Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
• Phân tích tăng trưởng doanh thu (chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến việc làm thay đổi doanh thu bán hàng theo tưng thời điểm bán). Cơ cấu doanh thu theo từng sản phẩm, phân tách theo sản xuất lấy và theo thương mại. Cán bộ tín dụng nhận định rõ đâu là sản phẩm đem lại nguồn thu chính cho doanh nghiệp. Và sản phẩm chính có phải là sản phẩm đem lai nguồn thu chính hay không?
• Phân tích cơ cấu giá vốn, các yếu tố tác động tới giá vốn, mức độ tác động của biến động giá vốn tới doanh thu và lợi nhuận. Phân tích chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu để thấy hiệu quả thực tế thu đựơc khi bán một đơn vị hàng hoá.
71 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị công.
- Chiến lược phát triển sản phẩm : Đơn vị luôn chú trọng tới hoạt động làm gia tăng giá trị sản phẩm. Tăng cường lao động gia tăng sản lượng khai thác. Tìm đối tác tiêu thụ mới, khai thác theo kế hoạch và đơn đặt hàng không khai thác quá nhiều dẫn đến tình trạng bị ép gía.
- Hình thức phân phối: Công ty khai thác than chủ yêu là bán buôn theo các hợp đồng ký kết với đối tác trong nước và nước ngoài. Khối lượng tiêu thụ trong nước khoảng 60% lượng than khai thác còn ra nước ngoài chiếm 40% ( chủ yếu là sang thị trường Trung Quốc).
4.1.2.4. Thông tin thị trường
+ Thị trường đầu vào: Than là sản phẩm tài nguyên nên chất lượng và trữ lượng phụ thuộc vào địa chất của khu vực khai thác.
Các công trình xây lắp mỏ : thị trường đầu vào bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhu cầu xây lắp mới , sửa chữa, nâng cấp của các thành viên TKV.
Nguyên vật liệu được cung cấp bởi các công ty : Công ty cung ứng vật tư, Xí nghiệp vật liệu Hà Khẩu, Công ty thép Thái Nguyên đều là những doanh nghiệp làm ăn uy tín.
+ Thị trường đầu ra: Thị trường tiêu thu than khá ổn định ( than cung cấp cho nhà máy nhiệt điện, phân đạm, sản xuất xi măng ở trong nước và cho thị trường Trung Quốc)
+ Than đựơc Công ty xuất bán thông qua Cảng kinh doanh than – đơn vị bao tiêu than của khu vực Quảng Ninh. Than đựơc Công ty tiêu thụ ra thị trường theo các hợp đồng mua bán đã được Cảng kinh doanh đứng ra ký kết.
4.1.2.5. Thông tin về sản xuất và công nghệ
- Phân tích tổ chức hoạt động, qui trình sản xuất, thương mại: Tổ chức hoạt động theo hình thức công ty mẹ công ty con, công ty con hoạt động độc lập tự hạch toán kinh doanh xác định lãi, lỗ. Làm tăng tính tự chủ trong hoạt động và ra quyết định đầu tư.
Qui trình sản xuất thống nhất tuân theo qui định chung của Tập đoàn.
- Hệ thống may móc, trang thiết bị. hạ tầng kỹ thuật, kho bãi : Trang thiết bị máy móc phương tiện vận tải hiện nay của công ty thuộc loại trung bình, đã được sử dụng và khai thác trong nhiều năm. Do đó nên đầu tư mới để nâng cao hiểu quả sản xuất.
Công ty đang tập trung khai thác than bằng phương pháp hầm lò (rủi ro cao và yêu cầu kỹ thuật phức tạp) có trữ lượng lớn nên đòi hỏi công nghệ khai thác than và hệ thống dây chuyền băng tải phải dần được đổi mới.
4.1.2.6.Thông tin về tổ chức quản lý và nguồn nhân lực
- Ban giám đốc doanh nghiệp:
+ Ông Lê Minh Chuẩn chức vụ : Giám đốc công ty
Trước đây làm trưởng Ban Phát triển các mỏ than thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam. Ông đã tham gia tập huấn về quản lý tại Mỹ 7 tháng.
+ Ông Lê Hồng Quý chức vụ: Phó giám đốc
- Kế toán trưởng: Ông Phạm Văn Tô Hoài
- Tổ chức các phòng ban: Công ty xây dựng mỏ chịu sự quản lý trực tiếp của Tập đoàn TKV và được điều hành bởi giám đốc Công ty và các bộ phận hành chính nghiệp vụ. Bao gồm các đơn vị trực thuộc là:
Xí nghiệp xây lắp mỏ Cẩm phả
Xí nghiệp Xây lắp mỏ Uông Bí
Xí nghiệp sản xuất than Bắc Khe Tam
Xí nghiệp cơ khí lắp máy và xây dựng
Xí nghiệp sản xuất VLXD Hà Khẩu
Xí nghiệp xây lắp mỏ Hòn Gai
- Số lượng lao động : 2873 cán bộ công nhân viên. Thu nhập bình quân 2,534tr đồng/ người/ tháng.
4.1.3 Thẩm định khái cạnh tài chính doanh nghiệp
Bảng 1.4: Bảng cân đối kế toán của Công ty Xây dựng mỏ
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Công ty Xây dựng mỏ
2003
2004
2005
Quí II/2006
Tỷ
trọng
Tăng trưởng (%)
Phần I : Tài sản
169,771
247,321
309,074
311,249
(%)
0.7
1.1 TSLĐ và ĐT ngắn hạn
79,649
130,913
190,568
194,349
62.4
2.0
1.1.1 Tiền và ĐT ngắn hạn
5,831
11,027
14,123
8,521
4.4
-39.7
1.1.2 Phải thu khác
48,142
80,689
122,433
60,397
31.1
-50.7
- Phải thu khách hàng
39,279
68,976
115,514
47,833
79.2
-58.6
- Trả trước/ đặt cọc người bán
3,551
5,081
1,671
3,389
5.6
102.8
- Thuế GTGT được khấu trừ
0
0
0
0
0.0
- Phải thu nôi bộ
304
791
0
0
0.0
- Dự phòng phải thu khó đòi
(40)
(365)
(281)
(281)
0.0
- Các khoản phải thu khác
5,048
6,206
5,529
9,456
15.7
71.0
1.1.3 Hàng tồn kho
23,857
37,398
53,858
123,891
63.7
130.0
- Nguyên vật liệu
8,193
12,235
0
0
0.0
- Thành phẩm tồn kho
2,374
2,648
0
0
0.0
- Hàng gửi đi bán/ ký gửi/ mẫu
0
0
0
0
0.0
- Hàng hoá tồn kho
0
0
53,858
123,891
100.0
130.0
- Hàng mua đang đi đường
303
0
0
0
0.0
- Công cụ, dụng cụ trong kho
685
653
0
0
0.0
- Chi phí SXKD dở dang
12,302
21,862
0
0
0.0
- DP giảm giá hàng tồn kho
0
0
0
0
0.0
1.1.4 TSLĐ khác
1,819
1,799
154
1,540
0.8
900.0
1.2 TSCĐ và ĐTTC
90,122
116,408
118,506
116,900
37.6
-1.4
1.2.1 TSCĐ hữu hình
79,834
98,937
110,577
108,739
93.0
-1.7
- Nguyên giá
135,881
167,980
198,347
207,904
4.8
- Khấu hao
(56,047)
(69,043)
(87,770)
(99,165)
13.0
1.2.2 ĐTTCDH
5,734
8,792
0
0
0.0
1.2.3 XDCB dở dang
1,850
3,732
2,262
2,943
2.5
30.1
1.2.4 TS trung DH khác
2,704
4,947
5,667
5,218
4.5
-7.9
Phần II: Nguồn Vốn
169,771
247,321
309,074
311,249
0.7
2.1 Nợ phải trả
143,958
219,928
281,699
286,858
92.2
1.8
2.1.1 Nợ ngắn hạn
111,046
173,863
238,197
229,427
80.0
-3.7
- Vay NH TCTD và ĐCTC
26,398
49,597
47,332
49,515
21.6
4.6
+ Trong đó vay MSB
0.0
- Nợ dài hạn đến hạn trả
9,396
8,614
0
0
0.0
- Phải trả người bán
34,922
55,366
73,481
70,296
30.6
-4.3
- Người mua trả tiền ứng trước
2,474
3,714
3,912
16,660
7.3
325.9
- Thuế và các khoản phải nộp
2,437
5,988
8,371
3,730
1.6
-55.4
- Phải trả công nhân viên
13,237
18,576
32,450
24,719
10.8
-23.8
- Chi phí phải trả
0
0
1,013
2,966
1.3
192.8
- Phải trả nội bộ
17,422
26,642
65,316
50,976
22.2
-22.0
- Phải trả phải nộp khác
4,760
5,366
6,322
10,565
4.6
67.1
2.1.2 Nợ dài hạn
32,550
45,653
43,502
57,431
20.0
32.0
- Vay DH TCTD và ĐCTC
32,274
45,425
43,502
57,431
100.0
32.0
- Vay nợ dài hạn khác
276
228
0
0
0.0
2.1.3 Nợ khác
362
412
0
0
0.0
2.2 Vốn chủ sở hữu
25,813
27,393
27,375
24,391
7.8
-10.9
2.2.1 Vốn điều lệ
25,217
26,411
26,547
26,547
108.8
0.0
2.2.2 Vốn/ Quĩ bổ sung
543
809
828
(2,156)
-8.8
-360.4
2.2.3 Lợi nhuận giữ lại
0
0
0
0
0.0
2.2.4Các nguồn kinh phí khác
53
173
0
0
0.0
(Nguồn: Công ty xây dựng mỏ)
Bảng 1.5: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Xây dựng mỏ
BÁO CÁO KQKD
2003
2004
2005
Quí II/2006
Tăng/ giảm
so với 2005
1. Doanh thu
184,675
269,341
382,461
135,635
-64.5
2.Giá vốn
147,507
219,447
311,064
111,856
-64.0
3. Lợi nhuận gộp
37,168
49,894
71,397
23,779
-66.7
4. Chi phí hoạt động
28,684
38,261
59,480
19,033
-68.0
Chi phí bán hàng
6,089
7,180
15,736
5,410
-65.6
Chi phí quản lý
22,595
31,081
43,744
13,623
-68.9
Chi phí lãi vay hoạt động
0
0
0
0
5. Lợi nhuận thuần
8,484
11,633
11,917
4,746
-60.2
6.Thu nhập từ HĐ tài chính
-6,640
-11,426
-12,359
-8,772
-29.0
7.Thu nhập khác
-515
997
593
1,064
79.4
8.Lợi nhuận trước thuế
1,329
1,204
151
-2,962
-2061.6
9.Thúê thu nhập DN
425
337
43
0
-100.0
10. Lợi nhuận sau thuế
904
867
108
-2,962
-2842.6
(Nguồn từ bộ hồ sơ tài chính trong hồ sơ vay vốn Công ty Xây dựng mỏ cung cấp cho Ngân hàng MSB Cẩm phả)
Bảng 1.6: Các chỉ tiêu phân tích tài chính của Công ty Xây dựng mỏ
2003
2004
2005
Quí II/2006
T/G so 2005
ROA
0.4%
0.0%
0.0%
0
- 1.0%
ROE
3.3%
0.4%
0.4%
0
- 11.8%
Tổng tài sản/VCSH
657.7%
902.9%
1129.1%
1276.1%
147.0%
Tổng nợ vay ngắn hạn
111,046
173,863
238,197
229,427
-3.7%
Vốn chủ sở hữu
25,814
27,392
27,374
24,392
-10.9%
Hệ số đòn bẩy
2.33
3.6
3.42
4.03
60.7%
Khả năng TT hiện thời
0.72
0.75
0.8
0.85
5.9%
Khả năng TT nhanh
0.5
0.54
0.57
0.31
-46.5%
Vòng quay VLĐ(vòng/năm)
2.76
2.38
1.63
0.58
-64.7%
(Nguồn từ tờ trình tín dụng do cán bộ tín dụng MSB Cẩm phả lập trong thẩm định tài chính Công ty Xây dựng mỏ dự án đầu tư xây dựng nhà tạm lắp ghép di động)
4.1.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán
Phân tích khả năng thanh toán ( khả năng thanh toán hiện thời , thanh toán nhanh)
Khả năng thanh toán hiện thời qua các năm tăng từ 0.72 năm 2003 lên tời 0.8 năm 2005 và đặc biệt sáu tháng đầu năm 2006 là 0.85 cao hơn so với năm 2005 là 5.9%.
Khả năng thanh toán nhanh cũng tăng qua các năm từ 0.5 năm 2003 lên 0.57 năm 2005. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng của tài sản lưu đọng và đầu tử ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và thanh toán hiện thời của công ty tốt hơn qua từng năm.
Khả năng độc lập về tài chính (tỷ súât nợ/ tổng tài sản, tỷ suất nợ/ vốn chủ sở hữu, tỷ suất vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản):
Chỉ tiêu Nợ/ Tổng tài sản tăng qua các năm từ 0.85 năm 2003 lên đến 0.91 năm 2005 và quí II/2006 là 0.92. Hệ số Nợ/ VCSH cũng tăng từ 5.58 năm 2003 lên 10.29 năm 2005 và Quý II/2006 là 11.26.
Hai chỉ tiêu này phản ánh nợ phải trả của Công ty tăng nhanh tử 144 tỷ đồng năm 2003 lên đến 282 tỷ đồng năm 2005 và 287 tỷ trong quý II/2006. Tốc độ tăng của tài sản, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn tốc độ tăng của Nợ phải trả. Qua đó ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu bằng nguồn tài chính được tài trợ từ bên ngoài Doanh nghiệp.
Chỉ tiêu VCSH/TTS năm 2003 là 0.15, năm 2004 là 0.11 năm 2005 là 0.09 và tới Quí II/2006 là 0.08 chỉ tiêu này giảm qua các năm có thể thấy được nguyên nhân chính là do những năm đó Công ty có sự điều chỉnh tăng VCSH nhưng không đáng kể, mặt khác về tổng tài sản lại tăng khá nhanh qua các năm. Sự gia tăng tổng tài sản vượt qua sự gia tăng về VCSH dẫn đến hệ số VCSH/TTS giảm. Phần lớn tài sản hình thành từ nguồn vốn bên ngoài.
Doanh nghiệp quá lệ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài , cơ cấu vốn tiềm ẩn rủi ro.
Khả năng đảm bảo nguồn vốn kinh doanh
Bảng 1.7: Bảng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của
Công ty Xây dựng mỏ
(ĐVT: 1,000,000 VNĐ)
2003
2004
2005
Q II/2006
Nguồn vốn dài hạn
58,363.37
73,044.96
70,876.86
81,822.49
- Vốn chủ sở hữu
25,813
27,393
27,375
24,391
- Vốn dài hạn
32,550
45,653
43,502
57,431
TSCĐ và ĐTTC DH
90,122
116,408
118,506
116,900
VLĐ thường xuyên
-64,308.31
-89,015.43
-91,131.35
-92,508.84
(Nguồn: tờ trình tín dụng do cán bộ tín dụng MSB Cẩm phả lập)
Vốn chủ sở hữu để bù đắp cho vốn lưu động thường xuyên trung bình qua các năm chiếm khoảng 30%. Chính vì vậy, so với các Công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực đây là một con số chưa khả quan lắm, cho nên đôi khi công ty gặp phải khó khăn trong việc sử dụng vốn lưu động.
Phân tích các khoản phải thu:
Phải thu năm 2005 là 122,433 triệu VNĐ năm 2004 là 80,689 triệu VNĐ năm 2003 là 48,142 triệu VNĐ , tưng ứng với vòng quay các khoản phải thu bình quân qua các năm là 2.9; 2.7 và 4.2 . Nhưng đến quí II/2006 phải thu bình quân của đơn vị là 60,397 triệu VNĐ còn số vòng quay các khoản phải thu đạt được là 4.5. Điều này cho thấy đơn vị đã chú trọng đến công tác thu hồi nợ, ngoài ra còn phản ánh được sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tuy đơn vị đã chú trọng đến việc thu hồi công nợ nhưng số ngày phải thu bình quân vẫn còn hơi cao. Qua đây phản ánh được phần nào đặc điểm và tính chất về thời gian của các khoản phải thu đối với các đơn vị xây lắp cũng như các đơn vị trong Tập đoàn TKV.
Bên cạnh đó các khoản phải thu của đơn vị chủ yếu là các khoản nợ của khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, ổn định và tốc độ phát triển tương đối cao trong các năm gần đây như: Công ty than Dương Huy, Công ty than Hòn Gai, Công ty than Thống Nhất, Công ty than Vàng Danh, Nam Mẫu và Khe Chàm.
Phải trả của đơn vị tăng cao từ năm 2003 là 143,957 triệu VNĐ lên đến 281,699 triệu VNĐ trong năm 2005 và Quý II/2006 là 286,858 triệu VNĐ trong đó phải trả người bán , phải trả nội bộ và phải trả các TCTD chiếm tỷ trọng lớn. So sánh giữa các chỉ tiêu phải trả và phải thu của đơn vị ta thấy phải trả của đơn vị tăng cao hơn rất nhiều cả về tốc độ tăng và số liệu định lượng
Phân tích hàng tồn kho
Hàng tồn kho của công ty qua các năm tăng từ 23,857 triệu VNĐ năm 2003 lên đến 53,858 triệu đồng năm 2005 và quý II/2006 tăng rất nhanh là 123,891 triệu VNĐ. Hàng tồn kho ở đây chủ yếu là nguyên vật liệu xây lắp, than thành phẩm, than bán thành phẩm. Không có hàng tồn kho khó tiêu thụ.
Hàng tồn kho của Công ty tăng là do năng suất sản xuất tăng nhanh, do dự báo nhu cầu tiêu thụ than trong thời gian tới sẽ tăng cao nên Công ty dự trữ một lượng hàng nhất định nhằm tránh tình trạng thiếu lượng cung. Mặt khác do tính chất liên tục của quá trình sản xuất Công ty có nên kế hoạch dự trữ lượng nguyên vật liệu xây dựng lớn phục vụ cho nhu cầu sử dụng của chính mình.
Phân tích biến động tài sản cố định , đầu tư tài chính
Trong những năm gần đây TSCĐ và đầu tư tài chính của Công ty tăng chậm từ năm 2003 là 90,122 triệu đồng đến năm 2005 đạt được 118,506 triệu VNĐ. Công ty đã chú trọng đến việc đầu tư vào TSCĐ đặc biệt đến Quí II/2006 TSCĐ lên tới 116,900 triệu đồng tăng khoảng 1.97 lần so với cùng kỳ năm 2005.
Hệ số đòn bẩy tài chính, khả năng vay vốn ngân hàng
Hệ số đòn bẩy tài chính được tính bằng thương số giữa nợ vay các tổ chức tài chính tín dụng trên vốn điều lệ.
Hệ số này tăng dần qua các năm, năm 2003 là 2.33, năm 2004 là 3.6, năm 2005 là 3.42 và quý II/2006 là 4.03 điều này chứng tỏ năng lực tài chính đối với những khoản vay của công ty trước pháp luật so với các đơn vị sản xuất kinh doanh là tương đối tốt.
Khả năng chiếm dụng vốn , uy tín thanh toán đối với các khoản phải trả
Khả năng chiếm dụng vốn( bao gồm các khoản phải trả: Người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp, các khoản phải trả công nhân viên, nội bộ và phải nộp khác) của công ty tăng dần qua các năm, năm 2005 chỉ tiêu này tăng rất nhanh đạt 190,865 triệu VNĐ tăng 1.65 lần sao vơi năm 2004, Quí II/2006 là 179,912 triệu đồng tăng 1.88 lần so với cùng kỳ năm 2005, trong đó phải trả người bán chiếm tỷ trọng lớn nhất( Quí II/2006 là 70,296 triệu VNĐ, năm 2005 là 73,481 triệu VNĐ, năm 2004 là 55,366 triệu VNĐ)
Nợ phải trả của công ty rất cao so với tổng tài sản có, vòng quay các khoản phải trả bình quân tăng qua các năm, năm 2003 là 3.3 vòng , năm 2005 là 4.3 vòng. Mặt khác số ngày phải trả bình quân có xu hướng giảm từ 112 ngày năm 2003 xuống 84 ngày năm 2005, đến Quí II/2006 vòng quay các khoản phải thu bình quân là 1.6 và số ngày phải trả bình quân là 115 ngày. Bên cạnh đó điều quan trọng hơn là chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu bình quân tăng cao hơn so với vòng quay các khoản phải trả bình quân trong năm 2005 và sáu tháng đầu năm 2006. Chính vì vậy mà công ty hoàn toàn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và khả năng chiếm dụng vốn có hiệu quả.
Vốn chủ sở hữu mức độ ổn định, cam kết của chủ sở hữu: Năm 2003 vốn chủ sở hữu chiếm 15% trong tổng nguồn vốn, Năm 2005 là 9% và Quí II/2006 là 8% trong tổng nguồn vốn. Mặc dù VCSH tăng nhưng tăng vẫn chậm hơn so với tốt độ tăng của các khoản nợ và so với tốc độ tăng của nguồn vốn.
Kết luận:
Năm 2004 TSLĐ chiếm 52.9% trong tổng số tài sản có của công ty tương ứng với số tiền là 130,913 triệu đồng, năm 2005 là 61.5% tương ứng với số tiền là 190,568 triệu đồng. Quí II/2006 là 62.4% tương ứng với số tiền là 194,349 triệu đồng.
Về tài sản cố định năm 2004 là 98,937 triệu đồng, chiếm 40% trong tổng số tài sản có của công ty, năm 2005 là 112,839 triệu đồng chiếm 36.51% tổng tái sản có và đến Quí II/2006 là 108,739 tr đồng chiếm 34.94% tổng tài sản có.
Nhìn chung về cơ cấu tái sản và nguồn vốn của công ty vẫn còn chưa hợp lý, công ty hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn tài trợ là vốn vay của các tổ chức TCTD và các thành phần bên ngoài DN khác. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn.
Nhưng xu hướng phát triển của TKV trong vòng 5 năm tới khi mà có sự điều chỉnh nguồn lực sẽ hứa hẹn một tương lai tơi sáng.
Trong thời gian tới công ty cần tích cực giảm nguồn vốn đi vay, giảm chi phí đi vay để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
4.1.3.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
♦ Phân tích tăng trưởng doanh thu (chỉ rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động tới thay đổi doanh thu) Cơ cấu doanh thu theo từng loại sản phẩm hay thương mại. Doanh thu của Công ty chủ yếu do hoạt động sản xuất mang lại.
- Về xây lắp: Doanh thu vế xây lắp năm 2003 là 138,278 triệu đồng chiếm 74.86% trong tổng doanh thu của Công ty, năm 2004 là 200,875 triệu đồng chiếm 74.58% trong tổng doanh thu, năm 2005 là 273,999 triệu VNĐ chiếm 71.64% trong tổng doanh thu và Quí II/2006 là 94,243 triệu đồng chiếm 68% tổng doanh thu.
- Vế sản xuất: doanh thu tiêu thụ than năm 2003 là 46,423 triệu VNĐ chiếm 25.14% trong tổng doanh thu, năm 2004 kà 68,466 triệu VNĐ chiếm 25.42% trong tổng doanh thu, năm 2005 là 108,462 trđ chiếm 28.36% trong tổng doanh thu và Quí II/2006 là 43,392 trđ chiếm 32% trong tổng doanh thu.
Có thể thấy rằng cơ cấu doanh thu đang dần thay đổi , trước đây hoạt động chính của Công ty là xây lắp nhưng hiện nay bên cạnh việc xây lắp Công ty cũng tập trung nguồn lực để khai thác than.
♦ Phân tích cơ cấu chi phí hoạt động, những cấu phần chi phí chiếm tỷ trọng lớn
Bảng 1.8: Chi phí hoạt động của Công ty Xây dựng mỏ
2003
2004
2005
Quí II/2006
Chi phi bán hàng
6089
7180
15736
5410
Chi phí quản lý
22595
31080
430744
13623
Chi phí tài chính
6947
11526
12.748
8947
Chi phí khác
1279
2877
5050
5129
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Cty Xây dựng Mỏ )
Chi phí bán hàng và chi phí quảm lý hàng năm chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí hoạt động. Trong đó nổi bật lên nhất là chi phí về nhân sự và điều hành cũng phần nào phản ánh được về chất lượng đội ngũ CBCNV của Công ty.
Ngoài ra thì chi phí tài chính của Công ty cũng khá cao( nguyên nhân là do Công ty sử dụng qua nhiều nguồn vốn đi vay để đầu tư nên chi phí mà Công ty phải gánh chịu là lớn)
♦ Giải trình cơ sở tăng giảm lợi nhuận: năm 2005 lợi nhuận sau thuế của Công ty là 108 trđ, năm 2004 là 867 trđ và quý II/2006 là – 2962 trđ. Nguyên nhân chính của giảm lợi nhuận là do chi phí bán hàng , chi phí tài chính tăng cao đây là hệ quả của việc quản lý khâu bán hàng không chặt chẽ và việc lạm dụng đồng vốn đi vay dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp mà chi phí gánh chịu quá cao.
- Phân tích chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi
2003
2004
2005
Quí II/2006
LNTT/TTS
0.0078
0.0049
0.0005
-0.0095
LNTT/VCSH
0.05
0.04
0.01
-0.12
LNTT/DT
0.0072
0.0045
0.0004
- 0.0218
Qua bảng trên ta thấy các chỉ tiêu đều có xu hướng giảm qua các năm, hiệu quả sử dụng một đồng tài sản, một đồng vốn chủ sở hữu không cao. Doanh thu tạo ra nhiều nhưng lợi nhuận mà Công ty có được chẳng là bao, trong khi đó có năm phần doanh thu tạo ra không đủ để bù đắp hết chi phí mà Công ty phải chi trả và kết quả là lỗ.
Khả năng sinh lợi của tài sản là âm có nghĩa là tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã không phát huy được năng lực sản xuất của nó. Hay nguyên nhân là ở khâu tổ chức, bởi do Công ty là đơn vị trực thuộc TKV- Một Công ty Nhà Nước.
Để đồng vốn của MSB được sử dụng hiệu quả, đem lại nguồn thu cho ngân hàng, yêu cầu Công ty nên có những biện pháp nhằm điều chỉnh lại cơ cấu sử dụng vốn, thắt chặt tổ chức trong sản xuất và trong khâu bán hàng.
KẾT LUẬN
Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp hiện tại tuy có một số điểm chưa đạt yêu cầu đặt ra nhưng căn cứ vào xu thế phát triển của Công ty và của Tập Đoàn TKV trong tương lai thì Cán bộ tín dụng nhận thấy Công ty vẫn có đủ năng lực và điều kiện vay vốn của MSB.
4.1.3.3 Phân tích nhu cầu sử dụng vốn của Doanh nghiệp
Nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua bảng sau
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Quí II/2006
Hàng tồn kho
23.857
37.399
53.858
123.891
Phai thu
48.142
80.689
122.433
60.397
Nợ ngắn hạn
111.046
173.863
238.197
229.427
Nhu cầu VLĐ thường xuyên
-39.047
-55.775
-61.906
-45.139
Vòng quay VLĐ
2,8
2,4
1,6
0,6
Nhu cầu VLĐ thường xuyên/vòng quay VLĐ
-13.945,36
-23.239,58
-38.691,25
-75.231,67
(Nguồn “tờ trình tín dụng “ dự án xây dựng nhà tạm lắp ghép di động của Công ty xây dựng mỏ do cán bộ tín dụng ngân hàng lập)
Qua bảng số liệu ta thấy một phần nguồn vốn ngắn hạn đã chuyển hoá thành tài sản khác ( gồm có TSCĐ, ĐTTC ngắn hạn ..)
Nhu cầu vốn bổ sung vốn lưu động qua các năm của doanh nghiệp tăng, điều đó chứng tỏ được sự phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh qua các năm của chính doanh nghiệp.
Khoản phải thu tăng nhanh qua các năm cũng chính là nguyên nhân làm cho doanh nghiệp bị thiếu vốn bổ sung vào sản xuất.
4.1.4 Phân tích tính khả thi của dự án đầu tư
Dự án xây dựng nhà lắp ghép được xây dựng theo quyết định số 128a/QĐ- ĐTXL ngày 10/02/2006 của Giám đốc Xây dựng Mỏ.
Nhà tạm lắp ghép di động được thiết kế gọn, nhẹ dễ cơ động , tháo lắp. Số lượng xây dựng là 1500m2 tương ứng 75 gian, mỗi gian 20m2 chia làm 5 hoặc 10 gian trên một lô.
Đơn giá xây dựng 1.300.000 VNĐ/m2 nên chi phí xây lắp 1.950.000.000 VNĐ/ m2.
+ Sự cần thiết dự án: Số lượng công nhân mỏ ngày càng tăng theo bảng số liệu sau
Bảng 1.9: Số lượng lao động theo ngành nghề
Đơn vị: Người
Ngành nghề
2003
2004
2005
SX than
615
689
889
Xây lắp
1.420
1.492
1.621
SX khác
453
378
302
Tổng
2.488
2.559
2.812
(Nguồn dự án xây dựng nhà tạm lắp ghép di động theo QĐ số 128a/QĐ-ĐTXL ngày 10/02/2006 của Giám đốc Công ty)
Lực lượng lao động được bổ sung qua các năm, trong khi đó thì nhà ở , các công trình phụ trợ lại ít, chậm xây dựng mới. Do đó để đảm bảo điều kiện lao động và nghỉ ngơi cho người lao động , Công ty đã nghiên cứu và xây dựng dự án đầu tư “xây dựng nhà tạm lắp ghép di động” nhằm bổ sung thêm lượng nhà ở còn thiếu cho công nhân. Dự án được đánh giá là hết sức cấn thiết nên được ưu tiên mọi nguồn lực để tiến hành thi công công trình.
+ Hiệu quả kinh tế của Dự án: Tổng mức đầu tư (đi vay MSB Cẩm Phả)
STT
Nội dung chi phí
Diễn giải cách tính
Gíá trị
1
Xây lắp
XL
1.950.000
2
Chi phí khác
K
27.702
a
Lập báo cáo KTKT
XL*3,5%*0.36
24.57
b
Thẩm đinh dự án
XL*0.0406%
792
c
Thẩm tra và phê duyệt DA
XL*0.12%
2.34
3
Thuế GTGT
XL*10%
195
4
Tổng cộng
2.172.702
(Nguồn: Dự án đầu tư xây nhà tạm lắp ghép di động Cty Xây dựng Mỏ)
Doanh thu mỗi năm của dự án là 800.000.000VNĐ/Năm. Chi phí xây lắp và sửa chữa, tháo lắp mỗi năm là 449.749.000VNĐ/năm.
Dự án tình khấu hao trong 8 năm. Hao mòn mỗi năm là 271.588.000 VNĐ/Năm
Hệ số chiết khấu tình là tỷ lệ lãi vay 0.95%/tháng và là 11.4%/năm.
NPV của dự án là 982.215.000 VNĐ
IRR là 31%
Thời gian thu hồi vốn 4.5 năm.
Nhận định của cán bộ tín dụng : Dự án có giá trị hiện tại dòng NPV>0 và IRR= 31% >11.4%
Thời gian thu hồi vốn nhanh 4.5 năm.
Như vậy dự án được đánh gía là có hiệu quả kinh tế .
+ Lơi ích mà NH nhận được khi cho vay đầu tư dự án
Lãi xuất dự kiến 0.95%/tháng tương ứng 11.4%/năm. Phần lợi ích NH nhận được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.10: Kế hoạch trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng
Đơn vị : Triệu đồng
Năm
Khoản mục
Dư nợ đầu năm
Thu nợ gốc cuối năm
Lợi ịch NH nhận
1
2172702
271587.75
247688.028
2
1901114.25
271587.75
216727.0245
3
1629526.5
271587.75
185766.021
4
1357938.75
271587.75
154805.0175
5
1086351
271587.75
123844.014
6
814763.25
271587.75
92883.0105
7
543175.5
271587.75
61922.007
8
271587.75
271587.75
30961.0035
Tổng
2172702
1114596.126
(Nguồn dự án xây dựng nhà tạm lắp ghép di động theo QĐ số 128a/QĐ-ĐTXL ngày 10/02/2006 của Giám đốc Công ty)
4.2 Nhận định của cán bộ tín dụng về dự án đầu tư và tư cách khách hàng vay vốn
Công ty xây dựng mỏ trực thuộc tập TKV là một đơn vị kinh doanh độc lập có đầy đủ tư cách pháp lý trở thành khách hàng tiềm năng của Ngân hàng.
Là một Công ty uy tín không chỉ với MSB trong những hợp đồng tín dụng đã ký kết trước đó, với các đối tác kinh doanh và các tổ chức tín dụng khác cùng hợp tác trên địa bàn.
Tình hình tài chính lành mạnh, không có khoản nợ quá hạn , nợ xin gia hạn nào. Các khoản thu nhập và chi phí phát sính hợp lý , khả năng sử dụng khoản nợ vay tương đối tốt và đúng mục đích. Mặc dù có một số chỉ tiêu phân tích tài chính chưa đạt tiêu chuẩn nhưng đều có khả năng khắc phục. Kỳ thu tiền binh quân vẫn còn hơi cao, mặc dù vậy thì khách hàng của Công ty đều là những đơn vị kinh doanh có hiệu quả như Than Dương Huy, Than Hòn Gai Nguồn thu của Đơn vị tương đối ổn định chủ yếu là thu từ hoạt động khai thác than và xây lắp.
Dự án xin vay vốn có hiệu quả kinh tế, cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chính Công ty. Kế hoạch trả nợ gốc và lãi rõ ràng và có tính khả thi.
Khoản thu nhập mà Ngân hàng nhận được khi tiến hành cấp vốn là 1.114.596.126 VNĐ trong vòng 8 năm.
Kết luận : Đơn vị hoàn toàn đủ tư cách vay vốn của MSB.
5. Thực trạng công tác thẩm định Doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Cẩm Phả - Quảng Ninh
MSB Cẩm Phả mới đi vào hoạt động được 17 tháng ( kề từ ngày 31/10/2007) Nhưng dư nợ tín dụng tính đến thời điểm 31/12/2008 là 279.5 tỷ VNĐ so với hai tháng cuối năm 2007 là 87.2 tỷ VNĐ. Trong đó dư nợ tín dụng doanh nghiệp chiếm khoảng 85%.
Số lượng khách hàng đến với MSB Cẩm Phả ngày càng tăng về số lượng và chất lượng đó là các công ty thuộc tập đoàn TKV- Thành lập theo mô hình tổng công ty 91.
Điều kiện vay vốn của MSB Cẩm Phả ngày càng nới lỏng nhằm tạo điều kiện hỗ trợ vốn với khối lượng lớn cho các doanh nghiệp.
Công tác thẩm định doanh nghiệp ở MSB Cẩm Phả phải đảm bảo tuân thủ đúng các bước và nội dung yêu cầu trong “ tờ trình tín dụng doanh nghiệp” đã hỗ trợ cán bộ tín dụng giải quyết triệt để , nhanh chóng trong tiếp cận tìm kiếm thông tin liên quan tới khách hàng vay vốn và đưa ra kết quả thẩm định. Đồng thời cũng góp phần làm giảm bớt rủi ro cho cán bộ thẩm định và cho ngân hàng. Bởi vâỵ mà đến thời điểm này MSB Cẩm phả không có một khoản nợ xấu, nợ quá hạn và nợ xin gia hạn nào. Tất cả các món mà MSB Cẩm Phả cho khách hàng doanh nghiệp vay tính đến thời điểm này đều trả lãi và gốc đúng hạn. Hiệu quả về phía Ngân hàng là rõ ràng lợi nhụân mà MSB Cẩm Phả có được trong năm 2008 là 4.2 tỷ VNĐ.
Số lượng dự án xin vay vốn tại chi nhánh là 75 dự án lớn nhỏ. Trong đó có khoảng 6 dự án đã kết thúc, doanh nghiệp hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi vay đúng hạn. Còn lại 69 dự án còn dư nợ và đang trong thời gian thực hiện, triển khai hợp động tín dụng.
Trong đó đến 90% dự án xin vay vốn đều được phê duyệt và tiến hành giải ngân ngay sau khi ký kết hợp đồng tín dụng. Mạng lại cho MSB Cẩm phả nguồn thu nhập lớn.
MSB Cẩm phả thẩm định cho vay dựa trên cơ sở nhận định và đánh giá rủi ro phát sinh cùng với doanh nghiệp và DAĐT/PASXKD nên mức độ tin cậy và hiệu quả của báo cáo tín dụng là khá cao.
Phòng tín dụng MSB Cẩm Phả có 4 cán bộ tín dụng và một trưởng phòng là Ông Nguyến Quí Hưng tất cả các thành viên đều là những cán bộ tín dụng có tinh thần trách nhiệm, am hiểu nghiệp vụ và được MSB huấn luyện đào tạo có bài bản.
Bên cạnh những kết quả tốt vẫn còn một số hạn chế: Cán bộ tín dụng kiêm cán bộ thẩm định nên hiệu quả công việc cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Số lượng khách hàng và công việc thì nhiều nhưng số lượng nhân viên tín dụng còn hạn chế( 4 nhân viên tín dụng và một trưởng phòng).
Maritime Cẩm phả chưa có phòng thẩm định riêng biệt, phòng tín dụng cá nhân gộp chung với phòng tín dụng Doanh nghiệp.
Nguồn thông tin mà MSB khai thác chủ yếu là tứ phía Doanh nghiệp và một số mối quan hệ với tổ chức tín dụng khác trên địa bàn thị xã nên tình chân thực của thông tin Doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng. Các bào cáo tài chính mà Doanh nghiệp trình cho MSB thẩm định theo đùng luật pháp phải là những báo cáo đã được kiểm toán. Nhưng trên thực tế thì do Doanh nghiệp chậm trễ trong lên báo cáo cuối năm, số liệu báo cáo không đầy đủ và nhiều nguyên nhân khác dẫn đến báo cáo tài chính mà Doanh nghiệp trình cho MSB xin vay vốn hầu hết là những báo cáo chưa được kiểm toán do đó đã làm ảnh hưởng tới phần nào tới kết luận của cán bộ tín dụng khi tiến hành thẩm định tài chính Doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
GIẢI PHÁP NÂNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN HÀNG HẢI CẨM PHẨ TỈNH QUẢNG NINH
Định hướng pháp triển chung của chi nhánh trong thời gian tới
Cẩm phả là thị xã nằm chải dài ven biển, được thiên nhiên ưu đãi, có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, có đường biển dài và những ngành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp khai thác than, sản xuất xi măng...và đặc biệt là ngành du lịch nên có thể thấy được tiềm lực phát triển kinh tế mạnh mẽ của thị xã trong tương lai. Maritime Bank đã nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực, nhận thấy triển vọng phát triển của thị xã và đặt tại đây chi nhánh Maritime Cẩm phả. Sau đó Maritime Cẩm phả mở thêm phòng giao dich mới ở Cửa ông và trong năm tới khi mà thị trường miền Đông( khu vực Đầm Hà, Tiên Yên, Móng Cái ..) đang còn chưa được khai phá thì Maritime Cẩm phả đang có kế hoạch tuyển bổ sung lao động và mở thêm phòng giao dịch, khai thác thị trường mới này.
Năm 2009 là năm được dự báo sẽ lại là một năm khó khăn đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Maritime Cẩm phả hoàn toàn thấy được khó khăn trước mắt nhưng luôn cam kết mang lại cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt nhất và nhiều tiện ích.
Kế hoạch phát triển của Maritime Cẩm phả trong năm 2009 được lượng hoá cụ thể bằng các chỉ tiêu:
- Lợi nhuận sau thuế khoảng 6 tỷ VNĐ tăng 50% so với mức 4 tỷ năm 2008
- Dư nợ tín dụng 600 tỷ VNĐ( năm 2008 dư nợ tín dụng khoảng 281 tỷ VNĐ)
- Doanh thu khoảng 60 tỷ VNĐ( tăng khoảng 30% so với năm 2008- 46.2 tỷ)
Huy động đạt khoảng 280 tỷ VNĐ( so với 142 tỷ năm 2008)
Định biên lao động sử dụng trong năm là 28 người
Kế hoạch mang tính định tính, làm mục tiêu phát triển lâu dài như sau:
Xây dựng hình ảnh Maritime Cẩm phả trở thành ngân hàng năng động,uy tín, sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt nhất góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh so với ngân hàng khác trên địa bàn.
Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Đào tạo , phát triển đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ và yêu nghề, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên thăng tiến và phát triển cùng MSB Cẩm phả.
2. Một số giải pháp cụ thể
2.1 Giải pháp nhằm hỗ trợ và nâng cao khả năng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng tại chi nhánh
Tăng cường công tác đào tạo , bồi dưỡng cán bộ tín dụng để nâng cao trình độ nghiệp vụ là việc cần thiết và phải diễn ra thường xuyên. Bởi các chính sách văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động tín dụng của Nhà nước và của MSB luôn thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế, Dư án sản xuất kinh doanh /phương án sản xuất của mỗi doanh nghiệp một khác nhau, thường xuyên có những biễn cố bất ngờ xảy ra kèm theo những tồn thất về cả hai phía ngân hàng và Doanh nghiệp.
Mặt khác thì chất lượng thẩm đinh tín dụng lại phụ thuộc phần lớn vào trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Do đó mà phải thường xuyên mở các lớn tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn thi hành văn bản mới, xây dựng tình huống giả định xà đề xuất cách xử lý tình huống phát sinh có khả năng gặp phải khi thẩm định doanh nghiệp, thẩm định DA/PA SXKD.
Đề ra các hình thức khen thưởng và xử phạt đối với những các bộ tín dụng vi phạm đạo đức và nguyên tắc nghề nghiệp.
Tổ chức kiểm tra giám sát tín dụng thường xuyên và theo từng dự án. Cán bộ tín dụng cấp trên làm giám sát chính cho cán bộ cấp dưới và gán trách nhiệm theo từng cấp quản lý chính.
Xây dựng tình huống giả định, dự báo rủi ro có khả năng gặp phải đối với mỗi dự án , phương án sản xuất kinh doanh trong thẩm định tín dụng doanh nghiệp và đề xuất phương pháp khắc phục.
2.2 Giải pháp về hoàn thiện nội dung thẩm định doanh nghiệp
2.2.1 Đối với thẩm định tư cách khách hàng vay vốn
Để thẩm định tư cách khách hàng vay vốn thông thường thì cán bộ tín dụng căn cứ vào những giấy tờ sau: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ xin vay vốn và các giấy tờ liên quan khác nhưng cách thức này chưa thật sự hiệu quả nếu chỉ căn cứ trên giấp mà không thực sự quan tâm tới hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Do đó đã có rất nhiều vụ lừa đảo bởi các công ty ma.
Một giải pháp được đặt ra trong tình huống này là tại sao Maritime không tiến hành thẩm định tư cách khách hàng trực tiếp thông qua việc phỏng vấn khách hàng hay chính xác hơn là trực tiếp phỏng vấn người đứng ra làm đại diện vay vốn, người chủ sở hữu của doanh nghiệp . Cán bộ tín dụng có thể căn cứ vào thông tin mà người chủ doanh nghiệp cung cấp thông qua phỏng vấn , đối chiếu với thực tế trên giấy , căn cứ vào thông tin mà phía khách hàng của chính doanh nghiệp cung cấp để thẩm định tính chân thức trong hoạt động , tác phong làm việc, quản lý của doanh nghiệp và đưa ra những kết luận chính xác về tư cách khách hàng vay vốn.
2.2.2 Đối với thẩm định tài chính doanh nghiệp
Có thể thấy rằng thông tin tài chính doanh nghiệp mà Maritime khi tiến hành thẩm định tài chính doanh nghiệp gồm các chỉ tiêu sau: Phân tích khả năng thanh toán , phân tích khả năng chiếm dụng vốn, khả năng độc lập về tài chính, phân tích sự biến động tài sản cố định phân tích hàng tồn kho, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm( gồm phân tích sự biến động doanh thu và cơ cấu chi phí), phân tích các khoản phải thu.
Tại sao Maritime không đưa ra một khung trần sàn cụ thể cho mỗi nhóm chỉ tiêu phân tích tài chính: VD như chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán phải đảm bảo bằng bao nhiêu phần trăm là khả quan, bao nhiêu phần trăm trong diện nghi ngờ và bao nhiêu phần trăm trong diện nhiều rủi ro và phải loại trừ. Có thể căn cứ vào đặc điểm của từng ngành kinh tế, từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể để xây dựng bảng chỉ tiêu này (cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia đầu ngành và của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đó). Bảng chỉ tiêu này chính là căn cứ thống nhất trong phân tích tài chính hỗ trợ các cán bộ tín dụng trong thẩm định tài chính doanh nghiệp đưa ra kết luận chính xác. Nhưng cũng không thể áp dụng một cách máy móc, vì trong nghiệp vụ tín dụng còn có nhiều tình huống mà cách xử lý không thể quá cứng nhắc.
Cần nghiên cứu chi tiết báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nhiệp để thấy được dòng ngân quĩ vào và dòng ngân quĩ ra của doanh nghiệp. Từ đó có thể đưa ra kết luận chính xác hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bởi vì lợi nhuận trên sổ sách không phản ánh chính xác được khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi các khoản nợ vay đến hạn. Trên thực tế có những doanh nghiệp lợi nhuận kế toán rất cao nhưng vẫn bị rơi và tình trạng mất khả năng thoanh toán. Bởi toàn bộ hoặc phần lớn khoản lợi nhuận doanh nghiệp hạch toán đều là lợi nhuận kế toán, mà không phải là khoản tiền ra vào làm tăng giảm ngân quĩ thực tế của doanh nghiệp. Do đó cán bộ tín dụng phải đặc biệt quan tâm tới chỉ tiêu này trong phân tích tài chính doanh nghiệp.
Trong nghiên cứu cơ cấu chi phí của doanh nghiệp, Maritime nên đưa thêm vào chỉ tiêu tỷ trọng chi phí và doanh thu cho từng loại sản phẩm sau đó so sánh các chỉ tiêu này với nhau nhằm chỉ ra sự phù hợp trong sử dụng đồng vốn chi phí cho từng loại sản phẩm và doanh thu mà doanh nghiệp nhận được từ sản phẩm đó. Chỉ tiêu này sẽ hỗ trợ cán bộ tín dụng có những kết luận chính xác về cơ cấu chi phí và doanh thu của doanh nghiệp.
2.2.3 Giải pháp đới với thẩm định dự án/ phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Nên đưa vào “ tờ trình tín dụng” một phần : phân tích hiệu quả dự án/phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích hiệu quả DAĐT/PASX KD là quan tâm tới chỉ tiêu về hiệu quả xã hội ( giải quyết bao nhiêu lao động, xoá đói giảm nghèo, làm tăng thu nhập bình quân người trong khu vực triển khai dự án và vùng lân cận), hiệu quả kinh tế (trên góc độ ngân hàng thì Maritime quan tâm tới chỉ tiêu như doanh thu của dự án khi dự án đi vào hoạt động, khả năng trả nợ, thời gian trả hết món vay và thu nhập của chính ngân hàng khi tiến hành ký kết hợp động tín dụng với khách hàng )
Cán bộ tín dụng cần chỉ rõ khoản thu nhập ngân hàng nhận được, rủi ro tiềm ẩn khi dự án đi vào thi công và đưa ra biện pháp phòng ngừa rủi ro. Đặc biệt đối với dự án xây dựng do tính chất đặc trưng “độ trễ thời gian” nên nhu cầu sử dụng vốn ở mỗi thời điểm rất khác nhau do đó cán bộ tín dụng cần nắm bắt được đặc trưng này đển tiến hành lên kế hoạch vay và giải ngân vốn cho phù hợp nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp tránh tình trạng ứ đọng dẫn đến hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp. Gây tổn thất cho Ngân hàng và cho chính khách hàng của mình.
Cần thẩm định tính khả thi của phương án và kế hoạch trả lãi, gốc vay cho ngân hàng. Cụ thể là xem xét các nguồn thu, lưu lượng nguồn thu và chi phí đầu vào mà doanh nghiệp phải thanh toán xem thu nhập phát sinh hàng tháng, hàng năm của doanh nghiệp có cân đối với kế hoạch trả nợ mà doanh nghiệp đã dự định hay không? Chú ý tính đến yêu tố thời gian của đồng tiền và sự biến động của giá cả.
2.2.4 Giảp pháp trong thẩm định tài sản đảm bảo
Maritime qui định: đối với từng loại tài sản đảm bảo khác nhau thì tỷ lệ cho vay cũng khác nhau . Cụ thể như sau: đối với tài sản là hàng tồn kho thi cho vay tối đa 60%, đối với tài sản là quyền sử dụng đất thì tỷ lệ này là 70%, tương ứng nếu là sổ tiết kiệm mở tại các tổ chức tín dụng khác là 95% và cho vay tới 100% giá trị tài sản bảo đảm nếu đó là sổ tiết kiệm mở tại Maritime. Doanh nghiệp có thể sử dụng chình sản phẩm hoàn thành từ dự án đầu tư làm tài sản đảm bảo khi vay vốn.
Trong thẩm đinh tài sản đảm bảo yêu cầu quan trọng nhất đó là xác minh thông tin chủ sở hữu và định giá tài sản. Nên căn cứ và giá nhập kho đối với hàng tồn kho, giá đất theo khung giá của nhà nước, đối với tài sản là máy móc thiết bị và nhà xưởng đã qua sử dụng nên định giá thông qua hội đồng bao gồm thành viên là đại diện của ngân hàng, người sở hữu và cơ quan quản lý Nhà Nước nhằm đảm bảo công bằng trong thẩm định và định giá tài sản đảm bảo
Nên xây dựng kho chứa và bảo quản tài sản tại chi nhánh. Nhằm giảm thiểu chi phí thuê mướn và làm tăng hiệu quả trong khâu quản lý tài sản tại.
Đối với tài sản đảm bảo là hàng hoá, sản phẩm dở dang tồn kho thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm thường xuyên xuống doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát lượng hàng ra vào kho sao cho giá trị và số lượng hàng tồn kho đúng và đủ với giá trị, số lượng mà doanh nghiệp đã sử dụng làm tài sản bảo đảm trong hợp động bảo đảm tiền vay ký kết giữa hai bên.
2.3 Xây dựng và hình thành tổ thẩm định, phòng thẩm định tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân tại chi nhánh MSB Cẩm Phả
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải chi nhánh Cẩm phả mới thành lập nên cơ cấu tổ chức chưa hoàn thiện cụ thể là ở chi nhánh chỉ có duy nhất một phòng tín dụng và gồm năm cán bộ tín dụng. Các cán bộ tín dụng kiêm nhiệm vừa phát triển tín dụng Doanh nghiệp vừa phát triển tín dụng cá nhân và đồng thời là cán bộ thẩm định nên phần nào ảnh hưởng tới chất lượng công tác thẩm định tín dụng Doanh nghiệp. Hiện tại thì do qui mô hoạt động chưa thực sự thích hợp nhưng trong thời gian tới khi mà số lượng khách hàng gia tăng, qui mô hoạt động được mở rộng thì việc phân tách công việc là hết sức cần thiết. Vừa rút ngắn thời gian xử lý, vừa đảm bảo hiệu quả cao.
Hình thành một tổ thẩm định tại MSB gồm những cán bộ giỏi chuyên môn, từ nhiều mảng hợp lại. Các cán bộ thẩm định cơ động này cùng tham gia thẩm định đối với dự án lớn và thành viên của nhóm thẩm định gồm một hoặc hai cán bộ chuyên nghiên cứu sâu- phân tích tài chính doanh nghiệp, một cán bộ mảng pháp lý và một hoặc hai cán bộ chuyên phân tích ngành. Tạo chuyên môn hoá trong công việc làm tăng hiệu quả, tăng tốc độ xử lý công việc và giảm gánh nặng công việc lên một cán bộ tín dụng.
Kiến nghị
Do tính chất đặc thù của ngành ngân hàng, nên nghiệp vụ thẩm đinh tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng góp phần làm giảm thiểu rủi ro mà ngân hàng thương mại có khả năng gặp phải khi cầp vốn cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thực hiện quá trình sản xuất - kinh doanh. Đặc biệt là trong thời gian hiện nay năm 2008 và sáu tháng đầu năm 2009 tăng trưởng kinh tế thấp, lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay và huy động vốn trên thị trường có nhiều biến động mạnh nên mọi hoạt động kinh tế đều tiềm ẩn nhiều rủi ro và hiệu quả sử dụng đồng vốn không cao. Vì vậy mà để đảm bào cho MSB Cẩm phả Cũng như các NHTM khác có điều kiện phát triển và cạnh tranh thì cần có sự hỗ trợ , phối hợp, điều hành, quản lý hoạt động từ NHNN, MSB và từ các đối tác chiến lược của MSB Cẩm Phả.
3.1 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước, chính phủ và các Bộ ngành
3.1.1 Về phía Chính phủ và các Bộ ngành
- Chính phủ và các Bộ ngành chủ quản nên chỉ đạo Doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực kế toàn hiện hành, Yêu cầu báo cáo tài chính của Doanh nghiệp cần được kiểm toán định kỳ hàng năm và có thể là hàng quý.
- Thông nhất trong ra văn bản hướng dẫn giữa các Bộ ngành với văn bản Chính phủ.
- Các bộ ngành cùng hỗ trợ Chính phủ trong việc triển khai chương trình cho vay hỗ trợ lãi xuất.
- Thường xuyên thanh tra kiểm tra giám sát hoạt động của doanh nghiệp để phát hiện sớm các sai sót và kịp thời xử lý khắc phục.
- Khen thưởng đúng lúc các doanh nghiệp hoạt động tốt và tuân thủ các chế độ của Nhà Nước.
- Tạo dựng và phát triển một thị trường cạnh tranh , bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế.
3.1.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng, điều tiêt nền kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách tài chính tiền tệ. Đồng thời cũng thực hiện chức năng giám sát hoạt động của các đơn vị thành viên và của các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế từ trung ương tới địa phương. NHNN giữ vai trò vô cùng quan trọng do đó phải:
+ Hoàn thiện và cụ thể hoá các nội dung của luật Ngân hàng, hướng dẫn Ngân hàng Thương mại và tổ chức tín dụng thực hiện các quy định trong văn bản đó. Đồng thời phải kịp thay đổi , bổ sung và sửa đổi văn bản cũ không còn phù hợp với thực tế.
+ Hỗ trợ các Ngân hàng Thương mại trong hoạt động thông qua công cụ chiết khấu và tái chiết khấu.
+ Hiện đại hoá hệ thống Ngân hàng thông qua hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thông giao dịch điện tử và giám sát hoạt động ngân hàng từ xa. Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng.
+ Tổ chức hội thảo khoa học, nghiên cứu và dự báo sự biến động tình hình kinh tế vĩ mô, hỗ trợ nghiệp vụ cho các Ngân hàng thương mại.
+ Liên kết ngân hàng toàn cầu, thực hiện thanh toán quốc tế hỗ trợ thành phần kinh tế trong nước trong mua bán trao đổi với nước ngoài.
+ Thường xuyên giúp đỡ các NHTM trong công tác đào tạo và nâng cao nghiệp vụ thẩm định tín dụng, đặc biệt là trong thẩm định những dự án đầu tư có quy mô và nhu cầu sử dụng vốn lớn.
+ Đưa ra hệ thồng chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động ngân hàng và hiệu quả kinh doanh cho phù hợp với thông lệ quốc tế, tiến tới tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng cho thị trường ngân hàng trong nước và nước ngoài.
+ NHNN có biện pháp khuyến khích việc không dùng tiền mặt trong thanh toán mà thực hiện thanh toán qua hệ thông ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro trong bảo quản và sử dụng tiền. Tăng cường khả năng cạnh tranh cho đồng VNĐ so với đồng ngoại tế khác như đô la Mỹ , đồng bảng Anh
+ Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của các NHTM
+ Khơi thông các mối quan hệ với ngân hàng quốc tế, tân dụng và thu hút nguồn lực. công nghệ ngân hàng.
3.2 Kiến nghị MSB
Để có thể hỗ trợ tốt nhất cho các chi nhánh trong thẩm định Doanh nghiệp MSB nên:
- Tăng cường đào tạo, huấn luyện và bồi dưỡng cho cán bộ thẩm định trong toàn hàng. Thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận , đối thoại trực tiếp giữa cán bộ thẩm định tín dụng và ngân hàng để Ngân hàng thấy được những khó khăn vướng mắc trong công việc và đưa ra các biện pháp hỗ trợ nghiệp vụ kịp thời.
- Tuyển dụng cán bộ thẩm định tín dụng mới, trẻ có năng lức và năng động. Nhanh nhạy trong xử lý tình huống tạo sức bật cho hoạt động tín dụng ngân hàng.
- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành công tác tín dụng thông qua việc xây dựng và ứng dụng chương trình quản lý tín dụng phục vụ cho công tác quản lý , điều hành từ trụ sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch ; thiết lập hệ thống thông tin dữ liệu phục vụ tốt cho công tác thẩm định.
- Xây dựng và đưa ra hệ thống chỉ tiêu và các giá trị cơ sở trong phân tích tài chính doanh nghiệp theo từng nhóm ngành làm căn cứ cho cán bộ tín dụng so sánh đối chiếu.
3.3 Kiến nghị với DN
Chất lượng thẩm định tín dụng phụ thuộc phần lờn vào thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng vì vậy mà để đảm bảo rút ngắn thời gian trong phân tích đánh gía tín dụng doanh nghiệp thì doanh nghiệp nên chấp hành đầy đủ, nhanh chóng mọi thủ tục mà phía ngân hàng yêu cầu trong hồ sơ xin vay vốn.
Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua các năm phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán được Nhà nước cấp phép.
Doanh nghiệp phải chịu toàn bộ trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin trong hồ sơ vay vốn.
Chấp hành nghiêm túc chế độ kế toán của nhà nước.
Đối với các công ty đại chúng thì phải đảm bảo yêu cầu về công khai tài chính.
Tạo điều kiện cho Cán bộ thẩm định xuống cơ sở để xác minh thông tin tài chính và thông tin pháp lý doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Hoạt động cấp tín dụng của một ngân hàng thương mại luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thẩm định tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng nhằm hạn chế rủi ro mà các Ngân hàng có thể gặp phải khi cho vay khách hàng Doanh nghiệp.
Nhưng chất lượng thẩm định tín dụng lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó theo cá nhân tôi năng lực của cán bộ tín dụng chính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả thẩm định. Những kết luận chính xác, đúng đắn trong phân tích năng lực pháp lý và năng lực tài chính doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích cho Ngân hàng như: nguồn thu nhập ổn định từ cho vay, gia tăng uy tín và lớn mạnh về thương hiệu .Nhưng chỉ một nhận định sai lầm và thiếu trách nhiệm của cán bộ thẩm định có thể dẫn đến quyểt định đầu tư sai lầm mà hậu quả của nó là : uy tín giảm sút, mất khả năng thanh toán và có khả năng rơi vào tình trạng phá sản nếu cho vay những dự án có qui mô lớn. Vì vậy mà phải thường xuyên quan tâm, nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng (đối với khách hàng doanh nghiệp).
Kinh nghiệm thực tế có được trong thời gian thực tập do anh chị nhân viên tín dụng tại chi nhánh MSB Cẩm Phả hướng dẫn kết hợp với kiến thức qua học tập nghiên cứu trong nhà trường Tôi đã có thể nhanh chóng hoàn thiện được khoá luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS Đinh Đào Ánh Thuỷ và tập thể cán bộ công nhân viên MSB Cẩm phả.
Khoá luận tốt nghiệp của Tôi bao gồm nội dung chính sau:
- Khái quát tình hình hoạt động của MSB Cẩm phả
- Nội dung thẩm định tín dụng và thực trạng công tác thẩm định tín dụng tại chinh nhánh MSB Cẩm Phả.
- Và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại MSB Cẩm Phả.
Khóa luận còn nhiều hạn chế về cả lý luận và thực tiễn, Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS. Nguyễn Minh Kiều – Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng.
Tài liệu : Kỹ năng thẩm định tín dụng khách hàng Doanh nghiệp – Maritime bank.
Dự án đầu tư xây dựng nhà tạm lắp ghép di động theo quyết định 128a/QĐ-ĐTXL của Công ty xây dựng mỏ.
Tờ trình tín dụng dự án đầu tư xây dựng nhà tạm lắp ghép – Maritime Cẩm phả.
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động của chi nhánh MSB Cẩm Phả 5
Bảng 1.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh MSB Cẩm Phả trong 2 năm 2007 và 2008 5
Bảng 1.2: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của MSB Cẩm Phả 6
Bảng 1.3 : Chi phí hoạt động của MSB Cẩm phả 7
Bảng 1.4: Bảng cân đối kế toán của Công ty Xây dựng mỏ 32
Bảng 1.5: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Xây dựng mỏ 34
Bảng 1.6: Các chỉ tiêu phân tích tài chính của Công ty Xây dựng mỏ 34
Bảng 1.7: Bảng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty Xây dựng mỏ 36
Bảng 1.8: Chi phí hoạt động của Công ty Xây dựng mỏ 40
Bảng 1.9: Số lượng lao động theo ngành nghề 43
Bảng 1.10: Kế hoạch trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng 45
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.DADT/PASXKD
2.DN
3.ĐTTCDH
4.ĐTXL
5.CN
6.CBCNV
7.HĐQT, TGĐ
6.LSTT
8.MSB Cẩm Phả
9.MSBQN
10.TKV
11.TMCP
12.TNHH
13.TSLĐ
14.TSCĐ
15.TTS
16.VD
17.VCSH
18.VLXD
19.VNĐ
20.TCTD
21.XDCB
: Dự án đầu tư/ phương án sản xuất kinh doanh
: Doanh nghiệp
: Đầu tư tài chính dài hạn
: Đầu tư xây lắp
: Công nghiệp
: Cán bộ công nhân viên
: Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
: Lợi nhuận trước thuế
: Maritime Cẩm Phả
: Maritime Quảng Ninh
: Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam
: Thương mại Cổ phần
: Trách nhiệm hữu hạn
: Tài sản lưu động
: Tài sản cố định
: Tổng tài sản
: Ví dụ
: Vốn chủ sở hữu
: Vật liệu xây dựng
: Việt nam đồng
: Tổ chức tín dụng
: Xây dựng cơ bản
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Hà nội, ngày.thángnăm 2009NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Hà nội, ngày.thángnăm 2009
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Cẩm phả tỉnh Quảng ninh - những anh chị đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo về chuyên môn và nghiệp vụ cho Tôi trong suốt thời gian Tôi thực tập tại chi nhánh.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Đinh Đào Ánh Thuỷ, Cô chính là người đã định hướng về lý luận, thực tiễn, trực tiếp hướng dẫn Tôi hoàn thiện Luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới tập thể thầy cô khoa Đầu tư - những người thầy , người cô đáng kính đã dạy cho Tôi một hệ thống kiến thức chuyên môn hoàn chỉnh trong suốt 4 năm học tập tại trường Đại học.
Hà nội, ngày 01 tháng 06 năm 2009
Sinh viên
Trần Thị Thuỷ
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM KẾT
Kính gửi: - Hội đồng xét tốt nghiệp trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
- Khoa đầu tư
Tôi là: Trần Thị Thuỷ
Sinh Viên lớp : Đầu tư 47 D – Mã số sinh viên: CQ473212
Chuyên ngành : Kinh tế đầu tư
Khoá : 47 năm học 2005 – 2009
Tôi xin cam kết toàn bộ khoá luận này là sản phẩm trí tuệ của cá nhân. Không hề có bất cứ một hành vi sao chép, cắt chụp. Những số liệu đi mượn, trích dẫn Tôi đề chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm với những cam kết trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà nội, ngày 01 tháng 06 năm 2009.
Sinh viên
Trần Thị Thuỷ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2571.doc