Xuất phát từ việc nghiên cứu thực tế hoạt động thanh toán điện tử tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội,em mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ của mình chắc chắn còn nhiều thiếu sót.Em rất mong có được ý kiến đóng góp của thầy giáo Đinh Đức Thịnh;các thầy cô giáo giảng dạy tại Học viện ngân hàng;các cô chú trong ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ đang công tác tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
64 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp mở rộng thanh toán điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mặt khác cơ cấu nguồn vốn cũng có sự dịch chuyển rõ rệt,cụ thể là :nguồn vốn huy động nội tệ năm 2003 chiếm tỷ trọng 83,44%,mặc dù nguồn vốn huy động nội tệ năm 2004 tăng 784358 triẹu đồng so với năm 2003 nhưng tỷ trọng lại chỉ chiếm có 78,43%(giảm so với năm 2003),năm 2005 nguồn huy động từ nội tệ vẫn tăng 760207 triệu đồng so với năm 2004 đồng thời chiếm tỷ trọng 85,11% trong tổng nguồn vốn huy động(tăng so với năm 2004);còn nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ năm 2003 chiếm tỷ trọng 16,56%,năm 2004 tăng 360885 triệu đồng so với năm 2003 đồng thời tỷ trọng trong tổng nguồn vốn cũng tăng chiếm 21,57%,năm 2005 nguồn huy động từ ngoại tệ giảm 135266 triệu đồng so với năm 2004 và tỷ trọng chỉ chiếm có 14,89%.
Cơ cấu nguồn vốn huy động có sự dịch chuyển qua các năm là do tình hình kinh tế xã hội trên thế giới gần đây không ổn định,giá cả thị trường tăng nhanh,giá trị các đồng ngoại tế thường xuyên biến động ảnh hưởng tới tâm lý của người gửi tiền gây khó khăn cho công tác huy động vốn của các NHTM.
Theo thành phần kinh tế công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội như sau (bảng 2.2) :
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế.
Đơn vị:Triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
2005 so với 2004
Tuyệt đối
Tương đối
1
TG các TCKT+ TK cá nhân
Tỷ trọng(%)
865.780
38,04
1.335.502
39,03
1.740.852
43,02
+405.350
30,35%
2
TG các TCTD
Tỷ trọng(%)
785.210
34,5
1.215.674
35,53
1.248.530
30,86
+32.856
2,70%
3
TG của dân cư
Tỷ trọng(%)
284.491
12,5
457.822
13,38
567.776
14,03
+109.954
24,01%
4
Vốn tài trợ UTDT
Tỷ trọng(%)
333.658
14,66
400.000
11,69
470.000
11,62
+70.000
17,5%
5
Tiền ký quỹ TCKT
Tỷ trọng(%)
6.830
0,3
12.216
0,37
18.998
0,47
+6.7 82
55,52%
Tổng NV
2.275.972
3.421.215
4.046.156
(Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005)
Dựa vào bảng trên ta thấy TG các TCKT+TK cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và tỷ trọng tăng dần qua các năm (năm 2003 là 38,04%;năm 2004 là 39,03%;năm 2005 là 43,02%);ngược lại thì vốn tài trợ UTĐT tỷ trọng giảm dần qua các năm (năm 2003 là 14,66%;năm 2004 là 11,69%;năm 2005 là 11,62%).
Năm 2005 tất cả nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế đều tăng so với năm 2004,cụ thể như sau :
+TG các TCKT và TK cá nhân tăng 405350 (tăng 30,35%)
+TG các TCTD tăng 32856 (tăng 2,70%)
+TG của dân cư tăng 109954 (tăng 24,01%)
+Vốn tài trợ UTĐT tăng 70000 (tăng 17,5%)
+Tiền ký quỹ TCKT tăng 6782 (tăng 55,52%)
Số liệu trên cho thấy NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã có đựoc hiệu quả trong công tác huy động vốn từ các thành phần kinh tế.Để đánh giá sự ổn định ta sẽ xem xét tình hình huy động vốn theo thời gian (bảng 2.3) :
Bảng 2. 3: Nguồn vốn huy động phân theo thời gian Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Doanh số
Tỷ trọng
Tổng NVHĐ
+ TG không kỳ hạn
+ TG kỳ hạn < 12t
+ TG kỳ hạn >= 12t
2.275.972
534.171
1.264.758
477.043
23,47%
55,57%
20,96%
3.421.215
858.933
1.784.675
778.327
25,10%
52,16%
22,74%
4.046.156
1.101.911
1.856.291
1.087.954
27,23%
45,88%
26,89%
(Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005)
Thông qua bảng số liệu ở trên ta thấy :
+TG không kỳ hạn liên tục tăng;năm 2004 tăng so với năm 2003 là 324762 triệu đồng so với năm 2003,năm 2005 tăng 242978 triệu đồng so với năm 2004.Kèm theo đó tỷ trọng của TG không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động tăng dần lên qua các năm,cho thấy đây cũng là thuận lợi cho ngân hàng vì chi phí của ngân hàng bỏ ra cho TG không kỳ hạn ít.
+TG kỳ hạn <12t cũng có doanh số tăng qua các năm;năm 2004 tăng 519978 triệu đồng so với năm 2003,năm 2005 tăng 71616 triệu đồng so với năm 2004.Tỷ trọng của TG kỳ hạn <12t luôn chiếm vị trí cao nhất nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2003 chiếm 55,57%;năm 2004 chiếm 52,16%;năm 2005 chiếm 45,88%).
+TG kỳ hạn >12t:năm 2003 đạt 477043 triệu đồng;năm 2004 đạt mức 778327 triệu đồng tăng 301284 triệu đồng so với năm 2003;năm 2005 tăng 309627 triệu đồng so với năm 2004.
Như vậy việc huy động nguồn tiền gửi theo các loại kỳ hạn cũng cho thấy được hiệu quả công tác huy động vốn của ngân hàng.Việc gia tăng được các nguồn tiền gửi giúp cho ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình,ngân hàng có được nguồn vốn ổn định để đầu tư các dừ án lâu dài đem lại lợi nhuận cao và giúp ngân hàng đưa ra kế hoặch thu hồi vốn đúng hạn.
2.2.1.2.Kết quả sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn tức là hoạt động tín dụng của ngân hàng.Hoạt động tín dụng được biểu hiện qua :tập trung vốn để cho vay các dự án đầu tư,các chương trình kinh tế;cho vay theo nhóm thông qua các tổ chức đoàn thể;cho vay tiêu dùng….Dưới đây là bảng thể hiện công tác cho vay của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội (bảng 2.4) :
Bảng 2. 4: Tình hình dư nợ
Đơn vị: Triệu đồng
Stt
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tổng dư nợ
646.921
100%
1.028.240
100%
1.163.600
100%
1
Cho vay NH
337.240
52,13%
554.858
53,96%
647.000
55,6%
2
Cho vay TDH
309.681
47,87%
473.382
46,04%
516.600
44,4%
(Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005)
Như vậy,tổng dư nợ của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội tăng:năm 2003 là 646921 triệu đồng;năm 2004 là 1028240 triệu đồng tăng thêm 381319 triệu đồng so với năm 2003;năm 2005 là 1163600 tăng 135360 triệu đồng so với năm 2004.
+Cho vay ngắn hạn ngày càng tăng thể hiện:năm 2004 tăng 217618 triệu đồng so với năm 2003;năm 2005 tăng 92142 triệu đồng so với năm 2004.Kèm theo đó tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ cũng tăng qua các năm điều này cho thấy ngân hàng đầu tư vào ngắn hạn nhiều hơn,ngân hàng có nhiều thuận lợi trong việc thu hồi vốn để tái đầu tư.
+Cho vay TDH cũng tăng từ năm 2003-2005 :năm 2003 đạt 309681 triệu đồng;năm 2004 là 473382 triệu đồng;năm 2005 là 516600 triệu đồng.Mặc dù cho vay TDH cũng tăng nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ lại giảm qua các năm (năm 2003 chiếm 47,87%;năm 2004 chiếm 46,04%;năm 2005 chiếm 44,4%).
Hoạt động tín dụng là hoạt động lớn nhất của một ngân hàng,việc tăng tổng dư nợ cho thấy công tác cho vay của ngân hàng đã có những hiệu quả nhất định nhưng bên cạnh đó là khả năng tăng cao của nợ quá hạn chính vì vậy ngân hàng cần có công tác kiểm tra,giám sát các khoản cho vay của mình để có thể thu hồi vốn đúng hạn tránh bớt những rủi ro cho ngân hàng.
2.2.1.3.Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế
*Thanh toán hàng nhập khẩu :
-Năm 2004 tổng số 886 món với tổng giá trị 61252819 USD tăng 184 món (tăng 26% so với năm 2003);số tiền tăng trị giá 39148860 USD (tăng 177% với năm 2003).
-Năm 2005 tổng số 1055 món và tổng giá trị 88274058 USD tăng 169 món (tăng 19,67% so với năm 2004);tăng trị giá 27021239 USD (tăng 44% so với năm 2004).
*Thanh toán hàng xuất khẩu :
-Năm 2004 tổng số 14 món với tổng giá trị 869188 USD (tăng 100% so với năm 2003).
-Năm 2005 tổng số 45 món tăng 31 món với năm 2004 với yổng giá trị 3279628 USD tăng 277% so với năm 2004.
*Doanh số mua-bán ngoại tệ :
-Năm 2004 tổng số trị giá mua-bán ngoại tệ là 75045319 USD tăng 150% so với năm 2003,trong đó :
+Doanh số mua ngoại tệ :36975663 USD tăng 144% so với năm 2003.
+Doanh số bán ngoại tê :38069436 USD tăng 155% so với năm 2003.
-Năm 2005 tổng giá trị mua-bán ngoại tệ là 87873792 USD tăng 17% so với năm 2004,trong đó :
+Doanh số mua ngoại tệ :43734092 USD tăng 18% so với năm 2004.
+Doanh số bán ngoại tệ :44139700 USD tăng 16% so với năm 2004.
*Phục vụ các dư án :Rút vốn về TK đặc biệt tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội thực hiện tốt các nghiệp vụ thanh toán phục vụ các đơn vị chủ đầu tư ; năm 2004 với tổng số 4081919 USD và năm 2005 với tổng số là 3772257 USD.
*Chi trả kiều hối :
-Qua kênh WESTERN UNION:
+năm 2004 là 71 món với số tiền 37602 USD và 18,3 triệu VNĐ.
+Năm 2005 là 372 món với số tiền 342527 USD tăng 784% so với năm 2004
-Qua TK cá nhân :
+Năm 2004 là 69 món với số tiền 359664 USD
+Năm 2005 là 67 món với số tiền 373362 USD tăng 4% so với năm 2004
Bên cạnh đó NHNo&PTNT Bắc Hà Nội còn tích cực triển khai thành lập các bàn thu đổi ngoại tệ :Đến ngày 31/12/2004 đã ký kết hợp đồng với 5 doanh nghiệp vàng bạc làm đại lý thu đổi ngoại tệ và được NHNN thành phố Hà Nội cấp giấy phép hoạt động.Năm 2005 NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã tích cực triển khai công tác Marketting chủ động tiếp cận các cửa hàng kinh doanh vàng bạc để ký kết hợp đồng đại lý thu đổi ngoại tệ góp phần tăng nguồn ngoại tệ phục vụ công tác TTQT;tổng số bàn đại lý thu đổi ngoại tệ là 10 bàn với tổng số ngoại tệ mua dược là gần 3 triệu USD.
2.2.1.4.Kết quả của hoạt động Maketing
Hoạt động Marketing của DN và của ngân hàng đều xoay quanh một đối tượng đó là khách hàng,chính vì vậy yếu tố khách hàng cũng thể hiện hiệu quả hoạt động Marketing.Dưới đây là bảng thể hiện cơ cấu khách hàng của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội (bảng 2.5):
Bảng 2. 5 : Cơ cấu khách hàng
stt
Loại hình kinh tế
Năm 2004
Năm 2005
Tuyệt đối
Tương đối
1
DNNN
- Tỷ trọng(%)
99
8,85
95
5,52
-4
-4,04%
2
DNNQD
- Tỷ trọng(%)
274
24,51
462
26,83
+188
+68,6%
3
Tổ chức đoàn thể khác
- Tỷ trọng(%)
27
2,42
30
1,74
+3
+11,1%
4
Cá nhân, hộ sản xuất
- Tỷ trọng(%)
718
64,22
1.135
65,91
+417
+58,07
Tổng số
1.118
1.722
+604
+54,02%
(Báo cáo KQHĐKD của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003, 2004, 2005)
Từ bảng trên ta thấy tổng số khách hàng năm 2005 tăng 604 (tăng 54,02 %) so với năm 2004;như vậy khách hàng đã đến ngân hàng nhiều hơn đIều này chứng tỏ phần nào hiệu quả hoạt động Marketing của ngân hàng,ngân hàng cũng tạo được sự tín nhiệm của mình đối với khách hàng.
Khách hàng DNNN năm 2005 giảm so với năm 2004 (giảm 4,04%),chủ yếu là do các doanh nghiệp giải thể hoặc sát nhập với nhau.Ngân hàng cần thu hút lượng khách hàng này vì đây thường là các DN cần số lượng vốn lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khách hàng là DNNQD tăng mạnh:năm 2004 la 274 DN nhưng đến năm 2005 đã là 462 (tăng68,6% so với năm 2004).
Khách hàng là các tổ chức đoàn thể khác năm 2005 cũng tăng so với năm 2004 là 3 (tăng 11,1%) nhưng tỷ trọng trong tổng số khách hàng lại giảm (năm 2004 là 2,42%;năm 2005 còn 1,74%).
Khách hàng là cá nhân hộ sản xuất tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu khách hàng.Năm 2004 số khách hàng là 718 chiếm tỷ trọng 64,22%;năm 2005 số khách hàng là 1135 tăng 417 (tăng 58,07%)so với năm 2004.
Tóm lại,số lượng khách hàng ngày càng tăng cho thấy ngân hàng kinh doanh ổn định,thị phần được mở rộng;ngân hàng đã tạo được uy tín của mình trên thị trường.Tất cả đIều này cho thấy phần nào hiệu quả hoạt động Marketing của ngân hàng.
2.2.2.Thực trạng hoạt động thanh toán điện tử tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội
2.2.2.1.Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội
Sau hơn 4 năm phát triển NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã nhanh chóng hoà nhập vào hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện đổi mới công tác thanh toán,nâng cao trình độ nghiệp vụ,áp dụng các công nghệ mới vào thanh toán.Bên cạnh đó NHNo&PTNT Bắc Hà Nội cũng thi hành các nghị định,quyết định của chính phủ và của NNNN về công tác thanh toán một cách đúng đắn,linh hoạt đảm bảo hoạt động thanh toán nhanh chóng chính xác thuận lợi cho cả khách hàng và ngân hàng.
Nhờ áp dụng công nghệ vào thanh toán không dùng tiền mặt nên khách hàng ngày càng nhận ra những lợi ích khi thanh toán không dùng tiền mặt.Chính vì vậy doanh số thanh toán không dùng tiền mặt của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội trong vài năm gần đây luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán và có xu hướng ngày càng tăng.Dưới đây là bảng thể hiện tỷ trọng trong tổng doanh số thanh toán tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội (bảng 2.6) :
Bảng 2.6 :Tình hình thanh toán tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1- Thanh toán bằng tiền mặt
3.768.594
16,6
3.436.458
13,2
3.045.362
10,9
2- Thanh toán không dùng tiền mặt
19.928.644
83,4
22.563.673
86,8
24.905.952
89,1
Tổng cộng
22.697.238
100
26.000.131
100
27.951.314
100
(Báo cáo thanh toán của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003,2004,2005)
Dựa vào bảng trên ta thấy rằng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội ngày càng tăng kèm theo đó là tỷ trọng của thanh toán không dùng tiền mặt cũng ngày càng tăng thể hiện :
-Năm 2003 doanh số thanh toán không dùng tiền mặt là 19928644 triệu đồng chiếm tỷ trọng 83,4% trong tổng doanh số thanh toán;nhưng đến năm 2004 doanh số thanh toán không dùng tiền mặt là 22563673 triệu đồng tăng 2535029 triệu đồng (tăng 12,7%) so với năm 2003,chiếm 86,8% trong tổng doanh số thanh toán.
-Năm 2005 doanh số thanh toán không dùng tiền mặt là 24905952 triệu đồng tăng 10,38% so với năm 2004,chiếm 89,1% trong tổng doanh số thanh toán
Như vậy thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng mở rộng,điều này có thể được lý giải bởi các điểm sau :
Trong nền kinh tế thị trường,cá nhân và các TCKT có thể tự hạch toán kinh tế,có quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh và tự lựa chọn đối tác của mình để mở rộng quan hệ trong kinh doanh.Khi mối quan hệ càng phát triển thì nhu cầu về thanh toán cũng ngày càng tăng;cá nhân TCKT tham gia thanh toán có quyền lựa chọn phương thức thanh toán tốt nhất để đảm bảo sự an toàn nhanh chóng và chính xác.Thanh toán không dùng tiền mặt đã đáp ứng được nhu cầu đó chính vì vậy nhiều khách hàng đã lựa chọn phương thức thanh toán này.
Bên cạnh đó sự đổi mới trong công tác thanh toán,đa dạng hoá các thể thức thanh toán đã làm cho phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được hoàn thiện.Hiện nay NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã triển khai hệ thống thanh toán điện tử,các giao dịch thanh toán được giải quyết nhanh chóng chính xác thoả mãn yêu cầu của khách hàng.Đây cũng là điều kiện giúp cho thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được nhiều khách hàng ưa chuộng sử dụng khi tham gia thanh toán.
Hiện nay,thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội được thực hiện chủ yếu qua các thể thức như Séc,uỷ nhiệm chi-chuyển tiền,uỷ nhiệm thu,thẻ thanh toán….\
Dưới đây là tình hình cụ thể áp dụng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội (bảng 2.7) :
Bảng 2.7: Tình hình áp dụng các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Món
Số tiền
%
Món
Số tiền
%
Món
Số tiền
%
1- Séc
12873
945000
4,74
14.689
1152000
5,1
15.932
1368000
5,5
2- UNC-CT
24690
10923000
54,81
30.765
13758000
60,97
32.524
15862000
63,69
3- UNT
4761
24200
0,12
4.817
26700
0,11
4.846
27800
0,11
4- Loại khác
14882
7936444
40,33
15.965
7626973
33,82
17.158
7648152
30,7
Tổng cộng
58206
19928644
100
66.236
22563673
100
70.460
24905952
100
(báo cáo thanh toán của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003,2004,2005)
Từ bảng 2.7 ta thấy thanh toán không dùng tiền mặt tăng nhanh cả về số lượng giao dịch thanh toán lẫn tổng doanh số thanh toán qua trong các năm gần đây,biểu hiện :năm 2003 có tất cả là 58206 món với doanh số là 19928644 triệu đồng;năm 2004 là 66236 món tăng 8030 món (tăng 13,8%),doanh số thanh toán năm 2004 là 22563673 triệu đồng tăng 13,22% so với năm 2003;năm 2005 số lượng các giao dịch là 70460 món tăng 6,38% so với năm 2004 kèm theo đó doanh số thanh toán là 24905952 triệu đồng tăng 10,38% so với năm 2004.
Sự phát triển không ngừng của thanh toán không dùng tiền mặt đã phản ánh rất rõ xu thế phát triển kinh tế hội nhập,đây chính là hệ quả của quá trình đổi mới các chính sách,cơ chế thanh toán của hệ thống ngân hàng của nước ta trong những năm qua.
Xét về cơ cấu trong thanh toán không dùng tiền mặt thì hình thức uỷ nhiệm chi-chuyển tiền được sử dụng nhiều nhất thể hiện ở số lượng giao dịch thanh toán cũng như doanh số thanh toán luôn chiếm vị trí hàng đầu.Không chỉ vậy tỷ trọng của thanh toán bằng uỷ nhiệm chi-chuyển tiền cũng luôn cao nhất.Các hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu và Séc chiếm tỷ lệ nhỏ hơn chủ yếu được dùng trong thanh toán các giao dịch giá trị nhỏ và khách hàng có sự tin tưởng lẫn nhau trong quan hệ thanh toán.Cụ thể như sau :
*Thanh toán bằng Séc
Năm 2003 thanh toán bằng Séc là 12873 món với doanh số 945000 triệu đồng;đến năm 2004 là 14689 món (tăng 14,1%) và doanh số đạt 1152000 triệu đồng (tăng 21,9%) so với năm 2003;năm 2005 là 15932 món tăng so với năm 2004 là 1243 món (tăng 8,46%),doanh số là 1368000 triệu đồng tăng 18,75%) so với năm 2004.
Bảng 2.7.1: Tình hình thanh toán bằng séc
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Món
Số tiền
%
Món
Số tiền
%
Món
Số tiền
%
1- Séc CK
8043
637686
67,48
8560
682790
59,27
8980
716285
52,36
2- Séc BC
4830
307314
32,52
6129
469210
40,73
6952
651715
47,64
Tổng cộng
12.873
945000
100
14.689
1152000
100
15932
1368000
100
(báo cáo thanh toán của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003,2004,2005)
-Séc chuyển khoản
Qua bảng số liệu trên ta thấy Séc chuyển khoản có xu hướng giảm dần về tỷ trọng cụ thể năm 2003 chiếm 67,48%;năm 2004 giảm còn 59,27%;đến năm 2005 chỉ còn chiếm 52,36%.Nhưng mặc dù vậy,số lượng các món và giá trị thanh toán bằng Séc chuyển khoản vẫn tiếp tục tăng lên qua các năm :năm 2004 tăng 517 món,giá trị thanh toán tăng 45104 triệu đồng so với năm 2003;năm 2005 tăng 420 món và giá trị tăng 33495 triệu đồng so với năm 2004.
Séc chuyển khoản được sử dụng khá phổ biến vì thủ tục đơn giản có thể dùng để chi trả các khoản thanh toán mua hàng hoá dịch vụ.Hiện nay tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội áp dụng Séc chuyển khoản cho khách hàng có cùng TK tại một ngân hàng,khác ngân hàng nhưng cùng một hệ thống hoặc khác hệ thống nhưng có tham gia thanh toán bù trừ.
Tỷ trọng thanh toán bằng Séc chuyển khoản giảm xuống là do tính không chắc chắn của Séc chuyển khoản,khách hàng thường thanh toán các khoản có giá trị thấp còn đối với các khoản thanh toán giá trị cao thì khách hàng lại không ưa chuộng hình thức thanh toán này;nguyên nhân là do tốc độ thanh toán chậm ngoài ra có thể xảy ra trường hợp người chi trả phát hành Séc quá số dư khi đó người thụ hưởng sẽ bị chậm thanh toán.
-Séc bảo chi
Ta thấy thanh toán bằng Séc bảo chi tăng lên cả về số món và doanh số thanh toán:năm 2003 là 4830 món với doanh số 307314 triệu đồng;năm 2004 là 6129 món tăng 1299 món (tăng % so với năm 2003),giá trị thanh toán là 469210 triệu đồng tăng 161896 triệu đồng (tăng % so với năm 2003);đến năm 2005 tiếp tục tăng là 6952 món tăng % và giá trị thanh toán là 651715 triệu đồng tăng % so với năm 2004.
Không chỉ vậy,thanh toán bằng Séc bảo chi chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong thanh toán bằng Séc cụ thể:năm 2003 thanh toán bằng Séc bảo chi chiếm 32,52%;đến năm 2004 chiếm 40,73% và đến năm 2005 chiếm 47,64 % trong tổng số thanh toán bằng Séc.
Thực chất Séc bảo chi là một tờ Séc chuyển khoản được ngân hàng đảm bảo thanh toán,điều này lý giải tại sao mà tỷ trọng thanh toán bằng Séc bảo chi ngày càng tăng trong các năm trở lại đây.
Đối với người thụ hưởng khi cầm tờ Séc bảo chi đến ngân hàng thanh toán thì chắc chắn họ sẽ nhận được khoản tiền thanh toán hàng hoá dịch vụ đã cung ứng trước đó mà không phải lo lắng về việc trong TK của người chi trả có đủ khả năng thanh toán hay không bởi Séc bảo chi đã được ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán.Chính vì vậy Séc bảo chi có độ an toàn cao hơn,người thụ hưởng không phải đối mặt với nguy cơ rủi ro khi không nhận được tiền thanh toán từ người chi trả nên Séc bảo chi ngày càng được ưa chuộng sử dụng trong thanh toán.Mặt khác Séc bảo chi có tốc độ luân chuyển nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho người thụ hưởng thu hồi vốn tái đầu tư.
Đối với người chi trả khi lập Séc bảo chi thì phải đến ngân hàng xin bảo chi Séc đồng thời phải ký quỹ vào TK tiền gửi đảm bảo thanh toán Séc bảo chi và số tiền ký quỹ này không có khả năng sinh lời.Chính vì vậy,người chi trả thường không thích sử dụng loại Séc này.
*Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi-chuyển tiền
Từ bảng 2.7 ta thấy uỷ nhiệm chi-chuyển tiền là hình thức được sử dụng nhiều nhất đồng thời chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.Năm 2003 thanh toán bằng uỷ nhiệm chi-chuyển tiền chiếm tỷ trọng 54,81%;năm 2004 chiếm 60,97% và năm 2005 chiếm 63,69%.Dưới đây là bảng thể hiện tình hình thanh toán bằng uỷ nhiệm chi-chuyển tiền (bảng 2.7.2) :
Bảng 2.7.2: Tình hình thanh toán bằng UNC – Chuyển tiền
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Món
Số tiền
%
Món
Số tiền
%
Món
Số tiền
%
1- UNC
24.607
10.912.077
99,9
30.673
13.730.484
99,8
32420
15.750.966
99,3
2- Séc CT
83
10923
0,1
92
27516
0,2
104
111034
0,7
Tổng cộng
24.690
10.923.000
100
30.765
13.758.000
100
32.524
15.862.000
100
(Báo cáo thanh toán của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội năm 2003,2004,2005)
-Uỷ nhiệm chi
Ta thấy,thanh toán bằng uỷ nhiệm chi tại ngân hàng NHNo&PTNT Bắc Hà Nội luôn chiếm tỷ trọng lớn gần như tuyệt đối.Năm 2003 chiếm tỷ trọng 99,9%;năm 2004 chiếm 99,8%;năm 2005 chiếm 99,3%.
Mặc dù thanh toán bằng uỷ nhiệm chi giảm tỷ trọng qua các năm nhưng tăng mạnh cả về số món thanh toán lẫn giá trị thanh toán.Năm 2003,số món thanh toán bằng uỷ nhiệm chi là 24607 với giá trị thanh toán là 10912077 triệu đồng;đến năm 2004 số món thanh toán là 30673 tăng 6066 món (tăng 24,65%),giá trị thanh toán là 13730484 triệu đồng tăng 2818407 triệu đồng (tăng 25,83%) so với năm 2003;năm 2005 số món thanh toán là 32420 tăng 1747 món (tăng 5,7%),giá trị thanh toán là 15750966 triệu đồng tăng 14,72% so với năm 2004.
-Séc chuyển tiền
Thanh toán bằng Séc chuyển tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ và tăng không đáng kể qua các năm;năm 2003 thanh toán bằng Séc chuyển tiền chiếm tỷ trọng 0,1%,năm 2004 chiếm 0,2% và đến năm 2005 chiếm 0,7%.
Năm 2003 số món thanh toán bằng Séc chuyển tiền là 83 món với giá trị thanh toán là 10923 triệu đồng;năm 2004 số món thanh toán tăng 9 món (tăng 10,84%),giá trị thanh toán tăng 16593 triệu đồng (tăng 152%) so với năm 2003;năm 2005 số món thanh toán là 104 món tăng 13,04% với giá trị thanh toán là 111034 triệu đồng tăng 303% so với năm 2004.
Trên thực tế khách hàng thường ưa thích hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi hơn là Séc chuyển tiền bởi vì :
+Thanh toán uỷ nhiệm chi có chứng từ và thủ tục đơn giản,thực hiện nhanh chóng thuận tiện dễ sử dụng.Uỷ nhiệm chi có thể do khách hàng hoặc ngân hàng tự tạo mẵu và không sợ nhầm lẫn.Khách hàng chỉ cần lập 4 liên uỷ nhiệm chi vào ngân hàng phục vụ mình và mọi thủ tục thanh toán đều do ngân hàng đứng ra đảm nhiệm.Uỷ nhiệm chi được áp dụng rộng rãI với mọi khách hàng mở TK tại cùng một ngân hàng,khác ngân hàng nhưng cùng hệ thống;khác hệ thống nhưng cùng trên một địa bàn và cùng tham gia thanh toán bù trừ hoặc khác hệ thống khác địa bàn thì thanh toán qua TK tiền gửi tại NHNN.
+Thanh toán bằng Séc chuyển tiền có thủ tục phát hành phức tạp,mất nhiều thời gian và qua nhiều công đoạn vì do ngân hàng phát hành và phải bảo đảm tính bảo mật.Tuy vậy Séc chuyển tiền cũng mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng khi đến những địa bàn khác;người sử dụng có thể rút tiền mặt hoặc xin bảo chi Séc để mua hàng hoá hay chuyển ngay tiền vào TK của người bán mà không cần phải mang tiền mặt.
*Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
Theo số liệu bảng 2.7 ta thấy thể thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội các năm gần đây chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thanh toán không dùng tiền mặt :năm 2003 tỷ trọng của uỷ nhiệm thu là 0,12%;năm 2004 là 0,11% và năm 2005 chiếm 0,11%.Mặc dù tỷ trọng nhỏ và thay đổi không đáng kể nhưng số món và doanh số thanh toán bằng uỷ nhiệm thu ngày càng tăng.Cụ thể như sau :
+Năm 2003 số món thanh toán là 4761 món với doanh số thanh toán 24200 triệu đồng;năm 2004 số món thanh toán tăng 56 món (tăng 1,18%) và doanh số là 26700 triệu đồng tăng 2500 triệu đồng (tăng 10,33%) so với năm 2003.
+Năm 2005 số món thanh toán bằng uỷ nhiệm thu là 4846 món tăng 29 món (tăng 0,6%),doanh số thanh toán là 27800 triệu đồng tăng 1100 triệu đồng (tăng 4,12%) so với năm 2004.
Thực tế thì hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu được sử dụng đối với các khoản chi trả dịch vụ có tính chất định kỳ thường xuyên của các đơn vị cung ứng dịch vụ hay các khoản thu tiền bán hàng với độ tín nhiệm cao.Khi lập uỷ nhiệm thu,người bán hàng hoá dịch vụ phải thông báo bằng văn bản tới ngân hàng phục vụ mình,giấy uỷ nhiệm thu chỉ để thanh toán một lần và do người bán chủ động lập chứng từ.Trường hợp mà TK của người mua không đủ để thanh toán số tiền trên uỷ nhiệm thu thì ngân hàng sẽ thông báo cho người mua biết và chờ TK của người mua đủ khả năng thanh toán thì mới tiến hành thanh toán và tính khoản phạt trả chậm đối với người mua.Từ năm 2003 đến nay tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội chưa từng xảy ra tình trạng người mua chậm thanh toán bởi vì số tiền thanh toán thường nhỏ.Điều này cũng một phần lý giải tại sao thanh toán bằng uỷ nhiệm thu lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thanh toán không dùng tiền mặt.
*Thể thức thanh toán khác
Ngoài các thể thức thanh toán đã nêu ở trên NHNo&PTNT Bắc Hà Nội còn có một số thể thức thanh toán khác như tính lãi TK của khách hàng,phiếu chuyển khoản hoặc chuyển tiền thanh toán bù trừ.
Các khoản thanh toán này cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong thanh toán không dùng tiền mặt cụ thể là năm 2003 chiếm tỷ trọng 40,33%;năm 2004 chiếm 33,82%;năm 2005 chiếm 30,7%.Như vậy các khoản thanh toán này giảm dần tỷ trọng trong thanh toán không dùng tiền mặt.
Năm 2003 số món thanh toán là 14882 món với doanh số 763644 triệu đồng;năm 2004 số món thanh toán là 15965 món tăng 1083 món (tăng 7,28%) nhưng doanh số chỉ đạt 7626973 triệu đồng giảm 9471 triệu đồng (giảm 1,24%) so với năm 2003;đến năm 2005 số món thanh toán tiếp tục tăng lên là 17158 món tăng 1193 món (tăng 7,47%),kềm theo doanh số thanh toán đạt 7648152 triệu đồng tăng 21179 triệu đồng (tăng 2,78%) so với năm 2004.
Các khoản thanh toán này của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội chiếm tỷ trọng khá cao như vậy sở dĩ là do các khoản tính lãi trên TK tiền gửi của khách hàng.Đối với các khoản tiền gửi dài hạn thì ngân hàng tính lãi vào thời điểm cuối tháng còn với các khoản tiền gửi tiết kiệm thì lãi được tính vào thời điểm đến hạn.
2.2.2.2.Thanh toán điện tử liên ngân hàng tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội
NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã nhanh chóng áp dụng thanh toán điện tử liên ngân hàng vào hoạt động thanh toán của mình.Từ năm 2003 đến nay hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã ngày càng phát triển tăng nhanh cả về số lượng lần thanh toán lẫn giá trị thanh toán.Cụ thể như sau :năm 2003 số món thanh toán điện tử liên ngân hàng là 8465 món với giá trị thanh toán 1396000 triệu đồng;năm 2004 số món thanh toán là 12332 món tăng 3867 món (tăng 45,68%),giá trị thanh toán đạt 4629000 triệu đồng tăng 3233000 triệu đồng (tăng 231,6%) so với năm 2003;đến năm 2005 số món thanh toán là 16234 món tăng 3902 món (tăng 31,64%),giá trị thanh toán là 31609000 triệu đồng tăng 26980000 triệu đồng (tăng 582,8%) so với năm 2004.
Thanh toán điện tử liên ngân hàng cho phép thực hiện các giao dịch thanh toán một cách chính xác kịp thời nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng về số lượng lẫn giá trị các lần thanh toán.Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều khách hàng ưa thích sử dụng thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Hiện nay NHNo&PTNT Bắc Hà Nội vừa mới triển khai hoạt động thanh toán song phương dựa trên hợp đồng ký kết thanh toán song phương của NHNo&PTNT Việt Nam với NHCT Việt Nam và NHĐTPT Việt Nam.Như vậy thay vì việc chuyển tiền giữa hai hệ thống ngân hàng với nhau trước đây hoặc là qua thanh toán bù trừ nếu cùng địa bàn hoạt động hay là thanh toán qua TK tiền gửi tại NHNN nếu khác địa bàn thì bây giờ có thể chuyển tiền trực tiếp cho nhau dựa trên hợp đồng thanh toán song phương đã ký kết giữa hai hệ thống.Hình thức thanh toán mới này làm cho các giao dịch thanh toán ngày càng nhanh chóng,các chi nhánh ngân hàng điều chuyển vốn linh hoạt góp phần hoàn thiện hoạt động thanh toán của các ngân hàng.
2.3.Đánh giá kết quả đạt được
Từ thực trạng hoạt động thanh toán điện tử của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội nêu trên,ta thấy ngân hàng đã có những bước đi đúng đắn trong việc đổi mới các phương thức thanh toán hướng tới mục tiêu phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số thách thức đòi hỏi ngân hàng phải quan tâm xem xét để có thể hoàn thiện hoạt động thanh toán điện tử nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung.
2.3.1.Những thành công
Trong những năm hoạt động NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đã áp dụng các hình thức thanh toán mới và thu được những thành công :
Thứ nhất là góp phần hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với yêu cầu đã đặt ra của NHNN và nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế thị trường.Tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng doanh số thanh toán vài năm gần đây ở mức 90%,công tác thanh toán cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Thứ hai là tích cựcđầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác thanh toán để các giao dịch thanh toán được thực hiện chính xác nhanh chóng.Hiện nay tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội tất cả các phòng ban nghiệp vụ,các bàn giao dịch đều được trang bị máy vi tính nối mạng với nhau,các giao dịch được thực hiện trên mạng máy tính hạn chế bớt những sai xót đồng thời công tác kiểm tra giám sát có thể tiến hành dễ dàng thuận tiện nhanh chóng.
Thứ ba là tích cực đào tạo cán bộ về trình độ giao tiếp cũng như về chuyên môn nghiệp vụ.Ngân hàng thường xuyên tổ chức và vận động toàn bộ nhân viên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ,trình độ tin học,đặc biệt chú trọng tới chất lượng học tập và có chế độ khuyến khích những nhân viên có kết quả học tập cao. NHNo&PTNT Bắc Hà Nội coi :”đào tạo cán bộ và đào tạo lại cán bộ là nhiệm vụ sống còn và thường xuyên nếu không sẽ không thể tồn tại trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt”.
2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội nói riêng và hệ thống các ngân hàng nói chung vẫn gặp phải những thách thức đó là :
Thứ nhất,nền kinh tế của nước ta đang chuyển từ nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ tập trung sang nền kinh tế thị trường.Phương thức thanh toán trong dân cư với nhau chủ yếu là dùng tiền mặt và chưa tiếp cận nhiều với các phương thức thanh toán mới cũng như các công nghệ thanh toán hiện đại.Mặt khác thu nhập trong dân cư của Việt Nam vẫn còn thấp (theo thống kê năm 2004 thu nhập của nước ta là 400USD/người/năm trong đó 80% là nông dân với thu nhập thấp) thêm vào đó là trình độ trong dân cư còn thấp chưa hiểu biết nhiều về các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.Thêm nữa là thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán đã có từ lâu đời không dễ có thể thay đổi trong một sớm một chiều,hiện nay tại Việt Nam 99% chi tiêu tiêu dùng cá nhân được thực hiện thanh toán bằng tiền mặt.
Thứ hai,hệ thống các văn bản quy định về thanh toán của chính phủ và NHNN chưa có sự thống nhất gây khó khăn trong việc đổi mới và hoàn thiện công tác thanh toán của ngân hàng.
Thứ ba,các công nghệ thanh toán mới có giá rất đắt gây khó khăn trong việc đầu tư phát triển và hoàn thiện công tác thanh toán của ngân hàng.Chưa kể đến ngân hàng phải bỏ ra nhiều thời gian,chi phí đưa công nghệ vào sử dụng kèm theo đó là công tác đào tạo cán bộ để có thể sử dụng thành thạo công nghệ mới trong quá trình thanh toán.
Thứ tư,sự liên kết giữa các ngân hàng chưa chặt chẽ làm cho các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt chưa hấp dẫn khách hàng.Các ngân hàng hiện nay thi đua nhau lắp đặt các máy ATM và các điểm chấp nhận thẻ,thẻ của ngân hàng nào thì chỉ đến máy ATM hoặc điểm chấp nhận thẻ của ngân hàng đó mới có thể tiến hành giao dịch,điều này làm cho chi phí của các ngân hàng tăng cao mà hiệu quả đạt được không cao đồng thời giảm lợi ích của khách hàng.
Chương ba
Một số giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán điện tử tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội
3.1.Phương hướng phát triển thanh toán điện tử của Việt Nam
Nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển,chiến lược phát triển kinh tế của nước ta là năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp phát triển.Một nước có nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh không thể thiếu một hệ thống thanh toán hiện đại chính vì vậy Việt Nam đang chú trọng xây dựng đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn tới năm 2020.Quá trình hoàn thành mục tiêu này kéo theo những biến động lớn trong ngành ngân hàng.Bên cạnh những khách hàng truyền thống các ngân hàng hiện nay đã hướng tới thu hút lượng khách hàng trong dân cư bằng các phương thức thanh toán mới,thử nghiệm các công cụ thanh toán cá nhân hiện đại góp phần hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc gia.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,các ngân hàng đã áp dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào hoạt động thanh toán.Thanh toán không dùng tiền mặt giúp nhà nước thực thi chính sách tiền tệ quốc gia góp phần ổn định hệ thống tài chính quốc gia.
Cơ chế thanh toán mới phải thích ứng với các chủ thể tham gia thanh toán.Khách hàng có quyền tự do lựa chọn ngân hàng và dịch vụ thanh toán phục vụ mình.Hoạt động thanh toán phải đảm bảo nhanh chóng tiết kiệm thời gian,chính xác,chi phí giao dịch thấp và rủi ro ít….
Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường có vai trò rất quan trọng.Phương thức thanh toán này chuyển các luồng vốn từ nơi này đến nơi khác;sự thanh toán của đơn vị này là nguồn quỹ của đơn vị khác vốn không bị ứ đọng đồng thời thông qua thanh toán mà góp phần ổn định dự trữ cho các NHTM cho phép nhà quản lý thị trường điều tiết cung cầu và lãi suất trên thị trường.
Các đối tượng tham gia thanh toán phải được mở rộng hơn không chỉ là các NHTM,các tổ chức tín dụng mà còn có các tổ chức khác nếu được sự đồng ý của NHNN.Phạm vi thanh toán không chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới mà phải phát triển thanh toán quốc tế.Những quan niệm trong thanh toán phải có sự thay đổi sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế.Các ngân hàng cần quan tâm hơn nữa tới khách hàng của mình,khuyến khích mở TK cá nhân và thanh toán qua ngân hàng đồng thời xây dựng các loại TK thanh toán có hạn mức thấu chi với những hạn mức nhất định tuỳ thuộc vào quy định của NHNN và của bản thân ngân hàng.
Song song với hoàn thiện hệ thống thanh toán thì trách nhiệm của các chủ thể tham gia thanh toán cũng được chú trọng nhằm để bảo đảm lợi ích cho các bên tham gia sao cho quá trình thanh toán nhanh chóng,độ chính xác cao,đảm bảo an toàn tài sản và ít rủi ro….
3.2.Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán điện tử tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội
Xuất phát từ những hạn chế của việc áp dụng thanh toán điện tử tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội tôi xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động thanh toán điện tử gồm :
3.2.1.Hiện đại hoá công nghệ thanh toán đi đôi với nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng
Công nghệ thanh toán của các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới hiện nay ngày càng hiện đại.Theo Micheal Redding giám đốc trung tâm nghiên cứu tại Mỹ của hãng tư vấn toàn cầu Accenture,sử dụng công nghệ lưu và kiểm tra dữ liệu tiên tiến có thể đảm bảo an toàn,nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng.Công nghệ này sử dụng màn hình plasma hiển thị đầy đủ thông tin chi tiết,bạn chỉ cần quét vân tay lên màn hình thay cho việc phải xuất trình chứng minh thư.Công nghệ mới còn hỗ trợ ngân hàng cho phép ngân hàng xác định được thời gian mà khách hàng tới giao dịch điều này tạo cho ngân hàng chủ động hơn trong việc tiếp đón và gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
Trong điều kiện chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế,đổi mới công nghệ thanh toán là yêu cầu khách quan giúp hệ thống các ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT Bắc Hà Nội nói riêng hoàn thiện hoạt động thanh toán của mình.Ngân hàng hiện nay đã được trang bị hệ thống máy vi tính hiện đại,nhưng vẫn phải chú trọng đầu tư các phần mềm,công nghệ thanh toán mới.Tất cả các nghiệp vụ thanh toán thực hiện trên máy đòi hỏi phải có độ chính xác cao,nhanh chóng và an toàn nhằm mục tiêu thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
Bên cạnh việc hiện đại hoá công nghệ thanh toán thì ngân hàng cũng phải chú ý tới công tác đào tạo cán bộ về trình độ chuyên môn nghiệp vụ,thông thạo sử dụng máy vi tính để có thể vận dụng các phần mềm và công nghệ thanh toán mới đạt hiệu quả cao.
Hiện đại hoá công nghệ và nâng cao trình độ cán bộ là công việc luôn song song với nhau đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngân hàng,nó quyết định tới uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.Nhận thức rõ đây là một quá trình lâu dài, NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đang từng bước thực hiện hứa hẹn nhiều thành công trong thời gian tới.
3.2.2.Khuyến khích khách hàng mở TK cá nhân qua đó mở rộng thanh toán qua TK cá nhân
Tại Việt Nam,99% chi tiêu tiêu dùng cá nhân trong nền kinh tế sử dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt.Chính vì vậy muốn thúc đẩy thanh toán điện tử thì giải pháp cần thiết là khuyến khích mở TK cá nhân và thanh toán qua TK cá nhân.
Hiện nay tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội thủ tục mở TK cá nhân rất dễ dàng và đơn giản,khách hàng chỉ cần mang CMTND tới ngân hàng đồng thời điền đầy đủ các thông tin liên quan vào các mẫu in sẵn của ngân hàng là có thể mở TK cá nhân.Thế nhưng thực tế thì số lượng khách hàng mở TK cá nhân vẫn rất ít.
NHNo&PTNT Bắc Hà Nội đang hoạt động trên khu vực khá đông dân cư,nhiều hộ kinh doanh nhỏ đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng có thể khuyến khích khách hàng mở TK cá nhân.Trong hoàn cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt,ngân hàng cần quan tâm giới thiệu tới khách hàng những lợi ích họ có được khi mở TK cá nhân tại ngân hàng.Ngoài ra ngân hàng cũng có thể áp dụng các giải thưởng cho khách hàng mở TK cá nhân tại ngân hàng nhằm thu hút nhiều khách hàng tới ngân hàng.
3.2.3.Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng khác
Hiện nay dịch vụ thẻ của các ngân hàng là điển hình cho mối quan hệ chưa có sự gắn kết,mỗi ngân hàng thành lập máy ATM và đơn vị chấp nhận thẻ cho riêng mình và chỉ thanh toán đối với thẻ của ngân hàng mình điều này làm cho chi phí của các ngân hàng tăng mà không đạt hiệu quả cao.Yêu cầu đặt ra hiện nay là các ngân hàng cần liên kết với nhau thành lập hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng,khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng có thể đến bất kỳ máy ATM hay điểm chấp nhận thẻ nào để giao dịch rút tiền hoặc thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ.
Trong nền kinh tế thị trường phát triển không ngừng,ngân hàng cần tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng khác.Việc củng cố mối quan hệ này sẽ đảm bảo được lợi ích của ngân hàng giúp ngân hàng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.Không chỉ vậy sự liên kết chặt chẽ còn mang lại nhiều thuận lợi cho khách hàng đây là điều kiện tiên quyết giúp ngân hàng thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.
3.2.4.Phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán mới
Ngân hàng cần phát triển hoàn thiện các thể thức thanh toán đang sử dụng đồng thời nghiên cứu các sản phẩm thanh toán mới nhằm thoả mãn nhu cầu thanh toán ngày càng tăng trong nền kinh tế.
Các dịch vụ như thẻ thanh toán mặc dù xuất hiện đã 14 năm nhưng vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của thị trường.Hiện nay thẻ ATM được sử dụng chủ yếu là để rút tiền mặt mặc dù trên máy cung ứng rất nhiều dịch vụ khác như chuyển khoản,thanh toán dịch vụ bảo hiểm,thanh toán tiền điện,thanh toán tiền điện thoại……..
Ngân hàng cần triển khai các dịch vụ thanh toán mới hiện đại theo hướng tiện dụng thoả mãn nhu cầu của khách hàng như dịch vụ Internet banking;Mobile banking…Với những dịch vụ thanh toán này khách hàng có thể giao dịch ở bất kỳ nơi nào khi phát sinh nhu cầu thanh toán mà không phải trực tiếp đến ngân hàng giao dịch.Khách hàng chỉ cần ngồi trước máy vi tính hoặc sử dụng di động cầm tay đủ yêu cầu nhập mã số TK đăng nhập vào mạng của ngân hàng là có thể sử dụng dịch vụ.
Tại Việt Nam hiện nay đã có công nghệ mới thay thế cho ATM thông thường đó là MobiCashATM (công nghệ rút tiền bằng di động).MobiCashATM cho phép khách hàng rút tiền chỉ cần dùng điện thoại di động đủ tiêu chuẩn,các giao dịch không cần tới thẻ ngân hàng không cần bàn phím và làm giảm đáng kể nạn ăn cắp mật khẩu vì thông tin của giao dịch không bị lưu lại trong điện thoại di động.Người sử dụng được ngân hàng cấp cho một con chip có số TK và khi sử dụng chỉ cần nhắn tin SMS nên có nhiều thuận lợi về thời gian.Các sản phẩm dịch vụ mới này luôn gắn liền với lợi ích của người sử dụng vì vậy ngân hàng cần xây dựng kế hoặch cụ thể để áp dụng sản phẩm mới này.Đây cũng là hình thức để ngân hàng thu hút được nguồn khách hàng tiềm năng trong dân cư để phát triển và hoàn thiện công nghệ thanh toán.
3.2.5.Mở rộng hoạt động Marketing ngân hàng
Ngân hàng cần chú trọng mở rộng hoạt động Marketing,bên cạnh việc phục vụ tốt các khách hàng đặc biệt,khách hàng truyền thống có quan hệ thuờng xuyên ngân hàng cũng phải nghiên cứu tìm hiểu những nhu cầu mới để nhanh chóng đưa ra các dịch vụ thoả mãn tốt nhất nhu cầu đó đồng thời có thể khuyếch trương hình ảnh của ngân hàng,tăng thêm uy tín trên thị trường.
Để mở rộng Marketing ngân hàng cần :
- Giới thiệu đặc điểm và lợi ích của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thanh toán, sản phẩm của ngân hàng mình có ưu điểm gì so với sản phẩm cùng loại của ngân hàng khác.
- Thường xuyên tổ chức hội nghị ,hội thảo khách hàng giải đáp những thắc mắc mà khách hàng gặp phải đồng thời phát hiện những nhu cầu mới để ngân hàng xây dựng chiến lược khách hàng cụ thể.
- Xây dựng các hòm thư góp ý để khách hàng đưa ra những sai xót của ngân hàng qua đó có sự điều chỉnh kịp thời
- Xây dựng văn hoá giao tiếp trong kinh doanh ngân hàng,đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn,đối xử lễ độ đối với khách hàng.
- Tăng cường các hoạt động khuyến mại,tặng quà cho khách hàng theo từng đợt hoặc vào các ngày lễ tết
3.3.Một số kiến nghị
3.3.1.Đối với chính phủ và NHNN Việt Nam
Thanh toán trong nền kinh tế nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm.NHNN và các NHTM nhanh chóng thiết lập hệ thống thanh toán tự động trên khắp cả nước, hoàn thiện công nghệ thanh toán theo hướng tập trung hiện đại,đẩy mạnh các giải pháp công nghệ mới,từng bước xây dựng hệ thống tập trung TK,phát triển nhanh chóng thanh toán quốc tế.
NHNN và các NHTM cần có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ,ngành của chính phủ để nhanh chóng hoàn thiện bộ khung pháp lý đó là ban hành các luật về thanh toán điện tử,luật giao dịch điện tử,chứng từ điện tử…để quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia thanh toán một cách cụ thể.Bên cạnh đó tích cực đầu tư trang thiết bị hoàn thiện hệ thống thanh toán đặc biệt là hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đi đôi với mở các lớp huấn luyện quốc gia đào tạo nguồn nhân lực giỏi,tuyên truyền khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.
NHNN nhanh chóng hoàn thiện dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán do ngân hàng thế giới cho vay với lãi suất thấp đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng trung tâm chuyển mạch ATM,mở rộng phạm vi thanh toán đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế xã hội đó là giảm chi phí và tăng hiệu quả thanh toán.
NHNN và chính phủ phải thống nhất quy định về thanh toán bằng tiền mặt qua đó xây dựng hạn mức thanh toán bằng tiền mặt qua ngân hàng đối với cá nhân và các tổ chức kinh tế đồng thời tăng chi phí sử dụng tiền mặt làm cho người dân chuyển sang sử dụng các phương thức thanh toán khác,ưu đãi đối với thanh toán điện tử.
Chính phủ cần có những quy định về trả lương công nhân viên qua TK cá nhân và sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt cho các khoản chi tiêu của mình.
Hiện nay bản thân các ngân hàng cũng không hạn chế thanh toán bằng tiền mặt không chỉ chấp nhận cho các TCKT thanh toán với nhau bằng tiền mặt thậm chí các khoản cho vay của ngân hàng cũng sử dụng tiền mặt.Như vậy NHNN cần phải có biện pháp để chính ngành ngân hàng tích cực hơn trong việc hạn chế thanh toán bằng tiền mặt thông qua đó phát triển thanh toán điện tử ngày càng hiệu quả hơn.
3.3.2.Đối với NHNo&PTNT Việt Nam
NHNo&PTNT Việt Nam phải thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp lý mà NHNN và chính phủ đã ban hành về thanh toán và đầu tư khoa học kỹ thuật vào thanh toán từ đó nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thanh toán nội bộ giữa các chi nhánh của NHNo&PTNT đồng thời tham gia tích cực vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng góp phần nhanh chóng xây dựng hệ thống thanh toán quốc gia tập trung hiện đại.Bên cạnh đó cần có sự phối hợp với hệ thống NHTM khác để cùng nhau phát triển đảm bảo lợi ích của hệ thống ngân hàng mình tăng hiệu quả trong hoạt động thanh toán nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung.
Ngoài ra ngân hàng phải tăng cường các hoạt động quảng cáo tuyên truyền các hình thức thanh toán mới,lợi ích của khách hàng khi tham gia thanh toán để thu hút nhiều hơn nữa lượng khách hàng đông đảo trong dân cư đồng thời khẳng định uy tín,vị thế trên thị trường.
3.3.3.Đối với NHNo&PTNT Bắc Hà Nội
Thực hiện nghiêm túc các cơ chế quản lý điều hành của hội đồng quản trị,tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam,tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án phát triển kinh doanh giai đoạn 2006-2010 theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam.
NHNo&PTNT Bắc Hà Nội cần mở rộng các hoạt động thanh toán điện tử như phát triển thẻ thanh toán,triển khai thanh toán quốc tế…góp phần hoàn thiện công tác thanh toán của hệ thống ngân hàng nói chung.Mặt khác chú trọng đào tạo nguồn nhân lực giỏi về trình độ nghiệp vụ nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Ngoài ra phải tăng cường công tác kiểm tra giám sát toàn diện các hoạt động của ngân hàng từ quản trị điều hành đến chấp hành các quy trình nghiệp vụ của các cá nhân,đơn vị trực thuộc chi nhánh để nhận biết các sai xót và đưa ra các biện pháp cụ thể khắc phục.
Kết luận
Việt Nam đang đứng trước cửa hội nhập kinh tế quốc tế với tiềm năng là một nước có nền kinh tế phát triển chính vì vậy ngay từ bây giờ hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có sự chuyển mình hoà nhập cùng với sự phát triển của các ngân hàng trên thế giới.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam phải được xây dựng hiện đại với nhiệm vụ thúc đẩy nhanh tiến độ đổi mới mọi mặt của nền kinh tế nhất là hệ thống thanh toán vì một nước có nền kinh tế phát triển mạnh không thể thiếu hệ thống thanh toán hiện đại.Bên cạnh đó còn phải nhận ra những thiếu sót để hệ thống ngân hàng bắt kịp với xu thế phát triển trong khu vực cũng như trên thế giới.
Tại Việt Nam,thanh toán điện tử xuất hiện cũng đáp ứng được phần nào nhu cầu thanh toán ngày càng tăng trong nền kinh tế thị trường nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế khi sử dụng.Mặc dù ngành ngân hàng đã có nhiều cải tiến trong thanh toán nhưng chưa thể giải quyết triệt để những thiếu sót đó để có thể góp phần phát triển kinh tế,nâng cao chất lượng thanh toán đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường….
Xuất phát từ việc nghiên cứu thực tế hoạt động thanh toán điện tử tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội,em mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ của mình chắc chắn còn nhiều thiếu sót.Em rất mong có được ý kiến đóng góp của thầy giáo Đinh Đức Thịnh;các thầy cô giáo giảng dạy tại Học viện ngân hàng;các cô chú trong ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ đang công tác tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn!
Danh mục tài liệu tham khảo
1.Giáo trình kế toán ngân hàng-Học viện ngân hàng
2.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội các năm 2003,2004 và 2005
3.Thời báo,tạp chí ngân hàng các năm 2003,2004 và 2005
4.Các tài liệu khác
Mục lục
STT Trang
Lời nói đầu 1
Chương một:Những lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt 3
1.1.Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế 3
1.1.1.Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt 3
1.1.2.Điều kiện để khách hàng tham gia thanh toán không dùng tiền mặt 3
1.1.3.Trách nhiệm của ngân hàng trong thanh toán không dùng tiền mặt 4
1.2.Các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt 4
1.2.1.Thanh toán bằng Séc 4
1.2.2.Thanh toán bằng lệnh chi 10
1.2.3.Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu 13
1.2.4.Thanh toán bằng thư tín dụng 14
1.2.5.Thẻ thanh toán 16
1.3.Hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng 18
1.3.1.Khái niệm 18
1.3.2.ý nghĩa thanh toán giữa các ngân hàng 18
1.3.3.Hệ thống thanh toán giữa các ngân hàng 19
1.4.Một số quy định trong thanh toán điện tử 24
1.4.1.Những quy định chung 25
1.4.2.những quy định cụ thể 26
Chương hai :Thực trạng hoạt động thanh toán đIện tử tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 29
2.1.Tổng quan về NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 29
2.1.1.Giới thiệu về NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 29
2.1.2.Tình hình kinh tế xã hội 32
2.2.Thực trạng hoạt động thanh toán điện tử tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 33
2.2.1.Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 33
2.2.2.Thực trạng hoạt động thanh toán điện tử tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 41
2.3.Đánh giá kết quả đạt được 49
2.3.1.Những thành công 49
2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân 50
Chương ba :Một số giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán điện tử tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 52
3.1.Phương hướng phát triển thanh toán điện tử của Việt Nam 52
3.2.Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán điện tử tại NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 53
3.2.1.Hiện đại hoá công nghệ thanh toán đi đôi với nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng 53
3.2.2.Khuyến khích mở TK cá nhân qua đó mở rộng thanh toán qua TK cá nhân 54
3.2.3.Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng khác 54
3.2.4.Phát triển các sản phẩm dịch vụ mới 55
3.2.5.Mở rộng Marketing ngân hàng 55
3.3.Một số kiến nghị 56
3.3.1.Kiến nghị với NHNN và chính phủ 56
3.3.2.Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 57
3.3.3.Kiến nghị với NHNo&PTNT Bắc Hà Nội 57
Kết luận 59
Danh mục tài liệu tham khảo 60
Danh mục các từ viết tắt
CP Chính phủ
DNNN Doanh ngiệp nhà nước
DNNQD Doanh ngiệp ngoài quốc doanh
KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh
NĐ Nghị định
NH Ngắn hạn
NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHCT Ngân hàng công thương
NHĐT Ngân hàng đầu tư
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NV Nguồn vốn
NVHĐ Nguồn vốn huy động
QĐ Quyết định
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
TDH Trung dài hạn
TG Tiền gửi
TK Tài khoản
UTĐT Uỷ thác đầu tư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0170.doc