Đề tài Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc

Nguồn vốn vay từ các ngân hàng hiện là đang là nguồn vốn chủ yếu của công ty, thường chiếm khoảng 60% tổng nguồn vốn. Do số vốn nhà nước cấp rất hạn chế, không đáp ứng đủ nên huy động vốn từ các tổ chức tín dụng là biện pháp phổ biến của công ty. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhu cầu vốn của công ty liên tục tăng cao do công ty phải đóng mới và mua thêm rất nhiều đội tàu với tỷ trọng cao để đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Hiện tại, cụng ty có quan hệ vay mượn chủ yếu với ngân hàng Công Thương Đống Đa và công ty cũng trở thành khách hàng quen thuộc của Ngân hàng. Do luôn giữ uy tín trong việc đảm bảo các điều khoản tín dụng và đúng hẹn trong việc chi trả lói và nợ vay nờn việc vay vốn của công ty khá thuận lợi, thủ tục cũng nhanh gọn hơn. Điều đó tạo điều kiện cho công ty tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn nợ này.

doc71 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̉ trước dài hạn: Đây là chi phí sửa chữa với các tàu biển Ngoài ra, công ty vẫn luôn luôn có một số vốn gối đầu nằm trong thỏa thuận được nợ của khách hàng. Số vốn này bình quân hàng năm là 19 tỷ đồng, tại thời điểm 31/12/2006, số vốn này khoảng 17 tỷ đồng. Vì ngành vận tải biển có đặc thù riêng là số tiền sửa chữa tàu số tiền lớn, mua dầu và vật tư công ty đã hạch toán giá thành rồi, nhưng không bao giờ phải thanh toán toàn bộ cho người bán. Số vốn này công ty tạm lấy một phần để trả nợ trước hạn: ngắn hạn và dài hạn ngân hàng, nếu không sử dụng số vốn này sẽ bị ứ đọng tại quỹ tiền mặt và tài khoản tiền gửi ngân hàng gây lãng phí không cần thiết. Trường hợp phải thanh toán ngay cho khách hàng, công ty sẽ không trả trước ngân hàng nữa mà vẫn đảm bảo trả nợ Lý do này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chỉ tiêu vốn lưu động ròng âm. Trong thời gian tới, công ty sẽ khắc phục được tình trạng vốn lưu động ròng âm như hiện nay. Công ty dự kiến bán tàu Thiền Quang và thu tiền về để giải quyết vấn đề vốn lưu động ròng âm. Bảng 4: Kết quả hoạt động SXKD công ty vận tải Biển Bắc qua một số năm Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Doanh thu 148.971 156.075 155.917 - DT thuần về bán hàng và cung cấp DV 148.394 155.167 135.608 - DT từ hoạt động tài chính 467 101 184 - DT thu nhập khác 110 807 20.125 2. Chi phí 147.416 150.084 150.629 3. LN trước thuế 1.554 5.991 5.288 4. LN sau thuế 1.360 4.985 4.653 5. Số lao động (người) 352 361 340 6. TN bq người/tháng 3,1 4,7 4,3 7. Các khoản nộp NS 5.607 3.884 5.414 8. Tỷ suất LN sau thuế/Vốn KD 22,83% 83,65% 66,18% (Nguồn: Số liệu báo cáo phòng Tài chính kế toán năm 2004-2005-2006) Nhận xét: Tình hình sản xuất và kết quả kinh doanh hàng năm của công ty tăng trưởng khá ổn định. LNST của công ty năm 2006 tuy thấp hơn năm 2005 nhưng vẫn duy trì được mức khá, trên 4 tỷ đồng. Mặc dù từ cuối năm 2005, giá cước vận tải biển trong khu vực và quốc tế đột ngột giảm mạnh trong khi giá nhiên liệu vẫn tiếp tục tăng cao đã làm giảm hiệu quả khai thác đội tàu biển của Công ty vì giá nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành vận tải biển. Trong lúc đó, giá mua tàu trong khu vực và trên thế giới lại tăng lên đáng kể đã ảnh hưởng xấu đến kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu biển của Công ty. Các tác động đó làm cho DT thuần của công ty giảm 20 tỷ so với năm 2005 trong khi chi phí vẫn duy trì ở mức 150 tỷ như năm 2005. Tuy gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nhưng công ty đã chủ động để tìm kiếm doanh thu từ những lĩnh vực khác. Trong năm 2006, DT thu nhập khác đã tăng đáng kể, từ 807 triệu đồng năm 2005 lên 20 tỷ đồng. Do đó, tổng doanh thu của công ty trong năm 2006 vẫn có thể duy trì được ở mức doanh thu như năm 2005. Bên cạnh đó, công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước, năm sau lại cao hơn năm trước.\ ( năm 2006 là 5,4 tỷ đồng so với 3,8 tỷ đồng năm 2005). Ban lãnh đạo công ty vận tải Biển Bắc cũng luôn quan tâm đến đời sống của CBCNV. Chỉ được xếp vào loại hình DN vừa và nhỏ với tổng số lượng lao động hơn 300 nhưng công ty đã tạo việc làm ổn định cho người lao động với thu nhập của họ được cải thiện qua các năm. Thu nhập bình quân của người lao động ở mức khá cao so với các doanh nghiệp khác, trên 4 triệu đồng/năm. Bảng 5: Các chỉ tiêu tài chính phản ánh kết quả hoạt động của công ty. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn 1.1 Cơ cấu tài sản TSCĐ/Tổng tài sản (%) 72% 68% 68% TSLĐ/Tổng tài sản (%) 28% 32% 32% 1.2 Cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 96% 92% 90% Nguồn VCSH/Tổng nguồn vốn 4% 8% 10% 2. Khả năng thanh toán 2.1 Khả năng TT nợ ngắn hạn (%) 62% 67% 64% 2.2 Khả năng TT nhanh (%) 35% 42% 41% 3. Tỷ suất sinh lời 3.1 Tỷ suất sinh lời/Doanh thu TSLN trước thuế/Doanh thu (%) 1% 4% 3,4% TSLN sau thuế/Doanh thu (%) 1% 3% 3% 3.2 Tỷ suất lợi nhuận/Tổng TS TSLN trước thuế/Tổng tài sản (%) 1% 4% 2% TSLN sau thuế/Tổng tài sản (%) 1% 3% 1,7% 3.3 Tỷ suất LNST/Nguồn VCSH 23% 84% 18,1% (Nguồn: Số liệu báo cáo phòng Tài chính kế toán năm 2004-2005-2006) Nhận xét Nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính của công ty vận tải Biển Bắc, ta có thể rút ra một số kết luận sau: Trong cơ cấu tài sản, TSCĐ vẫn chiếm tỷ trọng lớn với trên 70%. Đây cũng là điều hợp lý khi công ty vận tải Biển Bắc hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển, vớli TSCĐ là các đội tàu có tỷ trọng lớn và giá trị cao. Tuy nhiên, cơ cấu nguồn vốn của công ty lại có những yếu tố đáng lưu ý. Tỷ lệ nợ chiếm tới trên 90% tổng nguồn vốn làm tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán của công ty trong trường hợp hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Tuy nhiên, hiện tại công ty vận tải Biển Bắc đang làm ăn khá hiệu quả, luôn trả lãi và nợ vay đúng hạn nên tạm thời, việc sử dụng nợ của công ty vẫn phát huy hiệu quả. Bảng 6: Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2006. TT Chỉ TIÊU THỰC HIỆN NĂM 2006 DT( tr.đ) % so TH 2005 % so KH 2006 A Tổng số - Doanh thu theo lãi gộp 82.699 90,69% 74,76% - Doanh thu theo doanh số 155.917 100,48% 95,65% I Hoạt động vận tải (Biển+sông+khách) 1 Vận tải biển 68.429 89,6% 100,9% 2 Vận tải sông 5.003 112,69% 100,06% 3 Vận tải khách 0 0,00% 0,00% II Dịch vụ ( theo doanh số) - Phòng vận tải biển + Theo doanh số 8.493 638,21% + Theo lãi gộp 205 173,87% 167,04% - Chi nhánh Hải Phòng + Theo doanh số 11.199 232,61% 93,33% + Theo lãi gộp 415 156,49% 103,82% - Chi nhánh Quảng Ninh + Theo doanh số 63 439,66% 62,81% + Theo lãi gộp 63 439,66% (Nguồn: Số liệu báo cáo phòng Tài chính kế toán năm 2006) Nhận xét: So sánh tình hình sản xuất kinh doanh thực tế đã đạt được với kế hoạch đề ra năm 2006, ta thấy một số chỉ tiêu công ty đã hoàn thành và đạt kết quả cao. Với lĩnh vực hoạt động chủ yếu là vận tải sông, biển nên doanh thu từ hoạt động vận tải biển và sông của công ty đều tăng và đạt kết quả cao hơn kế hoạch 2006 ( tương ứng 100,9% và 100,06%). Doanh thu của phòng vận tải biển cũng tăng cao, đạt 173,87% so với kết quả năm 2005 và 167,04% so với kế hoạch năm 2006. Tuy nhiên, một số hoạt động của công ty lại không đạt được kết quả như kế hoạch đã đề ra khiến cho tổng doanh thu theo lãi gộp và doanh thu theo doanh số của công ty đều không đạt chỉ tiêu (chỉ đạt tương ứng có 74,76% và 95,65%). Đây là vấn đề mà công ty cần nghiên cứu để có thể nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2007. 2.2. Thực trang hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc. 2.2.1. Đặc điểm nguồn vốn của công ty. Ta có thể thấy được cơ cấu nguồn vốn của công ty qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn công ty vận tải Biển Bắc Đơn vị: triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng nguồn vốn 176.867 156.442 268.343 I. Nợ phải trả 169.063 143.821 242.741 1. Nợ ngắn hạn 80.680 69.541 77.259 Tr.đó: - Vay NH tại các TCTD 18.123 17.644 17.975 - Phải trả người bán 56.425 47.643 52.734 - Người mua trả trước 6.132 4.254 6.550 2. Nợ dài hạn 86.769 74.280 165.482 3. Nợ khác 1.614 - - II> Nguồn vốn chủ sở hữu 7.804 12.621 25.602 1. Nguồn vốn 7.111 12.097 24.332 T.đó: - Nguồn vốn kinh doanh 5.960 5.961 7.031 - Các quỹ 517 - 10.397 - Lãi chưa phân phối 1.353 1.150 2.852 2> Nguồn kinh phí 694 4.986 4.052 (Nguồn: Số liệu báo cáo phòng Tài chính kế toán năm 2004-2005-2006) Từ bảng số liệu trên, ta có thể rút ra những nhận xét: Cũng như những doanh nghiệp khác, cơ cấu nguồn vốn của công ty vận tải Biển Bắc cũng bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ. Do đặc thù là doanh nghiệp nhà nước nên vốn chủ của công ty phần lớn là do nhà nước cấp và được bổ sung thêm một phần từ lợi nhuận chưa phân phối. Như ta đã biết, công ty vận tải Biển Bắc là một doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển, đòi hỏi phải có một đội tàu hiện đại để đáp ứng yêu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu cầu đầu tư vào TSCĐ là rất lớn trong khi vốn nhà nước cấp lại hạn hẹp. Do đó, công ty đã phải tìm đến nguồn vốn nợ để đáp ứng những mục tiêu của mình và đấy là nguyên nhân tỷ trọng Nợ phải trả/Tổng NV của công ty ở mức rất cao, thường trên 90% trong khi tỷ trọng VCSH/Tổng NV lại ở mức rất thấp. Với đặc điểm nguồn vốn như vậy, có thể thấy công ty được bạn hàng và các tổ chức tín dụng tín nhiệm thì mới có thể chiếm dụng được một khoản vốn nợ lớn như vậy. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu quá ít cũng đã hạn chế khả năng đầu tư và phát triểng cùng khả năng cạnh tranh của công ty. 2.2.2. Thực trạng công tác huy động vốn của công ty. 2.2.2.2. Huy động vốn chủ sở hữu. *Vốn góp ban đầu. Đối với công ty vận tải Biển Bắc,do đặc thù là một doanh nghiệp nhà nước và Nhà nước chính là chủ sở hữu của doanh nghiệp nên vốn góp ban đầu là vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước. Trong suốt thời kỳ hoạt động, công ty có thể được cấp vốn từ ngân sách để bổ sung vào vốn góp ban đầu và tính đến thời điểm 31/12/2006, giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 15.084 tr.đ. Trong năm 2007, doanh nghiệp sẽ tiến hành cổ phần hoá theo tiến trình CPH những doanh nghiệp Nhà nước trong ngành GTVT thì theo dự kiến, Nhà nước sẽ nắm giữ 51% giá trị cổ phần trong tổng vốn điều lệ là 40 tỷ đồng và khi đó, nguồn vốn bổ sung từ ngân sách sẽ không còn. * Vốn bổ sung từ lợi nhuận Do tính đến thời điểm 31/12/2006, công ty vận tải Biển Bắc vẫn đang là một doanh nghiệp nhà nước nên toàn bộ lợi nhuận được công ty được giữ lại để trích lập các quỹ và sử dụng để tái đầu tư. Trong các năm qua, hoạt động kinh doanh của công ty khá ổn định luôn có lãi. Đặc biệt là năm 2005 đã đạt lợi nhuận rất cao, tăng hơn 300% so với năm 2004. Năm 2006 tuy lợi nhuận không tăng so với 2005 nhưng vẫn giữ được ở mức khá. Với kết quả đó, hàng năm công ty đều có thể bổ sung thêm vào nguồn vốn chủ một lượng vốn đáng kể từ lợi nhuận của hoạt động sản xuất. Ta có thể thấy kết quả kinh doanh của công ty qua bảng sau: Đơn vị:triệu đồng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Lợi nhuận trước thuế 1.554 5.991 5.288 2. Lợi nhuận sau thuế 1.360 4.985 4.653 Bảng 8: KQKD công ty vận tải Biển Bắc (Nguồn: Số liệu báo cáo phòng Tài chính kế toán năm 2004-2005-2006) 2.2.2.3. Huy động vốn nợ. * Vay các tổ chức tín dụng. Nguồn vốn vay từ các ngân hàng hiện là đang là nguồn vốn chủ yếu của công ty, thường chiếm khoảng 60% tổng nguồn vốn. Do số vốn nhà nước cấp rất hạn chế, không đáp ứng đủ nên huy động vốn từ các tổ chức tín dụng là biện pháp phổ biến của công ty. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhu cầu vốn của công ty liên tục tăng cao do công ty phải đóng mới và mua thêm rất nhiều đội tàu với tỷ trọng cao để đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Hiện tại, công ty có quan hệ vay mượn chủ yếu với ngân hàng Công Thương Đống Đa và công ty cũng trở thành khách hàng quen thuộc của Ngân hàng. Do luôn giữ uy tín trong việc đảm bảo các điều khoản tín dụng và đúng hẹn trong việc chi trả lãi và nợ vay nên việc vay vốn của công ty khá thuận lợi, thủ tục cũng nhanh gọn hơn. Điều đó tạo điều kiện cho công ty tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn nợ này. Bảng 9: Các khoản vay từ các TCTD của công ty vận tải Biển Bắc Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Vay nợ ngắn hạn 18.123 17.644 17.975 Trong đó: -Vay NHCT Đống Đa 14.393 15.321 15.784 - Vay TCTD khác 3.730 2.323 2.191 Vay nợ dài hạn 86.769 74.280 165.482 Trong đó: - Vay NHCT Đống Đa 46.872 42.289 120.463 - Vay các TCTD khác 53.041 48.749 45.019 (Nguồn: Số liệu báo cáo phòng Tài chính kế toán năm 2004-2005-2006) Với việc sử dụng nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng là nguồn tài trợ chủ yếu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì công ty vận tải Biển Bắc có khả năng thu được những tác động tích cực do sử dụng nợ. Trước hết, công ty có thể thu được một khoản tiết kiệm nhờ thuế do lãi vay được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong bối cảnh nền môi trường kinh doanh đang thuận lợi, các đội tàu của công ty đang hoạt đông rất hiệu quả thì công ty có cơ hội sử dụng tác động tích cực của đòn bẩy tài chính và thu được những kết quả kinh doanh cao hơn trong những năm tiếp theo. *Tín dụng thương mại Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực vận tải biển từ năm 1993, công ty vận tải Biển Bắc đã tạo dựng được uy tín, niềm tin với các đối tác. Chính vì vậy, khoản vốn nợ tín dụng thương mại mà công ty chiếm dụng được từ các bạn hàng làm ăn là rất lớn, khoảng 30%. Đây là nguồn vốn hình thành một cách tự nhiên chủ yếu qua hoạt động mua chịu, trả chậm tiền đóng tàu mới hoặc mua lại tàu đã sử dụng của công ty với các bạn hàng. Đối với công ty, tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Hơn nữa, nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền của công ty với các đối tác làm ăn. Tuy nhiên, với các khoản tín dụng thương mại quá lớn có thể khiến công ty đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán. Nhận thức được điều đó, công ty vận tải Biển Bắc đã cố gắng điều chỉnh các khoản phải trả, tỷ lệ các khoản phải trả, thu trước/ Tổng NV đã giảm từ 32% năm 2005 xuống còn 22% năm 2006. Việc điều chỉnh này là cần thiết, với mục tiêu đảm bảo khả năng thanh toán để tránh rủi ro cho công ty. Khoản mục Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Phải trả người bán 56.425 47.643 52.734 Người mua trả trước 6.132 4.254 6.550 Tổng 62.557 51.897 59.284 Bảng 10: Các khoản tín dụng thương mại của công ty vận tải Biển Bắc (Nguồn: Số liệu báo cáo phòng Tài chính kế toán năm 2004-2005-2006) 2.2.3. Đánh giá công tác huy động vốn tại công ty. 2.2.3.1. Kết quả. Công ty vận tải Biển Bắc là một doanh nghiệp Nhà nước đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường sông, biển.Trong bối cảnh kinh tế đất nước đang phát triển nhanh chóng thì giao thông vận tải chính là mạch máu của nền KTQD bởi lĩnh vực nào của ngành sản xuất kinh doanh, của đời sống kinh tế xã hội cũng phải đòi hỏi có giao thông. Nền kinh tế càng phát triển nhu cầu vận tải cũng như nhu cầu đi lại của hành khách bằng đường thuỷ cũng tăng lên. Nhận thức được đây là cơ hội lớn cho công ty, chính vì vậy công ty vận tải Biển Bắc không ngừng mở rộng nguồn vốn trên cơ sở phù hợp với khả năng của mình để đầu tư, mua sắm, nâng cấp các đội tàu. Và qua những kết quả đạt được, có thể thấy công tác huy động vốn trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, đó là: Những năm vừa qua, công ty làm ăn khá hiệu quả, lợi nhuận được được tăng dần qua các năm. Năm 2004, công ty mới chỉ đạt LNST ở mức 1,554 tỷ đồng, đến năm 2005 đã tăng gần 4 lần, đạt 5,991 tỷđồng. Năm 2006 vẫn duy trì được mức LNST khá cao là 5,288tỷ đồng. Với những kết quả hoạt động khả quan đó, hàng năm công ty đều có điều kiện bổ sung vào nguồn vốn một lượng đáng kể từ lợi nhuận. Hơn nữa, cùng với việc thay đổi chế độ trích khấu hao của Nhà nước, toàn bộ quỹ khấu hao được giữ lại cho sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn khấu hao cơ bản là một trong những nguồn vốn bên trong mà công ty có quyền để chủ động khai thác và sử dụng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để cho công ty có vốn mở rộng đầu tư, mua sắm máy móc thiết bị mở rộng sản xuất kinh doanh Trong quá trình hoạt động, với bề dày về lịch sử và sự lớn mạnh của mình, công ty đã tạo được uy tín rất lớn đối với các bạn hàng và các đối tác nước ngoài. Đây là lợi thế rất lớn giúp cho công ty thuận lợi hơn trong việc quan hệ với các đối tác, với bạn hàng, từ đó có thể huy động vốn được dễ dàng hơn, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng thương mại. Công ty vận tải Biển Bắc luôn tận dụng tối đa những ưu thế của mình để tiếp cận với các tổ chức tín dụng, tranh thủ các hình thức tài trợ mới của các ngân hàng thương mại để tăng cường hoạt động huy vốn. Hiện nay, Nhà nước đang có ưu đãi về vốn vay và về thuế đối với dự án đầu tư thu được ngoại tệ về cho đất nước, mà công ty hiện nay đang áp dụng cách thức cho đối tác nước ngoài thuê tàu. Hơn nữa, việc sử dụng vốn của công ty lại tương đối hiệu quả. Điều đó giúp công ty có khả năng trả lãi và nợ vay đúng hạn với ngân hàng và các đối tác, uy tín của công ty không ngừng được củng cố. Chính vì vậy, công ty luôn có rất nhiều thuận lợi trong những lần vay vốn tiếp theo. Lượng vốn vay được từ ngân hàng và các bạn hàng của công ty luôn giữ vai trò là nguồn vốn tài trợ quan trọng và được tăng lên theo các năm, năm 2006 tăng 69% so với năm 2005. Luôn cố gắng huy động nguồn vốn tối đa trên cơ sở phù hợp với khả năng của doanh nghiệp mình, công ty vận tải Biển Bắc đã tập trung được một khối lượng vốn khá lớn và tăng dần theo các năm. Năm 2006, tổng nguồn vốn của công ty là 268,3 tỷ đồng, tăng tới 71% so với năm 2005. Hoạt động huy động, mở rộng nguồn vốn của công ty đã phát huy hiệu quả. Theo đó, công ty có điều kiện đầu tư nâng cấp, mua mới các đội tàu chuyên dụng, góp phần nâng cao sức mạnh và uy tín cho công ty trong lĩnh vực vận tải đường sông, biển, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo. 2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân. *Hạn chế. Tuy đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận nhưng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc vẫn còn những điểm hạn chế, chưa phát huy được hết tiềm năng của công ty trong việc tiếp cận tới các nguồn vốn trên thị trường, đó là: Tỷ trọng Vốn nợ/ Tổng nguồn vốn quá cao, trên 90%. Mặc dù hiện tại, công ty đang làm ăn khá hiệu quả, luôn trả lãi và vay đúng thời hạn nhưng tỷ trọng vốn nợ chiếm quá cao như vậy luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt de doạ tới khả năng thanh toán. Hơn nữa, tỷ lệ vốn nợ quá cao sẽ là một rào cản để doanh nghiệp có thể tiếp cận thêm với các nguồn nợ mới từ phía ngân hàng và các bạn hàng. Tuy trong những năm gần đây, công ty đã quan tâm và điều chỉnh tỷ lệ nợ/Tổng nguồn vốn xuống thấp hơn nhưng tỷ lệ này vẫn còn ở mức rất cao. Năm 2004 là 96%, năm 2005 giảm xuống 91,6% và đến năm 2006 còn 90%. Đây là vấn đề mà công ty vận tải Biển Bắc sẽ phải tiếp tục nghiên cứu để có một tỷ lệ nợ/nguồn vốn hợp lý, phù hợp với khả năng của công ty và vẫn phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm tuy luôn khá tốt nhưng vẫn chưa trở thành một nguồn tài trợ hiệu quả cho các hoạt động tái đầu tư, mở rộng sản xuất của công ty. LNST mỗi năm mới chỉ khoảng 4-5 tỷ đồng trong khi nhu cầu vốn hàng năm của công ty là rất lớn, khoảng 100tỷ đồng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, công ty phải không ngừng nâng cấp đội tàu (đòi hỏi chi phí rất cao) để đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trở thành nguồn tự tài trợ tốt và hiệu quả đối với hoạt động của doanh nghiệp là vấn đề đang được đặt ra với công ty vận tải Biển Bắc trong những năm tiếp theo. Công ty vẫn chưa khai thác hiệu quả những nguồn vốn trong nội tại công ty. Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải Biển với tài sản cố định chủ yếu là các đội tàu có trọng tải lớn, công ty đã phải đầu tư rất nhiều vốn để đóng mới hay mua lại các đội tàu này. Thế nhưng, với những tài sản không dùng đến hoặc không dùng được nữa, được thay thế mới thì công ty lại chưa thanh lý và xử lý kịp thời để thu hồi vốn, bổ sung kip thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. *Nguyên nhân. Việc hoạt động huy động vốn của công ty vận tải Biển Bắc vẫn chưa đạt hiệu quả cao là do tác động của một số nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan. Cụ thể: Thứ nhất, công ty vận tải Biển Bắc chỉ được xếp vào loại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải sông, biển. Hơn nữa, phương tiện vận tải là đội tàu của Công ty hiện tuổi đã cao (tuổi trung bình đã gần 20 tuổi) nên thường xuyên phải dừng để sửa chữa, các chi phí tiêu hao nhiên liệu, vật tư phụ tùng nhiều hơn, trong khi giá cước lại thấp đi do tàu già. Đồng thời, sự cạnh tranh trên thị trường vận tải biển quốc tế và khu vực ngày càng gay gắt cũng đã ảnh hưởng đến quá trình khai thác tàu biển của Công ty vì đội tàu của Công ty còn ít, tải trọng thấp, khả năng mở rộng thị trường khai thác và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Chính vì vậy, hoạt động sản xuất của công ty đạt hiệu quả chưa cao, dẫn đến thị phần bị suy giảm đáng kể, làm cho vị thế và uy tín của công ty trên thị trường chưa thực sự tốt. Những yếu tố đó khiến công ty cũng gặp khó khăn khi muốn huy động thêm nguồn vốn mới. Đặc biệt, từ giữa năm 2005, giá cước vận tải biển trong khu vực và quốc tế đột ngột giảm mạnh trong khi giá nhiên liệu vẫn tiếp tục tăng cao đã làm giảm hiệu quả khai thác đội tàu biển của Công ty vì giá nhiên liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành vận tải biển. Trong lúc đó, giá mua tàu trong khu vực và trên thế giới lại tăng lên đáng kể đã ảnh hưởng xấu đến kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu biển của Công ty. Cùng với đó là những khó khăn khách quan như dịch cúm gia cầm, thiên tai, bến bãi đỗ tàu,… phía Trung Quốc đã đóng cửa khẩu hạn chế khách du lịch qua cửa khẩu Móng Cái đã làm ngưng trệ kinh doanh vận tải hành khách bằng đội tàu cao tốc của Công ty và đội tàu của các công ty khác khai thác trên vịnh Hạ Long và tuyến Hải Phòng- Móng Cái. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động SXKD của công ty. Mặc dù đã được sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo các cấp để khắc phục khó khăn nhưng kết quả kinh doanh của công ty vẫn bị ảnh hưởng không nhỏ. Doanh thu chưa đạt được mục tiêu đề ra (chỉ hoàn thành 75% kế hoạch), LNST giảm từ đó hạn chế khả năng tài trợ vốn cho hoạt động đầu tư trích lập từ lợi nhuận, Thứ hai, trình độ của cán bộ quản lý các cấp trong công ty chưa cao, số lượng cán bộ quản lý tài chính còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay đều không có cán bộ quản lý tài chính chuyên trách và được đào tạo bài bản mà chủ yếu là cán bộ kế toán kiêm nhiệm.Sự yếu kém về các kiến thức tài chính khiến cán bộ quản lý không thấy, hiểu hết được những đặc điểm của các nguồn vốn trên thị trường, từ đó chưa tận dụng tối đa khả năng tiếp cận tới các loại nguồn vốn khác nhau, làm cho công tác huy động vốn chưa có đạt hiệu quả cao nhất. Thứ ba, hình thức sở hữu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn của công ty vận tải Biển Bắc. Là một doanh nghiệp Nhà nước, chuyển sang nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không còn được bao cấp về vốn mà chỉ được cấp vốn một lần khi thành lập, trên cơ sở đó tự quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi. Hiện nay, nhu cầu vốn kinh doanh càng tăng song nguồn tài trợ lại có hạn. Hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đem lại lợi nhuận cao; công ty lại chưa tiến hành cổ phần hoá để có thể thu được những nguồn vốn mới từ thị trường chứng khoán thông qua phát hành cổ phiếu; huy động nợ qua phát hành trái phiếu còn là hình thức mới mẻ đối với nhiều doanh nghiệp nên không phải doanh nghiệp nào cũng thích sử dụng. Trong giai đoạn này, hầu hết các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng đều gặp khó khăn trong việc huy động vốn chủ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ những yếu tố trên, rõ ràng để đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động tái đầu tư, mở rộng sản xuất hàng năm, công ty buộc phải tìm đến nguồn vốn nợ từ các ngân hàng và đối tác làm ăn và coi đây là một nguồn tài trợ chủ lực cho hoạt động huy động vốn của mình. Đó chính là nguyên nhân lý giải tại sao tỷ lệ vốn nợ/Tổng nguồn vốn của công ty lại ở mức quá cao như vậy. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng quá thấp, công ty vay nợ nhiều gây trở ngại trong việc thực hiện hợp đồng có quy mô lớn. Hơn nữa, điều này làm cho chi phí sử dụng vốn lớn, giá thành tăng lên ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty kéo theo ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Vay nợ nhiều trong khi vốn chủ sở hữu tăng không đáng kể từ đó làm cho hệ số nợ của công ty tăng dẫn đến tình hình trạng thái tài chính trong công ty luôn ở mức căng thẳng. Trong năm 2007, công ty sẽ tiến hành cổ phần hoá theo kế hoạch CPH các DNNN trong lĩnh vực giao thông vận tải. Hi vọng với việc đổi mới hình thức sở hữu doanh nghiệp sẽ là cơ hội đê công ty vận tải Biển Bắc có điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn vốn mới trên thị trường chứng khoán, kết hợp với việc khai thác tối đa những nguồn vốn hiện có, từ đó thay đổi cơ cấu vốn nợ/VCSH của mình một cách hợp lý. Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và uy tín tiếp tục được nâng cao trong những năm tiếp theo. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN BẮC 3.1. Nhu cầu vốn của công ty. 3.1.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 – 2009. Trong năm 2007, theo kế hoạch , công ty vận tải Biển Bắc sẽ tiến hành cổ phần hoá theo phương án CPH các DNNN thành các công ty cổ phần. Để phù hợp với sự thay đổi đó, công ty đã đề ra định hướng phát triển trong giai đoạn 2007 – 2010. Cụ thể: Tiếp tục duy trì và phát triển mô hình SXKD đa ngành nghề có quy mô rộng hơn, loại hình SXKD phù hợp với nhu cầu của thị trường như dịch vụ mua bán tàu biển mà trước mắt là thực hiện mua tàu cho Công ty, đầu tư khai thác tàu dầu tiến tới tham gia vận chuyển Công ten nơ,… . Sắp xếp mô hình tổ chức công ty theo hướng hiện đại, chất lượng, gọn nhẹ đáp ứng được yêu cầu quản lý và mục tiêu của công ty cổ phần là đảm bảo nâng cao lợi nhuận. Mô hình tổ chức phải mang tính chuyên môn hoá cao, phù hợp với các loại hình SXKD của Công ty và phải linh hoạt, thích ứng kịp thời với sự phát triển thị trường, phát huy cao độ tính tự chủ, phẩm chất, năng lực, trình độ của từng người và từng bộ phận trong Công ty. Đổi mới, mở rộng ngành nghề SXKD song song với đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng lực SXKD; Kịp thời bổ sung những ngành nghề mà thị trường có nhu cầu, có hiệu quả kinh tế cao như đầu tư tầu hàng khô có tải trọng lớn có khả năng khai thác trên những tuyến quốc tế xa, đầu tư vận chuyển tàu dầu, tàu Công ten nơ…; Tiếp tục củng cố, hoàn thiện những ngành nghề đã có, đặc biệt là xuất khẩu lao động, phải mở được thị trường mới ngoài những thị trường truyền thống, phải mở rộng ngành nghề xuất khẩu có công nghệ cao ngoài xuất khẩu lao động giúp việc hay lao động phổ thông có thu nhập thấp; Mạnh dạn tổ chức, cơ cấu lại khai thác kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành hàng hải, phải đổi mới khâu tiếp thị khách hàng lấy chất lượng phục vụ làm mục tiêu phát triển trên cơ sở đầu tư đổi mới nguồn nhân lực có tinh thần sáng tạo, có quan hệ rộng rãi và nhất là phải có chuyên môn cùng với sự nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao. Thường xuyên đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức, đạo đức nghề nghiệp cho nguồn nhân lực hiện có; Xây dựng các chính sách phù hợp thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu phát triển, đặc biệt là có chính sách thoả đáng, dài hạn để củng cố, thu hút, đào tạo đội ngũ sỹ quan, thuyền viên của Công ty không để xảy ra tình trạng thiếu hụt những sỹ quan, thuyền viên có chuyên môn cao, năng lực tốt, có tâm huyết với nghề nghiệp cho đội tàu biển hiện có và sẽ có. Tăng cường hợp tác, củng cố quan hệ với những khách hàng truyền thống, mở rộng quan hệ với những khách hàng mới trên cơ sở hợp tác cùng có lợi phù hợp với luật pháp Nhà nước và thông lệ quốc tế. Trên cơ sở này, quảng bá truyền thống tốt đẹp, chất lượng dịch vụ cao và những lợi thế của Công ty ra các ban hàng, không ngừng nâng cao uy tín của Công ty trên thương trường, củng cố vị thế của Công ty. Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đầu tư tầu biển vào thời điểm thích hợp, giá thành hạ, khả năng khai thác ổn định. Chú trọng chuẩn bị các điều kiện thiết yếu về tài chính, nguồn vốn, về nguồn nhân lực, thuyền viên, về tổ chức điều hành khai thác, nguồn hàng, bến bãi, về lực lượng kỹ thuật và các điều kiện khác để năm 2008 thực hiện đầu tư khai thác tàu dầu đảm bảo có hiệu quả ngay từ ban đầu. Sắp xếp, củng cố, đổi mới và mở rộng các chi nhánh, trung tâm, văn phòng đại diện theo tinh thần nâng cao tính tự chủ trong SXKD của các đơn vị. Các chi nhánh, trung tâm, văn phòng đại diện tự chịu trách nhiệm cao hơn về hiệu quả SXKD và lợi nhuận thu được, lấy lợi nhuận làm tiêu chuẩn chính đánh giá kết quả hoạt động và thành tích của các đơn vị này. Bảng 11: Dự kiến kết quả thực hiện các chỉ tiêu SXKD 3 năm sau CPH giai đoạn 2007 – 2009 Đơn vị:triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng doanh thu 158.458 201.920 212.020 2 Tổng chi phí 153.018 195.800 205.400 3 Lợi nhuận trước thuế 5.440 6.120 6.620 4 Thuế TNDN 0 0 927 5 Lợi nhuận sau thuế 5.440 6.120 5.693 - Ưu đãi thuế TNDN 1.523 1.714 927 6 Tỷ lệ LNST/vốn điều lệ(%) 13,6 15,3 14,2 7 Trích lập các quỹ 2.424 2.727 2.881 - Quỹ dự phòng tài chính 196 220 238 - Quỹ khen thưởng/phúc lợi 313 353 381 - Quỹ đầu tư phát triển 1.915 2.154 2.261 8 Lợi nhuận chia cổ tức 3.016 3.393 3.739 9 Tỷ lệ chia cổ tức(%) 7,5 8,5 9,3 10 Lao động(người) 305 325 350 11 Thu nhập BQ đầu người 4,20 4,30 4,50 (Nguồn: Kế hoạch SXKD công ty vận tải Biển Bắc 3 năm sau CPH) 3.1.2. Nhu cầu vốn và kế hoạch huy động vốn của công ty. Trong bối cảnh hiện nay, ngành vận tải biển trong nước đang “thua trên sân nhà” với một thị phần khiêm tốn là 15%. Tình trạng yếu kém này là do đội tàu Việt Nam của chúng ta có trọng tải nhỏ. Tính đến tháng 4/2005, tổng tải trọng của đội tàu Việt Nam là 3.194.911 tấn xếp thứ 60/150 nước trên thế giới, xếp thứ 4/10 nước trong khu vực ASEAN. Độ tuổi bình quân của đội tàu tương đối cao, trên 15 năm. Các tàu chuyên dụng chở các mặt hàng đặc biệt như hàng đông lạnh, hàng lâm sản, hoá chất, gas hoá lỏng LPG, dầu thô chưa đáp ứng được yêu cầu vận chuyển với khối lượng lớn. Chi phí vận hành, bảo hiểm và sửa chữa cao trong khi chất lượng dịch vụ ngày càng giảm. Với bản thân công ty vận tải Biển Bắc, phương tiện vận tải là đội tàu của Công ty hiện tuổi đã cao (tuổi trung bình đã gần 20 tuổi) nên thường xuyên phải dừng để sửa chữa, các chi phí tiêu hao nhiên liệu, vật tư phụ tùng nhiều hơn, trong khi giá cước lại thấp đi do tàu già. Đồng thời, sự cạnh tranh trên thị trường vận tải biển quốc tế và khu vực ngày càng gay gắt cũng đã ảnh hưởng đến quá trình khai thác tàu biển của Công ty vì đội tàu của Công ty còn ít, tải trọng thấp, khả năng mở rộng thị trường khai thác và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Trong tương lai, khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào các công ước hàng hải quốc tế và bảo vệ môi trường, nếu đội tàu không đựơc đầu tư nâng năng lực vận chuyển và trẻ hoá, nguy cơ bị đẩy ra khỏi thị trường hàng hải quốc tế là không tránh khỏi. Nhận thức được điều đó, trong năm 2007,sau khi tiến hành CPH, công ty sẽ tiến thực hiện nhiều dự án mới, đầu tư vào nâng cấp đội tàu, đặc biệt đầu tư tàu chở Công ten nơ là những phương tiện thị trường khu vực và quốc tế đang cần, có khả năng khai thác và hiệu quả kinh tế cao, đồng thời cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ trong và ngoài nước. Chính vì vậy, nhu cầu vốn của công ty trong những năm sắp tới là rất lớn. Riêng trong năm 2007, công ty cần khoảng 1.467 tỷ đồng, cụ thể trong bảng số liệu dưới đây: Bảng 12: Kế hoạch đầu tư TSCĐ năm 2007 của công ty vận tải Biển Bắc TT HẠNG MỤC KẾ HOẠCH 2007 I Đầu tư tàu biển - Đóng mới 02 tàu biển có trọng tải 22.500T 48 triệu USD - Mua 02 tàu biển đã qua sử dụng có TTtrên 20.000 T 42 triệu USD II Về đầu tư tàu sông - Mua 01 đoàn đã qua sử dụng 1.800 T 7.100 tr.đồng - Đóng mới 02 đoàn có trọng tải 1.200 T 12.038 tr.đồng III Về đầu tư mua sắm khác - Xây dựng cơ sở đào tạo XKLĐ 8.000 tr.đồng Tổng vốn đầu tư 1.467.138 tr.đồng (Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư công ty vận tải Biển Bắc) Với nhu cầu vốn lớn như vậy, ngoài những nguồn vốn nợ quen thuộc từ ngân hàng các đối tác làm ăn thì trong năm 2007, công ty có thể huy động thêm những nguồn vốn mới. Việc chuyển đổi hình thức hoạt động sang công ty cổ phần sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn trên thị trường chứng khoán thông qua phát hành cổ phiếu. Đây sẽ là nguồn vốn quan trọng, bổ sung vào VCSH của công ty, cơ cấu vốn nợ/Tổng nguồn vốn sẽ được điều chỉnh, trở nên hợp lý hơn và rủi ro trong thanh toán của công ty sẽ từ đó mà giảm xuống. 3.2. Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty vận tải Biển Bắc. 3.2.1. Khai thác tối đa nguồn vốn trong nội bộ công ty. Trong các nguồn vốn mà một doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng thì nguồn vốn trong nội bộ doanh nghiệp chính là nguồn vốn cơ bản và quan trọng nhất. Chính vì vậy, công ty vận tải Biển Bắc cần phải chú trọng công tác huy động vốn trong nội bộ công ty, cụ thể: 3.2.1.1. Xây dựng phương án bổ sung lợi nhuận vào vốn. Là một công ty đang hoạt động có lãi thì việc sử dụng lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các hoạt động tái đầu tư, mở rộng sản xuất là một biện pháp hiệu quả bởi công ty có thể chủ động trong việc huy động và sử dụng, hạn chế sự phụ thuộc vào chủ thể cung cấp vốn khác và giảm được chi phí do huy động vốn từ bên ngoài. Bên canh đó, việc sử dụng lợi nhuận không chia còn giúp công ty giảm được tỷ lệ nợ/ Tổng nguồn vốn, tăng cường khả năng thanh toán cho công ty và đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo hình ảnh, uy tín của những công ty có quy mô vừa và nhỏ như công ty vận tải Biển Bắc với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, năm 2007 công ty sẽ tiến hành CPH. Chính vì vậy công ty không thể giữ lại toàn bộ LNST để trích lập các quỹ và sử dụng tái đầu tư như vẫn thường làm khi còn là DNNN mà sẽ phải chi trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu. Do đó từ năm 2007, việc sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư sẽ có liên quan chặt chẽ đến chính sách chi trả cổ tức của công ty. Hiện tại, công ty đang dự tính sẽ duy trì mức lợi nhuận giữ khoàng 35 -45% trong 3 năm sau CPH, từ năm 2007 đến 2009. Như vậy theo kế hoạch, hàng năm công ty chỉ có khoảng 2 -3 tỷ đồng để bổ sung vào vốn chủ từ kết quả kinh doanh, còn quá ít so với nhu cầu vốn của công ty. Do đó, công ty vận tải Biển Bắc cần nghiên cứu đưa ra những phương án chia cổ tức hợp lý sao cho vẫn đảm bảo đựơc mục tiêu làm hài lòng các cổ đông nhưng vẫn duy trì được kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn. 3.2.1.2. Đẩy mạnh huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu. Theo Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam, hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm lực tài chính nhỏ bé. Bình quân số vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ là 1.800 triệu đồng. Bên cạnh đó, việc tiếp cận với các nguồn tài chính từ các tổ chức tín dụng của các doanh nghiệp tuy đã được cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay được vốn ngân hàng chỉ khoảng 57% nhưng lượng vốn vay không nhiều và thời gian cũng như thủ tục vay vốn còn phức tạp. Không chỉ với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với các doanh nghiệp lớn cũng khó khăn không kém, nhất là vay dưới hình thức bảo đảm nợ vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Như vậy, rõ ràng các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung không nên nương tựa quá nhiều vào nguồn vốn tín dụng mà cần tiếp cận những nguồn vốn mới trên thị trường để tài trợ vốn cho hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp mình trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như vậy. Hơn nữa, theo đánh giá của bộ tài chính thì trong thời gian tới, vốn tín dụng ngân hàng vẫn là nguồn quan trọng cho các doanh nghiệp nhưng trong tương lai, các doanh nghiệp phải tính toán làm sao có thể huy động được tỷ lệ vốn góp là 1/3, 1/3 vay ngân hàng và vay trái phiếu, 1/3 từ phát hành CP thêm thì mới có thể tồn tại và hoạt động có hiệu quả bởi nếu tiếp tục duy trì cơ cấu vốn tới 80 - 90% là vốn vay ngân hàng thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ không thể cạnh tranh nổi trong 5 - 10 năm tới. Với bản thân công ty vận tải Biển Bắc, trong điều kiện tỷ lệ nợ của công ty đang ở mức rất cao thì kế hoạch chuyển đổi hình thức hoạt động sang công ty cổ phần sẽ là điều kiện thuận lợi cho công ty vận tải Biển Bắc có thể sử dụng thêm những hình thức huy động vốn mới. Đặc biêt, trong giai đoạn thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển rất nhanh thì đây là cơ hội vàng giúp công ty khẳng định mình, nâng cao tính tự chủ và sáng tạo trong kinh doanh, để từ đó không ngừng gia tăng giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường. Hơn nữa, công ty còn có thể tăng vốn điều lệ thông qua hình thức phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng. Đây là một biện pháp đang được rất nhiều công ty cổ phần sử dụng hiệu quả khi muốn huy động thêm vốn chủ. Nhờ đó, vốn chủ của công ty có thể tăng lên đáng kể, làm cơ cấu vốn nợ/VCSH của công ty sẽ trở nên hợp lý hơn, phù hợp với đặc điểm và vẫn đảm bảo khả năng thanh toán cũng như đáp ứng nhu cầu vốn cho công ty. 3.2.2. Tăng cường huy động nợ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty vận tải Biển Bắc thì vốn nợ luôn chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng, là nguồn cung chủ yếu, đáp ứng cho nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất và đầu tư của công ty. Chính vì vậy, trong kế hoạch huy động vốn những năm sắp tới, bên cạnh vịêc tìm kiếm những nguồn vốn mới, có chi phí hợp lý trên thị trường thì vấn đề đặt ra với công ty là phải tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hiện có, tăng cường huy động vôn nợ, cụ thể: 3.2.2.1. Duy trì và mở rộng nguồn vốn tín dụng ngân hàng một cách phù hợp Vốn vay từ các tổ chức tín dụng thường xuyên chiếm tỷ trọng khoảng 60% trong tổng nguồn vốn của công ty và sẽ tiếp tục là phương thức huy động vốn quan trọng nhất đối với công ty trong thời gian tới. Theo dự kiến, trong năm 2007 công ty sẽ có những khoản vay dài hạn lớn để đầu tư đóng mới và mua lại các đội tàu, trong đó sẽ vay ngân hàng NN&PTNT Việt Nam 48triệu USD để đóng mới 02 tàu biển có trọng tải 22.500T và vay ngân hàng Công Thương Đống Đa 42triệu USD để mua 02 tàu biển đã qua sử dụng có trọng tải trên 20.000 Tvà 18 tỷ đồng để mua và đóng mới 03 đoàn tàu sông. Những khoản nợ này thường có thời gian vay là 10 năm nên sẽ không ảnh hưởng nhiều tới khả năng khả năng thanh toán của công ty trong thời gian trước mắt. Như vậy, vấn đề đặt ra đối với công ty là phải thực hiện hoạt động sản xuất có kết quả cao để đủ khả năng trả lãi và các khoản nợ đến hạn với mục tiêu luôn giữ hình ảnh về một doanh nghiệp làm có hiệu quả, có uy tín trong mắt các tổ chức tín dụng. Có như vậy, công ty mới có thể tiếp cận dễ dàng tới những nguồn vốn trung và dài hạn có quy mô lớn, lãi suất ưu đãi từ các ngân hàng thương mại, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của công ty trong giai đoạn tiếp theo. 3.2.2.2. Tăng cường tín dụng thương mại Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty vận tải Biển Bắc thì vốn tín dụng thương mại luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn, khoảng 30%. Đây là nguồn vốn hình thành một cách tự nhiên chủ yếu qua hoạt động mua chịu, trả chậm tiền đóng tàu mới hoặc mua lại tàu đã sử dụng của công ty với các bạn hàng. Trong thời gian sắp tới, khi công ty đang có rất nhiều dự án để nâng cấp đội tàu của mình thì tiềm năng khai thác nguồn vốn này sẽ còn rất lớn. Thông qua những biện pháp thích hợp như tạo lập mới quan hệ tốt, xây dựng mối làm ăn lâu dài với bạn hàng sẽ giúp công ty có thể được mua, bán chịu với giá trị lớn hơn và trong thời gian lâu hơn. Điều đó sẽ giúp công ty có thể tạm thời trì hoãn các khoản thanh toán lớn trong thời gian ngắn trong khi chưa huy động được đủ vốn và sẽ làm gia tăng thêm một lượng vốn nợ đáng kể do chiếm dụng được dưới hình thức tín dụng thương mại. Đối với công ty, tài trợ bằng nguồn vốn tín dụng thương mại là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Hơn nữa, nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền của công ty với các đối tác làm ăn. Do đó, công ty cần triệt để khai thác nguồn vốn nợ này, trên cơ sở cân đối giữa rủi ro và lợi nhuân nhằm phục vụ tốt cho kế hoạch phát triển của công ty trong thời gian tới và vẫn đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty. 3.2.2.3. Phát hành trái phiếu công ty Ngoài những hình thức huy động nợ truyền thống qua tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại, công ty có thể tiếp cận tới một hình thức huy động vốn mới, đó phát hành trái phiếu công ty trên thị trường chứng khoán. Mặc dù phương pháp huy động nợ qua trái phiếu có rất nhiều ưu điểm bởi trái phiếu có rất nhiều loại, đáp ứng với từng nhu cầu, mục tiêu sử dụng vốn khác nhau của doanh nghiệp. Hơn nữa, trái phiếu thường có kỳ hạn nhất định do đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động trong việc thanh toán lãi và mệnh giá, giúp doanh nghiệp không phải đối mặt với những dòng tiền ra ngoài dự kiến. Mặc dù vậy, đây vẫn là hình thức huy động còn được rất ít các công ty ở Việt Nam sử dụng do thị trường giao dịch trái phiếu còn kém phát triển khiến tính thanh khoản của trái phiếu không cao nên rất khó phát hành. Hơn nữa, sự hiểu biết của các công ty về công cụ tài chính chưa nhiều nên doanh nghiệp vẫn chư thấy hết được những lợi thế của việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, mặc dù thị trường chứng khoán mới đang phát triển nhưng con đường lâu dài của doanh nghiệp là phải chứng khoán hoá nguồn vốn của mình, tiếp cận vốn thông qua trái phiếu chứ không phải đi vay ngân hàng là chính. Trong thời gian trước mắt, hệ thống NHTM vẫn rất quan trọng và chiếm tỷ trọng vốn lớn nhưng về tương lai, chứng khoán phải là chính. Theo cam kết của Bộ Tài chính từ nay đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán sẽ bảo đảm mức tăng tối thiểu là 150%/năm, với lượng chứng khoán huy động được cỡ chừng 15 -- 16 tỷ USD (bằng khoảng 15% GDP tại thời điểm đó). Như vậy, trong thời gian tới cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán Việt Nam, các công ty nói chung và công ty vận tải Biển Bắc nói riêng có thể sử dụng hình thức huy động nợ qua phát hành trái phiếu để tài trợ vốn cho hoạt động của mình. Công ty có thể lựa chọn loại trái phiếu phù hợp để phát hành, huy động thêm vốn từ các tầng lớp dân cư từ đó đa dạng hoá nguồn vốn của DN mình, đáp ứng tốt nhất cho các mục tiêu phát triển của DN trong tương lai. 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với các tổ chức tín dụng. Nhu cầu vốn của công ty trong thời gian sắp tới là rất lớn trong khi năm 2007 công ty mới tiến hành CPH, chưa thể ngay lập tức huy động được nguồn vốn chủ qua thị trường chứng khoán một cách hiệu quả. Như vậy, vốn nợ, đặc biệt là nợ vay từ các tổ chức tín dụng vẫn sẽ là nguồn vốn tài trợ chủ lực cho hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty trong tương lai. Khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, theo kế hoạch công ty sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ từ cổ đông chiến lược là Công ty Cổ phần Bảo Minh Sài Gòn, nhờ đó sẽ tiếp cận được nguồn vốn vay với chi phí hợp lý. Tuy nhiên, công ty vẫn rất cần sự tạo điều kiện của các ngân hàng thương mại để có thể tiếp tục sử dụng nguồn vốn nợ vay như một nguồn tài trợ chính.Do đó, các ngân hàng cũng cần có chế độ điều chỉnh khung lãi suất hợp lý, thời hạn cho vay đối với từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, đặc biệt là với các công ty vận tải biển. Với đặc thù của ngành vận tải biển là có tỷ trọng TSCĐ rất lớn, đòi hỏi thời gian thu hồi vốn khá dài. Tuy vậy, trong thời gian qua, sản xuất kinh doanh của công ty bị ảnh hưởng rất lớn và gặp nhiều khó khăn do việc phải trả nợ cho ngân hàng trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy, kiến nghị các ngân hàng có thể cho công ty các khoản vay vốn đầu tư trung và dài hạn với lãi suất và thời hạn ưu đãi để có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu vốn của công ty trong thời gian tới. 3.3.2. Kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên. Trong bối cảnh hiện nay, khi ngành vận tải biển trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn, bị thua ngay trên sân nhà với thị phần rất khiêm tốn chỉ 15%. Chính vì vậy, để các công ty trong ngành vận tải Biển có thể hoạt động hiệu quả, cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài đòi hỏi chính phủ cần có kế hoạch đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ phát triển ngành vận tải biển và các dịch vụ phụ trợ, không những chỉ nhằm vào thị trường trong nước mà còn phục vụ nhu cầu của các nước thuộc hành lang kinh tế Đông Tây vốn không có thuận lợi về giao thông vận tải biển như Campuchia, Lào, Myanmar cũng như vùng Tây Nam - Trung Quốc rộng lớn. Cụ thể, nhà nước cần có những chính sách ưu đãi dành cho những doanh nghiệp vận tải biển như khung lãi suất hợp lý, chính sách miễn giảm thuế…để các doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn trên thị trường. Nhờ đó, các doanh nghiệp ngành vận tải biển sẽ có thêm nhiều nguồn vốn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Với bản thân công ty vận tải Biển Bắc thì tính đến thời điểm 31/12/2006, công ty vẫn là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc sự quản lý của Tổng công ty Hàng hải Việt nam. Sang năm 2007, theo kế hoạch CPH thì cổ đông Nhà nước vẫn sẽ giữ cổ phần chi phối là 51%. Việc chuyển đổi hình thức hoạt động này chắc chắn sẽ đòi hỏi công ty mất một thời gian để ổn định sản xuất cũng như tổ chức bộ máy bởi sau CPH rất nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến vốn xảy ra đối với các doanh nghiệp CPH, đó là: Thứ nhất, vấn đề quản lý nhà nước về hành chính, về phần vốn Nhà nước nắm giữ trong DN sau CPH. Khi chưa CPH, số vốn của Nhà nước trong DN chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản. Sau CPH, chế độ cơ quan chủ quản không còn, nhiều DN xử lý vấn đề này hết sức lúng túng. Thực tế cho thấy, trước CPH, hầu hết các dây chuyền sản xuất chính hoặc các tài sản lớn đều do tổng công ty (TCT) đứng tên sở hữu, nhưng khi CPH, việc chuyển giao chưa dứt điểm, gây ra tình trạng quyền sở hữu tài sản không rõ ràng, nhất là khi DN mở rộng, liên doanh, hợp tác trong kinh doanh. Điều này, khiến DN gặp nhiều khó khăn trong việc hoạch định kế hoạch SXKD, như xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng..., hay góp vốn liên doanh bằng tài sản có trên đất mà DN đang sử dụng. Thứ hai, vấn đề vay vốn sau CPH. Khi còn là DNNN, nếu thiếu vốn doanh nghiệp có thể vay ngân hàng đã có cơ quan chủ quản cấp trên đứng ra bảo lãnh. Sau CPH, DN muốn vay vốn ngân hàng phải có tài sản thế chấp. Mà tài sản thế chấp của doanh nghiệp thường lại không có đủ các loại giấy tờ liên quan, đặc biệt là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai (sổ đỏ)... Chuyện vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp vì thế cũng rất bị động, chẳng dễ dàng chút nào. Trên thực tế, đã có tình trạng, một bộ phận công ty hay đơn vị thành viên Tổng công ty được CPH, nhưng không có quyền sử dụng đất, không được đứng tên thuê hoặc giao đất do đất thuộc quyền sử dụng TCT (và TCT đứng tên). Vì vậy, các đơn vị này phải nhờ TCT đứng ra, dùng quyền sử dụng đất vay vốn hộ. Ngược lại, đã có trường hợp, TCT dùng toàn bộ diện tích đất đai của doanh nghiệp CPH đang sử dụng để thế chấp vay vốn gây khó khăn cho hoạt động của CTCP. Một thay đổi lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp sau CPH là tỷ trọng vay vốn từ ngân hàng thương mại Nhà nước đã giảm đi đáng kể thay vào đó là các nguồn tín dụng khác như tín dụng phi chính thức, vay từ người lao động, cổ đông hoặc gia đình, bạn bè. Bên cạnh đó, những điều kiện về tín dụng, thế chấp, cầm cố tài sản và lòng tin khi cho vay của ngân hàng có sự thay đổi đáng kể đối với doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi. Đây là những trở ngại phát sinh gây hạn chế đối với các doanh nghiệp CPH. Một thực tế, có khoảng cách khá xa giữa quy định và thực tế thực hiện các chính sách tín dụng ngân hàng chưa tạo được môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp CPH. Mặt khác, sự hỗ trợ tài chính thông qua vốn vay ưu đãi và các biện pháp tài chính như khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ, chuyển vốn vay thành vốn Nhà nước đầu tư... sau CPH đã không còn. Như vậy, những khó khăn thời “hậu CPH” mà các DNNN vừa CPH nói chung và công ty vận tải Biển Bắc nói riêng sẽ gặp phải là không nhỏ. Chính vì vậy, các cơ quan cấp trên nên có những cơ chế chính sách hợp lý, tạo điều kiện cho công ty có thể nhanh chóng giải quyết các vấn đề sau thời kỳ cổ phần hoá. Có như vậy, các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động huy động vốn mới có thể đi vào ổn định và thực sự có hiệu quả. KẾT LUẬN Nều kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Đó vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp nước ta. Đặc biệt, sự cạnh tranh ngày càng diễn ra khốc liệt giữa các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước khiến mỗi doanh nghiệp phải liên tục đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất để đáp ứng những đòi hỏi liên tục của thị trường. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác huy động vốn để có nguồn tài trợ cho những kế hoạch phát triển của doanh nghiệp mình. Công ty vận tải Biển Bắc là doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường sông, biển - một lĩnh vực mà các công ty trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn trước các doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thì công ty vận tải Biển Bắc luôn chú trọng đến các hoạt động nhằm mở rộng nguồn vốn của mình. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn đối với công ty vận tải Biển Bắc, em đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp với mục tiêu có thể góp phần đưa hoạt động huy động vốn tại công ty trở nên có hiệu quả hơn. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành chuyên đề bằng tất cả khả năng và kiến thức của mình nhưng bài viết có thể còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong các thầy cô và các bạn chỉ bảo, đóng góp ý kiến để chuyên đề này được hoàn thiện và trở nên có ý nghĩa thực tiễn Em xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Lưu Thị Hương, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,2006 - ĐHKTQD – Nhà xuất bản giáo dục. 2. TS. Nguyễn Hữu Tài, Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ - ĐHKTQD – Nhà xuất bản thống kê. 3. PGS. TS Nguyễn Văn Nam, PGS.TS Vương Trọng Nghĩa, Giáo trình Thị trường Chứng khoán,2002, ĐH KTQD 4. Dr. Frederic S.Mishinkin,Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính – nhà xuất bản và kỹ thuật Hà Nội – 1992 5. Báo cáo kết quả kinh doanh công ty vận tải Biển Bắc.( Năm 2003, 2004, 2005, 2006 ) 6. Các trang web www.moi.gov.vn www.mof.gov.vn 7. Một số tài liệu khác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0124.doc
Tài liệu liên quan