Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty Xây dựng cấp thoát nước Hà Nội

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của bất kỳ doanh nghiệp nào suy cho cùng là công việc khó khăn, phức tạp và không kém phần quan trọng, đặc biệt là trong tình hình kinh tế thị trường đầy rủi ro, biến động. Hơn thế nữa, vốn trong các doanh nghiệp thường xuyên biến đổi nên việc đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng chúng là rất khó khăn. Vậy để phân tích tình hình vốn, dự báo xu hướng phát triển của doanh nghiệp hay việc tổ chức cả một hệ thống các giải pháp để đạt được các chỉ số tài chính hấp dẫn cũng như đánh giá hiệu quả đạt được, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải có năng lực thực sự và khả năng nắm bắt tình hình nhanh nhạy.

doc96 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty Xây dựng cấp thoát nước Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Chỉ tiêu này sát thực tế hơn ở chỗ nó được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ. Với việc đánh giá này, ta biết công ty thực hiện được bao nhiêu đồng doanh thu thuần trên một đồng vốn kinh doanh. Qua số liệu thực tế ta thấy năm 1999 công ty đạt được 1,712 đồng doanh thu thuần trên một đồng vốn kinh doanh, còn năm 2000 cứ bỏ ra một đồn vốn kinh doanh công ty thu được 2,296 đồng doanh thu thuần, tăng 0,584 đồng so với năm 1999. Tuy nhiên doanh thu chưa phải là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Lợi nhuận mới là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp và lợi nhuận có ý nghĩa quyết định duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chỉ tiêu lợi nhuận có ý nghĩa hơn cả. Năm 1999 cứ mỗi đồng vốn kinh doanh bỏ ra công ty xây dựng cấp thoát nước Hà Nội thực hiện được 0,170 đồng lợi nhuận gộp. Đến năm 2000 chỉ tiêu này tăng lên 0,178 đồng, mức tăng là 0,008 đồng với tỷ lệ tăng 4,71% Vậy tỷ lệ tăng của lợi nhuận gộp nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng của doanh thu thuần. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do các công trình chiếm thời gian sản xuất, hoàn thành bàn giao lâu đã làm cho chi phí sản xuất của công ty năm 2000 tăng cao hơn so với năm 1999. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán vẫn tăng cao. Xét tổng thể ta thấy, toàn bộ hoạt động của công ty năm 2000 có lãi. Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2000 là 5.743,62 triệu đồng bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận thuần từ hoạt động bất thường. Qua hệ số sinh lời của vốn kinh doanh thì trong năm nay, cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra công ty thu lại đuợc 0,083 đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy có thể thấy rằng lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động bất thường không chỉ đủ để bù đắp chi phí cho hoạt động kinh doanh mà còn tạo nên lợi nhuận chung cho công ty. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường chỉ là một phần thu nhập của công ty, thu nhập chính vẫn là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là loại lợi nhuận ổn định. Nhìn chung năm 2000 công ty sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, tuy nhiên công ty cần thường xuyên giám sát, kiểm tra hoạt động sử dụng vốn để phát hiện những sai lầm vướng mắc cần khắc phục sao cho hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao. 2.2 Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty xây dựng cấp thoát nước. 2.2.1Tình hình sử dụng vốn lưu động Điều kiện quan trọng đối với các doang nghiệp khi có vốn trong tay cần phải biết sử dụng nó vào mục đích gì để đạt được hiệu quả cao, đó là vấn đề quan trọng của người làm công tác quản lý. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thực hiện qua tất cả các khâu trong quá trình hoạt động kinh doanh, trong đó việc quản lý và sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng. Biểu 5: Kết cấu Vốn lưu động Đơn vị: 1.000.000 VNĐ Chỉ tiêu 1999 2000 So sánh 2000/1999 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1.Vốn bằng tiền 2.Các khoản phải thu 3.Vốn hàng hoá dự trữ 4.Vốn lưu động khác 19804,95 46224,73 10756,47 4100,18 24,48 57,15 13,30 5,07 4482,58 75350,93 12886,05 3750,91 4,65 78,11 13,36 3,88 -15322,37 29126,20 2129,58 -349,27 -77,36 63 19,80 -8,52 Tổng vốn lưu động 80886,33 100 96470,47 100 15584,14 19,27 Qua bảng phân tích trên ta thấy vốn lưu động của công ty xây dựng cấp thoát nước tăng lên từ 80.886,33 triệu đồng năm 1999, đạt đến mức 96.470,48 triệu đồng năm 2000, mức tăng là 15.584,14 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 19,27%. Xét lần lượt từng yếu tố thì phần vốn bằng tiền năm 2000 giảm hơn so với năm 1999 một khoản là 15.322,37 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 77,36% và năm 2000 lượng vốn lưu động chiếm tỷ trọng là 4,65% trong tổng số vốn lưu động. Về các khoản phải thu thì tăng từ 46.224,73 triệu đồng năm 1999 (chiếm tỷ trọng 57,15% trong tổng vốn lưu dộng) lên là 75.350,93 triệu đồng năm 2000(chiếm tỷ trọng 78,11% trong tổng số vốn lưu động) và tỷ lệ tăng là 63%. Như vậy đây là khoản vốn công ty còn đọng trong thanh toán và số vốn kinh doanh bị chiếm dụng sẽ làm cho khả năng thanh toán bị giảm đi. Đây là một nguyên nhân làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động không cao, lợi nhuận thu được sẽ ít đi vì khoản vốn này không sinh lời. Doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục để làm giảm các khoản phải thu mặc dù biết trong kinh doanh chiếm dụng vốn của nhau là điều tất yếu. Đôi khi để tăng sản lượng bán ra Công ty đã đồng ý cho các đối tác nợ, song cần áp dụng tín dụng Thương mại từng bước nâng cao doanh thu vừa giảm các khoản phải thu của khách hàng. Sang năm 2000 thì vốn dự trữ hàng hoá cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn lưu động 13,36% vối số tiền là 12.886,05 triệu đồng. Dựa vào báo cáo kế hoạch của Công ty ta được biết: Công ty hiện đang đầu tư một số công trình xây lắp dân dụng, xây dựng một số nhà máy nước mới cho nên đã làm cho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng nhanh. Đây là nguyên nhân chính yếu làm cho hàng tồn kho tăng lên. Tình trạng này sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty song nó chỉ mang tính tạm thời. Tuy nhiên Công ty cần có biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản này, làm giảm tình trạng ứ đọng vốn. Vốn lưu động khác năm 2000 giảm so với năm 1999 một lượng là 349,27 triệu đồng và nó chỉ chiếm vị trí thứ yếu trong tổng vốn lưu động. Như vậy có thể thấy năm 2000 vốn lưu động được phân bổ chủ yếu vào các khoản phải thu và tăng nhanh là do Công ty đã trả trước tiền cho người bán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.song sản phẩm của Công ty chủ yếu là các công trình xây dựng nên thời gian nghiệm thu bàn giao thanh toán thường kéo dài. Điều này đã làm cho vốn của Công ty bị ứ đọng. * Tình hình quản lý tiền mặt tại Công ty. Vốn bằng tiền là loại vốn cấu thành quan trọng tạo nên vốn lưu động. Trong quá trình luân chuyển vốn lưu động thường xuyên có bộ phận tồn tại dưới hình thái này và đảm bảo về mặt tài chính cho quá trình tái sản xuất được tiến hành thuận lợi, phục vụ quá trình lưu thông, mua sắm hàng hoá. Nhưng việc dự trữ tiền mặt luôn chứa đựng hai vấn đề: Tính sinh lời và rủi ro. Bởi nếu chấp nhận tính sinh lời cao nghĩa là lượng tiền dự trữ ít thì rủi ro cao. Ngược lại nếu dự trữ lượng tiền mặt lớn thì tính rủi ro thấp nhưng sinh lời không cao bởi lượng tiền nhàn rỗi không có khả năng sinh lời. Biểu 6: Tình hình vốn bằng tiền. Đơn vị tính 1.000.000VNĐ Chỉ tiêu 1999 2000 So sánh Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ% Tiền mặt Tiền gửi NH 625,.68 19.179,09 3,16 96,84 281,28 4.201,30 6,27 93,73 -344,58 -14.977,79 -55,05 -78,09 Tổng cộng 19804,95 100 4.482,58 100 -15322,37 -77,37 Qua bảng trên, ta thấy tiền gửi Ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn bằng tiền. Năm 2000 lượng dự trữ tiền của Công ty giảm mạnh so với năm 1999. Nguyên nhân là do tiền mặt và số tiền gửi Ngân hàng đều giảm, có sự giảm sút là do Công ty đã đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị hiện đại và đầu tư vào các công trình xây dựng trong năm. * Tình hình quản lý hàng tồn kho. Hàng tồn kho chiếm một vị trí quan trọng trong vốn lưu động, việc xác định lượng hàng tồn kho bao nhiêu là hợp lý phụ thuộc vào các yếu tố: Phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành Phụ thuộcvào đặc tình của từng sản phẩm. Phụ thuộc vào khả năng tài chính của Công ty. Phụ thuộc tính mùa vụ của hàng hoá. Là doanh nghiệp xây dựng nên hàng hoá của doanh nghiệp chủ yếu là các công trình xây dựng, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụnên công ty cần tính toán một cách cụ thể lượng dự trữ là bao nhiêu và phải hạn chế số công trình xây dựng dở dang trong năm. Biểu 7: Tình hình hàng tồn kho. Đơn vị tính 1.000.000VNĐ Chỉ tiêu 1999 2000 1.Giá vốn hàng bán. 2.Hàng tồn kho 3.Số vòng chu chuyển (vòng) 4.Số ngày hàng năm trong kho (ngày) 91.144,.35 10.756,47 8,48 42,5 147.560,22 12.886,05 11,45 31,4 Qua bảng số liệu ta thấy, năm 2000 vòng quay của hàng tồn kho tăng so với năm 1999 là 2,89 vòng, số vòng chu chuyển (số ngày hàng năm trong kho) của Công ty lại giảm từ 42,5 ngày năm 1999 xuống còn 31,4 ngày năm 2000 mặc dù về giá trị hàng tồn kho năm 2000 tăng lên song tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng giá vốn hàng bán, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của năm 2000 cao hơn so với năm 1999. Tuy nhiên Công ty cần theo dõi chặt chẽ sự biến động của hàng tồn kho để tránh tình trạng bị ứ đọng vốn. * Tình hình khoản phải thu. Tình hình khoản phải thu phụ thuộc vào chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng có vai trò rất quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Chính sách được thể hiện như một mục tiêu tăng lượng hàng hoá tiêu thụ trong khuôn khổ việc tiêu thụ này làm tăng doanh lợi của doanh nghiệp. Tỷ số giữa các khoản phải thu trên doanh thu của doanh nghiệp thường khác nhau. Để hạn chế một cách thấp nhất rủi ro đồng thời nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn Công ty phải nghiên cứu các đối tượng khách hàng, kết hợp với khả năng tài chính của Công ty để xác định một lề an toàn. Biểu 8: Tình hình các khoản phải thu. Đơn vị 1.000.000VNĐ. Chỉ tiêu 1999 2000 Các khoản phải thu Doanh thu bình quân/ngày. Kỳ thu tiền bình quân/ngày. Tốc độ luân chuyển (vòng). Tỉ lệ % so với doanh thu (%) 46.224,73 281,16 165 2,19 45,67 75.350,93 444,38 170 2,12 47,10 Nhìn vào bảng ta thấy, tỷ lệ các khoản phải thu só với doanh thu của Công ty là khá cao, năm 1999 là 45,67% còn năm 2000 là 47,10%. Nguyên nhân của việc tăng này là do tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu, năm 2000 Công ty nới rộng kỳ thu tiền bình quân kéo theo tốc độ thu hồi nợ của Công ty giảm. Như vậy có thể thấy tình trạng công nợ của Công ty không được tốt, tốc độ luân chuyển của các khoản phải thu chậm lại làm ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu đ 2.2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Sau khi phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động cùng với những nhận định chung thì chúng ta đi vào xem xét những chỉ tiêu cụ thể thường sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Biểu 9: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Đơn vị tính 1000.000VNĐ Chỉ tiêu 1999 2000 So sánh Số tiền Tỷ lệ % Tổng doanh thu (M) Doanh thu thuần (ĐTT) Giá vốn hàng bán (Mu) Lợi nhuận gộp (LNG) Lợi nhuận từ HĐKD (LNKD) Tổng TN trước thuế (LNT) Vốn lưu động bình quân (VLĐ) Hệ số phục vụ M/VLĐ DTT/VLĐ 9. Hệ số sinh lơi LNG/VLĐ LNKDVLĐ LNT/VLĐ Số vòng luân chuyển MV/VLĐ. 11. Số ngày luân chuyển VLĐx360/ MV. 12. Hệ số đảm nhiệm - VLĐ/MV 101218,29 101192,70 91144,35 10048,35 3886,34 5490,39 83328,75 1,215 1,214 0,121 0,047 0,065 1,094 329 0,914 159977,48 15997,48 147560,22 12417,26 5463,82 5743,62 85811,83 1,864 1,864 0,145 0,064 0,067 1,719 210 0,582 58759,19 58784,78 56415,87 2368,91 1577,48 253,23 2483,08 0,649 0,65 0,024 0,017 0,002 0,625 -119 -0,332 58,05 58,09 61,90 23,57 40,59 4,61 2,98 53,42 53,54 19,83 36,17 3,07 57,13 -36,17 -36,32 Qua bảng trên ta thấy hệ số phục vụ năm 2000 tăng so với năm 1999 là 0,649 đồng doanh thu trên một đồng vốn lưu động với tỷ lệ tăng 53,12% bên cạnh đó mức doanh thu thuần trên một đồng vốn cũng tăng. Như vậy, trong khi vốn lưu động của Công ty tăng lên do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng lên thì tổng doanh thu và doanh thu thuần của Công ty vào năm 2000 cũng tăng lên dần đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2000 tăng so với năm 1999. Về hệ số sinh lời của vốn lưu động ta thấy, mức lợi nhuận gộp trên một đồng vốn lưu động của Công ty năm 2000 tăng so với năm 1999 là 0,24 đồng với tỷ lệ tăng 19,83% và mức lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mà Công ty thực hiện trên một đồng vốn lưu động cũng tăng 0,017 đồng. Qua phân tích sơ bộ, ta thấy Công ty hoạt động có hiệu quả và lợi nhuận của Công ty chủ yếu được đem lại từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2000 lợi nhuận trước thuế của Công ty có tăng ít so với năm 1999 nên chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên vốn lưu động bình quân cũng tăng ít. Năm 2000 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra Công ty thu được 0,067 đồng lợi nhuận trước thuế còn năm 1999 chỉ thu được 0,065 đồng lợi nhuận trước thuế. Về tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì năm 1999 vốn lưu động quay được 1,094 vòng với số ngày của một vòng quay là 322 ngày, sang năm 2000 số vòng quay tăng lên là 1,719 vòng / năm và số ngày của một vòng quay là 210 ngày. Còn về hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho chúng ta biết cứ 0,914 đồng vốn lưu động của Công ty lại thực hiện được một đồng giá vốn hàng bán năm 1999 và giảm còn 0,582 đồng vốn lưu động thực hiện được trên 1 đồng giá vốn hàng bán. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán của Công ty năm 2000 tăng quá nhanh đã làm cho hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm xuống. 2.3 Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. Đối với việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty, có nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định thông qua việc đánh giá hiệu quả của hình thái biểu hiện của nó là TSCĐ. Trong đó đánh giá theo cả 3 tiêu chuẩn nguyên giá TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ, khấu hao TSCĐ. Để thấy được năng lực sử dụng TSCĐ của Công ty một cách tổng quát nhất, phản ánh chính xác mối quan hệ giữa kết quả đạt được với năng lực phục vụ kinh doanh của TSCĐ và năng lực sử dụng các chi phí về TSCĐ và năng lực sử dụng các loại chi phí về TSCĐ. Để đạt được kết quả đó ta cần phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định qua bảng sau: Biểu 10: Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Đơn vị: 1000.000 VNĐ. Chỉ tiêu 1999 2000 So sánh 2000/1999 Số tiền Tỷ lệ % Tổng doanh thu (M) Nguyên giá TSCĐ (NG) Khấu hao TSCĐ (KH) Giá trị còn lại (G) LNthuần từ HĐKD (LNKD) LN trước thuế (LNT) Hệ số phục vụ M/NG M/G M/KH 8. Hệ số sinh lời LNKD/NG LNKD/G 101218,29 10402,94 4996.31 5406.63 3886,34 5490,39 9,73 18,76 20,21 0,374 0,719 159977,48 19512,68 6299,72 13212,96 5463,82 5743,62 8,20 12,11 25,39 0,280 0,414 58759,19 9109,74 1303.41 7806.33 1577,48 253,23 -1,53 -6,65 5,18 -0,094 -0,305 58,05 87,57 25,81 144,88 40,59 4,61 -15,72 -35,45 25,63 -25,13 - 42,42 Vốn cố định chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh nên khi so sánh với tổng doanh thu, vốn cố định cho một hệ số phục vụ khá lớn gấp khoảng 8 lần so với vốn lưu động. Cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ năm 1999 cho Công ty 9,73 đồng doanh thu, sang năm 2000 hệ số này giảm đi 6,65 đồng so với năm 1999 và nếu đánh giá theo giá trị khấu hao thì hệ số này lại tăng 5,18 đồng vào năm 2000. Như vậy ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty chưa cao. Nguyên nhân của việc này là do Công ty mới đầu tư mua sắm thêm một số máy móc thiết bị và có một số máy cũ mới được sửa chữa lại nên hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào hệ số này mà đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định thì chưa đủ căn cứ, vì mục tiêu kinh doanh là lợi nhuận đạt đựơc tối đa. Do ý nghĩa như vậy, hệ số sinh lời được quan tâm nhiều hơn. Nhìn chung, hệ số sinh lời của Công ty năm 2000 giảm nhiều so với năm 1999, cụ thể là: Hệ số LNT/NG năm 2000 giảm 0,234 đồng và chỉ còn 0,294 đồng. Điều này có nghĩa là trong năm 2000 một đồng giá TSCĐ chỉ tạo ra được 0,294 đồng lợi nhuận thuần trước thuế. Thêm vào đó do tốc độ tăng giá trị còn lại cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận thuần trước thuế đã làm cho hệ số LNT/G cũng giảm nhiều (0,583 đồng). Nhưng điều trên chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty đang suy giảm dần dần. Tóm lại, qua những phân tích trên ta thấy hoạt động sử dụng vốn cố định của Công ty năm 2000 chưa có hiệu quả mặc dù việc đầu tư cho vốn cố định năm 2000 tăng so với năm 1999. Công ty cần phải xác định đâu là nguyên nhân chính của việc này để có biện pháp xử lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 3. Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn của Công ty xây dựng cấp thoát nước Hà Nội 3.1 Những thành tích mà công ty đã đạt được trong những năm qua Trải qua 26 năm thành lập và phát triển, công ty đã trở thành thành viên mũi nhọn trong Tổng công ty và đã đóng góp một phần không nhỏ vaò sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Điều này được thể hiện rõ qua báo cáo tốc độ phát triển của công ty từ năm 1997 đến năm 2000 Biểu 11: Báo cáo tốc độ phát triển của công ty từ năm 1997 đến 2000. Đơn vị 1000.000VNĐ Chỉ tiêu Năm Giá trị tổng sản lượng Giá trị xây lắp Doanh thu Lợi nhuận Lương bình quân(nghìn đồng/người/tháng) Nộp ngân sách 1997 1998 1999 2000 258.139 285.494 332.455 365.000 103.720,52 115.560,25 117.218,57 176.018 91.534 100.987,53 101.218,29 159.977,48 47.305,92 5541,50 5490,38 5743,62 855 950 950 1070 10.015,24 16.188,08 16.511,84 17.270,16 Để đạt được kết quả trên, công ty đã khai thác và tận dụng triệt để những lợi thế vốn có của mình,đó là: - Công ty có bộ máy quản lý hành chính gọn nhẹ,có tập thể năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm và chịu trách nhiệm trước mọi công việc . - Công ty có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm , công nhân lành nghề và cố tinh thần trách nhiệm cao. - Công ty đã hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ, cơ chế hoạt động sản xuất kinh doanh linh hoạt, có kế hoạch sản xuất cụ thể và chăm lo chu đáo đến đời sống cán bộ công nhân, gây không khí phấn khởi trong công nhân. Trụ sở của công ty được đặt tại nơi có nguồn lao động dồi dào, đây cũng là lợi thế của công ty trong việc tuyển chọn nhân viên. Công ty đã nhận thấy tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật nên đã mạnh dạn đầu tư vào mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và quản lý.Trong năm 2000 công ty đã đầu tư 9122,98 triệu đồng vào TSCĐ.Trong đó 9032,03 triệu được dùng để mua sắm mới, còn lại được dùng để sửa chữa TSCĐ.Dưới đây là bảng tổng kết về TSCĐ được mua sắm trong năm 2000: Biểu 12: Bảng tổng kết TSCĐ tăng trong năm 2000 Chỉ tiêu Số lượng Giá trị(triệu đồng) 1.Máy trộn bê tông 2. Máy chuẩn thuỷ 3. Máy bơm 4. Máy kinh vĩ Máy khoan xoay Máy khoan YKC.30 Máy thổi rủa Máy cắt bê tông Máy nén khí loại lớn Dàn bơm nước Xe tải cẩu Máy tính Máy điều hoà Máy in Máy đào Máy đóng cọc 3 chiếc 2 chiếc 3 chiếc 3 chiếc chiếc chiếc 2 chiếc chiếc 2 chiếc 2 dàn 2 chiếc chiếc chiếc chiếc chiếc 1 chiếc 41,74 13,.61 40,13 22,07 6947,92 90,95 40,58 77,32 510,05 14,48 1031,28 52,40 78,34 20,08 39,47 11,61 Tổng 9032,03 Công ty cũng không ngừng chăm lo cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.Điều này được thể hiện rõ thông qua tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong 2 năm gần đây. Biểu 13: Báo cáo thu nhập của công nhân viên Đơn vị 1000.000VNĐ Chỉ tiêu 1999 2000 So sánh 2000/1999 Số tiền Tỉ lệ % Tổng quỹ lương Quỹ khen thưởng, phúc lợi Tổng thu nhập Thu nhập bình quân(nghìn đồng/người/tháng) 15429,22 731,70 16160,92 950 22238,29 759,63 22910,10 1070 6809,07 27,93 6749,18 120 44 3,8 42 12,6 Qua biểu trên ta có thể đưa ra một số nhận xét sau: - Nhờ sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả nên năm 2000 công ty đã bổ xung thêm 6809,07 triệu đồng vào quỹ lương của công nhân, nâng cao thu nhập của công nhân bình quân từ 950 nghìn đồng /tháng năm 1999 lên 1070 nghìn đồng/tháng năm 2000.Đây là động lực quan trọng giúp người công nhân yên tâm làm việc,tin tưởng vào công ty. -Công ty cũng thực hiện chế độ thưởng phạt phân minh. Những công nhân có năng lực, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Hàng năm công ty luôn trích ra một khoản tiền bổ xung vào quỹ khen thưởng, phúc lợi. Cụ thể là năm 1999 lượng tiền trong quỹ là 731,70 triệu đồng, sang năm 2000 lượng tiền trong quỹ đã tăng lên 759,63 triệu đồng. Nhìn chung trong những năm qua công ty đã biết cách tận dụng tối đa mọi lợi thế của mình, do đó công ty không chỉ đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất kinh doanh mà còn tạo được một cơ sở vật chất vừa đáp ứng được yêu cầu hiện tại vừa đón hướng phát triển tương lai. 3.2 Một số vấn đề tồn tại. Bên cạnh những thuận lợi, nhìn chung công ty còn gặp không ít khó khăn.Cụ thể là: Thứ nhất: Mặc dù trong năm 2000 công ty đã đầu tư mạnh vào TSCĐ song hiệu quả sử dụng chưa cao. điều này được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: Biểu 14: Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty xây dựng cấp thoát nước Hà nội Chỉ tiêu 1999 2000 Số tiền Tỉ lệ % 1 Hệ số phục vụ VCĐ -Tổng doanh thu/nguyên giá TSCĐ -Tổng doanh thu/ giá trị còn lại 2 Hệ số sinh lời VCĐ -Lợi nhuận thuần /nguyên giá TSCĐ -Lợi nhuận thuần/giá trị còn lại 9,73 18,76 0,524 1,018 8,20 12 0,294 0,435 -1,53 -6,65 -0,234 -0,583 -15,72 -35,42 -44,32 -57,27 Thứ hai: Trong cơ cấu vốn cố định và vốn lưu động, tỷ lệ vốn chiếm dụng chiếm phần quan trọng, chiếm 79,92% trong tổng vốn. Trong đó có các khoản chủ yếu sau: Biểu 15: Nợ phải trả của Công ty xây dựng cấp thoát nước Hà Nội. Đơn vị 1000.000VNĐ Chỉ tiêu 1999 2000 So sánh 2000/1999 Số tiền Tỉ lệ% 1 Nợ ngắn hạn -Vay ngắn hạn -Phải trả người bán -Người mua trả tiền trước -Thuế và các khoản phải nộp -Phải trả công nhân viên -Phải trả khác 2 Nợ dài hạn 3 Nợ khác 66.4409,49 28.995,29 18.937,87 3.277,65 3.570,23 1.699,76 9.928,69 243,98 572,73 80.347,36 29.771,11 30.015,13 10.242,56 4.335,45 2.494,04 3.498,07 5.800,05 1.510,86 13.937,87 775,82 11.077,26 6.964,91 765,22 794,28 -6439,62 5.556,07 938,13 20,99, 2,76 58,49 212,49 21,34 46,73 -64,68 2.277,29 163,08 Tổng cộng 67.226,20 87.658,27 20.432,07 30,39 Qua biểu trên ta thấy các khoản phải thu của công ty là khá cao. Trong đó cao nhất là khoản phải trả người bán, năm 2000 tăng 11.077,26 triệu đống so với năm 1999 với tỉ lệ tăng 58,49%. Mặc dù công ty vẫn có khả năng trả nợ đúng hạn, tình hình tài chính của công ty vẫn tốt song khả năng tự chủ về tài chính của công ty không cao. Công tyv nên xem xét để giảm bớt các khoản nợ, nâng cao khả năng tự chủ về tài chính của mình. Thứ ba: Mặc dù công ty chiếm dụng được một lượng lớn vốn song khoản vốn bị chiếm dụng của công ty cũng không nhỏ. Nó chiếm 78,11% trong tổng vốn lưu động, lượng vốn này không những không đem lại lợi nhuận mà còn ảnh hưởng tới vòng quay của vốn. Tuy rằng hiệu quả sử dụng vốn năm 2000 có cao hơn năm 1999 nhưng nếu lượng vốn lưu động bị chiếm dụng được thu hồi và đưa vào sản xuất kinh doanh thì chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn. Công ty cần xemm xét áp dụng các biện pháp cụ thể để hạn chế lượng vốn này. 3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng cấp thoát nước Hà Nội chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố. Các nhân tố đó bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Trước hết là những nhân tố chủ quan: - Công ty đầu tư mạnh vào máy móc thiết bị hiện đại trong khi đó công nhân chưa biết hết tính năng của nó. Bên cạnh đó việc thanh lý các TSCĐ đã khấu hao hết , TSCĐ chờ thannh lý chưa được triệt để. - Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng tối đa quyền tự chủ về kinh doanh của các đơn vị thành viên, công ty không trực tiếp can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị mà chỉ giữ vai trò giám sát chỉ đạo chuyên môn và hỗ trợnhằm giúp các đơn vị thành viên kinh doanh có hiệu quả. Như vậy mọi quyền quyết định về quản lý và sử dụng vốn là do các đơn vị thành viên đưa ra, tức là hạch toán độc lập. Do vậy, có những đơn vị có thể làm tốt vai trò của mình cũng có những đơn vị gặp khó khăn nên đã dẫn tới những tồn tại, vướng mắc cho toàn công ty. Tiếp theo là những nguyên nhân khách quan - Có nhiều công trình của công ty thi công trên những địa bàn phức tạp nên việc đưa máy móc thiết bị đến tận chân công trình là rất khó khăn và tốn kém. Có một số máy móc khi đưa được đến công trình , do địa bàn thi công, thời tiết nên không phát huy được hết hiệu quả sử dụng -Nhà nước vẫn chưa xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật ,thủ tục hành chính, quyết định về đầu tư, đấu thầu một cách nhất quán, đồng bộ mà luôn có sửa đổi bổ sung. Chính điều này đã gây ra không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ảnh hưởng đén hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 4. Các giải pháp mà Công ty đã áp dụng trong công tác quản lý vốn kinh doanh. 4.1. Nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp muồn tồn tại phải chiến thắng trong cạnh tranh. Một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp là cơ sở vật chất kỹ thuật. Nắm bắt được điều đó, năm 2000 Công ty xây dựng cấp thoát nước đã đầu tư xây dựng nâng cấp văn phòng Công ty, trang bị thiết bị hiện đại cho các văn phòng. Xây thêm các văn phòng đại diện ở các tỉnh thành trong cả nước. Sửa chữa và mua sắm mới máy móc hiện đại phục vụ công trình. Đây chính là điền kiện để đẩy nhanh tốc độ thi công, nâng cao chất lượng công trình và nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiẹu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. 4.2. Thực hiện tốt công tác tài chính và hoàn thiện cơ chế quản lý của Công ty. Ngay từ đầu năm lãnh đạo Công ty đã chỉ đạo, ra soát toàn bộ quy chế, đặc biệt là quy chế tài chính. Cán bộ công nhân viên được tham gia góp ý kiến bổ sung thay đổi quy chế cho phù hợp với điền kiện hiện nay. Công ty đã phổ biến và chỉ đạo các đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chứng từ, hoá đơn do Nhà nước quy định. Đồng thời, các đơn vị đã thực hiện tốt cơ chế mới thực hiện chế độ báo cáo tài chính mới. Công ty cũng cử và tạo điền kiện cho nhân viên trong phòng Kế toán nói riêng và trong Công ty nói chung đi học để nâng cao nghiệp vụ. Hàng quý lãnh đạo Công ty đi kiểm tra tình hình sản xuất thi công các công trình của các Xí nghiệp, đơn vị trực thuộc. Đồng thời các Xí nghiệp thành viên, đơn vị trực thuộc phải thường xuyên báo cáo lên Công ty tình hình tài chính của đơn vị mình. Nhờ vậy mà Công ty không chỉ quản lý chặt chẽ, giám sát kịp thời đựơc mọi hoạt động kinh tế của các đơn vị. Tuy nhiên công ty vẫn tôn trọng tính độc lập tự chủ trong hạch toán, khuyến khích các đơn vị nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 4.3. Thực hiện thoả ước lao động và thường xuyên quan tâm tới công tác chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Công ty đã thực hiện đầy đủ quy chế Công ty và thoả ước lao động. Việc trả lương có sự điều tiết của Công ty tạo nên sự hài hoà trong thu nhập, sự chênh lệch giữa các đơn vị theo phương châm ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, chế độ thưởng phạt phân minh. Do đó vấn đề đoàn kết nội bộ được đảm bảo tốt hơn. Công ty chú ý trang bị bảo hộ lao động, phương tiện lao động, tập huấn an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, hàng quý tổ chức kiểm tra an toàn lao động đi kiểm tra nhắc nhở các đơn vị thực hiện nên không để xảy ra sự cố gì đáng tiếc. Ngoài ra Công ty đã tạo điền kiện tốt để cán bộ công nhân việc tham gia công tác đoàn thể, chi đoàn thanh niên, tổ chức tốt các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống, đảm bảo chế độ thăm hỏi khi công nhân viên ốm đau, trợ cấp cho cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn đột xuất. Các ngày tết âm lịch, dưong lịch, ngày lễ lớn, rằm trung thu Công ty đều vận dụng các nguồn quỹ để chi tiền cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân, tổ chức đi tắm biển, nghỉ mát. Tiến hành bình bầu, khen thưởng động viên công nhân viên có thành tích. 4.4. Thực hiện tốt công tác sắp xếp tổ chức: Công ty đã tiến hành chia việc quản lý thành các bộ phận để đảm bảo độ chính xác, hiệu quả. Riêng bộ phận Kế toán trong Công ty chia thành: Kế toán chuyên theo dõi Xí nghiệp, các đội công trình. Kế toán chuyên theo dõi về TSCĐ cố định và nguyên vật liệu Kế toán tiền mặt, Ngân hàng. PHẦN III. BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC HÀ NỘI I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 Qua những phân tích, đánh giá ở phần II, ta thấy công ty xây dựng cấp thoát nước Hà Nội là một đơn vị kinh tế làm ăn có hiệu quả và góp phần không nhỏ trong việc nâng cao thu nhập của Nhà nước, hay nói cách khác là côn gty đã xây dựng được một chiến lược đúng đắn. Trên cơ sở những thành quả đó, công ty đã đưa ra định hướng cụ thể cho giai đoạn 2001-2005. Định hướng đó được thể hiện trên biểu sau: Biểu 16: Một số chỉ tiêu kế hoạch tài chính giai đoạn 2001-2005 Đơn vị 1000.000VNĐ Chỉ tiêu Năm Giá trị sản lượng Giá trị xây lắp Doanh thu Lợi nhuận Lương bình quân(nghìn đồng/ người/tháng) Nộp ngân sách 2001 2002 2003 2004 2005 383.570 406.580 443.980 457.304 472.852 181.374 189.173 202.036 206.884 216.190 171.175 186.580 182.920 183.540 204.046 6.892 7.390 7.309 7173 8.039 1140 1160 1160 1160 1200 19.870 20.784 20.376 19.917 21.908 Qua biểu trên ta thấy : - Giá trị sản lượng và giá trị xây lắp của Công ty hàng năm đều tăng, cụ thể là giá trị sản lượng tăng bình quân từ 3 –5 %, giá trị xây lắp tăng bình quân từ 5 – 7%. Để đạt được mục tiêu trên công ty cần phải tăng cường ký kết các hợp đồng và đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình để giảm thiểu chi phí. Như vậy, cần phải có sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ cán bộ lãnh đạo, công nhân viên trong công ty. - Trong 2 năm 2003 – 2004 ta thấy lợi nhuận dự kiến của công ty bị giảm sút. Đây không phải là dấu hiệu của sự làm ăn kém hiệu quả mà là do công ty dự định đi sâu nghiên cứu sản xuất thêm một số phụ tùng chuyên ngành nước và dự kiến đưa vào sản xuất vào giữa năm 2004. Số vốn phục vụ cho quá trình nghiên cứu này ngoài vốn trích từ quỹ của doanh nghiệp mà còn có cả vốn đi vay của các tổ chức tín dụng, hơn nữa trong giai đoạn đầu tư nghiên cứu này số vốn bỏ ra sẽ không thu được lợi nhuận trong khi đó lãi vay vẫn phải trả. Đây là nguyên nhân chính làm giảm sút lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên đến năm 2005 công ty dự kiến lợi nhuận sẽ tăng khoảng 12%, sở dĩ công ty đưa ra dự kiến như vậy là vì đến giữa năm 2004 công trình nghiên cứu sẽ được đưa vào sản xuất. Như thế công ty không những giảm được các chi phí mua, vận chuyển phụ tùng mà còn tạo thêm được lợi nhuận thông qua việc bán các phụ tùng này. Để tạo cơ sở cho quá trình nghiên cứu và đạt được những thành công sau này, công ty nhận định rõ năm 2001 là năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm 2001-2005 cho nên mọi thành quả đạt được trong năm 2001 là hết sức quan trọng. Có thể nói nó là tiền đề cho việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sau này. Trên cơ sở nhận định đó, công ty đưa ra kế hoạch dự kiến phải đạt được năm 2001 so với năm 2000. Cụ thể là: Biểu 17: Chỉ tiêu tài chính năm 2001 của công ty xây dựng cấp thoát nước Hà nội Đơn vị 1000.000 VNĐ Chỉ tiêu Thực hiện 2000 Kế hoạch 2001 Tỉ lệ % so với kế hoạch 2000 1-Giá trị tổng sản lượng 365.020 383.570 112% 2- Giá trị xây lắp 176.018 181.173 103% 3- Doanh thu 159.977,48 171.175 107% 4- Lợi nhuận 5.743,62 6.892 120% 5- Nộp ngân sách 17.226,03 19.870 115% 6- Lương bình quân (ngđ/người/tháng) 1.070 1140 106% Để đảm bảo được các chỉ tiêu đề ra, cuối năm 2000 đầu năm 2001 phòng đối ngoại, phòng kinh tế khoa-kỹ thuật, phòng kinh doanh đã tăng cường hoạt động, nỗ lực tìm kiếm thị trường, tiếp cận với các chủ dự án để nâng cao số lượng hợp đồng ký kết. Đồng thời tính toán chi tiết xem lợi nhuận đạt được từ các hợp đồng có khả quan không và lợi ích thiết thực sau khi ký kết hợp đồng. Thực tế công ty đã ký kết được một số hợp đồng quan trọng sau: - Xây dựng nhà máy nước ở Thành phố Đà Nẵng. - Công trình cấp nước Nha Trang - Nhà máy nước thị xã Hoà Bình - Công trình cấp nước thị xã Pleiku - Gia Lai - Khoan giếng Hải Dương....... Ngoài ra còn một số công trình nhỏ, lẻ mà các đội sản xuất trực thuộc công ty đã nhận. Từ giá trị tổng sản lượng kế hoạch năm 2001 là 383.570 triệu đồng, công ty đã lên kế hoạch cụ thể cho các đội sản xuất như sau: Biểu 18: Kế hoạch phân bổ cho các đơn vị thành viên của công ty xây dựng cấp thoát nước Đơn vị: 1.000.000 VNĐ Chỉ tiêu Các đơn vị Giá trị tổng sản lượng Doanh thu 1- Xí nghiệp 101 19.800 10.340 2- Xí nghiệp 104 15.020 7.589 3- Xí nghiệp 102 14.370 4.523 4- Xí nghiệp Liên Ninh 14.200 4.015 5- Chi nhánh Hải Phòng 98.750 42.030 6- Chi nhánh TP. HCM 112.600 60.430 7- Chi nhánh Hà nội 98.400 39680 8- Các đội sản xuất khác 10.430 2.568 Tổng 383.570 171.175 Năm 2001 là năm khởi động của kế hoạch 5 năm (2001-2005). Xác định rõ tầm quan trọng đó, cán bộ công nhân viên trong công ty đang nỗ lực cố gắng để đạt được các chỉ tiêu đề ra. Nhìn lại những kết quả đạt được giai đoạn 1996 - 2000, công ty có thể tin tưởng vào khả năng phát triển của mình. Song để đạt kết quả cao nhất cho giai đoạn 2001-2005 công ty nên áp dụng một số biện pháp cụ thể để tránh mắc phải những thiếu sót như giai đoạn 1996-2000. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC HÀ NỘI. 1. Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 1.1. Thanh lý một số tài sản cố định quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất. Hiện nay số tài sản cố định khấu hao hết và tài sản cố định chờ thanh lý của công ty còn nhiều. Cụ thể là: Biểu 19: Giải pháp thanh lý tài sản cố định đã hết khấu hao Đơn vị tính: 1.000.000đ Chỉ tiêu Tên TSCĐ Đã khấu hao hết Chờ thanh lý 1. Nhà cửa 97,15 141,29 2. Máy móc 507,72 316,2 3. Phương tiện vận tải 253,52 114,06 4. Thiết bị văn phòng 685,46 341,1 5. TSCĐ khác 34,77 473,86 Tổng 1.578,62 1.386,50 Chính lượng TSCĐ này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. Những TSCĐ này không những không sinh lời mà còn làm tăng thêm các chi phí như: chi phí bảo quản, sửa chữa. Khi thanh lý được số TSCĐ này, công ty có thể thu hồi được vốn xấp xỉ, thậm chí bằng giá trị còn lại của TSCĐ và có thể đầu tư mua sắm thêm một số TSCĐ khác để nâng cao chất lượng, tiến độ thi công công trình và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Vào cuối năm 2001 và đầu năm 2002, công ty phải thanh lý xong toàn bộ số tài sản chờ thanh lý và giảm 60% TSCĐ đã khấu hao hết. Để làm như vậy, công ty cần phải: - Tăng cường quan hệ với các ngành, các cấp. Tự tìm thị trường tiêu thụ các máy móc đã khấu hao hết và TSCĐ chờ thanh lý. - Công ty nên bán các loại máy míc này chi một số đơn vik thi công ở địa phương, tỉnh ít chịu ảnh hưởng của địa bàn thi công. - Cho thuê lại tài sản và bổ xung thêm vào lợi nhuận của công ty thông qua thu nhập từ hoạt động cho thuê này. 1.2. Bổ sung thêm phương thức huy động vốn cố định. Từ trước đến nay, công ty chỉ sử dụng hình thức vay vốn để mua sắm TSCĐ hoặc sử dụng máy móc của đối tác mà không xem xét đến hình thức thuê tài chính. Thực tế cho thấy, để mua sắm đầy đủ các loại máy móc thiết bị thì công ty không đủ khả năng mà nếu có khả năng cũng không nên mua vì có một số loại máy chỉ sử dụng trong một thời gian nhất định, sau khi hoàn thành bàn giao công trình sẽ không sử dụng đến nữa, như vậy rất lãng phí. Ví dụ: Công ty dự định mua một thiết bị với chi phí 10 triệu đồng, đời sống hữu ích là 5 năm. Có hai phương án đưa ra: - Công ty đi vay 10 triệu để mua tài sản với lãi suất 10%. Hàng năm công ty phải chịu chi phí bảo dưỡng là 500.000đ trả vào cuối mỗi năm.Công ty đi thuê thiết bị trong 5 năm, tiền thuê phải trả là 2.800.000đ trả vào cuối mỗi năm. Thuế thu nhập 40%. Để đưa ra được quyết định cuối cùng, công ty phải tính toán cụ thể. * Nếu mua tài sản: Biểu 20: Các chỉ tiêu khi công ty mua tài sản (đơn vị: 1000VND) Năm 0 1 2 3 4 5 1. Giá mua (10.000) 2. Chi phí bảo dưỡng (500) (500) (500) (500) (500) 3. Tiết kiệm thuế trên bảo dưỡng 200 200 200 200 200 4. Tiết kiệm thuế trên KH 800 800 800 800 800 5. Dòng tiền (10.000) 500 500 500 500 500 Công ty áp dụng phương pháp khấu hao bình quân. Mức KH hàng năm : 10 triệu/5 = 2 triệu Chi phí sau thuế: 10% (1-0,4) = 6% Ta có thể tính được PV1 của chi phí mua: PV1 = (10.000) + 500/(1+0,06) + 500/(1+0,06)2 + 500/(1+0,06)3 + 500/(1+0,06)4 + 500/(1+0,06)5 = (7873) * Nếu đi thuê tài sản: Biểu 21: Các chỉ tiêu khi công ty thuê tài sản (Đơn vị: 1000VND) Chỉ tiêu 0 1 2 3 4 5 1. Tiền thuê (2800) (2800) (2800) (2800) (2800) 2. Tiết kiệm thuế/tiền thuê 1120 1120 1120 1120 1120 3. Dòng tiền (1680) (1680) (1680) (1680) (1680) PV2 của chi phí thuê: PV2 = (1680)/(1+0,06) + (1680)/(1+0,06)2 + (1680)/(1+0,06)3 + (1680)/(1+0,06)4 + (1680)/(1+0,06)5 = (7145) Lợi ích ròng của thuê NAL NAL = PV1 - PV2 = 7873 - 7145 = 728 (nghìn đồng) Ta thấy rằng chi phí mua máy lớn hơn chi phí thuê máy. Công ty nên thuê máy Trong các trường hợp khác, công ty có thể sử dụng cách này để đưa ra quyết định nên thuê hay mua thiết bị. Khi áp dụng hình thức thuê tài sản công ty có thể huy động được vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển và phục vụ sản xuất. Thuận lợi chính của hình thức thuê tài sản là: + Công ty có thể có ngay tài sản để sử dụng cho hoạt động sản xuất mà không phải trả ngay những khoản tiền lớn. + Chi phí trả cho người cho thuê được áp dụng theo phương thức khấu hao làm giảm lợi nhuận hàng năm do đó có tác dụng giúp doanh nghiệp hoãn thuế lợi tức trong những năm thuê máy. hay nói cách khác là có thể tiết kiệm thuế cho doanh nghiệp. + Công ty có điều kiện tiếp cận với các công ty thuê tài chính, thông qua họ cho thuê TSCĐ của công ty. Thậm chí có thể thông qua họ để thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết và chờ thanh lý của công ty. + Nếu công ty thuê vận hành thì sẽ không phải chịu các chi phí bảo trì, vận hành hay những rủi ro liên quan đến tài sản nếu không phải do lỗi của công ty. Thực hiện giải pháp thuê tài sản giúp công ty gia tăng năng lực sản xuất trong điều kiện hạn chế về vốn và chánh bị đọng vốn trong tài sản cố định. Nó cho phép công ty hiện đại hoá sản xuất, theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới. 2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.1. Tiết kiệm chi phí: Biểu 22: Dự kiến tiết kiệm một số khoản mục chi phí chủ yếu Đơn vị: 1.000.000VNĐ Chỉ tiêu Thực tế 2000 Kế hoạch 2001 Dự kiến 2002 Mức tiết kiệm 1. Tiền điện, nước, điện thoại 325,08 325,08 340,00 +14,92 2. Tiếp khách, giao dịch 416,50 430,00 326,00 -104 3. Hội nghị 78,21 80,00 60,00 -20 4. Quảng cáo 47,90 47,90 50,00 +2,1 5. Ăn ca 72,15 72,15 75,00 -0,15 6. chi phí công cụ, dụng cụ văn phòng 95,04 95,04 95,04 - 7. Chi phí tổng công ty 1.117,24 1120,00 980 -140 8. Chi phí lương 1.227,77 1230,00 1250 +20 9. Trợ cấp thôi việc 41,30 41,30 41,30 - 10. Xăng dầu 289,05 289,05 290 +0,95 11. BHYT, BHXH, CPCĐ 482,49 482,49 482,49 - 12. Chi phí khấu hao TSCĐ 636,87 650,87 650,87 - 13. Chi phí công tác 143,94 150,00 130 -20 14. Thuế đất, môn bài 162,40 162,40 162,40 - 15. Mua hồ sơ thầu 14,36 15,00 15 - 16. Chi phí bưu phẩm 20,23 20,23 20 -0,23 17. Chi phí khác 218,00 220,00 200 -20 Tổng 5388,53 5431,51 5167,23 -264,28 Qua biểu trên ta thấy, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng cấp thoát nước Hà Nội là khá cao. Để có thêm vốn bổ xung cho các hoạt động khác và tránh lãng phí gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cần tiết kiệm một cách tối đa các khoản chi này. Đặc biệt là các khoản chi cho điện , nước, điện thoại, chi tiếp khách, giao dịch, phụ chi cho tổng công ty và các khoản chi khác. Cụ thể là: - Giảm chi phụ phí tổng công ty xuống còn 10 ® 15% trong tỷ trọng so với tổng chi phí. - Giảm chi phí tiếp khách xuống còn 5% - Trong chi phí khác có các khoản chi không cần thiết thì nên cắt bỏ Để tiết kiệm chi phí công ty nên: - Khoán chi phí về điện, nước, điện thoại cho từng đơn vị, phòng ban cụ thể. Nếu đơn vị phòng ban nào có chi phí lớn hơn mức khoán thì sẽ phải chi bù vào. Làm như vậy sẽ tránh khỏi việc sử dụng điện, nước lãng phí và sử dụng điện thoại cho việc riêng tư. - Công ty phải thường xuyên định kỳ xem xét các khoản chi phí, đánh giá, thẩm định tính trung thực trong việc kê khai chi phí, tránh tình trạng khai tăng các khoản phải chi này. - Công ty phải tổ chức các buổi họp, nói chuyện với cán bộ công nhân viên trong công ty hoặc đưa ra các thông báo khuyến kích nâng cao trách nhiệm của mỗi thành viên trong công ty trong việc tiết kiệm chi phí và giáo dục ý thức tiết kiệm trong mọi hoạt động. Thông qua giải pháp này công ty không những có được lượng vốn bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn có cơ sở đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh mà còn có cơ sở đánh giá năng lực quản lý chi phí của mình 2.2. Bổ sung thêm hình thức huy động vốn. Do đặc thù của ngành nên lượng vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn lại lâu thu hồi, trong khi đó lượng vốn ngân sách cấp cho công ty lại quá ít ỏi. Để đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty phải xem xét mọi khả năng có thể để huy động vốn. - Công ty cần phải xây dựng chiến lượng phát triển ngắn hạn và dài hạn một cách cụ thể, làm rõ tính khả thi của chiến lược. Sau đó trình lên tổng công ty để xin bổ xung thêm vốn. - Công ty nên huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong công ty: Đây là nguồn vốn hiện tại công ty chưa khai thác được và chưa có chính sách huy động cụ thể. Hiện nay Nhà nước có chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp để thu hút vốn đầu tư song công ty chưa có hướng này nên phần vốn của cán bộ công nhân vẫn nằm nhàn rỗi. Mặc dù chưa cổ phần hoá song công ty cũng nên có các biện pháp khuyến khích lao động bỏ vốn vào đầu tư phát triển công ty. - Công ty nên quy định mức lãi suất trả cho công nhân sao cho hợp lý, nghĩa là mức lãi xuất này phải cao hơn lãi suất gửi ngân hàng và thấp hơn lãi xuất vay ngân hàng. - Công ty nên vay theo từng công trình, gắn quyền hạn, trách nhiệm của lao động với từng công trình cụ thể. Sau khi kết thúc công trình phải tiến hành trả lãi vay cho long động ngay. Tạo cho lao động có cảm giác yên tâm khi đầu tư vào công ty. Nếu huy động vốn theo hình thức này, công ty sẽ đảm bảo có một lượng vốn lâu dài ổn định mặc dù không nhiều. Đây cũng là hình thức gắn kết quyền lợi người lao động đối với quyền lợi của công ty, nâng cao nhiều hơn ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết gắn bó của cán bộ công nhân viên trong công ty. 2.3. Giải pháp thu hồi công nợ. Hiện nay, lượng vốn bị chiếm dụng của công ty là khá cao, chiếm 78,11% trong tổng số vốn lưu động. Tình hình thực tế được biểu hiện qua biểu sau: Biểu 23: Tình hình biến động các khoản phải thu của công ty (Đơn vị: 1.000.000VND) Chỉ tiêu Đầu kỳ Tăng trong kỳ Giảm trong kỳ Cuối kỳ 1. Phải thu của khách hàng 42.941,60 166.978,35 142.221,02 67.698,93 2. Trả trước cho người bán 536,03 6.394,75 5.806,61 1.124,17 3. Thu tạm ứng 2.340,00 56.707,86 53.524,56 5.523,30 4. Thu khác 407,10 1.051,82 454,39 1.004,53 Tổng số 46.224,73 231.132,78 202.006,58 75.300,93 Trong các khoản phải thu thì cao nhất vẫn là khoản phải thu của khách hàng. Để không gặp phải tình trạng này trong giai đoạn 2001-2005 công ty phải: - Nắm vững tình hình tài chính của khách hàng về các mặt sau: + Hiệu quả kinh tế của khách hàng thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận, vốn, tốc độ chu chuyển vốn, báo cáo thu nhập. + Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của khách hàng. - Thoả thuận mức phạt hành chính trong hợp đồng nếu khách hàng không thanh toán đúng hạn. Làm như vậy sẽ đảm bảo cả hai bên có trách nhiệm hơn nữa trong việc thanh toán của mình. - Hạn chế tối đa các tranh chấp đối với khách hàng. Nếu xảy ra tranh chấp cần giải quyết dứt điểm để hạn chế các chi phí, tránh tình trạng ứ đọng vốn và ảnh hưởng đến uy tín của công ty. 3. Tăng cường ký kết hợp đồng, mở rộng thị trường. Trong năm 2000, công ty chủ yếu ký kết hợp đồng với các đối tác ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam, có rất ít hợp đồng ở miền Trung. Các hợp đồng ký kết ở phía Bắc chủ yếu ở các tỉnh thành phố sau: - Công trình cấo nước thị xã Thái Bình - Công trình khoan giếng, cấp nước Hải dương - Xây nhà máy nước ở Bắc Ninh - Công trình Bắc Thăng long - Nhà máy nước thị xã Hoà Bình - Khu nhà ở Hồ Linh đàm Ở miền Nam thì chủ yếu ở các tỉnh, thành sau: - Nhà máy nước Dung quất - Cấp nước Buôn Mê Thuột - Cấp nước Thủ đức - Cấp nước thị xã Pleiku-Gia Lai - Khoan giếng Bảo lộc - Lâm đồng Ở miền Trung chủ yếu ký kết hợp đồng với thành phố Đà Nẵng về khoan khai thác và cấp nước. Để đảm bảo mục tiêu đề ra, công ty phải ký kết thêm hợp đồng: - Đến năm 2001: Ký kết hợp đồng với các tỉnh, thành, thị xã như: Nam Định, Sóc sơn, Phủ lý, Nha trang ... - Sang năm 2002: tập trung mạnh vào các tình miền Trung như Huế, Bình Thuận ... Để ký kết thêm được hợp đồng, công ty phải: - Thành lập một tổ công tác chuyên thu thập thông tin về thị trường, phân tích đánh giá tình hình phát triển của các tỉnh, thành phố, thị xã. - Tìm cách tiếp cận với các chủ dự án. - Tiến hành công tác quảng cáo, giới thiệu về công ty - Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, phải đảm bảo cả về mặt thời gian và chất lượng công trình. - Tham gia các cuộc đầu thầu. Để kí thêm được nhiều hợp đồng và mở rộng địa bàn hoạt động đỏi hỏi thời gian dài và nhiều chi phí song hiệu quả thu được rất lớn và có ý nghĩa quan trọng. Nó không những biểu hiện rằng vị thế của công ty trên thương trường được nâng cao mà còn chứng minh cho hiệu quả sử dụng vốn của công ty. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC Để các doanh nghiệp nói chung và công ty xây dựng cấp thoát nước nói riêng có thể đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh thì không chỉ dựa vào nỗ lực của bản thân công ty mà các cơ qua cấp trên và Nhà nước cũng cần tạo điều kiện và hành lang an toàn khuyến khích sự phát triển đó. Cụ thể là: - Hiện nay, quy chế về hoạt động cho thuê tài chính mới chủ là quy chế tạm thời nên gây không ít băn khoăn cho các nhà đi thuê và cho thuê tài chính. Nhà nước cần sớm ban hành quy chế chính thức, tạo điều kiện cho việc huy động vốn của các doanh nghiệp. - Đối với các công trình thuộc vốn Ngân sách Nhà nước dã hoàn thành, bàn giao nhưng chưa được thanh toán, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ tài chính nên có biện pháp xử lý thanh toán nhanh cho công ty, tránh tình trạng ứ đọng vốn. - Nhà nước nên có biện pháp rút ngắn thời gian quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán. Tạo điều kiện thanh toán nhanh cho doanh nghiệp và tăng nhanh vòng quay của vốn. KẾT LUẬN Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của bất kỳ doanh nghiệp nào suy cho cùng là công việc khó khăn, phức tạp và không kém phần quan trọng, đặc biệt là trong tình hình kinh tế thị trường đầy rủi ro, biến động. Hơn thế nữa, vốn trong các doanh nghiệp thường xuyên biến đổi nên việc đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng chúng là rất khó khăn. Vậy để phân tích tình hình vốn, dự báo xu hướng phát triển của doanh nghiệp hay việc tổ chức cả một hệ thống các giải pháp để đạt được các chỉ số tài chính hấp dẫn cũng như đánh giá hiệu quả đạt được, đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải có năng lực thực sự và khả năng nắm bắt tình hình nhanh nhạy. Thực tế trong những năm qua, công ty xây dựng cấp thoát nước Hà Nội đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của mình mặc dù đã gặp không ít khó khăn. Trong giai đoạn tới công ty cần chú trọng hơn nữa tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh để nâng cao vị thế của mình trên thương trường. Trên cơ sở những đánh giá đó, sau một thời gian khảo sát thực tế tình hình sử dụng vốn của công ty xây dựng cấp thoát nước Hà Nội, kết hợp với một số tài liệu tham khảo và kiến thức đã học được, em mạnh dạn đề ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty WASSENCO. Song do kiến thức hạn chế nên có những thiếu sót nhất định, em mong được sự góp ý để luận văn hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành của mình đối với thầy giáo –PGS - TS Lê Văn Tâm và các cô chú, anh chị trong công ty xây dựng cấp thoát nước Hà Nội đã giúp em hoàn thành luận văn này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chế độ báo cáo thống kê Tổng công ty - Tổng cục Thống kê. 2. Kinh tế thương mại - Khoa thương mại trường ĐH KTQD 3. Quản trị doanh nghiệp thương mại - Khoa thương mại trường ĐH KTQD 4. Kiến thức kế toán cần thiết cho các nhà điều hành doanh nghiệp - NXB Thống kê 1994. 5. Quản lý tài chính doanh nghiệp - NXB Thống kê 1994. 6. Sổ tay quản lý vốn trong doanh nghiệp - NXB Thống kê 1994. 7. Các tài liệu: Quyết định thành lập, các báo cáo tổng hợp, các đề án phát triển ... của Công ty xây dựng cấp thoát nước Hà Nội. MỤC LỤC Lời nói đầu 1 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 3 I. Vốn kinh doanh, kết cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp 3 1. Khái niệm về vốn kinh doanh 3 2. Kết cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp 4 3. Vai trò của vốn kinh doanh 10 II. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 11 1. Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 11 2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 11 3. ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 20 III. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 20 1. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 20 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 22 3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 24 PHẦN II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC HÀ NỘI 30 I. Một số nét chính về công ty xây dựng cấp thoát nước HN 30 1. Quá trình hình thành và phát triển. 30 2. Chức năng nhiệm vụ 31 3. Đặc điểm sản xuất và tổ chức quản lý. 31 4. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty xây dựng cấp thoát nước HN 38 5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xây dựng cấp thoát nước HN 46 II. Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty 50 1. Phân tích cơ cấu vốn 50 2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty 53 3. Đánh giá chung tình hình sử dụng vốn của công ty xây dựng cấp thoát nước HN 64 PHẦN III: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC HN 73 I. Định hướng phát triển công ty giai đoạn 2001-2005. 73 II. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 76 1. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 76 2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 80 3. Giải pháp thu hồi công nợ 83 4. Tăng cường ký kết hợp đồng 84 III. Một số kiến nghị với Nhà nước 86 Kết luận 87 Tài liệu tham khảo 88

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8442.doc
Tài liệu liên quan