Đề tài Giải pháp hoàn thiện cơ chế tính phí bảo hiểm tiền gửi đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH Trước tình hình bất ổn hiện nay của nền kinh tế thế giới, việc ổn định hệ thống tài chính quốc gia là một vấn đề vô cùng quan trọng. Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là một trong những công cụ hữu hiệu nhất của mạng an toàn tài chính quốc gia. Tuy nhiên, sau gần 10 năm hoạt động tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) vẫn chưa thực sự phát huy được vai trò to lớn của mình. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là cơ chế tính phí BHTG lạc hậu chưa tương xứng mới trình độ phát triển của Việt Nam và thế giới. Trước tình hình đó, việc tìm kiếm “Giải pháp hoàn thiện cơ chế tính phí bảo hiểm tiền gửi đối với các ngân hàngthương mại Việt Nam” là vô cùng cấp thiết. Công trình được kết cấu thành 3 chương: Chương I: trình bày những khái niệm cơ bản, vai trò, nguyên tắc của hoạt động BHTG. Giới thiệu các mô hình BHTG cơ bản đồng thời rút ra nhận xét và bài học cho việc xây dựng mô hình BHTG cho Việt Nam dựa trên thực tiễn áp dụng các mô hình BHTG này của các quốc gia thế giới. Chương I đã chỉ rõ vai trò cũng như sự cần thiết của BHTG đối với sự an toàn và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM). Chương II: trình bày khung pháp lý của BHTGVN, phân tích, đánh giá tình hình áp dụng cơ chế tính phí BHTG đồng hạng của nước ta để thấy rõ những khiếm khuyết của mô hình này đối với nền kình tế mở cửa, hội nhập hiện nay của Việt Nam. Qua những phân tích này chúng tôi hướng tới “cơ chế tính phí BHTG theo mức độ rủi ro” như một giải pháp cho các vấn đề hiện nay của BHTGVN mà cơ chế tính phí đồng hạng không thể giải quyết được. Chương III: đề xuất giải pháp đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động của các NHTM. Chúng tôi lựa chọn giải pháp cho điểm dựa trên sự kết hợp giữa các phương pháp định lượng và phương pháp định tính với mức trọng số cho từng chỉ tiêu phụ thuộc vào tầm quan trọng. Chúng tôi hi vọng việc kết hợp này sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho công tác đánh giá rủi ro của BHTGVN đối với các NHTM.

pdf120 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện cơ chế tính phí bảo hiểm tiền gửi đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
M, tỷ lệ nộp phí BHTG đƣợc đề xuất nhƣ sau: Tỷ lệ phí (theo điểm) Các nhóm rủi ro (xếp theo điểm) I (≥80) II (≥65và <80) III (≥50 và <65 ) IV (<50 ) Tỷ lệ phí (%) 0,1 0,2 0,4 0,6 Bảng 10: Tỷ lệ nộp phí theo nhóm rủi ro 4. Một vài đề xuất cho DIV nhằm thực hiện tốt đề án thu phí rủi ro nêu trên 44 44 dựa trên kinh nghiệm các quốc gia: Trung Quốc, Nga, Mỹ đã nghiên cứu trong chƣơng I 88 Việc triển khai đề án thu phí nêu trên khá đòi hỏi nhiều yếu tố liên quan, hầu hết các yếu tố này tập trung ở chất lƣợng nguồn quỹ và tính độc lập của tổ chức DIV.  Nâng cao chất lượng nguồn quỹ BHTG - yếu tố tiên quyết để thực hiện tốt tính phí theo mức độ rủi ro Nhƣ đã nêu ở các chƣơng trƣớc, nâng cao chất lƣợng nguồn quỹ là điều kiện cần để hoàn thành công tác chi trả khi NHTM mất khả năng thanh khoản. Bởi vì, thực hiện phƣơng pháp tính phí theo mức độ rủi ro đòi khỏi khả năng chi trả rất lớn từ phía cơ quan BHTG so với tính phí theo mức độ đồng hạng, đặc biệt khi nền kinh tế lâm vào suy thoái. Do đó, trƣớc khi thực hiện công tác tính phí theo mức độ rủi ro, tổ chức BHTG phải xác định quy mô tối ƣu của quỹ BHTG. Phƣơng pháp thƣờng dùng để xác định quy mô tối ƣu của quỹ BHTG là cân bằng giữa mức độ rủi ro mà quỹ BHTG phải gánh chịu với khả năng đóng góp của các tổ chức nhận tiền gửi. Những yếu tố cần đƣợc xem xét đó là: thành phần, quy mô và cơ cấu trách nhiệm của các tổ chức nhận tiền gửi đƣợc quỹ BHTG bảo hiểm cũng nhƣ nguy cơ đổ vỡ tƣơng ứng và tỷ lệ tổn thất. Để đảm bảo an toàn hệ thống, theo thông lệ quốc tế trong bối cảnh hệ thống TCTD hoạt động bình thƣờng thì quỹ BHTG của tổ chức BHTG phải đảm bảo tỷ lệ 1,5%-5 % trên tổng số dƣ tiền gửi đƣợc bảo hiểm. Khi nguồn quỹ tăng đáng kể, đồng nghĩa với việc niềm tin của ngƣời dân vào tổ chức BHTG cũng không ngừng tăng theo  Tăng cường chức năng và quyền hạn cho tổ chức DIV để thực hiện các mục tiêu đề ra, trong đó có xếp hạng tín dụng NHTM Để thực hiện đƣợc chức năng giám sát và cho điểm NHTM một cách tốt nhất, tổ chức BHTG cần phải đƣợc nâng cao chức năng và quyền hạn của mình nhƣ một thể chế tài chính độc lập với Chính phủ. Có nhƣ thế, đề án tính phí mới đi vào hoạt động hiệu quả và ổn định. Bên cạnh đó, với chức năng và quyền hạn đầy đủ, tổ chức DIV có thể nhanh chóng can thiệp sớm vào những tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn hay có 89 nguy cơ vỡ nợ. Thực tế chứng minh rằng sự can thiệp càng sớm bao nhiêu thì chi phí để giải quyết tổ chức đổ vỡ, phá sản càng giảm bớt bấy nhiêu  Sớm xây dựng Luật BHTG làm cơ sở pháp lý vững chắc xác định vai trò BHTG. Luật BHTG cũng là một điều kiện quan trọng để nâng cao tính độc lập tƣơng đối của các tổ chức này với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Với tính độc lập rõ ràng, khi đó tổ chức BHTG mới có thêm nhiều quyền hạn từ quyền hoạch định về ngân sách của tổ chức cho đến tất cả các vấn đề về mức phí nhƣ thế nào, chính sách ra sao. Có nhƣ thế, đề án tính phí mới thực sự đạt đƣợc hiệu quả sâu rộng và mạnh mẽ. Nhận xét: Thực hiện đƣợc cách xếp hạng và thu phí nói trên sẽ là một bƣớc chuyển biến mạnh mẽ về chất lƣợng của hoạt động BHTG Việt nam. Tuy nhiên, để đạt đƣợc điều này, ngoài sự nâng cao chất lƣợng của DIV theo các đề xuất đã trình bày, NHNN, Chính phủ, Cơ quan giám sát và đặc biệt từ các NHTM phải chung tay góp sức cùng hoàn thiện các cơ chế và quy định về BHTG nói chung và cơ chế tính phí theo mức độ rủi ro nói riêng. Khi đó, lĩnh vực tài chính sẽ là sân chơi công bằng, hấp dẫn và đem lại lợi ích tối đa cho ngƣời kinh doanh, ngƣời gửi tiền và cả phúc lợi xã hội. 90 KẾT LUẬN Sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia là một trong những vấn đề quan trọng nhất của nền kinh tế, đặc tầm quan trọng này càng đƣợc nhận thức rõ ràng hơn sau khi thế giới vừa chao đảo qua một cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ và lan ra rộng khắp trên thế giới. Các nhà hoạch định chính sách khẳng định lòng tin của ngƣời dân vào các định chế tài chính là yếu tố cần thiết đầu tiên để đảm bảo “sức khỏe” của hệ thống tài chính. Một trong những công cụ hữu hiệu nhất để có đƣợc lòng tin này là chính sách BHTG. Hoàn thiện chính sách BHTG mà trong đó cơ chế tính phí BHTG là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu và là một trọng tâm chính hiện nay của tất cả các quốc gia. Sau khi quan sát hệ thống BHTG của ba nƣớc tiêu biểu trên thế giới với ba cơ chế tính phí BHTG đặc trƣng: Trung Quốc với hệ thống BHTG không công khai, Nga với cơ chế tính phí BHTG đồng hạng và Hoa Kỳ với cơ chế tính phí BHTG theo mức độ rủi ro cùng với việc phân tích tình trạng thực hiện chính sách BHTG ở Việt Nam trong những năm qua, nhóm đã đƣa ra nhận định: Cơ chế tính phí BHTG theo mức độ rủi ro là cơ chế tính phí BHTG phù hợp nhất với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay và có thể mang lại những ưu thế vượt trội trong việc đảm bảo lòng tin người gửi tiền cũng như đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống NHTM. Cơ chế tính phí BHTG theo mức độ rủi ro với mức chi trả không giới hạn giúp ngƣời gửi tiền nâng cao niềm tin với các NHTM. Mô hình này còn tạo động lực cho các NHTM cố gắng giảm thiểu rủi ro, làm lành mạnh hoạt động của mình. Đồng thời, sự công bằng giữa các NHTM đƣợc đảm bảo và vấn đề rủi ro đạo đức cũng đƣợc hạn chế. Thực sự việc áp dụng cơ chế tính phí BHTG theo mức độ rủi ro vào Việt Nam hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn nhƣng cơ chế này thực sự nâng cao tính minh bạch, tăng cƣờng ổn định an toàn tài chính, mang tính ƣu việt cao. 91 Với hi vọng làm cho cơ chế tính phí BHTG mang tính khả thi ở Việt Nam, nhóm đã đƣa ra thang điểm quy định và các cách thức tính điểm cho từng tiêu chí để đánh giá rủi ro của NHTM. Nhóm đã kết hợp cả phƣơng pháp định lƣợng và phƣơng pháp định tính nhằm mang lại kết quả cao nhất. Phƣơng pháp định lƣợng đƣợc dùng để đánh giá các chỉ tiêu: mức đủ vốn, chất lƣợng tài sản, khả năng sinh lời và tính thanh khoản của THTM. Các chỉ tiêu này đƣợc tính toán dựa trên bảng cân đối tài sản, hoạch toán kết quả kinh doanh …của NHTM do vậy với những quy định chặt chẽ, điều kiện của nƣớc ta hiện nay hoàn toàn cho phép chúng ta có đƣợc những con số với độ chính xác cao của các chỉ tiêu này. Điều cần thiết trƣớc mắt để thực hiện đƣợc các phƣơng pháp định lƣợng này là Quốc hội cần thông qua “Luật BHTG” để xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng, minh bạch, thuận tiện cho quá trình tính toán các chỉ tiêu. Phƣơng pháp định tính đòi hỏi trình độ phát triển cao của hệ thống giám sát, điều tra tài chính nên hiện nay Việt Nam khó lòng thực hiện tốt công tác này. Vì thế nhóm đƣa ra giải pháp nhờ đến các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới nhƣ Standard & Poor’s, Fitch hay Moody Corporation trong những năm đầu thực hiện công tác tính phí BHTG theo mức độ rủi ro. Trong thời gian này, Chính phú và tổ chức DIV tiếp tục xây dựng và phát triển nền tảng cho một cơ chế tự đánh giá của nƣớc ta dựa trên những thiếu sót đã đƣợc chỉ ra trong nghiên cứu cùng với những bài học thu đƣợc trong thời gian thử nghiệm với các công ty xếp hạng uy tín thế giới. Nhóm cũng cố gắng đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế cũng nhƣ hoạt động của tổ chức DIV. Nhóm biết rằng các giải pháp này chƣa phải là hoàn thiện, để có những giải pháp đúng đắn nhất cần có sự nghiên cứu sâu hơn vào vấn đề này. Công trình nghiên cứu này không phải là giải pháp cuối cùng cho việc “hoàn thiện cơ chế tính phí BHTG đối với NHTM ở Việt Nam” mà nó chỉ là những bƣớc đi đầu tiên trong quá trình hoàn thiện này.  92 Tên bảng biểu Trang 23 93 2 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 A. Tài liệu Tiếng Việt 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính - tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê, 2009 2. TS. Nguyễn Thị Mùi, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, 2008 3. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê, 2005 B. Tài liệu Tiếng Anh: Bảng 1: Phân nhóm các tổ chức tín dụng trong hệ thống BHTG Hoa Kỳ Bảng 2: Chỉ tiêu đánh giá và mức điểm đề xuất cho phƣơng pháp tính phí theo mức độ rủi ro 40 Bảng 3: Thang điểm đề xuất đánh giá hệ số đủ vốn 43 Bảng 4: Thang điểm đề xuất đánh giá hệ số đòn bẩy 45 Bảng 5: Thang điểm đề xuất đánh giá tỷ lệ nợ quá hạn ròng 46 Tên hình vẽ Trang Hình 1:Mô hình biểu thị các chỉ tiêu định tính 23 Hình 2: Cấp độ xếp hạng tín dụng của tổ chức Standard & Poor’s 40 94 1. Asli Demirguc- Kunt, Edward J. Kane, Luc Laeven, Deposit insurance around the world : issues of design and implementation, The MIT Press, 2008 2. David G Mayes, Andrew Campbell, John Raymond La Brosse and Dalvinder Singh, Deposit Insurance, Palgrave Macmillan, June 2007 3. Gillian G. H. Garcia, Deposit insurance: Risk-adjusted pricing", April 2005 4. Luc Laeven Bank risk and Deposit Insurance. World Bank Economic Review 16, 2002 5. Barth, James R, Gerard Caprio, and Loss Leviene, Bank Regulation and Supervision: what work best, Journal of Finacial Intermediation 13, 2004 6. Koresh Gali, the Quality of Corporate Credit Rating: An Empirical Investigation , October 2003 7. USAID- Funded Economic Governance II project, CAMELS Rating, October 2006 8. Luc Leaven, Pricing the Adoption of Deposit Insurance: the case of Russia, The World Bank, Washington, D.C, 2001 9. Ronn, Ehud, and Avinash Verma, Pricing Risk- Adjusted Deosit Insurance: An option- based model, Journal of finance 41, 1986 10. Division of Banking Supervision and Regulation, Fderal Reserve Commercial Bank Examination Manual, Octorber 2007 11. Standard & Poor’s, Standard & Poor’s Rating Methodology for Financial Institutions and Assessment of the Bulgarian Banking System - November 16, 2005 12. Moody’s , Moody's Financial MetricsTM Key Ratios by Rating and Industry for Global Non- Financial Corporations, 2008 13. Moody's ,"Moody's Rating Symbols and Definations", 2008 14. Merton, Robert, On the Cost of Deposit Insurance when they are surveillance costs, Journal of Business, 1978 95 C. Website: 1. Website của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 2. Website của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam 3. Website của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam 4. Bách khoa toàn thƣ điện tử 5. Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam 6. Báo Lao Động online 7. Website của trung tâm thông tin ứng dụng 8. Tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor’s 9. Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s 10. Tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch 11. Cơ quan bảo hiểm tiền gửi Mỹ FDIC 12. Webstie Ngân hàng trung ƣơng Nga CBR 13. Tạp chí Financial Times online 14. Website bài báo khoa học Science Direct 96 15. Tạp chí The NewYork times  97 PHỤ LỤC 1 Một số quy định trong pháp luật Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng (Trích Thông tư số 13/2010/TT-NHNN) QUY ĐỊNH CỤ THỂ MỤC 1. TỶ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU Điều 5. Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ của tổ chức tín dụng 1. Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ đƣợc xác định nhƣ sau: Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ = Vốn tự có Tổng tài sản “Có” rủi ro Trong đó: - Vốn tự có là tổng vốn cấp 1 quy định tại Khoản 2 và vốn cấp 2 quy định tại Khoản 3, trừ đi các khoản phải trừ quy định tại Khoản 4 Điều này. - Tổng tài sản “Có” rủi ro quy định tại Khoản 5 Điều này. 2. Vốn cấp 1 gồm tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này trừ đi các khoản phải trừ quy định tại Khoản 2.2 Điều này. 2.1. Các khoản để tính vốn cấp 1 gồm: a) Vốn điều lệ (vốn đã đƣợc cấp, vốn đã góp); b) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; c) Quỹ đầu tƣ phát triển nghiệp vụ; d) Lợi nhuận không chia; đ) Thặng dƣ cổ phần đƣợc tính vào vốn theo quy định của pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có). 98 2.2. Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 gồm: a) Lợi thế thƣơng mại; b) Khoản lỗ kinh doanh, bao gồm các khoản lỗ lũy kế; c) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác; d) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con; đ) Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh nghiệp, một quỹ đầu tƣ, một dự án đầu tƣ vƣợt mức 10% tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 2.2 Điều này. e) Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần sau khi đã trừ phần vƣợt mức 10% quy định tại Điểm đ Khoản 2.2 Điều này vƣợt mức 40% của tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c và Điểm d Khoản 2.2 Điều này, phần vƣợt mức đó sẽ bị trừ. 3. Vốn cấp 2 gồm tổng các khoản quy định tại Khoản 3.1 Điều này theo giới hạn quy định tại Khoản 3.2 Điều này. 3.1. Các khoản để tính vốn cấp 2 gồm: a) 50% số dƣ có tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật; b) 40% số dƣ có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật; c) Quỹ dự phòng tài chính; d) Trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn các điều kiện sau: (i) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là 5 năm; (ii) Không đƣợc đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng; 99 (iii) Tổ chức tín dụng không đƣợc mua lại theo đề nghị của ngƣời sở hữu hoặc mua lại trên thị trƣờng thứ cấp, hoặc tổ chức tín dụng chỉ đƣợc mua lại sau khi đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận bằng văn bản với điều kiện việc mua lại không ảnh hƣởng đến các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định; (iv) Tổ chức tín dụng đƣợc ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ; (v) Trong trƣờng hợp thanh lý tổ chức tín dụng, ngƣời sở hữu trái phiếu chuyển đổi chỉ đƣợc thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác; (vi) Việc điều chỉnh tăng lãi suất, kể cả việc điều chỉnh tăng phần lãi suất cộng thêm vào lãi suất tham chiếu chỉ đƣợc thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành và đƣợc điều chỉnh một (01) lần trong suốt thời hạn trƣớc khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. đ) Các công cụ nợ khác thỏa mãn tất cả những điều kiện sau: (i) Là khoản nợ mà trong mọi trƣờng hợp, chủ nợ chỉ đƣợc thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác; (ii) Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm; (iii) Không đƣợc đảm bảo bằng tài sản của chính tổ chức tín dụng; (iv) Tổ chức tín dụng đƣợc ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ; (v) Chủ nợ chỉ đƣợc tổ chức tín dụng trả nợ trƣớc hạn sau khi đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận bằng văn bản; (vi) Việc điều chỉnh tăng lãi suất, kể cả việc điều chỉnh tăng phần lãi suất cộng thêm vào lãi suất tham chiếu chỉ đƣợc thực hiện sau 5 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng và đƣợc điều chỉnh một (01) lần trong suốt thời hạn của khoản vay. 100 3.2. Giới hạn khi xác định vốn cấp 2: a) Tổng giá trị các khoản quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 3.1 Điều này tối đa bằng 50% giá trị vốn cấp 1. b) Quỹ dự phòng tài chính tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro quy định tại Khoản 5 Điều này. c) Trong thời gian 5 năm cuối cùng trƣớc khi đến hạn chuyển đổi, thanh toán, sau mỗi năm gần đến hạn chuyển đổi, thanh toán, giá trị các khoản quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 3.1 Điều này phải khấu trừ 20% giá trị ban đầu. d) Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1. 4. Các khoản phải trừ khi tính vốn tự có: 4.1. 100% số dƣ nợ tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của pháp luật; 4.2. 100% số dƣ nợ tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định của pháp luật. 5. Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tƣơng ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro. Tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro đƣợc tính bằng tích số của giá trị tài sản “Có” và hệ số rủi ro tƣơng ứng của tài sản “Có” quy định tại Khoản 5.1, Khoản 5.2, Khoản 5.3, Khoản 5.4, Khoản 5.5 và Khoản 5.6 Điều này. Tài sản “Có” tƣơng ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro đƣợc tính bằng tích số giữa giá trị của cam kết ngoại bảng và hệ số chuyển đổi quy định tại Khoản 6.3 và hệ số rủi ro quy định tại Khoản 6.4 Điều này. 5.1. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 0% gồm: a) Tiền mặt; 101 b) Vàng; c) Tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định về tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác; d) Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nƣớc hoặc đƣợc Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nƣớc bảo lãnh; đ) Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành; e) Các khoản phải đòi bằng Đồng Việt Nam đƣợc bảo đảm bằng giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành; Các khoản phải đòi đƣợc bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền ký quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc phát hành; g) Các khoản phải đòi đối với Chính phủ Trung ƣơng, Ngân hàng Trung ƣơng các nƣớc thuộc OECD; h) Các khoản phải đòi đƣợc bảo đảm bằng chứng khoán của Chính phủ Trung ƣơng các nƣớc thuộc OECD hoặc đƣợc bảo lãnh thanh toán bởi Chính phủ Trung ƣơng các nƣớc thuộc OECD. 5.2. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 20% gồm: a) Các khoản phải đòi đối với tổ chức tín dụng khác ở trong nƣớc và nƣớc ngoài, bao gồm các khoản phải đòi bằng ngoại tệ; b) Các khoản phải đòi đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; các khoản phải đòi bằng ngoại tệ đối với Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nƣớc; c) Các khoản phải đòi bằng ngoại tệ đƣợc bảo đảm bằng giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành. Các khoản phải đòi đƣợc bảo đảm bằng giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác thành lập tại Việt Nam phát hành; 102 d) Các khoản phải đòi đối với tổ chức tài chính nhà nƣớc; các khoản phải đòi đƣợc bảo đảm bằng giấy tờ có giá do các tổ chức tài chính nhà nƣớc phát hành; đ) Kim loại quý (trừ vàng), đá quý; e) Các khoản phải đòi đối với các tổ chức tài chính quốc tế và các khoản phải đòi đƣợc các tổ chức này bảo lãnh thanh toán hoặc đƣợc bảo đảm bằng chứng khoán do các tổ chức này phát hành; g) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng đƣợc thành lập ở các nƣớc thuộc OECD và các khoản phải đòi đƣợc bảo lãnh thanh toán bởi các ngân hàng này; h) Các khoản phải đòi đối với các công ty chứng khoán đƣợc thành lập ở các nƣớc thuộc OECD có tuân thủ những thỏa thuận quản lý và giám sát về vốn trên cơ sở rủi ro và những khoản phải đòi đƣợc các công ty này bảo lãnh thanh toán; i) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng đƣợc thành lập ngoài các nƣớc thuộc OECD, có thời hạn còn lại dƣới 1 năm và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại dƣới 1 năm đƣợc các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán. 5.3. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 50% gồm: a) Các khoản đầu tƣ dự án theo hợp đồng của công ty tài chính theo quy định về tổ chức và hoạt động của công ty tài chính; b) Các khoản phải đòi có bảo đảm toàn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay hoặc những tài sản này đƣợc bên vay cho thuê nhƣng bên thuê đồng ý cho bên cho thuê dùng làm tài sản thế chấp trong thời gian thuê. 5.4. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 100% gồm: a) Các khoản góp vốn, mua cổ phần, trừ các khoản góp vốn, mua cổ phần vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết, các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 quy định tại Điểm c, Điểm d, Điểm đ và Điểm e Khoản 2.2 Điều này; 103 b) Các khoản phải đòi đối với các ngân hàng đƣợc thành lập ở các nƣớc không thuộc OECD, có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên, và các khoản phải đòi có thời hạn còn lại từ 1 năm trở lên đƣợc các ngân hàng này bảo lãnh thanh toán; c) Các khoản phải đòi đối với chính quyền trung ƣơng của các nƣớc không thuộc OECD, trừ trƣờng hợp cho vay bằng đồng bản tệ và nguồn cho vay cũng bằng đồng bản tệ của các nƣớc đó. d) Các khoản đầu tƣ máy móc, thiết bị, tài sản cố định và bất động sản khác theo quy định của pháp luật. đ) Các khoản phải đòi khác ngoài các khoản phải đòi quy định tại Khoản 5.1, Khoản 5.2, Khoản 5.3, Khoản 5.4, Khoản 5.5 và Khoản 5.6 Điều này. 5.5. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 150% gồm các khoản cho vay các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng, trừ các khoản phải đòi quy định tại Khoản 5.6 Điều này. 5.6. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 250% gồm: a) Các khoản cho vay để đầu tƣ chứng khoán; b) Các khoản cho vay các công ty chứng khoán; c) Các khoản cho vay nhằm mục đích kinh doanh bất động sản. 6. Tài sản “Có” tƣơng ứng của cam kết ngoại bảng tính theo mức độ rủi ro đƣợc xác định theo nguyên tắc và thứ tự nhƣ sau: 6.1. Chuyển giá trị các cam kết ngoại bảng thành giá trị tài sản “Có” tƣơng ứng theo hệ số chuyển đổi quyết định tại Khoản 6.3 Điều này. 6.2. Nhân giá trị tài sản “Có” tƣơng ứng của từng cam kết ngoại bảng với hệ số rủi ro tƣơng ứng quy định tại Khoản 6.4 Điều này. 6.3. Hệ số chuyển đổi của các cam kết ngoại bảng: 104 a) Cam kết ngoại bảng có hệ số chuyển đổi 100% gồm các cam kết không thể hủy ngang, thay thế hình thức cấp tín dụng trực tiếp, nhƣng có mức độ rủi ro nhƣ cấp tín dụng trực tiếp, gồm: (i) Bảo lãnh vay; (ii) Bảo lãnh thanh toán; (iii) Các khoản xác nhận thƣ tín dụng; Thƣ tín dụng dự phòng bảo lãnh tài chính cho các khoản cho vay, phát hành chứng khoán; Các khoản chấp nhận thanh toán bao gồm các khoản chấp nhận thanh toán dƣới hình thức ký hậu, trừ các khoản chấp nhận thanh toán hối phiếu quy định tại Điểm c.(ii) Khoản 6.3 Điều này. b) Cam kết ngoại bảng có hệ số chuyển đổi 50% gồm các cam kết không thể hủy ngang đối với trách nhiệm trả thay của tổ chức tín dụng, gồm: (i) Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; (ii) Bảo lãnh dự thầu; (iii) Bảo lãnh khác; (iv) Thƣ tín dụng dự phòng ngoài thƣ tín dụng quy định tại Điểm a.(iii) Khoản 6.3 Điều này; (v) Các cam kết khác có thời hạn ban đầu từ 1 năm trở lên. c) Cam kết ngoại bảng có hệ số chuyển đổi 20% gồm các cam kết liên quan đến thƣơng mại, gồm: (i) Thƣ tín dụng không hủy ngang; (ii) Chấp nhận thanh toán hối phiếu thƣơng mại ngắn hạn, có bảo đảm bằng hàng hóa; (iii) Bảo lãnh giao hàng; (iv) Các cam kết khác liên quan đến thƣơng mại. d) Các cam kết ngoại bảng có hệ số chuyển đổi 0%, gồm: 105 (i) Thƣ tín dụng có thể hủy ngang; (ii) Các cam kết có thể hủy ngang vô điều kiện khác. đ) Hệ số chuyển đổi của các hợp đồng giao dịch lãi suất: (i) Có kỳ hạn ban đầu dƣới 1 năm: 0,5% (ii) Có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dƣới 2 năm: 1,0% (iii) Có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên: 1,0% cho phần kỳ hạn dƣới 2 năm cộng thêm (+) 1,0% cho mỗi năm tiếp theo. e) Hệ số chuyển đổi của các hợp đồng giao dịch ngoại tệ: (i) Có kỳ hạn ban đầu dƣới 1 năm: 2,0% (ii) Có kỳ hạn ban đầu từ 1 năm đến dƣới 2 năm: 5,0% (iii) Có kỳ hạn ban đầu từ 2 năm trở lên: 5,0% cho phần kỳ hạn dƣới 2 năm cộng thêm (+) 3,0% cho mỗi năm tiếp theo. 6.4. Hệ số rủi ro của giá trị tài sản “Có” tƣơng ứng của từng cam kết ngoại bảng nhƣ sau: a) Cam kết ngoại bảng đƣợc Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nƣớc bảo lãnh thanh toán hoặc đƣợc bảo đảm hoàn toàn bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm, tiền ký quỹ, giấy tờ có giá do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc phát hành: Hệ số rủi ro là 0%. b) Cam kết ngoại bảng đƣợc bảo đảm bằng bất động sản: Hệ số rủi ro là 50%. c) Các hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng giao dịch ngoại tệ và cam kết ngoại bảng khác: Hệ số rủi ro là 100%. Điều 6. Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất 1. Tổ chức tín dụng phải thực hiện Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật căn cứ vào số liệu từ Báo cáo cân đối, Báo cáo tài chính, Báo cáo tài chính hợp nhất, các thông tin khác để duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất, nhƣ sau: 106 1.1. Đối tƣợng hợp nhất: gồm các công ty quy định tại Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ- NHNN ngày 18/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, trừ công ty bảo hiểm. 1.2. Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất đƣợc xác định nhƣ sau: Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất = Vốn tự có hợp nhất Tổng tài sản “Có” rủi ro hợp nhất Trong đó: - Vốn tự có đƣợc xác định bằng tổng vốn cấp 1 quy định tại Khoản 2 và vốn cấp 2 quy định tại Khoản 3 Điều này, trừ đi các khoản phải trừ quy định tại Khoản 4 Điều này. - Tổng Tài sản “Có” rủi ro quy định tại Khoản 5 Điều này. 2. Vốn cấp 1 gồm tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này trừ đi các khoản phải trừ quy định tại Khoản 2.2 Điều này. 2.1. Các khoản để tính vốn cấp 1 gồm: a) Các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều 5 Thông tƣ này; b) Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong quá trình hợp nhất Báo cáo tài chính. 2.2. Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 gồm: a) Các khoản quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2.2 Điều 5 Thông tƣ này; b) Các khoản góp vốn, mua cổ phần trong tổ chức tín dụng khác; c) Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty con không thuộc đối tƣợng hợp nhất báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật; d) Phần góp vốn, mua cổ phần một doanh nghiệp, một quỹ đầu tƣ, một dự án đầu tƣ vƣợt mức 10% tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau khi đã trừ đi các khoản phải trừ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2.2 Điều này. 107 đ) Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần sau khi đã trừ phần vƣợt mức 10% quy định tại Điểm d Khoản 2.2 Điều này vƣợt mức 40% của tổng các khoản quy định tại Khoản 2.1 Điều này sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2.2 Điều này, phần vƣợt mức đó sẽ bị trừ. 3. Vốn cấp 2 gồm tổng các khoản quy định tại Khoản 3.1 Điều này tính theo giới hạn quy định tại Khoản 3.2 Điều này. 3.1. Các khoản để tính vốn cấp 2 gồm: a) Các khoản quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 3.1 Điều 5 Thông tƣ này; b) Lợi ích của cổ đông thiểu số. 3.2. Giới hạn khi xác định vốn cấp 2: a) Tổng giá trị các khoản quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 3.1 Điều 5 Thông tƣ này tối đa bằng 50% giá trị vốn cấp 1. b) Tổng quỹ dự phòng tài chính tối đa bằng 1,25% tổng tài sản “Có” rủi ro quy định tại Khoản 5 Điều này. c) Trong thời gian 5 năm cuối cùng trƣớc khi đến hạn chuyển đổi, thanh toán, sau mỗi năm gần đến hạn chuyển đổi, thanh toán, giá trị các khoản quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 3.1 Điều 5 Thông tƣ này phải khấu trừ 20% giá trị ban đầu. d) Tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1. 4. Các khoản phải trừ khi tính vốn tự có: Các khoản quy định tại Khoản 4.1 và Khoản 4.2 Điều 5 Thông tƣ này. 5. Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có”, trừ các khoản quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 2.2 Điều này, xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tƣơng ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro. 108 Tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro đƣợc tính bằng tích số của giá trị tài sản “Có” và hệ số rủi ro tƣơng ứng của tài sản “Có” quy định tại Khoản 5.1, Khoản 5.2, Khoản 5.3, Khoản 5.4 và Khoản 5.5 Điều này. Tài sản “Có” tƣơng ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro đƣợc tính bằng tích số giữa giá trị của cam kết ngoại bảng và hệ số chuyển đổi quy định tại Khoản 6.3 và hệ số rủi ro quy định tại Khoản 6.4 Điều 5 Thông tƣ này. 5.1. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 0% gồm các khoản quy định tại Khoản 5.1 Điều 5 Thông tƣ này. 5.2 Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 20% gồm các khoản quy định tại Khoản 5.2 Điều 5 Thông tƣ này. 5.3. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 50% gồm các khoản quy định tại Khoản 5.3 Điều 5 Thông tƣ này. 5.4. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 100% gồm: a) Các khoản quy định tại các Điểm a, Điểm d Khoản 5.4 Điều 5 Thông tƣ này; b) Các khoản phải đòi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 5.4 Điều 5 Thông tƣ này; c) Các khoản phải đòi khác ngoài các khoản phải đòi quy định tại Khoản 5.1, Khoản 5.2, Khoản 5.3, Khoản 5.4 và Khoản 5.5 Điều này. 5.5. Tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 250% gồm khoản quy định tại Khoản 5.6 Điều 5 Thông tƣ này. 6. Tài sản “Có” tƣơng ứng của cam kết ngoại bảng tính theo mức độ rủi ro đƣợc xác định theo nguyên tắc và thứ tự nhƣ sau: 6.1. Chuyển giá trị các cam kết ngoại bảng thành giá trị tài sản “Có” tƣơng ứng theo hệ số chuyển đổi quy định tại Khoản 6.3 Điều 5 Thông tƣ này. 6.2. Nhân giá trị tài sản “Có” tƣơng ứng của từng cam kết ngoại bảng với hệ số rủi ro tƣơng ứng quy định tại Khoản 6.4 Điều 5 Thông tƣ này. 109 MỤC 3. TỶ LỆ VỀ KHẢ NĂNG CHI TRẢ Điều 11. Quản lý khả năng chi trả 1. Tổ chức tín dụng phải thành lập một bộ phận quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” (từ cấp phòng hoặc tƣơng đƣơng trở lên), để theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng ngày. Bộ phận quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” do Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) đƣợc ủy quyền phụ trách. 2. Tổ chức tín dụng phải xây dựng và ban hành quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả đối với Đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la mỹ và các ngoại tệ khác còn lại đƣợc quy đổi sang đồng đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày), trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau: 2.1. Việc phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có” và việc bảo đảm duy trì tỷ lệ khả năng chi trả. 2.2. Quy trình thống kê, xây dựng, quản lý theo dõi kỳ hạn đối với tài sản “Nợ” và tài sản “Có”. Hệ thống đo lƣờng, đánh giá và báo cáo về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản và hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả và các giải pháp xử lý. 2.3. Các phƣơng án xử lý, bảo đảm khả năng chi trả, khả năng thanh khoản trong trƣờng hợp xảy ra thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả, cũng nhƣ trong trƣờng hợp khủng hoảng về thanh khoản. 2.4. Kế hoạch và biện pháp tăng cƣờng nắm giữ các giấy tờ có giá có khả năng thanh khoản cao. 2.5. Việc xây dựng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản (Stress-testing). Mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản phải có các tình huống để phân tích (scenario analysis) về khả năng chi trả, tính thanh khoản, trong đó phải đảm bảo: 110 a) Phân tích tình huống tối thiểu gồm hai trƣờng hợp sau: - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng diễn ra bình thƣờng; - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng khi gặp khó khăn về khả năng chi trả, thanh khoản. b) Phân tích tình huống phải thể hiện đƣợc các nội dung sau: - Khả năng thực hiện các nghĩa vụ và cam kết hàng ngày; - Các biện pháp xử lý để tổ chức tín dụng có đủ khả năng chi trả tối thiểu bảy (07) ngày trong trƣờng hợp gặp khó khăn về khả năng chi trả, thanh khoản. 3. Quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả phải đƣợc Hội đồng quản trị thông qua và phải đƣợc rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung tối thiểu 6 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nƣớc (Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng). Đối với chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả, khả năng thanh khoản đƣợc ngân hàng nƣớc ngoài phê duyệt. 4. Tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nƣớc (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng); 4.1. Quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả và các nội dung sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả trong thời hạn 5 ngày sau khi đƣợc ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung; 4.2. Ngay sau khi phát sinh rủi ro về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản và các biện pháp xử lý. Điều 12. Tỷ lệ về khả năng chi trả Cuối mỗi ngày, tổ chức tín dụng phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau nhƣ sau: 1. Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh toán ngay và tổng Nợ phải trả. 111 1.1. Tổng tài sản “Có” thanh toán ngay bao gồm: a) Số dƣ tiền mặt, giá trị sổ sách của vàng tại quỹ; b) Số dƣ tiền gửi, giá trị sổ sách của vàng gửi tại Ngân hàng Nhà nƣớc (trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc); c) Phần chênh lệch dƣơng giữa số dƣ tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội và số dƣ tiền gửi không kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng khác gửi tại tổ chức tín dụng; d) Phần chênh lệch dƣơng giữa số dƣ tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng gửi có kỳ hạn đến hạn thanh toán gửi tại các tổ chức tín dụng khác, trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội và số dƣ tiền gửi có kỳ hạn, giá trị sổ sách của vàng có kỳ hạn đến hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng khác gửi tại tổ chức tín dụng; đ) Giá trị sổ sách của các loại trái phiếu, công trái do Chính phủ Việt Nam, chính phủ hoặc ngân hàng trung ƣơng các nƣớc thuộc OECD phát hành hoặc đƣợc Chính phủ Việt Nam, chính phủ hoặc ngân hàng trung ƣơng các nƣớc thuộc OECD bảo lãnh thanh toán; e) Giá trị sổ sách của tín phiếu Kho Bạc, tín phiếu do Ngân hàng Nhà nƣớc phát hành; g) Giá trị sổ sách của trái phiếu do chính quyền địa phƣơng, công ty đầu tƣ tài chính địa phƣơng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành; h) Giá trị sổ sách của các chứng khoán đƣợc niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam, nhƣng tối đa không vƣợt quá 5% tổng Nợ phải trả; i) Giá trị sổ sách của các loại chứng khoán, giấy tờ có giá khác đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp nhận cho tái chiết khấu hoặc lƣu ký, giao dịch thực hiện nghiệp vụ thị trƣờng tiền tệ. 1.2. Tổng Nợ phải trả đƣợc xác định bằng số dƣ trên khoản mục Tổng nợ phải trả. 112 2. Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại đƣợc quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày). 2.1. Tài sản “Có” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau bao gồm: a) Số dƣ tiền mặt tại quỹ cuối ngày hôm trƣớc; b) Giá trị sổ sách của vàng cuối ngày hôm trƣớc, kể cả vàng gửi tại Ngân hàng Nhà nƣớc, tổ chức tín dụng khác; c) Số dƣ tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nƣớc (trừ tiền gửi dự trữ bắt buộc), tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác cuối ngày hôm trƣớc; d) Số dƣ tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau; đ) 95% giá trị các loại chứng khoán do Chính phủ Việt Nam, chính phủ các nƣớc thuộc OECD phát hành hoặc đƣợc Chính phủ Việt Nam, chính phủ các nƣớc thuộc OECD bảo lãnh thanh toán nắm giữ đến cuối ngày hôm trƣớc; e) 90% giá trị các loại chứng khoán do tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, các ngân hàng của các nƣớc thuộc OECD phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán nắm giữ đến cuối ngày hôm trƣớc; g) 85% giá trị các loại chứng khoán khác đƣợc niêm yết nắm giữ đến cuối ngày hôm trƣớc; h) 80% số dƣ các khoản cho vay có bảo đảm, cho thuê tài chính, trừ nợ xấu, đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau; i) 75% số dƣ các khoản cho vay không có bảo đảm, trừ nợ xấu, đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau. 113 2.2. Tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau bao gồm: a) Số dƣ tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác cuối ngày hôm trƣớc; b) Số dƣ tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác, tổ chức, cá nhân đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau; c) 15% số dƣ bình quân tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức (trừ tiền gửi của tổ chức tín dụng khác), cá nhân trong thời gian 30 ngày liền kề trƣớc kể từ ngày hôm trƣớc. Tổ chức tín dụng phải xác định số dƣ bình quân này để làm cơ sở tính toán; d) Số dƣ tiền vay từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau; đ) Số dƣ tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau; e) Số dƣ giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau; g) Giá trị các cam kết cho vay không hủy ngang đối với khách hàng đến hạn thực hiện trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau; h) Giá trị các cam kết bảo lãnh vay vốn đối với khách hàng đến hạn thực hiện trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau; i) Giá trị các cam kết bảo lãnh thanh toán, trừ phần giá trị đƣợc bảo đảm bằng tiền, đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau; k) Các khoản tiền lãi, phí đến hạn phải trả vào từng ngày trong 7 ngày tiếp theo, kể từ ngày hôm sau. Điều 13. Bảng theo dõi và quản lý các tỷ lệ khả năng chi trả 1. Tổ chức tín dụng căn cứ quy định tại Điều 12 và Phụ lục số 02 đính kèm Thông tƣ này xây dựng bảng theo dõi, quản lý kỳ hạn thanh toán của tài sản “Có” và kỳ 114 hạn phải trả của tài sản “Nợ” của từng ngày trong khoảng thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau để hỗ trợ cho việc quản lý khả năng chi trả. 2. Bảng theo dõi, quản lý kỳ hạn thanh toán quy định tại Khoản 1 Điều này phải đảm bảo các yêu cầu sau: 2.1. Phải đảm bảo hàng ngày theo dõi đƣợc trƣớc toàn bộ tài sản “Có” đến hạn thanh toán của từng ngày trong thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán của từng ngày trong thời gian 30 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau. 2.2. Tài sản “Có” và tài sản “Nợ” đến hạn thanh toán, đến hạn thực hiện tại từng ngày cụ thể đƣợc xác định căn cứ vào thời gian đến hạn quy định tại các hợp đồng tín dụng, hợp đồng tiền vay, tiền gửi, các cam kết và bảo lãnh. Điều 14. Xử lý thực hiện các tỷ lệ về khả năng chi trả 1. Trên cơ sở kết quả bảng theo dõi, quản lý kỳ hạn thanh toán và tính toán các tỷ lệ về khả năng chi trả, trƣờng hợp cuối mỗi ngày không đảm bảo các tỷ lệ quy định tại Điều 12 Thông tƣ này, tổ chức tín dụng phải có các biện pháp xử lý, kể cả việc vay từ tổ chức tín dụng khác để hỗ trợ khả năng chi trả, đảm bảo đáp ứng các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau theo quy định; đồng thời báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nƣớc (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về các biện pháp xử lý. 2. Sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng tiếp tục gặp khó khăn hoặc có rủi ro về khả năng chi trả, ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản, tổ chức tín dụng phải báo cáo ngay Ngân hàng Nhà nƣớc (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) theo quy định tại Khoản 4.2 Điều 11 Thông tƣ này. Ngân hàng Nhà nƣớc đƣợc áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý đối với tổ chức tín dụng gặp khó khăn và có rủi ro về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản. 115 3. Tổ chức tín dụng chỉ đƣợc cam kết cho vay hỗ trợ khả năng chi trả, khả năng thanh khoản đối với tổ chức tín dụng khác khi tổ chức tín dụng đã đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả quy định tại Điều 12 Thông tƣ này. 4. Tổ chức tín dụng thiếu hụt tạm thời các tỷ lệ về khả năng chi trả quy định tại Điều 12 Thông tƣ này không đƣợc cam kết cho vay tổ chức tín dụng khác trên thị trƣờng liên ngân hàng. 5. Tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong việc thực hiện các tỷ lệ về khả năng chi trả và đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc áp dụng các biện pháp cần thiết để xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều này, kể cả việc cho vay tái chiết khấu, thì không đƣợc tham gia thị trƣờng liên ngân hàng. 116 PHỤ LỤC 2 Một số quy định trong pháp luật Việt Nam về thanh tra, giám sát ngân hàng và kiểm toán nội bộ. (Trích Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam- luật số 46/2010/QH12) CHƢƠNG V THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG Điều 49. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng 1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nƣớc, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền. 2. Thủ tƣớng Chính phủ quy định về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Điều 50. Mục đích thanh tra, giám sát ngân hàng Thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm góp phần đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng; duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng; đảm bảo việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Điều 51. Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng 1. Thanh tra, giám sát ngân hàng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thƣờng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra, giám sát ngân hàng. 117 2. Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tƣợng thanh tra, giám sát ngân hàng. 3. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện trên nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng. 4. Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trƣờng hợp có sự khác nhau giữa quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng của Luật này với quy định của các luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật này. 5. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng. Điều 52. Đối tƣợng thanh tra ngân hàng Ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện việc thanh tra đối với các đối tƣợng sau đây: 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nƣớc ngoài, tổ chức nƣớc ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Trong trƣờng hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nƣớc yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra đối với các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng. 2. Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Ngân hàng Nhà nƣớc. Điều 53. Quyền, nghĩa vụ của đối tƣợng thanh tra ngân hàng 1. Thực hiện kết luận thanh tra. 118 2. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Điều 54. Căn cứ ra quyết định thanh tra Việc ra quyết định thanh tra phải dựa trên một trong các căn cứ sau đây: 1. Chƣơng trình, kế hoạch thanh tra. 2. Yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc. 3. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. 4. Khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng. Điều 55. Nội dung thanh tra ngân hàng 1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nƣớc cấp cho đối tƣợng thanh tra ngân hàng. 2. Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tƣợng thanh tra ngân hàng. 3. Kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. 4. Kiến nghị, yêu cầu đối tƣợng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành động dẫn đến vi phạm pháp luật. 5. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. Điều 56. Đối tƣợng giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện việc giám sát ngân hàng đối với mọi hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Trong trƣờng hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nƣớc yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giám sát 119 hoặc phối hợp giám sát đối với các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng. Điều 57. Quyền, nghĩa vụ của đối tƣợng giám sát ngân hàng 1. Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp. 2. Báo cáo, giải trình đối với khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. 3. Thực hiện khuyến nghị, cảnh báo rủi ro và an toàn hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Điều 58. Nội dung giám sát ngân hàng 1. Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu cầu giám sát ngân hàng. 2. Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng. 3. Phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng; xếp hạng các tổ chức tín dụng hằng năm. 4. Phát hiện, cảnh báo rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. 5. Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật. Điều 59. Xử lý đối tƣợng thanh tra, giám sát ngân hàng 1. Đối tƣợng thanh tra, giám sát ngân hàng có hành vi vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, tuỳ theo đối tƣợng, tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử 120 lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật. 2. Tuỳ theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nƣớc đƣợc áp dụng các hình thức, biện pháp xử lý sau đây: a) Hạn chế chia cổ tức, chuyển nhƣợng cổ phần, chuyển nhƣợng tài sản; b) Hạn chế việc mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động; c) Hạn chế, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng; d) Yêu cầu tổ chức tín dụng phải tăng vốn điều lệ để đáp ứng các yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng; đ) Yêu cầu tổ chức tín dụng phải chuyển nhƣợng vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần; cổ đông lớn, cổ đông nắm quyền kiểm soát, chi phối phải chuyển nhƣợng cổ phần; e) Quyết định giới hạn tăng trƣởng tín dụng đối với tổ chức tín dụng trong những trƣờng hợp cần thiết bảo đảm an toàn cho tổ chức tín dụng và hệ thống các tổ chức tín dụng; g) Áp dụng một hoặc một số tỷ lệ an toàn cao hơn mức quy định. Điều 60. Quan hệ phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nƣớc với các bộ, cơ quan ngang bộ trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng 1. Ngân hàng Nhà nƣớc phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trao đổi thông tin về hoạt động thanh tra, giám sát trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thuộc thẩm quyền quản lý. 2. Ngân hàng Nhà nƣớc chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng và các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 52 và Điều 56 của Luật này. 121 Điều 61. Quan hệ phối hợp thanh tra, giám sát ngân hàng giữa Ngân hàng Nhà nƣớc với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nƣớc ngoài 1. Ngân hàng Nhà nƣớc trao đổi thông tin và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nƣớc ngoài trong việc thanh tra, giám sát các đối tƣợng thanh tra, giám sát ngân hàng của nƣớc ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và đối tƣợng thanh tra, giám sát ngân hàng của Việt Nam hoạt động ở nƣớc ngoài. 2. Ngân hàng Nhà nƣớc thoả thuận với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, giám sát ngân hàng của nƣớc ngoài về hình thức, nội dung, cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp thanh tra, giám sát phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. CHƢƠNG VI KIỂM TOÁN NỘI BỘ Điều 62. Kiểm toán nội bộ 1. Kiểm toán nội bộ là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nƣớc, thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nƣớc. 2. Quy chế kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành. Điều 63. Đối tƣợng, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của Kiểm toán nội bộ 1. Đối tƣợng của Kiểm toán nội bộ là các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nƣớc. 2. Mục tiêu của Kiểm toán nội bộ là đánh giá về hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm bảo đảm tính tin cậy của các báo cáo tài chính, hiệu lực của các 122 hoạt động, tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình của Ngân hàng Nhà nƣớc, bảo đảm an toàn tài sản. 3. Hoạt động của Kiểm toán nội bộ thực hiện theo các nguyên tắc sau đây a) Tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình và các kế hoạch đã đƣợc Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận; b) Bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan và giữ bí mật nhà nƣớc, bí mật đơn vị đƣợc kiểm toán; c) Không làm ảnh hƣởng đến hoạt động bình thƣờng của các đơn vị đƣợc kiểm toán; d) Kiểm toán nội bộ đƣợc quyền tiếp cận bất kỳ tài liệu, hồ sơ, giao dịch và các tài liệu cần thiết khác của đối tƣợng kiểm toán để thực hiện mục tiêu kiểm toán. Điều 64. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán nội bộ 1. Thực hiện kiểm toán tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nƣớc phù hợp với kế hoạch kiểm toán đã đƣợc phê duyệt hoặc theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc. 2. Thực hiện kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và các nhiệm vụ khác của Ngân hàng Nhà nƣớc. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4444.pdf
Tài liệu liên quan