Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU Phần I. Những vấn đề lý luận về đầu tư và đầu tư XDCB 1 I. Đầu tư và vốn đầu tư 1 1. Khái niệm và vai trò của đầu tư 1 2. Vốn đầu tư 2 3. Phân loại đầu tư 3 II. Đầu tư XDCB 5 1. Khái niệm và vai trò của đầu tư XDCB 5 2. Nội dung của vốn đầu tư XDCB 5 3. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả vốn đầu tư XDCB 7 Phần II. Tình hình sử dụng và quản lý vốn đầu tư XDCB trong những năm qua (1991 - 2000) 11 I. Các chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý đầu tư XDCB 11 II. Tình hình thực hiện và quản lý vốn đầu tư XDCB trong những năm qua (1991 - 2000) 11 1. Tình hình thực hiện đầu tư XDCB thời kỳ 1991 - 1996 12 2. Tình hình thực hiện và quản lý đầu tư XDCB thời kỳ 1996 - 2000 15 III. Những tồn tại trong quản lý vốn đầu tư XDCB ảnh hưởng tới kết quả hoạt động đầu tư 18 1. Nợ khối lượng XDCB 18 2. Thất thoát lãng phí trong XDCB 19 3. Công tác kế hoạch hoá còn phân tán, chất lượng kém 21 Phần III. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB trong thời gian tới 22 I. Phương hướng đầu tư XDCB của Nhà nước trong những năm tới 22 1. Đối với các ngành kinh tế 22 2. Đối với các vùng lãnh thổ 25 II. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB trong thời gian tới 28 1. Giải pháp về hoạt động đầu tư 28 2. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược đầu tư và kế hoạch hoá đầu tư 30 3. Giải pháp về pháp luật và thanh tra, kiểm tra trong đầu tư xây dựng 31 4. Giải pháp chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư 32 5. Giải pháp khắc phục nợ XDCB 33 KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta hiện nay, đang trên con đường tiến hành CNH - HĐH. Vì vậy việc tạo ra khối lượng lớn cơ sở vật chất và kỹ thuật là điều tất yếu cho quá trình trong việc tạo ra khối lượng lớn này thì đầu tư XDCB đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy mà tình hình quản lý vốn đầu tư XDCB luôn là vấn đề mang tính thời sự được cả xã hội quan tâm theo dõi với những niềm vui, hy vọng và sự lo lắng, băn khoăn. Điều này được cắt nghĩa bởi tổng số vốn đầu tư ngày càng tăng theo đà phát triển kinh tế của đất nước, phạm vi đầu tư trải rộng khắp mọi miền của tổ quốc từ miền rừng núi tới vùng hải đảo và trong tất cả các ngành kinh tế, văn hoá, khoa học . tạo nên một không khí sôi nổi ở mọi lúc mọi nơi đi cùng với việc gia tăng trên của vốn đầu tư XDCB thì việc quản lý vốn đầu tư đã và đang gây ra những tiêu cực thất thoát, lãng phí trong xây dựng đến mức báo động, xôn xao và bất bình trong dư luận xã hội. Chính vì điều đó, để góp phần tháo gỡ những khó khăn trở ngại trong việc quản lý vốn đầu tư XDCB thì em xin đi vào nghiên cứu đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB để phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay" và bố cục của đề tài gồm 3 phần sau: Phần I: Những vấn đề lý luận về đầu tư và đầu tư XDCB Phần II: Tình hình sử dụng và quản lý vốn đầu tư XDCB trong những năm vừa qua 1991 - 2000 Phần III: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, Thạc sỹ Phạm Văn Hùng đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề án này. Nhân dịp này em xin cám ơn các thầy cô trong bộ môn, trung tâm tư liệu thư viện trường Đại học KTQD và các bạn sinh viên đã tạo điều kiện thuận lợi và có những góp ý quý báu về nội dung đề án này. Tuy nhiên, do còn hạn chế về kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp nghiên cứu nên đề án không tránh những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý chân tình của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên, để cho em học tập thêm và hoàn thiện tốt các đề án sau

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a bỏ bao cấp trong đầu tư .Nghi định 177/CP ngày 20/10/1994 về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản thay thế nghi định 385/HĐBT rồi đén nghị định 42/CP ngày 16/7/1996 và đến nay là nghị dịnh 52/CP ngày 8/7/1999 .Đã đưa cơ chế quản lý công tác đầu tư và xây dựng tiến lên một bước mới để phù hợp với cơ chế thị trường . Cụ thể : Đối tượng đầu tư bằng vốn ngân sách cấp phát trực tiếp thu hẹp dần .Tăng vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước để mở rộng sản xuất . Nội dung ,trình tự lập ,thẩm dịnh dự án , điều kiện cấp phát vốn đầu tư chặt chẽ hơn . Khẳng định rõ hơn công tác đấu thầu ,xét chọn thầu và hạn chế đần hình thức chỉ định thầu . Khẳng định vai trò tư vấn và công tác tài chính. Điều này nói lên việc quản lý vốn đầu tư XDCB sẽ đảm bảo tính hiệu quả tránh được lãng phí thất thoát và ảnh hưởng tới lĩnh vực đầu tư. Tình hình thực hiện và quản lý vốn đầu tư XDCB trong những năm vừa qua (1991- 2000). Đất nước ta từ khi bỏ cơ chế quản lý tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị theo định hướng xã hội chủ nghĩa ,dưới sự quản lý của nhà nước đã có những chuyển biến tích cực về cơ chế quản lý mới và trong lĩnh vực đầu tư phát triển có nhiều tiến bộ đáng kể như: Phát huy mọi nguồn lực ,đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư ,chuyển một số bộ phận quan trọng thuộc các ngành sản xuất dịch vị từ trước tới nay vẫn được bao cấp về vốn từ nguồn vốn ngân sách cấp phát của nhà nước chuyển sang tự vay tẹ trả chịu trách nhiệm với kết quả đầu tư của mình ,mở rộng quyền tự chủ ,quyền quyết điịnh đầu tư của các ngành ,của các địa phương và các cơ sở ,nhất là đối với các công trinh xây dựng bằng nguồn vốn tự có .Nhiều ngành ,đơn vị đã phát huy khả năng tiềm lực của mình để tăng năng lực sản xuất ,xây dựng các công trình mới đi vào sử dụng như điện ,dầu khí ,thuỷ lợi điện tử ,nuôi trồng thuỷ sản ,dệt may …… Cơ cấu đầu tư đã được điều chỉnh ,giảm được sự boó trí đầu tư phân tán ,kém hiệu quả ,chuyển hướng đầu tư cho các công trình quy mô thích hợp phát huy hiệu quả nhanh ,nhiều nơi đã chú trọng đến đầu tư chiều sâu và đồng bộ.Tuy nhiên ,cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế đó là sự chuyển biến của đầu tư còn chậm chưa có tác dụng nhiều trong việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư theo hướng hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý vẫn còn tình trạng giàn trải phân tán vốn đầu tư ,kéo dài thời gian xây dựng dẫn đến thất thoát ,lãng phí vốn đầu tư gây hậu quả đầu tư kém hiệu quả . Để có thể nhận xét đúng đắn về tinìh hình quản lý vốn đầu tư XDCb trước hết chúng ta phải xem xét qúa trình thực hiện vốn đầu tư XDCb trong các năm qua và kết quả của nó. 1.Tình hình thực hiện đầu tư XDCB thời kỳ 1991- 1996. 1.1.Tình hình thực hiện . Với nền tảng dổi mới kinh tế của 5 năm trước đó ,cùng với sự tích luỹ về kinhnghiệmk trong cơ chế chính ssách quản lý và xây dựng phù hợp với tình hình của đất nước .Các chính sách này đã góp phần tích cực trong việc quản lý vốn đầu tư và xây dựng mang tính hợp lý và và hiệu quả của cơ cấu đầu tư … Hoạt động đầu tư XDCb thời kỳ 1991-1995 đã tác động rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước bình quân tăng trưởng trong giai đoạn này là 8,3% cụ thể việc thực hiện vốn đầu tư XDCB toàn xã hội như sau: Năm 91 92 93 94 95 Tổng số vốn(tỷ đ) 13471 24737 42177 54296 68048 Tỉ lệ vốn/GDP (%) 17,6 22,4 30,1 30,4 29,7 Qua bảng biểu trên ta thấy vốn đầu tư tăng dần qua các năm từ 13471 tỷ đồng năm 91 tăng lên 24737 tỉ đồng năm 92; 42177 tỷ đồng năm 93; 54296 tỉ đồng năm 94; 68048 tỉ đồng năm 95. Trong số cấu thành lên tổng nguồn vốn đầu tư XDCB thì nguồn vốn nhà nước có tốc độ tăng nhanh nhất, năm 91 tăng so với năm 90 là 67,8%, năm 92 so với năm 90 là 185%, năm 93 so với năm 90 là 509%, năm 94 so với năm 90 là 582,4%, năm 95 là 754,7%. Trong khi đó nguồn vốn ngoài quốc doanh tăng với tốc độ chậm lại; nếu lấy năm 91 làm gốc thì năm 92 tăng là 68,9%, năm 93 tăng 102,1%... Còn nguồn vốn trực tiếp của nước ngoài trong giai đoạn này thì tăng nhanh từ 1926 tỉ đồng năm 1991 tăng 5185 tỉ đồng năm 92; 1062 tỷ đồng năm 93; 16500 tỷ đồng năm 94; 22.000 tỷ năm 95. Như vậy các nguồn vốn trong giai đoạn này nói chung đã tăng nhanh. Về cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế cũng đã có những chuyển biến tích cực. Ngành công nghiệp là ngành có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn này tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp chiếm bình quân mỗi năm từ 43% - 44% tổng vốn đầu tư. Vốn dành cho ngành công nghiệp cũng bắt đầu tăng dần, bình quân mỗi năm chiếm từ 11 - 12% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư từ giao thông vận tải Bưu điện cũng tăng nhanh vì nó là mạch máu của nền kinh tế. Bình quân hàng năm trong giai đoạn này là 14% - 15% tổng vốn đầu tư. Các ngành y tế xã hội văn thế thao, giáo dục - đào tạo đều có tốc độ tăng quy mô đầu tư hàng năm tuy số lượng không nhiều, còn khoa học công nghệ lại có quy mô đầu tư giảm năm 91 là 104 tỷ đồng, năm 92 là 98 tỉ đồng, năm 93 là 75 tỷ đồng, 94 là 95 tỉ đồng, năm 95 là 167 tỉ đồng hay bình quân chiếm khoảng 0,35% tổng vốn đầu tư hàng năm. Điều này phản ánh trình độ khoa học công nghệ của chúng ta còn lạc hậu nhưng vẫn đầu tư ít có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp. Như vậy trong giai đoạn này với sự gia tăng đồng đều của vốn đầu tư XDCB vào từng thời điểm thích hợp của nền kinh tế tạo nên một mức tăng trưởng khá ổn định. Tuy không quá cao nhưng tương đối đồng đều hợp lý và sử dụng có hiệu quả hơn trong lĩnh vực đầu tư là do trong thời kỳ này đã có cơ chế mới về quản lý đầu tư và xây dựng cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng đã góp phần quản lý tốt hiệu quả từng bước hạn chế thất thoát lãng phí vốn đầu tư XDCB. Có thể coi đây là một thành tựu. 1.2. Kết quả và hiệu quả về vốn đầu tư XDCB. 1.2.1. Kết quả của đầu tư XDCB trong giai đoạn này có sự thay đổi về cơ chế quản lý nên những kết quả đạt được vô cùng to lớn. Năng lực sản xuất tăng thêm được thể hiện ở bảng biểu sau: Ngành Đơn vị Năng lực sản xuất tăng thêm I. Công nghiệp 1. Dầu khí Triệu tấn 5,8 2. Điện MW 1800 3. Thép Triệu tấn 1 4. Phân bón ngành tấn 400 5. Xi măng Triệu tấn 1,6 II. Nông nghiệp Năng lực tưới Nghìn ha 280 III. Giao thông vận tải 1. Đường làm mới Km 870 2. Đường nâng cấp Km 11.000 3. Cầu làm mới Km 19.000 Một số công trình trọng điểm quốc gia được đưa vào sử dụng có một ý nghĩa rất to lớn trong công cuộc công nghiệp hoá đất nước trong những năm tiếp theo đó là: Nhà máy thủy điện Hoà bình 1920MW, thủy điện Thác Mơ 150 MW, đường dây 500 KV, 220KW... đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài... trong khi đó nhằm gối đầu cho kế hoạch 5 năm 96 - 2000 đã khởi công xây dựng 1 số công trình như nhà máy thủy điện IALY, đường quốc lộ 5, xi măng Hoàng Thạch. 1.2.2. Hiệu quả vốn đầu tư XDCB. Như đã nói trên, giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục là 8,3%: trong đó năm cao nhất 1995 đạt 9,54%. Để đạt được kết quả trên thì phần lớn do hoạt động đầu tư tác động điều này cũng có nghĩa ICOR trong giai đoạn này là tương đối phù hợp chúng ta có thể thấy qua bảng biểu sau: Năm 91 92 93 94 95 Tốc độ tăng GDP 5,81 8,7 8,08 8,83 9,54 ICOR 3,0 2,6 3,7 3,4 3,1 Tính bình quân giai đoạn này ICOR bình quân là 2,7 có nghĩa là hiệu quả đầu tư cũng ở mức khá tốt phù hợp với nền kinh tế lúc bấy giờ. Qua những kết quả và hiệu quả trên ta thấy đầu tư XDCB đã đúng hướng và hợp lý. Điều này chứng tỏ các hệ thống văn bản pháp quy về quản lý đầu tư tương đối hoàn thiện. Hiện đang triển khai nhiều cơ chế, chính sách, áp dụng nhiều biện pháp phù hợp với tình hình thực tế và trên cơ sở đó định hướng quy hoạch đầu tư XDCB 96 - 2000. 2. Tình hình thực hiện và quản lý đầu tư XDCB thời kỳ 96 - 2000 2.1. Tình hình thực hiện. Nhằm đưa đất nước bước vào thế kỷ mới, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư XDCB. Nhờ đó mà từ năm 96 - 2000, thực hiện vốn đầu tư phát triển ngày càng tăng cao và được thể hiện qua bảng biểu sau: Năm 96 97 98 99 2000 Tổng số vốn (tỷ đ) 79367 96.870 97.336 10.5200 120.600 Tỷ lệ vốn/GDP: (%) 29,2 30,9 27 26,3 27,2 Có thể thấy vốn đầu tư tăng liên tục từ 79367 tỷ năm 96 lên 96870 tỷ năm 97; 97336 tỷ đồng năm 98; 105200 tỷ năm 99; 120600 tỷ năm 2000. Như vậy, kết quả thực hiện vốn đầu tư giai đoạn 1996 - 2000 nhìn chung liên tục tăng với tốc độ cao trừ năm 1998 có sự tăng chậm chút ít so với các năm khác, do chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính của các nước trong khu vực. Nếu so với năm 95 năm 96 là 16,6%; 1997 tăng 42,35%; năm 1998 tăng 43,04%; năm 99 tăng 54,6% và năm 2000 tăng 77,2%. Tính chung tổng vốn đầu tư phát triển xã hội, thực hiện cả giai đoạn 96 - 2000 thì cả nước đạt 499,373 ngàn tỷ đồng. Tỷ trọng vốn đầu tư giai đoạn 96 - 2000 chiếm trong GDP bình quân là 28,6%/năm. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 96 - 2000 đã tập trung vào những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của đất nước như phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp và dịch vụ... Trong số các nguồn vốn cấu thành nên tổng nguồn vốn đầu tư thì nguồn vốn nhà nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. Cụ thể tốc độ tăng của nguồn vốn nhà nước so với năm 95 là: năm 96 tăng 37,8% năm 97 là 78,8% năm 98 là: 101%, năm 99 là 150,6%, năm 2000 là 186,7%. Trong khi các nguồn vốn thuộc nhà nước có tốc độ tăng nhanh thì nguồn vốn ngoài quốc doanh lại có chiều hướng không tăng hoặc tăng không đáng kể. Nếu lấy năm 95 làm gốc so sánh thì năm 96 tăng 3,6% năm 97 không tăng, năm 98 2,5% năm 99 tăng 5% năm 2000 tăng 17,5%. Cùng với tình trạng trên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 96 - 2000 cũng giảm sút nhất là năm 1998 - 1999, trừ năm 97 cụ thể so với 95 năm 96 tăng 3,2% năm 97 tăng 37,7%; 98 tăng 10,45%; năm 99 giảm 14,1% năm 2000 giảm 1%. Về cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành cũng đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ trọng vốn đầu tư dành cho ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thủy sản chiếm trong tổng nguồn vốn đầu tư có xu hướng tăng dần. Năm 98 là 9,1%, 99 là 15,6% và năm 2000 khoảng 15,8%. Điều này phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển liên tục, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia, xuất khẩu lương thực mỗi năm từ 3 đến 4 triệu tấn. Tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp cũng khá lớn. Từ 98 - 2000 bình quân mỗi năm chiếm từ 45 - 46% tổng vốn đầu tư phát triển. Vốn đầu tư cho giao thông vận tải, bưu điện cũng được chú trọng, giai đoạn 96 - 2000 vốn đầu tư cho ngành này bình quân hàng năm ở mức 16 - 17% tổng nguồn vốn. Cùng với việc tăng cường đầu tư cho các ngành sản xuất vật chất, xây dựng cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư vào các ngành giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế xã hội, văn hoá thể thao đều tăng. Cụ thể là: Đầu tư cho giáo dục - đào tạo năm 1998 chiếm 2%, 99 chiếm 2,3% và năm 2000 khoảng 2,5%. Tương ứng với thời gian trên đầu tư cho y tế xã hội là 1,5%, 1,7% và khoảng 2%. Đầu tư cho khoa học công nghệ là 0,4%; 0,3% và khoảng 0,5%; Đầu tư cho văn hoá thể thao 0,8%; 0,8% và khoảng 1,4%. Xét theo vùng lãnh thổ giai đoạn 1996 - 2000 đầu tư XDCB cũng tương đối hợp lý và quy mô đầu tư ở các vùng đều tăng so với 5 năm trước cụ thể vùng núi phía Bắc gấp 1,8 lần, vùng Đồng bằng Sông Hồng gấp 1,3 lần, vùng Bắc Trung Bộ gấp 1,5 lần, vùng Duyên hải miền Trung gấp 1,7 lần, vùng Tây nguyên gấp 1,9 lần, vùng Đông Nam Bộ gấp 1,7 lần, vùng đồng bằng Sông Cửu Long gấp gần 2 lần. Có thể nói thực hiện vốn đầu tư XDCB giao đoạn 96 - 2000 đã đem lại nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế xã hội góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân bảo đảm an ninh chính trị và trật tự xã hội tạo đà cho đất nước tiến vào con đường công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. 2.2. Kết quả và hiệu quả thực hiện vốn đầu tư XDCB 2.2.1. Kết quả thực hiện: Nhờ tăng vốn đầu tư, mà số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng cũng như năng lực của hầu hết các ngành sản xuất, dịch vụ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đều được nâng lên, tạo ra một số năng lực sản xuất mới cụ thể là: Ngành Đơn vị tính 96 97 98 99 2000 I. Công nghiệp Điện triệu kwh 16962 19253 21699 23806 28602 Thép nghìn tấn 686 978 1077 1224 1672 Xi măng nghìn tấn 6585 8019 9738 10381 13348 Gạch nung triệu viên 7119 7262 7697 8030 8996 Than triệu tấn 9,8 11,4 11,7 9,1 10,9 Đầu vào triệu tấn 8,8 10,1 12,5 15 16,3 Vải, lụa triệu mét 285 299 315 317 379 II. Nông nghiệp Diện tích tưới nước nghìn ha - - - - 386 Diện tích tiêu nước - 106,4 Rừng tổng 5 năm 1,1 triệu 1 hình ảnh. III. Giao thông vận tải và Bưu chính 1. Đường bộ 5 năm làm mới 1200 km 2. Nâng cấp trong 5 năm là 3790 km 3. Cầu đường bộ làm mới 11,5 km 4. Đường sắt: 200 km 5. Điện thoại: 3.120.000 cái IV. Y tế - xã hội Bệnh viện qua 5 năm là: 990 giường Có thể nói trong 5 năm qua đất nước ta đã có được nhiều thành tựu tích cực. Đó là một số ngành đã đáp ứng đủ với nhu cầu trong nước như: xi măng, điện, thép, vật liệu xây dựng. Trong nông nghiệp chúng ta đã xuất khẩu gạo,... và một số nông sản khác. Đời sống tinh thần của người dân cũng được nâng lên một bước đáng kể, ngành Giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu như tỷ lệ bỏ học, giảm, trình độ dân trí cao góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá. 2.2.2. Hiệu quả thực hiện vốn Đầu tư XDCB Với quy mô vốn đầu tư tăng theo các năm nhưng hiệu quả sử dụng vốn dã có những tín hiệu xấu chúng ta có thể thấy qua bảng biểu về Hệ số ICOR như sau: Năm 96 97 98 99 2000 Tốc độ tăng GDP 9,34 8,15 5,76 4,77 6,75 ICOR 3,1 3,8 4,7 5,5 4,2 Bình quân ICOR giai đoạn này là: 4,26 lần như vậy là hiệu quả đầu tư giai đoạn này thấp và còn bất cập ở nước ta. Trên đây là toàn bộ tình hình sử dụng và quản lý vốn đầu tư XDCB. Ngoài những kết quả đạt được, chúng ta vẫn còn những tồn tại cơ bản trông công tác quản lý vốn đầu tư XDCB, nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động đầu tư. III. Những tồn tại trong quản lý vốn Đầu tư XDCB ảnh hưởng tới kết quả hoạt động đầu tư 1) Nợ Khối lượng XDCB Nợ XDCB dây dưa kéo dài vẫn là căn bệnh tồn tại đã nhiều năm qua, chưa có biện pháp kiên quyết xử lý dứt điểm dẫn đến nguồn vốn bị dàn trải, phân tán, hiệu quả Đầu tư thấp. Trong các năm từ 1998 - 2000, khối lượng nợ đọng trong XDCB của 61 tỉnh, thành phố lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Nguyên nhân này là do Ngân sách dành cho Đầu tư đã lớn nhưng nhu cầu vốn cho Đầu tư lại còn lớn hơn. Vì thế mà khả năng đáp ứng của Ngân sách Nhà nước không đủ kham nổi cho nhu cầu đầu tư nên xảy ra tình trạng nợ khối lượng XDCB lâu nay là tất yếu. Ví dụ như: Tình hình thực hiện vốn năm 1998 cho thấy rõ điều trên: giá trị thực hiện là 75417,5 tỷ đồng trong khi kế hoạch là ******** tỷ đồng tăng 109,9% so với kế hoạch. Các công trình dự án do trung ương quản lý giá trị thực hiện là 9157 tỷ đồng chiếm 98,6% kế hoạch. Trong khi đó các công trình Dự án do địa phương quản lý giá trị khối lượng thực hiện là 6259,8 tỷ đồng tăng 132,15% kế hoạch. Điều đáng ngại ở đây là do bố trí vốn trong năm Kế hoạch hạn chế nhưng nhiều công trình có khối lượng vượt kế hoạch. Vì vậy không thể cấp khối lượng vốn thanh toán được cho các đơn vị thực hiện theo đúng hợp đồng. Tình trạng nợ xây dựng cơ bản chủ yếu do những nguyên nhân sau: 1.1. Vốn đầu tư ít lại bố trí nhiều công trình phân tán. - Tình trạng bố trí phân tán, dài trải quá nhiều công trình đã tồn tại trong nhiều năm nay, vẫn chưa được khắc phục, cho nên kế hoạch được giao trong từng dự án thường thấp hơn so với khối lượng vốn thực hiện trong năm. Như năm 1998 với số vốn 768 tỷ đồng, các Bộ, các ngành đã bố trí 9566 công trình Dự án nhóm C làm cho vốn bị phân tán. Và việc thực hiện Dự án có hiệu quả buộc các đơn vị phải tập trung nhiều nguồn lực vật tư. Nguyên vật liệu... với khối lượng lớn nên đòi hỏi vốn lớn. Việc này đồng có nghĩa với khối lượng thực hiện của công trình sẽ tăng so với kế hoạch. Đây là một nghịch lý cơ bản. Điều này cho thấy kế hoạch khối lượng vốn của các công trình được giao thấp đang là lực cản tốc độ thực hiện công trình. Một vấn đề đáng lo ngại ở đây nữa là tiến độ thực hiện các công trình luôn bị kéo dài nên tình trạng điều chỉnh mức đầu tư nhiều lần vẫn còn xảy ra như: Công trình thuỷ điện Yaly tăng từ 6.000 tỷ đồng đến 9000 tỷ đồng. Các công trình thuỷ lợi tăng vốn từ 15% - 30%... 1.2. Khối lượng XDCB hoàn thành chưa nghiệm thu. Nhiều công trình tuy đã có khối lượng thực hiện, nhưng không tiến hành lập biên bản nghiệm thu để thanh toán khối lượng vốn XDCB hoàn thành nên cũng là nguyên nhân làm phát sinh tình trạng nợ vốn không thanh toán được, dẫn đến tình trạng vừa nợ đọng khối lượng, vừa ứ đọng vốn không thanh toán được, trong khi các công trình khác khát vốn không có để thanh toán. Tính đến kết quả I/1999 trong số các Bộ ngành đã triển khai kế hoạch nhóm C, có 397/804 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, bình quân đạt 49,3%. Ở địa phương số dự án nhóm C hoàn thành là 2304/3868 dự án, đạt 59,5%. 2/ Thất thoát lãng phí trong xây dựng cơ bản Thiếu vốn cho tăng trưởng kinh tế đang là vấn đề cấp bách đặt ra đối với đất nước ta. Song chúng ta lại sử dụng chưa có hiệu quả đồng vốn ít ỏi đó. Đã như vậy, chúng ta lại làm thất thoát lãng phí vốn đầu tư XDCB. Như ở Hà Nội năm 1998, nếu không có công tác thẩm định tài chính thì lãng phí vốn ở Hà Nội là 44,671 tỷ đồng, ở thành phố Hồ Chí Minh là 66,568 tỷ đồng, ở Quảng Bình là 19,445 tỷ đồng, Cần Thơ 29,745 tỷ đồng... Những thất thoát lãng phí vốn đầu tư XDCB bao gồm những nguyên nhân sau: 2.1. Về chủ trương đầu tư Đây là khâu được đánh giá là dễ gây ra và đã gây ra thất thoát lớn trong đầu tư và xây dựng. Điều này được minh chứng như: chủ trương xây dựng nhà máy điện Cầu Đỏ, Nhà máy phân đạm Núi Đính - Ninh Bình, Nhà máy lọc dầu Tuy Hạ đều bị huỷ bỏ... Hiện tượng phổ biến là nhiều cấp có thẩm quyền khi ra các quyết định liên quan đến chủ trương đầu tư thiếu chính xác phải điều chỉnh bổ sung, thậm chí nhiều dự án lớn vừa thiết kế vừa thi công, vừa lên dự toán. Tình trạng đó tạo nên những sơ hở trong quản lý dẫn đến lãng phí thất thoát vốn đầu tư kéo dài trong nhiều kế hoạch 5 năm, đồng thời do thiếu quy hoạch chiến lược cho từng vùng kinh tế và thiếu quy hoạch chi tiết cho từng địa phương, nên nhiều công trình phải thay đổi địa điểm, thay đổi công suất thiết kế. 2.2. Việc tổ chức các ban quản lý Dự án Hiện nay nhiều bộ, nhiều địa phương thành lập ban quản lý Dự án theo khu vực (theo địa bàn hoặc theo khối lượng công tác). Khi Dự án làm xong thì bàn giao cho các đơn vị khác sử dụng. Như vậy Ban quản lý Dự án là người đại diện cho chủ Đầu tư, nhưng lại không phải là chủ đầu tư đích thực, nên thiếu sự ràng buộc trách nhiệm quản lý tài sản bảo toàn vốn khi Dự án đi vào sử dụng. 2.3. Việc thực hiện phương thức đấu thầu Trong thực tế phương thức đấu thầu chưa được áp dụng rộng rãi, nguyên nhân có nhiều. Song chủ yếu là việc bố trí kế hoạch thiếu tập trung, dải mành mành, bố trí kế hoạch thấp, không theo tiến độ dự án là trở ngại phổ biến làm cho công tác đấu thầu khó thực hiện. Thủ tục đấu thầu, chọn thầu vẫn còn quá nhiều khâu dễ gây ách tắc, chậm trễ trong việc triển khai thực hiện Dự án cũng như Kế hoạch Đầu tư hàng năm, gây phiền hà cho các chủ Đầu tư sử dụng vốn Ngân sách cũng như các đơn vị tham gia đấu thầu. 2.4. Do trách nhiệm từng khâu của cơ quan có liên quan trong quá trình cấp phát vốn thanh toán Hiện nay công tác cấp phát vốn thanh toán còn chậm ở nhiều khâu thực tế cho thấy hầu hết đến quý I hàng năm không mấy ban quản lý cấp đủ thủ tục để cấp phát vốn thanh toán. Mặt khác, một số bên A (Ban quản lý Dự án) không tích cực làm thủ tục thanh toán cho bên B với nhiều lí do khác nhau. 2.5. Do việc quyết toán công trình, dự án hoàn thành Chế độ quy định hiện hành khi công trình Dự án phải hoàn thành đưa vào sử dụng, chậm nhất là 6 tháng chủ đầu tư phải quyết toán để đánh giá và bàn giao tài sản cho đơn vị sử dụng. Trong thực tế nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng từ lâu nhưng chưa làm quyết toán như một số nhà máy xi măng (Hoàng Thạc, Hà Tiên...), nhà máy Thuỷ điện Trị An... 3. Công tác kế hoạch hoá còn phân tán, chất lượng kém Công tác Kế hoạch hoá đầu tư hiện nay cũng là một nguyên nhân làm cho hiệu quả quản lý đầu tư giảm xuống. Nhìn chung việc bố trí và điều hành kế hoạch đầu tư hàng năm còn bộc lộ một số nhược điểm sau: - Thiếu Kế hoạch đầu tư XDCB tổng quát theo ngành và lãnh thổ 5 năm và hàng năm. - Hàng năm, việc phân phối vốn thường mang tính chất "chia phần" dẫn đến việc bố trí kế hoạch phân tán. Không theo tiến độ thực hiện Dự án được phê duyệt. - Không thể hiện rõ việc bố trí vốn theo trình tự ưu tiên cho chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư. - nhiều Dự án thiếu thủ tục theo quy định của nhà nước như dự án khả thi, quyết định đầu tư, thiết kế dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà vẫn đưa vào Kế hoạch đầu tư hàng năm. - Triển khai Kế hoạch đầu tư chậm. Tình hình trên dẫn đến nợ nần dây dưa gây khó khăn cho ngân sách nhà nước và làm cho các doanh nghiệp càng khó khăn về vốn vì làm ra khối lượng không được thanh toán, bỏ thi công không đủ trả lãi vay vốn Ngân hàng. Như vậy là lãng phí thất thoát vốn của nhà nước theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Phần III. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB trong thời gian tới I. Phương hướng đầu tư XDCB của nhà nước trong những năm tới 1. Đối với các ngành kinh tế 1.1. Ngành nông nghiệp Mục tiêu của ngành Nông nghiệp là chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế của từng vùng, từng địa phương, ứng dụng nhanh khoa học và công nghệ: gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn. Vì vậy chương trình đầu tư XDCB cho ngành nông nghiệp bao gồm: - Tích cực khai hoang mở rộng diện tích canh tác ở những nơi đất còn hoang hoá chưa được sử dụng, đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh. - Tập trung đầu tư phát triển các cây công nghiệp chủ lực có khả năng cạnh tranh như cao su, chè, cà phê chè, điều... Ngoài ra, chú trọng phát triển các loại rau quả và các sản phẩm đặc trưng khác. - Đầu tư cải tạo đàn giống, tăng cường công tác thú y, chế biến thức ăn chăn nuôi, tìm kiếm thị trường xuất khẩu... Khuyến khích hỗ trợ vốn phát triển hộ hoặc nông trại có quy mô lớn. - Bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tục thực hiện dự án 5 triệu 1 hình ảnh rừng. Tăng nhanh diện tích trồng rừng mới, kết hợp với khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh rừng. - Đầu tư phát triển mạnh ngành nuôi, trồng thuỷ sản, xây dựng nuôi trồng tập trung, gắn với phát triển công nghiệp chế biến. Xây dựng đồng bộ công nghiệp khai thác cả về đội tầu, cảng, bến cá... - Phát triển mạng lưới thuỷ lợi. Hoàn thành xây dựng các công trình thuỷ lợi kết hợp với phòng tránh lũ ở miền Trung như hệ thống thuỷ lợi sông Chu: hệ thống thuỷ lợi Bang (Quảng Bình)... Khởi công xây dựng thuỷ lợi sông Ba Hạ kết hợp với phòng chống lũ đồng bằng Tuy Hoà. Xây dựng và củng cố hệ thống đê biển và các công trình ngăn mặn, thuỷ lợi cho nuôi trồng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Kiên cố hoá các tuyến đê xung yếu, tiếp tục kiên cố hoá kênh mương. - Phát triển nhanh cơ sở hạt ầng giao thông nông thôn, tiếp tục đầu tư xây dựng đường giao thông đến hơn 500 xã hiện chưa có đường ôtô đến trung tâm, mở rộng mạng lưới điện thực hiện tốt chương trình quốc gia về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn. 1.2. Ngành công nghiệp Phát triển công nghiệp là nhân tố quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, định hướng đầu tư XDCB của ngành trong thời gian tới là tập trung vốn vào: - Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ tiên tiến và tiến tới hiện đại hoá từng phần các ngành Công nghiệp. - Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. - Phát triển công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin viễn thông, điện tử. Cụ thể một số ngành công nghiệp: + Ngành giấy: Đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất giấy hiện có, xây dựng thêm một số cơ sở sản xuất bột giấy và giấy để có thể tăng công suất thêm 20 vạn tấn, trong đó có nhà máy bột giấy ở Kon Tum công suất 13 vạn tấn/năm. + Ngành dệt may và da giầy: tăng cường đầu tư, hiện đại hoá một số khâu sản xuất, tập trung đầu tư sản xuất sợi, dệt,... và tạo nguồn bông và khai thác nguồn da các loại... + Ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, thực hiện đầu tư chiều sâu hiện đại hoá những cơ sở sản xuất điện tử đã có. Xây dựng một số cơ sở mới để đáp ứng nhu cầu trong nước. + Ngành cơ khí: tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại hoá một số khâu then chốt trống chế tạo, chú trọng phát triển công nghiệp đóng tàu và sửa chữa tàu, đặc biệt tàu có trọng tải lớn. + Ngành dầu khí: tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển mỏ và xây dựng đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn, nhà máy lọc dầu số một và sẽ tiến hành một số công tác chuẩn bị cho việc xây dựng nhà máy lọc dầu số 2... + Ngành hoá chất phân bón: sớm xây dựng nhà máy sản xuất DAP công suất 33 vạn tấn phân diamen phốt phát, tăng năng lực khai thác và tuyến quặng apatit lên 76 vạn tấn/năm... + Ngành thép: tiếp tục đầu tư chiều sâu các cơ sở luyện và cán thép hiện có. Đầu tư xây dựng mới 1-2 cơ sở sản xuất phôi thép. Xây dựng nhà máy cán thép nguội và nhà máy cán thép nóng để sản xuất thép tấm, thép kí... Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy xi măng, nghiên cứu xây dựng mới một vài nhà máy xi măng để tăng thêm 8-9 triệu tấn công suất. Đến năm 2005 dự kiến tổng công suất đạt trên 24,5 triệu tấn phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng khác như tấm lợp gạch, ngói, sản xuất các thiết bị trang trí nội thất... 1.3. Giao thông vận tải và bưu điện Hệ thống giao thông vận tải là rất quan trọng đối với nền kinh tế. Vì vậy, nhà nước ta đã và đang chú trọng, ưu tiên trong các thị trường đầu tư XDCB và phương hướng đầu tư cho hệ thống Giao thông vận tải là: - Về đường bộ: Tập trung nâng cấp và hoàn thiện bước cơ bản các trục đường giao thông trên tuyến Bắc Nam, các tuyến từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đi các khu công nghiệp, các vùng kinh tế quan trọng, nâng cấp quốc lộ 1A, mở thêm các tuyến trục song song để giải toả ách tắc giao thông, củng cố các tuyến liên tỉnh thuộc đồng bằng Nam Bộ, nâng cấp các tuyến lên miền núi, thông tuyến giai đoạn I đường Hồ Chí Minh. Xây dựng các cầu lớn: cầu Thanh Trì, cầu Cần Thơ, cầu Bãi Cháy. - Về đường sắt: nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn... - Đường sông và cảng biển: hoàn thành cải tạo, nâng cấp, mở rộng hoặc xây dựng mới theo quy hoạch các cảng Cái Lâm, Hải Phòng, Nghi Sơn... Nâng cấp một số tuyến đường sông và các cảng sông chính. - Đường không: Hoàn thiện sân bay Quốc tế Nội Bài, xây dựng nhà ga sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, nâng cấp các sân bay nội địa. 1.4. Khoa học công nghệ Trong thời gian tới nhà nước sẽ đầu tư để áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để giảm các chất độc hại vào môi trường, làm trong sạch môi trường, xử lý chất thải, tái sử dụng lại các phế liệu... Xây dựng các khu công nghệ cao ở Hoà Lạc và ở thành phố Hồ Chí Minh, đào tạo cán bộ khoa học ở các nước có khoa học và công nghệ tiên tiến. 4.5. Giáo dục đào tạo: Trong thời gian tới Nhà nước sẽ dành một phần ngân sách đầu tư cho giáo dục, đào tạo nhằm: - Thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, xây dựng thêm trường học ở các cấp học phổ thông, nâng cao chất lượng dạy và học. - Xây dựng hoàn chỉnh, phát triển các trường Đại học và Cao đẳng theo mạng lưới hợp lý để hình thành một số trường đại học có chất lượng đào tạo ngang tầm với các nước trong khu vực. - Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo đội ngũ lao động. - Tăng nhanh số học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh ở các nước phát triển. 1.6. Y tế, xã hội: Để cải thiện các chỉ tiêu sức khoẻ, nâng thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam và tăng tuổi theo bình quân trong những năm tới Nhà nước tiếp tục đầu tư cho Y tế, xã hội là: - Phát triển công nghiệp dược phẩm, nâng cấp chất lượng sản xuất thuốc chữa bệnh. - Củng cố và nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở. Tiếp tục củng cố và phát triển thêm bệnh viện ở một số tuyến, nhất là vùng sâu, vùng xa, giải quyết tình trạng thiếu giường bệnh. Hiện đại hoá một số bệnh viện đầu ngành, các trung tâm y tế chuyên sâu và một số bệnh v iện khu vực. 2. Đối với các vùng lãnh thổ 2.1. Trung du và miền núi Bắc bộ Tập trung đầu tư nâng cấp các quốc lộ 6, 2, 3, 1, 70, 37... Khôi phục và nâng cấp các đường vành đai quốc lộ 4, N1, N2 để tạo ra mạng lưới đường hoàn chỉnh cho cả vùng. Cải tạo đường thuỷ, nâng cấp các cảng sông chuyên dùng như Vạn Yên, Tà Hộc, Sơn La. Phát triển tuyến hành lang biên giới trên cơ sở phát triển các đô thị gắn với kinh tế cửa khẩu, nâng cấp các đường giao thông tới vùng biên quan trọng, nâng cấp các cửa khẩu biên giới. Phát triển công nghiệp: chế biến lâm sản, vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản. Xúc tiến nghiên cứu và xây dựng thuỷ điện Sơn La. Cải tạo và mở rộng các khu công nghiệp hiện có, đồng tời hình thành tuyến hành lang công nghiệp theo đường 18 gắn với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 2.2. Đồng bằng sông Hồng Trong thời gian tới đây sẽ là địa bàn có quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá với quy mô lớn và tốc độ nhanh, phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, giao lưu quốc tế... phát triển công nghiệp với trình độ công nghệ cao, hiện đại, trên các lĩnh vực cơ khí chế tạo, sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng, sản xuất phần mền tin học, sản xuất các loại vật liệu xây dựng... Các trung tâm thương mại, y tế, giáo dục, đào tạo để trở thành vùng động lực cho công nghiệp hoá hiện đại đất nước nói chung và Bắc bộ nói riêng. Đồng thời tiếp tục xây dựng và nâng cấp các tuyến giao thông như quốc lộ 1, 5, 10, 18; hoàn thành việc nâng cấp và mở rộng cảng Hải Phòng; xây dựng cảng nước sâu Cái Lân; xây dựng cầu Thanh Trì, Cầu Bính, cầu Bãi Cháy. Hoàn thành nhà ga hàng không quốc tế Nội Bài. Hiện đại hoá mạng lưới Bưu chính - Viễn thông, cải tạo, nâng cấp hệ thống nước ở các đô thị Hà Nội, Hải Phòng... Xây dựng Tháp truyền hình Việt Nam, đầu tư xây dựng khu du lịch tổng hợp Hạ Long - Cát Bà... Dành một phần vốn đầu tư đáng kể để hoàn thành và nâng cấp chất lượng môi trường đô thị. Chú trọng quy hoạch xây dựng nhà ở tại các đô thị. 2.3. Vùng Bắc Trung Bộ Mục tiêu là đầu tư phát triển công nghiệp: sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng (Thanh Hoá, Nghệ An...) khai thác mỏ. Chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phát triển cơ khí sửa chữa và đóng tàu công nghiệp dệt may... Hình thành các khu công nghiệp ven biển. Nâng cấp và xây dựng thêm quy hoạch các cảng biển Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng... Từng bước hiện đại hoá những sân ban trọng điểm trong vùng. Nâng cấp các quốc lộ 7, 9, 12, 29. Xây dựng đường hầm qua đèo Hải Vân, một số tuyến giao thông trục ngang nối trục quốc lộ 1. Hoàn thành xây dựng các công trình thuỷ lợi như hệ thống thuỷ lợi sông Chu, thuỷ lợi An Mã (Quảng Bình)... Nghiên cứu và xây dựng một số công trình phòng chống lũ lụt theo quy hoạch. Nâng cấp các thành phố, thị xã: Thanh Hoá, Vinh, Hà Tĩnh, Huế... 2.4. Tây Nguyên Đối với Tây Nguyên cần đầu tư phát triển với tốc độ nhanh theo hướng thâm canh cây công nghiệp xuất khẩu (cà phê, cao su, chè, điều...) và các loại cây công nghiệp khác... đồng thời tập trung phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm, đổi mới một số dây chuyền công nghệ hiện đại để sản xuất sản phẩm có chất lượng cao từ cây công nghiệp, lâm sản, chăn nuôi... Xây dựng nhà máy Giấy Kon Tum gắn liền với quy hoạch vùng nguyên liệu, khai thác và chế biến bôxit; hoàn thành xây dựng thuỷ điện Yaly. Phát triển các tuyến đường trong khu vực và các tuyến sang Lào và Campuchia. Coi trọng việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nhất là đập thuỷ điện, đập chứa nước gắn với hệ thống kênh mương của vùng. Phát triển mạng lưới bưu chính - viễn thông, xây dựng các trung tâm thương mại du lịch. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống trường học, trạm xá, bệnh viện. Xây dựng các vùng kinh tế mới theo quy hoạch. 2.5. Vùng Đông Nam Bộ Xây dựng vùng Đông Nam Bộ thành động lực mạnh làm đầu tầu thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá cả nước nói chung và Nam Bộ nói riêng. Vì vậy hướng đầu tư của vùng là: - Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp khai thác dầu khí, công nghiệp năng lượng, phân bón, hoá chất từ dầu khí, phát triển công nghiệp kỹ thuật hiện đại, xây dựng các khu công nghệ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh, tập trung đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng ngoài hàng rào để đưa khu công nghiệp có hiệu quả. - Tiếp tục đầu tư xây dựng trục đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành, nâng cấp quốc lộ 22, hoàn chỉnh quốc lộ 50, quốc lộ 1 và xây dựng quốc lộ N1 nối Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long. Cải tạo đầu mối đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh, nâng cấp và cải tạo hệ thống thoát nước. Đẩy nhanh xây dựng các đô thị vệ tinh gắn với các khu công nghiệp quanh Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện đại hoá sân bay Tân Sơn Nhất. 2.6. Đồng bằng sông Cửu Long: Phương hướng đầu tư là: - Tăng cường kết cấu hạ tầng trước hết là mạng lưới đường bộ gắn với mạng giao thông thuỷ cùng với việc nâng cấp quốc lộ 1A và xây dựng cầu Cần Thơ. Nạo vét luồng lạch đặc biệt là luồng cửa Định An, Cửa Tiền... nâng cấp và xây dựng một số cảng sông. Nâng cấp các sân bay trong vùng. - Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp may mặc, dệt, ... chế biến thức ăn gia súc, cơ khí hoá chất... Xây dựng Trung tâm thương mại. - Khôi phục tuyến rừng bảo vệ biển, xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, các công trình ngăn mặn, thuỷ lợi cho nuôi trồng thuỷ sản... - Đầu tư nâng cấp hệ thống trường học, bệnh viện, nhà văn hoá. II. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB trong thời gian tới Trong giai đoạn hiện nay và những năm tới việc quản lý vốn đầu tư XDCB. Nếu còn tình trạng các Dự án không chứa đựng đầy đủ lý lẽ xác đáng về "luận" và "chứng" đối với kinh tế và kỹ thuật, Dự án chỉ mang tính chất thủ tục để xin vốn và quản lý còn lộn xộn, tạo nhiều khe hở, gây lãng phí, tiêu cực... thì đây sẽ là nhân tố kìm hãm sự phát triển kinh tế. Vì vậy, để tránh những tình trạng trên và để hoạt động đầu tư là chìa khoá cho sự tăng trưởng thì chúng ta cần có những giải pháp chi tiết đi sâu vào từng vấn đề đã ảnh hưởng đến hiệu quả vốn đầu tư XDCB. 1. Giải pháp hoạt động đầu tư 1.1. Đối với việc lập dự án: Việc lập dự án cần có cơ chế nghiêm ngặt về xét duyệt đầu tư lập Dự án đầu tư theo từng cấp. Các cấp cần có Hội đồng thẩm định gồm nhiều chuyên gia giỏi có kinh nghiệm, tham mưu cho người có thẩm quyền xét duyệt chấm dứt tình trạng lập hội đồng hình thức và thói quen độc quyền tự ý quyết định mà không tham khảo ý kiến của chuyên gia và ý kiến tư vấn của các hội đồng. Dự án đầu tư sau khi phê duyệt phải được xem là văn bản duy nhất mà mọi người mọi cấp cần tuân thủ. Dự án đầu tư trước khi lập phải cân nhắc tính toán đầy đủ các yếu tố cung cầu thị trường, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế và quy hoạch phát triển ngành, vùng cũng như khía cạnh khác như công nghệ, kỹ thuật... Dự án phải xác định đúng tổng vốn đầu tư theo thời điểm xây dựng, khắc phục tình trạng vừa thực hiện vừa bổ sung kế hoạch vốn đầu tư. Dự án phải do cơ quan có đủ thẩm quyền quyết định. Dự án đầu tư phải được lập đầy đủ và có chất lượng là yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả đầu tư của công trình. Ngược lại, Dự án thiếu chất lượng sẽ làm thất thoát vốn đầu tư và tạo tiêu cực xâm nhập. 1.2. Đối với chủ đầu tư Chủ đầu tư phải bảo đảm Dự án phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo phát huy hiệu quả nhanh thu hồi vốn sớm. Cần có cơ chế phân công, phân cấp đầu tư rõ ràng để huy động mọi nguồn vốn. Hiện nay khi giao trách nhiệm chủ đầu tư còn lẫn lộn giữa quản lý nhà nước và quản lý xây dựng như giám đốc sở vừa làm công tác xét duyệt vừa làm chủ đầu tư quản lý và điều hành vốn, do vậy không đảm bảo tính khách quan trong quyết toán vốn. Vì vậy, việc giao trách nhiệm của chủ đầu tư cũng phải được xem xét. Đã là chủ đầu tư phải thoát ly khỏi chức năng quản lý nhà nước. 1.2. Đối với công tác thiết kế, thi công: 1.2.1. Công tác thiết kế: cần xác định tư cách pháp nhân của đơn vị, thiết kế lập lại trật tự trong công tác thiết kế, chống chạy thiết kế theo đơn đặt hàng. Người thiết kế phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý hiệu quả, tuổi thọ của công trình, sản phẩm được đưa vào sử dụng. 1.2.2. Công tác thi công: Việc tiến hành thi công do Ban quản lý công trình trực tiếp quản lý. Ban này là một tổ chức giúp cho chủ đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện. Nhưng thực tế Ban quản lý công trình chỉ là tổ chức ký hợp thức các thủ tục cho các đơn vị thi công lượm hái, có ngành, có đơn vị vừa làm chủ đầu tư, vừa làm đơn vị thi công, cấp phát thanh toán vốn cũng kiêm nhiệm, không quan tâm đến hạch toán tiết kiệm mà xài vốn vô tội vạ. Các đơn vị nhận thầu thi công, hiện nay đã có nhiều ngành nhiều tổng công ty thực hiện đan chéo nhau, trùng lập lẫn nhau, gây lộn xộn về tổ chức, thiếu công ăn việc làm. Trong khi đó, có những đơn vị thi công không có chuyên môn xây dựng, trá hình dưới các hình thức để nhận thầu công trình dẫn đến chất lượng công trình xây dựng không đảm bảo, giá thành cao... Vì vậy cần phải nâng cao trách nhiệm quản lý của Ban quản lý công trình, phân rõ ràng nhiệm vụ... tránh hình thức, và cần xác định năng lực chuyên môn, tư cách pháp lý của các đơn vị nhận thầu thi công. 1.4. Công tác giao nhận thầu: Chỉ riêng các đơn vị nhận thầu là doanh nghiệp nhà nước, hiện có nhiều bộ, ngành thi công và công trình tổ chức thi công theo lối đơn lẻ dẫn đến việc làm có lúc không. Nhiều đơn vị muốn đủ việc làm cho công nhân, phải đi nhận việc tay trái, không đảm bảo công trình về mặt kỹ thuật, chất lượng kỹ thuật. Công tác nhận thầu xây dựng hiện nay ngoài việc cần phải đổi mới về mô hình tổ chức các công ty cho phù hợp thì cần bàn thêm việc đổi mới phương thức giao nhận thầu. Hiện nay vẫn có nhiều công trình TW địa phương không tiến hành đấu thầu. Phổ biến là các chủ Đầu tư tự chọn thầu, phương thức này sinh nhiều tiêu cực từ cơ quan quản lý vốn, quản lý kế hoạch đầu tư, cơ quan thẩm định đến người điều hành trực tiếp, ép thiết kế, ép thi công, giao giá tỉ lệ phần trăm hợp đồng xây dựng, làm thất thoát lớn khối lượng vốn đầu tư. Đối với các công trình xây dựng, các chủ đầu tư nên thực hiện nghiêm túc quy chế đấu thầu, để ràng buộc các chủ đầu tư có công trình. Do vậy các cơ quan quản lý vốn đầu tư cũng nên hạn chế cấp phát vốn cho các công trình tự chỉ định thầu, mà không thực hiện đấu thầu. Đấu thầu là phương thức quản lý tiến bộ nhằm giúp chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực trình độ tạo các sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý đúng tiến độ quy định. 2. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược đầu tư và kế hoạch hoá đầu tư: Xây dựng chiến lược đầu tư và kế hoạch hoá đầu tư nhằm các mục tiêu: Xoá bỏ tình trạng "ngẫu hứng" tron đầu tư. Các quyết định đầu tư vội vàng thiếu kế hoạch, vi phạm các quy trình đầu tư, khắc phục hiện tượng vừa thiết kế vừa thi công, để nâng cao chất lượng Dự án, chất lượng thiết kế, đảm bảo đầu tư dàn trải, dẫn đến dự án thiếu vốn phải thi công kéo dài, lãng phí thất thoát vốn đầu tư và làm mất thời cơ kinh doanh, xoá bỏ cơ chế xin - cho, nguyên nhân phát sinh tiêu cực, làm thất thoát vốn đầu tư, làm hư hỏng cán bộ do tham nhũng thoái hoá, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Bản chất của kế hoạch hoá đầu tư là dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; trên quy hoạch dài hạn và ngắn hạn của các ngành; dự báo thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước để định ra một "bức tranh tổng thể" cho đầu tư của nước, của từng vùng, từng địa bàn, cho dài hạn và ngắn hạn. Trên cơ sở đó định ra kế hoạch đầu tư 5 năm và đầu tư hàng năm. Các kế hoạch này xác định thời gian cho việc nghiên cứu Dự án tạo điều kiện cho nhà nước kiểm soát hướng dẫn đầu tư của các thành phần kinh tế kể cả đầu tư nước ngoài. Ở lĩnh vực nào đó, nếu thấy cần đầu tư sẽ dẫn đến mất cân đối trong tiêu thụ sản phẩm, hoặc cạnh tranh không lành mạnh, thì nhà nước can thiệp, không cho phép đầu tư đối với bất kỳ nguồn vốn nào. Điều này không chỉ có ợi cho nhà đầu tư, mà có lợi cho toàn xã hội. Việc nâng cao chất lượng xây dựng chiến lược đầu tư và kế hoạch hoá đầu tư đòi hỏi nhà nước phải quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp liên doanh rơi vào tình trạng thua lỗ, sau một thời gian buộc phải bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài, vấn đề này, đến một giới hạn nào đó. Không còn đơn thuần là kinh tế mà còn liên quan đến chính trị và an ninh quốc gia. Mặt khác cũng cần xem xét lại việc vay vốn nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Kinh nghiệm ở Thái Lan cho thấy, nếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng quá mức gây mất cân đối, kém hiệu quả, tạo ra gánh nặng nợ nần là một trong những nguyên nhân gây khủng hoảng kinh tế - xã hội. 3. Giải pháp về pháp luật và thanh tra, kiểm tra trong đầu tư xây dựng 3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về đầu tư Để phù hợp với nền kinh tế đa thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và pháp luật để điều chỉnh các hành vi trong lĩnh vực đầu tư XDCB. Tuy nhiên, quá trình đổi mới diễn ra nhanh chóng và sâu rộng làm cho hệ thống luật pháp và chính sách không theo kịp, khi áp dụng vào thực tế quản lý đầu tư, chúng bộc lộ các nhược điểm vừa chồng chéo lại vừa sơ hở nên dễ bị lợi dụng, làm thất thoát vốn đầu tư. Nghị định số 52/1999/NĐ-CP "Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng" và nghị định 88/1999/NĐ-CP "Quy chế đấu thầu" được han hành chỉ cách nhau vài tháng, tuy có nhiều nội dung tích cực về quản lý đầu tư xây dựng nhưng vẫn có nhiều nội dung chồng chéo và khi áp dụng còn bộc lộ những hạn chế cần phải tiếp tục điều chỉnh. Việc điều chỉnh cần phân định rõ ràng và đúng chức năng của các bộ, ngành trong đầu tư. Thứ nhất, nên giao chức năng quản lý nhà nước về công tác đấu thầu cho bộ xây dựng quản lý. Vì mục tiêu đấu thấu là lựa chọn các nhà tư vấn, nhà thầu có đủ năng lực về tài chính, công nghệ và nhân lực thực hiện dự án. Một cách hiệu quả nhất, chỉ có Bộ Xây dựng mới đủ khả năng xem xét toàn diện các năng lực này, trước hết là về vấn đề công nghệ và nhân lực, sau đó là kỹ thuật xây dựng cũng như chất lượng công trình trong suốt quá trình đầu tư xây dựng. Thứ hai, nên giao cho Bộ Xây dựng chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và giảm bớt chức năng quản lý các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc như hiện nay. Làm như vậy sẽ khắc phục được những bất hợp lý trong việc ban hành và quản lý các tiêu chuẩn, quy phạm và định mức kinh tế, kỹ thuật trong xây dựng, góp phần hạn chế lãng phí và thất thoát vốn đầu tư. Thứ ba, trên cơ sở phân định rõ chức năng của các bộ ngành trong lĩnh vực đầu tư XDCB, từng bước thể chế hoá thành văn bản pháp luật. 3.2. Chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra trong đầu tư XDCB Công tác thanh tra, kiểm tra trong đầu tư XDCB từ trước đến nay. Vốn được thực hiện, nhưng chỉ đối với từng vụ việc riêng lẻ và thường xử lí chưa nghiêm minh, đúng người, đúng tội. Lực lượng thanh tra kiểm tra vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng nên hiệu lực công tác chưa cao. Để phát huy vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, công tác này cần được coi trọng phải tiến hành thường xuyên, sâu rộng. - Thanh tra, kiểm tra cần kết hợp chặt chẽ với giám định đầu tư, tiến hành từ khâu xem xét lại quyết định đầu tư có phù hợp với chiến lược và kế hoạch đầu tư. Đến các khâu thực hiện và khai thác dự án có đúng trình tự thủ tục theo luật định. Từ đó đưa ra kết luận và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền. - Thanh tra, kiểm tra trong đầu tư XDCB cần kết hợp với việc phổ biến giải thích pháp luật để ngăn ngừa các hành vi phạm luật. Đồng thời, phát hiện những sơ hở trong các văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng để kiến nghị với các cấp có thẩm quyền bổ sung sửa đổi, thay thế bằng văn bản mới cho phù hợp, phục vụ cho việc quản lý đầu tư xây dựng. 4. Giải pháp chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư 4.1. Về chủ trương đầu tư Trong các nghị định về quản lý và đầu tư đã quy định trình tự thẩm quyền của các cấp ra quyết định nhưng để nâng cao trách nhiệm khi ra các quyết định về chủ trương đầu tư (quyết định đầu tư, duyệt thiết kế...). Cần quy định cụ thể yêu cầu đối với từng loại quyết định và khẳng định trách nhiệm về kinh tế và luật pháp của người được quyền ký các quyết định đó trong trường hợp để vốn đầu tư bị thất thoát lãng phí. 4.2. Kiện toàn việc tổ chức các ban quản lý dự án Với tình hình đã nêu ở phần trước thì cần chấn chỉnh và quản lý chủ đầu tư trên các mặt theo hướng sau: - Tổ chức lại ban Quản lý dự án đảm bảo là chủ đầu tư thực sự gắn trách nhiệm trong quá trình sử dụng vốn đầu tư, quản lý tài sản khi dự án kết thúc đưa vào sử dụng. - Quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ của chức danh chủ đầu tư. - Xác định rõ trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư đối với các hoạt động đầu tư và xây dựng từ khâu đầu đến khâu cuối. 4.3. Chấn chỉnh, hoàn thiện các khâu để thực hiện rộng rãi phương thức đấu thầu. Để đấu thầu được áp dụng rộng rãi trong thực tế trước hết cần chấn chỉnh và hoàn thiện cơ chế kế hoạch đã được xây dựng. Đồng thời cải tiến khâu thủ tục gọn nhẹ, phải quy định trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng cụ thể (kể cả trách nhiệm kinh tế trước pháp luật) của chủ đầu tư và cơ quan chủ quản đầu tư phải thực hiện đúng trình tự quy định, làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế dự toán... Mặt khác, chấn chỉnh lại các tổ chức tư nhân, nhận thầu xây lắp, cung ứng vật tư, thiết bị, các tổ chức tư vấn nhằm bảo đảm khả năng tham gia đấu thầu của các nhà thầu phù hợp với năng lực về kỹ thuật và tài chính của mình. 4.4. Cải tiến thủ tục quy định rõ trách nhiệm của cơ quan có liên quan trong quá trình cấp phát vốn thanh toán: Để khắc phục tình trạng bên A không tích cực làm thủ tục thanh toán cho bên B với những lí do khác nhau. Cần quy định rõ trách nhiệm từng khâu, từng cấp, từng đơn vị có liên quan một cách cụ thể, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. 4.5. Chấn chỉnh và tăng cường kỹ thuật quyết toán công trình dự án hoàn thành. Để chấn chỉnh, Nhà nước cần quy định trách nhiệm của cơ quan chủ quản đối với công tác này trên các mặt: - Đôn đốc và chỉ đạo làm công tác quyết toán cả về nội dung và thời gian. - Thẩm tra quyết toán trước khi phê duyệt. 5. Giải pháp khắc phục nợ XDCB Tiến hành rà soát, kiểm tra, phân loại để xác định chính xác các khoản nợ trong XDCB, trong đó, phân tích rõ số liệu làm vượt kế hoạch, làm ngoài kế hoạch nhưng chưa có nguồn thanh toán. Trên cơ sở đó, cần bố trí nguồn để thanh toán dứt điểm đối với các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa có nguồn thanh toán đồng thời đưa ra các biện pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng chậm trễ trong việc triển khai thực hiện và nghiệm thu khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành. KẾT LUẬN Với vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội thì hoạt động đầu tư đã và đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Cho đến nay chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong đầu tư XDCB như tạo ra các TSCĐ mới và các năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế quốc dân, từ đó tạo đà cho những bước nhảy vọt về kinh tế như chúng ta đã từ đói nghèo đi đến ổn định và bước đầu đã có tăng trưởng. Tuy nhiên trong hoạt động đầu tư XDCB từ trước cho tới nay vẫn còn xảy ra nhiều tình trạng tiêu cực, thất thoát vốn đầu tư XDCB gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và quản lý vốn đầu tư đồng thời gây tác động xấu đến tăng trưởng. Do đó việc phân tích tình hình thực hiện vốn đầu tư, quản lý vốn đầu tư và đưa ra các giải pháp có vai trò quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách để phát triển nền kinh tế trong thời gian tới. Qua đề tài trên phần nào giúp chúng ta thấy được việc thực hiện và quản lý vốn đầu tư XDCB để góp phần phát triển kinh tế của đất nước. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB để phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay (40 trang) GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU Phần I. Những vấn đề lý luận về đầu tư và đầu tư XDCB 1 I. Đầu tư và vốn đầu tư 1 1. Khái niệm và vai trò của đầu tư 1 2. Vốn đầu tư 2 3. Phân loại đầu tư 3 II. Đầu tư XDCB 5 1. Khái niệm và vai trò của đầu tư XDCB 5 2. Nội dung của vốn đầu tư XDCB 5 3. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả vốn đầu tư XDCB 7 Phần II. Tình hình sử dụng và quản lý vốn đầu tư XDCB trong những năm qua (1991 - 2000) 11 I. Các chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý đầu tư XDCB 11 II. Tình hình thực hiện và quản lý vốn đầu tư XDCB trong những năm qua (1991 - 2000) 11 1. Tình hình thực hiện đầu tư XDCB thời kỳ 1991 - 1996 12 2. Tình hình thực hiện và quản lý đầu tư XDCB thời kỳ 1996 - 2000 15 III. Những tồn tại trong quản lý vốn đầu tư XDCB ảnh hưởng tới kết quả hoạt động đầu tư 18 1. Nợ khối lượng XDCB 18 2. Thất thoát lãng phí trong XDCB 19 3. Công tác kế hoạch hoá còn phân tán, chất lượng kém 21 Phần III. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB trong thời gian tới 22 I. Phương hướng đầu tư XDCB của Nhà nước trong những năm tới 22 1. Đối với các ngành kinh tế 22 2. Đối với các vùng lãnh thổ 25 II. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB trong thời gian tới 28 1. Giải pháp về hoạt động đầu tư 28 2. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược đầu tư và kế hoạch hoá đầu tư 30 3. Giải pháp về pháp luật và thanh tra, kiểm tra trong đầu tư xây dựng 31 4. Giải pháp chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư 32 5. Giải pháp khắc phục nợ XDCB 33 KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC2129.doc
Tài liệu liên quan