Đề tài Giải pháp làm giảm thiểu và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Đồng Tháp phòng giao dịch Sa Đéc

PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP PHÒNG GIAO DỊCH SA ĐÉC 1.1 Khái niệm vai trò của tín dụng ngân hàng 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Vai trò 1.1.2.1 Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển 1.1.2.2 Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn 1.1.2.3 Tín dụng góp phẩn làm giảm chi phí lưu thông 1.2. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG: 1.2.1. Khái niệm về rủi ro: 1.2.2. Các loại rủi ro cơ bản: 1.2.2.1. Rủi ro thanh khoản: 1.2.2.2. Rủi ro lãi suất: 1.2.2.3. Rủi ro vốn: 1.2.2.4. Rủi ro tín dụng: 1.2.2.5 Rủi ro hối đoái: 1.2.2.6 Rủi ro khác: 1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐO LƯỜNG RỦI RO TÍN DỤNG: 1.3.1. Hệ số thu nợ (%): 1.3.2. Vòng quay vốn tín dụng (vòng): 1.3.3. Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động (%, lần): 1.3.4. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%): 1.3.5. Nợ xấu trên tổng dư nợ (%): 1.3.6. Mức độ rủi ro tín dụng: CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP PGD SA ĐÉC 2.1 Giới thiệu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp. 2.2 Khái quát Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp ( BIDV Đồng Tháp) 2.3 Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Tháp Phòng giao dịch Sa Đéc: 2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển của Phòng giao dịch Sa Đéc: 2.3.3 Chức năng và vai trò của PGD Sa Đéc: 2.3.3.1 Chức năng: 2.3.3.2 Vai trò: 2.3.4 Trách nhiệm và quyền hạn của PGD Sa Đéc: 2.3.4.1 Trách nhiệm: 2.3.4.2 Quyền hạn: 2.3.5 Đối tượng đầu tưCơ cấu tổ chức – Cơ cấu nhân sự: 2.3.6.1 Cơ cấu tổ chức 2.3.6.2 Cơ cấu nhân sự: gồm 25 người 2.3.7 Thủ tục và quy trinh cho vay. 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA 2.5 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUA BA NĂM (2007-2009): 2.5.1 Khái quát về cơ cấu nguồn vốn của PGD Sa Đéc: 2.5.2 Tình hinh vốn huy động 2.5.3 Tình hình doanh số cho vay của ngân hàng: 2.5.3.1 Doanh số cho vay theo thời hạn vay: 2.5.3.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 2.5.3.3 Doanh số thu nợ theo thời hạn vay 2.5.3.4 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 2.5.4 Tình hình dư nợ của ngân hàng qua các năm: 2.5.5.1 Dư nợ theo thời hạn 2.5.5.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế 2.5.6. Tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng qua các năm: 2.5.6.1 Nợ quá hạn theo thời hạn: 2.5.6.2 Nợ quá hạn theo thời gian. 2.5.6.3 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế. 2.5.7 Tình hình nợ xấu tại ngân hàng qua các năm : 2.5.7.1 Rủi ro nợ xấu tại PGD Sa Đéc qua các năm 2.5.7.2 Tình hình nợ xấu theo thời hạn vay. 2.5.7.3 Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế. 2.5.8.Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân Hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính: CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP LÀM GIẢM THIỂU VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP PGD SA ĐÉC 3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng. 3.2 Nguyên nhân gây rủi ro tín dụng. 3.2.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng. 3.2.2.1 Đối với khách hàng là cá nhân. 3.2.1.2 Đối với khách hàng là doanh nghiệp. 3.2.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng. 3.2.3 Nguyên nhân từ điều kiện khách quan. 3.3 Hậu quả từ rủi ro tín dụng. 3.3.1 Về phía ngân hàng. 3.3.2 Về phía hoạt động kinh tế - xã hội. 3.4 Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. 3.4.1 phân tán rủi ro. 3.4.3 Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: 3.4.4 Xử lý các khoản nợ quá hạn: 3.4.5 Nắm bắt thông tin về khách hàng, phân tích, đánh giá chính xác và sàng lọc khách hàng khi cho vay: 3.4.6 Thường xuyên nghiên cứu, theo dõi tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước: 3.4.7 Tăng cường công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ trong hoạt động của Ngân Hàng: 3.5 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh cua PGD Sa Đéc 3.5.1 Thuận lợi: 3.5.2 Khó khăn:

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp làm giảm thiểu và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Đồng Tháp phòng giao dịch Sa Đéc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẢNG 8: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN VAY QUA BA NĂM Đơn vi tính:Triêu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Dư nợ ngắn hạn 141.511 78,8 220.993 91,08 222.925 89,72 79.482 56,17 1.932 0,87 Dư nợ trung dài hạn 38.082 21,2 21.647 8,92 25.529 10,28 -16.435 -43,16 3.882 17,93 Tổng Dư nợ 179.593 100 242.640 100 248.454 100 63.047 35,11 5.814 2,4 (Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng- PGD Sa Đéc). Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ cũng có sự gia tăng đáng kể. Tổng dư nợ trong năm 2007 đạt 179.593 triệu đồng, năm 2008 tăng thêm 63.047 triệu đồng đạt 242.640 triệu đồng, tức tăng 35,11% so với năm trước. Sang năm 2009, tổng dư nợ lại tăng đến 248.454 triệu đồng , tương đương tăng 2.4 triệu đồng tức tăng thêm 5.814 triệu đồng so với năm 2008. Với phương châm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ nhằm thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, trong những năm qua doanh số cho vay của Ngân Hàng liên tục tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ cũng có sự gia tăng đáng kể. Tổng dư nợ năm 2007 đạt 179.593 triệu đồng và tăng lên thêm 63.047 triệu đồng đạt 242.640 triệu đồng trong năm 2008, tức tăng 35,11% so với cùng kỳ năm ngoái. Sang năm 2009, tổng dư nợ lại tăng lên đến 248.454 triệu đồng, tương đương tăng 2,4% tức tăng thêm 5.814 triệu đồng so với năm 2008. Với kết quả trên, PGD đã đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu hàng năm mà trên Chi nhánh Ngân Hàng tỉnh đã đề ra. Hoạt động tín dụng của Ngân Hàng trong năm 2009 mặc dù có sự tăng trưởng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này tương đối chậm hơn so với năm trước, do cơ chế cho vay và quy định của ngành có phần chặt chẽ hơn. Mặt khác Ngân Hàng phải khôi phục lại cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn nên tổng dư nợ trong năm tăng nhẹ chỉ 2,4% so với năm 2008. Trong đó dư nợ ngắn hạn đã liên tục tăng lên qua các năm. Do vai trò của chi nhánh là bổ sung nguồn vốn lưu động đối với nền kinh tế, hỗ trợ các cá nhân và các doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh buôn bán, mở rộng sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong những năm qua ngân hàng đã tập trung cho vay vốn ngắn hạn. Tổng dư nợ ngắn hạn đạt mỗi năm lần lượt là 141.511 triệu đồng năm 2007, 220.993 triệu đồng năm 2008 và 222.925 triệu đồng năm 2009. Bên cạnh đó dư nợ trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ và có phần thay đổi qua các năm, cụ thể năm 2007 dư nợ đạt 38.082 triệu đồng, sang năm 2008 giảm 16.435 triệu đồng, đạt 21.647 triệu đồng so với 2007. Sang năm 2009 dư nợ trung dài hạn có tăng nhưng chỉ tăng nhẹ khoảng 3.882 triệu đồng tương đương số tăng tương đối là 17,93% so với 2008. Nguyên nhân chủ yếu của sự thay đổi này là do PGD chỉ chú trọng đến việc mở rộng cho vay đối với những khách hàng đáp ứng được yêu cầu cho vay của ngân hàng, khách hàng có nguồn trả nợ và đảm bảo tài sản chắc chắn, đồng thời tiếp tục duy trì quan hệ tín dụng với những khách hàng truyền thống của Ngân Hàng, không cho vay theo số lượng, chạy theo lợi nhuận mà tiến hành sàng lọc thật kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân Hàng. Ngoài ra thì Ngân Hàng cũng chuyển đổi cơ cấu đầu tư hạn chế cho vay doanh nghiệp Nhà Nước chuyển sang cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhằm hạn chế một số rủi ro vì một số doanh nghiệp Nhà Nước hiện nay kinh doanh kém hiệu quả, chậm đổi mới theo nhịp độ phát triển của kinh tế thị trường. 2.5.5.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế BẢNG 9: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị tính :Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % I.Doanh nghiệp nhà nước 2.995 1,67 - - - - - - - - II.Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 176.598 98,33 242.640 100 248.545 100 66.042 37,40 5.814 2,40 1.Công ty cổ phần 109.586 61,03 132.709 54,69 40.434 16,27 23.123 21,10 -92.275 -69,53 2.Công ty TNHH 25.957 14,46 68.343 28,17 153.260 61,69 42.386 163,29 84.917 124,25 3.Doanh nghiệp tư nhân 4.630 2,56 5.580 2,30 6.919 2,78 950 20,52 1.330 23.84 4.Kinh tế cá thể 36.425 20,28 36.008 4,84 47.850 19,26 -417 -1,14 11.842 32,89 Tổng dư nợ 179.593 100 242.640 100 248.454 100 63.047 35,11 5.814 2,40 (Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng- PGD Sa Đéc) Nhìn vào bảng số liệu và đồ thị trên ta thấy: Tổng dư nợ theo thành phần kinh tế có xu hướng tăng qua 3 năm, trong đó chủ yếu tập trung ở Doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nguyên nhân là do PGD tập trung phần lớn nguồn vốn của mình để cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vay với mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, đây cũng chính là nhiệm vụ chính của BIDV Đồng Tháp – PGD Sa Đéc. Bên cạnh đó thì quan hệ tín dụng với thành phần này khá an toàn và hầu như là có hiệu quả tốt. Trong 3 năm ngân hàng đã cơ cấu lại dư nợ và đạt được những thành quả rất khả quan, do trên địa bàn có rất ít doanh nghiệp nhà nước nên ngân hàng chủ yếu cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cụ thể: - Dư nợ của công ty cổ phần tăng cao trong năm 2008 và giảm dần trong năm 2009, tỷ trọng bình quân của thành phần này luôn chiếm cao nhất trong tổng dư nợ qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 là 109.586 triệu đồng, đến năm 2008 tăng lên 132.709 triệu đồng so với năm 2007, số tương đối tăng 21,1%, tuy nhiên đến năm 2009 con số này giảm đến 92.275 triệu đồng so với năm 2008, số tương đối giảm là 69,53%. Bên cạnh đó, dư nợ đối với công ty TNHH cũng tăng đáng kể, năm 2008 dư nợ đối với thành phần kinh tế này tăng 163,29% so với năm 2007, số tuyệt đối tăng 42.386 triệu đồng, đến năm 2009 dư nợ thành phần này tăng lên thêm 84.917 triệu đồng so với 2008, tương đối tăng 124,25%. Đạt được kết quả trên là do trong những năm qua doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế này không ngừng tăng lên nên kéo theo dư nợ tăng lên theo. Ngược lại, đối với DNTN dư nợ lại tăng chậm hơn so với các thành phần khác, còn dư nợ của kinh tế cá thể có xu hướng giảm trong năm 2008. Cụ thể là năm 2008 dư nợ đối với DNTN tăng 20,53% so với năm 2007, số tuyệt đối tăng 950 triệu đồng; đến năm 2009 lại tiếp tục tăng lên thêm 23,84% so với năm 2008, số tuyệt đối tăng 1.330 triệu đồng. Đối với kinh tế cá thể dư nợ năm 2008 giảm 417 triệu đồng so với năm 2007, số tương đối giảm 1,14%; năm 2009 xuất hiện tín hiệu rất lạc quan dư nợ đối với kinh tế cá thể tăng mạnh, tăng thêm 11.842 triệu đồng so với năm 2008, tương đối tăng 32,89% làm dư nợ đạt 47.850 triệu đồng trong năm 2009. Nguyên nhân là do trong những năm qua, doanh số cho vay đối với thành phần này tăng liên tục qua 3 năm nhưng doanh số thu nợ lại thấp nên đã làm dư nợ cũng có xu hướng tăng.Nhìn vào bảng số liệu cho ta thấy: tổng dư nợ theo thành phần kinh tế có xu hướng tăng chủ yếu tập trung ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do trên dịa bàn có rất ít doanh nghiệp nhà nước nên ngân hàng chủ yếu cho vay đối với doanh ngiệp ngoài quốc doanh . Dư nợ của công ty cổ phần tăng cao trong năm 2008 và giảm dần trong năm 2009,thành phần này luôn chiêm tỷ lệ trọng cao trong tổng dư nợ qua 3 năm.Năm 2007 là 109.586 triệu đồng ,đến năm 2008 tăng lên 132.709 triệu đồng so với năm 2007 tương đối tăng 21,1%tuy nhiên đến năm 2009 đã giảm đến 92.275 triệu đồng so với năm 2008 ,tương đối giảm 69,53% ,dư nợ đối với công ty TNHH tăng đáng kể,năm 2008 dư nợ tăng 163,29% so với năm 2007, tuyệt đối tăng 42.386 triệu đồng ,đến năm 2009 tăng thêm 84.917 triệu đồng 2008 ,tương đối tăng 124,25% .Đạt được kết quả trên là do trong những năm qua doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế này không ngừng tăng lên nên kéo theo dư nợ tăng theo. Ngược lại,đối với DNTN dư nợ lại tăng chậm hơn so với các thành phần khác, còn dư nợ của kinh tế cá thể có xu hướng trong năm 2008. Cụ thể là năm 2008 dư nợ đối với DNTN tăng 20,53% so với năm 2007, tuyệt đối tăng 950 triệu đồng,đến 2009 lại tiếp tục tăng thêm 23,84% so với năm 2008, tuyệt đối tăng 1.330 triệu đồng. Đối với kinh tế cá thể dư nợ năm 2008 giảm 417 triệu đồng so với năm 2007 , tương đối giảm 1,14%; năm 2009 dư nợ đối với kinh tế cá thể tăng mạnh, tăng thêm 11.842 triệu đồng so với năm 2008, tương đối tăng 32,89% dư nợ đạt 47.859 triệu đồng trong năm 2009. Nguyên nhân là do những năm qua, doanh số cho vay đối với thành phần này tăng liên tục 3 năm nhưng doanh số thu nợ lại thấp nên đã làm cho dư nợ có xu hướng tăng. 2.5.6. Tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng qua các năm: Nợ quá hạn là nợ đã đến kỳ hạn trả nhưng chưa được khách hàng thanh toán và bi chuyển sang nợ quá hạn. Một Ngân Hàng có tỷ lệ nợ quá hạn so với tông dư nợ cao sẽ rất khó khăn trong việc duy trì và mở rộng quy mô tín dụng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ quá hạn cũng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của Ngân Hàng. 2.5.6.1 Nợ quá hạn theo thời hạn: BẢNG 10: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % Nợ ngắn hạn 6 1,8 21 14,09 121 21,23 15 250 100 250,78 Nợ trung dài hạn 328 98,2 128 85,91 449 78,77 -200 -60,98 321 476,19 Tổng nợ quá hạn 334 100 149 100 569 100 -185 -55,39 421 282,55 (Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng-PGD Sa Đéc) Nợ quá hạn của Ngân Hàng qua các năm đều thay đổi.Tổng nợ quá hạn năm 2007 là 334 triệu đồng . So với cùng kỳ năm 2007 thì năm 2008 nợ quá hạn đã giảm chỉ còn khoảng 55,39%, tương đương giảm là 185 triệu đồng về tuyệt đối. Trong đó chủ yếu là do sự thay đổi của nợ quá hạn trung dài hạn. Năm 2007, tổng nợ quá hạn trung dài hạn tại Ngân Hàng là 328 triệu đồng. Sang năm 2008, nợ quá hạn giảm còn 128 triệu đồng , tức giảm 200 triệu đồng, tương đương 60,98% so với năm 2007. Năm 2009 thì nợ quá hạn trung dài hạn tăng lên 449 triệu đồng tức tăng thêm 321 triệu đồng, khoảng 250,78%. Bên cạnh đó nợ quá hạn ngắn hạn lại có xu hướng tăng qua các năm, năm 2007 là 6 triệu đồng, năm 2008 là 21 triệu đồng, năm 2009 là 121 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế địa phương trong năm này có nhiều biến động , một số đơn vị kinh doanh không đạt hiệu quả nên không có nguồn trả nợ cho Ngân Hàng khi đến hạn. 2.5.6.2 Nợ quá hạn theo thời gian. BẢNG 11: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI GIAN Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền % Số tiền % Nợ quá hạn dưới 10 ngày - - 17 - - 17 - Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày - 50 392 50 - 342 684 Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày - - 11 - - 11 - Nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày - - - - - - - Nợ quá hạn trên 360 ngày 334 99 149 -235 -70,36 50 50,51 Tổng nợ quá hạn 334 149 569 -185 55,39 420 281,88 (Nguồn: Tổ quan hệ khách hang – PGD Sa Đéc) Qua bảng số liệu cho thấy tình hình nợ quá hạn theo thời gian của ngân hang có sự thay đổi qua các năm và tập trung chủ yếu ở nợ quá hạn trên 360 ngày, còn các phần nợ quá hạn dưới 10 ngày, từ 10 ngày đến 90 ngày, từ 91 ngày đến 180 ngày, từ 180 ngày đến 360 ngày chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nợ quá hạn tại PGD Sa Đéc. Cụ thể nợ quá hạn trên 360 ngày năm 2007 lên đến 334 triệu đồng.Tuy nhiên sang năm 2008 phần nợ quá hạn này đã được xử lý và thu hồi nên nợ quá hạn đã giảm xuống và chỉ còn 99 triệu đồng. Sang năm 2009 nợ quá hạn lại tăng lên 50 triệu đồng , tổng nợ quá hạn năm 2009 là 149 triệu đồng.Nguyên nhân chủ yếu là do là ngân hang cho vay loại hình tiêu dùng cán bộ công nhân viên đã đến hạn trả nợ trong năm 2009 nhưng do người vay chuyển công tác, nghĩ việc hoặc chết… nên dẫn đến nợ quá hạn tăng cao so với 2007,2008. Trên đây là thực trạng về tình hình rủi ro trong hoạt động tín dụng của PGD trong thời gian qua.Tuy nhiên dù ở hình thức nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng nghiệp vụ nói riêng và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.Chính vì thế, ngân hang cần tìm ra những nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro trong hoạt động tín dụng để đề ra những biện pháp để phòng ngừa và xử lý thích hợp, từng bước nâng cao chất lượng nghiệp vụ trong ngân hàng. 2.5.6.3 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế. BẢNG 12: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Đơn vị tính :Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % I.DN Nhà Nước - - - - - - - - - - II.DNTN 334 100 149 100 569 100 -185 -55,39 421 282,55 1.Cty Cổ Phần - - - - - - - - - - 2.Cty TNHH - - - - 14 2,46 - - 14 - 3.DNTN - - - - 155 27,19 - - 155 - 4.Kinh tế cá thể 334 100 149 100 400 70,18 -185 -55,39 251 168,46 Tổng nợ quá hạn 334 100 149 100 569 100 -185 -55,39 420 281,88 (Nguồn: Tổ quan hệ khách hang -PGD Sa Đéc) Qua bảng số liệu và qua đồ thị cho thấy tình hình nợ quá hạn đối với các thành phần kinh tế có xu hướng giảm, nợ quá hạn tập trung chủ yếu là DNTN và kinh tế cá thể. Các con số này có dấu hiệu không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể là nợ quá hạn đối với DNTN năm 2009 là 155 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 27,24%, trong khi năm 2007, 2008 không phát sinh nợ quá hạn. Bên cạnh đó, nợ quá hạn đối với kinh tế cá thể không ổn định, năm 2008 giảm 185 triệu đồng so với năm 2007, tương đối giảm 55,39%, năm 2009 lại tăng so với năm 2008 là 251 triệu đồng, tương đối tăng 168,46%. Nguyên nhân là do trong những năm qua hiệu quả từ hoạt động kinh doanh của thành phần DNTN, kinh tế cá thể kém hiệu quả do kinh tế khó khăn, do sử dụng vốn kém hiệu quả nên ảnh hưởng đến việc trả được nợ cho ngân hàng, PGD cần tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở khách hàng đến hạn trả nợ và giải thích rõ việc trả nợ không đúng hạn sẽ bị chuyển nợ quá hạn và khách hàng phải chịu mức lãi suất phạt bằng 150% lãi suất cho vay để giảm thiểu nợi quá hạn. Tình hình nợ xấu tại ngân hàng qua các năm : Như ta biết, khi nợ quá hạn vượt quá số ngày quy định thì sẽ được chuyển nhóm nợ có độ rủi ro cao hơn, còn gọi là nợ xấu. Nếu nợ xấu ngày càng cao thì đó chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN việc phân loại nợ đối với toàn bộ dư nợ của BIDV được xác định như sau: - Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) + Các khoản nợ trong hạn và chi nhánh đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; + Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và chi nhánh đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. Nhóm 2 (Nợ cần chú ‎ý) + Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; + Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) + Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; + Các khoản gia hạn nợ lần đầu; + Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) + Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; + Các khoản nợ cơ cấu (gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu). + Các khoản nợ được cơ cấu (gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) lại thời hạn trả nợ lần thứ 2. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; + Các khoản nợ cơ cấu (gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ 2; + Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; + Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử l‎ý; Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. 2.5.7.1 Rủi ro nợ xấu tại PGD Sa Đéc qua các năm BẢNG 13: TÌNH HÌNH NỢ XẤU PHÂN THEO NHÓM Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền % Số tiền % Nợ nhóm 1 209.323 232.370 461.953 23.047 11,01 229.583 98,8 Nợ nhóm 2 15.769 11.084 3.952 -4.685 -29,71 -7.132 -64,35 Nợ nhóm 3 734 - 11 - - 11 - Nợ nhóm 4 - - - - - - - Nợ nhóm 5 335 100 150 -235 -70,15 50 50 Nợ xấu = tổng nhóm nợ 3+4+5 1.069 100 161 -969 -90,65 61 61 (Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng - PGD Sa Đéc). Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy tình hình nợ xấu phân theo nhóm có sự thay đổi qua các năm. ? Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Bảng số liệu cho thấy trong năm 2007 nợ nhóm 3 chỉ còn 734 triệu đồng, tuy nhiên đến cuối 2008 thì số nợ này đã không còn nữa.Sang năm 2009 tăng nhẹ trở lại nhưng chỉ có 11 triệu đồng, rất thấp so với tổng doanh số cho vay trong năm. Nợ được xếp vào nhóm 3 là khoản nợ được gia gia hạn lân đầu, được miễm hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo đúng hợp đồng tín dụng. Nhưng số liệu này cho thấy, năm 2008 toàn bộ số nợ đã được thu hồi, chứng tỏ công tác thu hồi nợ đến hạn, quá hạn của PGD khá tốt. ? Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Nợ xếp vào nhóm 4 là nợ được ngân hàng đánh giá là có khả năng xảy ra tổn thất cao.Điều đáng nói ở đây là trong cả 3 năm 2007,2008,2009 PGD Sa Đéc không có khách hàng xếp vào nhóm nợ này, cho thấy ngân hàng đã kiểm soát tốt mức độ rủi ro tín dụng. ? Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Đây là nhóm nợ có khả năng bị mất vốn bao gồm các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Năm 2007, nợ nhóm 5 là 335 triệu đồng, giảm 235 triệu đồng tương đương tỷ lệ giảm 70,15%. Trong năm 2008 nợ xấu nhóm 5 chỉ còn 100 triệu đồng, đến năm 2009 lại tăng thêm 50 triệu đồng. Nếu nợ xấu càng cao thì rủi ro tín dụng có thể xảy ra và rủi ro này xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản khi rủi ro tín dụng càng cao. Tuy nhiên ta thấy tổng nợ xấu của PGD qua 3 năm có xu hướng giảm từ 1.069 triệu đồng năm 2007 giảm xuống chỉ còn 100 triệu đồng năm 2008 và chỉ tăng nhẹ lên 161 triệu đồng trong năm 2009. Tổng nhóm nợ xấu này vẫn còn trong tầm kiểm soát của PGD và nằm trong khoản dự phòng rủi ro. Nếu thật sự khoản nợ xấu này không thu hồi được thì ngân hàng sẽ dùng khoản dự phòng rủi ro để bù đắp các tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ như cam kết. Trên đây là thực trạng về tình hình rủi ro trong hoạt động tín dụng của PGD trong thời gian qua. Tuy nhiên, dù ở hình thức nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng nói chung. Chính vì thế, Ngân Hàng cần tìm ra những nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro trong hoạt động tín dụng để đề ra những biện pháp phòng ngừa và xử lý thích hợp, từng bước nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng trong Ngân Hàng. Tình hình nợ xấu theo thời hạn vay. BẢNG 14: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN VAY. Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 335 31,34 22 22 22 13,66 -313 -93,43 - - Trung, dài hạn 734 68,66 78 78 139 86,34 -656 -89,01 61 78,21 Tổng nợ xấu 1.069 100 100 100 161 100 -969 -90,65 61 61 (Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng - PGD Sa Đéc). Qua bảng số liệu và đồ thị cho thấy tình hình nợ xấu của ngân hàng có sự thay đổi qua các năm nhưng chủ yếu tập trung ở tín dụng trung dài hạn, còn tình hình nợ xấu của tín dụng ngắn hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số nợ xấu tại PGD. Cụ thể năm 2007 nợ xấu trung dài hạn là 734 triệu đồng, sang năm 2008, số nợ xấu này đã được xủ l‎ý và thu hồi nên giảm chỉ còn 78 triệu đồng. Đến năm 2009, nợ xấu của cả tín dụng ngắn và trung dài hạn đều lần lượt thay đổi, nợ ngắn hạn vẫn chưa được xử l‎ý mà vẫn tiếp tục tồn đọng ở con số 22 triệu đồng, còn nợ trung dài hạn lại có xu hướng tăng từ 78 triệu lên 139 triệu đồng, chiếm tỷ trọng đến 86,34% trên tổng số nợ xấu tại PGD. Nguyên nhân của tình hình này một phần là do nền kinh tế có nhiều biến động, khách hàng kinh doanh kém hiệu quả, không trả được nợ cho ngân hàng nên bị chuyển sang nợ xấu, mặt khác khách hàng còn chây ỳ trong quá trình trả nợ. Điều này làm cho mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng cao, nếu như vẫn không thu hồi được số nợ xấu đó, và ngân hàng có khả năng bị mất vốn do khách hàng không trả được nợ.. Tuy nhiên, nhìn chung nợ xấu của ngân hàng qua các năm đều ở mức thấp và nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng. Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế. BẢNG 15: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. Đơn vị tính:Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % I.DNNN - - - - - - - - - - II.DN ngoài quốc doanh 1.069 100 100 100 161 100 6 7,69 76 90,48 1.Cty cổ phần - - - - - - - - - - 2.Cty TNHH 235 21,98 - - - - - - - - 3.DNTN 126 11,79 - - 16 9,94 - 85,88 16 - 4.Kinh tế cá thể 708 72,79 100 100 145 90,06 608 85,88 45 45 Tổng nợ xấu 1.069 100 100 100 161 100 -969 -90,65 61 61 (Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng - PGD Sa Đéc). Nợ xấu theo thành phần kinh tế đã thay đổi qua 3 năm, cụ thể là: Nợ xấu tại PGD Sa Đéc chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế cá thể cụ thể, 2007 là 1.069 triệu đồng trong đó Cty TNHH là 235 triệu đồng, DNTN 126 triệu đồng, kinh tế cá thể 708 triệu đồng. Như tình hình nợ quá hạn, tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế qua 3 năm tại PGD cũng tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế cá thể. Qua đây cũng cho thấy doanh số cho vay, doanh số thu dư nợ đối với thành phần kinh tế qá thể qua các năm tăng liên tục, nhưng nợ quá hạn, nợ xấu chủ yếu lại tập trung ở thành phần này. Nguyên nhân là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kinh doanh thua lỗ không thể trả nợ cho ngân hàng, mặt khác đặc trưng của cho vay kinh tế cá thể là nhiều khoản vay nhỏ lẻ nên việc kiểm soát vòng quay vốn và quá trình sử dụng vốn của khách hàng gặp nhiều khó khăn vì vậy thành phần kinh tế này phát sinh nhiều rủi ro so với các thành phần kinh tế khác. 2.5.8.Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân Hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính: BẢNG 16: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Vốn huy động Triệu đồng 57.164 104.355 166.945 Doanh số cho vay Triệu đồng 318.535 793.765 882.221 Doanh số thu nợ Triệu đồng 249.713 730.718 876.407 Tổng dư nợ Triệu đồng 179.593 242.640 248.454 Dư nợ bình quân Triệu đồng 128.254 234.125 300.991 Nợ quá hạn Triệu đồng 334 149 569 Nợ xấu Triệu đồng 1069 100 161 Tổng dư nợ / Vốn huy động % 314,17 232,51 148,82 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ % 0,19 0,06 0,23 Nợ xấu / Tổng dư nợ % 0.6 0.04 0.22 Hệ số thu nợ (Doanh số thu nợ / Doanh số cho vay) % 78,39 92,06 99,34 Vòng quay vốn tín dụng (Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân) Vòng 2 3 3 FTỷ lệ tổng dư nợ/Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này cao, thể hiện nguồn vốn huy động được sử dụng triệt để nhưng nếu quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì việc sử dụng vốn của ngân hàng không đạt hiệu quả. Nhìn vào tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động qua 3 năm ta thấy tỷ lệ này luôn cao hơn 100%, năm 2007 tỷ lệ này là 314,17%, năm 2008 là 232,51% và năm 2009 là 148,82%. Điều đó chứng tỏ ngân hàng tận dụng triệt để nguồn vốn huy động để cho vay. Nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn còn thiếu và phải điều chuyển vốn từ ngân hàng cấp trên để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng vay. ? Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ Tỷ lệ này thể hiện mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đối với các ngân hàng thương mại, tỷ lệ này không vượt quá 3% là tốt. Nhìn chung tỷ lệ này trong 3 năm qua có xu hướng luôn dưới mức 1%, năm 2007 là 0,19%, năm 2008 là 0.06% và năm 2009 là 0,22%, chứng tỏ công tác thu hồi nợ và xử lý nợ xấu trong thời gian qua đạt kết quả cao. ? Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt. Ta nhận thấy dư nợ của PGD Sa Đéc tăng dần qua các năm nhưng tỷ lệ nợ xấu này còn ở mức thấp, đặc biệt trong năm 2008 chỉ có 0,04% thấp nhất trong 3 năm. Tỷ lệ nợ xấu năm 2009 có tăng nhưng cũng chỉ tăng ở mức rất thấp và dưới mức cho phép của NHNN (5%), qua đó cho biết chất lượng tín dụng của ngân hàng luôn ở mức tốt. Có được kết quả này là do PGD đã đề ra các giải pháp hữu hiệu và triệt để để thực hiện những giải pháp này, nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu một cách tốt nhất. ? Hệ số thu nợ Hệ số này giúp đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt. Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy hệ số thu nợ qua 3 năm của PGD luôn ở mức xấp xỉ 100%, đặc biệt trong năm 2009 hệ số này đạt 99,34%. ? Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này phản ánh mức độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm của số vốn đầu tư tín dụng trong thời kỳ nhất định. Vòng quay vốn tín dụng của PGD trong những năm qua có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà ban đầu có tăng và sau đó thì đứng lại. Năm 2007 vòng quay vốn tín dụng là 2, sang năm 2008 thì tăng thêm 1 vòng là 3 vòng, đến năm 2009 vẫn là 3 vòng. Điều này giúp chúng ta thấy được vòng quay vốn tín dụng của PGD luôn được đảm bảo, không để xảy ra tình trạng sụt giảm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của PGD. Đánh giá chung qua quá trình phân tích cho thấy hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tốt đẹp, quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng, chất lượng nghiệp vụ tín dụng luôn được đảm bảo, Phòng giao dịch ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn và tạo được sự uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Đạt được thành quả như vậy là nhờ vào đội ngũ cán bộ tín dụng đã làm tốt công việc của mình như: công tác thẩm định, cho vay, thu nợ, cũng như việc sử dụng vốn vay của khách hàng… đã đảm bảo nợ quá hạn phù hợp với chỉ tiêu phát triển của BIDV Đồng Tháp đề ra, đồng thời nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng của PGD. Bên cạnh đó, trong thời gian tới Ngân Hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa điểm mạnh của mình về huy động vốn, cho vay trong lĩnh vực ngắn hạn cũng như tìm các biện pháp mở rộng hoạt động dịch vụ,… để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân Hàng. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP LÀM GIẢM THIỂU VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP PGD SA ĐÉC 3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Hay nói cách khác rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả nợ được cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản. Đây là rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất, thông thường ở các nước trên thế giới nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu nhập cho ngân hàng. Còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhiều ngân hàng vẫn có nguồn vốn thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm một tỉ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tín dụng đồng thời cũng là một hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro do tác động bởi nhiều yếu tố của mô trường kinh doanh ngân hàng. 3.2 Nguyên nhân gây rủi ro tín dụng. 3.2.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng. Rủi ro tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là việc không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, vốn bị ứ động khó có khả năng thu hồi, nợ quá hạn ngày càng lớn, các khoản lãi chưa thu hồi ngày càng gia tăng… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ này là: 3.2.2.1 Đối với khách hàng là cá nhân. Khi các cá nhân vay vốn gặp phải các nguy cơ sau đây thường không trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi như: ? Thu nhập không ổn định ? Bị sa thải, thất nghiệp ? Bị tai nạn lao động ? Hỏa hoạn, lũ lụt ? Hoàn cảnh gia đình khó khăn ? Sử dụng vốn sai mục đích ? Thiếu năng lực pháp lý 3.2.1.2 Đối với khách hàng là doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường không trả được nợ vay của ngân hàng đầy đủ cả gốc lẫn lãi khi gặp phải các trường hợp sau : ? Người lãnh đạo đơn vị vay vốn không có trình độ chuyên môn, thiếu năng lực quản lí. ? Kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất khả năng về tài chính. ? Sử dụng vốn vay sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. ? Những biến động từ thị trường cung cấp vật tư đầu vào của doanh nghiệp. ? Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh, bị mất thị trường tiêu thụ. ? Chính sách Nhà Nước thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. ? Thiếu kế hoạch về nguồn vốn. ? Mở rộng thị trường kinh doanh quá mức kiểm soát của doanh nghiệp. ? Những tai nạn bất ngờ: hỏa hoạn, động đất, công nhân đình công… 3.2.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng. Bản thân ngân hàng cũng tạo ra các tiềm ẩn về rủi ro tín dụng. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng bao gồm: ? Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong ước về lợi nhuận cao hơn các khoản vay lành mạnh. ? Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỉ lệ an toàn (vì chấp và cầm cố, cho vay khống…ví dụ: cho khách hàng vay quá 15% vốn tự của ngân hàng), thiếu tài sản thế chấp ? Phân tích đánh giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực. ? Vi phạm về mặt đạo đức kinh doanh của cán bộ ngân hàng. 3.2.3 Nguyên nhân từ điều kiện khách quan. Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Sự suy thoái hay khủng hoảng kinh tế sẽ làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp thua lỗ và phá sản, từ đó có các khoản tiền vay ngân hàng không thể thu hồi được.Điều này làm cho nợ quá hạn trong ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Ở Thai Lan, thực tế vào năm 1997 khi khủng hoảng xảy ra làm cho các doanh nghiệp phá sản hàng loạt, từ đó dẫn đến tình trạng nợ xấu của ngân hàng tăng nhanh. Ở thời kì lạm phát của nền kinh tế tăng cao thì dẫn đến rủi ro tín dụng bởi vì trong thời kì này người gửi tiền có tâm lý lo sợ rằng đồng tiền của mình bị mất giá khi gửi trong ngân hàng, cho nên họ muốn rút tiền ra khỏi ngân hàng. Trong khi đó ở thời kì này người vay tiền càng có lợi nên họ muốn gia tăng nhu cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay. Điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như những khoản cho vay của ngân hàng càng trở nên khó thu hồi. Nguy cơ này có thể làm hoạt động cho vay của ngân hàng bị phá sản. 3.3 Hậu quả từ rủi ro tín dụng. 3.3.1 Về phía ngân hàng. Một khi rủi ro xảy ra thì những thiệt hại về mặt uy tín và vật chất của ngân hàng là khó tránh khỏi vì ngân hàng là người cho vay và đi vay. Tác động trực tiếp của rủi ro tín dụng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: làm cho ngân hàng thiếu tiền chi trả cho người gửi tiền vì ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động. Khi rủi ro xảy ra tức ngân hàng không thu hồi được nợ gốc và lãi trong cho vay đúng hạn thì việc thanh toán của ngân hàng không thể đảm bảo được. Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thanh toán, dần làm cho ngân hàng lỗ lã và có nguy cơ bị phá sản. 3.3.2 Về phía hoạt động kinh tế - xã hội. Kinh doanh ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế và xã hội, đến tất cả các doanh nghiệp và đến toàn bộ các tầng lớp dân cư. Chính vì vậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một ngân hàng, rồi lây lan ra nhiều ngân hàng, chắc chắn khi đó sẽ tác động đến tâm lý của dân chúng. Lúc đó, nhiều người sẽ đua nhau đến ngân hàng rút tiền trước thời hạn. Khi đó rủi ro tín dụng sẽ tác động đến toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, gây ra tình trạng thất nghiệp. Do đó, rủi ro tín dụng thực sự là vấn đề rất quan trọng và cần được quan tâm đặt biệt hơn từ chính phủ, từ ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương cần phải có những chính sách khuyến cáo thường xuyên thông qua công tác thanh tra kiểm soát hoạt động của ngân hàng thương mại và cần thiết có sự hỗ trợ cho ngân hàng thương mại khi có các biến cố rủi ro xảy ra. 3.4 Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. 3.4.1 phân tán rủi ro. Ngân hàng thương mại không nên tập trung vốn vào một số ít khách hàng hoặc những khách hàng kinh doanh trong cùng một lĩnh vực, cho dù khách hàng đó, những lĩnh vực kinh doanh đó có hiệu quả. Bởi vì nếu khách hàng có gặp khó khăn trong kinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đến ngân hàng thương mại.Vì vậy ngân hàng thương mại cần phải tôn trọng giới hạn an toàn do ngân hàng nhà nước quy định. Giới hạn an toàn đều được quy định ở các nước trên thế giới.Bất kì một khoản vay nào vượt quá giới hạn quy định so với vốn chủ sở hữu của ngân hàng đều có thể dẫn đến rủi ro.Giới hạn an toàn của một khách hàng vay ở các nước rất khác nhau, thường từ 10% đến 40% vốn của ngân hàng. Ở Việt Nam, căn cứ vào quyết định 457/2005/QĐ - NHNN - Điều 8 :” Dư nợ đối với khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng”. Tỉ lệ an toàn vốn được xác định bằng tỉ lệ giữa vốn tự có so với “tài sản rủi ro”, kể cả các cam kết ngoại bảng được điều chình theo mức độ rủi ro. Ở Thai Lan, hạn mức cho khách hàng vay là 25%, Singapore là 30% và Philippine là 15% (có tài sản thế chấp là 30%). ? Thực hiện đồng tài trợ: trường hợp một khoản vay có giá trị lớn, nếu một ngân hàng thương mại e ngại có rủi ro cao thì khi đó có thể kết hợp với một hay nhiều ngân hàng khác để cùng cho vay. Hình thức cho vay như vậy được gọi là cho vay hợp vốn hay còn gọi là đồng tài trợ.Trong hình thức đồng tài trợ thì có một ngân hàng thương mại làm đầu mối phối hợp với các bên tài trợ (NHTM) khác để thực hiên nhằm phân tán rủi ro tín dụng, nâng cao hiêu quả trong hoạt động sản xuấ của doanh nghiệp và của ngân hàng. Đồng tài trợ để cung cấp các khoản vay lớn mà một ngân hàng khó có đủ khả năng cho vay, khó xác định mức độ rủi ro, mạo hiểm.Vì thế mà nhiều ngân hàng kết hợp với nhau cùng nhau xem xet đánh giá khách hàng, phân tích khả năng sinh lời của dự án để tiến hành cho vay. Trong hình thức này các NHTM tham gia cùng góp vốn cho vay một doanh nghiệp hay dự án.Các ngân hàng thương mại đồng tài trợ sẽ thỏa thuận rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bên tham gia. Khi có rủi ro xảy ra thì mỗi NHTM thành viên sẽ chịu trách nhiệm về phần góp vốn của mình. Chính vì vậy rủi ro cũng được chia sẻ bởi các NHTM thành viên. ? Bảo hiểm tín dụng: là biện pháp quan trọng nhằm phân tán rủi ro.Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện các loại như: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Ở các nước trên thế giới bảo hiểm tín dụng thường được thực hiện với các hình thức sau: -Khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm cho nghành nghề mà họ kinh doanh. -Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm và sẽ được bồi thường thiệt hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng. -Bảo hiểm tải sản đảm bảo tiền vay. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có bảo hiểm trực tiếp cho hoạt động tín dụng.Như vậy các NHTM có thể yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho tài sản hình thành từ vốn vay hoặc mua bảo hiểm cho tài sản làm đảm bảo tín dụng. ? Trích lập dự phòng rủi ro theo quy định: tất cả các quốc gia điều có quy định cho các ngân hàng thương mại phải trích dự phòng rủi ro để có thể dùng để bù đắp các khoản cho vay bị rủi ro.Quy định về việc trích lập quỹ dự phòng theo 5 nhóm nợ trong quy định 493/2005/QĐ - NHTM như sau: - Nhóm 1: 0% - Nhóm 2: 5% - Nhóm 3: 20% - Nhóm 4: 50% - Nhóm 5: 10% 3.4.2 Xem xét kỹ lưỡng tài sản đảm bảo: Ngân Hàng cần lựa chọn hình thức đảm bảo phù hợp với yêu cầu của một khoản vay đồng thời phải đánh giá chính xác giá trị vật làm đảm bảo tại thời điểm khách hàng vay vốn. ? Đối với đảm bảo bằng tài sản, Ngân Hàng phải xác định chính xác được quyền sở hữu, quyền sử dụng, tính lưu thông và sự tồn tại thực tế của tài sản đó đối với người vay tiền. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý đến thời hạn sử dụng của tài sản đảm bảo phải lớn hơn thời hạn vay tiền. ? Đối với đảm bảo bằng bảo lãnh: Ngân Hàng cần đánh giá chính xác năng lực pháp lý, năng lực tài chính, uy tín và trách nhiệm của người bảo lãnh. 3.4.3 Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng: Biện pháp này nhằm để xử lý kịp thời những rủi ro tín dụng xảy ra, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng được diễn ra bình thường, liên tục. Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng phải theo đúng tỷ lệ quy định của NHNN và đưa vào chi phí, tuy nhiên cũng phải phù hợp với kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân Hàng. 3.4.4 Xử lý các khoản nợ quá hạn: Qua phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng và thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng trong thời gian qua, ta nhận thấy được chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân Hàng được kiểm soát tốt. Tổng nợ quá hạn cũng như tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ liên tục thay đổi qua ba năm. Do đó, để có thể giải quyết tốt những món nợ đã tồn đọng trong nhiều năm trước cũng như các khoản nợ quá hạn vừa mới phát sinh, Ngân Hàng đã đề ra biện pháp xác minh lại tình hình thực tế của bên vay vốn, tiến hành phân loại nợ quá hạn, xác định số nợ có khả năng thu hồi và số nợ không có khả năng thu hồi để có kế hoạch thu hồi cụ thể: ? Nếu xét thấy nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn do máy móc thiết bị của các đơn vị quá lạc hậu, Ngân Hàng có thể đề nghị thanh lý bớt nhằm tránh lãng phí vốn. ? Nếu xét thấy nguyên nhân khách quan do thay đổi cơ chế chính sách kinh tế, do thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh,… người vay không trả được nợ hoặc trả một phần dẫn đến nợ quá hạn, Ngân Hàng có thể cho khách hàng được gia hạn nợ, hoặc tiếp thêm vốn tín dụng để họ tiếp tục sản xuất kinh doanh. ? Trong một số trường hợp, sau khi nghiên cứu và cân nhắc thận trọng, chín chắn, Ngân Hàng tiếp tục cho vay để giúp đỡ các đơn vị vượt qua khó khăn, khủng hoảng tạm thời trong kinh doanh, trên cơ sở lấy hiệu quả của vốn đầu tư mới để thu hồi nợ quá hạn cũ. Đây là giải pháp tương đối táo bạo, tuy nhiên, nếu Ngân Hàng biết cân nhắc và nghiên cứu kỹ trước khi quyết định cho vay thì sẽ đạt kết quả tốt, mang lại lợi ích cho cả Ngân Hàng và khách hàng vay vốn. 3.4.5 Nắm bắt thông tin về khách hàng, phân tích, đánh giá chính xác và sàng lọc khách hàng khi cho vay: Thông tin về khách hàng có thể được thu nhập thông qua các báo cáo tài chính mà doanh nghiệp vay vốn thường xuyên phải cung cấp cho Ngân Hàng, hoặc thông qua các báo cáo kiểm toán, thông qua trung tâm thông tin tín dụng hoặc cũng có thể thông qua quan hệ bạn hàng, qua hội nghị khách hàng,… Việc nắm bắt kịp thời, chính xác các thông tin về khách hàng sẽ giúp cho Ngân Hàng đề ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, có thể hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Trên cơ sở các thông tin thu thập được, Ngân Hàng cần tiến hành phân tích, đánh giá chính xác khách hàng trước khi quyết định cho vay. Đây là một trong những biện pháp quan trọng quyết định hiệu quả đầu tư và hạn chế rủi ro. Để hoạt động đầu tư của Ngân Hàng có hiệu quả, cần phân tích, đánh giá khách hàng ở những nội dung sau: ? Đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng nhằm ràng buộc trách nhiệm của khách hàng trước pháp luật đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của Ngân Hàng. Đây là cơ sở để ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng. ? Đánh giá khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của người lãnh đạo doanh nghiệp. Bởi lẽ vị trí của người lãnh đạo, người điều hành trong doanh nghiệp một phần quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Có thể đánh giá trên một số khía cạnh như năng lực, trình độ chuyên môn, uy tín,…và khả năng hoạch định các chính sách trong kinh doanh của nhà lãnh đạo. Từ đó, Ngân Hàng xác định được mức vốn đầu tư phù hợp cho doanh nghiệp. ? Đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp nhằm giúp cho Ngân Hàng nắm được thực trạng trong sản xuất kinh doanh cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp. ? Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của doanh nghiệp để có thể xác định thực trạng và triển vọng về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường, cũng như để khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. ? Ngoài ra Ngân Hàng cần phân tích thật kỹ lý do đề nghị vay vốn của khách hàng, để nắm bắt được mục đích sử dụng vốn có phù hợp với mục đích xin vay và có phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp hay không, từ đó giúp Ngân Hàng đưa ra quyết định đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả. 3.4.6 Thường xuyên nghiên cứu, theo dõi tình hình kinh tế xã hội trong và ngoài nước: Biện pháp này nhằm mục đích xây dựng chính sách cho vay hợp lý để đảm bảo an toàn cho hoạt động đầu tư của Ngân Hàng, đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp việc xây dựng chính sách tín dụng cho Ngân Hàng. Nội dung nghiên cứu thể hiện ở các mặt: ? Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, diễn biến của thị trường vốn, quan hệ cung cầu vốn trên thị trường,… ? Diễn biến về sự biến động của giá vàng và ngoại tệ trên thị trường, qua đó xác định hệ số rủi ro cấu thành trong lãi suất đầu tư và cho vay của Ngân Hàng. Hệ số rủi ro trong cho vay trung và dài hạn lớn hơn cho vay ngắn hạn. 3.4.7 Tăng cường công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ trong hoạt động của Ngân Hàng: Công tác kiểm soát nội bộ hoạt động nhằm mục đích ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng. Phải kiểm tra chặt chẽ các cơ sở pháp lý khi thiết lập quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích cho chính bản thân Ngân Hàng trước pháp luật. Nội dung kiểm toán nội bộ hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng có thể bao gồm: ? Kiểm tra việc chấp hành quá trình cho vay vốn và kiểm tra việc thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay. ? Kiểm tra hồ sơ cho vay để đánh giá những khoản đã cho vay còn có những vấn đề gì cần bổ sung, chỉnh sửa. ? Phân tích, đánh giá chất lượng của các khoản cho vay để làm cơ sở chắc chắn cho những khoản vay tiếp theo. ? Tiến hành phân loại các khoản nợ và phân loại dư nợ, tổ chức kiểm tra chéo, áp dụng các biện pháp cụ thể về xử lý các khoản nợ có vấn đề, tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, đồng thời giám sát việc thực hiện quá trình đầu tư vốn. 3.5 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh cua PGD Sa Đéc 3.5.1 Thuận lợi: ? Trụ sở PGD Sa Đéc có vị trí thương mại thuận lợi, cán bộ có phong cách giao dịch tốt. ? Trên 70% cán bộ làm công tác chuyên môn có trình độ đại học. ? Hầu hết cán bộ của PGD tuổi đời còn trẻ ( tuổi đời trung bình 32), không ngại khó, năng động, nhiệt tình trong công việc. ? Là ngân hàng chuyên doanh trong phục vụ đầu tư phát triển nên được sự tín nhiệm của khách hàng khi thực hiện các dự án, phương án kinh doanh. ? Được sự hỗ trợ nhiệt tình của các cấp, ban ngành trên địa bàn. ? Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, có sự thống nhất cao trong chỉ đạo điều hành. ? Quy trình tác nghiệp được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn ISO. ? Địa bàn hoạt động còn nhiều tiềm năng, đặc biệt khi các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoàn thành đi vào hoạt động. 3.5.2 Khó khăn: ? Việc huy động vốn của PGD còn gặp nhiều khó khăn, vốn huy động từ các tổ chức kinh tế còn thấp và thường xuyên biến động (hầu hết là không kỳ hạn), nguồn vốn huy động từ dân cư tăng chậm. ? Địa bàn có rất ít doanh nghiệp nhà nước, hầu hết là doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng lại thiếu thông tin, khả năng lập dự án đầu tư còn thấp. ? Lãi suất cho vay (ngắn, trung và dài hạn) của Ngân hàng Phát triển thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay của BIDV nên nhiều dự án PGD Sa Đéc không thể tiếp cận được. ? Một số dự án đầu tư vào các khu công nghiệp do các Doanh nghiệp có trụ sở chính đóng ở địa phương khác ngoài tỉnh Đồng Tháp đầu tư nên việc tiếp cận của phòng còn hạn chế. ? Cán bộ của PGD phần nhiều còn trẻ, còn thiếu kinh nghiệm khi giải quyết các trường hợp phức tạp. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I.Kế Luận : Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế trong nước và trên thế giới thì vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi ngân hàng là hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả kinh tế như mong muốn đòi hỏi các ngân hàng không ngừng nổ lực hơn nữa ,khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình để vươn lên phát triển. Đây cũng chính là nổ lực của PGD Sa Đéc trong thời gian qua. PGD Sa Đéc BIDV Đồng Tháp đã vượt qua bao khó khăn về biến động của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn. PGD đã phấn đấu theo phương châm đề ra cho định hướng hoạt động trong tương lai. Bên cạnh đó không ngừng đa dạng hóa ,làm phong phú hơn các hình thức đầu tư làm LNR tăng lên. Trong những năm qua hoạt động tín dụng của ngân hàng đã và đóng góp phần quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển Thị xã Sa Đéc nói riêng và kinh tế cả nước nói chung. Thông qua hoạt động tín dụng đã đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án phát triển trên cơ sở hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm góp phần ổn định kinh tế xã hội. Bên cạnh đó PGD đã hạn chế được phần nào rủi ro tín dụng do thực hiện đúng qui trình tín dụng theo tiêu chuẩn ISO…Từng bước mở rộng đối tượng khách hàng mới thuộc mọi thành phần kinh tế trên cơ sở lựa chọn ,sàng lọc kỹ khách hàng ,tuyệt đối không chạy theo lợi nhuận trước mắt, chạy theo số lượng mà vi phạm nguyên tắt an toàn trong cho vay để dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Qua quá trình phân tích, giúp ta hiểu rõ hơn về hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng như tầm quan trọng của việc phòng ngừa hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chính vì vậy để tồn tại và phát triển,ngân hàng cần có những phương pháp quản trị rủi ro thích hợp nhằm đạt mục tiêu tối đa hiểu quả lợi nhuận và tối thiểu rủi ro tới mức thấp nhất. II. Bài Học Kinh Nghiệm Để hạn chế rủi ro tín dụng xảy ra đối với mọi khoản vay của khách hàng ,thì cán bộ tín dụng cần phải thẩm định rõ ràng, hậu quả phương án kinh doanh và khẳng định tài chính của khách hàng để khẳng định khách hàng đảm bảo khả năng trả nợ. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi nợ đến hạn của khách hàng để nhắc nhở trả lãi và gốc kịp thời tránh chuyển sang nợ quá hạn, cán bộ tín dụng cần tích cực trong công tác thu hồi nợ khách hàng, phân loại các khoản nợ, thường xuyên kiểm tra kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay đến khi thu hồi nợ không để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Thông qua công tác theo dõi này để ngân hàng có những chính sách kịp thời như thu lại nợ vay hoặc hổ trợ thêm vốn kịp thời cho khách hàng trong quá trình khách hàng gặp khó khăn để có thể đảm bảo được ngồn vốn cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó thường xuyên kiểm tra các khoản nợ đến hạn và quá hạn để thông báo đôn đốc khách hàng đối với những khách hàng không thanh toán được nợ do những nguyên nhân khách quan nhưng vẫn còn khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả , ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoạc vay vốn tiếp để tăng cường sức mạnh tài chính cho khách hàng nhằm giúp khách hàng khôi phục sản xuất. Tuy nhiên ngân hàng cũng phải giám sát chặt chẽ khách hàng cho đến khi thu hồi được nợ ngân hàng bám sát mục tiêu kinh doanh ,định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương. III. So Sánh Lý Thuyết Và Thực Tế Từ những kiến thức đã học ở trường giúp em co thể sử dụng chúng vào thực tiễn, giúp em hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của một ngân hàng thương mại cũng như những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thường gặp phải mà chủ yếu là rủi ro tín dụng. Sau thời gian nghiên cứu và tìm hiểu về qui trình hoạt động tại PGD, em thấy có sự tương đồng trong công tác huy động vốn giữa lí thuyết em đã học và thực tế. IV. Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước kết hợp mọi ban nghành có biện pháp hỗ trợ cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong việc thu hồi các khoản nợ xấu trong thời gian sớm nhất để vòng vay vốn tín dụng luân chuyển nhiều và mang lại lợi nhập cho ngân hàng. Nếu việc thu hồi bị đình trệ, vốn tín dụng trở nên lãng phí hiệu quả tín dụng sẽ giảm đi Đối với mọi khoản nợ vay được tòa án tuyên án đề nghị cơ quan thi hành án nhanh chóng thi hành để tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi vốn nhanh tái tạo nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng. Đề nghị UBND tỉnh, sở tài nguyên môi trường, sở xây dựng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , nhà xưởng với thời gian ngắn nhất để ngân hàng có điều kiện hổ trợ tín dụng cho người dân có đủ vốn thực thiện các cơ hội kinh doanh của mình . BIDV Việt Nam nói chung và BIDV Đồng Tháp nói riêng cũng cần có chính sách hỗ trợ vốn cho PGD Sa Đéc khi có nhu cầu đột xuất để có thể cấp tín dụng kịp thời cho các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện các cơ hội kinh doanh. -----&----- Tín dụng ngân hàng (Nhà xuất bản thống kê – 2005) - PGS – TS Nguyễn Đăng Dờn (chủ biên). Tín dụng ngân hàng (Nhà xuất bản thống kê - 2001) – Hồ Diệu. Bài soạn giảng Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại – Trường Cao đẳng Kinh tế -Tài chính Vĩnh Long. Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng – Bộ tài chính (Nhà xuất bản Thống kê năm 2002). Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại – Tác giả Thái Văn Đại (Trường Đại học Cần Thơ năm 2007). Bài soạn giảng Phân tích tài chính Ngân hàng thương mại – Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long. Bài soạn giảng Quản trị Ngân hàng thương mại – Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long. Các Tạp chí Ngân hàng. Các Tạp chí Thông tin Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Các văn bản, quyết định liên quan đến đề tài thực tập. Các website liên quan đến đề tài thực tập. Báo cáo thực tập của các năm trước. …Hết...?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbao_cao_tot_nghiep_9788.doc
Tài liệu liên quan