Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines

Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng của từng bộ phận vốn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nghiên cứu kết cấu vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý vốn lưu động. Tuỳ theo việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động theo cách phân loại nào mà có thể giúp nhà quản lý thấy được việc quản lý, sử dụng vốn đã hợp lý hay chưa. Chẳng hạn, nếu kết cấu vốn theo nguồn vốn mà có tỷ trọng nguồn vay quá lớn, chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp không vững chắc, và khó ổn định sản xuất kinh doanh. Còn nếu kết cấu vốn theo công dụng mà tỷ trọng vốn trong lưu thông quá lớn chứng tỏ việc sử dụng vốn chưa tốt, còn để bị chiếm dụng vốn nhiều

doc73 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tồn kho, thể hiện ở chỉ tiêu nguyên vật liệu). Mức dự trữ nguyên vật liệu như trên đáp ứng được từ 94% đến 96% (protect level) các trường hợp sự cố có thể xảy ra. Trường hợp hỏng hóc mà kho vật tư không có phụ tùng để thay thế, Tổng Công ty có thể đặt hàng khẩn cho các nhà cung cấp (AOG) và sẽ được chuyển đến trong vòng 24 giờ. Tuy giá thành của dịch vụ này tương đối cao, nhưng để dự trữ một cách an toàn nhất thì Tổng Công ty phải duy trì một lượng vốn lưu động trong hàng tồn kho rất cao và không hiệu quả trong khi vốn lưu động lại rất có hạn. Cơ quan quản lý và cung ứng PTVT: PTVT máy bay được chia thành 2 loại là PTVT tiêu hao một lần ( như dầu mỡ chuyên dùng, hoá chất, áo phao và phụ tùng máy bay không sửa được) và PTVT sử dụng quay vòng (có thể sửa chữa lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật và có giá trị từ 400 đô la Mỹ trở lên) được quản lý theo cơ chế như sau: Nhà khai thác là Ban quản lý vật tư Tổng Công ty có trách nhiệm cung ứng và kiểm soát phụ tùng vật tư quay vòng; quản trị PTVT tiêu hao theo định mức chi phí và thực tế khai thác hàng năm. Các xí nghiệp máy bay quản lý về mặt hiện vật và cung ứng PTVT tiêu hao một lần. Hệ thống quản lý kho PTVT: Các kho PTVT do xí nghiệp quản lý, điều hành trực tiếp. Phương tiện duy nhất để nhà khai thác nắm được diễn biến quá trình vận động của PTVT là hệ thống quản lý kho AMASIS. Tuy nhiên hiện nay hệ thống này nảy sinh rất nhiều bất cập nên Tổng Công ty đã đề xuất một hướng giải quyết bằng “Chương trình kiểm soát định mức PTVT” gồm phần mềm đánh giá lại mức kho và 4 quy trình: Xây dựng và kiểm soát mức kho PTVT: Mục tiêu của quy trình này là xây dựng và kiểm soát mức kho của PTVT quay vòng và PTVT tiêu hao theo phân cấp cụ thể; Đảm bảo công tác xây dựng và kiểm soát một mức kho cần thiết cho công tác bảo dưỡng, quản lý chi phí PTVT máy bay của Tổng Công ty. Lập yêu cầu PTVT: Đây là quy trình nhằm đảm bảo mức kho PTVT quay vòng cần thiết cho hoạt động khai thác máy bay và phê duyệt định mức kho của từng loại vật tư quay vòng. Quy trình kiểm soát thời gian quay vòng sửa chữa của PTVT: Quy trình này trình bày trình tự tiến hành và các vấn đề liên quan đến thời gian quay vòng sửa chữa của các loại động cơ chính, động cơ phụ, càng và các bộ phận lớn khác thuộc máy bay và động cơ, PTVT quay vòng và sửa chữa được. Quy trình kiểm kê kho: Quy trình này nhằm đảm bảo số lượng và giá trị PTVT máy bay của Tổng Công ty tồn kho trên thực tế và hệ thống phần mềm quản lý thống nhất hiện nay là đầy đủ và chính xác. Về kho đồ uống dụng cụ phục vụ hành khách và nguyên liệu tại các Xí nghiệp chế biến suất ăn: Được quản lý dựa trên kế hoạch hàng năm và được quản lý theo mô hình đặt hàng hiệu quả. Ta có thể hình dung như sau: Giả sử vào thời điểm đầu năm, Ban tiếp thị hành khách sẽ trình bản kế hoạch dự trù về số lượng khách trong năm và trên cơ sở số liệu đó đưa ra dự toán về lượng suất ăn và đồ uống sẽ sử dụng trong năm. Sau đó Tổng Công ty sẽ tiến hành đấu thầu để lựa chọn nhà cung cấp, giá cung cấp và định kỳ các công ty đó sẽ chuyển hàng hoá đến kho của Tổng Công ty khi hàng hoá trong kho còn ở mức nào đó. Kho phụ tùng xe chuyên dụng: Phục vụ sân đỗ bao gồm một khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi một sự trợ giúp đắc lực của các trang thiết bị đặc chủng như: xe nâng hàng, xe băng truyền, xe nạp điện, nạp khí và một trạm sửa chữa phục vụ các trang thiết bị đó. Công tác quản trị kho: Đặc trưng của kho phụ tùng xe chuyên dụng là vật tư nhiều chủng loại; được chế tạo tại nhiều nước trên thế giới nên có tiêu chuẩn chất lượng và kỹ thuật khác nhau; đa số là thiết bị đặc chủng cho ngành hàng không nên thị trường rất khan hiếmvì vậy công tác quản lý cung ứng các loại vật tư này gặp phải rất nhiều khó khăn. Quy trình quản lý được thực hiện như sau: Tiếp nhận vào kho: Vật tư sau khi mua về phải nhập kho có sự kiểm tra của các phòng ban liên quan. Bảo quản vật tư: Các loại PTVT được bảo quản trong kho do phòng kỳ thuật phục vụ sân đỗ quản lý. Phương tiện quản lý kho: PTVT vào được quản lý bằng thẻ kho, toàn bộ vật tư được thể hiện trong bảng cân đối kho, báo cáo nhập/xuất được thực hiện trên MS Excel. Quản lý đầu tư ngắn hạn Hoạt động đầu tư ngắn hạn tại Tổng Công ty chủ yếu là hoạt động cho vay đối với các đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của họ. Tổng Công ty sẽ cho vay dựa vào kế hoạch thu/ chi của các đơn vị đó, các đơn vị vay và thường thanh toán trong kỳ. Quản lý các khoản phải thu Khoản phải thu là bộ phận lớn nhất trong tổng vốn lưu động của Tổng Công ty hàng không Việt nam bao gồm: Phải thu của khách hàng (khách hàng là những đại lý bán vé trong và ngoài nước), trả trước cho người bán (nhà cung cấp phụ tùng, nguyên vật liệu,), thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác và dự phòng phải thu khó đòi. Chiếm tỷ trọng cao nhất và là mục tiêu quản lý của khoản mục này là khoản “Phải thu của khách hàng” (trên 50% tổng giá trị các khoản phải thu). Hiện tại Tổng Công ty có trên 90 tổng đại lý trong, ngoài nước và hàng trăm đại lý nhỏ lẻ họ chính là khách hàng của Tổng Công ty vì thể công tác thu bán phân tán, lẻ tẻ, rất phức tạp. Quy trình quản lý thu bán của Tổng Công ty như sau: Trước hết, để được cung sản phẩm (các loại chứng từ vận chuyển), các đại lý phải có tư cách pháp nhân, thể nhân đầy đủ và phải có một khoản đặt cọc cho Vietnam Airlines, trong trường hợp các đại lý không thanh toán được, Vietnam Airlines có thể khấu trừ vào số tiền đặt cọc đó. Việc đặt cọc có thể bằng tiền, bằng bảo lãnh của ngân hàng hoặc thế chấp bằng tài sản trực tiếp và mọi khoản chi phí phát sinh trong việc đặt cọc đều do phía đại lý chịu. Để được cung cấp sản phẩm tiếp tục, các đại lý phải đủ các điều kiện sau: Có hợp đồng đại lý trong thời gian hiệu lực; Đã đặt cọc đang trong thời gian có hiệu lực; Có văn bản yêu cầu cấp chứng từ vận chuyển theo đúng mẫu quy định; Đã nộp báo cáo bán của các kỳ trước; Đã phải thanh toán đầy đủ tiền bán sản phẩm vận chuyển của các kỳ trước. Đủ các điều kiện trên, các đại lý sẽ được cấp sản phẩm và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về số chứng từ vận chuyển đó. Báo cáo bán phải được lập thành 3 bản, nộp đầy đủ, kịp thời cho Vietnam Airlines. Đối với các đại lý trong lãnh thổ, hàng tháng các đại lý phải lập 4 báo cáo vào các ngày mùng 7, 15, 22 và ngày cuối cùng của tháng đó và không muộn hơn 3 ngày làm việc tính theo dấu bưu điện. Đối với các đại lý ngoài lãnh thổ, hàng tháng phải lập 2 báo cáo vào ngày 15 và ngày cuối cùng của tháng và phải nộp không muộn hơn 5 ngày làm việc tính theo dấu bưu điện. Các báo cáo nộp muộn sẽ bị phạt căn cứ theo số chứng từ bán của kỳ đó. Các khoản chênh lệch phát sinh so với báo cáo bán của đại lý, Tổng Công ty sẽ lập các bảng kê báo nợ, báo có và thanh toán hoặc từ chối thanh toán với các đại lý trong vòng 30 ngày kể từ ngày đại lý nhận được các hoá đơn đó. Các đại lý có trách nhiệm thanh toán toàn bộ các khoản phát sinh trong mỗi kỳ báo cáo (mỗi tháng 2 kỳ đối với các đại lý ngoài lãnh thổ và 4 kỳ đối với các đại lý trong lãnh thổ Việt nam): số tiền thu bán sản phẩm theo báo cáo bán; các bảng kê báo nợ, báo có đến hạn trong kỳ; Các khoản khác theo hợp đồng đại lý. Các đại lý có trách nhiệm thanh toán tất cả các khoản đó trong vòng 5 ngày (đối với các đại lý trong nước) hoặc 15 ngày (đối với các đại lý ngoài lãnh thổ) kể từ ngày cuối cùng của mỗi kỳ báo cáo. Vietnam Airlines chỉ chấp nhận thanh toán khi có sự tham gia của ngân hàng, không chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt. Đồng tiền và tỷ giá thanh toán sẽ được các bên thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng. III những mặt hạn chế trong công tác quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam – Vietnam Airlines 1 Vốn bằng tiền Với thực trạng thu chi tiền như trên, công tác quản lý tiền tệ vừa qua nảy sinh nhiều vấn đề, đặc biệt tại những thời điểm khó khăn khi số dư tiền xuống thấp: Thiếu thông tin về tiền tệ: Số liệu thu chi tiền thiếu, chậm, không đầy đủ kịp thời gây khó khăn cho việc điều hành tiền. Các giao dịch tiền tệ thực hiện thủ công, thông tin dựa vào số liệu sao kê của ngân hàng. không có số liệu điện tử. Công tác quản lý và điều hành tiền tệ luôn ở thế bị động, không thể dự báo luồng tiền để chủ động cân đối và sử dụng có hiệu quả cao. Việc thiếu thông tin về tiền tệ còn gây khó khăn cho việc theo dõi quản lý công nợ về thu bán chứng từ. Mất cân đối theo khu vực: Thu tiền thực tế tại Ban Tài chính Tổng Công ty chỉ chiếm 3% tổng thu tiền, trong khi chi lại chiếm đến 72% tổng chi tiền. Điều này gây khó khăn cho việc điều động tiền kịp thời phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi để sinh lời. Chuyển tiền đi lại nhiều lần: Do nguồn tiền của Vietnam Airlines nằm rải rác toàn cầu bằng nhiều loại tiền, trong khi nhu cầu chi tiền của các đơn vị lại không tương xứng với nguồn thu nên phải có sự điều chuyển tiền từ các đơn vị về Tổng Công ty sau đó lại cấp lại cho các đơn vị. Việc điều chuyển tiền đi lại giữa các ngân hàng khác nhau mất rất nhiều thời gian và chi phí. Không tận dụng được các dịch vụ đa dạng của ngân hàng nhằm giảm bớt chi phí, hạn chế rủi ro và tăng thu nhập, trong đó đặc biệt là: Chi phí giao dịch cao do không có hệ thống tập trung; Các dịch vụ ngân hàng phải chịu các điều kiện bình thường và bất lợi so với khi tham gia hệ thống (VD: phải đặt cọc 100% khi mở LC tại ngân hàng, phí mở LC cao); Các dịch vụ thấu chi thông qua hệ thống ngân hàng; Không tham gia được các dịch vụ đầu tư tiền từ ngân hàng như gửi các quỹ đầu tư, gửi tiền qua đêm lấy lãi Chưa kiểm soát được giao dịch chuyển đổi ngoại tệ theo hướng có lợi nhất cho mình: Vì hệ thống quản lý tiền của Vietnam Airlines hiện nay không thể cung cấp các thông tin về diễn biến tình hình tỷ giá trao đổi hàng ngày trên thị trường trong và ngoài nước để Vietnam Airlines có thể lựa chọn thời gian, địa điểm, tỷ giá có lợi nhất cho việc chuyển đổi tiền: Các lệnh điều chuyển tiền được lập tại trụ sở chính sau đó gửi cho các ngân hàng giữ tài khoản chuyên thu của Vietnam Airlines. Một số ngân hàng, sau khi nhận được lệnh tự chuyển đổi đồng bản tệ sang USD theo tỷ giá do ngân hàng xác định. Một số ngân hàng chuyển đồng bản tệ về tài khoản của Vietnam Airlines tại VCB, VCB sẽ tự động chuyển đổi đồng bản tệ sang đồng USD rồi thông báo cho Vietnam Airlines số tiền USD nhận được trên tài khoản. Sử dụng lãng phí vốn lưu động: Từng thời điểm, lượng tiền của Vietnam Airlines có thể rất lớn, nhưng lại nằm rải rác khắp nơi trên thế giới nên thực tế lượng tiền sử dụng để sinh lời rất thấp. Hàng tồn kho Hiện tại, trong kho phụ tùng, khí tài của Tổng Công ty đang có một lượng phụ tùng dự trữ cho các máy bay của Nga từ năm 1995 đã hết hạn sử dụng, không sử dụng nữa hoặc đã hỏng không còn giá trị sử dụng nhưng trên sổ sách kế toán giá trị của nó rất cao đến thời điểm cuối năm 2001 là gần 40 tỷ đồng, Tổng Công ty chưa thu thập đủ các tài liệu liên quan nên chưa đủ cơ sở để lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Điều này làm cho giá trị vốn lưu động của Tổng Công ty cao hơn so với thực tế. Tổng Công ty giữ mức bảo đảm (protect level) tương đối cao (từ 94% đến 96%), để duy trì mức đảm bảo đó Tổng Công ty phải đầu tư một lượng vốn lưu động lớn không cần thiết. Khoản phải thu Hiện tại, công nợ trong thanh toán của Tổng Công ty tương đối cao. Tuy năm 2002, Tổng Công ty đã có chính sách thu nợ rất tốt làm giảm khoản vốn bị chiếm dụng này nhưng nợ của các năm trước vẫn còn lớn. Hệ thống thu bán còn thủ công, chưa hiệu quả do tiền thu bán chứng từ các đại lý thu về hàng ngày nhưng chỉ chuyển về trụ sở chính trung bình 4 lần một tháng đối với các đại lý hoạt động trong lãnh thổ Việt nam và 2 lần một tháng đối với các đại lý nằm ngoài lãnh thổ Việt nam, điều đó có nghĩa là các đại lý vẫn còn chiếm dụng vốn của Vietnam Airlines trong khoảng thời gian giữa các kỳ thu tiền. Đầu tư ngắn hạn Đầu tư ngắn hạn chủ yếu là khoản cho vay đối với các đơn vị độc lập như đã trình bày ở trên nên nhìn chung là chưa hiệu quả, chưa thực sự mang nghĩa là đầu tư sinh lợi. Chương 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam-Vietnam Airlines. i Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và dự tính nhu cầu vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam trong giai đoạn 2001 – 2005. `1 Dự tính và định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của tổng công ty hàng không việt nam giai đoạn tới Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty hàng không Việt nam đến năm 2010 là “ xây dựng Tổng Công ty trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, lấy kinh doanh vận tải hàng không làm nòng cốt,đòng thời phát triển đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả , phục vụ sự nghiêp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng. Từ nay đến năm 2010, xây dựng Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không có bản sắc riêng, hoạt động có uy tín, hoạt động bay an toàn, có năng lực cạnh tranh, kinh doanh có hiệu quả, hoạt động bay trong nước và bay Quốc tế trong khu vực là chủ yếu, kết hợp bay xuyên lục địa. Với định hướng như vậy, Tổng Công ty đã đề ra một số định hướng cụ thể như sau: - Mục tiêu trong thời gian tới của Tổng Công ty là tăng dần khả năng chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vận chuyển trong nước và Quốc tế, do đó Tổng Công ty đang dự tính kế hoạch vận tải hàng không như sau: Biểu 9: Dự tính vận tải hàng không của Tổng Công ty hàng không Việt nam giai đoạn 2001 – 2005. Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 1. Hành khách vận chuyển Khách 3,284,793 3,726,568 4,357,196 4,450,672 5,339,675 2.Hành khách luận chuyển 1000k/km 5,397,002 5,983,436 6,752,321 7,823,419 8,651,375 3.Hàng hoá vận chuyển Tấn 46,091 49,440 65,342 73,567 81,291 4.Hàng hoá luân chuyển 1000 tấn/km 127,726 143,243 158,319 179,250 195,653 (Nguồn Tổng Công ty hàng không Việt nam ) Trong những năm tới ước tính thị trường vận tải hàng không đạt 15.27%/năm và hàng hoá là 8.76% - 9.14%/năm. Đối với mạng đường bay: Duy trì và mở rộng mạng đường bay nội địa hiện có, tăng dần tần suất hoạt động, mở thêm một đường bay mới tới các khu vực có ý nghĩa quan trọng về kinh tế – xã hội, tăng khối lượng vận chuyển trên các đường bay hiện có và mở thêm đường bay mới tới thị trường Châu Âu và Bắc Mĩ. Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển cũng như quan hệ hàng không giữa Tổng Công ty và các nước trên thế giới, trong thời gian tới số lượng, chất lượng sân bay sẽ tăng lên đáng kể. Sân bay Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất sẽ trở thành những sân bay lớn trong khu vực. Bên cạnh đó, đội bay của Tổng Công ty sẽ được bổ sung bao gồm các chủng loại tầm ngắm, tần trung và tầm xa – những loại máy bay thuộc thế hệ mới, phù hợp với nhu cầu thị trường độ an toàn và tiện nghi cao. Đồng thời, Tổng Công ty sẽ nâng cấp xây dựng mới cơ sở hạ tầng kĩ thuật. Tiếp tục ưu tiên cho đầu tư cho phát triển đội bay, nâng tỉ lệ máy bay sở hữu của Tổng Công ty lên 19 chiếc trong tổng số 35 chiếc máy bay đưa vào khai thác năm 2005. Ngoài ra, Tổng Công ty còn chú trọng đầu tư tập trung trang thiết bị huấn luyện, phát triển các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực quản lý và điều hành. Tập trung đầu tư các trang thiết bị phục vụ mặt đất phù hợp với tiến độ phát triển của ga hành khách và ga hàng hoá tại cảng hàng không. Xây dựng mới cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa máy bay đồng bộ và hiện đại.Đối với các doanh nghiệp hạch toán độc lập, tập trung đầu tư mở rộng sản xuất vào các sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao và đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh đứng vững trong quá trình hội nhập AFTA. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học được ưu tiên hàng đầu, tập trung trong chiến lược phát triển nhằm xây dựng nên một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ có khả năng tiếp cận với phương tiện công nghệ hiện đại, tạo cơ sở xây dựng các chuyên ngành mũi nhọn, phù hợp với khả năng phát triển cao hơn trong những thời kì tiếp theo. Từ định hướng như vậy, mục tiêu tổng quát của Tổng Công ty là: “Tất cả các đơn vị thành viên của Tổng Công ty phải tăng năng lực cạnh tranh, tăng năng lực tài chính để có đủ lượng vốn đầu tư phát triển có hiệu quả thực hiện mục tiêu: Xây dựng hàng không Việt nam trở một tập đoàn kinh tế mạnh của Nhà nước, trở thành một hãng hàng không Quốc tế có uy tín trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương và là biểu tượng của Việt nam đổi mới”. Mục tiêu từ nay đến năm 2005 của Tổng Công ty là ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh ở mọi ngành nghề, tạo tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu năm 2010. Tổng công ty cố gắng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam và Đông Nam á, kinh doanh có hiệu quả, an toàn , nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo thu nhập cho người lao động. Biểu 10: Bảng dự tính kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001 – 2005. Đơn vị: Tỷ VND Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1.Tổng doanh thu 9,308.10 10,218.20 11,856.95 12,575.87 15,017.80 2. Tổng chi phí 8,854.00 9,754.60 11,209.83 12,887.56 14,216.53 3.Lợi nhuận thị trờng 454.10 463.60 647.12 688.31 801.27 4.Lợi nhuận ST 308.79 315.25 440.04 688.05 544.86 (Nguồn Tổng Công ty hàng không Việt nam) Dự tính kế hoạch đầu tư Với mục tiêu và kế hoạch đề ra, trong giai đoạn từ 2001 – 2005, nhu cầu nguồn vốn đầu tư của Tổng Công ty dự tính là khoảng 905.6 triệu đô la Mỹ và trong đó nhu cầu đầu tư cho phát triển đội bay chiếm 90.61%. Theo đó, cùng với sự tăng trưởng quy mô kinh doanh và sự gia tăng về số lượng, chất lượng, chủng loại máy bay đã làm phát sinh nhu cầu vốn lưu động để bổ sung cho kho phụ tùng dự trữ và trong giai đoạn từ 2001 – 2005 dự tính cần khoảng 37.55 triệu đô la Mỹ. Như vậy để thực hiện được mục tiêu và kế hoạch đề ra, Tổng Công ty hàng không Việt nam cần lượng vốn rất lớn để đáp ứng nhu cầu đó, Tổng Công ty cần có hướng quản lý sử dụng cũng như công tác huy động hiệu quả. Quan điểm và mục tiêu quản lý, sử dụng vốn lưu động của Tổng Công ty hàng không Việt nam. 2.1 Các quan điểm quản lý, sử dụng vốn lưu động. Để quản lý vốn lưu động ngày càng hiệu quả, Tổng Công ty đã, đang và sẽ thực hiện theo các quan điểm quản lý như sau: Về vốn bằng tiền: Tối đa hoá lượng tiền dự trữ trong các tài khoản, tuy nhiên vẫn đáp ứng được nhu cầu thanh toán. Về hàng hoá tồn kho: Tối ưu hoá lượng hàng dự trữ trong kho, mặt khác vẫn đảm bảo an toàn và liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Về các khoản phải thu: Giảm thiểu lượng vốn bị chiếm dụng và rút ngắn thời gian thu hồi các khoản phải thu. Các quan điểm về sử dụng như: Sử dụng linh hoạt các nguồn vốn khác nhau đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Sử dụng tiết kiệm các nguồn vốn. 2.2 Các mục tiêu quản lý sử dụng vốn lưu động trong thời gian tới. Trên cơ sở các quan điểm lớn như trên, trong thời gian sắp tới, Tổng Công ty có các mục tiêu quản lý, sử dụng vốn lưu động cụ thể như sau: 2.2.1 Về vốn bằng tiền Quản lý các giao dịch bằng tiền giữa Tổng Công ty và các đối tác: Tại trụ sở chính, Tổng Công ty có thể kiểm soát các khoản tiền thanh toán chi trả và thúc đẩy nhanh quá trình thu tiền. Cập nhật được kịp thời các thông tin phát sinh thu chi hàng ngày về tiền tệ trên toàn mạng tài chính của Tổng Công ty. Có khả năng cân đối được tiền tệ trên phạm vi tổng thể, từ đó điều hành có hiệu quả luồng tiền trong lưu thông. Giảm thiểu chi phí chuyển tiền và rủi ro hối đoái. Đảm bảo và duy trì an toàn trong quản lý tiền tệ. Tăng thu nhập từ nguồn tiền có được. Hạn chế lượng tiền dự trữ trên nhiều tài khoản, tập trung tiền dự trữ về một nơi từ đó giúp giảm thiểu tối đa tiền vay mượn. Sử dụng các dịch vụ có chi phí thấp của ngân hàng. Về hàng tồn kho Dự trữ đúng, đủ, kịp thời đảm bảo sản xuất được tiến hành liên tục đồng thời đảm bảo an toàn cho các chuyến bay. Giảm khối lượng dự trữ đến mức tối thiểu cần thiết để tránh lãng phí vốn lưu động. Các khoản phải thu Giảm công nợ trong thanh toán còn tồn tại trong những năm trước bằng việc đánh giá và thu hồi các khoản phải thu. Tăng tốc độ thu hồi các khoản phải thu từ các đại lý. Dự tính nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty hàng không Việt nam trong giai đoạn 2000 – 2005. Trên cơ sở các mục tiêu, kế hoạch phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, Tổng Công ty đã lập dự tính nhu cầu vốn lưu động để đáp ứng các kế hoạch đó như sau: Biểu 11: Dự báo nhu cầu vốn lưu động giai đoạn 2001 –2005 Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1. Dự trữ bằng tiền 450,000 450,000 180,000 180,000 180,000 2.Dự trữ trong kho 373,579 435,450 755,931 850,315 861,283 Tồn kho phụ tùng khí tài 307,395 360,000 666,900 750,600 750,600 Đồ uống dụng cụ 19,489 22,216 26,215 29,362 32,591 Dự trữ khác 46,697 53,234 62,816 70,353 78,093 3. ĐC, KQ các HĐ thuê MB 254,937 254,700 254,700 254,700 254,700 Tổng số 1,452,096 1,575,599 1,946,562 2,135,329 2,157,267 (Nguồn Tổng Công ty hàng không Việt nam ) Như vậy theo dự báo, trong thời gian tới, khi tiến hành hệ thống thanh toán tập trung thì vốn bằng tiền của Tổng Công ty rút xuống còn khoảng 180 tỷ đồng cũng đủ để hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty diễn ra bình thường, Tổng Công ty không cần phải dự trữ một lượng vốn lớn như hiện tại nữa. Dự trữ kho, do trong các năm tới, Tổng Công ty có kế hoạch đầu tư mua sắm một số máy bay mới, thuê thêm máy bay nên phải dự trữ thêm một lượng lớn phụ tùng khí tài, đặc biệt là từ năm 2003 giá trị kho phụ tùng khí tài đã tăng 73.6% so với dự tính kế hoạch năm 2002. II Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty 1 Các giải pháp nhằm bổ sung vốn lưu động Để đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, Tổng Công ty đã đề ra một số biện pháp nhằm bổ sung vốn lưu động như sau: Bổ sung vốn lưu động từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hiện nay, Nhà nước không có chính sách bổ sung vốn lưu động hàng năm cho Tổng Công ty mà nhu cầu về vốn lưu động ngày một lớn nên nguồn vốn lưu động hiện có và nguồn vay là không đáp ứng đủ, mặt khác nguồn vay lại phải chịu chi phí. Vì vậy, năm 2002, Tổng Công ty hàng không Việt nam đã trình lên Chính phủ xin được trích bổ sung vốn lưu động bằng Quỹ Đầu tư Phát triển. Theo quy chế này, hàng năm Tổng Công ty tiến hành trích 15% Quỹ Đầu tư Phát triển để bổ sung vào vốn lưu động đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vay vốn lưu động từ ngân hàng Có một biện pháp khác để bổ sung vốn lưu động là đi vay. Có hai phương thức vay phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty hàng không Việt nam như sau: Hạn mức tín dụng: Trong kỳ, Tổng Công ty có thể thực hiện vay-trả thành nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức đặt ra. Số dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức, nhưng đến cuối kỳ Tổng Công ty phải tiến hành trả nợ sao cho không vượt quá hạn mức tín dụng. Mỗi lần vay Tổng Công ty chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh mua hàng và nêu yêu cầu vay. Đây là một hình thức tín dụng rất thuận tiện cho các khách hàng có quan hệ vay mượn thường xuyên, nó phát sinh khi doanh nghiệp có nhu cầu. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng không cần xác định thời gian tín dụng và kỳ hạn nợ. Vay vốn lưu động có thời hạn: Có một phương thức vay khác đáp ứng cho các nhu cầu mang tính kế hoạch đó là vay có kỳ hạn. Căn cứ vào nhu cầu bổ sung vốn lưu động trong kỳ, Tổng Công ty tiến hành đi vay ngắn hạn. Chẳng hạn như hàng năm Tổng Công ty có nhu cầu bổ sung vốn lưu động vào kho phụ tùng máy bay, Tổng Công ty có thể trình lên ngân hàng kế hoạch bổ sung vốn của mình để ngân hàng xem xét và cung cấp tín dụng nếu các điều kiện là hợp lệ. Sử dụng các nguồn vốn tạm nhàn rỗi Trong kỳ hoạt động sản xuất, có những thời điểm Tổng Công ty có một lượng vốn tạm nhàn rỗi rất lớn từ các quỹ như: Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ phúc lợi, khen thưởng, Quỹ trợ cấp mất việc làm, Quỹ Đầu tư phát triển. Năm 2001, tổng các quỹ này tính đến thời điểm cuối năm là trên 500 tỷ đồng. Đây là một con số rất lớn, nếu Tổng Công ty tận dụng được nguồn này thì hiệu quả ngày càng cao, nguồn vốn tạm nhàn rỗi là một nguồn huy động được từ trong nội bộ Tổng Công ty vì thế có thể nói đây là một nguồn vốn “rẻ”, lại rất thuận tiện cho Tổng Công ty. Vì vậy, để tận dụng thời gian các quỹ này chưa có các nhu cầu chi trả, Tổng Công ty có thể dùng tạm để bổ sung cho vốn lưu động. Tuy nhiên, khi sử dụng các quỹ này để bổ sung vào vốn lưu động, Tổng Công ty phải quan tâm đến vấn đề bảo tồn các quỹ đó. Ngoài các nguồn trên, vốn lưu động của Tổng Công ty còn có thể sử dụng các khoản như: Thuế vốn để lại doanh nghiệp, các khoản chênh lệch vốn chiếm dụng trong thanh toán để bổ sung thêm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam – Vietnam Airlines. 2.1 Giải pháp đối với việc quản lý vốn bằng tiền Xuất phát từ những hạn chế tồn tại và để đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra ở trên, Tổng Công ty hàng không Việt nam cần phải thực hiện các công việc sau: Tổ chức lại hệ thống ngân hàng sử dụng - Trong nước: Sử dụng ngân hàng Ngoại thương Việt nam (VCB) là ngân hàng trung tâm trong việc quản lý các nguồn thu và thanh toán thấu chi khu vực Trung, Nam, các giao dịch thanh toán Quốc tế tại Việt nam. Sử dụng dịch vụ của ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt nam (TCB) trong việc cung cấp một số dịch vụ thu và thanh toán thấu chi khu vực phía Bắc của Tổng Công ty. - Ngoài nước: Khu vực Châu á: Tập trung các tài khoản tại Châu á vào 2-3 ngân hàng Quốc tế lớn có chi nhánh tại Việt nam, có uy tín, kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ quản lý và điều hành tiền tệ toàn cầu theo hướng tập trung tài khoản vào các ngân hàng có thế mạnh ở từng nước. Các khu vực còn lại: Trên cơ sở kết quả thực hiện tại Châu á và trong nước, nghiên cứu tập trung toàn bộ các tài khoản ngân hàng của Tổng Công ty ở các khu vực còn lại vào các ngân hàng lựa chọn. Tổ chức lại hệ thống tài khoản ngân hàng Hệ thống tài khoản ngân hàng gồm tài khoản của Tổng Công ty và tài khoản của các đơn vị trực thuộc. Các tài khoản Tổng Công ty do Tổng giám đốc làm chủ tài khoản và trực tiếp điều hành để quản lý nguồn tiền thu bán tại thị trường và các giao dịch tiền tệ do Tổng Công ty trực tiếp thực hiện. Tài khoản đơn vị do thủ trưởng đơn vị làm chủ tài khoản để phục vụ cho hoạt động của đơn vị. - Trong nước: Mở các tài khoản của Tổng Công ty tại 3 khu vực Bắc, Trung, Nam; Chuyển các tài khoản đơn vị về 2 ngân hàng được lựa chọn là VCB và TCB: Cấu trúc tài khoản Tổng Công ty tại ngân hàng VCB: + 1 tài khoản trung tâm tiền USD và 1 tài khoản trung tâm VND tại VCB trung ương. + 1 tài khoản chuyên thu USD và 1 tài khoản chuyên thu VND tại chi nhánh VCB – TP Hồ Chí Minh. + 1 tài khoản chuyên thu USD và 1 tài khoản chuyên thu VND tại chi nhánh VCB – TP Đà Nẵng. + 1 tài khoản chuyên thu USD và 1 tài khoản chuyên thu VND tại chi nhánh VCB – TP Hà Nội. Cấu trúc tài khoản Tổng Công ty mở tại TCB tương tự như ở VCB. - Ngoài nước: Khu vực Châu á: Chuyển các tài khoản Tổng Công ty và tài khoản các văn phòng chi nhánh tại Châu á về các ngân hàng được lựa chọn. Tài khoản các khu vực còn lại sẽ từng bước được chuyển về các ngân hàng lựa chọn theo hướng tập trung hoá theo khu vực. Cấu trúc tài khoản đối với các đơn vị trong nước và văn phòng chi nhánh: Tại mỗi đơn vị, văn phòng chi nhánh sẽ duy trì một hệ thống tài khoản gồm: 1 tài khoản thanh toán đồng bản tệ và 1 tài khoản thanh toán đồng USD tuỳ theo tính chất hoạt động của từng đơn vị và văn phòng chi nhánh. Đối với các đơn vị có nguồn thu ngoài vận tải hàng không sẽ duy trì thêm 1 tài khoản chuyên thu. Lưu chuyển tiền tệ Thu tiền - Trong nước: Các khoản tiền thu bán thu bằng điện chuyển tiền, séc của các đại lý thuộc 3 văn phòng khu vực (VPKV) quản lý được chuyển vào tài khoản Tổng Công ty mở tại chi nhánh VCB mỗi khu vực. Các khoản tiền thu bán bằng tiền mặt từ các phòng vé thuộc các VPKV quản lý được chuyển vào tài khoản Tổng Công ty mở tại chi nhánh TCB mỗi khu vực. Các khoản thu trực tiếp khác của các đơn vị được chuyển vào tài khoản Tổng Công ty tại mỗi khu vực. Các khoản thu ngoài vận tải được chuyển vào tài khoản chuyên thu cảu các đơn vị. Tất cả các khoản tiền thu bán chứng từ thu bằng VND và USD của 3 VPKV khi được chuyển vào tài khoản Tổng Công ty tại các chi nhánh của TCB và VCB cuối ngày sẽ được chuyển vào các tài khoản Tổng Công ty tại ngân hàng TCB và VCB trung ương. Các khoản thu ngoài vận tải hàng không cuối tuần sẽ được chuyển về tài khoản Tổng Công ty tại TCB và VCB trung ương tương ứng. - Ngoài nước: Tất cả các khoản thu bằng tiền mặt, séc, điện chuyển tiền từ các đại lý trực thuộc các văn phòng chi nhánh sẽ chuyển vào tài khoản của Tổng Công ty tại mỗi nước. Tất cả các khoản thu tiền bán chứng từ từ các đại lý offlines sẽ được chuyển vào tài khoản Tổng Công ty mở tại VCB trung ương. Chi tiền - Trong nước: áp dụng dịch vụ thấu chi qua ngân hàng Đầu năm trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị đã được Tổng giám đốc phê duyệt, các đơn vị lập kế hoạch tài chính năm làm cơ sở cho ngân hàng áp dụng dịch vụ thấu chi. Hàng tháng đơn vị đăng ký hạn mức sử dụng tiền với ngân hàng đồng thời gửi bản đăng ký này về Ban Tài chính kế toán Tổng Công ty. Hạn mức này là cơ sở để ngân hàng thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của đơn vị trong tháng trên các tài khoản thanh toán theo hình thức thấu chi. Tổng hạn mức kinh phí năm không vượt kế hoạch tài chính năm. Cuối ngày, ngân hàng sẽ khấu trừ tự động vào tài khoản trung tâm Tổng Công ty tương đương với lượng tiền đã chi của đơn vị. Trường hợp tài khoản Tổng Công ty không đủ tiền, ngân hàng sẽ tự động áp dụng dịch vụ thấu chi đối với tài khoản Tổng Công ty để đảm bảo các đơn vị vẫn có tiền chi tiêu. - Ngoài nước: áp dụng dịch vụ thấu chi hay hình thức cấp ngân sách đối với các văn phòng chi nhánh nếu điều kiện cho phép. Cách thức thấu chi như với các đơn vị trong nước. Đối với một số văn phòng chi nhánh thu từ đồng bản tệ và USD không đủ cấp ngân sách, ngân hàng sẽ chuyển tiền từ tài khoản Tổng Công ty tại Việt nam vào tài khoản của văn phòng chi nhánh. Thực hiện các khoản thanh toán chi trả bằng đồng tiền bản tệ từ các tài khoản nước ngoài. Phần tiền bản tệ còn dư lại ở nước ngoài sẽ được sử dụng linh hoạt phù hợp với khả năng cân đối tiền tệ và mức độ dụng dịch vụ của ngân hàng của Tổng Công ty hàng không Việt nam. Tổ chức thanh toán tập trung Hiện tại, Tổng Công ty đang thực hiện thanh toán theo phân cấp tại các đơn vị. Hình thức thanh toán này giúp làm giảm khối lượng nghiệp vụ phát sinh tại Tổng Công ty tuy nhiên nó cũng có nhiều nhược điểm như: Không có đủ thông tin thực hiện cho các khoản thanh toán nằm tại đơn vị cho các ban chuyên môn; Các khoản chi phí chung bị dàn trải tại tất cả các đầu mối nên phải duy trì lượng vốn lưu động bằng tiền rất lớn tại các đơn vị để sẵn sàng phục vụ thanh toán gây lãng phí lớn về vốn và bị động trong điều hành tiền tệ, trong khi đó thì hệ thống theo dõi chưa đồng bộ, không có thông tin thống nhất, chuẩn về sản lượng khai thác để đối chiếu, kiểm tra. Ngoài ra, cách quản lý điều hành tiền tệ như vậy làm cho Tổng Công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản chi tại các đơn vị là có đúng mục đích hay không Những tồn tại như trên cho thấy việc thanh toán theo phân cấp như hiện nay là không phù hợp với mục tiêu sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và tăng khả năng sinh lợi của các khoản vốn lưu động nhàn rỗi. Vì vậy mà ta cần thu hút các nguồn tiền từ các đơn vị về Tổng Công ty và thực hiện thanh toán chủ yếu tại đây để tăng tính chủ động trong công tác thanh toán hay nói cách khác là thực hiện thanh toán tập trung. Thanh toán tập trung thực chất là một biện pháp quản lý vốn lưu động bằng tiền một cách hiệu quả hơn. Việc tổ chức thanh toán tập trung sẽ được thực hiện dựa trên quan điểm: Tập trung toàn bộ các khoản thanh toán mang tính chất chi phí chung cho toàn mạng vận tải hàng không về trụ sở chính Tổng Công ty bao gồm các khoản sau: Nhiên liệu bay. Suất ăn. Phục vụ thương mại. Phục vụ kỹ thuật. Phục vụ hàng hoá. Điều hành bay, quá cảnh. Chi trả sân bay. Một số khoản phục vụ khách như: Báo chí, giải trí, thuê xe sân đỗ Mua đồ uống, phục vụ hành khách. Các đơn vị trực thuộc chỉ còn thanh toán các khoản chi đảm bảo hoạt động thường xuyên của đơn vị mình và một số khoản chi phí bán (quảng cáo, khuyến mại, hoa hồng), chi phí phục vụ hành khách (chi phí chậm nhỡ chuyến, khách tour). Đồng thời với việc tập trung thanh toán trên Tổng Công ty cần phải có quy định để phân định rõ trách nhiệm của từng ban, từng đơn vị liên quan trong quy trình thanh toán. Việc tổ chức thanh toán tập trung đối với các khoản chi phí chung cho toàn mạng có ưu điểm là khắc phục được những hạn chế của hệ thống thanh toán hiện tại như đã nêu trên. Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện tốt cho việc quản lý điều hành tiền tệ tập trung, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng tiền có được. Tuy nhiên, hệ thống thanh toán tập trung cũng làm tăng khối lượng công việc sự vụ tại các Ban trên Tổng Công ty. Các ban chuyên môn phải tiến hành đào tạo và bố trí chuyên viên tài chính, kế toán, thống kê để theo dõi các khoản phải thu; hệ thống này đòi hỏi phải triển khai một chương trình máy tính thống nhất xuống các đơn vị, ban ngành, điều này cần phải có thêm thời gian mới có thể dần dần hoàn thiện được. Mặt khác, các khoản thanh toán chi phục vụ chuyến bay phần lớn thanh toán bằng đồng tiền địa phương, trong khi chưa triển khai được đồng thời hệ thống quản lý tiền toàn cầu thì việc tập trung các khoản thanh toán này về Tổng Công ty có thể sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng tiền để thanh toán. 2.1.5 Sử dụng các dịch vụ ngân hàng Sử dụng các dịch vụ cao cấp của ngân hàng được lựa chọn (tại Việt nam là 2 ngân hàng VCB và TCB, tại nước ngoài là các ngân hàng được lựa chọn trong thời gian tới) được bắt đầu khi hệ thống quản lý tiền tệ có nối mạng điện tử của Tổng Công ty được hoàn thiện. Mục tiêu của việc sử dụng các dịch vụ này là quản lý dòng tiền thu, các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ tài chính tiền tệ khác. Tuy nhiên các ngân hàng này không phải là duy nhất trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng trong trường hợp cần thiết như: Mua bán ngoại tệ, đầu tư tài chính, vay vốn Trong nước: Việc cấp ngân sách cho các đơn vị trong nước thực hiện thông qua sử dụng hình thức thấu chi qua 2 ngân hàng được lựa chọn là VCB và TCB. Từng bước sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử để quản lý điều hành các giao dịch tiền tệ phù hợp với các quy định của Nhà nước. Ngoài nước: Nghiên cứu sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng nước ngoài theo từng cấp độ phù hợp điều kiện pháp lý và trình độ quản lý của người sử dụng. Tổ chức điều hành tiền tệ và thanh toán tập trung các chi phí vận tải hàng không bằng đồng tiền địa phương. 2.1.6 Hiệu quả của các kiến nghị này Bằng việc sắp xếp lại hệ thống tài khoản, hệ thống ngân hàng, triển khai hệ thống thanh toán tập trung, từng bước sử dụng các dịch vụ cao cấp của ngân hàng trong quản lý tiền tệ, Tổng Công ty hàng không Việt nam sẽ hạn chế được tối đa những bất cập mà công tác quản lý điều hành tiền tệ hiện nay gặp phải, không những thể còn đạt được các lợi ích cao hơn. Cụ thể là: Kiểm soát được số dư tiền trên các tài khoản, dòng luân chuyển thu chi tiền tệ phát sinh từ bất cứ đâu thuộc Hãng Hàng không Quốc gia Việt nam, cung cấp thông tin đầy đủ và trực tuyến về các dòng tiền. Trợ giúp Tổng Công ty thực hiện các giao dịch với ngân hàng một cách nhanh chóng và tiết kiệm: Khi có đầy đủ cơ sở pháp lý về thanh toán điện từ thông qua mạng điện tử của ngân hàng, Tổng Công ty hàng không Việt nam có thể thực hiện ngay các giao dịch từ trụ sở của mình. Nếu chưa đủ các cơ sở pháp lý trong thanh toán, một số ngân hàng vẫn có thể trợ giúp Tổng Công ty trong việc thực hiện các giao dịch ngân hàng một cách nhanh chóng nhất. Thay vì Tổng Công ty phải gửi các lệnh giao dịch ngân hàng từ Việt nam sang các nước mà Tổng Công ty có tài khoản như hiện nay đang tiến hành, Tổng Công ty chỉ gửi các lệnh đó tới các chi nhánh ngân hàng tại Việt nam. Bằng hệ thống ngân hàng điện tử, ngân hàng sẽ đưa lệnh đó đến đúng địa chỉ cần thực hiện với thời gian nhanh nhất. Hình thức này sẽ giúp Tổng Công ty giảm thiểu các chi phí chuyển tiền nhất là khi đang thực hiện hệ thống thanh toán tập trung. Trong lĩnh vực chuyển đổi tiền tệ, dặc biệt là việc chuyển đồng bản tệ sang USD, Tổng Công ty không nhất thiết phải chuyển đồng bản tệ từ nước ngoài về Việt nam sau đó mới thực hiện các giao dịch chuyển đổi như hiện nay mà Tổng Công ty có thể ký hợp đồng chuyển đổi tiền tệ với các ngân hàng theo một tỷ giá thoả thuận, đến thời điểm thực hiện hợp đồng trên tài khoản của Tổng Công ty đã có lượng USD được quy đổi đó. Giúp đối chiếu số liệu dễ dàng: Thông qua hệ thống thanh toán điện tử, tại trụ sở chính ở Hà Nội có thể in giấy báo ngân hàng của tất cả các tài khoản . Ngoài ra nó còn có chức năng cho phép đối chiếu số liệu ngân hàng với hệ thống tài khoản kế toán giúp cho quy trình đối chiếu trở nên dễ dàng thuận tiện hơn nhiều. Giảm phí chuyển tiền và rủi ro hối đoái: Thông qua hệ thống thanh toán điện tử, Tổng Công ty được tư vấn, cung cấp thông tin về diễn biến tỷ giá các đồng tiền tại từng nước, khu vực, thời điểm cho phép Tổng Công ty có thể lựa chọn thời điểm và địa điểm chuyển đổi tiền tệ sao cho có lợi nhất giảm phát sinh chênh lệch tỷ giá ngoài ra còn có thể đem lại lợi nhuận. Mặt khác, thông qua hệ thống này Tổng Công ty còn có thể tiết kiệm chi phí chuyển tiền bằng việc sử dụng tập trung vào một ngân hàng cho mỗi khu vực vì toàn bộ các giao dịch chuyển tiền từ các trụ sở chính ở nước ngoài đến các văn phòng chi nhánh hoàn toàn là số trên sổ sách nên chi phí chuyển tiền sẽ rẻ hơn. Giảm thiểu tiền vay: Thay vì sử dụng 23 ngân hàng để chứa tiền như hiện tại, trong tương lai, Tổng Công ty chỉ còn sử dụng từ 3 đến 4 ngân hàng. Tiền trước đây nằm rải rác trên các tài khoản thì bây giờ được tập trung ở 3 đến 4 tài khoản trung tâm sẽ giúp Tổng Công ty hàng không Việt nam giảm số dư tiền trên các tài khoản để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh từ khoảng 500 tỷ đồng xuống còn 300 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa là Tổng Công ty đã giảm được lượng tiền vay tương ứng. Cho phép Tổng Công ty có nhiều cơ hội tham gia sử dụng các dịch vụ của ngân hàng để đầu tư tăng lợi nhuận: Với cách thức quản lý như vậy, Tổng Công ty đã giảm được lượng tiền nhàn rỗi trên các tài khoản tại các văn phòng chi nhánh và đơn vị trực thuộc về trụ sở chính, tạo cơ hội cho Tổng Công ty hàng không Việt nam sử dụng lượng tiền nhàn rỗi này để đầu tư kinh doanh tăng lợi nhuận như: hình thức gửi tiền qua đêm lấy lãi, Sweeping, Pooling, Netting, FX Hedge Giải pháp đối với hàng hoá tồn kho: Trong thời gian tới, Tổng Công ty hàng không Việt nam có kế hoạch đầu tư mua sắm một số máy bay mới, mở thêm một số đường bay, mở lại một số đường bay offlines, tăng tần suất bay điều này trực tiếp làm cho nhu cầu vốn lưu động đầu tư vào hàng tồn kho trong thời gian tới tăng mạnh, đặc biệt là đối với vật tư phụ tùng máy bay. Để đáp ứng được đòi hỏi trong thời gian tới mặt khác phải đảm bảo cho việc sử dụng vốn lưu động là tiết kiệm và hiệu quả nhất Tổng Công ty nên thực hiện phương pháp sử dụng chung kho vật tư phụ tùng với một số hãng hàng không khác trong khu vực và trên thế giới. Phương pháp này như sau: Hiện nay trên thế giới, có các tổ chức đứng ra làm nhiệm vụ chuyên cung cấp phụ tùng máy bay cho các hãng hàng không ở nhiều Quốc gia khác nhau. Trong thời gian tới khi hàng không Việt nam đã tiến hành nghiên cứu kỹ hình thức dùng chung kho thì có thể sử dụng dịch vụ này. Phương pháp này rất ưu việt vì nó vừa giúp Tổng Công ty giảm bớt lượng vốn đầu tư vào việc mua sắm phụ tùng máy bay, vào kho bãi bảo quản vừa đáp ứng được nhu cầu sửa chữa bảo dưỡng khi cần thiết. Tuy nhiên việc sử dụng chung kho hàng hoá giữa các hãng hàng không nảy sinh nhiều vấn đề về luật pháp như quản lý các tài sản liên quan đến dùng chung kho, các thủ tục liên quan đến dùng chung kho đến công tác hạch toán kế toán, xử lý các nghiệp vụ phát sinh hiện chưa có văn bản pháp luật nào điều chỉnh. Điều đó sẽ gây khó khăn cho việc áp dụng hình thức dịch vụ này vào Việt nam. Đối với các khoản phải thu Mục tiêu chính trong quản lý các khoản phải thu hiện tại của Tổng Công ty hàng không Việt nam là đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu, giảm tỷ lệ chiếm dụng vốn của khách hàng. Tuy nhiên như đã trình bày ở trên, trong quy chế quản lý thu bán sản phẩm hiện tại của Tổng Công ty có đưa ra quy định là hàng tháng các đại lý sẽ tiến hành nộp báo cáo bán và thanh toán tiền cho Tổng Công ty 4 lần đối với các đại lý trong lãnh thổ nước Việt nam và 2 lần đối với các đại lý ngoài lãnh thổ. Việc quản lý thu bán như vậy giúp giảm lượng công việc phải thực hiện đối với Tổng Công ty nhưng lại không hiệu quả trong công tác quản lý đồng tiền. Vì lý do tiền thu bán các đại lý thu về hàng ngày nhưng cứ trung bình 7 ngày (đối với các đại lý trong nước) hoặc 15 ngày sau(đối với các đại lý nước ngoài) mới được chuyển về Tổng Công ty vậy Tổng Công ty sẽ bị chiếm dụng vốn trong vòng 7 hoặc 15 ngày đó mà không hề sinh lợi. Để khắc phục được tình trạng này, trong thời gian tới Tổng Công ty cần có kế hoạch rút ngắn thời gian thu hồi các khoản thu bán này xuống có thể là 8 lần / tháng đối với các đại lý trong nước và 4 lần / tháng đối với các đại lý ở nước ngoài. Biện pháp này có thể làm tăng chi phí quản lý nhưng lại giúp ích cho Tổng Công ty trong việc điều hành tiền tệ một cách hiệu quả hơn. Đặc biệt là trong thời gian tới khi việc sử dụng hệ thống ngân hàng điện tử trở thành phổ biến, việc thu bán sản phẩm sẽ được diễn ra hàng ngày, tiền từ cung cấp các loại chứng từ vận chuyển sẽ được chuyển trực tiếp từ đại lý về trụ sở chính Tổng Công ty, các khoản chênh lệch, hoa hồng đại lý cũng được thanh toán qua hệ thống này mà không cần phải thông qua bưu điện hay gửi đường hàng không như hiện nay nữa. Tổng Công ty có thể có ngay nguồn tiền để kịp thời phục vụ sản xuất kinh doanh của mình. 3 Một số kiến nghị 3.1 Một số kiến nghị với Nhà nước Trong giai đoạn vừa qua, Tổng Công ty hàng không Việt nam đã có những nỗ lực to lớn trong lĩnh vực nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. Nhưng để đảm bảo đạt được hiệu quả cao hơn nữa trong công tác quản lý này đòi hỏi phải có một số điều kiện về pháp lý như sau: Thứ nhất, theo quy định hiện hành của pháp luật Việt nam, việc thanh toán điện tử thông qua hệ thống ngân hàng mới chỉ được quy định cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng mà chưa có quy định cụ thể rõ ràng cho các doanh nghiệp. Việc quản lý tiền tệ mang tính toàn cầu và sử dụng các dịch vụ cao cấp hơn của ngân hàng trong quản lý tiền tệ là còn khá mới mẻ trong các doanh nghiệp Việt nam. Cho nên khó khăn hiện tại là chưa có văn bản pháp lý nào quy định cụ thể việc này. Vì vậy, để giúp đỡ Tổng Công ty trong việc quản lý vốn lưu động thời gian tới, Chính phủ cần nghiên cứu và có văn bản quy định cụ thể việc thực hiện thanh toán điện tử thông qua hệ thống ngân hàng đối với các doanh nghiệp để Tổng Công ty hàng không Việt nam có cơ sở thực hiện các giải pháp đề xuất trên. Thứ hai, về công tác thu hồi, xử lý công nợ tồn đọng: Hiện tại thủ tục hành chính của Việt nam trong việc thu hồi công nợ rất phức tạp. Vì vậy, trong thời gian tới Chính phủ cần có một số biện pháp để dần từng bước giảm bớt khó khăn trong công tác đánh giá, thu hồi nợ, thay đổi từng bước các chính sách về quản lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xử lý các khoản nợ khó đòi trong trường hợp bất khả kháng, giảm các thủ tục hành chính đi kèm cho phù hợp với thông lệ thanh toán Quốc tế. Thứ ba, để tạo điều kiện cho việc tiến hành dùng chung kho phụ tùng vật tư máy bay với các hãng hàng không khác của Tổng Công ty hàng không Việt nam, vì đây là lĩnh vực khá mới lại mang đặc thù riêng của ngành hàng không nên trong thời gian tới, Chính phủ cần hỗ trợ bằng việc ban hành các văn bản điều chỉnh cụ thể cho hoạt động này như: Các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản, các quy chế về hạch toán kế toán, thủ tục đánh giá giá trị, thanh lý hàng hoá liên quan đến vấn đề dùng chung kho vật tư phụ tùng máy bay với các hãng khác. Một số kiến nghị với Tổng Công ty hàng không Việt nam Tổng Công ty hàng không Việt nam cần xem xét một số ý kiến sau để đưa các giải pháp trên vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của mình: Thứ nhất, về điều kiện pháp lý trong việc tiến hành thanh toán điện tử thông qua hệ thống ngân hàng, Tổng Công ty cần xin phép các cơ quan Nhà nước khi thực hiện các dịch vụ chuyển đổi tiền tệ và đầu tư tiền tệ ngoài lãnh thổ Việt nam (ngoại tệ). Đề nghị với ngân hàng Nhà nước tư vấn các thông tin liên quan đến một số các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt nam về giấy phép, quy mô, thời gian hoạt động và chính sách của ngân hàng đó tại Việt nam trước khi lựa chọn ngân hàng. Thứ hai, hiện nay cán bộ tài chính Tổng Công ty chưa được đào tạo một cách cơ bản về lĩnh vực tài chính, tiền tệ hiện đại. Trong quá trình tham gia hệ thống, đòi hỏi Tổng Công ty phải có các chuyên viên giỏi sâu để thực hiện có hiệu quả vì vậy công tác đào tạo sẽ là một mục tiêu lớn để các giải pháp trên có thể áp dụng vào thực tế. Một số lớp học cơ bản về quản lý tiền tệ cần bồi dưỡng gồm: `+ Quản trị tiền mặt. + Quản trị rủi ro. + Quản lý đầu tư tài chính ngắn hạn. + Tiếng Anh chuyên ngành tài chính kế toán hàng không. Thứ ba, Tổng Công ty cần phải tăng tốc độ đường truyền mạng bằng cách đầu tư riêng một cổng đường truyền cho lĩnh vực tài chính kế toán để truy cập vào hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng. Đầu tư một số trang thiết bị lẻ để tăng tốc độ truy cập mạng điện tử. Nâng cấp một số máy tính thuộc thế hệ mới Thứ tư, Tổng Công ty cần nhanh chóng triển khai, triển khai đồng bộ để đưa hệ thống thanh toán tập trung vào hoạt động và ngày một hoàn thiện. Thứ năm, về công tác kho, Tổng Công ty cần nghiên cứu thêm các hình thức dùng chung kho trên thế giới, tham khảo các thông tin liên quan đến lĩnh vực này. Ngoài ra, để chuẩn bị cho hoạt động dùng chung kho với các hãng hàng không khác, Tổng Công ty cần tiến hành đánh giá thế mạnh về kho phụ tùng máy bay của mình xem đâu là mặt lợi thế, hạn chế Trên cơ sở các nghiên cứu trên trong tương lại Tổng Công ty cần xây dựng phương án dùng chung kho với các hãng hàng không trong khu vực, nhất là các hãng nào sử dụng các loại máy bay hiện tại Tổng Công ty đang sử dụng. Thứ sáu, về phần công nợ, Tổng Công ty cần có biện pháp quản lý chặt các khoản công nợ trong thanh toán ví dụ như: Đánh giá tình hình trả nợ của các đại lý qua đó mới có kế hoạch cung cấp sản phẩm cho các đại lý trong tương lai. Mặt khác, cần rút ngắn thời gian xử lý các thông tin liên quan đến quá trình thanh toán các khoản nợ để tăng tốc độ thu nợ. Ngoài ra, bên cạnh việc tăng tốc độ thu hồi các khoản phải thu, Tổng Công ty cần gắn trách nhiệm công nợ với nhà quản lý của các đơn vị của từng khu vực để cải thiện tình hình thu nợ thời gian qua. Kết luận Trong thời gian gần 4 tháng thực tập tại Tổng Công ty hàng không Việt nam, em đã tìm hiểu kỹ quá trình kinh doanh cũng như công tác quản lý sử dụng vốn lưu động của Tổng Công ty. Xuất phát từ tình hình thực tế em xin mạnh dạn đánh giá và rút ra những vấn đề Tổng Công ty cần giải quyết để nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động nhằm tăng lợi nhuận, phát triển sản xuất kinh doanh tạo cho ngành hàng không Việt nam một vị trí trên thị trường vận tải hàng không Quốc tế. Do trình độ và thời gian hạn hẹp nên những vấn đề trình bày trong chuyên đề này không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô trong Khoa Ngân hàng Tài chính cũng như các anh chị phòng Tài chính Đầu tư Ban Tài chính Kế toán Tổng Công ty hàng không Việt nam. Đó là những bài học quý báu cho việc học tập và nghiên cứu của em sau này. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – TS Lưu Thị Hương 2. Giáo trình Quản trị Tài chính doanh nghiệp – Trường Đại học Tài chính kế toán 3. Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp – Nguyễn Hải Sản 4. Các tạp chí: Tài chính Công trình hàng không, Tạp chí Tài chính, Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, Mục lục Lời mở đầu 1 Chương 1: Các vấn đề lý thuyết chung về vốn lưu động trong doanh nghiệp 3 I. Vốn lưu động trong doanh nghiệp 3 1. Khái niệm 3 2. Phân loại 4 3. Vai trò 5 4. Kết cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp 6 II. Quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp 6 1. Quản lý vốn lưu động 6 2. Nhu cầu vốn lưu động và các biện pháp đảm bảo vốn lưu động 18 3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý vốn lưu động 25 Chương 2: Thực trạng về quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam 27 I. Tổng quan về tổng công ty hàng không 27 1. Quá trình hình thành và phát triển 27 2. Tình hình tổ chức hoạt động 28 3. Đặc điểm kinh doanh vận tải hàng không 30 4. Vai trò nhiệm vụ của Tổng công ty 31 5. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh 32 II. Vốn lưu động và tình hình quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam 37 1. Cơ cấu vốn lưu động 37 2. Tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động 39 III. Những mặt hạn chế trong công tác quản lý vốn lưu động 49 1. Vốn bằng tiền 49 2. Hàng tồn kho 51 3. Khoản phải thu 51 4. Đầu tư ngắn hạn 51 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty hàng không Việt Nam 52 I. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và dự tính nhu cầu vốn lưu động 52 1. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh 52 2. Quan điểm mục tiêu quản lý, sử dụng vốn lưu động 54 3. Dự tính nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh 56 II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động 56 1. Các giải pháp bổ sung vốn lưu động 57 2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý 58 3. Một số kiến nghị 67 Kết luận 70

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4632.doc
Tài liệu liên quan