Tuy còn non trẻ, song có thể khẳng định ngay từ khi được hình thành, với sự quan tâm chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà Nước ta cùng sự nỗ lực của bản thân, ngành hàng không đân dụng Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và kinh tế được giao phó, đã có những bước tiến đáng kể trên con đường phát triển.
Cùng với xu thế giao lưu và hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta, chắc chắn rằng giai đoạn tiếp theo sẽ là giai đoạn phát triển vượt bậc của Ngành hàng không dân dụng Việt Nam.
Ngành hàng không để có thể thu hút được nhiều du khách quốc tế đến thăm quan Việt Nam, cũng như thu hút không ngừng của toàn thể các ban lãnh đạo cũng như toàn thể các thành viên trong Ngành hàng không. Để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất thì Ngành hàng không phải đặc biệt quan tâm đến hệ thống chất lượng dịch vụ. Chất lượng phục vụ là yếu tố sống còn của một Cảng hàng không. Trong tiến trình hội nhập và giao lưu quốc tế ngày nay nước ta cũng đã có những thay đổi đáng kể trong hệ thống chất lượng dịch vụ của mình để tăng cường việc hợp tác mở rộng và giao lưu quốc tế, thúc đẩy đất nước phát triển.
Cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài với việc hoàn thành nhà ga mới, hiện đại (T1) và đưa vào khai thác đầu năm 2001, với mô hình tổ chức, quản lý mới của một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích sẽ nâng cao khả năng khai thác đảm bảo đáp ứng nhịp độ phát triển của Ngành hàng không dân dụng nói riêng và của nền kinh tế nước ta nói chung.
47 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh sân bay quốc tế Nội Bài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các vé đoàn khách đi hành trình quốc tế, đi du lịch nước ngoài hoặc hành trình nội địa- Đông Dương cùng đại lý, công ty du lịch khách váng lai.
+ Bồi thường hành lý chậm, rách vỡ, hỏng, thất lạc, bị moi móc.
+ Bồi thường hàng hoá, bưu kiện bị thất lạc, hỏng, bị moi móc.
+ Nhận mang đi sửa chữa hành lý của khách bị hỏng do lỗi của Viêtnam Airlines.
Chương II thực trạng hoạt động của sân bay quốc tế Nội bài
Những thành tích mà CHK quốc tế Nội Bài đã đạt được trong thời gian qua.
Mùa xuân Bính Tuất 2006, ngành hàng không Việt Nam kỉ niệm 50 năm ngày thành lập, cụm CHK miền Bắc chuẩn bị tiến tới kỉ niệm 30 năm CHK quốc tế Nội Bài. trải qua gần 30 năm xây dựng, đổi mới và phát triển, những thành quả hôm nay của CHK quốc tế Nội Bài là kết quả đầu tư đúng hướng của HKVN và là công sức bền bỉ phấn đấu của cán bộ, công nhân viên CHK quốc tế Nội Bài. Nhìn lại những ngày đầu thành lập (28-2-1977), trong bối cảnh đất nước ta vừa thoát khỏi chiến tranh chống Mĩ gian khổ, ác liệt, nhân dân cả nước gặp biết bao khó khăn vất vả, cán bộ, sĩ quan, công nhân viên CHK quốc tế Nội Bài đã vượt qua muôn ngàn khó khăn thử thách, cống hiến sức lực, trí tuệ, tuổi thanh xuân và sương máu của mình xây dựng sân bay từng bước lớn mạnh. Từ một nhà ga với những dãy nhà tạm cấp bốn và trang thiết bị thô sơ rồi nhà ga quá độ G4, G3, G2 và T1 hôm nay với tổng diện tích gần 10000 m2 cùng hệ thống kĩ thuật dây chuyền công nghệ tiên tiến.
Năm 1999, đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của CHK quốc tế Nội Bài đơn vị chuyển sang doanh nghiệp Nhà Nước hoạt động công ích. Từ đây Nội Bài chấm dứt giai đoạn không đủ bù chi, kinh doanh hiệu quả cao, lợi nhuận ngày một tăng, nộp ngân sách Nhà Nước năm sau cao hơn năm trước. Từ năm 1999 đến nay, tốc độ tăng doanh thu hàng năm từ 25 – 30%; lưu lượng hành khách qua Cảng tăng bình quân từ 15-20%. Năm 2005, HKVN gặp nhiều khó khăn do dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại và bão số 6, 7 gây ra thời tiết xấu trong nhiều ngày, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động bay, lưu lượng hành khách, hàng hóa thông qua Nội Bài vẫn tăng. Năm 2003, Đại hội Đảng bộ cụm CHK miền Bắc đã đề ra chủ trương từng bước thương mại hoá CHK quốc tế Nội Bài nhằm tạo thế vững chắc trong xu thế cạnh tranh ngày nay. CHK quốc tế Nội Bài mới chính thức đưa vào khai thác thương mại trong thời gian chưa lâu với cơ sở hạ tầng hết sức thô sơ. Song chỉ trong một thời gian ngắn, CHK quốc tế Nội Bài đã có nhiều thay đổi căn bản, dịch vụ hàng không ngày càng gia tăng, chất lượng dịch vụ của ngành ngày càng được nâng cao đáp ứng được tiêu chuẩn của quốc tế. Qua đó ta thấy được sự tiến bộ không ngừng của Cảng hàng không quốc tê Nội Bài.
1. Độ tin cậy: Độ tin cậy là tiêu chí vô cùng quan trọng của ngành dịch vụ. Nó quyết định đến thành công hay thật bại của một doanh nghiệp. Cảng hàng không luôn có điều chỉnh, bổ sung, chỉnh lý kịp thời các quy định, quy trình phục vụ bay nhằm đảm bảo dịch vụ bay, phục vụ hành khách, hàng hoá, an toàn, chu đáo, nhanh chóng và thuận tiện.
Năng lực phục vụ bay: Năng lực phục vụ bay của Cụm cảng hàng không sân bay miền bắc ngày càng phát triển với việc tăng liên tục hàng năm về tổng sỗ chuyến bay số lượng hàng khách, hàng lý, hàng hoá. Điều này được chứng minh thông qua con số thống kê hàng năm. Nếu như năm 1978, khi sân bay Nội Bài mới thành lập thì lưu lượng hành khách qua sân bay mới chỉ có khoảng 20000 khách còn vận chuyển hàng hoá thì hầu như không có. Trong một khoảng thời gian tương đối dài từ năm 1978 - 1987, do chính sách bao cấp, tự túc tự cấp, hạn chế giao lưu cho nên CHK quốc tế Nội Bài hầu như không có sự thay đổi nào lớn, lưu lượng hành khách hàng năm hầu như không tăng với con số từ 250000 - 270000 khách/năm, số lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không qua sân bay Nội Bài là không đáng kể, chỉ từ 1200 – 1500 tấn. Sau năm 1986, với chính sách đổi mới của nhà nước ta, sự giao lưu trong nước và quốc tế đã có nhiều thay đổi căn bản, bởi vậy có thể khẳng định rằng từ năm 1987 cho đến nay mới là giai đoạn phát triển thực sự của CHK quốc tế Nội Bài. Năm 2002 là 2864200 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 1187459 ( chiếm 41%) thì đến năm 2003 tổng lưu lượng là 3109320 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 1337416 lượt ( chiếm 43%). Năm 2004 là 3602049, trong đó khách quốc tế là 1574369 ( chiếm 43,7%), 6 tháng đầu năm 2005, lưu lượng khách tăng 19,43% so với cùng kì, tỉ lệ hành khách quốc tế chiếm 45,8%. Lượng hàng hoá vận chuyển theo đường hàng không cũng tăng lên bất ngờ.
Quản lý, điều hành bay: Chất lượng dịch vụ không lưu được nâng cao, đạt được trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực, đáp ứng đầy đủ sự tăng trưởng của các hoạt động bay trong nước và quốc tế, điều hành số chuyến bay tăng bình quân 12,4%/ năm. Quản lý và điều hành tốt các hoạt động bay trong vùng trời
Công tác an ninh, an toàn hàng không: thực hiện chương trình thanh tra an ninh hàng không toàn cầu theo nghị quyết khoá họp lần thứ 33 của Đại Hội đồng ICAO và theo thoả thuận giữa ICAO và Cục HKVN. Qua 10 ngày thực hiện thanh tra công tác bảo đảm an ninh đân dụng của Việt Nam, đoàn thanh tra an ninh hàng không của ICAO đã có những đánh giá tổng quan như sau:
+ Đánh giá công tác chuẩn bị của Việt Nam. Trong số 52 quốc gia thành viên của công ước Chicago mà trưởng đoàn tham gia thanh tra, hầu hết các tài liệu làm việc đều dịch ra tiếng Anh, sự hợp tác chặt chẽ của cục HKVN và các cơ quan trong ngành hàng không đân dụng với đoàn thanh tra, đa số các cán bộ của ngành hàng không đân dụng đều làm việc trực tiếp bằng tiếng Anh. Điều này đã gúp đoàn thanh tra rất nhiều trong việc hoàn thành nhiệm vụ
+ Hoan nghênh Việt Nam 2 vấn đề: không có sự phân biệt công tác đảm bảo an ninh hàng khiing giữa hoạt động hàng không đân dụng quốc tế và nội địa; thực hiện việc kiểm tra soi chiếu an ninh 100% đối với hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện( tiêu chuẩn của công ước Chicago yêu cầu các quốc gia thành viên phải thực hiện kiểm tra soi chiếu 100% kể từ ngày 01/01/2006 ). Việt Nam đã đi trước tất cả các quốc gia khác và thực hiện nhiều năm qua về hai vấn đề này.
2. Sự đảm bảo.
Trong thời gian qua Cảng hàng không Nội Bài đã đáp ứng tốt các yêu cầy của khách hàng làm cho số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ CHK ngày một gia tăng, chất lưọng phục vụ ngày càng được nâng cao góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của Nội Bài trên thị trường. Cảng hàng không Nội Bài đã cố giắng cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, tăng thời gian phục vụ giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng. Năm 2005 cũng đánh đấu sự gia tăng mạnh mẽ của các Hãng hàng không truyền thông, cũng như sự xuất hiện của các hãng hàng không giá rẻ. Vượt qua khó khăn , biết phát huy và tận dụng những thời cơ của thị trường, thực hiện tốt các hoạt động tiếp thị đối với các phân thị khách hàng trọng điểm. Đo đó Cảng hàng không quốc tế Nội Bài vẫn giữ nguyên được thị phần và doanh thu tăng lên đáng kể.
Các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo và tài trợ của văn phòng khu vực miền bắc cũng như của cảng hàng không quốc tế Nội Bài tiến hành hiệu quả và được khách đoàn đánh giá cao như giải Golf truyền thống của Vietnam Airlines, Giải tennis của các lãnh đạo tỉnh phía bắc... Ngoài ra các hoạt động xúc tiến thường kỳ văn phòng khu vực miền bắc tự hào tham gia phục vụ vận chuyển đoàn thể thao Việt Nam đến phillipines tham dự Seagames 23, góp phần không nhỏ vào sự thành công của Đoàn tại Đại hội thể thao Đông Nam A
Năm 2005 cũng là năm văn phòng khu vực miền bắc tiếp tục thực hiện công tác quản lý chất lượng toàn diện. Các quy trình công nghệ được thiết kế, đầu tư xây dựng theo định hướng khách hàng, qua đó chất lượng dịch vụ khách hàng ngày càng được nâng cao. Tháng 8/2005, tổ chức BVQI đã đánh giá và cung cấp chứng chỉ ISO9001: 2000 cho văn phòng khu vực miền Bắc trong đó có Nội Bài.
Cụm cảng hàng không sân bay Miền Bắc phần nào đã hoàn thành nhiệm vụ với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại khu vực sân bay phía Bắc, là người thay mặt Nhà nước để phối hợp hoạt động của các đơn vị trong khu vực Cảng hàng không Nội Bài.
3. Tính hữu hình:
Nhận thấy nhu cầu ngày càng gia tăng của ngành hàng không đân dụng Cảng hàng không đã mạnh dạn đổi mới để đáp ứng kịp thời với nhu cầu của thị trường, phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng trong nước và quốc tế.
Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế: Cảng hàng không Nội Bài đã đáp ứng được tốt các tiêu chuẩn quốc tế đề ra. Đó là đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật, trang thiết bị, máy móc, công nghệ ... do đó đã thu hút được rất nhiều khách du lịch quốc tế vào Việt Nam làm cho tổng giá trị sản lượng của đất nước ta tăng lên rất nhanh trong thời gian qua. Thu hút một lượng không nhỏ các nhà đầu tư vào Việt Nam góp phần phát triển đát nước.
Quy mô ngày càng được mở rộng: Ngay từ khi nhà ga T1 đưa vào khai khác, CCHKMB đã thực hiện quy hoạch mặt bằng cho các hoạt động thương mại. Đến nay, cụm Cảng hàng không đã quy hoạch mặt bằng cho dịch vụ: Bán hàng miễn thuế, chịu thuế, ăn uống giải khát, ngân hàng, quảng cáo, du lịch, dịch vụ phục vụ khách hạng thượng gia cho các hãng hàng không đang khai khác tại Nội Bài và một số dịch vụ thiết yếu khác. Hiện nay, bên cạnh việc tự do tổ chức và nhượng quyền kinh doanh các dịch vụ thương mại, Cụm Cảng hàng không tiếp tục mở rộng quy mô và đa dạng hoá các thành phần tham gia khai khác. Đến nay có hai đơn vị tham gia kinh doanh hàng miễn thuế, 3 đơn vị tham gia kinh doanh hàng chịu thuế và 3 đơn vị tham gia kinh doanh dịch vụ ăn uống giải khát. Hoạt động hiệu quả của các dịch vụ này trong thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào tổng doanh thu hàng không. Cụ thể là, chỉ tính riêng hoạt động kinh doanh hàng miễn thúê xuất cảnh thì năm 2002 doanh thu đạt 2,320 triệu USD và chỉ tiêu bình quân mỗi hành khách tại các quầy hàng này là 4,67 USD/ khách, năm 2003 doanh thu đạt 4,161 triệu USD và chỉ tiêu binh quân mỗi hành khách là 7,52 USD/ khách; đếm năm 2004 do một số quầy hàng mới mở thêm vì vậy doanh thu đã đạt mức 8,312 triệu USD và chỉ tiêu bình quân mỗi hành khách là 10,05 USD/ khách. Các khoản thu từ các hoạt động chịu thuế cũng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu thương mại tại CHK. Lưu lượng khách thông Nội Bài dự kiến sẽ vượt công suất 6 triệu khách/ năm của nhà ga T1 vào cuối năm 2007, đầu năm 2008 sẽ qua tải. Do vậy, Chính phủ đã cho phép Nội Bài khảo sát, xây dựng nhà ga T2, công suất 12-15triệu khách/năm. Phấn đấu đến năm 2010 – kỉ niệm 1000 Thăng Long Hà Nội, nhà ga T2 sẽ chính thức hoàn thành và đi vào khai khác. Nội Bài cũng đang gấp rút chuẩn bị ga hàng hoá, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hàng hoá hàng năm qua cửa khẩu Nội Bài và trung chuyển đi các nước trên thế giới.
4. Sự thấu cảm và tinh thần trách nhiệm
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đang phát triển và ngày càng được nhiều người biết đến bởi không chỉ có cơ sở vật chất hiện đại, phương tiện đầy đủ mà bởi góp phần không nhỏ vào sự thành công của Cảng hàng không đó là đội ngũ nhân viên của ngành hàng không. Ngành hàng không có đội ngũ nhân viên rất nhiệt tình với công việc, có tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn cao và đặc biệt luôn lấy việc phục vụ khách hàng là phương châm hoạt động của mình. Chính vì thế mà khách đến với Cảng hàng không Nội Bài ngày một gia tăng, khách hàng trung thành của Cảng ngày một nhiều.
Qua đây ta có thể nhận thấy được những thành tựu đáng kể của Cảng hàng không. Cảng hàng không đã góp phần quan trọng cho sự phát triển của đất nước gúp cho đất nước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhưng bên cạnh những thành tựu đáng kể trên Cảng hàng không cũng vấn còn rất nhiều điểm hạn chế và cần được khắc phục để nâng cao sự thoả mãn cho khách hàng.
II Những điểm còn hạn chế của CHK Nội Bài
1. Độ tin cậy
Về công tác điều hành phối hợp
+ Cơ quan điều hành hiện đang còn nhiều lúng túng trong việc thực hiện chức năng của mình vì còn bị động do không nắm được kế hoạch hoạt động hàng năm của các hãng vận chuyển, các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tại Cảng. Các kênh thông tin về quản lý , điều hành chưa được thiết lập chặt chẽ nên việc triển khai các công việc nhiều khi còn bị chậm chễ.
+ Chưa chỉ đạo và có biện pháp xử lý kịp thời các hành vi vi phạm qui định về hoạt động quản lý, khai thác tại Cảng hàng không Nội Bài.
+ Công tác điều hành phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do thiếu các văn bản pháp lý cần thiết để phối hợp hoạt động. Cùng mặt bằng, thiết bị lại có nhiều đơn vị tham gia quản lý, khai thác nhưng lại thiếu các qui chế chặt chẽ về tổ chức khai thác nên dẫn đến tình trạng sơ hở, lỏng lẻo trong quản lý.
Về công tác an ninh an toàn
+ Về cơ bản, Việt Nam đã thực hiện các tiêu chuẩn của Công ước Chicago về an ninh hàng không. Tuy nhiên, trong nhiều tiêu chuẩn, Việt Nam mới chỉ có chính sách mà chưa quy định các quy trình, thủ tục cụ thể để thực hiện. Các quy định về an ninh hàng không nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau mà chưa tập trung đưa hết vào chương trình an ninh hàng không như một tài liệu thống nhất
để dễ dàng trong việc dẫn chiếu, thực hiện cũng như bổ xung, sửa đổi( chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt nam do bộ GTVT ban hanh, chương trình an ninh Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, chương trình an ninh của Vietnam Airlines và Pacific Airlines). đoàn thanh tra nhận xét rằng trong hơn 80 quốc gia thành viên đã được ICAO thanh tra về an ninh hàng không, chưa có quốc gia nào hoàn hảo về lĩnh vực này kể cả Hoa Kỳ.
+ Kinh phí dành cho công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng của Việt Nam cần phải được chính phủ và bộ GTVT quan tâm ưu tiên hơn nữa, đặc biệt là vấn đề xây dựng hàng rào vành đai của các sân bay và hàng rào bao quanh các trụ sở, công trình của các doanh nghiệp hoạt động trong các khu vực hạn chế của sân bay để hạn chế tối đa sự xâm nhập bất hợp pháp vào các khu vực này.
+ Việt Nam cần chú trọng hơn nữa trong công tác bảo đảm an ninh đối với việc sản xuất, chế biến suất ăn để cung cấp trên máy bay..
- Riêng đối với Nội Bài còn có một vài điều bất cập như: hiện tại, chưa có đường dành riêng và chưa có hình thức kiểm tra đối với cán bộ, công nhân viên các đơn vị hoạt động tại khu vực nhà ga để đảm bảo an ninh, an toàn hàng không. Mặt khác, cùng chức năng nhiệm vụ kiểm tra soi chiếu an ninh nhưng lại giao cho hai đơn vị thực hiện (hành khách tuyến đi quốc tế do Công an cửa khẩu kiểm tra, hành khách đi tuyến nội địa do An ninh hàng không đảm nhận), như vậy gây khó khăn trong công tác phối hợp và phân rõ trách nhiệm khi có sự cố uy hiếp an ninh, an toàn tàu bay đặc biệt đối với những chuyến bay hỗn hợp quốc tế và nội địa.
- Việc mua sắm trang bị cho an ninh hàng không chưa bài bản. Khi mua sắm thiết bị an ninh tại nhà ga T1, do “ tham rẻ” ban quản lý đã mua những bộ phận máy thiết bị không cao đặc biệt, không đồng bộ, máy soi không đề ra tiêu chuẩn mẫu thử cụ thể nên khó khăn cho an ninh khi sử dụng.
- Cảng hàng không Nội Bài cũng như các sân bay khác việc kiểm soát gìn giữ an ninh tốn quá nhiều công sức do luận pháp không nghiêm. Ngay khi nhân viên hải quan, công an cửa khẩu làm việc trong khu vực cách ly nhưng không chịu sự kiểm soát của nhà chức trách sân bay, phía quân sự còn bàng quan trong việc hợp tác an ninh… Chính phủ đã có đề nghị giao cho Cảng hàng không chịu trách nhiệm quản lý thống nhất trật tự an ninh ở Cảng hàng không, nhưng nhiều khi còn nể nang không kiên quyết trong việc quản lý nhân viên các đơn vị phối thuộc.
2. Sự đảm bảo
Về dây chuyền vận tải
+ Chưa bố trí đầy đủ và hợp lý các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hành khách đi tàu bay như hệ thống máy kiểm tra, soi chiếu an ninh, hệ thống băng chuyền nhận, trả hành lý tại khu vực hành khách đi và đến trên cả hai tuyến đường nội địa cũng như quốc tế.
+ Công tác phục vụ hành khách đi trung chuyển tại sân bay Nội Bài còn rất khó khăn và phức tạp vì không có đường dành riêng cho hành khách quá cảnh mà hành khách hầu như phải làm lại thủ tục từ đầu.
+ Công tác vận chuyển hàng hoá trước khi đưa lên tàu bay còn chưa thực sự đảm bảo về an ninh bởi vì mặc dù hàng hoá có được soi chiếu an ninh nhưng khi vận chuyển ra tàu bay lại đưa qua khu vực có nhiều người hoạt động và không phải là khu vực hạn chế của sân bay.
Về hệ thống văn bản pháp lý về quản lý và khai thác thương mại
Đây là những cơ sở rất quan trọng, những phương tiện mấu chốt để các cơ quan, doanh nghiệp dựa vào đó để phối hợp quản lý cũng như hoạt động kinh doanh, khai thác nhưng trên thực tế hệ thống văn bản này còn thiếu rất nhiều, chưa có hệ thống đồng bộ
3. Tính hữu hình
+ Toàn bộ hệ thống nhà ga tại Cảng hàng không Nội Bài còn mang tính chất chắp vá, tạm bợ, thiếu một qui hoạch tổng thể có tính chiến lược.
+ Các nhà ga hành khách, kho hàng hoá, sân đỗ phương tiện phục vụ tàu bay, sân đỗ ô tô mất cân đối nghiêm trọng giữa diện tích sử dụng với lưu lượng hành khách đang gia tăng tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.
+ Chất lượng, kiến trúc nhà ga hành khách không đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ của một nhà ga quốc tế.
+ Thiết bị nhà ga hành khách, kho hàng hoá lạc hậu, không đồng bộ do nhiều nước sản xuất. Thiết bị dự phòng, phụ tùng thay thế không đảm bảo an toàn và hiệu quả phục vụ theo tiêu chuẩn của nhà ga quốc tế.
+ Công tác quản lý còn nhiều điểm chưa phù hợp, chồng chéo qua nhiều cấp quản lý làm cho quá trình tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng và vận hành chưa đồng bộ, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động chung của Cảng hàng không Nội Bài.
Về công tác quản lý trang thiết bị
Hiện tại công tác quản lý trang thiết bị tại Cảng hàng không còn chưa đồng bộ và thiếu chặt chẽ. Đặc biệt công tác xây dựng và quản lý hồ sơ trang thiết bị Cảng hàng không chưa thực sự khoa học còn thiếu, thậm chí không có.
Về công tác y tế, vệ sinh phòng dịch và kiểm dịch
Hiện tại chưa có vị trí thích hợp cho lực lượng thực hiện chức năng kiểm dịch động thực vật. Công tác kiểm dịch được thực hiện bằng trang thiết bị còn thô sơ, giản đơn, chủ yếu bằng các giác quan. Các biện pháp phòng dịch, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo.
4. Sự thấu cảm và tinh thần trách nhiệm
Nếu như trước đây hoạt động tại Cảng hàng không chỉ được coi là hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước thì nay các hoạt động của Cảng hàng không đã được nhìn nhận không chỉ dưới góc độ hoạt động quản lý Nhà nước mà còn có cả các hoạt động mang lại lợi nhuận, các hoạt động kinh doanh thương mại. Tuy vậy, việc đổi mới cơ cấu tổ chức, khai thác của Cảng hàng không Nội Bài cho phù hợp với chức năng vừa là đơn vị quản lý Nhà nước vừa là đơn vị kinh doanh chỉ mới được bắt đầu do vậy quá trình phục vụ khách hàng còn gặp phải khó khăn như:
+ Đội ngữ nhân viên còn chưa có nhiều kinh nghiệp, khả năng chăm sóc khách hàng vẫn còn hạn chế chưa thật sự chuyên nghiệp, trình độ vẫn còn hạn chế.
+ Đối tượng, chất lượng cũng như phương thức phục vụ hành khách chưa thực sự phù hợp, thuận tiện cho hành khách, chưa đáp ứng được hết các đòi hỏi của hành khách
+ Trình độ đào tạo vẫn còn hạn chế, chưa thật sự bài bản.
+ Các dịch vụ hiện có như dịch vụ vận chuyển hành lý, hướng dẫn và làm thủ tục cho hành khách đi tàu bay chưa khoa học, còn nảy sinh không ít các tiêu cực. Công tác quản lý một số loại hình dịch vụ còn lỏng lẻo, có nhiều sơ hở, đặc biệt là việc quản lý nhượng quyền khai thác, đầu tư, đấu thầu khai thác....
+ Nhiều loại hình dịch vụ còn mang tính chất độc quyền nên chưa được điều chỉnh đầy đủ theo cơ chế thị trường mà còn có sự áp đặt như cung ứng dịch vụ mặt đất, suất ăn trên tàu bay, xe ô tô vận chuyển hành khách trong khu vực sân bay, khách sạn quá cảnh tại sân bay...
+ Còn thiếu nhiều loại hình dịch vụ cần có tại một Cảng hàng không quốc tế như dịch vụ vui chơi giả trí cho hành khách, dịch vụ du lịch được tổ chức trọn gói ngay tại sân bay....
+ Chưa tổ chức thu đủ các khoản thu cho Nhà nước như: Lệ phí an ninh, lệ phí sử dụng mặt bằng, phí nhượng quyền khai thác, phí sử dụng một số loại trang thiết bị trong nhà ga....
Tóm lại, từ việc xem xét thực trạng kinh doanh và khai thác Cảng hàng không Nội Bài trong giai đoạn vừa qua, chúng ta có thể nhìn nhận phần nào những mặt mạnh, mặt tích cực mà Cảng hàng không Nội Bài đang có nhằm tiếp tục phát huy, đồng thời chúng ta cũng phải mạnh dạn đề cập đến vấn đề còn tồn tại để có thể đưa ra những giải pháp có tính khoa học, thiết thực nhằm thúc đẩy sự phát triển của Cảng hàng không Nội Bài ngày một nhanh chóng, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của Ngành hàng không đân dụng nói riêng cũng như của nền kinh tế nước nhà nói chung.
Chương III
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Của sân bay quốc tế Nội Bài
I Dự báo về xu hướng phát triển của CHK quốc tế Nội Bài
1. Sự tăng trưởng của ngành hàng không dân dụng trong giai đoạn từ năm 2005 - 2008
Với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn, Ngành hàng không dân dụng Việt Nam sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng rất lớn, bởi vì sự tăng trưởng của Ngành hàng không luôn đi kèm với sự tăng trưởng của nền kinh tế, với sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới. Tiếp tục chính sánh kinh tế thị trường có sự định hướng Xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu kinh tế thế giới, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia khác trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia, chắc chắn trong thời gian tới Việt Nam sẽ còn có những bước đi dài trên con đường hợp tác, giao lưu quốc tế. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển của Ngành hàng không dân dụng.
Đại độ đại biểu Đảng bộ CCHKMB lần thứ 10 đề ra mụ tiêu phát triển tong giai đoạn 2005- 2008 là: Tập trung đẩy mạnh tiến trình thương mại hoá gắn liền với tổ chức khai khác hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ tại các Cảng hàng không; tiếp tục huy động mọi nguồn lực xây dựng, nâng cấp các Cảng hàng không khu vực hiện đại, đồng bộ, ưu tiên nguồn vốn xây dựng, nâng cấp các công trình trọng điểm Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, phấn đấu đến năm 2010 có một khu bay và nhà ga mới hiện đại ngang tầm các Cảng hàng không trong khu vực và trên thế giới; Tăng cường hiệu lực quản lý chuyên ngành và đảm bảo vững chắc an ninh, an toàn hàng không; xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý và cơ cấu tổ chức phù hợp chức năng nhiệm vụ được giao, phù hợp với luật doanh nghiệp nhà nước và luật hàng không, đồng thời xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên phát triển toàn diện, đáp ứng với sự phát triển của doanh nghiệp và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành hàng không; Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Một số chỉ tiêu cụ thể:+ Sản lượng tăng bình quân 10%/ năm
+ Tổng doanh thu tăng trưởng bình quân 9%/ năm
+ Thu phí hàng không đạt bình quân từ 25- 30% tổng thu
+ Lợi nhuận tăng bình quân 9%
Đẩy mạnh tiến trình thương mại hoá Cảng hàng không; Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ; Coi trọng công tác cán bộ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi tiến trình CNH- HĐH các Cảng hàng không là những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ cụm CCHKMB trong giai đoạn tới. Theo đó, CCHKMB triển khai các phương thức cung cấp dịch vụ theo hướng thị trường có tính cạnh tranh, vừa tạo chất lượng trong cung cấp dịch vụ và đạt được hiệu quả kinh tế; Chú trọng một số dịch vụ quan trọng liên quan đến an ninh, an toàn hàng không, khai khác khu bay, thông tin khí tượng, điện nứoc môi trường, khẩn nguy cứu nạn …tăng nhanh nguồn thu từ các dịch vụ phi hàng không, xây dựng cơ chế nhượng quyền khai khác phù hợp, đảm bảo hiệu quả khai khác mặt bằng thương mại của nhà ga và các công trình phụ trợ.
Chủ động nghiên cứu nắm chắc thị trường hàng không để lập kế hoạch sát với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các chỉ tiêu sản lượng, kế hoạch tổng thể khai khác các Cảng hàng không hàng năm , với mức tăng trưởng về sản lượng bình quân 10%/ Năm, phấn đấu trong nhiệm kỳ tới đạt 12,4 triệu hành khách. Phấn đấu doanh thu trong nhiệm kỳ tới tăng 9% / năm…
Tích cự huy động các nguồn đầu tư cho dự án, phấn đấu trong nhiệm kỳ huy động trên 2000 tỷ đồng. Xác định và thực hiện nghiêm túc chủ trương đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, lấy nguyên tắc hiệu quả để quyết định; Đầu tư theo hướng đón đầu công nghệ mới, hiện đại; không đầu tư dàn trải hoặc đầu tư kém hiệu quả; Tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, các hạng mục công trình đảm bảo phục vụ bay và nâng cao năng lực, chất lượng phục vụ hành khách.
Trong nhiệm kỳ tới, công tác đầu tư xây dựng cơ bản tập trung thực hiện dự án quan trọng, đó là: Xây dựng nhà ga T2 CHK quốc tế Nội Bài, nhà ga Nội Bài, sửa chữa đương lăn Nội Bài, đường cất cánh 1A, nhà khách Vip Nội Bài, sân đỗ mở tiếp gáp nhà ga T2… Hoàn thiện trình Chính phủ phê duyệt việc điều chính quy hoạch CHK Nội Bài.
+ Về chủng loại máy bay cất hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ chủ yếu là các loại máy bay hiện đại trên thế giới như B747, B767, B757, B737, C130, C131, Airbus A300-600, Airbus A310, A320.... với sự tham gia khai thác của nhiều Hãng hàng không nổi tiếng trên thế giới và tất yếu sẽ phải có thêm nhiều công ty tham gia kinh doanh các dịch vụ hàng không và phi hàng không tại Cảng hàng không Nội Bài.
Do tốc độ phát triển không phải là nhỏ như trên, đòi hỏi trong thời gian tới Cảng hàng không sân bay Nội Bài phải có những thay đổi hết sức căn bản trong việc đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đổi mới qui trình khai thác cũng như phải tăng cường vai trò của một đơn vị có chức năng quản lý Nhà nước chuyên Ngành bởi vì càng có nhịp độ tăng trưởng cao bao nhiêu thì vai trò người quản lý, tổ chức điều hành khai thác của Cảng hàng không sân bay Nội Bài càng lớn bấy nhiêu. Các đơn vị được tham gia kinh doanh trên địa bàn Cảng hàng không Nội Bài có đem lại dịch vụ tốt cho khách hàng, có phối hợp hoạt động với nhau được chu đáo hay không, điều đó phụ thuộc rất lớn vào vai trò tổ chức, quản lý và điều phối của Nhà chức trách sân bay.
2 Quan điểm đổi mới về quản lý và khai thác Cảng hàng không sân bay Nội Bài
2.1 Quan điểm về thương mại hóa cảng hàng không trên thế giới
Từ khi hệ thống cảng hàng không sân bay được hình thành trên thế giới, cùng với sự phát triển nhanh chóng về qui mô, công suất và trình đọ hiện đại là sự phát triển liên tục của các mô hình tổ chức và cơ chế quản lý. Ngay từ khi hình thành, các cảng hàng không, sân bay được coi như là một tài sản đặc biệt của riêng quốc gia và hàng năm các Nhà nước phải đầu tư một khoản kinh phí rất lớn vào hệ thống cảng hàng không sân bay của mình mà không thu lại được bất cứ một khoản lợi nhuận nào cả. Tuy vậy, cùng với sự phát triển của ngành hàng không dân dụng, các quốc gia trên thế giới dần nhận thức ra rằng hoạt động kinh doanh cung ứng dịch vụ trở thành một lĩnh vực rất quan trọng trong công tác quản lý và khai thác các cảng hàng không, sân bay. Không thể chấp nhận một nghịch lý là hàng năm các quốc gia phải bỏ ra một khoản chi phí quá lớn mà các cảng hàng không, sân bay quốc tế đầy tiềm năng kinh tế lại hoạt động không sinh lợi. Chính vì thế mà vào cuối thập niên 70, một số quốc gia đã đưa ra các nghiên cứu và quyết định chuyển hướng sang cơ chế quản lý kinh doanh khai thác các cảng hàng không sân bay của mình. Với sự thành công trong việc thương mại hoá của các cảng hàng không sân bay như BAA (Anh), AAP (Pháp)..., một xu hướng chuyển mạnh từ quản lý nhà nước đơn thuần sang kinh doanh sinh lợi và tự chủ về tài chính của các cảng hàng không sân bay đã hình thành ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Việc thương mại hoá các cảng hàng không, sân bay trên thế giới sẽ đáp ứng được một số tiêu chí như sau:
Các cảng hàng không sân bay tổ chức kinh doanh cung ứng các dịch vụ trước hết là để làm tốt chức năng của một cảng hàng không là bảo đảm vận tải hàng không qua sân bay được nhanh chóng, thuận tiện, an toàn
Thông qua kinh doanh cung ứng dịch vụ để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ, thoả mãn các nhu cầu ngày càng tăng của hành khách, chống độc quyền
Nâng cao hiệu quả kinh tế của công tác đầu tư và sản xuất kinh doanh, giảm chi ngân sách và có điều kiện tự chủ về tài chính để tái đầu tư mở rộng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng rất nhanh và phù hợp với các qui luật của kinh tế thị trường
2.2 Quan điểm đổi mới về quản lý và khai thác Cảng hàng không sân bay Nội Bài
Cảng hàng không sân bay Nội Bài, nếu như chỉ có sự thay đổi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, việc tổ chức xây dựng một nhà ga hành khách mới thôi thì chưa đủ mà một vấn đề cũng hết sức cơ bản và quan trọng được đặt ra, đó là việc đổi mới về quản lý và tổ chức khai thác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Cảng hàng không sân bay Nội Bài.
Cảng hàng không, sân bay Nội Bài khi được thành lập cũng nằm trong qui luật phát triển chung của các cảng hàng không trên thế giới tức là về mặt tổ chức và quản lý, đây chỉ là một đơn vị quản lý nhà nước thuần tuý, không sinh lợi. Điều này cũng không có gì mâu thuẫn với bối cảnh chung của nề kinh tế tập trung, bao cấp của nền kinh tế nước ta lúc đó. Song cùng với chính sách đổi mới về kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra, khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ cơ chế hạch toán quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có định hướng Xã hội chủ nghĩa thì vấn đề đổi mới cơ chế tổ chức quản lý kinh doanh khai thác của Cảng hàng không sân bay Nội Bài cũng trơ thành một câu hỏi cấp bách cần phải được giải quyết.
Theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành, Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc có 3 mô hình tổ chức quản lý, khai thác để lựa chọn:
Mô hình thứ nhất: Tiếp tục chỉ là một đơn vị quản lý Nhà nước đơn thuần, với việc bao cấp hoàn toàn từ phía Nhà nước
Mô hình thứ hai: Là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, được Nhà nước giao vốn để tổ chức hoạt động kinh doanh cung cấp hai loại hình dịch vụ cơ bản là các dịch vụ công ích và dịch vụ kinh doanh thuần tuý
Mô hình thứ ba: Chuyển hẳn thành một đơn vị kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận thuần tuý thông qua hình thức cổ phần hoá
Nếu theo mô hình thứ nhất, Cảng hàng không sân bay Nội Bài sẽ vẫn chỉ đi theo mô hình tổ chức quản lý cũ, không phù hợp với xu hướng thương mại hóa các cảng hàng không, sân bay trên thế giới cũng như xu hướng đổi mới kinh tế của nước ta. Việc tổ chức theo mô hình này cho đến giai đoạn hiện nay đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế thể hiện qua việc tổ chức điều hành khai thác kém hiệu quả, chất lượng cung cấp các dịch vụ thấp, không kịp đầu tư đổi mới và nhất là tạo nên một gánh nặng cho ngân sách nhà nước
Nếu theo mô hình thứ ba thì Cảng hàng không sân bay Nội Bài sẽ bị rơi vào mô hình của một đơn vị kinh doanh thuần tuý, đặt lợi nhuận lên vấn đề hàng đầu. Điều này sẽ rất nguy hiểm bởi vì Cảng hàng không Nội Bài ngoài chức năng cung cấp một số loại hình dịch vụ kinh doanh thuần tuý còn có chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành và cung cấp một số loại hình dịch vụ thiết yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế quốc dân.
Căn cứ theo Luật doanh nghiệp Nhà nước, Nghị định số 56/CP ngày 02/10/1996 của Chính phủ về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc thì Cảng hàng không sân bay Nội Bài được tổ chức theo mô hình thứ hai là phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay bởi vì:
+ Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, Cảng hàng không, sân bay Nội Bài đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, ngoai giao, ưu tiên trước hết việc cung cấp các dịch vụ phục vụ lợi ích công cộng
+ Bảo đảm nguyên tắc tổ chức kinh doanh, cung ứng dịch vụ an toàn, thuận tiện thông suốt và hiệu quả
+ Tách rõ được phần công ích và phần kinh doanh, bảo đảm hiệu quả thu hồi vốn để tái đầu tư, giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước
+ Có sự cạnh tranh về chất lượng, giá cả, bảo đảm cung cấp dịch vụ với chất lượng ngày càng cao, tận dụng mọi khả năng, diện tích mặt bằng để kinh doanh, khai thác
Chính vì vậy mà ngày 06/07/1998 Thủ tướng Chính Phủ đã ra Quyết định số 113/1998/QĐ-TTg về việc chuyển đổi Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. Cũng trong năm này, các Cụm cảng hàng không sân bay miền Trung và miền Nam cũng được Thủ tướng Chính Phủ ra quyết định chuyển đổi thành doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích.
Với việc tổ chức hoạt động theo mô hình doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc trong điều lệ tổ chức và hoạt động của mình đã phân biệt rõ giữa các loại hình dịch vụ công ích và kinh doanh. Cụ thể như sau:
- Các dịch vụ công ích bao gồm:
+ Dịch vụ sân đậu cho tàu bay
+ Dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất
+ Dịch vụ cung cấp thông tin, không báo, khí tượng hàng không
+ Dịch vụ điều hành các phương tiện mặt đất hoạt động trong khu bay
+ Dịch vụ dẫn dắt tàu bay
+ Dịch vụ điều hành tàu bay lăn
+ Dịch vụ kéo, đẩy tàu bay
+ Dịch vụ thủ tục, kế hoạch bay
+ Dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn, tham gia điều tra tai nạn
+ Khẩn nguy, cứu hoả
+ Dịch vụ thông tin liên lạc
+ Cung ứng mặt bằng làm việc
+ Dịch vụ an ninh hàng không
+ Dịch vụ vệ sinh môi trường
+ Dịch vụ khai thác ga hàng không, ga hàng hoá
+ Dịch vụ phục vụ khách chuyên cơ, VIP
+ Dịch vụ cho thuê, khai thác các trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành
+ Dịch vụ cung cấp điện, nước
+ Dịch vụ y tế hàng không
+ Dịch vụ phục vụ bay quân sự
+ Dịch vụ bổ sung điều hành bay quá cảnh
+ Dịch vụ kho, bến bãi
+ Dịch vụ mặt bằng quảng cáo
+ Dịch vụ khác
Các dịch vụ kinh doanh bao gồm:
+ Dịch vụ cho thuê văn phòng
+ Dịch vụ quảng cáo
+ Cung ứng mặt bằng kinh doanh
+ Xuất nhập khẩu vật tư, trang thiết bị chuyên ngành
+ Dịch vụ vận chuyển hành khách
+ Dịch vụ du lịch, hướng dẫn thăm quan
+ Dịch vụ xuất ăn, đồ uống, hàng lưu niệm, văn hoá phẩm
+ Dịch vụ thu đổi ngoại tệ
+ Dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ
+ Dịch vụ giải trí tại nhà ga hàng không
+ Dịch vụ khai thác, lọc, phân phối nước
+ Các dịch vụ khác
II Giải pháp nâng cao hiệu quả chk quốc tế nội bài
Những giải pháp về phía Nhà nước
1.1 Nhà nước cần tạo lập một môi trường pháp lý đầy đủ cho các hoạt động tại Cảng hàng không. Nếu như trước đây, các hoạt động tại Cảng hàng không chủ yếu dựa trên sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cấp trên, của Nhà nước thì nay với sự ra đời của Luật hàng không dân dụng, Luật doanh nghiệp, Luật lao động, Luật môi trường, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế...Cảng hàng không đã có một hành lang pháp lý hết sức cần thiết cho các hoạt động của mình. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật Nhà nước trên mới chỉ điều chỉnh trên phạm vi tổng thể còn trên thực tế hoạt động tại Cảng hàng không còn có rất nhiều những vấn đề vướng mắc chưa được điều chỉnh thống nhất bằng các văn bản quản lý Nhà nước. Trước hết, trong thời gian sắp tới, Nhà nước cần bổ sung hệ thống các văn bản quản lý còn thiếu như Qui chế phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước tại Cảng, Qui chế quản lý qui hoạch và dự án toàn Cảng, Qui chế quản lý vùng trời tại các Cảng hàng không, Qui chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo đơn giản hoá thủ tục hàng không..., có vậy mới nâng cao được hiệu quả quản lý, khai thác các Cảng hàng không
1.2 Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng qui hoạch phát triển Ngành hàng không dân dụng trong đó có qui hoạch phát triển hệ thống Cảng hàng không trên phạm vi toàn quốc gia để từ đó các Cảng hàng không sân bay có kế hoạch phát triển tổng hợp phù hợp với định hướng chung của mạng sân bay quốc gia
1.3 Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong hoạt động của Cảng hàng không sân bay. Dù các Cảng hàng không sân bay có hoạt động dưới bất cứ một hình thức nào thì nhiệm vụ quan trọng hơn hết của các Cảng hàng không vẫn là nhiệm vụ quản lý Nhà nước chuyên ngành. Chính vì vậy, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý - Cảng hàng không - phải ngày càng tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của mình. Tuyệt đối tránh khuynh hướng dễ xảy ra ở các Cảng hàng không là quá chú trọng tới lợi ích trong kinh doanh mà xa rời vai trò quản lý nhà nước, không hoàn thành các nhiệm vụ về chính trị, ngoại giao của quốc gia
1.4 Có thể khẳng định rằng vai trò quản lý của Nhà nước đối với các Cảng hàng không là không thể thiếu được nhưng không nên nhầm lẫn rẵng Nhà nước quản lý tức là Nhà nước can thiệp vào tất cả các công tác tổ chức, điều hành hoạt động còn các Cảng hàng không chỉ thụ động chờ mệnh lệnh, chỉ đạo từ phía cơ quan quản lý Nhà nước mà ngược lại Nhà nước cần trao quyền chủ động cho sân bay trong việc tổ chức điều hành khai thác để đảm bảo tính năng động, chủ động, sáng tạo trong hoạt động của các Cảng hàng không. Điều này đã được Nhà nước thực hiện trong thời gian qua thông qua việc Nhà nước giao vốn cho các Cảng hàng không, các Cảng hàng không được quyền tự chủ trong việc tổ chức kinh doanh sử dụng, khai thác nguồn vốn Nhà nước cấp một cách có hiệu quả, đảm bảo bảo toàn và phát triển nguồn vốn đã được Nhà nước giao cho. Cách tổ chức, quản lý theo mô hình này mới được áp dụng trong thời gian ngắn khi Chính Phủ quyết định chuyển đổi hệ thống cụm cảng hàng không, sân bay của Việt Nam từ các đơn vị quản lý Nhà nước đơn thuần sang mô hình doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích (Từ tháng 5/1999) nhưng nó đã thể hiện nhiều điểm tích cực. Trong thời gian tới, đề nghị Nhà nước tiếp tục hỗ trợ phát triển hệ thống cảng hàng không theo mô hình này.
1.5 Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho sự phát triển của các Cảng hàng không theo qui hoạch tổng thể. Do đặc điểm của các Cảng hàng không trong việc đầu tư đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn, thời gian đầu tư lại ngắn nên bản thân các Cảng hàng không không thể cung cấp đủ do vậy muốn đầu tư phát triển các Cảng hàng không cần sự hỗ trợ không thể thiếu của Nhà nước về vốn đầu tư ban đầu.
2. Những giải pháp về phía Cảng hàng không sân bay Nội Bài
2.1 Các khuyến nghị về tổ chức và cơ chế quản lý
Xác định rõ về chức năng, nhiệm vụ của Cảng hàng không trong giai đoạn tiếp theo. Ngoài nhiệm vụ là đơn vị quản lý Nhà nước chuyên ngành thì Cảng hàng không Nội Bài còn có một nhiệm vụ không kém phần quan trọng là tổ chức kinh doanh khai thác Cảng đảm bảo vừa phục vụ tốt các lợi ích công cộng đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, duy trì và phát triển nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nói chung
Cụm cảng hàng không sân bay Nội Bài cũng cần phải xây dựng cho mình một cơ chế quản lý “hành lang” tức là Cụm cảng sẽ tạo một hành lang về tổ chức và hoạt động cho các đơn vị thành viên. Trong hành lang của mình, giám đốc các đơn vị có đầy đủ điều kiện để thực hiện vai trò chủ động, sáng tạo của mình cũng phải chịu trách nhiệm đến cùng đối với phần công việc mà mình đảm nhận trước Tổng giám đốc Cụm cảng. Trong mỗi đơn vị thành viên cũng nên có sự phân định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận. Mỗi bộ phận có quyền chủ động trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả và nhất là phải chịu trách nhiệm đến cùng đối với phần việc mình đảm nhận.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ Cụm cảng hàng không sân bay Nội Bài. Dù có giao quyền chủ động cho các đơn vị thành viên nhưng không chỉ có nghĩa là giao phó một chiều mà sẽ có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với các đơn vị. Tổng giám đốc Cụm cảng cần xậy dựng cho mình một ban kiểm soát trực thuộc thẳng Tổng giám đốc để làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đảm bảo tính độc lập và khách quan.
2.2 Các khuyến nghị về tổ chức điều hành khai thác
Điều hành khai thác phải đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, thể hiện rõ chức năng của người điều hành, phối hợp hoạt động của các đơn vị hoạt động tại Cảng. Muốn làm được điều này Cụm cảng nên tăng cường vai trò của Ban điều hành Cảng, đảm bảo đây là một trung tâm điều hành thống nhất, nắm bắt được tất cả các thông tin trên phạm vi toàn Cảng.
Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác điều hành khai thác. Kịp thời bổ sung hoặc điều chỉnh các qui trình khai thác thương mại là điều kiện không thể thiếu nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong tổ chức khai thác Cảng hàng không sân bay Nội Bài.
Khâu quản lý kỹ thuật nhà ga cần được chú trọng cả về qui chế, qui trình qui phạm và trình độ quản lý kỹ thuật của cán bộ. Nên đặc biệt chú trọng về mảng kỹ thuật đặc chủng nhà ga
2.3 Các khuyến nghị về hoạt động khai thác thương mại
a) Với vai trò của một nhà cung cấp dịch vụ, Cảng hàng không sân bay Nội Bài phải đảm bảo đủ khả năng cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Muốn vậy Cảng hàng không Nội Bài cần phải:
+ Xác định đầy đủ các loại hình dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ dịch vụ hàng không, dịch vụ phi hàng không, các loại dịch vụ thiết yếu của Nhà ga như cung cấp điện, nước...
+ Tổ chức cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ đó bằng cách cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hình thức nhượng quyền khai thác cho các doanh nghiệp khác hoạt động kinh doanh tại Cảng
+ Mở rộng các loại hình dịch vụ như mở các văn phòng giới thiệu du lịch
ngay trong khu vực nhà ga, cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hoá đa
phương thức (nhận và trả hàng hoá tận nhà theo yêu cầu của khách), cung
cấp đầy đủ các thông tin thương mại đối với khách đến Việt Nam lần
đầu...
+ Phải làm sao xây dựng nhà ga thành một trung tâm thương mại lớn,
một siêu thị đặc biệt ” để thu hút, tạo cảm giác thoải mái và những ấn
tượng riêng cho khách hàng khi tới Cảng hàng không sân bay Nội Bài
b) Chất lượng dịch vụ phải ngày càng được nâng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn dịch vụ quốc tế. Đây là đòi hỏi hết sức tự nhiên của khách hàng và là điều kiện tiên quyết nhằm tạo thế cạnh tranh của Cảng hàng không Nội Bài với các sân bay khác trong khu vực và trên thế giới
c) Phải xây dựng một chiến lược kinh doanh thương mại lâu dài, đảm bảo khai thác mọi tiềm năng hiện có nhằm tận thu cho đơn vị. Muốn vậy trước hết cần phân định rõ lĩnh vực kinh doanh và cung ứng dịch vụ công cộng từ đó mới xây dựng được kế hoạch thương mại, tính toán thu chi, kế hoạch hoàn vốn trả nợ. Ngoài ra, phải rà soát lại toàn bộ cơ cấu, mức thu, nguồn thu hiện nay xem đã phù hợp với thông lệ quốc tế chưa. Sửa đổi, bổ sung các khoản thu còn chưa phù hợp hoặc chưa có tránh sự thiếu sót trong các hoạt động tài chính như thu không phù hợp, bỏ sót..
2.4 Các khuyến nghị về nguồn nhân lực
a) Nguồn nhân lực là một nhân tố hàng đầu quyết định sự thành bại của đơn vị, do vậy phải xây dựng được chính sách mang tính chiến lược về nhân lực. Chính sách đó phải vạch rõ:
+ Số lượng, chất lượng và định mức lao động cho từng loại hình công việc
+ Tiêu chuẩn hoá các loại hình công việc, các chức danh cán bộ theo
hướng tiếp cận dần các tiêu chuẩn quốc tế
b) Từ chính sách cụ thể về nguồn nhân lực để lên phương án khai thác, sử dụng nhân lực một cách hiệu quả thông qua các biện pháp:
+ Phân loại các loại lao động hiện có, đánh giá chất lượng lao động theo những tiêu chuẩn cụ thể về trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ...từ đó đưa ra kế hoạch sử dụng nguồn lao động hiện có cho phù hợp với khả năng của từng người
+ Có chính sách tuyển dụng lao động đảm bảo đáp ứng được các đòi hỏi công việc và phải tránh việc lãng phí trong sử dụng lao động
+ Đối với một số loại lao động đặc thù như các chuyên gia kỹ thuật bậc cao, điều hành khai thác các loại thiết bị đặc chủng của nhà ga mà nguồn nhân lực của ta chưa thể đáp ứng ngay được thì cần xây dựng phương án thuê các chuyên gia nước ngoài và tổ chức đào tạo, chuyển giao công nghệ lại cho người Việt Nam trong một thời gian cần thiết
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có hệ thống, mang tính khoa học phù hợp với đòi hỏi của từng vị trí công việc từ việc đào tạo cho lực lượng lao động mới hay nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng lao động hiện có...
2.5 Khuyến nghị về hệ thống văn bản quản lý của CHK Nội Bài
Căn cứ vào hệ thống văn bản quản lý Nhà nước về Ngành hàng không dân dụng nói chung thì Cảng hàng không Nội Bài phải xây dựng cho mình hệ thống các văn bản quản lý nhằm mục đích cụ thể hoá các văn bản quản lý Nhà nước đồng thời tạo sự tuân thủ thống nhất trong tổ chức và hoạt động của các đơn vị làm việc tại khu vực Cảng hàng không sân bay Nội Bài.
Trong thời gian tới ngoài việc sửa đổi các văn bản quản lý chung đã được ban hành thì Cảng hàng không Nội Bài cần phải tổ chức xây dựng hệ thống các văn bản về điều hành khai thác Cảng khi đưa nhà ga T1 vào khai thác. Hệ thống các văn bản đó bao gồm:
+ Các văn bản về điều hành khai thác nhà ga T1 như Qui chế hoạt động, khai thác ga hành khách; Qui chế sân đỗ ô tô, đường giao thông nội Cảng; Qui chế vệ sinh môi trường, chất thải, tiếng ồn khu vực sân bay, nhà ga; Qui chế an ninh hàng không nhà ga, sân bay; Qui chế về phòng cháy, chữa cháy trong nhà ga....
+ Các văn bản quản lý khai thác kỹ thuật như Qui trình khai thác, vận hành, bảo dưỡng các trang thiết bị kỹ thuật nhà ga; Qui định về quản lý, cấp, gia hạn các loại chứng chỉ kỹ thuật....
+ Các văn bản quản lý khai thác thương mại nhà ga như Qui chế quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong nhà ga; Qui chế về đấu thầu; Qui chế về hoạt động quảng cáo trong nhà ga...
Muốn xây dựng tốt hệ thống các văn bản quản lý nêu trên Cảng hàng không Nội Bài cần thành lập một tiểu ban đề án về xây dựng hệ thống các văn bản pháp lý, qui trình qui phạm gồm các chuyên viên có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ cũng như có trình độ về pháp lý. Tiểu ban này không những có nhiệm vụ xây dựng hệ thống văn bản mà còn phải tổ chức thực hiện, xem xét và khắc phục, sửa đổi các qui định cho phù hợp với thực tế áp dụng.
C Kết Luận
Tuy còn non trẻ, song có thể khẳng định ngay từ khi được hình thành, với sự quan tâm chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà Nước ta cùng sự nỗ lực của bản thân, ngành hàng không đân dụng Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và kinh tế được giao phó, đã có những bước tiến đáng kể trên con đường phát triển.
Cùng với xu thế giao lưu và hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta, chắc chắn rằng giai đoạn tiếp theo sẽ là giai đoạn phát triển vượt bậc của Ngành hàng không dân dụng Việt Nam.
Ngành hàng không để có thể thu hút được nhiều du khách quốc tế đến thăm quan Việt Nam, cũng như thu hút không ngừng của toàn thể các ban lãnh đạo cũng như toàn thể các thành viên trong Ngành hàng không. Để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất thì Ngành hàng không phải đặc biệt quan tâm đến hệ thống chất lượng dịch vụ. Chất lượng phục vụ là yếu tố sống còn của một Cảng hàng không. Trong tiến trình hội nhập và giao lưu quốc tế ngày nay nước ta cũng đã có những thay đổi đáng kể trong hệ thống chất lượng dịch vụ của mình để tăng cường việc hợp tác mở rộng và giao lưu quốc tế, thúc đẩy đất nước phát triển.
Cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài với việc hoàn thành nhà ga mới, hiện đại (T1) và đưa vào khai thác đầu năm 2001, với mô hình tổ chức, quản lý mới của một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích sẽ nâng cao khả năng khai thác đảm bảo đáp ứng nhịp độ phát triển của Ngành hàng không dân dụng nói riêng và của nền kinh tế nước ta nói chung.
Điều đặc biệt hơn nữa là tất cả các đơn vị hoạt động tại khu vực Cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài cần phải cùng nhau xây dựng Cảng trở thành một Cảng hàng không quốc tế văn minh, lịch sự, hiện đại và là nơi để lại những hình ảnh đẹp trong con mắt của hành khách trong nước cũng như quốc tế về một Ngành hàng không dân dụng hiện đại, phát triển đang ngày càng lớn mạnh của Việt Nam.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Luật hàng không đân dụng Việt Nam Năm 1999
2. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hàng không dân dụng
Nhà xuất bản thống kê Hà nội
Hàng không dân dụng Việt Nam những chặng đường lịch sử
Nhà xuất bản chính trị quốc gia
4. Tạp chí hàng không Việt Nam Tháng12/2004
5. Tạp chí hàng không Việt Nam Tháng 1/2005
6. Tạp chí hàng không Việt Nam Tháng 2/2005
7. Tạp chí hàng không Việt Nam Tháng 6/2005
8. Tạp chí hàng không Việt Nam Tháng 7/2005
9. Tạp chí hàng không Việt Nam Tháng 9/2005
10. Tạp chí hàng không Việt Nam Tháng10/2005
11. Tạp chí hàng không Việt Nam Tháng11/2005
12. Tạp chí hàng không Việt Nam Tháng12/2005
13. Tạp chí hàng không Việt Nam Tháng 1/2006
14. Tạp chí hàng không Việt Nam tháng2 /2006
15. Tham khảo trang Vietnam airlines
Mục lục
Lời nói đầu Trang
Chương I: Khái quát chung về cụm Cảng hàng không ( CHK )
sân bay Quốc tế Nội Bài 4
I. Khái niệm, chức năng và nhiệm vụ chính của CHK 4
1/ Khái niệm 4
2/ Chức năng 5
2.1 Cảng hàng không nhìn dưới góc độ tổng thể 5
a) Chức năng về chính trị, ngoại giao 5
b) Chức năng về quốc phòng an ninh 5
c) Chức năng về kinh tế 6
2.2 CHK đân dụng nhìn về phương diện quản lý, tổ chức, Hoạt động
quản lý, khai khác. 6
a) Chức năng về hành chính 6
b) Chức năng về vận chuyển 6
c) Chức năng thương mại và cung ứng dịch vụ 6
3 Nhiệm vụ của Cảng hàng không đân dụng 7
II Giới thiệu vài nét về CHK quốc tế Nội Bài 7
1. Lịch sử hình thành của CHK quốc tế Nội Bài 7
2. Các doanh nghiệp đang hoạt động tại CHK quốc tế Nội Bài và các
dịch vụ hiện có 9
3. Tiêu chuẩn để xác định khả năng sử dụng một CHK 11
3.1 Độ tin cậy( Reliability) 12
3.2 Sự đảm bảo(Assurance) 12
3.3 Tính hữu hình(Targibles) 13
3.4 Sự thấu cảm(Empathy) 14
3.5 Trách nhiệm( Responsiveness) 14
ChươngII: Thực trạng hoạt động của sân bay quốc tế Nội Bài 16
I Những thành tích mà CHK quốc tế đạt được trong thời gian qua 16
1. Độ tin cậy 17
2. Sự đảm bảo 18
3. Tính hữu hình 19
4. Sự thấu cảm và tinh thần trách nhiệm 20
II Những điểm còn hạn chế của CHK Nội Bài 21
1. Độ tin cậy 21
2. Sự đảm bảo 23
3. Tính hữu hình 23
4. Độ thấu cảm và tinh thần trách nhiệm 24
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Sân bay quốc tế Nội Bài 26
I Dự báo về xu hướng phát triển của CHK quốc tế Nội Bài 26
1. Sự tăng trưởng của CHKdân dụng trong giai đoan từ 2005- 2008 26
2. Quan điểm đổi mớivề quản lý và khai khác CHK sân bay Nội Bài 28
2.1 Quan điểm về thương mại hoá CHK trên thế giới 28
2.2 Quan điểm đổi mới về quản lý và khai khác CHK sân bay Nội Bài 29
II Giải pháp nâng cao hiệu quả của CHK quốc tế Nội Bài 33
1. Giải pháp từ phía nhà nước 33
2. Giải pháp từ phía CHK sân bay Nội Bài 35
2.1 Các khuyến nghị về về tổ chức và cơ chế quản lý 35
2.2 Các khuyến nghị về tổ chức và điều hành khai khác 35
2.3 Các khuyến nghị về hoạt động khai khác thương mại 36
2.4 Các khuyến nghị về nguồn nhân lực 37
2.5 Các khuyến nghị về hệ thống văn bản quản lý của CHK Nội Bài 37
Kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29393.doc