổng công ty cần tiếp tục nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu tiêu dùng để cân đối khối lượng nhập khẩu và tiêu dùng để tránh tồn đọng vốn, đồng thời nhập khẩu các mặt hàng có chất lượng cao, kết hợp đa dạng hoá chủng loại và quy cách sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường, cho chế tạo máy và công nghiệp quốc phòng, giao thông. - Tăng cường hơn nữa hiệu lực văn bản chỉ đạo của Tổng công ty thông qua các biện pháp chế tài và nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm trong kinh doanh thép của các đơn vị trực thuộc. - Tổng công ty cần phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương nên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán thép, tránh tình trạng làm thép giả, ăn cắp thương hiệu, đầu cơ tích trữ, gây cơn sốt ảo trên thị trường. - Xem xét quyết định về logo của Tổng công ty để làm cơ sở cho chiến dịch tuyên truyền, quảng cáo thương hiệu của TCTy. - Tiếp tục đổi mới các doanh nghiệp thành viên, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Hoàn thiện cơ chế kinh doanh, tài chính, sử dụng có hiệu quả nguồn lực của công ty. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, nền kinh tế thị trường mới có bước đầu khởi sắc đã làm cho nhiều doanh nghiệp lúng túng trong vấn đề quản lý kinh tế, tư tưởng trì trệ thiếu năng động sáng tạo, nhiều bất cập từ phía nhà quản lý và non kém nhiều mặt cho nhà sản xuất, từ đó sức cạnh tranh kém của các doanh nghiệp mỗi lúc một bộc lộ rõ. Để khắc phục tình trạng trên, để thích nghi với điều kiện khắt khe của nền kinh tế thị trường thì phải không ngừng học hỏi những kiến thức về khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế, tránh tư tưởng bảo thủ cá nhân, đầu tư hợp tác… đưa doanh nghiệp đi lên hoà nhập vào guồng máy phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Kết luận chương III Trên cơ sở lý luận về chi phí kinh doanh và các biện pháp tiết kiệm chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp, kết hợp với thực trạng tình hình chi phí kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam, căn cứ vào những phương hướng, mục tiêu phát triển Tổng công ty Thép Việt Nam giai đoạn 2002-2005, chương III của luận văn có một số kết luận như sau: Đề suất một số quan điểm cơ bản về hạ thấp chi phí kinh doanh tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam và đưa ra một số biện pháp hạ thấp chi phí kinh doanh tại Văn phòng Tổng công ty nhằm triển khai các quan điểm một cách đồng bộ, có hệ thống và góp phần thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh ở Văn phòng. Đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ về việc quan tâm tới phát triển ngành thép thông qua chiến lược đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ của ngành thép đến năm 2005. Xây dựng đúng mức giá trần cho thép xây dựng và duy trì mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng thép mà trong nước chưa sản xuất được… Đưa ra một số kiến nghị đối với Tổng công ty về tiếp tục đổi mới các doanh nghiệp thành viên, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Hoàn thiện cơ chế kinh doanh, tài chính, sử dụng có hiệu quả nguồn lực của công ty. Góp phần ổn định thị trường thép và phát triển ngành thép Việt Nam, vv… Kết luận Đề tài “ Giải pháp góp phần hạ thấp chi phí kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng thép tại Tổng Công ty thép Việt Nam ” được nghiên cứu và xây dựng với những lý luận của quan điểm quản trị tài chính và được khảo sát thực tế tại Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam. Quá trình tìm hiểu nghiên cứu được thực hiện theo một trình tự logic đó là cơ sở lý luận về chi phí kinh doanh, sau đó phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý và sử dụng chi phí tại Văn phòng Tổng công ty Thép qua 2 Năm 2003-2003 và cuối cùng là các đề xuất kiến nghị đưa ra nhằm nâng cao việc quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh. Em hy vọng rằng đối với đề tài này sẽ góp phần nhỏ bé vào việc hạ thấp chi phí kinh doanh và có những biện pháp sử dụng chi phí kinh doanh một cách hợp lý hơn. Với thời gian có hạn và trình độ bản thân còn hạn chế bài luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý bổ sung của các thầy cô và các bạn bè để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn và các vấn đề của đề tài sẽ được rõ ràng hơn. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô ở trường Đại học Kinh tế Quốc dân và đặc biệt là cô PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo ,các anh chị ở Phòng kế toán tài chính Tổng công ty Thép Việt Nam đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này. Tài liệu tham khảo 1/ Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính Phủ về ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán chi phí kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước. 2/ Nghị định số 27/1999/NĐ- CP ngày 20/4/1999 về sửa đổi, bổ sung nghị định số 59/CP. 3/ Thông tư số 63/ 1999/TT- BTC, ngày 07/6/1999 của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc quản lý doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ tại các doanh nghiệp Nhà nước. 4/ Quy chế tài chính mẫu của Tổng công ty Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 838/TC/QĐ/TCDN ngày 28/8/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 5/ Quy chế tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1461/ QĐ- HĐQT ngày 18/8/1999 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam. 6/ Giáo trình Tài chính doanh nghiệp thương mại TS. Đinh Văn Sơn- Đại học Thương mại Năm 2003. 7/ Giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp- thương mại dịch vụ PGS. TS.Trần Thế Dũng- TS.Nguyễn Quang Hùng- ThS. Lương Thị Trâm - Đại học Thương mại Năm 2003. 8/ Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp- Đại học Kinh tế Quốc dân Năm 2003. 9/ Báo cáo tài chính của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam các Năm 2003,2002. 10/ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam các Năm 2003,2002. 11/ Báo cáo tổng kết công tác Năm 2003 của Phòng KDXNK- Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam. 12/ Các sách báo, luận văn khác có liên quan đến đề tài về CPKD.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0160.doc
Tài liệu liên quan