Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách lãi suất nhằm ổn định và pháp triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Là tổng hòa các nhóm công cụ nhằm điều chỉnh lãi suất, chính sách lãi suất là một trong những chính sách quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình, hội nhập sâu hơn, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, chúng ta khó tránh khỏi những tác động tiêu cực từ sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính trong thời gian qua cho thấy vấn đề nâng cao hiệu quả các công cụ quản lý vĩ mô mà đặc biệt là chính sách lãi suất nhằm ổn định và phát triển kinh tế là hết sức cần thiết. Từ những nhận định trên, nhóm nghiên cứu quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: “Giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách lãi suất nhằm ổn định và pháptriển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Công tác nghiên cứu tác động và giải pháp nâng cao hiệu quả của các công cụ điều hành chính sách vĩ mô trong quản lý nền kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang đạt được những thành tựu nhất định, trở thành tiền đề cho việc hoạch định chiến lược phát triển của các nhà nước, góp phần khắc phục những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên cùng với quá trình toàn cầu hoá, những mặt trái của nền kinh tế thị trường ngày càng bộc lộ rõ nét, đa dạng và phức tạp hơn. Công tác nghiên cứu cũng vì thế ngày càng được đẩy mạnh và đi sâu giải quyết các vấn đề không chỉ mang tính toàn cầu mà còn phải có tính ứng dụng cao, phù hợp với từng quốc gia, từng khu vực. Bằng cách tập trung vào tác động của chính sách lãi suất đến kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế, thông qua việc phân tích những số liệu mới nhất, bài viết là bức tranh sát thực nhất về chính sách lãi suất đã và đang được NHNN áp dụng tại thời điểm hiện nay. Nhờ vậy, các giải pháp mà nhóm chúng tôi đưa ra cũng mang tính thực tiễn khá lớn.

pdf96 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách lãi suất nhằm ổn định và pháp triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tin chính xác và kịp thời từ phía Bộ Tài chính về tồn quỹ tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước để tính toán lượng tiền cơ sở, số lượng huy 7 0 động vốn và cho vay của các quỹ ngoài ngân sách để kiểm soát được TPTTT của toàn bộ nền kinh tế. Số liệu thống kê, báo cáo về các vấn đề tài chính công, nhất là kế hoạch về huy động vốn để bù đắp thâm hụt NSNN, biến động tài khoản ngân sách tại NHNN phải được Bộ Tài chính cung cấp kịp thời cho NHNN. Ngược lại, NHNN phải cung cấp các thông tin về lãi suất, tỷ giá, lạm phát, phát hành tiền và khả năng vốn khả dụng của hệ thống NHTM cho Bộ Tài chính. Thứ ba: Tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về NSNN và NHNN theo hướng đảm bảo tính độc lập của từng chính sách. Khoản tiền NHNN cho NSNN vay hàng năm phải được khống chế bởi một hạn mức cụ thể do Quốc hội quy định trên cơ sở ưu tiên các mục tiêu dự kiến của CSTT như chỉ tiêu cung ứng tiền và lạm phát và sẽ được điều chỉnh lại nếu các chỉ tiêu này có những biến động mạnh. Lãi suất NHNN cho NSNN vay phải đảm bảo cao hơn lãi suất đấu thầu trên thị trường mở ở phiên giao dịch gần nhất nhằm làm giảm lạm phát tín dụng của NHNN, đồng thời khuyến khích việc sử dụng phương thức tài trợ thiếu hụt phi lạm phát qua phát hành trái phiếu, tín phiếu làm cơ sở phát triển thị trường mở và các công cụ chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN. 3.2.1.3. Hoàn thiện những điều kiện cơ bản để hướng tới chính sách lạm phát mục tiêu trong dài hạn Là một bộ phận của CSTT, mục tiêu của CSLS vì thế cũng không nằm ngoài bốn mục tiêu chính đó là: tạo ra công ăn việc làm cho xã hội hay làm giảm áp lực thất nghiệp, đảm bảo sự tăng lên của GDP thực, đảm bảo sức mua hàng hoá trong nước của nội tệ, ổn định tỷ giá. NHTƯ không thể đạt được tất cả các mục tiêu cùng một lúc trong ngắn hạn, mà buộc phải lựa chọn một mục tiêu chính để tập trung trong khi tạm thời coi nhẹ các mục tiêu khác. Để đảm bảo một CSLS ổn định mang tính dài hạn, chính sách lạm phát mục tiêu đang trở thành xu hướng lựa chọn hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Chính sách mục tiêu lạm phát được định nghĩa là “một khung cơ bản cho CSTT mà trong đó NHTƯ công khai công bố chỉ số lạm phát trong dài hạn (mục tiêu đã được lượng hoá) và cam 7 1 kết sẽ duy trì mục tiêu này để nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định và tỷ lệ thất nghiệp thấp”3. Các nghiên cứu thực nghiệm của IMF ở 13 quốc gia thị trường mới nổi áp dụng chính sách mục tiêu lạm phát cho thấy rằng: (1) Tỷ lệ lạm phát ở các quốc gia này có phần thấp hơn so với các quốc gia khác; (2) Không có sự khác biệt rõ ràng về tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia áp dụng và quốc gia không áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu; (3) Các điều kiện kinh tế vĩ mô ở các quốc gia áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu cũng tỏ ra ổn định hơn so với các quốc gia không áp dụng. Hiện nay, ở nước ta NHTƯ mới có khả năng điều tiết nền kinh tế theo mức độ cung tiền (mức độ điều tiết cơ bản nhất), do vậy tất cả các công cụ CSTT nói chung, CSLS nói riêng mà NHNN đưa ra sử dụng đều chưa đem lại hiệu quả tốt nhất cũng như chưa phát huy được chính xác vai trò của mình. Việt Nam cũng còn thiếu khá nhiều tiêu chí cơ bản để có thể áp dụng thành công chính sách lạm phát mục tiêu, tuy nhiên chúng ta cần từng bước hoàn thiện những điều kiện cơ bản để chuẩn bị cho lộ trình tiến tới áp dụng chính sách này trong tương lai. Những giải pháp để đẩy nhanh tiến trình này là: Thứ nhất: Từng bước xây dựng tính độc lập cho NHNN, đặc biệt là tính độc lập về mặt chức năng. Đây là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của sách mục tiêu lạm phát trong tương lai vì như thế mới đảm bảo thực hiện một CSTT đơn mục tiêu và tính công khai minh bạch trong mọi hoạt động. Dần dần cho phép NHNN chủ động hơn trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng sao cho phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế chứ không phải để đáp ứng cho nhu cầu của NSNN và của Chính phủ. Trong thực thi CSTT, CSLS cũng phải tăng quyền tự quyết trong việc sử dụng các công cụ thực hiện để từ đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như uy lực của các công cụ đó. Ngày 07/07/2010 vừa qua, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam với nhiều quy định mới về thẩm quyền và trách nhiệm của NHNN trong việc thực thi CSTT đã được ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Mặc dù vị thế vẫn là cơ quan ngang Bộ của 3 Chính sách mục tiêu lạm phát - kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý cho Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến - Vũ Hoàng Phương Quế 7 2 chính phủ nhưng NHNN đã được quyền “chủ động điều hành các công cụ CSTT và các giải pháp khác để thực hiện mục tiêu CSTT quốc gia”4. Đây là bước đi cần thiết và quan trọng đối với tiến trình độc lập hóa NHTW. Thứ hai: Nâng cao độ tin cậy của NHNN đối với các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Để thực hiện được điều này, cần phải đưa ra một khung giá trị cho mục tiêu lạm phát thay vì một giá trị như hiện nay bởi vì như thế sẽ tăng tính linh hoạt cho NHNN. Việc NHNN đạt được mục tiêu trong cả một khung giá trị biến động sẽ dễ dàng hơn nhiều, chẳng hạn như với triển vọng kinh tế năm 2010, có thể đặt mục tiêu lạm phát trong khoảng 7-10%. Như thế công chúng sẽ tin tưởng hơn vào khả năng của NHNN rằng một khi Ngân hàng đã cam kết thì chắc chắn sẽ thực hiện được. Mặc dù khẳng định là chưa đến lúc áp dụng CSLPMT nhưng đây cũng có thể coi như một tiền đề của Việt Nam tiếp cận gần hơn với chính sách này. Thêm vào đó NHNN cần phải “công khai và minh bạch hơn” trong quá trình hoạch định, thực thi CSTT lẫn đưa ra những kết quả và nhận định của mình đối với nền kinh tế. Thứ ba: cần phải tiếp tục “đảm bảo mức độ tăng trưởng cho nền kinh tế”, bằng cách tiếp tục cung ứng vốn, cấp tín dụng, tăng năng suất lao động để kích thích cung tăng lên đáp ứng được cầu. Từ đó vừa tạo ra cơ sở để kiểm soát lạm phát trong những năm tới, vừa tạo ra tiềm lực, sự tự chủ cho nền kinh tế nước nhà. Thứ tư: Sử dụng các biện pháp mang tính chất hành chính nhằm tuyên truyền mở rộng hiểu biết cho quần chúng và thậm chí là cả các nhân viên trong NHNN và hệ thống NHTM về CSLPMT cũng như những ích lợi của nó đối với kinh tế Việt Nam vì đây vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ. Cần có thêm nhiều quan tâm học hỏi, nghiên cứu mới đảm bảo cho sự thành công của CSLPMT ở Việt Nam. 3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo điều hành chính sách lãi suất linh hoạt vàkịp thời Trong quá trình điều hành CSLS, lãi suất phải được điều hành một cách linh hoạt, kịp thời, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến tăng trưởng và tăng cường các tác động 4 Khoản 6 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 7 3 nhằm kiềm chế lạm phát. Muốn vậy, NHNN cần có những quyết định nhanh nhạy, sử dụng các công cụ một cách linh hoạt, hạn chế các biện pháp trực tiếp gây sốc nền kinh tế. 3.2.2.1. Tăng cường tính linh hoạt cho công cụ lãi suất Một là, NHNN nên tiến dần đến việc tự do hoá lãi suất.Từ khi lãi suất cơ bản được bắt đầu đưa vào thực hiện cho đến trước năm 2006, công cụ này chỉ có tính định hướng đối với hoạt động cho vay và huy động của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên từ 1/7/2006, Bộ Luật Dân sự mới có hiệu lực, trong đó ràng buộc lãi suất trong các hợp đồng vay tài sản, kể cả hợp đồng tín dụng ngân hàng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Sự ràng buộc này càng chặt chẽ hơn khi chính Ngân hàng Nhà nước đưa ra cơ chế lãi suất trần vào tháng 5/2008, khi thị trường tiền tệ đứng trước nguy cơ khủng hoảng. Theo đó, lãi suất cho vay và huy động của ngân hàng thương mại không được vượt 150% lãi suất cơ bản, thay vì được tự do thỏa thuận. Tuy nhiên, cơ chế lãi suất trần dần bộc lộ khiếm khuyết vì các ngân hàng vẫn tìm cách lách thông qua việc thu phí cho vay. Ngành ngân hàng cũng cho rằng việc khống chế lãi suất trần khiến thị trường tiền tệ méo mó, không phản ánh rõ cung cầu. Gần đây, khi các ngân hàng thương mại đã được áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận với các hợp đồng vay vốn trung dài hạn, việc tiến dần đến tự do hoá lãi suất cho vay là một yêu cầu thiết yếu. Tuy nhiên việc gỡ bỏ trần lãi suất huy động thì còn đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Với thực trạng các NHTM nước ta nếu tự do hoá lãi suất huy động sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng chạy đua lãi suất như đã diễn ra trong thời gian qua, có thể gây ra nhiều rối loạn cho hệ thống ngân hàng. Vì vậy, cũng như quan điểm của TS. Cao Sỹ Kiêm, chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã đưa ra, trước mắt chưa thể tự do hoá lãi suất huy động ngay mà cần điều chỉnh lãi suất cơ bản linh hoạt hơn, phản ánh đúng tình hình thị trường hơn. 7 4 Hai là, NHNN nên từng bước đưa lãi suất TCK làm cơ sở hình thành lãi suất thị trường.Hiện nay, NHNN luôn phải chủ động điều chỉnh hợp lý các loại lãi suất có tác động đến thị trường như: lãi suất TCV, lãi suất TCK, lãi suất cho vay qua đêm giữa các NHTM, lãi suất thị trường mở, lãi suất thị trường liên ngân hàng. Nếu thị trường tiền tệ phát triển thì sẽ chỉ cần công bố lãi suất TCK làm cơ sở hình thành lãi suất thị trường, tuy nhiên điều này đòi hỏi NHNN phải hoàn thiện quy chế hoạt động của thị trường tiền tệ và thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa lãi suất tiền gửi và cho vay với lãi suất TCK. Đây là phương pháp được hầu hết các nước phát triển sử dụng để tác động vào lãi suất. Khi lãi suất TCK giảm xuống, NHTM vay vốn từ NHNN ít tốn kém hơn nên có khuynh hướng giảm lãi suất cho vay, kéo theo lãi suất huy động cũng giảm. Để tăng cường tính hiệu quả của lãi suất TCK cần phải thực hiện những biện pháp sau: Trước hết, NHNN nên sử dụng lãi suất tái chiết khấu để điều tiết thay vì hạn chế khối lượng TCK.Hiện nay, phương thức tái cấp vốn của NHNN là ban hành hạn mứcchiết khấu cho từng NHTM với mức lãi suất thấp, sau đó, nếu NHTM có nhucầu vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn khả dụng thì thực hiện tái cấp vốn, cầmcố các hồ sơ tín dụng và các giấy tờ có giá khác với mức lãi suất cao hơn, nhưng với khối lượng hạn chế. Do đó, các NHTM nhỏ rất khó cạnh tranh với các NHTM lớn trong việc đấu thầu trên thị trường mở và trong việc ưu tiên TCV từ NHNN. Vì vậy, NHNN nên mở rộng đối tượng, công cụ chiết khấu theo xu hướng thị trường, khuyến khích các NHTM thực hiện TCK GTCG; nhờ đó NHNN có thể nâng cao vai trò điều tiết tiền tệ thông qua điều chỉnh lãi suất TCK. Song song với đó,NHNN nên thận trọng xem xét các điều kiện chiết khấu.Điều mà NHNN cần quan tâm là xem xét là hồ sơ chiết khấu và lãisuất chiết khấu. Hồ sơ chiết khấu phải là các hợp đồng tín dụng hay giấy tờ cógiá có chất lượng tốt và tính thanh khoản cao nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắnhạn, lãi suất chiết khấu thường phải xác định cao hơn lãi suất huy động từ cácnguồn khác để buộc các NHTM tích cực huy động huy động vốn trong dânchúng, tích cực tham gia vào thị trường mở và thị trường liên ngân hàng, tránhtâm lý ỷ lại vào NHNN, hạn chế việc NHNN phải gia tăng cung 7 5 ứng tiền ralưu thông khi NHTM chưa triệt để khai thác các nguồn khác, thực hiện vai tròlà người cho vay cuối cùng đối với hệ thống NHTM. Tuy nhiên, để xác địnhmức lãi suất chiết khấu hợp lý, NHNN cần theo dõi diễn biến trên thị trườngvà mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ. 3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả của công cụ dự trữ bắt buộc Theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong tình trạng nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng đô la hóa trong khi chính sách về kết hối chưa thực sự đem lại hiệu quả nhất định trong thời gian ngắn, công cụ dự trữ bắt buộc sẽ vẫn giữ vai trò quan trọng để giúp cân bằng thu nhập kỳ vọng giữa hai loại tài sản và hạn chế tình trạng di chuyển giữa chúng gây bất lợi cho hoạt động của hệ thống ngân hàng và giảm hiệu lực điều tiết của CSTT. Trong những năm gần đây, dự trữ bắt buộc liên tục được điều chỉnh theo hướng giảm dần trên cả tài khoản nội và ngoại tệ, giúp giảm chi phí kinh doanh cho hệ thống NHTM, tạo điều kiện thu hút ngoại tệ trong dân vào hệ thống ngân hàng. Việc giảm dự trữ bắt buộc bằng VND nên được tiếp tục thực hiện để các NHTM có thể giải phóng và tối đa hoá hiệu quả sử dụng nguồn vốn khả dụng của mình, hơn nữa khả năng thanh toán của các NHTM đã phần nào được đảm bảo an toàn trên cơ sở thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi bắt buộc đối với tiền gửi có kỳ hạn bằng VND. NHNN nên cho phép các NHTM duy trì một phần tỷ lệ DTBB bằng GTCG có uy tín và thanh khoản cao như tín phiếu NHNN, tín phiếu kho bạc hoặc trái phiếu Chính phủ. Điều này không những phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp NHTM giảm chi phí kinh doanh mà còn làm tăng cung, cầu các loại GTCG trên thị trường mở. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần điều chỉnh đối với phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc theo hướng cải tiến hệ thống thông tin báo cáo để có thể xác định chính xác hơn tổng dự trữ của các TCTD phân tán tại chi nhánh NHNN các tỉnh vào từng thời điểm, lấy đó làm căn cứ để kiểm soát, tính toán lượng dự trữ bắt buộc định kỳ; duy trì tiếp tục khoảng cách thích hợp giữa tỷ lệ dự trữ bắt buộc của tiền gửi nội tệ và ngoại tệ (tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngoại tệ cao hơn nội tệ) để vừa đảm bảo hạn chế tình trạng đô la hóa, 7 6 khuyến khích dư nợ vay ngoại tệ mà không tạo ra gánh nặng cho các TCTD có huy động tiền gửi USD. Cuối cùng, mặc dù công cụ này khá hữu hiệu trong thời gian qua nhưng trong tương lai, NHNN nên hạn chế sử dụng, bởi lẽ đây là công cụ vẫn ít nhiều mang tính chất hành chính và có tính đánh đồng như nhau giữa các ngân hàng. Hơn nữa, nếu liên tục thay đổi DTBB sẽ ảnh hưởng lớn đến việc quản trị thanh khoản của các ngân hàng và trong mọi trường hợp thì hệ thống ngân hàng vẫn tốn chi phí chấp hành ngay cả khi NHNN trả lãi cho DTBB. 3.2.2.3. Tăng cường hoạt động nghiệp vụ thị trường mở Trên lý thuyết lẫn thực tế, nghiệp vụ thị trường mở luôn thể hiện là công cụ có nhiều ưu thế, đặc biệt đây là công cụ duy nhất mà NHTW có thể sử dụng để đảo ngược tình thế . Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ này để bơm tiền nhằm giảm căng thẳng trên thị trường liên ngân hàng trong thời gian qua (tháng 2/2008) không đem lại kết quả như mong đợi vì chính những ngân hàng thiếu hụt thanh khoản nhiều nhất lại không thể tham gia các giao dịch với NHNN để được cấp thanh khoản do họ không nắm trong tay các giấy tờ có giá đủ điều kiện để giao dịch. Điều này đã làm giảm đi đáng kể nghiệp vụ thị trường mở trong việc can thiệp nhằm duy trì lãi suất liên ngân hàng trong khung mục tiêu của NHNN. Do đó, nhằm gia tăng thêm phương tiện cho việc thực thi chính sách lãi suất của mình, NHNN cần tiếp tục có những biện pháp tích cực, tập trung giải quyết một số vấn đề sau: Thứ nhất, NHNH cần đa dạng hóa danh mục chứng từ có giá trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở của NHNN. Hàng hóa hay các chứng từ có giá giao dịch trên thị trường mở hiện nay bao gồm các loại tín phiếu NHNN, tín phiếu kho bạc, các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương; trong đó chủ yếu vẫn là sự áp đảo về tần số sử dụng tín phiếu kho bạc do tính lỏng và độ an toàn của loại giấy tờ có giá này là tương đối cao. Tuy nhiên, việc quá lệ thuộc vào tín phiếu kho bạc như một chiếc phao cứu sinh thông dụng của các NHTM có 7 7 thể khiến NHNN rơi vào thế bị động khi NHNN muốn can thiệp vào dự trữ của hệ thống ngân hàng, từ đó làm giảm hiệu quả tác động của CSTT. Vì vậy, trong điều kiện kinh tế đầy biến động như hiện nay, giải pháp đa dạng hóa danh mục chứng từ có giá trong hoạt động can thiệp thường xuyên nổi lên là giải pháp mang tính căn bản và chiến lược. Việc mở rộng phạm vi các chứng từ có giá trong giao dịch NVTTM không chỉ giúp NHNN khắc phục được tình trạng thiếu hàng hóa và đảm bảo khả năng can thiệp chủ động của NHNN theo mục tiêu CSTT mà còn giúp tăng cường hoạt động của thị trường thứ cấp đối với các chứng từ có giá đó, tăng tính linh hoạt cho bảng cân đối tài sản của hệ thống ngân hàng và tạo nền tảng để định giá giá trị thị trường của bảng cân đối tài sản trong từng thời kỳ. Một giải pháp giúp đa dạng hoá danh mục chứng từ có giá trong NVTTM theo em có thể là cho phép giao dịch đối với các loại trái phiếu công ty, giống như nhiều nước phát triển như Anh, Mỹ… đã áp dụng. Đồng thời, cần phải phát triển thị trường sơ cấp để tạo ra nguồn hàng hoá dồi dào cho thi trường mở, theo đó cần phải gia tăng phát hành tín phiếu NHNN, tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Chính phủ, chủ yếu là các loại GTCG vô danh để quá trình chuyển nhượng, thanh toán, chiết khấu được dễ dàng và tăng số kỳ phát hành hằng năm. Thứ hai, số lượng thành viên thường xuyên tham gia vào giao dịch NVTTM cần được tăng cường. Từ khi NVTTM đi vào hoạt động đến nay, số lượng TCTD được cấp giấy công nhận là thành viên NVTTM đã đạt được những con số tăng trưởng đáng kể, tính đến quý I/2010 là 63 thành viên. Tuy nhiên số thành viên thực sự tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở thì chưa đầy 40, trong đó chủ yếu là các NHTM Nhà nước và các NHTMCP lớn. Hơn nữa, các TCTD quy mô lớn thường nắm giữ một lượng lớn các GTCG nên dễ cạnh tranh về mặt khối lượng và lấn át các TCTD nhỏ khiến các TCTD nhỏ khi cần được tiếp vốn lại gặp khó khăn về thanh khoản và phải đi vay lại trên thị trường liên ngân hàng với chi phí cao hơn. Vì vậy trong tương lai để có thể phát huy hiệu quả của công cụ NVTTM, tăng cường ảnh hưởng của NHNN trong việc điều chỉnh cung cầu vốn khả dụng của hệ thống NHTM thì theo em NHNN nên chia nhóm các thành viên dựa vào quy mô nắm giữ GTCG của họ, theo đó các TCTD có quy mô nắm 7 8 giữ lượng GTCG ngang nhau sẽ được phân vào cùng một nhóm để cạnh tranh một cách bình đẳng với nhau, tránh hiện tượng các TCTD lớn lấn át khiến các TCTD nhỏ hơn chịu thua thiệt. Nhờ vậy các phiên đấu thầu thị trường mở sẽ được thực hiện hiệu quả và công bằng hơn, góp phần thu hút nhiều hơn nữa các TCTD tham gia vào nghiệp vụ này. Thứ ba, NHNN nên tăng tần suất phiên giao dịch, đa dạng hoá kỳ hạn giao dịch và rút ngắn thời gian xử lý giao dịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ. Hiện nay nghiệp vụ thị trường mở được thực hiện 2 phiên/ngày, thời hạn giao dịch ngắn, phổ biến ở các kỳ hạn 7-14-28 ngày đã chứng tỏ đặc điểm giao dịch trên thị trường đang trở nên linh hoạt hơn. Một điểm cần lưu ý đối với NHNN là việc tiến hành tăng phiên giao dịch hay rút ngắn thời hạn giao dịch cần phải dựa trên tính toán hợp lý sự biến động của cung, cầu vốn khả dụng hàng ngày trên thị trường liên ngân hàng, thông qua đó làm căn cứ xác định liều lượng, hướng can thiệp của NHNN. Để có được thông tin về thực trạng cung cầu vốn khả dụng một cách chính xác nhất, NHNN cần có phương án tổ chức phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng thông qua việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tạo điều kiện rút ngắn thời gian giao dịch của các ngân hàng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, qua đó giúp NHNN có thêm điều kiện nắm bắt những thông tin chính xác nhất về cung cầu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam để đưa ra hướng can thiệp khi cần thiết. 3.2.2.4. Xây dựng NHTW mạnh có tính độc lập cao so với chính phủ. Câu hỏi đặt ra, liệu một NHTW độc lập có giúp duy trì mức lạm phát thấp và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cao hơn hay không? Thập niên 1990 đã chứng kiến nhiều nước, trong đó có cả những nước đã và đang phát triển, thực hiện quá trình chuyển đổi mô hình NHTW sang hướng làm tăng tính độc lập hơn cho tổ chức này. Thực tế cho thấy NHNN Việt Nam có mức độ độc lập thấp và chịu sự can thiệp hành chính toàn diện của Chính phủ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động của NHNN, nhất là trong việc thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định TTTT thời gian qua. Vì vậy, nâng cao tính độc lập của NHNN là một trong những điều kiện tiên quyết để tạo tiền đề căn bản trong hiệu quả hoạt động và là nền tảng quan trọng 7 9 bảo đảm trước hết NHNN thực sự là NHTW và sau đó là tiến tới một NHTW hiện đại. Để làm được điều này, cần đổi mới cơ chế tổ chức và cách thức hoạt động NHNN theo hướng như sau: Về địa vị pháp lý, trong dự thảo Luật NHNN sửa đổi, được NHNN soạn thảo chuẩn bị trình Chính phủ, địa vị pháp lý của NHNN vẫn được giữ nguyên, tức là cơ quan ngang bộ của Chính phủ. Điều này cho thấy chính bản thân NHNN vẫn chưa sẵn sàng cho một địa vị mới có tính độc lập hơn đối với Chính phủ. Tuy nhiên, cho dù NHNN đã sẵn sàng cho một vị thế độc lập mới thì với cấu trúc thể chính trị hiện nay cộng với những quan hệ có tính thông lệ giữa NHNN với các cơ quan khác của Chính phủ thì mục tiêu độc lập hoàn toàn với các quyết sách Chính phủ là chưa khả thi. Khi địa vị pháp lý không được độc lập thì khả năng độc lập về mục tiêu và quá trình thực thi chính sách cũng ít nhiều bị giới hạn. Bước đi đầu tiên có tính thử nghiệm cho một NHTW độc lập là cho phép NHNN được độc lập trong việc lựa chọn mục tiêu chính sách ưu tiên trong nhóm các mục tiêu được chọn lựa phù hợp với điều kiện nền kinh tế vĩ mô mà không nhất thiết phải phù hợp với các chính sách khác của Chính phủ. Đồng thời, với vị thế là một cơ quan của Chính phủ thì mức độ độc lập tự chủ trong việc lựa chọn công cụ điều hành là phù hợp hơn cả. Về mặt tổ chức nhân sự, nhiệm kỳ của Ban lãnh đạo NHNN có thể dài hơn nhiệm kỳ của Chính phủ và Quốc hội, hoặc xen kẽ giữa các nhiệm kỳ của Chính phủ. Như vậy, quá trình ra quyết định của NHNN sẽ không bị ảnh hưởng bởi chu kỳ thành lập Chính phủ, chu kỳ lập và thực hiện kế hoạch kinh tế. Thống đốc sẽ bị ảnh hưởng một khi Chính phủ thay đổi nhân sự do hết nhiệm kỳ. Về mục tiêu, luật cần đưa ra một hoặc một nhóm các mục tiêu chính sách cụ thể, rõ ràng và thống nhất. Quốc hội cần loại bỏ những mục tiêu chung và không rõ ràng như đảm bảo quốc phòng an ninh hay nâng cao đời sống nhân dân. Nghiên cứu mục tiêu chính sách của các NHTW trên thế giới cho thấy chúng thường tập trung vào các mục tiêu chính như kiểm soát lạm phát, duy trì công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế, ổn định hệ thống tiền tệ và thị trường tài chính. NHNN nên được trao quyền lựa chọn mục tiêu 8 0 cho từng thời kỳ phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô mà không chịu sự can thiệp hay chỉ đạo từ phía Chính phủ hay các cơ quan liên quan khác. Về quyết định thực thi chính sách, Thống đốc NHNN phải được trao quyền quyết định trong việc thực thi các CSTT và tự chịu trách nhiệm về các quyết định đó chứ không nên thông qua Chính phủ. Điều này không những góp phần làm tăng tính chủ động cho NHNN mà còn làm giảm độ trễ ngoài của CSTT - một yếu tố quan trọng làm giảm tính hiệu lực của chính sách. Về quan hệ với ngân sách, cần có qui định cụ thể về chức năng “là ngân hàng của Chính phủ” theo hướng NHNN sẽ không cho ngân sách vay trực tiếp mà NHNN chỉ cấp tín dụng gián tiếp cho Chính phủ thông qua cho ngân sách vay trên thị trường thứ cấp có hạn mức và lấy trái phiếu Chính phủ làm tài sản đảm bảo khi cho các NHTM vay. Để đảm bảo hiệu quả của CSTT, những nhiệm vụ khác như tạm ứng chi ngân sách cũng nên được quy định lại để Thống đốc có quyền từ chối trong mục tiêu thâm hụt ngân sách được Quốc hội phê duyệt hàng năm và chủ động trong việc điều hành cung, cầu tiền trên thị trường. Về tổ chức và cơ chế tài chính, thực hiện tốt CSTT đòi hỏi NHNN phải thu hút được đội ngũ lớn những chuyên gia đầu ngành về tài chính, ngân hàng nên cần phải cạnh tranh với các NHTM trong việc thu hút chuyên gia về môi trường làm việc và chế độ lương thưởng. Hơn nữa, để cho việc thực thi chính sách có tính phản biện cao, Thống đốc cần được trao quyền chủ động trong việc thành lập Ban tư vấn CSTT, trong đó quy tụ những chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm quản lý và tư vấn tại các NHTW của các nước phát triển am hiểu về điều kiện kinh tế Việt Nam. Về trách nhiệm giải trình, việc nâng cao tính độc lập và tự chủ của NHNN đối với các mục tiêu và quyết định chính sách phải đi kèm với trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch. Thống đốc NHNN theo định kỳ hoặc theo đề nghị phải có trách nhiệm giải trình trước Quốc hội về các quyết định chính sách trong giới hạn chức năng và thẩm quyền được giao phó. 8 1 Ngày 11/06/2010 vừa qua, quốc hội đã thông qua bản dự thảo luật NHNN Việt Nam, trong đó có nhiều quy định được đổi mới, bổ xung liên quan đến quyền hạn và trách nhiệm của NHNN. Luật NHNH Việt Nam sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2011 và sẽ trở thành cơ sở để nâng cao một bước trách nhiệm, thẩm quyền và tính chủ động của NHNN trong việc sử dụng các công cụ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ cũng như giám sát an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết và thông lệ, chuẩn mực quốc tế về ngân hàng, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế nước ta. 3.2.3. Các giải pháp hỗ trợ khác 3.2.3.1. Về phía cơ quan Nhà nước Trong dài hạn, trước hết, Chính phủ cần tích cực xây dựng và có các biện pháp khuyến khích việc phát triển các thể chế nhằm hỗ trợ thông tin cho thị trường, nên đưa ra các ưu đãi để phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin, tài chính như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, định giá tài sản, tư vấn tài chính, kiểm toán. Bên cạnh đó, việc khuyến khích thành lập các hội ngành nghề sẽ tạo sự gắn kết, trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp trong ngành và là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong ngành với thị trường bên ngoài trong đó có bên cung ứng vốn như ngân hàng. Thông tin đầy đủ, chính xác về khách hàng, về thị trường có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay. Ngoài ra, việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng Nhà nước trong quá trình hoạt động và chia sẻ thông tin sẽ giúp cho việc giải quyết các thủ tục hành chính được nhanh gọn, giảm chi phí giao dịch cho doanh nghiệp và ngân hàng. Hiện tại, hoạt động đăng ký giao dịch đảm bảo do thiếu liên kết thông tin và thái độ bất hợp tác của một số cán bộ thừa hành đã làm nản lòng không ít các doanh nghiệp. Vì vậy, các cơ quan hữu quan cần có cơ chế phối hợp cung cấp thông tin để việc đánh giá, ra quyết định tín dụng của ngân hàng được chính xác, tránh lựa chọn ngược ảnh hưởng xấu đến hoạt động ngân hàng. 3.2.3.2. Về phía các NHTM 8 2 Tình trạng các ngân hàng thừa vốn trong khi các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn còn khá phổ biến, bởi các điều kiện vay vốn của các ngân hàng nhìn chung vẫn nhằm mục đích ràng buộc khách hàng phải trả nợ hơn là sự phát triển sản xuất kinh doanh. Do đó, để thảo gỡ khó khăn vay vốn cho doanh nghiệp các ngân hàng nên : Thứ nhất, các NHTM hoàn thiện mô hình chấm điểm, xếp loại khách hàng.Các ngân hàng cần xây dựng phương pháp tính toán trong quản trị rủi ro tín dụng, đưa ra các chỉ tiêu phi tài chính một cách chính xác, phù hợp hơn.Không nên quá chú trọng vào các chứng chỉ, bằng cấp khi đánh giá năng lực quản trị, điều hành của doanh nghiệp mà phải căn cứ vào lịch sử kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai,các NHTM nên nây dựng hệ thống xếp hạng doanh nghiệp để rút ngắn thời gian thẩm định.Bên cạnh đó, việc xem xét và quyết định cho vay không nên phân biệt giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ mà chỉ phân biệt doanh nghiệp đủ hay không đủ điều kiện cho vay vốn. Thứ ba, các NHTM cũng cần điều chỉnh linh hoạt chính sách tín dụng phù hợp với qui định của NHNN và tình hình thực tế trên thị trường trong từng thời kỳ, trong đó nên có chính sách áp dụng lãi suất ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống 3.2.3.3. Về phía doanh nghiệp Điều kiện tiên quyết để có một chính sách lãi suất thực sự hiệu quả là các luồng vốn được trung chuyển từ nơi dư thừa đến được nơi thiếu vốn, hay các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn có khả năng tiếp cận vốn. Tuy vậy, hiện nay các doanh nghiệp vẫn rất khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, nhiều hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp bị ngân hàng từ chối do: thông tin tài chính của doanh nghiệp còn ít, trình độ quản lý điều hành của doanh nghiệp còn yếu, công nghệ lạc hậu, thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao, thiếu tài sản thế chấp, cầm cố đảm bảo nghĩa vụ trả nợ …Theo số liệu công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay chỉ có khoảng 32% DNVVN có khả năng tiếp cận vốn, 35% doanh nghiệp khó tiếp cận và khoảng 33% không thể tiếp cận nguồn vốn. Do đó, tự bản thân các doanh nghiệp cần tăng cường năng lực tài chính của mình bằng nhiều cách có thể được như: tích luỹ tối đa bằng lợi nhuận, tăng cường vốn góp 8 3 của các thành viên, liên kết với các doanh nghiệp khác. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Ngoài ra, yêu cầu về minh bạch trong các báo cáo tài chính lẫn việc lập phương án sản xuất kinh doanh đang là rào cản lớn khi doanh nghiệp đi tìm vốn vay. Doanh nghiệp hiện nay thường có hai hệ thống kế toán riêng biệt, một là để báo cáo thuế và một là tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.Báo cáo tài chính để khai thuế thường có kết quả thấp hơn so với tình hình thực tế hoặc để lỗ. Khi đi vay ngân hàng thì doanh nghiệp thường đưa ra báo cáo tài chính được lập theo báo cáo thuế (vì sợ bị truy thu thuế), mà căn cứ vào những báo cáo này thì doanh nghiệp sẽ không đủ điều kiện được vay. Do vậy, trước hết doanh nghiệp cần lập báo cáo tài chính rõ ràng, đủ độ tin cậy, loại bỏ báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế. Trong tương lai không xa, báo cáo tài chính của các DNVVN cũng phải được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập. 8 4 KẾT LUẬN Diễn biến của CSLS qua từng thời kỳ đã cho thấy những bước phát triển nhất định. Cơ chế điều hành đã dần chuyển từ kiểm soát trực tiếp sang kiểm soát gián tiếp, phù hợp hơn với cơ chế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước tiến tới tự do hoá lãi suất. Tuy nhiên, điều hành chính sách lãi suất còn bộc lộ nhiều tồn tại như chậm thay đổi, kém linh hoạt, không sát sao với diễn biến vĩ mô của nền kinh tế; vẫn còn nhiều can thiệp trực tiếp mang tính hành chính, các công cụ gián tiếp còn tỏ ra kém hiệu quả. Do đó, bên cạnh những mặt tích cực đạt được thì có thể đánh giá hiệu quả tác động của nó lên các biến số vĩ mô của nền kinh tế trong thời gian qua còn khá hạn chế. Trong thời gian trước mắt, NHNN cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách lãi suất nhằm hài hoà mục tiêu kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế, đưa nền kinh tế ra khỏi suy thoái, phục hồi và ổn định.Song song với đó, một điều rất quan trọng là phải hoàn thiện cơ chế hình thành LSCB để xây dựng được một LSCB định hướng thị trường. Nền kinh tế nước ta đang ngày càng hoà mình vào dòng chảy của thế giới, trong cơn bão khủng hoảng năm 2008 mặc dù nằm ở vùng ngoại vi, không chịu quá nhiều ảnh hưởng; nhưng tương lai những diễn biến trên TTTC thế giới sẽ có tác động mạnh mẽ đến TTTC trong nước. Do đó, về dài hạn, chúng ta phải xây dựng một hệ thống tài chính minh bạch, vững mạnh cũng như một hệ thống thông tin chính xác, nhanh nhạy. CSLS cũng phải được xây dựng trên nguyên tắc, ổn định trong dài hạn, linh hoạt kịp thời trong ngắn hạn. Việc điều hành CSLS cũng phải hướng tới điều hành theo mục tiêu lạm phát, tăng cường tính hiệu quả của các công cụ gián tiếp cũng như tăng tính độc lập của NHNN; phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng với các chính sách vĩ mô khác đặc biệt là chính sách tài khóa. Như vậy, CSLS sẽ đảm bảo được sự linh hoạt mà ổn định, nền tảng cho một môi trường đầu tư và kinh doanh tốt cũng như cho sự tăng trưởng của nền kinh tế./. 8 5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ, NXB Thống kê. 2. Frederic S.Mishkin (2009), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học - Kỹ thuật, 1994. 3. TS. Hoàng Công Gia Khánh (2010), Cơ chế điều hành lãi suất tại một số nước và Việt Nam, Tạp chí tài chính, Số 2/2010. 4. ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh (2008), Tác động của lãi suất đến tăng trưởng, lạm phát và vai trò điều tiết lãi suất thị trường của Ngân hàng trung ương,TC Ngân hàng, Số 14/2008. 5. ThS. Nguyễn Thị Kim Thanh (2008), Vai trò của chính sách tiền tệ đối với tình trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay,Tạp chí ngân hàng, Số 7/2008. 6. PGS.,TS. Ngô Hướng (2009), Ổn định thị trường tài chính và những vấn đề đặt ra,Tạp chí Ngân hàng, Số 23/2009. 7. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh (2009), Điều hành chính sách tiền tệ năm 2008 và khuyến nghị chính sách năm 2009, Tạp chí ngân hàng số 1/2009. 8. TS. Nguyễn Đại Lai (2010), Để cơ chế lãi suất thỏa thuận trung và dài hạn đi vào thực tiễn, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, Số 8 (305) ra ngày 15/4. 9. TS. Nguyễn Ngọc Bảo (2010), Một số vấn đề về vai trò của chính sách tiền tệ trong ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế,Tạp chí ngân hàng số 4/2010. 10. TS. Nguyễn Ngọc Bảo (2010), Mối tương quan giữa khối lượng tiền tệ trong lưu thông và tổng sản phẩm quốc nội một số vấn đề rút ra từ thực tiễn, Tạp chí ngân hàng số 9. 11. V. Bình (2010),“Điều hành ổn định lãi suất thị trường, kiểm soát chặt chẽ lạm phát, tích cực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế năm 2010”, tải từ 12. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2005 và 2008, NXB Thống kê, Hà Nội. 8 6 13. Nhóm nghiên cứu Viện quản lý kinh tế trung ương và Dự án hỗ trợ thúc đẩy hoạt động thương mại (STAR)(2008), Báo cáo Thương mại, đầu tư và kinh tế 2007 - 2008: 18 tháng đầu tiên sau khi ra nhập WTO, 14. Tổng cục thống kê, Thông cáo báo chí vềtình hình kinh tế - xã hội các năm, tải từ 15. Cục Quản lý cạnh tranh, Báo cáo cạnh tranh các NHTM năm 2009. 16. Lê Xuân Nghĩa (2009), Kích cầu “không giống ai” để tránh bẫy thanh khoản, tải từ tranh-bay-thanh-khoan.htm 17. Một số vấn đề kinh tế, tiền tệ - ngân hàng năm 2009 và 2010, Tạp chí ngân hàng số 2+3/2010. 18. ThS.Lê Văn Hinh (2010), Sửa đổi Luật NHNN: Đi tìm lãi suất cơ bản mới, tải từảntrịnộidung/ViewArticleDetail/tabid/56/Key/ ViewArticleContent/ArticleId/1831/Default.aspx 19. Ngân hàng thế giới (2009), Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam tháng 6/2009 và 12/2009. 20. Ngân hàng thế giới (2010), Báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 6/2010. 21. Cục xúc tiến thương mại (2010), Báo cáo xúc tiến xuất khẩu 2009 – 2010. 22. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo dự thảo lần thứ hai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015. 23. Các Văn bản pháp luật (phụ lục 1, 2, 3)  Các Quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mức lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam.  Các Quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng. 8 7  Các Quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng.  Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất - kinh doanh ban hành ngày 23/1/2009.  Quy định 07-2010-TT-NHNNcủa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành ngày 26/02/2010.  Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 11/06/2010 24. Báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2002 – 2007 Tiếng Anh 25. IMF (2008) World Economic OutlookOctober. 26. David O. Dapice (2001), An overview of the Vietnamese economy after the Asian crisis, John F. Kennedy School of Government, Harvard University. 27. IMF (2008), World Economic Outlook Update Global slowdown and rising inflation,July 17. 28. The Economist Intelligent Unit Limited (2010), Vietnam: Country Report Februrary 2010. 29. IMF (2010), World Economic Outlook: Rebalancing Growth, April 2010. 30. The World Bank (2010), Global Economic Prospects Summer, 2010. 31. The World Bank (Dec 2009), China Report. 32. The World Bank (June 2010), China Quaterly Update 33. Asian Development Bank (2010), Asian Development Outlook 2010: Macroeconomic Management Beyond the Crisis - Viet Nam. 34. IMF (2009), Vietnam: Staff Report For The 2008 Article IV Consultation, April. 35. IMF (2010), International Financial Statistics, June. 36. The Economisst Intelligence Unit Limited (2010), Vietnam Country Forecast February 2010. 37. Business Monitor International (2010), Vietnam Business Forecast Q2 2010. 8 8 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Biến động lãi suất cơ bản từ năm 2002 đến tháng 06/2010 5 Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng 8%/năm 1565/QĐ-NHNN 24/6/2010 1/7/2010 8%/năm 1311/QĐ-NHNN 31/5/2010 1/6/2010 8%/năm 1011/QĐ-NHNN 27/4/2010 1/5/2010 8%/năm 618/QĐ-NHNN 25/03/2010 1/4/2010 8%/năm 618/QĐ-NHNN ngày 25/3/2010 1/4/2010 8%/năm 618/QĐ-NHNN ngày 25/03/2010 1/4/2010 7%/năm 378/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009 1/3/2010 8%/năm 353/QĐ-NHNN 25/2/2010 1/3/2010 8%/năm 134/QĐ-NHNN 25/01/2010 1/2/2010 8%/năm 2665/QĐ-NHNN 25/11/2009 1/12/2009 7%/năm 2459/QĐ-NHNN ngày 28/10/2009 1/11/2009 7%/năm 2459/QĐ-NHNN 28/10/2009 1/11/2009 7%/năm 2232/QĐ-NHNN 1/10/2009 7%/năm 2024/QĐ-NHNN ngày 26/8/2009 1/9/2009 7%/năm 2024/QĐ-NHNN 26/8/2009 1/9/2009 7%/năm 1811/QĐ-NHNN ngày 30/7/2009 1/8/2009 7%/năm 1811/QĐ-NHNN 30/7/2009 1/8/2009 7%/năm 1539/QĐ-NHNN ngày 30/6/2009 1/7/2009 7%/năm 1539/QĐ-NHNN 30/6/2009 1/7/2009 7%/năm 1250/QĐ-NHNN ngày 22/5/2009 1/6/2009 7%/năm 1250/QĐ-NHNN 22/5/2009 1/6/2009 7%/năm 1015/QĐ-NHNN 29/4/2009 1/5/2009 7%/năm 626/QĐ-NHNN ngày 24/3/2009 1/4/2009 5 Nguồn: Ngân hàng nhà nước 8 9 7%/năm 626/QĐ-NHNN 24/03/2009 1/4/2009 7%/năm 378/QĐ-NHNN 24/02/2009 1/3/2009 7.0%/năm 172/QĐ-NHNN 23/1/2009 1/2/2009 8.5%/năm 3161/QĐ-NHNN 19/12/2008 22/12/2008 10%/năm 2948/QĐ-NHNN 03/12/2008 5/12/2008 11%/năm 2809/QĐ-NHNN 21/11/2008 11%/năm 2808/QĐ-NHNN 20/11/2008 21/11/2008 12%/năm 2559/QĐ-NHNN 3/11/2008 5/11/2008 13%/năm 2316/QĐ-NHNN 20/10/2008 21/10/2008 14%/năm 2131/QĐ-NHNN 25/09/2008 1/10/2008 14%/năm 1906/QĐ-NHNN 29/8/2008 1/9/2008 14%/năm 1434/QĐ-NHNN 26/6/2008 1/7/2008 14%/năm 1317/QĐ-NHNN 10/6/2008 11/6/2008 12%/năm 1257/QĐ-NHNN 30/5/2008 1/6/2008 12%/năm 1099/QĐ-NHNN 16/5/2008 19/05/2008 8.75%/năm 978/QĐ-NHNN 29/4/2008 1/5/2008 8.75%/năm 689/QĐ-NHNN 31/03/2008 1/4/2008 8.75%/năm 479/QĐ-NHNN 29/2/2008 1/3/2008 8.75%/năm 305/QĐ-NHNN 30/1/2008 1/2/2008 8.25%/năm 3096/QĐ-NHNN 1/1/2008 8.25%/năm 2881/QĐ-NHNN 1/12/2007 8.25%/năm 2538/QĐ-NHNN 31/10/2007 1/11/2007 8.25%/năm 2265/QĐ-NHNN 28/9/2007 1/10/2007 8.25%/năm 2018/QĐ-NHNN 30/8/2007 1/9/2007 8.25%/năm 1787/QĐ-NHNN 31/7/2007 1/8/2007 8.25%/năm 1546/QĐ-NHNN 29/06/2007 1/7/2007 8.25%/năm 1143/QĐ-NHNN 29/5/2007 1/6/2007 9 0 8.25%/năm 908/QĐ-NHNN 27/04/2007 1/5/2007 8.25%/năm 632/QĐ-NHNN 29/03/2007 1/4/2007 8.25%/năm 424/QĐ-NHNN 27/02/2007 1/3/2007 8.25%/năm 298/QĐ-NHNN 31/1/2007 1/2/2007 8.25%/năm 2517/QĐ-NHNN 29/12/2006 1/1/2007 8.25%/năm 2308/QĐ-NHNN 30/11/2006 1/12/2006 0.6875%/tháng (8.25%/năm) 2045/QĐ-NHNN 30/10/2006 1/11/2006 8.25%/năm 1887/QĐ-NHNN 29/09/2006 1/10/2006 0.6875%/tháng (8.25%/năm) 1714/QĐ-NHNN 31/08/2006 1/9/2006 0.6875%/tháng (8.25%/năm) 1522/QĐ-NHNN 31/7/2006 1/8/2006 0.6875%/tháng (8.25%/năm) 1234/QĐ-NHNN 30/06/2006 1/7/2006 0.6875%/tháng (8.25%/năm) 1044/QĐ-NHNN 31/05/2006 1/6/2006 0.6875%/tháng (8.25%/năm) 854/QĐ-NHNN 28/4/2006 1/5/2006 0.6875%/tháng (8.25%/năm) 581/QĐ-NHNN 30/3/2006 1/4/2006 0.6875%/tháng (8.25%/năm) 311/QĐ-NHNN 28/2/2006 1/3/2006 0.6875%/tháng (8.25%/năm) 140/QĐ-NHNN 26/01/2006 1/2/2006 0.6875%/tháng (8.25%/năm) 1894/QĐ-NHNN 30/12/2005 1/1/2006 8.25%/năm 1746/QĐ-NHNN 01/12/2005 1/12/2005 0.625%/tháng (7.50%/năm) 1556/QĐ-NHNN 28/10/2005 1/11/2005 0.625%/tháng (7.50%/năm) 1426/QĐ-NHNN 30/9/2005 1/10/2005 0.625%/tháng (7.50%/năm) 1246/QĐ-NHNN 26/8/2005 1/9/2005 0.625%/tháng (7.50%/năm) 1103/QĐ-NHNN 28/7/2005 1/8/2005 0.625%/tháng (7.50%/năm) 936/QĐ-NHNN 30/6/2005 1/7/2005 0.625%/tháng (7.50%/năm) 781/QĐ-NHNN 31/5/2005 1/6/2005 0.625%/tháng (7.50%/năm) 567/QĐ-NHNN 29/4/2005 1/5/2005 0.625%/tháng (7.50%/năm) 315/QĐ-NHNN 25/03/2005 1/4/2005 0.625%/tháng (7.50%/năm) 211/QĐ-NHNN 28/2/2005 1/3/2005 9 1 0.625%/tháng (7.50%/năm) 93/QĐ-NHNN 27/1/2005 1/2/2005 0.625%/tháng (7.50%/năm) 1716/QĐ-NHNN 31/12/2004 1/1/2005 0.625%/tháng (7.50%/năm) 1522/QĐ-NHNN 30/11/2004 1/12/2004 0.625%/tháng (7.50%/năm) 1398/QĐ-NHNN 29/10/2004 1/11/2004 0.625%/tháng (7.50%/năm) 1254/QĐ-NHNN 30/9/2004 1/10/2004 0.625%/tháng (7.50%/năm) 1079/QĐ-NHNN 31/8/2004 1/9/2004 0.625%/tháng (7.50%/năm) 968/QĐ-NHNN 29/7/2004 1/8/2004 0.625%/tháng (7.50%/năm) 797/QĐ-NHNN 29/6/2004 1/7/2004 0.625%/tháng (7.50%/năm) 658/QĐ-NHNN 28/05/2004 1/6/2004 0.625%/tháng (7.50%/năm) 2210/QĐ-NHNN 27/02/2004 1/3/2004 7.50%/năm 285/2003/QĐ-NHNN 31/03/2003 1/4/2003 7.44%/năm 792/2002/QĐ-NHNN 26/07/2002 1/8/2002 7.20%/năm 1247/2001/QĐ-NHNN 28/09/2001 1/10/2001 7.80%/năm 557/2001/QĐ-NHNN 26/04/2001 1/5/2001 8.40%/năm 237/2001/QĐ-NHNN 28/03/2001 1/4/2001 8.70%/năm 154/2001/QĐ-NHNN 27/02/2001 1/3/2001 9.00%/năm 242/2000/QĐ-NHNN 02/08/2000 5/8/2000 Phụ lục 2. Biến động lãi suất chiết khấu từ năm 2000 đến tháng 06/2010 6 Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng 6%/năm 189/TB-NHNN 31/5/2010 1/6/2010 6%/năm 26/TB-NHNN 26/01/2010 1/2/2010 6%/năm 2664/QĐ-NHNN 25/11/2009 1/12/2009 5%/năm 2232/QĐ-NHNN 1/10/2009 5%/năm 837/QĐ-NHNN 10/4/2009 10/4/2009 6%/năm 173/QĐ-NHNN 23/1/2009 1/2/2009 6 Nguồn: Ngân hàng nhà nước 9 2 7.5%/năm 3159/QĐ-NHNN 19/12/2008 22/12/2008 9%/năm 2949/QĐ-NHNN 3/12/2008 5/12/2008 10%.năm 2810/QĐ-NHNN 21/11/2008 11%/năm 2561/QĐ-NHNN 3/11/2008 5/11/2008 12%/năm 2318/QĐ-NHNN 20/10/2008 21/10/2008 13%/năm 1316/QĐ-NHNN 10/6/2008 11/6/2008 11%/năm 1099/QĐ-NHNN 16/05/2008 19/5/2008 11%/năm 1098/QĐ-NHNN 16/5/2008 19/5/2008 6%/năm 306/QĐ-NHNN 30/1/2008 1/2/2008 4.5%/năm 1746/QĐ-NHNN 1/12/2005 1/12/2005 4%/năm 316/QĐ-NHNN 25/3/2005 1/4/2005 3.5%/năm 20/QĐ-NHNN 07/01/2005 15/1/2005 3%/năm 832/QĐ-NHNN 30/7/2003 1/8/2003 4.8%/năm 242/2001/QĐ-NHNN 29/03/2001 1/4/2001 5.4%/năm 466/2000/QĐ-NHNN 02/11/2000 6/11/2000 4.2%/năm 239/2000/QĐ-NHNN 31/07/2000 1/8/2000 4.8%/năm 102/2000/QĐ-NHNN 31/03/2000 5/4/2000 Phụ lục 3. Biến động lãi suất tái cấp vốn từ năm 2000 đến tháng 06/2010 7 Giá trị Văn bản quyết định Ngày áp dụng 8%/năm 189/TB-NHNN 31/5/2010 01/06/2010 8%/năm 26/TB-NHNN 26/01/2010 01/02/2010 7%/năm 837/QĐ-NHNN 10/4/2009 10/04/2009 8%/năm 2664/QĐ-NHNN 25/11/2009 01/12/2009 7%/năm 2232/QĐ-NHNN 01/10/2009 7%/năm 837/QĐ-NHNN ngày 10/4/2009 10/04/2009 7 Nguồn: Ngân hàng nhà nước 9 3 8%/năm 173/QĐ-NHNN 23/1/2009 01/02/2009 9.5%/năm 3159/QĐ-NHNN 19/12/2008 22/12/2008 11%/năm 2949/QĐ-NHNN 03/12/2008 05/12/2008 12%/năm 2810/QĐ-NHNN 20/11/2008 21/11/2008 13%/năm 2561/QĐ-NHNN 03/11/2008 05/11/2008 14%/năm 2318/QĐ-NHNN 20/10/2008 21/10/2008 15%/năm 1316/QĐ-NHNN 11/06/2008 11/06/2008 15%/năm 1326/QĐ-NHNN 10/6/2008 11/06/2008 13%/năm 1099/QĐ-NHNN 16/05/2008 19/05/2008 7.5%/năm 306/QĐ-NHNN 30/01/2008 01/02/2008 6.5%/năm 1746/QĐ-NHNN 01/12/2005 01/12/2005 6%/năm 316/QĐ-NHNN 25/03/2005 01/04/2005 5.5%/năm 20/QĐ-NHNN 07/01/2005 15/01/2005 5%/năm 833/QĐ-NHNN 30/7/2003 01/08/2003 6%/năm 552/2003/QĐ-NHNN 30/05/2003 01/06/2003 6.6%/năm 131/2003/QĐ-NHNN 17/02/2003 01/03/2003 4.8%/năm 839/2001/QĐ-NHNN 29/06/2001 01/07/2001 5.4%/năm 243/2001/QĐ-NHNN 29/03/2001 01/04/2001 6%/năm 465/2000/QĐ-NHNN 02/11/2000 06/11/2000 9 4 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦACHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐẾN NỀN KINH TẾ ........................................................................................................................ 5 1. Cơ sở lý luận về chính sách lãi suất ............................................................... 5 1.1. Lãi suất ....................................................................................................... 5 1.1.1. Định nghĩa và phân loại lãi suất ........................................................ 5 1.1.2. ộ ...................................................... 7 1.2. Chính sách lãi suất của NHTW .............................................................. 10 1.2.1. Khái niệm chính sách lãi suất .......................................................... 10 1.2.2. Mục tiêu của chính sách lãi suất ...................................................... 10 1.2.3. Công cụ và cơ chế truyền dẫn .......................................................... 12 2. Tác động của lãi suất, chính sách lãi suất đến ổn định và phát triển kinh tế 14 2.1. Tác động của lãi suất, chính sách lãi suất đến lạm phát ....................... 14 2.2. Tác động của lãi suất, chính sách lãi suất đến tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư 15 2.3. Tác động của lãi suất, chính sách lãi suất đến tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu ........................................................................................................... 16 2.4. Tác động của lãi suất đến phân bổ nguồn lực ....................................... 17 3. Bài học kinh nghiệm: Chính sách lãi suất của Trung Quốc hậu khủng hoảng kinh tế .......................................................................................................... 18 3.1. Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBC) 18 3.2. Chính sách lãi suất của Trung Quốc hậu khủng hoảng kinh tế ........... 18 Chương II: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TỪ 2002 ĐẾN NAY ..................................................... 23 1. Vài nét về chính sách lãi suất năm 2000 - 2001 .......................................... 23 9 5 2. Thực trạng tác động chính sách lãi suất đến ổn định và phát triển kinh tế Việt Nam từ 06/2002 đến nay ................................................................................ 25 2.1. Chính sách lãi suất giai đoạn 2002 - 06/2007 ....................................... 25 2.1.1. Kinh tế thế giới và Việt Nam giai đoạn 2002 – 06/2007 ................. 25 2.1.2. Chính sách lãi suất giai đoạn 2002-06/2007 .................................... 26 2.1.3. Tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế .......................... 28 2.2. Giai đoạn nửa sau 2007 đến nửa đầu 2008 (07/2007 - 06/2008) .......... 31 2.2.1. Kinh tế thế giới và Việt Nam giai đoạn 07/2007 – 06/2008 ............ 31 2.2.2. Chính sách lãi suất giai đoạn 07/2007 -06/2008 .............................. 32 2.2.3. Tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế .......................... 33 2.3. Giai đoạn nửa sau 2008 đến nửa đầu 2009 (07/2008 - 06/2009) .......... 37 2.3.1. Kinh tế thế giới và Việt Nam giai đoạn 07/2008 – 06/2009 ............ 37 2.3.2. Chính sách lãi suất giai đoạn 07/2008 – 06/2009 ............................ 38 2.3.3. Tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế .......................... 39 2.4. Giai đoạn cuối 2009 – 6 tháng đầu năm 2010 (07/2009 – 06/2010) ...... 43 2.4.1. Kinh tế thế giới và Việt Nam giai đoạn 07/2009 – 06/2010 ............ 43 2.4.2. Chính sách lãi suất giai đoạn 07/2009 – 06/2010 ............................. 44 2.4.3. Tác động của chính sách lãi suất đến nền kinh tế .......................... 46 3. Đánh giá chung về tác động của chính sách lãi suất đến ổn định và phát triển kinh tế ở Việt Nam từ2002 đến nay ............................................................. 50 3.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 50 3.2. Những tồn tại và hạn chế ........................................................................ 51 3.3. Nguyên nhân những tồn tại và hạn chế ................................................. 53 Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT NHẰM ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ... 56 1. Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam và thế giới 2010 - 2015 ...................... 56 1.1. Dự báo tình hình kinh tế thế giới 2010 - 2015 ....................................... 56 1.2. Dự báo tình hình kinh tế Việt Nam 2010 – 2015 ................................... 57 2. Mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam đến năm 2015.......................... 60 9 6 3. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả của chính sách lãi suất nhằm ổn định vàphát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay ..................................................... 61 3.1. Giải pháp trước mắt, điều hành chính sách lãi suất khôi phục kinh tếthời kỳ hậu khủng hoảng ................................................................................ 61 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách lãi suất trong dài hạn ... 66 3.2.1. Nhóm giải pháp điều hành chính sách lãi suất ổn định và có tính dài hạn ............................................................................................................ 66 3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm đảm bảo điều hành chính sách lãi suất linh hoạt vàkịp thời ............................................................................................... 72 3.2.3. Các giải pháp hỗ trợ khác ................................................................ 81 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 85 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 88

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfYRCGiai phap nang cao hieu qua chinh sach lai suat nham on dinh va phat trien kinh te trong g.pdf