Đề tài Giải pháp nâng cao Công tác thu, chi và quản lý quỹ BHXH tỉnh Sơn La

Trong điều kiện kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, BHXH có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo đời sống người lao động, ổn định mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước giàu đẹp văn minh. Khẳng định được vai trò không thể thiếu trong hệ thống các chính sách xã hội của Nhà nước ta - Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cùng với sự đổi mới toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung , từ năm 1995 BHXH nước ta chuyển sang một cơ chế thực hiện các chế độ BHXH hoàn toàn mới so với trước đây: Thành lập quỹ BHXH tập trung, độc lập. Thành lập cơ quan chuyên trách về BHXH là Bảo hiểm xã hội Việt nam, được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương . Trải qua gần 10 năm xây dựng và trưởng thành, BHXH Việt nam nói chung và BHXH Sơn la nói riêng đã đạt được những kết quả rất đáng trân trọng, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo người lao động đồng thời phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước ta. Trước đây quỹ BHXH chỉ tồn tại trên danh nghĩa ( Do Ngân sách Nhà nước bảo đảm) thì đến nay chúng ta có một quỹ tài chính độc lập, tự hạch toán cân đối thu - chi BHXH, vai trò của quỹ đã phát huy tác dụng.

doc66 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao Công tác thu, chi và quản lý quỹ BHXH tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số thu BHXH không ngừng tăng lên qua các năm. Để đạt được kết quả như trên, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của cơ quan BHXH Tỉnh Sơn La, còn có một số yếu tố sau: + Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH : đối với khối doanh nghiệp Nhà nước và khối hành chính sự nghiệp thì lao động càng làm việc lâu năm thì mức lương càng tăng dần dẫn đến hệ số lương để tính nộp BHXH cũng tăng. Mặt khác, do sự phát triển của nền kinh tế nước ta, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu cho cuộc sống ngày càng lớn, đòi hỏi phải có thu nhập càng lớn. Vì vậy, trong 7 năm qua, Nhà nước ta đã 3 lần tăng mức lương tối thiểu từ 120.000đ đến 144.00đ đến 180.000 đ và hiện nay là 210.000 đ mà lương hưu của khu vực này lại tính theo hệ số.Do đó, mức lương được tăng lên, làm cho số phải nộp cho quỹ BHXH cũng phải tăng lên.cũng do sự phát triển của nền kinh tế mà quá trình SXKD của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thuận lợi nhưng số doanh nghiệp tham gia BHXH còn rất ít. Do các doanh nghiệp này lợi dụng người lao động không có việc làm nên không trích nộp BHXH cho người lao động .Bên cạnh đó, ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hầu như không có công đoàn nên việc đòi hỏi và đấu tranh cho người lao động còn rẫt bị hạn chế. + Số đơn vị tham gia BHXH ngày một gia tăng; số lượng lao động tham gia BHXH tăng không đáng kể. 2.4.3.1 Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Hiện nay trên địa bàn Tỉnh Sơn La có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trên các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh như: Xây dựng dân dụng, giao thông thủy lợi, mộc dân dụng... Tuy có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh,nhưng chưa có doanh nghiệp nào đăng ký thực hiện nghĩa vụ BHXH cho người lao động theo quy định tại điều 149 của bộ luật lao động.nguyên nhân chủ yếu do: Về phía chủ doanh nghiệp: Chủ sử dụng lld ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhận thức chưa đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc thực hiện đóng BHXH cho người lao động. Còn né tránh việc thực hiện chế độ BHXH cho người lao động.khi sử dụng lao động các doanh nghiệp không có hợp đồng cụ thể.lợi dụng kẽ hở của luật pháp, như không hợp đồng với người lao động, hợp đồng miệng, hợp đồng ngắn hạn, hợp đồng theo công trình , theo mùa vụ... Do đó BHXH Tỉnh Sơn La không có cơ sở xác định hợp đồng lao động để khai thác đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có tổ chức công đoàn. Do đó chưa có người tổ chức đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của người lao động. Về phía người lao động: Đối với người lao động ngoài quốc doanh, họ chưa biết và chưa hiểu bộ luật lao động, nên chưa nhận thức được vai trò, ý nghĩa, quyền lợi, tầm quan trọng của việc tham gia BHXH. Mặt khác, sức nặng tâm lý về việc làm cũng làm cho người lao động phó mặc cho chủ sử dụng lao động. Không giám đấu tranh đòi hỏi chủ sử dụng lao động đóng BHXH cho mình vì sợ mất việc làm. Do đó hầu hết các chủ sử dụng lao động đều bỏ qua việc tham gia BHXH cho người lao động. Vấn đề này góp phần tạo một “ sân chơi” không bình đẳng, giữa các đơn vị quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Về phĩa cơ quan BHXH Tỉnh Sơn La: Công tác thông tin tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH đến với chủ sử dụng lao động và người lao động ở khu vực ngoài quốc doanh những năm qua còn rất hạn chế. Mặt khác chưa chủ động phối kết hợp với các cơ quan liên quan, đề xuất, tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương có các biện pháp tích cực, yêu cầu của các chủ doanh nghiệp tham gia BHXH cho người lao động. Đây cũng là những tồn tại lớn của cơ quan BHXH Tỉnh Sơn La cần phải khắc phục kịp thời. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước: Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng chưa có quy định rõ ràng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi đăng ký kinh doanh phải đăng ký sử dụng lao động với sở lao động. Khi doanh nghiệp hoạt động phải thành lập tổ chức công đoàn. Hiện nay không có biện pháp ràng buộc các doanh nghiệp đăng ký sử dụng lao động. Dẫn đến tình trạng có đăng ký thành lập doanh nghiệp nhưng không đăng ký sử dụng lao động. Cố tình không tham gia BHXH cho người lao động theo luật định mà không hề bị kiểm tra sử lý. Về phía liên đoàn lao động chưa thành lập được các cơ sở công đoàn ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nên không có ai đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động ở khu vực này. 2.4.3.2 Việc thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ xã, thị trấn: BHXH tỉnh Sơn La quản lý thu ở 36 xã, thị trấn với tổng số 590 lao động. Kế hoạch thu 15% BHXH được giao năm 2001 là 361 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch. Việc trích nộp tiền BHXH cho cán bộ xã còn chậm, thường các xã nộp BHXH vào cuối năm. Trình độ của cán bộ của kế toán ngân sách xã còn nhiều hạn chế, nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối chiếu tăng giảm. Báo cáo số người tăng, giảm không kịp thời, lập danh sách trích nộp tiền BHXH không chính xác, dẫn đến phải làm đi làm lại nhiều lần.Mặt khác việc thu ngân sách xã không thu được theo kế hoạch giao, nên việc trích nộp tiền BHXH chưa kịp thời theo qui định. Còn các xã, lãnh đạo xã chưa thực sự quan tâm đến công tác BHXH, cán bộ được giao làm công tác BHXH không nhiệt tình với công việc này. 2.4.3.3 công tác thu BHXH ở khối giáo dục Tỉnh Sơn La là một địa bàn rộng, toàn huyện hiện có 71 trường học với tổng số 2.580 lao động tham gia BHXH, chiếm ẵ tổng số lao động tham gia BHXH toàn tỉnh. Nhìn chung các đơn vị trường học đều nhận thức rõ nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia BHXH cho người lao động. Các trường đã tích cực phối hợp với BHXH tỉnh Sơn La lập bảng đối chiếu tăng, giảm, lập danh sách trích nộp tiền BHXH chính xác đầy đủ, đúng quy định cho người lao động. Trong năm 2001 số thu BHXH là 3.568.037.325 đồng đạt 103,7% kế hoạch giao. Tuy nhiên có cán bộ kế toán trường học(không được đào tạo chuyên nghành về kế toán) nên còn lúng túng về nghiệp vụ, tính toán còn thiếu chính xác, chưa hiểu rõ nguyên nhân thừa thiếu tiền trích nộp BHXH. Do đó còn trích nộp tiền BHXH chậm. 2.4.3.4 công tác thu BHXH ở khối y tế: BHXH tỉnh Sơn La tổ chức thu BHXH ở 35 trạm y tế với tổng số 141 lao động có đăng ký tham gia BHXH. Trong năm 2001 số thu đạt 402.087.602 đồng, đạt 100% kế hoạch. Các trạm y tế xã luôn thực hiện tốt việc trích nộp BHXH cho người lao động.Tuy nhiên cán bộ làm công tác BHXH ở các trạm y tế đều là kiêm nhiệm, không có nghiệp vụ kế toán nên việc trích nộp BHXH gặp nhiều khó khăn. Khối y tế xã có 141 lao động trong đó có 88 lao động được cấp sổ BHXH, hiện nay còn 53 lao động chưa được cấp sổ BHXH tập chung ở các trạm y tế xã. Theo bảng trên thì số lao động cũng như số tiền trích nộp BHXH qua các năm ở khối giáo dục chiếm 1/2 tổng số tiền trích nộp BHXH Còn khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có người lao động nào được doanh nghiệp của mình đóng BHXH cho . vì vậy thời gian tới, BHXH tỉnh Sơn La cần phối hợp với các cơ quan chức năng để tiến hành công tác BHXH cho người lao động. ở khối này tiềm năng là rất lớn, cơ quan BHXH huyện cần chú ý để tăng nguồn quỹ BHXH trong tương lai. 2.4.3 Kết quả công tác chi BHXH: Để tìm hiểu về thực tế chi trả các chế độ trợ cấp BHXH tại BHXH tỉnh Sơn La trong những năm qua, chúng ta đi sâu vào việc chi trả một số chế độ BHXH qua từng năm;sau đó sẽ xem xét cơ cấu chi từng chế độ BHXH trong toàn bộ chi cho các chế độ BHXH để thấy được đâu là chế độ phải chi trả nhiều nhất; chế độ nào ít có nhu cầu chi nhất cũng như sự biến động của số tiền chi trả, tỷ lệ chi trả các chế độ qua từng năm. Từ đó chúng ta sẽ xác định được những mặt mạnh, mặt yếu của công tác chi trả, những xu hướng biến động của sự chi trả các chế độ BHXH, và từ đây chúng ta sẽ đề ra được những nhiệm vụ, kế hoạch trong thời gian tới đồng thời đưa ra được những biện pháp phù hợp. Dưới đây là một số số liệu, nhận xét cụ thể: 2.4.3.1 Các chế độ BHXH ngắn hạn: Bao gồm trợ cấp ốm đau, thai sản và DS-PHSK. Nguồn chi trả cho các chế độ này được lấy từ quỹ BHXH. Tình hình chi trả chế độ này trong 4 năm qua được thể hiện ở biểu 5 dưới đây: Bảng 5: Tình hình chi trả các chế độ ngắn (2005-2008) Đơn vị: triệu đồng Năm Tổng số người Tổng số tiền Ốm đau Thai sản DS-PHSK 2005 11.108 1.947 6.631 2.530 2006 27.759 18.240 3.264 9.604 5.369 2007 14.896 3.335 11.264 245 2008 17.588 3.457 13.308 823 Tổng 61.832 12.003 40.807 9.022 (nguồn BHXH Tỉnh Sơn La) Qua bảng số liệu trên ta thấy, 4 năm qua (2005-2008) Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã chi trả các chế độ ngắn hạn cho . . . lượt đối tượng với số tiền trợ cấp là 61.832 trđ. Trong đó chi cho trợ cấp ốm đau là trên 12 tỷ đồng chiếm 19,41% tổng số tiền chi trả các chế độ ngắn hạn, chi cho trợ cấp thai sản là lớn nhất gần 41 tỷ đồng chiếm tới 66%, còn lại chi trợ cấp DS-PHSK chỉ hơn 9 tỷ đồng chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 14,59%. Cũng qua bảng số liệu trên ta thấy bình quân mỗi năm Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La chi trả cho các chế độ ngắn hạn là trên 15 tỷ đồng, trong đó trợ cấp ốm đau là trên 3 tỷ đồng, trợ cấp thai sản là trên 10,2 tỷ đồng, trợ cấp DS-PHSK là trên 2 tỷ đồng. Tuy nhiên tổng số tiền chi trả cho các chế độ ốm đau và thai sản đều tăng qua mỗi năm, còn DS-PHSK thì lại biến động thất thường, đặc biệt năm 2007 chỉ có 245 trđ. Nguyên nhân của tình hình này là do số lượt đối tượng hưởng các loại trợ cấp ngắn hạn của mỗi năm tăng hay giảm thì số tiền chi trả cho các dối tượng này cũng tăng hay giảm theo, ngoài ra cũng phụ thuộc vào mức trợ cấp bình quân của mỗi loại đối tượng. Đây cũng là đặc điểm nổi bật của các chế độ BHXH ngắn hạn, do đó việc dự toán chính xác kinh phí chi trả cho các chế độ này mỗi năm là rất khó khăn. 2.4.3.2 Các chế độ BHXH dài hạn: Bảng 1: Tổng số tiền chi trả cho các chế độ dài hạn tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La (2005-2008) Năm Tổng Quỹ NSNN Số tiền (trđ) Tốc độ tăng (%) Số tiền (trđ) Tốc độ tăng (%) 2005 176.764 27.024 - 149.740 - 2006 240.632 47.128 74 193.504 29 2007 307.737 66.772 42 240.965 25 2008 385.222 94.305 41 290.917 21 (nguồn BHXH Tỉnh Sơn La) Chi trả các chế độ BHXH dài hạn là khoản chi chủ yếu trong tổng chi trả cho các chế độ BHXH (luôn chiếm trên 94%) vì vậy mà thời gian qua Bảo hiểm xã hội Sơn La luôn xác định chi trả các chế độ BHXH dài hạn là trọng tâm của công tác chi trả các chế độ BHXH, Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã luôn tập trung làm tốt công tác này và đã thu được những kết quả đáng kể như sau: Số tiền chi trả cho các chế độ BHXH dài hạn được lấy từ cả 2 nguồn quỹ BHXH và NSNN.Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 4 năm qua (2005-2008) Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã chi trả hơn 1110 tỷ đồng cho các chế độ BHXH dài hạn, trung bình mỗi năm chi hơn 277 tỷ đồng. Trong đó từ nguồn NSNN luôn chiếm tỷ lệ lớn, nhưng mức tăng của số tiền từ NSNN luôn nhỏ hơn mức tăng từ nguồn quỹ BHXH, điều này làm cho tỷ trọng của quỹ so với tổng chi ngày càng tăng (15,29% năm 2005 tăng lên 24,48% năm 2008), còn tỷ trọng của NSNN ngày càng giảm (84,71% giảm xuống 75,52% năm 2008). Đây cũng là mục tiêu hướng tới của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam là giảm dần gánh nặng chi trả BHXH cho NSNN, tiến tới cân bằng thu chi quỹ BHXH trong tương lai. Chi trả dài hạn ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La bao gồm 2 khoản chi lớn: chi thường xuyên và chi BHXH một lần, ta có thể thấy những kết quả cụ thể qua bảng sau: Bảng 2: Tình hình thực hiện công tác chi trả các chế độ dài (2005-2008) Năm Thường xuyên Một lần Số tiền (tr.đ) % Số tiền (tr.đ) % 2005 173.526 98,17 3.238 1,83 2006 234.919 97,63 5.713 2,37 2007 300.453 97,64 7.284 2,36 2008 372.766 98,11 12.456 1,89 (nguồn BHXH Tỉnh Sơn La) Thời gian qua, ở cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La số tiền chi trả trong tất cả các chế độ BHXH dài hạn đều có xu hướng tăng lên làm cho tổng số tiền chi trả cho các chế độ BHXH dài hạn cũng liên tục tăng qua các năm. Trong đó chi thường xuyên luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu (luôn chiếm trên 97% trong tổng chi dài hạn) và có xu hướng ngày càng lớn hơn, kéo theo đó là chi các chế độ một lần thu hẹp dần tỷ trọng so với tổng chi dài hạn 2.5. Những khó khăn, tồn tại 2.5.1 Đối với quá trình thu BHXH Mặc dù có những thành tựu đáng khích lệ trong thời gian qua, nhưng công tác thu BHXH tại BHXH Tỉnh Sơn La vẫn còn những tồn tại, hạn chế làm cho công tác này không phát huy được hết vai trò của nó đối với quỹ BHXH. Những mặt hạn chế đó là: Số đơn vị ngoài quốc doanh, số lao động được tham gia BHXH còn ít. Hiện nay được sự phối kết hợp của các cấp chính quyền BHXH tỉnh Sơn La đã tiến hành thu BHXH ở các đơn vị này. Còn trong khu vực quốc doanh thì vẫn tồn tại một số đơn vị, cơ quan chỉ thực hiện đóng BHXH cho một số cá nhân người lao động, thậm chí có một số trường hợp chủ sử dụng lao động chỉ tham gia BHXH cho họ và người thân, quen nhất trong đơn vị. Nguyên nhân của tình trạng này có rất nhiều: Các văn bản của Nhà nước về BHXH mà cụ thể là NĐ12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ mới chỉ quy định một số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc như: NLĐ làm việc trong các DNNN Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng vũ trang...mà không có các đối tượng khác như: các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động, những người làm việc trong các hợp tác xã tiểu thu công nghiệp Xuất phát từ phía người lao động: Có một số người nhận thức chưa đúng hoặc chưa đầy đủ về quyền lợi và lợi ích của họ khi tham gia BHXH. Đặc biệt có một số bộ phận người lao động vẫn có thói quen, nếp sống thời bao cấp, muốn ỷ lại vào NSNN, muốn được hưởngBHXH nhưng lại không muốn đóng góp. Một số trường hợp khác lại do tâm lý sợ mất việc nên không giám đấu tranh đòi hỏi quyền lợi, buộc người sử dụng lao động phải đóng BHXH cho mình. Bên cạnh đó có một số nhóm người lao động mong muốn tham gia BHXH, được người sử dụng lao động cho phép nhưng lại không có ý định tham gia BHXH vì mức thu nhập hiện tại là quá thấp, không đủ cho họ trang trải các chi phí hàng ngày. Xuất phát từ phía người sử dụng lao động: có rất nhiều cơ quan đơn vị, doanh nghiệp không muốn đóng BHXH cho người lao động nhằm tận dụng nguồn kinh phí này cho đầu tư sản xuất đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà họ luôn tìm mọi cách để né tránh chẳng hạn như: thuê lao động mang tính thời vụ, thuê lao động làm việc dưới 3 tháng hoặc trên 3 tháng nhưng cố tình trậm trễ trong việc ký kết hợp đồng với lý do là thời gian thử việc. Họ lợi dụng sự kém hiểu biết của người lao động về các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH, lợi dụng việc không có chế tài quy định chặt chẽ buộc họ phải thời gian BHXH. Một số doanh nghiệp vẫn tuyên truyền với người lao động là họ sẽ đảm bảo quyền lợi, vẫn thời gian BHXH cho người lao động nhưng thực tế họ lại thời gian loại hình bảo hiểm khác như: mua bảo hiểm sinh mạng cho người lao động có thời hạn của Bảo Việt... Bên cạnh những đơn vị cố tình không đóng BHXH thì cũng có nhiều doanh nghiệp mong muốn đóng BHXH cho người lao động nhưng lại không thực hiện được do tình hình sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn bởi vì nọ kinh doanh trên những lĩnh vực gặp đầy rủi ro nên khả năng tài chính thường không ổn định, nguồn vốn kinh doanh không đủ để đóng BHXH liên tục cho người lao động. cơ chế chính sách: chỉ tiêu thu BHXH ở khu vực ngoài quốc doanh chưa được giao thành chỉ tiêu pháp lệnh nên ở các địa phương khác cũng như ở Tỉnh Sơn La có thể triển khai hoặc không triển khai. Đơn vị nào có ý thức trách nhiệm đối với người lao động thì mới triển khai công tác này. công tác tuyên truyền vận động: Hiện nay công tác này mới chỉ được chú trọng ở cấp TW hoặc thành phố nên hiệu quả của công tác này là rất ít. Bởi vì các đợt tuyên truyền, vận động này không có đầy đủ khả năng tài chính để phát các tài liệu cần thiết cho tất cả các đơn vị. Còn đối với cơ quan BHXH tỉnh thì do thiếu đội ngũ cán bộ, trong khi số lượng công việc thì quá lớn, bên cạnh đó họ cũng không có đầy đủ các phương tiện cần thiết đặc biệt là vấn tài chính nên công tác tuyên truyền tới tận các đơn vị đóng trên địa bàn huyện vẫn còn bỏ ngỏ. Số thu BHXH chưa đủ lớn: Số thu BHXH mặc dù mỗi năm đều tăng nhưng con số 5.6 tỷđ vào năm 2001 là quá nhỏ so với nhu cầu chi trả và đảm bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Số thu BHXH còn ít là do: Số đơn vị ngoài quốc doanh, số lao động được tham gia BHXH còn ít. Cơ sở tính nộp BHXH chưa hợp lý: Hiện nay chúng ta mới chỉ tính phí BHXH dựa trên tiền lương danh nghĩa( lương cấp bậc, chức vụ) mà trên thực tế thì mức lương này thấp hơn rất nhiều so với thu nhập của họ. Mức đóng BHXH thấp: Đây là tồn tại lớn của ngành BHXH nước ta. Nhà nước ta quy định mức đóng của người lao động là 5% tiền lương và người sử dụng lao động là 15% quĩ lương của doanh nghiệp.Đây là mức thu quá thấp cho nhu cầu chi trả ( thông thường các chế độ chi trả bằng 75% hoặc 100% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH). Mức thu hiện nay của ta là rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhận thức của người lao động và người sử dụng ở một số đơn vị chưa đầy đủ về BHXH nên gây nhiều trở ngại cho cán bộ thu BHXH. Trong nhiều trường hợp, mặc dù cơ quan BHXH đã có lịch cụ thể và báo trước cho các đơn vị, cơ sở về việc cử cán bộ thu xuống làm việc với lãnh đạo cơ quan. Nhưng họ luôn có lý do để kéo dài thời gian, thậm chí ban lãnh đạo cơ quan còn cố tình không tiếp cán bộ BHXH. Số tiền BHXH thường hay bị nộp chậm, không đúng thời gian quy định: Nguyên nhân của hiện tượng này là do cán bộ làm công tác BHXH tại các cơ quan, đơn vị thường không am hiểu rõ về qui trình quản lý của BHXH huyện Yên sơn. Họ thường chậm trễ trong việc lập các danh sách lao động và quỹ tiền lương; 2.5.2 Với quá trình chi BHXH. Mặc dù thu được những thành tựu rất quan trọng trong quá trình đổi mới nhưng công tác chi trả trong thời gian qua vẫn còn tồn tại những bất cập mà chủ yếu là từ cơ chế chính sách của Nhà nước, vì vậy mà công tác chi trả gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo được nguyên tắc cân bằng thu chi của quỹ BHXH, thậm chí trong một số trường hợp nó còn mất đi tính chất bảo đảm cho cuộc sống của người lao động. Các tồn tại đó là: Các chế độ BHXH còn có những bất cập. Chế độ ốm đau: Ốm đau dài ngày đối với một số bệnh thực tế là tàn phế: xuất huyết não, tâm thần...áp dụng chế độ ốm đau dài ngày không có giới hạn về thời gian hưởng, gây khó khăn cho người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Người lao động ốm dài ngày lại không có chế độ bảo hiểm y tế vì hưởng trợ cấp ốm đau không quy định đóng bảo hiểm y tế nếu như khám lấy giấy nghỉ ốm hoặc điều trị bệ khác là một trở ngại. Có người thời gian đóng bảo hiểm dưới 5 năm, hưởng trợ cấp ốm dài ngày nhiều năm, có mức hưởng cao hơn so với người có thời gian đóng bảo hiểm từ 10 đến 15 năm hết tuổi lao động được hưởng trợ cấp hưu 45 đến 55% tiền lương bình quân 5 năm cuối thấp hơn trợ cấp dài ngày. Chế độ này còn có sự bất hợp lý khác là về số ngày được nghỉ ốm hưởng BHXH so với thời gian đóng BHXH. Theo quy định tại điều 7 của NĐ 12/CP thì người lao động được nghỉ tối đa là: 30 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm 40 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng BHXH từ 15 đến 30 năm 50 ngày trong 1 năm, nếu đã đóng BHXH trên 30 năm Chế độ tai nạn lao động: chế độ này có quy định trợ cấp cho người lao động khi họ bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc. Như vậy,trong trường hợp này rất khó xác định được đâu là tuyến đường mà người lao động đi từ nhà đến cơ quan và ngược lại bởi vì trên thực tế rất ít người ngày nào cũng đi một tuyến đường duy nhất từ nhà đến cơ quan Chế độ tử tuất: Có thể vẫn giữ nguyên mức trợ cấp bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu cho trợ cấp mai táng phí. Nhưng nên có thêm một khoản trợ cấp nữa, có thể gọi là “trợ cấp lúc qua đời”. PHẦN III CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC THU CHI BHXH TẠI BHXH TỈNH SƠN LA Hoạt động BHXH được thống nhất tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, BHXH cấp quận huyện là đơn vị nhỏ nhất của hệ thống BHXH Việt Nam, hoạt động dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn trực tiếp của BHXH cấp tỉnh, thành phố. BHXH cấp quận huyện không có thẩm quyền trong việc ban hành chính sách BHXH, các văn bản pháp luật về BHXH cũng như việc thay đổi tổ chức biên chế của cơ quan phải do sự chỉ đạo của cơ quan BHXH cấp trên. Vì thế muốn hoàn thiện công tác thu chi quỹ BHXH cấp Tỉnh Sơn La cũng như các quận huyện khác cần phải có sự thay đổi đồng bộ từ phía các cơ quan chức năng. Qua thời gian nghiên cứu học tập tại trường cùng với thời gian thực tập thực tế tại cơ quan BHXH tỉnh Sơn La, được sự hướng dẫn tận tình của quyền giám đốc – Phạm Tiến Dũng cũng như toàn thể cán bộ công chức trong cơ quan về tình hình ra đời , phương pháp làm việc và một số kết quả được phân tích trong thời gian qua việc thực hiện nghiệp vụ thu BHXH và vấn đề nợ đọng BHXH ở tỉnh Sơn La còn rất nhiều khó khăn, tồn tại. Chính những khó khăn , tồn tại này gây ra rất nhiều cản trở ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu và giải quyết nợ đọng . Để hoạt đông BHXH trong huyên đạt kết quả hơn nữa , thì điều kiện tiên quyết là phải khắc phục được những khó khăn tồn tại này. 3.1 Các giải pháp nâng cao hiệu qủa công tác thu chi 3.1.1 . Về mức thu và đối tượng thu Áp dụng đúng đối tượng và mức thu theo Điều lệ BHXH đã quy định. Tức là đối tượng thu áp dụng theo điều 3 Chương I Điều lệ BHXH Việt Nam . Mức thu 20% so với tổng quỹ lương của đơn vị, trong đó người sử dụng lao động đóng 15% còn lại người lao động đóng 5% so với mức lương tháng của mình . Thực hiện được như trên sẽ nâng cao được tính cưỡng chế của pháp luật trong BHXH , dựa vào pháp luật để thực hiện nghiệp vụ thu tốt hơn. Mặt khác khi áp dung dủ các đối tượng như trên sẽ phù hợp với nguyên tắc của BHXH là nguyên tắc nhiều người góp lại trợ giúp một người khi gặp khó khăn. Mục đích sử dụng quỹ BHXH là chi trả các chế độ BHXH cho những người tham gia , nhiều người tham gia thì mức đóng sẽ lớn , giảm được sự bù đắp của ngân sách cho công tác chi trả các chế độ BHXH. Trong thực tế còn nhiều đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh chưa đăng ký danh sách đóng BHXH , nếu thực hiện theo đúng điều lệ tức là dựa vào đúng pháp luật thì việc thực hiện thu BHXH đối vơí đối tượng này sẽ dễ dàng hơn. Từ đó, góp phần mở rộng đối tượng tham gia BHXH. 3.1.2. Về phương pháp thu. Trước đây, công tác thu BHXH do Sở tài chính và cục thuế đảm nhiệm. Người sử dụng lao động cũng có danh sách lao động , cũng có mức lương nhưng trên thực tế thu BHXH không được căn cứ vào mức lương và tổng quỹ lương, mà cứ đến kỳ quy địnhthì người sử dụng lao động đóng cho Sở tài chính và cục thuế một khoản tiền, gần như được gộp vào trong thuế, thêm vào đó việc thay đổi lao động cũng không được thông báo một cách kịp thời ... Chính điều này làm cho nghiệp vụ thu BHXH được thực hiện một cách cứng nhắc nhưng cũng rất tuỳ tiện dễ gây thất thoát quỹ BHXH, gây ảnh hưởng đến công tác chi trả chế độ. Để khắc phục được những tồn tại này , cơ quan , cán bộ thu phải có những biện pháp yêu cầu người sử dụng lao động đăng ký danh sách lao động một cách kịp thời chính xác, nếu có sự thay đổi về lao động , về mức lương làm căn cứ đóng BHXH phải báo cho cơ quan BHXH một cách kịp thời bằng văn bản . Yêu cầu đơn vị sử dụng lao động tập hợp đầy đủ mức đóng trước khi nộp cho cơ quan BHXH Trong khi làm việc cán bộ phải thực hiện một cách nghiêm túc và yêu cầu người thực hiện phải có thái độ đúng đắn , vì đóng BHXH là nghĩa vụ của họ. Có thực hiện như vậy mới đạt kết quả cao, qua đó giải quyết một cách nhanh chóng , thuận tiên cho đối tượng hưởng chế độ bảp hiểm, tạo cảm giác tin tưởng cho người lao động , thu hút ngày một đông đói tượng tham gia . 3.1.3 Về điều kiện làm việc Cơ quan BHXH hiện nay làm việc trong khu nhà của UBND huyện, cơ sở vật chất còn chưa được hiện đại cho lắm, cho nên các công việc triển khai còn nhiều khó khăn, chưa thật sự đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người lao động đến liên hệ làm việc, phục vụ tốt hơn cho đối tượng tham gia BHXH đến giải quyết chế độ. 3.1.4. Về cơ chế quản lý . Trong thực tế quản lý theo ngành dọc có rất nhiều ưu điểm, thúc đẩy sự phát triển của cả hệ thống BHXH nói chung. Tuy nhiên, hệ thống quản lý này vẫn còn mang tính chất tạm thời nên mức độ hoàn chỉnh còn thấp, việc quản lý còn nặng về công tác hành chính, bao cấp nên năng lực làm việc của cán bộ chưa được phát huy. Do đó, cần phải có các đề tài nghiên cứu, sửa đổi thêm góp phần làm hoàn thiện cơ chế quản lý, đây là một vấn đề chung cho toàn hệ thống . Trong thực hiện phải có sự thống nhất từ cơ quan BHXH cho đến từng đơn vị cơ sở, không để hiện tượng thiếu sót rồi phải tính lại , rồi truy thu ... Trong công tác quản lý thu có quản lý hồ sơ , quản lý quỹ , cũng cần phải có những biện pháp sao cho tránh được thất thoát quỹ, hồ sơ quản lý phải dễ sử dụng-xử lý, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra trong việc lưu trữ và quản lý hồ sơ. 3.1.5. Thực hiện BHXH theo phương pháp cấp sổ BHXH cho từng người Với mục đích quản lý chặt chẽ các đối tượng tham gia và đóng BHXH , giúp người lao động có cơ sở pháp lý để kiểm tra giám sát kết quả đóng và thực hiện các chế độ BHXH của người sử dụng lao động . Tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo sự công bằng cho người lao động khi chuyển nơi làm việc vẫn duy trì được quyền lợi BHXH ... Sổ BHXH còn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa người lao động, người sử dụng lao động với cơ quan BHXH . Khi thực hiện theo phương pháp cấp sổ BHXH cho từng người lao động sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bên trong quan hệ BHXH . Sổ BHXH gồm 3 phần : + Phần I : Là những thông tin chung về người lao động như : Họ và tên, giới tính , ngày tháng năm sinh... + Phần II : Là những nội dung có liên quan đến quá trình công tác và tham gia BHXH của người lao động . Đây là nội dung quan trọng và thông tin ở đây được lấy từ tờ khai cấp sổ BHXH để ghi vào. Phần này được ghi từ trang 4 của cuốn sổ trở đivà có kết cấu như sau : + Phần III : Ghi các chế độ BHXH đã được hưởng. Các chế độ này được thực hiện theo Nghị định 12/CP như : thai sản , tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp... Như vậy trình tự cấp sổ BHXH phải tiến hành qua một số bước công việc cụ thể như : lập danh sách , hướng dẫn kê khai, ghi chép và xét duyệt...Tất cả các công việc này đều do cơ quan BHXH thông báo, hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên , người lao động chỉ được trực tiếp quản lý sổ BHXH khi di chuyển từ đơn vị làm việc này sang đơn vị làm voiệc khác, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Khi ký kết hợp đồng lao động mới, người lao động phải nộp sổ BHXH cho người sử dụng lao động mới để tiếp tục theo dõi ghi chép, thực hiện việc thu nộpvà giải quyết các chế độ BHXH . Người sử dụng lao động có trách nhiệm lưu giữ, bảo quản sổ BHXH cho người lao động thuộc phạm vi quản lý trong suốt quá trình lao động. Khi làm thủ tục hưởng trợ cấp hưu trí hoặc trợ cấp một lần cho người lao động , người sử dụng lao động phải nộp BHXH của những người này cho cơ quan BHXH nơi giải quyết chế độ chính sách để lưu cùng với hồ sơ hưởng BHXH . Cơ quan BHXH các cấp theo phạm vi phân cấp của mình tổ chức quản lý theo danh sách người lao động ở từng đơn vị sử dụng lao động được cấp sổ BHXH . Hàng tháng, báo cáo danh sách những người tăng giảm khi cấp sổ BHXH thuộc địa bàn và phạm vi mình phụ trách cho cơ quan BHXH cấp trên. Nếu sổ BHXH bị mất hoặc hư hỏng sẽ được cấp lại nhưng phải tuân thủ sự hướng dẫn của cơ quan BHXH . Như vậy lúc này quản lý thu BHXH đối với từng lao động đóng trong từng tháng ( tuy nhiên cách thức đongs cho BHXH vẫn là cơ quan tập hợp đủ phí BHXH sau đó nộp cho cơ quan BHXH ). Sau khi cơ quan sử dụng lao động nộp đủ phí BHXH thì cơ quan BHXH xác nhận là đã đóng phí BHXH rồi giao cho cơ quan sử dụng lao động quản lý sổ. Thực hiện được điều này rất khó khăn tốn kém nhưng lại thuận lợi cho công tác quản lý về thực hiện thu, kể cả trong trường hợp di chuyển lao động từ đơn vị này đến đơn vị khác. Sau khi hết thời gian lao động , người lao động được giao sổ và quyết định nghỉ việc từ cơ quan làm việc đến cơ quan BHXH đổi '' Phiếu lĩnh lương hưu trợ cấp BHXH ''và được cơ quan BHXH xác nhận chi trả theo hướng đã quy định ( tuỳ thuộc vào số tháng đóng và mức đóng BHXH của người lao động ) , quy cách phiếu như sau : Bảo hiểm xã hội Việt nam Phiếu lĩnh lương hưu Mã số Họ và tên : Địa chỉ: Số sổ : Chế độ: Lĩnh tiền từ tháng .. năm... tại đại diện chi trả số : Xã, phường, thị trấn .. quận tỉnh.. Mức hưởng hàng tháng : Giám đốc BHXH quận, huyện. ( Ký tên đóng dấu ) Thực hiện được phương pháp này rất thuận lợi cho công tác thu, tránh được thất thoát quỹ và tránh được sự gian lận trong việc chi trả trợ cấp BHXH . 3.2. Đề xuất của cá nhân Bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động, bảo toàn và phát triển quỹ BHXH luôn là những nhiệm vụ trọng yếu của ngành BHXH. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần có sự phối hợp của các cấp, các ngành, có sự điều chỉnh, cải cách, thay đổi chế độ, chính sách cho phù hợp thực tiễn. 3.2.1. Kiến nghị giải pháp tăng khả năng cân đối quỹ BHXH 3.2.1.1. Nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH Kể từ năm 1995 trở lại đây, quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi do số người tham gia BHXH liên tục tăng, trong khi số đối tượng hưởng các chế độ BHXH (nhất là các đối tượng hưởng thường xuyên hàng tháng) còn ít, do đó số tiền quỹ BHXH phải chi ra còn chưa nhiều. Mặt khác, hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH tạm thời nhàn rỗi cũng thu được kết quả khá tốt. Tuy nhiên, nếu xem xét quỹ BHXH trong trạng thái động, căn cứ vào các chính sách, chế độ tạo lập và sử dụng quỹ hiện hành, theo dự báo thì khoảng hơn 20 năm nữa số chi BHXH sẽ bằng số thu BHXH trong năm. Những năm tiếp theo đó thu không đủ chi và phải sử dụng tới quỹ BHXH tồn tích các năm trước để chi trả, tiếp khoảng hơn 10 năm tiếp nữa thì quỹ BHXH không còn khả năng chi trả. Nguyên do chủ yếu mất cân đối quỹ là: - Tại thời điểm năm 1995 có khoảng gần 3 triệu lao động, có hệ số lương bình quân là 2,8 và có thời gian công tác coi như đã đóng BHXH bình quân là 15 năm, nhưng BHXH không thu được số tiền đóng góp của người lao động và chủ sử dụng lao động để hình thành quỹ BHXH. Số người lao động đó sẽ hưởng lương hưu bắt đầu từ năm 2005 và kéo dài đến khoảng năm 2022, đây là nguồn chi rất lớn, tự quỹ BHXH khó có thể cân đối được. Việc Nhà nước điều chỉnh cho phép người lao động có đủ một số điều kiện được giảm 5 tuổi nhưng vẫn được hưởng chế độ hưu trí là một yếu tố tác động trực tiếp làm giảm nguồn thu và tăng mạnh nguồn chi từ quỹ; bình quân tính cho 1 người nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí thì quỹ BHXH giảm đi 54 tháng lương. - Mặt khác do sự điều chỉnh tăng lương tối thiểu càng làm cho quỹ phải chi ra nhiều hơn, bởi vì thời gian trước đó, người lao động và chủ sử dụng lao động chỉ phải đóng theo mức lương tối thiểu thấp, nhưng khi hưởng lại được hưởng ở mức tối thiểu cao. 3.2.1.2. Giải pháp tăng khả năng cân đối quỹ BHXH - Một là, tiếp tục mở rộng, tăng thêm chế độ và đối tượng tham gia BHXH, đây là yếu tố quan trọng để tăng nhanh nguồn thu vào quỹ BHXH. Bên cạnh việc mở rộng phạm vi cho người lao động tham gia BHXH bắt buộc, cần thiết phải thực hiện tốt chế độ BHTN và BHXH tự nguyện, để thu hút được tất cả mọi người lao động đều tham gia BHXH. - Hai là, từng bước điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động, trước mắt nên giữ nguyên tuổi nghỉ hưu (nam 60 và nữ 55). Khi điều kiện kinh tế - xã hội cho phép thì sẽ nâng dần tuổi nghỉ hưu nam lêm 65 và nữ lên 60 hoặc 62 tuổi vào khoảng năm 2020. - Ba là, khi điều kiện kinh tế - xã hội cho phép, thì điều chỉnh lại tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tổng thu nhập thực tế của người lao động; từng bước điều chỉnh tăng tỷ lệ đóng của người lao động cho bằng tỷ lệ đóng của chủ sử dụng lao động (tăng từ 5% lên 15%) và giảm dần tỷ lệ hưởng lương hưu xuống còn từ 55% - 60% vào năm 2020, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc cuộc sống của người hưởng lương hưu và người lao động vẫn được cải thiện theo nhịp độ phát triển của nền kinh tế - xã hội. - Bốn là, hàng năm Ngân sách Nhà nước bố trí một khoản kinh phí để đóng và hỗ trợ quỹ BHXH cho những người hưởng lương hưu tương ứng với số năm công tác của họ trước năm 1995. - Năm là, tăng cường quản lý tất cả các nguồn thu vào quỹ BHXH, không để tình trạng còn nhiều đơn vị cố tình chậm nộp BHXH với số tiền lớn trong thời gian dài. Đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ mọi nguồn chi từ quỹ BHXH, đảm bảo chi đúng, chi đủ, kịp thời cho các đối tượng hưởng BHXH. Mặt khác, cần phải đẩy mạnh hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ, tránh rủi ro, đảm bảo an toàn mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. 3.2.2.Tăng cường dịch vụ trợ giúp pháp lý về BHXH để đảm bảo quyền lợi cho người lao động 3.2.2.1 Sự hiểu biết pháp luật hiện tại của người lao động Do những bất cập trong công tác quản lý, đặc biệt là việc kiểm tra, giám sát thực trạng lao động và việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động còn ít, nên nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng sơ hở vi phạm nghiêm trọng Bộ Luật Lao động, trong đó có việc thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động khiến quyền lợi của nhiều người không được đảm bảo. Trong khi có người thì không dám đấu tranh đòi hỏi quyền lợi, có người thì không biết rằng quyền lợi của mình đang bị chủ sử dụng lao động vi phạm mặc dù BHXH các cấp đã có nhiều biện pháp tuyên truyền chế độ, chính sách BHXH tới những đối tượng này. Tuy nhiên, việc phối hợp với cơ quan trợ giúp pháp lý để tư vấn tuyên truyền về chính sách vẫn chưa thực sự được chú trọng. Tăng cường và mở rộng dịch vụ trợ giúp pháp lývề BHXH cho người lao động là một đòi hỏi cấp bách, nhằm giúp người lao động có chỗ dựa tin cậy về mặt pháp lý để đòi hỏi chủ sử dụng lao động phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho mình. Dịch vụ trợ gúp pháp lý (tư vấn pháp luật) đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao nhận thức về pháp luật cho người lao động, giúp họ và các tổ chức, đơn vị tạo được thói quen làm và giải quyết công việc theo pháp luật. Hiện nay, nhiều người lao động vẫn chưa có thói quen sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý, nhất là người lao động tự do, lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Họ chưa ý thức được việc cần phải sử dụng các dịch vụ pháp lý ngay từ ban đầu, mà chỉ đến với các dịch vụ này khi có tranh chấp với chủ sử dụng lao động. Theo số liệu điều tra, hầu hết người lao động ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là lao động ở các tỉnh miền núi và nông thôn chịu nhiều thiệt thòi trong trong tiếp cận thông tin pháp luật. Nhiều người không biết được quyền lợi của mình khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí không cần biết những chính sách đó có ích gì với mình và xã hội nên không quan tâm. Có nhiều lao động nữ, khi sinh con xong, chủ doanh nghiệp đưa cho một gói tiền thì mừng quá, tưởng mình được chủ quan tâm mà không biết rằng số tiền đó thấp hơn nhiều so với số tiền mà ngành BHXH chi trả, nếu như mình được tham gia BHXH đầy đủ. Nhiều công nhân sinh con đã được 3-4 năm, nhưng không được hưởng trợ cấp thai sản, do Công ty không đăng ký tham gia BHXH hoặc chậm nộp, nợ đọng BHXH. 3. 2.2.2. Hoạt động của hệ thống trợ giúp pháp lý hiện nay Hiện nay, Nhà nước ta chưa có hệ thống văn bản quy phạm thống nhất điều chỉnh lĩnh vực hành nghề trợ giúp pháp lý, do đó các tổ chức trợ giúp pháp lý được thành lập và hoạt động thiếu sự đồng bộ và quản lý thống nhất. Nhiều văn phòng tư vấn, công ty tư vấn ra đời làm ăn kém hiệu quả, chất lượng dịch vụ không cao làm mất uy tín cho loại hình dịch vụ này và cho cả lòng tin vừa được nhen nhóm trong lòng những người lao động còn kém hiểu biết. Người lao động đôi khi còn e ngại trong việc sử dụng loại hình dịch vụ này, nó chưa trở thành công cụ pháp lý trong tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thậm chí có cơ sở tư vấn pháp lý đã dựa vào những kẽ hở của luật pháp để “vẽ đường cho hươu chạy” như chỉ dẫn cho đơn vị sử dụng lao động cách trốn tham gia BHXH mà không sợ cơ quan chức năng phát hiện, sử phạt.. Cùng với các yêu cầu khách quan của xã hội và xu hướng hội nhập quốc tế, dịch vụ trợ giúp pháp lý ngày càng được mở rộng, do đó cần phải không ngừng nâng cao năng lực để thực sự là chỗ dựa cho người lao động. Hoạt động trợ giúp pháp lý hiện nay tập trung chủ yếu vào những vấn đề như: - Hướng dẫn chế độ, chính sách pháp luật có liên quan trực tiếp đến người lao động. - Hướng dẫn ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đấu tranh với giới chủ trong việc thực hiện hợp đồng lao động. - Giải đáp về chế độ thai sản, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động. 3.2.2.3. Hướng tăng cường dịch vụ trợ giúp pháp lý về BHXH cho người lao động Trong các nội dung trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy hầu hết liên quan đến thực hiện chế độ chính sách mà ngành BHXH đang quan tâm. Tuy nhiên, mảng pháp luật BHXH vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp, vì vậy để tuyên truyền trợ giúp pháp lý về chế độ, chính sách BHXH có hiệu quả, ngành BHXH và các tổ chức trợ giúp pháp lý cần phải đi theo hướng sau: - Xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức dịch vụ pháp lý, trong đó dịch vụ pháp lý của Nhà nước là nền trong việc thực thi pháp luật về hành nghề tư vấn; tổ chức giúp đỡ pháp luật miễn phí cho người lao động khi tham gia hợp đồng lao động, đòi các chủ sử dụng lao động phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của Nhà nước. - Các tổ chức dịch vụ pháp lý cũng thông qua các kênh khác nhau mở rộng các hình thức tuyên truyền pháp luật cho nhân dân, đặc biệt là giới thiệu các văn bản pháp luật mới về BHXH có liên quan trực tiếp đến người lao động. Tăng cường công tác tuyên tuyền thông qua các dịch vụ tư vấn cho các chủ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về lợi ích và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc thực hiện các quy định của Bộ Luật Lao động, giúp họ nhận thức được rằng doanh nghiệp có phát triển được phải phụ thuộc vào hiệu quả công việc và bảo vệ các quyền lợi của người lao động cũng chính là bảo đảm cho việc phát triển của doanh nghiệp. Các tổ chức dịch vụ pháp lý thông qua đó sẽ hỗ trợ người lao động đấu tranh yêu cầu phải bảo đảm các cam kết trong hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật. - Ngành BHXH ngoài việc tự tổ chức tuyên truyền, có thể phối hợp cung cấp các nội dung về chế độ, chính sách BHXH cho cơ quan trợ giúp pháp lý để họ tư vấn cho người lao động. Thực ra, các tổ chức dịch vụ pháp lý cũng thường xuyên tư vấn cho người lao động về một số chế độ BHXH, nhưng chưa bao quát hết hoặc mới chỉ tư vấn về quyền lợi cho người lao động như được thụ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản..., chứ chưa tư vấn về trách nhiệm của họ và chủ sử dụng lao động trong việc tham gia BHXH để người lao động được thụ hưởng quyền lợi BHXH theo nguyên tắc “có đóng có hưởng”. Chính vì vậy, nhiều chế độ BHXH vẫn chưa được người lao động hiểu rõ hoặc hiểu mập mờ nên họ không mặn mà với chính sách này. Nếu làm tốt công tác phối kết hợp với các tổ chức dịch vụ trợ giúp pháp lý, chắc chắn phòng ngừa được tình trạng chủ doanh nghiệp lẩn trốn trách nhiệm tham gia BHXH, giúp người lao động hiểu rõ nghĩa vụ, quyền lợi của mình trong việc tham gia BHXH. Qua đó công tác chi trả BHXH cho người lao động nhất là trợ cấp ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN,... đảm bảo chính xác chế độ, tránh gian lận quỹ BHXH, đến đúng tay người thụ hưởng góp phần thực hiện hiệu quả chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước. 3.2.3. Kiện toàn một số loại hình đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH - Một số đơn vị sử dụng lao động mang tính đặc thù như phòng Giáo dục các huyện, thành phố cần thay đổi cơ chế tổ chức hoạt động bộ phận nghiệp vụ. Mỗi phòng Giáo dục trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay bình quân có khoảng 1.400 cán bộ, giáo viên (phòng ít nhất như Quỳnh Nhai, Bắc Yên có khoảng 500-700 người, phòng đông nhất như Thành phố, Mộc Châu có 2.000 người). Công tác nghiệp vụ được bố trí 01 cán bộ tổ chức và 01-02 cán bộ làm công tác kế toán. Phòng là đầu mối quan hệ với BHXH các huyện, thị xã trong công tác BHXH của đơn vị mình như: đăng ký tham gia, thu nộp BHXH; đối chiếu tăng giảm, cấp, duyệt, xác nhận sổ BHXH hàng năm; nộp BHXH theo quỹ lương thực tế được cấp của NSNN, giải quyết,thanh toán chế độ cho cán bộ, giáo viên về ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí, tử tuất,... đặc biệt là chế độ ốm đau thai sản với đặc thù có trên 80% cán bộ, giáo viên là nữ. Với những đặc điểm như vậy, công tác BHXH tại các phòng Giáo dục nhất là giải quyết, thanh toán các chế độ ngắn hạn, thu nộp BHXH luôn tồn đọng chứng từ, nợ thu, thanh toán cho cán bộ, giáo viên không kịp thời, không đầy đủ. Để khắc phục tình trạng này, kiến nghị Sở Giáo dục trình UBND tỉnh phương án giải quyết như sau: + Với sự bố trí 01 cán bộ tổ chức và 01-02 kế toán thì chỉ đủ hoàn thành tốt nhiệm vụ riêng tại phòng mà thôi (mỗi phòng có khoảng 30-50 người). Các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp với số lao động như vậy có hẳn một phòng Tổ chức, một cán bộ kế toán BHXH tham gia vào công việc này. Do vậy, đối với cán bộ tổ chức phải bố trí cán bộ có chuyên môn, năng lực (không kiêm nhiệm) đủ khả năng kiểm soát, tổng hợp công tác tổ chức của phòng theo quyết định của UBND huyện, thị để theo dõi, đăng ký, ghi tờ khai tham gia, ghi sổ BHXH, đối chiếu xác nhận sổ BHXH, giải quyết chế độ cho cán bộ, giáo viên hàng quý với cơ quan BHXH. + Phải bố trí cán bộ làm công tác kế toán có bằng cấp chuyên môn, ít nhất là trình độ trung cấp kế toán. Hiện nay đa số là bố trí giáo viên dôi dư làm công tác kế toán từ các trường lên đến phòng. + Phòng Giáo dục phải phân cấp kế toán xuống các trường mới xử lý được tồn đọng duyệt cấp sổ, thanh toán ốm đau, thai sản,... kịp thời vì mỗi trường có từ 50 đến hàng trăm cán bộ giáo viên. Hiện nay mỗi trường vẫn có một kế toán kiêm hành chính, nhưng mặc dù là đầu mối trực tiếp với cán bộ, giáo viên của trường, là người tổng hợp ngày công, chứng từ ốm đau, thai sản,... nhưng họ không có chức năng thanh toán mà chỉ là khâu trung gian chuyển chứng từ lên phòng và nhận tiền từ phòng về phát cho cán bộ, giáo viên trong trường. Theo phân cấp quản lý thì hiện nay chỉ có các trường phổ thông trung học trực thuộc Sở là đầu mối trực tiếp đăng ký tham gia BHXH; quan hệ thu nộp, thanh toán chế độ trực tiếp không phải qua khâu trung gian. Xét về quy mô, cơ cấu, mối quan hệ, đầu mối công việc,... thì các trường tiểu học, trung học cơ sở trực thuộc phòng Giáo dục và các trường phổ thông trung học đều mang những nét đặc điểm như nhau. Chỉ có phân cấp công tác kế toán mới tránh được tình trạng hiện nay là: các trường phổ thông trung học chỉ sau 01 tháng nộp chứng từ nghỉ ốm đau, thai sản là nhận được tiền còn các trường thuộc phòng Giáo dục thì nửa năm, thậm chí cả năm vẫn chưa được. Do đông người, chứng từ nhiều, lại để tồn đọng lâu ngày, lưu trữ không khoa học, khi kinh phí chi trả các chế độ BHXH cấp về việc thực hiện chi trả cho cán bộ, giáo viên cũng không được đảm bảo đầy đủ, chính xác theo chế độ. - Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam ra quy định đối với các đơn vị đăng ký tham gia BHXH phải bắt buộc mở tài khoản tiền gửi. Điều đó thuận tiện cho việc thanh toán các chế độ BHXH cho đơn vị qua Ngân hàng, Kho bạc, quản lý chặt chẽ quy trình chi trả các chế độ BHXH, đảm bảo minh bạch, khách quan quá trình luân chuyển kinh phí chi BHXH, sử dụng đúng mục đích. Hiện nay, một số đơn vị không mở tài khoản tiền gửi mà chỉ có tài khoản Hạn mức kinh phí, do kế toán ngại đối chiếu với Kho bạc Nhà nước, bởi vì tài khoản tiền gửi chỉ phát sinh khi thanh toán và nhận kinh phí cấp cho các chế độ BHXH. Khi thanh toán các chế độ BHXH ngắn hạn cho người lao động, các đơn vị này lại làm giấy xin lĩnh tiền mặt. Việc giải quyết thanh toán bằng tiền mặt là một hạn chế rất cơ bản trong công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý chi trả các chế độ BHXH nói riêng. Thanh toán bằng tiền mặt làm nảy sinh các vấn đề sau: + Các đơn vị tránh được sự kiểm soát kinh phí và việc sử dụng của Ngân hàng, Kho bạc, không phát sinh chứng từ để có thể kiểm soát tay ba nội dung kinh tế phát sinh giữa đơn vị, Ngân hàng, Kho bạc và cơ quan BHXH. + Cá nhân người lĩnh tiền mặt có thể không về nhập quỹ ngay, mà chiếm dụng vốn một thời gian hoặc tạo điều kiện cho cá nhân tham ô, chiếm đoạt khoản kinh phí này, không thanh toán kịp thời cho người lao động. + Ngăn ngừa tình trạng một số cá nhân thu thập hoặc lập khống chứng từ ốm đau, thai sản, trợ cấp một lần,... để thanh toán các chế độ BHXH một cách bất hợp pháp. Nếu thanh toán bằng tiền mặt sẽ khó kiểm soát, mặt khác chứng từ gốc sẽ do cơ quan BHXH quản lý (theo quy định chi bằng tiền mặt), nên công tác thanh kiểm tra sau này tại đơn vị rất khó phát hiện. 3.2.4. Kiến nghị sửa đổi một số chế độ về BHXH và một số quy định trong công tác chi trả các chế độ BHXH - Để hạn chế số người nghỉ trợ cấp một lần, bảo tồn và phát triển quỹ, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động gắn bó BHXH cần phải: một là, mức đóng BHXH giữa các khu vực không nên có sự chênh lệch khá xa như hiện nay, cần phải khống chế một mức trần thích hợp. Thứ hai, có những biện pháp ngăn ngừa tình trạng vi phạm Điều lệ BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động. - Một thực tế hiện nay là tuất một lần sẽ chỉ bằng 1/2 chế độ hưu một lần và thậm chí hưu một lần có chế độ trợ cấp lớn hơn nhiều so với trợ cấp tiền tuất một lần, làm nảy sinh tiêu cực trong khâu thủ tục hồ sơ gải quyết chế độ BHXH. Bằng mọi cách, nhất là những người mắc bệnh hiểm nghèo, cả gia đình và cơ quan đều phối hợp nhằm có thể giải quyết chế độ cho người lao động đó theo cách hưu một lần. Trong điều kiện tiến bộ y học hiện nay sẽ dự tính tuổi thọ cụ thể của từng người và đương nhiên họ sẽ chọn con đường về hưu trợ cấp một lần. Vì vậy, cần nâng mức trợ cấp tiền tuất một lần cho người lao động lên ít nhất cũng bằng mức trợ cấp về nghỉ hưu một lần để tránh tình trạng số người về nghỉ hưởng trợ cấp BHXH một lần ngày càng tăng cao. Cứ mỗi năm tham gia BHXH được thanh toán bằng một tháng lương bình quân đóng BHXH; không khống chế mức tối đa, trường hợp đối tượng tham gia chưa đến một năm thì cũng tính bằng một năm hưởng trợ cấp, như thế rất không công bằng. - Về trợ cấp tuất thường xuyên hàng tháng, mức tiền tuất hàng tháng cho mỗi định xuất nên quy định bằng 50% mức lương tối thiểu. Trường hợp thân nhân không còn người thân trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất hàng tháng bằng 10% mức lương tối thiểu. - Quy định chặt chẽ về thời hạn giải quyết chế độ ốm đau, thai sản đối với các đơn vị sử dụng lao động và người lao động phải được giải quyết dứt điểm trong tháng, trong quý. Quy định này, thứ nhất là tạo điều kiện thanh toán trợ cấp kịp thời cho người lao động khi phải nghỉ ốm đau, thai sản. Thứ hai, nó là cơ sở để các đơn vị sử dụng lao động thực hiện trách nhiệm đóng BHXH đầy đủ, kịp thời cho cơ quan BHXH, vì theo nguyên tắc đóng trước hưởng sau, quy định thời hạn giải quyết chế độ thì đơn vị phải nộp đủ BHXH mới được thanh toán, tránh được tình trạng nợ đọng BHXH kéo dài như hiện nay. Thứ ba, cơ quan BHXH không chịu trách nhiệm giải quyết những hồ sơ “tồn đọng” của đơn vị sử dụng lao động để quý này sang quý sau mới đề nghị thanh toán. Phải có những quy định quản lý ràng buộc trách nhiệm của ba bên: người lao động, chủ sử dụng lao động và cơ quan BHXH trong thực hiện các chế độ BHXH thì những bất cập trong chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản mới được giải toả. - Để hạn chế rủi ro trách nhiệm của cơ quan BHXH và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng hưởng lương hưu, cần quy định lại việc uỷ quyền cho phù hợp với thực tế. Đó cũng là yêu cầu cần thiết trong việc cải cách thủ tục hành chính. Nên chăng, thay giấy uỷ quyền bằng giấy thoả thuận hoặc giấy đề nghị của người hưởng đồng ý cho người khác nhận thay, để phường, xã có đủ thẩm quyền chứng nhận. Hoặc tuỳ từng trường hợp, cho phép người thân được nhận thay khi có giấy viết tay của người hưởng. Một điều hết sức cần thiết, trong giấy chứng nhận thay pghải thể hiện được ràng buộc trách nhiệm của người hưởng và người nhận thay khi có sự gian dối hay cố tình vi phạm chế độ, chính sách BHXH. LỜI KẾT Trong điều kiện kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, BHXH có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo đời sống người lao động, ổn định mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước giàu đẹp văn minh. Khẳng định được vai trò không thể thiếu trong hệ thống các chính sách xã hội của Nhà nước ta - Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cùng với sự đổi mới toàn diện và sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung , từ năm 1995 BHXH nước ta chuyển sang một cơ chế thực hiện các chế độ BHXH hoàn toàn mới so với trước đây: Thành lập quỹ BHXH tập trung, độc lập. Thành lập cơ quan chuyên trách về BHXH là Bảo hiểm xã hội Việt nam, được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương ... Trải qua gần 10 năm xây dựng và trưởng thành, BHXH Việt nam nói chung và BHXH Sơn la nói riêng đã đạt được những kết quả rất đáng trân trọng, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo người lao động đồng thời phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước ta. Trước đây quỹ BHXH chỉ tồn tại trên danh nghĩa ( Do Ngân sách Nhà nước bảo đảm) thì đến nay chúng ta có một quỹ tài chính độc lập, tự hạch toán cân đối thu - chi BHXH, vai trò của quỹ đã phát huy tác dụng. Những hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách BHXH xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và cả chủ quan: nhận thức hạn chế của người lao động, ý thức của chủ sử dụng lao động, các quy định hạn hẹp trong lĩnh vực đầu tư, năng lực hạn chế của cán bộ BHXH... do đó BHXH Sơn La đã gặp phải không ít khó khăn và cho dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì trong thời gian tới cũng cần được nghiên cứu, khắc phục để hệ thống BHXH ở Sơn La ngày càng hoàn thiện hơn. Đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người lao động trong nền kinh tế quốc dân. Nhằm thực hiện đúng chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra, đảm bảo thực hiện tốt chế độ quyền lợi đối với người lao động, đảm bảo tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn, góp phần ổn định chính trị xã hội, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26008.doc
Tài liệu liên quan