Đó là những ngành nghề cần phải nhập khẩu lao động.Thường là các công việc mà lao động ở nước đó không thích làm,thu nhập lại thấp mà nặng nhọc.Và trình độ kỹ thuật ,số lượng mà nước nhập khẩu yêu cầu.Ví dụ: Với Malaysia ngày càng khó khăn bởi Chính phủ Malaysia không có kế hoạch tăng lương cho lao động nhập cư .Đài Loan là một thị trường truyền thống luôn tiếp nhận số lượng lớn lao động VN nhưng gần đây vẫn tiếp tục tạm dừng nhận lao động VN sang làm việc trong các gia đình ,nên các lao động đưa sang chủ yếu là lao động công nghiệp ,xây dựng và thuyền viên đánh cá .Hàn Quốc sẽ xoá hẳn chế độ tu nghiệp sinh và thay thế hoàn toàn bằng lao động có cấp phép.Còn với thị trường cao cấp như Nhật Bản chỉ chấp nhận lao động VN dưới hình thức tu nghiệp sinh .Hợp tác lao động (OLECO) đã thống nhất được với các đối tác Ixaren tiếp nhận những lao động nông nghiệp VN dưới dạng tu nghiệp sinh ,ngoài mức trợ cấp được Ixaren trả khá cao ,những tu nghiệp sinh nông dân này sẽ học tập được phương pháp sản xúât nông nghiệp hiện đại .Đối với Cộng hoà Séc và Trung Đông hầu như chỉ nhập khảu lao động có trình độ tay nghề cao .HoHHH
37 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp hoàn thiện công tác xuất khẩu lao động phổ thông của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững ảnh hưởng của thị trường quốc tế ,nên XKLĐ có những nét đặc trưng nhất định.Thị trường chủ yếu là các nước phe xã hội chủ nghĩa ,tỷ trọng lao động không nghề lớn, phần lớn lao động trước khi đi không qua đào tạo,khi đến nước tiếp nhận,lao động được phân phối về các đơn vị sản xuất ,được kèm cặp tại chỗ ,được trang bị tay nghề phù hợp với các xí nghiệp,nhà máy bạn yêu cầu.
XKLĐ phổ thông từ năm 1990 đến nay, không chỉ dơn thuần là giải quyết việc làm và học hỏi kinh nghiệm ,nâng cao trình độ chuyên môn nữa mà chúng ta coi XKLĐ:” hướng giải quyết việc làm , tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế-văn hoá ,khoa hoc kỹ thuật giữa VN với các nước sử dụng lao động theo nguyên tắc bình đẳng ,hai bên cùng có lợi,tôn trọng pháp luật và truyền thống dân tộc của nhau”.
Trong giai đoạn này nước ta đã đưa đi gần 600.000 người đi làm việc ở nước ngoài,trung bình mỗi năm đưa đi 40.000 người trong các năm 1992-2007.Lao độngViệt Nam đang làm việc tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ với tổng thu nhập hàng năm khoảng 1,5 tỷ USD.
2.1.1 Cơ cấu nghề nghiệp
Trong suốt quá trình từ khi bắt đầu thực hiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (năm 1980)đến nay thì cơ cấu nghề nghiệp trong XKLĐ phổ thông đã có nhiếu sự thay đổi đáng kể.Sự thay đổi này tăng lên cả về chất và lượng.Xét về mặt chất ,cơ cấu nghề nghiệp đã có sự đa dạng và mở rộng ra nhiều ngành nghề mới.Nếu như giai đoạn 1980-1990 lao động phổ thông VN chủ yếu làm việc trong các ngành nghề như:cơ khí,công nghiệp nhẹ ,hoá chất thì đến nay lao động VN vẫn phát huy ưu thế trong các nghành trên và còn tham gia vào các nghành mới khác ,đặc biệt là các nghành về dịch vụ xã hội khác như:Chăm sóc người già ,làm việc nội trợ,làm nông nghiệpTrong số 526.342 người làm việc ở nước ngoài tính từ 1998-2007 ,có nghề chiếm khoảng 25%;trong đó năm 1998 là 12.240 người (lao động không có nghề 7.356 người);năm 2003 là 78.489 người (trong đó lao động không nghề 66.356 người),riêng 2 năm 2006,2007 ước tính tỷ lệ lao động phổ thông đi xuất khẩu chiếm 80%.Chủ yếu làm việc tại các nước trong khu vực như Đài Loan ,Malaysia, Hàn Quốc,Nhật Bản.Năm 2007 đưa trên 85.000 lao động(cả chuyên gia và lao động phổ thông) làm việc trong khoảng 30 nhóm nghành nghề khác nhau như:cơ khí ,chế tạo,xây dựng,lắp ráp điện tử,dệt may,thuyền viên đánh cá và tàu vận tải ,du lịch xã hội.
Bảng 3: Cơ cấu nghề nghiệp
Năm
Tổng
Lao động có nghề
Lao động không có nghề
Số lượng
Số lượng
%
Số lượng
%
1998
12240
4884
39,9
7356
60,1
2003
78489
12133
16,17
66356
83,83
2004
67440
13488
20%
53952
80%
2005
70594
14119
20%
56475
80%
2006
78855
21685
27,5
57170
72,5
Nguồn: Số liệu của cục quản lý lao động nước ngoài Bộ lao động thương binh xã hội
Như vậy không chỉ tăng lên về mặt chất tức là đa dạng hoá ngành nghề thị trường lao động mà XKLĐ phổ thông còn tăng lên cả mặt lượng.Những thị trường như Mỹ ,Ca na đa ,Ô xtray li a,Xin ga po được coi là thị trường cao nhất về thu nhập và điều kiện nhập cảnh .Trình độ kiến thức không chỉ là căn cứ vào bằng cấp,chứng chỉ của các cơ sở đào tạo mà phải được xác định thông qua tuyển lựa,kiểm tra ,đánh giá từ phía đối tác nước ngoài,quan trọng hơn nó phải được thể hiện trong năng lực làm việc thực sự của người lao động có đáp ứng được những đòi hỏi của công nghệ sản xuất,độ phức tạp của công việc mà họ đảm nhiệm ở nước ngoài.Đã có nhiều lao động VN được coi là có nghề xây trát và họ cũng đã làm việc trên công trường .Nhưng khi người nước ngoài tuyển chọn thì không đạt yêu cầu vì họ chưa thực hiện được những thao tác cơ bản của nghề,họ không được đào tạo cơ bản.Chính vì sự đòi hỏi cao của các thị trường trên nên với trình độ của lao động phổ thông thì rất khó có thể thâm nhập vào được.Chính vì thế đối với những thị trường khó tính này chúng ta chỉ tâp trung vào những lao động có kỹ thuật cao,chuyên sâu.
Như vậy chúng ta có thể nhận thấy sự mât cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu ngành nghề lao động VN đang đi làm việc tại các thị trường nước ngoài.Cụ thể như lĩnh vực công nghiệp thường chiếm % lớn nhất ,sau đó những ngành như nông nghiệp,chế biền thực phẩm và xây dựngVà một điều dễ nhận thấy đó là chúng ta đã đa dạng hoá ngành nghề xuất khẩu những cân phải cân đối giũă chúng ,điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu lao động định hướng một cách rõ ràng và cụ thể ngay từ khâu xúc tiến tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động mới theo nghành nghề.
Về thu nhập của người lao động xuất khẩu ,sau đó những ngành như nông nghiệp,chế biền thực phẩm và xây dựngVà một điều dễ nhận thấy đó là chúng ta đã đa dạng hoá ngành nghề xuất khẩu những cân phải cân đối giũă chúng ,điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp và tổ chức xuất khẩu lao động định hướng một cách rõ ràng và cụ thể ngay từ khâu xúc tiến tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động mới theo nghành nghề.
2.1.2 Thu nhập của người lao động xuất khẩu : của Việt Nam tại các nước :Thấp nhất là tại Malaysia lương bình quân khoảng 150-200 USD /tháng ,một số nghề thu nhập tầm 350 USD/tháng .Lương của lao động VN tại Đài Loan(kể cả lao động giúp việc trong gia đình và làm việc trong doanh nghiệp)bình quân không dưới 300 USD/tháng (chưa kể đến tiền thưởng và làm thêm giờ) .Thời gian lao động VN làm việc tại Hàn Quốc là 44h/tuần (ngày 8 tiếng),mức lương tối thiểu 641 USD/tháng,chưa kể làm thêm giờ ,làm việc liên tục trong 1 năm sec được nhận thêm mỗi tháng lương khi ký hợp đồng lao động.Nếu làm thêm giờ lao động sẽ có thể nhận được tới 1200-1500 USD/tháng.Trung Đông :LiBi, ả Rập ,Irắcmức lương trung bình của mỗi người lao động nước ngoài khoảng 800 USD/tháng.
Bảng 4: Mức lương bình quân ở một số thị trường
Đơn vị: triệu đồng
Thị trường
Malaysia
Hàn Quốc
Australia
Mỹ
Đài Loan
Nhật
Quarta
Thái Lan
Mức lương
2.18-4.20
1.28-5.80
3.26-6.87
4.20-9.60
1.60-3.50
3.68-7.20
1.20-4.80
1.80-3.70
Nguồn (Niên giám thống kê Bộ lao động – Thương binh và xã hội)
Như vậy ta thấy thu nhập của lao động VN tại nước ngoài cũng đã được cải thiện đáng kể.Với mức thu nhập này hàng năm thì đã góp phần nâng cao được đời sống của người tham gia XKLĐ nói chung và XKLĐ phổ thông nói riêng ,bởi những lao động phổ thông đa số xuất phát từ nông dân,đời sống nghèo khó nên việc tăng thu nhập đối với họ rất có ý nghĩa.Bên cạnh đó đóng góp một phần quan trọng trong tổng GNP hàng năm của nước ta.Mức thu nhập này có xu hướng tăng theo trình độ tay nghề của người lao động.
Và một con số cũng đánh dấu mốc sự kiện gia nhập tổ chức thế giới (WTO) đó là năm 2007 cả nước đã đưa 85.020 lao động đi xuất khẩu ,vượt 6,3% so với chỉ tiêu là 80.000 .Tổng số ngoại tệ người lao động ngoài nước tích luỹ chuyển về được hơn 1,7 tỉ đô la Mỹ.Theo tài liệu Báo cáo cập nhật tình hình phát triển và cải cách kinh tế Việt Nam do WB ấn hành tháng 12/2006,nguồn kiều hối đã góp phần giúp cho tài khoản vãng lai của VN thặng dư trong 2 năm 2005 ,2006.Sự cải thiện cán cân vãng lai,cùng với các chỉ số kinh tế tài chính khác,như tỷ lệ nợ trên kim ngạch xuất khẩu ,dự trữ ngoại tệ ,các nguồn vốn đầu tư và phát triển ,đã giúp nâng cao độ tin cậy tài chính của VN trên thị trường tài chính quốc tế.Không chỉ có vậy nguồn ngoại tệ này còn góp phần tiết kiệm vốn đầu tư tạo việc làm cho người lao động trong nước ,thông qua đó đã đạt được những thành tựu nhất định trong xoá đói ,giảm nghèo.Theo đó chúng ta càng tiết kiệm được nguồn ngân sách Nhà nước đồng thời vẫn đạt được những mục tiêu đề ta như giải quyết việc làm ,xoá đói giảm nghèo.
2.1.3 Cơ cấu thị trường .Nếu như trước 1990 nước ta chủ yêu đưa lao động phổ thông sang các nước phe XHCN,các nước Châu Phi như :Irắc..thì đến nay thị trường XKLĐ phổ thông của nước ta đã mở rộng thêm tới các thị trường như :Khu vực Đông Bắc á,Đông Nam A,Trung Đông ,Nam Thái Bình Dương.Các thị trường khó tính như Mỹ,úc,khối EU thì lao động phổ thông rất khó vào nhưng chúng ta cũng đang nổ lực đào tạo để đáp ứng được nhu cầu của những thị trường khó tính này.Năm 1991 ,nước ta chỉ tham gia XKLĐ ở 12 quốc gia và vùng lãnh thổ thì đến năm 2007 đã có gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động VN ,số lượng này phân bố nhiều ở các nước như :Hàn Quốc ,Đài Loan,Nhật Bản,Malaysia
Những năm 1991,1992 XKLĐ bắt đầu chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới ,vì còn thiếu kinh nghiệm trong việc tìm kiếm thị trường và các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh XKLĐ nên số lao động đưa di xuất khẩu còn hạn chế và không ổn định ,những năm 1992 chỉ có 816 lao động đưa đị xuất khẩu.Nhưng đến năm 1993 đã là 3.968 lao động và tăng lên 9.228 lao động vào năm 1994.Những năm 1992-1996 lao động VN đưa sang thị trươngg Hàn Quốc chiếm tỷ trọng lớn ,như vào năm 1993,1994,1995,1996 số lao động đưa sang Hàn Quốc là 1.352,4.378,5.674,6.275 lao động.
Bảng 3: Cơ cấu thị trường XKLĐ giai đoạn 1991 - 2008
Năm
Tổng số
Hàn Quốc
Đài Loan
Nhật Bản
Mailaysia
Các nước khác
1992
816
56
0
210
0
550
1993
3.968
1.352
0
298
53
2.274
1994
9.228
4.378
37
257
15
4.541
1995
9.569
5.674
87
723
2
3.083
1996
12.668
6.275
122
1.343
2
4.916
1997
18.447
4.880
191
2.250
0
11.126
1998
12.184
1.322
197
1.926
7
8.732
1999
19.970
4.518
558
1.856
1
13.037
2000
31.500
7.316
8.099
1.497
239
14.349
2001
36.168
3.910
7.728
3.249
23
21.204
2002
46.122
1.190
13.191
2.202
19.965
9.574
2003
78.489
4.326
29.974
2.384
40.552
1.253
2004
67.440
4.770
37.140
2.750
14.560
8.220
2005
70.594
12.102
22.874
2.953
24.605
8.150
2006
78.855
10.577
14.127
5.360
37.941
10.850
2007
85.020
12.187
23.640
5.500
26.704
16.989
Quí I/2008
22.932
2.656
8.501
1.201
4.898
5.676
Nguồn :Số liệu của cục quản lý lao động nước ngoài Bộ LĐ-TB và Xã hội
Năm 2006,cả nước đưa được hơn 78.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài ,vượt chỉ tiêu đề ra.Trong đó lớn nhất là Malaysia với 37.950 lao động,tiếp theo là Đài Loan(Trung Quốc)với 14.120 lao động.Năm 2007 thị trường XKLĐ tiếp tục phát triển.để đạt mục tiêu khoảng 80.000 lao động ra nước ngoài.
Với một số thị trường truyền thống như:
Đối với Đài Loan-một thị trường khá hấp dẫn với lao động Việt Nam ,nhưng chi phí môi giới khá cao-Cty chủ trương tuyển chọn trực tiếp ,không thu phí tuyển chọn đối với người lao động,công khai chỉ tiêu và số lượng tuyển nhằm đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho người lao động.Tuy nhiên cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết ,năm 2004 ,tại Đài Loan có trên 33.000 người lao động VN làm việc.Nhưng do tình trạng bỏ hợp động lao động ra ngoài làm thêm bất hợp pháp ngày càng nhiều ,dẫn tới phía Đài Loan ngừng tiếp nhận lao động VN.
Malaysia từng được xem là thị trường “vàng” của các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam bởi điều kiện tiếp nhận lao động khá dễ dàng ,chi phí lao động phải bỏ ra ban đầu thấp .Vì thế, con số mà mỗi doanh nghiệp xuất khẩu đến hàng nghìn người/năm.Tuy nhiên ,theo thống kê từ Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội ,những tháng gần đây ,số lao động đăng ký đi Malaysia giảm một cách đáng kể.Mỗi doanh nghiệp chỉ có thể xuất được vài trăm ,vài chục lao động thậm chí có doanh nghiệp không xuất được một lao động nào .”Nếu tình trạng này kéo dài thì chúng tôi đành phải bỏ thị trường này vì không đủ chi phí tạo nguồn và các chi phí khác”, giám đốc trung tâm chia sẽ.Một trong những nguyên nhân chính là mức lương thấp hơn so với chi phí mà người lao động phải trả.Mức lương tối thiểu ở Malaysia hiện tại là 494.000 RM/tháng (tương đương với 2.180.00 triệu đồng VN),trong khi đó người lao động phải trả :100.000 RM tiền thuế thu nhập ,tiền ăn mỗi tháng là 100.000 RM nữanhư vậy số tiền người lao động còn lại không được là bao.Số tiền đó chưa đạt được mục tiêu xoá đói giảm nghèo ,vì thế có thể hiểu tại sao người lao động lại từ chối thị trường này.
(Theo VnEconomy ngày 11/03/2008).Trao đổi với VnEconomy về việc làm gì để khôi phục lại thị trường Malaysia truyền thống ,ông Nguyễn Xuân Vui-giám đốc Airserco cho rằng ,rất khó để làm việc đấy nếu Chính Phủ Malaysia không có kế hoạch tăng lương cho lao động nhập cư.Trước mắt ,cách duy nhất để níu giữ thị trường này là ,các doanh nghiệp cần giảm chi phí đi xuống mức tối thiểu cho người lao động.Ngoài ra ,doanh nghiệp phải thoả thuận được với ngân hàng để cho người lao động có thể vay tiền nhưng không phải chịu lãi ngân hàng tháng và cố gắng tìm kiếm những hợp đồng có thu nhập tối thiểu là 4,5 triệu đồng/tháng ,đặc biệt tìm những công việc có thể giúp người lao động làm thêm giờ.
Đối với khu vực Trung Đông ,năm 2006 có nhiều chuyển biến tích cực với các thị trường như:Qatar ,Dubai và A rập xếut.Riêng Qatar đã có gần 6.000 lao động được cấp visa và phía bạn thông báo sẽ cấp 27.000 quota cho lao động Việt Nam.Lao động phổ thông ở khu vực này chủ yếu là xây dựng với mức lương 190 USD /tháng ,riêng với lao động chuyên gia thi 250 USD/tháng ,tuỳ vào mức tay nghề.Việc mở rộng sang thị trường Trung Đông là tín hiệu vui cho người lao động .
Hàn Quốc được coi là điểm dừng chân tốt cho lao động phổ thông VN .Có khoảng 3000 lao động phổ thông đang làm việc theo Luật lao động mới của Hàn Quốc.Bộ lao động ,thương binh và xã hội đã lập 10 trường đào tạo tiếng Hàn và giáo dục định hướng cho lao động trước khi sang làm việc tại Hàn Quốc .Trong thời gian tới ,phía Hàn Quốc sẽ giúp đỡ Việt Nam trong việc cung cấp giao trình và giáo viên đào tạo tiếng Hàn cũng như phong tục tập quán ở nước bạn.
Tại các thị trường đó ,phần lớn lao động VN được đánh giá khá tốt về khả năng làm việc,chăm chỉ ,tiếp thu nhanh .Nhìn chung thu nhập của lao động phỏ thông VN ổn định.
Nhưng theo nhân định của các doanh nghiệp XKLĐ ,năm 2008 ,các thị trường truyền thống sẽ tiếp tục gặp khó khăn.Đơn cử ,thị trường Đài Loan là một trong những thị trường truyền thống luôn tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam nhưng do nơi đây vẫn tiếp tục tạm dừng nhận lao động VN sang làm việc trong các gia đình ,nên lao động đưa sang chủ yếu là lao động công nghiệp ,xây dựng và thuyền viên đánh cá.Tổng cộng có gần 24 nghìn lao động đã sang Đài Loan.
Thị trường Qatar từ cuối năm 2006 đã bắt đầu nhận lao động Vntrong lĩnh vực xây dựng ,ngay sau đó trong những tháng đầu năm 2007 ,số lượng lao động đưa đi tăng nhanh.Tuy nhiên ,do toàn bộ lao động đưa sang Qatar là lao động xây dựng, chủ yếu là lao động tự học nghề,chưa qua đào tạo trường lớp nên ý thức tổ chức ,kỷ luật kém.Bộ Lao Động –Thương binh và Xã hội đã phải chỉ đạo giảm nhịp độ đưa lao động đi để chấn chỉnh trong việc quản lý lao động.
Với thị trường cao cấp cánh cửa nhận lao động phổ thông đã hẹp nay càng hẹp hơn.Như ở thị trường Hàn Quốc chỉ tiếp nhận lao động dưới hình thức tu nghiệp sinh công nghiệp.Tương tự ở thị trường Nhật Bản và Czech cũng chỉ nhận lao động có kỹ thuật cao.Chính vì vậy lao động phổ thông rất khó có thể xâm nhập vào thị trường cao cấp này.
Ngoài việc luôn phải duy trì được thế đứng cho người lao động phổ thông chúng ta ở các thị trường truyền thống ,chúng ta cũng cần phải tích cực “xâm chiếm” sang các “mảnh đất mới” đầy triển vọng.
Thị trường mới. Ngoài duy trì những thị trường truyền thống đã có như: Đài Loan,Nhật Bản ,Malaysia và Hàn Quốc, các doanh nghiệp đều có kế hoạch mở thêm nhiều địa chỉ XKLĐ phổ thông mới ,trong đó chú ý đến các thị ttrường có nhiều tiềm năng như Libi,Arapxeut.Pháp ,Canada,Anh,Hylạp,Macao.Thị trường Libi mong muốn được ký kết hiệp định hợp tác tiếp nhận lao động VN ,nhất là lao động thuộc ngành xây dựng và đánh bắt hải sản.Thị trường Macao với chính sách khá thông thoáng nên lao động phổ thông dễ thâm nhập với mức lương 5 triệu đồng/người/tháng.Những cũng chính sự thông thoáng trong chính sách nhập khẩu lao động nên tạo khe hở cho những đối tượng lừa đảo có cơ hội lộng hành.Riêng ở thị trường Australia,theo hãng tin AC Nielsen,thị trường nàyđang thiếu nhân công trầm trọng trong các lĩnh vực xây dựng ,trang trại..Do thiếu lao động nên đã vài tháng qua ,đa số doanh nghiệp xây dựng nước này không hoàn thành tiến độ ,chỉ tiêu nhiều dự án quan trọng;bên cạnh đó các trang trại lớn cũng đang rơi vào tình trạng trái chín rụng do không đủ nhân công thu hoạch.Tình trạng thiếu nhân lực đã buộc chính phủ này phải chuẩn bị lên kế hoạch nhập khẩu lao động từ các nước thuộc khu vực Châu á Thái Bình Dương;trước mắt số lao động dự định sẽ tuyển sang là 20.000 người ,lương khoảng 1500-2000 USD/tháng..(Vnmedia ngày tin 12/04/2005).Nắm bắt nhu cầu ,một số doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam đang có kế hoạch thăm dò và khai thác thị trường này.Về phía các doanh nghiệp XKLĐ ,mới đây,Cty Xây Dựng Dịch vụ và Hợp tác lao động(OLECO)đã thống nhất được với thị trường Ixaren tiếp nhận lao động nông nghiệp từ Việt Nam dưới dạng tu nghiệp sinh, ngoài mức trợ cấp được phía Ixaren trả khá cao,những tu nghiệp sinh nông dân này sẽ học tập phương pháp sản xuất nông nghiệp kỹ thuật cao của Ixaren-một trong những nước hàng đầu về khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp.
2.2 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến XKLĐ phổ thông
2.2.1 Nhân tố thứ nhất là cơ quan quản lý nhà nước.
Việt Nam là một nước ở khu vực Đông Nam A với đặc điểm là một nước nông nghiệp với số dân đông đúc .Theo thống kê,trung bình năm 2007 dân số nước ta 84.089 triệu người mà với diện tích đất nước chỉ có khoảng 331.000km2 ,mà đại bộ phận nhân dân sống ở nông thôn và làm nông nghiệp (hơn 70%) (theo thống kê của Bộ Lao Động-Thương binh và Xã hội).Với tình thế như vậy ,nước ta luôn đứng trước tình thế thất nghiệp và thiếu việc làm cao,hàng năm lại có hơn 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động.Đặc biệt trong xu thế phát triển kinh tế toàn cầu hoá và khu vực hoá hiện nay, đói hỏi nước ta phải sắp xếp lại cơ cấu ,tổ chức sản xuất,vì vậy lao động dư thừa ngày càng cao.Đứng trước thách thức đó Đảng và Nhà nước ta đã sớm có chủ trương cùng với việc giải quyết việc làm trong nước ,là đẩy mạnh XKLĐ và chuyên gia ,và xác định đây là một chiến lược lâu dài-quan trọng trong phát triển kinh tế.
Chính vì thế ngay trong những giai đoạn 10 năm đầu(1980-1990) chương trình XKLĐ được thực hiện theo cơ chế bao cấp thông qua các hiệp định ký song phương với các nước XHCN.Từ cuối năm 1991 đến nay,cùng với các chính sách đổi mới và mở rộng quan hệ với bên ngoài,hoạt động XKLĐ đã chuyển sang cơ chế thị trường với quy mô lớn hơn.Đảng và nhà nước ta đã và đang có nhiều chương trình ,dự thảo nhằm tăng cường công tác XKLĐ nói chung và XKLĐ phổ thông nói riêng.Mới đây,dự thảo Luật gồm 8 chương ,62 Điều và so với những quy chế hiện hành đã thể hiện được chủ trương của Đảng và Nhà nước ;quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp ,tổ chức đưa người đi làm việc ở nước ngoài ,của lao động đi làm việc ở nước ngoài;bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cua rngười lao động làm việc ở nước ngoài ,trách nhiệm quản lý nhà nước với các cấp ;quy định chế tài xử lý vi phạm.Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng việc thực hiện các giải pháp để phát triển hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài một cách bền vững.Đảng và Nhà nước luôn bảo vệ quyền lợi,quản lý ,giám sát,hỗ trợ trong đào tao nghề ,kiến thức pháp luật,phong tục tập quán..cho người lao động đi xuất khẩu.Cũng như định hướng ,xây dựng lộ trình sắp xếp ,phát triển các doanh nghiệp XKLĐ.
2.2.2 Nhân tố thứ hai là doanh nghiệp XKLĐ. Chất lượng lao động nói chung và cụ thể là lao động phổ thông tuỳ thuộc rất nhiều vào cách tổ chức đào tạo của các doanh nghiệp XKLĐ.Một mặt khác,doanh nghiệp XKLĐ cũng là tổ chức tìm kiếm,mở rộng thị trường phù hợp cho nguồn lao động.Đối với lao động phổ thông thi các doanh nghiệp hướng vào các thị trường dễ tính .Cũng chính vì thu nhập của lao động phổ thông thấp hơn nên chi phí đi thấp hơn.Doanh nghiệp cũng là tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động.Doanh nghiệp XKLĐ cần phải có sự gắn kết với các trung tâm dạy nghề để nâng cao trình độ tay nghề,hiểu biết luật pháp,phong tục tập quán.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp lừa đảo XKLĐ,chính vì chúng ta chưa kiểm soát được hết nên các doanh nghiệp “ma” vẫn đang ngang nhiên tồn tại,làm cho người lao động hoang mang lo lắng.Điều đó cũng ảnh hưởng đến số lượng lao động đi xuất khẩu.Chính vì thế Đảng và Nhà nước ta cần có những biện pháp giảm thiểu những doanh nghiệp lừa đảo để người lao động yên tâm khi bỏ một khoản tiền lớn để hy vọng vào một khoản thu nhập khá khi đi làm việc ở nước ngoài.
Chất lượng nguồn lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự thắng thế trong cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế .Muốn mở rộng và việc làm tốt hơn ,thu nhập cao hơn cho người lao động Việt Nam ở nước ngoài nói chung và lao động phổ thông nói riêng ,không có cách nào hữu hiệu bằng nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài.Mặc dù thực tế cho đến nay,thị trường lao động nước ngoài vẫn cần và chấp nhận một bộ phận lao động giản đơn ,chưa qua đào tạo nghề hoặc trình độ nghề thấp,nhưng hầu hết các thị trường đều gia tăng ngày càng mạnh mẽ nhu cầu lao động có nghề,đặc biệt lao động có kiến thức ,kỹ năng nghề ở trình độ cao .Một nhân tố quyết định đến chát lượng của lao động đi làm việc ở nước ngoài đố là các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.Nó bao gồm : đội ngũ giảng viên có trình độ hay không,có được thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ hay không; cơ sơ vật chát phục vụ công tác đào tạo nghề ăng đàm phán của doanh nghiệp trong công tác thị trường ;khả năng quản lý lao động ở nước ngoài cũng như khả năng liên hệ giúp người lao động đảm bảo công việc khi trở về nước sau khi hết hợp đồng ;số lượng và chất lượng lao động còn phụ thuộc vào định hướng vào các thị trường của doanh nghiệp.Ví dụ ,ở thị trường Đông-Bắc á :Nhật Bản ,Hàn Quốc ,Đài Loan : cần nhiều lao động có nghề , với thị trường Đông-Nam á : Malaysia đang cần nhiều lao động làm việc trong các công trường , nhà máy nên với lao động phổ thông có nhiều cơ hội
Chất lượng nguồn lao động đưa đi xúât khẩu còn phụ thuộc vào sự gắn kết ,hợp tác chiến lược giữa cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp xúât khẩu lao động.
2.2.3 Nhân tố thứ ba là bản thân người lao động.Chính sự hiểu biết thông tin chính xác của người lao động cũng là yếu tố quyết định sự lựa chọn công việc và thị trường khi đi xuất khẩu.Đặc biệt lao động phổ thông chủ yếu là ở nông thôn,trình độ văn hóa thấp nên việc hiểu biết rõ ràng về doanh nghiệp tuyển dụng và các nước nhập khẩu lao động là rất khó ,có thể nói là mù mờ.Họ thường đi theo phong trào ,chính vì thế các doanh nghiệp lừa đảo dễ lợi dụng.
Mặt khác,yếu tố đầu tiên quyết định thu nhập của họ là trình độ tay nghề của người lao động.Lao động phổ thông là lao động hầu như chưa qua đào tạo,,trình độ tay nghề thấp kém,hầu như chỉ tập trung ở các thị trường truyền thống chứ những thị trường mới và cao cấp thì họ khó có thể mà vào được.Nhưng đối với thị trường truyền thống chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, đó là sự thu hep số lượng ,tajm ngừng nhập khẩu lao động.Một nguyên nhân trực tiếp là ý thức,nhận thức của người lao động khi làm việc ở nước ngoài.Lao động của chúng ta được công nhận là chăm chỉ ,cần cù,tiếp thu nhanh nhưng lại hay bỏ ra ngoài làm thêm,vi phạm pháp luậtĐó đều xuất phát từ nhận thức của người lao động.
2.3.4 Nhân tố cuối cùng là chính sách của các nước nhập khẩu lao động.
Đó là những ngành nghề cần phải nhập khẩu lao động.Thường là các công việc mà lao động ở nước đó không thích làm,thu nhập lại thấp mà nặng nhọc.Và trình độ kỹ thuật ,số lượng mà nước nhập khẩu yêu cầu.Ví dụ: Với Malaysia ngày càng khó khăn bởi Chính phủ Malaysia không có kế hoạch tăng lương cho lao động nhập cư .Đài Loan là một thị trường truyền thống luôn tiếp nhận số lượng lớn lao động VN nhưng gần đây vẫn tiếp tục tạm dừng nhận lao động VN sang làm việc trong các gia đình ,nên các lao động đưa sang chủ yếu là lao động công nghiệp ,xây dựng và thuyền viên đánh cá .Hàn Quốc sẽ xoá hẳn chế độ tu nghiệp sinh và thay thế hoàn toàn bằng lao động có cấp phép.Còn với thị trường cao cấp như Nhật Bản chỉ chấp nhận lao động VN dưới hình thức tu nghiệp sinh .Hợp tác lao động (OLECO) đã thống nhất được với các đối tác Ixaren tiếp nhận những lao động nông nghiệp VN dưới dạng tu nghiệp sinh ,ngoài mức trợ cấp được Ixaren trả khá cao ,những tu nghiệp sinh nông dân này sẽ học tập được phương pháp sản xúât nông nghiệp hiện đại .Đối với Cộng hoà Séc và Trung Đông hầu như chỉ nhập khảu lao động có trình độ tay nghề cao.HoHHH
2.3 Đánh giá tổng quát tình hình XKLĐ phổ thông của Việt Nam.
2.3.1 Những thành tựu của XKLĐ phổ thông trong những năm qua.
Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh vầ Xã hội với Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình xuất khẩu lao động từ năm 2003 đến hết tháng 6/2005,cả nước đưa được trên 173.000 đi làm việc ở nước ngoài .Và cho đến nay nước ta đã có hơn 400.000 lao động làm việc tại hơn 40 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới với tổng thu nhập hàng năm khoảng 1,5 tỷ USD.Báo cáo khẳng định công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia trong những năm qua đã góp phần đào tạo nghề ,giải quyết việc làm,xoá đói giảm nghèo,cải thiện đời sống cho một bộ phận người lao động,chủ yếu ở nông thôn và người nghèo .
Theo thời báo kinh tế Việt Nam 22/02/2007,năm 2006 ,xuất khẩu lao động ở Việt Nam đã tiếp tục giữ vững ,ổn định các thị trường truyền thống và mở thêm thị trường mới .Kết quả XKLĐ và chuyên gia cả nước đạt 78.855 người ,bằng 105,1% kế hoạch,vượt 12% so với năm 2005.Riêng 9 tháng đầu năm 2007,cả nước đã đưa được 62.760 lao động sang nước ngoài ,đạt 78,5% kế hoạch cả năm.Trong đó đông nhất là Malaysia với 21.313 người,,thứ hai là thị trường Đài Loan với 16.554 người ,tiếp đó là Hàn Quốc với 8536 người ,Qatar 4350 người ,Nhật Bản là 3047 người ,Macao là 1631 người và các thị trường khác là 7032 người .Nếu như năm 1995 nước ta mới có 29 vạn lao động làm việc tại 15 nước thì đến nay gần 60 vạn làm việc trên 40 nước và vùng lãnh thổ.Hiện nay,lao động phổ thông Việt Nam chủ yếu đang làm việc ở các thị trường :Malaysia gần 100.000 người ,thu nhập bình quân 2-3 triệu đồng/tháng ,một số nghề có mức thu nhập từ 5-7 triệu đồng/tháng ;Đài Loan có trên 90.000 thu nhập 300-500 USD/tháng ;Hàn Quốc có trên 30.000 người ,thu nhập bình quân khoảng 900-1000 USD/tháng;Nhật Bản khoảng 19.000 tu nghiệp sinh với mức thu nhập trên 1000 USD/tháng .Chúng ta bắt đầu đầu tư vào kế hoạch đưa lao động sang các thị trường mới như:Cộng hoà Séc ,úC,Bruney,Macao,Nga,CanadaHằng năm ,số lao động làm việc ở nước ngoài đã gửi về nước một lượng ngoại tệ khoảng 1,6 tỷ USD,đó là một con số đáng kể.Đặc biệt cho đến hết năm 2007 ,XKLĐ chúng ta đã hoàn thành vượt mức kế hoạch là đã đưa trên 85.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài .gửi về 1,7 tỷ USD.
Mặt khác các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng không ngừng tăng về cả số lượng và chất lượng.Theo thông tin từ Hiệp Hội Xuất khảu l ao động Việt Nam (trang thông tin điện tử- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ngày 20/02/2008),trong năm 2007 ,Hiệp hội biểu dương 19 doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.Trong đó công ty AIC đã xuất khẩu trên 5.000 lao động ,còn lại các công ty khác đã đưa được hơn 1000 lao động/năm như các công ty TRAENCO ,cty TTLC..Các doanh nghiệp cũng liên kết chặt chẽ với các trung tâm đào tạo nghề chính vì thế chất lượng của lao động phổ thông nói riêng và lao động noi chung được nâng cao rõ rệt.Các doanh nghiệp cũng tổ chức kiện toàn bộ máy ,đầu tư cơ sở vật chất,trang thiết bịđáp ứng yêu cầu công tác,tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền sâu rộng đến các cơ quan chức năng và người lao động chinh xác và kịp thời.
2.3.2 Những hạn chế của xuất khẩu lao động phổ thông ở Việt Nam.
Mặc dù XKLĐ phổ thông đã gặt hái được nhiều thành tựu kể trên nhưng vấn đề này vẫn tồn tại một số hạn chế.Công tác xuất khẩu lao động phổ thông trong thời gian qua chưa ổn định,chưa tương xứng với tiềm năng trong nứơc.So với các nước trỏng khu vực thì số lượng lao động xuất khẩu ở nước ta còn nhỏ bé.Như Philipin nước có cùng trình độ và tương đương về quy mô dân số ,đến nay đã đưa được 7,5 triệu lao động ra nước ngoài làm việc ,hàng năm đưa ngoại tệ về nước vào khoảng 8,5 tỷ USDHơn nữa ,lao động phổ thông Việt Nam thường rơi vào các thị trường có thu nhập thấp ,môi trường làm việc độc hại ,nặng nhọc ,kém hấp dẫn.Một số thị trường cần nhiều lao động biết ngoại ngữ ,trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì chưa đáp ứng được yêu cầu.Đáng báo động tình trạng lao động vi phạm hợp đồng bỏ trốn ra ngoài làm việc là vấn đè nổi cộm ,bức xúc trong công tác XKLĐ hiện nay.
(Theo báo Hà NộI MớI điện tử ngày 30/07/2006).Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ,mục tiêu là đến năm 2010 ,nâng tỷ lệ lao động xuất khẩu có nghề lên mức tối thiểu là 75% trong tổng số lao dộng được dưa đi hàng năm,trong đó lao động ở trình độ trung cấp nghề trở lên chiếm 40%;đến năm 2015,chủ yếu XKLĐ có nghề ,lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và chuyên gia ;100%lao động xuất khẩu được đào tạo ngoại ngữ ,giáo dục định hướng
Tuy nhiên ,theo các chuyên gia XKLĐ ,các mục tiêu đặt ra rất khó hoàn thành.Các số liệu cho biết từ năm 1998-2005 ,cả nước đưa được 360.959 lao động đi làm việc ở nước ngoài (riêng 6 tháng đầu năm 2006 là 35.171 lao động) trong đó 299.295 lao động phổ thông ,chiếm 72,5%,Điều đáng nói là nếu như năm 1998,tuy số lượng lao động đi xuất khẩu chỉ có 12.240 người ,nhưng lao động phổ thông chiếm tới 60,1 %;trong khi năm 2003 tỷ lệ lao động phổ thông tăng lên 83,83% trong số 75.000 lao động được đưa đi.Riêng trong 2 năm 2004 và 2005 ước tỉ lệ lao động phổ thông chiếm hơn 80% trong tổng số 140.000 lao động được đưa đi.Cái lo là XKLĐ chỉ mới tập trung giải quyết vịêc làm trước mắt cho lao động nghèo ,trình độ thấp,còn việc liên kết đào tạo chuẩn bị nguồn nhân lực có nghề thì chưa được chú trọng.
Chưa khai thác hết tiềm năng.
Nếu so với tiềm năng lao động dồi dào với khoảng 25 triệu người từ 18-35 thì XKLĐ Việt Nam chưa khai thác hết .Mặt khác một điều trái ngược với những nổ lực chung về khai thác thị trường mới ,bản đồ XLKLĐ của VN đang dần bị thu hẹp.Từ năm 2000 trở về trước ,lao động VN được đưa đi làm việc ở 38 quốc gia và vùng lãnh thổ ,hiện chỉ còn 18.Trong nhiều năm liền ,XKLĐ phổ thông VN chỉ quanh quẩn với 4 thị trường Đài Loan,Malaysia ,Hàn Quốc,Nhật Bản,trong khi tỷ lệ lao động sang các thị trường mới chiếm chưa đến 5%.
Về chất lượng lao động.
Do lao động VN vốn xuất thân từ nông thôn,đa số không nghề,không ngoại
ngữ ,không tác phong công nghiệp,mà chúng ta vẫn thường gọi là lao động “3 không”,rất bất lợi khi muốn làm việc ở nước ngoài.Thông thường những lao động “3 không” rất khó tuyển chọn và thu nhập thấp.Đối tượng lao động này cũng rất khó tiếp cận và học hổi công việc cũng như phong tục tập quán ,văn hóa của nước sở tại.Thời gian kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý chán việc và bổ trốn ra ngoài.Thực trạng này còn ảnh hưởng đến uy tín ,thương hiệu lao động VN trên thị trường thế giới.Một nguyên nhân chính của tình hình này là do chưa có sự gắn kết chặt chẽ,hợp tác chiến lược giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp XKLĐ.Nhiều học viên học xong không biết sử dụng những thiết bị hiện đại.Còn việc dạy ngoại ngữ thì học viên học theo kiểu “ứng phó”.Doanh nghiệp nào có cở sở dạy nghề thì chủ yếu dạy ngắn hạn.
Về thị trường xuất khẩu lao động
Theo đánh giá của các chuyên gia ,một số thị trường truyền thông đang gặp khó khăn ,như nhu cầu lao động ở Malaysia đang giảm đi,Đài Loan tạm ngừng nhận lao động VN làm việc tại các gia đình ,Qatar giảm hẳn tốc độ nhận lao động từ năm 2006 do tình trạng lao động VN vi phạm kỹ thuật tăng lên.
Thị trường cao cấp cánh cửa đi vào còn rất hẹp đặc biệt với lao động phổ thông.Do trình độ tay nghề chưa đáp ứng được,như thị trường Nhật Bản lao động được đưa sang chủ yếu là dưới dạng tu nghiệp sinh.
Về vấn đề quản lý lao động ở nước ngoài
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết ,hiện nay có 50 doanh nghiệp được phép đưa người lao động sang thị trường Trung Đông.Tuy nhiên ,trong đó chỉ có 3 doanh nghiệp có văn phòng đại diện ở các nước trên.Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp đang hoạt động theo kiểu “đem con bỏ chợ”.Chính vì thế mới xảy ra tình trạng lao động VN ở nước ngoài không có người quản lý dẫn tới việc sống và làm việc vô tổ chức ,bị trục xuất về nước cũng chẳng có cơ quan nao đứng ra giải quyết.Lao động của chúng ta nổi đình nổi đám với nhiều tật xấu như gây sự ,đánh nhau,sống bừa bãi ,đình công hay đòi hỏiví dụ như lao động chúng ta ăn cắp nguyên vật liệu,nấu rượu lậu khi nước bạn cấm..Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ ,trong số 7000 lao động được tiếp nhận ở Qatar thì có hơn 400 lao động bị trục xuất về nước vì vi phạm pháp luật.
Cuộc sống người lao động ở nước ngoài.
Cuộc sống của người lao động ở nước ngoài đang là vấn đề gây bức xúc lớn trong xã hội.Hầu hết những người lao động VN sang làm việc ở nước ngoài làm việc đều là những lao động nghèo khổ ở thôn quê ,những người này thường được làm những công việc 3-Ds (dangerous ,dirty,đemaning)-những công việc nguy hiểm ,dơ bẩn và cực nhọc mà người bản xứ không muốn làm hoặc chỉ làm với mức lương gấp 2 ,gấp 3.Những người lao động này sang nước khác làm việc hy vọng có thể dành dụm được ít tiền bạc để giúp đỡ gia đình ,tuy nhiên chế độ lao động nhập cư có nhiều chỗ không hợp lý của các quốc gia nhập khẩu lao động cộng với nạn thu phí quá cao khiến cho người lao động đi xuất khẩu trở thành nạn nhân của nạn nô lệ lao động.Song tình trạng này nếu không sớm được khắc phục thì XKLĐ khó tránh khỏi được sự o ép,thiệt thòi ,có thể bị khinh rẻ ,bị đối xử bất công bằng như khi người lao động bị tai nạn thì chẳng biết kêu ai ,đau ốm thì phải tự lo,nhiều người lao động bị quỵt tiền công mà chẳng biết kêu ai.ở Nhật ,không ít bệnh viện từ chối nhận bệnh nhân là người lao động nước ngoài.Bởi có tình trạng ,những bệnh nhân này sau khi chữa trị bỏ trốn vì không có tiền đóng viện phí.
Thêm vào đó ,vấn đề an toàn cho người lao động làm việc ở nước ngoài cũng là vấn đề nhức nhối hiện nay.Trong thời gian gần đây số vụ tai nạn lao động đối với người Việt Nam ở nước ngoài ở con số đáng báo động.(Theo Dantoc.net) từ 2002 đến nay,đã có gần 400 lao động VN bị chết tại Malaysia ;riêng năm 2007 ,có tởi 107 người .Nguyên nhân chính là do đột tử ,tai nạn giao thông hoặc bị sát hại.(Theo báo người lao động ngày 16/042008) có hơn 100 người lao động VN chết ở Malaysia trong vòng một năm nay đã gây nên sự bàng hoàng ,đau xót, gây tâm lý e ngại,lo lắng cho người lao động.
Việc làm cho người lao động chưa có chiến lược lâu dài.
(Theo báo điện tử –Việt Báo ngày 31/5/1005).Có đếnkhoảng 80%lao động khó tìm được việc làm. Chỉ có 20% có việc làm nhưng chủ yếu là tự mở có sở sản xuất kinh doanh nhỏ theo kiểu gia đình ,ít người tìm được những công việc ổn định phù hợp với ngành nghề mình tu nghiệp,làm việc ở nước ngoài.Trong số những người hoàn thành hợp đồng lao động trở về,hầu hết số tiền tích luỹ được đều trang trải nợ nần ,chi phí trước khi đi.Đặc biệt lao động phổ thông sau khi đi làm về họ vẫn là nông dân mà không xin được việc hoặc không mở được các cơ sở sản xuất
Phần 3
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác XKLĐ phổ thông của Việt Nam.
3.1 -Định hướng phát triển XKLĐ phổ thông
3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước
Từ cuối năm 1991 đến nay ,cùng với chính sách đổi mới và mở rộng quan hệ quốc tế với bên ngoài ,hoạt động XKLĐ đã chuyển sang cơ chế thị trường với quy mô lớn hơn.Đảng và Nhà nước ta đã và đang có nhiều chương trình ,dự thảo nhằm tăng cường hoạt động XKLĐ.Mới đây dự thảo Luật gồm 8 Chương và 62 Điều ,so với những quy định hiện hành đã thể hiện được chủ trương của Đảng và nhà nước ; quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp ,tổ chức đưa người đi làm việc ở nước ngoài ,của lao động đi làm việc ở nước ngoài;bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cua rngười lao động làm việc ở nước ngoài ,trách nhiệm quản lý nhà nước với các cấp ;quy định chế tài xử lý vi phạm.Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng việc thực hiện các giải pháp để phát triển hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài một cách bền vững.Đảng và Nhà nước luôn bảo vệ quyền lợi,quản lý ,giám sát,hỗ trợ trong đào tao nghề ,kiến thức pháp luật,phong tục tập quán..cho người lao động.
Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng việc thực hiện các giải pháp để phát triển hoạt động đưa người VN đi làm việc ở nước ngoài một cách bền vững,trong đó tập trung một số giải pháp sau:
-Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.Từ năm 1996 đến nay ,Chính phủ đã lần lượt ban hành 4 Nghị định,đăc biệt trong năm 2006,Quốc hội ban hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 .Với luật này ,hoạt động đưa người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài có khung pháp lý vững chắc đầy đủ để phát triển trong năm tới .
- Đàm phán với các nước nhận lao động VN để ký kết các thoã thuận và hợp tác trong lĩnh vực tiếp nhận lao động.Cho đến nay,Việt Nam đã ký các hiệp định với các nước Hàn Quốc ,Malaysia.Cộng Hoà DCND Lào ,Qatar
- Coi trọng công tác quản lý ,giám sát đưa hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài .Bộ LĐ-TB &XH cùng các bộ nghành liên quan và chính quyền địa phương thường xuyên theo dõi ,phát hiện và xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm phap luật gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động
- Tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động ở nước ngoài.Chính phủ VN giao cho các đại diện VN ở nước ngoài bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động.Tại nhiều nước có nhiều lao động VN làm việc,đã thành lập các Ban Quản lý lao động trong các cơ quan đại diện thực hiện nhiệm vụ này.
- Hỗ trợ người lao động có đủ năng lực và kiên thức cần thiết để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình khi làm việc ở nước ngoài.Mọi người đi làm việc đều được đào tạo,bồi dưỡng tay nghề ,kiến thức pháp luật,phong tục tập quán
- Xây dựng lộ trình sắp xếp ,phát triển doanh nghiệp XKLĐ theo định hướng ,tiêu chí của Luật đưa người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài.Có cơ chế biện pháp cụ thể để hỗ trợ người lao động ,người nghèo vay vốn ,học nghề ,làm thủ tục xuất khẩu lao động.
3.1.2 Mục tiêu trong những năm tới
Với quy mô ,dân số VN đứng thứ 14 trên thế giới ,trong đó có khoảng 46 triệu người đang trong độ tuổi lao động.Số lượng người từ 15 tuổi trở lên chiếm 70% dân số, trong đó số lượng lao động trẻ chiếm 45,6%.Đây là lợi thế rất lớn,là tiềm năng để chúng ta xây dựng và phát triển đất nước .Mục tiêu từ năm 2007 trở đi ,mỗi năm cố gắng tạo việc làm mới cho khoảng 1.6 triệu lao động ở trong nước và xuất khẩu lao động ra nước ngoài.Năm 2008 cần tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm là bảo đảm số lượng đưa đi từ 85.000 lao động trở lên;nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như nhiệm vụ Chính phủ giao;quản lý và bảo vệ tốt quyền lợi của người lao động Việt Nam ở nước ngoài.Riêng đối với xuất khẩu lao động phổ thông thì chúng ta tâp trung đào tạo nghề,ngoại ngữ,luật pháp của VN và nước sở tạimột cách nghiêm túc và hiệu quả để có thể giữ vững được thị trường vốn có và thâm nhập thị trường mới tiềm năng hơn.Đồng thời sẽ hạn chế dần xuất khẩu người giúp việc gia đình.(Theo trangbáo điện tử VnExpress),phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng Nguyễn Viết Chức tha thiết đề nghị dự luật nên có một điều khoản hạn chế xuất khẩu ôsin :”Lương của họ chẳng được bao nhiêu ,lại làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế .”
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác XKLĐ phổ thông của Việt Nam.
Chúng ta cần làm gì để đẩy mạnh và ngày càng phát huy tối ưu hiệu quả của công tác XKLĐ phổ thông ?
3.2.1 Giải pháp với cơ quan quản lý nhà nước
Cơ quan nhà nước cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền một cách sâu rộng về lĩnh vực XKLĐ nói chung và XKLĐ phổ thông nói riêng,nhất là thông tin thị trường ,điều kiện làm việc,tiêu chuẩn tuyển chọn ,mức lương ,chi phí ,các thủ đoạn của bọn có mồi ,môi giới lừa đảo ,đặc biệt tại các vùng sâu xa,vùng nông thôn.Các bộ ngành chức năng cần tăng cường phối hợp công tác trong kiểm tra ,giám sát các doanh nghiệp XKLĐ ,phối hợp với cơ quan công an,trong quá trình phát hiện và xử lý các vụ án liên quan đến XKLĐ, xử lý một cách nghiêm ngặt các đối tượng tổ chức lừa đảo .Các bộ ngành liên quan cần xây dựng và đề nghị cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách,văn bản pháp luật về phòng chống và xử lý các hành vi vi phạm trong XKLĐ.Trong thời gian tới Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục phối hợp các bộ ,ngành tiến hành rà soát về quy trình,thủ tục tuyển chọn lao động và thủ tục hồ sơ của người lao động để đơn giản hoá những giấy tờ không cần thiết .Đối với địa phương cũng vậy ,cần rà soát và cắt giảm những thủ tục không cần thiết ,chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc thơì hạn giải quyết các thủ tục hành chính,không để kéo dài .Cho phép các doanh nghiệp được chủ động phối hợp với các cấp chính quyền ,đoàn thể tại các địa phương trên cơ sở kế hoạch đã thống nhất.
Để mở rộng và phát triển thị trường XKLĐ phổ thông ,Việt Nam cần có những chính sách và định hướng đúng đắn.Trong thời gian tới cần thực hiện những định hướng sau:
Thứ nhất,cần đưa vấn đề này vào trong một tổng thể của chiến lược phát triển kinh tế ,trong đó mấu chốt là giải quyết công ăn việc làm cho mọi người có khả năng lao động.Việc xây dựng cơ sở hạ tầng ,việc thu hút FDI,việc dùng ngân sách để yểm trợ các dự án phát triển công nghiệp hướng vào điểm mấu chốt đó.
Thứ hai,tiếp tục xúc tiến và mở rộng thị trường .Phối hợp với các bộ ngành ,tỉnh ,thành phố ,doanh nghiệp để phát triển thị trường XKLĐPT.
Thứ ba,tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhất là thông tin thị trường ,điều kiện làm việc,tiêu chuẩn tuyển chọn ,mức lương ,chi phí ,các thủ đoạn của bọn có mồi ,môi giới lừa đảo ,đặc biệt tại các vùng sâu xa,vùng nông thôn.
Chúng ta phải đặc biệt coi trọng làm tốt công tác quản lý người lao động ở nước ngoài .Riêng đối với thị trường Qatar ,Cục quản lý cũng đang trình Bộ LĐ-TB &XH phương án quản lý lao động- đặt tại Dubai - để quản lý lao động VN ở Trung Đông .Mặt khác cần thu thập ,phân tích thông tin có liên quan đến các thị trường lao động,tổ chức theo dõi ,quản lý tạ các nước để người dân có đủ cơ sở chọn lựa tham gia xkld hay không.
3.2.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp XKLĐ( phổ thông).
Các doanh nghiệp cần công bố thông tin một cách công khai ,minh bạch về các điều kiện ,thủ tục ,tiêu chuẩn tuyển chọn ,mức lương và nhất là chi phí đưa người lao động đi đối với từng địa phương,chỉ đạo và quản lý chặt chẽ các chi nhánh ,trung tâm hoạt động theo đúng quy định chỉ đạo và quản lý của pháp luật về phía người lao động.
Để thực hiện các mục tiêu nhằm hoàn thiện công tác XKLĐ phổ thông trong những năm tới ,các doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ ,mạnh mẽ nhiều giải pháp ,trong đó cần tập trung các giải pháp sau:
Thứ nhất,nâng cao chất lượng nguồn lao động phổ thông bằng cách tuyển chọn kỹ càng những lao động đã có kinh nghiệm làm việc,tay nghề vững .Đại đa số lao động phổ thông ở nước ta đều đã làm việc ở những ngành ,nghề nhất định chính vì vậy khi tuyển chọn doanh nghiệp cần hướng người lao động vào những ngành,nghề phù hợp .Doanh nghiệp cần phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác kiểm tra trình độ và tuyển chọn lao động phổ thông một cách nghiêm túc .Để thực hiện tốt công tác đó các doanh nghiệp có trường dạy nghề cần tập trung đào tạo một vài nghề mà mình có thế mạnh,đủ điều kiện mà thị trường cần .Lồng ghép đào tạo ngoại ngữ trong qua trình đào tạo nghề,cung cấp vốn từ vựng sát với công việc người lao động sẽ đảm nhận .Tổ chức tốt việc giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh .Muốn vậy các trung tâm cần đổi mới chương trình giảng dạy,cụ thể hoá và chuẩn hoá những nội dung liên quan đến Luật pháp VN,luật pháp ,đất nước ,con người ,phong tục tập quán của nước sở tại ,quyền và nghĩa vụ của người lao động đi làm việc theo hợp đồng ,nội quy nơi làm việc,quy định về vệ sinh an toàn lao động.
Thứ hai,cần đào tạo,bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp về kỹ năng và kinh nghiệm đàm phán,kinh nghiệm tư vấn ,trình độ giảng dạy.
Thứ ba,cần giữ vững những thị trường truyền thống và phát huy mở rộng thị trường tiềm năng mới.Đặc biệt là lao động phổ thông việc giữ vững thị ttường hiện có đang gặp nhiều khó khăn,chính vì thế doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn trong công tác tuyển chọn đào tạo ,nguồn lao động của mình ,đồng thời với ưu điểm lao động chúng ta rẻ,đông ,cần cù ,khả năng tiếp thu nhanh,một số thị trường đang thiếu lao động phổ thông trầm trọng nên việc tìm hiểu ,khai thác thị trường mới là quan trọng và cấp thiết.
Ngoài ra doanh nghiệp nên có cơ chế cho vay vốn để chi phí học nghề ,ngoại ngữ ,chi phí xuất cảnh ra nước ngoài được thuận lợi.Các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với các trung tâm đào tạo nghề .
3.2.3 Giải pháp đối với người lao động
Người lao động cần tỉnh táo nắm bắt được chính xác các thông tin .Khi có nhu cầu XKLĐ ,hãy liên hệ trực tiếp với cục quản lý lao động nước ngoài và Bộ lao động thương binh và xã hội cũng như các ban nghành hữu quan ở địa phương, thông qua ban chỉ đạo địa phương ,các công ty có chức năng XKLĐ ,không đi qua môi giới ,cò mồi.Kịp thời giải quyết các mâu thuẫn phát sinh giữa người lao động và chủ sở hữu lao động nhằm tránh việc người lao động bỏ trốn do bất mãn.
Người lao động cần hiểu rõ vai trò khi tham gia vào XKLĐ nó không chỉ có ý nghĩa cho bản thân và gia đình mình mà còn là uy tín của toàn lao động Việt Nam trên thị trường quốc tế .Người lao động cần tuân thủ mọi quy định trong hợp đồng lao động và luật pháp Việt Nam và nước sở tại.Luôn trau dồi kiến thức ,kỹ năng,chuyên mônkhi tham gia lao động ở nước ngoài.Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giới chủ ,không ngừng quảng bá về văn hóa cũng như con người Việt Nam với thế giới.
3.2.4 Đối với các cơ quan thông tin – tuyên truyền
Cần phải tăng cường công tác thông tin ,tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ,các quy định pháp luật về XKLĐ phổ thông cũng như chuyên gia nhằm tạo ra nhận thức đúng đắn từ các cấp các ngành đến người dân và xã hội .Thông tin nhanh ,kịp thời đầy đủ và chính xác giúp cho mọi người lao động nắm bắt thời cơ ,vận hội tốt hơn
Quản lý tốt các thông tin,các bài liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động,tạo điều kiện cho công tác ổn định và phát triển thị trường ngoài nước ,tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và lao động của nước ta trên thị trường quốc tế .Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực ,những vi phạm trong XKLĐ nhưng phải đảm bảo quan hệ hợp tác với nước ngoài.Đối với những vụ án lừa đảo trong XKLĐ cần tuyên truyền cho người lao động biết rõ để đề cao ,cảnh giác tránh nhưũng trường hợp “dở khóc ,dở cười”.
Kết luận
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế mang lại nhiều nguồn lợi cho nước ta.Đây cũng chính là chủ trương mà Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới trong chiến lược phát triển chung của đất nước.Đặc biệt,hiện nay Việt Nam đang tiến hành hội nhập quốc tế ,toàn cầu hoá trên mọi lĩnh vực,thì Việt Nam muốn phát triển kinh tế cần phải gắn kết với nền kinh tế thế giới .Trong đó chúng ta phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực thông qua hoạt động xuất khẩu lao động.Đặc biệt,với đại đa số lao động nước ta trình độ tay nghề còn thấp kém ,XKLĐ sẽ bồi dưỡng tay nghề,tạo công ăn việc làm ,nâng cao thu nhập cho chính bản thân họ và cũng nâng cao nguồn ngoại tệ cho đất nước .XKLĐ trong đó việc hoàn thiện công tác XKLĐ phổ thông là vấn đề trước mắt, hết sức quan trọng.
Trong thời gian qua chúng ta đã cố gắng hết sức để đưa 490736 lao động ra làm việc ở nước ngoài,trong đó có 392.589 là lao động phổ thông.Họ phục vụ chủ yếu trong các lĩnh vực:công nghiệp,xây dựng ,giúp việc gia đình và các thị trường kể đến là 4 thị trường chính và truyền thống :Nhật Bản ,Hàn Quốc,Malaysia,Đài Loan và một số thị trường còn lại .Ngoại tệ chuyển về nước ngày càng tăng mạnh,ước tính hơn 1,6 tỷ USD,đồng thời nhà nước cũng tiết kiệm được hàng tỷ đô la Mỹ mỗi năm do không phải đầu tư vào tạo việc làm mới cho số lao động tương đương với số lao động xuất khẩu.Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được chúng ta không tránh khỏi những hạn chế trong XKLĐ phổ thông,đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt diễn ra trên khắp các lĩnh vực.Người lao động gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thủ tục,nhân quyền ,công việcdo vậy đã gây ra những vấn đề bất mãn trong lao động,phá bỏ hợp đồng ..ảnh hưởng đến danh dự của người lao động nói riêng và hình ảnh của đất nước ta nói chung.Nguyên nhân không trực tiếp chỉ thuộc về người lao động mà còn bộc lộ một số khiếm khuyết trong công tác quản lý của Nhà nước và bản thân các doanh nghiệp XKLĐ.Sự thiếu liên kết chặt chẽ tư trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp khiến cho công tác XKLĐ phổ thông gặp nhiều khó khăn.Bản thân nhà nước chưa thực sự cố gắng trong công tác tạo việc làm cho người lao động sau khi về nước dẫn đến tình trạng thất nghiệp diễn ra ngày càng nhiều.Khắc phục tình trạng đó không chỉ là nổ lực từ một phía nào đó ,đây là công việc cần sự phối hợp của nhiều cấp nhiều ngành,từ Nhà nước ,các bộ ngành liên quan tới các doanh nghiệp ,các cơ quan truyền thông và bản thân người lao động.
Thực hiện tốt những giải pháp nêu trên tôi tin chắc rắng XKLĐ phổ thông Việt Nam sẽ ngày càng được hoàn thiện về cả chất lẫn lượng.
Tài liệu tham khảo
Lê Xuân Bá :Một số vấn đề phát triển thị trường lao động ở Việt Nam – NXB Lao Động.
Đinh Đăng Định:Một số vấn đề về lao động việc làm và đời sống người lao động Việt Nam hiện nay – NXB Khoa học và Kỹ thuật.
Tạp chí lao động và Xã hội số 323( từ 16-30/11/2007) bài viết “Đổi mới và hoàn thiện mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và địa phương về XKLĐ ”.
Tạp chí lao động và Xã hội số 329 từ (16-29/02/2008) bài viết “Giải pháp để doanh nghiệp XKLĐ hoàn thành mục tiêu năm 2008”.
Tạp chí thị trường lao động số 7/2006 bài viết “di chuyển lao động”.
Websibe –bài viết “Hàng ngàn lao động phổ thông mù tịt về nghề”.
Websibe –bài viết “lao động xuất khẩu sẽ gánh thêm nhiều trọng trách “.cập nhật ngày 14/01/2006.
Websibe – bài viết “5 giải pháp để phát triển xuất khẩu lao động”cập nhật ngày 15/01/2008
Websibe - bài viết “sẽ hạn chế xuất khẩu người giúp việc”.cập nhật ngày 21/08/2006.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6077.doc