Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương

- Huy động vốn: Đánh giá phân tích thị trường, tìm kiếm khách hàng có tiềm năng về vốn, có nguồn tiền gửi lớn (gồm các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế chính trị xã hội, đoàn thể), tạo ra nhiều kênh huy động vốn mới. Việc tăng trưởng nguồn vốn phải gắn liền với nâng cao chất lượng nguồn vốn để tránh rủi ro về lãi suất. - Tăng trưởng tín dụng đầu tư, phát triển dư nợ mới, khách hàng mới, đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững: Chất lượng tín dụng phải đảm bảo, không có nợ xấu và nợ tồn đọng. Mặt khác tìm kiếm thị trường trên cơ sở đảnh giá từng ngành kinh tế, từng lĩnh vực hoạt động theo từng nhóm khách hàng để đưa ra định hướng chọn lọc khách hàng theo hướng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay các doanh nghiệp có phương án kinh doanh hiệu quả, có vốn chủ sở hữu tham gia lớn, có triển vọng phát triển lâu dài, có tín nhiệm vói Ngân hàng, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ và thanh toán đúng hạn. Ưu tiên tài trợ các doanh nghiệp xuất khẩu. - Phát triển thị phần thu dịch vụ phí phi tín dụng và các dịch vụ tài chính ngân hàng: Cung ứng cho nền kinh tế các sản phẩm dịch vụ mới đa dạng, phong phú với nhiều tiện ích, chất lượng cao và hiệu quả, có sự khác biệt và tính cạnh tranh cao so với các ngân hàng thương mại khác. Trập trung thực hiện các dịch vụ ngân hàng hoàn hảo với mục tiêu: phát hành thẻ ghi nợ trong năm 2009 là 12000 thẻ, phát hành thẻ tín dụng quốc tế 110 thẻ, đặt thêm 15 cơ sở chấp nhận thẻ với chỉ tiêu doanh số thanh toán thẻ là 20 tỷ đồng. Tăng cường hoạt động mua bán ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu, mục tiêu đạt được doanh số mua bán 250 triệu USD. Bên cạnh đó tăng cường các dịch vụ bán lẻ để thu phí dịch vụ như chuyển tiền trong và ngoài nước, giải ngân các dự án có nguồn hỗ trợ tín dụng quốc tế tăng cường hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu với mục tiêu mở được 600 L/C hàng nhập và 200 L/C hàng xuất.

doc26 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính quan trọng. Ngân hàng đóng vai trò là người thủ quỹ cho toàn xã hội; là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước. Không những cho vay, nó còn thu hút tiền gửi từ trong dân cư để đầu tư vào các dự án phát triển. Bên cạnh đó, ngân hàng còn là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, bên cạnh việc đổi mới cơ chế quản lý, Chính phủ cũng rất quan tâm tới việc đổi mới và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng. Ngân hàng bao gồm nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng đang bước vào con đường cạnh tranh khốc liệt và từng bước cổ phần hóa nhằm đạt được những yêu cầu của xã hội, nâng cao giá trị của mình trên thị trường. Với mong muốn được tìm hiểu, nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ, trau dồi những kiến thức đã học vào thực tế; bên cạnh đó được sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Ngân hàng Công thương, em đã được thực tập tại Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương - Hà Nội. Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể cán bộ Ngân hàng và sự giúp đỡ tận tình của Th.S. Cao Ý Nhi đã giúp em hoàn thành Báo cáo tổng hợp này. Do thời gian hạn chế và phạm vi kiến thức còn hạn hẹp, báo cáo này chỉ trình bày một cách khái quát các vấn đề liên quan đến Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương. Mong được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo để bài viết được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 16 tháng 02 năm 2009 Sinh viên Nguyễn Thu Hồng PHẦN 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC CHƯƠNG DƯƠNG 1. Sự ra đời và phát triển Thực hiện nghị quyết 53 HĐBT về thành lập các NH chuyên doanh hạch toán kinh tế độc lập. Chi nhánh NHCT Chương Dương được thành lập từ tháng 8/1988 trên cơ sở tách Ngân hàng nhà nước huyện Gia Lâm thành chi nhánh NHCT Chương Dương và chi nhánh NH Nông nghiệp Huyện Gia Lâm. Là Chi nhánh Ngân hàng cơ sở thực thuộc Chi nhánh NHCT TP Hà Nội, đến đầu năm 1993 được nâng cấp thành Chi nhánh NHCT KV Chương Dương trực thuộc NHCT Việt Nam. Từ một chi nhánh NH có quy mô hoạt động nhỏ nguồn vốn huy động khi mới thành lập chỉ có 13 tỷ đồng nay đã lên tới 6.500 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay ngày thành lập là 2.985 tỷ đồng nay lên tới tỷ đồng. Chất lượng tín dụng được đảm bảo, không có nợ xấu, gần 3000 tỷ đồng vốn cho vay luôn nằm trong tầm kiểm soát đã góp phần làm nên thành công của Ngân Hàng Công Thương Chương Dương - Chi nhánh xuất sắc toàn diện năm 2008 của hệ thống VietinBank. Hoạt động trong những năm đầu mới thành lập chủ yếu là huy động vốn và cho vay ngắn hạn đối với DNNN, nay các mặt hoạt động ngân hàng đã phát triển đa dạng bao gồm: huy động vốn tiền gửi các tổ chức kinh tế , huy động vốn tiết kiệm và phát hành kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế, kinh doanh vàng bạc, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán quôc tế và nghiệp vụ bảo lãnh. Trong những năm Chi nhánh NHCT KV Chương Dương được sự chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND Huyện Gia Lâm, được sự chỉ đạo trực tiếp của NHCT VN và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước TP Hà Nội, Chi nhánh NHCT KV Chương Dương đã không ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo vươn lên hoà nhập với cơ chế đổi mới của nghành, đưa mọi mặt hoạt động của mình ngang tầm với một số Chi nhánh lớn của hệ thống NHCT VN. Với những thành tích trên, tập thể và các cá nhân của VietinBank Chương Dương đã vinh dự được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu Bông hồng vàng Thủ đô, Cờ thi đua và Bằng khen của Thống đốc, Chủ tịch HĐQT VietinBank vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh, đưa Chi nhánh ngày càng phát triển. Đây là vinh dự lớn của tập thể cán bộ trong toàn Chi nhánh, là động lực thúc đẩy Chi nhánh thực hiện tốt hơn nữa các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh năm 2009 và những năm tiếp theo. 2. Tổ chức bộ máy 2.1. Cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHCT KV Chương Dương có trụ sở tại Phường Ngọc Lâm, Quận Long Biên TP Hà Nội, đứng đầu là ban Giám đốc gồm: Giám đốc và 3 phó giám đốc, chi nhánh có 9 phòng ban bao gồm: Phòng kiểm tra- kiểm soát. Phòng kế toán, Phòng tiền tệ. Phòng kho quỹ. Phòng giao dịch ( PGD Tràng An, Thành Công, Hà Thành, Long Biên). Phòng khách hàng doanh nghiệp. Phòng khách hàng cá nhân. Phòng hành chính- tổ chức. Phòng rủi ro. Những phòng giao dịch trên đều trực thuộc Ban giám đốc. Riêng có 7 điểm giao dịch thuộc các quận trong thành phố Hà Nội trực thuộc Phòng khách hàng cá nhân. Ngoài ra còn có đội ngũ nhân viên gần 200 người, trong đó có nhiều nhân viên trẻ đầy nhiệt huyết, năng động và trình độ cao. Về cơ cấu tổ chức đươc thể hiện qua sơ đồ: Bảng 1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàngBAN GIÁM ĐỐC Phòng giao dịch (4 phòng) Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng khách hàng cá nhân Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng tiếp thị tổng hợp Phòng rủi ro Phòng tiền tệ kho quĩ Phòng kiểm tra kiểm soát 2.2. Hoạt động của các phòng ban * Phòng khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng vay là tổ chức trên cơ sở hồ sơ được duyệt. Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hang về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng. Thực hiện các giao dịch mua ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy định và chính sách kinh doanh ngoại tệ của giám đốc . Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng. Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng. * Phòng khách hàng cá nhân: Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch với khách hàng là cá nhân. Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ được duỵêt. Mở tài khỏan tiền gửi, chị trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới. Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bàng nội, ngoại tệ của khách hàng. Thực hiện các giao dịch thu đổi và mua, bán ngoại tệ giao ngay đoois với khách hàng theo thẩm quyền được giám đốc giao. Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng cho khách hàng. Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng. Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng. Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng. * Phòng kế toán: Thực hiện hạch toán kế toán để phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi hoạt động kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh tại NH. Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các chính sách và chế độ kế toán của Nhà nước và của Ngành. Tổng hợp, lưu trữ chứng từ kế toán, cân đối kế toán ngày tháng, năm, các báo cáo quyết toán, kiểm toán nội bộ của toàn Ngân hàng. Thực hiện báo cáo kế toán đối với các cơ quan quản lý Nhà nược theo chế độ hiện hành và cung cấp số liêụ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban lãnh đạo Ngân hàng Công thương KV Chương Dương. Trực tiếp thực hiện kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng như: dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ trả lương... * Phòng Kiểm tra- kiểm soát: Thực hiện công tác kiểm soát nội bộ các hoạt động kinh doanh tại NH theo quy chế của ngành, của pháp luật và của Ngân hàng Công Thương Việt Nam. * Phòng tiếp thị tổng hợp: Chuyên thống kê báo cáo và làm nhiệm vụ marketing. Phòng tổng hợp tiếp thị còn có nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, hướng dẫn các khách hàng tới giao dịch tại chi nhánh sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng * Phòng tài trợ thương mại: Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng có nhu cầu về dịch vụ hàng nhập, xuất, chuyển - nhận tiền kiều hối. Chuyển, tiếp nhận điện giao dịch đi, đến cho các chi nhánh trong hệ thống. Hạch toán tài khoản nội, ngoại bảng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Cung cấp số liệu định kỳ hoặc đột xuất cho BGĐ. Xây dựng kế hoạch chung và trực tiếp xây dựng, thực hiện kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. * Phòng tiền tệ kho quĩ: Phòng tiền tệ kho quỹ có chức năng quản lý quỹ tiền mặt, đảm bảo an toàn kho quỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHCT Việt Nam; tạm ứng và thu tiền từ các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch của chi nhánh; tiến hành thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có khoản thu chi từ ngân hàng lớn vượt quá thẩm quyền cho phép của các giao dịch viên; tiến hành ghi chép và theo dõi sổ sách thu chi; xuất nhập kho quỹ đầy đủ, chính xác và kịp thời. * Phòng tổ chức hành chính: Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức, quản lý cán bộ, tuyển chọn nhân viên, quản lý việc thu chi các quỹ lương, thưởng...và công tác hậu cần của cơ quan. * Phòng rủi ro: Nhiệm vụ chủ yếu của phòng rủi ro là nơi kiểm tra cuối cùng của các hồ sơ cho vay, trước khi trình lên Ban giám đốc. Ngoài ra còn theo dõi các nghiệp vụ khác của các phòng để phát hiện ra những sai sót, kịp thời sửa chữa. PHẦN 2 NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA CHI NHÁNH NHCT KV CHƯƠNG DƯƠNG I. Những hoạt động chủ yếu của NHCT KV Chương Dương 1. Huy động vốn Tiền gửi của khách hàng là một trong những kênh huy động vốn quan trọng của NHTM. Ngân hàng thường huy động bằng các nguồn cho vay của các doanh nghiệp, các tổ chức và trong dân cư. Để gia tăng nguồn tiền gửi trong điều kiện kinh tế phát triển hiện nay, Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động vốn khác nhau đều đa dang và phong phú: Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư với mức lãi suất hấp dẫn. Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích lũy Ngân hàng phát hành các kỳ phiếu, trái phiếu ra thị trường nhằm thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn tham gia đấu thầu mua trái phiếu, tín phiếu Chính phủ, trái phiếu Ngân hàng nhà nước( NHNN) , kho bạc Nhà nước trên thị trường do NHNN tổ chức khi được Tổng Giám Đốc cho phép 2. Cho vay, đầu tư 2.1. Cho vay tiêu dùng: Ngân hàng thường cho vay tiêu dùng nhằm các mục đích như : Mua nhà, xây sửa nhà, mua xe hới, các dụng cụ, đồ vật lâu bền trong gia đìnhĐối tượng áp dụng hình thức này thường là những cá nhân có thu nhập tương đối cao, ổn định vì đây là hình thức cho vay chịu rủi ro cao. 2.2. Cho vay kinh doanh Các doanh nghiệp thường luôn có nhu cầu về vốn để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh, vì thế Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn, trung dài hạn tùy theo mục đích sử dụng của doanh nghiệp. Các khoản vay ngắn hạn thường để đáp ứng bổ xung nguồn vốn lưu động dưới nhiều hình thức như: Chiết khấu thấu chi hoặc luân chuyển. 2.3. Tài trợ các hoạt động Chính phủ Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của Ngân hàng đã trở thành tâm điểm đáng chú ý của Chính phủ. Khi có nhu cầu cấp bách trong chi tiêu, Chính phủ dùng một số đặc quyền của mình để vay các khoản tiền từ Ngân hàng. Ngân hàng Công thương cũng không nằm ngoài trường hợp đó. Để có được giấy phép thành lập, Ngân hàng thường phải có những cam kết thực hiện với một mức độ chính sách nào đó với Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ. 2.4. Đầu tư Ngoài các hoạt động trên, ngân hàng còn có các khoản đầu tư và chứng khoán có khả năng thanh khoản cao trên thị trường. Chứng khoán là một nguồn cung cấp các thu nhập bổ xung quan trọng cho Ngân hàng, đây là một nguồn thu nhập tương đối quan trọng trong việc quản lý Ngân hàng cũng như cho các cổ đông khi thu nhập từ danh mục cho vay suy giảm. 3. Bảo lãnh Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế) : Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán. 4. Thanh toán và Tài trợ thương mại Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. Nhờ thu xuất, nhập khẩu; Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). Chuyển tiền trong nước và quốc tế. Chuyển tiền nhanh Western Union. Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc. Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. Chi trả Kiều hối 5. Ngân quỹ Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap) Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc, thương phiếu) Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế. 6. Thẻ và ngân hàng điện tử Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế ( VISA, MASTER CARD) -Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt ( Cash Card ). -Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking 7. Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản, quan trọng của Ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động đem lại rủi ro cao nhất cho Ngân hàng. Tín dụng là hoạt động tài trợ của Ngân hàng cho khách hàng, thông qua nghiệp vụ tài trợ, Ngân hàng cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo cơ chế tín dụng hiện hành bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hộ gia đình và cá nhân. 8. Hoạt động khác Dịch vụ Ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư dự án theo yêu cầu. Dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng. Cho thuê tài chính II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của NHCT KV Chương Dương trong năm 2008 1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội Năm 2008, nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn và biến động hết sức phức tạp: những tháng đầu năm, lạm phát tăng cao đã buộc Chính phủ phải thực hiện các biện pháp mạnh để kiềm chế lạm phát, nhất là thắt chặt tiền tệ và cắt giảm đầu tư công; những tháng cuối năm, khủng hoảng tài chính Mỹ và toàn cầu đã làm cho kinh tế thế giới suy giảm và làm tăng gấp bội những khó khăn của Việt Nam. Ngay từ những tháng đầu năm, cùng với những ảnh hưởng của giá xăng dầu. giá tiêu dung tăng cao đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng ( CPI ) tăng mạnh với tốc độ cao nhất so với 16 năm trước đó. Mặc dù 3 tháng cuối năm chỉ số CPI liên tục giảm tuy nhiên cả năm chỉ số lạm phát của nền kinh tế Việt Nam vẫn ở mức cao 19,89%. Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 được xem là xấu nhất trong suốt hơn 8 năm hoạt động. Việc huy động vốn qua thị trường chứng khoán cũng giảm tới 75 – 80% trên cả 3 kênh: phát hành tăng vốn của doanh nghiệp; cổ phần hóa; phát hành trái phiếu. Khối lượng giao dịch của thị trường giảm khoảng 70% so với năm trước. Sau khi các ngân hàng áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng, thị trường bất động sản đã đóng băng, sụt giảm về giá, mức sụt giảm bình quân 20% - 40%. Lãi suất ngân hàng những tháng đầu năm tăng cùng với tốc độ tăng của lạm phát, do thiếu vốn, có những thời điểm các ngân hàng thương mại phải huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất trên 30% - 40%, lãi suất huy động trên thị trường lên sát mức 21%. Những tháng cuối năm, NHNN liên tục điều chỉnh hạ lãi suất cơ bản từ mức cao nhất 14% xuống mức thấp nhất 8,5%. Do phải huy động vốn với mức lãi suất quá cao, khi lãi suất cho vay giảm nhanh đã làm cho tình trạng thua lỗ trở lên phổ biến trong hệ thống ngân hàng thương mại. Tình hình tiền tệ cũng biến động mạnh có thời điểm xảy ra tình trạng sốt USD với tỷ giá chạm mốc 19.500đ/usd (tháng 6/2008). Hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do tình hình lạm phát và những khó khăn về vốn ở những tháng đầu năm đã làm cho các doanh nghiệp không kiểm soát được chi phí, hiệu quả kinh doanh giảm sút. Thị trường đầu ra bị ảnh hưởng nặng nề do nhiều nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái, trong nước, nhu cầu tiêu dung sụt giảm đã làm cho nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, thua lỗi hoặc mất thị trường. Trong bối cảnh nền kinh tế và thị trường tài chính tiền tệ đầy biến đông, thực hiện định hướng chỉ đạo của NHNN, NHCT Việt Nam. Với quyết tâm và những cố gắng, nỗ lực trong các mặt hoạt động kinh doanh, Chi nhanh NHCT Chương Dương đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, đóng góp một phần vào sự thành công chung của hệ thống NHCT Việt Nam. Các chỉ tiêu cơ bản đều hoàn thành vướt mực so với kế hoạch do NHCT Việt Nam giao, các mặt hoạt động kinh doanh đều có tăng trưởng so với năm trước, hiệu quả kinh doanh đạt cao. 2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008 2.1. Công tác huy động vốn Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2008 đạt: 6.128 tỷ đồng, tăng 1080 tỷ đồng so với 31/12/2007, tỷ lệ tăng là 21%. Để đạt được kết quả trên Chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp, khai thác nhiều kênh huy động vốn, mở rộng thị trường bán lẻ trên mọi phương diện, đặc biệt là trong năm đã xây dựng mới 01 Điểm giao dịch, mở thêm 01 Phòng giao dịch loại 1 và 03 Phòng giao dịch loại 2. Nâng tổng số phòng và điểm giao dịch của toàn Chi nhánh lên 04 Phòng giao dịch loại 1, 03 Phòng giao dịch loại 2 và 07 Điểm giao dịch. Các phòng các điểm sau thành lập đều thu hút được lượng khách hàng rất tốt với nhiều sản phẩm dịch vụ. 2.2. Đầu tư và cho vay Dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2008 đạt 2.985 tỷ đồng, giảm 84 tỷ đồng so với năm 2007, bằng 97,2% so với kế hoạch NHCT Việt Nam giao. Năm 2008, thực hiện chỉ đạo của NHCT Việt Nam về nâng cao chất lượng tín dụng, ngay từ đầu năm Chi nhánh đã xây dựng chiến lược hoạt động tín dụng và đề ra các giải pháp cụ thể trong quá trình điều hành hoạt động tín dụng. Thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá, phân loại khách hàng, nắm bắt thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực quàn lý điều hành của từng khách hàng. Đối với khách hàng mới phải phân tích và thẩm định kỹ về năng lực tài chính, về quy mô ngành hàng và về chiến lược cạnh tranh đưa ra hội đồng tín dụng thảo luận và quyết định. Thực hiện nghiên túc chỉ tiêu dư nợ của NHCT Việt Nam giao, Chi nhanh tập trung tăng trưởng dư nợ nhưng chú trọng vào chất lượng tín dụng và xử lý nợ tồn đọng. Năm 2008 dư nợ bình quân đạt 2.865 tỷ đồng, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao đồng thời tổng sổ vốn cho vay luôn nằm trong tầm quản lý và kiểm soát của Chi nhánh. Cơ cấu dư nợ đã có chuyển dịch tích cực, năm 2008 là năm thành công trong hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng được đảm bảo thể hiện ở chỉ tiêu sau: Nợ xấu = 0; nợ nhóm 2 so với cuối năm 2007 đã giảm từ 29 tỷ đồng của năm 2007 xuống còn 16.8 tỷ đồng, thấp hơn so với kế hoạch 21.5 tỷ đồng do NHCT Việt Nam giao. Tỷ lệ nợ tồn đọng và nợ nhóm 3,4,5: 0%. Tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo: 37% giảm 3% so với năm 2007. Trong năm 2008 một mặt vừa làm tốt công tác thẩm định và rà soát khoảng vay đúng nguyên tắc, quy trình, quy chế, mặt khác Chi nhánh luôn tích cực và có nhiều biện pháp quyết liệt trong thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, nỡ đã xử lý rủi ro, cụ thể: Giảm nợ nhóm 2 từ 28.9 tỷ đồng xuống còn 16.8 tỷ đồng, mức giảm 12.1 tỷ đồng. Thu hồi nợ đã được xử lý rủi ro ngoại bảng là 28.2 tỷ đồng. Trong công tác tín dụng, Chi nhánh luôn bám sát và nghiên túc thực hiện những chỉ đạo sát sao của NHCT Việt Nam về lãi suất cho vay, phí khoản vay đảm bảo thực hiện đúng chính sách tiền tệ của NHNN và đảm bảo được hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. 2.3. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ Mua bán đồng USD: 204.2 triệu USD, tăng 111.6 triệu USD, mức tăng 120.5% so năm 2007. Mua bán đồng JPY: 734.2 triệu JPY, bằng 78% so năm 2007. Mua bán đồng EUR: 63.6 triệu EUR, tăng 61.9 triệu EUR so năm 2007, mức tăng 3.64%. Ngoài việc đáp ứng ngoại tệ phục vụ hoạt động thanh toán xuất – nhập khẩu của các khách hàng, Chi nhánh còn kinh doanh một số loại ngoại tệ khác như Frăng (Thụy Sỹ); Bảng (Anh); Dollar Úc 2.4. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế Phát hành 415 L/C với trị giá 58.5 triệu USD bằng 60.8% so năm 2007. Thanh toán 104 bộ chứng từ nhờ thu nhập khẩu, trị giá 2.713 triệu USD bằng 123,8% so với năm 2007. Thanh toán 113 L/C xuất khẩu với trị giá 8.876 triệu USD bằng 816.5% so năm 2007. Thanh toán 112 bộ chứng từ nhờ thu xuất khẩu, trị giá 3.775 triệu USD bằng 301.3% so năm 2007. 2.5. Nghiệp vụ bảo lãnh Phát hành 761 thư bảo lãnh với tổng trị giá quy VNĐ là 560.446 triệu đồng, bằng 205% so với năm 2007. Tổng phí dịch vụ trong hoạt động thương mại TTTM thu được năm 2008 đạt 7.289 triệu đồng, tăng 1.924 triệu đồng so với năm 2007, mức tăng 36%. 2.6. Cung cấp dịch vụ ngân hàng Trong năm 2008, đã phát hành được 14689 thẻ ATM vượt mức kế hoạch NHCT Việt Nam giao, đưa tổng số thẻ ATM của toàn Chi nhánh là 30.745 thẻ, phát hành được 71 thẻ tín dụng quốc tế. Chi nhánh đã lắp đặt máy EDC tại 26 cơ sở chấp nhận thẻ. Doanh số thanh toán qua máy EDC đạt 17.6 tỷ đồng. Năm 2008, Chi nhánh đã mở được 360 tài khoản. Trong đó, tài khoản mở cho các doanh nghiệp là 37, mở cho các cá nhân là 67, mở tài khoản tiết kiệm là 267. 2.7. Công tác kế toán, tài chính Chi nhánh luôn chấp hành nghiên chỉnh chế độ kế toán thống kê, đảm bảo tính trung thực, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ. Nghiệp vụ kế toán được thực hiện tốt, các giao dịch được xử lý chính xác, nhanh chóng, an toàn không để xảy ra sai sót, nhầm lẫn, đảm bảo tính bảo mật cao. Về công tác quản lý tài chính, trên cơ sở kế hoạch NHCT Việt Nam giao, Chi nhánh đã xây dựng kế hoạch tài chính cả năm, tiết kiệm, minh bạch, kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi đảm bảo theo đúng quy chế, chế độ tài chính, tiết kiệm trong chi tiêu nhưng vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh. Tính toán đầy đủ kịp thời các khoản thuế, lợi nhuận, thực hiện chi trả tiền lương, nộp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, trích dự phòng rủi ro, bảo hiểm tiền gửi đúng chế độ. Trong năm 2008, số lượng giao dịch chuyển tiền cao, cụ thể: - Chuyển tiền trong nước: + Chuyển tiền điện tử: 38.704 món, trị giá 26.139 tỷ đồng, tăng 17.3% so với năm 2007. + Bù trừ và thanh toán cùng Chi nhánh: 25.048 món, trị giá 16.158 tỷ đồng, bằng 70.6% so với năm 2007. - Chuyển tiền nước ngoài: + Chuyển tiền đi: 1.492 món, trị giá 181.3 triệu USD, tăng 60.2% so với năm 2007. + Chuyển tiền đến: 907 món, trị giá 147 triệu USD, tăng 85.3% so với năm 2007. - Dịch vụ kiều hối: 336 món, trị giá 965 nghìn USD, bằng 85.3% so với năm 2007 Thu phí chuyển tiền: 3.731 triệu đồng; thu phí dịch vụ thẻ 592 triệu đồng. Tổng số thu phí dịch vụ tại Chi nhánh là 12.728 triệu đồng, tăng 36.6% so với năm 2007. 2.8. Công tác tiền tệ kho quỹ - Tổng thu, chi tiền mặt VNĐ đạt 10.985 tỷ đồng, tăng 218% so với năm 2007. - Bội thu tiền mặt: 437 tỷ đồng,bằng 60% so với năm 2007. - Tổng thu tiền mặt ngoại tệ: 37.096 ngàn USD,tăng 16.6 so với năm 2007. - Số bàn thu đổi ngoại tệ: 18 bàn, - Số ngoại tệ thu đổi trong năm: 2.248 ngàn USD. Năm 2008, bộ phận tiền tệ kho quỹ với phong cách phục vụ khách hàng niềm nở, thái độ nhiệt tình chu đáo đã để lại cho khách hàng nhiều ấn tượng. Chấp hành nghiên chỉnh các quy trình thu chi tiền mặt để đảm bảo thu nhanh, thu đủ, chính xác. Công tác điều hòa tiền mặt cũng luôn được chú trọng, đảm bảo đúng mức tồn quỹ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ, nhưng vẫn đáp ứng khả năng chi trả kịp thời cho khách hàng mà không để đọng vốn. 2.9. Công tác tổ chức – hành chính 2.9.1. Công tác đào tạo Để đáp ứng yêu cầu của các mặt nghiệp vụ ngân hàng trong khi đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng phát triển, an toàn, hiệu quả, bổ sung kịp thời kiến thức và nâng cao trình độ cho cán bộ. Ban lãnh đạo Chi nhánh luôn quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ về cả trình độ chuyên môn và năng lực quản lý, cụ thể là: Tổ chức 02 lớp học nghiệp vụ cho cán bộ với 364 lượt người tham dự. Cử cán bộ tham gia 26 lớp đào tạo do NHCT Việt Nam mở với 123 lượt tham gian. Tiếp nhận và hướng dẫn sinh viên các trường thực tập: 32 lượt. Cử 01 đồng chí đi học cao học. 2.9.2. Công tác quản lý lao động tiền lương Đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong cơ quan, Chi nhánh đã nghiêm túc thực hiện Quyết định 126/QĐ-HĐQT-NHCT2 ngày 04/02/2008 của TGĐ NHCT Việt Nam v/v ban hành và hướng dẫn thực hiện quy định chi trả tiền lương trong hệ thống NHCT Việt Nam. Việc triển khai hệ thống lương mới gắn thu nhập với trách nhiệm, năng lực của từng các bộ đa thực sự tạo động lực cho người lao động. 2.9.3. Công tác thi đua khen thưởng Hưởng ứng các phong trào thi đua của NHCT Việt Nam, Công đoàn NHNN, nhằm động viên CBCNV trong Chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, công tác thi đua khen thưởng của Chi nhánh luôn được sự quan tâm của Ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV trong cơ quan. Chi nhánh đã phát động phong trào thi đua lập thành tích xuất sắc tại các mặt hoạt động kinh doanh trong CBCNV chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Ngay từ đầu năm kế hoạch phát động thi đua đã được Ban lãnh đạo chỉ thị tới từng phòng ban, từng CBCNV. Sau mỗi đợt thi đua đều có sơ kết và khen thưởng kịp thời những tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc, từ đó tạo được không khí thi đua phấn khởi trong CBCNV. 2.9.4. Công tác hành chính Đảm bảo đầy đủ các điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh doanh, phương tiện đi lại, sửa chữa trụ sở làm việc khang trang, mua sắm trang thiết bị cho các phòng ban tại trụ sở chi nhánh, các Phòng giao dịch, các Điểm giao dịch, tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho CBCNV và khách hàng đến giao dịch. Công tác bảo vệ trật tự, an toàn nơi làm việc, công tác văn thư, tạp vụ, y tế, quản lý, điều hành ô tô được thực hiện đúng nội quy, quy định. 3. Tổng kết toàn bộ kết quả kinh doanh năm 2008 Nằm trên địa bàn quận Long Biên, là một quận mới thành lập, lại có vi trí địa lý không phải là quận trung tâm của thủ đô Hà Nội, khối lượng khách hàng hạn chế nên sự lựa chọn tìm kiếm và giữ khách hàng rất khó khăn. Hơn nữa, trên địa bàn Quận, có rất nhiều chi nhánh ngân hàng cùng hoạt động nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, với sự cố gắng và đoàn kết nhất trí cao của ban lãnh đạo cùng tập thể CBCNV, Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương đã hoàn thành vượt mức các kế hoạch được giao và được NHCT Việt Nam khen thưởng Chi nhánh loại xuất sắc năm 2008. Cụ thể: Tổng thu nhập: 754,7 tỷ đồng. Tổng chi phí: 568,2 tỷ đồng. Trong đó, trích DPRR: 27,8 tỷ đồng. Lợi nhuận đã trích DPRR: 186,5 tỷ đồng, bằng 248% so với năm 2007 4. Mục tiêu đặt ra cho năm 2009 - Huy động vốn: Đánh giá phân tích thị trường, tìm kiếm khách hàng có tiềm năng về vốn, có nguồn tiền gửi lớn (gồm các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế chính trị xã hội, đoàn thể), tạo ra nhiều kênh huy động vốn mới. Việc tăng trưởng nguồn vốn phải gắn liền với nâng cao chất lượng nguồn vốn để tránh rủi ro về lãi suất. - Tăng trưởng tín dụng đầu tư, phát triển dư nợ mới, khách hàng mới, đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững: Chất lượng tín dụng phải đảm bảo, không có nợ xấu và nợ tồn đọng. Mặt khác tìm kiếm thị trường trên cơ sở đảnh giá từng ngành kinh tế, từng lĩnh vực hoạt động theo từng nhóm khách hàng để đưa ra định hướng chọn lọc khách hàng theo hướng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay các doanh nghiệp có phương án kinh doanh hiệu quả, có vốn chủ sở hữu tham gia lớn, có triển vọng phát triển lâu dài, có tín nhiệm vói Ngân hàng, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ và thanh toán đúng hạn. Ưu tiên tài trợ các doanh nghiệp xuất khẩu. - Phát triển thị phần thu dịch vụ phí phi tín dụng và các dịch vụ tài chính ngân hàng: Cung ứng cho nền kinh tế các sản phẩm dịch vụ mới đa dạng, phong phú với nhiều tiện ích, chất lượng cao và hiệu quả, có sự khác biệt và tính cạnh tranh cao so với các ngân hàng thương mại khác. Trập trung thực hiện các dịch vụ ngân hàng hoàn hảo với mục tiêu: phát hành thẻ ghi nợ trong năm 2009 là 12000 thẻ, phát hành thẻ tín dụng quốc tế 110 thẻ, đặt thêm 15 cơ sở chấp nhận thẻ với chỉ tiêu doanh số thanh toán thẻ là 20 tỷ đồng. Tăng cường hoạt động mua bán ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu, mục tiêu đạt được doanh số mua bán 250 triệu USD. Bên cạnh đó tăng cường các dịch vụ bán lẻ để thu phí dịch vụ như chuyển tiền trong và ngoài nước, giải ngân các dự án có nguồn hỗ trợ tín dụng quốc tếtăng cường hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu với mục tiêu mở được 600 L/C hàng nhập và 200 L/C hàng xuất. - Đặc biệt coi trọng công tác cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Xây dựng được đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao, có đủ bản lĩnh và năng lực chuyên môn để hoàn thành tốt công việc đảm nhiệm. Chú trọng tuyển dụng được nhiền cán bộ trả tài năng, có chích sách đãi ngộ và tiền lương xứng đáng. - Tăng cường chất lương, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ: Hoạt động ngân hàng là ngành kinh tế trọng yếu và nhạy cảm, vì vậy tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng rất tinh vi, nghiêm trọng và khó lường. Do đó, các quy chế, quy trình nghiệp vụ phải được kiểm soát chặt chẽ, đúng pháp luật. Phát triển nghiệp vụ mới phải đi đôi với khả năng kiểm soát được rủi ro. -Phát huy sức mạnh tập thể, nâng cao vai trò lãnh đạo chỉ đạo của Đảng: Quán triệt và thực hiện hai luật lớn của Nhà nước và Chính phủ là chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãnh phí. Thực hiện tối quy chế dân chủ cơ sở, đoàn kết, công khai, chăm lo và cải thiện đời sống sinh hoạt, điều kiện làm việc của cán bộ và người lao động. Tổ chức có kết quả các phong trào thi đua, tạo không khí phấn khởi., tươi vui, hăng hái, hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao. KẾT LUẬN 1.Nhận xét chung Năm 2008, tuy nền kinh tế có những biến chuyển theo hướng không có lợi cho các ngân hàng, nhưng cũng là một năm thành công của NHCT khu vực Chương Dương. Bộ máy tổ chức quản lý nguồn nhân lực của Ngân hàng tiếp tục được ổn định và phát triển vững mạnh, phúc lợi dành cho cán bộ, nhân viên không ngừng được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó, Ngân hàng vẫn còn gặp phải một số bất cập như : Nguồn vốn huy động tuy có tăng trưởng song chưa thực sự vững chắc; Cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự hợp lý, nguồn tiền gửi dân cư tăng trưởng còn chậm; Cơ cấu dư nợ cho vay chưa thật hợp lý, tỷ lệ cho vay ngắn hạn còn thấp, cho vay DNNN còn nhiều, tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản đạt mức 63% nhưng vẫn chưa đảm bảo yêu cầu của Chi nhánh. Ngoài ra hệ thống chuẩn mực kế toán chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế, kinh nghiệm về nghiệp vụ Ngân hàng còn thiếu 2. Đề xuất đề tài Qua việc tìm hiểu về NHCT khu vực Chương Dương, em thấy tỷ lệ dư nowk thấp của Ngân hàng thấp hơn so với khả năng huy động vốn vì thế em mạnh dạn chọn đề tài : ”Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Chương Dương” làm nội dung nghiên cứu trong chuyên đề tốt nghiệp của mình . Em xin chân thành cảm ơn Th.S. Cao Ý Nhi và các cán bộ trong ngân hàng trong 4 tuần qua, đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này. Em mong được giúp đỡ từ phía thầy cô để hoàn thành tốt chuyên đề thực tập sắp tới. Danh mục các từ viết tắt KV : Khu vực HN: Hà nội TGĐ : Tổng giám đốc UBND : Ủy ban nhân dân NHCT : Ngân hàng công thương NHHH : Ngân hàng nhà nước DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DPRR : Dự phòng rủi ro Danh mục tài liêu tham khảo Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của CN NHCT Chương Dương (2007 – 2008) MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5669.doc
Tài liệu liên quan