Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương Ba Đình

- Cán bộ tín dụng sẽ đề xuất biện pháp hình thức đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị công nghệ nếu những công nghệ thiết bị sản xuất hiện có tỏ ra lạc hậu, do đó chất lượng và năng xuất lao động thấp, chi phí sản xuất lại cao dần dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp hoặc vấn đề vệ sinh an toàn không được đảm bảo làm ô nhiễm môi trường mà không có biện pháp khắc phục. - Phương án đầu tư bổ xung thêm thiết bị sẽ được đề xuất nếu năng lực sản xuất của doanh nghiệp còn thấp so với nhu cầu trên thị trường , thiết bị sản xuất lại thiếu đồng bộ . - Phương án đầu tư mở rộng (Cả nhà xưởng và thiết bị) hoặc đầu tư mới nói chung chỉ đặt ra khi năng lực hiện có không đáp ứng được nhu cầu thị trường mà các hình thức đầu tư chiều sâu, đầu tư bổ xung nếu thực hiện sẽ rất tốn kém, không mấy hiệu quả.

doc82 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải là dự án sản xuất ra các thành phẩm vì thế nó không chịu sự chi phối, ảnh hưởng của thị trường nếu thị trường có biến đổi như thế nào đi nữa thì dự án không bị ảnh hưởng. 4. Thẩm định phương tiện kỹ thuật - Đặc điểm kỹ thuật của thiết bị kỹ thuật: Các thiết bị dự án lựa chọn đều là các thiết bị đã qua sử dụng , chất lượng còn lại trên 80%, có xuất xứ Nhật Bản bao gồm : + Máy san tự hành bánh lốp hiệu KOMASU, Model GD 31 - 3H. 3509, lưỡi san 3,2 in sản xuất năm 1986, sử dụng nhiên liệu Diezel, chất lượng còn lại 81%. + Máy xúc lật bánh hơi hiệu KOMASU model 5H65 dung tích gần 2,2 m3, nhiên liệu sử dụng Diezel, chất lượng còn lại 80%. + Máy ủi bánh xích hiệu KOMASU model D2OP, nhiên liệu sử dụng Diezel chất lượng còn lại 82%. * Nhận xét chung: Các thiết bị nói trên công ty đều đã tiếp nhận và cho hoạt động tại công trường, khôi phục QL1 Vinh - Đông Hà qua thời hoạt độngthực tế các thiết bị đều đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật. Việc lựa chọn các thiết bị đã qua sử dụng của dự án có ưu điểm nổi bật là giá thiết bị rẻ hơn phù hợp với tình hình nguồn vốn đầu tư của công ty, cho phép khấu hao nhanh để thu hồi vốn, phù hợp với thời gian thực hiện công trình, mặt khác vẫn đáp ứng tết các yêu cầu về kỹ thuật. 5. Thẩm định phương diện tài chính 5.1 Dự toán và nguồn vốn đầu tư Tổng dự toán: 534.380.000đ (theo quyết định phê duyệt của Tổng công ty XDCTGT 1) trong đó : + Máy xúc lật 256.525.000 đ + Máy san tự hành 173.650.000đ + Máy ủi đất l04.205.000đ - Cân đối nguồn vốn đầu tư + Nguồn vốn tự có : 0 + Nguồn vốn vay ngân hàng : 534.380.000Đ : 100% 5.2 Bảng dự trù doanh thu chi phí 1 năm (xem bảng bên) Doanh thu và chi phí hàng năm được tính toán và thẩm định lại trên cơ sở bảng giá, giá K máy ban hành theo quyết định số 1260 của Bộ Xây dựng và số K máy khai thác bình quân trong năm. Căn cứ vào tình hình sử dụng của các loại thiết bị. 5.3 Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn: Giả định thời gian hoạt động hữu ích của thiết bị chỉ là 5 năm để làm cơ sở đánh giá một cách chính xác hơn (nhỏ hơn thời gian hoạt động mà dự án dự kiến là 6 năm với khấu hao là 1 7 % / năm) * Mức sinh lợi vốn đầu tư LN ròng cả đời dự án Tính toán trên cơ sở DT - Chi phí 1 ca máy và số ca máy hoạt động 1 năm. Chỉ tiêu Máy xúc Máy ủi Máy san Tổng hợp Nguyên giá thiết bị 256525000 104105000 173650000 534380000 - Số ca máy khai thác 1 năm 250 250 250 250 - Đơn giá ca máy 760893 324631 584271 1669795 Doanh thu 190223250 81157750 146067750 417448750 Tổng chi phí hoạt động 175175910 72548590 110623640 358348140 - Chi phí cố định 85371500 34679250 57790500 177841250 + Khấu hao cơ bản 17% 43609250 17714850 29520500 90844600 + Khấu hao sửa chữa lớn 5% 12826250 5210250 8682500 26719000 + Khấu hao sửa chữa tiếp xúc 3% 7695750 3126150 5209500 16031400 Lãi vay đầu tư 13,8% năm 21240250 8628000 14378000 44246250 - Chi phí biến đổi 89804410 37869340 52833140 180506890 + Nguyên nhiên liệu chính + phụ 69882750 22848000 33736500 126467250 Lương CN điều khiển 12001000 9049000 11504000 32554000 + Chi phí quản l‎ý 66% lương CN 7920660 5972340 7592640 21485640 Lợi trước thuế 15047340 8609160 35444110 59100610 Thuế thu nhập DN 25% 3761835 2152290 8861027.5 147751512.5 Lãi sau thuế 11285505 6456870 26583082.5 44325457.55 =0,41 Như vậy sau khi hoàn thành dự án, một đồng vốn tự mang lại 0,41 đồng lợi nhuận cho chủ dự án. Một mức sinh lợi khá lớn. * Thời gian hoàn vốn : = 4 Thời gian hoàn vốn chỉ bằng 80% thời gian hoạt động dự kiến của toàn bộ dự án. * Điểm hoàn vốn : - Điểm hoàn vốn đầu tư cả đời dự án = 988 ca máy Doanh thu hoàn vốn = SLHV x Đơn giá ca máy = 988 x 1669.795đ 164.9757.460 So sánh với sản lượng và doanh thu cả đời dự án là 1250 ca và 2087241750đ đều thấp hơn. - Điểm hoàn vốn năm: Năng lực hoạt động hoà vốn hàng năm = 75% Sản lượng hoà vốn = 250 ca x 0,75 = 187,5 ca Doanh thu hoà vốn = 417.448.570đ x 0,75 = 313086562,5 đồng So sánh với sản lượng và doanh thu hàng năm của dự án là 250 ca và 4174487750 đồng đều thấp hơn. 5.4 NPV Bảng bên Với lãi suất chiết khấu: r = 13,8 %/năm NPV = 534380000 + 179416307 = 84543065 Với lãi suất chiết khấu 13,8% (1,15% tháng) tương đương hoạt động hữu ích của dự án giả định là 5 năm ( nhỏ hơn thời gian khấu hao thiết bị mà dự án dự kiến là 6 năm) ta tính được NPV của dự án có đủ khả năng chịu đựng được lãi suất vay trung hạn hiện hành. * Nhận xét chung về phương diện kinh tế tài chính: Sau khi xem xét đánh giá trên một số chỉ tiêu về phương diện kinh tế - tài chính của dự án có thể đánh giá chung về mặt lý thuyết là dự án hoàn toàn có hiệu quả và tính khả thi. 6. Phương pháp, cho vay, thu nợ 6.1 Phương án cho vay: Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam - Phát triển vay một lần căn cứ vào các hợp đồng mua thiết bị và các hóa đơn chứng từ kèm theo hợp đồng. Trường hợp đã trả trước người bán phần nào tiền thiết bị thì cho vay hoàn trả phần đó với điều kiện phải xuất trình đủ chứng từ chứng minh hợp pháp hợp lệ. 6.2 Phương án thu nợ: - Nguồn trả nợ hàng năm : trích 100% KHCB và lợi nhuận sau thuế thu được hàng năm của dự án là 135.170.OOOĐ dùng để trả nợ ngân hàng. Thời gian cho vay = 534.380.000/136170075 = 4 năm = 48 tháng - Thời gian thu nợ = thời gian cho vay = 48 tháng (không ân hạn vì các thiết bị đã được đưa vào khai thác ) - Kỳ hạn nợ: Phân thành 08 kỳ hạn bằng nhau, mỗi kỳ hạn 06 tháng, mức trả nợ mỗi kỳ hạn = 534.380.000đ/ 8 = 667.975.000 đồng. 7. Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay: Đây là dự án đã được tổng công ty Xây dựng công trình Giao thông 1 bảo lãnh, nên công ty cầu đường 1 0 không cần phải có tài sản đảm bảo tiền vay. Giả định: Công suất khai thác thiết bị là ổn định qua các năm chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng đầu tư vốn 534380000 0 0 Vốn tự có 0 Vốn vay 534380000 Dòng thu nhập của dự án 534380000 179416307 179416307 179416307 179416307 179416307 Lãi sau thuế 0 443255457 443255457 443255457 443255457 443255457 Khấu hao 0 90844600 90844600 90844600 90844600 90844600 Lãi vay đầu tư 0 44246250 44246250 44246250 44246250 44246250 NPV của DA với lãi suất chiết khấu 13,6% 84543064,85 * Số tiền cho vay: 534.380.000đồng * Lãi suất cho vay 1,15 %/ tháng * Thời gian cho vay 48 tháng * Thời gian thu nợ 48 tháng * Nhận xét rút ra từ việc thẩm định cho vay: Đối với dự án đầu tư mua sắm thiết bị thi công đường bộ phục vụ cho dự án khôi phục QL1 đoạn Vinh - Đông Hà của công ty cầu đường 10. Cơ sở để tiến hành thẩm định dự án này là luận chứng kinh tế kỹ thuật do doanh nghiệp lập, các báo cáo tài chính và các nguồn thông tin khác thu thập được qua quá trình quan hệ lâu dài với công ty. Việc thẩm định được theo đúng nội dung quy trình thẩm định trong văn bản hướng dẫn thẩm định cho vay trung - dài hạn của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung nào trong quy trình thẩm định cần tập trung phân tích còn tuỳ theo đặc điểm của từng dự án và sự linh hoạt của cán bộ tín dụng qua phần thẩm định trên ta rút ra một số điểm đáng chú ý sau: - Đây là dự án có quy mô nhỏ, đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất của công ty cầu đường 10, do vậy phần thẩm định phương diện thị trường không quan trọng trong báo cáo thẩm định đã không đề cập đến. - Phần đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của công ty đã tập trung phân tích một số chỉ tiêu chính phản ánh tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp trong một số năm gần đây. Các chỉ tiêu tài chính mới chỉ so sánh với thời kỳ trước đó để cho thấy xu hướng biến động nhưng chưa so sánh với mức trung bình toàn ngành vì hiện tại chưa có hệ thống tiêu chuẩn đối với cácchỉ tiêu tài chính của các ngành trong nền kinh tế. - Phần thẩm định dự án được thực hiện trên cơ sở các kết quả trong luận chứng kinh tế kỹ thuật của đơn vị vay vốn là chính, còn thiếu các thông tin về những dự án tương tự để cán bộ tín dụng cá thể đánh giá và so sánh. - Trong thực tế ngân hàng thường tiến hành thu hồi nợ gốc đều nhau. Cách thu hồi như vậy sẽ gò ép doanh nghiệp về mặt thời gian, dự án mới ở vào giai đoạn triển khai đã thu nợ cao như vậy gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn trả nợ. Phương pháp thu nợ chưa thực sự căn cứ vào cân đối thu chi của dự án. Một phần quan trọng trong nội dung thẩm định là đánh giá các đảm bảo nợ vay (Việc thế chấp cầm cố tài sản theo thể lệ tín dụng trung - dài hạn) không thực hiện được mà căn cứ cho an toàn nợ vay là giấy bảo lãnh vay vốn bằng uy tín của Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 và sự tín nhiệm của ngân hàng đối với công ty cầu đường 10 ) 2. Những khó khăn và tồn tại trong công tác thẩm định cho vay trung - dài hạn Ví dụ: Về thẩm định cho vay đối với công ty cầu đường 10 phần nào phản ánh những vướng mắc mà ngân hàng đang gặp phải trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan làm cho chất lượng thẩm định chưa cao. Đánh giá chung về thực trạng công tác thẩm định cho vay trung dài hạn tại ngân hàng Công thương Ba Đình cho thấy còn một số tồn tại sau. 2.1 Những tồn tại của ngân hàng về thông tin: Để có những kết quả tính toán chính xác về hiệu quả dự án đầu tư thì phải dựa trên những thông tin, số liệu đầy đủ, có chất lượng, chính xác về dự án trên nhiều mặt, nhiều góc độ khác nhau. Chất lượng và sự đầy đủ những thông tin này phụ thuộc một phần vào việc lập, thẩm định dự án đầu tư của chủ dự án và cung cấp thông tin của các chủ thể liên quan khác. Nhưng thực tế, trong quá trình thẩm định các dự án đầu tư, cán bộ tín dụng chỉ có một nguồn thông tin duy nhất do khách hàng cung cấp. Vì chỉ là nguồn thông tin một chiều nên mức độ chính xác của nó không cao. Khách hàng có thể nộp cho ngân hàng những báo cáo không trung thực, phản ánh sai lệch thực trạng sản xuất kinh doanh của đơn vị họ hoặc dự án chứa đựng số liệu không chính xác. Nhưng vì nguồn hàng có rất ít cơ hội tìm kiếm các nguồn thông tin khác để kiểm chứng nên rất khó khăn cho công tác thẩm định, có thể dẫn đến quyết định cho vay không đúng đắn. Mặt khác nền kinh tế nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nền các tài liệu về dự án đầu tư phần lớn là của nước ngoài. Do đó các khái niệm, thuật ngữ được đề cập đến trong dự án là khá mới mẻ đối với các chủ đầu tư, nên không thể tránh khỏi sự thiếu nhất quán trong sử dụng. Thị trường tư vấn nước ta lại chưa phát triển nên hầu hết các dự án đầu tư đều do các lực lượng của chủ đầu tư với trình độ còn nhiều hạn chế lập ra. Kết quả là các dự án được lập không đầy đủ, chưa chính xác, thiếu thông tin cần thiết làm cơ sở cho cán bộ tín dụng đánh giá tính khả thi. Rõ ràng là hiệu quả của công tác thẩm định dự án đầu tư phụ thuộc rất lớn vào trình độ chính xác của thông tin. Nâng cao chất lượng thông tin là một đòi hỏi khách quan và cấp bách. 2.2 Cơ sở chính sách của Nhà nước: Hiện nay, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, giá chung chung và không chính xác của nhà nước đã và đang tạo ra trở ngại lớn cho công tác thẩm định dự án đầu tư. Những năm gần đây, các luật về đất đai, về khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước đã được ban hành nhưng vẫn còn nhiều điểm thiếu sót. Ngoài ra, những quy hoạch về đất đai liên quan đến vùng kinh tế, vùng dân cư hay công trình giao thông...lại thường xuyên bị thay đổi, tạo tâm lý bất ổn cho doanh nghiệp, khiến họ không yên tâm đầu tư vốn để sản xuất kinh doanh. Và có khi có sự thay đổi thì rủi ro thuộc về phía ngân hàng và doanh nghiệp. Vì vậy quá trình thẩm định dự án đầu tư, cán bộ tín dụng thường rất ngần ngại và mất nhiều thời gian cân nhắc cho vấn đề này. Mặt khác, công tác quản lý nhà nước về chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê đối với các doanh nghiệp (mà đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) còn chưa được quan tâm đúng mức. Số lượng các công ty kiểm toán của Việt Nam chưa nhiều nhưng cũng đủ đáp ứng yêu cầu. Nhưng vì công tác kiểm toán còn mới mẻ chưa khẳng định được uy tín của mình. Mặt khác họ chưa có sự vượt trội hẳn về năng lực nghiệp vụ. Trong đó, cơ quan kiểm toán của nhà nước (VACO) mới ra đời, chỉ hoạt động trong phạm vi nhỏ hẹp. Với đặc điểm hoạt động kế toán ở các doanh nghiệp như vậy cán bộ tín dụng sẽ rất khó khăn trong việc lấy số liệu để tính toán các chỉ tiêu Có thời kỳ Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế đa thành phần làm cho tỷ lệ cho vay ngoài quốc doanh của các ngân hàng rất lớn. Sau một thời gian đầu tư cho thấy, hoạt động khu vực này thực tế không mang lại hiệu quả như mong muốn, và làm cho tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao. 2.3. Trình độ phân tích, thẩm định các khúc cạnh dự án Như phần trước ta đã biết rằng một dự án đầu tư bao gồm nhiều phương diện khác nhau trong mỗi phương diện đánh giá về một khía cạnh của dự án và tất cả các phương diện này đều rất quan trọng. Do đó, về mặt lý thuyết trong quá trình thẩm định, cán bộ tận dụng phải xem xét mọi vấn đề có liên quan đến dự án. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, đa số các dự án chưa được phân tích kỹ càng, xử lý toàn diện, bản thẩm định vẫn còn sơ sài. Tính khả thi của dự án được đánh giá chủ yếu dựa vào kết quả phân tích, tính toán trên phương diện tài chính mà thôi. Điều đó dẫn đến kết quả của việc thẩm định không đầy đủ, thiếu chính xác, và có thể dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm, gây ra hậu quả nghiêm trọng không lường được trước . Hiện nay, tuy các cán bộ tín dụng đã có nhiều nỗ lực đáng kể nhưng hiệu quả chưa thực sự cao. Chẳng hạn thẩm định doanh nghiệp vay vốn về hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được chú trọng. Công đoạn này nếu tiến hành đầy đủ theo yêu cầu sẽ chiếm nhiều thời gian và công sức, đặc biệt là với các khách hàng mới có quan hệ với ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế ngân hàng chưa quan tâm đúng mức tới khâu thẩm định tài chính doanh nghiệp vay vốn mà chỉ dừng lại ở mức nêu ra vài chỉ tiêu chung nhất, không kèm theo nhận xét, đánh giá trong biên bản báo cáo thẩm định. Bước thẩm định này không những cho ta cái nhìn bao quát về tình hình doanh nghiệp mà còn là cơ sở cho việc kiểm nghiệm sự đúng đắn của các khoản mục nêu ra trong dự án. Tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ thực sự là quan trọng và liên quan mật thiết tới hoạt động tương lai của doanh nghiệp nói chung trong đó có dự án. - Thị trường là nơi tiêu thụ sản phẩm, tạo ra nguồn thu cho dự án và đảm bảo trang trải nợ cho ngân hàng. Việc đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ của các dự án liên quan tới nhiều vấn đề, đòi hỏi ở cán bộ tín dụng khả năng phân tích, tổng hợp và óc phán đoán mới nắm bắt được tình hình. Yêu cầu này thực sự không đơn giản, nhất là đối với sản phẩm mới xuất hiện hoặc chưa có trên thị trường. Về mặt này, việc thẩm định còn quá sơ sài, thiếu chính xác, thậm chí mang tính lấy lệ là chủ yếu. Về phương tiện kỹ thuật cũng xảy ra tình trạng tương tự, thực ra cán bộ tín dụng đâu phải là chuyên gia kỹ thuật mà trái lại họ chỉ có chuyên môn về kinh tế, về tài chính. ở lĩnh vực này ngân hàng hâu như không có mấy kinh nghiệm, chủ yếu vẫn phải dựa vào phân tích kỹ thuật trong luận chứng kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đưa ra. Cán bộ tín dụng không xác định chính xác được tính tiên tiến của máy móc thiết bị, chưa xác định được máy móc công suất có trong dự án có phù hợp với nhà máy hay không ? có đảm bảo tính đồng bộ của máy không? có phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt nam không? (Về thời tiết khí hậu, độ ẩm ... ). Ngoài ra, thông thường cán bộ tín dụng cũng không phân tích cụ thể về khả năng sử dụng, vận hành thiết bị, công nghệ mới của dự án Cụ thể đó là trình độ của đội ngũ kỹ sư, công nghệ kỹ thuật trường hợp dự án được duyệt trong tình trạng không đạt yêu cầu về kỹ thuật sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của dự án khi đi vào hoạt động. - Phương diện hiệu quả kinh tế xã hội hầu như không được đề cập trong bản thẩm định. Công tác tổ chức quản lý dự án cũng hay bị bỏ qua, thiết nghĩ một dự án cho dù có mang lại lợi nhuận lớn đến đâu và có đủ khả năng trả nợ gốc và lãi đi chăng nữa cũng không thể chấp nhận nếu nó gây ra những ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực cho xã hội, đặc biệt liên quan đến vấn đề môi sinh. Tóm lại việc hoàn thiện hơn nữa tính toàn diện trong công tác thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp, ngân hàng và cả xã hội. 2.4 Về thế chấp, bảo lãnh, cầm cố Thế chấp, bảo lãnh hay cầm cố tài sản là các biện pháp để ngân hàng phòng chổng rủi ro trong trường hợp không thu hồi được nợ. Tuy nhiên, các quy định về điều này hiện nay đang còn ở mức văn bản dưới luật . Do đó, khi thẩm định dự án đầu tư, cán bộ sẽ phải mất nhiều thời gian để đánh giá, việc thực hiện hay giám sát phát mại tài sản bắt buộc phải có sự phối hợp của các cơ quan chức năng cũng như chính quyền sở tại và cơ quan bảo vệ luật pháp. Nhưng thủ tục còn nhiều rườm rà , phức tạp tạo tâm lý ngần ngại cho cán bộ tín dụng trong quá trình thực hiện trách nhiệm. Vì vậy vấn đề thế chấp, bảo lãnh, cầm cố đang là vấn đề đòi hỏi được giải quyết nhanh chóng. Tóm lại có 4 vấn đề chính đang gây trở ngại cho hoạt động thẩm định dự án đầu tư ở ngân hàng Công thương Ba Đình đó là: - Sự thiếu đồng bộ và cụ thể trong cơ chế, chính sách của Nhà nước. - Nguồn thông tin chưa thực sự đáng tin cậy. - Công tác thẩm định chưa toàn diện. - Bảo lãnh, thế chấp còn nhiều vướng mắc, các vấn đề trên tạo khó khăn, trở ngại lớn, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của công tác thẩm định. Vấn đề đặt ra là cần phải làm gì để khắc phục những khó khăn này, từng bước nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án. Chương III: GIảI PHáP NÂNG CAO CHấT LƯợNG THẩM ĐịNH Dự áN ĐầU TƯ TạI NGÂN HàNG CÔNG THƯƠNG BA ĐìNH Qua thực tế phân tích và đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư ở Ngân hàng Công thương Ba Đình, ta thấy ngân hàng đã và đang có nhiều cố gắng để thực hiện hơn công tác này. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế ở thời kỳ quá độ, hoạt động của ngân hàng ngày càng giữ vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở đất nước, thì yếu cầu cần phải có những biện pháp tích cực và cụ thể hơn nữa nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác thẩm định tại ngân hàng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu là một điều rất cần thiết. Để góp phần cùng ngân hàng giải quyết khắc phục những tồn tại trên, em xin đưa ra một số ý kiến sau. I. Phương hướng phát triển trong thời gian tới - Ngân hàng cần hợp lý hoá các chính sách của mình, cũng như các chính sách vĩ mô của nhà nước, các chính sách của ngân hàng cũng chưa đạt được sự hoàn hảo. Do đó, để nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng nói chung và nâng cao công tác thẩm định nói riêng, ngân hàng đề ra trong thời gian tới sẽ điều chỉnh thích hợp để hạn chế tối đa sự bất hợp lý trong hệ thống chính sách của mình. Nhất là chính sách về lãi suất cần điều chỉnh sao cho phù hợp với nền kinh tế hiện nay. - Ngân hàng ngày càng cố gắng hoàn thiện công tác khai thác thông tin từ nhiều nguồn để chính xác hoá các thông tin sử dụng trong công tác thẩm định dự án đầu tư phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của thông tin nên nâng cao chất lượng thông tin là một đòi hỏi khách quan, cáp bách. Nhưng cần phải làm gì để nâng cao chất lượng thông tin? Chúng ta biết rằng thông tin sẽ được chính xác hơn nếu được kiểm tra từ nhiều nguồn. Điều đó nói lên rằng, nên tránh sử dụng thông tin một chiều, nghĩa là ngoài những dữ liệu do doanh nghiệp xin vay trình ra, cán bộ tín dụng còn phải triệt để tận dụng các nguồn thông tin khác như thông tin điều tra trực tiếp, thông tin do mối quan hệ khách hàng lâu dài và thông tin từ các nguồn bên ngoài khác nữa. Cán bộ tín dụng cần nắm được các thông tin tài chính của tất cả các doanh nghiệp có thể không phải khách hàng của mình, để đến khi nào cần thì ta đã có một hệ thống thông tin chính xác. - Trong những năm tới ngân hàng nâng cao trình độ cán bộ tín dụng hơn nữa để đạt được chất lượng thẩm định dự án đầu tư như đã đề ra cần phải chú trọng vào các khâu thẩm định công nghệ, kỹ thuật, kinh tế tài chính, xã hội, thị trường, tác động đến môi trường. II Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư 1. Khai thác và sử lý thông tin trong công tác thẩm định 1.1. Thu thập thông tin Hiệu quả của công tác thẩm định dự án phụ thuộc vào độ chính xác của thông tin. Để quết định cho vay hay từ chối khoản vay, cán bộ tín dụng phải điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin về khách hàng. Thực trạng hoạt động của ngân hàng cho thấy, nguồn thông tin mới chỉ được lấy chủ yếu từ phía khách hàng, nên không mang tính khách quan, vì bị rơi vào tình trạng "thông tin không cân xứng". Có nghĩa là ngân hàng biết không đầy đủ về khách hàng của mình trong khi hoạt động của ngân hàng là công khai đối với doanh nghiệp. Ngân hàng Công thương Ba Đình đã và đang từng bước phổ biến và nângcao hiệu quả của việc điều tra trực tiếp (theo "Quy trình nghiệp vụ cho vay" của Ngân hàng Công thương Trung ương) nhưng chỉ mới bước đầu áp dụng và chưa được coi trọng lắm. Dưới đây là hệ thống các nguồn mà ngân hàng có thể triệt để tận dụng. Đó là thông tin do điều tra trực tiếp, thông tin từ bên ngoài và thông tin từ quan hệ khách hàng lâu dài. Các nguồn này phải do cán bộ tín dụng tự điều tra mới có được 1.1.1. Điều tra trực tiếp doanh nghiệp xin vay vốn * Phỏng vấn người vay Hình thức này nhằm lấy những thông tin cần thiết từ ban lãnh đạo của doanh nghiệp thông qua một cuộc phỏng vấn ngắn. Tuy rằng hình thức lấy thông tin từ hồ sơ vay vốn, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính có cùng nguồn cung cấp thông tin là khách hàng nhưng nhờ tính chất linh hoạt của việc phỏng vấn mà cán bộ tín dụng có thể khẳng định những điều ghi trong hồ sơ, tìm ra những điểm yếu hoặc khía cạnh không được đề cập trong thủ tục hồ sơ. Mục đích phỏng vấn người vay nhằm kiểm tra: - Quan sát thái độ, phương pháp và nội dung trả lời của khách hàng phát hiện những mâu thuẫn và những vấn đề không nhất quán, hoặc không trung thực giữa hồ sơ vay vốn và nội dung trả lời phỏng vấn. Nhận xét tư cách, năng lực, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm, uy tín của người vay. Giải trình những điểm chưa rõ hoặc còn mâu thuẫn trong hồ sơ vay vốn. Căn cứ vào mục đích phỏng vấn nói trên, cán bộ tín dụng phải tự đặt ra các câu hỏi để phỏng vấn cụ thể. Vấn đề quan trọng nhất là nghệ thuật đặt câu hỏi, tạo ra bầu không khí thoải mái, khuyến khích khách hàng nói chuyện, khai thác được nhiều thông tin bổ ích. Cán bộ tín dụng cần phải nghiên cứu chuẩn bị trước nội dung phỏng vấn càng chi tiết càng tết. Việc lưu dữ cẩn thận biên bản ghi chép hàng ngày nội dung các cuộc phỏng vấn cũng được xem là cần thiết để phòng trường hợp có kiện tụng. Khi đặt ra các câu hỏi để phỏng vấn khách hàng, càn bộ ngân hàng cần đặc biệt lưu ý một số nội dung mà trong các hộ sơ vay vốn, khách hàng thường giải trình chưa đầy đủ như: - Khả năng tạo điều kiện cần và đủ để tạo ra các nguồn thu nhập từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (bằng vốn vay ngân hàng) để trả nợ? - Các nguồn tiền khách thay thế có thể huy động được để trả nợ ngân hàng trong trường hợp phương án xin vay bị rủi ro không có nguồn trả nợ là những nguồn nào? Những khó khăn, thuận lợi và những loại rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng vốn vay là gì? Biện pháp khắc phục như thế nào? Để các cuộc phỏng vấn đạt kết quả cao, cán bộ tín dụng cần chuẩn bị thật kỹ từ ngoại hình, đi đúng giờ, tư cách giới thiệu đến trình bày vấn đề sao cho luôn thế chủ động, có khả năng dẫn dắt người phỏng vấn theo những vấn đề mình cần làm sáng tỏ. Muốn vậy, trước hết, cán bộ tín dụng cần nắm vững tất cả các dữ kiện đã có về công ty và lưu ý đến những vấn đề chưa thoả đáng. Đồng thời phải lập ra một chương trình cân đối tỉ mỉ, chi tiết. Còn một chi tiết không thể không nói đến, là nghệ thuật nói chen của người cán bộ mà khả năng này không phải người nào cũng có. Đôi khi phải vận dụng cả những xảo thuật theo kiểu " đắc nhân tâm". * Điều tra thực tế tại nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của người xin vay. Song song với việc mở các cuộc phỏng vấn, cán bộ tín dụng còn cần tiến hành kiểm tra, khảo sát, tham quan thực tế tại nhà, phân xưởng hay văn phòng và gặp gỡ nhân viên ở đó để trực tiếp đánh giá khả năng và hiệu quả quản lý, trình độ kỹ thuật, chất lượng uy tín sản phẩm, các hình thái hiện vật và chất lượng của tài sản cố định, tài sản lưu động, sản phẩm hàng hoá, dịch vụ... Cán bộ tín dụng cần lưu ý đề phòng trường hợp khách hàng mượn nhà xưởng sản xuất của người khác cho họ tham gia. Theo cách này, cán bộ tín dụng không những gặp gỡ với giám đốc, kế toán trưởng, mà còn tiếp xúc với đốc công, với công nhân... Đồng thời bên cạnh những chuyến thực tế chính thức, cần bố trí sắp xếp cho các chuyến đi không chính thức (nghĩa là không với tư cách là một cán bộ của ngân hàng) để nhằm thu được các kết quả xác thực về mối quan hệ của chủ doanh nghiệp với công nhân viên chức, của doanh nghiệp với các khách hàng hay các nhà cung cấp. . . .Kết quả thu được từ việc điều tra thực tế như thế có khi làm đảo ngược hoàn toàn quyết định cho vay hay từ chối. Lý giải cho điều này rất khó bởi các chỉ tiêu đó không cân, đong, đo, đếm được nhưng hoàn toàn không phải vố căn cứ Yêu cầu này đòi hỏi ở người cán bộ có bề dày kinh nghiệm. 1.1.2. Thu thập thông tin từ những nguồn bên ngoài Tùy theo từng nội dung, đặc điểm và tính chất từng khoản vay cụ thể, cán bộ tín dụng phải điều tra, thu nhập thêm các thông có liên quan đến khoản vay. Các nguồn bên ngoài là từ các ngân hàng có quan hệ với doanh nghiệp, trung tâm thông tin rủi ro, các khách hàng của doanh nghiệp, các công ty kiểm toán, chuyên gia kỹ thuật, chủ trương chính sách của nhà nước... - Những thông tin từ các ngân hàng có quan hệ thanh toán, tiền gửi, tín dụng với khách hàng : Loại thông tin này lấy từ sổ sách, tài khoản kế toán của khách hàng đối ứng với các nghiệp vụ nói trên, qua tài khoản của ngân hàng hoặc từ số liệu thống kê, các nhận xét, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, quan hệ vay - trả, mức độ tín nhiệm của các ngân hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán với khách hàng. Các thông tin cần phải thu nhập là: Doanh số cho vay, thu nợ, nội dung thanh toán, các quan hệ thanh toán với khách hàng liên quan... - Các khách hàng (đặc biệt là khách hàng truyền thống) của doanh nghiệp có thể cho biết về chất lượng sản phẩm, các dịch vụ đi kèm sản phẩm nếu có khối lượng hàng hoá đã ký kết theo hợp đồng. - Các công ty kiểm toán, như đã đề cập ở trên, có thể cung cấp những số liệu chính xác hay ít ra cũng tương đối chính xác về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, giúp ngân hàng có căn cứ để tính toán các chỉ tiêu cần thiết. - Các chuyên gia kỹ thuật có thể cung cấp những thông số kỹ thuật chuẩn xác về máy móc, thiết bị... - Cán bộ tín dụng cũng có thể tham khảo các tài liệu như: Chủ trương chính sách, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, địa phương, ngành...., các văn bản pháp lý có liên quan, các sách báo, tạp chí.... Ngoài ra, có thể cần sự hỗ trợ của Trung tâm thông tin rủi ro của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan thuế, hải quan, quản lý thị trường, công an kinh tế, địa chính, dư luận cán bộ công nhân viên, dư luận xã hội.... Trên thực tế, thu thập thông tin từ các nguồn bên ngoài đòi hỏi mất nhiều thời gian và không có tiêu chuẩn về độ chính xác. Nhưng nguồn này là rất cần thiết bởi các đặc trưng khách quan và đa dạng của thông tin. 1.1.3. Thu thập thông tin từ quan hệ khách hàng lâu dài Rõ ràng là một khách hàng có quan hệ lâu dài với ngân hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc đánh giá hơn so với các khách hàng mới. Những thông tin có thể lấy từ nguồn này là luồng tiền vào, ra trong tài khoản của doanh nghiệp, khả năng và uy tín trong thanh toán....Thông tin từ nguồn này có ưu điểm là tốn ít chi phí và thời gian trong việc tập hợp thông tin. Hơn nữa, việc xử lý thông tin từ nguồn này cũng sẽ cho ta kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên, việc tạo nguồn thông tin này không phải lúc nào cũng làm được Mỗi ngân hàng thường chỉ có một số ít các khách hàng được xếp vào hàng "Có quan hệ lâu dài". Mong muốn giữ chân khách hàng, làm cho khách hàng có quan hệ khăng khít với mình là của tất cả các ngân hàng, song không phải ngân hàng nào cũng thành công. Vì vậy, mỗi ngân hàng phải tin ra cho mình giải pháp riêng phù họp. Đây là mối quan tâm của ban lãnh đạo từng ngân hàngvà có liên quan đến nhiều mặt hoạt động của ngân hàng mà quan trọng nhất là chiến lược khách hàng. 1.2. Xử lý thông tin: Công việc xử lý thông tin như ta đã thấy là vô cùng khó khăn, phức tạp, song nó cũng chỉ thực sự có ý nghĩa khi công tác xử lý thông tin là nghiêm tức và đúng đắn. Để đạt được điều đó, yêu cầu đối với cán bộ tín dụng là phải hiểu rõ bản chất, ý nghĩa của các khái niệm dùng trong phân tích và hiểu thấu đáo công việc của mình đang làm. Cuối năm 1997, ngân hàng Công thương Việt Nam đã cho lưu hành nội bộ "Quy trình nghiệp vụ cho vay". Đây là điều kiện thuận lợi cho người thẩm định nhưng cán bộ tín dụng cũng cần linh hoạt trong việc áp dụng đối với từng dự án cụ thể, có thể thêm hoặc bớt các chỉ tiêu khi cần thiết. 2. Nâng cao trình độ kiếnn thức của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định Như đã nêu ở chương trước, thực tế vẫn còn tình trạng các cán bộ tín dụng xem nhẹ mặt này hay coi trọng mặt khác trong khi mọi phương diện cần thẩm định của dự án đều quan trọng cần thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến tính đúng đắn của việc ra quyết định sau này. Vì vậy, yêu cầu cần phải toàn diện trong thẩm định hiện đang là vấn đề có tính cấp bách và hướng trực tiếp vào các cán bộ tín dụng. Các cán bộ tín dụng dường như mới chỉ có đủ trình độ và cũng chỉ quan tâm đến khía cạnh tài chính của dự án. Điều này cũng không có gì khó hiểu bởi lẽ trong nhà trường họ, chỉ được trang bị kỹ lưỡng phần kiến thức thuộc phạm vi ngân hàng mà thôi. Họ không thể có được lượng kiến thức dự án đầu tư. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án về mặt tài chính là quá quen thuộc và dễ hiểu đối với cán bộ tín dụng, đó là NPV, là IRR, là thời gian hoàn vốn...cũng không thể đổ lỗi do họ không được đào tạo và các khía cạnh khác, nhất là kỹ thuật, bởi thực tế là có, song mới chỉ là vài nét chấm phá, là cưỡi ngựa xem hoa. Tuy nhiên, yêu cầu nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư vẫn cứ đòi hỏi khả năng mọi mặt ở cán bộ tín dụng theo lý riêng của nó. Thừa nhận rằng thẩm định dự án là công việc vô cùng khó. Đòi hỏi ngay lập tức cán bộ tín dụng phải hội đủ các tố chất nêu trên là không tưởng bởi đây không phải là kết quả một sớm, một chiều mà là cả quá trình tích luỹ và bề dày kinh nghiệm. Cho nên các ngân hàng cần thường xuyên mở các lớp đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có thể là ngắn hạn, cho cán bộ hay tổ chức các cuộc nghiên cứu, các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ ngân hàng hoặc trong toàn hệ thống, sưu tầm và phổ cập các sách báo, tài liệu nước ngoài có thể áp dụng được....Các biện pháp này hoàn toàn có thể thực hiện được. Ngoài ra, để giúp cho cán bộ ngân hàng hiểu sâu sắc nội dung của các văn bản, chứng từ của nước ngoài (Phổ biến là L/C và hợp đồng mua bán) và thuận lợi trong quá trình nghiên cứu các tài liệu tham khảo, cần trang bị cho cán bộ tín dụng vốn ngoại ngữ ở một trình độ nhất định. Nhu cầu về thông tin và xử lý thông tin trong thời đại tin học ngày nay cũng đòi hỏi ở người nhân viên khả năng thành thạo vi tính. Đó là hai nhân tố được coi là bổ trợ, cần thiết mà mỗi cán bộ tín dụng nên trau dồi. 3. Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng tin học trong thẩm định Ngân hàng cần sớm đưa việc tính toán các chỉ tiêu tài chính trong việc thẩm định dự án đầu tư vào chương trình phần mềm vi tính. Trước hết, cần đưa toàn bộ các thông tin tổng hợp về doanh nghiệp và dự án đầu tư vào máy tính. Tuỳ thuộc vào cách xử lý mà thông tin sẽ đưa ra qua các kênh khác nhau. Việc làm này tạo thuận lợi cho việc tính toán các chỉ tiêu theo phương pháp phân tích độ nhạy tính tỷ suất hoàn vốn nội bộ. . . .Để thấy rõ sự cần thiết phải ứng dụng tin học troong thẩm định dự án, ta hãy xét một số khó khăn thường gặp khi tiến hành thẩm định là: - Với mỗi sự thay đổi về công suất dự án, về các thông tin đầu vào hay doanh số. . . đều làm thay đổi hoàn toàn kết quả thẩm định - Việc tính IRR phải áp dụng phương tính gần đúng (nội suy tuyến tính) và có thể tính toán nhiều lần mới cho ra kết quả. - Với mỗi thay đổi tỷ suất hiện tại hoá, sẽ cho ra các giá trị khác nhau của giá trị hiện tại ròng (ảnh hưởng đến tính lỗ lãi của dự án). - Trong trường hợp dự án không khả thi cần có sự điều chỉnh (chẳng hạn về thời hạn thu nợ) vì việc tính toán để lựa chọn phương án là rất phức tạp. Tính toán các chỉ tiêu thực chất là việc tiến hành xử lý các thông tin, nếu công việc xử lý thông tin này được đơn giản hoá, giảm chi phí và thời gian thì công việc thu thập thông tin có cơ hội được đầu tư nhiều hơn. Có như thế, nguồn thông tin sẽ có khả năng chính xác hơn, tức là công tác thẩm định có kết quả cao hơn . Đồng thời giảm thời gian đầu tư cho quá trình thẩm định sẽ làm cho ngân hàng chứng minh được năng lực của mình và tăng uy tín đối với khách hàng. 4. Lập quỹ hỗ trợ cho việc thẩm định Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh dường như chưa có và cũng không cần dùng đến các khoản chi phí trợ giúp trong quá trình thẩm định bởi vì nguồn thông tin là sẵn có. Với ngân hàng công thương Ba Đình, nguồn này có thể là do khách hàng cung cấp, do tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành và Nhà nước quy định, do Phòng dự án Hội sở Ngân hàng công thương đề ra... hoặc do linh cảm và bề dày kinh nghiệm của cán bộ tín dụng đúc kết. Ngay bản thân những người làm công tác thẩm định cũng chưa nhận thức sự cần thiết của khoản tiền này vì mặc dù có những cuộc gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp cần chi phí nhưng nhìn chung còn lẻ tẻ và không thường xuyên. Tuy nhiên, khi nâng cao chất lượng thẩm định trở thành đòi hỏi và nhất là khi thị trường tư vấn phát triển mạnh thì nguồn tiền đáp ứng các khoản chi phí này là không thể thiếu. Vì thế các ngân hàng nên lập riêng một quỹ hỗ trợ thẩm định và quỹ này sẽ được dùng vào việc như gặp gỡ, tiếp xúc, các chuyến đi thực tế, mua thông tin và đào tạo cán bộ nâng cao tay nghề. Hơn nữa, mỗi ngân hàng cần có biện pháp nhằm quản lý tết quỹ này để nó được sử dụng đúng mục và mang lại hiệu quả. 5. Hoàn thiện hơn nữa những nội dung cần thẩm định Một dự án đầu tư được đánh giá là khả thi là dự án đạt các yêu cầu về thị trường , kỹ thuật . . . . và có khả năng trả nợ gốc và lãi bằng nguồn tiền dự án tạo ra. Tuy nhiên, dòng tiền cũng chưa đảm bảo rằng dự án sẽ trả nợ đúng hạn. Xét về mặt nào đó thì lợi nhuận thực tế nằm trong tay của chủ dự án mới là điều quan trọng. Do đó, cùng với báo cáo thu nhập chi phí, khi thẩm định, cán bộ tín dụng cần kết hợp bổ sung báo cáo luân chuyển tiền tệ dự kiến trong năm (thậm chí từng thang) của dự án. Mục đích của báo cáo này là dự báo luồng tiền vào ra của dự án để chỉ ra trong mỗi giai đoạn thời gian, dự án thừa hay thiếu tiền mặt. Trên cơ sở đó xác định được khả năng trả nợ gốc và lãi của dự án. 6. Cơ chế, chính sách của Nhà nước: Chúng ta biết rằng hệ thống chính sách của nhà nước ảnh hưởng và chi phối tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, tôn giáo, môi trường.... Một sự thay đổi dù lớn hay nhỏ trong chính sách của Nhà nước ngay lập tức tác động đến toàn xã hội. Và công tác thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn cũng không phải là ngoại lệ, nó bị chi phối bởi các chính sách vĩ mô ở các mức độ khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này chúng ta chỉ quan tâm đến mảng chế độ có tác động đến công tác thẩm định dự án xuất phát từ những tồn tại nêu trên và những nguyên nhân của chúng. 6.1. Quy định thống nhất về công tác kê toán và nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán Công tác quản lý nhà nước về pháp lệnh kế toán thống kê đối với các doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp ngoài quốc doanh) chưa được chú ý đúng mức. Hiện nay, chỉ có các doanh nghiệp nhà nước và số ít các doanh nghiệp tư nhân có hoạt động kế toán tương đối nghiêm túc và đúng theo các quy định của nhà nước. Còn lại phần lớn các doanh nghiệp tư nhân làm kế toán rất sơ sài tuỳ tiện. Đấy là chưa kể các trường hợp lập cùng lúc nhiều bộ sổ sách kế toán hòng gian lận và che mắt các cơ quan chức năng. Tình trạng này thườngxảy ra ở các doanh nghiệp tư nhân mà hoạt động của công tác kế toán không mấy phức tạp, ít nghiệp vụ. Do đó việc đánh giá tình hình tài chính ở các đơn vị này rất khó khăn. Để khắc phục vướng mắc này, cán bộ tín dụng sẽ rất vất vả nếu phải kiểm tra lại toàn bộ các chứng từ phát sinh của đơn vị. Cách làm này sẽ cho ra kết quả trung thực, chính xác về tình hình kinh doanh của đơn vị nhưng mất quá nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó các cán bộ có thể nhờ cậy được các công ty kiểm toán nhưng bản thân công tác kiểm toán cũng chưa thực sự được tín nhiệm. Công ty kiểm toán Nhà nước còn quá non trẻ, đội ngũ cán bộ chưa dày dạn kinh nghiệm. Các kiểm toán nước ngoài hoạt động có phần hiệu quả hơn song chủ yếu phục vụ cho các công ty liên doanh. Điều đáng nói nhất ở đây lại là về khía cạnh năng lực, trình độ. Thật thà mà nói, chuyên môn của các nhân viên kiểm toán cũng không hơn gì nhiều so với kế toán doanh nghiệp và cán bộ tín dụng ngân hàng, thậm chí không thể nắm rõ tình hình bằng kế toán viên doanh nghiệp, nhất là trường hợp họ cố ý che giấu. Thực trạng như vậy thử hỏi làm sao ngân hàng dám dựa vào số liệu của kiểm toán, có chăng chỉ là có tính chất tham khảo mà thôi. Vì vậy Nhà nước cần ban hành những quy định có tính chất bắt buộc về sử dụng hệ thống kế toán đối với các doanh nghiệp cũng như các quy định chuẩn về mức độ tin cậy của công ty kiểm toán. Bản thân công tác kiểm toán cần nâng cao hiệu quả của mình để hỗ trợ các ngân hàng. Đồng thời nhà nước cần quy định tăng cường thanh tra, kiểm tra sổ sách phát hiện các doanh nghiệp vi phạm để có biện pháp xử lý kịp thời 6.2. Vấn đề thế chấp tài sản Ta biết rằng, tài sản thế chấp là biện pháp chống đỡ rủi ro cho ngân hàng khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Trước đây theo luật doanh nghiệp của nhà nước thì các doanh nghiệp được phép mang tài sản thuộc quyền quản lý của mình ra thế chấp, kể cả giá trị quyền sử dụng đất được giao hoặc thuê để thế chấp vay vốn. Khi đưa vào thực tế thì quy định trên không mang lại hiệu quả. Bởi lẽ doanh nghiệp nhà nước đem tài sản của nhà nước để vay vốn ở các ngân hàng quốc doanh thực sự chẳng có ý nghĩa gì. Theo quy định mới đây thì các doanh nghiệp nhà nước không cần thế chấp tài sản, nhưng đối với khu vực tư nhân thì đây là điều kiện bắt buộc khi xin vay vốn ngân hàng. Do ít vốn và tài sản nên đa phần các doanh nghiệp tư nhân và gia đình dùng nhà cửa và đất xây dựng làm vật thế chấp. Do đó vấn đề thế chấp tài sản cũng có liên quan đến quy luật đất đai vẫn đang là điều đáng bàn. Hiện nay, việc ngân hàng sử dụng đất đai, nhà cửa làm thế chấp còn rất nhiều vướng mắc. Thứ nhất do các điều luật còn không nhất quán, quá mơ hồ, gây lúng túng cho cán bộ tín dụng. Chẳng hạn như cũng là một bộ hồ sơ về thế chấp tài sản nhưng với món vay này cần những loại giấy tờ này nhưng với món khác thì lại hoàn toàn khác, có thêm, có bớt. Cán bộ ngân hàng không biết đâu là quy định chuẩn, cho nên với từng trường hợp cụ thể đều phải xử lý " linh hoạt". Thông thường thì không có vấn đề gì nhưng biết đâu có lúc nào đó tình trạng này sẽ tạo ra kẽ hở cho bọn gian lận lách mình qua. Thứ hai liên quan đến việc định giá tài sản thế chấp. Việc làm này tiến hành tương đối dễ dàng bởi vì các ngân hàng đã có khung giá chuẩn quy định đối với từng loại nhà cửa, đất đai (theo phố phường, theo cấp nhà, theo diện tích...) Tuy nhiên, khung giá này phải thường xuyên được điều chỉnh theo biến động của thị trường, tránh trường hợp quá lỗi thời, nhất là trong tình hình kinh tế xã hội nước ta chưa ổn định. Việc định giá cũng không chỉ dừng lại ở đó mà cán bộ tín dụng cần xuống tận nơi "tham quan" hiện trường, tranh thủ điều tra giá trị vô hình tài sản. Đặc điểm của người dân Việt Nam là tư tưởng mà nhất là tư tưởng mang tính truyền thống dễ gì xoá bỏ hoàn toàn. Chẳng hạn như một cái nhà thót hậu hay đã từng có án mạng thì có khi giá rẻ đến đâu cũng chẳng có ai mua. Rõ ràng đây cũng là khía cạnh mà khi phân tích cán bộ tín dụng cần lưu tâm. Cuối cùng là việc phát mại tài sản, khi rủi ro không thu hồi được nợ. Về phía ngân hàng, họ không hề mong muốn điều này xảy ra vì trước hết, nó phản ánh chất lượng của tín dụng không cao và sau đó là việc phát mãi tài sản quá ư phức tạp. Ngân hàng phải để cho chính chủ sở hữu tự bán nhà và điều này là không thực tế chút nào. Thông thường ngân hàng phải vời đến một bên thứ ba, tức là thành lập một uỷ ban có sự tham gia của cơ quan chức năng, chính quyền sở tại và cơ quan luật pháp có liên quan. Sau tất cả các thủ tục phức tạp như vậy nhưng không phải lúc nào công việc cũng được tiến hành suôn sẻ. Có ngân hàng đã gặp phải trường hợp thế này: Khi hoàn tất thủ tục, ngân hàng cử người đến niêm phong chuẩn bị phát mại thì gặp phải cảnh cụ già ốm yếu nằm trong nhà (đó là do con cháu cụ dựng lên). Thử hỏi người Việt Nam nào có thể vô lương tâm đến độ thẳng tay đuổi cụ ra khỏi nhà, cho dù điều đó là hoàn toàn hợp lý? Với những tình huống cá biệt như thế, chỉ còn trông chờ vào khả năng xử lý nhạy bén của cán bộ tín dụng mà thôi. Hình thức thế chấp chủ yếu được sử dụng là thế chấp tài sản như đã trình ở trên. Hiện đã có những quy chế về bảo lãnh, cầm cố song những hình thức này còn quá mới mẻ và lạ lẫm đối với cả ngân hàng và người đi vay. Hơn nữa việc đánh giá đối với tài sản thuộc loại này còn đa dạng và phức tạp hơn nhiều và gây khó khăn cho cán bộ tín dụng. Tóm lại, Nhà nước cần ban hành các quy định, hiệu quả rõ ràng hơn và nhất là có tính cưỡng chế cao hơn về vấn đề thế chấp vốn ngân hàng. Đồng thời các quy định không nên dừng lại ở quyền và nghĩa vụ đối với người đi vay và người cho vay, mà cần có quy định đối với các bên có liên quan, nhất là cơ quan công chứng. Bản chất của công tác thẩm định vô cùng phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực nên nó bị chi phối bởi mỗi nhấn tố tác dụng lên mỗi lĩnh vực. Tất cả các liên quan ở tầm vĩ mô đều có ảnh hưởng như thể các hạ tầng cơ sở đối với công tác thẩm định dự án. Tuy nhiên, bản thân công tác thẩm định phải luôn tự hoàn thiện nâng và nâng cao hơn chất lượng công việc. Điều này phụ thuộc vào khả năng và sự nỗ lực của ngành ngân hàng, của hệ thống, của từng chi nhánh và của mỗi cán bộ làm công tác tín dụng. III. Kiến nghị Các giải pháp về nghiên cứu nghiệp vụ nêu trên là những vấn đề xuất đối với ngân hàng, song để chất lượng thẩm định, hay nói cách khác là hoàn thiện khâu "Kiểm tra trước" trong quy trình nghiệp vụ cho vay cần có sự phối hợp đồng bộ của NHNN, các Bộ, Ngành, có liên quan cùng với việc tạo dựng một môi trường kinh tế, pháp lý thuận lợi. Em xin đề xuất một số kiến nghị sau. 1. Kiến nghị NHNN: - Trong quá trình thẩm định theo nội dung quy trình cán bộ thẩm định gặp một số khó khăn do một số quy định của NHNN và của chi nhánh chưa thực sự tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định hoàn thiện nội dung quy trình thẩm định. Để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh được an toàn và hiệu quả, đồng thời chia sẻ rủi ro cho Ngân hàng, cần phải quy định rõ trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt dự án, cơ quan nào chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả dự án. - Cách tính lãi: Khi phân tích thẩm định dự án, các chỉ tiêu JRR, NPV được tính toán theo một tỷ lệ chiết khấu và trên cơ sở lãi kép, trong khi đó thì việc tính lãi và thu lãi khoản nợ vay ngân hàng lại tính theo lãi đơn, bởi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước " Số tiền lãi chưa thu được bên cho vay hạch toán theo dõi ở tài khoản ngoại bảng, không nhập lãi vào gốc (thể lệ tín dụng trung và dài hạn) Như vậy có sự không thống nhất giữa hai phương pháp tính toán, mặt khác vì khoản lãi nộp chậm không phải trả lãi nên doanh nghiệp không tích cực nộp lãi đúng hạn. Vậy NHNN nên xem xét cách tính lãi cho khoản vay trung dài hạn sao cho phù hợp với thực tế. Muốn nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngân hàng thì Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường vai trò trong việc hỗ trợ cho nâng cao nghiệp vụ, phát triển đội ngũ nhân viên, trợ giúp về thông tin và kinh nghiệm cho các NHTM. Hàng năm, NHNN cần tổ chức những hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các NHTM trong công tác thẩm định. 2. Kiến nghị Ngân hàng Công thương Trung ương: Đề nghị Ngân hàng Công thương Trung ương cần phải có tăng cường hợp giữa các bộ phận thẩm định của các chi nhánh NHCT với bộ phận thẩm định của Chi nhánh NHCT Ba Đình để trao đổi kinh nghiệm và thông tin. Vì mỗi chi nhánh đều có thế mạnh trên một số lĩnh vực cụ thể nên rất có ý nghĩa khi bổ sung hỗ trợ cho nhau nhất là trong các dự án đồng tài trợ. - Để thu thập được nhiều thông tin chính xác, kịp thời thì Ngân hàng phải lập ra một quỹ hỗ trợ cho việc thẩm định, trích lập quỹ với ngân sách ít ỏi, không đủ cho chi phí thì Ngân hàng Công thương Trung ương cần trích lập ra một số tiền để hỗ trợ cho các quỹ hỗ trợ cho việc thẩm định của từng chi nhánh để cho nhân viên có theo đi lấy thông tin, mua thông tin một cách dễ dàng. 3. Kiến nghị với Chinh phủ và các Bộ, ngành có liên quan: - Đề nghị Chính phủ cần sớm ban hành quy định về quy chế tài chính và hạch toán kinh doanh đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, qua đó tăng cường tính hiệu lực pháp lý, đảm bảo tính đồng bộ chuẩn mực của công tác hạch toán, kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định khi tiến hành kiểm tra, đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. - Chấn chỉnh công tác kế toán phải đi đôi với việc nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm soát. Sau hơn mười năm đổi mới, ở nước ta đã có hệ thống kiểm toán nhà nước, 15 công ty kiểm toán độc lập bao gồm cả công ty 100% vốn nước ngoài công ty liên doanh nhà nước và trách nhiệm hữu hạn, song hiệu quả của công tác kiểm toán chưa cao. Để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm toán trước hết cần có sự thống nhất giữa các công ty kiểm toán Việt Nam. Cụ thể hoá các chuẩn mực kiểm toán Quốc tế. Chính phủ cần quy định chế độ kiểm toán bắt buộc đối với mọi loại hình doanh nghiệp, qua đó đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính. - Các bộ, các ngành cần nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án đầu tư nhất là về các mặt công nghệ, kỹ thuật, kinh tế xã hội, thị trường, tác động môi trường để các kết quả này làm căn cứ cho Ngân hàng thẩm định. - Các bộ chủ quản như : Công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, kế toán và đầu tư tổng cục thống kế cần hệ thống hoá các thông tin liên quan đến các lĩnh vực mà ngành mình quản. Hàng năm nên công khai qua các tài liệu chuyên ngành hoặc tập hợp ở các tầm thông tin của ngành để giúp chủ đầu tư cũng như NHTM thuận lợi hơn trong việc thu thập thông tin phục vụ cho lập và thẩm định dự án đầu tư. Nhưng thông tin này cần phải đảm bảo tính chính xác và một số có thể đem bán để tăng nguồn thu ngân sách. - Các Bộ, ngành, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ hơn trong việc trao đổi và cung cấp các thông tin, cần thiết lập và phát triển một mạng thông tin trong toàn quốc với sự tham gia rộng rãi của các cơ quan trong việc đổi mới hệ thống cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động đầu tư và công tác thẩm định. - Các chủ đầu tư cần nâng cao năng lực lập và thẩm định các dự án đầu tư. Khi xem xét các quyết định của dự án đầu tư cần tiến hành các nghiên cứu cụ thể chi tiết trên các mặt thị trường, kỹ thuật và tài chính. Các chủ dựa án cần phải có nhận thức đúng về vai trò, vị trí của công tác thẩm định dư án đầu tư trước khi quyết định đầu tư để có những dự án thực sự có hiệu quả, cần loại bỏ tư tưởng lấy dự án chỉ là hình thức để xin vay còn sau đó không cần biết: Cuối cùng đề nghị chính phủ, các Bộ, ngành cho quyền quyết định đầu tư hay không đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng. Đối với các NHTM để nó hoạt động theo đúng nghĩa của NHTM. Chính phủ không nên can thiệp sâu vào lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng. KếT LUậN Nhiệm vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đã được đề ra từ Đại hội Đảng VII và được cụ thể hoá qua hai lần đại hội tiếp theo. Từ đó đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, triệt để các mặt hoạt động. Bất kỳ một nền kinh tế nào được coi là phát triển đều không thể thiếu bộ máy của các ngân hàng bởi vì chúng là " Các không gian tài chính, Mà cho vay lại là một trong các hoạt động cơ bản của ngân hàng. Khâu kiểm tra trước đối với các khoản vay giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định cho vay hay từ chối khoản vay. Yêu cầu phải nâng cao và nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định mà quan trọng là thâm định dự án đầu tư có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi một ngân hàng. Trước ngưỡng cứa của thế kỷ 21, các ngân hàng Việt Nam đã và đang và sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn lao. Với hành trang sẵn có, cùng với các ngân hàng khác, ngân' hàng Công thương Ba Đình cần xác định vị trí, trách nhiệm của mình, thích nghi nhanh với cơ chế thị trường, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, hoàn thiện hệ thống tổ chức và nâng cao trình độ cán bộ, phấn đấu đưa hoạt động của ngân hàng có bước phát triển mới đúng hướng, an toàn và hiệu quả. Sau cùng, em mong rằng một vài ý kiến của mình sẽ có thể đóng góp phần nào vào công cuộc đổi mới hoạt động của ngân hàng Công thương Ba Đình để năm 1999 sẽ gặt hái nhiều thành công hơn nữa. Ngân hàng Công thương Ba Đình sẽ luôn là một chi nhánh chủ chết trong hệ thống ngân hàng công thương, một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Hoàn thành bài viết này em xin chân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ ngân hàng Công thương Ba Đình, đặc biệt là các anh chị trong phòng kinh doanh thương nghiệp. Em xin cảm ơn Thầy Trần Đăng Khâm là người đã tận tình hướng dẫn em trong việc nghiên cứu đề tài này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn./. Hà Nội 8 / 1999 Tài liệu tham khảo Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính - Frederic Smishkin Giáo trình lập và quản l‎ý dự án đầu tư - Trường Đại học kinh tế Quốc dân. Quản trị Tài chính doanh nghiệp - Trường Đại học kinh tế Quốc dân. Các văn bản, thể lệ, chế độ của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Ba Đình. Thị trường Tài chính Tiền tệ. Tạp chí Ngân hàng. Một số luận văn tham khảo và tạp chí khác. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6750.doc
Tài liệu liên quan